1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài giảng soạn thảo văn bản hành chính eg48 trường Đại học mở hà nội

128 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái Quát Về Văn Bản Hành Chính
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Soạn thảo văn bản hành chính
Thể loại Bài giảng
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VĂN BẲN HÀNH CHÍNH 1.1.1. Khái niệm văn bản hành chính Công tác soạn thảo, ban hành và quản lý văn bản hành chính có vị trí quan trọng, diễn ra hàng ngày trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương. Bởi văn bản vừa là phương tiện vừa là công cụ để ghi lại và truyền đạt kịp thời chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, vừa là công cụhỗ trợ cho hoạt động quản lý của mọi cơ quan, tổ chức. Các văn bản này được các cơ quan, tổ chức cụ thể hoá bằng quyết định quản lý nhằm chỉ đạo, điều hành đưa chủ trương, quyết định đó vào cuộc sống. Vì thế, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp luôn ban hành văn bản hành chính nhằm thực hiện hoạt động quản lý một cách có hiệu quả nhất. Như vậy, các chủ thể khi sử dụng văn bản hành chính để truyền đạt thông tin, ghi nhận lại sự kiện thực tế thực chất là nhằm triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật của cấp trên hoặc để giải quyết các công việc cụ thể.

Trang 1

BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VĂN BẲN HÀNH CHÍNH

1.1.1 Khái niệm văn bản hành chính

Công tác soạn thảo, ban hành và quản lý văn bản hành chính có vị trí quan trọng, diễn ra hàng ngày trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương Bởi văn bản vừa là phương tiện vừa là công cụ để ghi lại và truyền đạt kịp thời chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, vừa là công cụhỗ trợ cho hoạt động quản lý của mọi cơ quan, tổ chức Các văn bản này được các cơ quan, tổ chức cụ thể hoá bằng quyết định quản lý nhằm chỉ đạo, điều hành đưa chủ trương, quyết định đó vào cuộc sống Vì thế, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp luôn ban hành văn bản hành chính nhằm thực hiện hoạt động quản lý một cách có hiệu quả nhất

Như vậy, các chủ thể khi sử dụng văn bản hành chính để truyền đạt thông tin, ghi nhận lại sự kiện thực tế thực chất là nhằm triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật của cấp trên hoặc để giải quyết các công việc cụ thể để điều hành quản lý trong nội bộ cơ quan, tổ chức; giao dịch công tác giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân nhằm phục vụ nhu cầu quản lí

Dưới góc độ khoa học, theo nghĩa rộng: “văn bản là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ nhất định” hay “văn bản là phương tiện để ghi và truyền đạt

Trang 2

thông tin dưới một dạng ngôn ngữ viết hay ký tự nhất định”1

Theo nghĩa hẹp: “Văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ được hìnhthành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, các cơ quan, tổ chức như nghị định, thông tư, nghị quyết, quyết định, công văn, tờ trình, nội quy, quy chế ”2 Như vậy, theo nghĩa hẹp, sản phẩm của hoạt động quản lý là văn bản quản lý Trong khái niệm văn bản quản lý, có thể chia theo tính chất quyền lực nhà nước bao gồm hai nhóm: văn bản pháp luật và văn bản hành chính Trong đó văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước, được ban hành theo hình thức, thủ tục pháp luật qui định, luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bằng Nhà nước

Nhóm văn bản pháp luật có những đặc trưng là: luôn do chủ thể nhân danh Nhà nước ban hành, nội dung là ý chí của Nhà nước luôn có tính chất áp đặt, bắt buộc thực hiện với cá nhân, tổ chức trong xã hội và thể thức trình bày, thủ tục ban hành luôn tuân theo quy định của pháp luật Trong nhóm văn bản pháp luật, dựa vào tính chất pháp lý chia thành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật (văn bản cá biệt)

Nhóm văn bản hành chính được ban hành có mục đích hỗ trợ cho hoạt động quản lý, điều hành đối với mọi cơ quan, tổ chức và cụ thể hóa văn bản pháp luật để thực hiện trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó

Dưới góc độ pháp lý, hiện nay theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính quy định: “Thông tư này hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và

1 Tạ Thị Thanh Tâm - Giáo trình môn Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước, Nxb Hành chính năm 2006

2 Lê Văn In - Giáo trình văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản, Nxb Đại học

quốc gia thành phố Hồ chí Minh 2009

Trang 3

bản sao văn bản; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ” Khái niệm văn bản hành chính được Thông tư đề cập đến bao gồm hai nhóm: quyết định, nghị quyết, chỉ thị cá biệt và văn bản hành chính

Vì vậy, trong phạm vi Giáo trình này, khái niệm văn bản hành chính được đề cập đến như quy định của Thông tư 01/2011/TT-BNV để thấy được sự khác biệt về bản chất so với văn bản pháp luật

Văn bản hành chính được hiểu là văn bản do mọi chủ thể quan lỷ ban hành,

có nội dung là ỷ chỉ của chủ thể quản lỷ hoặc thông tin đươc truyền tai trong quản

lỷ, điều hành nhằm thực thi quy định pháp luật, trao đổi thông tin, phan ánh tinh hình, ghi nhận sự kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu quản lỷ hiệu quả nhất

1.1.2 Đặc điếm của văn bản hành chính

Thứ nhất, văn bản hành chỉnh do moi chủ thể quản lỷ ban hành

Đây là nhóm văn bản được ban hành bởi số lượng chủ thể nhiều nhất Ở bất kỳ cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, doanh nghiệp nào cũng đều ban hành văn bản hành chính để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và góp phần đảm bảo cho hoạt động quản lý có hiệu quả của cơ quan, tổ chức đó.Ví dụ: đối với các cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan đã ban hành nhiều loại văn bản hành chính để

hỗ trợ như tờ trình dự thảo văn bản, báo cáo đánh giá tác động pháp luật, báo cáo tiếp thu ý kiến đống góp, công văn thẩm định, báo cáo thẩm tra Hoặc đối với tổ chức chính trị - xã hội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng thường xuyên ban hành công văn đề nghị, tờ trình dự thảo Quy chế làm việc, báo cáo tổng kết công tắc năm

Còn với các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như tư thục và doanh nghiệp (mọi loại hình doanh nghiệp) tần suất ban hành văn bản hành dụng khá lớn để thực hiện hoạt động quản lý như biên bản làm việc, biên bản bàn giao, công văn chỉ đạo,

Trang 4

tờ trình, điều lệ, quy định, nội quy trong nội bộ, các giấy tờ hành chính

Như vậy, văn bản hành chính được ban hành bởi mọi chủ thể quản lý, vì nhóm văn bản này có vai trò hỗ trợ cho hoạt động quản lý nói chung Khác với văn bản hành chính, văn bản pháp luật chỉ được ban hành bởi cơ quan nhà nước và các

cá nhân do Nhà nước ủy quyền, có nghĩa luôn nhân danh Nhà nước để ban hành Thậm chí trong đó văn bản quy phạm pháp luật chỉ được ban hành bởi số lượng chủ thế hạn chế hơn so với văn bản áp dụng pháp luật dù cả hai loại văn bản này đều là văn bản pháp luật3 Còn các tổ chức xã hội và doanh nghiệp không có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật mà chỉ thực thi văn bản pháp luật và ban hành văn bản hành chính để hỗ trợ hoạt động quản lý

Thứ hai, văn bản hành chỉnh có nội dung là ỷ chỉ cua chủ thể quản lý và thông tin cần truyền đạt trong hoạt động quản lý

Trong hoạt động quản lí, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp ban hành văn bản hành chính với sự đa dạng về tên loại và

sự phong phú về nội dung để hỗ trợ cho quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đạt hiệu quả cao nhất Nếu xem xét nội dung được thể hiện trong mỗi loại văn bản hành chính cụ thể thì có thể thấy mỗi loại văn bản này có nội dung khác nhau thậm chí có văn bản hành chính cùng tên loại nhưng lại được ban hành

để giải quyết rất nhiều công việc cụ thể khác nhau Ví dụ công văn là văn bản được các chủ thể quản lý sử dụng để chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới, trao đổi thông tin, đề nghị cấp trên một công việc, cảm ơn, thăm hỏi, trình cấp trên văn bản khác, trả lời

Trang 5

quản lý nào cũng mong muốn cơ quan, tổ chức của mình quy củ, trật tự nề nếp về kỷ luật lao động và đạt hiệu quả cao về chất lượng công việc để từ đó đời sống vật chất

và tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngày càng được bảo đảm và nâng cao Đê có được mục đích này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải

có công cụ và phương pháp quản lý Trong đó, về công cụ quản lý không thể thiếu được và quan trọng nhất là pháp luật Pháp luật là công cụ quan trọng nhất để Nhà nước và các tố chức khác thực thi nhiệm vụ, điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức nhằm đạt được mục tiêu quản lý Tuy nhiên, pháp luật chỉ đặt ra khuôn mẫu xử sự chung cho mọi cơ quan, tô chức, cá nhân mà không thể quy định cụ thể cho từng cơ quan, tố chức, cá nhân trong xã hội Mỗi cơ quan, tố chức trong quá trình quản lý, điều hành có sự đặc thù nên rất cần có văn bản hành chính với nhiệm vụ cụ thể hóa quy định pháp luật để thực hiện trong nội bộ của mình cho phù hợp Từ nhu cầu này

mà hiện nay nhóm văn bản hành chính đặc trưng nhất về nội dung là ý chí của chủ thể ban hành đó là điều lệ, quy chế, quy định, nội quy, là công văn chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới trực thuộc, là công điện của thủ trưởng cấp trên Nhóm văn bản có nội dung ý chí này chung cho cả Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp

Ví dụ: Trên cơ sở Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng ủy ban nhân dân kèm theo Quyết định số 316/QĐ-UBND Hay trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động, các doanh nghiệp cũng ban hành Quy chế làm việc hoặc Quy chế tố chức, hoạt động của doanh nghiệp mình

Vậy, nhóm văn bản hành chính có nội dung là ý chí của chủ thể quản lý

có sự khác biệt nào với văn bản pháp luật khi nội dung là ý chí của Nhà nước Đối với văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành cũng có nội dung là ý chí của Nhà nước

Ý chí của Nhà nước trong văn bản pháp luật được hiểu là Nhà nước quyết

Trang 6

tâm đạt được mục đích đem lại lợi ích cho Nhà nước và xã hội Thông thường ý chí của Nhà nước được biểu hiện thông qua: Những chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước mang tính định hướng; những qui tắc xử sự chung điều chỉnh hành vi của cá nhân, tố chức trong xã hội theo hướng xác lập, làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của đối tượng thi hành văn bản đó; những mệnh lệnh áp dụng pháp luật mang tính bắt buộc đối với những cá nhân, tổ chức cụ thể

Điểm giống nhau cơ bản nhất về nội dung này giữa văn bản hành chính với văn bản pháp luật là có tính áp đặt đối tượng quản lý phải tuân thủ và chỉ có một chiều duy nhất truyền mệnh lệnh đó là chủ thể quản lý truyền mệnh lệnh xuống đối tượng quản lý

Nhưng khác nhau đó là, ý chí của Nhà nước có tính chất bắt buộc chung cho mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội mà không bị giới hạn trong phạm vi nội bộ

cơ quan, tổ chức, đồng thời nội dung trong văn bản pháp luật là căn cứ để văn bản hành chính được ban hành Còn nội dung là ý chí của chủ thể quản lý trong văn bản hành chính (kể cả văn bản hành chính của Nhà nước ban hành) chỉ có giá trị bắt buộc trong nội bộ của cơ quan, tổ chức đó Có thể thấy, văn bản hành chính được ban hành để hỗ trợ và tiếp nối cụ thể hơn nội dung của văn bản pháp luật nhằm thực thi pháp luật có hiệu quả Neu văn bản pháp luật đặt ra quy tắc xử sự chung thì một số văn bản hành chính đặt ra quy tắc xử sự nội bộ Ví dụ: Quyết định ban hành Quy chế làm việc, nội quy, quy định của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp

- Thông tin cần truyền đạt trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp

Ngoài một số văn bản hành chính có nội dung là ý chí của chủ thể quản lý, văn bản hành chính còn có nội dung là thông tin cần truyền đạt trong quản lý, điều hành của cơ quan, tố chức Suy đến cùng thì bất kỳ văn bản nào cũng đều có thông

Trang 7

tin Tuy nhiên, với nhóm văn bản này rất cần được chia tách về nội dung ý chí của chủ thế và thông tin trong quản lý để thấy được bản chất và sự khác biệt giữa chúng

Nếu văn bản hành chính có nội dung là ý chí của chủ thể quản lý thì thông tin thường là mệnh lệnh cúa lãnh đạo truyền xuống đơn vị, nhân viên trực thuộc (cấp trên xuống cấp dưới), còn những văn bản hành chính khác thông tin được truyền tải đa chiều hơn Theo chiều dọc thông tin được truyền tải từ cấp trên xuống cấp dưới (công văn chỉ đạo, đôn đốc, giải thích, hướng dẫn ), từ cấp dưới lên cấp trên (công văn, tờ trình, báo cáo, giấy tờ hành chính gửi lên lãnh đạo cấp trên); trao đổi thông tin từ cơ quan, tổ chức này đến cơ quan tổ chức, cá nhân khác (công văn trao đổi, thông báo, thư mời, giấy mời ) Các thông tin trong nội dung của văn bản hành chính được truyền tải từ chủ thể này đến chủ thể khác nhằm hỗ trợ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác quản lí mà không phải nội dung chứa đựng tính ý chí mang tính áp đặt và cưỡng chế như văn bản pháp luật

Thứ ba, hình thức của văn bản hành chính tuân theo quy định pháp luật hoặc hướng dân của tô chức

Hình thức của văn bản hành chính bao gồm tên loại và thể thức, kỹ thuật trình bày được quy định trong Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-

CP và Thông tư số 01/2011/TT-BNV, ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dân thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

Đối với văn bản hành chính của tổ chức chính trị (Đảng cộng sản Việt Nam), hình thức văn bản tuân theo Hướng dẫn số 11-HD/VPTW ngày 28/5/2004 Đối với văn bản hành chính của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hình thức văn bản được thực hiện theo Hướng dẫn 29-HD/TWĐTN-VP của Ban bí thứ Trung ương

Trang 8

Đoàn ngày 29/10/2013

Nhóm văn bản này đa dạng, phong phú vê tên gọi như công văn, tờ trình, báo cáo, biên bản, diều lệ, nội quy, quy chế, quy định, chiến lược, đề án, kế hoạch, phiếu gửi, phiếu trình, giấy mời, giấy đi đường So sánh với văn bản pháp luật, tên loại văn bản do mồi cơ quan, cá nhân người có thẩm quyền ban hành được quy định chặt ché trong Hiến pháp năm 2013, các đạo luật tổ chức bộ máy, các luật, pháp lệnh điều chỉnh những lĩnh vực Nhưng với văn bản hành chính, pháp luật không quy định cơ quan, tổ chức nào được ban hành văn bản hành chính với tên gọi cụ thể nào mà pháp luật cũng như hướng dẫn của một số tổ chức chỉ quy định

về thê thức, kĩ thuật trình bày Điều này được hiểu, mọi chủ thể quản lý tùy theo nhiệm vụ, chức năng và nhu cầu thực tiễn công việc quản lý đều có quyền ban hành mọi văn bản hành chính

Bên cạnh đó, thể thức và kỹ thuật trình bày của văn bản từ kết cấu chung, vị trí

và cách thức thể hiện các đề mục trong hình thức của văn bản hành chính (quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan, tổ chức, số kí hiệu, địa danh, thời gian ban hành chữ ký và nơi nhận) do pháp luật và hướng dẫn của một số tổ chức quy định

1.2 PHÂN LOẠI VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

Văn bản hành chính là nhóm văn bản được ban hành bởi nhiều chủ thể khác nhau và rất phong phú, đa dạng về tên gọi Do vậy cũng có nhiều cách phân loại văn bản hành chính theo các tiêu chí khác nhau

Nếu dựa vào tiêu chí chủ thể ban hành có văn bản hành chính của Nhà nước,

tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế (doanh nghiệp)

Theo tiêu chí tên loại thì văn bản hành chính bao gồm: văn bản hành chính

có tên loại (quy chế, quy định, quy hoạch, hướng dẫn, đề án, chương trình, kế hoạch, thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, các loại giấy tờ, các loại phiếu) và văn bản hành chính không có tên loại (công văn)

Trang 9

Dựa vào tiêu chí mục đích sử dụng và ban hành văn bản thì văn bản hành chính được chia thành các loại sau:

+ Văn bản hành chính được sư dụng đê giao dịch công tác

Văn bản hành chính có mục đích thông tin giao dịch, là văn bản cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành để “truyền tải các thông tin quản lí” từ chủ thể này sang chủ thể khác Các chủ thê sử dụng nhóm văn bản này để hỗ trợ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, bao gồm:

Công văn (hay còn gọi thư công) là văn bản hành chính dùng để trao đổi, giao dịch chính thức giữa các cơ quan Nhà nước với nhau, giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức, giữa cơ quan Nhà nước, tổ chức với công dân để giải quyết công việc

vì lợi ích chung nhằm thực hiện chức năng quản lý, điều hành một cách có hiệu quả nhất

Công điện là văn bản hành chính dùng để thông tin hoặc truyền đạt một mệnh lệnh của cơ quan, tố chức hoặc cá nhận có thẩm quyền trong những trường hợp khẩn cấp

Tờ trình là văn bản hành chính dùng để đề xuất với cấp trên có thẩm quyền phê duyệt một vấn đề mới phát sinh trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhằm thực hiện chức năng quản lý, điều hành một cách có hiệu quả nhất

Thông báo là văn bản hành chính dùng để thông tin sự việc cho các cơ quan,

tố chức, cá nhân để biết,để giải quyết hoặc để thực hiện công việc một cách có hiệu quả nhất

Báo cáo là văn bản hành chính được sử dụng để phản ánh tình hình thực tế, trình bày kết quả thực hiện công việc trong hoạt động của cơ quan, tổ chức làm cơ

sở đê đánh giá thực tiễn quản lý, đề xuất những biện pháp, phương án mới

Phiếu gửi là văn bản hành chính dùng để kèm theo văn bản gửi đi (văn bản, tài liệu) nhằm làm bằng chứng xác nhận cho việc gửi và nhận văn bản đó

Trang 10

Giấy giới thiệu (thư giới thiệu) là văn bản hành chính dùng để cấp cho cán

bộ, nhân viên liên hệ giao dịch để thực hiện nhiệm vụ được giao, hoặc giải quyết các công việc cần thiết

Giấy mời là văn bản hành chính dùng để mời cơ quan, tổ chức, cá nhân tham

dự một công việc nào của đơn vị mình

+ Văn ban hành chính được sử dụng để ghi nhận sự kiện

Văn bản hành chính có mục đích ghi nhận sự kiện, là nhóm văn bản cơ quan,

tố chức, đơn vị ban hành dùng để mô tả lại toàn bộ các các diễn biến xảy ra trong thực tế đế hô trợ các chủ thể quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ, bao gồm:

Biên bản là văn bản hành chính được sử dụng để ghi nhận sự kiện thực tế xảy

ra làm cơ sở giúp chủ thể quản lý giải quyết công việc đảm bảo tính chặt chẽ về thủ tục

Giấy ủy nhiệm là văn bản hành chính của một cơ quan trao cho một cơ quan,

tố chức, cá nhân khác được ủy nhiệm đại diện cho mình trước cơ quan hoặc người thứ ba về nội dung và phạm vi thẩm quyền được ủy nhiệm để giải quyết một công việc nhất định

Giấy chứng nhận là văn bản hành chính dùng để cấp cho một cơ quan, tổ chức, cá nhân đế xác nhận một sự việc nào đó là có thực

Giấy đi đường là văn bản hành chính dùng đế cấp cho cán bộ, nhân viên nhằm xác nhận trong thời gian nhất định, tại đơn vị nhất định của ngườikhi được

cử đi công tác

Hợp đồng là văn bản hành chính dùng để ghi lại kết quả đã được thỏa thuận giữa các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về một việc nào đó

+ Văn bản hành chính được sử dụng đê đặt ra quy tắc xử sự nội bộ

Văn bản hành chính có mục đích đặt ra quy tắc xử sự nội bộ, là nhóm văn bản

Trang 11

ban hành để đưa ra các quy định mang tính định hướng điều chỉnh các mối quan hệ trong và ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm hỗ trợ các chủ thể quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ, bao gồm:

Nội quy là văn bản hành chính được sử dụng để đặt ra quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các đối tượng nhằm bảo đảm trật tự, kỷ cương trong cơ quan,

ra quy tắc xử sự nội bộ, tức là với tính chất văn bản hành chính

+ Văn ban hành chỉnh được sử dụng đê trình bày dự kiến công việc trong thời gian nhất định

Văn bản hành chính có mục đích trình bày dự kiến công việc cần thực hiện trong thời gian nhất định bao gồm:

Chương trình là văn bản hành chính dùng để trình bày toàn bộ dự kiến những hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu đề ra

Đề án là văn bản hành chính dùng để trình bày một cách hệ thống dự kiến công việc cần thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định cùng với những biện pháp để tổ chức thực hiện công việc đó nhằm đạt được mục đích đặt ra với hiệu quả cao nhất

Trang 12

Kế hoạch là văn bản hành chính dùng để trình bày dự kiến về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc công việc của một cơ quan, đơn vị trong thời gian nhất định

Phương án là văn bản hành chính dùng để trình bày dự kiến về cách thức, trình tự tiến hành công việc trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thế nhất định

+ Văn bản hành chính được sử dụng để trực tiếp áp dụng pháp luật trong nội

bộ cơ quan, tổ chức:

Quyết định là văn bản hành chính nội bộ được cơ quan, tổ chức sử dụng để ban hành kèm theo quy chế, quy định, nội quy nội bộ; giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức cũng như công việc chuyên môn

Nghị quyết là văn bản hành chính nội bộ do cơ quan, tổ chức hoạt động theo chế độ tập thể ban hành để quyết sách những vấn đề quan trọng trong nội bộ cơ quan,

tổ chức đó

1.3 YÊU CẦU ĐỐI VỚI VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

1.3.1 Yêu cầu về nội dung

- Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật

Văn bản hành chính là một loại công cụ hỗ trợ hoạt động quản lí, do đó, việc ban hành loại văn bản này trong các cơ quan, tổ chức chính là việc thực hiện hoạt động quản lí, một hoạt động mang tính chính trị Hoạt động này không được phép

Trang 13

trái pháp luật, vì vậy, nội dung văn bản hành chính phải phù hợp với văn bản pháp luật của Nhà nước Cho dù văn bản hành chính được ban hành bởi bất cứ chủ thể nào thì một trong những yêu cầu về nội dung là cần ghi nhận hoặc truyền đạt những thông tin hợp pháp, không trái với các qui định của pháp luật hiện hành và các văn bản của

cơ quan, tổ chức cấp trên Chẳng hạn: Công văn của Tổng cục trưởng Tổng cục A chỉ đạo cho các Cục thực hiện việc thông quan qua biên giới những hàng hóa thuộc danh mục cấm thì văn bản này nội dung trái quy định pháp luật

về phương diện khác, tính hợp pháp của văn bản hành chính còn được đánh giá theo nguyên tắc “văn bản của cơ quan, tổ chức cấp dưới ban hành phải phù hợp

và thống nhất với văn bản do cơ quan, tổ chức trưng ương ban hành” Nguyên tắc này phản ánh sự phân cấp trong hệ thống cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương, đồng thời tạo ra sự đồng bộ, thống nhất của cả hệ thống theo trật tự quản lý Như vậy, trong công tác ban hành văn bản hành chính của chính quyền địa phương một đòi hỏi đặt ra là phải đảm bảo tính hợp pháp trong sự phù hợp với các văn bản khác do cơ quan trưng ương ban hành Chẳng hạn, khi đánh giá nội dung hợp pháp của văn bản hành chính do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành, cần xem xét nội dung văn bản đó trong mối liên hệ với các văn bản đã ban hành của cơ quan trung ương đế đảm bảo sự phù hợp và thống nhất về các vấn đề nội dung của văn bản

- Nội dung của các các văn bản hành chính phù hợp với tôn chỉ, mục đích của

tổ chức

Ngoài đảm bảo đúng quy định của pháp luật là yêu cầu quan trọng nhất, nội dung của văn bản hành chính (do các tổ chức ban hành) còn phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tổ chức đó Đối với văn bản hành chính của tổ chức Đảng, nội dung phải phù hợp với Điều lệ của Đảng cộng sản Việt Nam Đối với văn bản hành chính của các tổ chức khác như Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp nội dung phù hợp với Điều lệ, Quy chế

Trang 14

- Giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền của mỗi cơ quan, tổ chức

Sự hợp pháp về nội dung của các văn bản hành chính còn đuợc thể hiện ở việc chủ thể ban hành các văn bản này chỉ để giải quyết những công việc phát sinh nằm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức đã đuợc pháp luật qui định hoặc thừa nhận Ví dụ: Sở Y tế báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả rà soát các cơ sở thẩm mĩ viện để quản lý chặt chẽ về chất luợng của những cơ sở này

1.3.1.2 Đảm bảo tỉnh hợp lí

Đe phát huy hiệu quả trong hoạt động quản lí của các cơ quan, tổ chức, các văn bản hành chính khi đuợc soạn thảo và ban hành cần phải đảm bảo tính hợp lí

Cụ thể:

- Nội dung văn bản phù hợp với thực tiễn

Văn bản hành chính thông dụng đuợc ban hành dựa trên nhu cầu thực tiễn quản lý của mỗi cơ quan, tổ chức Do vậy, nội dung của văn bản phải thiết thực, những thông tin truyền tải phù hợp với thực tế, các đề xuất, kiến nghị cần phù hợp với đặc thù công việc và khả năng của các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện văn bản Văn bản hành chính đuợc ban hành có nội dung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, với nhu cầu công việc xảy ra trên thực tế và đem lại hiệu

Trang 15

quả tác động là mong muốn của cơ quan, tổ chức ban hành Nội dung của Văn bản hành chính phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ đảm bảo tính khả thi cho văn bản đó Xem xét tính hợp lý của Văn bản hành chính khi có nội dung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội luôn cần thiết trong quá trình xây dựng, ban hành Đồng thời, cần phù hợp với nhận thức pháp luật, trình độ văn hóa của đối tuợng tiếp nhận và tạo sự kịp thời, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện Văn bản hành chính

- Văn bản phải đuợc ban hành kịp thời: Là công cụ để phục vụ cho hoạt động quản lí, các văn bản hành chính cần phải đuợc ban hành đúng lúc để truyền tải thông tin cần thiết hay triển khai kịp thời các văn bản của cấp trên hoặc giải quyết nhanh chóng những công việc phát sinh trong các cơ quan, tổ chức Tính kịp thời của việc ban hành văn bản trong nhiều truờng hợp giúp các chủ thể có liên quan nắm bắt đúng tình hình và đua ra các quyết định quản lí đúng đắn, phù hợp (báo cáo, biên bản ) Việc ban hành văn bản đúng thời điểm góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo tính khả thi cho văn bản, đồng thời giúp cho hoạt động quản lí của các cơ quan, tổ chức đuợc thông suốt và đạt hiệu quả nhu mong muốn

- Lựa chọn đuợc tên loại văn bản văn bản hành chính phù hợp với công việc đang giải quyết và mục đích của cơ quan, tổ chức ban hành

Văn bản hành chính đuợc sử dụng rất thường xuyên, phổ biến trong các cơ quan, tổ chức tuy nhiên pháp luật chưa có quy định đầy đủ về nội dung của từng văn bản mà thực tế các cơ quan, tổ chức tự xác định theo nhu cầu công việc và mục đích ban hành của cơ quan, đơn vị Trên cơ sở vai trò của từng loại văn bản, người soạn thảo cần lựa chọn một hình thức văn bản phù hợp để thể hiện hợp lí nhất nội dung của văn bản và đạt được mục đích của chủ thể ban hành

Ví dụ: Phòng Nội vụ huyện A trình Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện để bổ

Trang 16

nhiệm Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo sử dụng văn bản phù hợp là tờ trình

Hoặc Công ty A (công ty thành viên) phản ánh tình hình kinh doanh trong 6 tháng đầu năm đê gửi lên cho Tống Giám đốc sử dụng báo cáo sẽ phù hợp với công việc này

- Bố cục văn bản chặt chẽ, lôgic; cách trình bày nội dung rõ ràng, chính xác nhưng dễ hiểu, dễ nhớ

Tính hợp lí của văn bản hành chính còn thể hiện ở việc nội dung văn bản được trình bày theo bố cục logic, chặt chẽ, dễ hiểu, dễ theo dõi Việc chia nhỏ đề mục và đặt tên cho các đề mục nhằm cung cấp những thông tin nhất định cho người đọc, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung của văn bản Đồng thời, trật

tự sắp xếp các câu văn trong đoạn và các đoạn trong văn bản cũng cần phải đảm bảo tính khoa học và hợp lí Thông thường, để trình bày nội dung văn bản, người soạn thảo thường sắp xếp theo những cách thức:

+ Nội dung khái quát đến cụ thể ;

+ Nội dung quan trọng đến nội dung ít quan trọng,

+ Nội dung phổ biến trình bày trước nội dung cá biệt, đặc thù,

+ Qui định về quyền, nghĩa vụ được trình bày trước qui định về trình tự, thủ tục thực hiện;

+ Thủ tục diễn ra trước được trình bày trước, thủ tục diễn ra sau được trình bày sau (theo trình tự diễn biến của vấn đề)

Mặt khác, các vấn đề trong nội dung cần phải được trình bày cụ thể, rõ ràng, mạch lạc, nhất quán về chủ đề Mỗi văn bản hành chính chỉ nên triển khai một chủ

đề để nội dung văn bản được tập trung Trong một văn bản cần triển khai toàn bộ những việc có liên quan mật thiết với nhau Như vậy vừa tránh được tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong các nội dung văn bản vừa giúp cho chủ thể ban hành không phải ban hành nhiều văn bản để giải quyết một công việc nhất định Tuy

Trang 17

nhiên, cũng cần phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản Mỗi văn bản hành chính phải được xem xét xây dựng trong mối quan hệ biện chứng với các văn bản khác trong hệ thống văn bản quản lí nhà nước nói chung

Việc sử dụng kết cấu phù hợp với hệ thống các đề mục rõ ràng, dễ nhớ cùng cách diễn đạt đúng ngữ pháp và văn phong tiếng Việt là những yếu tố quan trọng giúp người đọc dễ tiếp cận văn bản, từ đó có thể hiểu và thực hiện văn bản dễ dàng

Thể thức trình bày nhóm văn bản hành chính thông dụng do cơ quan nhà nước ban hành và được qui định cụ thể3 Trên cơ sở các qui định của Nhà nước, tổ

3 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 cùa Chính phủ về công tác văn thư (được sưa đồi bổ sung theo

Nghị định số 09/2010/NĐ-CP) và Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 cùa Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ

Trang 18

chức chính trị4, tổ chức chính trị - xã hội hay các đơn vị kinh tế đều có thể ban hành các qui định hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của cơ quan, tổ chức mình Theo đó, thể thức trình bày các văn bản hành chính thông dụng bao gồm các yếu tố sau:

- Quốc hiệu (hoặc tiêu đề);

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

- Số, kí hiệu của văn bản;

- Địa danh và thời gian ban hành văn bản;

- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;

- Phần kí và đóng dấu trong văn bản;

- Nơi nhận

Cách thức trình bày các thành phần thể thức như sau:

1.3.2.1 Quốc hiệu/ Tiêu đề

Quốc hiệu bao gồm tên nước, chế độ chính trị và mục tiêu lí tưởng của Nhà nước Quốc hiệu được trình bày ở phía trên cùng, bên phải của vùng trình bày trang đầu tiên của văn bản, gồm hai dòng: Dòng thứ nhất gồm tên nước, chế độ chính trị của Nhà nước “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ chữ 12 hoặc 13; dòng thứ hai gồm ba từ chỉ mục tiêu lí tưởng của Nhà nước “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” (Tiêu ngữ), được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ chữ 13 hoặc 14, viết hoa chữ cái đầu tiên của các từ và giữa các từ có gạch nối Phía dưới Quốc hiệu có đường kẻ ngang, nét liền (sử dụng lệnh Draw), có độ dài bằng độ dài của dòng chữ thứ hai

4 Quyết định số 31-QĐ/TW ngày 11/10/1997 của Bộ Chính trị “Qui định về thè loại, thâm quyền ban hành và thể

thức văn bản của Đảng” và Hướng dân số 11-HĐ/VPTW ngày 28/5/2004 cùa Văn phòng Trung ương Đảng Hướng dân về thể thức văn bản của Đang; Quyết định số 367-QĐ/TWĐTN-VP ngày 29/10/2013 cua Ban Bí thư Trung ương

Đoàn về ban hành văn bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hướng dẫn số 29-HD/TƯĐTN-VP ngày 29/10/2013

Trang 19

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đối với văn bản của tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh gọi phần này là “Tiêu đề” Vị trí và các trình bày phần này của hai tổ

chức cũng có sự khác biệt:

- Văn bản của Đảng: Tiêu đề ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM được trình

bày ở dòng đầu, góc phải; kiểu chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 15; phía dưới có đường kẻ ngang liền nét, có độ dài bằng độ dài tiêu đề

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM -Văn bản của Đoàn thanh niên: Tiêu đề ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

được trình bày ở dòng đầu, góc phải, kiểu chữ in hoa, đứng, đậm; phía dưới có đường kẻ ngang liền nét, có độ dài bằng độ dài tiêu đề

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

1.3.2.2 Tên cơ quan, tồ chức ban hành văn bản

Để mục này được trình bày ở bên trái, phía trên, chiếm khoảng 1/2 dòng giấy theo chiều ngang, ngang hàng với Quốc hiệu/Tiêu ngữ, bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ chữ 12 hoặc 13, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên gọi chính thức của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản Tuỳ thuộc cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức mà khi ban hành văn bản, phần thể thức này được trình bày theo một trong hai cách sau đây:

- Chỉ ghi một tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: cách này được sử dụng khi

cơ quan ban hành văn bản có sự độc lập tương đối trong mối quan hệ với cơ quan cấp trên, như văn bản của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn

Trang 20

phòng Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; văn bản của các

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp; tổ chức xã hội, doanh nghiệp ở cấp trung ương, Cách trình bày: Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc được viêt tăt theo qui định tại văn bản thành lập, qui định chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tu cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Đề mục này đuợc trình bày như sau:

TẬP ĐOÀN THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH A

- Ghi tên hai cơ quan, tố chức: Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tố chức cấp trên trực tiếp Cách thức trình bày này được áp dụng đối với các văn bản được ban hành bởi các cơ quan, tổ chức có sự lệ thuộc chặt chẽ vào cơ quan,

tố chức cấp trên trực tiếp về tổ chức và hoạt động Đó là các đơn vị trực thuộc các cơ quan trong bộ máy nhà nước như: tổng cục, viện thuộc bộ; các cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương như các sở, phòng, ban ; các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu

Cách trình bày: Tên cơ quan, tổ chức cấp trên được ghi ở dòng thứ nhất, bằng kiêu chữ in hoa, kiểu chữ đứng, cỡ chữ từ 12 đến 13 và dòng thứ hai ghi tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ chữ 13, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ

Trang 21

Với văn bản của tổ chức Đảng:

Phần tên cơ quan ban hành được qui định cụ thể tại Hướng dẫn số 11-

HĐ/VPTW ngày 28/5/2004 của Văn phòng Trung ương Đảng Hướng dẫn về thể thức văn ban của Đang Theo đó, có hai cách trình bày cụ thể như sau:

- Cách 1: Chỉ ghi tên cơ quan ban hành văn bản Cách này được áp dụng trong những văn bản của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư (ghi chung là Ban Chấp hành trung ương) hoặc Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố, đảng bộ trực thuộc Trung ương và của Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng

uỷ trực thuộc Trung ương (ghi chung là tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ)

Trang 22

Ví dụ:

ĐẢNG Bộ TỈNH VĨNH PHÚC

HUYỆN UỶ SÔNG LÔ

Với văn bản của chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng

uỷ bộ phận ghi chung là chi bộ và tên đảng bộ cấp trên trực tiếp

Ví dụ:

ĐẢNG Bộ QUẬN CẦU GIẤY

CHI Bộ PHƯỜNG NGHĨA TÂN

* Với văn bản của tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

Phần tên cơ quan ban hành văn bản cũng được hướng dẫn trình bày tương

tự Theo đó, chỉ ghi tên cơ quan ban hành trong trường hợp các văn bản của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (ghi chung là Ban Chấp hành trung ương)

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Hoặc văn bản của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc (ghi chung là: Ban Chấp hành đoàn + Tên đơn vị) Nếu tên cơ quan, đơn vị, địa phương quá dài, có thể cho phép viết tắt đối với cụm từ Ban Chấp hành (viết tắt là BCH) và cụm từ thành phố (viết tắt là TP.) Ví dụ:

BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

* * *

Trường hợp văn bản của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn cấp huyện

Trang 23

và tương đương: ghi chưng là Ban Chấp hành đoàn + Tên đơn vị và tên tổ chức đoàn cấp trên trực tiếp Ví dụ:

ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BCH LIÊN CHI ĐOÀN KHOA LUẬT

I.3.2.3 Số, kí hiệu của văn bản

Số, kí hiệu của văn bản giúp cho việc theo dõi, quản lí và tra cứu văn bản được thuận tiện và khoa học Phần này được trình bày ngay dưới tên cơ quan ban hành văn bản và gồm hai bộ phận: số văn bản và kí hiệu của văn bản; giữa các bộ phận này được ngăn cách với nhau bằng một dấu gạch chéo (/)

- Số văn bản: số văn bản hành chính thông dụng được ghi bằng số Ả rập và đánh liên tục cho các văn bản do mỗi cơ quan, tổ chức ban hành theo năm dương lịch Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, đứng, viết hoa chữ cái đầu tiên, sau “Số” có dấu hai chấm (:), với những số nhỏ hơn 10 ghi số 0 phía trước

Với những văn bản hành chính của đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân phần số và kí hiệu của văn bản thường không được xác lập

- Kí hiệu văn bản được trình bày sau số của văn bản, bằng chữ in hoa, cỡ chữ

13, kiểu chữ đứng Kí hiệu văn bản được ghi bằng tập hợp chữ cái viết tắt tên loại

Trang 24

văn bản và tên cơ quan, tổ chức (hoặc chức danh) ban hành văn bản, hai phần này nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-) không cách chữ Ví dụ: số: ,/BC- SYT (báo cáo -Sở Y tế)

Riêng với công văn, kí hiệu văn bản bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản đó

Ví dụ: Số /UBND-VP (Công văn của ủy ban nhân dân do Văn phòng ủy ban nhân dân soạn thảo)

Phần tên cơ quan ban hành, số, kí hiệu của văn bản trong các văn bản của tổ chức Đảng và tổ chức Đoàn thanh niên được hướng dẫn trình bày như sau5:

HUYỆN UỶ TỪ SƠN

*

BCH ĐOÀN VIỆN ĐH MỞ HÀ NỘI

1.3.2.4 Địa danh, thời gian ban hành văn bản pháp luật

Thông thường, phần này được trình bày ngang hàng với phần số, kí hiệu văn bản, đặt canh giữa dưới quốc hiệu và tiêu ngữ, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13

sXem:Hướng dẫn số 11-HĐ/VPTW ngày 28/5/2004 của Văn phòng Trung ương Đàng Hướng dẫn thể thức văn ban cua Đảng và Hướng dẫn số 29-HD/TWĐTN-VP ngày 29/10/2013 cua Ban Bí tíiư Trung ương Đoàn Hướng dẫn thể

Trang 25

đến 14, kiểu chữ nghiêng; giữa địa danh và thời gian ban hành văn bản dùng dấu phẩy (,) để ngăn cách

- Địa danh ban hành văn bản là nơi đóng trụ sở của cơ quan ban hành văn bản theo nguyên tắc quản lí về lãnh thổ hành chính Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi cơ

quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở

Trong những trường hợp đặc biệt sau, phần địa danh ban hành văn bản phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính (gồm đơn vị hành chính: thành phố, quận, phường, thị trấn và tên riêng đơn vị hành chính):

+ Tên riêng đơn vị hành chính được đặt theo tên người

Ví dụ: Thành phổ Hồ Chí Minh, Phường Quang Trung

+ Tên riêng đơn vị hành chính được đặt bằng con số

Ví dụ: Quận 3, Phường 12

+ Tên của thành phố trực thuộc tỉnh trùng với tên tỉnh hoặc tên của thị trấn thuộc huyện trùng với tên huyện thì các văn bản của thành phố hoặc thị trấn phần địa danh ghi thêm chữ Thành phố (TP.) hoặc Thị trấn

Ví dụ: Văn bản của cơ quan, tổ chức thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) và

các phòng, ban thuộc thành phố, phần địa danh ghi: TP Bắc Ninh

+ Tên riêng của đơn vị hành chính được đặt theo một sự kiện lịch sử:

Ví dụ: Phường Điện Biên Phu (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội)

Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lí của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được thực hiện theo qui định cụ thể của các Bộ này

- Thời gian ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban hành

Trang 26

Thời gian ban hành văn bản được trình bày đầy đủ theo thứ tự ngày, tháng, năm bằng số Ả rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, tháng 2 phải ghi thêm số 0 ở trước

Ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2018

Riêng với biên bản, địa danh và thời gian ban hành không được coi là thể thức

mà là nội dung được ghi nhận ở phần đầu của văn bản

I.2.2.5 Tên loại và trích yêu nội dung của văn bản

- Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành Tất cả các văn bản hành chính thôngdụng khi ban hành đều phải ghi tên loại, trừ công văn Tên loại văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt chính giữa dòng giấy theo chiều ngang (phía dưới Quốc hiệu

và địa danh, thời gian ban hành văn bản)

- Trích yếu nội dung của văn bản là phần tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của văn bản; có tác dụng cá biệt hoá văn bản; giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt nội dung của văn bản; thuận tiện cho việc vào sổ, theo dõi, tra tìm, viện dẫn văn bản

- Trích yếu nội dung văn bản được xác lập bằng một câu ngắn gọn hoặc một cụm

từ thông thường đặt sau cụm từ “về việc” (có thể viết tắt “V/v”) trình bày ở ngay dưới dòng tên của văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét đậm, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ

Trang 27

BÁO CÁO Tổng kết công tác năm 2018 và phưong hướng nhiệm vụ năm 2019

Riêng với công văn, trích yếu nội dung được trình bày tại góc trái, đặt canh

giữa phía dưới số và kí hiệu của văn bản, sau chữ “NI N ”, bằng chữ in thường, cỡ chữ

Trang 28

chức vụ của người kí ở dòng thứ hai

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Đối với những công việc ít quan trọng, thủ trưởng cơ quan, tổ chức cũng có thể

uỷ quyền cho người đứng đầu một số đơn vị trong cơ quan (thủ trưởng đơn vị cấp dưới trực tiếp) kí một số loại văn bản hành chính thông dụng Khi đó, người kí văn bản phải ghi chữ viết tắt “TL.” (thừa lệnh) vào trước chức vụ người đứng đầu cơ qưan, tổ chức

CHÁNH VĂN PHÒNG

Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ quan, tổ chức cũng có thể uỷ quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức đó kí thừa uỷ quyền một số văn bản mà theo quy định thuộc thẩm quyền kí của thủ trưởng Việc giao kí thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại Khi kí, người được uỷ quyền phải ghi thể thức kí “TUQ.” vào trước chức vụ thủ trưởng cơ quan, tổ chức

CHÁNH VĂN PHÒNG

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức vì lí do nào đó tạm thời chưa có thủ trưởng thì người được giao tạm thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan tổ chức khi kí ban hành văn bản phải ghi rõ là “Quyền” trưởng, viết tắt chữ “Q.” vào trước chức vụ thủ trưởng cơ quan, tổ chức

Trang 29

Ví dụ: Q HIỆU TRƯỞNG

Chức vụ của người kí ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người kí văn bản trong cơ quan, tổ chức (như Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc, Viện trưởng, Phó hiệu trưởng, Trưởng ban, Q Giám đốc, Chánh văn phòng ), không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định như cấp phó thường trực, cấp phó phụ trách Trường hợp cấp phó được giao phụ trách thì thực hiện như cấp phó kí thay cấp trưởng

Để tránh sự trùng lặp thông tin không cần thiết, ở phần kí (bao gồm cả thể thức

đề kí và chức vụ người kí) không cần phải nhắc lại tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, trừ văn bản liên tịch

Đối với các chức vụ (chức danh) của người kí văn bản do hội đồng hoặc ban chỉ đạo của cơ qưan, tổ chức ban hành mà lãnh đạo của cơ quan, tổ chức đó làm trưởng ban hoặc Phó trưởng ban, Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch hội đồng thì phần kí được ghi như sau, ví dự:

Trang 30

đúng chức vụ của mình

BÍ THƯ (hoặc PHÓ BÍ THƯ)

- Chữ kí: Chữ kí của cấp có thẩm quyền xác nhận giá trị pháp lí cho văn bản Người có thẩm quyền kí văn bản không được kí bằng bút chì, không dùng mực đỏ

và các loại mực dễ phai

Thông thường, văn bản hành chính thông dụng chỉ có một chữ kí; tuy nhiên có trường hợp văn bản hành chính chỉ có giá trị khi có từ hai chữ kí trở lên (biên bản, hợp đồng) phải có đầy đủ chữ kí của các chủ thể có liên quan

- Họ tên người kí bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người kí văn bản Phần này được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa so với quyền hạn, chức vụ của người kí Đối với các văn bản hành chính thông thường, trước họ, tên của người kí không ghi học hàm, học

vị và các danh hiệu danh dự khác, trừ văn bản giao dịch của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học hoặc lực lượng vũ trang được ghi thêm học hàm, học vị, quân hàm

1.3.2.7 Dấu trong văn bản hành chính thông dụng

Văn bản hành chính sau khi được người có thẩm quyền kí phải được đóng dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức Để đảm bảo giá trị pháp lí và tính hợp pháp cho văn bản, tuyệt đối không đóng dấu khi chưa có chữ kí của chủ thể có thẩm quyền

Dấu phải được đóng rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều, dùng đúng màu mực dấu quy định (màu đỏ) và trùm lên khoảng 1/3 chữ kí về phía bên trái.(7)

Ngoài con dấu xác nhận chữ kí của chủ thế có thẩm quyền, trong văn bản hành

Trang 31

chính thông dụng còn có thể xuất hiện một số trường hợp đóng dấu khác:

- Dấu giáp lai: Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu của cơ quan, tổ chức đóng lên khoảng giữa, mép phải, trùm lên một phần của từng trang trong văn bản hoặc phụ lục văn bản gồm nhiều trang Việc đóng dấu giáp lai nhằm đảm bảo tính chân thục của từng trang trong văn bản hoặc phụ lục văn bản, ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản Pháp luật qui định6: mỗi dấu đóng giáp lai tối đa 05 trang văn bản và việc đóng dấu giáp lai trên văn bản chuyên ngành được thực hiện theo qui định chung của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lí ngành

- Dấu treo: Đóng dấu treo là dùng con dấu cơ quan, tổ chức đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính Đóng dấu treo trên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản

mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dầu treo là một bộ phận của văn bản chính Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo.7

Trên thực tế, ngoài việc đóng dấu đóng dấu treo lên các phụ lục kèm theo văm bản chính, một số cơ quan đóng dấu treo trên một số văn bản nội bộ mang tính thông báo để biết hoặc trên góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính

- Các dấu hiệu chỉ mức độ khẩn, mật hoặc chỉ phạm vi lưu hành của văn bản Dấu chỉ mức độ mật gồm ba mức “MẬT”, “TỐI MẬT”, “TUYỆT MẬT” Việc xác định các văn bản hành chính nào có nội dung thuộc bí mật nhà nước và đóng dấu độ mật cho văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước

Dấu chỉ mức độ khẩn: Tuỳ vào mức độ được chuyển phát nhanh mà văn bản

6 Xem: Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phu về công tác văn thu

Trang 32

được xác định độ khẩntheo các mức “KHẨN”, “THƯỢNG KHẨN”, “HOẢTỐC”,

“HỎA TỐC HẸN GIỜ”

Các con dấu này có hình chữ nhật viền đơn với kích thước quy định, trên đó khắc sẵn các từ chỉ mức độ mật, khấn bằng chữ in hoa, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm

Dấu chỉ mức độ mật, khẩn của văn bản được đóng ở góc bên trái, dưới phần số,

kí hiệu của văn bản và bằng màu mực đỏ tươi Trường hợp cần đóng cả hai con dấu này thì đóng theo trật tự mật, khẩn

Dấu chỉ dẫn phạm vi lưu hành văn bản: Đối với các văn bản có phạm vi, đối tượng được phổ biến, sử dụng hạn chế thì sử dụng dấu chỉ dẫn về phạm vi lưu hành như “TRẢ LẠI SAU KHI HỌP/SAU HỘI NGHỊ” “XEM XONG TRẢ LẠI”,

“LƯU HÀNH NỘI Bộ”

1.3.2.8 Nơi nhận văn bản

Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản và nơi lưu trữ văn bản hành chính Phần này giúp văn thư biết được cần gửi văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân nào và nơi lưu trữ văn bản Cơ quan ban hành văn bản phải căn cứ yêu cầu cụ thể của từng việc và trên cơ sở những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ công tác mà quyết định việc gửi văn bản tới các địa chỉ cần thiết Nơi gửi, số lượng văn bản cần gửi được ghi rõ trong phần nơi nhận giúp cho bộ phận văn thư biết được số lượng văn bản cần phải nhân bản và gửi tới đâu đồng thời tạo điều kiện cho việc thực hiện văn bản được nhanh chóng, thuận lợi

Tùy theo nội dung công việc cần giải quyết mà văn bản hành chính được gửi đến các cơ quan, tổ chức theo mục dích khác nhau Nội dung phần nơi nhận văn bản đủ nhất bao gồm tên các cơ quan, tổ chức có quyền kiểm tra, giám sát hoạt

Trang 33

động của cơ quan ban hành văn bản hoặc là để báo cáo (cấp trên); các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc thực hiện văn bản như phối hợp, tạo điều kiện thực hiện văn bản hay trao đổi công việc (ngang cấp); các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành văn bản (cấp dưới) và bộ phận lưu văn bản

Phần nơi nhận trình bày ở vị trí cuối cùng của văn bản, sát lề trái, ngang hàng với phần kí Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường,

cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm, sau có dấu hai chấm (:) Phần liệt kê các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 11 Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang (-) sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;); riêng dòng cuối cùng là chữ “Lưu” sau có dấu hai chấm (:), sau đó là chữ viết tắt (kiểu chữ in hoa, đứng) tên của đơn vị lưu văn bản như văn thư, văn phòng hoặc đơn vị soạn thảo văn bản, cuối cùng là dấu chấm (.)

1.2.3 Yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản hành chính

1.23.1 Đảm bảo chính xác, rõ ràng

Ngôn ngữ chính xác là điều kiện đầu tiên cần thiết để phản ánh tình hình và giao nhiệm vụ một cách đúng đắn Tính chính xác của văn phong hành chính đòi hỏi mệnh lệnh, nhiệm vụ, thông tin được truyền đạt trong văn bản hành chính chỉ được phép hiếu theo một cách duy nhất; không cho phép có những cách hiểu, cách giải thích khác nhau trong việc truyền đạt và thi hành công vụ Yêu cầu về sự chính xác, rõ ràng trong văn phong hành chính được đánh giá là rất cần thiết đối với chủ the ban hành văn bản trong việc truyền đạt mệnh lệnh quản lí và điều hành công

vụ Muốn thế, cần lựa chọn từ ngữ thích hợp, cấu trúc câu và đoạn hợp lí, ý được nêu không gây nhiều cách hiểu khác nhau hoặc mơ hồ

Để đảm bảo tính chính xác, rõ ràng của nội dung văn bản hành chính, cần lưu ý những vấn đề sau đây về sử dụng ngôn ngữ:

Trang 34

- Sử dụng ngôn ngữ viết với những từ ngữ thông dụng, cách diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng; tránh sử dụng những từ ngữ trừu tượng hoặc thuật ngữ chuyên ngành khi không thực sự cần thiết; sử dụng hợp lí và chính xác nhóm từ Hán - Việt và

các từ gốc nước ngoài; tránh việc lặp từ hoặc thừa từ Chẳng hạn: ‘Tra lời Công văn số 1234/UBND-VP ngày của về đề nghị , Bộ A trả lời như sau” (trích công văn phúc đáp), hay “Các đơn vị cần gửi báo cáo nêu rõ số liệu và con sổ cụ

thể để tiện cho việc thống kê, theo dõi” (trích công văn yêu cầu

- Dùng từ cân đảm bảo tính chính xác cả vê chính tả và nghĩa của từ (bao gồm nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp); trường hợp sử dụng các con số để minh chứng cho các phần nội dung của văn bản thì các con số này không được dập xóa

- Không lạm dụng từ viết tắt, chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thưộc ngôn ngữ tiếng Việt dễ hiểu Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của

từ, cụm từ phâỉ được đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó Ví dụ: ủy ban nhân dân (UBND); Ban Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN)

- Sử dụng câu đơn, đầy đủ hai thành phần chủ vị theo trật tự thuận, hạn chế

sử dụng câu phức hợp hoặc câu quá dài Trường hợp chủ ngữ đã được xác định rõ trong văn cảnh trước đó thì có thể sử dụng câu khuyết chủ, ví dụ :

“Kỉnh trình lãnh đạo xem xét, quyết định ” (trích tờ trình)

“Trân trọng cảm ơn ” (trích công văn)

- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu trong tiếng Việt Câu trong tiếng Việt có thể là câu khắng định, câu phủ định, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu chủ động hay câu bị động ; mỗi kiểu câu đều có những đặc điểm và ưu thế riêng Việc lựa chọn và sử dụng các kiếu câu phù hợp với từng loại văn bản và từng tình huống cụ thể sẽ giúp cho việc chuyến tải ý đồ của viết đến người đọc được dễ dàng và có hiệu quả hơn

Trang 35

- Trình bày vấn đề phải rõ ràng, lô gic; văn bản cần đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, không diễn giải dài dòng, khó hiểu; văn phong cần viết súc tích, chặt chẽ

1.2.3.2 Đảm bảo trang trọng, lịch sự

Văn bản hành chính thông dụng là tiếng nói chính thức của các cơ quan, tổ chức trong quá trình quản lí, điều hành Là loại văn bản được sử dụng rông rãi, văn bản hành chính thông dụng cần được viết bằng văn phong đơn giản nhưng trang trọng, nghiêm túc Việc sử dụng ngôn ngữ đảm bảo tính lịch sự, trang trọng trong văn bản hành chính giúp cho việc thể hiện quyền uy cũng như thái độ lịch sự của chủ thế ban hành văn bản, đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với đối tượng chịu sự tác động của văn bản Nhiệm vụ chủ yếu của người soạn thảo văn bản hành chính thông dụng là phản ánh rõ ràng, chính xác đến mức tối đa các thông tin đến các đối tượng cần giao dịch Bởi vậy, giọng văn nghiêm túc, khách quan được coi là chuẩn mực về văn phong đối với loại văn bản này Tính lịch sự, trang trọng trong ngôn ngữ hành chính đòi hỏi người soạn thảo văn bản cần lưư ý một số vấn đề san:

- Không tuỳ tiện ghép từ hoặc đặt ra các từ mới mà nghĩa chưa xác định như

phối, kết hợp công tác”', không dùng khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng tục (như xe dù, bến cóc y, tránh dùng những từ ngữ thô tục, thiếu nhã nhặn, đả kích hoặc châm

biếm

- Hành văn trong văn bản cần đảm bảo tính lịch sự nhưng phải khách quan, tránh lối diên đạt dập khuôn, cứng nhắc hoặc quá cầu kì, lòng vòng, sáo rỗng hoặc văn vần; cần viết tự nhiên song không nên quá biểu cảm, không sử dụng các biện pháp tu từ như ấn dụ, hoán dụ cũng như tránh giọng văn răn dạy, giáo huấn

- Không sử dụng các kiểu câu nghi vấn Thay vì cách viết sử dụng nhiều câu nghi vấn (câu hỏi) mang tính khẩu ngữ cần phải sửa lại thành câu trần thuật

- Viết hoa đúng qui định

1.2.3.3 Đảm bảo tính phổ thông, thống nhất

Trang 36

Văn bản hành chính thông dụng là loại văn bản hướng tới đối tượng tiếp nhận rất đông đảo và đa dạng, do vậy người soạn thảo phải sử dụng ngôn ngữ phổ thông Vì là loại văn bản được sử dụng rộng rãi nên việc dùng những từ, ngữ thông dụng, viết các câu dễ hiểu sẽ giúp cho các đối tượng tiếp nhận và thi hành văn bản (bao gồm nhiều tầng lớp với trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật rất khác nhau) cùng có thể hiểu đúng nội dung của văn bản Mặt khác, do tính chất khuôn phép và mệnh lệnh của văn phong hành chính đòi hỏi khi soạn thảo các văn bản hành chính thông dụng cần sử dụng hệ thống từ ngữ hành chính một cách thống nhất và phố biến trong việc thi hành và giải quyết công vụ

Để đảm bảo tính thống nhất, phổ thông của ngôn ngữ văn bản hành chính thông dụng, người soạn thảo văn bản cần lưu ý:

- Sử dựng các từ ngữ tiếng Việt gần gũi, thông dụng với nhiều người; diễn đạt đơn giản, dễ hiểu

- Nên sử dụng những từ ngữ trung tính (phi giới tính) để chỉ cả hai giới như: công dân, công chức, viên chức, giám đốc, thủ trưởng cơ quan, thanh niên, người lao động, người vi phạm

- Không sử dụng các từ cổ, tiếng lóng và tránh sử dụng từ ngữ địa phương (phương ngữ)

Văn bản hành chính thông dụng thường lựa chọn những từ ngữ chính xác về nội dung, trang trọng, trung hoà về sắc thái biểu cảm Đặc biệt, văn bản hành chính thông dụng thường sử dụng một lớp từ ngữ riêng (gọi là lớp từ hành chính hay thuật ngữ hành chính), bao gồm:

+ Tên gọi các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở (Chính phủ, Bộ, Mặt trận Tô quốc Việt Nam, Ban Phòng chống tham nhũng, ủy ban nhân dân, Sở, Công ty, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh );

+ Tên gọi các chức vụ của các cơ quan, tổ chức (Thủ tướng Chính phủ, Ban

Trang 37

chấp hành, Chủ tịch, Chánh văn phòng, Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng ban ); + Tên gọi các chức danh, nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, chuyên viên, cộng tác viên, phóng viên, chủ tọa, thư kí

+ Tên gọi của các văn bản, tài liệu hành chính (công văn, báo cáo, tờ trình, biên bản, thông báo );

+ Các từ chỉ hoạt động công vụ của các cơ quan, tổ chức (ban hành, quy định, quyết định, giải quyết, chỉ đạo, yêu cầu )

+ Các từ thuộc thể thức hành chính: Kính gửi, kính chuyển, kính mong, quan tâm, xem xét, giải quyết, trân trọng, đề nghị, phúc đáp, tường trình

Trang 38

1

BÀI 2 SOẠN THẢO BIÊN BẢN 1.1 KHÁI NIỆM BIÊN BẢN

Biên bản là một loại văn bản hành chính, được sử dụng để ghi lại những sự kiện xảy ra trong một giới hạn nhất định về không gian và thời gian Những biên bản thường được sử dụng trong thực tế là: biên bản hội nghị, hội thảo, biên bản

vi hạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, biên bản ghi lời khai.Có những biên bản có mẫu sẵn như biên bản vi phạm hành chính, biên bản bàn giao tài sản người có thẩm quyền ghi biên bản chỉ cần điền những nội dung cần thiết vào Tuy nhiên, có loại biên bản đòi hỏi người ghi biên bản phải có phương pháp ghi chép phù hợp, phải nắm bắt nhanh nhạy vấn đề thì mới thể hiện, ghi nhận hết những sự kiện đã xảy ra

Đó là biên bản hội nghị, hội thảo (gọi chung là hội nghị) Biên bản có giá trị là chứng cứ đóng vai trò cung cấp thông tin làm cơ sở cho các nhận định và kết luận, cho việc giải quyết một công việc phục vụ hoạt động quản lý Ngoài ra, biên bản còn là cơ sở thực tiễn để cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền ban hành nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông báo trong quá trình điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lý Từ đó, khái niệm biên bản được định nghĩa như sau:

Biên bản là văn bản hành chính được sử dụng để ghi nhận sự kiện thực tế xảy ra làm cơ sở để chủ thể quản lý giải quyết công việc đảm bảo tính chặt chẽ

về thủ tục

1.2 YÊU CẦU ĐỐI VỚI BIÊN BẢN

Biên bản là loại văn bản hành chính được hình thành trên cơ sởviệc ghi nhận các sự kiện, vụ việc ở môi trường vật chất phản ánh vào trong nhận thức của chủ thể tiến hành soạn thảo biên bản.Thông qua người tiến hành ghi biên bản toàn

Trang 39

2

bộ thông tin của quá trình phát sinh sự việc được chuyển dịch vào trong biên bản

Vì vậy, yêu cầungười viết biên bản phải ghi nhận đầy đủ, chính xác và khách quan toàn bộ sự việcđã hoặc đang diễn ra.Biên bản phải ghi nhận lại sự việc một cách đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan Chính vì vậy, để biên bản có giá trị chứng minh khi tiến hành soạn thảo biên bản cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:

1.2.1 Yêu cầu về hình thức

Hình thức của biên bản bao gồm tên gọi, thể thức kỹ thuật trình bày phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV, ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính Ngoài ra, hình thức của biên bản trong hoạt động tố tụng

và các lĩnh vực chuyên môn khác tuân theo quy định của văn bản pháp luật chuyên ngành Bên cạnh việc tuân thủ các quy định về hình thức của các loại văn bản nói chung thì riêng biên bản có một số đề mục khác biệt như sau: đối với số ký hiệu của biên bản là đề mục không bắt buộc; phần địa danh và thời gian được ghi nhận trong nội dung của phần mở đầu mà không xác lập là đề mục của hình thức; đối với thể thức ký biên bản thì yêu cầu bắt buộc để đảm bảo giá trị khi phải có tối thiểu hai người ký (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải phải giữ kèm biên bản), phần ký của người lập biên bản đối với biên bản vụ việc và phần ký của chủ tọa đối với biên bản hội nghị luôn luôn được xác lập ở phía bên phải cuối trang giấy

Bên cạnh đó, biên bản còn đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập biên bản và những người có trách nhiệm ký chứng nhận biên bản Đối với biên bản vụ việc trước khi ký người ký phải tự đọc biên bản để xác thực nội dung được ghi nhận Biên bản vụ việc phải có ít nhất hai người ký đó là người lập biên bản và đối tượng liên quan như người bị lập biên bản, bị can, người phiên dịch, đại diện cơ

Trang 40

3

quan có thẩm quyền Còn biên bản hội nghị thì thư ký hoặc người có thẩm quyền

có trách nhiệm đọc biên bản để mọi người cùng nghe làm thủ tục thông qua nội dung biên bản rồi chủ tọa và thư ký mới ký xác nhận Trường hợp người có quyền, nghĩa vụ ký biên bản nhưng họ từ chối ký hoặc bị hạn chế năng lực hành vi (thường là biên bản vụ việc) không thể trực tiếp ký được thì phải ghi rõ lý do vào biên bản

Trong trường hợp cần thiết, nếu biên bản gồm nhiều trang thì người có thẩm quyền phải ký xác nhận từng trang của biên bản hoặc thậm chí đóng dấu giáp lai của các trang biên bản đó

1.2.2 Yêu cầu về nội dung

Biên bản là văn bản có vai trò cung cấp thông tin để làm cơ sở cho các phán quyết hành chính, hoặc minh chứng cho các nhận định kết luận khác vì vậy việc ghi nhận nội dung của biên bản vô cùng quan trọng.Nội dung của biên bản phải là thông tin được tường thuật đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan;

số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.Các thông tin được sử dụng để ghi nhận vào biên bản phải được xử lý và đảm bảo chính xác, đặc biệt là các sự kiện và số liệu

Biên bản là văn bản được xác lập tại chỗ khi phát sinh sự kiện thực tế xẩy

ra nên trong nội dung biên bản phải hạn chế tối đa sự tẩy xóa, sửa chữa Trường hợp cần thiết phải sửa chữa thì những người có tên trong biên bản đều phải ký xác nhận ngay bên lề hoặc ghi chú và ký xác nhận nội dung sửa chữa ở cuối trang Cuối biên bản còn phải xác lập thêm thông tin có bao nhiêu nội dung chỗ thêm, bớt, gạch xóa sửa chữa Sau khi biên bản đã được các chủ thể có liên quan ký những người này có thể sửa chữa, bổ sung trực tiếp vào biên bản và phải được ký xác nhận lại

Ngày đăng: 31/05/2024, 19:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w