1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt

154 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học Gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Tác giả Võ Ngọc Huy Thông
Người hướng dẫn PGS. TS. Phạm Ngọc Hoa, TS. Phạm Thái Hưng
Trường học Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh
Thể loại Luận văn Bác sĩ nội trú
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 3,73 MB

Nội dung

Do đó,phân loại chính xác độ ác tính của khối u dựa vào sự khác biệt điểm Gleasoncủa các nhóm nguy cơ là cần thiết khi lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.Các báo cáo gần đây cho thấy nh

Trang 1

VÕ NGỌC HUY THÔNG

TƯƠNG QUAN GIỮA HỆ SỐ KHUẾCH TÁN BIỂU KIẾN TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN VỚI ĐIỂM MÔ HỌC GLEASON TRONG UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

Trang 2

VÕ NGỌC HUY THÔNG

TƯƠNG QUAN GIỮA HỆ SỐ KHUẾCH TÁN BIỂU KIẾN TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ KHUẾCH TÁN VỚI ĐIỂM MÔ HỌC GLEASON TRONG UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳcông trình nào

Tác giả

Võ Ngọc Huy Thông

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv

DANH MỤC CÔNG THỨC vi

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4

1.1 Giải phẫu tuyến tiền liệt 4

1.2 Ung thư tuyến tiền liệt 9

1.3 Cộng hưởng từ tuyến tiền liệt 29

1.4 Tình hình nghiên cứu 34

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Đối tượng nghiên cứu 37

2.2 Phương pháp nghiên cứu 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55

3.1 Đặc điểm kết quả giải phẫu bệnh 55

3.2 Đặc điểm tuổi 57

3.3 Đặc điểm giá trị PSA 60

3.4 Đặc điểm thể tích tuyến tiền liệt 72

3.5 Đặc điểm vị trí tổn thương 75

3.6 Đặc điểm kích thước tổn thương 76

3.7 Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ khuếch tán 79

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 94

Trang 5

4.1 Đặc điểm kiết quả giải phẫu bệnh 94

4.2 Đặc điểm tuổi 96

4.3 Đặc điểm giá trị PSA 98

4.4 Đặc điểm thể tích tuyến tiền liệt 100

4.5 Đặc điểm vị trí tổn thương 101

4.6 Đặc điểm kích thước tổn thương 102

4.7 Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ khuếch tán 104

KẾT LUẬN 115

KIẾN NGHỊ 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT

Hình ảnh cộng hưởng từ Magnetic resonance imaging (MRI)Cộng hưởng từ đa thông số Multiparametric MRI (mMRI)

Bản đồ hệ số khuếch tán biểu kiến Apparent diffusion coefficient map

(ADC map)Hình cộng hưởng từ động học bắt

Prostate specific antigen (PSA)

Siêu âm qua ngã trực tràng Transrectal Ultrasonography (TRUS)Ung thư biểu mô tuyến tiền liệt Prostate adenocarcinoma

Ủy ban liên hợp về ung thư Hoa Kỳ American Joint Committee on Cancer

(AJCC)

Hệ thống dữ liệu và báo cáo kết

quả hình ảnh tuyến tiền liệt

Prostate imaging reporting and datasystem (PI-RADS)

Diện tích dưới đường cong Area under the curve (AUC)

Thăm khám tuyến tiền liệt bằng

ngón tay qua ngã trực tràng

Digital rectal examination (DRE)

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVĐHYD Bệnh viện Đại học Y dược

HSKTBK Hệ số khuếch tán biểu kiến

HSKTBKTB Hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình

HSKTtt Hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình của khối u

HSKTđc Hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình của vùng mô lành

đối chiếutsHSKT Tỉ số giữa hệ số khuếch tán trung bình của khối u và hệ số

khuếch tán trung bình của vùng mô lành đối chiếu

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại TNM 21

Bảng 1.2 Giai đoạn theo TNM 22

Bảng 1.3 Lựa chọn điều trị theo nguy cơ 25

Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu 41

Bảng 3.1 Mô tả đặc điểm các giá trị HSKTBK theo phân vùng 79

Bảng 3.2 Tương quan Spearman giữa các số đo HSKTBK và điểm Gleason, theo vị trí tổn thương 83

Bảng 3.3 Tương quan giữa các giá trị so với điểm Gleason 83

Bảng 4.1 So sánh tỉ lệ phân bố các nhóm điểm Gleason 95

Bảng 4.2 So sánh tuổi, PSA, thể tích tuyến tiền liệt trong các nghiên cứu 96

Bảng 4.3 Phân bố tỉ về thể tích và bệnh học của tuyến tiền liệt theo vùng 101 Bảng 4.4 So sánh phân bố vị trí của ung thư tuyến tiền liệt của các nghiên cứu 102

Bảng 4.5 Bảng so sánh cách đặt ROI của các nghiên cứu 103

Bảng 4.6 Bảng so sánh hệ số tương quan giữa các chỉ số HSKTBK với điểm Gleason và các giá trị phân biệt hai nhóm Gleason 6, >6 trong các nghiên cứu 106

Bảng 4.7 Bảng so sánh tương quan với Gleason và giá trị trong phân biệt các nhóm Gleason của các chỉ số 112

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố điểm mô học Gleason 55

Biểu đồ 3.2 Phân bố dạng mô học Gleason 56

Biểu đồ 3.3 Phân bố tuổi 57

Biểu đồ 3.4 Tương quan giữa tuổi bệnh nhân và điểm Gleason 58

Biểu đồ 3.5 Phân bố tuổi theo nhóm điểm Gleason 6 và >6 59

Biểu đồ 3.6 Phân bố giá trị nồng độ PSA máu 60

Biểu đồ 3.7 Tương quan giữa giá trị PSA và điểm Gleason 61

Biểu đồ 3.8 Phân bố giá trị nồng độ PSA máu hai nhóm Gleason 6 và >6 62

Biểu đồ 3.9 Đường cong ROC của nồng độ PSA máu trong phân biệt hai nhóm bệnh nhân Gleason 6 và >6 63

Biểu đồ 3.10 Phân bố giá trị nồng độ PSA máu của hai nhóm Gleason ≤ 7(3+4) và Gleason ≥ 7(4+3) 64

Biểu đồ 3.11 Đường cong ROC của nồng độ PSA máu trong phân biệt hai nhóm bệnh nhân Gleason ≤ 7(3+4) và Gleason ≥ 7(4+3) 65

Biểu đồ 3.12 Phân bố giá trị đậm độ PSA 66

Biểu đồ 3.13 Tương quan giữa giá trị đậm độ PSA và điểm Gleason 67

Biểu đồ 3.14 Phân bố giá trị đậm độ PSA của hai nhóm Gleason 6 và >6 68

Biểu đồ 3.15 Đường cong ROC của đậm độ PSA trong phân biệt hai nhóm bệnh nhân Gleason 6 và >6 69

Biểu đồ 3.16 Phân bố giá trị đậm độ PSA của hai nhóm Gleason ≤ 7(3+4) và ≥ 7(4+3) 70

Biểu đồ 3.17 Đường cong ROC của đậm độ PSA trong phân biệt hai nhóm bệnh nhân Gleason ≤ 7(3+4) và ≥ 7(4+3) 71

Biểu đồ 3.18 Phân bố thể tích tuyến tiền liệt 72

Biểu đồ 3.19 Tương quan giữa thể tích tuyến tiền liệt và điểm Gleason 73

Biểu đồ 3.20 Phân bố thể tích tuyến tiền liệt ở hai nhóm bệnh nhân có điểm Gleason 6 và >6 74

Biểu đồ 3.21 Vị trí tổn thương tuyến tiền liệt 75

Biểu đồ 3.22 Biểu đồ phân bố diện tích vùng ROI của tổn thương 76

Trang 10

Biểu đồ 3.23 Tương quan giữa diện tích vùng ROI của tổn thương và điểmGleason 77Biểu đồ 3.24 Phân bố diện tích vùng ROI của tổn thương ở hai nhóm bệnhnhân có điểm Gleason 6 và >6 78Biểu đồ 3.25 Tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình của tổnthương và điểm Gleason 81Biểu đồ 3.26 Tương quan giữa tỉ số hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình củatổn thương và điểm Gleason 82Biểu đồ 3.27 Hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình của tổn thương theonhóm Gleason 6 và Gleason >6 85Biểu đồ 3.28 Tỉ số hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình theo nhóm Gleason

