1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực

128 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Tác giả Dương Xuân Nguyện
Người hướng dẫn TS. BS. Trương Dương Tiến, PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Thảo
Trường học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hồi sức cấp cứu
Thể loại Luận văn chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 2,19 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (14)
    • 1.1 Đại cương về suy dinh dưỡng (14)
      • 1.1.1 Định nghĩa suy dinh dƣỡng (14)
      • 1.1.2. Suy dinh dƣỡng và bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực (15)
    • 1.2 Nhiễm khuẩn huyết (17)
      • 1.2.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn huyết (17)
      • 1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết (18)
    • 1.3. Một số yếu tố liên quan với tình trạng dinh dƣỡng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (18)
    • 1.4 Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (22)
      • 1.4.2 Nutric Score (24)
      • 1.4.3 Đánh giá chỉ số nhân trắc học (25)
      • 1.4.4 Đo thành phần cơ thể (27)
      • 1.4.5 Phân tích trở kháng véc tơ (biểu đồ BIA) ở bệnh nhân nhiễm trùng (30)
      • 1.4.6 Phân tích dấu ấn sinh học (31)
      • 1.4.7 Quan điểm của các hiệp hội dinh dƣỡng (33)
    • 1.5 Tình hình nghiên cứu về dinh dƣỡng trên bệnh nhân nằm viện và bệnh nhân điều trị tại Hồi sức tích cực (35)
      • 1.5.1 Trên thế giới (35)
      • 1.5.2 Việt Nam (37)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 2.1 Thiết kế nghiên cứu (40)
    • 2.2 Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu (40)
    • 2.3 Cỡ mẫu (40)
    • 2.4 Tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ (40)
      • 2.4.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh (40)
      • 2.4.2 Tiêu chuẩn loại trừ (41)
    • 2.5 Phương tiện (41)
    • 2.6 Các biến số và phương pháp thu thập biến số (41)
      • 2.6.1 Biến số cơ bản (41)
      • 2.6.2 Biến số phân loại tình trạng dinh dƣỡng (43)
      • 2.6.3 Biến số xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng (48)
      • 2.6.4 Một số biến cận lâm sàng khác (48)
    • 2.7. Qui trình nghiên cứu (48)
      • 2.7.1 Nhân sự (48)
      • 2.7.2 Công cụ nghiên cứu (49)
      • 2.7.3 Chọn bệnh (49)
      • 2.7.4 Hỏi bệnh (49)
      • 2.7.5 Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng (49)
    • 2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu (50)
    • 2.9 Đạo đức trong nghiên cứu (50)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (52)
    • 3.1 Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu (52)
    • 3.2. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết khi nhập khoa hồi sức tích cực (54)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (62)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (79)
    • 4.1 Xác định tỷ lệ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết khi nhập khoa hồi sức tích cực (79)
      • 4.1.1 Đặc điểm thông tin chung của người bệnh nhiễm khuẩn huyết (79)
      • 4.1.2 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (82)
      • 4.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (85)
      • 4.1.4 Tình trạng dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (87)
    • 4.2 Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (91)
  • KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86 (97)
  • PHỤ LỤC (114)

Nội dung

Tỉ lệ suy dinh dưỡng của những bệnhnhân này có thể dao động từ 50,8% đến 78,1% tại các nước đang phát triểntùy theo thang điểm đánh giá4–7Đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhập khoa hồ

TỔNG QUAN

Đại cương về suy dinh dưỡng

1.1.1 Định nghĩa suy dinh dƣỡng

Với cách tiếp cận dinh dƣỡng theo điều trị bằng cách đƣa ra ―tại điểm nào thì suy dinh dưỡng tương tác với chức năng và làm giảm kết quả lâm sàng, và ở mức nào thì hỗ trợ dinh dƣỡng tạo ra sự khác biệt‖ 12 ?

ESPEN đã đề xuất định nghĩa suy dinh dƣỡng nhƣ sau: ―một tình trạng thiếu cung cấp hay hấp thu dinh dƣỡng dẫn đến làm thay đổi thành phần cơ thể (giảm khối mỡ tự do và khối cơ) làm giảm chức năng về tinh thần và thể chất và suy giảm kết quả lâm sàng từ bệnh‖ 13

Trong thực hành lâm sàng, không chỉ thực phẩm là yếu tố gây suy dinh dƣỡng, mà tỷ lệ tăng tiêu thụ dƣỡng chất do các quá trình dị hóa cũng là một yếu tố quan trọng gây suy dinh dưỡng chẳng hạn như: chấn thương và viêm. Suy dinh dƣỡng do ăn quá ít rất dễ phục hồi bằng hỗ trợ dinh dƣỡng, nhƣng trong suốt giai đoạn dị hóa của bệnh, cân bằng năng lƣợng và nitơ âm tính không thể phục hồi chỉ bằng liệu pháp dinh dƣỡng, ngay cả khi đƣợc nuôi ăn dƣ thừa Chỉ khi giai đoạn viêm bắt đầu hồi phục mới có thể phục hồi các mô đã mất 12

Ủy ban Hướng dẫn đồng thuận quốc tế phân biệt suy dinh dưỡng do đói là tình trạng đói mạn tính không viêm trong khi suy dinh dưỡng do bệnh lý là tình trạng viêm từ nhẹ đến vừa.

―suy dinh dưỡng do tổn thương hay bệnh cấp tính‖ xảy ra khi có tình trạng viêm cấp tính nặng 1,3,12

Cả hai định nghĩa đều có hiệu lực và nên đƣợc đánh giá cùng nhau Tuy nhiên, điều quan trọng là ở bất cứ định nghĩa nào nên có hướng dẫn điều trị và có định hướng cho các nhà lâm sàng trong vấn đề lựa chọn phương pháp can thiệp dinh dƣỡng có lợi hơn cho bệnh nhân.

1.1.2 Suy dinh dƣỡng và bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực

Bệnh nhân khoa hồi sức tích cực là những bệnh nhân có stress chuyển hóa cao, có nguy cơ cao suy dinh dƣỡng, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ suy dinh dƣỡng ở bệnh nhân hồi sức tích cực khoảng 50% Suy dinh dƣỡng ở bệnh nhân hồi sức tích cực đồng nghĩa với sự gia tăng thời gian nằm viện, tăng thời gian thở máy, tăng các biến chứng (nhƣ nhiễm khuẩn, loét tì đè), tăng chi phí điều trị và cuối cùng là tăng tỉ lệ tử vong.

1.1.2.1 Suy dinh dưỡng làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn

Bệnh nhân khoa hồi sức tích cực thường có sự stress oxy hóa, phản ứng viêm nặng, suy giảm chức năng miễn dịch ở tế bào và rối loạn chức năng ở mức ty thể Sự mất cân bằng giữa cung cấp dinh dƣỡng và đáp ứng với stress ở bệnh nhân sẽ dẫn đến suy dinh dƣỡng tiến triển nhanh Tình trạng dinh dƣỡng nghèo nàn sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan và tử vong Suy dinh dƣỡng còn là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự rối loạn chức năng hàng rào ruột Đói lâu dài dẫn đến teo và thay đổi vi nhung mao ở ruột, dẫn đến sự di trú của vi khuẩn ở thành ruột vào máu và gây ra nhiễm khuẩn huyết 14,15

1.1.2.2 Suy dinh dưỡng làm tăng biến chứng sau mổ

Suy dinh dƣỡng tác động đến sự hồi phục của bệnh nhân, làm pha viêm kéo dài hơn, giảm tăng trưởng của nguyên bào sợi, giảm tổng hợp collagen.

Suy dinh dƣỡng còn làm suy yếu sức cơ, giảm chức năng các cơ hô hấp Do đó, suy dinh dƣỡng có liên quan đến thời gian nằm hồi sức tích cực và thời gian thở máy Các biến chứng nặng nhƣ suy thận cấp, viêm phổi, suy hô hấp và nhiễm khuẩn cũng liên quan đến suy dinh dƣỡng 11 Theo Shiroar M vàMohandas 16 , suy dinh dƣỡng làm gia tăng biến chứng sau mổ ở bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý ung thƣ Trong nghiên cứu tại New Zealand, Windsorcho thấy nhóm bệnh nhân có sụt cân hơn 10% có nhiều biến chứng sau mổ hơncác nhóm khác (p < 0,05) 17 Tại Việt Nam, Phạm Văn Năng báo cáo biến chứng sau mổ ở nhóm suy dinh dƣỡng nặng cao hơn so với các nhóm còn lại 18

1.1.2.3 Suy dinh dưỡng làm tăng thời gian nằm viện

Do tăng biến chứng, bệnh nhân suy dinh dƣỡng phải nằm viện lâu hơn và thời gian này có thể tăng từ 40% - 70% 19 Robinson cho thấy bệnh nhân có tình trạng dinh dƣỡng kém lúc nhập viện tăng 30% thời gian nằm viện 20 Theo Pirlich nghiên cứu trên 1.886 bệnh nhân cho thấy suy dinh dƣỡng làm tăng thời gian nằm viện lên 43% (p < 0,001) 21 Weinsier cho thấy thời gian nằm viện ở nhóm suy dinh dƣỡng dài gấp đôi ở nhóm không suy dinh dƣỡng. Cũng theo tác giả này thì bệnh nhân suy dinh dƣỡng nặng có thời gian nằm viện gấp 5 lần bệnh nhân dinh dƣỡng tốt 22

1.1.2.4 Suy dinh dưỡng làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỉ lệ tử vong

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống Điều này là do rối loạn chức năng cơ mà thể hiện là giảm sức cầm nắm và sức cơ chung của toàn cơ thể Sức cầm nắm có tương quan với lượng đạm toàn cơ thể. Giảm sức cơ này cũng tiên lƣợng tình trạng giảm chức năng ở bệnh nhân điều trị nội trú 23 Gupta nghiên cứu tiên lƣợng ở bệnh nhân ung thƣ đại trực tràng tiến triển cho thấy nhóm dinh dƣỡng tốt có thời gian sống còn dài hơn. Cederholm cho thấy tỉ lệ tử vong ở nhóm suy dinh dƣỡnglà 44% so với 18% ở nhóm không suy dinh dưỡng 24 Ngoài ra cũng có tương quan chặt giữa suy dinh dƣỡngvà tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh lý nhƣ HIV AIDS, bệnh gan mạn, ung thƣ, COPD 25

1.1.2.5 Suy dinh dưỡng làm tăng chi phí điều trị

Do tăng thời gian nằm viện và phải điều trị chuyên sâu hơn, nên bệnh nhân suy dinh dƣỡng cũng tăng chi phí điều trị Braunschweig C cho thấy bệnh nhân suy dinh dƣỡng có chi phí điều trị, tỷ lệ biến chứng cũng cao hơn so với nhóm dinh dƣỡng tốt Và chi phí này đối với bệnh nhân suy dinh dƣỡng cao hơn từ 60% đến 300% so với bệnh nhân có tình trạng dinh dƣỡng tốt Điều trị dinh dƣỡng ở bệnh nhân suy dinh dƣỡng làm giảm trung bình 2,5 ngày nằm viện Tucker cho thấy là hỗ trợ dinh dƣỡng làm tiết kiệm 8.300 đô la Mỹ cho mỗi giường bệnh trong một năm 7,22,26

Nhiễm khuẩn huyết

1.2.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng rối loạn chức năng cơ quan đe dọa tính mạng do đáp ứng không đƣợc điều phối của cơ thể đối với nhiễm khuẩn. Rối loạn chức năng nội tạng có thể đƣợc xác định là sự thay đổi cấp tính trong tổng điểm SOFA ≥ 2 điểm do nhiễm khuẩn. Điểm SOFA ban đầu có thể đƣợc giả định là 0 ở những bệnh nhân không được biết là có rối loạn chức năng cơ quan từ trước. Điểm SOFA ≥ 2 phản ánh nguy cơ tử vong khoảng 10% ở nhóm bệnh nhân nghi ngờ nhiễm khuẩn Ngay cả những bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng nhẹ cũng có thể xấu đi hơn nữa, nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình trạng này và sự cần thiết phải can thiệp kịp thời và thích hợp.

Nói một cách dễ hiểu, nhiễm khuẩn huyết là một tình trạng đe dọa tính mạng phát sinh khi phản ứng của cơ thể đối với tình trạng nhiễm khuẩn làm tổn thương các mô và cơ quan của chính nó.

Những bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm khuẩn có khả năng nằm hồi sức tích cực kéo dài hoặc tử vong trong bệnh viện có thể đƣợc xác định ngay tại giường bệnh với qSOFA ≥ 2 (quick SOFA), bao gồm thay đổi tri giác, huyết áp tâm thu ≤ 100 mmHg, hoặc nhịp hô hấp ≥ 22 lần/phút.

Sốc nhiễm khuẩn là một phần của nhiễm khuẩn huyết trong đó các bất thường tiềm ẩn về tuần hoàn và tế bào/chuyển hóa nghiêm trọng làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong.

Bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có biểu hiện lâm sàng đặc trưng bao gồm nhiễm khuẩn huyết và hạ huyết áp dai dẳng, đòi hỏi sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp trung bình (MAP) ở mức ≥ 65 mmHg Đặc biệt, nồng độ lactate huyết thanh tăng cao (> 2 mmol/L) cũng là một dấu hiệu chẩn đoán quan trọng.

(18 mg/dL) mặc dù đã đƣợc hồi sức thể tích đầy đủ Với các tiêu chí này, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện vƣợt quá 40% 27,28

1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết 28

- Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm khuẩn và có SOFA ≥ 2 điểm

- Chấp nhận điểm SOFA nền là 0 nếu không biết bệnh nhân có rối loạn chức năng cơ quan trước đó hay không

Nhiễm khuẩn choáng là tình trạng nhiễm khuẩn huyết kèm theo:- Huyết áp hạ, cần dùng thuốc tăng huyết áp để duy trì huyết áp trung bình 65 mmHg;- Nồng độ lactate máu > 2 mmol/L (18 mg/dL) bất chấp việc đã bù dịch đầy đủ.

Một số yếu tố liên quan với tình trạng dinh dƣỡng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Tình trạng dinh dƣỡng của bệnh nhân và các bệnh lý nhiễm trùng thường có mối liên quan với nhau Trong nghiên cứu thuần tập theo chiều dọc với 30.239 bệnh nhân béo phì cho thấy có mối liên quan giữa việc tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố nhiễu nhƣ nhân khẩu, hành vi sức khoẻ, bệnh lý có từ trước… Kết quả nghiên cứu này còn chỉ ra chu vi vòng eo là yếu tố dự báo nguy cơ nhiễm trùng huyết cao hơn so với BMI 29

Thông qua các kết quả nghiên cứu cho thấy khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị lão hoá do tuổi của người bệnh ngày càng tăng cao thì bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nhiều so với các đối tƣợng khác.

Trong nghiên cứu điều tra nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân lão khoa nội trú với 75 tuổi kết quả cho thấy cả hai nhóm bệnh nhân nhẹ cân với BMI 28 kg/m 2 đều có nguy cơ nhiễm trùng tổng thể khá cao 30 Trong một phân tích tổng hợp gồm 19,538 đối tƣợng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 84,3 tuổi cho thấy tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiễm trùng huyết cao hơn ở những bệnh, trong khi đó, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân béo phì thấp hơn so với bệnh nhân có cân nặng bình thường 31 Tương tự trong nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nhiễm khuẩn huyết tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện trung ƣơng Quân đội

108 năm 2022 cho thấy độ tuổi trung bình của đối tƣợng nghiên cứu là 58,18± 15,22 tuổi 32 Tương tự nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang cho độ tuổi trung bình của đối tƣợng nghiên cứu là là 60,81 ± 18,76 tuổi 33 Nghiên cứu vai trò của Procalcitonin trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Chợ Rẫy thì độ tuổi trung bình là 55 ± 21 tuổi, trong đó độ tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 80,95%, từ 40 - 59 tuổi có 16,67% 34 Tuổi của bệnh nhân có ảnh hưởng khá lớn tới sức đề kháng của cơ thể, nên bệnh nhân càng lớn tuổi thì sự suy yếu về chức năng miễn dịch càng nhiều, suy giảm đề kháng Cùng với tình trạng dinh dưỡng không tốt đặc biệt ở những trường hợp suy dinh dưỡng, từ đó dễ dàng làm cho bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng.

Một số nghiên cứu đã báo cáo sự khác biệt về giới tính đối với nhiễm khuẩn huyết và nam giới có tỷ lệ cao hơn so với nữ giới Nghiên cứu toàn quốc báo cáo rằng có khoảng 63,8% bệnh nhân là nam giới trải qua tình trạng nhiễm trùng huyết Khi nghiên cứu đƣợc quan sát trong 4 năm thì sự khác biệt về giới tính vẫn đƣợc nhất quán 35

Các giả thuyết về sự khác biệt này cho rằng có sự ảnh hưởng của đặc điểm sinh lý tác động mức độ nhạy cảm với nhiễm khuẩn huyết Thêm vào đó, một số yếu tố khác cũng đóng vai trò trong sự tương tác của giới tính với nhiễm khuẩn huyết nhƣ hút thuốc, uống rƣợu và các hoạt động giải trí khác nhau giữa nam giới và nữ giới Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc với mầm bệnh ở cả hai giới 36

Trong nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dƣỡng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân nặng tại khoa hồi sức truyền nhiễm Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có tiêu chảy, hoặc đi kèm tình trạng trào ngƣợc dạ dày đã làm tăng tỷ lệ bệnh nhân bị suy dinh dƣỡng theo đánh giá SGA 32 Trong nghiên cứu đánh giá kết quả bước đầu can thiệp dinh dưỡng cho các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Bưu điện, đối tƣợng nghiên cứu mắc bệnh phối hợp từ hai bệnh trở lên có nguy cơ suy dinh dƣỡng cao hơn gấp 2,2 lần so với nhóm đối tƣợng chỉ mắc một bệnh với p 11 điểm) sau 1 tuần điều trị tăng từ 35,7% lên 78,6%, OR =2,03; p < 0,05; Yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của bệnh nhân trong nghiên cứu đƣợc chỉ ra nhƣ trào ngƣợc dạ dày, có hoặc không kèm tiêu chảy 86

Một nghiên cứu khác thực hiện tại bệnh viện Đống Đa năm 2019 về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh thở máy tại khoa hồi sức tích cực – chống độc cho kết quả tỷ lệ suy dinh dƣỡng theo điểm Nutric Score hiệu chỉnh là50%, Tại thời điểm ngày đầu nhập ICU, nồng độ hemoglobin là 118,4 ± 30,2 g/L, nồng độ protein huyết thanh là 61,9 ± 7,5 g/L, albumin huyết thanh là30,5 ± 5,5 Tỷ lệ thiếu máu là 60%, tỷ lệ suy dinh dƣỡng theo protein là47,5%, theo albumin là 75% Những kết qua này cho thấy những người bệnh thở máy tại khoa ICU có nguy cơ suy dinh dƣỡng khá cao vì thế cần có qui trình thực hiện sàng lọc, đánh giá và can thiệp dinh dƣỡng kịp thời 87

Tóm lại, đến thời điểm hiện tại, trên thế giới và tại Việt Nam, chƣa có một hướng dẫn thống nhất hay khuyến nghị nào về cách tiếp cận dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực, đặc biệt là các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, và các nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng không nhiều Điều đó càng làm nổi bật tính cần thiết của đề tài nghiên cứu này.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang, tiến cứu.

Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Bệnh nhân ≥ 18 tuổi, đã đƣợc chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết nhập khoa Hồi sức tích cực (Khu D) bệnh viện Chợ Rẫy.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2022 đến tháng 9/2023.

Cỡ mẫu

Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu xác định một tỉ lệ:

N Với: α = 0,05 (Xác suất sai lầm loại I)

Z(1-a/2) = 1,96 (Trị số từ phân phối chuẩn)

Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo SGA ở bệnh nhân nặng tại khoa hồi sức truyền nhiễm bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là 35,7%, dựa trên kết quả nghiên cứu năm 2018.

Từ đó, tính đƣợc n = 89 bệnh nhân.

Thêm 5% cỡ mẫu dự phòng, nhƣ vậy cỡ mẫu tối thiểu là:

Vì vậy, thực tế chúng tôi chọn 101 bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân ≥ 18 tuổi đƣợc chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, nhập khoa Hồi sức cấp cứu.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn theo Sepsis 3 đang áp dụng tại các khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Chợ Rẫy.

- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Bệnh nhân trong tình trạng ngừng tuần hoàn hoặc chết não.

- Bệnh nhân không đƣợc giám sát và xét nghiệm đủ theo qui định.

- Bệnh nhân hoặc thân nhân bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhưng không đủ điều kiện để đo lường sinh trắc học: Bệnh gù vẹo cột sống, dị tật bẩm sinh, viêm loét tại vị trí gắn điện cực

Phương tiện

- Bảng thu thập số liệu kèm bảng đánh giá SGA theo mẫu

- Máy đo BIA: InBody S10 (Hình 2.2)

Thước dây (Hình 2.1) có vạch đo nhỏ nhất 1mm và được được dùng để đo chu vi vòng cánh tay, chiều cao Dụng cụ compa-calliper (Hình 2.3) dùng để đo TSF Trên dụng cụ này sẽ có vạch đo ứng với độ dầy của lớp mỡ dưới da và một vạch khác chỉ lực ép lên dụng cụ Chúng tôi chỉ đọc kết quả khi lực tay vừa đủ Điều này đảm bảo cho lực đo ở các lần đo là bằng nhau.

Các biến số và phương pháp thu thập biến số

- Tuổi: Tính tuổi theo năm và tính dựa vào định nghĩa của Tổ chức Y Tế thế giới.

- Cân nặng: biến định lƣợng, đơn vị kilogram (kg) Xác định bằng hệ thống cân của giường bệnh Linet tại hồi sức tích cực.

Hình 2.3 Dụng cụ compa – caliper

Hình 2.2 Máy đo thành phần cơ thể

- Chiều cao: biến định lƣợng, đơn vị centimet (cm) Xác định bằng cách đo chiều cao tƣ thế nằm (Vì bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhập hồi sức tích cực đều là những bệnh nhân có tình trạng nặng, không phù hợp với phương pháp đo chiều cao tư thế đứng) bằng phương pháp đo chiều dài nằm (bed length) 89,90 : bệnh nhân nằm ngửa trên giường phẳng, hai chân duỗi thẳng. Dùng một bìagiấy cứng đặt sát đỉnh đầu bệnh nhân, vuông góc với trục dài cơ thể bệnh nhân Vẽ một điểm làm dấu trên drap giường Tiếp tục đặt một bàn chân bệnh nhân thẳng đứng và sát mặt giường, áp bìa giấy cứng vào sát bàn chân này và đánh dấu điểm thứ hai trên drap giường Dùng thước đo khoảng cách giữa hai điểm này ta sẽ có chiều dài bệnh nhân Có thể tịnh tiến hai điểm đánh dấu ra gần mép giường cho dễ đo.

2.6.2 Biến số phân loại tình trạng dinh dƣỡng

- BMI: biến định lƣợng Xác định bằng công thức tính

BMI = Cân nặng (Kg)/ Chiều cao (m) 2 BMI được chia ra ba nhóm: suy dinh dưỡng ( 4 Xác định PA bằng máy đo InBody S10.

Qui trình nghiên cứu

- Học viên là người trực tiếp viết đề cương, thu thập số liệu, phân tích số liệu và trình bày kết quả.

- Sử dụng bảng thu thập số liệu thống nhất.

- Chọn bệnh nhân tại khoa hồi sức tích cực khu D bệnh viện Chợ rẫy.

- Bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.

- Thông tin cơ bản: Họ tên, năm sinh, giới, địa chỉ, nghề nghiệp, điện thoại liên lạc, dân tộc.

- Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng bệnh nhân lúc nhập khoa

2.7.5 Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng

Chúng tôi áp dụng các phương pháp: SGA, BMI, đo BIA và tính Nutric Score bằng các thông số lâm sàng đã có.

Phương pháp phân tích dữ liệu

- Sử dụng phần mềm Excel 2016.

- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 25.

- Biến số định tính trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm.

- Biến số định lượng phân phối bình thường trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn.

- Biến số định lượng và phân phối không bình thường trình bày dưới dạng trung vị và khoảng tứ phân vị.

- Phép kiểm T so sánh hai số trung bình của biến định lƣợng phân phối bình thường.

- Phép kiểm Mann-Whithney so sánh hai số trung bình của biến định lượng phân phối không bình thường.

- Phép kiểm Chi bình phương, Fisher exact kiểm định mối tương quan giữa các biến định tính.

- Phân tích hồi qui đa biến trong mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy dinh dƣỡng.

- Sự khác biệt đƣợc xem là có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05.

Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu viên và điều tra viên tuân thủ các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu với các nội dung sau đây:

- Nghiên cứu đƣợc thực hiện sau khi đƣợc Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho phép theo giấy chấp thuận số 896/HĐĐĐ-ĐHYD cấp ngày 22/11/2022.

- Đối tƣợng nghiên cứu tự nguyện tham gia sau khi đã đƣợc giới thiệu rõ ràng về mục đích và nội dung của nghiên cứu và có quyền ngừng tham gia bất cứ lúc nào.

- Nghiên cứu đƣợc thực hiện nghiêm túc và trung thực.

- Những câu trả lời và thông tin do đối tƣợng nghiên cứu cung cấp sẽ đƣợc giữ bí mật và chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích nghiên cứu Kết quả của nghiên cứu này sẽ chỉ được báo cáo dưới dạng tổng hợp, không thể hiện thông tin cá nhân của đối tƣợng nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu (n = 101) Đặc điểm chung Nam n (%)

Hô hấp 27 (49,1) 12 (26,1) 39 (38,6) Tiêu hoá – đường mật

Tiêu hoá – ngoài đường mật

Tiền căn Không bệnh lý 12 (21,8) 8 (17,4) 20 (19,8)

Chung n (%) Điểm SOFA Mean ± SD 10,22 ± 4,0 11,4 ± 3,9 10,7 ± 3,9 Điểm

Bảng 3.1 về đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu cho thấy:

Tỷ lệ đối tƣợng là nam giới nhiều hơn nữ giới và đặc biệt tập trung nhiều ở độ tuổi trên 60 chiếm 62,0%.

Các đối tƣợng tham gia nghiên cứu chủ yếu có bệnh lý về nội khoa chiếm (67,3%) và nguồn nhiễm bệnh chủ yếu là hô hấp chiếm 38,6%.

Hầu hết đối tƣợng tham gia có bệnh lý tiền căn bệnh lý chiếm 80,2%.Điểm trung bình SOFA là 10,7 ± 3,9 và điểm APACHE II là 21,5 ± 7,2.Kết cục người bệnh tử vong chiếm 39,6%, tỷ lệ này ở hai giới gần tương đương nhau.

Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết khi nhập khoa hồi sức tích cực

Bảng 3.2 Giá trị trung bình các chỉ số nhân trắc của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết theo giới (n = 101)

TSF (Nếp gấp cơ tam đầu) 6,8 ± 3,3 9,2 ± 5,1 7,9 ± 4,4 0,004

Các chỉ số nhân trắc của đối tƣợng nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 3.2 cho thấy:

Chiều cao trung bình (159,6 ± 6,2 cm) ở nhóm đối tƣợng nam (163,5 ± 4,9 cm) cao hơn so với đối tƣợng nữ (154,9 ± 3,9 cm), và sự khác biệt có kỹ nghĩa thống kê ( p = 0,00 < 0,001).

Khối lượng cơ trung bình của nam giới cao hơn nữ giới (p < 0,001), trong khi khối lượng mỡ trung bình ở nữ giới lớn hơn đáng kể so với nam giới (p < 0,001) Điều này phản ánh sự khác biệt về thành phần cơ thể giữa hai giới, với nam giới có nhiều cơ hơn và nữ giới có nhiều mỡ hơn.

Nếp gấp cơ tam đầu trung bình ở nữ giới (9,2 ± 5,1 cm) cao hơn so với nam giới (6,8 ± 3,3 cm) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p 0,004 < 0,01.

Biểu đồ 3.1 Tình trạng sụt cân trong 6 tháng qua của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết theo giới (n = 101) Nhận xét

Tình trạng sụt cân trong 6 tháng qua của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết trình bày ở biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ sụt 5% cân trong 6 tháng qua chiếm 83,2% và không có sự khác biệt tỷ lệ sụt cân trong 6 tháng ở hai nhóm nam và nữ (p = 0,599 > 0,05). p = 0,599 > 0,05

Biểu đồ 3.2 Phân loại SGA của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (n = 101) Nhận xét

Phân loại nguy cơ suy dinh dƣỡng theo SGA đƣợc trình bày ở biểu đồ 3.2 cho thấy: Tỷ lệ suy dinh dƣỡng nặng (SGA-C) chiếm 20,8% và nam giới nhiều hơn so với nữ giới Tiếp đến có khoảng 31,7% đối tƣợng có tình trạng suy dƣỡng vừa hoặc nghi ngờ suy dinh dƣỡng (SGA-B) Tuy nhiên sự khác biệt tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở hai nhóm theo phân loại SGA không có ý nghĩa thống kê với p = 0,222 > 0,05.

Bảng 3.3 Phân loại điểm Nutric Score của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Theo chỉ số Nutric Score phân loại nguy cơ suy dinh dƣỡng thì có 70,3% đối tƣợng có nguy cơ suy dinh dƣỡng cao Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ (p = 0,244 > 0,05).

Bảng 3.4 Đánh giá suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết theo BMI (n = 101) BMI

Bảng 3.4 cho biết tình trạng suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết theo phân loại BMI: Có 7,0% đối tƣợng nghiên cứu có tình trạng suy dinh dƣỡng Tuy nhiên, tình trạng thừa cân và béo phì vẫn gặp ở những đối tƣợng bệnh nhân này chiếm 25,0% Sự khác biệt về tình trạng dinh dƣỡng ở hai nhóm nam và nữ không có sự khác biệt với p = 0,131 > 0,05.

Bảng 3.5 Các chỉ số liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (n = 101)

Teo lớp mỡ dưới da

Nhận xét Đánh giá các chỉ số liên quan quan đến tình trạng dinh dƣỡng của bênh nhân nhiễm khuẩn huyết cho thấy: Đối tƣợng nghiên cứu gặp vấn đề phù chân, báng bụng, teo cơ, teo lớp mỡ dưới da, loét tì đè với tỷ lệ tương ứng: 2,0%; 5,9%; 3,0%; 3,0% và 5,0%.

Góc pha được sử dụng để phân loại tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhiễm trùng huyết, trong đó 71,3% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nữ giới (82,6%) cao hơn đáng kể so với nam giới (61,8%) với giá trị p = 0,038 < 0,05.

Bảng 3.6 Chế độ ăn và sự thay đổi chế độ ăn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (n = 101)

Tình hình ăn uống Đủ 26 (47,3) 24 (52,2) 50 (49,5)

Không đủ 29 (52,7) 22 (47,8) 51 (50,5) Chế độ ăn Sệt 38 (69,1) 43 (93,5) 81 (80,2)

Lỏng hoàn toàn 5 (9,1) 0 (0) 5 (5,0) Không ăn 7 (12,7) 1 (2,2) 8 (7,9) Thay đổi chế độ ăn trong 2 tuần qua

Cải thiện nhƣng không đủ 17 (30,9) 21(45,7) 38 (37,6) Không đủ hoặc không cải thiện 32 (58,2) 22 (47,8) 54 (53,5)

Bảng 3.6 trình bày về chế độ ăn và sự thay đổi chế độ ăn của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết cho thấy: Không có sự khác biệt về tình hình ăn uống ở hai giới nam và nữ (p = 0,771 > 0,05) Chế độ ăn của bệnh nhân chủ yếu là ở dạng sệt chiếm 80,2% Có sự khác biệt về chế độ ăn giữa hai nhóm nam và nữ(p = 0,011 < 0,05) Khi thay đổi chế độ ăn trong hai tuần qua có thể cải thiện đƣợc chiếm tỷ lệ khá thấp 8,9%.

Biểu đồ 3.3 Giá trị trung bình của các chỉ số hoá sinh của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (n = 101) Nhận xét

So sánh giá trị trung bình các chỉ số hoá sinh của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết đƣợc trình bày trong biểu đồ 3.3 cho thấy: Giá trị trung bình của Albumin, Prealbumin và Cholesterol tương ứng là 2,6 ± 0,5 g/dL, 10,2 ± 4,9 mg/dL và 103,1 ± 44,3 mg/dL Tuy nhiên, sự khác biệt về giá trị trung bình của các chỉ số hoá sinh không có ý nghĩa thống kê theo hai giới.

Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung

Albumin Prealbumin Cholesterol p = 0,138 g/dL mg/dL mg/dL p = 0,723 p = 0,085

Bảng 3.7 Phân loại SDD theo chỉ số hoá sinh của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (n = 101)

Phân loại suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm trùng huyết theo chỉ số hoá sinh cho thấy:

Với chỉ số Albumin huyết thanh tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở các mức độ chiếm 97,0% trong đó suy dinh dƣỡng nặng chiếm 16,8%.

Chỉ số Prealbumin huyết thanh có tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở các mức độ chiếm 82,2% trong đó suy dinh dƣỡng nặng chiếm 15,8%.

Chỉ số Cholesterol có tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở các mức độ 94,1% trong đó suy dinh dƣỡng nặng chiếm 52,5%.

Không có sự khác biệt về tỷ lệ tình trạng dinh dƣỡng ở hai giới nam và nữ với p > 0,05.

Bảng 3.8 Trung bình thời gian thở máy, nằm ICU và nằm viện của bệnh

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Thời gian trung bình của thở máy, nằm ICU và nằm viện của người bệnh nhiễm khuẩn huyết đƣợc trình bày ở bảng 3.8 lần lƣợt là 8,0 ± 12 ngày; 9,0 ±

3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và nguy cơ suy dinh dƣỡng

(SGA) của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Suy dinh dƣỡng

Xét mối liên quan của nhóm tuổi bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các chỉ số đánh giá nguy cơ suy dinh dƣỡng ở bảng 3.9 cho thấy:

Với thang điểm Nutric Score tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở nhóm bệnh nhân có tuổi trên 60 (70,4%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân có tuổi dưới 60 (29,6%) Và tuổi chính là yếu tố bảo vệ cho nhóm bệnh này với OR = 0,3 (0,1 – 0,7) và p = 0,008 < 0,01.

Tương tự theo phân loại của Phase angle tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nhóm bệnh nhân có tuổi trên 60 (69,4%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân có tuổi dưới 60 (30,6%) Và tuổi chính là yếu tố bảo vệ cho nhóm bệnh này với OR

Các chỉ số khác có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa giới tính và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Suy dinh dƣỡng

Xét mối liên quan của giới tính bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các chỉ số đánh giá nguy cơ suy dinh dƣỡng ở bảng 3.10 cho thấy:

Với chỉ số Phase angle, tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở nhóm bệnh nhân là nữ giới (52,8%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân nam giới (47,2%) Và giới tính chính là yếu tố bảo vệ cho nhóm bệnh này với OR = 0,3 (0,1 – 0,9) và p 0,038 < 0,05.

Các chỉ số khác có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tiền căn và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Suy dinh dƣỡng

Xét mối liên quan của tiền căn bệnh lý ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các chỉ số đánh giá nguy cơ suy dinh dƣỡng ở bảng 3.11 cho thấy:

Với chỉ số đánh giá SGA, tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở nhóm bệnh nhân là có bệnh lý tiền căn (58,5%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có bệnh lý tiền căn (41,5%) Và tiền căn bệnh lý chính là yếu tố bảo vệ cho nhóm bệnh này với OR = 0,4 (0,2 – 0,9) và p = 0,047 < 0,05.

Với chỉ số đánh giá Nutric Score, tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở nhóm bệnh nhân là có bệnh lý tiền căn (87,3%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân không có bệnh lý tiền căn (12,7%) Và tiền căn bệnh lý chính là yếu tố bảo vệ cho nhóm bệnh này với OR = 3,9 (1,4 – 11,1) và p = 0,013 < 0,05.

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa tình trạng loét tì đè và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Suy dinh dƣỡng

Xét mối liên quan của tình trạng loét tì đè ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các chỉ số đánh giá nguy cơ suy dinh dƣỡng ở bảng 3.12 cho thấy:

Tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở nhóm bệnh nhân có loét tì đè với nhóm không có loét tì đè không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tình trạng sụt cân trong 6 tháng qua và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Sụt cân trong 6 tháng qua Suy dinh dưỡng Bình thường p BMI

Sụt cân trong 6 tháng qua Suy dinh dưỡng Bình thường p

Xét mối liên quan của tình trạng sụt cân trong 6 tháng qua ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các chỉ số đánh giá nguy cơ suy dinh dƣỡng ở bảng 3.13 cho thấy: Tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở nhóm bệnh nhân có sụt cân trong 6 tháng qua với nhóm không sụt cân trong 6 tháng qua, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tình trạng teo cơ và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Suy dinh dƣỡng

Xét mối liên quan của tình trạng teo cơ ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các chỉ số đánh giá nguy cơ suy dinh dƣỡng ở bảng 3.14 cho thấy: Với chỉ số BMI, tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dƣỡng bị teo cơ cao hơn bệnh nhân không teo cơ Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tình trạng teo mỡ dưới da và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Xét mối liên quan của tình trạng teo mỡ ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các chỉ số đánh giá nguy cơ suy dinh dƣỡng ở bảng 3.15 cho thấy: Với chỉ số BMI, tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở nhóm bệnh nhân có teo mỡ cao hơn nhóm không teo mỡ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tình trạng phù và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Suy dinh dƣỡng

Xét mối liên quan của tình trạng phù ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các chỉ số đánh giá nguy cơ suy dinh dƣỡng ở bảng 3.16 cho thấy: Tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở nhóm bệnh nhân có phù với nhóm không phù không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.17 Chỉ số hoá sinh và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Suy dinh dƣỡng

Xét mối liên quan của các chỉ số sinh hoá ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các chỉ số đánh giá nguy cơ suy dinh dƣỡng ở bảng 3.17 cho thấy: Với đánh giá BMI ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, giá trị trung bình cholesterol ở nhóm suy dinh dƣỡng (139,6 ± 50,2 mg/dL) cao hơn so với nhóm bình thường (100,4 ± 38,6 mg/dL) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,015 < 0,05.

Với đánh giá Phase angle ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, giá trị trung bình albumin huyết thanh và cholesterol ở nhóm suy dinh dƣỡng (2,5 ± 0,5 g/dL và 94,7 ± 41,2 mg/dL) thấp hơn so với nhóm bình thường (2,8 ± 0,5g/dL và 124,0 ± 45,5 mg/dL) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tương ứng với p = 0,015 < 0,05 và p = 0,002 < 0,01.

Các chỉ số khác có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.18 Thời gian nằm viện trước đó, thở máy, nằm ICU, thời gian nằm viện và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Thời gian nằm viện trước đó 1,0 ± 4,0 1,0 ± 4,0 0,793

Thời gian nằm viện trước đó 1,0 ± 5,0 1,0 ± 2,0 0,978

Thời gian nằm viện trước đó 1,0 ± 2,0 2,0 ± 6,0 0,092

Thời gian nằm viện trước đó 1,0 ± 5,0 2,0 ± 4,0 0,667

Thời gian nằm viện trước đó 1,0 ± 4,0 0,0 0,158

Thời gian nằm viện trước đó 1,0 ± 5,0 1,0 ± 3,0 0,599

Thời gian nằm viện trước đó 1,0 ± 5,0 0,5 ± 2,0 0,227

Xét mối liên quan của thời gian nằm viện trước và sau, thời gian thở máy và thời gian nằm ICU ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các chỉ số đánh giá nguy cơ suy dinh dƣỡng ở bảng 3.18 cho thấy:

Theo phân tích theo thang đánh giá dinh dưỡng toàn cầu (SGA), thời gian nằm viện trung bình ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có kèm theo suy dinh dưỡng (15,0 ± 15,0 ngày) cao hơn đáng kể so với nhóm bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng bình thường (14,5 ± 19,0 ngày), với giá trị p = 0,004 < 0,01.

Với đánh giá Phase angle ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, giá trị trung bình thời gian thở máy, nằm ICU và thời gian nằm viện ở nhóm suy dinh dƣỡng (12,0 ± 13,0 ngày; 12,0 ± 13,0 ngày; và 17,0 ± 19,0 ngày) cao hơn so với nhóm bình thường (5,0 ± 5,0 ngày; 7,0 ± 5,0 ngày; và 11,0 ± 9,0 ngày).

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tương ứng với p = 0,002 < 0,01; p = 0,012 0,05.

Bảng 3.19 Kết cục và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Suy dinh dƣỡng

Xét mối liên quan kết cục ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với các chỉ số đánh giá nguy cơ suy dinh dƣỡng ở bảng 3.19 cho thấy:

BÀN LUẬN

Xác định tỷ lệ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết khi nhập khoa hồi sức tích cực

nhập khoa hồi sức tích cực

4.1.1 Đặc điểm thông tin chung của người bệnh nhiễm khuẩn huyết

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 101 bệnh nhân chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết điều trị tại khoa Hồi sức tích cực (Khu D) bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2022 đến tháng 06/2023.

Bảng 4.1 So sánh nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác về đặc điểm thông tin chung của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Nghiên cứu của chúng tôi

Bệnh viện ĐK Tiền Giang

Tuổi 64,6 ± 18,1 58,18 ± 15,22 54,08 ± 17,83 57,2 ± 15,2 Bệnh lý kèm theo 67,3% 59,5% 66,7% 79%

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu tập trung ở đối tƣợng trên 60 tuổi (62,0%) trong đó nam giới chiếm 63,6% và nữ giới 58,7% Độ tuổi trung bình của đối tƣợng nghiên cứu 64,6 ± 18,1 tuổi (Min-Max: 19 – 98 tuổi) Tỷ lệ bệnh nhân có tuổi trên 60 cao hơn với nghiên cứu về ―Đặc điểm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Thống Nhất‖ năm 2016 với bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 37,6%, tuổi trung bình là 54,08 ± 17,83 tuổi (Min-Max: 18 – 89 tuổi) 93 Tuy nhiên, kết quả này lại thấp hơn với nghiên cứu ―Tình trạng dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Trung tâm Hồi sức tích cức – Bệnh viện Trung ƣơng Quân Đội 108‖ năm

2022 có tỷ lệ bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 80,95% với đội tuổi trung bình

58,18 ± 15,22 tuổi (Min – Max: 25 – 96 tuổi) 32 hoặc trong nghiên cứu nguy cơ dinh dưỡng và yếu tố liên quan ở người bệnh nhập khoa hồi sức tích cực bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp năm 2020 có tỷ lệ người bệnh trên 60 tuổi chiếm 87,7% Mặc dù, có sự khác biệt về tỷ lệ người bệnh có tuổi trên 60 tuổi ở các khu vực nghiên cứu, nhƣng hầu hết các nghiên cứu cho thấy độ tuổi này khá phổ biến với bệnh nhiễm khuẩn huyết Và khoảng tuổi trải rộng từ người trẻ tuổi đến người cao tuổi Tuy nhiên, tuổi cao vẫn là một trong những yếu tố nguy cơ đối với nhiễm khuẩn bệnh viện Các bệnh nhân ở độ tuổi này khi nhập viện vào khoa hồi sức tích cực phần lớn có kèm theo các bệnh mạn tính như: suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư, đái tháo đường, … làm giảm sức đề kháng của cơ thể, suy dinh dƣỡng và tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn huyết Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả tương tự về độ tuổi trung bình của bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn huyết thường dao động từ 50 tuổi – 70 tuổi 94,95

Trong nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết, tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với bệnh nhân nữ với 54,5% so với 45,5% So sánh với các nghiên cứu trước, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022 (nam 60,32%, nữ 39,68%), Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2018 (nam 64,8%, nữ 35,2%) và Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2017 (nam 66,7%, nữ 33,3%).

2012 với tỷ lệ nam giới là 48,15% và nữ giới chiếm 51,85% 98 Sự khác biệt về giới tính ở bệnh nhiễm khuẩn huyết trong các nghiên cứu cho thấy chủ yếu tập trung ở nam giới Điều này có thể giải thích về sự ảnh hưởng của đặc điểm sinh lý tác động đến mức độ nhạy cảm với nhiễm khuẩn huyết Bên cạnh đó, những bệnh nhân nam giới thường có các bệnh lý phổi mạn tính, các bệnh lý tim mạch từ trước khiến nguy cơ nhiễm khuẩn huyết tăng cao hơn Các nghiên cứu trên thế giới cũng có chung đặc điểm về giới tính của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi: nghiên cứu tại Italia năm 2006 có tỷ lệ nam giới là 59,7% và nữ giới là 40,3% 99 hoặc nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2009 có tỷ lệ nam giới là 68,7% và nữ giới 31,3% 100 Các tác giả đều cùng chung quan điểm rằng nam giới là đối tƣợng có khả năng tiếp xúc với mầm bệnh dễ dàng bởi các yếu tố hút thuốc, uống rƣợu…và các bệnh mãn tính Vì vậy, khả năng mắc nhiễm khuẩn huyết có thể cao hơn so với nữ giới. Đặc điểm của các bệnh nhân nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực phần lớn là bệnh nhân lớn tuổi đồng thời có kèm theo bệnh mạn tính sẽ làm giảm sức đề kháng khiến cho cơ thể dễ mắc nhiễm khuẩn huyết Trong nghiên cứu của chúng tôi, những bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tình trạng bệnh lý nội khoa chiếm 67,3% trong đó có bệnh liên quan đến hô hấp có tỷ lệ 38,6%, và bệnh nhân có tiền căn bệnh lý hơn 80% Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu tại bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 năm 2017 với tỷ lệ bệnh lý kèm theo 59,5%; Trong nghiên cứu này cũng chỉ rõ những bệnh lý kèm theo chiếm tỷ lệ cao như tăng huyết áp chiếm 23,8%, đái tháo đường chiếm 11,9%, suy tim và các bệnh lý gan mật chiếm 9,5% 97 Bệnh lý kèm theo ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có vai trò quan trọng tác động đến quá trình chăm sóc cũng nhƣ nuôi dƣỡng của bệnh nhân Trong nghiên cứu phân tích hồi cứu với hơn 10.000 đối tƣợng nhập viện cho thấy những bệnh nhân có kèm bệnh lý nhƣ suy tim sung huyết, bệnh thận, ung thƣ… có liên quan đến nguy cơ tái nhập viện hoặc gặp các vấn đề biến chứng đường tiêu hoá, nhiễm trùng phẫu thuật 101

Kết quả về kết cục trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết chiếm khá cao với 39,6%, tỷ lệ này không khác biệt nhiều giữa hai nhóm nam và nữ Kết quả này cao hơn so với báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2017, có tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết chiếm 22% toàn cầu 35 Tương tự kết quả của chúng tôi cũng cao hơn so với nghiên cứu về tình trạng suy dinh dƣỡng tại khoa Hồi sức tích cực – Chống động bệnh viện Đa khoa Tiền Giang năm 2022 (67,1%) 102 Nhiễm khuẩn huyết có thể diễn tiến thành sốc nhiễm khuẩn và nhanh chóng gây ra tình trạng suy đa cơ quan dẫn tới tử vong Khi bệnh nhân đã đến giai đoạn sốc không phục hồi hoặc suy đa cơ quan thì việc hồi sức thở trở nên kém hiệu quả Chính vì vậy, việc chẩn đoán và tiên lƣợng sớm cho bệnh nhân đóng vai trò quan trọng nhằm điều trị kịp thời nhiễm khuẩn huyết và giảm tỷ lệ tử vong cũng nhƣ rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân

4.1.2 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Đường vào của vi khuẩn là nơi khởi phát bệnh và xác định được nguồn nhiễm bệnh giúp dự đoán vi khuẩn gây bệnh nhƣ vi khuẩn Gram âm hay Gram dương hoặc vi khuẩn yếm khí Phần lớn trường hợp vi khuẩn xâm nhập từ đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, da, mô mềm… Khi tham khảo nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy: nguồn nhiễm khuẩn nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là đường hô hấp với tỷ lệ 38,6%; tiếp đến là tiêu hoá (bao gồm tiêu hoá đường mật và tiêu hoá đường ngoài mật) chiếm 38,7% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 (2022) có tỷ lệ nhiễm khuẩn theo đường hô hấp chiếm 45,24%, tiếp đến là tiêu hoá chiếm 30,16% 32 Hoặc nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2012 với tỷ lệ nguồn nhiễm từ hô hấp là 30,56%, tiêu hoá là 37,04% là hai nguồn nhiễm khuẩn huyết chủ yếu 98 Tuy nhiên, nghiên cứu sàng lọc và áp dụng hỗ trợ dinh dƣỡng ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện tại tuyến cuối của Trung Quốc cho thấy nguồn nhiễm khuẩn chiếm nhiều nhất là tiết niệu 40,61%, hô hấp 26,26%, tiêu hoá 7,82% 103 Nghiên cứu nhiễm khuẩn huyết bệnh viện tại Mỹ khi phân tích 24,179 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết cho thấy có nhiều tác nhân khác nhau và có 49,6% trường hợp không tìm thấy nguồn nhiễm khuẩn

13 Tuy nhiên, trong nghiên cứu này cũng phát hiện được rằng đường nhiễm khuẩn thường gặp do dụng cụ đặt trong lòng mạch và nguồn tiếp theo là đường hô hấp Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy tác nhân nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân khác nhau cả ở Việt Nam và thế giới Và sốc nhiễm khuẩn đứng đầu vẫn là nguồn nhiễm từ đường hô hấp, sau đó mới đến các nguyên nhân khác như đường tiêu hoá, da mô mềm, nhiễm khuẩn huyết tiên phát 28

Mức độ nặng nhẹ trong nhiễm khuẩn huyết cũng nhƣ tiên lƣợng tử vong đang điều trị là vấn đề đáng quan tâm ở nhóm bệnh nhân này, bởi vì các yếu tố này giúp bác sĩ tiên đoán đƣợc tình trạng điều trị có phục hồi hay không ở bệnh nhân Đối với mức độ nhiễm khuẩn huyết bác sĩ thường sử dụng thang điểm SOFA và APACHE II để đánh giá mức độ nặng và tiên lƣợng tử vong

Bảng 4.2 Bảng so sánh nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu khác về chỉ số SOFA, APACHE II

Nghiên cứu của chúng tôi

Bệnh viện Trung ƣơng Quân Y 108

Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang

Bệnh viện Đa khoa Đống Đa SOFA 10,7 ± 3,9 10,21 ± 5,04 7,84 ± 4,45 5,8 ± 3,1 APACHEII 21,5 ± 7,2 16,52 ± 6,19 20,32 ± 7,55 18,3 ± 5,4

Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm SOFA trung bình 10,7 ± 3,9 điểm , tương tự với kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 (2022) với điểm trung bình SOFA 10,21 ± 5,04 điểm 32 và nhóm có điểm dưới 10 chiếm 15,87% Các kết quả này cao hơn so với nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (2019) với điểm trung bình SOFA là 5,8 ± 3,1 điểm 104 Hay nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang (2012) có điểm trung bình SOFA 7,84 ± 4,45 điểm 98 và nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai (2018) có điểm trung bình SOFA là 8 điểm 96 Trong nghiên cứu của chúng tôi chƣa thực hiện đánh giá theo dõi sự thay đổi của thang điểm SOFA so với nghiên cứu ―Ứng dụng thang điểm SOFA trong tiên lƣợng tử vong bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng tại khoa hồi sức cấp cứu‖

(2011) 105 Sự thay đổi điểm SOFA sau 24 giờ và sau 48 giờ với thời điểm nhập ICU cũng có khả năng tiên đoán tử vong tốt với khả năng tiên đoán chính xác lần lƣợt là 74% và 81% Những bệnh nhân có điểm SOFA sau 24 giờ tăng cao hơn so với điểm SOFA lúc nhập ICU có tỷ lệ tử vong là 84,6% so với nhóm còn lại có tỷ lệ tử vong 30%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 và nguy cơ tỷ vong tương đối tăng 2,8 lần Còn với những bệnh nhân có điểm SOFA sau 48 giờ không giảm so với điểm SOFA lúc nhập ICU có tỷ lệ tử vong 83,3% so với nhóm còn lại có tỷ lệ tử vong là 20%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001, nguy cơ tử vong tương đối tăng 4,2 lần Sự thay đổi điểm SOFA theo thời gian vừa có giá trị theo dõi bệnh nhân, vừa tiên đoán dự hậu của bệnh nhân, đồng thời còn giúp đánh giá đáp ứng điều trị của bệnh nhân Điểm SOFA sau 24 giờ nếu tăng so với lúc nhập ICU hoặc sau 48 giờ điều trị mà điểm SOFA vẫn chƣa giảm cho thấy mức độ nhiễm khuẩn huyết của bệnh nhân nặng chƣa có dấu hiệu thuyên giảm, và mức độ suy cơ quan vẫn còn diễn tiến, khi đó can thiệp điều trị chƣa đạt hiệu quả và có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao

Điểm APACHE II trung bình là 21,5 ± 7,2, cao hơn so với nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

(2019) với điểm trung bình APACHE II 18,3 ± 5,4 điểm 104 và nghiên cứu tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 (2022) 16,52 ± 6,19 điểm, và tỷ lệ bệnh nhân có điểm dưới 15 điểm chiếm 61,9% 32 Qua kết quả các nghiên cứu cho thấy khi bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, thì thang điểm APACHE II đều tăng

4.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Đặc điểm sinh hoá máu tại thời điểm nhập viện của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm chỉ số albumin huyết thanh trung bình 2,6 ± 0,5 g/dL trong đó chỉ số albumin thấp chiếm 81,2%, chỉ số prealbumin trung bình 10,2 ± 4,9 mg/dL trong đó chỉ số prealbumin thấp chiếm 82,2% và chỉ số cholesterol trung bình 103,1 ± 44,3mg/dL trong đó chỉ số cholesterol thấp chiếm 94,1% Chỉ số albumin trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 (2022) albumin huyết thanh trung bình là 29,29 ± 6,48 g/dl; trong đó có 72,22% bệnh nhân có albumin huyết thanh thấp 32 ; Albumin chính là yếu tố dự báo độc lập về tử vong đặc biệt tình trạng nhiễm khuẩn huyết ở người cao tuổi Điều này đƣợc chứng minh trong nghiên cứu phân tích hồi cứu ở những bệnh nhân nhập viện cấp cứu có tình trạng nhiễm khuẩn huyết 106 Kết quả nghiên cứu phát hiện trong số những bệnh nhân cao tuổi bị nhiễm khuẩn huyết thì albumin chính là yếu tố dự báo tử vong mạnh mẽ và đƣợc coi là một phần tiên lƣợng cũng nhƣ biện pháp can thiệp tiềm năng khi điều trị bằng kháng sinh phù hợp

Chỉ số prealbumin trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức thấp chiếm tỷ lệ khá cao 82,2% Và theo kết quả nghiên cứu về prealbumin: dấu hiệu đánh giá dinh dƣỡng cho thấy ở 102 bệnh nhân nhập viện có chỉ số này thấp hơn 50% so với lượng cần duy trì và những người có mức prealbumin thấp có tỷ lệ tử vong cao 107 Điều này cũng đƣợc chứng minh trong nghiên cứu ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo với mức prealbumin huyết thanh tương quan với các thang đo khác và là yếu tố dự báo dinh dƣỡng tốt nhất cho khả năng sống sót của người bệnh 108

Chỉ số cholesterol thấp có tỷ lệ 94,1% ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Đánh giá mối liên quan giữa tuổi với tình trạng suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người bệnh trên 60 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn so với bệnh nhân dưới 60 tuổi ở cả hai phương pháp Nutric score và Phase angle Tuy nhiên, trong nghiên cứu thực hiện ở 50 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có độ tuổi trên

18 tại Bệnh viện Clinicas de Porto Alegre cho kết quả không có sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng giữa hai nhóm tuổi trên 60 và dưới 60, với p = 0,85

Nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi tác càng cao, nguy cơ suy dinh dưỡng càng gia tăng, dẫn đến sức đề kháng và chức năng miễn dịch suy giảm Tình trạng dinh dưỡng kém này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng Giảm 5% trọng lượng cơ thể trong vòng ba năm được coi là dấu hiệu dự báo khả năng tử vong ở người cao tuổi Do đó, việc phát hiện sớm, đánh giá và điều trị tình trạng sụt cân và thiếu hụt dinh dưỡng sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh lý do suy dinh dưỡng và cải thiện hiệu quả điều trị bệnh viện.

Trong một số nghiên cứu đã tìm thấy có sự khác biệt về giới đối với tỷ lệ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Kết quả cho thấy tỷ lệ nam giới suy dinh dƣỡng cao hơn so với nữ giới Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi thu đƣợc, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết suy dinh dƣỡng ở nữ giới (52,8%) cao gấp 2,9 lần so với nam giới (47,2%) với p = 0,038 Với phương pháp Phase angle, kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu sử dụng phương pháp Phase angle ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nhập viện chăm sóc đặc biệt ở Brazil (2013) có tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở nữ giới là 55,1% và nam giới là 44,9% 71 Với phương pháp Nutrit score, kết quả này cao hơn với nghiên cứu cắt ngang tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 (2022) 32 và Trung Quốc (2019) 115 Sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dƣỡng theo giới tính có thể cũng đã đƣợc tìm hiểu từ các giả thuyết bởi vì các đặc điểm về sinh lý tác động ở nhiều mức độ nhạy cảm với nhiễm khuẩn huyết

Tiền căn bệnh lý của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết cho thấy ở phương pháp SGA và Nutric score, tỷ lệ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân có tiền căn bệnh lý cao hơn so với nhóm không có tiền căn bệnh lý Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và bệnh viện Bưu điện 32 Tuy nhiên, khi xem xét ở nghiên cứu khác thì mối liên quan này chƣa đƣợc xác định Vì vậy, để xác định chính xác tiền căn bệnh lý có phải là yếu tố nguy cơ tác động khiến người bệnh dễ gặp tình trạng suy dinh dƣỡng thì cần cần thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu hơn để làm sáng tỏ điều này

Xét về tình trạng teo cơ và teo mỡ cho thấy khi đánh giá dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng suy dinh dƣỡng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Điều này cho thấy, trong trường hợp nhận định về khối lượng cơ và mỡ của cơ thể sử dụng chỉ số BMI sẽ có ý nghĩa hơn Sự teo cơ xảy ra một cách có hệ thống với các phản ứng sinh lý với quá trình lão hoá, hoặc các bệnh lý chấn thương, bỏng, nhiễm khuẩn huyết… Một số ý kiến cho rằng quá trình oxy hoá chất béo là nguồn nhiên liệu chính ở người bệnh nhiễm khuẩn huyết nặng Thêm vào đó khi năng lượng nạp vào cơ thể người bệnh giảm xuống mức không đạt nhu cầu năng lƣợng, thì mỡ trong cơ thể sẽ đốt cháy và tỷ lệ mỡ trong cơ thể giảm dần

Chỉ số albumin của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết ở nhóm suy dinh dưỡng có giá trị trung bình thấp hơn so với nhóm bình thường (p =0,015) Nghiên cứu sử dụng phương pháp Phase angle ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết đặc biệt cho kết quả tương quan nghịch giữa giá trị Phase angle và chỉ số cận lâm sàng Những bệnh nhân nguy kịch có nồng độ albumin huyết thanh thấp là dấu hiệu tiên lƣợng đồng thời là công cụ đánh giá tiến triển của bệnh Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu về so sánh yếu tố nguy cơ albumin bằng phương pháp Phase angle Tuy nhiên, sự khác biệt về giá trị trung bình abumin ở hai nhóm suy dinh dưỡng và bình thường không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Ngoài ra, nghiên cứu này cũng giải thích về sự chệnh lệch giá trị trung bình albumin do quá trình viêm, trong đó có tình trạng viêm mãn tính Các yếu tố ảnh hưởng này cần được nghiên cứu sâu hơn về các mối liên quan đến nhận định rõ được sự ảnh hưởng của chỉ số này

Nhiễm khuẩn huyết làm tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong cũng nhƣ ảnh hưởng đến kết quả điều trị chung của bệnh nhân Suy dinh dưỡng là một hiện tượng khá phổ biến biến ở bệnh nhân nằm viện, ngay cả ở các nước phát triển nhƣ Anh, Mỹ có tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở bệnh viện cũng tăng từ 30% đến 50% Suy dinh dƣỡng bệnh viện còn tăng chi phí y tế và tăng tỷ lệ tử vong, đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ cao nhƣ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Nhiễm khuẩn huyết đƣợc đặc trƣng bởi việc mất khối lƣợng cơ của cơ thể dẫn đến việc huy động nhanh các nguồn dự trữ năng lƣợng từ cơ bắp, glycogen và lipid dự trữ bị phá vỡ để thúc đẩy sản xuất glucose và tăng cường trao đổi chất kéo dài trong nhiều tháng đến nhiều năm gây ra tình trạng gầy (thiếu năng lượng trường diễn – CED), yếu và mất chức năng thể chất thường được gọi là suy nhƣợc do ICU (ICU-AW) hoặc hội chứng Post-ICU (PICS) Khi liệu pháp dinh dưỡng được cung cấp thông qua đường tiêu hóa hoặc đường tĩnh mạch mà bệnh nhân không hấp thu đƣợc, sự thiếu hụt năng lƣợng tiến triển càng nhanh hơn, tiếp tục gây ra sự suy yếu cơ bắp và kết quả về tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý trở nên nặng hơn Người bệnh nặng, nếu không đƣợc nuôi dƣỡng hoặc nuôi dƣỡng không tốt có nguy cơ tử vong cao hơn, biến chứng nhiều hơn hoặc thời gian nằm viện kéo dài, chi phí gia tăng hơn Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy thời gian nằm viện, thời gian nằm ICU và thời gian thở máy ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có tỷ lệ suy dinh dưỡng theo phương pháp Phase angle cao hơn so với nhóm bình thường Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kumpf VJ, De Aguilar-Nascimento JE, Diaz-Pizarro Graf JI, et al. ASPEN-FELANPE Clinical Guidelines. JPEN J Parenter Enteral Nutr.2017;41(1):104-112. doi:10.1177/0148607116680792 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JPEN J Parenter Enteral Nutr
2. Kutsogiannis DJ, Alberda C. Systemic inflammatory response syndrome, the link between subarachnoid hemorrhage and caloric balance. JPEN J Parenter Enteral Nutr. 2010;34(1):101-102.doi:10.1177/0148607109344744 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JPEN J Parenter Enteral Nutr
3. Deftereos I, Yeung JM, Arslan J, et al. Adherence to ESPEN guidelines and associations with postoperative outcomes in upper gastrointestinal cancer resection: results from the multi-centre NOURISH point prevalence study. Clin Nutr ESPEN. 2022;47:391-398 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clin Nutr ESPEN
4. Lửser C. Malnutrition in hospital: the clinical and economic implications. Dtsch Arztebl Int. 2010;107(51-52):911-917.doi:10.3238/ARZTEBL.2010.0911 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dtsch Arztebl Int
5. Norman K, Pichard C, Lochs H, Pirlich M. Prognostic impact of disease-related malnutrition. Clin Nutr. 2008;27(1):5-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clin Nutr
6. Roberts S, Chaboyer W, Desbrow B. Nutrition care-related practices and factors affecting nutritional intakes in hospital patients at risk of pressure ulcers. J Hum Nutr Diet. 2015;28(4):357-365.doi:10.1111/JHN.12258 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Hum Nutr Diet
7. Álvarez-Hernández J, Planas Vila M, León-Sanz M, et al. Prevalence and costs of malnutrition in hospitalized patients; the PREDyCES Study. Nutr Hosp. 2012;27(4):1049-1059 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nutr Hosp
8. Chern CJH, Lee SD. Malnutrition in hospitalized Asian seniors: An issue that calls for action. Journal of Clinical Gerontology and Geriatrics. 2015;6(3):73-77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Clinical Gerontology and Geriatrics
9. Serón-Arbeloa C, Puzo-Foncillas J, Garcés- Gimenez T, Escós-Orta J, Labarta-Monzón L, Lander-Azcona A. A retrospective study about the influence of early nutritional support on mortality and nosocomial infection in the critical care setting. Clin Nutr. 2011;30(3):346-350 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clin Nutr
10. Genton L, Dupertuis YM, Romand JA, et al. Higher calorie prescription improves nutrient delivery during the first 5 days of enteral nutrition.Clinical Nutrition. 2004;23(3):307-315 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical Nutrition
11. Alberda C, Gramlich L, Jones N, et al. The relationship between nutritional intake and clinical outcomes in critically ill patients: results of an international multicenter observational study. Intensive Care Med.2009;35(10):1728-1737 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Intensive Care Med
13. Sánchez-Rodríguez D, Annweiler C, Ronquillo-Moreno N, et al. Prognostic Value of the ESPEN Consensus and Guidelines for Malnutrition: Prediction of Post-Discharge Clinical Outcomes in Older Inpatients. Nutr Clin Pract. 2019;34(2):304-312 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nutr Clin Pract
14. Serón-Arbeloa C, Puzo-Foncillas J, Garcés- Gimenez T, Escós-Orta J, Labarta-Monzón L, Lander-Azcona A. A retrospective study about the influence of early nutritional support on mortality and nosocomial infection in the critical care setting. Clin Nutr. 2011;30(3):346-350 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clin Nutr
15. Gündoğan K, Bayram A, Alp E. Malnutrition in intensive care units: An important risk factor for intensive care unit-acquired infections. Journal of Medical and Surgical Intensive Care Medicine. 2014;5(2):36-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Medical and Surgical Intensive Care Medicine
17. Windsor JA, Hill GL. Weight loss with physiologic impairment. A basic indicator of surgical risk. Ann Surg. 1988;207(3):290 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ann Surg
18. Pham N V., Cox-Reijven PLM, Greve JW, Soeters PB. Application of subjective global assessment as a screening tool for malnutrition in surgical patients in Vietnam. Clin Nutr. 2006;25(1):102-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clin Nutr
19. Correia MITD, Campos ACL. Prevalence of hospital malnutrition in Latin America: The multicenter ELAN study. Nutrition.2003;19(10):823-825 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nutrition
20. Robinson G, Goldstein M, Levine GM. Impact of nutritional status on DRG length of stay. JPEN J Parenter Enteral Nutr. 1987;11(1):49-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JPEN J Parenter Enteral Nutr
16. Subjective global assessment: a simple and reliable screening tool for malnutrition among Indians - PubMed. Accessed October 2, 2023.https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16424621/ Link
61. APACHE II: a severity of disease classification system - PubMed. Accessed October 2, 2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3928249/ Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo Nutric score - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 1.1 Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo Nutric score (Trang 25)
Hình 1.1: Các thành phần vecto Z; Xc: điện kháng, R: điện trở, ϕ: - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Hình 1.1 Các thành phần vecto Z; Xc: điện kháng, R: điện trở, ϕ: (Trang 28)
Bảng 1.3 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo một số nghiên cứu trên thế giới - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 1.3 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo một số nghiên cứu trên thế giới (Trang 36)
Hình 2.1 Thước dây - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Hình 2.1 Thước dây (Trang 42)
Bảng 2.1. Bảng tính điểm Nutric bằng phương pháp không có - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 2.1. Bảng tính điểm Nutric bằng phương pháp không có (Trang 46)
Bảng 3.1  Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu (n = 101) - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu (n = 101) (Trang 52)
Bảng 3.1 về đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu cho thấy: - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.1 về đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu cho thấy: (Trang 53)
Bảng 3.3. Phân loại điểm Nutric Score của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.3. Phân loại điểm Nutric Score của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (Trang 56)
Bảng 3.4  Đánh giá suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.4 Đánh giá suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (Trang 57)
Bảng 3.5 Các chỉ số liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của bệnh nhân - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.5 Các chỉ số liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của bệnh nhân (Trang 58)
Bảng 3.6 Chế độ ăn và sự thay đổi chế độ ăn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.6 Chế độ ăn và sự thay đổi chế độ ăn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn (Trang 59)
Bảng 3.7. Phân loại SDD theo chỉ số hoá sinh của bệnh nhân nhiễm - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.7. Phân loại SDD theo chỉ số hoá sinh của bệnh nhân nhiễm (Trang 61)
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và nguy cơ suy dinh dƣỡng - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và nguy cơ suy dinh dƣỡng (Trang 62)
Bảng 3.8. Trung bình thời gian thở máy, nằm ICU và nằm viện của bệnh - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.8. Trung bình thời gian thở máy, nằm ICU và nằm viện của bệnh (Trang 62)
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa giới tính và nguy cơ suy dinh dƣỡng của - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa giới tính và nguy cơ suy dinh dƣỡng của (Trang 64)
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tiền căn và nguy cơ suy dinh dƣỡng của - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tiền căn và nguy cơ suy dinh dƣỡng của (Trang 65)
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa tình trạng loét tì đè và nguy cơ suy dinh - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa tình trạng loét tì đè và nguy cơ suy dinh (Trang 67)
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tình trạng teo cơ và nguy cơ suy dinh - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tình trạng teo cơ và nguy cơ suy dinh (Trang 69)
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tình trạng teo mỡ dưới da và nguy cơ suy - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tình trạng teo mỡ dưới da và nguy cơ suy (Trang 71)
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tình trạng phù và nguy cơ suy dinh dƣỡng - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tình trạng phù và nguy cơ suy dinh dƣỡng (Trang 72)
Bảng 3.17 Chỉ số hoá sinh và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.17 Chỉ số hoá sinh và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân (Trang 73)
Bảng 3.18 Thời gian nằm viện trước đó, thở máy, nằm ICU, thời gian nằm viện và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.18 Thời gian nằm viện trước đó, thở máy, nằm ICU, thời gian nằm viện và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (Trang 75)
Bảng 3.19 Kết cục và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 3.19 Kết cục và nguy cơ suy dinh dƣỡng của bệnh nhân nhiễm (Trang 77)
Bảng 4.2. Bảng so sánh nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu khác về - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
Bảng 4.2. Bảng so sánh nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu khác về (Trang 83)
Phụ lục 1: Bảng điểm SOFA - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
h ụ lục 1: Bảng điểm SOFA (Trang 114)
Phụ lục 3: Bảng SGA - tỷ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa hồi sức tích cực
h ụ lục 3: Bảng SGA (Trang 117)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w