1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài giảng thanh toán quốc tế trong du lịch hm18 Đại học mở hà nội

83 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tỷ giá hối đoái
Trường học Đại học mở hà nội
Chuyên ngành Thanh toán quốc tế trong du lịch
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2 MB

Nội dung

BÀI 1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI I. GIỚI THIỆU I.1. Tóm tắt nội dung Nội dung của bài học là toàn bộ các kiến thức liên quan đến nội dung quan trọng nhất trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong du, đó là Tỷ giá hối đoái. Nội dung của bài học được chia làm 5 phần chính: - Phần 1: Ngoại hối - Phần 2: Tỷ giá hối đoái - Phần 3: Tác động của tỷ giá hối đoái đến du lịch - Phần 4: Vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với tỷ giá hối đoái - Phần 5: Phương pháp biểu thị tỷ giá Phần đầu tiên là Ngoại hối đã cung cấp các kiến thức về bản chất và các thành phần của ngoại hối. Phần Tỷ giá hối đoái đã đưa ra các kiến thức xoay quanh việc phân tích bản chất, khái niệm của tỷ giá hối đoái. Từ đó cũng lý giải những yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong phạm vi một quốc gia. Phần trình bày về những tác động của tỷ giá hối đoái đến du lịch sẽ giúp người học có cái nhìn cụ thể về những biến động trong thị trường du lịch xoay quanh việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Phần Vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với tỷ giá hối đoái sẽ cung cấp cho người học những góc phân tích vĩ mô liên quan đến việc thay đổi, điều tiết tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường. Phần Phương pháp biểu thị tỷ giá sẽ cung cấp cho người học cập nhật những thông tin về tỷ gi, danh mục các mã chữ chính của ISO về đồng tiền của các quốc gia và phương pháp biểu thị tỷ giá; đồng thời sẽ giúp người học có thể thực hành cách xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền yết giá cùng vị trí.

Trang 1

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 1

BÀI 1

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

I GIỚI THIỆU

I.1 Tóm tắt nội dung

Nội dung của bài học là toàn bộ các kiến thức liên quan đến nội dung quan trọng nhất trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong du, đó là Tỷ giá hối đoái

Nội dung của bài học được chia làm 5 phần chính:

- Phần 1: Ngoại hối

- Phần 2: Tỷ giá hối đoái

- Phần 3: Tác động của tỷ giá hối đoái đến du lịch

- Phần 4: Vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với tỷ giá hối đoái

- Phần 5: Phương pháp biểu thị tỷ giá

Phần đầu tiên là Ngoại hối đã cung cấp các kiến thức về bản chất và các thành phần của ngoại hối

Phần Tỷ giá hối đoái đã đưa ra các kiến thức xoay quanh việc phân tích bản chất, khái niệm của tỷ giá hối đoái Từ đó cũng lý giải những yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong phạm vi một quốc gia

Phần trình bày về những tác động của tỷ giá hối đoái đến du lịch sẽ giúp người học

có cái nhìn cụ thể về những biến động trong thị trường du lịch xoay quanh việc thay đổi

tỷ giá hối đoái

Phần Vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với tỷ giá hối đoái sẽ cung cấp cho người học những góc phân tích vĩ mô liên quan đến việc thay đổi, điều tiết tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường

Phần Phương pháp biểu thị tỷ giá sẽ cung cấp cho người học cập nhật những thông tin về tỷ gi, danh mục các mã chữ chính của ISO về đồng tiền của các quốc gia và phương pháp biểu thị tỷ giá; đồng thời sẽ giúp người học có thể thực hành cách xác định

tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền yết giá cùng vị trí

Như vậy, với các nội dung kiến thức bao quát và cơ bản như vậy, giáo trình sẽ mang đến cho sinh viên một cái nhìn cụ thể nhất về Tỷ giá hối đoái, nội dung cơ bản nhất

Trang 2

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 2

xuyên suốt trong toàn bộ khóa học Thanh toán quốc tế, làm tiền đề cho các bài học tiếp theo

I.2 Yêu cầu học tập

Một số yêu cầu của môn học đối với sinh viên:

- Sinh viên cần có tinh thần trách nhiệm học tập cao đối với môn học, sắp xếp thời gian để đọc giáo trình, làm các bài luyện tập và kiểm tra của môn học trên hệ thống học trực tuyến

- Để dễ dàng nắm bắt tiếp thu bài học này, các bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình các kiến thức cơ bản liên quan đến tỷ giá hối đoái, các thông tin về tỷ giá hối đoái trong cuộc sống

I.3 Nhiệm vụ học tập

- Sinh viên cần tham gia đầy đủ các nhiệm vụ trên hệ thống học trực tuyến, học các bài học dạng học liệu điện tử, tải về các học liệu dạng văn bản và dạng audio của mỗi tuần học (nếu có)

- Sau mỗi bài học dạng học liệu điện tử đều có bài trắc nghiệm (10 câu hỏi), sau khi học bài sinh viên cần hoàn thành ít nhất 80% số câu hỏi mới được ghi nhận

Trang 3

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 3

II NỘI DUNG

II.1 Ngoại hối

II.1.1 Khái niệm về ngoại hối

Ngoại hối (Foreign exchange - FOREX) là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện thanh toán có giá trị được dùng để trao đổi thanh toán giữa các quốc gia với nhau – giao dịch quốc tế (International transaction)

Tùy theo quan niệm về Luật quản lý ngoại hối của từng quốc gia mà khái niệm và các thành phần của ngoại hối có thể không giống nhau

II.1.2 Các thành phần của ngoại hối

Theo Luật quản lý ngoại hối của Nước CHXHCN Việt Nam hiện nay, ngoại hối là khái niệm được hiểu bao gồm các hình thức sau:

- Ngoại tệ (Foreign Currency): ngoại tệ là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước

- Các phương tiện thanh toán quốc tế được ghi bằng ngoại tệ: Là công cụ thanh toán được ghi bằng tiền nước ngoài, gồm:

+ Hối phiếu (Bill of Exchange)

+ Kỳ phiếu (Promissory Note)

+ Séc (Cheque)

+ Thẻ tín dụng (Credit Card)

+ Thư chuyển tiền (Mail Transfer)

+ Thẻ ghi nợ (Debit Card)

- Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ:

+ Trái phiếu chính phủ (Government Bonds)

+ Trái phiếu công ty (Corporate Bonds)

+ Cổ phiếu (Stock)

+ Trái phiếu kho bạc (Treasury Bill)

Trang 4

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 4

- Vàng (Gold): Được định giá theo tiêu chuẩn quốc tế bao gồm vàng thuộc dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản nước ngoài của cơ sở cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng

- Đồng tiền quốc gia – bản tệ (Local Currency): Đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thanh toán quốc tế hoặc được chuyển và chuyển

ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

II.2 Tỷ giá hối đoái

II.2.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Rate) là giá cả của một đơn vị tiền tệ trong phạm vi quốc gia này được thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ trong phạm vi quốc gia khác

Như vậy có 2 cách tiếp cận về tỷ giá hối đoái như sau:

Cách tiếp cận thứ nhất, Tỷ giá hối đoái là khái niệm biểu thị giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước khác Ví dụ, tại thị trường Việt Nam, tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ (USD) và đồng Việt Nam (VND) đươc công

bố vào ngày 13/5/2020 là USD/VND = 23,230/23,440 Như vậy, có nghĩa giá ngân hàng tại Việt Nam mua vào 1USD là 23,230 VNĐ và bán ra 1USD là 23,440 VNĐ

Cách tiếp cận thứ hai, Tỷ giá hối đoái là khái niệm biểu thị mối quan hệ so sánh trên thị trường giữa giá trị của hai loại tiền tệ của hai quốc gia khác nhau Ví dụ, tại thị trường Việt Nam, tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ (USD) và đồng Việt Nam (VND) đươc công bố vào ngày 13/5/2020 là USD/VND = 23,230/23,440 Có nghĩa là giá trị của 1USD so với giá trị VNĐ trên thị trường Việt Nam là 23,230 lần mua vào và 23,440 lần bán ra

II.2.2 Cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái có 3 cơ sở để xác định, cụ thể là:

II.2.2.1 Trong chế độ bản vị vàng:

Trong chế độ này, điều kiện xảy ra khi đồng tiền của các quốc gia đều chứa một hàm lượng vàng nhất định Như vậy, cơ sở chính để xác định tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ với nhau trong chế độ này là dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng của hai loại tiền tệ đó, được gọi là nguyên lý ngang giá vàng Trong chế độ này, tiền tệ của mỗi quốc gia được lưu thông theo một cơ chế gồm các điều kiện sau:

Trang 5

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 5

- Tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn quy định về trọng lượng và chất lượng vàng Trong đó chất lượng vàng được sử dụng là lượng vàng được đo theo hai cách: theo 24 Karat hoặc theo phần nghìn của một gram

- Giấy bạc ngân hàng hoặn những đồng tiền được đúc bằng kim loại khác được đổi

ra vàng

- Tự do xuất ngập vàng ra vào biên giới

Một ví dụ về chế độ bản vị vàng, trong thời gian đầu thế kỉ 20: 1 đô la Mỹ - USD

có hàm lượng vàng là 1,50463g vàng (năm 1879), 1 đồng bảng Anh – GBP có hàm lượng vàng là 7,32g (năm 1821) Do đó, tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD là:

Tỷ giá hối đoái (GBP/USD) = Giá trị của GBP/Giá trị của USD = Hàm lượng vàng cua GBP/Hàm lượng vàng của USD = 7,32/1,50463 = 4,8650

Như vậy 1GBP = 4,8650 USD

II.2.2.2 Hệ thống tỷ giá Bretton Woods:

Trong những năm 1930, do ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế, dẫn đến việc vàng trở nên khan hiếm, nhiều quốc gia đã từ bỏ chế độ bản vị vàng Đề thiết lập nên trật tự kinh tế quốc tế mới phù hợp với điều kiện lúc đó, các nước có nền kinh tế lớn như

Mỹ, Anh và một số nước đồng minh của họ đã họp tại Bretton Woods New Hampshire (Mỹ) từ 1/7/1944 – 20/7/1944 có sự tham dự của 44 quốc gia và đã đi đến thỏa thuận:

- Thành lập quỹ tiền tệ quốc tế - IMF (International Monetary Fund)

- Thành lập ngân hàng thế giới – WB (The World Bank Group) trong đó có các tổ chức nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ quốc tế như:

+ Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế - IRDB (the International Bank for Reconstruction and Development)

+ Hiệp hội phát triển quốc tế - IDA (The International Development Association) + Công ty tài chính quốc tế - IFC (The International Finance Corporation)

+ Công ty Đảm lãnh đầu tư đa biên – MIGA (The Multilateral Investment Guarantee Agency)

+ Trung tâm hòa giải tranh chấp đầu tư quốc tế - ICSID (The International Centre for Settlement of Investment Disputes)

- Hình thành hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods (the gold exchange standard) (1946 – 1973)

Trang 6

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 6

Theo đó, tỷ giá hối đoái của các nước được hình thành trên cơ sở so sánh với hàm lượng vàng chính thức của đô la Mỹ (0,888761g – 35USD/ounce) và không được phép biến động quá phạm vi 1% của tỷ giá chính thức đã đăng kí tại IMF