6 và Gleason >6 86Biểu đồ 3.29 Đường cong ROC phân biệt hai nhóm Gleason 6 và Gleason >6của các chỉ số 87Biểu đồ 3.30 Hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình của tổn thương theonhóm Gleason ≤ 7(3+4) và Gleason ≥ 7(4+3) 89Biểu đồ 3.31 Tỉ số hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình theo nhóm Gleason

≤ 7(3+4) và Gleason ≥ 7(4+3) 90Biểu đồ 3.32 Đường cong ROC phân biệt hai nhóm Gleason ≤ 7(3+4) vàGleason ≥ 7(4+3) của các chỉ số 91

Trang 11

DANH MỤC CÔNG THỨC

Công thức 2.1: Công thức tính cỡ mẫu ước lượng hệ số tương quan (r) 38

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình thể ngoài và liên quan của tuyến tiền liệt 4

Hình 1.2 Mô hình giải phẫu tuyến tiền liệt 6

Hình 1.3 Bản đồ định khu tuyến tiền liệt theo PI-RADS phiên bản 2.1 7

Hình 1.4 Phân bố mạch máu tuyến tiền liệt 9

Hình 1.5 Trục nội tiết androgen 12

Hình 1.6 Sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngã trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm 16

Hình 1.7 Độ mô học của ung thư tuyến tiền liệt 17

Hình 1.8 Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc 24

Hình 1.9 Hình ảnh cộng hưởng từ tuyến tiền liệt bình thường 31

Hình 1.10 Giải phẫu tuyến tiền liệt trên mặt phẳng axial trên T2W 32

Hình 1.11 A Mặt phẳng sagital; B Mặt phẳng coronal 32

Hình 1.12 Ung thư tuyến tiền liệt vùng ngoại biên 33

Hình 1.13 Ung thư tuyến tiền liệt vùng chuyển tiếp 34

Hình 2.1 Sơ đồ sinh thiết tuyến tiền liệt 41

Hình 2.2 Minh họa sơ đồ sinh thiết bệnh nhân B.V.S trong nghiên cứu 45

Hình 2.3 Minh họa cách đo thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân B.V.S trong nghiên cứu 47

Hình 2.4 Minh họa cách xác định tín hiệu tổn thương nghi ngờ trên các hình cộng hưởng từ của bệnh nhân B.V.S trong nghiên cứu 47

Hình 2.5 Minh họa cách chọn lát hình có diện tích u lớn nhất của bệnh nhân B.V.S trong nghiên cứu 48

Hình 2.6 Minh họa cách đặt ROIs HSKTBKTB và kích thước tổn thương của bệnh nhân B.V.S trong nghiên cứu 50

Hình 2.7 Minh họa cách đặt ROIs HSKTBKTB mô lành đối chứng của bệnh nhân B.V.S trong nghiên cứu 51

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 54

Trang 14

MỞ ĐẦU

Ung thư tuyến tiền liệt là loại bệnh lý ác tính thường gặp thứ hai ở (sau ungthư phổi) và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm trong tất cả cácloại ung thư ở nam giới theo GLOBOCAN 20201 Tại Mỹ, hàng năm khoảng234.000 người được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt và trên 30.000 người tửvong do bệnh lý này2 Số liệu thống kê tại Châu Âu ghi nhận trên 300.000trường hợp ung thư tuyến tiền liệt mỗi năm và 25% trong số đó là các trườnghợp bệnh mới phát hiện3 Ở Việt Nam, theo thống kê của GLOBOCAN năm

20201, mỗi năm có khoảng 6.248 ca mắc ung thư tuyến tiền liệt mới, chiếm6.3% trong các loại ung thư được chẩn đoán

Đánh giá mức độ ác tính là chìa khóa quan trọng trong điều trị ung thưtuyến tiền liệt Điểm Gleason cao (≥7) cho thấy gia tăng độ ác tính cũng nhưnguy cơ khối u tiến triển tại chỗ và di căn xa với tiên lượng xấu (ung thư có ýnghĩa lâm sàng)4,5

Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ung thưtuyến tiền liệt với mức độ ác tính thấp có điểm Gleason ≤6 (không có ý nghĩalâm sàng), hiếm khi tiến triển đến giai đoạn muộn dẫn đến tử vong6 Do đó,phân loại chính xác độ ác tính của khối u dựa vào sự khác biệt điểm Gleasoncủa các nhóm nguy cơ là cần thiết khi lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.Các báo cáo gần đây cho thấy nhóm điểm Gleason 7(3+4) và Gleason 7(4+3)

có tiên lượng rất khác nhau7-9

, một số bệnh nhân điểm Gleason 7(3+4) vớimột thể tích nhỏ thành phần độ Gleason 4 có thể được phân loại và điều trịnhư nhóm ung thư không có ý nghĩa lâm sàng10-12

.Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) thường được sử dụng rất phổbiến trong bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù vai trò của dấu ấn sinh họcnày trong việc tầm soát bệnh còn nhiều bàn cãi do có độ nhạy cao nhưng độ

Trang 15

đặc hiệu thấp13

Để cải thiện khả năng chẩn đoán của PSA, một số chỉ số nhưmật độ PSA đã được sử dụng gần đây14 Nồng độ PSA trước điều trị cao chothấy liên quan với khối u có thể tích lớn, độ ác tính cao cũng như ở giai đoạnlâm sàng muộn15-17

Cộng hưởng từ mà đặc biệt là cộng hưởng từ đa thông số là kỹ thuật khôngxâm lấn được chứng minh có vai trò rất lớn trong bệnh lý ung thư tuyến tiềnliệt Vai trò của cộng hưởng từ ngày càng được mở rộng, không chỉ bao gồmđánh giá giai đoạn ung thư mà còn có thể phát hiện tổn thương nghi ngờ, định

vị tổn thương chỉ điểm cho sinh thiết, phân tầng nguy cơ bệnh nhân giúp chocác bác sĩ niệu khoa có kế hoạch điều trị cũng như là một phương tiện dùng

để theo dõi sau điều trị18,19,20

Trong các chuỗi xung của cộng hưởng từ đathông số, cộng hưởng từ khuếch tán với thời gian thu hình ngắn và sự tươngphản cao giữa mô u và mô lành, là một công cụ mạnh mẽ giúp thăm dò cấutrúc mô ở mức độ tế bào20,21

Giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến của cộng hưởng từ khuếch tán cung cấpthông tin định lượng các đặc điểm khối u, gián tiếp đo lường mức độ ác tính,giúp phân tầng nguy cơ trong quản lý bệnh nhân ung thư tuyến tiềnliệt19,22,23,24 Hơn nữa, giá trị HSKTBK khối u có thể là một chỉ số hữu ích chothấy sự tiến triển của khối u, có tiềm năng trong việc theo dõi các bệnh nhânthỏa tiêu chí điều trị trì hoãn24,25,26

Gần đây, một vài nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận có sự tương quannghịch giữa giá trị HSKTBK với điểm mô học Gleason trong ung thư tuyếntiền liệt27-32 Mặc dù giá trị HSKTBK có thể ước lượng được mức độ ác tínhcủa khối u, tuy nhiên, vẫn còn một sự dao động lớn giữa các giá trị HSKTBKcủa các khối u có cùng một điểm Gleason19 Hơn nữa, ở Việt Nam, chưa cónghiên cứu nào có hệ thống đề cập đến giá trị của HSKTBK trong việc đánh

Trang 16

giá nguy cơ của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt gián tiếp thông qua sựtương quan của HSKTBK so với điểm mô học Gleason Do đó, chúng tôi thựchiện đề tài “Tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từkhuếch tán với điểm mô học Gleason trong ung thư tuyến tiền liệt” với cácmục tiêu:

1 Xác định sự tương quan giữa các chỉ số HSKTBK trên cộng hưởng từkhuếch tán so với điểm mô học Gleason trong ung thư tuyến tiền liệt

2 Xác định giá trị của các chỉ số HSKTBK trong việc dự đoán độ ác tínhcủa ung thư tuyến tiền liệt

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 GIẢI PHẪU TUYẾN TIỀN LIỆT

1.1.1 Vị trí, liên quan và hình thể ngoài

Hình 1.1 Hình thể ngoài và liên quan của tuyến tiền liệt

“Nguồn: Netter F.H., Atlas Human Anatomy, 2019” 33

Tuyến tiền liệt là một cơ quan gồm mô tuyến, cơ và sợi, nằm trên hoànhchậu hông, dưới bàng quang, sau xương mu, giữa hai cơ nâng hậu môn vàtrước trực tràng (Hình 1.1) Mặt sau trên, tuyến tiền liệt nằm gần ống phóngtinh và túi tinh, ngăn cách với trực tràng bởi lớp cân Denonvilliers và mộtphần túi cùng Douglas34

Tuyến tiền liệt ôm quanh một phần niệu đạo sau dài khoảng 2,5 cm Được

cố định bằng dây chằng mu - tuyến tiền liệt ở phía trên và hoành niệu dục ởphía sau Ống phóng tinh xuyên qua tuyến tiền liệt từ mặt sau, đi chếch lên đổ

Trang 18

vào ụ núi ở niệu đạo tiền liệt tuyến gần cơ thắt niệu đạo Tuyến nặng khoảng

12 - 20 gram, trung bình kích thước đường kính ngang lớn nhất khoảng 4 cm,đường kính trước sau là 2,5 cm và đường kính trên dưới là 3 cm34

1.1.2 Các vùng giải phẫu tuyến tiền liệt

Từ đầu thế kỷ 20, đã có một số mô hình giải phẫu tuyến tiền liệt được đưa

ra, nhưng đến năm 1981, MC Neal đưa ra cách chia tuyến tiền liệt mới, đượcchấp nhận rộng rãi thay thế cho mô hình của các tác giả trước đây35 Mô hìnhnày chia tuyến tiền liệt làm 3 vùng: vùng chuyển tiếp, vùng ngoại vi và vùngtrung tâm (Hình 1.2) Mỗi vùng có cấu trúc và xu hướng mắc bệnh khác nhau

Vùng chuyển tiếp chiếm khoảng 5% thể tích tuyến tiền liệt bình thường,

nằm khu trú quanh đoạn gần của niệu đạo tuyến tiền liệt Vùng này gồm haithuỳ nhỏ nằm hai bên của niệu đạo Các tuyến của vùng này là nguồn gốc tạo

ra quá sản tuyến tiền liệt lành tính Khoảng 15 - 20% ung thư tuyến tiền liệtphát triển tại vùng này

Vùng trung tâm chiếm khoảng 25% thể tích tuyến tiền liệt bình thường,

nằm ở phần đáy của tuyến tiền liệt, bao quanh các ống phóng tinh kéo dài từđáy tuyến tới phần đỉnh của ụ núi Khoảng 10% ung thư tuyến tiền liệt xuấthiện tại vùng trung tâm

Vùng ngoại vi chiếm khoảng 70% thể tích tuyến tiền liệt bình thường, bao

quanh cả vùng trung tâm và vùng chuyển tiếp tại phần đáy tuyến Vùng ngoại

vi là nơi có nhiều thành phần tuyến nhất và chúng tập trung quanh đoạn niệuđạo xa Phần lớn (70 - 75%) ung thư biểu mô tuyến tiền liệt xuất hiện ở vùngngoại vi và đây cũng là vùng phổ biến cho tổn thương tân sản nội biểu mô

Trang 19

a Vùng trung tâm; b Vùng mô đệm - sợi cơ; c Vùng chuyển tiếp;

d Vùng ngoại vi; e Tuyến quanh niệu đạo

Hình 1.2 Mô hình giải phẫu tuyến tiền liệt

“Nguồn: MC Neal 1981” 35

1.1.3 Bản đồ định khu tuyến tiền liệt

Bản đồ định khu tuyến tiền liệt có mục đích là xác định vị trí giải phẫu củatổn thương, điều rất quan trọng mà các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cần phảibiết để giúp các bác sĩ niệu cũng như bác sĩ ung thư trong chẩn đoán bệnh vàlên kế hoạch điều trị Trong PI-RADS phiên bản 2.1, bản đồ định khu đượcsửa đổi bao gồm thêm hai khu vực ở vùng ngoại vi đáy tuyến: ngoại vi sautrong bên phải và trái (Hình 1.3) Với sự chỉnh sửa này, có tất cả 38 khu vựctuyến tiền liệt, cộng thêm 2 khu vực túi tinh và 1 khu vực niệu đạo màng, tổngcộng là 41 khu vực36 Tài liệu cập nhập PI-RADS tiếp tục tuân thủ nguyên tắcphân chia tuyến tiền liệt dựa trên sự phân bố về mô học cũng như là vị trí giảiphẫu nhằm mục đích mô tả tổn thương Do đó, vùng chuyển tiếp được chia

Trang 20

thành 12 khu vực với 4 khu vực ở mỗi tầng: đỉnh, giữa và đáy Tại mỗi tầng,vùng chuyển tiếp được chia thành trước và sau mỗi bên tuyến theo đườnggiữa.

Vùng ngoại vi được chia thành 18 khu vực, trước, sau ngoài, sau trong ởđáy, giữa và đỉnh tuyến Vùng ngoại vi chiếm tỉ lệ lớn hơn ở tầng giữa vàđỉnh tuyến, với sự gia tăng thành phần phía trước khi tiến gần về phía đỉnhtuyến Vùng đáy tuyến tiền liệt cũng bao gồm hai khu vực đối xứng ở giữa là

vị trí của vùng trung tâm

Hình 1.3 Bản đồ định khu tuyến tiền liệt theo PI-RADS phiên bản 2.1

Trang 21

1.1.4 Bao vỏ tuyến tiền liệt

Bao vỏ tuyến tiền liệt không phải là một bao thực sự mà do mô đệm xơ-cơcủa vùng ngoại vi đông đặc lại tạo thành Những tuyến nang tận cùng củavùng trung tâm và vùng ngoại vi có thể vươn tới lớp vỏ tuyến; trong khi cáctuyến nang của vùng chuyển tiếp lại nằm vùi trong chất mô đệm xơ-cơ phíatrước Đôi khi các nốt quá sản ở vùng chuyển tiếp đè ấn sang vùng ngoại vi và

có thể vươn tới lớp vỏ tuyến Ở phần trước tuyến, mô đệm của vỏ tuyếnthường hoà lẫn với mô đệm xơ-cơ phía trước Tại vùng đỉnh tuyến, gần nhưkhông thấy lớp vỏ tuyến, nhất là ở mặt trước bên Lớp vỏ tuyến tiền liệt làmột mốc quan trọng để đánh giá khả năng lan rộng ra ngoài tuyến của mô ungthư

1.1.5 Phân bố thần kinh, mạch máu và bạch huyết

Động mạch: tuyến tiền liệt được cấp máu bởi động mạch bàng quang dưới

và động mạch trực tràng giữa (Hình 1.4)

Tĩnh mạch: Tạo thành đám rối tĩnh mạch tiền liệt rồi đổ về tĩnh mạch chậutrong hai bên Đổ vào đám rối tĩnh mạch tiền liệt còn có tĩnh mạch mu dươngvật Có một số tĩnh mạch từ đám rối tĩnh mạch tiền liệt chạy tới đám rối tĩnhmạch nằm trước thân đốt sống và bên trong ống sống, sự tiếp nối này giúpgiải thích lý do tại sao mà một ung thư tuyến tiền liệt lại dễ lan rộng vào chậuhông và các đốt sống

Bạch mạch: Lưới bạch mạch của tuyến tiền liệt chủ yếu tập trung ở vùng

vỏ bao và mô liên kết quanh tuyến sau đó đổ chủ yếu vào các hạch chậutrong Các hạch này thường là vị trí đầu tiên của các di căn ung thư biểu môtuyến tiền liệt

Thần kinh chi phối cho tuyến tiền liệt xuất phát từ đám rối thần kinh giaocảm và phó giao cảm (đám rối chậu)

Trang 22

Hình 1.4 Phân bố mạch máu tuyến tiền liệt

“Nguồn: Netter F.H., Atlas Human Anatomy, 2019” 33

1.2 UNG THƢ TUYẾN TIỀN LIỆT

1.2.1 Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ

1.2.1.1 Dịch tễ học

Ung thư tuyến tiền liệt là loại bệnh lý ác tính thường gặp thứ hai ở nam(sau ung thư phổi) và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm trên thếgiới Theo thống kê của GLOBOCAN 2020, có 1.276.106 ca mới mắc và358.989 ca tử vong vì loại ung thư này (chiếm 3,8% nguyên nhân tử vong do

Trang 23

tất cả ung thư ở nam giới) Tại Việt Nam, ung thư tuyến tiền liệt chỉ xếp thứ 8với 3.959 ca mới mắc và tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 10 với 1873 ca1.

Xuất độ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong tăng theo tuổi với độ tuổi trung bình tạithời điểm chẩn đoán là 66 tuổi Bệnh gặp nhiều ở các nước phát triển, điềunày phản ảnh sự khác nhau trong việc sử dụng các phương tiện chẩn đoán.Mặc dù xuất độ còn cao nhưng hầu hết các trường hợp ở Âu - Mỹ đều pháthiện khi bướu còn ở giai đoạn khu trú trong tuyến tiền liệt Tỷ lệ sống còn 5năm tại Hoa Kỳ đạt 98%, ở châu Âu trong giai đoạn 2003 - 2007 là 83%37.Trong những thập kỷ qua, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc phát hiện

ra cơ chế phân tử và các yếu tố nguy cơ nhưng ung thư tuyến tiền liệt vẫn lànguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 do ung thư ở nam giớiHoa Kỳ Phần lớn ung thư tuyến tiền liệt diễn tiến chậm, do đó nam giới cóthể tránh được việc điều trị ngay lập tức bằng cách theo dõi tích cực, nếu bệnhđược phát hiện ở giai đoạn thật sớm

Chưa có bằng chứng rõ ràng nào về các biện pháp phòng ngừa ung thưtuyến tiền liệt hữu hiệu nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách cắtgiảm chế độ ăn giàu năng lượng, tăng cường rau quả và tập thể dục thườngxuyên

1.2.1.2 Yếu tố nguy cơ

Tuổi: ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng gia tăng theo tuổi, đặc biệt sau 50tuổi ở đàn ông da trắng và sau 40 tuổi ở người da đen có tiền căn gia đình.Khoảng 30% nam giới trên 50 tuổi tử vong do các bệnh lý khác có bằngchứng của ung thư tuyến tiền liệt trên mẫu tử thiết

Chủng tộc: Xuất độ ung thư tuyến tiền liệt rất khác nhau ở các chủng tộc.Tại Hoa Kỳ, con số này thấp nhất ở người Mỹ gốc Ấn/ Alaska (46,9), cao hơn

Trang 24

ở người gốc Á (52,4) và người da trắng (93,9), cao nhất ở người Mỹ gốc Phi(157,6) trên 100.000 dân Điều này có thể do sự khác biệt về điều kiện kinh tế

xã hội, môi trường sống và các yếu tố về gen

Yếu tố gia đình và gen: Ung thư tuyến tiền liệt do ảnh hưởng trực tiếp từđột biến gen chỉ chiếm 5-9% Những trường hợp thật sự do di truyền thườngkhởi phát bệnh sớm hơn 6 - 7 năm so với dân số chung với bệnh diễn tiếnhung hãn hơn Khoảng 11,8% trường hợp bệnh di căn có đột biến tế bào mầm

ở những gen điều hòa quá trình sửa chữa DNA, chẳng hạn BRCA1/2 vàHOXB13 Người mang đột biến BRCA thường có tiên lượng xấu hơn

Chế độ ăn nhiều mỡ động vật, béo phì, lười vận động có liên quan đến tăngnguy cơ ung thư tuyến tiền liệt38

1.2.2 Sinh bệnh học và diễn tiến tự nhiên

1.2.2.1 Vai trò của trục nội tiết androgen

Trục nội tiết androgen đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích các tếbào tuyến tiền liệt cũng như tế bào bướu phát triển39 Ở nam giới, testosterone

là loại androgen quan trọng nhất, được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn và mộtlượng nhỏ từ tuyến thượng thận Để trở thành dạng hoạt động, testosteronephải được chuyển hóa thành dihydro-testosterone (DHT) DHT sẽ gắn kết vớithụ thể androgen ở tế bào chất Sau đó phức hợp này đi vào bên trong nhân tếbào, kết nối với DNA để thúc đẩy quá trình sao mã và tạo ra các protein chứcnăng có tác dụng giúp cho tế bào bướu sống sót, tăng trưởng và kháng lại quátrình chết theo lập trình (apoptosis) (Hình 1.5)

Như vậy giảm lượng androgen hoặc ngăn chặn chúng xâm nhập vào tế bàogiúp kìm hãm sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt

Trang 25

DHT : dihydro-testosterone, AR :androgen receptor, ARE: androgen-response element

Hình 1.5 Trục nội tiết androgen

“Nguồn: Cung Thị Tuyết Anh, 2020” 39

1.2.2.2 Diễn tiến tự nhiên

Ung thư tuyến tiền liệt là loại bệnh diễn tiến chậm, các tế bào bướu có thểbắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 50 và gây ra triệu chứng ở độ tuổi trung bình 70,phần lớn các trường hợp tử vong sau 75 tuổi

Bướu thường đa ổ, xâm lấn vỏ bao, xâm lấn các túi tinh, cổ và đáy bàngquang, niệu đạo

Trang 26

Bướu thường di căn đến các hạch bịt, hạch quanh bàng quang, hạch hạ vị,hạch trước xương thiêng, hạch cạnh đại động mạch

Khi hạch vùng bị xâm lấn thì hầu như cũng đã có di căn xa Bệnh thường dicăn xa nhiều nhất đến xương và biểu hiện qua hình ảnh những ổ tạo xươngtăng đậm độ Bệnh cũng có thể di căn đến gan và não Phổi và mô mềm lànhững vị trí di căn hiếm gặp hơn39

1.2.3 Tầm soát

Các nghiên cứu tầm soát ung thư tuyến tiền liệt bằng PSA và khám lâmsàng đã cho thấy có độ chuyên biệt và độ tin cậy không cao38

Việc này làmgia tăng số trường hợp bị chẩn đoán quá mức, dẫn đến nguy cơ sinh thiếttuyến tiền liệt và điều trị không cần thiết Do đó, tầm soát ung thư tuyến tiềnliệt chưa trở thành chương trình y tế chính thức ở bất kỳ quốc gia nào

Mục tiêu của tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là tối ưu hóa lợi ích của xétnghiệm PSA và giảm thiểu các tác hại mà nó mang lại Hiện tại, một sốnguyên tắc đối với tầm soát loại ung thư này đã được đặt ra:

- Tầm soát được tiến hành ở nam giới trên 50 tuổi Không tầm soát PSAcho những trường hợp không triệu chứng và có kỳ vọng sống còn ngắn Vìvậy, đàn ông trên 75 tuổi chỉ nên tầm soát trong một số tình huống đặc biệt,chẳng hạn PSA đo trước tuổi 70 cao hơn trị số trung bình theo tuổi, hoặc cótình trạng sức khỏe rất tốt

- Nếu PSA < 1 ng/ml, có thể giãn cách thời gian tầm soát, chẳng hạn mỗi 5năm, và kết thúc tầm soát lúc 60 tuổi nếu lúc này PSA vẫn duy trì ở mức thấphơn 1 ng/ml Đối với trường hợp PSA cao hơn so với độ tuổi nhưng thấp hơnngưỡng cần sinh thiết, cần phải được tư vấn về nguy cơ và việc tầm soát cầnđược tiến hành thường xuyên hơn Chỉ định sinh thiết không đơn thuần dựa

Trang 27

vào PSA, mà cần phối hợp với các thông tin về động học PSA, độ tuổi, tiềncăn gia đình, chủng tộc, tình trạng sức khỏe và ý kiến của bệnh nhân.

- Đừng điều trị cho những người không cần điều trị Phần lớn những trườnghợp ung thư tuyến tiền liệt phát hiện qua tầm soát không cần điều trị ngay lậptức, mà chuyển qua chiến lược theo dõi tích cực

Một số ít trường hợp phát hiện bệnh khi được cắt đốt tuyến tiền liệt qua ngãnội soi niệu đạo vì những tăng sản lành tính gây tắc nghẽn đường tiểu

Khi đã có triệu chứng lâm sàng thì bệnh thường đã ở giai đoạn tiến triển,bao gồm những biểu hiện của rối loạn thói quen đi tiểu: tiểu ngập ngừng, tiểuvội, tiểu đêm, tiểu nhỏ giọt, dòng nước tiểu yếu hay tiểu máu cuối dòng

Sự xuất hiện đột ngột và diễn tiến nhanh chóng những triệu chứng tắcnghẽn đường tiểu ở nam giới độ tuổi trung niên trở lên, cũng gợi ý khả năngbệnh

Khi đã di căn xa, bệnh có thể biểu hiện qua triệu chứng: đau lưng, đau vùngchậu, đau xương Sự xuất hiện đột ngột những triệu chứng thần kinh như yếuliệt hai chân, tiểu không tự chủ gợi ý bệnh di căn đến cột sống và chèn ép tủy

Trang 28

Thăm khám

Thực hiện thăm khám trực tràng bằng ngón tay để đánh giá tuyến tiền liệt,ghi nhận các nhân và tính chất cứng chắc của tổn thương Ngoài ra cần phảiđánh giá sự bất thường của túi tinh và rãnh giữa Bệnh thường biểu hiện quanhững tổn thương nhân trong mô tuyến, có mật độ cứng chắc và không đau.Tuy nhiên khám tuyến tiền liệt bình thường cũng không được loại trừ ung thưtuyến tiền liệt

Khám hạch bẹn, hạch trên đòn đánh giá khả năng di căn hạch, mặc dù đây

là những vị trí di căn ít gặp

Đánh giá những vị trí có thể cho di căn xa, đặc biệt hệ xương Cần chú ýcác triệu chứng đau nhức xương, các triệu chứng thần kinh và dấu hiệu chèn

ép tủy sống39

1.2.4.2 Chẩn đoán giải phẫu bệnh

Sinh thiết tuyến tiền liệt: là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định ung

thư tiền liệt tuyến với các vai trò:

- Chẩn đoán xác định ung thư tuyến tiền liệt với bằng chứng mô bệnh học

- Xác định mức độ ác tính thông qua thang điểm Gleason, có xâm lấnquanh thần kinh hoặc xâm lấn vỏ bao hay không (đặc điểm này hiếm quan sátthấy trên mẫu sinh thiết)

- Độ lan rộng của bướu trong tuyến tiền liệt: số lượng lõi sinh thiết dươngtính trên tổng số lõi

Trang 29

Hình 1.6 Sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngã trực tràng dưới hướng dẫn

siêu âm

“Nguồn: Cung Thị Tuyết Anh, 2020” 39

Số lượng mẫu sinh thiết được đề xuất 12: 2 mẫu vùng đáy, 2 mẫu vùngđỉnh và 2 mẫu ở giữa cho mỗi bên thùy của tuyến tiền liệt Sinh thiết qua ngãtrực tràng, dưới hướng dẫn của siêu âm và gây tê tại chỗ Trước ngày sinhthiết cần chuẩn bị đại tràng sạch và uống kháng sinh dự phòng

Các biến chứng có thể gặp sau sinh thiết bao gồm: đau vùng chậu, tiểumáu, nhiễm trùng, đi cầu ra máu, xuất tinh máu Các triệu chứng này thườngnhẹ và không cần can thiệp ngoại khoa

Trong khoảng 5% trường hợp, ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện khithực hiện cắt đốt tiền liệt tuyến qua ngã niệu đạo (TURP: TransurethralResection of the Prostate) do tăng sản lành tính

Giải phẫu bệnh

Trên 95% là carcinôm tuyến tiền liệt, thường xuất phát từ vùng ngoại vicủa tuyến Các loại giải phẫu bệnh khác ít gặp khác bao gồm carcinôm tế bàonhỏ, carcinôm dạng nhầy, carcinôm tế bào đáy, sarcôm

Trang 30

Thang điểm Gleason

Độ mô học của bướu có ảnh hưởng lớn đến đặc tính sinh học của dạngcarcinôm tuyến Bướu có độ mô học thấp có thể khu trú trong mô tuyến trongsuốt một thời gian dài Độ mô học của bướu là yếu tố tiên lượng quan trọng.Bướu có độ mô học cao thường di căn hạch và di căn xa Hiện nay, thangđiểm Gleason là hệ thống đánh giá độ mô học thường được sử dụng nhất(Hình 1.7) Thang điểm Gleason chỉ dựa vào hình thái và cấu trúc tuyến chứkhông dựa vào đặc điểm nhân, do đó chỉ cần quan sát vi thể ở độ phóng đại

40 và 100 Chính vì thế, thang điểm này rất dễ áp dụng Gleason chia thành 5mức độ Những bướu có độ biệt hoá rõ được xếp vào độ 1 và những bướu có

độ biệt hóa kém nhất được xếp vào độ 540

Hình 1.7 Độ mô học của ung thƣ tuyến tiền liệt

“Nguồn: Iczkowski KA, 2021” 40

Trang 31

Gleason nhận thấy có nhiều độ mô học trên cùng một bướu, cách tính điểmGleason bằng cách cộng hai độ mô học với nhau.

- Trên mẫu sinh thiết lõi kim

Điểm Gleason = Độ mô học chiếm tỷ lệ nhiều nhất + Độ mô học cao nhất

- Trên mẫu phẫu thuật tuyến tiền liệt tận gốc

Điểm Gleason = Độ mô học chiếm tỷ lệ nhiều nhất + Độ mô học chiếm tỷ

lệ nhiều thứ 2 Nếu có vùng độ mô học cao hơn nhưng chỉ chiếm tỷ lệ < 5%thì sẽ ghi thêm là “kèm tỷ lệ nhỏ độ …” Ví dụ: Độ Gleason 3 = 96% và độ 4

= 4%, thì điểm Gleason sẽ được ghi là “Gleason 6 (3+3) kèm tỷ lệ nhỏ độ 4”.Nếu vùng có độ mô học cao này chiếm tỷ lệ ≥ 5% thì sẽ dùng độ mô học đólàm độ mô học đứng thứ hai Ví dụ: Độ Gleason 3=95% và độ 4=5%, ĐiểmGleason sẽ là 7(3+4)

Điểm Gleason 6 (3+3) tương đương với bướu có mức độ biệt hóa tốt nhất

và có tiên lượng tốt Điểm Gleason 10 (5+5) với bướu có độ biệt hóa kém vàtiên lượng xấu nhất (thường tử vong vì di căn xa) Điểm Gleason 7 có 2trường hợp (3+4) với độ 3 nổi trội và (4+3) với độ 4 nổi trội Hai trường hợpnày có mức độ bệnh hung hãn khác nhau

Năm 2016, một phân loại mới ra đời dựa trên tổng điểm Gleason, phân chiagiải phẫu bệnh tuyến tiền liệt thành 5 nhóm, tương ứng với các mức độ tiênlượng khác nhau Bảng phân loại mới này chia nhóm điểm Gleason 7 thànhhai nhóm (nhóm độ 2 và nhóm độ 3) nhấn mạnh sự khác nhau của hai nhómnày trong tiên lượng và điều trị

Nhóm độ 1 = Gleason ≤ 6

Nhóm độ 2 = Gleason 7 (3+4)

Nhóm độ 3 = Gleason 7 (4+3)

Trang 32

Nhóm độ 4 = Gleason 8 (4+4) (3+5) (5+3)

Nhóm độ 5 = Gleason 9 hoặc 10 (4+5) (5+4) (5+5)

1.2.4.3 Dấu ấn sinh học PSA

Kháng nguyên đặc hiệu cho tiền liệt tuyến (PSA: Prostate SpecificAntigen): là một enzym glycoprotein được sản xuất bởi cả mô tuyến tiền liệtbình thường và mô bướu PSA tăng trong hầu hết những trường hợp ung thưtuyến tiền liệt PSA huyết thanh được sử dụng để chẩn đoán bệnh, xác địnhmức độ lan rộng của bệnh, đánh giá đáp ứng điều trị, theo dõi sự tái phát và dicăn Vai trò của PSA trong việc tầm soát bệnh hiện còn nhiều bàn cãi Khilàm xét nghiệm PSA/ huyết thanh để tầm soát bệnh, nguy cơ ung thư tuyếntiền liệt được ghi nhận như sau:

• PSA < 4 ng/mL: "bình thường"

• 4 - 10 ng/mL: nguy cơ ung thư là 20 - 30%

• 10 - 20 ng/mL: nguy cơ ung thư là 50 - 75%

• Trên 20 ng/mL: nguy cơ ung thư đến 90%

Xét nghiệm PSA trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt có giá trị dươnggiả cao Khoảng 15% trường hợp tăng sản lành tính có tăng nồng độ PSA.Ngoài ra, PSA cũng có thể tăng trong những tình trạng viêm tuyến tiền liệt,sau thủ thuật nội soi hay phẫu thuật, nhưng không tăng sau thăm khám trựctràng Sau sinh thiết, PSA tăng tối thiểu từ 6 đến 8 tuần Một số ít trường hợpung thư tụy, tuyến nước bọt và ung thư vú được ghi nhận thấy có tăng nồng

độ PSA huyết thanh

Vì vậy để cải thiện khả năng chẩn đoán của PSA trong ung thư tiền liệttuyến, gần đây có một số khái niệm được đưa vào sử dụng: mật độ PSA, tốc

độ tăng PSA, tỷ lệ giữa PSA tự do và PSA phức hợp

Trang 33

- Đậm PSA được dùng để phân biệt tăng sản lành tính với ung thư tuyến

tiền liệt ở đàn ông có PSA tăng vừa (4-10 ng/ml) và thăm khám tuyến tiền liệtbằng ngón tay qua ngã trực tràng bình thường Ung thư làm tăng nồng độPSA / thể tích tuyến tiền liệt, cao hơn trường hợp tăng sản lành tính Như vậytrong ung thư, đậm độ PSA thường tăng Để đánh giá đậm độ PSA, lấy kếtquả PSA huyết thanh chia cho thể tích tuyến tiền liệt (ước lượng qua siêu âmtrong lòng trực tràng) Phương pháp này chưa thật sự chính xác nhưng cácnghiên cứu cho thấy khi đậm độ PSA tăng trên 0,15 báo động nguy cơ caoung thư tuyến tiền liệt

- Tốc độ tăng PSA

Nồng độ PSA tăng nhanh ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt hơn ở ngườikhông bệnh Để tính tốc độ tăng PSA một cách hiệu quả, cần đo PSA ít nhất 3lần trong thời gian 2 năm Các nghiên cứu cho thấy khoảng 70% nam giới cótốc độ tăng PSA ≥ 0,75/ml mỗi năm, có ung thư khi PSA ban đầu của họtrong khoảng 4-10 ng/ml Nếu tốc độ tăng PSA < 0,75/ml mỗi năm, chỉkhoảng 50% có ung thư Xét nghiệm này nhằm xác định có nên sinh thiết lạituyến tiền liệt khi nồng độ PSA trong khoảng 4-10 ng/ml và sinh thiết trước

đó âm tính

- Tỷ lệ % giữa PSA tự do và PSA phức hợp

PSA tự do là PSA không gắn kết với protein

Tỉ lệ % PSA tự do = ự ự x 100%

Bệnh nhân ung thư tuyền tiền liệt có tỷ lệ % PSA tự do thấp hơn so với ngườikhông bệnh Nguy cơ ung thư tăng khi tỷ lệ này từ 25% trở xuống Đo tỷ lệ %PSA tự do có thể giúp loại trừ việc sinh thiết không cần thiết ở đàn ông cónồng độ PSA trong khoảng 4-10 ng/ml

Trang 34

1.2.4.4 Chẩn đoán độ lan rộng của bệnh

MRI vùng chậu: MRI ưu thế hơn CT về độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc

đánh giá bướu xâm lấn khỏi vỏ bao và xâm lấn túi tinh MRI cũng giúp ướclượng chính xác kích thước và hình dạng tuyến tiền liệt, xâm lấn bó mạchthần kinh kế cận, cơ vòng niệu đạo, xâm lấn cổ bàng quang Những điều nàylàm MRI trở thành công cụ hữu dụng đánh giá những trường hợp trước phẫuthuật

Xạ hình xương: đánh giá di căn xương Với những trường hợp PSA < 10

ng/ml, không có đau xương, tỷ lệ di căn xương trên xạ hình xương <1% KhiPSA ở khoảng 10 – 50 ng/ml và > 50ng/ml, tỷ lệ xạ hình xương dương tínhlần lượt là 10% và 50% Do đó, xạ hình xương chỉ được chỉ định khi bệnhnhân được xếp vào nhóm nguy cơ trung bình, cao

CT scan ngực, bụng, chậu: phát hiện di căn hạch, xương, các di căn ít

gặp

1.2.4.5 Xếp giai đoạn TNM (AJCC 2017)

Bảng 1.1 Phân loại TNM

T1 Bướu dưới lâm sàng (không thể phát hiện qua khám trực

tràng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh học) T1a ≤ 5% mẫu mô là ung thư, phát hiện tình cờ qua TURP T1b > 5% mẫu mô là ung thư, phát hiện tình cờ qua TURP T1c Phát hiện qua sinh thiết (do PSA tăng cao)

T2a Xâm lấn ≤ ½ của 1 thùy

T2b Xâm lấn > ½ của 1 thùy

Trang 35

T3a Xâm lấn ngoài vỏ bao (1 bên hay 2 bên)

T4 Bướu xâm nhiễm cứng hoặc xâm lấn cổ bàng quang, trực

tràng, cơ thắt ngoài hậu môn, vách chậu…

M1c Di căn những vị trí ngoài hạch, xương: gan, phổi…

Bảng 1.2 Giai đoạn theo TNM

Trang 36

Xạ trị ngoài: Với kỹ thuật xạ trị ngoài, thể tích điều trị bao gồm tuyến tiền

liệt và các cấu trúc xung quanh có nguy cơ xâm lấn, di căn Liều xạ 74 - 80

Gy cho tuyến tiền liệt và 46 Gy cho hạch chậu Với các tiến bộ về kỹ thuật xạtrị ngoài như xạ trị điều biến liều (IMRT) đã đem lại kết quả tốt cho điều trịung thư tuyến tiền liệt39

Xạ trị có thể kết hợp với liệu pháp nội tiết (kháng LHRH) đối với nhữngtrường hợp nguy cơ trung bình - cao Thời gian sử dụng kéo dài từ 6 tháng(nguy cơ trung bình) cho đến 2 - 3 năm (nguy cơ cao)

Xạ trị ngoài được chỉ định trong các trường hợp:

- Xạ trị triệt để

- Xạ trị bổ túc sau phẫu thuật đối với những trường hợp nguy cơ cao: diệncắt dương tính, xâm lấn vỏ bao, xâm lấn túi tinh

Trang 37

- Xạ trị cứu vớt cho bệnh nhân tái phát sinh học sau phẫu thuật

Xạ trị trong: nguồn phóng xạ được đặt vào trong mô tuyến tiền liệt dưới

gây mê hoặc gây tê tủy sống Các nguồn phóng xạ thường sử dụng là Iod 125hoặc Iridium 192 Xạ trị trong chỉ được áp dụng cho những trường hợp nguy

cơ thấp Đối với những trường hợp nguy cơ trung bình - cao, cần phối hợp xạtrị trong và xạ trị ngoài

Phẫu thuật: Phẫu thuật tiêu chuẩn dành cho những trường hợp nguy cơ

trung bình, cao bao gồm cắt tuyến tiền liệt tận gốc, túi tinh và nạo hạch chậu.Nạo hạch chậu khi nguy cơ di căn hạch trên 2% (theo toán đồ Briganti) Cóthể thực hiện bằng mổ mở hoặc mổ nội soi, mổ robot Vì nguy cơ biến chứngcao, phẫu thuật chỉ nên chỉ định cho những trường hợp không có bệnh lý nộikhoa nặng Ngoài các biến chứng ngoại khoa chung, phẫu thuật tuyến tiền liệt

có thể gây đi tiểu không kiểm soát và rối loạn cương dương

Ưu điểm của phẫu thuật là có thể lấy hết mô tuyến tiền liệt, giúp dễ dàngtheo dõi bằng PSA sau điều trị

Hình 1.8 Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc

“Nguồn: Cung Thị Tuyết Anh, 2020” 39

Trang 38

Theo dõi tích cực là một trong những lựa chọn cho bệnh nhân nguy cơ

thấp có ước vọng sống còn trên 10 năm Do những trường hợp này bệnh tiếntriển rất chậm và bệnh nhân có thể tránh được các tác dụng phụ do điều trịgây nên

Trong quá trình theo dõi, cần xét nghiệm PSA mỗi 6 tháng trong suốt 18tháng Nếu PSA tăng lên, cần xem xét sinh thiết lại tuyến tiền liệt Nếu bệnhnhân có chuyển nguy cơ cao hơn thì bắt đầu tiến hành điều trị triệt để

1.2.5.2 Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp điều trị

Lựa chọn điều trị cần cân nhắc dựa vào các nguyên tắc sau38:

- Nhóm nguy cơ

- Kỳ vọng sống thêm (theo EAU 2008)

- Nguyện vọng của bệnh nhân

- Phương tiện sẵn có

- Ích lợi, tác dụng phụ và chống chỉ định của các phương pháp điều trị

Bảng 1.3 Lựa chọn điều trị theo nguy cơ

Nguy cơ thấp Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao

- Theo dõi tích cực

- Phẫu thuật

- Xạ trị

-Phẫu thuật -Xạ trị + nội tiết ngắn hạn

- Theo dõi tích cực

- Xạ trị + nội tiết dài hạn

- Phẫu thuật ± nội tiết

Nhóm nguy cơ thấp: có thể theo dõi tích cực, tiến hành điều trị khi bệnhnhân có chuyển đổi nguy cơ cao hơn Lựa chọn khác bao gồm xạ trị trong,giúp ưu tiên bảo tồn chức năng tình dục và tránh được các rối loạn đườngtiểu Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt ưu tiên chỉ định cho những bệnh nhân cótriệu chứng đường tiểu Khả năng kiểm soát bệnh của các mô thức này đạtđến 90 - 95% trong 5 năm

Trang 39

Nguy cơ trung bình: Có hai lựa chọn chính là phẫu thuật và xạ trị ngoài Xạtrị ngoài cần kết hợp thêm với liệu pháp nội tiết trong 6 tháng Xạ trị trongđược chỉ định giới hạn ở những đối tượng nguy cơ trung bình “thấp” (PSA <

15 ng/ml hoặc Gleason 3+4)

Nguy cơ cao: Lựa chọn ưu tiên là xạ trị ngoài kết hợp với điều trị nội tiết từ

2 - 3 năm Phẫu thuật tận gốc, nếu lựa chọn, cần được bàn bạc kỹ lưỡng tronghội chẩn đa chuyên khoa, lưu ý đến các tình huống cần phải xạ trị và điều trịnội tiết hỗ trợ sau phẫu thuật Lựa chọn phẫu thuật có thể ưu tiên cho nhữngbệnh nhân “trẻ tuổi”

Theo dõi sau điều trị triệt để

Theo dõi bằng xét nghiệm PSA và khám lâm sàng Các phương tiện chẩnđoán hình ảnh không được chỉ định thường quy nếu không có nghi ngờ táiphát

1.2.6 Tái phát sinh học

Sau khi hoàn tất điều trị tại chỗ tại vùng, PSA tăng cao là chỉ điểm đầu tiêncủa sự tái phát Sự gia tăng PSA thường xuất hiện vài năm trước khi có dấuhiệu trên chẩn đoán hình ảnh hoặc triệu chứng lâm sàng

Gia tăng PSA nhưng không có dấu hiệu tái phát thực thể (trên hình ảnh,hoặc lâm sàng) được gọi là tái phát sinh học

Tiêu chuẩn chẩn đoán tái phát sinh học tùy thuộc vào mô thức điều trị triệt

để ban đầu41

- Sau phẫu thuật triệt để: PSA ≥ 0.2 ng/ml được xác định hai lần liên tiếp

- Sau xạ trị triệt để: PSA tăng trên 2 ng/ml so với giá trị PSA thấp nhất(nadir) bất chấp có điều trị bằng liệu pháp nội tiết hay không

Trang 40

Các yếu tố tiên lượng xấu khi có tái phát sinh học:

- Thời gian PSA tăng gấp đôi < 6 tháng

- Điểm Gleason ≥ 8

- Thời gian từ lúc điều trị tại chỗ đến lúc tái phát sinh học < 2 năm

1.2.7 Điều trị di căn xa

1.2.7.1 Liệu pháp nội tiết

Liệu pháp nội tiết là phương pháp điều trị chủ yếu cho những trường hợpbệnh tiến triển, di căn, do testosterone là yếu tố tăng trưởng chính đối vớinhững tế bào tuyến tiền liệt ác tính Điều trị liệu pháp nội tiết kéo dài có thểgây nên nhiều tác dụng phụ: bừng mặt, tăng cân, liệt dương, loãng xương vàtăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và tiểu đường

Liệu pháp này bao gồm nhiều phương pháp: phẫu thuật cắt 2 tinh hoàn,hoặc dùng thuốc đồng vận LHRH (luteinizing hormone releasing hormone) vàthuốc kháng androgen Những phương pháp này giúp giảm nhẹ triệu chứngtrong 80% trường hợp

Cắt 2 tinh hoàn: làm sụt giảm nồng độ testosterone nhanh chóng Đây là 1phương pháp điều trị hiệu quả nhưng không thể phục hồi và là lựa chọn điềutrị hàng đầu cho những giai đoạn bệnh tiến triển, di căn

Chất đồng vận LHRH: như Leuprolide (LupronTM) và Goserelin(ZoladexTM), có hiệu quả tương đương với phẫu thuật cắt 2 tinh hoàn, nhưng

có thể hồi phục

Chất đồng vận LHRH hoặc cắt hai tinh hoàn kết hợp với thuốc khángandrogen như Flutamide (EulexinTM), Bicalutamide (CasodexTM) …Phương thức ức chế androgen toàn bộ (complete androgen blockade) này chothấy có ích lợi về sống còn cho số lượng đáng kể bệnh nhân bệnh tiến triển

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: a cancer journal for clinicians. May 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CA: a cancer journal for clinicians
2. Jemal A, Siegel R, Ward E, et al. Cancer statistics, 2006. CA: a cancer journal for clinicians. Mar-Apr 2006;56(2):106-30.doi:10.3322/canjclin.56.2.106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CA: a cancer journal "for clinicians
3. Barentsz JO, Richenberg J, Clements R, et al. ESUR prostate MR guidelines 2012. European radiology. Apr 2012;22(4):746-57. doi:10.1007/s00330- 011-2377-y Sách, tạp chí
Tiêu đề: European radiology
7. Eggener SE, Scardino PT, Walsh PC, et al. Predicting 15-year prostate cancer specific mortality after radical prostatectomy. The Journal of urology.Mar 2011;185(3):869-75. doi:10.1016/j.juro.2010.10.057 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of urology
9. Pierorazio PM, Walsh PC, Partin AW, Epstein JI. Prognostic Gleason grade grouping: data based on the modified Gleason scoring system. BJU international. May 2013;111(5):753-60. doi:10.1111/j.1464- 410X.2012.11611.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: BJU "international
10. Bangma CH, Bul M, van der Kwast TH, et al. Active surveillance for low-risk prostate cancer. Critical reviews in oncology/hematology. Mar 2013;85(3):295-302. doi:10.1016/j.critrevonc.2012.07.005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical reviews in oncology/hematology
11. Park HJ, Ha YS, Park SY, et al. Incidence of upgrading and upstaging in patients with low-volume Gleason score 3+4 prostate cancers at biopsy:finding a new group eligible for active surveillance. Urologia internationalis. 2013;90(3):301-5. doi:10.1159/000345292 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Urologia "internationalis
15. Shekarriz B, Upadhyay J, Bianco FJ, Jr., et al. Impact of preoperative serum PSA level from 0 to 10 ng/ml on pathological findings and disease-free survival after radical prostatectomy. The Prostate. Aug 1 2001;48(3):136-43. doi:10.1002/pros.1092 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Prostate
17. Rodrigues G, Bae K, Roach M, et al. Impact of ultrahigh baseline PSA levels on biochemical and clinical outcomes in two Radiation Therapy Oncology Group prostate clinical trials. International journal of radiation oncology, biology, physics. Jun 1 2011;80(2):445-52.doi:10.1016/j.ijrobp.2010.02.034 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International journal of "radiation oncology, biology, physics
27. Minh TLH. Giá trị cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán ung thư tuyến "tiền liệt
28. Wu X, Reinikainen P, Vanhanen A, et al. Correlation between apparent diffusion coefficient value on diffusion-weighted MR imaging and Gleason score in prostate cancer. Diagnostic and Interventional Imaging.2017/01/01/ 2017;98(1):63-71.doi:https://doi.org/10.1016/j.diii.2016.08.009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diagnostic and Interventional Imaging
29. Jyoti R, Jain TP, Haxhimolla H, Liddell H, Barrett SE. Correlation of apparent diffusion coefficient ratio on 3.0 T MRI with prostate cancer Gleason score. European journal of radiology open. 2018;5:58-63.doi:10.1016/j.ejro.2018.03.002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European journal of radiology open
30. Manetta R, Palumbo P, Gianneramo C, et al. Correlation between ADC values and Gleason score in evaluation of prostate cancer: multicentre experience and review of the literature. Gland surgery. Sep 2019;8(Suppl 3):S216-s222. doi:10.21037/gs.2019.05.02 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gland surgery
6. Romero-Otero J, García-Gómez B, Duarte-Ojeda JM, et al. Active surveillance for prostate cancer. 2016;23(3):211-218.doi:https://doi.org/10.1111/iju.13016 Link
8. Delahunt B, Miller RJ, Srigley JR, Evans AJ, Samaratunga H. Gleason grading: past, present and future. 2012;60(1):75-86.doi:https://doi.org/10.1111/j.1365-2559.2011.04003.x Link
31. Noor Kathem Nee'ma Al-Waely AMJA-M, Zainab Kassim Wadi. Role of diffusion weighted MRI and ADC value in descrimination between low versus intermediate and high Gleason scores in peripheral zone prostate cancer. 2021;doi:https://doi.org/10.5281/zenodo.4424411 Link
35. McNeal JE. The zonal anatomy of the prostate. 1981;2(1):35-49. doi:https://doi.org/10.1002/pros.2990020105 Link
38. Mottet N vdBR, Brier E. The European Association of Urology (EAU) Guidelines on Prostate Cancer. https://uroweb.org/guidelines/prostate-cancer Link
40. Iczkowski K. Gleason grading. PathologyOutlines.com website. Updated 20 August 2021.https://www.pathologyoutlines.com/topic/prostategrading.html Link
44. MT N. Prostate cancer. Radiopedia.org. Updated 16 May 2022. https://radiopaedia.org/articles/prostate-cancer-3 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Hình thể ngoài và liên quan của tuyến tiền liệt - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 1.1. Hình thể ngoài và liên quan của tuyến tiền liệt (Trang 17)
Hình 1.2. Mô hình giải phẫu tuyến tiền liệt - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 1.2. Mô hình giải phẫu tuyến tiền liệt (Trang 19)
Hình 1.3. Bản đồ định khu tuyến tiền liệt theo PI-RADS phiên bản 2.1 - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 1.3. Bản đồ định khu tuyến tiền liệt theo PI-RADS phiên bản 2.1 (Trang 20)
Hình 1.4. Phân bố mạch máu tuyến tiền liệt - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 1.4. Phân bố mạch máu tuyến tiền liệt (Trang 22)
Hình 1.5. Trục nội tiết androgen - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 1.5. Trục nội tiết androgen (Trang 25)
Hình 1.6. Sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngã trực tràng dưới hướng dẫn - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 1.6. Sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngã trực tràng dưới hướng dẫn (Trang 29)
Hình 1.8. Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 1.8. Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc (Trang 37)
1.3.2. Hình ảnh cộng hưởng từ tuyến tiền liệt bình thường - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
1.3.2. Hình ảnh cộng hưởng từ tuyến tiền liệt bình thường (Trang 44)
Hình 1.10. Giải phẫu tuyến tiền liệt trên mặt phẳng axial trên T2W - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 1.10. Giải phẫu tuyến tiền liệt trên mặt phẳng axial trên T2W (Trang 45)
Hình 1.11. A. Mặt phẳng sagital; B. Mặt phẳng coronal - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 1.11. A. Mặt phẳng sagital; B. Mặt phẳng coronal (Trang 45)
1.3.3. Hình ảnh cộng hưởng từ ung thư tuyến tiền liệt - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
1.3.3. Hình ảnh cộng hưởng từ ung thư tuyến tiền liệt (Trang 46)
Hình 1.13. Ung thƣ tuyến tiền liệt vùng chuyển tiếp - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 1.13. Ung thƣ tuyến tiền liệt vùng chuyển tiếp (Trang 47)
Hình 2.1. Sơ đồ sinh thiết tuyến tiền liệt - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 2.1. Sơ đồ sinh thiết tuyến tiền liệt (Trang 54)
Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu (Trang 54)
Hình 2.2. Minh họa sơ đồ sinh thiết bệnh nhân B.V.S trong nghiên cứu - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 2.2. Minh họa sơ đồ sinh thiết bệnh nhân B.V.S trong nghiên cứu (Trang 58)
Hình 2.3. Minh họa cách đo thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân B.V.S - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 2.3. Minh họa cách đo thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân B.V.S (Trang 60)
Hình 2.5. Minh họa cách chọn lát hình có diện tích u lớn nhất của bệnh - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 2.5. Minh họa cách chọn lát hình có diện tích u lớn nhất của bệnh (Trang 61)
Hình 2.5 minh họa cách chọn lát hình cộng hưởng từ có diện tích u lớn nhất - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 2.5 minh họa cách chọn lát hình cộng hưởng từ có diện tích u lớn nhất (Trang 62)
2.2.10. Sơ đồ nghiên cứu - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
2.2.10. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 67)
Bảng 3.1. Mô tả đặc điểm các giá trị HSKTBK theo phân vùng - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Bảng 3.1. Mô tả đặc điểm các giá trị HSKTBK theo phân vùng (Trang 92)
Bảng 3.2. Tương quan Spearman giữa các số đo HSKTBK và điểm - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Bảng 3.2. Tương quan Spearman giữa các số đo HSKTBK và điểm (Trang 96)
Bảng 4.2. So sánh tuổi, PSA, thể tích tuyến tiền liệt trong các nghiên cứu - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Bảng 4.2. So sánh tuổi, PSA, thể tích tuyến tiền liệt trong các nghiên cứu (Trang 109)
Bảng 4.7. Bảng so sánh tương quan với Gleason và giá trị trong phân biệt - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Bảng 4.7. Bảng so sánh tương quan với Gleason và giá trị trong phân biệt (Trang 125)
Hình 1. Hình ảnh cộng hưởng từ minh họa trường hợp 1 trên bệnh nhân - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 1. Hình ảnh cộng hưởng từ minh họa trường hợp 1 trên bệnh nhân (Trang 141)
Hình 2. Hình ảnh cộng hưởng từ minh họa trường hợp 2 trên bệnh nhân - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 2. Hình ảnh cộng hưởng từ minh họa trường hợp 2 trên bệnh nhân (Trang 143)
Hình 3. Hình ảnh cộng hưởng từ minh họa trường hợp 3 trên bệnh nhân - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 3. Hình ảnh cộng hưởng từ minh họa trường hợp 3 trên bệnh nhân (Trang 145)
Hình 4. Hình ảnh cộng hưởng từ minh họa trường hợp 4 trên bệnh nhân - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 4. Hình ảnh cộng hưởng từ minh họa trường hợp 4 trên bệnh nhân (Trang 147)
Hình 5. Hình ảnh cộng hưởng từ minh họa trường hợp 1 trên bệnh nhân - tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến trên cộng hưởng từ khuếch tán với điểm mô học gleason trong ung thư tuyến tiền liệt
Hình 5. Hình ảnh cộng hưởng từ minh họa trường hợp 1 trên bệnh nhân (Trang 149)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w