1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch bài dạy lịch sử 10, hk1

79 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
Tác giả Trần Thị Kiều Oanh
Chuyên ngành Lịch sử 10
Thể loại Giáo án
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 5,03 MB

Nội dung

Kế hoạch bài dạy lịch sử lớp 10 bộ Cánh diều được chỉnh sửa hoàn chỉnh để phục vụ cho việc giảng dạy theo chương trình mới, kế hoạch bài dạy được thiết kế với đầy đủ các bước, được cấu trúc theo kiểu 2 cột cho giáo viên dễ dàng theo dõi.

Trang 1

GIÁO ÁN HỌC KỲ I

LỊCH SỬ 10

GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ KIỀU OANH

Trang 2

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC

Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử 10; Lớp: 10A4, 10A5, 10A6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con ngườinhận thức Giải thích được khái niệm Sử học

- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học và nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sửhọc

2 Năng lực

- Năng lực chung:

+ Giải quyết vấn đề: Thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học vào giải

quyết các bài tập cụ thể trong quá trình học tập

+ Giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm học

tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua cách giải thích khái niệm lịch sử, lấy ví dụ phânbiệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

- Năng lực lịch sử:

+ Tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày khái niệm lịch sử, đối

tượng nghiên cứu của Sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học

+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để phân

biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức; giải thích được khái niệm Sử học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Kế hoạch bài học

- Tranh ảnh lịch sử, kiến thức được thể hiện dưới dạng sơ đồ hóa, video clip về sự kiện Mỹ némbom nguyên tử xuống Nhật Bản

- Máy tính, máy chiếu

2 Đối với học sinh

Trang 3

- GV trình chiếu cho HS quan sát video, hình ảnh sự kiện lịch sử Mỹ ném hai quả bom nguyên

tử xuống Nhật Bản (T8/1945)

- GV vận dụng kĩ thuật 5W-1H để trả lời câu hỏi theo mẫu

c Sản phẩm học tập: HS điền thông tin và trình bày hiểu biết của mình về sự kiện Mỹ ném

ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (T8/1945) là hiện thực lịch sử hay nhận thức lịch

sử

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp xem video clip, hình ảnh về sự kiện lịch sử Mỹ ném hai quả bom nguyên tửxuống Nhật Bản (T8/1945)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1 theo mẫu:

Video clipcho chúng tabiết lịch sử làgì? Hiện thựclịch sử vànhận thứclịch sử là gì?

Những ai cóthể tạo rahiện thựclịch sử vànhận thứclịch sử?

Vì sao cùngmột hiện thựclịch sử nhưnglại có nhữngnhận thức lịch

sử khác nhau?

Sự kiện Mỹném bomnguyên tửđược bìnhluận, đánhgiá như thếnào?

- GV yêu cầu HS điền thông tin vào 2 ô When, Where Các ô còn lại sẽ hoàn thành vào quátrình học tập bài học

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video clip, hình ảnh về sự kiện lịch sử Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống NhậtBản (T8/1945)

- HS hoàn thành thông tin vào 2 ô When, Where trong Phiếu học tập số 1

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày bài làm trong Phiếu học tập số 1.

+ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào tháng 8.1945.

+ Những địa phương của Nhật Bản bị Mỹ ném bom nguyên tử là Hi-ro-si-ma và Na-ga-sa-ki.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

- GV dẫn dắt vào bài học: Bình luận và đánh giá về sự kiện lịch sử Mỹ ném hai quả bom nguyên

tử xuống Nhật Bản (T8/1945) có những ý kiến đánh giá trái chiều Ý kiến thứ nhất: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến Ý kiến thứ hai: Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người Vậy lịch sử là gì? Vì sao cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có những nhận thức lịch sử khác nhau? Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì và có liên quan đến những yếu tố cơ bản

Trang 4

nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Hiện thực lịch sử

và lịch sử được con người nhận thức

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lịch sử, hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm lịch sử và phân biệt được hiện

thực lịch sử, nhận thức lịch sử Giải thích được khái niệm Sử học

b Nội dung: GV cho HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát các

Hình 1, 2 để hoàn thành Phiếu học tập số 2

c Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 2.

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm

- GV cho HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS đọc thông

tin, kết hợp quan sát các Hình 1.1, 1.2 và bảng 1.1 để hoàn

thành Phiếu học tập số 2

1 Tự chọn một sự kiện trong SGK để hoàn thành công

thứ 5W-1H (theo mẫu):

- When (sự kiện xảy ra vào thời gian nào ?): ………

- Where (sự kiện diễn ra ở đâu?):………

- What (nội dung cơ bản của sự kiện là gì?)…………

- Why (tại sao cùng một sự kiện lịch sử nhưng có nhiều

quan điểm, nhận thức khác nhau?) ………

- How (sự kiện được bình luận, nhận thức như thế nào?)

- GV hướng dẫn HS: Nếu HS chọn sự kiện Mỹ ném bom

nguyên tử xuống Nhật Bản vào tháng 8.1945 thì tiếp tục

hoàn thành Phiếu học tập số 1 (phần khởi động bài học)

- GV hướng dẫn HS nội dung thảo luận theo nhóm:

+ Khai thác các hình 1.1, 1.2 và bảng 1.1 để thấy được trong

khái niệm lịch sử luôn có hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch

sử và nhận thức lịch sử, từ đó phân biệt được sự khác nhau

giữa hai yếu tố này

+ Đọc Mục Em có biết để hiểu được mới quan hệ của hai

yếu tế trong khái niệm lịch sử, lí giải được vì sao trong

nhiều trường hợp, một hiện thực lịch sử lại có nhiều nhận

thức khác nhau

- GV mở rộng: Ngoài hai sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử

xuống Nhật Bản (8-1945) và Cách mạng tháng Tám năm

1945 của Việt Nam, chúng ta còn gặp nhiều sự kiện có

những quan điểm nhận thức khác nhau Ví dụ: sự kiện Cách

mạng tháng Mười Nga (năm 1917), Chiến tranh lạnh (1947

Trang 5

đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, năng

lực nhận thức của mỗi người, phương pháp nghiên cứu

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, kết

hợp quan sát các Hình 1.1, 1.2 và bảng 1.1 để hoàn thành

Phiếu học tập số 2

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong khi làm việc nhóm (nếu

cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận qua

Phiếu học tập số 2:

+ Phân tích một sự kiện lịch sử theo gợi ý

+ Trình bày khái niệm lịch sử và phân biệt hiện thực lịch

sử, lịch sử được con người nhận thức.

- GV mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu

có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận khái niệm lịch

sử và phân biệt hiện thực lịch sử, lịch sử được con người

nhận thức.

- GV chuyển sang nội dung mới

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1 Tự chọn một sự kiện trong SGK để hoàn thành công thứ 5W-1H (theo mẫu):

* Sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

- When (sự kiện xảy ra vào thời gian nào ?): tháng 8/1945.

- Where (sự kiện diễn ra ở đâu?): thành phố Hi-ro-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản.

- What (nội dung cơ bản của sự kiện là gì?): Hai vụ ném bom nguyên tử ở Hi-ro-si-ma và

Na-ga-sa-ki cùng với những hậu quả thảm khốc nhất do chiến tranh gây ra

- How (sự kiện được bình luận, nhận thức như thế nào?): Sự kiện được bình luận:

+ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến

+ Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người.

+ Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng chiến tranh kết thúc trước khi Mỹ dùng tới bom nguyên tử

* Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội

- When (sự kiện xảy ra vào thời gian nào ?): ngày 2/9/1945.

- Where (sự kiện diễn ra ở đâu?): Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

- What (nội dung cơ bản của sự kiện là gì?): Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà

Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng tháng Tám năm1945 Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan)

- How (sự kiện được bình luận, nhận thức như thế nào?):

+ Đó là kết quả sự kết hợp những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi.

+ Có những quan điểm, nhận thức khác về sự kiện

- Why (tại sao cùng một sự kiện lịch sử nhưng có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau?):

Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau do đặc trưng tiêu biểu của nguồn sử liệu; thái độ, nhận thức của nhà sử học; hình dung, nhận thức của con người về quá khứ,….

2 Trình bày khái niệm lịch sử Phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận

Trang 6

- Lịch sử: Được hiểu theo 3 nghĩa chính

+ Là những gì diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Là những nhận thức, hiểu biết của con người về quá khứ, được phản ánh qua những câu chuyện kể hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

+ Là một khoa học (Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người.

- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người

- Lịch sử được con người nhận thức: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những suy nghĩ và hình dung của con người về quá khứ.

Phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức:

+ Hiện thực lịch sử có trước, lịch sử được con người nhận thức có sau Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi, nhưng lịch sử được con người nhận thức lại rất đa dạng và

có thể thay đổi theo thời gian Hiện thực lịch sử luôn khách quan, còn lịch sử được con người nhận thức vừa khách quan, vừa chủ quan.

+ Lịch sử được con người nhận thức có sự khác nhau là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đối tượng của Sử học

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học

b Nội dung: GV cho HS hoạt động theo cặp, yêu cầu HS đọc thông tin, tư liệu và quan sát các

Hình 3, 4 để thực hiện nhiệm vụ sau:

Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học Cho ví dụ cụ thể.

c Sản phẩm học tập: Nêu và ghi được vào vở đối tượng nghiên cứu của Sử học

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc thco cặp, yêu cầu HS đọc

thông tin, tư liệu và quan sát các hình 3, 4, để thực

biện nhiệm vụ sau:

Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học Cho ví

dụ cụ thể.

GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu để thảo luận:

+ Quan sát các hình 3, 4, kết hợp với mục Em có

biết? để thấy được những nhận thức về đối tượng

nghiên cứu của Sử học

- GV mở rộng kiến thức:

+ Việc nhận thức không đúng về đối tượng nghiên

cứu của Sử học sẽ dẫn đến những hạn chế, sai sót

trong nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ lịch sử

2 Đối tượng nghiên cứu của Sử học

Đối tượng nghiên cứu của Sử học:

rất đa dạng và mang tính toàn diện,gồm toàn bộ những hoạt động củacon người (cá nhân, tổ chức, cộngđồng, quốc gia hoặc khu vực )trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnhvực như chính trị, ngoại giao, quân

sự, kinh tế, xã hội, văn hoá

Trang 7

+ Ví dụ sử học phương Đông thời kì cổ trung đại

cho rằng đối tượng của Sử học chỉ ghi chép về hoạt

động của vua, quan, triều đinh, nên hoạt động của

quần chúng nhân dân ít được phán ánh trong các bộ

sử Hoặc, nếu nhà sử học không trung thực, khách

quan khi ghi chép sự kiện sẽ làm sai lệch hiện thực

lịch sử, để lại nguồn tư liệu mang tỉnh chủ quan,

thiếu chính xác.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động theo cặp, đọc thông tin, tư liệu và

quan sát các Hình 3, 4, để thực hiện nhiệm vụ sau:

Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học Cho ví

dụ cụ thể.

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong khi làm việc

nhóm (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện HS trình bày đối tượng nghiên

cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học

- GV mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung ý

kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về đối

tượng nghiên cứu của Sử học

- GV chuyển sang nội dung mới

Hoạt động 3: Chức năng, nhiệm vụ của Sử học

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

Nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học

b Nội dung: GV cho HS hoạt động theo cặp, yêu cầu HS đọc thông tin, tư liệu và quan sát

Hình 5, 6 trang 7 SGK thực hiện nhiệm vụ sau:

Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học Cho ví dụ cụ thể.

c Sản phẩm học tập: Nêu và ghi được vào vở chức năng, nhiệm vụ của Sử học

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc thco cặp, yêu cầu HS đọc

thông tin, tư liệu và quan sát Hình 5 sơ đồ trang 7

SGK thực hiện nhiệm vụ sau:

Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học Cho ví dụ

- Nhiệm vụ của Sử học: cung cấp

những tri thức khoa học về lịch sử

và giáo dục, nêu gương

Trang 8

GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu để thảo luận:+ Quan sát hình 5, 6 kết hợp với mục Em có biết?

Và phần tư liệu để nắm được chức năng và nhiệm vụ

cơ bản của Sử học

- GV mở rộng kiến thức: Việc nhận thức không

đúng về chức năng, nhiệm vụ của Sử học sẽ dẫn đến những hạn chế, sai sót trong nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ lịch sử

+ Nếu nhà sử học không trung thực, khách quan khi ghi chép sự kiện sẽ làm sai lệch hiện thực lịch sử, để lại nguồn tư liệu mang tỉnh chủ quan, thiếu chính xác.

- Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” giáo dục, nêu gương về lòng trung thực, khách quan, đạo đức của người nghiên cứu lịch sử.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động theo cặp, đọc thông tin, tư liệu và

quan sát các Hình 5, 6 để thực hiện nhiệm vụ sau:

Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học Cho ví dụ

cụ thể.

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong khi làm việcnhóm (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày chức năng, nhiệm

vụ của Sử học

- GV mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung ýkiến (nếu có)

Trang 9

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận chức

năng, nhiệm vụ của Sử học

- GV chuyển sang nội dung mới

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức căn bản và kĩ năng thực hành về

hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

b Nội dung: GV cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm về hiện thực lịch sử và lịch

sử được con người nhận thức; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời

c Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm.

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây?

A Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người

B Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

C Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra

D Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người

Câu 2: Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ

thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là

A hiện thực lịch sử B nhận thức lịch sử

C sự kiện tương lai D khoa học lịch sử

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?

A Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự

B Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực

C Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại

D Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay

Câu 4: Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là

A khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng

B tải tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm

C khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan,

D cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên

Câu 5: Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học?

A Ghi chép, miêu tả đời sống

B Dự báo tương lai

C Tổng kết bài học từ quá khứ

D Giáo dục, nêu gương

Câu 6 Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào?

A Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu

B Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp

C Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp

D Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học về hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức để trảlời

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động, thảo luận : GV mời HS xung phong trả lời

Câu 1 Đáp án C Câu 2 Đáp án A.

Câu 3 Đáp án B Câu 4 Đáp án C.

Câu 5 Đáp án D Câu 6 Đáp án D.

Trang 10

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có đáp án trả lời khác)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a Mục tiêu: HS rèn luyện được khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ nhiều nguồn

khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử, tự học lịch sử suốtđời cho HS

b Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, 3 phần Vận dụng SGK tr.8

c Sản phẩm học tập:

- HS giải thích vì sao lại có nhiều nhận thức khác nhau trong một hiện thực lịch sử

- HS sưu tầm hình ảnh, tư liệu liên quan đến sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngônđộc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (ngày 2/9/1945) Cho biết hiện thực lịch sử và lịch

sử được con người nhận thức phản ánh qua những tư liệu, hình ảnh đó

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu cho HS:

Câu 2: Vì sao trong nhiều trường hợp cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có nhiều nhận thức

khác nhau?

Câu 3 Sưu tầm hình ảnh, tư liệu liên quan đến sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên

ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (ngày 2/9/1945) Cho biết hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức phản ánh qua những tư liệu, hình ảnh đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sưu tầm thông tin, tư liệu, từ nhiều nguồn khác nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày ý kiến trước lớp:

Câu 2 Trong nhiều trường hợp cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có nhiều nhận thức khác

nhau là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Khái niệm lịch sử; phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức thông qua

ví dụ cụ thể; Khái niệm Sử học

+ Đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống.

* RÚT KINH NGHIỆM (nếu có):

………

………

Trang 11

BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử 10; Lớp: 10A4, 10A5, 10A6

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời

- Biết sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch sử

- Vận dụng được kiến thức, bài học lịch sử đã học để giải thích những vấn đề thời sự trong nước

và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống

- Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam

và thế giới

2 Năng lực

- Năng lực chung:

+ Giải quyết vấn đề: Thông qua vận dụng được kiến thức và bài học lịch sử để giải thích những

vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống

+ Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các

hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới

- Năng lực lịch sử:

+ Tìm hiểu lịch sử: Biết sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch

sử

+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để giải

thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, kế hoạch bài học

- Tranh ảnh, sơ đồ hóa kiến thức và video clip ngày Giỗ tổ Hùng Vương, video clip Trở về cội

nguồn dân tộc của Đài truyền hình Việt Nam theo đường dẫn hhtps:www.youtube.com/watch?

v=G3DPz4zGztQ

- Máy tính, máy chiếu (nếu có)

2 Đối với học sinh

- SGK, SBT Lịch sử 10

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Tri thức lịch sử và cuộc sống.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài

học mới

b Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình ảnh Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), video clip Hướng về cội nguồn; HS

quan sát hình ảnh, video clip và trả lời câu hỏi

c Sản phẩm học tập: HS trình bày một số thông liên quan đến Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ):

- Sự kiện ngày Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào thời điểm nào?

Trang 12

- Những địa phương nào tổ chức sự kiện này?

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video clip Hướng về cội nguồn và quan sát Hình 1 (Lễ hội đền Hùng Phú

Thọ) SGK tr.9

https://www.youtube.com/watch?v=UWWzZGCpER0

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Sự kiện ngày Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào thời điểm nào?

+ Những địa phương nào tổ chức sự kiện này?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video clip, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

+ Những địa phương nào tổ chức sự kiện này: Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, Huế, Kiên Giang…

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

- GV dẫn dắt HS vào bài: Đền Hùng và ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) là biểu tượng

của truyền thống yêu nước và đoàn kết hướng về cội nguồn của dân tộc Việt Nam Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, đồng thời cũng là biểu hiện của tri thức lịch sử Vậy, tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và xã hội? Vì sao chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời? Để nắm rõ hơn về vấn đề chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết phải học tập, khám phá lịch sử suốt đời

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được sự cần thiết phải học tập, khám phá lịch

sử suốt đời

b Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, kết hợp với kĩ thuật tranh luận, kĩ thuật 5 xin.

GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin, tư liệu, kết hợp quan sát hình 2 và mục Em có biết để cùng hoàn thành nhiệm vụ sau: Giải thích vì sao chúng ta phải học tập, khám phá lịch sử suốt

đời? Cho ví dụ cụ thể.

Trang 13

c Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở sự cần thiết phải học tập, khám phá lịch sử

suốt đời.

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

tập

- GV chia HS thành 2 nhóm

- GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin,

tư liệu, kết hợp quan sát hình 2 và thực hiện

nhiệm vụ học tập:

+ Giải thích vì sao chúng ta phải học tập,

khám phá lịch sử suốt đời?

+ Cho ví dụ cụ thể.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết để

mở rộng kiến thức: Cuộc thi “Tìm hiểu về

ASEAN’’ nằm trong khuôn khổ dự án của

Uỷ ban Văn hoá Thông tin ASEAN (COCI),

được tổ chức hai năm một lần Đây là sân

chơi dành cho học sinh cấp Trung học phổ

thông, nhằm nâng cao sự hiểu biết về đất

nước và con người của các nước thành viên

ASEAN.

- GV mở rộng kiến thức: Nhận thấy việc

học tập, khám phá tri thức (trong đó có tri

thức lịch sử) sẽ là hành trang đối với mỗi

người trong cuộc sống Lênin đúc kết thành

quy luật: “Học, học nữa, học mãi!” Với

quan mệm: “Lịch sử là bó đuốc soi đường

hướng tới tương lai”, nhiều quốc gia trên

thế giới coi Lịch sử là môn học bắt buộc,

HS phải được học tập và khám phá suốt

Cần thiết phải học tập, khám phá lịch sửsuốt đời vì:

- Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng đốivới mỗi cá nhân và cộng đồng, giúp conngười đúc kết và vận dụng thành côngnhững bài học kinh nghiệm trong cuộcsống, tránh lặp lại sai lầm từ quá khứ

- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng.Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ làmột phần nhỏ Muốn hiểu đầy đủ và đúngđắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài

- Tri thức về lịch sử có sự biến đổi và pháttriển không ngừng theo thời gian

- Giúp mỗi người mở rộng kiến thức, nângcao sự hiểu biết và cập nhật thông tin, từ đóđưa lại những cơ hội nghề nghiệp mới

Trang 14

tin, tư liệu, kết hợp quan sát hình 2, hoàn

thành nhiệm vụ sau:

Giải thích vì sao chúng ta phải học tập lịch

sử suốt đời? Cho ví dụ cụ thể.

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong khi làm

việc nhóm (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo

luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày sự

cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.

- GV mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ

sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận

Hoạt động 2: Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để

học tập, khám phá lịch sử

b Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, kết hợp với kĩ thuật tranh luận, kĩ thuật 5 xin.

GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin, tư liệu, kết hợp quan sát hình 3, mục Em có biết để

cùng hoàn thành nhiệm vụ sau:

Nêu cách thức thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử.

c Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở cách thức thu thập, xử lí thông tin và sử liệu

để làm giàu tri thức lịch sử.

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

tập

- GV chia HS thành 2 nhóm

- GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin,

tư liệu, kết hợp quan sát hình 3, mục Em có

biết để cùng hoàn thành nhiệm vụ sau:

Nêu cách thức thu thập, xử lí thông tin và

sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử.

- GV dẫn dắt:

+ Để tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức

lịch sử, cần dựa vào các nguồn sử liệu từ

quá khứ Sử liệu đóng vai trò là cầu nối

giữa hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử

+ Thu thập, xử lí thông tin xử liệu là những

khâu quan trọng trong nghiên cứu và học

tập lịch sử

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm

vụ

- HS làm việc theo nhóm, nhóm đọc thông

tin, tư liệu, kết hợp quan sát hình 3, mục

Em có biết để cùng hoàn thành nhiệm vụ

sau:

Nêu cách thức thu thập, xử lí thông tin và

sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử.

2 Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử

- Bước 1: Lập thư mục và danh mục cácnguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ việchọc tập và tìm hiểu lịch sử

- Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thôngtin sử liệu liên quan đến vấn đề cần tìmhiểu

- Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu đểthuận lợi cho việc xác minh và đánh giá

- Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc

sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệuphản ánh

Trang 15

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong khi làm

việc nhóm (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo

luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày cách

thức thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để

làm giàu tri thức lịch sử

- GV mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ

sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận

Hoạt động 3: Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vận dụng được kiến thức, bài học lịch sử đã học để

giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống

b Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, kết hợp với kĩ thuật tranh luận, kĩ thuật 5 xin.

GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin, tư liệu, kết hợp quan sát hình 4, để cùng hoàn thànhnhiệm vụ sau:

+ Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại?

+ Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết tác động của hiện tượng này đối với nhân loại

c Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 2 nhóm

- GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin, tư

liệu, kết hợp quan sát các hình 4 và thực hiện

nhiệm vụ học tập:

+ Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ

như thế nào với cuộc sống hiện tại?

+ Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích

nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết

tác động của hiện tượng này đối với nhân loại.

- GV dẫn dắt:

+ Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về

những vấn đề đương đại không thể tách rời tri

thức lịch sử liên quan trong quá khứ.

+ Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc

sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải

thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc

sống hiện tại, là việc nhìn nhận về cuộc sống

hôm nay từ quan điểm lịch sử

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông

tin, tư liệu, quan sát Hình 4 và thực hiện nhiệm

vụ:

+ Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ

như thế nào với cuộc sống hiện tại?

+ Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích

nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết

3 Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

- Kiến thức lịch sử giúp con người hiểu

rõ hơn những vấn đề thời sự, nhữngvấn đề liên quan đến cuộc sống

- Những vấn đề thời sự và thực tiễnhôm nay đều xuất phát từ những gì diễn

ra trong quá khứ

- Kiến thức lịch sử có mối quan hệ chặtchẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sốngnhư chính trị, kinh tế, văn hóa, giáodục

* Vận dụng kiến thức lịch sử để giảithích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực:+ Nguyên nhân gây ra hiện tượng trênchủ yếu là do con người Con ngườihoạt động công nghiệp xả khí thải ramôi trường, hoạt động giao thông, chặtphá rừng bừa bãi, làm khí hậu toàn cầu

bị biến đổi Các khí nhà kính bị tích lũyquá nhiều mà chủ yếu là metan vàCO2 Theo đó, những khí này khi thảivào khí quyển sẽ ngăn bức xạ mặt trờiphản xạ ra ngoài làm cho nhiệt độ tráiđất tăng lên

+ Tác động của hiện tượng này đối với

Trang 16

tác động của hiện tượng này đối với nhân loại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo nhóm, nhóm đọc thông tin,

tư liệu, kết hợp quan sát hình 4, hoàn thành

nhiệm vụ sau:

+ Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ

như thế nào với cuộc sống hiện tại?

+ Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích

nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết

tác động của hiện tượng này đối với nhân loại.

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong khi làm

việc nhóm (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận

nhân loại: Biến đổi khí hậu Nắng nóngkéo dài Ảnh hưởng tới tàu thuyền qualại trên biển Mực nước biển dâng cao.Băng tan gây ô nhiễm không khí Ảnhhưởng tới động vật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1 Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A Cung cấp những tri thức về sự về sự phát triển của sinh giới

B Cung cấp nhưng thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dòng họ, dân tộc vàtoàn nhân loại

C Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc

D Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán, tin tưởng vào tươnglai

Câu 2 Nội dung phản ánh của đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử đề ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 1, Sđd, tr.101)

A Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau

B Người Việt Nam cần phải biết về lịch sử Việt Nam

C Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống

D Người Việt cần phải tường tận về gốc tích của mình

Câu 3 Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời mới nắm bắt được lịch sử

B Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai

C Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòikhám phá

D Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị

Trang 17

Câu 4 Tìm hiểu và cho biết: Trong các bộ phim truyền hình sau của Việt Nam, bộ phim nào sử

dụng chất liệu tri thức lịch sử?

A Đêm hội Long Trì (Hãng phim truyện Việt Nam, 1989)

B Cảnh sát hình sự (Đài truyền hình Việt Nam, 1997)

C Đất phương Nam (Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, 1997)

D Về nhà đi con (Đài truyền hình Việt Nam, 2019)

Câu 5 Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A Học trên lớp B Xem phim tài liệu, lịch sử

C Tham quan, điền dã D Học trong phòng thí nghiệm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi trước lớp:

Câu 1 Đáp án A Câu 2 Đáp án C.

Câu 3 Đáp án A Câu 4 Đáp án A Câu 5 Đáp án D.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mở rộng kiến thức liên quan tri thức lịch sử và cuộc

sống

b Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Vận dụng SGK tr.11: Em đã từng vận dụng

những kiến thức lịch sử nào để giải quyết các tình huống trong cuộc sống? Hãy chia sẻ một ví

dụ với thầy cô và bạn học

c Sản phẩm học tập: Học sinh chia sẻ một tình huống đã từng vận dụng những kiến thức lịch

sử để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Em đã từng vận dụng những kiến thức lịch sử nào để giải quyết cáctình huống trong cuộc sống? Hãy chia sẻ một ví dụ với thầy cô và bạn học

- GV gợi ý cho HS: Tình huống trong học tập, lao động, vui chơi

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, theo gợi ý của GV

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động

HS báo cáo vào tiết học sau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

- Làm bài tập Bài 1 – SGK trang 11

- Ôn lại kiến thức đã học của Chủ đề 1 chuẩn bị cho bài thực hành

* RÚT KINH NGHIỆM (nếu có):

………

………

Trang 18

THỰC HÀNH LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử 10; Lớp: 10A4, 10A5, 10A6

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:

- Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề

- Vận dụng kiến thức để giải thích lịch sử qua bài tập tình huống

- Tập làm nhà sử học

2 Năng lực

- Năng lực chung:

+ Giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức lịch sử và sử học để giải thích lịch sử

qua bài tập tình huống

+ Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt

động tìm hiểu lịch sử

- Năng lực lịch sử:

+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để hệ

thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 1

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của

thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo,

có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự họclịch sử suốt đời

3 Phẩm chất

Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyếtvấn đề

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, kế hoạch bài học

- Máy tính, máy chiếu (nếu có)

2 Đối với học sinh

- SGK, SBT Lịch sử 10

Trang 19

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực hành chủ đề 1: Lịch sử và sử

học.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và

chuyển giao nhiệm vụ học tập

b Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật; HS vận dụng kiến thức đã học về

Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, hàng dọc có liên quan đến

bài học Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, nêu vấn đề cho HS tìm ô chữ chìa khóa của

bài học HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố, cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ đượcđiểm cộng

- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:

+ Ô số 1 (9 chữ cái): Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại

một cách

+ Ô số 2 (6 chữ cái): Để tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử, cần dựa vào các nguồn + Ô số 3 (8 chữ cái): Một trong những nhiệm vụ của Sử học là

+ Ô số 4 (5 chữ cái): Chức năng của Sử học gồm chức năng khoa học và chức năng

+ Ô số 5 (6 chữ cái): Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình

+ Ô số 6 (8 chữ cái): Tri thức lịch sử giúp con người đúc kết và vận dụng thành công những bài

học kinh nghiệm trong

+ Ô chữ chủ đề (6 chữ cái)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bảnthân để trả lời câu hỏi

- HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề)

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:

- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong chủ đề 1 – Lịch sử và sử học, chúng ta đã được tìm hiểu về

khái niệm và phân biệt được hiện thức lịch sử và lịch sử được con người nhận thức; hiểu được đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học, học tập và khám phá lịch sử suốt đời Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Lịch sử và

Sử học Chúng ta cùng vào bài Nội dung thực hành chủ đề 1: Lịch sử và sử học

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề

Trang 20

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hệ thống hóa được những nội dung kiến thức cơ bản đã

học trong chủ đề 1

b Nội dung: GV cho HS hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Lịch sử và Sử học

trên giấy A0 bằng sơ đồ tư duy

c Sản phẩm học tập: HS làm việc và báo cáo theo nhóm trên sơ đồ tư duy về hệ thống hóa nội

dung kiến thức cơ bản của chủ đề Lịch sử và Sử học

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi

nhóm 1 tờ giấy A0, yêu cầu HS các nhóm thảo luận

và thực hiện nhiệm vụ: Hệ thống hóa nội dung kiến

thức cơ bản đã học trong chủ đề 1

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm đã được phân công,

trao đổi về nội dung các kiến thức đã được học trong

chủ đề 1 và lập sơ đồ tư duy

- GV quan sát các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ

(nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm cử HS báo cáo

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe để trao đổi,

góp ý

Bước 4: Đánh giá kết qủa thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề

Sơ đồ tư duy hệ thống hóa nội dungkiến thức cơ bản đã học trong chủ

đề 1: Đính kèm bên dưới hoạt động

SƠ ĐỒ TƯ DUY NỘI DUNG KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ 1

Trang 21

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a Mục tiêu: Củng cố, mở rộng kiến thức đã học về nội dung kiến thức Tri thức lịch sử và cuộc

sống

b Nội dung: GV nêu vấn đề, tổ chức cho HS chơi trò Ô chữ; HS vận dụng hiểu biết thức tế,

kiến thức đã học để trả lời câu hỏi

c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, tìm được ô chữ chủ đề có

liên quan đến những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vân đề: Lịch sử dựng nước của Việt Nam luôn song hành cùng lịch sử giữ nước Rất

nhiều bài học kinh nghiệm giữ nước chống ngoại xâm của cha ông ta đã đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, máu xương để chúng ta có cuộc sống hôm nay Chúng ta cùng ôn lại truyền thống hào hùng ấy qua những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ

- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:

+ Ô số 1 (13 chữ cái): Nơi diễn ra ba trận thuỷ chiến quan trọng thời Ngô, Tiên Lê và Trần + Ô số 2 (17 chữ cái): Trận quyết chiến chiến lược trong khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Ô số 3 (13 chữ cái): Trận đánh quyết định trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.

+ Ô số 4 (14 chữ cái): Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm trong trận đánh lịch sử nào?

+ Ô số 5 (11 chữ cái): Chiến thắng lịch sử ở Việt Nam buộc Pháp kí Hiệp định Giơnevơ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bảnthân để trả lời câu hỏi

- HS tìm được ô chữ chủ đề

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: GV mời đại diện HS xung phong trả lời:

- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học về lịch sử và sử học để giải

thích lịch sử qua bài tập tình huống

Trang 22

b Nội dung: GV cho HS trình bày trên PPt và Phiếu học tập, thực hiện nhiệm vụ giải thích lịch

sử qua bài tập tình huống và vận dụng tập làm nhà sử học

c Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình trên PowerPoint và Phiếu học tập.

d Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Vận dụng kiến thức để giải thích lịch sử qua bài tập tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm và nêu nhiệm vụ cho HS: Đọc phần lời tựa trong sách Đại Việt sử

ký tục biên của Phạm Công Trứ: Vì sao phải viết quốc sử? Vì sử chủ yếu ghi chép công việc.

Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm túc, tô điểm việc trí thị thì sáng tỏ ngang Mặt trời, Mặt trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là ít Cho nên mới làm ra quốc sử

Nhà sử học Phạm Công Trứ đã đề cập đến vấn đề cơ bản nào của sử học ? Từ những kiến thức

đã học, hãy làm sáng tỏ đoạn trích trên

Trình bày trên PowerPoint hoặc phác họa bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận, trao đổi để giải thích lịch sử qua câu nói của PhạmCông Trứ

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả phần thảo luận của nhóm:

+ Để có những trang sử mà hậu thế quan tâm như bây giờ, nhà sử học dày công chép ra và gói trong đó rất nhiều tâm huyết

+ Lịch sử là khách quan Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức của chúng ta

- GV mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến và phần trình bày của nhóm bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới

Nhiệm vụ 2: Tập làm nhà sử học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Hãy sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một trong những trận

quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng các kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo kết quả thảo luận vào tiết học sau (nộp SP học tập cho GV)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại nội dung kiến thức đã học trong Chủ đề 1

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa,

di sản thiên nhiên và phát triển du lịch

* RÚT KINH NGHIỆM (nếu có):

………

………

Trang 23

CHỦ ĐỀ 2 VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN

VĂN HÓA, DI SẢN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử 10; Lớp: 10A4, 10A5, 10A6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, disản thiên nhiên

- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch

- Nêu được tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá

- Có ý thức vận động các bạn và mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản vănhóa, di sản thiên nhiên ở địa phương

2 Năng lực

- Năng lực chung:

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua giải quyết các

nhiệm vụ học tập về mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhóa, di sản thiên nhiên và phát triển du lịch

- Năng lực lịch sử:

+ Tìm hiểu lịch sử: Thông qua phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và

phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Trang 24

+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu để phân tích

được vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên

nhiên và phát triển du lịch; giải thích được vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du

lịch; tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa

3 Phẩm chất

- Chăm chỉ trong học tập, tích cực tìm tòi và khám phá kiến thức mới

- Có trách nhiệm đối với việc học tập của bản thân; có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn vàphát huy các di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại nói chung

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV, kế hoạch bài dạy

- Tranh vẽ, hình ảnh và tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học

- Máy tính, máy chiếu

2 Đối với học sinh

- SGK, SBT Lịch sử 10

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của

bài học mới trong quá trình học tập

b Nội dung: GV trình bày vấn đề, đưa ra quan điểm, câu nói về di sản thiên nhiên; HS trả lời

câu hỏi

c Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về quan điểm bảo vệ di sản văn hóa, di sản thiên

nhiên

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu quan điểm: "Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể

thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới" Em hiểu như thế nào về quan điểm nêu trên?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và đưa ra quan điểm của mình

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trình bày quan điểm trước lớp: Di sản văn hóa, di sản thiên

nhiên không chỉ được lưu lại trong sử sách, mà còn hiện diện trên mọi miền của các quốc gia, dân tộc thông qua hàng vạn di tích lịch sử - văn hóa và cùng với đó là kho tàng đồ sộ về di sản văn hóa phi vật thể với những giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật to lớn Từ trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô giá đó, mỗi chúng ta được học tập, được hiểu biết về những giá trị lịch sử, văn hóa, những bài học quý giá về cách ứng xử, truyền thống tốt đẹp, nhân văn và giàu bản sắc dân tộc Mỗi di sản hiện diện là một minh chứng sống động về hình ảnh một dân tộc qua các thời kỳ lịch sử hào hùng Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung Bất kỳ di sản nào trong số đó nếu biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.

- GV mời đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

Trang 25

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ quan điểm mà chúng ta vừa phân tích và đưa ra ý kiến ở trên,

vậy theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, Sử học có đóng góp như thế nào đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và phát triển

du lịch? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học

ngày hôm nay – Bài 3: Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản

thiên nhiên và phát triển du lịch

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa,

di sản thiên nhiên

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

b Nội dung: GV cho HS cả lớp làm việc nhóm, HS đọc thông tin kết hợp quan sát Hình 2, 3

trang 13 và Hình 4 trang 14 để hoàn thành nhiệm vụ sau:

- Nhóm 1,3: Hoàn thành nhiệm vụ theo bảng

- Nhóm 2, 4: Nêu vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiênnhiên

c Sản phẩm học tập: HS hoàn thành nhiệm vụ học tập vào vở

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là

một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tại.

Sử học và các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có

mối quan hệ gắn bó mật thiết.

- GV chia cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo

luận, đọc thông tin kết hợp quan sát Hình 2,3,4 trang

13, 14 để hoàn thành nhiệm vụ bảng sau:

Nội dung Sử học với công tác bảo tồn và

phát huy giá trị di sản văn hóa, di

Kết quả thảo luận theo nhóm: Đính

kèm bảng phía dưới hoạt động

Trang 26

thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Hình 3 Biểu diễn Dân ca Quan họ (Bắc Ninh)

Sử học có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và

phát huy các giá trị di sản văn hóa (vật thể, phi vật

thể, hỗn hợp); thấy được nếu các di sản văn hóa, di

sản thiên nhiên được bảo tồn và phát huy sẽ giúp cho

Sử học khái thác được giá trị của di sản và đưa giá

trị đó đến với nhân dân

- GV mở rộng kiến thức: Một số biện pháp để bảo

tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:

+ Bổ sung và sửa đổi Luật Di sản văn hóa; bổ sung

các điều, khoản về vai trò của cộng đồng đối với bảo

tồn di sản; vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong

giữ gìn và phát huy giá trị di sản

+ Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng

có hiệu quả với biến đổi khí hậu đối với di sản

+ Di tích có giá trị, nhưng không có điều kiện bảo

tồn tại chỗ, trong khi yêu cầu xây dựng công trình

phát triển kinh tế - xã hội thấy cần được ưu tiên.

+ Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di

tích lịch sử cách mạng.

+ Tuyên truyền, giáo dục truyền thống công tác giữ

gìn, bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa, di

sản thiên nhiên.

b Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

- Di sản văn hóa vật thể có thể bịbiến dạng, xuống cấp và hư hỏngtheo thời gian, công tác bảo tồn sẽkhắc phục được những tác độngtiêu cực của điều kiện tự nhiên vàcon người đối với di sản

- Di sản văn hóa phi vật thể cónguy cơ bị mai một, nhờ công tácbảo tồn mà các di sản sẽ được giữgìn và lưu truyền cho các thế hệmai sau

- Công tác bảo tồn và phát huy giátrị của di sản thiên nhiên sẽ gópphần phát triển đa dạng sinh học,làm tăng giá trị khoa học của disản

=> Công tác bảo tồn và phát huygiá trị di sản văn hóa, di sản thiênnhiên có vai trò đặc biệt qua trọngtrong việc duy trì ký ức và bản sắccộng đồng, giáo dục thế hệ trẻ, gópphần thúc đẩy kinh tế - xã hội pháttriển bền vững

Trang 27

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các

vi phạm về di sản văn hoó, di sản thiên nhiên.

+ …

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin kết hợp

quan sát Hình 2, 3, 4 để hoàn thành nhiệm vụ

- GV quan sát quá trình thảo luận của các nhóm,

hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo trước lớp sản

phẩm của nhóm mình Phân tích mối quan hệ, vai trò

và lấy ví dụ về Sử học đối với công tác bảo tồn và

phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung

(nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV nhận xét, kết luận: Nhờ có Sử học, chúng ta

biết được các sự kiện lịch sử từng xảy ra gắn với di

sản văn hóa, di sản thiên nhiên Ví dụ, lịch sử về quá

trình hình thành và phát triển của Dân ca Quan họ,

lịch sử ra đời của Nhã nhạc cung đình Huế, lịch sử

của Hoàng thành Thăng Long,….Qua mỗi đợt tham

quan, tìm hiểu một số di sản văn hóa, di sản thiên

nhiên, chúng ta càng thấy rõ Sử học có vai trò to lớn

trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn

hóa đôi với cộng đồng

- GV chuyển sang nội dung mới

Nội dung Sử học với công tác bảo tồn và phát huy

giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên Mối quan hệ - Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp) là nguồn sử

liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử; là cơ sở để Sử học miêu

tả, trình bày quá khứ một cách chính xác và toàn diện Việc bảo tồn vàphát huy giá trị di sản văn hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với

sự tồn tại và phát triển của khoa học lịch sử

- Sử học góp phần xác định đúng giá trị của di sản và cung cấp nhữngthông tin đáng tin cậy làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy giá trị disản

- Sử học góp phần quảng bá hình ảnh di sản, gắn công tác bảo tồn vàphát huy giá trị di sản với phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch

Lấy ví dụ

phân tích Mối quan hệ giữa Sử học và công tác bảo tồn di tích khu Hoàng thànhThăng Long:

- Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long là nguồn sử liệu vô cùng quantrọng cho ta biết về đời sống sinh hoạt, kiến trúc, vị thế chính trị,… dướithời Lí-Trần- Lê Sơ Đồng thời công tác bảo tồn, gìn giữ di tích giúpcho các nhà Sử học có một nguồn tài liệu vô cùng quý giá để nghiêncứu

- Thông qua Sử học, ta có thể biết về thời gian xây dựng, tồn tại, tu sửa,

vị trí của khu Hoàng Thành Thăng Long xưa Đồng thời đánh giá chính

Trang 28

xã về giá trị của Hoàng Thành Thăng Long để bảo tồn, phát triển tốtnhất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về Sử học với sự phát triển du lịch

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

- Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa

b Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin, tư liệu và quan sát các Hình từ 5 đến

7, để hoàn thành nhiệm vụ theo bảng mẫu

c Sản phẩm học tập: Bảng giải thích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du

lịch và tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Du lịch văn hoá là một ngành của

công nghiệp văn hoá Trong xu thế hội nhập, toàn

cầu hoá hiện nay, du lịch ngày càng phát huy thế

mạnh và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển

kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt

Nam.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông

tin, tư liệu và quan sát các Hình từ 5 đến 7, để hoàn

thành nhiệm vụ theo bảng sau:

Vai trò của lịch sử và

văn hóa đối với sự

phát triển du lịch

Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn

a) Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

b) Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và

di sản văn hoá

Kết quả thảo luận theo cặp: Đính

kèm bảng phía dưới hoạt động

Trang 29

thấy được Sức hấp dẫn của những địa danh này đối

với việc phát triển du lịch, đó là yếu tố lịch sử, giá trị văn hóa, truyền thống, cảnh quan,

+ Hình 7 kết hợp với mục Góc mở rộng: Muốn quảng bá và phát triển du lịch, đưa văn hóa tới cộng động thì cần thiết phải lồng ghép những tri thức lịch

sử

- GV cho HS tham khảo thêm: Khoản 2 điều 15 Luật

Du lịch Việt Nam năm 2010 - Tài nguyên phát triển của ngành du lịch chính là các di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hoá truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hoá khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích

du lịch, Các giá trị đó đều là đối tượng nghiên cứu, đồng thời hàm chứa,mphản ánh những thành tựu nghiên cứu của Sử học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp, đọc thông tin, tư liệu và quansát các Hình từ 5 đến 7 để hoàn thành nhiệm vụ theobảng mẫu

- GV quan sát quá trình HS thảo luận theo cặp,hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 cặp trình bày theo bảng mẫu:

+ Giải thích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển của du lịch.

+ Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa

- GV mời đại diện cặp khác nhận xét, nêu ý kiến (nếucó)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, kết luận:

- Những quốc gia có thu nhập cao từ ngành Du lịch như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, I- ta-li-a, Pháp, đều rất khéo léo đưa tri thức lịch sử lồng ghép gắn với các địa danh mà du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Trang 30

- Ở Việt nam, nhiều tỉnh, thành như: Quảng Ninh,

Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Nội, Quảng Bình,

Kiên Giang, Lào Cai, có tổng thu cao từ du lịch là

nhờ có sức hấp dẫn của các địa danh, biết khai thác

những tri thức lịch sử và giá trị của di sản văn hóa,

di sản thiên nhiên để quảng bá, phát triển du lịch

bền vững

Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự

phát triển du lịch Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa

- Các di tích lịch sử - văn hóa là nguồn tài

nguyên quan trọng để khai thác và phát triển

ngành du lịch

- Tham quan, tìm hiểu về lịch sử - văn hóa là

một trong những nhu cầu của khách du lịch

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch phổ biến,

giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát

triển du lịch ở nhiều nước, trong đó có Việt

Nam

- Góp phần quảng bá rộng rãi giá trị các ditích lịch sử - văn hóa của địa phương vàcộng đồng ra bên ngoài

- Góp phần bồi dưỡng lòng tự hào, ý thức,trách nhiệm, sự quan tâm, bảo vệ củacộng đồng và các cấp chính quyền đối vớicác di tích lịch sử - văn hóa

- Góp phần tạo ra nguồn kinh phí và cácnguồn lực khác để hỗ trợ công tác bảo tồn

và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào việc giải quyết

một số tình huống/bài tập nhận thức, thông qua đó góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch

sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS

b Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SGK tr17; HS vận dụng kiến

thức đã học và hiểu biết thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập

c Sản phẩm học tập: HS kể tên 1 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di

sản Văn hóa Thế giới Giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa và đề xuất biện pháp bảo tồn, pháthuy các giá trị di sản đó

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ cho HS làm việc theo cặp: Kể tên 1 di sản văn hóa của Việt Nam được

UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới Giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản đó.

- GV khuyến khích phát huy sự sáng tạo trong việc vẽ sơ đồ tư duy

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế, thảo luận cặp đôi và làm bài vào vở

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày về 1 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh

là Di sản Văn hóa Thế giới Giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa và đề xuất biện pháp bảo tồn,phát huy các giá trị di sản đó

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có ý kiến)

Bước 4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, cho HS tham khảo:

Gợi ý:

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)

Giá trị lịch sử, văn

hóa

- Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long,

kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tíchtrên mặt đất, đã cung cấp nhiều nguồn sử liệu quý, phản chiếu bềdày lịch sử gần như liên tục từ: thủ phủ An Nam, thành Đại La thế

Trang 31

kỷ thời thuộc Đường (VII – IX), đến Cấm thành Thăng Long từthời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng (thế kỉ X - cuối thế

kỷ XVIII), rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn (thế kỷXIX), qua thời Pháp thuộc (thế kỉ XX) cho đến hiện nay

- Giá trị văn hóa: Di tích Hoàng Thành góp phần nâng cao hìnhảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bềdày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc; quảng bá lịch

sử và văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; tạo sức hút lớn về du lịch…

Đề xuất biện pháp

bảo tồn, phát huy Học sinh đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát huy Khu di tích Hoàng thành Thăng Long theo ý kiến của mình

- GV chuyển sang nội dung mới

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a Mục tiêu: HS rèn luyện được khả năng tìm kiếm, tiếp cận và thiết kế một poster giới thiệu

một di sản ở địa phương mình đang sinh sống có thể phát triển du lịch

b Nội dung: GV chia HS thành 4 nhóm, nêu yêu cầu cho HS thảo luận và thiết kế một poster

giới thiệu một di sản ở địa phương mình đang sinh sống có thể phát triển du lịch (Giao cho cácnhóm thực hiện nhiệm vụ ở nhà, tiết sau giới thiệu)

c Sản phẩm học tập: Poster HS thiết kế để giới thiệu một di sản ở địa phương mình đang sinh

sống có thể phát triển du lịch

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ thiết kế một poster giới thiệu một di sản ở địaphương mình đang sinh sống có thể phát triển du lịch

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng thực tế, tìm kiếm thông tin, tiếp cận và thiết kế một poster giới thiệu một di sản ởđịa phương mình đang sinh sống có thể phát triển du lịch

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS giới thiệu poster của nhóm mình trước lớp:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và cho điểm

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học

- Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiênnhiên

- Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch; tác động của du lịch với công tácbảo tồn di tích lịch sử, văn hóa

- Thực hiện nhiệm vụ thiết kế một poster giới thiệu một di sản ở địa phương mình đang sinhsống có thể phát triển du lịch

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Khái niệm văn minh Một số nền văn minh phương Đông thời

cổ - trung đại.

* RÚT KINH NGHIỆM (nếu có):

………

………

Trang 32

CHỦ ĐỀ 3 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

BÀI 4: KHÁI NIỆM VĂN MINH.

MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử 10; Lớp: 10A4, 10A5, 10A6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:

- Giải thích được khái niệm văn minh; phân biệt được ở mức cơ bản khái niệm văn minh, vănhóa

- Nêu được những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Ai Cập thời cổ đại, văn minhTrung Hoa và Ấn Độ cổ - trung đại

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh phương Đôngthời cổ trung đại

2 Năng lực

- Năng lực chung:

Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận, hợp tác làm việc nhóm để giải quyết

các nhiệm vụ học tập; có ý thức trân trọng và góp phần bảo tồn những thành tựu văn minh thếgiới

- Năng lực lịch sử:

Trang 33

+ Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc nhận diện, khai thác tư liệu, hình ảnh,…để giải thích được

khái niệm văn minh Tìm hiểu được các thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập thời cổ đại,

văn minh Trung Hoa và Ấn Độ cổ - trung đại

+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc bước đầu phân biệt được ở mức cơ bản khái

niệm văn minh, văn hóa; trình bày được sự phát triển của các nền văn minh trên thế giới thời kì

cổ - trung đại theo tiến trình lịch sử trên trục thời gian

3 Phẩm chất

- Có ý thức trách nhiệm và góp phần bảo tồn những thành tựu văn minh thế giới

- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ trong học tập, lao động, từ đó trân trọng giá trị của lao động

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, kế hoạch bài dạy

- Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học Khái niệm văn minh, liên quan đến các nềnavwn minh phương Đông

- Máy tính, máy chiếu (nếu có)

2 Đối với học sinh

b Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh ngôi đền Hoi-sa-le-oa-ra; HS quan sát

hình ảnh và nhận diện đây là thành tựu của nền văn minh nào

c Sản phẩm học tập: HS trình bày được ngôi đền Hoi-sa-le-oa-ra là thành tựu của nền văn

minh Ấn Độ

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Ngôi đền Hoi-sa-le-oa-ra và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy trình bày một vài hiểu biết của bản thân về ngôi đền Hoi-sa-le-oa-ra.

+ Theo em, ngôi đến là biểu trưng của nền văn minh nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh ngôi đền Hoi-sa-le-oa-ra, sưu tầm tư liệu, vận dụng hiểu biết của bảnthân để trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

Trang 34

- GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời câu hỏi: Ngôi đền Hoi-sa-le-oa-ra là một trong những thành

tựu nổi bật của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại, là niềm tự hào của người dân Ấn Độ.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

- GV dẫn dắt vào bài học: Vậy văn minh là gì? Giữa văn minh và văn hóa có điểm gì giống và

khác nhau? Văn minh thế giời thời kì cổ - trung đại ở phương Đông có những nền văn minh

nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Khái niệm văn

minh Một số nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại.

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm văn minh

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, giải thích được khái niệm văn minh và bước đầu phân biệt

được ở mức cơ bản khái niệm văn minh, văn hóa

b Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ sau đây:

- Nhiệm vụ 1: Theo em, văn minh là gì ? Dựa vào bảng 1, SGK/tr19 để phân biệt sự giống nhaugiữa văn hóa và văn minh

- Nhiệm vụ 2: Điều kiện nào khẳng định con người bước vào thời kì văn minh? Hãy chứngminh

c Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở khái niệm văn minh, phân biệt được ở

mức cơ bản khái niệm văn minh, văn hóa

d Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận,

trao đổi và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ 1: Theo em, văn minh là gì ? Dựa vào bảng 1,

SGK/tr19 để phân biệt sự giống nhau giữa văn hóa và văn

minh.

+ Nhiệm vụ 2: Điều kiện nào khẳng định con người bước

vào thời kì văn minh? Hãy chứng minh

- GV khuyến khích HS sáng tạo trong việc lựa chọn hình

thức báo cáo sản phẩm: áp phích, thiết kế bài trình chiếu

trên máy tính, sơ đồ tư duy

(GV sử dụng kĩ thuật 3-2-1, đánh giá theo tiêu chí)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo theo cặp đôi, đọc thông tin, kết hợp

quan sát bảng 1 so sánh văn hóa và văn minh ở SGK

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày lần lượt các vấn đề:

+ Khái niệm văn minh.

+ So sánh văn hóa và văn minh.

+ Điều kiện khẳng định con người bước vào thời kì văn

minh.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý

kiến (nếu có) cho phần trả lời của nhóm bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV phân tích thêm cho HS: Lịch sử loài người được chia

1 Khái niệm văn minh

- Văn hóa là tổng thể những giátrị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo ra trong quá trìnhlịch sử

- Văn minh là trạng thái tiến bộ

về cả vật chất và tinh thần của

xã hội loài người tức là trạngthái phát triển cao của nền vănhóa

=> Văn minh có mối liên hệ chặtchẽ với văn hóa

Trang 35

thành ba thời kì: thời mông muội, thời đã man và thời văn

minh Thời đại văn minh là thời kì thứ ba, xuất hiện từ hơn

3 000 năm TCN Chúng ta đang sống trong thời đại văn

minh Những giai đoạn của các thời đại văn minh là văn

minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu

công nghiệp.

 Văn minh là quá trình sáng tạo, tích lũy những di sản trí

thức, tinh thần và vật chất của con người qua một quá trình

lịch sử, văn hóa

- GV kết luận:

+ Văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh

thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.

+ Tuy nhiên, văn hóa là là tổng thể những giá vật chất và

tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá lịch sử Văn

minh là những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai

đoạn phát triển cao của nền văn hóa.

+ Văn hóa có trước văn minh, phát triển đạt đến một trình

độ nào đó thì văn minh mới ra đời.

- GV chuyển sang nội dung mới

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại

+ Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Trung Hoa về chữ viết,

tư tưởng, tôn giáo, sử học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, khoa học, kĩ thuật…

c Sản phẩm học tập: các nhóm HS trình bày và ghi được vào vở tiến trình học tập, những nội

dung cơ bản

d Tổ chức hoạt động:

Trang 36

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS: Các nền văn minh trên thế giới hình

thành rất sớm ở phương Đông dựa trên những thuận lợi

và thách thức mà môi trường (đặc biệt là các dòng sông)

đã đặt ra Trong những nền văn minh thời kì cổ - trung

đại, ba trong số các trung tâm tiêu biểu của phương

Đông là Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc

- GV cho HS làm việc theo nhóm, quan sát hình ảnh, kết

hợp với đọc thông tin, tư liệu trong SGK để thực hiện các

nhiệm vụ sau:

+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu và ý

nghĩa của văn minh Ai Cập về chữ viết, khoa học tự

nhiên, kiến trúc, điêu khắc

+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu và ý

nghĩa của văn minh Ấn Độ về chữ viết, văn học nghệ

thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo

+ Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa

của văn minh Trung Hoa về chữ viết, tư tưởng, tôn giáo,

sử học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, khoa học, kĩ

thuật…

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo từng nhóm:

Đối với nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu

và ý nghĩa của văn minh Ai Cập về chữ viết, khoa học tự

nhiên, kiến trúc, điêu khắc

+ Quan sát hình 2, hình 3 (SGK/tr19): thấy được chữ viết

và số của cư dân Ai Cập cổ đại có ý nghĩa lớn đối với ghi

chép, lưu giữ thông tin, tính toán, thuận lợi cho phục vụ

kinh tế, xây dựng ở Ai Cập thời cổ đại, toán học có tính

ứng dụng cao (xây dưng, kim tự tháp, đo đạc ruộng đất)

+ Quan sát hình 1 (SGK/tr18): giới thiệu, miêu tả về kim

tự tháp – một công trình kiến trúc có giá trị lớn đối với

cư dân Ai Cập nói riêng, đối với văn minh thế giới nói

chung

+ Quan sát hình 5 kết hợp với mục Góc khám phá: kĩ

thuật ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại đạt đến trình độ

cao, để lại bài học và kinh nghiệm giá trị cho văn minh

thế giới sau này

2 Một số nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại

a) Thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập thời cổ đại

- Về chữ viết:

+ Cư dân viết chữ tượng hình môphỏng vật thật để nói lên ý nghĩ củamình

+ Viết chữ trên giấy Pa-pi-rút hoặckhắc trên đá

 Chữ viết phản ánh trình độ tưduy của cư dân Ai Cập, là phươngtiện chủ yếu lưu giữ thông tin từđời này qua đời khác, đồng thời là

cơ sở để người đời sau nghiên cứu

về văn hoá thời kì cổ đại

- Về toán học: cư dân nghĩ ra phép

đếm đến 10, giỏi về hình học và đã

tính được số Pi bằng 3,16

 Sự hiểu biết toán học này là biểu

hiện cao của tư duy, đã được sử

dụng trong cuộc sống như xâydựng, đo ruộng đất, lập bản đồ, là

cơ sở cho nền toán học sau này

- Về kiến trúc điêu khắc: xây dựng

những công trình kiến trúc, điêukhắc đồ sộ như kim tự tháp, tượngNhân sư,

 Phản ánh trình độ tư duy, khảnăng sáng tạo của con người, mangtính thấm mĩ cao và là biểu hiệnđỉnh cao của tính chuyên chế, quanniệm tôn giáo

Trang 37

- GV hướng dẫn HSH thực hiện thảo luận nhóm theo kĩ

thuật 3-2-1 để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao

- GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Theo em tại sao người Ai Cập cổ đại lại giỏi về khoa

học tự nhiên?

(Người Ai Cập giỏi về khoa học tự nhiên vì: Cư dân phải

tính thời gian để gieo trồng, thu hoạch, sản xuất, xây

dựng được các công trình lớn).

+ Người Arab có câu nói: Con người phải sợ thời gian

nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp Em có nhận xét gì

về câu nói này

(Kim tự tháp Ai Cập phản ánh trí tuệ, năng lực của con

người cổ đại trong hành trình chinh phục thiên nhiên và

xây dựng những thành tựu văn minh Các khám phá về

kim tự tháp đã:

+ Gợi mở những tri thức khoa học phong phú và khơi

gợi niềm cảm hứng sáng tạo bất tận cho con người.

+ Kết nối giữa quá khứ và hiện tại, đem lại nhiều giá trị

to lớn về lịch sử, văn hoá, có ý nghĩa về mặt kinh tế, giáo

dục, y học.

Trải qua gần 5 000 năm, các kim tự tháp hùng vĩ vẫn

đứng sừng sững ở vùng sa mạc

Ai Cập bất chấp thời gian và mưa nắng Vì vậy, từ lâu

người Arab có câu: “Tất cả đều sợ thời gian nhưng thời

gian sợ Kim tự tháp’’.

- GV phân tích thêm cho HS một số thành tựu văn minh

của cư dân Ai Cập trên các lĩnh vực khác như tín

ngưỡng, tôn giáo, thiên văn học, y học

- GV yêu cầu HS cả lớp trả lời câu hỏi: Trình bày ý

nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập thời cổ

-trung đại

Đối với nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu

và ý nghĩa của văn minh Ấn Độ về chữ viết, văn học

nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo

+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thành tựu về chữ

viết và văn học của Ấn Độ thời kì cổ - trung đại Trong

đó, đặc biệt nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của chữ viết và

văn học Ấn Độ đối với nền văn minh ĐNA (Thái Lan,

Chăm-pa, Mã Lai, )

+ Hình 7 kết hợp mục Em có biết: Ấn Độ là nơi diễn ra

b) Thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại

- Chữ viết:

+ Cư dân sớm sáng tạo ra chữ viết,điển hình là chữ Bra-mi, chữ San-krít (Phạn),

+ Phản ánh trình độ tư duy cao củangười dân Ấn Độ và có ảnh hưởngđến chữ viết của nhiều quốc giakhác, như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,

- Văn học: Đạt được nhiều thànhtựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sửthi (nôi bật là Ma-ha-bha-ra-ta vàRa-ma-y-a-na), kịch (tiêu biêu làtác phâm Sơ-cun-tơ-la)

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Phổ biến ở Ấn Độ là các côngtrình đèn, chùa, tháp, tượng Phật,

Trang 38

nhiều tôn giáo của thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo,

đồng thời cũng là nơi du nhập và phát triển của Hồi

giáo, Các tôn giáo của Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến

cuộc sống của cư dân Ấn Độ và có ảnh hưởng mạnh mẽ

ra bên ngoài

+ Hình 8: giới thiệu về lăng Ta-giơ Ma-han, một công

trình kiến trúc nổi tiếng bậc nhất của nền văn minh Ấn

Độ thời kì cổ - trung đại Hình mẫu và phong cách tổng

hợp từ kiến trúc Ba Tư, Hin-đu giáo, Hồi giáo và là biểu

tượng của thế giới Hồi giáo Đây là một trong những

công trình lăng đẹp nhất ở Ấn Độ và thế giới

- GV mở rộng kiến thức, yêu câu HS trả lời câu hỏi:

+ Theo em, giá trị to lớn của hai bộ sử thi

Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na trong văn học Ấn Độ cổ đại là gì?

(Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi lớn nhất thế giới, được gọi

là“bách khoa toàn thư” là tấm gương phản chiếu toàn

bộ đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại, chiếm vị trí quan trọng

trong triết học và tôn giáo Ấn Độ

Ra-ma-y-a-na là tiếng ca về tình yêu và lòng chung thuỷ,

lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hoà bình, đề cao sự công

bằng bác ái).

+ Tại sao Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước

Đông Á?

(Đạo Phật được lan truyền từ Ấn Độ thông qua con

đường Tơ lụa tới Pakistan, Việt Nam, Trung Quốc, bán

đảo Triều Tiên và Nhật Bản).

Đối với nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu và ý

nghĩa của văn minh Trung Hoa về chữ viết, tư tưởng, tôn

giáo, sử học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, khoa học, kĩ

thuật…

+ Hình 9: hình dạng chữ viế của chữ tượng hình Trung

Hoa, từ chữ viết này đã được sáng tạo ra nhiều chữ viết

khác nhau và có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước

trong khu vực như: Việt Nam, Nhật Bản,

+ Hình 10 kết hợp mục Em có biết: miêu tả về Khổng Tử

- người sáng lập Nho giáo, một hệ tư tưởng có tác động

lớn đối với chế độ quân chủ ở Trung Hoa và nhiều nước

châu Á, trong đó có Việt Nam

+ Hình 11 kết hợp mục Em có biết: Sử kí của Tư Mã

Thiên là công trình sử học lớn đầu tiên của Trung Hoa,

thể hiện thành tựu tiêu biểu của nền sử học Trung Hoa,

có ảnh hưởng lớn đến các nền sử học Trung Hoa vào các

thế kỉ sau

+ Hình 12, 13: là các thành tựu kiến trúc, điêu khắc nổi

tiếng, còn tồn tại đến ngày nay

+ Hình 14 kết hợp mục Em có biết: người Trung Hoa đã

sớm có những phát minh quan trọng về kĩ thuật, trong đó

la bàn có tác động lớn trong lĩnh vực hàng hải, mở ra khả

năng tìm kiếm thị trường mới, tạo điều kiện cho sự giao

lưu văn hóa Đông – Tây

+ Nghệ thuật thời trung đại nối tiếpnghệ thuật thời cổ đại, nhiều côngtrình kiến trúc điêu khắc được xâydựng, tiêu biểu là lăng Ta-giơ Ma-han, Pháo đài Đỏ (La Ki-la), đềnKha-giu-ra-hô,

 Thể hiện trình độ phát triển caocủa con người, có ảnh hưởng tớikhu vực Đông Nam Á, trong đó cóViệt Nam

- Toán học:

Người Ấn Độ thời cổ - trung đạisáng tạo ra hệ thống chữ số tựnhiên, trong đó đóng góp lớn nhất

là phát minh ra số 0 Họ đã tínhđược căn bậc 2 và căn bậc 3; đãbiết về quan hệ giữa ba cạnh trongmột tam giác

c) Thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại

- Về chữ viết:

+ Sáng tạo ra chữ viết của mình từthời nhà Thương, với nhiều loạihình khác nhau như Giáp cốt văn,Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khảithư, Hành thư,

+ Có ảnh hưởng đến chữ viết củanhiều nước lân cận như Nhật Bản,Việt Nam

Trang 39

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày vào giấy A0.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, sử dụng phương

pháp khám phá, kĩ thuật phòng tranh, để nghị HS thu

thập tài liệu về thành tựu văn minh Trung Hoa (web,

phim, clip video, internet, ), tìm hiểu ý nghĩa và giá trị

của các thành tựu ấy

- GV mở rộng kiến thức, liên hệ thực tế yêu cầu các

nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời kì

trung đại như thế nào?

(Cách đọc Hán Việt của người Việt bắt nguồn hệ thống

ngữ âm tiếng Hán đời Đường mà cụ thể là Đường âm

dạy ở Giao Châu vào thế kỉ VIII, IX Thơ Đường luật

được đưa vào hệ thống thi cử nước ta Làm thơ Đường

luật không chỉ là công việc sáng tác văn chương mà là

việc học nghề, gắn liền với cơm áo và danh vọng).

+ Phân tích ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc đến

thế giới và Việt Nam.

(Việt Nam tiếp thu các hình thức nghệ thuật Trung Hoa

cổ - trung đại là sự kế thừa, phát triển, giao thoa cùng

với đặc trưng nghệ thuật của chính người Việt, tạo nên

những thành tựu độc đáo như:

+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành

Thăng Long và một số công trình đến đài, tượng điêu

khắc, tứ linh (long, lân, quy, phượng),

+ Trong hội hoạ có di sản nghệ thuật như tranh Đông

Hồ, tranh Hàng Trống, )

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình ảnh trong SGK,

kết hợp đọc thông tin, tư liệu SGK từ trang 19 đến trang

25 để thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày những thành tựu

cơ bản của văn minh Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa thời cổ

+ Văn minh Ai Cập cổ đại là nền văn minh ra đời sớm

nhất trên thế giới, là một trong những cái nôi đầu tiên của

- Về văn học:

+ Thơ Đường: phản ánh toàn diện

bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnhcao của nghệ thuật, các nhà thơ tiêubiểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch CưDị,

+ Tiểu thuyết chương hồi: đặc biệtphát triển dưới thời Minh, Thanh,

tiêu biêu là Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thị Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa An, Hông lâu mộng của Tào

Tuyết Cần

 Thể hiện trình độ phát triển vê

tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khuvực châu Á

- Về tư tưởng và tôn giáo:

+ Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng.Người đầu tiên khởi xuống làKhổng Tử  Là công cụ phục vụcho nhà nước, là hệ tư tưởng củachế độ quân chủ ở Trung Hoa, ảnhhưởng tới nhiều nước khác

+ Đạo giáo: thờ “Đạo” và tôn Lão

Tử (Thái Thượng Lão Quân) làmgiáo chủ

+ Phật giáo: Phát triển, nhiều ngôichùa lớn được xây dựng

- Về sử học:

+ Người đặt nên móng cho nền Sửhọc Trung Hoa là Tư Mã Thiên + Sử kí tác phẩm sử học nổi tiếng,

có giá trị cao về mặt tư liệu và tưtưởng

- Về kiến trúc, điêu khắc: tiêu biểu

là Vạn Lí Trường Thành, Tử CấmThành,…

+ Được lan truyền và ứng dụngrộng rãi ở nhiều nước

+ Là minh chứng cho sự ảnh hưởngcủa nền văn minh Trung Hoa, cũngnhư mối liên hệ về tri thức, khoa

Ngày đăng: 03/06/2024, 19:02

w