II.2.2.3 Trong cơ chế tiền tệ hiện nay (từ năm 1973 – nay):

Có hai loại tỷ giá hối đoái đang được áp dụng đó là:

- Tỷ giá cố định: là tỷ giá biến động thường xuyên, không phụ thuộc vào quy luật cung cầu mà phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của chính phủ Tức là tỷ giá được ấn định bởi chính phủ

- Tỷ giá thả nổi:

+ Tỷ giá thả nổi tự do: là tỷ giá mà theo đó giá cả ngoại tệ sẽ do cung cầu thị trường quyết định và không có sự can thiệp của chính phủ

+ Tỷ giá thả nổi có quản lý là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của chỉnh phủ

để tác động lên tỷ giá hối đoái để phục vụ chiến lược chung của một quốc gia

+ Tỷ giá thả nổi tập thể:

II.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái trong cơ chế thị trường hiện nay có sự tác động của rất nhiều yếu

tố Có 4 nhóm yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái bao gồm: tốc độ lạm phát trên thị trường của hai quốc gia, mối quan hệ giữa cung và cầu về ngoại hối trên thị trường, mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia và một số yếu tố khác

II.2.3.1 Tốc độ lạm phát trên thị trường của hai quốc gia

Lạm phát là sự suy giảm sức mua của tiền tệ và được đo lường bằng chỉ số giá cả chung ngày càng tăng lên

Ví du: năm 2002, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam (CPI – Consumer Price Index) tăng 4% so với cuối năm 2001 Như vậy chỉ số lạm phát của Việt Nam năm 2001 là 4% so với năm 2001

Yếu tố này được xác định dựa trên tốc độ lạm phát so sánh giữa hai quốc gia, từ đó có sự ảnh hưởng tới việc xác định tỷ giá hối đoái

Ví dụ: trong điều kiện sản xuất của hai quốc gia Mỹ và Úc là tương đương nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do (tức là tự do xuất nhập khấu ngoại hối) 1USD có giá trị bằng 1,75AUD (đô la Úc) Có nghĩa là ngang giá sức mua của hai đồng tiền USD/AUD = 1,75

Trang 7

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 7

Nếu mức độ lạm phát ở Mỹ là 0,5%/tháng, ở Úc là 0,8%/tháng, trong trường hợp không tính đến sự thay đổi của các chỉ số khác, thì tỷ giá hối đoái được tính dựa trên phương pháp sau:

Tính tại thời điểm tháng 1/2005, tỷ giá USD/AUD = 1,75 Thời gian cần sự đoán tỷ giá là vào tháng 1/2006, với mức lạm phát như trên, vào tháng 1/2006 hàng hóa A tại Mỹ có giá trị là: 1x(1+5%)12USD và tại Úc là: 1,75x(1+8%)12

Do đó, tỷ giá hối đoái của USD so với AUD trung bình tháng 1/2006 là:

1,75(1+0,008)121(1+0,005) 12 > 1,75

1

Như vậy, tỷ giá hối đoái giữa USD và AUD có xu hướng tăng Cho thấy, khi dự đoán tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai quốc gia, nếu nước có đồng tiền định giá có tốc độ lạm phát lớn hơn nước kia, tức là đồng tiền của nước đó có sức mua nhiều hơn đồng tiền của nước kia, thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng và ngược lại

II.2.3.2 Mối quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường

Mối quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường được hiểu là mức độ chênh lệch giữa nguồn cung ngoại tệ so với nhu cầu sử dụng ngoại tệ trên thị trường của một quốc gia hay còn gọi là cán cân thanh toán Nếu cán cân thanh toán ngoại hối thường xuyên bị thiếu hụt (mức chi lớn hơn mức thu ngoại tệ) thì dự trữ ngoại tệ của quốc gia sẽ giảm, tình hình ngoại tệ căng thẳng, từ đó tạo ra nhu cầu ngoại tệ tăng lên dẫn đến giá ngoại tệ tăng Ngược lại, nếu cán cân thanh toán thặng dư (mức thu lớn hơn mức chi ngoại tệ), dẫn đến

dự trữ ngoại tệ tặng, cung ngoại tệ trên thị trường tăng, giá ngoại tệ có xú hướng giảm

II.2.3.3 Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, nếu quốc gia nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn quốc gia khác hoặc cao hơn LIBID (London interbank Bid rate – lãi đi vay Liên Ngân hàng quốc tế ở London) thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra tại đó Từ đó, nguồn cung ngoại hối sẽ tăng lên, cầu ngoại hối sẽ giảm đi và

tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng giảm

II.2.3.4 Một số nhân tố khác

Sự điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ, các sự kiện kinh tế, xã hội, chiến tranh, thiên tai, sự biến động của các chỉ số thống kê về việc làm – thất nghiệp – tăng trưởng kinh tế Đặc biệt là các chỉ số và các sự kiện tại Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trên thị trường thế giới Cụ thể là các nhân tố:

- Chỉ số thất nghiệp tăng, giảm trong tháng

- Chỉ số bán lẻ

Trang 8

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 8

- Việc tăng lãi suất hay giảm lãi suất của Ngân hàng trung ương và những dự báo của thị trường về lãi suất, tỷ giá

- Kết quả các hội nghị G7, EU, Asian,…

- Sản lượng công nghiệp: GDP, GNP,…

II.2.4 Phân loại tỷ giá hối đoái

II.2.4.1 Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối

Tỷ giá hối đoái thường được phân thành các loại như sau:

- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do Nhà nước công bố

- Tỷ giá tự do (hay còn gọi là tỷ giá chợ đen): là tỷ giá do quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường quyết định Tỷ giá này thường lớn hơn tỷ giá chính thức

do Nhà nước công bố

- Tỷ giá thả nổi: là tỷ giá được hình thành tự phát trên thị trường, do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định và Nhà nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý loại tỷ giá này

- Tỷ giá ổn định: là tỷ giá không biến động trong phạm vi x% nào đó

II.2.4.2 Căn cứ vào phương tiện chuyển đổi ngoại hối

Tỷ giá hối đoái theo cách này có thể được phân loại thành các loại sau:

- Tỷ giá điện hối (Telegraphic Transfer – T/T): là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện Các tỷ giá được niêm yết tại ngân hàng là tỷ giá điện hối Tỷ giá điện hối thường được sử dụng để làm cơ sở xác định các loại tỷ giá khác

- Tỷ giá thư hối (Mail Transfer – M/T): là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà ngân hàng

có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng thư

II.2.4.3 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế

Theo cách thức này, tỷ giá hối đoái được phân thành những loại như sau:

- Tỷ giá séc: là tỷ giá mua, bán các loại séc bằng ngoại tệ Phương pháp xác định các loại tỷ giá này bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh tính theo số ngày cần thiết để bưu điện chuyển séc từ nước này sang nước khác

- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua, bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ Phương pháp xác định các loại tỷ giá này bằng tỷ giá điện hối trừ đi

số tiền lãi phát sinh tính theo số ngày kể từ lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu được trả tiền

Trang 9

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 9

- Tỷ giá hối phiếu có kì hạn: là tỷ giá mua, bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ Phương pháp xác định các loại tỷ giá này bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh tính theo số ngày kể từ lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu được trả tiền

- Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua, bán ngoại hối trong đó việc chuyển khoản ngoại hối không phải bằng tiền mặt mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng

Tỷ giá chuyển khoản thường cao hơn tỷ giá tiền mặt

- Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua, bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền mặt

II.2.4.4 Căn cứ vào thời điểm giao dịch quốc tế

- Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá của lần đầu tiên giao dịch trong ngày

- Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá của lần cuối cùng trong ngày Tỷ gias đóng cửa được coi là chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động của tỷ giá trong ngày hôm đó

- Tỷ giá giao nhận ngay: là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối

sẽ được thực hiện chậm nhất trong hai ngày làm việc

- Tỷ giá giao nhận có kì hạn: là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định được quy định trong hợp đồng

II.2.4.5 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng

- Tỷ giá mua (BID RATE): tỷ giá ngân hàng mua vào ngoại hối

- Tỷ giá bán (ASK RATE): tỷ giá ngân hàng bán ra ngoại hối

II.3 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến du lịch

Khi đi du lịch qua các quốc gia khác, phần lớn khách du lịch đều có nhu cầu chi trả trực tiếp cho các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch hoặc mua sắm hàng hóa, quà lưu niệm Như vậy trong hầu hết các trường hợp khách hàng du lịch cần phải đổi tiền từ đồng tiền quốc gia của mình sang đồng tiền quốc gia nơi họ đến du lịch; hoặc đổi từ đồng tiền quốc gia của mình sang một đồng tiền mạnh và sau đó khi chi trả lại chuyển từ đông tiền mạnh sang đồng tiên của quốc gia nơi họ đến du lịch Ví dụ, khách du lịch người Hàn Quốc muốn đi du lịch tại Việt Nam, họ sẽ có hai cách thức để thanh toán tiền tại Việt Nam Cách thứ nhất, họ đổi trực tiếp từ đồng tiền Hàn Quốc (KRW) sang VNĐ Cách thứ hai, đổi từ KRW sang USD tại Hàn Quốc và đổi từ USD sang VNĐ tại Việt Nam

Sự biến động tỷ giá hối đoái tại quốc gia có khách đi du lịch và quốc gia nhận khách du lịch trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới và chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của quốc gia sẽ ảnh hưởng đến sức mua của các đồng tiền và từ đó gây ảnh hưởng có lợi hoặc bất lợi đến khách du lịch

Trang 10

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 10

Nếu những ảnh hưởng đó là đáng kể và bền vững sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của các luồng khách du lịch vào hoặc ra tại một quốc gia và ảnh hưởng đến ngành du lịch quốc gia nói chung

Đó là tác động đến mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng quốc tế

Tại một quốc gia nhất định, khi tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng, tức là đồng bản tệ (đồng tiền trong nước) mất giá so với các đồng ngoại tệ Trong điều kiện giá cả của hai quốc gia này ít có sự biến động thì khách du lịch quốc tế từ nước ngoài vào sẽ có lợi hơn

do đã được gia tăng tương đối sức mua của mình Như vậy, luồng khách du lịch quốc tế vào sẽ gia tăng, có lợi cho các nhà kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành và ngành

du lịch nói chung

Ngược lại, đối với khách du lịch đi du lịch ra nước ngoài, họ cần phải có nhiều hơn lượng bản tệ chuẩn bị cho chuyến hành trình của mình và trong nhiều trường hợp, họ sẽ hủy bỏ chuyến đi của mình Như vậy, luồng khách du lịch ra nước ngoài sẽ giảm đi, làm cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế giảm lượng khách quốc tế và ảnh hưởng đến nguồn thu của doanh nghiệp

Cũng tại quốc gia đó, nếu tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm, tức là đồng bản tệ tăng giá

so với đồng ngoại tệ, trong điều kiện giá cả tại quốc gia này biến động không nhiều thi khách du lịch quốc tế từ nước ngoài vào sẽ không có lợi, do đã bị giảm tương đối sức mua của mình Như vậy, luồng khách du lịch vào sẽ có thể bị giảm gây thiệt hại cho các nhà kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành và cho toàn bộ ngành du lịch Ngược lại, lượng khách du lịch đi ra ngước ngoài lại có thể gia tăng, do phải bỏ ít hơn lượng bản tệ

để đổi ra ngoại tệ Xu hướng này có lợi cho các nhà kinh doanh lữ hành tour du lịch quốc

tế gửi khách đi ra nước ngoài Nhưng nếu xu hướng này diễn ra bền vững sẽ không có lợi cho quốc gia đó, do bị chảy máu dòng ngoại tệ vì du lịch Trong trường hợp đó, quốc gia

có thể đưa ra các biện pháp khắc phục như hạn chế lượng tiền tệ mang ra nước ngoài khi

đi du lịch, hạn chế số lần đi ra nước ngoài du lịch trong năm của mỗi công dân

Một ví dụ về việc sử dụng tỷ giá hối đoái đối với khách du lịch khi đi du lịch tại quốc gia khác để thấy được tác động của tỷ giá hối đoái và đồng ngoại tệ như sau:

Một nhóm khách du lịch Việt Nam dự kiến đi du lịch sang Mỹ trong giai đoạn từ tháng 7/2020 nên có nhu cầu đổi tiền từ đồng Việt Nam sang đồng Đô la Mỹ Trong đó, tỷ giá hối đoái mua vào từ đồng Việt Nam sang đồng Đô la Mỹ tại thời điểm ngày 27/7/2020 là 23.090 Nếu đổi 20.000.000 VNĐ sang USD thì du khách Việt Nam sẽ đổi được 866.175,833 USD Tuy nhiên, sau khi chuyến đi kết thúc vào ngày 20/8/2020, du khách Việt Nam không sử dụng hết số tiền đã đổi mà vẫn còn dư 200 USD, họ có nhu cầu đổi lại sang đồng tiền VNĐ Lúc này, tỷ giá hối đoái bán ra của USD so với VNĐ đã thay đổi còn 23.078 nên lúc này, số tiền mà du khách Việt Nam đổi được ra VNĐ là 4.615.000 VNĐ

Trang 11

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 11

II.4 Vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với tỷ giá hối đoái

II.4.1 Cơ chế quản lý của nhà nước đối với tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động trực tiếp của cơ chế quản lý của nhà nước Khi tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu Và ngược lại, khi tỷ giá hối đoái

có xu hướng giảm sẽ có lợi cho các nhà nhập khẩu, nhưng sẽ không có lợi cho nhà xuất khẩu Chính vì vậy, khi tỷ giá hối đoái biến động mạnh, Nhà nước cần phải có những biện pháp điều chỉnh nhằm ổn định tỷ giá hối đoái Tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm phát triển của mỗi nền kinh tế mà các quốc gia khác nhau sẽ có những biện pháp điều chỉnh khác nhau

Thực tế, có một số biện pháp điều chỉnh mà hiện nay một số quốc gia đang áp dụng nhằm giữ ổn định tỷ giá hối đoái:

- Cơ chế thắt chặt toàn bộ: là cơ chế mà nhà nước sẽ quy định về tỷ giá hối đoái theo những thời điểm nhất định và tất cả những giao dịch trên thị trường đều phải theo tỷ giá nhất định đó

- Cơ chế thả nổi toàn bộ: là cơ chế quản lý về tỷ giá hối đoái mà Nhà nước không quy định về tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái sẽ được xác định phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu trên thị trường Nhà nước chỉ điều tiết khi có những biến động mạnh về tỷ giá

- Cơ chế không thả nổi toàn bộ: là cơ chế quản lý về tỷ giá hối đoái mà nhà nước sẽ quy định về tỷ giá hối đoái và những biên độ dao động cho phép của tỷ giá hối đoái theo những thời điểm nhất định

Tóm lại, các biện pháp và các quốc gia có thể áp dụng để điều chỉnh và ổn định tỷ giá hối đoái bao gồm: Chính sách hối đoái, lập quỹ dự trữ bình ổn tỷ giá, chính sách chiết khấu, chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ

II.4.2 Chính sách quản lý của nhà nước đối với tỷ giá hối đoái

II.4.2.1 Chính sách hối đoái

Chính sách hối đoái là biện pháp mà các ngân hàng trung ương, các cơ quan ngoại hối của nhà nước thường sử dụng nhằm tạo ra những tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái bằng cách dùng nghiệp vụ trực tiếp mua hoặc bán ngoại hối trên thị trường, khi trên thị trường xảy ra những biến động mạnh về tỷ giá hối đoái và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các tổ chức doanh nghiệp trên thị trường Lúc này, Nhà nước cần can thiệp nhằm điều tiết sự biến động này

Trường hợp tỷ giá hối đoái tăng cao, thị trường không thể kìm hãm sự gia tăng của tỷ giá hối đoái dẫn đến đồng tiền trong nước mất giá Lúc này, Ngân hàng trung ương sẽ bán ra ngoại hối vào thị trường, từ đó giúp cân bằng cán cân cung – cầu ngoại hối, giúp làm giảm mức độ khan hiếm của đồng ngoại hối và kéo tỷ giá hối đoái giảm Ngược lại, khi

Trang 12

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 12

tỷ giá hối đoái giảm mạnh, Ngân hàng trung ương sẽ mua ngoại hối trên thị trường vào và đẩy tỷ giá hối đoái tăng trở lại

Nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp này, đòi hỏi Ngân hàng trung ương phải có một nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào

Tuy nhiên, chính sách ngoại hối chỉ có tác dụng tạm thời, trong thời gian ngắn nhằm tháo

gỡ những khó khăn mang tính chất cấp thiết tại thị trường Chính sách này thực tế chỉ hạn chế được sự biến động của tỷ giá mà không làm thay đổi tình hình tiền tệ trong nước Và trong trường hợp cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia bị thâm hụt kéo dài, Ngân hàng trung ương sẽ không có đủ nguồn dự trữ ngoại hối để thực hiện được giải pháp này Khi đó, cần đến những biện pháp tác động mang tính chất lâu dài và bền vững hơn để cân bằng nguồn cung và cầu ngoại hối trong nước

II.4.2.2 Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái

Đây là một hình thức biến tướng của Chính sách hối đoái với mục đích là nhằm tạp ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối trong Ngân hàng trung ương để ứng phó kịp thời, bền vững với những biến động của tỷ giá hối đoái

Có hai phương pháp nhằm lập quỹ dữ trữ bình ổn hối đoái đang được áp dụng, đó là:

- Phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền trong nước để lập quỹ này Khi xảy ra trường hợp tỷ giá hối đoái giảm mạnh, dòng tiền trong nước có thể được chuyển từ quỹ này ra thị trường nhằm kìm hãm tốc độ giảm của tỷ giá hối đoái Và ngược lại, khi tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng cao, Ngân hàng trung ương có thể xuất ngoại hối đã mua được của quỹ này ra bán và số bản thệ thu được do bán ngoại hối dung để mua trái phiếu kho bạc

đã phát hành, do đó ngăn ngừa được hiện tượng tỷ giá hối đoái tăng cao

- Dùng vàng để tạo lập quỹ bình ổn hối đoái: khi có luồng tiền tệ từ nước ngoài (ngoại hối) chảy vào thị trường trong nước tăng cao, Ngân hàng nhà nước có thể bán vàng để lấy tiền trong nước và mua ngoại hối nhằm giữ vững tỷ giá hối đoái Ở trường hợp khac, khi cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt, ngân hàng nhà nước có thể bán vàng thu ngoại tệ để vân bằng cán cân thanh toán quốc tế

II.4.2.3 Chính sách chiết khấu

Với chính sách chiết khấu, ngân hàng trung ương sẽ sử dụng chính sách này để tác động lên tỷ suất chiết khấu của mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường

Khi tỷ giá hối đoái của một quốc gia tăng quá cao, muốn làm cho tỷ giá hạ thấp xuống, ngân hàng trung ương nước này sẽ nâng cao tỷ suất chiết khấu lên Như vậy, lượng vốn của các ngân hàng thương mại giảm đi, dẫn đến lãi suất trên thị trường tăng lên Khi đó, nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới có thể sẽ đổ vào quốc gia đó nhằm thu được lãi cao hơn Lượng vốn chảy vào thị trường trong nước góp phần là dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối tại quốc gia đó, dẫn đến tỷ giá hối đoái có xu hướng hạ xuống Chính sách

Trang 13

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 13

chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái Trên thực

tế, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định đến sự vận động của luồng vốn giữa các quốc gia

II.4.2.4 Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ

Giá trị tiền tệ của quốc gia ngày nay được xác định thông qua hàm lượng sức mua của chúng Trong những điều kiện biến động không lường trước được về tình hình kinh tế, chính trị của các nước và đặc biệt là trong những điều kiện mức độ lạm phát rất khác nhau tại các quốc gia thì sức mua của các đồng tiền của các quốc gia là khác nhau và biến động thường xuyên theo các xu hướng khác nhau

Để điều chỉnh giá trị của tiền tệ có thể được thực hiện theo hai hướng: phá giá tiền tệ (devaluation) và nâng giá tiền tệ (revaluation)

II.4.2.4.1 Phá giá tiền tệ (Devaluation)

Phá giá tiền tệ (devaluation) là sự hạ thấp sức mua của tiền tệ của một nước so với ngoại

tệ, tức là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ Phương pháp này nhằm mục đích:

+ Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nhằm khôi phục cán cân thương mại quốc tế, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

+ Khuyến khích du lịch trong nước (inbound tourism), hạn chế du lịch ra nước ngoài (outbound tourism) nhằm giảm bớt căng thẳng của mối quan hệ cung – cầu về ngoại hối

+ Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài, chuyển tiền ra nước ngoài nhằm tăng khả năng cung ứng ngoại hối, giảm cầu về ngoại hối và góp phần giảm tỷ giá hối đoái

II.4.2.4.2 Nâng giá tiền tệ (Revaluation)

Nâng giá tiền tệ (revaluation) là sự nâng cao sức mua của tiền tệ của một nước so với ngoại tệ, tức là hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ

Ảnh hưởng của Nâng giá tiền tệ hoàn toàn ngược lại với Phá giá tiền tệ Nâng giá tiền tệ

sẽ dẫn đến hạn chế xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu, hạn chế du lịch vào trong nước, khuyến khích du lịch ra nước ngoài, hạn chế nhập khẩu vốn và đẩy mạnh xuất khẩu vốn,…

Chính vì vậy, nguyên lý nâng giá tiền tệ sẽ tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế quốc gia

Một quốc gia khi muốn giữ vững được một thị trường bên ngoài, xây dựng nền kinh tế của mình trong lòng nước khác cũng thực hiện chính sách nâng giá tiền tệ để tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài

Trang 14

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 14

II.5 Phương pháp biểu thị tỷ giá

II.5.1 Danh mục các mã chữ chính của ISO về đồng tiền của các quốc gia trên

thế giới

Trên thực tế, mỗi quốc gia có một đơn vị tiền tệ khác nhau và ứng với đó là một tên gọi khác nhau Vì vậy, để thống nhất cách viết tắt tên đồng tiền của các quốc gia trên thế giới, nhằm tạo sự thuận lợi cho việc giao dịch thương mại quốc tế và biểu thị tỷ giá của các đồng tiền trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế, Tổ chức chuẩn hóa quốc tế

(International Standard Organisation – ISO) đã đưa ra danh mục mã chữ chính của các đồng tiền các quốc gia trên thế giới

Ví dụ: đồng đô la Mỹ có ký hiệu là USD, đồng đô la của Singapore có ký hiệu là SGD,… Dưới đây là bảng ký hiệu các đồng tiền của các quốc gia thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế:

Trang 15

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 15

Trang 16

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 16

II.5.2 Khái niệm biểu thị tỷ giá – Yết giá

Biểu thị tỷ giá hay Yết giá (Quotation) là việc công bố tỷ giá giữa hai đồng tiền trên thị trường tài chính tiền tệ

Như cách xác định Tỷ giá hối đoái đã được đề cập ở những phần trên, chúng ta thấy, Tỷ giá hối đoái luôn được xác định cụ thể theo không gian và thời gian Theo tình hình kinh doanh tiền tệ của hầu hết các quốc gia trên thế giới, Tỷ giá hối đoái thường được biểu thị

- yết giá như sau:

1 đồng tiền yết giá = x đồng tiền định giá Một ví dụ cụ thể để xác định yết giá như sau: Tại thị trường Hà Nội, Việt Nam ngày 10/06/2020, tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) và đồng Việt Nam đồng được yết (biểu thị) là 23,070/23,380

Như vậy, đơn vị của đồng tiền đứng trước (trong ví dụ trên là USD) được gọi là tiền yết giá và là một đơn vị tiền tệ Theo ví dụ trên, 1 USD sẽ được yết giá hay biểu thị bằng 23,070 VND mua vào và 23,380 VND bán ra

Các đồng tiền đứng sau (trong ví dụ trên là VND) được gọi là đồng tiền định giá và là số đơn vị tiền tệ và thường được thay đổi phụ thuộc vào thời giá của đồng tiền yết giá

Từ đó, chúng ta có một số quy ước trong cách đọc và viết tỷ giá như sau:

❖ Cách viết tỷ giá: 1 A = x B hoặc A/B = x

Trong đó: A là kí hiệu của đồng tiền ngoại tệ

B là kí hiệu của đồng tiền nội tệ

đó, người ta sẽ chỉ đọc những con số có ý nghĩa

Theo đó, các con số đằng sau dấu phẩy được đọc theo nhóm hai con số Hai số thập phân đầu tiên được gọi là “số” (figure), hai số kế tiếp gọi là “điểm” (point)

Ví dụ: EUR/USD = 1,3125 sẽ được đọc là: Euro, đô la Mỹ bằng một phẩy ba mươi mốt số hai mươi lăm điểm

Trang 17

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 17

Chúng ta cũng thường thấy một tỷ giá được biểu hiện bằng hai giá trị đó là giá trị khi mua vào và khi bán ra Thông thường, tỷ giá mua vào và bán ra sẽ có khoảng chênh lệch (Spread) từ 5 đến 20 điểm

Ví dụ: tỷ giá USD/CHF = 1,4060/1,4070

Như vậy tỷ giá mua USD trên thị trường Thụy Sĩ là 1,40 số 60 điểm và tỷ giá bán USD trên thị trường Thụy Sĩ là 1,40 số 70 điểm

II.5.3 Phương pháp biểu thị tỷ giá – Yết giá

Có hai phương pháp biểu thị tỷ giá – Yết giá tiền tệ như sau: Phương pháp yết giá trực tiếp (Direct Quotation – Price Quotation) và Phương pháp yết giá gián tiếp (Indirect Quotation – Volume Quotation)

❖ Phương pháp yết giá trực tiếp (Direct Quotation – Price Quotation)

Theo phương pháp này, tỷ giá sẽ được biểu thị theo công thức sau:

1 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑡ệ = 𝑥 𝑛ộ𝑖 𝑡ệ Phương pháp này sẽ thường được áp dụng ở một số quốc gia như: Nhật, Thailand, Hàn Quốc, Việt Nam,…

Theo đó, tại thị trường tiền tệ của các nước này, giá của các đồng tiền ngoại tệ như USD, GBP, EUR được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài và được xác định bằng giá trì của 1 đồng tiền ngoại tệ đó so với giá đồng nội tệ

Ví dụ: tại thị trường Việt Nam, ngày 10/06/2020, tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) và đồng Việt Nam đồng được yết (biểu thị) là 23,070/23,380 là tỷ giá ngân hàng công

bố Như vậy, vào ngày 10/06/2020 ta có;

𝑈𝑆𝐷/𝑉𝑁𝐷 = 23,070/23,280 Tức là trên thị trường Việt Nam, 1 USD ngân hàng mua vào là 23,070 VND và bán ra là 23,280 VND Lúc này, giá trị của 1 USD đã được thể hiện ra bên ngoài

❖ Phương pháp yết giá gián tiếp (Indirect Quotation – Volume Quotation)

Công thức để biểu thị tỷ giá theo phương pháp này sẽ là:

1 𝑛ộ𝑖 𝑡ệ = 𝑦 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑡ệ Phương pháp này thường được áp dụng tại một số quốc gia có giá trị đồng tiền mạnh như Mỹ, Anh, Úc, Châu Âu (EU),…

Một ví dụ để thấy cách biểu thị tỷ giá theo phương pháp này như sau:

Tại Mỹ, vào ngày 10/06/2020, tỷ giá hối đoái được công bố như sau:

𝑈𝑆𝐷/𝐽𝑃𝑌 = 118.20/119.60 Với cách yết tỷ giá như vậy, người ta chưa trực tiếp thấy được giá của đồng Yên Nhật (JPY) – là một đồng ngoại tệ trên thị trường Mỹ, mà chỉ biết giá ngoại tệ JPY thể hiện trên thị trường Mỹ là 118,20 JPY bằng 1USD hay 119.60JPY bằng

1USD Như vậy, để xác định được giá của 1JPY trên thị trường Mỹ là bao nhiêu ta phải sử dụng phép chia:

1𝐽𝑃𝑌 = 1

118,20𝑈𝑆𝐷 = 0,0846

Trang 18

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 18

1𝐽𝑃𝑌 = 1

119,60𝑈𝑆𝐷 = 0,0836 Như vậy, lúc này ta mới xác định được tỷ giá của đồng Yên Nhật (JPY) trên thị trường Mỹ là 0.0846/0.0836

II.6 Bài tập

Hãy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Theo văn bản luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam, Các thành phần của ngoại hối bao gồm những gì?

A: Ngoại tệ, Vàng, Đồng tiền quốc gia

B: Vàng, Các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ

C: Các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ, Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ

Câu 3: Đâu không phải là điều kiện cơ bản trong chế độ bản vị vàng?

A: Tự do đúc tiền vàng theo chuẩn quy định về trọng lượng và chất lượng vàng

B: Xác định tỷ giá dựa trên cơ sở hàm lượng vàng chính thức của đô la Mỹ

C: Giấy bạc ngaah hàng hoặc những đồng tiền được đúc bằng các kim loại khác được đổi

tự do ra vàng

D: Tự do xuất nhập khẩu vàng ra và vào biên giới

Câu 4: Hệ thống tỷ giá Bretton Woods được hình thành trong giai đoạn nào?

A: 1946 – 1973

B: 1970 – nay

C: 1930 – 1946

D: Đầu thế kỉ 20

Câu 5: Đâu không phải là yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái?

A: Mức độ chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia

B: Mối quan hệ cung và cầu về ngoại hối trên thị trường

Trang 19

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 19

C: Chế độ quản lý ngoại hối của chính phủ

D: Tốc độ lạm phát trên thị trường của hai quốc gia

Câu 6: Có mấy cách phân loại tỷ giá hối đoái?

A: 5

B: 4

C: 6

D: 3

Câu 7: Đâu không phải là một loại tỷ giá hối đoái dựa trên cách phân loại căn cứ vào chế

độ quản lý ngoại hối?

A: Tỷ giá điện hối

B: Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay

C: Tỷ giá giao nhận ngay

D: Tỷ giá mua

Câu 9: Đâu là cơ chế quản lý của nhà nước đối với tỷ giá hối đoái?

A: Cơ chế thắt chặt toàn bộ

B: Cơ chế thả nổi toàn bộ

C: Cơ chế không thả nổi toàn bộ, không thắt chặt toàn bộ

Trang 20

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 20

D: Giữ giá tiền tệ

III TỔNG KẾT KIẾN THỨC

Tổng kết lại những kiến thức đã được học trong bài đọc này

Sau khi hoàn thành bài học, chúng ta cần nắm được các kiến thức cơ bản:

- Trình bày đươc bản chất và các thành phần của ngoại hối

- Giải thích được khái niệm, bản chất và các yếu tố tác động lên tỷ giá hối đoái, một trong những thành phần quan trọng nhất trong toàn bộ khóa học Thanh toán quốc tế trong du lịch

- Phân tích được sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của tỷ giá hối đoái đến doanh thu và sự phát triển bền vững của ngành du lịch thông qua sự phân tích về sự biến đổi của tỷ giá hối đoái tác động lên mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng

- Nắm được những chính sách điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương đối với tỷ giá hối đoái từ đó giúp ổn định tỷ giá hối đoái

- Trình bày và phân tích được khái niệm về biểu thị - yết tỷ giá, các phương pháp để biểu thị tỷ giá trên thị trường quốc tế

IV HƯỚNG DẪN - GIẢI ĐÁP BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi 1: Đáp án đúng là: D

Câu hỏi 2: Đáp án đúng là: C

Câu hỏi 3: Đáp án đúng là: B

Trang 21

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 1 Trang 21

Trang 22

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 1

BÀI 2 CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ TRONG

CÁC HỢP ĐỒNG DU LỊCH QUỐC TẾ

I GIỚI THIỆU

I.1 Tóm tắt nội dung

Nội dung của bài học là toàn bộ các kiến thức liên quan đến một bản hợp đồng du lịch quốc tế Trong đó, chú trọng vào việc nghiên cứu sâu về hai điều kiện tài chính và tiền tệ trong khuôn khổ của một bản hợp đồng cung cấp dịch vụ du lịch quốc tế

Nội dung của bài học được chia làm 4 phần chính:

- Phần 1: Khái quát về hợp đồng du lịch quốc tế

- Phần 2: Bản chất của các điều kiện tài chính và tiền tệ trong hợp đồng du lịch quốc tế

- Phần 3: Các điều kiện về tài chính trong hợp đồng du lịch quốc tế

- Phần 4: Các điều kiện về tiền tệ trong hợp đồng du lịch quốc tế

Phần Khái quát về hợp đồng du lịch quốc tế sẽ cung cấp cho người học những khái niệm khái quát nhất và cơ bản nhất về một hợp đồng cung cấp dịch vụ du lịch quốc tế Trong đó, đề cập đến sự cần thiết và những nội dung cơ bản mà một bản hợp đồng du lịch quốc tế cần phải đạt được Và hai trong số những nội dung cơ bản đó chính là điều kiện về tài chính và tiền tệ trong các giao dịch quốc tế trong bản hợp đồng du lịch

Phần bản chất của các điều kiện về tài chính và tiền tệ trong hợp đồng du lịch quốc

tế sẽ cung cấp cho người học những nội dung cơ bản thuộc về hai điều kiện bắt buộc và quan trọng này Thêm vào đó là những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới sự duy trì và thực hiện của hai điều kiện này trong giao dịch quốc tế

Phần các điều kiện về tài chính trong hợp đồng du lịch quốc tế sẽ chỉ ra cho người học chi tiết, cụ thể về từng loại điều kiện về tài chính mà hợp đồng du lịch quốc tế sẽ đề cập tới

Phần các điều kiện về tiền tệ trong hợp đồng du lịch quốc tế sẽ trang bị cho người học những kiến thức liên quan đến các cách thức thanh toán quốc tế và các biện pháp để giảm thiểu rủi ro trong việc đưa ra các điều kiện tiền tệ trong hợp đồng du lịch quốc tế

Trang 23

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 2

Như vậy, với các nội dung kiến thức bao quát và cơ bản như vậy, giáo trình sẽ mang đến cho sinh viên một cái nhìn tổng quan nhất về một bản hợp đồng du lịch quốc tế

và các nhóm điều kiện quan trọng cần chú ý trong bản hợp đồng này

I.2 Yêu cầu học tập

Một số yêu cầu của môn học đối với sinh viên:

- Sinh viên cần có tinh thần trách nhiệm học tập cao đối với môn học, sắp xếp thời gian để đọc giáo trình, làm các bài luyện tập và kiểm tra của môn học trên hệ thống học trực tuyến

- Để dễ dàng nắm bắt tiếp thu bài học này, các bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình các kiến thức cơ bản về hợp đồng du lịch quốc tế và các điều kiện tài chính và tiền tệ

I.3 Nhiệm vụ học tập

- Sinh viên cần tham gia đầy đủ các nhiệm vụ trên hệ thống học trực tuyến, học các bài học dạng học liệu điện tử, tải về các học liệu dạng văn bản và dạng audio của mỗi tuần học (nếu có)

- Sau mỗi bài học dạng học liệu điện tử đều có bài trắc nghiệm (10 câu hỏi), sau khi học bài sinh viên cần hoàn thành ít nhất 80% số câu hỏi mới được ghi nhận

Trang 24

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 3

II NỘI DUNG

II.1 Khái quát về hợp đồng du lịch quốc tế

II.1.1 Khái niệm về hợp đồng du lịch quốc tế

Hợp đồng du lịch quốc tế về bản chất được hiểu là một dạng đặc biết của bản hợp đồng kinh tế quốc tế Dưới góc độ luật pháp, hợp đồng du lịch quốc tế là một thoả hiệp kí kết giao kèo giữa những đối tác (bình đẳng về pháp luật) của các quốc gia khác nhau về việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các mối quan hệ quốc tế trong việc trao đổi khách

du lịch hoặc cung ứng những dịch vụ du lịch với một khối lượng nhất định, ở những điều kiện tài chính – tiền tệ nhất định và với một thời hạn nhất định

Trên thực tế, hiện nay, chỉ có khoảng 45% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với mục đích du lịch và nghỉ dưỡng thuần túy Trong số lượng đó có phần không nhỏ là lượng khách đi du lịch và nghỉ dưỡng tại Việt Nam thông qua các Hợp đồng du lịch quốc tế Chính vì vậy, việc xây dựng và nắm chắc các nội dung và nguyên tắc xây dựng một bản hợp đồng du lịch quốc tế là rất cần thiết đối với không chỉ các cá nhân, các công ty cung cấp dịch vụ du lịch quốc tế mà với cả các tổ chức quản lý dịch vụ du lịch quốc tế

Về mặt nguyên tắc, hợp đồng du lịch quốc tế sẽ được ký kết giữa những đối tác theo ba trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Công ty lữ hành Việt Nam xây dựng chương trình du lịch, ký hơp đồng với doanh nghiệp lữ hành gửi khách ở nước ngoài

- Trường hợp 2: Công ty lữ hành nước ngoài xây dựng chương trình du lịch, ký hơp đồng với doanh nghiệp lữ hành nhận khách tại Việt Nam

- Trường hợp 3: Công ty lữ hành nước ngoài xây dựng chương trình du lịch ký hợp đồng với các nhà cung ứng du lịch Việt Nam (khách sạn, nhà hàng, đơn vị vận chuyển,…)

II.1.2 Nội dung của hợp đồng du lịch quốc tế

Một bản hợp đồng du lịch quốc tế được xác lập dựa trên khối lượng và thể loại của các dịch vụ du lịch được ký kết trong hợp đồng, nhằm thỏa mãn những điều kiện của bộ luật từ hai nước , bởi bộ luật quốc tế và bởi những mong muốn của hai bên đối tác

Chính vì vậy, nội dung của một bản hợp đồng du lịch quốc tế sẽ được xác định theo từng danh mục khác nhau Tuy nhiên, để thống nhất các nội dung của bản hợp đồng

du lịch quốc tế, người ta chia nó thành những thành phần sau:

Trang 25

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 4

- Đối tượng của hợp đồng;

- Giá cả của các dịch vụ du lịch được cung cấp và sử dụng;

- Những điều kiện về bảo hiểm y tế;

- Những điều kiện về khiếu nại và giải quyết những khiếu nại;

- Những điều kiện về xử phạt khi không thực hiện cam kết;

- Những điều kiện về tài chính;

- Những điều kiện về tiền tệ;

- v.v…

Trên thực tế, các điều kiện về tài chính và tiền tệ là hai trong số các điều kiện quan trọng đối với một bản hợp đồng du lịch quốc tế Việc thỏa thuận các quy định và thực hiện những điều kiện này tốt sẽ có lợi cho các bên tham gia vào bản hợp đồng du lịch quốc tế nhằm giúp các bên tránh được những rủi ro và thiệt hại về kinh tế

II.1.3 Những lưu ý khi ký kết hợp đồng du lịch quốc tế

Để bản hợp đồng du lịch quốc tế có hiệu lực và đảm bảo tối đa quyền lợi của các bên liên quan, cần lưu ý những điểm sau đây:

- Trong cơ chế kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt về thị trường dễ dẫn đến

sự khó khăn nhất định trong việc lựa chọn thị trường và đối tác kinh doanh Từ đó, dẫn đến việc đảm bảo được tính liên tục và chính xác cho những điều khoản đã kí kết trong hợp đồng là không dễ thực hiện Một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ du lịch thường có số vốn nhỏ và khả năng duy trì hoạt động kinh doanh không phải lúc nào cũng đảm bảo tính thường xuyên và liên tục Điều này sẽ dẫn đến khả năng có thể phá sản của các doanh nghiệp này thì những hợp đồng du lịch quốc tế có thể không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách hoàn hảo Chính vì vậy, một đặc điểm nổi bật của các hợp đồng du lịch quốc tế là sự không chắc chắn, và cụ thể là việc không thể đảm bảo cho hầu hết các điều khoản trong hợp đồng là diều không tránh khỏi Nên hai bên đối tác khi xác định tham gia vào việc ký kết một bản hợp đồng nên xác định và thảo luận thật

kỹ lưỡng về những điều khoản và điều kiện cần thực hiện trong bản hợp đồng du lịch quốc tế

- Do tính chất thời vụ của các hoạt động kinh doanh du lịch cho nên thời hạn của các bản hợp đồng du lịch quốc tế cũng thường diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nhất định Tuy nhiên, để đưa ra được những thống nhất về các thỏa thuận trong hợp đồng,

Trang 26

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 5

sẽ tốn một khoảng thời gian dài, có khi kéo dài tới hàng năm, theo phương thức và các điều kiện khác nhau so với những thời kì trước

- Trong điều kiện hệ thống tiền tệ thế giới thả nổi như hiện nay, luôn tạo ra những diễn biến phức tạp, nhiều khi là đối lập với nhau khiến cho các đối tác khi ký kết hợp đồng du lịch quốc tế cần quan tâm đến việc thỏa thuận những điều kiện khác nhau trong hợp đồng sao cho đảm bảo lợi ích của cả bên mua và bên bán dịch vụ và hàng hóa dịch

vụ Phụ thuộc vào từng hoàn cảnh đặc biệt khi kí kết hợp đồng du lịch quốc tế, những điều kiện trong hợp đồng thưởng phản ảnh sự chênh lệch (không bình đẳng) giữa hai bên đối tác và thông thường thì bên mua sẽ ở vị trí thuận lợi hơn trong những thỏa thuận này

- Khi ký kết các hợp đồng du lịch quốc tế, những hãng du lịch lớn (chiếm thị phần cao trong thị trường và vị trí quan trọng trên thị trường du lịch quốc tế) thường có tiếng nói và ý nghĩa quyết định trong việc thỏa thuận các điều kiện của hợp đồng

II.2 Các điều kiện tài chính – tiền tệ trong hợp đồng du lịch quốc tế

II.2.1 Bản chất của các điều kiện tài chính – tiền tệ trong hợp đồng du lịch

quốc tế

Như đã đề cập ở trên, hai trong số các nội dung đóng vai trò quan trọng trong một bản hợp đồng du lịch quốc tế là các điều kiện tài chính và tiền tệ Các điều kiện này sẽ đảm bảo cho hai bên mua và bán dịch vụ và hàng hóa dịch vụ du lịch quốc tế nắm vững

và có cách thức thực hiện các thỏa thuận về tài chính sao cho phù hợp và đảm bảo tính liên tục và chặt chẽ của loại hợp đồng này

Trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu các điều kiện tài chính – tiền tệ trong các hợp đồng du lịch quốc tế sẽ bao gồm hai nhóm điều kiện sau:

II.2.1.1 Nhóm điều kiện về tài chính:

- Điều kiện về địa điểm thanh toán

- Điều kiện về thời gian thanh toán

- Điều kiện về Phương thức thanh toán

- Điều kiện về các biện pháp ngăn ngừa rủi ro cho bên gửi khách do bên nhận khách gây ra

- Điều kiện về các biện pháp ngăn ngừa rủi ro cho bên nhận khách do bên gửi khách gây ra

Trang 27

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 6

II.2.1.2 Nhóm điều kiện về tiền tệ:

- Điều kiện về đồng tiền tính giá

- Điều kiện về đồng tiền thanh toán

- Điều kiện về các biện pháp đảm bảo rủi ro về tiền tệ

II.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện tài chính và tiền tệ trong hợp đồng

du lịch quốc tế

Trong các hoạt dộng du lịch quốc tế, các điều kiện về tài chính và tiền tệ được biểu hiện theo các cách khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Thực trạng chung của tình hình thị trường du lịch quốc tế

- Sự bền vững của các mối quan hệ về du lịch giữa các đối tác (nếu các mối quan

hệ là bền vững và tin tưởng, ta có thể chọn các hình thức thanh toán như ủy thác, nhờ thu hộ hoặc chuyển tiền thanh toán,…)

- Những thay đổi về tình hình tài chính – tiền tệ của các quốc gia đối tác

- Sự trực thuộc của các đối tác vào hệ thống kinh tế quốc tế (các nước thuộc cùng một khối kinh tế như EU, EEC, ASEAN,… Các nước trong khối kinh tế này sẽ ký kết các hợp đồng du lịch quốc tế khác nhau so với các nước khác không cùng trong một khối kinh tế

- Hợp đồng du lịch quốc tế được ký cho bao nhiêu khách: nếu số lượng khách trong hợp đồng càng lớn thì khả năng rủi ro càng cao Chính vì vậy, cần phải đảm bảo và thiết lập các điều kiện ký kết một cách chặt chẽ và đầy đủ

- Chất lượng của các dịch vụ cung ứng: ứng với chất lượng dịch vụ càng cao thì càng cần có những điều kiện đảm bảo càng chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả hai bên mua và bán dịch vụ du lịch trong hợp đồng

Với từng điều kiện tài chính – tiền tệ sẽ chịu mức độ tác động khác nhau đến từ các yếu tố trên Chính vì vậy, để đảm bảo cho các điều kiện về tài chính và tiền tệ có tính xác thực và phù hợp với thực tế, các bên cần phải chú trọng đến nội dung cụ thể của từng hợp đồng theo các phong cách và trường hợp riêng

II.3 Các điều kiện về tài chính trong hợp đồng du lịch quốc tế

II.3.1 Điều kiện về địa điểm thanh toán

Địa điểm thanh toán là nơi diễn ra hoạt động thanh toán (chi trả cho những dịch vụ hay hàng hóa dịch vụ được cung cấp) theo hợp đồng du lịch quốc tế Địa điểm thanh toán

sẽ được quy định rất rõ và là một trong các điều kiện của hợp đồng du lịch quốc tế

Trang 28

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 7

Ví dụ thực tế cho thấy, địa điểm thanh toán có thể là nước gửi khách du lịch sang Việt Nam, cũng có thể là ở Việt Nam (qua các ngân hàng có khả năng thanh toán quốc tế)

Trong thực tế, khi tiến hành đàm phán về thanh toán quốc tế giữa các nước, cả bên mua và bên bán đều muốn lấy nước mình làm địa điểm thanh toán Lý do là có những điểm thuận lợi như sau:

- Thời gian cần tiến hành thủ tục thanh toán nhanh gọn và gần sát nhất với thời gian quy định trong hợp đồng Như vậy có thể giúp bên cần thanh toán giảm thiểu được khả năng bị lưu đọng vốn hoặc không thu hồi được vốn Do mất một khoảng thời gian chuyền khoản tiền thanh toán giữa các nước nếu địa điểm thanh toán không được diễn ra tại nước đó;

- Có lợi cho ngân hàng nhà nước của nước sở tại do có thể thu khoản phí nghiệp

vụ đối với hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra trong phạm vi quốc gia đó;

- Trong đàm phán điều khoản về địa điểm thanh toán, bên nào có khả năng đàm phán để hoạt động thanh toán diễn ra trên phạm vi nước mình sẽ có khả năng tạo điều kiện để nâng cao được địa vị của thị trường tiền tệ nước mình trên thế giới

Trên thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh tương quan lực lượng giữa hai bên quyết định

II.3.2 Điều kiện về thời gian thanh toán

Điều kiện về thời gian thanh toán trong các hợp đồng du lịch quốc tế thường được quy định theo các cách như sau:

- Thời gian trả tiền trước: sau khi ký hợp đồng, trước khi gửi khách sang đã trả cho bên doanh nghiệp nhận khách hay doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch một phần hay toàn bộ số tiền theo hợp đồng (thường là một phần) Thời gian này có thể được tính theo hai cách như sau:

N ngày sau khi ký hợp đồng

N ngày sau khi hợp đồng có hiệu lực

- Thời gian trả tiền ngay: trả tiền ngay sau khi ký kết hợp đồng (thông thường không xảy ra vì trên thực tế, trong lĩnh vực du lịch luôn luôn có tình trạng biến đổi về số lượng người đi cũng nhhuw số lượng dịch vụ du lịch sẽ sử dụng

- Thời gian trả tiền sau: sau khi đoàn du lịch đã sử dụng dịch vụ xong, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mới tiến hành các thủ tục thanh toán Nếu cách này được áp dụng sẽ gây ra nhiều rủi roc ho doanh nghiệp nhận khách

Trang 29

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 8

II.3.3 Điều kiện về phương thức thanh toán

Tùy theo các điều kiện và điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên có thể đưa ra các phương thức thanh toán khác nhau nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên mua và bán dịch vụ du lịch

Trong thực tế, một phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất đó là khách hàng hoặc doanh nghiệp gửi khách sẽ thanh toán một phần chi phí dịch vụ cho bên bán hoặc doanh nghiệp nhận khách Chi phí này được gọi là khoản tiền ứng trước và thường được chi trả theo hình thức chuyển khoản Và toàn bộ chi phí còn lại sẽ được quyết toán vào cuối kì du lịch

Trong du lịch, doanh nghiệp gửi khách hay bên mua thường sử dụng những phương thức thanh toán sau đây để thanh toán khoản tiền ứng trước:

- Chuyển tiền trước khi khách du lịch vào (ra) khỏi nước sở tại

Số lượng và hình thức của việc thanh toán khoản ứng trước sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Khối lượng hàng hóa và dịch vụ du lịch ký kết trong hợp đồng: đối với những hợp đồng có khối lượng hàng hóa, dịch vụ sử dụng lớn và trong thời hạn dài thì lượng tiền cần phải ứng trước cũng lớn

+ Đối tác trong hợp đồng du lịch quốc tế: nếu đối tác là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có quy mô lớn và có uy tín cao trên thị trường du lịch, doanh nghiệp nhận khách có thể tin tưởng và giảm lượng tiền ứng trước Còn đối với doanh nghiệp nước ngoài có quy mô kinh doanh nhỏ hơn hoặc mới gia nhập vào thị trường, thì khả năng xây dựng uy tín chưa lớn, lúc này doanh nghiệp nhận khách có thể yêu cầu tăng lượng tiền ứng trước nhằm giảm thiểu rủi ro

- Chuyển tiền ngay khi khách du lịch vào nước sở tại hoặc khách du lịch vừa ra khỏi nước mình

- Chuyển tiền vào một số ngày sau khi khách du lịch vào nước sở tại hoặc khách

du lịch vừa ra khỏi nước mình

Trong thực tế, cách thức chuyển tiền vào một số ngày (theo quy định) sau khi khách du lịch vào nước sở tại hoặc khách du lịch vừa ra khỏi nước mình thường được sử dụng nhiều nhất Vì cách thức này sẽ có lợi cho doanh nghiệp gửi khách hoặc khách hàng Tuy nhiên lại mang lại nhiều bất lợi và rủi ro cho doanh nghiệp nhận khách Cách thức thanh toán này thường được sử dụng đối với thị trường của các nước có nền kinh tế mới nổi hoặc kinh tế đang phát triển mà du lịch là một trong những ngành kinh tế đem lại

Trang 30

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 9

doanh thu lớn Điển hình như tại Việt Nam, thời điểm mới phát triển ngành dịch vụ du lịch, để thu hút được số lượng lớn khách du lịch quốc tế nhằm quảng bá và phát triển hình ảnh của du lịch Việt Nam ra quốc tế, một số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch tại Việt Nam đôi khi phải áp dụng cách thanh toán này và chấp nhận việc quyết toán chậm và khả năng quay vòng vốn chậm

Để đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có thể hướng tới cách thức thanh toán đầu tiên Như vậy, ngay từ trước khi khách du lịch đến nước sở tại và sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp nhận khách đã nhận được một khoản tiền ứng trước để chi trả cho các chi phí nhằm chuẩn bị đón khách Đồng thời, với cách thức này, sự đảm bảo cho việc khách hàng chắc chắn sẽ sử dụng dịch vụ sẽ cao hơn

và giảm thiểu được rủi ro cho doanh nghiệp nhận khách tốt hơn

II.3.4 Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro về tài chính

II.3.4.1 Những rủi ro về tài chính thường gặp trong một hợp đồng du lịch quốc tế

do bên nhận khách gây ra và các biện pháp ngăn ngừa

Bên doanh nghiệp nhận khách được thể hiện là bên bán trong hợp đồng du lịch quốc tế Doanh nghiệp nhận khách có thể là doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh tại nước của mình hoặc đặt trụ sở kinh doanh tại nước mà khách đến du lịch

Trong hợp đồng du lịch quốc tế, bên doanh nghiệp nhận khách sẽ có thể gây ra những rủi ro như sau cho doanh nghiệm gửi khách:

- Không cung cấp đầy đủ dịch vụ và hàng hóa cho khách du lịch theo như số lượng

đã được ký kết và thỏa thuận trong hợp đồng;

- Không đảm bảo chất lượng của các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch theo điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng du lịch quốc tế

Thông thường, những rủi ro này sẽ được khách du lịch nhận biết và báo lại cho doanh nghiệp gửi khách Để tránh những rủi ro này có thể xảy ra, hai bên đối tác cần thỏa thuận rõ ràng về việc quyết toán giá trị của hợp đồng phụ thộc vào mức độ hài lòng của khách du lịch đối với các dịch vụ và hàng hóa du lịch đã được cung cấp Mức độ hài lòng của khách du lịch được xác định thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến hay phiếu khảo sát

ý kiến (Evaluation Form/Survey) được phát cho khách du lịch sau mỗi chuyến đi Nếu mức độ hài lòng của khách du lịch thấp, bên gửi khách có thể trừ một số % giá trị của hợp đồng khi quyết toán hết giá trị của hợp đồng theo như thỏa thuận

Trang 31

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 10

Ví dụ: Khi muốn xác định mức độ hài lòng của khách du lịch khi sử dụng dịch vụ hoặc hàng hóa du lịch, bên gửi khách có thể dựa vào tỷ lệ % khách du lịch thỏa mãn với dịch vụ du lịch được cung cấp như sau:

Phương pháp xác định mức độ hài lòng của khách du lịch về các dịch vụ được cung ứng (Nguyễn Văn Đính, Tạp chí Kinh tế phát triển số tháng 08/2007)

II.3.4.2 Những rủi ro về tài chính thường gặp trong hợp đồng du lịch quốc tế do

bên gửi khách gây ra và biện pháp ngăn ngừa

Các doanh nghiệp nhận khách hoặc bên bán dịch vụ hay hàng hóa du lịch thường gặp phải những rủi ro mà bên mua gây ra như:

- Rủi ro không trả tiền thanh toán sau khi sử dụng dịch vụ du lịch

- Rủi ro không chấp nhận thanh toán các hóa đơn sử dụng dịch vụ du lịch

- Rủi ro chậm thanh toán, quyết toán hợp đồng du lịch

- Rủi ro từ việc thông báo chậm hoặc không thông báo về việc thay đổi số lượng (thông thường là giảm số lượng khách trong đoàn) hoặc hủy đoàn

Những rủi ro này thường gặp trong những trường hợp sau:

- Các doanh nghiệp gửi và nhận khách là những đối tác mới trong các hợp tác kinh doanh Như vậy, với các doanh nghiệp này, chưa xây dựng được thương hiệu và uy tín về lĩnh vực kinh doanh du lịch cho nhau dẫn đến khả năng không chấp nhận hoặc không thực hiện nghiêm túc thỏa thuận về thanh toán trong hợp đồng du lịch quốc tế Vì vậy, các doanh nghiệp này cần phải có những cam kết và thỏa thuận chắc chắn nhằm đảm bảo được quyền lợi cho cả hai bên

- Các doanh nghiệp kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ, kinh doanh mang tính chất manh mún Các doanh nghiệp này thường có khả năng huy động vốn thấp, chưa xây dựng được uy tín dành cho khách hàng cũng như với đối tác Nên trong thực tế dễ dẫn đến việc chậm hoặc không thanh toán đầy đủ so với khoản phải thanh toán trong hợp đồng du lịch

Trang 32

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 11

- Các doanh nghiệp kinh doanh trong điều kiện hệ thống cơ sở pháp luật phát triển chưa hoàn hảo Đó là khi tại quốc gia mà doanh nghiệp đăng kí kinh doanh, hệ thống luật pháp chưa có nhiều chính sách và điều khoản nhằm hỗ trợ và bảo vệ doanh nghiệp Và trong điều kiện đó, khả năng nhận được khoản thanh toán do tranh chấp giữa hai bên trong hợp đồng du lịch quốc tế

- Đối với trường hợp thông báo muộn hoặc không thông báo về số lượng khách hay hủy đoàn: trên thực tế, việc giảm số lượng khách trong đoàn theo như dã đăng kí từ trước nhiều khi diễn ra không theo mong muốn của bên gửi khách Song việc bên gửi khách thông báo muộn hoặc không thông báo sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho bên nhận khách Bởi sản phẩm dịch vụ du lịch là những sản phẩm vô hình, không có khả năng lưu kho và sẽ bị triệt tiêu toàn bộ giá trị nếu không được sử dụng trong khoảng thời gian diễn

ra hợp đồng du lịch Các doanh nghiệp nhận khách sẽ là bên trung gian giữa khách hàng

và doanh nghiệp trực tiếp cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch Nên để có được sản phẩm dịch vụ du lịch phục vụ cho du khách, doanh nghiệp nhận khách phải chi trả hoặc ứng trước một khoản dịch vụ cho doanh nghiệp trực tiếp cung cấp sản phấm dịch vụ này Ví dụ: sản phẩm ca Huế trên sông Hương dành cho khách du lịch thăm quan du thuyền trên sông Hương ngày 10/6/2020 sẽ không thể bảo toàn giá trị sau ngày 10/6/2020 và chi phí chi trả cho sản phẩm này sẽ phải trả trước khi dịch vụ này diễn ra

Để tránh đươc những rủi ro có thể xảy đến đối với các doanh nghiệp nhận khách hay bên bán do các doanh nghiệp gửi khách gây ra, có một số giải pháp như sau:

- Sử dụng sự đảm bảo của ngân hàng hoặc của các tổ chức đứng ra làm trung gian trong ký kết các hợp đồng du lịch và dặc biệt của các công ty lữ hành gửi khách hàng thông qua những ký kết của những người đại diện cho hãng lữ hành gửi khách đó khi khách đến quốc gia mà họ đi du lịch

- Đối với trường hợp không quyết toán hoặc quyết toán chậm chi phí trong hợp đồng du lịch, các nhà cung ứng dịch vụ du lịch – bên bán cần đảm bảo tránh tình trạng khiếu nại hoặc không hài lòng của khách hàng về chất lượng và số lượng của dịch vụ Hay nói cách khác, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dịch vụ và hàng hóa du lịch của mình nhằm đem đến những trải nhiệm tích cực của khách hàng

- Đối với trường hợp thông báo chậm hoặc không thông báo về việc thay đổi số lượng khách trong đoàn hoặc hủy đoàn, hai bên đối tác cần phải xây dựng một điều khoản thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp rủi ro có thể xảy ra trong đó có đi kèm hình thức và mức độ xử phạt

Trang 33

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 12

Ví dụ: Trong hợp đồng du lịch quốc tế gửi đến bên mua – doanh nghiệp gửi khách

có thể quy định về các trường hợp xảy ra và các mức độ xử phạt tương ứng, cụ thể như sau:

- Nếu bên gửi khách thông báo cho bên nhận khách về việc giảm số lượng khách đoàn hay hủy đoàn trước 15 ngày so với chuyến đi thì không áp dụng xử phạt

- Nếu bên gửi khách thông báo cho bên nhận khách về việc giảm số lượng khách đoàn hay hủy đoàn trong thời gian từ 7 – 14 ngày so với chuyến đi thì phạt 10% giá trị của hợp đồng trên số lượng khách giảm

- Nếu bên gửi khách thông báo cho bên nhận khách về việc giảm số lượng khách đoàn hay hủy đoàn trong thời gian từ 3 – 6 ngày so với chuyến đi thì phạt 20% giá trị của hợp đồng trên số lượng khách giảm

- Nếu bên gửi khách thông báo cho bên nhận khách về việc giảm số lượng khách đoàn hay hủy đoàn trong thời gian từ 1 – 2 ngày so với chuyến đi thì phạt 50% giá trị của hợp đồng trên số lượng khách giảm

- Nếu bên gửi khách không thông báo cho bên nhận khách về việc giảm số lượng khách đoàn hay hủy đoàn thì phạt 100% theo giá trị của hợp đồng cho số lượng khách giảm

II.4 Các điều kiện về tiền tệ trong hợp đồng du lịch quốc tế

II.4.1 Điều kiện về đồng tiền tính giá

Đồng tiền tính giá là đồng tiền mà thông qua nó biểu thị giá trong hợp đồng Đồng tiền tính giá có thể là đồng tiền của nước bán dịch vụ và hàng hóa dịch vụ, cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba (nước trung gian, nơi có đồng ngoại tệ mạnh) hay cũng có thể

là đồng tiền chung (đồng tiền được sử dụng trong khối kinh tế chung đối với các nước trong khối kinh tế đó Ví dụ: EUR)

Việc lựa chọn đồng tiền tính giá trong một hợp đồng du lịch quốc tế được xác định dựa trên lợi ích chung của hai bên đối tác, dựa trên mối quan hệ hợp tác bền vững và tin tưởng lẫn nhau trong quan hệ làm ăn của hai bên đối tác Việc xác định và lựa chọn đồng tiền tính giá còn dựa trên tính bền vững và tính chất của các đồng tiền Thông thường, các đối tác sẽ lựa chọn các đồng tiền có giá trị tương đối ổn định, được sử dụng tự do trên thị trường quốc tế (Ví du như USD, EUR,…)

Việc lựa chọn đồng tiền tính giá là những đồng tiền mạnh, có giá trị tương đối ổn định và được sử dụng tự do trên thị trường quốc tế bởi lý do sau: Khi xác định giá trị của một hàng hóa dịch vụ, có sự dao động nhất định về việc thay đổi thời điểm thanh toán

Trang 34

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 13

cũng như thời gian sử dụng hàng hóa dịch vụ đó Chính vì vậy, khi chọn và sử dụng những đồng tiền có giá trị không ổn định trên thị trường quốc tế, rất dễ dẫn đến việc giá trị của hợp đồng du lịch quốc tế sẽ bị thay đổi rất mạnh, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả bên bán và bên mua trong hợp đồng

II.4.2 Điều kiện về đồng tiền thanh toán

Đồng tiền thanh toán là đông tiền thực chất sử dụng để thanh toán cho các hợp đồng du lịch quốc tế Khác với đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán có ý nghĩa quan trọng hơn đối với cả hai bên đối tác trong hợp đồng du lịch quốc tế

Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước mà doanh nghiệp gửi khách – bên mua đăng kí kinh doanh, cũng có thể là đồng tiền của nước mà doanh nghiệp nhận khách – bên bán đăng kí kinh doanh hoặc cũng có thể là đồng tiền của một nước thứ ba (trung gian) Đôi khi đồng tiền thanh toán cũng sẽ trùng với đồng tiền tính giá Để xác định được đồng tiền thanh toán, cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đồng tiền này như sau:

- So sánh lực lượng tương quan giữa hai bên mua và bán trong hợp đồng;

- Vị trí và khả năng ổn định về giá trị của đồng tiền được lựa chọn;

- Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới

- Đồng tiền thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh tế thế giới;

Khi tiến hành thanh toán, bên nào cũng muốn dùng đồng tiền của nước mình để thanh toán nhằm tận dụng những lợi thế như sau:

- Có thể sử dụng điều này nhằm nâng cao địa vị cho đồng tiền nước mình trên thị trường thế giới Từ đó tạo lợi thế khi tiến hành đàm phán trong những điều khoản khác trong hợp đồng;

- Không cần sử dụng ngoại tệ để thanh toán cho đối tác nước ngoài;

- Có thể tránh được những rủi ro có thể xảy đến khi có sự biến động về giá trị của

cấ đồng tiền nước ngoài gây ra

Trong thực tế, khi tất cả các điều kiện trong hợp đồng đã được thỏa thuận mà điều kiện về đồng tiền thanh toán không đi đến thỏa thuận chung thì hơp đồng có thể sẽ không

Trang 35

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 14

có khả năng chuyển đổi linh hoạt là EUR (euro), USD (đô la Mỹ), GBP (đồng bảng Anh), JPY (đồng Yên Nhật) Những đồng tiền này có giá trị thực tế nhất trong các hợp đồng du lịch quốc tế bởi tính tự do của nó trong việc sử dụng và trao đổi sang các đồng tiền khác Chính vì vậy, trong phần lớn các hợp đồng du lịch quốc tế, người ta thường sử dụng 4 đồng tiền này làm đồng tiền thanh toán nhằm đảm bảo tính ổn định và liên tục cho các điều khoản tiền tệ cho hợp đồng

II.4.3 Điều kiện về các biện pháp ngăn ngừa rủi ro về tiền tệ

II.4.3.1 Các rủi ro về tiền tệ có thể xảy ra

Trên thị trường tiền tệ quốc tế hiện nay có rất nhiều rủi ro về tiền tệ có thể xảy ra cụ thể là:

- Hàm lượng sức mua của đồng tiền thanh toán thay đổi do những biến động của quốc gia có đồng tiền đó;

- Hàm lượng sức mua của đồng tiền thanh toán thay đổi do sự biến động về giá cả trên thị trường quốc tế;

- Sự thay đổi định chế của các đồng tiền;

- Thực hiện các hạn chế về ngoại hối

II.4.3.2 Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro về tiền tệ và điều kiện đảm bảo

❖ Đảm bảo bằng vàng:

Nguyên tắc đảm bảo bằng vàng là quy tổng giá trị của hợp đồng khi được ký kết ra một lượng vàng nhất định theo giá trị hiện tại giữa vàng và đồng tiền thanh toán Khi đến thời điểm tiến hành thanh toán, tổng giá trị phải thanh toán sẽ được quy từ lượng vàng tương đương và xác định ra lượng tiền thực sự phải thanh toán theo giá trị tương đương giữa vàng và đồng tiền thanh toán tại thời điểm đó

Biện pháp này hiện nay thường ít được sử dụng trong các hợp đồng du lịch quốc tế bởi tính chất biến động của giá vàng và của giá đồng tiền thanh toán

❖ Đảm bảo bằng ngoại hối:

Theo nguyên tắc này, người ta sẽ tính lại tổng giá trị thanh toán tương ứng với những thay đổi về tỷ giá hối đoái của đồng tiền thanh toán tại thời điểm thanh toán so với đồng tiền khác, được lấy làm đồng tiền đảm bảo Việc tính lại (đánh giá lại) được thực hiện trong phạm vi và theo chiều hướng sao cho có thể loại bỏ được sự rủi ro về ngoại tệ

Trang 36

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 15

Ví dụ: hợp đồng du lịch quốc tế giữa Việt Nam và Singapore được ký ngày 10/06/2020 có giá trị thanh toán là 100.000 đô la Singapore (SGD), tỷ giá 1USD = 1,39 SGD

Đến ngày 10/06/2021 là thời hạn phải thanh toán, giả sử tỷ giá là 1 USD = 1,43 SGD

Vậy theo thỏa thuận trong hợp đồng thì ngày 10/06/2021, số tiền bên mua cần thanh toán cho bên bán là:

100.000 ×1,43

1,39 = 102.877,69 (SGD) Biện pháp này sẽ đạt hiệu quả sử dụng cao khi giá trị của đồng tiền được chọn luôn đảm bảo được giá trị của nó vào thời điểm diễn ra hoạt động thanh toán Trong thực

tế, khi giá trị của đồng tiền được chọn có tỷ giá mua vào và bán ra chênh lệch nhau tại thời điểm diễn ra hoạt động thanh toán, người ta sẽ sử dụng tỷ giá trung bình giữa hai tỷ giá vào 1 ngày trước thanh toán

❖ Đảm bảo theo “rổ” tiền tệ:

“Rổ” tiền tệ là lượng ngoại tệ sẽ được chọn để đưa vào “rổ” và lấy ra tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ đó so với đồng tiền được đảm bảo vào lúc ký kết hợp đồng và lúc thực thanh toán Các đồng ngoại tệ được chọn khi đưa vào rổ tiền tệ là những đồng tiền có giá trị tương đối ôn định

Biện pháp này được sử dụng khi việc chọn lựa một đòng tiền có giá trị ổn định lâu dài là khó khăn do điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến động

Đảm bảo biện pháp “rổ” tiền tệ sẽ được tính theo hai cách sau:

- Cách 1: tính tỷ lệ (%) biến động của tỷ giá từng đồng tiền trong “rổ”tiền tệ so với đồng tiền được đảm bảo tính tại thời điểm thanh toán và thời điểm ký hợp đồng

Tính tổng tỷ lệ biến động bình quân của tỷ giá các đồng tiền trong “rổ” tiền tệ

so với đồng tiền được đảm bảo tại thời điểm thanh toán so với thời điểm ký hợp đồng

Tính tổng giá trị phải thanh toán thực tế có điều chỉnh theo tỷ lệ biến động bình quân trên tỷ giá đã được tính ở trên Nếu tỷ lệ biến động tỷ giá theo xu hướng giảm thì tổng giá trị thanh toán hợp đồng thực tế sẽ tăng và ngược lại

- Cách 2: tỉnh bình quân tỷ giá hối đoái của các đồng tiền trong “rổ” tiền tệ vào lúc ký hợp đồng và lúc thanh toán

Trang 37

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 16

Tính tỷ lệ biến động bình quân của tỷ giá hối đoái của các đồng tiền trong “rổ” vào lúc thanh toán so với lúc ký hợp đồng

Tính tổng giá trị hợp đồng phải thanh toán thực tế có điều chỉnh theo tỷ lệ thay đổi của bình quân tỷ giá hối đoái của cả rổ tiền tệ ở trên Nếu tỷ lệ bình quân của tỷ giá hối đoái giảm thì tổng giá trị hợp đồng phải thanh toán tăng và ngược lại

Ví dụ: Muốn tính giá trị hợp đồng theo “rổ” tiền tệ lựa chọn gồm EUR, GBP, CHF, JPY

Tổng giá trị thanh toán (USD) = Tổng giá trị hợp đồng × 100% + 8.25% 100%⁄

+ Theo cách tính trên, giá trị của hợp đồng sẽ được quy về một giá trị

ổn định hơn trong điều kiện đồng USD sụt giảm giá trị

108.2951

4

⁄ = 27.0738 + Tỷ lệ (%) biến động tỷ giá hối đoái của “rổ” là:

27.0738

30.4732

⁄ × 100% = 11.16 %

Trang 38

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 17

Như vậy tổng giá trị hợp đống sẽ được điều chỉnh lên là 11.6% so với thời điểm ký hợp đồng

❖ Đảm bảo căn cứ vào biến động giá cả

Đây là biện pháp ít được sử dụng trong thực tế vì tính chất không ổn định và không chính xác khi xác định chỉ số giá cả của các mặt hàng kinh doanh và dịch vụ du lịch

Số tiền phải thanh toán trong hợp đồng sẽ căn cứ vào tình hình biến động của chỉ số giá cả mà thay đổi một cách tương ứng

II.5 Bài tập

Câu hỏi 1: Hãy giải thích sự cần thiết phải ký kết hợp đồng du lịch quốc tế?

Câu hỏi 2: Hợp đồng du lịch quốc tế là gì?

Câu hỏi 3: Các nội dung của hợp đồng du lịch quốc tế là gì?

Câu hỏi 4: Khi xây dựng hợp đồng du lịch quốc tế cần lưu ý những điểm nào? Câu hỏi 5: Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng tới các điều kiện về tài chính và tiền tệ trong hợp đồng du lịch quốc tế?

Câu hỏi 6: Trong điều kiện về địa điểm thanh toán, vì sao cả bên bán và bên mua đều muốn đàm phán địa điểm thanh toán hợp đồng tại nước mình?

Câu hỏi 7: Bên mua có thể thanh toán cho bên bán vào những thời gian nào?

A Sau khi ký hợp đồng và trước khi bên mua gửi khách du lịch sang bên bán

B Ngay sau khi ký hợp đồng du lịch quốc tế

C Sau khi bên bán đã phục vụ xong đoàn khách du lịch do bên mua gửi

D Cả 3 phương án trên

Câu hỏi 8: Trong các điều kiện sau, điều kiện nào không phải điều kiện về tiền tệ?

A Điều kiện về địa điểm thanh toán

B Điều kiện về đồng tiền tính giá

C Điều kiện về đồng tiền thanh toán

D Điều kiện về các biện pháp đảm bảo rủi ro tiền tệ

Câu hỏi 9: Đâu không phải là những rủi ro về tài chính do bên nhận khách du lịch gây ra?

A Không cung cấp đủ dịch vụ cho khách du lịch theo số lượng đã thỏa thuận

B Không đảm bảo chất lượng của các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch

C Cả A và B

D Không thanh toán đầy đủ giá trị hợp đồng

Trang 39

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 18

Câu hỏi 10 Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tiền tệ là gì?

Tổng kết lại những kiến thức đã được học trong bài đọc này

Sau khi hoàn thành bài học, chúng ta cần nắm được các kiến thức cơ bản:

- Phân tích được bản chất và trình bày được các nội dung của hợp đồng du lịch quốc

tế Trong đó, người học sẽ chỉ ra được các nội dung cơ bản, sự cần thiết dẫn đến việc ký kết một bản hợp đồng du lịch quốc tế

- Giải thích được các lưu ý và yếu tố tác động đến việc ký kết hợp đồng du lịch quốc tế

- Trình bày được các điều kiện về tài chính trong hợp đồng du lịch quốc tế Từ đó phân tích được những rủi ro về điều kiện tài chính và tiền tệ mà cả hai bên đối tác khi tham gia vào ký kết hợp đồng du lịch quốc tế có thể tạo ra và các biện pháp ngăn ngừa

IV HƯỚNG DẪN - GIẢI ĐÁP BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi 1:

Trên thực tế, hiện nay, chỉ có khoảng 45% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với mục đích du lịch và nghỉ dưỡng thuần túy Trong số lượng đó có phần không nhỏ là lượng khách đi du lịch và nghỉ dưỡng tại Việt Nam thông qua các Hợp đồng du lịch quốc tế Chính vì vậy, việc xây dựng và nắm chắc các nội dung và nguyên tắc xây dựng một bản hợp đồng du lịch quốc tế là rất cần thiết đối với không chỉ các cá nhân, các công ty cung cấp dịch vụ du lịch quốc tế mà với cả các tổ chức quản lý dịch vụ du lịch quốc tế

Về mặt nguyên tắc, hợp đồng du lịch quốc tế sẽ được ký kết giữa những đối tác theo ba trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Công ty lữ hành Việt Nam xây dựng chương trình du lịch, ký hơp đồng với doanh nghiệp lữ hành gửi khách ở nước ngoài

Trang 40

Thanh toán quốc tế trong du lịch - Bài 2 Trang 19

- Trường hợp 2: Công ty lữ hành nước ngoài xây dựng chương trình du lịch, ký hơp đồng với doanh nghiệp lữ hành nhận khách tại Việt Nam

- Trường hợp 3: Công ty lữ hành nước ngoài xây dựng chương trình du lịch ký hợp đồng với các nhà cung ứng du lịch Việt Nam (khách sạn, nhà hàng, đơn vị vận chuyển,…)

Câu hỏi 2:

Hợp đồng du lịch quốc tế về bản chất được hiểu là một dạng đặc biết của bản hợp đồng kinh tế quốc tế Dưới góc độ luật pháp, hợp đồng du lịch quốc tế là một thoả hiệp kí kết giao kèo giữa những đối tác (bình đẳng về pháp luật) của các quốc gia khác nhau về việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các mối quan hệ quốc tế trong việc trao đổi khách

du lịch hoặc cung ứng những dịch vụ du lịch với một khối lượng nhất định, ở những điều kiện tài chính – tiền tệ nhất định và với một thời hạn nhất định

Câu hỏi 3: Các nội dung của bản hợp đồng du lịch quốc tế, người ta chia nó thành

những thành phần sau:

- Đối tượng của hợp đồng;

- Giá cả của các dịch vụ du lịch được cung cấp và sử dụng;

- Những điều kiện về bảo hiểm y tế;

- Những điều kiện về khiếu nại và giải quyết những khiếu nại;

- Những điều kiện về xử phạt khi không thực hiện cam kết;

- Những điều kiện về tài chính;

- Những điều kiện về tiền tệ;

- v.v…

Câu hỏi 4: Để bản hợp đồng du lịch quốc tế có hiệu lực và đảm bảo tối đa quyền

lợi của các bên liên quan, cần lưu ý những điểm sau đây:

- Trong cơ chế kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt về thị trường dễ dẫn đến

sự khó khăn nhất định trong việc lựa chọn thị trường và đối tác kinh doanh Từ đó, dẫn đến việc đảm bảo được tính liên tục và chính xác cho những điều khoản đã kí kết trong hợp đồng là không dễ thực hiện Một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ du lịch thường có số vốn nhỏ và khả năng duy trì hoạt động kinh doanh không phải lúc nào cũng đảm bảo tính thường xuyên và liên tục Điều này sẽ dẫn đến khả năng có thể phá sản của các doanh nghiệp này thì những hợp đồng du lịch quốc tế có thể không phải

Ngày đăng: 03/06/2024, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN