Bài giảng thương mại Điện tử trong du lịch hm24 Đại học mở hà nội

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài giảng thương mại Điện tử trong du lịch   hm24   Đại học mở hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING ------------------------------------ Bài 1: TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Mục tiêu bài 1: Sau khi học xong Bài 1, sinh viên có thể:  Định nghĩa và phát biểu được khái niệm và đặc điểm thương mại điện tử.  Phân tích lợi ích, hạn chế của thương mại điện tử trong kinh doanh.  Đánh giá tác động thương mại điện tử tới hoạt động kinh doanh.  Làm rõ những sai lầm cơ bản của người kinh doanh thương mại điện tử.  Đánh giá tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử Trước tiên, thương mại được định nghĩa là hoạt động trao đổi của cải, hàng hoá, dịch vụ, kiến thức… giữa hai hay nhiều đối tác. Trong thương mại tồn tại hai bên, bên bán là bên cung cấp của cải, hàng hoá, dịch vụ…, và bên mua là bên nhận lại các hàng hoá, dịch vụ đó và chuyển cho người bán một giá trị tương đương nào đó. Thương mại phát triển từ dạng nguyên sơ là hàng đổi hàng tới hình thức hiện nay là giao dịch thông qua một phương tiện trung gian, ví dụ như tiền hoặc kim loại quý. Như vậy, thương mại điện tử (TMĐT) có thể được hiểu nôm na là hoạt động thương mại được diễn ra trên nền các công cụ điện tử.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

-

Bài 1: TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Sau khi học xong Bài 1, sinh viên có thể:

✓ Định nghĩa và phát biểu được khái niệm và đặc điểm thương mại điện tử ✓ Phân tích lợi ích, hạn chế của thương mại điện tử trong kinh doanh ✓ Đánh giá tác động thương mại điện tử tới hoạt động kinh doanh

✓ Làm rõ những sai lầm cơ bản của người kinh doanh thương mại điện tử ✓ Đánh giá tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử

Trước tiên, thương mại được định nghĩa là hoạt động trao đổi của cải, hàng hoá, dịch vụ, kiến thức… giữa hai hay nhiều đối tác Trong thương mại tồn tại hai bên, bên bán là bên cung cấp của cải, hàng hoá, dịch vụ…, và bên mua là bên nhận lại các hàng hoá, dịch vụ đó và chuyển cho người bán một giá trị tương đương nào đó Thương mại phát triển từ dạng nguyên sơ là hàng đổi hàng tới hình thức hiện nay là giao dịch thông qua một phương tiện trung gian, ví dụ như tiền hoặc kim loại quý Như vậy, thương mại điện tử (TMĐT) có thể được hiểu nôm na là hoạt động thương mại được diễn ra trên nền các công cụ điện tử

Thương mại điện tử sẽ trở thành một nhân tố kinh tế có ý nghĩa toàn cầu trong tương lai gần Cơ sở hạ tầng của TMĐT là mạng máy tính khi mà nó đã đạt đến trình độ tiêu chuẩn cho hoạt động kinh doanh, đời sống gia đình và hoạt động của các Chính phủ các quốc gia Mạng máy tính liên kết các máy tính và các thiết bị điện tử khác với nhau thông qua mạng viễn thông, do đó người sử dụng có thể tiếp cận thông tin được lưu trữ và giao tiếp giữa các máy tính với nhau Đại đa số các máy tính đều kết nối với mạng máy tính toàn cầu, được gọi là Internet, hoặc kết nối trong nội bộ tổ chức, gọi là Intranet Intranet là mạng công ty thực hiện chức năng công

Trang 2

nghệ thông tin như trình duyệt hoặc sử dụng internet Một môi trường máy tính khác là extranet, đây là mạng kết nối Intranet của các đối tác kinh doanh với Internet

TMĐT là một khái niệm chưa được nhiều nhà kinh doanh Việt Nam hiểu chính xác Đại đa số họ đều nghĩ rằng TMĐT phải là mua bán, thanh toán qua mạng Nhận định trên không hoàn toàn đúng, nó chỉ là một phần trong TMĐT

TMĐT (Electronic commerce hay E.Commerce) là một khái niệm dùng để mô tả quá trình mua bán hoặc trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính Thuật ngữ “Thương mại” được nhiều người hiểu là một số giao dịch được thực hiện giữa các đối tác kinh doanh Vì vậy, TMĐT cũng thường được hiểu theo nghĩa hẹp là mua bán trên mạng, hay mua bán thông qua phương tiện điện tử

Trên thực tế, có nhiều người sử dụng thuật ngữ “Kinh doanh điện tử” (Electronic business – E.business) để chỉ một phạm vi lớn hơn của TMĐT Đó không chỉ là quá trình mua bán mà còn bao gồm cả dịch vụ khách hàng, kết nối với các đối tác kinh doanh, thực hiện giao dịch điện tử trong phạm vi một tổ chức Kinh doanh điện tử (E.business) là chu kỳ kinh doanh, tốc độ kinh doanh, toàn cầu hóa, nâng cao năng suất, tiếp cận khách hàng mới và chia sẻ kiến thức giữa các tổ chức nhằm đạt lợi thế cạnh tranh Thuật ngữ “Thương mại” trong cuốn sách này được hiểu theo nghĩa rộng, là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường Vì vậy, TMĐT cũng được hiểu tương đương với kinh doanh điện tử (E.business) và có thể xem xét dưới các góc độ sau:

• Xem xét từ góc độ số hóa

TMĐT có thể thực hiện dưới nhiều hình thức phụ thuộc vào mức độ số hóa của các sản phẩm/dịch vụ mua bán, quá trình mua bán và cơ quan vận chuyển và giao nhận hàng Với một sản phẩm, nó có thể là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm số hóa, một tổ chức có thể là một cơ quan cụ thể hoặc cơ quan số hóa, và tương tự, một quá trình cũng có thể là quá trình số hóa hay vật chất

• Xem xét từ góc độ các lĩnh vực kinh doanh

TMĐT diễn ra hầu khắp ở các lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy các lĩnh vực đó phát triển đồng thời tạo nên bản sắc mới của hoạt động kinh doanh trên phạm vi kinh tế toàn cầu

• Từ góc độ kinh doanh viễn thông

TMĐT là việc chuyển giao thông tin, sản phẩm hay dịch vụ hoặc thanh toán thông qua điện thoại, mạng máy tính hoặc bất kỳ phương tiện điện tử nào khác

Trang 3

• Từ góc độ quá trình kinh doanh

TMĐT là việc ứng dụng công nghệ để tự động hóa các giao dịch kinh doanh và các dòng chu chuyển sản phẩm

• Từ góc độ kinh doanh dịch vụ

TMĐT là phương tiện để các doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà quản lý cắt giảm chi phí dịch vụ trong khi vẫn nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng tốc độ chuyển giao dịch vụ tới tận tay khách hàng

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử AEC (Association for Electronic Commerce): “TMĐT là làm kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử” Định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin phức tạp đều là TMĐT

Theo Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại điện tử UNICITRAL (The United Nations Commission on International Trade Law): “TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần in ra giấy bất kỳ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch” Thông tin ở đây được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, bản thiết kế, hình đồ họa, quảng cáo, chào hàng, đơn hàng, hóa đơn, bảng giá, hợp đồng…

TMĐT hiểu theo nghĩa rộng, “là tất cả những hoạt động kinh doanh, giao dịch, trao đổi, thảo luận, đàm phán đi đến ký kết hợp đồng, mua bán hàng hóa… được diễn ra giữa người mua và người bán thông qua các phương tiện điện tử, trong đó có hệ thống mạng Internet trên phạm vi toàn cầu”

Trang 4

TMĐT hiểu theo nghĩa hẹp, “là tất cả các website hoặc trang thông tin có ảnh hưởng và có tác dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi…trong hiện tại và trong tương lai”

Vậy, TMĐT là hoạt động kinh doanh, giao dịch, trao đổi, thảo luận, đàm phán kí kết hợp đồng, mua bán hàng hóa…được diễn ra giữa người mua và người bán thông qua các phương tiện điện tử, trong đó có hệ thống mạng Internet trên phạm vi toàn cầu

1.1.2 Đặc điểm thương mại điện tử

Cũng giống như các loại hình kinh doanh khác, TMĐT có những đặc trưng riêng biệt do tính chất kinh doanh của nó đem lại, những đặc trưng có thể kể đến như:

• TMĐT không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy (paperless transactions)

Tất cả các văn bản giao dịch trong kinh doanh TMĐT đều thể hiện bằng các dữ liệu tin học, băng ghi âm, hay được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử khác

• TMĐT phụ thuộc vào công nghệ và trình độ công nghệ thông tin của người sử dụng

Cơ sở hình thành và phát triển TMĐT là mạng máy tính, và hiển nhiên người sử dụng cần phải là người có kiến thức về những lĩnh vực này Bên cạnh cơ sở mạng, TMĐT cần có đội ngũ nhân viên không chỉ thành thạo về công nghệ thông tin mà cần có kiến thức và kỹ năng nhất định về quản trị kinh doanh nói chung và thương mại nói riêng

• TMĐT phụ thuộc mức độ số hóa

Sự phát triển của TMĐT phụ thuộc vào mức độ số hóa của nền kinh tế và khả năng hội nhập số hóa với nền kinh tế toàn cầu Số hóa dữ liệu được hiểu là khả năng chuyển những dữ liệu thông thường thành những dữ liệu số mà máy tính có thể đọc được Tùy vào mức độ số hóa mà TMĐT sẽ đạt được từ cấp độ thấp đến cấp độ cao Cấp độ thấp nhất là sử dụng thư điện tử (email) trong giao dịch, đến sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, đến đặt hàng trực tuyến và dịch vụ trực tuyến, đến xây dựng website cho hoạt động kinh doanh và cao nhất là áp dụng các giải pháp toàn diện về TMĐT nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh

• Giao dịch TMĐT có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể

Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống thương mại truyền thống thì có sự xuất hiện bên thứ ba Đó là người cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực

• TMĐT có tốc độ phát triển nhanh

Trang 5

Nhờ vào sự phát triển công nghệ thông tin và áp dụng kỹ thuật số nên tất cả quá trình giao dịch trong TMĐT đều tiến hành thông qua máy tính với tốc độ được tính theo giây Dịch vụ phần mềm và các ứng dụng máy tính trong giao dịch ngày càng phát triển, hoàn hảo cùng với tốc độ đường truyền nhanh cho phép rút ngắn thời gian soạn thảo, giao dịch giữa các đối tác

1.2 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG

1.2.1 Khác biệt về tiến trình mua bán

Không giống với thương mại truyền thống, tiến trình mua bán trong TMĐT thay đổi cả về hình thức lẫn nội dung thực hiện về việc thu nhận thông tin, mô tả hàng hóa cho đến việc kiểm tra khả năng cung ứng sản phẩm, thiết kế đơn hàng và tới khâu cuối cùng của tiến trình mua bán là thanh toán sản phẩm TMĐT cho phép mọi người cùng tham gia vào tiến trình mua bán, tất cả đều có cơ hội ngang nhau

Tiến trình mua bán Thương mại điện tử Thương mại truyền thống

Thu nhận thông tin Website, danh mục hàng (catalogue) trực tuyến…

Tạp chí, tờ rơi, tập gấp, danh mục hàng giấy…

Mô tả hàng hóa Hàng hóa được mô tả trực tiếp kèm hình ảnh đăng tải trên website, qua email, mẫu biểu điện tử…

Hàng hóa được mô tả qua thư giấy và các mẫu biểu in trên giấy

Kiểm tra khả năng cung ứng và thoả thuận giá

Việc thông báo khả năng cung ứng sản phẩm và các thoả thuận về giá được tiến hành qua email, website…

Doanh nghiệp thông báo khả năng cung sản phẩm và việc mặc cả giá thực hiện qua điện thoại, fax, thư giấy…

Trao đổi thông tin Thông tin sản phẩm, kinh doanh được trao đổi qua email, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Database Interchange)

Thông tin được trao đổi qua fax, thư, điện thoại

Trang 6

Giao hàng Hàng hóa, sản phẩm được chuyển trực tiếp dưới dạng số hóa hoặc qua phương tiện vận tải bưu điện

Sản phẩm được chuyển tới tay khách hàng qua phương tiện vận tải, bưu điện

khách hàng qua email, trao đổi dữ liệu điện tử

Sản phẩm được thông báo tới khách hàng qua thư giấy, fax, điện thoại

dụng trong giao dịch

Chứng từ giấy được sử dụng

hiện đại được sử dụng: trao đổi dữ liệu điện tử, tiền điện tử, giao dịch ngân hàng, các loại thẻ…

Séc, hối phiếu, tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng, các loại thẻ…được sử dụng để thanh toán

Bảng 1.1 So sánh TMĐT và thương mại truyền thống

1.2.2 Khác biệt về công nghệ

TMĐT liên kết công nghệ truyền thông và công nghệ thông tin với tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp Trong TMĐT, các giao dịch được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử Việc truy cập thông tin hoàn toàn dựa trên cơ sở mạng máy tính với khả năng truy cập mạng, ngoài ra trong TMĐT, dịch vụ viễn thông được sử dụng để truyền tải thông tin dữ liệu, việc mua bán hàng hóa được thực hiện qua website thông qua hình thức các giỏ hàng

Có thể nói rằng, công nghệ trong TMĐT được sử dụng nhiều hơn và ở mức độ cao hơn so với những thiết bị điện tử được sử dụng trong thương mại truyền thống

1.2.3 Khác biệt về thị trường

Đối với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin là phương tiện trao đổi dữ liệu, nhưng đối với TMĐT, mạng lưới thông tin là thị trường Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành như các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa, sản phẩm qua mạng, các nhà trung gian ảo là các nhà cung cấp dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng…

Trang 7

Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trên thị trường không có biên giới được gọi là thị trường thống nhất toàn cầu

TMĐT càng phát triển mạnh, máy tính càng được sử dụng rộng rãi đồng nghĩa với việc cánh cửa hướng doanh nghiệp ra thị trường thế giới ngày càng được mở rộng Với TMĐT, một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể thực hiện hoạt động kinh doanh tại các quốc gia khác nhau trên thế giới mà không cần phải bước ra khỏi nhà, một công việc mà trong thương mại truyền thống phải mất nhiều năm và chi phí cao

1.3 LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.3.1 Lợi ích của thương mại điện tử

Sự ra đời của TMĐT đã tạo ra bản chất toàn cầu của công nghệ, cắt giảm chi phí, tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu người trong một thời gian ngắn, tạo ra sự tương tác lẫn nhau và kích thích tính năng động của nền kinh tế, tạo ra sự tăng trưởng nhanh của cơ sở hạ tầng những lợi ích này mới chỉ được hiện thực hóa và tăng lên đáng kể khi TMĐT được áp dụng rộng rãi hơn trên phạm vi toàn thế giới

1.3.1.1 Lợi ích đối với người tiêu dùng

• Vượt giới hạn về không gian và thời gian

TMĐT cho phép khách hàng có khả năng mua sắm hàng hóa và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tất cả các ngày trong năm và không bị giới hạn phạm vi địa lý

• Nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ

TMĐT cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn Khách hàng có thể lựa chọn các cơ sở cung cấp khác nhau trên thị trường điện tử Do đó, họ có cơ hội nhiều lựa chọn mua sắm hơn và khả năng lựa chọn giá cả cũng tốt hơn

• Giá cả hàng hóa thấp hơn

TMĐT thúc đẩy quá trình bán hàng và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, do vậy dẫn đến sự giảm giá bền vững, đây là lợi ích thiết thực TMĐT đem lại cho người tiêu dùng Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng hoàn toàn có khả năng so sánh giá cả của cùng một sản phẩm với các nhà cung cấp khác nhau và từ đó tìm

được mức giá phù hợp nhất

Trang 8

Ngoài ra, TMĐT làm giảm chi tiêu cho khách hàng về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ họ nhận được thông qua việc chấp nhận mua bán không phụ thuộc vào vị trí địa lý của nhà cung ứng nên người tiêu dùng sẽ nhận được giá hàng hóa thấp hơn so với việc mua bán thông qua thương mại truyền thống

Giá cả hàng hóa được mua bán qua TMĐT sẽ thấp hơn so với hình thức mua bán truyền thống bởi chi phí sản xuất, kinh doanh các mặt hàng này qua các phương tiện điện tử sẽ được tiến hành nhanh hơn, thuận tiện hơn và giảm bớt các chi phí

• Khả năng giao hàng nhanh

Việc giao hàng nhanh chóng tới tay người tiêu dùng là điều ai cũng mong chờ nhất khi mua sắm qua Internet, bởi điều này xuất phát từ tâm lý mua sắm của mỗi khách hàng và bởi sự thiếu niềm tin vào kinh doanh ảo Đối với một số sản phẩm số hóa được như: phim, truyện, sách, phần mềm, nhạc…thì việc giao hàng được thực hiện một cách vô cùng nhanh và thuận tiện

• Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao

Thông qua máy tính được kết nối toàn cầu, khách hàng dễ dàng có khả năng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm và qua các thông tin đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh

1.3.1.2 Lợi ích đối với doanh nghiệp

• Mở rộng thị trường

TMĐT mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có thể mở rộng thị trường, nhanh chóng tiếp cận với nhiều đối tác, khách hàng trên khắp thế giới và từ đó có khả năng lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất theo tiêu chí doanh nghiệp đặt ra

• Giảm chi phí sản xuất, thông tin liên lạc

Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng trong một thời gian ngắn với chi phí thấp Với giao dịch TMĐT, các bên có thể tham gia quá trình giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là họ không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý toàn cầu

• Cải thiện hệ thống phân phối

Trang 9

TMĐT góp phần giảm lượng hàng tồn khi và độ trễ trong phân phối hàng tới khách hàng thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dây chuyền cung ứng “kéo” (“pull” type supply chain management) Đây là quá trình bắt đầu từ đơn đặt hàng của khách và sử dụng phương pháp sản xuất đúng thời hạn

• Khả năng chuyên môn hóa cao

TMĐT tạo ra khả năng chuyên môn hóa cao trong kinh doanh, đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại Các siêu thị điện tử với quy mô nhỏ và vừa sẽ chuyên môn hóa vào bán một hoặc một số mặt hàng

• Giảm thời gian giao dịch

TMĐT làm giảm thời gian từ khi thanh toán cho đến khi nhận được hàng hóa Việc tự động hóa các giao dịch thông qua website và internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm các chi phí khác

• Kích thích doanh nghiệp sáng tạo

TMĐT kích thích doanh nghiệp sáng tạo những ý tưởng kinh doanh mới và tăng khả năng thành công của các phương án kinh doanh nhờ thay đổi các quy trình giao dịch sao cho hợp lý, tăng năng suất bán hàng

• Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường

Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp nhanh chóng giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường

• Chi phí đăng ký kinh doanh

Với việc kinh doanh theo hình thức truyền thống, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho việc hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh

Nhưng với TMĐT, nhiều nước và một số khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng Thực tế cho thấy rằng, việc thu phí sẽ gặp khó khăn do đặc thù của Internet nếu được triển khai

Trang 10

• Các lợi ích khác

Bên cạnh các lợi ích được kể trên, TMĐT góp phần lớn trong việc nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua các dịch vụ Việc tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng được tiến hành đơn giản hơn, đơn giản hóa quá trình kinh doanh, rút ngắn chu kỳ và thời gian giao nhận hàng hóa, tăng năng suất, loại bỏ giấy tờ, xử lý thông tin nhanh hơn, giảm các chi phí vận tải, tăng tính linh hoạt trong kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1.3 Lợi ích đối với xã hội

Đối với xã hội, TMĐT tạo ra phong cách kinh doanh, làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp, giúp các nước kém phát triển nhanh chóng mở rộng trao đổi thương mại TMĐT đem lại những lợi ích cho xã hội như nâng cao mức sống dân cư, nâng cao khả năng thụ hưởng các dịch vụ cho mọi tầng lớp dân cư, …

• Môi trường làm việc mới

TMĐT tạo ra môi trường làm việc mới, cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà thông qua mạng máy tính Môi trường làm việc mới này giúp giảm thiểu các phương tiện giao thông lưu thông trên đường, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ môi trường sống và giảm các chi phí đi lại

• Cải thiện mức sống

Với việc cắt giảm các chi phí trong chu trình sản xuất và sự giảm giá bền vững đã đem đến cho khách hàng cơ hội được mua sản phẩm với giá thấp hơn, do vậy nhiều người có thể mua được hàng hóa với số lượng lớn và tăng mức sống của dân cư

• Lợi ích cho các nước kém phát triển

Các quốc gia kém phát triển có thể được tiếp cận với chu trình sản xuất hàng hóa và nền tri thức từ các quốc gia phát triển thông qua mạng Internet Ngoài ra, họ còn có cơ hội được thụ hưởng các sản phẩm và dịch vụ mà họ không có khả năng có như cơ hội để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và các bằng cấp có giá trị

• Các dịch vụ công cộng

TMĐT thúc đẩy việc cung cấp các dịch vụ công cộng như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thuế quan và phân phối các dịch vụ xã hội của chính phủ ở mức chi phí thấp hoặc cải thiện các dịch vụ đó

Trang 11

1.3.2 Hạn chế của Thương mại điện tử 1.3.2.1 Hạn chế về kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật là một trở ngại lớn cho các giao dịch điện tử Những hạn chế của TMĐT có thể được kể đến như sau:

• Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về độ an toàn, tin cậy về cơ sở kỹ thuật • Các công cụ phát triển phần mềm thay đổi thường xuyên

• Tồn tại rất nhiều khó khăn trong việc hợp nhất Internet, phần mềm điện tử với một số ứng dụng cơ sở dữ liệu hiện có

• Một số phần mềm TMĐT không khớp với phần cứng hoặc không tương thích với hệ thống vận hành hoặc các thiết bị khác

• Chi phí truy cập Internet còn cao, điều này ảnh hưởng tới việc tiếp cận thông tin của những vùng, khu vực khó khăn

1.3.2.2 Hạn chế về thương mại

TMĐT là loại hình hoạt động xã hội mới, gắn liền với hạ tầng công nghệ, do vậy cần có các khung pháp lý điều chỉnh sao cho thích hợp Tuy nhiên, việc ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý trong lĩnh vực này là công việc không hề dễ, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và quan sát từ chính quá trình tham gia TMĐT

Trên thực tế còn tồn tại rất nhiều những vấn đề phi kỹ thuật đã làm giảm tốc độ phát triển và sự mở rộng nhanh chóng của TMĐT, những vấn đề đó có thể được kể đến như sau:

➢ Khó khăn trong hạch toán chi phí

TMĐT đem lại cơ hội cho nhiều người có thể thực hiện ý đồ kinh doanh ngay tại gia đình mình mà không cần có cơ sở kinh doanh như những hình thức kinh doanh thương mại khác Tuy nhiên, việc kinh doanh ngay tại hộ gia đình sẽ vướng phải khó khăn trong việc hạch toán các chi phí và tổ chức sản xuất kinh doanh Việc so sánh giữa chi phí bỏ ra và những lợi ích thu được từ TMĐT của các doanh nghiệp quy mô hộ gia đình đang phải giải quyết vấn đề đo lường những lợi ích vô hình như thế nào, cải thiện dịch vụ khách hàng và giá trị của quảng cáo

➢ Vấn đề an toàn và bảo mật

Các vấn đề về an toàn và bảo mật trong TMĐT đã được nâng cấp nhờ vào những tiến bộ của công nghệ thông tin Tuy nhiên, những vấn đề này vẫn được khách hàng coi là vấn đề

Trang 12

cốt tử trong giao dịch và do đó TMĐT phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là thuyết phục khách hàng rằng thông tin cá nhân và giao dịch giữa họ và doanh nghiệp sẽ được đảm bảo an toàn và các họ sẽ đảm bảo bí mật riêng của cá nhân trong giao dịch

➢ Thiếu niềm tin đối với khách hàng

Khách hàng thường không tin tưởng vào những đối tác giao dịch không hiện diện, không thể hiện trên giấy cùng với con dấu và chữ ký và thanh toán bằng tiền điện tử Đây là khái niệm không quen thuộc với thói quen mua sắm của người Việt và nhiều quốc gia trên thế giới Khác hàng không thể cảm quan sản phẩm trực tiếp do đặc thù của TMĐT, chẳng hạn người mua sẽ không thể xem, sờ và thử chiếc váy mình ưng ý Thông thường khách hàng thường hay tìm đến những lời bình luận, nhận xét về sản phẩm mà mình sắp mua để đưa ra quyết định Điều này xuất phát từ tâm lý đám đông của khách hàng

➢ Các vấn đề pháp lý không thể giải quyết kịp thời

Trong TMĐT, các vấn đề nảy sinh sẽ khó có khả năng được giải quyết nhanh chóng do những quy định của Chính phủ và những tiêu chuẩn cần thiết rất khó thiết lập và điều chỉnh kịp thời

➢ Phá vỡ các mối quan hệ cần thiết giữa người tham gia trong giao dịch

Do đặc thù của TMĐT là khách hàng và nhà cung cấp có thể làm việc trực tuyến với nhau, không cần gặp gỡ trực tiếp vẫn có khả năng thực hiện các hoạt động kinh doanh nên đã dẫn đến việc phá vỡ các mối quan hệ cần thiết giữa các bên tham gia Các mối quan hệ cần thiết chính là việc các bên giao tiếp, đàm phán trực tiếp và gặp gỡ nhau

➢ Tiếp cận Internet

Đối với nhiều vùng, nhiều quốc gia trên thế giới, việc tiếp cận mạng Internet vẫn còn tương đối khó khăn do giá cả và cơ sở hạ tầng cần thiết

➢ Chuyển đổi thói quen tiêu dùng

Việc chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần nhiều thời gian để người tiêu dùng làm quen với hình thức giao dịch ảo và dần đặt nhiều niềm tin vào loại hình kinh doanh này

1.4 TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.4.1 Thúc đẩy marketing sản phẩm

Marketing trực tiếp theo phương pháp truyền thống được thực hiện qua các thư đặt hàng hoặc các cuộc giao dịch bằng điện thoại Tuy nhiên, hiện nay với sự đổ bộ như vũ bão của công

Trang 13

nghệ thông tin thì những ứng dụng Internet được sử dụng rất phổ biến trong marketing sản phẩm và được gọi là marketing điện tử Marketing điện tử được thực hiện chủ yếu thông qua mạng máy tính

Theo Philip Kotler, cha đẻ của thuyết marketing hiện đại cho rằng: “Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về giá, sản phẩm, phân phối, xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và internet”

Trong TMĐT, sản phẩm được marketing với sự hỗ trợ của các phương tiện điện tử sẽ làm cho các quá trình marketing diễn ra nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp hơn Điều này hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến sản phẩm, kích thích khách hàng mua sắm sản phẩm

TMĐT có tác động một cách trực tiếp lên marketing các mặt sau:

➢ Xúc tiến sản phẩm (Promotion)

TMĐT xúc tiến sản phẩm thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ trực tiếp cho khách hàng Xúc tiến hỗn hợp được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo, chào hàng, tuyên truyền và khuyến mại nhằm mục tiêu kích thích tiêu thụ TMĐT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ giúp các quá trình này thực hiện một cách nhanh chóng trên phạm vi quy mô rộng khắp, do vậy sẽ bao quát số lượng lớn khách hàng và từ đó cũng thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng nhiều hơn Trong đó, các website là công cụ xúc tiến sản phẩm tốt nhất hiện có của TMĐT

➢ Các kênh phân phối mới (Places)

Không giống như kênh phân phối trong marketing truyền thống, các kênh phân phối trong marketing điện tử đa dạng hơn Các kênh phân phối mới được thực hiện không chỉ trực tiếp tới khách hàng mà có thể được thực hiện qua các phương tiện giao tiếp khác như mạng Internet, thư điện tử…đối với các sản phẩm số hóa

➢ Tiết kiệm chi phí (Price)

TMĐT làm giảm đáng kể các chi phí kinh doanh nếu so sánh với thương mại truyền thống, đặc biệt là trong việc chuyển giao các sản phẩm số hóa Chính yếu tố này đã giúp marketing điện tử ưu việt hơn so với marketing truyền thống

➢ Rút ngắn chu trình kinh doanh (Process)

Việc chuyển giao hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng có thể sẽ được tính theo giây đối với các sản phẩm có khả năng số hóa được, đối với các sản phẩm hữu hình, công việc quản lý có liên quan tới việc chuyển giao sản phẩm sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn với sự hỗ trợ

Trang 14

của thiết bị điện tử Các giao dịch thương mại quốc tế sẽ được rút ngắn thời gian tới 90% tổng thời gian trước đây khi chưa có sự xuất hiện của TMĐT

➢ Tăng dịch vụ khách hàng (Presentation)

Dịch vụ khách hàng được cải thiện đáng kể thông qua cung ứng các thông tin trực tuyến, bên cạnh đó các nhà cung cấp có thể tư vấn, trả lời khách hàng bằng thư điện tử chỉ trong vài giây và khách hàng có thể không chỉ là một cá nhân Sẽ không còn việc doanh nghiệp bị xáo trộn do khối lượng công việc liên quan tới dịch vụ khách hàng quá nhiều mà nguồn nhân lực không có đủ Bởi nay, với sự hỗ trợ của máy tính và các thiết bị điện tử thì công việc này trở nên dễ dàng và chuyên nghiệp hơn bao giờ hết

➢ Định vị hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm (Positioning)

Hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm sẽ được định vị trong tâm trí khách hàng mới rất nhanh thông qua các ứng dụng Internet mang lại qua hình ảnh động, video, âm nhạc…Niềm tin của người tiêu dùng được xây dựng và củng cố qua những thông tin được đăng tải trên mạng Internet và đây chính là nhân tố quan trọng để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình Khách hàng thường có thói quen tìm đến các sản phẩm được chau chuốt hình ảnh và được quảng cáo một cách chuyên nghiệp trên các phương tiện truyền thông công cộng, thiết bị điện tử và trên các website…

1.4.2 Thay đổi bản chất thị trường

TMĐT làm thay đổi cách thức giao tiếp trên thị trường, thể hiện ở giao tiếp không gặp mặt và có thể được thực hiện đồng thời giữa nhiều người trong cùng thời điểm làm tăng khả năng giao tiếp trong kinh doanh Việc giao tiếp giữa các chủ thể kinh doanh sẽ được thực hiện thông qua mạng máy tính và các phương tiện điện tử khác Điều này hoàn toàn khác và mởi mẻ so với thương mại truyền thống khi mà các đối tác cần phải gặp gỡ nhau để đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng

TMĐT giúp thay đổi bản chất thị trường thông qua việc góp phần tạo nên những sản phẩm mới và đổi mới các sản phẩm hiện tại cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng Đây có thể được coi là tính chất vượt trội của TMĐT so với phương thức bán hàng truyền thống TMĐT thực hiện phương thức bán hàng theo hình thức các chuỗi cung ứng kéo, nghĩa là khách hàng đưa ra các yêu cầu và nhà cung cấp sẽ theo đó để sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng TMĐT làm thay đổi hệ thống chế tạo sản phẩm từ chỗ định hướng sản xuất đến định hướng vào nhu cầu khách hàng và mô hình sản xuất đúng thời hạn Doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu khách hàng thông

Trang 15

qua phản hồi và đề xuất trực tiếp của họ để thiết kế sản phẩm Hệ thống sản xuất từng bước hợp nhất với hệ thống tài chính, phân phối và các hệ thống chức năng khác Điều này thể hiện ở chỗ các đơn đặt hàng từ khách có thể chuyển trực tiếp tới bộ phận thiết kế thông qua mạng Internet Quá trình này có thể chỉ được tính theo giây và do đó có thể cắt giảm chu kỳ sản xuất kinh doanh lên tới 90%

TMĐT làm cho hệ thống chế tạo sản phẩm trở nên linh hoạt, dễ hoàn thiện và giảm chi phí qua việc cắt giảm chu kỳ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chi phí dự trữ các yếu tố đầu vào và chi phí tồn kho thành phẩm

TMĐT tạo điều kiện để doanh nghiệp thu nhận đầy đủ thông tin về khách hàng hơn và sắp xếp chúng một cách khoa học và thuận tiện cho việc sử dụng, từ đó xây dựng hồ sơ khách hàng và thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ Đây là đìều không hề có trong hình thức bán hàng truyền thống, chính điều này đã làm thay đổi căn bản bản chất của thị trường

1.4.3 Thay đổi tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực

Doanh nghiệp trong xu hướng vận động không ngừng của TMĐT sẽ buộc phải bổ sung công nghệ mới và nghiên cứu những sản phẩm hàng hóa/dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường thay đổi không ngừng và cũng để tránh tính trạng bị lạc hậu so với công nghệ thay đổi từng ngày từng giờ Việc bổ sung công nghệ mới sẽ dẫn đến những thay đổi về cơ cấu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên và phương thức kinh doanh

Tuy nhiên việc tiếp thu công nghệ mới và thay đổi cơ cấu tổ chức không thể thực hiện được trong một sớm một chiều Đó là cả một quá trình được thực hiện do đòi hỏi khách quan trong sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, do sự cố gắng của doanh nghiệp và do những phản hồi hiện tại về sản phẩm của khách hàng

Song song với việc thay đổi cơ cấu tổ chức, TMĐT cũng góp phần thay đổi bản chất công việc theo hướng chuyển nhanh sang kỷ nguyên số hóa Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp luôn phải thay đổi sản phẩm và công nghệ theo kịp thời đại Việc sử dụng nguồn lao động với chi phí thấp và đông trong sản xuất đã được thay thế bằng việc đưa công nghệ vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất Doanh nghiệp cố gắng cắt giảm nguồn lao động và chuyển những công việc cần sử dụng nhiều lao động sang các quốc gia có chi phí lao động thấp Sự thay đổi này sẽ tạo ra những cơ hội mới và những rủi ro mới và làm thay

Trang 16

đổi tư duy về công việc, nghề nghiệp Những công nhân của kỷ nguyên số hóa sẽ là những người có tư duy đổi mới, linh hoạt và bắt kịp sự thay đổi công nghệ thông tin đang diễn ra nhanh chóng TMĐT làm thay đổi cách thức tuyển dụng, đánh giá, thăng tiến và phát triển nguồn nhân lực Những vấn đề về quản trị nguồn nhân lực được hỗ trợ đắc lực bởi mạng máy tính nội bộ nên mức độ chính xác sẽ cao hơn Cách thức đào tạo nguồn nhân lực cũng từ đó mà thay đổi theo Hình thức đào tạo từ xa, trực tuyến được đưa vào sử dụng sẽ giúp cắt giảm các chi phí đào tạo cho doanh nghiệp và giảm thiểu chi phí đi lại, thời gian cho nhân viên Nhiều công ty xem đào tạo trực tuyến là cứu cánh vì nó làm thay đổi môi trường làm việc, thay đổi cách thức đào tạo lao động tại chỗ

1.4.4 Tác động tới tình hình tài chính và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp

Do đặc thù của TMĐT không thể hiện giao dịch trên giấy nên hầu hết các nghiệp vụ thanh toán trong TMĐT đều không thể hiện trên giấy Việc sử dụng các phương thức thanh toán mới như tiền điện tử sẽ làm tháy đổi quy trình thanh toán và phức tạp hơn do sự chi phối của luật pháp, các thông lệ quốc tế và quan trọng hơn cả là người tiêu dùng chưa quen với các cách thức thanh toán như vậy

Tiền điện tử và các hệ thống thanh toán điện tử trong hoạt động mua bán sẽ làm thay đổi phương thức thanh toán truyền thống, Phương thức chuyển tiền được áp dụng phương pháp giao dịch và thanh toán trả sau được sử dụng rộng rãi Khi đơn đặt hàng đến tay người bán, bản xác nhận có thể được đưa ra và chuyển xác nhận trực tuyến đến tay người mua, người mua sẽ sử dụng các phương thức thanh toán như séc tín dụng, séc đảm bảo hoặc các phương tiện thanh toán khác

1.5 NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TMĐT là một khái niệm mới xuất hiện trong gần thập kỷ, nên những hiểu biết về bản chất và cách thức hoạt động của nó với nhiều người vẫn còn khá mơ hồ và chưa đúng đắn Nhiều doanh nghiệp mặc dù đã đưa TMĐT vào trong kinh doanh nhưng vẫn chưa hiểu đúng đắn về nó, nên ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh Những nhận định sai lầm về TMĐT có thể được kể đến:

➢ Tin rằng xây dựng website xong là đã hoàn thành xong quá trình kinh doanh TMĐT

Doanh nghiệp cho rằng chỉ với việc hoàn thành xong website của mình là khách hàng sẽ tìm đến doanh nghiệp Thực tế cho thấy rằng doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều công sức

Trang 17

và chất xám cho việc marketing, cập nhật thông tin trên website thường xuyên, cung cấp các dịch vụ khách hàng…thì họ mới có được lượng khách hàng ổn định thông qua website

Nhiều doanh nghiệp tin rằng họ có thể chỉ dùng website để quảng bá và cung cấp thông tin tới khách hàng trên khắp thế giới một cách dễ dàng Nhưng thực tế cho thấy rằng có đến 29 tỷ website với hơn 110 triệu website trên internet về TMĐT, nếu doanh nghiệp không đầu tư marketing website của mình thì xác suất những người tự tìm đến website của mình là rất thấp và nó sẽ tự chìm trong hơn 29 tỷ website kia

➢ Không chú trọng và không hiểu biết cụ thể về thiết kế, giao diện, chức năng website

Một website hiệu quả phải là website dễ sử dụng, có các chức năng cần thiết hỗ trợ người xem, tốc độ tải nhanh, không quá màu mè,…và điều quan trọng là những thông tin cung cấp khách hàng phải mang tính thuyết phục người xem ra quyết định mua hàng Khi thiết kế, hãy trả lời câu hỏi “Tại sao bạn nên mua sản phẩm của chúng tôi?” để nêu ra các lợi ích của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, doanh nghiệp cần đưa ra lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh, đây là yếu tố tiên quyết để họ có thể giành phần thắng trong cuộc đua của mình

➢ Không có thói quen trả lời ngay những email hỏi thông tin của người xem

Thông thường các doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen không trả lời ngay các email hỏi thông tin sản phẩm của người xem Họ thường trả lời email khá muộn Đây là thói quen không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp Như vậy vô hình, doanh nghiệp đang đẩy khách hàng của mình cho đối thủ cạnh tranh Nguyên tắc bất thành văn trong kinh doanh TMĐT là doanh nghiệp cần trả lời email của người xem trong vòng 24 giờ và chậm nhất 48 giờ Hãy khiến khách hàng thấy rằng họ được quan tâm và doanh nghiệp luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của họ

➢ Áp dụng rập khuôn những mô hình TMĐT đã có

Các doanh nghiệp thường hay áp dụng một cách rập khuôn các mô hình kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp, quốc gia khác Điều này hoàn toàn sai lầm, bởi mỗi doanh nghiệp có những đặc thù và tinh thần kinh doanh khác nhau, không thể áp dụng cùng một phương thức kinh doanh cho tất cả mọi đối tượng cũng giống như không thể bắt tất cả cùng mặc chiếc áo có cỡ giống nhau

➢ Không quan tâm tới công nghệ mới

Trang 18

Công nghệ thông tin là điều không ai có thể nói chắc chắn trong tương lai nó sẽ dừng lại ở mức nào, bởi nó luôn thay đổi từng giây và đây là nơi mà sự lạc hậu sẽ diễn ra rất nhanh Đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý, đổi mới cách thức kinh doanh là những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm

1.6 MỘT SỐ LƯU Ý KHI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

➢ Tiếp thị marketing là quan trọng nhất

Doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian để thu hút đối tượng khách hàng vào xem website của mình Điều này là vô cùng quan trọng cho những website bán hàng trên mạng Doanh nghiệp có thể trả tiền cho dịch vụ marketing Hình thức này rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì phải thuê nhân viên làm việc này và trả tiền cho đường truyền Internet, doanh nghiệp có thể chi trả một khoản tiền nhỏ hơn để thuê một đội ngũ chuyên nghiệp tiếp thị và quảng cáo website đến những đối tượng khách hàng trên khắp thế giới

➢ Bán những thứ khách hàng cần

Không phải thứ gì cũng có thể được bán qua mạng Sẽ không ai mua gạo, mắm, muối… trên mạng khi mà họ có thể bước ra khỏi nhà và vào một cửa hàng tạp hóa bất kỳ để mua sản phẩm Khi doanh nghiệp quyết định bán hàng qua mạng, họ sẽ cần khảo sát kỹ xem mặt hàng đang có nhu cầu cao trên thị trường là gì và khả năng tiêu thụ sản phẩm đó đến đâu Khi đã tìm ra sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp, điều tiếp theo doanh nghiệp cần nghĩ tới chính là việc làm khác biệt hóa sản phẩm mà mình sẽ cung ứng, điều này sẽ giúp doanh nghiệp làm cho mình trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và giúp họ tăng lợi thế cạnh tranh

➢ Khách hàng sẽ không thể mua khi họ không tìm thấy nơi bán

Thông thường, khi tìm bất kỳ sản phẩm nào trên mạng, khách hàng sẽ tìm đến công cụ hỗ trợ tìm kiếm, hoặc do bạn bè giới thiệu, hoặc do đọc thông tin về website từ một nguồn nào khác Tuy nhiên, cách tìm qua công cụ tìm kiếm là phổ biến nhất Vì thế, doanh nghiệp cần đăng ký tên miền của mình qua các công cụ tìm kiếm, bao gồm cả việc trả tiền để được nằm trong top đầu tìm kiếm

Ngoài ra, việc bố trí phân loại thông tin hàng hóa trên website của doanh nghiệp cũng cần đảm bảo mục tiêu để người xem tìm kiếm sản phẩm một cách tiện lợi nhất Khách hàng sẽ không kiên nhẫn để tìm tòi, khám phá lâu trong bất kỳ website nào Điều doanh nghiệp cần làm là thu hút họ và giúp họ ra quyết định mua hàng

Trang 19

➢ Tốc độ truyền tải

Tốc độ là yếu tố quan trọng trong TMĐT Một điều hiển nhiên là nếu tốc độ của bạn chậm sẽ khiến khách hàng mất kiễn nhẫn và bỏ đi, như vậy doanh nghiệp sẽ mất cơ hội bán hàng Khi xây dựng website, doanh nghiệp cần lưu ý tới tốc độ đường truyền Có hai yếu tố giúp website đạt tốc độ đường truyền nhanh là trang website không nên có quá nhiều hình ảnh, âm thanh không thực sự cần thiết và cần lựa chọn dịch vụ lưu trữ trang web (hosting) tốt để có thể đảm bảo tốc độ xử lý và truyền tin

➢ Thiết kế website đơn giản

Làm cho website màu mè là điều không cần thiết, sự đơn giản là thước đo cho nét tinh tế Có thể thấy những website lớn như www.amazon.com, www.google.com, tiki.vn …được thiết kế vô cùng đơn giản, không có nhiều màu sắc, rối mắt…nhưng vẫn đảm bảo chức năng của chúng Khách hàng không mong đợi website mang tính chất “nghệ thuật”, cái họ cần là một website cung cấp cho họ những chức năng, sản phẩm và thông tin họ cần

➢ Hiểu khách hàng là chìa khóa thành công

Đặc điểm của TMĐT là giao dịch ảo Người bán và người mua không cần gặp nhau trực tiếp Do đó, việc tìm hiểu thói quen, nhu cầu, sở thích của khách hàng lại càng quan trọng và không dễ dàng thực hiện Bằng nhiều hình thức khác nhau, doanh nghiệp cần có kế hoạch nghiên cứu thông tin khách hàng Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuê một công ty dịch vụ chuyên về lĩnh vực này để nghiên cứu và tư vấn sẽ hiệu quả hơn về chi phí và chất lượng so với việc tự thực hiện

➢ Hiểu công việc của chính mình

TMĐT là khái niệm mới mẻ đối với doanh nghiệp, do vậy nhiều người lựa chọn sử dụng cái phao chuyên gia để dùng trong quá trình kinh doanh của mình và đôi khi phó mặc cho họ tự quyết định Thật sự đúng khi doanh nghiệp phải nhờ đến các dịch vụ chuyên nghiệp khi xây dựng website, quảng cáo…

Nhưng chuyên gia không phải là người hoàn toàn và luôn luôn đúng Tốt nhất, doanh nghiệp cần tự tìm hiểu kiến thức chung về TMĐT, hãy có lập trường của mình, trong khi vẫn lắng nghe ý kiến đóng góp từ người khác và đề cao tinh thần tự học hỏi nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của mình

Trang 20

1.7 TIỀM NĂNG, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 1.7.1 Tiềm năng phát triển

Tại Việt Nam, mạng Internet được kết nối với cổng quốc tế từ năm 1997 Từ đó đến nay, các website của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng gia tăng nhiều hơn, các cơ sở hạ tầng viễn thông cũng dần được đầu tư mở rộng để phục vụ cho việc triển khai TMĐT tại Việt Nam Hiện nay, Chính phủ đang rất quan tâm tới việc phát triển hoạt động TMĐT trong nước, điều này thể hiện ở các bộ luật, cổng thông tin TMĐT, khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ và kỹ thuật bảo mật…

Việt Nam được đánh giá là một trong các thị trường tiềm năng về TMĐT Temasek cho biết Việt Nam hiện là thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 40% và dự kiến sẽ là thị trường lớn thứ hai khu vực vào năm 2025 Trong khi iPrice Group, trong bản báo cáo Toàn cảnh TMĐT khu vực Đông Nam Á năm 2018, đã xếp hạng mười trang thương mại điện tử có lượng truy cập cao nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2018, kết quả là có đến năm trong số này là các công ty hiện đang có mặt tại Việt Nam theo thứ tự là các nhà bán lẻ trực tuyến Lazada, Shopee, Tiki, Thegioididong và Sendo Theo Digital 2019: Global Internet Use Accelerates, 97% dấn số Việt Nam sử dụng điện thoại, 72% có sở hữu smartphone và 94% sử dụng Internet mỗi ngày Doanh thu từ TMĐT năm 2013 đạt 2,2 tỷ USD, đến năm 2017, con số này đã tăng lên 6,2 tỷ USD Lượng người mua sắm trực tuyến tăng lên đến 33,6 triệu trong năm 2017 Đối với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017 tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa khoảng 50% so với 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75% Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt từ 100% đến 200%

Google-Từ những con số thống kê này cho thấy tín hiệu lạc quan về sự phát triển TMĐT ở Việt Nam trong những năm sắp tới khi mà số người truy cập internet tại Việt Nam ngày càng gia tăng Việt Nam có tốc độ gia tăng số người truy cập Internet cao nhất khu vực Đông Nam Á Đây có thể được coi là điểm sáng trong việc phát triển TMĐT, bởi lẽ sự gia tăng tỷ lệ người truy cập internet tỷ lệ thuận với việc gia tăng số người tham gia vào các giao dịch TMĐT

Trang 21

Câu hỏi ôn tập

1 Trình bày khái niệm thương mại điện tử (TMĐT) và phân tích các yếu tố trong TMĐT? 2 Phân tích sự khác biệt giữa TMĐT và thương mại truyền thống?

3 Đánh giá tác động của TMĐT tới hoạt động kinh doanh nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung?

4 Liệu rằng trong tương lai, TMĐT có khả năng thay thế thương mại truyền thống? 5 Theo anh (chị), tốc độ phát triển TMĐT ở VN sẽ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chúc anh/chị thành công!

Trang 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

-

BÀI 2: CƠ SỞ MẠNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Mục tiêu bài 2:

Sau khi nghiên cứu bài 2, sinh viên có thể:

✓ Trình bày được những kiến thức cơ bản về cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử ✓ Nắm bắt kiến thức về các loại mạng được sử dụng trong kinh doanh thương mại điện

tử

✓ Đánh giá website kinh doanh thương mại điện tử

2.1 CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Do TMĐT phụ thuộc hoàn toàn vào hạ tầng công nghệ, sản phẩm du lịch của TMĐT vốn mang nhiều màu sắc công nghệ sẽ rất khác so với sản phẩm du lịch truyền thống Khách du lịch sử dụng các phương tiện TMĐT cũng sẽ có hành vi và sở thích khác khách du lịch trước đây Như vậy, việc nắm bắt được phương thức hoạt động của cơ sở hạ tầng TMĐT sẽ giúp ích trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức đang kinh doanh du lịch trong các khâu lên kế hoạch, tiếp thị hay xử lý sự cố

TMĐT không phải là một sáng kiến ngẫu hứng mà là hệ quả tất yếu của sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Mà trong đó, mạng máy tính là nền tảng kỹ thuật hỗ trợ cho sự thành công hay thất bại của các giao dịch trực tuyến Sự phát triển của TMĐT phụ thuộc lớn vào hệ thống cơ sở hạ tầng, mà cơ sở hạ tầng đó chính là hệ thống mạng Internet Có thể nói rằng, sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và thương mại sinh ra TMĐT Nếu không có sự tồn tại của công nghệ thông tin, hiển nhiên sẽ không có sự xuất hiện của TMĐT Cơ sở mạng chính là yếu tố quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng TMĐT quyết định sự tồn tại và phát triển của loại hình kinh doanh mới mẻ này

Trang 23

2.1.1 Khái niệm và vai trò của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong Thương mại điện tử 2.1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Hạ tầng cơ sở của TMĐT là một tổng hòa nhiều vấn đề có liên quan tới các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, bao gồm có hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin, trong đó hạ tầng cơ sở kinh tế – xã hội có vai trò đặc biệt tới sự phát triển của TMĐT

Hạ tầng kinh tế - xã hội của TMĐT có thể hiểu là toàn bộ các nhân tố, các điều kiện cơ bản về kinh tế xã hội nhằm tạo ra môi trường cho sự hình thành và phát triển của TMĐT Trong các yếu tố hạ tầng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông được coi là quan trọng nhất Nó là yếu tố quyết định tính chất TMĐT

Hạ tầng kỹ thuật là một hệ thống các vật thể, công cụ, phương tiện cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động của một xã hội, cộng đồng Ví dụ hệ thống đường xá, cảng đường thủy, hàng không, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, mạng lưới điện

Hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông cho TMĐT là một bộ phận của kết cấu hạ tầng kỹ thuật Nó chính là mạng truyền thông (Internet, điện thoại, các mạng truyền thông khác ), các máy tính, cơ sở dữ liệu, dịch vụ, phương tiện điện tử dân dụng, hệ thống phần cứng, phần mềm cần thiết để thực hiện các giao dịch thương mại

2.1.1.2 Vai trò của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Hạ tầng kinh tế - xã hội là môi trường hoạt động của bất kỳ loại hình kinh doanh nào Nó quyết định tới sự tồn tại và phát triển của loại hình kinh doanh đó, trong đó có TMĐT

TMĐT đang trở thành chủ đề nóng hổi trên các diễn đàn kinh doanh thế giới và phát triển nhanh chóng, đặc biệt tại các quốc gia có nền công nghiệp phát triển Sự phát triển của TMĐT là sự kết hợp của xu hướng số hóa, điện tử hóa và là kết quả của vấn đề tạp môi trường kinh tế - xã hội cùng các chủ trương chính sách cho kinh tế số hóa nói chung và cho TMĐT nói riêng TMĐT là hình thái hoạt động thương mại dựa trên các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại TMĐT mang nhiều tính chất ưu việt hơn so với thương mại truyền thống bởi nó đem lại những lợi ích tiềm tàng như đơn giản hóa các giao dịch kinh doanh, giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí sản xuất từ đó đem lại mức giá tốt hơn cho sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa nền kinh tế tiếp cận với nền kinh tế số TMĐT dần sẽ bao trùm lên phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế xã hội và khi ứng dụng TMĐT thì toàn bộ hình thái hoạt động của nền kinh tế sẽ thay đổi cả trong kinh tế, giáo dục, tập quán làm việc, quan hệ quốc tế

Trang 24

Xã hội đã quen với cách thức thực hiện thương mại theo phương thức truyền thống nên đối với việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động mua bán sẽ cần có nhiều thay đổi Sự thay đổi ở đây phải kể đến thay đổi trong tư duy con người, thay đổi công nghệ, nếp sống, làm việc Chỉ khi cơ sở hạ tầng được đáp ứng đầy đủ thì chúng ta mới có thể thực hiện các ứng dụng của TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Quá trình thực hiện hoạt động TMĐT trước hết là quá trình con người sử dụng hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế để thực hiện các hành vi thương mại Đối với TMĐT, khi các hạ tầng cơ sở kinh tế chưa có hoặc không đầy đủ thì không thể thực hiện được các nội dung của TMĐT Để TMĐT thực sự hòa nhập vào đời sống, về mặt xã hội cần phải có sự thay đổi nếp sống, nếp suy nghĩ, lối làm việc công nghiệp và có sự hợp tác trên quy mô lớn

2.1.2 Những yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thương mại điện tử 2.1.2.1 Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế dù ở cấp độ nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động thương mại, và TMĐT cũng không nằm ngoài số đó Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều hướng và cường độ của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế nói chung và trong các lĩnh vực thương mại nói riêng Những yếu tố kinh tế chủ yếu có ảnh hưởng tới TMĐT có thể kể đến bao gồm:

• Tiềm năng của nền kinh tế

Đây là yếu tố mang tầm vóc vĩ mô có ảnh hưởng đến TMĐT, nó phản ảnh tổng thể các nguồn lực có khả năng tác động đến hoạt động kinh doanh Tiềm năng của nền kinh tế có liên quan tới việc định hướng phát triển TMĐT và các ngành nghề kinh tế khác

Hơn nữa, TMĐT được phát triển dựa trên cơ sở hạ tầng riêng biệt nên việc nền kinh tế có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu là việc hết sức quan trọng và cần được quan tâm Chỉ có nền kinh tế mạnh, đủ tiềm năng mới có khả năng cung cấp cơ sở trang thiết bị và hạ tầng đầy đủ cho việc phát triển và ứng dụng TMĐT

• Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân

Hiển nhiên khi nền kinh tế quốc dân có tốc độ tăng trưởng cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các lĩnh vực thương mại Nền kinh tế có sự chuyển dịch về cơ cấu cùng các chính sách phát triển của Nhà nước sẽ đem đến những lợi ích và thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT Hai yếu tố này có liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng hoặc thu hẹp quy mô phát triển cũng như cơ cấu của ngành thương mại Sự gia tăng quy mô và cơ cấu

Trang 25

hàng hóa kinh doanh sẽ làm thay đổi phương thức giao dịch kinh doanh, và trong đó có TMĐT

• Lạm phát

Yếu tố lạm phát có ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng đầu tư của doanh nghiệp, xu hướng tiêu dùng của khách hàng do nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa, khả năng cân đối tiền – hàng trong thương mại Khi lạm phát tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng cân nhắc hơn trong việc chi tiêu, và hiển nhiên nhu cầu mua sắm cũng sẽ giảm Điều này ảnh hưởng đến doanh thu các mặt hàng và TMĐT

• Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh tiền tệ giữa hai nước với nhau Yếu tố này thể hiện tính ổn định của đồng tiền nội địa Việc lựa chọn ngoại tệ trong giao dịch ngoại thương sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thực thi trong chiến lược phát triển thương mại và TMĐT Bên cạnh đó, khả năng chuyển đổi của đồng tiền cũng được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn đến các giao dịch thanh toán quốc tế

• Thu nhập và phân bố thu nhập của dân cư

Thu nhập được định nghĩa là lượng tiền mà người tiêu dùng có thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của họ trong khoảng thời gian nhất định hay đây chính là lượng tiền mà họ nhận được dựa vào công sức mình bỏ ra trong khoảng thời gian nào đó Lượng tiền thu nhập sẽ được người dân chi tiêu cho những hạng mục khác nhau với tỷ lệ khác nhau và mức ưu tiên khác nhau Khi thu nhập gia tăng cùng với mức sống của người dân thì những nhu cầu mua sắm cũng sẽ tăng theo, đây là cơ hội cho thương mại nói chung và TMĐT nói riêng phát triển

2.1.2.2 Các yếu tố văn hóa – xã hội

TMĐT là lĩnh vực kinh doanh mới mẻ, do vậy khi đưa nó vào bất kỳ nền kinh tế nào thì bên cạnh các yếu tố kinh tế, cần phải chú ý tới các yếu tố văn hóa – xã hội trên phạm vi rộng nhằm tìm ra những cơ hội và đe dọa tiềm tàng cho sự phát triển TMĐT Mỗi yếu tố văn hóa – xã hội đều ảnh hưởng trên một phương diện nhất định tới sự phát triển của TMĐT Khác với những yếu tố kinh tế, các yếu tố thuộc về văn hóa – xã hội thường diễn ra khá chậm và khó nhận ra, nhưng những ảnh hưởng của nó không kém phần sâu sắc đến hoạt động kinh doanh

Trang 26

Sự xung đột giữa văn hóa – xã hội với lợi ích kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế và mở rộng hoạt động kinh doanh khiến các yếu tố này có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Bất kỳ nhà kinh doanh nào khi tiến hành hoạt động thương mại cũng cần quan tâm tới vấn đề văn hóa – xã hội tại vùng, khu vực, quốc gia mà mình lựa chọn Trong đó, mỗi địa điểm khác nhau lại có những nét đặc trưng riêng biệt, không thể áp dụng cùng một mô hình cho tất cả Sự khác biệt về văn hóa, quan điểm kinh doanh, phong tục tập quán có thể ảnh hưởng tới cơ cấu của thị trường và đem đến những cản trở hoặc thuận lợi cho doanh nghiệp Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng tại địa điểm đó Do vậy, trong quá trình xây dựng và thực hiện các hoạt động thương mại, doanh nghiệp cần khéo léo giải quyết và dung hòa lợi ích giữa các bên, cũng như nghiên cứu đầy đủ những nội dung chủ yếu của môi trường văn hóa – xã hội Những yếu tố văn hóa – xã hội ảnh hưởng tới thương mại nói chung và TMĐT nói riêng có thể được kể đến:

• Dân số và sự biến động dân số

Dân số thể hiện lượng người hiện có, điều này cho biết lượng cầu trên thị trường Thông thường, dân số càng lớn đồng nghĩa với việc lượng cầu đối với sản phẩm càng cao, khối lượng tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, mối quan hệ giao dịch TMĐT càng lớn Do vậy, sự chuyển đổi cơ cấu và biến động dân số cũng ảnh hưởng tới hoạt động thương mại Mặt khác, sự dịch chuyển cơ cấu dân số theo khu vực địa lý cũng ảnh hưởng tới sự hình thành và mức độ tập trung dân cư trên từng vùng Điều này làm ảnh hưởng tới sự xuất hiện cơ hội mới hoặc làm mất đi cơ hội hiện tại trong hoạt động kinh doanh TMĐT

• Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội

Nghề nghiệp và vị trí xã hội của dân cư sẽ ảnh hưởng đến quan điểm và phương thức ứng xử đối với TMĐT Đối với từng nhóm xã hội thuộc các tầng lớp khác nhau sẽ có nhu cầu sản phẩm khác nhau và cách nhìn nhận về các loại hình kinh doanh mới như TMĐT khác nhau Do đó, cần phải thỏa mãn nhu cầu theo nhóm xã hội một cách tương xứng và phải xem xét khi xây dựng, phát triển TMĐT sao cho phù hợp với các nhóm

• Dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và nền văn hóa

Cũng như yếu tố nghề nghiệp và tầng lớp xã hôi, các yếu tố thuộc dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và văn hóa có ảnh hưởng tới TMĐT Với mỗi nhóm khác nhau sẽ có cách nhìn nhận

Trang 27

và đối xử khác nhau đối với TMĐT Do đó, cần xem xét khi phát triển TMĐT sao cho hợp lý và không vấp phải những rào cản văn hóa thuộc về dân tộc

2.1.3 Những yêu cầu về hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội cho Thương mại điện tử

Sự phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề cho sự ra đời của TMĐT Trong đó quan trọng nhất phải kể đến sự triển của công nghệ số, kỹ thuật máy tính điện tử Hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội đã tạo ra những điều kiện cần thiết và đáp ứng được yêu cầu nhất định nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển của TMĐT

TMĐT là phương thức hoạt động mang tính toàn cầu, tuy nhiên tùy vào điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội tại các vùng miền khác nhau mà tính ứng dụng sẽ theo đó mà thay đổi Những yêu cầu về cơ sở hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội của TMĐT có thể kể đến là:

• TMĐT phát triển dựa trên chuẩn mực quốc tế và quốc gia

TMĐT là lĩnh vực kinh doanh thuộc thương mại nói chung, do vậy nó cũng cần phải hoạt động dựa trên các chuẩn mực kinh doanh thương mại Các chuẩn mực đó là các chuẩn mực về thanh toán, vận tải, bảo hiểm, hải quan, giao dịch quốc tế, tài chính

• Tổ chức tốt các hoạt động thông tin kinh tế

Những thông tin về thương mại nói chung và hàng hóa, dịch vụ nói riêng là cơ sở dữ liệu ban đầu cho các giao dịch điện tử Cần tổ chức tốt các hoạt động thông tin kinh tế và thương mại để phục vụ cho công tác xúc tiến TMĐT

• Xây dựng và phát triển được hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm nhánh tính toán điện tử và truyền thông điện tử Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin vừa mang tính chất ổn định nhưng mặt khác phải mang tính chất kinh tế sử dụng Tuy nhiên, có được hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin vững chức mới chỉ là bước đầu và là điều kiện cần, điều kiện đủ phải là nền tảng nền công nghiệp điện năng đảm bảo cung cấp với mức giá hợp lý Điều này đòi hỏi cần có sự đầu tư rất lớn của nền kinh tế và Chính phủ

• Đội ngũ sử dụng các phương tiện điện tử

Khi doanh nghiệp đưa TMĐT vào trong lĩnh vực kinh doanh của mình, điều kiện tiên quyết là cần phải có đội ngũ lao động đủ kiến thức và kỹ năng về các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để vận hành Nền kinh tế quốc dân cũng vậy, khi TMĐT thâm nhập vào nền kinh tế chung, yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là nền kinh tế cần phải tạo ra đội

Trang 28

ngũ đông đảo những người có khả năng sử dụng phương tiện của TMĐT trong các hoạt động giao dịch điện tử cho các hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng Nền kinh tế cũng cần có đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực tin học để thường xuyên nắm bắt các công nghệ thông tin để phục vụ cho nền kinh tế số hóa nói chung và TMĐT nói riêng Xa hơn nữa, các chuyên gia có khả năng thiết kế các phần mềm ứng dụng TMĐT nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài, và tiết kiệm chi phí cho kinh tế quốc gia

• Xây dựng hệ thống thanh toán tài chính tự động

TMĐT có nhiều hình thức bao gồm TMĐT thuần túy và không thuần túy TMĐT thuần túy được thực hiên dựa hoàn toàn vào công nghệ thông tin và được thực hiện trên hệ thống thanh toán tài chính phát triển cho phép thanh toán tự động Khi chưa có hệ thống này thì TMĐT chỉ dừng lại ở việc trao đổi thông tin qua mạng, việc buôn bán vẫn kết thúc bằng việc trả tiền trực tiếp hoặc các phương thức thanh toán truyền thống và như vậy hiệu quả TMĐT sẽ bị giảm đi rất nhiều

• Tinh thần làm việc của người lao động

TMĐT đòi hỏi người lao động phải có tinh thần làm việc là lối sống theo phát luật chặt chẽ, kỷ luật lao động công nghiệp theo tiêu chuẩn hóa và phong cách làm việc mang tính đồng đội

• Xây dựng và thực thi các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng

Trong TMĐT, người tiêu dùng không có khả năng và điều kiện cảm nhận hàng hóa thông qua các hành vi kiểm tra thường thấy khi mua bán thông thường như sờ, nắm, ngửi, nếm Điều này đã làm tăng khả năng rủi ro cho người mua và cả người bán Đôi khi, hàng hóa sẽ bị nhầm lẫn bởi các dữ liệu điện tử hoặc bị lừa gạt bởi các tổ chức lừa đảo trên mạng Chính vì vậy, cần tạo ra hệ thống các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi những người tham gia vào hoạt động TMĐT

2.2 CƠ SỞ MẠNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2.2.1 Các loại mạng máy tính

Mạng máy tính là một hệ thống bao gồm hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau nhằm mục đích trao đổi thông tin Mục đích của mạng máy tính là để liên lạc, trao đổi thông tin, chia sẻ các nguồn tài nguyên, phần cứng hay phần mềm để nhiều người có thể được dùng

Trang 29

Một số loại mạng máy tính được dùng phổ biến hiện nay như: mạng cục bộ (LANs - Local area networks), mạng đô thị (Metropolitan area network - MAN), mạng mở rộng (Wide area network – WAN), và mạng Internet

Mạng cục bộ (LANs) là mạng máy tính được nối với nhau trong khu vực hạn hẹp như

trong tòa nhà, nhờ một số loại cáp dẫn và không sử dụng thuê bao điện thoại

Các mạng LANs trở nên thông dụng trong nhiều tổ chức đối với việc cung cấp các khả năng mạng viễn thông kết nối nhiều người dùng trong văn phòng, bộ phận và các nhóm làm việc khác

LANs sử dụng nhiều phương tiện viễn thông, như dây điện thoại thông thường, cáp đồng trục, hệ thống vô tuyến để nối các trạm máy tính và các thiết bị ngoại vi với nhau Để giao tiếp qua mạng, mỗi PC thường có một bộ mạch được gọi là một card giao tiếp mạng Phần lớn LANs dùng một máy tính mạnh hơn và có dung lượng đĩa cứng lớn, được gọi file serve hay máy chủ mạng, chứa chương trình hệ điều hành mạng kiểm soát viễn thông, cách dùng và chia sẻ nguồn tài nguyên

Hình 2.1 Mạng LANs

Mạng đô thị (MAN) gần giống như mạng LAN nhưng giới hạn của nó là một thành phố

hay một quốc gia Mạng MAN kết nối các mạng LAN lại với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn (cáp quang, cáp đồng, sóng, …) và các phương thức truyền thông khác nhau

Trang 30

Mạng này có đặc điểm là băng thông mức trung bình, đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố hay quốc gia như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, các ứng dụng của các ngân hàng Do MAN nối kết nhiều LAN với nhau nên độ phức tạp cũng tăng đồng thời công tác quản trị sẽ khó khăn hơn Và chi phí các thiết bị mạng MAN tương đối đắt tiền

Các mạng viễn thông bao phủ phạm vi địa lý rộng lớn được gọi là mạng diện rộng (WAN) Mạng diện rộng (WAN) được dùng nhiều bởi nhiều công ty đa quốc gia để chuyển và

nhận thông tin giữa các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, và các tổ chức khác nhau giữa các thành phố, vùng, quốc gia và thế giới Mạng WAN bao gồm các mạng nội bộ kết nối với nhau Các mạng diện rộng này được kết nối với nhau qua đường dây điện thoại thuê bao hoặc nhờ một số công nghệ khác như hệ thống điện tử viễn thông hoặc vệ tinh

Hình 2.2 Mạng WAN

2.2.3 Internet 2.2.3.1 Lịch sử

Internet là mạng lưới máy tính rộng lớn bao gồm nhiều mạng máy tính nằm trải rộng khắp toàn cầu, từ các mạng lớn và chính thống như mạng của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty, đến các mạng nhỏ và không chính thống khác (của các nhóm nhỏ hoặc của một cá nhân nào đó) Ngày càng có nhiều mạng máy tính ở mọi nơi trên thế giới được kết nối với Internet Internet bắt nguồn từ một dự án do Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp (ARPA – Advanced Research Project Agency) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ khởi xướng năm 1969, với mục tiêu tạo ra một mạng máy tính tin cậy kết nối giữa Bộ Quốc Phòng Mỹ với các nhà thầu nghiên cứu khoa học và quân sự (bao gồm một số lớn các trường đại học, nơi tiến hành các hoạt động nghiên cứu quân sự)

Trang 31

Mục tiêu hình thành mạng máy tính tin cậy này bao gồm việc thiết lập hệ thống đường dẫn năng động, đảm bảo rằng trong trường hợp nếu một liên kết nào đó bị phá hủy do các cuộc tấn công thì lưu thông trên mạng có thể tự động chuyển sang những liên kết khác Cho đến nay, Internet hiếm khi bị tấn công, nhưng những sự cố do cáp bị đứt lại thường xảy ra Do đó, đối với Internet, việc quan trọng là cần đề phòng cáp bị đứt

Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, dự án trên thành công và mạng APRANET – tiền thân của mạng Internet ra đời Thành công của mạng APRANET đã khiến cho nhiều trường đại học Mỹ muốn tham gia mạng này Năm 1974, do nhiều mạng của các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu được kết nối với APRANET nên người ta gọi nó là Internet (liên mạng) Dù vậy, nó vẫn được gọi là APRANET cho đến năm 1980, do số lượng các địa điểm trường đại học trên mạng quá lớn và ngày càng tăng lên, khiến cho nó trở nên khó quản lý Do vậy, Bộ Quốc Phòng Mỹ quyết định tách thành hai mạng: MILNET cho quân sự và một mạng APRANET mới, nhỏ hơn dành cho các địa điểm phi quân sự Tuy nhiên hai mạng này vẫn được liên kết với nhau nhờ một chương trình kỹ thuật gọi là giao thức Internet cho phép lưu thông từ mạng này sang mạng kia khi cần thiết

Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, để phục vụ hoạt động nghiên cứu trong cả nước, Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF – National Science Foundation) quyết định thành lập năm trung tâm siêu máy tính để các nhà nghiên cứu trên khắp đất nước có thể gửi chương trình của họ tới đó tính toán rồi gửi kết quả trở lại thông qua APRANET Song, kế hoạch sử dụng APRANET cho mục đích này không thực hiện được vì một số lý do kỹ thuật và chính trị Vì vậy, NSF đã thiết lập một mạng riêng, NSPNET, để kết nối với các trung tâm siêu tính toán Sau đó, NSF dàn xếp, thiết lập một chuỗi các mạng khu vực nhằm liên kết những người sử dụng trong từng khu vực với NSFNET và với các khu vực khác Ngay lập tức, NSFNET phát huy tác dụng Trên thực tế, cho đến năm 1990, rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ APRANET sang NSFNET APRANET ngày càng trở nên không còn hữu ích nữa và dần bị loại bỏ sau gần 20 năm

Cũng trong thời gian này, các mạng sử dụng kỹ thuật IP cũng xuất hiện tại nhiều nước, đặc biệt là sự ra đời của mạng Eunet kết nối trực tiếp giữa Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển và Anh Năm 1984, giao thức chuyển tin TCP/IP (Transmission Control Protocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet, hệ thống các tên miền DNS (Domain name system) ra đời để phân biệt các máy chủ

Trang 32

Năm 1985, mạng NSFNET được kết nối với hệ thống máy tính cao tốc xuyên quốc gia dẫn đến sự bùng nổ sử dụng Internet Năm 1989, mạng Eunet (châu Âu) và mạng AUSSIBnet (Úc) cũng được kết nối Internet Và tới năm 1995, với 3,2 triệu máy tính, 42 triệu người từ 42.000 mang máy tính của 84 nước trên thế giới được kết nối với Internet, Internet chính thức được công nhận là mạng máy tính toàn cầu

Năm 1990, ARPANET ngừng hoạt động với tư cách là một dự án, nhưng mạng do ARPANET tạo ra đã được đưa vào sử dụng với mục đích dân dụng, đây chính là tiền thân của mạng Internet

Năm 1991 Tim Berners Lee (1955) – là một nhà khoa học máy tính người Anh, ở trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu CERN phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson (1937) – là một nhà xã hội học, triết học người Mỹ và là người tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin, được đưa ra từ năm 1985 Ý tưởng về www đã được ông đưa ra từ năm 1989 và đến ngày 6.8.1991 Tim đưa trang web đầu tiên lên mạng Internet Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng WWW ra đời đem lại cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú

Theo quan điểm của Internet, bất kỳ máy tính nào, từ nhỏ nhất đến lớn nhất, nếu được gắn trực tiếp với Internet thì đều gọi là máy chủ Một số máy chủ là những máy tính lớn hoặc siêu máy tính nhằm cung cấp dịch vụ cho hàng nghìn người sử dụng, một số khác là những trạm làm việc nhỏ hay các máy tính cá nhân có một người sử dụng, và một số là những máy tính chuyên biệt như các máy tạo đường dẫn nối với một mạng khác, hoặc với những máy chủ đầu cuối để các thiết bị đầu cuối đơn gọi đến và nối với máy chủ khác

Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng và vai trò của Internet trong xã hội ngày nay Internet mở ra kỷ nguyên mới trong nhận thức của loài người Không chỉ vậy, Internet đem đến những tính năng ưu việt cho con người Đó là lý do cho sự gia tăng không ngừng số người sử dụng Internet trên thế giới

Trang 33

DANH SÁCH CÁC NƯỚC THEO SỐ NGƯỜI SỬ DỤNG INTERNET

Trang 34

2.2.3.2 Khái niệm

Internet là một mạng giao tiếp toàn cầu cung cấp kết nối trực tiếp tới bất kỳ một người nào đó thông qua mạng LAN hoặc nhà cung cấp dịch vụ Internet Đây là mạng công cộng được kết nối và định hướng thông qua các cổng giao dịch Các máy tính được kết nối với nhau thông qua các phương tiện viễn thông như đường dây điện thoại, vệ tinh

Internet là một mạng kết nối lẫn nhau giữa các máy chủ (host computer) Mỗi một máy chủ được định vị bằng một địa chỉ IP Nó giống như việc quản lý số nhà trên phố Các máy tính giao dịch với nhau bằng mạng Internet thông qua các gói dữ liệu Việc gửi dữ liệu này giống như việc gửi thư tại trạm bưu điện, cần có phong bì, địa chỉ người nhận thư và người gửi thư, hiển nhiên phải có nội dung thư Gửi gói dữ liệu qua Internet cũng cần địa chỉ nguồn, địa chỉ nơi đến, thứ tự thông tin, thông tin kiểm soát lỗi và dữ liệu Địa chỉ nguồn ở đây chính là địa chỉ IP máy gửi dữ liệu, địa chỉ nơi đến là địa chỉ IP máy tính nhận dữ liệu Khi dữ liệu được gửi qua Internet, thông thường nó được chia ra thành nhiều gói dữ liệu nhỏ hơn Các gói dữ liệu này thường đến được máy nhận không theo một thứ tự nào Máy khách nhận được gói thông tin này và dựa vào quy luật thứ tự thông tin, sau đó sắp xếp lại các thông tin sao cho đúng với dữ liệu ban đầu

Các gói dữ liệu thông thường không được gửi trực tiếp đến địa chỉ nơi đến Do tính chất của Internet là rộng, mạng phức tạp, mỗi một máy khách không thể biết đường nào là tối ưu nhất để gói thông tin được chuyển tới Vì vậy, một thiết bị đặc biệt cầu dẫn (router) được sử dụng nhằm giúp chuyển các gói dữ liệu trên Internet hiệu quả hơn Gói tin thường đi qua nhiều cầu dẫn trước khi đến đích

2.2.3.3 Các thành phần chính của hệ thống mạng Internet

➢ Phần cứng

Phần cứng bao gồm các thành tố sau: o Máy chủ

o Phương tiện truyền thông o Hệ thống lưu trữ thông tin o Kết nối với Internet o Đường thuê bao số

Trang 35

1 Máy chủ

Máy chủ trong mạng Internet chuyên ngành quản lý tài nguyên của mạng và đáp ứng nhu cầu truy cập Internet của máy khách Có nhiều loại máy chủ như máy chủ dành cho web (Web server), máy chủ thư điện tử (Email server), máy chủ cho cơ sở dữ liệu (Database server) và máy chủ lưu trữ tài liệu (File server) Một máy chủ đơn có thể thực hiên nhiệm vụ lưu trữ các loại dữ liệu, nghĩa là phục vụ nhiều loại máy chủ trên

Máy chủ lưu trữ thông tin của trang web và chuyển tải với máy khách theo yêu cầu của máy khách Trình duyệt web sẽ sử dụng giao thức truyền siêu văn bản HTTP (Hypertext Transfer Protocol) để yêu cầu và chuyển tài liệu từ máy chủ Giao thức (Protocol) được xác định là các bước cần thiết giúo các máy tính có thể giao tiếp được với nhau thông qua mạng Internet Các giao thức thông thường khác bao gồm giao thức truyền tệp để gửi tệp hoặc tài liệu lớn lên mạng Internet, giao thức nhận thư để giúp nhận thư điện tử và giao thức truyền thư

2 Phương tiện truyền thông

Đó là các thiết bị giúp kết nối máy tính với nhau và các phương tiện số hóa khác Yếu tố quan trọng nhất trong các giao dịch ở đây chính là băng thông (bandwitch) Băng thông quyết định lượng dữ liệu được truyền qua mạng trong khoảng thời gian nhất định

Trong nhiều năm trước đây, dây đồng được coi là phương tiện giao dịch căn bản Hệ thống dây đồng sẵn có, dễ thực thi và dễ lắp đặt Nhưng nó cũng có bất lợi lớn là không có khả năng kiểm soát được truyền dữ liệu tốc độ cao giữa các máy tính

Cáp quang, bao gồm các sợi dây thủy tinh, mỏng hơn và nhẹ hơn so với dây cáp đồng và có băng thông rộng hơn rất nhiều Dây cáp đồng thường giúp truyền tín hiệu điện tử, tín hiệu được máy tính dịch ra thành các bit (byte) Cáp quang sử dụng tín hiệu đèn để đại diện cho bit Bộ điều chế (Modem) quang chuyển dịch dấu hiệu số hóa từ máy tính thành ánh xạ thông qua một quy trình gọi là sự điều biến (modulator) Ánh xạ được truyền qua cáp quang đến thiết bị modem của người nhận, thiết bị sẽ chuyển thông tin dạng ánh xạ thành dấu hiệu điện tử - đây chính là quá trình giải điều biến (demodulator)

3 Hệ thống lưu trữ thông tin

Các doanh nghiệp thường xây dựng một khối lượng dữ liệu lớn để hỗ trợ phân tích bán hàng Website đa phương tiện và hệ thống TMĐT Sự phức tạp của việc duy trì những dữ liệu này càng trở nên khó khăn hơn nếu nguồn dữ liệu tăng len Hệ thống lưu trữ thông tin cung cấp công suất cao, nơi lưu trữ dữ liệu và phân phối trên mạng lưới đáng tin cậy Sử dụng hệ thống

Trang 36

lưu trữ thông tin cho phép người quản lý thu thập dữ liệu theo từng nhómo một cách logic trên máy chủ và phân phối trên mạng

4 Kết nối với Internet

Có nhiều cách để máy tính có thể kết nối với Internet Các hình thức kết nối thông thường

có thể được kể đến như bộ điều chế (modem), modem cáp, mạng tích hợp dịch vụ số (Integrated

Services Digital Network ISDN), Hầu hết những người sử dụng lựa chọn kết nối Internet tới

nhà cung cấp dịch vụ Nhà cung cấp dịch vụ Internet thông thường cho phép khách hàng kết nối vào Internet sử dụng đường dây điện thoại thông thường Sử dụng bộ điều chế (modem) tương tự, người sử dụng kết nối vào nhà cung cấp dịch vụ Internet, sau đó họ sẽ kết nối người dùng với Internet Bộ điều chế (modem) lấy dấu hiệu số hóa từ máy tính và chuyển thành tín hiệu tương tự Những tín hiệu tương tự này được chuyển qua đường truyền của điện thoại như là truyền tín hiệu giọng nói Bộ điều chế (modem) tại nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ chuyển những tín hiệu âm thành này thành tín hiệu số hóa như bình thường để máy tính có thể nhận được

5 Đường thuê bao số (Digital subscriber line - DSL)

Công nghệ DSL cung cấp dịch vụ truy cập Internet có băng thông rộng hơn thông qua sử dụng hệ thống đường truyền điện thoại cáp đồng Chữ viết tắt xDSL sẽ đại diện cho nhiều loại

DSL khác nhau Asymmetric digital subscriber line Asymmetric digital subscriber line (ADSL) là truyền bất đối xứng, Symmetric digital subscriber line (SDSL) là truyền đối xứng, hay Very

high bit rate digital subscriber line (VDSL) là truyền với tốc độ cao

DSL chuyển đường dây cáp đồng điện thoại sang kết nối số hóa với tốc độ cao Do hệ thống dây này sẵn có ở mọi nơi như trong các gia đình và công sở, do vậy hàng triệu người có khả năng sử dụng Internet bằng sử dụng dịch vụ DSL mà không cần lắp đặt thêm hệ thống dây, do đó nó làm giảm bớt chi phí cho dịch vụ kết nối Internet DSL DSL có lợi thế của việc một phần băng thông không sử dụng cho truyền giọng nói và tách đường dây điện thoại thành ba kênh truyền thông tin Một kênh truyền dữ liệu từ Internet đến máy tính khách Kênh khác thì chuyển dữ liệu từ máy tính khách lên mạng Internet Kênh còn lại thực hiện nhiệm vụ thông thường của chuyển tín hiệu phone và fax

Về băng thông, kết nối bằng DSL cho phép tốc độ truyền tới 55Mbps Tốc độ truyền này nhanh hơn rất nhiều tốc độ kết nối bằng modem và đường truyền tín hiệu điện thoại thông thường Tuy nhiên, kết nối DSL yêu cầu những thiết bị đặc biệt tại nhà cung cấp trung tâm và ở nơi người sử dụng Đồng thời, do sự hạn chế của công nghệ DSL, tốc độ đường truyền qua kết

Trang 37

nối DSL giảm dần theo khoảng cách Vì vậy, tốc độ đường truyền nhanh nhất bằng đường DSL sẽ cho những vị trí máy khách gần trung tâm cung cấp dịch vụ nhất

Kết nối ADSL là kết nối bất đối xứng vì tốc độ gửi dữ liệu lên Internet chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tải thông tin từ Internet xuống ADSL tiện dụng hơn rất nhiều đối với người sử dụng là hộ gia đình vì loại thông tin mà những người này thường sử dụng là gửi thư điện tử, đưa thông tin lên trang web, trong khi dữ liệu họ yêu cầu thường bao gồm trang web, tải tệp thông tin, đồ họa, giải trí

Không giống như ADSL, SDSL là cách truyền đối xứng, nghĩa là tốc độ đưa tin lên mạng Internet và tốc độ tải về như nhau SDSL có thể truyền dữ liệu với tốc độ 3Mbps Với những người sử dụng ở địa điểm cách nơi cung cấp dịch vụ khoảng 4500 feet (khoảng 1,3km) thì VDSL sẽ cung cấp đường truyền đối xứng với tỉ lệ khoảng 13 Mbps và 55 Mbps

Khả năng đường truyền băng thông rộng của DSL cho phép nhà cung cấp dịch vụ DSL cung cấp dịch vụ có chất lượng cao hơn cho người sử dụng

Integrated Services Digital Network – mạng số tích hợp đa dịch vụ (ISDN) cung cấp kết nối tốc độ cao cho Internet thông qua đường truyền điện thoại thông thường và số hóa, với tốc độ đường truyền lên tới 128 Kbps Thiết bị chuyên môn hóa có tên gọi bộ thích ứng (TA – terminal adapter) và nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cung cấp dịch vụ ISDN Vì những hạn chế này, nên dịch vụ kết nối Internet ISDN rất ít có, và dịch vụ này cũng rất đắt

➢ Phần mềm

Trong TMĐT, một số phần mềm do các nhà cung cấp các ứng dụng TMĐT phát triển như hệ điều hành và cơ sở dữ liệu là không thể thiếu

Nhà cung cấp dịch vụ TMĐT: các doanh nghiệp lớn cần các phần mềm để quản lý quá

trình kinh doanh như quản lý dự án, xử lý đơn đặt hàng, tính toán lượng hàng bán có thể tự phát triển các ứng dụng này nhờ vào bộ phận công nghệ thông tin Tuy nhiên, một số công ty vẫn thuê các công ty tư vấn bên ngoài xây dựng những ứng dụng này cho họ Các nhà cung cấp các ứng dụng TMĐT cung cấp các giải pháp xây dựng phần mềm ứng dụng theo yêu cầu khách hàng thông qua môi trường Internet Nhà cung cấp dịch vụ thường xây dựng một loạt các ứng dụng cho TMĐT sau đó cá thể hóa chúng theo yêu cầu của từng loại khách hàng Họ sẽ có trách nhiệm duy trì các ứng dụng và nâng cấp phần mềm ứng dụng nếu cần thiết Bằng việc sử dụng các nhà cung cấp cho các ứng dụng của TMĐT, công ty có thể giảm được khoản chi phí phát triển và duy trì phần mềm ứng dụng, thay vào đó, công ty cần phải trả một khoản chi phí cho phép người sử

Trang 38

dụng truy cập vào các ứng dụng thông qua mạng Internet Các ứng dụng được xây dựng bởi các nhà cung cấp thường đáp ứng nhu cầu nhanh hơn so với phát triển bởi bộ phận công nghệ thông tin trong công ty

Khi doanh nghiệp sử dụng các phần mềm từ nhà cung cấp vì vấn đề an ninh lại là mối quan tâm lớn cho họ Bởi các phần mềm ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp, sau đó nó được chuyển qua mạng Internet Để giải quyết vấn đề này, các nhà cung cấp sẽ cung cấp đường truyền riêng biệt ảo cho phép khách hàng kết nối vào ứng dụng của họ an toàn nhất

Cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu là một bộ sưu tập các thông tin về một chủ đề, được tổ chức

hợp lý để thành một cơ sở cho các thủ tục công việc như truy tìm thông tin, tổng hợp báo cáo và phục vụ việc ra quyết định Bất kỳ một bộ sưu tập thông tin nào phục vụ cho các mục đíc này đều được coi là một cơ sở dữ liệu, ngay cả khi các thông tin đó không được lưu trữ trong máy tính Các hệ cơ sở dữ liệu trong quá khứ thường được giữ trên các tấm bìa có mang mã số và được xếp trong các phòng lưu trữ Thông tin này được chia ra thành nhiều bản ghi (record) dữ liệu khác nhau, trên đó có một hay nhiều trường dữ liệu

o Microsoft Windows: là một hệ điều hành đa nhiệm (multi tasking) có thể xử lý nhiều chương trình cùng một lúc.Gồm các biểu tượng (icon), mỗi biểu tượng đại diện cho một đối tượng (object) như thư mục hồ sơ, thư mục nghe nhạc .Một trình tổng hợp của

những trình ứng dụng: trình thảo văn bản, trình đồ họa và các ứng dụng hữu ích như lịch, đồng hồ, máy tính, bản tính, phần mềm lướt mạng, soạn thảo văn bản, trò chơi

o Linux: là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm như máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trường làm việc như GNOME và KDE, và các ứng dụng thích hợp cho công việc văn phòng như OpenOffice hay LibreOffice

Trang 39

6 Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider - ISP)

Khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ Internet cần phải được các nhà cung cấp khả năng truy cập Internet cho phép Sau đó mới tiếp xúc với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ISP là nơi đăng kí để có thể có quyền gia nhập vào Internet và sử dụng những dịch vụ mà ISP cung cấp như: email, web, quảng cáo web,…

2.2.3.4 Phương thức giao dịch của sản phẩm số hóa trên Internet

1 Giao thức

Giao thức là một tập hợp các quy tắc, mô tả bằng những thuật ngữ kỹ thuật về phương thức truyền thông giữa các máy tính Để đảm bảo các máy tính khác nhau có thể làm việc được với nhau, các nhà lập trình đã viết các chương trình sử dụng giao thức chuẩn

Giao thức TCP/IP: là tên chung cho một tập hợp trên 100 giao thức được sử dụng để kết

nối các máy tính vào mạng TCP/IP là tên của hai giao thức quan trọng nhất: giao thức kiểm tra truyền tải (TCP) và giao thức Internet (IP) Trong phạm vi mạng Internet, thông tin không được truyền tải như một dòng liên tục từ máy chủ này tới máy chủ khác Thay vào đó, dữ liệu được chia thành các gói nhỏ nhờ vào giao thức TCP Mỗi gói được đánh dấu bởi một số thứ tự và địa chỉ nơi nhận Hơn nữa, TCP chèn vào một vài thông tin kiểm soát lỗi Các gói này được gửi trên mạng máy tính, nơi mà công việc của IP là truyền tải chúng tới máy chủ ở xa Tại phía cuối, TCP nhận các gói và kiểm tra lỗi Nếu có lỗi xuất hiện trong một gói, TCP yêu cầu gói riêng biệt đó phải được gửi lại Chỉ khi tất cả các gói đã được nhận đúng theo quy cách, TCP sẽ sử dụng số thứ tự để tạo lại thông điệp ban đầu Nói cách khác, công việc của IP là chuyển dữ liệu thô là các gói từ nơi này đến nơi khác Công việc của TCP là quản lý dòng chảy và đảm bảo chính xác cho dữ liệu Việc chia nhỏ dữ liệu thành các gói nhỏ có một vài lơi ích quan trọng Thứ nhất, nó cho phép Internet sử dụng cùng một đường dây liên lạc cho nhiều người dùng khác nhau đồng thời Thứ hai, các gói thông điệp khác nhau không nhất thiết phải đi cùng với nhau, cùng một thời điểm trên một đường dây liên lạc

Khi các gói di chuyển, chúng di chuyển từ máy chủ này tới máy chủ khác đến khi chúng đến được đích cuối cùng Đây là chính là sự linh hoạt của Internet Nếu một lộ trình bị ngắt, những gói này có thể đi theo lộ trình khác Như vậy, khi điều kiện thay đổi, mạng có thể sử dụng mối liên kết tốt nhất có thể tại mỗi thời điểm

2 Máy chủ và thiết bị ngoại vi

Trang 40

Máy chủ là một máy tính được nối vào mạng và có khả năng cung cấp thông tin cho máy khác trong mạng Mỗi máy tính riêng lẻ được gọi là một máy chủ Máy tính truy cập tới máy chủ thì gọi là một nút (node) Mỗi máy chủ trên Internet có một địa chỉ TCP/IP duy nhất Địa chỉ TCP/IP bao gồm các con số và dấu chấm

Máy chủ được sử dụng để cung cấp dịch vụ cho người dùng Có nhiều loại máy chủ như máy chủ cung cấp dịch vụ web, máy chủ FPT phục vụ tải tệp lên mạng, máy chủ phục vụ cho dịch vụ thư, máy chủ phục vụ thư

Trạm đầu cuối là một mạng máy tính được ghép nối vào một mạng và hoạt động nhờ nguồn lực do một máy chủ hỗ trợ

3 Hệ thống khách – chủ

Một trong những nguyên tắc sử dụng mạng là cho phép chia sẻ các nguồn tài nguyên, việc chia sẻ này do hai chương trình riêng biệt thực hiện, mỗi chương trình chạy trên một máy tính khác nhau Đó là: trình chủ (server program) và trình khách (client program) Trình chủ là một chương trình cung cấp các dịch vụ thông tin cũng như các tài nguyên khác Trình khách là một chương trình đại diện cho người dùng: yêu cầu và tiếp nhận các dịch vụ về tài nguyên được các máy chủ cung cấp

Trên các mạng nội bộ, thiết bị phần cứng gần nhau và có thể nhìn thấy được, người ta thường dùng server để đề cập tới một máy tính cụ thể, chạy một trình chủ Trên Internet, phần cứng không nhìn thấy được, những thuật ngữ “client”, “server” thường đề cập tới những chương trình yêu cầu và cung cấp các dịch vụ

2.2.4 Intranet 2.2.4.1 Khái niệm

Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, cũng dùng giao thức TCP/IP của Internet Thông thường, chỉ những cá nhân được phép mới có thể truy cập mạng nội bộ này Mạng nội bộ thường được sử dụng để lưu thông tin, chia sẻ file, cung cấp thông tin dùng chung cho toàn tổ chức như chính sách, thông báo

2.2.4.3 Chức năng của Intranet

Chức năng của Intranet:

✓ Dễ dàng truy cập vào cơ sở dữ liệu

✓ Công cụ tìm kiếm, công cụ sắp xếp hỗ trợ cơ chế tìm kiếm theo từ khóa

Ngày đăng: 04/06/2024, 08:56

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan