Tập bài giảng Pháp luật môi trường trong kinh doanh - Trường Đại học Luật Hà Nội - Nguyễn Văn Phương chủ biên, Vũ Thu Hạnh

352 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tập bài giảng Pháp luật môi trường trong kinh doanh - Trường Đại học Luật Hà Nội - Nguyễn Văn Phương chủ biên, Vũ Thu Hạnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Tập bài giảng

PHAP LUAT MOI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH

Trang 2

103/2013/CXB/07-06/TP

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

Tập bài giảng

PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG

TRONG KINH DOANH

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP

HÀ NOI - 2013

Trang 4

Chủ biên

TS NGUYÊN VĂN PHƯƠNG

Tập thể tác giả

TS NGUYEN VĂN PHƯƠNG Chương I, VIII

PGS.TS VU THU HANH Chuong III

TS VU THI DUYEN THUY Chuong IV, VI TS LUU NGOC TO TAM Chương VII, IX ThS DANG HOANG SƠN Chương V, X TS NGUYEN VAN PHUONG

NGUYEN THI HANG Chuang Il

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Cùng với những nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành CÔNG, góp phân không nhỏ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh cũng gây ra không ít bất lợi cho môi trường Tình trạng làm ô nhiễm và suy thoái môi trường trong quá trình tiễn hành các hoạt động kinh doanh đang ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết của không it các chủ thể kinh doanh về các quy định của pháp luật môi trường trong kinh doanh, trình độ và năng lựccủa các cơ quan quan lí nói chung và can bộ quan li, các doanh nghiệp nói riêng về quản lí môi trường trong kinh doanh còn yếu kém.

Việc trang bị hệ thong kién thitc vé pháp luật môi trường trong kinh doanh cho các sinh viên luật - những người trực tiếp xây dựng pháp luật, thực thi và giám sát thực thi pháp luật trong tương lai là hết sức cân thiết, góp phan trang bị hệ thong kiến thức và kĩ năng toàn diện cho sinh viên, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi về trình độ của cử nhân luật trong thời kì hội nhập và phát triển bên vững.

Trang 6

Dé dua môn học pháp luật môi trường trong kinh doanh vào giảng dạy và học tập trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Ha Nội, việc biên soạn tap bài giảng la can thiết Mac dù tập thể tác giả đã rất có gắng nhưng tập bài giảng khó có thé đáp ứng mọi nhu cau của người học cũng như thực tiễn sinh động của vấn dé bảo vệ môi trường trong kinh doanh Truong Dai học Luật Hà Nội xin trân trọng giới thiệu Tập bàigiảng pháp luật môi trường trong kinh doanh, mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc dé tập bài giảng được hoàn thiện hơn trong lan tái bản.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 7

CHƯƠNG I

NHỮNG VAN DE LÍ LUẬN

VE PHÁP LUẬT MOI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH L QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ VAN DE MOI TRUONG

Với trình độ khoa hoc, kĩ thuật, công nghệ hiện nay, không có hoạt động sản xuất nào không ảnh hưởng đến môi trường Nếu đòi hỏi hoạt động sản xuất hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì có thể sẽ không có bất kì hoạt động phát triển kinh tế nào được thực hiện Từ đó, kinh tế sẽ bị đình trệ và hệ quả là không thể phát triển kinh tế-xã hội, không bảo đảm phát triển bền vững Dé có thé bao đảm phát triển bền vững về kinh tế-xã hội, cần phải kiểm soát và khống chế mức độ tác động của hoạt động kinh tế-xã hội tới môi trường Các hành vi gây hủy hoại, tàn phá môi trường cần phải được hạn chế hoặc loại trừ Hoạt động phát triển kinh tế phải bảo đảm phù hợp với khả năng hồi phục của môi trường và mức độ có thể tiếp nhận các ảnh hưởng từ hoạt động kinh tế tới môi trường Cũng cần phải xem xét mối tương quan giữa những ảnh hưởng bắt lợi đối với môi trường so với hiệu quả kinh tế đem lại.

Trang 8

Bên cạnh đó, các van đề môi trường như ô nhiễm, suy thoái môi trường có thé tác động tiêu cực tới hiệu qua sản xuất, kinh doanh thông qua những ảnh hưởng bat lợi của chất lượng môi trường tới sức khoẻ người lao động, phát sinh những chi phíngoại ứng cho hoạt động kinh doanh, làm tăng giá thành sản pham, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Giải quyết tối ưu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh và van đề môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ tốt hơn môi trường sống của con người.

1 Khái niệm kinh doanh

Dưới góc độ kinh tế, kinh doanh là phạm trù gắn liền với sản xuất hang hoá, là tổng thé các hình thức, phương pháp và biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế Kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đôi, tiêu dùng các của cải vật chất xã hội nhằm thu về giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu.

Theo khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tat cả các công đoạn của quá trình đâu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục dich sinh loi”.

Theo đó, kinh doanh có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau đây:

- Kinh doanh là hoạt động liên tục, mang tính nghề nghiệp và do những người, nhóm người, tổ chức mà nghề nghiệp chính của họ là kinh doanh, sống bằng nghề kinh doanh.

Trang 9

- Hoạt động kinh doanh không nhất thiết phải bao gồm tất cả các công đoạn dé đạt kết quả cuối cùng mà chỉ cần thực hiện một trong các công đoạn: đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ Theo nguyên tắc tự do kinh doanh, các nhà kinh doanh có quyền lựa chọn một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình kinh doanh phù hợp với nhu cầu, khả năng và điều kiện của mình Nhằm bảo đảm những lợi ích công cộng, pháp luật hiện hành quy định chủ thể kinh doanh một số ngành nghề nhất định phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định mới được tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành, nghề đó (kinh doanh có điều kiện).

- Hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trường, phản ánh mỗi quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh thông qua quan hệ mua bán, trao đổi, tiêu dùng Những quan hệ nay phan ánh quan hệ hàng hoá-tiền tệ

- Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận.

Khái niệm kinh doanh là cơ sở cho việc xác định các lĩnh vực cần kiểm soát về mặt môi trường trong hoạt động kinh tế cua con người.

Trong các công đoạn cua hoạt động kinh doanh thì hoạt động đầu tư, sản xuất và dịnh vụ có những tác động tới môi trường rõ nét nhất Hoạt động tiêu thụ sản phẩm hầu như không có mối quan hệ trực tiếp tới vấn đề môi trường Tác động qua lại giữa các công đoạn của hoạt động kinh doanh với môi trường là cơ sở cho việc hình thành nhu cầu bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong hoạt động kinh doanh.

Trang 10

2 Tác động của hoạt động kinh doanh tới vấn đề môi trường

Hoạt động kinh doanh có những tác động tích cực tới môitrường nhưng cũng làm phát sinh những tác động tiêu cực tớimôi trường.

