1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ứng dụng kỹ thuật tof 3d trong khảo sát biến thể giải phẫu đa giác willis ở người trưởng thành

105 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,9 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 MỞ ĐẦU (12)
    • 1.1 Tên đề án (12)
    • 1.2 Người thực hiện (12)
    • 1.3 Lý do thực hiện đề án (12)
    • 1.4 Mục tiêu của đề án (14)
    • 1.5 Nhiệm vụ của đề án (14)
    • 1.6 Phạm vi của đề án (15)
  • Chương 2 NỘI DUNG (16)
    • 2.1 Cơ sở để xây dựng đề án (16)
    • 2.2 Nội dung cơ bản của đề án (52)
    • 2.3 Tổ chức thực hiện đề án (60)
    • 2.4 Kết quả của đề án (63)
  • Chương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (91)
    • 3.1 Kết luận (91)
    • 3.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO (92)
  • PHỤ LỤC (99)

Nội dung

Một số nhánh xuyên xuất phát từ độngmạch thông sau cung cấp máu nuôi cho các cấu trúc nền não, bao gồm cả hạ đồi.Động mạch màng mạch trước xuất hiện 1 đến 2 mm phía trên động mạch thôngs

NỘI DUNG

Cơ sở để xây dựng đề án

2.1.1 Tổng quan các kiến thức liên quan đến đề án

2.1.1.1 Tổng quan về mạch máu não

Theo tác giả Anne G Osborn, 5 những nhà lâm sàng thường phân chia mạch máu nội sọ thành hai phần là VTHT và VTHS VTHT bao gồm đoạn trong màng cứng của động mạch cảnh trong (ĐMCT) và các nhánh bên, cộng với hai nhánh tận của nó là động mạch não trước (ĐMNT) và động mạch não giữa (ĐMNG) Cả động mạch thông trước (ĐMTT) lẫn động mạch thông sau (ĐMTS) đều được cho là thành phần của VTHT VTHS gồm có hệ động mạch đốt sống thân nền và các nhánh của nó, tính cả nhánh tận chia đôi thành hai động mạch não sau (ĐMNS).

❖ Động mạch cảnh trong đoạn nội sọ

Hình 2.1 Động mạch cảnh trong và phân đoạn của nó

“Nguồn: Osborn AG, 2017” 5 Đoạn nội sọ của động mạch cảnh trong có đường đi phức tạp với 6 đoạn thẳng và ngang được kết nối với nhau bởi ba gối cong ĐMCT được chia thành 7 đoạn được đánh số Theo quy ước, động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ - đoạn thường không có nhánh bên ở cổ - được chọn làm đoạn C1 (đoạn cổ) Động mạch cảnh trong đoạn cổ được phân tích chi tiết cùng với những động mạch vùng đầu cổ ngoài sọ khác

Đoạn đá C2 của động mạch cảnh trong (ĐMCT) nằm trong ống cảnh của xương thái dương, có ba phần: thẳng, gối và ngang Đoạn đá C2 đi vào hộp sọ qua lỗ mở ngoài sọ của ống cảnh, nằm trước tĩnh mạch cảnh trong và tương đối cố định trong xương, dễ bị tổn thương hơn Đoạn đá C2 có hai nhánh bên quan trọng: Động mạch ống chân bướm nối với ĐMCN, và Động mạch cảnh nhĩ cấp máu cho tai giữa.

Đoạn lỗ rách C3 là đoạn nhỏ nằm trên lỗ rách, trải dài từ đỉnh xương đá đến xoang hang Đặc điểm của đoạn C3 là được bao quanh bởi hạch sinh ba của dây thần kinh sọ V và không có nhánh.

C4 (đoạn xoang hang): Đoạn xoang hang C4 là một trong những đoạn quan trọng và phức tạp nhất của ĐMCT ĐMCT đoạn C4 có 3 phân đoạn nối với nhau bởi hai gối Theo thứ tự, những phân đoạn này gồm (1) một đoạn (thẳng) lên trên và ra sau, (2) gối sau, (3) một đoạn ngang dài hơn, (4) gối trước và (5) một đoạn thẳng lên trên và ra trước (dưới mỏm yên) Do đoạn xoang hoang ĐMCT hướng ra trước và vào trong, nên trên mặt cắt trước sau hoặc mặt cắt vành, gối sau sẽ ở phía ngoài gối trong.

Dây thần kinh vận nhãn ngoài (dây VI) nằm ở phía dưới ngoài so với ĐMCT và dây thần kinh sọ duy nhất nằm bên trong xoang hang (những nhánh khác nằm ở hai bên thành xoang) Đoạn C4 ĐMCT có hai nhánh bên quan trọng Thân màng não – tuyến yên xuất phát từ gối sau, cung cấp máu cho tuyến yên, lều tiểu não vàthân dưới ngoài xuất phát từ mặt ngoài của đoạn trong hang ĐMCT và nuôi các dây thần kinh sọ và màng cứng xoang hang Thông qua những nhánh đi qua sát lỗ lớn, thân dưới ngoài kết nối tự do với những nhánh của động mạch cảnh ngoài (ĐMCN) hình thành từ hố chân bướm khẩu cái Kết nối quan trọng này giữa ĐMCN và ĐMCT có thể cung cấp một nguồn lưu lượng máu phụ trong trường hợp tắc nhánh ĐMCT.

C5 (đoạn mỏm yên): Đoạn mỏm yên C5 là một đoạn ngắn trong màng cứng nằm giữa phần gần và phần xa của hai vòng màng cứng xoang hang Đoạn C5 kết thúc khi ĐMCT thoát ra khỏi xoang hang và đi vào khoang sát sọ đến mỏm yên trước. Đoạn C5 không có nhánh bên quan trọng trừ khi trong trường hợp động mạch mắt xuất phát từ trong xoang hang mà không phải trong đoạn gần nội sọ (C6).

C6 (đoạn động mạch mắt): Đoạn động mạch mắt C6 là đoạn ĐMCT đầu tiên nằm hoàn toàn trong khoang dưới nhện Đoạn này kéo dài từ phần xa vòng màng cứng đến ngay dưới chỗ xuất phát của động mạch thông sau. Đoạn C6 có hai nhánh bên quan trọng Động mạch mắt xuất hiện từ mặt trước trên của ĐMCT, sau đó đi ra trước qua ống thị giác cùng với dây thần kinh II Động mạch mắt có những thông nối bàng hệ rộng với các nhánh của ĐMCN ở trong và quanh ổ mắt và tuyến lệ Động mạch trên yên hình thành từ mặt sau của đoạn C6 và cung cấp máu nuôi thùy trước tuyến yên, cuống tuyến yên cũng như giao thoa thị.

Đoạn thông C7 là phần cuối của động mạch cảnh trong sọ, bắt đầu ngay dưới chỗ xuất phát của động mạch thông sau và kéo dài đến điểm chia thành động mạch não trước và động mạch não sau Do hướng đi lên sau, ĐMCT đi giữa thần kinh thị và các dây thần kinh vận nhãn Về tận cùng xa nhất, ĐMCT tách ra thành hai nhánh bên quan trọng: động mạch thông sau.

(ĐMTS) kết nối vòng tuần hoàn trước và sau Một số nhánh xuyên xuất phát từ động mạch thông sau cung cấp máu nuôi cho các cấu trúc nền não, bao gồm cả hạ đồi. Động mạch màng mạch trước xuất hiện 1 đến 2 mm phía trên động mạch thông sau và ban đầu có hướng sau trong, sau đó hướng ra ngoài ở bể trên yên để đến khe màng mạch của sừng thái dương Phân bố của động mạch màng mạch trước tương ứng với các nhánh sau bên và sau trong của động mạch màng mạch sau (đều là các nhánh của động mạch não sau) nhưng thường bao gồm thùy thái dương trong, hạch nền và chi sau bao trong.

Động mạch não trước (ĐMNT) là nhánh cuối nhỏ hơn của động mạch cảnh trong, nằm ở vị trí sâu hơn bên trong não ĐMNT chủ yếu đi trong rãnh liên bán cầu và được chia thành ba phân đoạn khác nhau.

A1 (đoạn ngang): Là đoạn ĐMNT đầu tiên, cũng được quy định là A1 hoặc đoạn ngang, đi từ ngoài vào trong ở phía trên giao thoa thị giác và thần kinh thị để tới đường giữa, nơi nó nối với nhánh tương tự ở phía đối diện bằng ĐMTT Có hai nhóm động mạch nhánh bên quan trọng xuất phát từ đoạn A1 Các động mạch đậu vân trong đi ngang qua phía trên chất thủng trước để cung cấp máu cho phía trong hạch nền Động mạch quặt ngược Heubner xuất phát từ phần xa A1 hoặc phần gần A2 ĐMNT và uốn cong về phía sau lên trên đoạn ngang ĐMNT, sau đó kết nối với các động mạch đậu vân trong để cấp máu cho các hạch nền sau trong và chi trước bao trong.

A2 (đoạn dọc): Đoạn A2 hoặc đoạn dọc ĐMNT hướng lên phía trên trong rãnh liên bán cầu, kéo dài từ điểm nối A1 – ĐMTT tới mỏ thể chai (hình bên dưới) Đoạn A2 có hai nhánh vỏ, nhánh trán ổ mắt và nhánh cực trán, nuôi vùng dưới vỏ và dưới trong của thùy trán.

A3 (đoạn quanh thể chai): Đoạn A3 uốn cong về phía trước quanh gối thể chai, sau đó chia làm hai nhánh tận, nhánh quanh chai và nhánh viền đai, đi về phía sau giữa mặt lưng của thể chai và hồi đai Động mạch viền đai hướng qua hồi đai và ở bên trong rãnh đai.

Hình 2.2 Hình ảnh liên quan của động mạch não trước với cấu trúc dưới vỏ

Động mạch não giữa (ĐMNT) chia thành ba đoạn: A1, A2 và A3 Đoạn A2 tiếp nối đoạn A1 đi lên trên ở phía trước não thất ba, còn đoạn A3 uốn vòng quanh gối thể chai Động mạch quanh chai và động mạch viền đai là những nhánh tận của ĐMNT Trên hình ảnh MIP (Maximum Intensity Projection) mặt phẳng đứng dọc của chụp lưới mạch máu, có thể thấy hai đoạn A2 của ĐMNT đi lên trên trong rãnh liên bán cầu phía trước não thất ba và đoạn A3 uốn cong theo gối thể chai.

Nội dung cơ bản của đề án

− Mô tả sự phân bố các loại biến thể giải phẫu của vòng tuần hoàn trước, vòng tuần hoàn sau và của cả vòng đa giác Willis theo các yếu tố liên quan (giới tính, nhóm tuổi).

− Phân tích mối liên hệ giữa tỉ lệ xuất hiện biến thể vòng tuần hoàn trước, vòng tuần hoàn sau và của cả vòng đa giác Willis với các yếu tố liên quan (giới tính, nhóm tuổi).

− Phân tích mối liên hệ giữa tỉ lệ biến thể hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh quan sát được của vòng tuần hoàn trước, vòng tuần hoàn sau và của cả vòng đa giác Willis với các yếu tố liên quan (giới tính, nhóm tuổi).

2.2.2 Giải pháp để thực hiện đề án

2.2.2.1 Giải pháp 1: Chọn đối tượng phù hợp tham gia đề án

− Mục tiêu: Chọn lựa đối tượng phù hợp đưa vào đề án.

+ Từ hồ sơ bệnh án điện tử Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tìm các đối tượng từ 18 tuổi trở lên có chỉ định chụp TOF – 3D mạch máu não trên máy CHT 1,5 Tesla và 3 Tesla trong khoảng thời gian từ 03/2022 đến 09/2022.

+ Xác nhận đối tượng phù hợp đưa vào nghiên cứu bằng tiêu chí chọn vào và tiêu chí loại trừ.

+ Tiêu chuẩn chọn vào: bệnh nhân thoả tất cả những điều kiện sau

Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2022 được chỉ định chụp TOF-3D mạch máu não.

Bệnh nhân được chụp CHT mạch máu não có chuỗi xung TOF – 3D MRA và không có dị dạng, túi phình hay hẹp tắc mạch máu não.

+ Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có một trong số những đặc điểm sau

Hình ảnh động mạch não có dụng cụ can thiệp (coil, clip,…).

Bệnh nhân có tổn thương gây chèn ép, đè đẩy các cấu trúc của VĐG Willis. Bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật sọ não gây biến đổi hình thái VĐG Willis. + Thu thập thông tin của người bệnh bao gồm họ tên, tuổi, giới tính, chẩn đoán lâm sàng.

+ Hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử Bệnh viện ĐHYD TPHCM có đầy đủ thông tin bệnh nhân cần thu thập.

+ Máy cộng hưởng từ Siemens Avanto 1,5 Tesla và Siemens Vario 3 Tesla. + Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS).

2.2.2.2 Giải pháp 2: Xác định hình thái VĐG Willis

− Mục tiêu: Xác định hình thái VĐG Willis của bệnh nhân theo bảng phân loại của Krabbe – Hartkamp 7

+ Tìm kiếm dữ liệu hình ảnh cộng hưởng sọ não của đối tượng được chọn từ trên hệ thống lưu trữ dữ liệu và xử lý hình ảnh của khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện ĐHYD TPHCM.

+ Mỗi bệnh nhân được khảo sát cộng hưởng từ mạch máu thực hiện ở máy CHT có độ lớn từ trường là 1,5 Tesla (đối với máy Siemens Avanto) hoặc 3 Tesla (đối với máy Siemens Verio) với 2 chuỗi xung: xung FLAIR mặt phẳng ngang để xác định bệnh nhân không có tổn thương nhu mô não (loại trừ các bệnh nhân tình cờ phát hiện các tổn thương do bệnh lý mạch máu não như: nhồi máu, xuất huyết, hẹp mạch do huyết khối, xơ vữa, các dị tật mạch máu não, hoặc các khối u có ảnh hưởng đến hình thái, cấu trúc các mạch máu của VĐG Willis…) và xung mạch máu TOF – 3D MRA.

+ Hình ảnh cộng hưởng từ được kiểm tra đạt chất lượng bởi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có trên 10 năm kinh nghiệm về hình ảnh học thần kinh.

Các hình ảnh TOF – 3D MRA được phân tích, đánh giá trên máy tính đọc kết quả để xác định tín hiệu mạch máu và cấu trúc sàn sọ liên quan Kỹ thuật tái tạo đa mặt cắt (MIP) được sử dụng để chồng nhiều lát cắt mỏng, tạo ra hình ảnh 3D phân tách mạch máu khỏi các cấu trúc lân cận và tái tạo hình trên tất cả các mặt phẳng Tiếp theo, tái tạo 3D MIP và VRT được thực hiện để xác định sự hiện diện của các động mạch não thành phần trong vòng động mạch não (VĐG) Willis, từ đó xác định hình dạng của VĐG Willis.

+ Từng thành phần của các đoạn động mạch não của VĐG Willis được đánh giá và sắp xếp riêng biệt theo biến thể VTHT và biến thể của VTHS Các biến thể giải phẫu căn cứ theo bảng phân loại của Krabbe – Hartkamp, 7 đối với hình dạng VĐG Willis không thuộc hình ảnh nào trong bảng phân loại Krabbe – Hartkamp, đặc điểm hình ảnh của bệnh nhân sẽ được mô tả và phân tích riêng biệt Dự kiến thời gian thực hiện đánh giá hình dạng VĐG Willis cho mỗi bệnh nhân kéo dài từ 10 – 20 phút tùy theo khả năng nhận diện VĐG Willis của người đo và độ phức tạp của hình thái VĐG Willis của mỗi bệnh nhân.

▪ Một động mạch có đường kính ≥ 0,8 mm được xem là bình thường, < 0,8 mm được xem là thiểu sản, một động mạch không nhìn thấy được trên nhiều hướng tái tạo được xem là bất sản Khi đánh giá trực quan nghi ngờ một động mạch thiểu sản, chúng tôi tiến hành đo để xác định hình dạng động mạch đó Đường kính của động mạch thành phần trong VĐG Willis được đo trên chuỗi xung TOF – 3D mặt phẳng ngang trục cơ thể, cách 3mm từ gốc mạch, đặt thước đo vuông góc với thành trong của động mạch và đo trong – trong Khi đoạn mạch máu quá ngắn để sử dụng phương pháp này, chúng tôi thực hiện đo ở phần giữa của động mạch 34 Cần lưu ý phân biệt một động mạch thiểu sản hay bất sản với hẹp tắc mạch máu não, trong đó, khi một động mạch thiểu sản, đường kính lòng mạch có kích thước nhỏ đều từ gốc đến ngọn, thành mạch trơn láng, trái lại, khi một động mạch có bệnh lý tắc hẹp, kích thước lòng mạch không đều, thành mạch không trơn láng.

Hình 2.17 Đo đường kính một trường hợp thiểu sản động mạch thông sau

“Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: BN T.P.T, SHS B05-0045260”

▪ Cách xác định ĐMNS dạng bào thai: cuống chính của ĐMNS xuất phát từ ĐMCT thay vì từ ĐMTN Các cuống mạch máu từ ĐMCT có đường kính lớn hơn đường kính của đoạn trước thông nối của ĐMNS cùng bên và động mạch này tiếp tục đi ra xa như là ĐMNS thì được coi là ĐMNS dạng bào thai, trong khi đó các cuống mạch máu từ ĐMCT mà có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn đường kính của đoạn trước thông nối của các ĐMNS thì được coi là ĐMTS 4

Hình 2.18 Trường hợp động mạch não sau dạng trưởng thành hai bên

“Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: BN N.T.C.N, SHS N22-0129920”

Hình 2.19 Trường hợp động mạch não sau dạng bào thai hai bên

“Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: BN P.T.Đ, SHS N22-0057819”

+ Hình ảnh cộng hưởng từ mạch máu não trên chuỗi xung TOF – 3D đầy đủ và đạt chuẩn.

+ Ứng dụng trên máy tính cho phép thực hiện các kỹ thuật xử lý hình ảnh tái tạo đa mặt cắt, MIP, VRT.

2.2.2.3 Giải pháp 3: Mô tả sự phân bố các loại biến thể giải phẫu của vòng tuần hoàn trước, vòng tuần hoàn sau và của cả vòng đa giác Willis theo các yếu tố liên quan (giới tính, nhóm tuổi).

− Mục tiêu: Mô tả sự phân bố các loại biến thể giải phẫu của vòng tuần hoàn trước, vòng tuần hoàn sau và của cả vòng đa giác Willis theo các yếu tố liên quan (giới tính, nhóm tuổi).

+ Giới tính được chia thành 2 nhóm nam và nữ, độ tuổi được chia thành 4 nhóm lần lượt là: ≤ 20 tuổi, từ 21 – 40 tuổi, từ 41 – 60 tuổi và > 60 tuổi.

Theo bảng phân loại của Krabbe – Hartkamp, van tâm đầu trên (VTHT) và van tâm đầu sau (VTHS) có dạng A được coi là bình thường Ngược lại, VTHT và VTHS có dạng từ B – J được xem là biến thể Tương tự, van động mạch Willis (VĐG Willis) được coi là bình thường khi cả VTHT và VTHS đều có dạng A Trong khi đó, VĐG Willis có dạng biến thể khi ít nhất một trong hai VTHT hoặc VTHS có dạng từ B – J.

Tổ chức thực hiện đề án

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

− Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu – mô tả cắt ngang.

− Kỹ thuật sử dụng: Sử dụng chuỗi xung TOF – 3D MRA.

2.3.2 Nguồn lực để thực hiện

− Nhân lực: Đề án được tiến hành bởi người thực hiện đề án và các giảng viên hướng dẫn (03 nghiên cứu viên)

+ Học viên thực hiện đề án: Nguyễn Thị Thanh Dung.

+ Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Ngọc Hoa

TS Đặng Nguyễn Trung An.

+ Máy cộng hưởng từ Siemens Avanto 1,5 Tesla và Siemens Verio 3 Tesla tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

Bảng 2.2 Thông số thực hiện kỹ thuật TOF – 3D MRA trên 2 máy cộng hưởng từ Siemens Avanto 1,5 Tesla và Siemens Verio 3 Tesla

Thông số Máy CHT Siemens

Máy CHT Siemens Verio 3 Tesla

Ma trận ảnh 256x256 256x256 Độ phân giải đơn vị diện tích 0,9x0,6 mm 0,5x0,5 mm

Số lần thu nhận tín hiệu 1 lần 1 lần Độ dày lát cắt 1 mm 0,7 mm Độ chồng lát 20% 20%

+ Hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

+ Hệ thống lưu trữ dữ liệu và xử lý hình ảnh (Picture Archiving andCommunication Systems – PACS) của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

+ Bảng thu thập số liệu.

+ Phần mềm hỗ trợ đọc file Radiant, phần mềm nhập liệu Microsoft Office

2019, phần mềm xử lí kết quả Stata 14.2.

− Cơ sở hạ tầng: Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

− Tài chính: Đề án được thực hiện không có nguồn tài trợ, mọi chi phí được chi trả bởi người thực hiện đề án.

2.3.3 Kế hoạch và tiến độ thực hiện

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Gant kế hoạch và tiến độ thực hiện đề án

Bảng 2.3 Phân công thực hiện đề án

Tìm tài liệu tham khảo, viết, chỉnh sửa đề cương

Thu thập thông tin và số liệu

Xử lí số liệu Viết và chỉnh sửa đề án

THỜI GIAN BIỂU NGHIÊN CỨU

STT Nhân sự Hoạt động Kết quả đạt được

1 Người thực hiện đề án:

Tiến hành thực hiện đề án

PGS.TS Phạm Ngọc Hoa

TS Đặng Nguyễn Trung An

Chỉnh sửa, kiểm duyệt đề án Đánh giá hiệu quả của đề án

2.3.5 Khó khăn và thuận lợi

− Đối tượng của đề án là những bệnh nhân có chỉ định chụp CHT sọ não trong đó có chuỗi xung TOF – 3D MRA, đa số những bệnh nhân này có những triệu chứng lâm sàng thần kinh, vì thế không đại diện cho dân số chung.

− Chưa xây dựng được bảng các câu hỏi y khoa tiêu chuẩn để khai thác về tiền sử bệnh của những đối tượng được đưa vào nghiên cứu Chúng tôi chỉ mới dựa vào lý do bệnh nhân đến khám, chẩn đoán sơ bộ lâm sàng hiện tại không liên quan đến bệnh lý mạch máu não và kiểm chứng bằng hình ảnh sọ não trên chuỗi xung FLAIR mặt phẳng ngang không có tổn thương gợi ý do bệnh lý mạch máu não, hoặc các tổn thương gây chèn ép đè đẩy các động mạch thành phần của VĐG Willis.

− Chuỗi xung TOF – 3D MRA không phải là một kỹ thuật hình ảnh tối ưu để phân tích hình thái mạch máu, mặc dù kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả trong việc hiển thị tuần hoàn nội sọ, song nó vẫn có một số khó khăn trong hiển thị những dòng chảy chậm hoặc không ổn định.

− Nhiều nghiên cứu nước ngoài đã được thực hiện, tạo cơ sở để tham khảo và so sánh kết quả thu được giữa các dân số khác nhau.

− Nghiên cứu tiến hành trên hình ảnh cộng hưởng từ sẵn có, không tốn kinh phí thực hiện.

− Trang thiết bị tại khoa CĐHA – bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM hiện đại, nhân sự đáp ứng đủ yêu cầu triển khai đề án.

− Phương tiện nghiên cứu dễ tiếp cận bao gồm: hồ sơ bệnh án điện tử đã thu thập khá đầy đủ thông tin bệnh nhân, hệ thống lưu trữ hình ảnh tốt.

Kết quả của đề án

2.4.1.1 Kết quả của đề án

Từ tháng 12/2022 đến tháng 05/2023 chúng tôi đã thu thập được 320 bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

A Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Tần suất nam, nữ được trình bày ở biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.1 Phân bố cá thể theo giới tính

Nhận xét: Nhóm nghiên cứu gồm 144 nam chiếm tỉ lệ 45% và 176 nữ chiếm tỉ lệ 55% Tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 0,8/1.

Để dễ dàng so sánh, 320 người tham gia nghiên cứu được chia thành 4 nhóm tuổi: ≤ 20 tuổi, 21 – 40 tuổi, 41 – 60 tuổi và > 60 tuổi Tuổi trung bình là 53,6 ± 16,0 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 18 tuổi và tuổi lớn nhất là 92 tuổi Biểu đồ bên dưới minh họa sự phân bổ theo nhóm tuổi của nhóm nghiên cứu.

Biểu đồ 2.2 Phân bố cá thể theo nhóm tuổi

Nhận xét: Nhóm tuổi từ 41 – 60 chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong nghiên cứu với

135 trường hợp, chiếm tỉ lệ 42,2%, kế tiếp là nhóm tuổi > 60 tuổi với 115 trường hợp, chiếm tỉ lệ 35,9%; ngược lại nhóm tuổi ≤ 20 chiếm tỉ lệ thấp nhất 0,9% với chỉ 3 trường hợp.

B Mô tả sự phân bố các loại biến thể giải phẫu của vòng tuần hoàn trước, vòng tuần hoàn sau và của cả vòng đa giác Willis theo các yếu tố liên quan (giới tính, nhóm tuổi).

Bảng 2.4 Phân bố các dạng hình thái vòng tuần hoàn trước

Trong phân loại của Krabbe-Hartkamp, có tổng cộng 10 hình thái khác nhau của vòng tuần hoàn trước, tuy nhiên chúng tôi chỉ tìm được 7/10 hình dạng.

Hình thái vòng tuần hoàn trước thường thấy nhất là hình dạng bình thường (type A) với 217 trường hợp, chiếm tỉ lệ 67,8%, trong đó nữ ít hơn nam (67,6% so với 68,1%), độ tuổi 21 – 40 và 41 – 60 tuổi chiếm tỉ lệ nhiều hơn các nhóm tuổi còn lại (lần lượt là 71,6% và 68,2%).

Hai loại biến thể thường gặp của VTHT là thiểu sản hoặc bất sản ĐMTT (type G), chiếm tỉ lệ 15,6% và thiểu sản hoặc bất sản nhánh A1 của ĐMNT (type H), chiếm tỉ lệ 5,6% Trong đó, tần suất xuất hiện biến thể thiểu sản hoặc bất sản ĐMTT ở nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ lần lượt là 17,4 và 14,2%, nhóm tuổi > 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn phần còn lại với 18,3%, kế đến là nhóm tuổi 21 – 40 tuổi với tỉ lệ là 16,4% Ngược lại, đối với biến thể thiểu sản hoặc bất sản nhánh A1 của ĐMNT, tần suất thường gặp ở nữ cao hơn nam dù chênh lệch là không nhiều, tỉ lệ 6,7% so với 6,6% và nhóm tuổi > 60 tuổi vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn phần còn lại với 7,0%

Mặt khác, ngoài 3 dạng biến thể không quan sát thấy là dạng F, I, J, dạng biến thể có tần suất thấp nhất tìm thấy được là xuất hiện hai hoặc nhiều hơn ĐMTT (type B) và ĐMNT hình thành 1 nhánh chung và chia thành 2 nhánh ở phần xa thành hai đoạn sau nhánh nối (type E), với cùng tỉ lệ là 1,6%

Bảng 2.5 Phân bố các dạng hình thái vòng tuần hoàn sau

Trong vòng tuần hoàn trước, nhóm nghiên cứu chỉ phát hiện được 7 trong số 10 dạng hình thái theo bảng phân loại của Krabbe – Hartkamp Ở vòng tuần hoàn sau, nhóm đã tìm thấy đủ 10 dạng hình thái này.

Loại VTHS thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS 2 bên (type E) xuất hiện nhiều nhất với 44,4% trường hợp, tiếp theo là loại bình thường (type A) với 22,2% Trong type E, tần suất biến thể trên cao hơn ở nam (47,9%) so với nữ (41,5%) Nhóm tuổi 41-60 tuổi có tỷ lệ mắc type E cao nhất (45,9%), theo sau là nhóm tuổi >60 tuổi (45,2%) Ngược lại, type A phổ biến hơn ở nữ (24,4%) so với nam (19,4%) Nhóm tuổi ≤20 tuổi có tỷ lệ mắc type A cao nhất (100%), tiếp đến là nhóm tuổi 21-40 tuổi (28,4%).

Biến thể VTHS xuất hiện ít nhất trong nghiên cứu là ĐMNS dạng bào thai một bên, ĐMTS đối bên hiện diện rõ (type B) với chỉ 3 trường hợp, chiếm 0,9%, các biến thể ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản P1 (type F) và ĐMNS dạng bào thai hai bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản cả hai đoạn P1 (type I) cũng có tần suất xuất hiện rất ít là 1,3% với 4 trường hợp phát hiện

Bảng 2.6 Phân bố các dạng hình thái vòng đa giác Willis

Chúng tôi tìm thấy được 37 dạng hình thái khác nhau của VĐG Willis, được liệt kê dưới đây theo tỉ lệ xuất hiện giảm dần

(1) Thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS hai bên 26,3%

(3) Thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS một bên 12,2%

(4) Thiểu sản hoặc bất sản ĐMTT + thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS hai bên 9,1%

(5) Thiểu sản hoặc bất sản ĐMTT + thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS một bên

(6) Hòa nhập 2 nhánh ĐMNT hai bên trong 1 đoạn ngắn + Thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS hai bên

(7) ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS đối bên

(8) ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản P1 và ĐMTS

(9) Nhánh giữa thể chai xuất hiện từ ĐMTT + Thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS hai bên

(10) Thiểu sản hoặc bất sản 1 nhánh A1 + thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS hai bên

(11) Thiểu sản hoặc bất sản 1 nhánh A1 + thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS một bên

(12) ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản P1 1,3%

(13) ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS đối bên

(14) Hai hoặc nhiều hơn ĐMTT + thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS hai bên 1,3%

(15) Thiểu sản hoặc bất sản ĐMTT + ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS đối bên

(16) ĐMNS dạng bào thai hai bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản cả hai đoạn P1

(17) Nhánh giữa thể chai xuất hiện từ ĐMTT 0,9%

(18) ĐMNT hình thành 1 nhánh chung và chia thành 2 nhánh ở phần xa thành hai đoạn sau nhánh nối + thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS hai bên

(19) Thiểu sản hoặc bất sản ĐMTT+ ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản P1 và ĐMTS

(20) ĐMNS dạng bào thai một bên 0,6%

(21) ĐMNS dạng bào thai hai bên, ĐMNS hai bên hiện diện rõ 0,6%

(22) Thiểu sản hoặc bất sản 1 nhánh A1 + ĐMNS dạng bào thai một bên 0,6%

(23) Thiểu sản hoặc bất sản 1 nhánh A1 + ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản P1 và ĐMTS

(24) Hai hoặc nhiều hơn ĐMTT + ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản P1 và ĐMTS

(25) Nhánh giữa thể chai xuất hiện từ ĐMTT + ĐMNS dạng bào thai hai bên, ĐMNS hai bên hiện diện rõ

(26) Nhánh giữa thể chai xuất hiện từ ĐMTT + thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS một bên

(27) Nhánh giữa thể chai xuất hiện từ ĐMTT + ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS đối bên

(28) Nhánh giữa thể chai xuất hiện từ ĐMTT + ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản P1 và ĐMTS

(29) Hòa nhập 2 nhánh ĐMNT hai bên trong 1 đoạn ngắn + thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS một bên

(30) Hòa nhập 2 nhánh ĐMNT hai bên trong 1 đoạn ngắn + ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản P1 và ĐMTS

(31) ĐMNT hình thành 1 nhánh chung và chia thành 2 nhánh ở phần xa thành hai đoạn sau nhánh nối + ĐMNS dạng bào thai một bên

(32) ĐMNT hình thành 1 nhánh chung và chia thành 2 nhánh ở phần xa thành hai đoạn sau nhánh nối + thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS một bên

(33) Thiểu sản hoặc bất sản ĐMTT 0,3%

(34) Thiểu sản hoặc bất sản ĐMTT + ĐMNS dạng bào thai hai bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản cả hai đoạn P1

(35) Thiểu sản hoặc bất sản ĐMTT + ĐMNS dạng bào thai hai bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản một trong hai nhánh P1

(36) Thiểu sản hoặc bất sản 1 nhánh A1 0,3%

(37) Thiểu sản hoặc bất sản 1 nhánh A1 + ĐMNS dạng bào thai một bên kết hợp thiểu sản hoặc bất sản ĐMTS đối bên

C Phân tích mối liên hệ giữa tỉ lệ xuất hiện biến thể vòng tuần hoàn trước, vòng tuần hoàn sau và của cả vòng đa giác Willis với các yếu tố liên quan (giới tính, nhóm tuổi)

Bảng 2.7 Tỉ lệ xuất hiện biến thể vòng tuần hoàn trước, vòng tuần hoàn sau và của cả vòng đa giác Willis theo giới tính

VTHT (n (%)) VTHS (n (%)) VĐG Willis (n (%)) Bình thường

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ xuất hiện biến thể VTHT, VTHS và cả VĐG Willis với giới tính nam nữ (phép kiểm Chi bình phương, pVTHT 0,93; pVTHS = 0,29; pVĐG Willis = 0,45) Ở VTHT, hình dạng bình thường xuất hiện nhiều hơn so với các biến thể, với tỉ lệ lần lượt là 67,8% và 32,2% Ở VTHS, các biến thể xuất hiện vượt trội so với hình dạng bình thường, chiếm tỉ lệ lần lượt là 77,8% và 22,2%

Xét đến toàn bộ VĐG Willis, chúng tôi bắt gặp nhiều biến thể hơn so với hình dạng bình thường, với tỉ lệ là 79,4% so với 20,6%

Bảng 2.8 Tỉ lệ xuất hiện biến thể vòng tuần hoàn trước, vòng tuần hoàn sau và của cả vòng đa giác Willis theo nhóm tuổi

VTHT (n (%)) VTHS (n (%)) VĐG Willis (n (%)) Bình thường

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ bắt gặp biến thể VTHT, VĐG Willis với nhóm tuổi (phép kiểm Fisher’s, pVTHT = 0,5, pVĐG Willis = 0,29)

Tỉ lệ biến thể VTHS có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (phép kiểm Fisher’s, pVTHS = 0,007) Đa số các nhóm tuổi có tỉ lệ biến thể VTHS cao hơn so với bình thường, ngoại trừ trường hợp nhóm tuổi ≤ 20 tuổi, tỉ lệ bắt gặp biến thể là 0,0% Tuy nhiên, do số mẫu thu được ở nhóm tuổi này chỉ là 3 trường hợp nên tỉ lệ trên không có ý nghĩa nhiều.

Tỉ lệ biến thể có xu hướng tăng lên theo nhóm tuổi, cao nhất là ở nhóm tuổi > 60, với tỉ lệ lên đến 83,5%

D Phân tích mối liên hệ giữa tỉ lệ biến thể hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh của vòng tuần hoàn trước, vòng tuần hoàn sau và của cả vòng đa giác Willis với các yếu tố liên quan (giới tính, nhóm tuổi)

Bảng 2.9 Tỉ lệ biến thể hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh của vòng tuần hoàn trước, vòng tuần hoàn sau và của cả vòng đa giác Willis theo giới tính

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ hoàn chỉnh của VTHT, VTHS và cả VĐG Willis với giới tính nam nữ(phép kiểm Chi bình phương, pVTHT

Tỉ lệ VTHT hoàn chỉnh cao hơn so với không hoàn chỉnh, với tỉ lệ lần lượt là 78,8% và 21,2%

Ngược lại, tỉ lệ VTHS không hoàn chỉnh vượt trội so với tỉ lệ VTHS hoàn chỉnh, chiếm tỉ lệ lần lượt là 75,3% và 24,7%

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Keeranghat PP, D. J, L PM, Gupta R. Evaluation of normal variants of circle of Willis at MRI. Int J Res Med Sci. 2018;6(5):1617-1622. doi:10.18203/2320- 6012.ijrms20181497 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J Res Med Sci
2. Shaikh R, Sohail S. MRA-based evaluation of anatomical variation of circle of Willis in adult Pakistanis. JPMA J Pak Med Assoc. 2018;68(2):187-191.Accessed October 16, 2023.https://www.researchgate.net/publication/322919450_MRA-Based_evaluation_of_anatomical_variation_of_circle_of_Willis_in_adult_Pakistanis Sách, tạp chí
Tiêu đề: JPMA J Pak Med Assoc
3. Iqbal S. A Comprehensive Study of the Anatomical Variations of the Circle of Willis in Adult Human Brains. J Clin Diagn Res JCDR. 2013;7(11):2423-2427.doi:10.7860/JCDR/2013/6580.3563 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Clin Diagn Res JCDR
4. Nguyễn An Thanh. Nghiên Cứu Hình Thái Học Vòng Đa Giác Willis Bằng Cộng Hưởng Từ Mạch Máu (MRA). Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y dược TPHCM;2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên Cứu Hình Thái Học Vòng Đa Giác Willis Bằng Cộng Hưởng Từ Mạch Máu (MRA)
5. Osborn AG. Nontraumatic Hemorrhage and Vascular Lesions. In: Osborn’s Brain: Imaging, Pathology, and Anatomy. Vol 8. 2nd edition. Elsevier; 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Osborn’s Brain: Imaging, Pathology, and Anatomy
6. Dimmick SJ, Faulder KC. Normal variants of the cerebral circulation at multidetector CT angiography. Radiogr Rev Publ Radiol Soc N Am Inc.2009;29(4):1027-1043. doi:10.1148/rg.294085730 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Radiogr Rev Publ Radiol Soc N Am Inc
7. Krabbe-Hartkamp MJ, van der Grond J, de Leeuw FE, et al. Circle of Willis: morphologic variation on three-dimensional time-of-flight MR angiograms.Radiology. 1998;207(1):103-111. doi:10.1148/radiology.207.1.9530305 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Radiology
8. Chen HW, Yen P, Lee CC, et al. Magnetic Resonance Angiographic Evaluation of Circle of Willis in General Population: A Morphologic Study in 507 Cases.Chin J Radiol. 2004;29(5):223-229. Accessed January 13, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chin J Radiol
9. Menshawi K, Mohr JP, Gutierrez J. A Functional Perspective on the Embryology and Anatomy of the Cerebral Blood Supply. J Stroke. 2015;17(2):144-158.doi:10.5853/jos.2015.17.2.144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Stroke
10. Hoàng Minh Tú, Ngô Xuân Khoa. Nghiên Cứu Biến Đổi Giải Phẫu Động Mạch Não Trên Hình Ảnh Chụp MSCT 64 Lát. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội; 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên Cứu Biến Đổi Giải Phẫu Động Mạch Não Trên Hình Ảnh Chụp MSCT 64 Lát
11. Nguyễn Tuấn Sơn, Ngô Xuân Khoa, Nguyễn Quốc Dũng. Nghiên cứu giải phẫu các động mạch não trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội; 2020. Accessed October 17, 2023.http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2025 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải phẫu các động mạch não trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy
12. Romero JM, Rosand J. Hemorrhagic cerebrovascular disease. In: Handbook of Clinical Neurology. Vol 135. Elsevier; 2016:351-364. doi:10.1016/B978-0-444- 53485-9.00018-0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of Clinical Neurology
13. Varga A, Di Leo G, Banga PV, et al. Multidetector CT angiography of the Circle of Willis: association of its variants with carotid artery disease and brain ischemia.Eur Radiol. 2019;29(1):46-56. doi:10.1007/s00330-018-5577-x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eur Radiol
18. Katz DA, Marks MP, Napel SA, Bracci PM, Roberts SL. Circle of Willis: evaluation with spiral CT angiography, MR angiography, and conventionalangiography. Radiology. 1995;195(2):445-449.doi:10.1148/radiology.195.2.7724764 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Radiology
19. Ghazali RM, Shuaib. IL. Comparison Between 3D TOF Magnetic Resonance Angiography and Intraarterial Digital Subtraction Angiography in Imaging the Circle of Willis. Malays J Med Sci MJMS. 2003;10(1):37-42. Accessed August 22, 2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3557107/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Malays J Med Sci MJMS
20. El-Barhoun EN, Gledhill SR, Pitman AG. Circle of Willis artery diameters on MR angiography: an Australian reference database. J Med Imaging Radiat Oncol.2009;53(3):248-260. doi:10.1111/j.1754-9485.2009.02056.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Med Imaging Radiat Oncol
21. Karatas A, Coban G, Cinar C, Oran I, Uz A. Assessment of the Circle of Willis with Cranial Tomography Angiography. Med Sci Monit Int Med J Exp Clin Res.2015;21:2647-2652. doi:10.12659/MSM.894322 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Med Sci Monit Int Med J Exp Clin Res
25. Malamateniou C, Adams ME, Srinivasan L, et al. The anatomic variations of the circle of Willis in preterm-at-term and term-born infants: an MR angiography study at 3T. AJNR Am J Neuroradiol. 2009;30(10):1955-1962.doi:10.3174/ajnr.A1724 Sách, tạp chí
Tiêu đề: AJNR Am J Neuroradiol
26. Naveen S, Bhat V, Karthik GA. Magnetic resonance angiographic evaluation of circle of Willis: A morphologic study in a tertiary hospital set up. Ann Indian Acad Neurol. 2015;18. doi:10.4103/0972-2327.165453 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ann Indian Acad Neurol
17. Hoksbergen AWJ, Majoie CBL, Hulsmans FJH, Legemate DA. Assessment of the Collateral Function of the Circle of Willis: Three-Dimensional Time-of- Flight MR Angiography Compared with Transcranial Color-Coded Duplex Sonography. Published online 2003. Accessed October 17, 2023.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7973617/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w