2.1 Tác động tích cực

Có thể khái quát những tác động tích cực của hoạt động kinh doanh tới môi trường thông qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, hoạt động kinh doanh có thể tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường Chang hạn như hoạt động kinh doanh du lich làm phát sinh nhu cầu xây dựng các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch Các công trình này góp phan cải tạo môi trường sống tốt hơn cho con người Hoạt động kinh doanh có tác động tích cực tới môi trường khi chủ thể gắn hoạt động kinh doanh với hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường, chang hạn như những hoạt động: Đầu tư trồng rừng, phủ xanh dat trống, đôi núi trọc; đầu tư phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư thu gom, xử lí chất thải

Thứ hai, hoạt động kinh doanh tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước, là nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi

trường Một số lĩnh vực kinh doanh như hoạt động nhập khâu

và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường, có tác động tích cực cho việc giải quyết các vẫn đề môi trường.

Trang 11

Thứ ba, việc phát triển ngành công nghiệp môi trường, công nghệ tái chế, xử lí chất thải góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.

2.2 Tác động tiêu cực

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh phát triển, đặc biệt là hoạt động sản xuất, làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tai nguyên thiên nhiên Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên, nhiên, vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thé tạo ra những ảnh hưởng bat lợi cho môi trường Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên thấp cũng làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt.

Thứ hai, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng làm phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng tới môi trường Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đã và đang tạo ra những tác động xấu tới môi trường Ví dụ nôi cộm nhất như vấn dé chất thải trong hoạt động công nghiệp, vấn đề sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động nông nghiệp, vấn đề ô nhiễm không khí, tiếng ồn trong hoạt động giao thông vận tai ”

Thứ ba, việc phát triển kinh tế theo chiều rộng, nghĩa là chủ

yếu tăng đầu vào (vốn, nguyên, nhiên vật liệu, lao động ), mà

(1).Xem thêm: Bộ tài nguyên và môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia

Trang 12

chưa chú trọng tăng trưởng theo chiều sâu dẫn đến nhiều hệ quả xấu về môi trường Bên cạnh đó, việc phân bố công nghiệp không hợp lí đã làm phát sinh những vấn đề môi trường không đáng có Xu hướng tập trung công nghiệp gần khu đô thị càng làm cho những vấn đề môi trường trầm trọng thêm.” Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã xác định mục tiêu chuyền đổi nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch nhằm bảo đảm phát triển bền vững Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn dé có thé thực hiện mục tiêu này trên thực tế Trong tương lai gần, chính sách phát triển kinh tế vẫn còn ảnh hưởng xâu tới môi trường.

The tư, hoạt động kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm phát sinh những vẫn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khâu những sản phẩm hàng hoá không thân thiện với môi trường vào Việt Nam, trong đó có thê là những chất thải độc hại.

3 Tác động của vấn đề môi trường tới hoạt động kinh doanh

Phụ thuộc vào chất lượng môi trường và các van đề môi trường phát sinh, môi trường có thể tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh.

3.1 Tac động tích cực

Thứ nhất, các thành phần môi trường, đặc biệt là các

(1).Xem: Bộ tài nguyên và môi trường, tlđd, tr 14, 15.

Trang 13

nguồn tài nguyên, là một trong những điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn tài nguyên 6n định và bền vững sẽ bảo đảm cho hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển hoạt động khai thác, sản xuất bền vững Chat lượng môi trường, các nguồn tai nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng tới sự tồn tại va phát triển một số lĩnh vực kinh doanh, ví dụ như các ngành khai thác tài nguyên khoáng sản,thủy sản hoặc du lịch.

Thứ hai, chất lượng môi trường phù hợp sẽ bảo đảm cho hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững thông qua sự ổn định về chất lượng sức lao động, chất lượng nguồn nguyên, nhiên, vật liệu Các điều kiện này có thể đạt được bởi chính chủ thể kinh doanh, thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường để tạo ra chất lượng tôi ưu trong môi trường lao động của cơ sở sản xuất, kinh doanh nhưng cũng có thể phụ thuộc vào chất lượng môi trường chung, không hoặc ít phụ thuộc vào hành vi bảo vệ môi trường của chủ thê kinh doanh.

3.2 Tác động tiêu cực

Thứ nhất, chất lượng môi trường có thé làm phát sinh những chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua những vấn đề liên quan đến sức lao động, chi phí ngoại ứng đối với chất lượng nguồn nguyên, nhiên, vật liệu và từ đó làm tăng giá thành sản phâm.

Thứ hai, chất lượng môi trường không bảo đảm sẽ ảnh hưởng tới tính bền vững trong hoạt động kinh doanh Những bất ôn này có thé là sự bất ồn về chất lượng cũng như số lượng 13

Trang 14

nguồn cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất kinh doanh, những bat ổn phát sinh từ thiệt hai do ô nhiễm môi trường gây ra cho các chủ thể kinh doanh.

4 Giải quyết mỗi quan hệ giữa hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường

Giải quyết tốt mỗi quan hệ giữa hoạt động kinh doanh và van đề bảo vệ môi trường không chỉ bảo đảm chất lượng môi trường sống mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển bền vững là mục tiêu mà các quốc gia cũng như Việt Nam theo đuổi nham giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, trong đó có mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh và vấn đề môi trường Nguyên tắc 8 của Tuyên bố chung tại Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển năm 1992 đưa ra phương thức giải quyết mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề môi trường Theo đó, “dé dat được sự phát triển lâu bên và một chất lượng cuộc sống cao hơn cho mọi người, các quốc gia nên giảm dân và loại trừ những phương thức sản xuất và tiêu dùng không lâu bên” Như vậy, bản chất của phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh là việc thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh và hướng tới ngày càng thân thiện với môi trường Mục tiêu này có thé đạt được thông qua những hình thức sau:

- Quyết định chính sách kinh tế: Chính sách kinh tế của quốc gia có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn phương thức sản xuất và tiêu dùng Chính sách kinh tế không chỉ chú trọng tới

Trang 15

hoạt động phát triển kinh tế mà còn phải gắn với việc đổi mới phương thức sản xuất và tiêu dùng phù hợp với quan điểm phát triển bền vững nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh Để tiến tới nên kinh tế xanh, việc hoạch định chính sách kinh tế cần phải chuyền từ tư duy sản xuất dựa trên hệ thống sản xuất mở, trong đó quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu khai thác từ tự nhiên sản xuất ra sản phẩm, đồng thời chất thải được thải ra môi trường sang hệ thống sản xuất khép kín, trong đó các quá trình sản xuất sử dụng lại chất thải ở mức tối đa, lượng chất thải còn lại được xử lí trước khi quay vòng sản xuất hoặc thải ra môi trường Hệ thống sản xuất khép kín có thể được diễn ra ở cả cấp độ cơ sở sản xuất, khu vực, trên quy mô toàn ngành, lĩnh vực và trên bình diện quốc gia.

- Ban hành pháp luật và thực thi pháp luật môi trường trong kinh doanh: Pháp luật là công cụ đặc biệt quan trong để bảo đảm giải quyết tối ưu mối quan hệ giữa kinh doanh và vấn đề môi trường Các quy định này hướng tới mục tiêu hạn chế đến mức tôi đa những ảnh hưởng tới môi trường của hoạt động kinh doanh nhưng vẫn bao đảm sự tăng trưởng bền vững trong hoạt động kinh doanh.

II BẢO VỆ MOI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH 1 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong kinh doanh Hoạt động kinh doanh là một trong những tác nhân làmcho môi trường trở nên xâu đi và ảnh hưởng tới đời sông củacon người Do đó, Nhà nước cân phải can thiệp vào quá trình

15

Trang 16

kinh doanh của các chủ thể nhăm hạn chế hoặc loại trừ những ảnh hưởng xấu của hoạt động này tới môi trường và đời sống con người.

Thông thường, nhà kinh doanh nào cũng muốn đạt lợi nhuận cao nhất nên ít ai muốn phải chi phí thêm làm ảnh hưởng đến doanh thu Tuy nhiên, để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp ý thức rằng không thê phát triển mà bỏ qua sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả các đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế Các nhà quản lí doanh nghiệp quốc tế không những biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận cho công ti mà còn ý thức rất rõ việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững lợi ích đó Một trong những điều kiện đó là trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ thé kinh doanh hoặc ít nhất không vì lí do kinh tế mà gây hại đến môi trường Đây là một trong những loại “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate Social Responsibility).

Từ những năm 1970, luận điểm nỗi tiếng của nhà kinh tế hoc Milton Friedman - “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận của họ” đã chiếm lĩnh các diễn đàn tranh luận từ giới khoa học, chính trị đến các tầng lớp doanh nhân Thực hiện “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” nhanh chóng trở thành xu hướng của tang lớp tiễn bộ ở các nước phát triển Sau gần 30 năm, quan điểm này tiếp tục phát triển và phé biến rộng rãi, thành nguyên tắc bắt buộc cho hầu hết các tập đoàn và công ti đa quốc gia Không những ràng buộc trong phạm trù đạo đức, phần lớn các nguyên tắc này đã được luật hoá hoặc

Trang 17

được công nhận bat thành văn trên sân chơi toàn cầu Do đó, để có thể tối ưu hoá lợi nhuận, các chủ thể kinh doanh cũng chú trọng tới việc giải quyết các vấn đề về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2 Các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh Theo cách tiếp cận chủ thể bảo vệ môi trường trong kinh doanh, các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh được thực hiện bởi Nhà nước và các chủ thể kinh doanh.

Với tư cách là một chủ thể áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh, Nhà nước có thé áp dụng các biện pháp sau đây:

Thứ nhất, biện pháp mang tính chính trị Nhà nước xác định phương hướng bảo vệ môi trường trong kinh doanh thôngqua chủ trương, chính sách của mình.

Với những chính sách phát triển kinh tế và chính sách bảo vệ môi trường trong kinh doanh khác nhau có tác động tới kinh tế và môi trường khác nhau Với cùng mục đích tăng trưởng kinh tế-xã hội nhưng chính sách phát triển kinh tế theo chiều rộng hoặc chính sách phát triển kinh tế theo chiều sâu sẽ làm phát sinh những vấn đề môi trường ở những mức độ khác nhau Chính sách bảo vệ môi trường ở những mức độ nghiêm ngặt khác nhau sẽ tác động tới mức độ, tốc độ phát triển kinh tế khác nhau.

(1).Xem: Lương Phan - Nguyễn Chính Tâm, “Trách nhiệm xã hội, góc nhìn từ

doanh nghiệp”, http://www vietnamforumcesr.net/default.aspx?portalid=1 &tabid=336&itemid=3520, truy cập ngày 26/12/2012.

17

Trang 18

Thứ hai, biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức và thái độ bảo vệ môi trường của các chủ thé có liên quan như chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng.

Các chủ thé kinh doanh khi có ý thức bảo vệ môi trường sẽ áp dụng những biện pháp phù hợp trong quá trình thực hiệnhành vi kinh doanh Bên cạnh đó, khi người tiêu dùng có ý

thức bảo vệ môi trường và từ đó lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc phản ứng, tay chay đối với hàng hoá, sản phẩm của chủ thé kinh doanh có những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường Dé có thé bán được hang hoá, sản phẩm, các chủ thé kinh doanh phải đáp ứng những yêu cầu của người tiêu dùng Thông qua đó, người tiêu dùng sẽ định hướng hành vi của các chủ thể kinh doanh.

Thứ ba, biện pháp khoa học, kĩ thuật, công nghệ Áp dụng những tiến bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ sẽ loại trừ hoặc hạn chế việc phát sinh những ảnh hưởng xấu tới môi trường của hoạt động kinh doanh Nhà nước có thể có những chính sách nhằm khuyến khích các chủ thể kinh doanh áp dụng các biện pháp khoa học, kĩ thuật, công nghệ để giảm thiểu các tác động của hoạt động kinh doanh tới môi trường.

Thứ tư, biện pháp kinh té-tai chính.”) Thông qua biện pháp kinh tế, tài chính, Nhà nước gắn kết lợi ích kinh tế của doanh nghiệp với lợi ích môi trường của cộng đồng và từ đó định hướng hành vi của doanh nghiệp ngày càng thân thiện với môi trường.

(1) Biện pháp kinh tế-tài chính và pháp luật về vấn đề này sẽ được trình bày

cụ thê tại Chương 2.

Trang 19

Thứ năm, biện pháp pháp lí Thông qua biện pháp pháplí, Nhà nước xác định nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các chủ thé kinh doanh khi các chủ thé này thực hiện những hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực cụ thé Vai trò và đặc trưng của biện pháp pháp lí sẽ được trình bày ở những nội dung tiếp theo.

Bên cạnh các biện pháp bảo vệ môi trường mà Nhà nước triển khai, áp dụng, các chủ thể kinh doanh, vì lợi ích của mình cũng có thể áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh Các biện pháp bảo vệ môi trường của các chủ thé kinh doanh rất đa dạng nhưng có thể bao gồm các biện pháp chủ yếu sau đây:

Thư nhất, nâng cao ý thức của người lao động trong van dé vệ sinh môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải.

Khi áp dụng biện pháp này, các chủ thé kinh doanh sẽ bảo đảm nguồn nhân lực 6n định cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua việc cải thiện môi trường lao động và từ đó sức khoẻ người lao động cũng được bảo đảm Việc giảm thiểu chất thải cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu trong quá trình sản xuất và từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thur hai, nghiên cứu, áp dụng các biện pháp khoa học, ki thuật dé giảm thiểu tác động tới môi trường và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Việc giảm thiểu phát thải chất thải, những tác động tới môi trường trong những trường hợp nhất định cũng là lợi ích 19

Trang 20

của các chủ thê kinh doanh Thông qua việc áp dụng các biện pháp khoa học, kĩ thuật, công nghệ, các chủ thể kinh doanh cũng có thê tăng hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu Điều này đồng nghĩa với việc chủ thé kinh doanh sẽ có thé tiết kiệm chi phí sản xuất Bên cạnh đó, việc giảm thiểu phát thải chất thải, những tác động tới môi trường cũng tránh cho chủ thể kinh doanh phải gánh chịu những rủi ro trong kinh doanh, tránh được phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí theoquy định của pháp luật.

Khi phát sinh nhu cầu trong nước và quốc tế đối với những sản phẩm thân thiện với môi trường, dé có thé bảo đảm lợi ích của mình, các chủ thể kinh doanh phải sản xuất, kinh doanh các hàng hoá, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường Theo đó, các chủ thể kinh doanh phải áp dụng các biện pháp khoa học, kĩ thuật, công nghệ để cải tiến hoặc thay đôi sản phẩm ngày càng thân thiện với môi trường hơn.

Thứ ba, các biện pháp mang tính tổ chức, quản lí.

Với việc áp dụng phương thức tổ chức, quan lí, các chủ thé kinh doanh không những tiết kiệm được chi phí trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh mà còn quản lí môi trường tốt hơn Qua đó, những yếu tố phát sinh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường có thể hạn chế hoặc loại trừ Biểu hiện của biện pháp này có thé là việc áp dụng các biện pháp như: phương pháp sản xuất, chế biến liên quan đến sản phẩm; phương pháp sản xuất, chế biến không liên quan đến sản phẩm, chu trình sản xuất sạch hơn

Trang 21

II PHÁP LUAT MOI TRUONG TRONG KINH DOANH 1 Khái niệm pháp luật môi trường trong kinh doanh1.1 Pháp luật môi trường trong kinh doanh - môn khoahọc chuyên ngành

Pháp luật môi trường trong kinh doanh là môn khoa họcpháp lí chuyên ngành Pháp luật môi trường trong kinh doanh được hình thành bởi nhu cầu của xã hội, của Nhà nước trong việc kiểm soát những tác động xấu tới môi trường của hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Đối tượng nghiên cứu của pháp luật môi trường trong kinh doanh là các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh có ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Như vậy, chủ thể của mối quan hệ xã hội mà pháp luật môi trường trong kinh doanh điều chỉnh chỉ là các chủ thé thực hiện hoạt động kinh doanh Trong khi đó, chủ thé của

mối quan hệ xã hội mà Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh

bao gồm tất cả các chủ thể có hoạt động kinh doanh hoặc không có hoạt động kinh doanh.

Có cùng một nhóm chủ thé nhưng pháp luật môi trường trong kinh doanh điều chỉnh các quan hệ xã hội khác với Luật thương mại Luật thương mại điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thương mại, hoạt động kinhdoanh vì mục đích sinh lợi Trong khi đó, pháp luật môi trường trong kinh doanh chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh có phát sinh hoặc có nguy cơ

21

Trang 22

làm phát sinh những yếu tố ảnh hưởng tới môi trường hoặc có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.

1.2 Pháp luật môi trường trong kinh doanh - lĩnh vực phápluật chuyên ngành

Cho tới thời điểm hiện nay, chưa có định nghĩa chính thống về pháp luật môi trường trong kinh doanh Không dé để xác định một cách chính xác phạm vi, ranh giới của pháp luật môitrường trong kinh doanh với các lĩnh vực pháp luật khác Có thé còn có nhiều tranh luận về khái niệm pháp luật môi trường trong kinh doanh nhưng từ khái niệm kinh doanh, mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường trong kinh doanh đã được trình bày ở phan trên, có thé định nghĩa: Pháp luật môi trường trong kinh doanh là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lí điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quá trình bảo vệ có hiệu quả môi trường sống của con người khi các chủ thể tiễn hành hoạt động kinh doanh.

Định nghĩa trên đây về pháp luật môi trường trong kinh doanh cho thấy cần xác định nguyên lí cơ bản là các quan hệ xã hội phát sinh thuộc phạm vi tác động của pháp luật môi trường trong kinh doanh phải gắn với việc bảo vệ môi trường sông của con người Như vậy, pháp luật môi trường trong kinh doanh sẽ không bao gồm các chế định điều chỉnh tất cả các mối quan hệ phát sinh của hoạt động kinh doanh mà chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến các khía cạnh môi trường trong hoạt động kinh doanh Các vẫn đề của pháp luật

Trang 23

môi trường trong kinh doanh chỉ nảy sinh khi hoạt động kinh doanh gây ra hoặc có nguy cơ gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nhập khẩu nếu không được kiểm soát một cách thích đáng sẽ gây ra những tác động không nhỏ cho chất lượng môi trường sông của con người.

Các quan hệ xã hội mà các quy phạm pháp luật môi trường trong kinh doanh có thé được phân loại theo các nhóm sau đây: Thứ nhát, theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh, pháp luật môi trường trong kinh doanh điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình con người tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, xuất, nhập khâu

Thứ hai, theo chủ thê tham gia vào mối quan hệ xã hội, pháp luật môi trường trong kinh doanh gồm các nhóm quan hệ xã hội giữa: Nhà nước và chủ thể kinh doanh; giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và giữa chủ thé kinh doanh với các tổ chức, cá nhân khác Các quan hệ xã hội liên quan đến môi trường phát sinh khi các chủ thê thực hiện những hoạt động kinh doanh.

2 Các nguyên tắc của pháp luật môi trường trong kinh doanh

Nguyên tắc của pháp luật là những nguyên lí, những tư tưởng chính trị, pháp lí cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng vàthực thi pháp luật Cũng như pháp luật môi trường, pháp luậtmôi trường trong kinh doanh là lĩnh vực pháp luật non trẻ không chỉ đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam mà còn đối 23

Trang 24

với hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển Do đó, không dễ dàng xác định chính xác phạm vi cũng như các nguyên tắc của pháp luật môi trường trong kinh doanh như các lĩnh vực pháp luật truyền thống khác Các nguyên tắc của pháp luật môi trường trong kinh doanh phải căn cứ vào mục đích cần đạt được của lĩnh vực pháp luật này Pháp luật môi trường trong kinh doanh, với tư cách là“màng lọc” những ảnh hưởng tới môi trường của hoạt động kinh doanh, có mục đích hạn chế hoặc loại trừ các ảnh hưởng tới môi trường của hoạt động kinh doanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế Do đó, các nguyên tắc của pháp luật môi trường trong kinh doanh bao gồm:

Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững.

Phát triển bền vững thực chất là sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường và các lợi ích khác Nói cách khác, phát triển bền vững là bảo đảm đồng thời, cân bằng và lâu dài lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích môi trường trong hoạt động phát trién.

Nguyên tắc phát triển bền vững của pháp luật môi trường trong kinh doanh phải đáp ứng những đòi hỏi sau đây:

- Việc hoạch định chính sách phát triển đất nước, vùng, địa phương và chủ thê kinh doanh phải cân nhắc một cách cân đối giữa lợi ích kinh tế của chủ thể kinh doanh và lợi ích môi trường của cộng đồng.

- Cần hoàn thiện quy trình hình thành và quyết định chính sách phát triển kinh tế nhằm tăng cường tính công khai, minh

Trang 25

bạch trong hình thành và quyết định chính sách Để đáp ứng đòi hỏi này cần có cơ chế nhăm bảo đảm sự tham gia của các chủ thé có liên quan trong việc hình thành chính sách.

- Việc hạn chế quyền tự do kinh doanh của các chủ thể thông qua các quy định về môi trường của pháp luật môi trường trong kinh doanh phải được xem xét trên nguyên lí:

Việc hạn chế thông qua các quy định cắm, quy định kiểm soát chỉ được thực hiện khi các lợi ích công cộng về môi trường lớn hơn, quan trọng hơn các lợi ích kinh tế của chủ thể kinh doanh va không còn phương tiện nao khác để đạt được mục tiêu này.

Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm tính hợp lí giữa sự can thiệp của Nhà nước và và sự tự quyết của chủ thể kinh doanh trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Với những điều kiện nhất định, như trên đã đề cập, bảo vệ môi trường là nhu cầu của Nhà nước nhưng cũng là nhu cầu của chủ thé kinh doanh Do đó, cần bảo đảm tính hợp lí giữa sự can thiệp của Nhà nước va sự tự quyết của chủ thé kinh doanh trong bảo vệ môi trường Tính hợp lí cho việc giải quyết mối quan hệ nay phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau như: 1) van đề môi trường phat sinh; 2) ý thức của người tiêu dùng va cơ chế để người dân tự bảo vệ mình trước những hành vi gây ảnh hưởng tới môi trường của chủ thể kinh doanh; 3) hiệu quả của việc vận hành cơ chế thị trường đối với việc giải quyết van đề môi trường Về mặt lí luận, khó có thể chỉ ra ranh gidi cua tinh hop li nay Tuy nhién, trong qua trinh giai quyét timg van 25

Trang 26

đề hoặc nhóm vấn đề môi trường trong kinh doanh bằng pháp luật, Nhà nước cần xác định ranh giới này trên cơ sở nguyên lí “Nhà nước chỉ can thiệp khi các tô chức, cá nhân không thé tự bảo vệ mình trước những ảnh hưởng tới môi trường của hoạtđộng kinh doanh”.

Nguyên tắc này có những đòi hỏi sau đây:

- Phải kết hợp giữa công cụ hành chính và công cụ kinh tế trong quản lí môi trường trong kinh doanh Hành vi kinh doanh của các chủ thé là hướng tới tìm kiếm lợi nhuận và do đó quan lí môi trường trong kinh doanh chỉ đạt hiệu quả cao khi gắn kết được lợi ích môi trường của cộng đồng với lợi ích kinh tế của chủ thé kinh doanh.

- Cần có lộ trình áp dụng cơ chế khuyến khích nhăm chuyên hoá việc thực hiện những nghĩa vụ mang tính pháp lí trong lĩnh vực môi trường sang việc tự nguyện bảo vệ môi trường của chủ thé kinh doanh.

Tứ ba, nguyên tắc hợp tác.

Nhu cầu hợp tác xuất phát từ phía Nhà nước và từ phía các chủ thé kinh doanh, được hình thành bởi những căn cứ sau đây:

Một là những quyết định của chủ thé kinh doanh và co quan nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những quyết định liên quan đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Những quyết định chỉ dựa trên ý chí và quyền lợi đơn lẻ hoặc xem xét phiến diện không những sẽ không bảo đảm phát triển bền vững mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả áp dụng pháp luật.

Trang 27

Về phía chủ thé kinh doanh, sự hợp tác với co quan quản li nhà nước trong quá trình xây dựng pháp luật sẽ đáp ứng được nhu cầu chính đáng của hoạt động kinh doanh Sự hợp tác trong quá trình đưa ra quyết định và thực hiện quyết định cụ thê sẽ bảo đảm an toàn pháp lí cho hoạt động kinh doanh.

Về phía Nhà nước, sự hợp tác với các chủ thé kinh doanh sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước ban hành những quy định, quyết định phù hợp với thực tiễn.

Hai là nhu cầu hợp tác còn xuất hiện khi các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động kinh doanh Sự hợp tác giữa cơ quan quản lí nhà nước về môi trường và cơ quan quản lí kinh doanh, các cơ quan nhà nước quản lí các lĩnh vực cụ thé là điều kiện nhăm bảo đảm hiệu quả của hoạt động kiểm soát.

Nguyên tắc hợp tác có những đòi hỏi sau đây:

- Dé bảo đảm các quyết định được xem xét một cách toàn diện, các chủ thé có liên quan đến hoạt động kinh doanh phải hợp tác trong quá trình xây dựng, thực thi pháp luật môi trường trong kinh doanh, trong quá trình đưa ra quyết định cụ thê liên quan đến hoạt động kinh doanh.

- Phải bảo đảm vai trò của quá trình hợp tác trong lĩnh vực trao đối thông tin và khi cơ quan quản lí nhà nước thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động kinh doanh.

- Pháp luật môi trường trong kinh doanh phải quy định cụ thé, rõ ràng về các nội dung cần hợp tác trong quá trình thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng chủ thể, cơ chế hợp tác giữa các chủ thé và trách nhiệm khi vi phạm.

27

Trang 28

- Pháp luật phải xác định ranh giới sự hợp tác giữa các chủ thể kinh doanh và cơ quan nhà nước Trên thực tế, có một số chủ thé kinh doanh thường sử dụng những biện pháp cản trở, kế cả việc lợi dụng sự “hợp tác” với cơ quan quản lí nhà nước theo nghĩa tiêu cực làm ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luậtcủa cơ quan nhà nước Khi hoạt động kinh doanh có nguy cơ rõ ràng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường hoặc con người thì cơ quan nhà nước có thâm quyền phải sử dụng quyền lực của mình để bảo vệ lợi ích chung Từ đó thấy rằng, hợp tác rất quan trọng nhưng không thể được ưu tiên trước trách nhiệm thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước Đây là giới hạn của sự hợp tác giữa co quan nhà nước và chủ thé kinh doanh.

Thứ tư, nguyên tắc chi phí-lợi ích.

Theo nguyên tắc này, các chi phí (của Nhà nước, của doanh nghiệp) khi thực thị, thực hiện pháp luật môi trường trong kinh doanh phải được đặt trong mối quan hệ với những lợi ích thu được về mặt kinh tế-xã hội và môi trường Nguyên tắc này bảo đảm tính hiệu quả xã hội của pháp luật môi trường trong kinh doanh.

Nguyên tắc chỉ phí-lợi ích có đòi hỏi sau đây:

- Quá trình xây dựng pháp luật môi trường trong kinh doanh phải cân nhắc đầy đủ những chi phí mà Nhà nước cũng như doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các quy định của pháp luật cũng như những chi phí để phục hồi môi trường, phục hồi sức khoẻ con người trong mối quan hệ so sánh với tình trạng không có những quy định này.

Trang 29

- Quá trình xây dựng và thực thi pháp luật môi trường trong kinh doanh phải cân nhắc đầy đủ những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các quy định của pháp luật và những ảnh hưởng của nó tới lợi ích kinh tế-xã hội-môi trường Những lợi ích này phải được xem xét ở các khía cạnh liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của cả nền kinh tế, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.

3 Vai trò của pháp luật môi trường trong kinh doanh Không thể phủ nhận được vai trò của các chủ thể kinh doanh đối với hiệu quả công tác bảo vệ môi trường khi họ tự nguyện thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường Tuy nhiên, trong bối cảnh các chủ thể kinh doanh van còn chưa nhận thức được rang phát triển bền vững là phương thức tối đa hoá lợi nhuận một cách hiệu quả nhất thì việc xây dựng cơ chế khuyến khích dư luận đứng ra tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình và những biện pháp pháp lí với những chế tài thích hợp là những việc cần thiết để có thể bảo vệ môi trường trước những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh.

Theo đó, pháp luật môi trường trong kinh doanh có nhữngvai tro sau:

Thứ nhất, pháp luật môi trường trong kinh doanh thé chế hoá những yêu cầu bảo vệ môi trường của Nhà nước, của cộng đồng đối với hoạt động kinh doanh.

Pháp luật môi trường trong kinh doanh, nếu được xây dựng và thực thi có hiệu quả, sẽ hạn chế hoặc loại trừ những tác động tiêu cực tới môi trường của hoạt động kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường sống của con người, thông qua các 29

Trang 30

khía cạnh như:

1) Pháp luật môi trường trong kinh doanh góp phần ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường thông qua các quy định cắm thực hiện những hành vi này.

2) Pháp luật môi trường trong kinh doanh hạn chế những ảnh hưởng xấu tới môi trường phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông qua việc xác định những nghĩa vụ pháp lí trong lĩnh vực môi trường của các chủ thé kinh doanh, thông qua hình thức cho phép có kiểm soát về môi trường đối với những hành vi kinh doanh.

Thứ hai, pháp luật môi trường trong kinh doanh định hướng xây dựng “nền kinh tế xanh”, thân thiện với môi trường Cùng với sự tác động của người tiêu dùng, pháp luật môi trường trong kinh doanh có mục tiêu ngày càng hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu tới môi trường của hoạt động kinh doanh Điều này đồng nghĩa với việc có thể đạt được mục tiêu hình thành “nền kinh tế xanh”, thân thiện với môi trường thông qua việc xây dựng và thực thi pháp luật môi trường trong kinh doanh.

Thứ ba, pháp luật môi trường trong kinh doanh góp phần hình thành ý thức “trách nhiệm xã hội” của các chủ thé kinh doanh.

Pháp luật tác động vào ý thức của các chủ thé có liên quan trong xã hội Khi các chủ thể nhận thức được và thực hiện nghĩa vụ của mình, cùng với ý thức bảo vệ môi trường của các chủ thé kinh doanh được nâng lên, ý thức “trách nhiệm xã hội” của các chủ thể kinh doanh cũng được hình thành.

Trang 31

4 Xây dung và thực thi pháp luật môi trường trong kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Dé quá trình hội nhập kinh tế phù hợp với quan điểm phát

triển bền vững, cần nhận thức đúng đắn và giải quyết có hiệu quả môi quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh té- -xã hội va bảo vệ

môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là nền tang dé phát triển bền

vững song phát triển bền vững là tiêu chuân để kiểm định chất

lượng của tăng trưởng Do đó, tăng trưởng không phải thực hiện bằng mọi giá mà phải gắn với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dung có hiệu quả nguồn tài nguyên, tăng trưởng phải gắn với công băng xã hội, phát triển con người để bảo đảm được tính lâu dài và bền vững.

Thứ hai, các chính sách thương mại và các chính sách về tài nguyên, môi trường có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đây phát triển bền vững và có thé giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường Theo đó, một quốc gia, dé đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ôn định, bền vững cần khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên.

Thứ ba, chính sách và pháp luật môi trường không chỉ nhằm bảo vệ môi trường Việt Nam và góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu mà còn phải hỗ trợ cho hoạt động phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập thông qua việc thúc đây, tạođiều kiện phát triển thương mại quốc tế.

Trên cơ sở nhận thức này, việc xây dựng và thực thi pháp luật môi trường trong kinh doanh với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cần đáp ứng những yêu cầu sau:

2 |

Trang 32

- Pháp luật môi trường trong kinh doanh vừa phải bảo đảm chất lượng môi trường, khai thác hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vừa phải tạo hành lang pháp lí bảo đảm tính bền vững trong hoạt động kinh doanh.

- Pháp luật môi trường trong kinh doanh phải bảo đảm cho việc hàng hoá Việt Nam có thể xâm nhập thị trường các quốc gia phát triển Pháp luật môi trường trong kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu này bởi chính sách thương mại của các quốc gia luôn có xu hướng bảo vệ sản xuất trong nước thông qua các quy định phí, hạn ngạch và các yêu cầu về môi trường đối với sản phẩm Các quốc gia phát triển rất quan tâm tới việc chống lại và loại bỏ khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nhập khâu vào nước họ mà không tuân thủ các quy trình sản xuất, các sản pham không phù hop với yêu cầu bảo vệ môi trường Trong bối cảnh đó, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường là một trong những điều kiện dé phát triển hoạt động thương mại quốc tế và từ đó bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Pháp luật môi trường trong kinh doanh phải bảo đảm việc ngăn chặn hoạt động nhập khẩu các loại hàng hoá có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế gia tăng nguy cơ dịch chuyên ô nhiễm từ các quốc gia khác, đặc biệt là quốc gia phát triển vào Việt Nam Các công nghệ kém thân thiện với môi trường, các sản phâm đã bị cắm vì bị coi là không an toàn đối với môi trường và sức khoẻ con người tại các quốc gia khác, chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại có thể được đưa vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau Do đó, đây là yêu cầu nhằm bảo đảm chất lượng môi

Trang 33

trường sống của người dân trước nguy cơ “nhập khâu ô nhiễm” từ nước ngoài vào Việt Nam.

Đề đáp ứng những yêu cầu này, trong hoạt động xây dựng, áp dụng chính sách và pháp luật môi trường kinh doanh cần nghiên cứu, xem xét triển khai những định hướng sau day":

- Chính sách pháp luật môi trường trong kinh doanh cần có những quy định cụ thé đối với các hoạt động kinh tế trong nước nhằm định hướng và thúc day sử dụng tối ưu, bảo vệ được nguồn tài nguyên và hỗ trợ hàng hoá trong nước xâm nhập được những thị trường khó tính, vượt qua được các rào cản về môi trường của các quốc gia, đồng thời ngăn cản được những dòng vận động hàng hoá và đầu tư không thân thiện với môi trường xâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam.

- Các chính sách và pháp luật của Việt Nam không những cần phải bảo vệ hữu hiệu môi trường sinh thái và loại trừ việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam mà còn thúc đây và tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển Theo đó, Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu về các rào cản thương mại nảy sinh từ các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của nước ngoài nhằm hỗ trợ cho hoạt động lập pháp Trên cơ sở đó dé hình thành các chế định phù hợp với các yêu cầu của quốc gia nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường ở các nước nhập khẩu nhằm thúc đây hoạt động thương mại quốc tế.

(1).Xem thêm: TS Phạm Khôi Nguyên, May van đề về tài nguyên và môi

trường trong tiên trình hội nhập kinh tê quốc tê, http://www.monre gov.vn/monrenet/Default.aspx?tabid=225 &ItemID=2322, cập nhật ngày 12/01/2013.

35

Trang 34

- Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải bảo đảm đúng định hướng, phù hợp với thực tiễn của đất nước và thông lệ quốc tế, trong đó phải gắn việc phát triển kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường Nhằm khắc phục sự khác biệt giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tế, trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, cần nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài để từng bước có sự xích lại gần nhau giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế Cơ chế pháp lí phải thay đối và điều chỉnh cho phù hợp và hài hoà với yêu cầu của các hiệp định môi trường đa phương của các khối kinh tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.

- Chính sách, pháp luật môi trường cũng cần định hướng và giáo dục người tiêu dùng Việt Nam quan tâm hơn tới vẫn đề khai thác, sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường, chuyên dần sang lựa chọn và tiêu thụ những sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Chính sách, pháp luật phải khuyến khích các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu đảm bảo phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Trình bày quan hệ và việc giải quyết mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường?

2 Phân tích các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh? 3 Phân tích các nguyên tắc của pháp luật môi trường trong kinh doanh?

Trang 35

CHƯƠNG 2

PHAP LUẬT VE CÔNG CỤ KINH TE TRONG QUAN LÍ VÀ BAO VE MOI TRUONG L LÍ LUẬN VE CONG CU KINH TE TRONG QUAN LÍ MOI TRUONG VA TAC DONG CUA NO DOI VOI KINH DOANH, QUAN LÍ MOI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH

1 Khái quát về công cụ kinh tế trong quan lí môi trường 1.1 Khái niệm công cụ kinh tế trong quản lí môi trường Các hoạt động của con người đã và đang làm cho môi trường trở nên xấu đi và từ đó tạo ra những tiêu cực cho đời song của con người và sinh vật Trên thế giới, nhiều công cụ quản lí đã được áp dụng để giải quyết các vẫn đề môi trường Công cu được áp dụng mang tính phố biến là công cụ hành chính, công cụ tuyên truyền, giáo dục, thông tin và công cụ khoa học công nghệ.” Ở một số quốc gia còn áp dụng các công cụ như công cụ quy hoạch, kế hoạch, công cụ tự quản lí môi trường, công cụ hợp tác.” Trong thời gian gần đây, các (1).Xem: TS Đỗ Nam Thắng (chủ biên), Các công cụ kinh té trong quản lí môi

trường: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp,Hà Nội, 2011, tr 17.

(2).Xem: Michael Kloepfer, Umweltrecht (Luật môi trường), Verlag C.H.Beck Munchen, 2004, tr 222, 279 - 293.

a5

Trang 36

quốc gia trên thế giới đây mạnh việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lí môi trường.

Khi áp dụng công cụ kinh tế trong quản lí môi trường, các quốc gia trên thế giới dựa trên hai nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (viết tắt là PPP: Polluter Pays Principle) và nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (viết tắt là BPP: Benefil Pays Principle) Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền chủ yếu hướng tới việc xác định “người gây ô nhiễm phải chịu các khoản chi phí dé thực hiện biện pháp (do co quan nhà nước quyết định) nhằm bảo đảm rằng môi trường luôn ở trạng thái có thê chấp nhận được”, tập trung vào khía cạnh đầu ra và chủ yếu áp dụng khi tình trạng ô nhiễm môi trường đã xảy ra Theo nguyên tắc ngăn ngừa ô nhiễm, thay vì chỉ chú trọng tới việc áp dụng chủ yếu phương pháp mệnh lệnh, hành chính trong nguyên tắc PPP, Chính phủ các quốc gia (đặc biệt là các quốc gia thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD) hướng tới việc áp dụng nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền thông qua việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quan lí môi trường."

Các nhà kinh tế đã đưa ra những định nghĩa về công cụ kinh tế trong quan lí môi trường sau đây:

- Công cụ kinh tế là những phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi phi và lợi ich của những hoạt động kinh (1).Xem: Bộ thương mại, Thuong mại-môi trường và phát triển bên vững ở

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 280, 281, 282.

(2).Xem: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Ap dung các công cụ kinh tếdé nâng cao năng lực quản lí môi trường ở Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1999, tr 32, 33.

Trang 37

tế thường xuyên tác động tới môi trường, tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây hủy hoại môi trường.

- Công cụ kinh té sử dụng sức mạnh thị trường dé đề ra các quyết định nhằm đạt tới các mục tiêu môi trường, từ đó có cách ứng xử hiệu qua chi phí cho bảo vệ môi trường

- Công cụ kinh tế đơn giản là việc Chính phủ có thé thay đổi hành vi ứng xử của mọi người thông qua việc lựa chọn những phương thức kinh tế khác nhau hoặc giảm thiêu chi phi trên thị trường nhằm mục tiêu môi trường.

- Công cụ kinh tế là biện pháp “cung cấp những tín hiệu thị trường để giúp những người ra quyết định ghi nhận hậu quả môi trường trong việc lựa chọn của họ”.

Theo Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, công cụ kinh tế là

bất cứ công cu nao tạo ra động lực tài chính nhằm khuyến

khích các bên tham gia có trách nhiệm dé giảm lượng phát thai hay tạo ra các sản phẩm ít gây ô nhiễm.“

Các nhà luật học Cộng hoà Liên bang Đức!” thì cho răng công cụ kinh tế trong quản lí môi trường được hiểu là những công cụ được xây dựng trên cơ sở lợi ích kinh tế nham định hướng hành vi của chủ thể để đạt được những chính sách về môi trường như mong muốn.

Qua các định nghĩa trên đây, có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của công cụ kinh tế trong quản lí và bảo vệ môi trường:

Thứ nhất, công cụ kinh tế trong quản lí môi trường là một (1).Xem: TS Đỗ Nam Thắng (chủ biên), sdd, tr 16.

(2).Xem: Michael Kloepfer (chủ biên), sđd, tr 283.

ay

Trang 38

công cụ của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường Thứ hai, công cụ kinh tế trong quản lí môi trường hoạt động thông qua giá cả Chúng nâng giá các hành vi làm tổn hại tới môi trường lên và hạ giá các hành vi bảo vệ môi trường xuống Do đó, công cụ kinh tế trong quản lí môi trường gắn kết lợi ích kinh tế của các chủ thể với lợi ích môi trường của cộng đồng.

Thứ ba, công cụ kinh tế trong quản lí môi trường sử dụng sức mạnh của thị trường dé điều chỉnh và định hướng hành vi của các chủ thể.

Thir tw, công cụ kinh tế trong quản lí môi trường tạo khả năng lựa chọn cho các chủ thê hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ.

Trên cơ sở những định nghĩa và đặc trưng nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa về công cụ kinh tế trong quản lí môi trường như sau: “Công cụ kinh tế trong quản lí môi trường là việc Nhà nước sử dụng sức mạnh của thị trường đề định hướng hành vi thân thiện với môi trường của các chủ thể trên cơ sở gắn kết lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường ”.

1.2 Các loại công cụ kinh tế trong quản lí môi trường Trên cơ sở nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền, các công cụ kinh tế đã được xây dựng và áp dụng khá hiệu quả trong quản lí môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới Công cụ thuế, phí môi trường được các quốc gia phát triển áp dụng sớm nhất, từ những năm 70 của thế kỉ trước Sau đó, các công cụ kinh té trong quản lí môi trường khác được xem xét, áp dung tại các

Trang 39

quốc gia phát triển Về số lượng cũng như tính phổ biến của việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lí môi trường ở quốc gia đang phát triển còn hạn chế nhưng các quốc gia này cũng đã bước đầu áp dụng một số công cụ kinh tế trong quản lí môi trường Theo báo cáo của các nước thuộc OECD năm 1994, trong số 14 nước điều tra, đã có 150 loại công cụ kinh té được đề nghị áp dụng.” Các công cụ kinh tế trong quan lí môi trường được áp dụng tại các quốc gia trên thế giới rất đa dạng.

Có thé ké đến một số loại công cụ kinh tế phố biến va chủ yếu sau”:

1) Tai trợ

Từ các nguồn tài chính như ngân sách nha nước, quỹ bảo vé môi trường và các nguồn khác, Nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân một khoản tiền dưới nhiều hình thức như trợ giúp, cho vay với lãi suất ưu đãi, cấp không hoàn lại nhằm khuyến khích giúp đỡ họ và làm thay đổi hành vi của họ, giúp họ hướng tới hoặc lựa chọn những hành vi không hoặc ít cóhại tới môi trường.

Các nước OECD thường sử dụng 3 loại tài trợ sau đây: - Trợ cấp không hoàn lại: Thông thường, đây là các khoản trợ giúp trong trường hợp người gây ô nhiễm sẽ thực hiện các biện pháp để giảm bớt mức độ gây ô nhiễm trong tương lai Việc trợ cấp cũng được thực hiện dưới dạng bồi hoàn những (1).Xem: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), sđd, tr 48, 62.

(2).Xem thêm: PGS.TS Lê Hồng Hanh (chủ biên), Những nên tảng pháp li cơbản của nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Trungtâm học liệu Đại học sư phạm, Hà Nội, 2002, tr 327 - 333; TS Đỗ Nam Thắng(chủ biên), sđd; PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), sđd.

39

Trang 40

thiệt hại mà các chủ thể thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ một số thành phần môi trường vì mục tiêu cụ thể Ví dụ như ở Cộng hoà Liên bang Đức, khi nông dân hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với mục đích bảo vệ nguồn nước, chủ yếu là nguồn nước phục vụ sinh hoạt, thì Nhà nước sẽ bồi hoàn cho nông dân khoản thu nhập bị giảm sút do việc hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

- Cho vay với lãi suất thấp: Loại trợ cấp này thường được cấp cho những người gây ô nhiễm khi họ áp dụng các biện pháp làm giảm ô nhiễm hoặc thực hiện những hành vi thân thiện với môi trường như sử dụng địa nhiệt, áp dụng biện pháp tiết kiệm năng lượng

- Trợ cấp qua thuế hoặc miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính khác: Là các điều kiện thuận lợi về tài chính (như giảm hoặc miễn thuế), nếu họ áp dụng một số biện pháp phòng, chống 6 nhiễm hoặc sản xuất những hàng hoá thân thiện với môi trường.

Các hình thức trợ cấp nay được sử dụng ở các nước OECD, có chức năng giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường khi doanh nghiệp không có khả năng tài chính cho việc chi trả khắc phục

ô nhiễm hoặc thực hiện những hoạt động thân thiện với môi

trường theo định hướng của Nhà nước Nhà nước cũng xem xét thay đôi chính sách tài trợ, bỏ trợ giá với các lĩnh vực ảnh hưởng lớn tới môi trường hoặc các khoản tai trợ có thé gây hại cho môi trường Chang hạn như ở Cộng hoà Liên bang Đức, các nhà phân tích chính sách cho rằng, khoản tiền tài trợ 48 tỷ EUR năm 2008 không chỉ là gánh nặng cho ngân sách nhànước mà còn có hại cho môi trường, thông qua việc tai trợ cho

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan