Bất thường hình thái hệ thống nãothất gợi ý tổn thương liên quan lưu thông dịch não tủy.5 Phân tích hình thái cấutrúc não chẳng hạn như thể tích, hình dạng và kích thước của thể chai và
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Người Việt Nam trưởng thành (≥ 18 tuổi).
Người được chụp cộng hưởng từ sọ não tại Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang Can thiệp bệnh viện đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hồ sơ và dữ liệu hình ảnh của đối tượng nghiên cứu được lưu trữ trên hệ thống lưu trữ và truyền tải của bệnh viện.
- Máy chụp cho bệnh nhân là cộng hưởng từ 1,5 Tesla (MAGNETOM Amira 1,5T, Siemens, Đức) và cộng hưởng từ 3 Tesla (MAGNETOM Lumina 3T, Siemens, Đức).
Tất cả các trường hợp bệnh lí có thể ảnh hưởng tới giải phẫu bình thường của hệ thống não thất:
- Tiền sử phẫu thuật não – não thất.
- Các bệnh lí gây ra hiệu ứng choán chỗ (u não, viêm não, dị dạng động tĩnh mạch, tụ máu dưới màng cứng, tụ máu ngoài màng cứng).
- Các bệnh lí gây ra giảm thể tích nhu mô não (Alzheimer, teo đa hệ thống – MSA, nhuyễn não, tổn thương não cũ do đột quị).
- Bệnh lí não bẩm sinh.
Tính theo công thức xác định tỉ lệ trong cộng đồng: n = Z 1−α 2 2 ⁄ d 2 p(1 − p) Trong đó: n (người): Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu α: Xác xuất sai lầm loại 1
Z: Trị số từ phân phối chuẩn, với độ tin cậy 99% thì Z 1−α 2 ⁄ =2,58 d: Sai số cho phép, chọn d=0,03 p: trị số ước đoán tỷ lệ biến thể não thất.
Bảng 2.1: Ước tính cỡ mẫu dựa trên tỉ lệ biến thể của các nghiên cứu khác nhau
Nghiên cứu Tỉ lệ biến thể p (%) n tối thiểu
Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi ước tính được cỡ mẫu tối thiểu là 494 đối tượng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Thời gian lấy mẫu nghiên cứu từ 08/2022 đến 12/2022 Địa điểm tiến hành nghiên cứu: khoa Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh.
Dựa vào cơ sở dữ liệu của bệnh viện, lập danh sách các bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ sọ não trên máy 1,5 Tesla và 3 Tesla.
Lựa chọn bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ.
2.2.3 Kỹ thuật cộng hưởng từ sọ não.
+ Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.
+ Kỹ thuật viên (KTV) chẩn đoán hình ảnh.
+ Máy cộng hưởng từ 1,5 Tesla ((MAGNETOM Amira 1,5T, Siemens, Đức) + Máy cộng hưởng từ 3 Tesla (MAGNETOM Lumina 3T, Siemens, Đức) + Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
+ Phần mềm xử lý Syngovia xử lí hình ảnh cộng hưởng từ sọ não. + Thuốc: Thuốc an thần hoặc thuốc gây mê (nếu cần).
Bệnh nhân/gia đình bệnh nhân:
+ Bệnh nhân được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp tốt với thầy thuốc. + Kiểm tra các chống chỉ định: loại trừ các dị vật kim loại, các loại thẻ từ, điện thoại di động, không có các dụng cụ cấy ghép có từ tính,…
+ Hướng dẫn bệnh nhân thay quần áo của phòng chụp CHT và tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định.
Hình 2.1: Máy MAGNETOM Lumina 3T, Siemens, Đức
Nguồn “siemens-healthineers.com/lumina”
+ Gọi bệnh nhân vào phòng chụp CHT, đối chiếu thông tin bệnh nhân và chỉ định chụp của bác sĩ lâm sàng.
+ Bệnh nhân nằm ngửa hoàn toàn, hai tay xuôi theo thân mình hoặc ngồi theo tư thế tiện lợi cho thao tác thăm khám.
+ Di chuyển bàn chụp vào khoang máy.
- Kỹ thuật: Chụp định vị (scout view).
+ Lựa chọn các chuỗi xung chẩn đoán phù hợp với mục đích thăm khám.
+ Chụp các chuỗi xung thông thường: T1W, T2W, Flair, T1_MPRAGE cho tất cả đối tượng Hướng cắt bao gồm cắt ngang (axial), đứng ngang (coronal) và đứng dọc (sagittal).
- Đọc kết quả cộng hưởng từ trên trạm Work Station với phần mềm Syngovia.
2.2.4 Định nghĩa biến số, phương pháp thu thập số liệu của biến số
Bảng 2.2: Các biến số đặc điểm chung STT Tên biến Loại biến Định nghĩa – Giá trị biến
1 Tuổi Định lượng Năm nhập viện – năm sinh. Đơn vị là tuổi.
Giới tính ghi nhận trong hồ sơ:
2.2.4.2 Đặc điểm kích thước hệ thống não thất
Các biến số BFD (bifrontal diameter - đường kính qua sừng trán hai bên), BHD (bihemispheric diameter - đường kính qua bán cầu não hai bên), tỉ số Evans được đo trên mặt cắt ngang chuỗi xung T2W đi qua não thất bên sao cho giá trị của BFD là lớn nhất.
Biến số đường kính ngang qua não thất ba được đo trên mặt cắt ngang chuỗi xung T2W đi qua não thất ba sao cho giá trị là lớn nhất.
Biến số chiều trước – sau não thất bốn và chiều rộng não thất bốn được đo trên mặt cắt ngang chuỗi xung T2W đi qua não thất bốn.
Bảng 2.3: Các biến đặc điểm kích thước hệ thống não thất STT Tên biến Loại biến Định nghĩa – Giá trị biến
BFD (bifrontal diameter): đường kính qua sừng trán hai bên Định lượng
Khoảng cách đo được lớn nhất nối phần trước sừng trán não thất bên hai bên Đơn vị là mm
(bihemispheric diameter): đường kính qua bán cầu não hai bên Định lượng
Khoảng cách đo được nối bờ ngoài thùy trán hai bên Đơn vị là mm
6 Tỉ số Evans Định lượng Tỉ số Evans = BFD/BHD
7 Đường kính ngang qua não thất ba Định lượng
Khoảng cách đo được lớn nhất giữa hai bờ ngoài não thất ba Đơn vị là mm
Chiều trước – sau não thất bốn Định lượng
Khoảng cách đo được từ bờ trước thùy nhộng và bờ sau cầu não Đơn vị là mm
Chiều rộng não thất bốn Định lượng
Khoảng cách đo được chiều ngang lớn nhất não thất bốn Đơn vị là mm
Hình 2.2: Phương pháp đo tỉ số Evans trên mặt cắt ngang chuỗi xung
A: BFD - đường kính qua sừng trán hai bên B: BHD - đường kính qua bán cầu não hai bên Tỉ số Evans = BFD/BHD.
“Nguồn: Tư liệu nghiên cứu”
Hình 2.3: Phương pháp đo đường kính ngang não thất ba trên mặt cắt ngang chuỗi xung T2W
“Nguồn: Tư liệu nghiên cứu”
Hình 2.4: Phương pháp đo chiều trước – sau não thất bốn (B) và chiều rộng não thất bốn (C) trên mặt cắt ngang chuỗi xung T2W
“Nguồn: Tư liệu nghiên cứu”
2.2.4.3 Đặc điểm một số biến thể hệ thống não thất
Bảng 2.4: Các biến đặc điểm biến thể hệ thống não thất STT Tên biến Loại biến Định nghĩa – Giá trị biến
10 Bất xứng não thất bên Định tính Biến nhị giá, có 2 giá trị:
11 CSP (Cavum septum pellucidum) Định tính Biến nhị giá, có 2 giá trị:
12 CV (Cavum Vergae) Định tính Biến nhị giá, có 2 giá trị:
Interpositum) Định tính Biến nhị giá, có 2 giá trị:
14 Thắt eo sừng trán não thất bên Định tính Biến nhị giá, có 2 giá trị:
2.2.4.3 Đặc điểm kích thước thể chai
Bảng 2.5: Các biến đặc điểm kích thước thể chai STT Tên biến Loại biến Định nghĩa – Giá trị biến
15 Chiều dài thể chai Định lượng
Khoảng cách đo được lớn nhất nối giữa cực trước và cực sau thể chai Đơn vị là mm
16 Bề dày thân thể chai Định lượng Đo bề dày của thân thể chai, tại trung điểm của đường nối cực trước và cực sau thể chai Đơn vị là mm
17 Bề dày gối thể chai Định lượng Đo bề dày nhất của gối thể chai theo hướng trước sau Đơn vị là mm
18 Bề dày lồi thể chai Định lượng Đo bề dày nhất của lồi thể chai theo hướng trước sau Đơn vị là mm
19 Chiều cao thể chai Định lượng
Khoảng cách đo được lớn nhất nối giữa cực trên và cực dưới thể chai Đơn vị là mm
20 Góc thể chai Định lượng
Chọn mặt phẳng đứng ngang đi qua mép sau của não, góc thể chai là góc hợp bởi bờ trong của não thất bên hai bên Đơn vị là º
21 Đường kính trước sau của bán cầu đại não Định lượng
Khoảng cách giữa cực trán và cực chẩm Đơn vị là mm
Biến số góc thể chai được đo trên mặt phẳng đứng ngang, các biến số còn lại của hình thái thể chai được đo trên mặt phẳng đứng dọc giữa xung T1W.
Hình 2.5: Phương pháp đo các biến số kích thước thể chai trên mặt cắt dọc giữa chuỗi xung T1W
A: Bề dày gối thể chai B: Bề dày thân thể chai C: Bề dày lồi thể chai. D: Chiều dài thể chai E: Chiều cao thể chai F-G: Đường kính trước sau của bán cầu đại não.
“Nguồn: Morphometric MRI evaluation of corpus callosum and ventricles in normal adults, Karakas, 2011” 42
Hình 2.6: Cách đo góc thể chai trên phẳng đứng ngang sọ não chuỗi xung
“Nguồn: Tư liệu nghiên cứu”
2.2.5 Xử lí và phân tích số liệu
Thông tin được thu thập dựa vào biểu mẫu sẽ được lưu trữ bằng phần mềm Microsoft Excel 365 và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
Các biến số định tính được mô tả bằng tần số, tỉ lệ phần trăm.
Các biến số định lượng được mô tả bằng số trung bình và độ lệch chuẩn nếu phân phối chuẩn hay trung vị và khoảng tứ phân vị nếu có phân phối không chuẩn.
Các tỉ lệ được so sánh bằng phép kiểm Chi bình phương (χ 2 ) hoặc phép kiểm Fisher.
Các giá trị trung bình nếu có phân phối chuẩn sẽ được so sánh bằng phép kiểm tham số T hoặc One way ANOVA, nếu không có phân phối chuẩn sẽ dùng phép kiểm phi tham số Mann-Whitney hoặc Kruskal Wallis, có bổ sung phép hậu kiểm Tukey nếu phép kiểm ban đầu cho kết quả khác biệt có ý nghĩa.
Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Nghiên cứu được thực hiện hồi cứu trên hồ sơ, hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não Vì vậy, không gây tổn thất về mặt sức khỏe của bệnh nhân Các thông tin của bệnh nhân sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.Các hình ảnh khi đưa vào đề tài được xóa tên Danh sách bệnh nhân viết tắt.Nghiên cứu đảm bảo tính trung thực
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu trên 496 trường hợp được chụp cộng hưởng từ não tại Bệnh viên Đa khoa Tâm Anh từ tháng 08 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022 thỏa tiêu chuẩn nhận vào mẫu.
3.1.1 Tuổi Để tiện việc so sánh, chúng tôi chia mẫu nghiên cứu thành 6 nhóm tuổi với khoảng cách trong mỗi nhóm là 10 tuổi: 70 Kết quả nghiên cứu chúng tôi gồm 496 đối tượng Tuổi trung bình là 49,9 ± 14,9, tuổi nhỏ nhất là 18, lớn nhất là 92 Phân bố nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi 40-49 và 50-59 chiếm đa số lần lượt tương ứng là 114 người (23,0%) và 112 người (22,6%) Nhóm tuổi đứng thứ ba là 30-39 với 93 người chiếm 18,8% Nhóm tuổi < 30 có tỉ lệ thấp nhất trong nghiên cứu với 41 người chiếm 8,3%.
Biểu đồ 3.2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính Nhận xét:
Trong 496 trường hợp thì 218 người là nam chiếm tỉ lệ 44% Nữ có 278 người chiếm 56% Tỉ lệ nam/ nữ xấp xỉ 0,78.
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NÃO THẤT
Bảng 3.1: Kích thước của hệ thống não thất
Trung bình Độ lệch chuẩn
Lớn nhất ĐK qua sừng trán hai bên (mm) 33,3 3,2 24 47 ĐK qua bán cầu não hai bên (mm) 129,4 6,0 110 152
Tỉ số Evans 0,26 0,02 0,17 0,38 ĐK ngang qua não thất ba (mm) 4,2 1,8 1 12
Chiều trước – sau não thất bốn (mm) 8,1 1,9 3 16
Chiều rộng não thất bốn (mm) 12,9 1,9 9 21
Nhận xét: Đường kính qua sừng trán hai bên: trung bình là 33,3 ± 3,2mm, nhỏ nhất là 24mm, lớn nhất là 47mm. Đường kính bán cầu não hai bên: trung bình là 129,4 ± 6,0mm, nhỏ nhất là 110mm, lớn nhất là 152mm.
Tỉ số Evans: trung bình là 0,26 ± 0,02, nhỏ nhất là 0,17, lớn nhất là 0,38. Đường kính ngang qua não thất ba: trung bình là 4,2 ± 1,8mm, nhỏ nhất là 1mm, lớn nhất là 12mm.
Chiều trước - sau não thất bốn: trung bình là 8,1 ± 1,9mm, nhỏ nhất là 3mm, lớn nhất là 16mm.
Chiều rộng não thất bốn: trung bình là 12,9 ± 1,9mm, nhỏ nhất là 9mm, lớn nhất là 21mm.
ĐẶC ĐIỂM BIẾN THỂ HỆ THỐNG NÃO THẤT
Bảng 3.2: Phân bố đặc điểm các dạng biến thể não thất
Bất xứng não thất bên 62 12,5
Thắt eo sừng trán não thất bên 15 3,0
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ phần trăm của các biến thể não thất Nhận xét:
Trong 496 trường hợp thuộc mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận: 229 trường hợp (46,2%) có dạng biến thể giải phẫu là CVI, 114 trường hợp (29,0%) có dạng biến thể CSP, 62 trường hợp (12,5%) có dạng biến thể bất xứng não thất, 28 trường hợp (5,6%) có dạng biến thể CV và 15 trương hợp (3,0%) có dạng biến thể thắt eo sừng trán não thất bên.
CSP CV CVI Thắt eo sừng trán não thất bên
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ CHAI
Bảng 3.3: Kích thước của thể chai
Trung bình Độ lệch chuẩn
Chiều dài thể chai (mm) 72,0 4,7 59 86
Bề dày gối thể chai (mm) 10,8 1,7 4 20
Bề dày thân thể chai (mm) 5,8 1,1 4 11
Bề dày lồi thể chai (mm) 10,7 1,6 5 14
Chiều cao thể chai (mm) 25,4 2,8 12 38
Góc thể chai (º) 131,2 6,1 109 159 ĐK trước – sau bán cầu đại não
Chiều dài thể chai: trung bình là 72,0 ± 4,7mm, nhỏ nhất là 59mm, lớn nhất là 86mm.
Bề dày gối thể chai: trung bình là 10,8 ± 1,7mm, nhỏ nhất là 4mm, lớn nhất là 20mm trung bình là 10,8 ± 1,7mm, nhỏ nhất là 4mm, lớn nhất là 20mm
Bề dày thân thể chai: trung bình là 5,8 ± 1,1mm, nhỏ nhất là 4mm, lớn nhất là 11mm.
Bề dày lồi thể chai: trung bình là 10,7 ± 1,6mm, nhỏ nhất là 5mm, lớn nhất là 14mm.
Chiều cao thể chai: trung bình là 25,4 ± 2,8mm, nhỏ nhất là 12mm, lớn nhất là 38mm.
Góc thể chai: trung bình là 131,2 ± 6,1º, nhỏ nhất là 109º, lớn nhất là159º. Đường kính trước – sau bán cầu đại não: trung bình là 154,4mm, nhỏ nhất là 133mm, lớn nhất là 173mm.
PHÂN BỐ ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG NÃO THẤT
3.5.1 Mối tương quan giữa kích thước hệ thống não thất và tuổi
Bảng 3.4: Tương quan kích thước hệ thống não thất với tuổi
Tuổi r p ĐK qua sừng trán hai bên 0,172 < 0,001 ĐK qua bán cầu não hai bên -0,186 < 0,001
Tỉ số Evans 0,291 < 0,001 ĐK ngang qua não thất ba 0,48 < 0,001
Chiều trước – sau não thất bốn -0.149 0,001
Chiều rộng não thất bốn 0.026 0,56
Biểu đồ 3.4: Mối tương quan giữa đường kính ngang qua não thất ba với tuổi
Biểu đồ 3.5: Mối tương quan giữa tỉ số Evans với tuổi
Biểu đồ 3.6: Mối tương quan giữa đường kính trước – sau não thất bốn với tuổi
Có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa đường kính qua sừng trán hai bên với tuổi (r = 0,172, p < 0,001).
Có mối tương quan nghịch mức độ yếu giữa đường kính qua bán cầu não hai bên với tuổi (r = -0,186, p < 0,001).
Có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa tỉ số Evans với tuổi (r = 0,291, p < 0,001).
Có mối tương quan thuận mức độ trung bình giữa đường kính ngang qua não thất ba với tuổi (r = 0,48, p < 0,001).
Có mối tương quan nghịch mức độ yếu giữa chiều trước – sau não thất bốn với tuổi (r = -0,186, p < 0,001).
Không có mối tương quan giữa chiều rộng não thất bốn với tuổi (r 0,026, p = 0,56).
3.5.2 Mối liên quan giữa kích thước hệ thống não thất và giới.
Bảng 3.5: Liên quan kích thước hệ thống não thất và giới
Nữ Nam p ĐK qua sừng trán hai bên (mm)
32,4 ± 2,7 34,4 ± 3,4 < 0,001 ĐK qua bán cầu não hai bên (mm)
Tỉ số Evans 0,25 ± 0,02 0,26 ± 0,03 0,004 ĐK ngang qua não thất ba (mm)
Chiều trước – sau não thất bốn (mm)
Chiều rộng não thất bốn (mm)
Biểu đồ 3.7: Phân bố tỉ số Evans theo giới tính của mẫu nghiên cứu
Biểu đồ 3.8: Phân bố đường kính ngang não thất ba theo giới
Biểu đồ 3.9: Phân bố chiều rộng não thất bốn theo giới tính của mẫu nghiên cứu
Có mối liên quan giữa đường kính qua sừng trán hai bên với giới tính (p
< 0,001) Nhóm nam tập trung nhiều trường hợp có đường kính lớn hơn nhóm nữ
Có mối liên quan giữa đường kính qua bán cầu não hai bên với giới tính (p < 0,001) Nhóm nam tập trung nhiều trường hợp có đường kính lớn hơn nhóm nữ
Có mối liên quan giữa tỉ số Evans với giới tính (p = 0,004) Nhóm nam tập trung nhiều trường hợp có tỉ số lớn hơn nhóm nữ
Có mối liên quan giữa đường kính qua não thất ba với giới tính (p < 0,001) Nhóm nam tập trung nhiều trường hợp có đường kính lớn hơn nhóm nữ
Không có mối liên quan giữa chiều trước – sau qua não thất bốn với giới tính (p = 0,27)
Có mối liên quan giữa chiều rộng não thất bốn với giới tính (p < 0,001) Nhóm nam tập trung nhiều trường hợp có đường kính lớn hơn nhóm nữ.
PHÂN BỐ ĐẶC ĐIỂM THỂ CHAI VỚI TUỔI VÀ GIỚI
3.6.1 Mối tương quan giữa kích thước thể chai và tuổi
Bảng 3.6: Tương quan giữa kích thước thể chai và tuổi
Bề dày gối thể chai -0,361 < 0,001
Bề dày thân thể chai -0,347 < 0,001
Bề dày lồi thể chai -0,187 < 0,001
Góc thể chai -0.074 0,102 ĐK trước – sau bán cầu đại não 0,107 0,017
Biểu đồ 3.10: Mối tương quan giữa chiều dài thể chai với tuổi
Biểu đồ 3.11: Mối tương quan giữa bề dày thân thể chai với tuổi
Biểu đồ 3.12: Mối tương quan giữa đường kính trước – sau bán cầu đại não với tuổi
Có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa chiều dài thể chai với tuổi (r
Có mối tương quan nghịch mức độ trung bình giữa bề dày gối thể chai với tuổi (r = -0,361, p < 0,001)
Có mối tương quan nghịch mức độ trung bình giữa bề dày thân thể chai với tuổi (r = -0,347, p < 0,001)
Có mối tương quan nghịch mức độ trung yếu giữa bề dày lồi thể chai với tuổi (r = -0,187, p < 0,001)
Có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa chiều cao thể chai với tuổi (r
Không có mối tương quan giữa góc thể chai với tuổi (p = 0,102)
Có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa đường kính trước – sau bán cầu đại não với tuổi (r = 0,107, p = 0,017)
3.6.2 Mối liên quan giữa kích thước thể chai và giới tính
Bảng 3.7: Liên quan giữa kích thước thể chai và giới tính
Chiều dài thể chai (mm) 71,1 ± 4,4 73,1 ± 4,8 < 0,001
Bề dày gối thể chai (mm) 10,7 ± 1,7 11,0 ± 1,7 0,031
Bề dày thân thể chai (mm) 5,8 ± 1,1 5,8 ± 1,1 0,786
Bề dày lồi thể chai (mm) 10,6 ± 1,5 10,8 ± 1,7 0,022 Chiều cao thể chai (mm) 25,3 ± 2,8 25,6 ± 2,8 0,153 Góc thể chai (º) 131,2 ± 6,1 131,4 ± 6,3 0,703 ĐK trước – sau bán cầu đại não (mm)
Biểu đồ 3.13: Phân bố chiều dài thể chai theo giới tính của mẫu nghiên cứu
Biểu đồ 3.14: Phân bố bề dày thể chai theo giới tính của mẫu nghiên cứu
Biểu đồ 3.15: Phân bố góc thể chai theo giới tính của mẫu nghiên cứu Nhận xét:
Có mối liên quan giữa chiều dài thể chai với giới tính (p < 0,001) Nhóm nam tập trung nhiều trường hợp có kích thước lớn hơn nhóm nữ
Có mối liên quan giữa bề dày gối thể chai với giới tính (p = 0,031) Nhóm nam tập trung nhiều trường hợp có kích thước lớn hơn nhóm nữ
Không có mối liên quan giữa bề dày thân thể chai với giới tính (p 0,786)
Có mối liên quan giữa bề dày lồi thể chai với giới tính (p = 0,022) Nhóm nam tập trung nhiều trường hợp có kích thước lớn hơn nhóm nữ
Không có mối liên quan giữa chiều cao thể chai với giới tính (p = 0,153) Không có mối liên quan giữa góc thể chai với giới tính (p = 0,703)
Có mối liên quan giữa bề dày lồi thể chai với giới tính (p < 0,001) Nhóm nam tập trung nhiều trường hợp có kích thước lớn hơn nhóm nữ.
BÀN LUẬN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số liệu được thu thập là của người Việt Nam trưởng thành được chụp cộng hưởng từ sọ não tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Thành phố Hồ Chí Minh và thỏa các tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu Chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả với cỡ mẫu là 496, việc chọn mẫu là ngẫu nhiên
Về ưu điểm của nghiên cứu này, số lượng 496 mẫu là đủ cho một nghiên cứu cắt ngang mô tả nên thông tin có được phần nào mang tính khái quát và có thể sử dụng để tham khảo Ngoài ra, việc đo đạc và đánh giá các số liệu được thực hiện bằng một phương pháp, các số liệu được ghi nhận trên cúng một bảng thu thập số liệu có sẵn Vì vậy đảm bảo được tính đồng nhất của dữ liệu
Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi vẫn tồn tại một số hạn chế Cỡ mẫu nghiên cứu được thu thập từ đơn trung tâm và bệnh nhân được chụp cộng hưởng tử thường có lí do sức khỏe, điều này làm ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu đối với quần thể mục tiêu của nghiên cứu là người Việt Nam trưởng thành
4.1.2 Tuổi của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của mẫu trong nghiên cứu là 49,9 ± 14,9 tuổi, lớn nhất là 92 tuổi và nhỏ nhất là 18 tuổi Như vậy, độ tuổi trong mẫu nghiên cứu trải dài đầy đủ ở tất cả nhóm tuổi
Phần lớn đối tượng nghiên cứu có nhóm tuổi là 40-49 (23%) và 50-59 (22,6%) Có thể thấy tuổi của mẫu nghiên cứu thiên về nhóm tuổi trung niên Điều này có thể giải thích là do nhu cầu chụp cộng hưởng từ sọ não đa số là từ nhóm người cao tuổi, tuy nhiên các nhóm tuổi quá cao thường sẽ có bệnh nền tại não và bị loại ra khỏi nghiên cứu Do đó, về mặt độ tuổi, nghiên cứu của chúng tôi không đại điện được cho dân số chung
4.1.3 Giới tính của mẫu nghiên cứu:
Trong nhóm đối tượng nghiên cứu: tỷ lệ nam 218/496 chiếm 44%; tỷ lệ nữ 278/496 chiếm 56% Tỷ lệ nam/nữ là 0,78, đây là tỷ lệ khá cân bằng
Trong nghiên cứu của Pinar Karakas và cộng sự 42 (2011), thực hiện trên
52 người trưởng thành khỏe mạnh, khảo sát giải phẫu thể chai và hệ thống não thất, tỉ lệ nam/nữ là 0,79 Tỉ lệ này cũng tương đồng với mô tả của các tác giả châu Á khác như Mohammad 46 (2011) và Takeda 41 (2003) với tỉ lệ nam/nữ tương ứng là 0,81 và 0,85 Như vậy trong một số nghiên cứu ứng dụng của cộng hưởng từ trong đánh giá não thất và thể chai thường có tỉ lệ cân bằng về giới tính.
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NÃO THẤT
4.2.1 Kích thước hệ thống não thất
Bảng 4.1: So sánh tỉ số Evans trong một số nghiên cứu
Nghiên cứu Tỉ số Evans Cỡ mẫu Đối tượng nghiên cứu
Takeda và cộng sự 41 (2003) 0,27 ± 0,03 205 9 đến 86 tuổi Karakas và cộng sự 42
Theo Hahn và cộng sự 47 , tỉ số Evans là chỉ số đáng tin cậy và được nhấn mạnh trong các nghiên cứu kích thước bình thường của não thất Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ số Evans có giá trị trung bình là 0,26 ± 0,02 Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Takeda và cộng sự 41 được thực hiện trên 205 đối tượng người Nhật Bản, với tỉ số Evans là 0,27 ± 0,03 Và trong một nghiên cứu khác, khảo sát người trưởng thành Thổ Nhĩ Kì, Karakas 42 báo cáo kết quả tỉ số
Evans là 0,25 cho cả hai giới Theo Evans 20 tỉ số Evans trong nhóm người bình thường có giá trị trong khoảng 0.16 đến 0,29, giá trị ngưỡng trên 0,3 thì được coi là bất thường
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng khá tương đồng với các nghiên cứu khác được thực hiện trên chủng tộc người châu Á và châu Âu
Bảng 4.2: So sánh đường kính ngang trung bình qua não thất ba giữa các nghiên cứu
Nghiên cứu Đường kính ngang qua não thất ba (mm)
Nam Nữ Cả hai giới
Singh và cộng sự 5 (2020) 4,4 ± 1,1 4,2 ± 1,1 4,3 ± 1,1 Karakas và cộng sự 42
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đường kính trung bình ngang qua não thất ba lần lượt là 4,7 ± 1,9 mm ở nam, 3,8 ± 1,6 mm ở nữ và 4,2 ± 1,8 mm ở cả hai giới Trong nghiên cứu của Singh và cộng sự 5 báo cáo đường kính trung bình ngang qua não thất ba ở cả hai giới là 4,3 ± 1,1 mm, kết quả này tương đối đồng nhất với nghiên cứu của chúng tôi Đồng thời, Karakas và cộng sự 42 cũng ghi nhận kết quả tương đương với chúng tôi khi mô tả đường kính ngang trung bình qua não thất ba ở nữ là 3,8 ± 0,8 mm Tuy vậy, nghiên cứu này ghi nhận đường kính ngang não thất ba ở nam (4,1 ± 0,9 mm) thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi
Theo Aukland và cộng sự 43 , nghiên cứu trên 100 đối tượng từ 17 đến 20 tuổi, báo cáo đường kính ngang qua não thất ba ở nam và nữ thấp hơn so kết quả của chúng tôi Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu này là 18,75 ± 0,6 tuổi Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi, Singh 5 và Karakas 42 khảo sát phần lớn các đối tượng ở độ tuổi trung niên Do vậy, có thể sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu dẫn đến tính không đồng nhất khi so sánh nghiên cứu của Aukland và cộng sự 43 với các nghiên cứu khác
Bảng 4.3: Kích thước não thất bốn giữa các nghiên cứu
Nghiên cứu Chiều trước – sau não thất bốn (mm)
Chiều rộng não thất bốn
(mm) Nam Nữ Cả hai giới
Nam Nữ Cả hai giới
Trong nghiên cứu chúng tôi, khi khảo sát não thất bốn ghi nhận kích thước chiều trước – sau não thất bốn 8,2 ± 1,9 mm ở nam, 8,0 ± 1,9 mm, ở nữ và 8,1 ± 1,9 mm ở hai giới Chiều rộng não thất bốn 13,2 ± 2,0 mm ở nam, 12,5 ± 1,8 mm ở nữ và 12,9 ± 1,9 mm ở hai giới Kết quả này có sự tương với các nghiên cứu của Singh 5 và Honnegowda 40 khi đánh giá chiều rộng não thất bốn Tuy vậy, có sự không đồng nhất khi khảo sát chiều trước – sau não thất bốn giữa các nghiên cứu
4.2.2 Đặc điểm biến thể hệ thống não thất
Trong 496 trường hợp thuộc mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 229 trường hợp (46,2%) có dạng biến thể giải phẫu là CVI, 114 trường hợp (29,0%) có dạng biến thể CSP, 62 trường hợp (12,5%) có dạng biến thể bất xứng não thất, 28 trường hợp (5,6%) có dạng biến thể CV và 15 trường hợp (3,0%) có dạng biến thể thắt eo sừng trán não thất bên
Tỉ lệ biến thể não thất CVI trong nghiên cứu của chúng tôi (46,2%) khá tương đồng với nghiên cứu do Tsutsumi và cộng sự 48 (50%) thực hiện năm
2017 trên 60 đối tượng được chụp cộng hưởng từ sọ não
Bảng 4.4: So sánh tỉ lệ biến thể não thất CSP giữa các nghiên cứu
Nghiên cứu Phương pháp Tỉ lệ CSP
Degreef và cộng sự 49 (1992) Tử thiết 31%
Jurjus và cộng sự 50 (1993) MRI 19%
De Lisi và cộng sự 51 (1993) MRI 30%
Nopoulos và cộng sự 52 (1997) MRI 58,7%
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 29% đối tượng có biến thể não thất CSP Tỉ lệ biến thể này không đồng nhất giữa các nghiên cứu Kết quả của chúng tôi gần tương đương với các nghiên cứu của Degreef 49 và De Lisi 51 Tuy nhiên, tỉ lệ CSP của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu Nopoulos và cộng sự 52 và cao hơn so với nghiên cứu của Jurjus và cộng sự 50
Bảng 4.5: So sánh tỉ lệ biến thể não thất CV giữa các nghiên cứu
Nghiên cứu Phương pháp Tỉ lệ CV
Tsutsumi và cộng sự 48 (2017) MRI 7%
Bodensteiner và cộng sự 53 (1997) MRI 16,1%
Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ biến thể não thất CV là 5,6% Tỉ lệ này không đồng nhất giữa các nghiên cứu đã được thực hiện nhằm khảo sát biến thể hệ thống não thất
Bảng 4.6: So sánh tỉ lệ biến thể bất xứng não thất bên giữa các nghiên cứu
Nghiên cứu Phương pháp Tỉ lệ bất xứng não thất bên
Shapiro và cộng sự 14 (1986) CT 10,3%
Kiroğlu và cộng sự 13 (2008) CT 6,1%
Grosman và cộng sự 12 (1990) CT 5,3%
Bất xứng não thất bên được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi là 12,5% Khi so sánh với các nghiên cứu khác, tỉ lệ biến thể bất xứng não thất bên không đồng nhất giữa các nghiên cứu Tỉ lệ biến thể này cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi, điều này có thể giải thích do phương pháp thực hiện, cộng hưởng từ có độ phân giải cao hơn so với cắt lớp vi tính
Tỉ lệ biến thể thắt eo sừng trán não thất bên trong nghiên cứu của chúng tôi là 3,0% Tỉ lệ biến thể này được báo cáo trong các nghiên cứu là từ 0,38% đến 6,0% 16 Đây là một biến thể ít gặp, nên cần cỡ mẫu lớn để đánh giá chính xác hơn.
PHÂN BỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NÃO
4.3.1 Mối tương quan đặc điểm hệ thống não thất với tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có mối tương quan thuận mức độ yếu giữa tỉ số Evans với tuổi (r = 0,291, p < 0,001) Có mối tương quan thuận mức độ trung bình giữa đường kính ngang qua não thất ba với tuổi (r = 0,48, p < 0,001) Có mối tương quan nghịch mức độ yếu giữa chiều trước – sau não thất bốn với tuổi (r = -0,186, p < 0,001) Không có mối tương quan giữa chiều rộng não thất bốn với tuổi (r = 0,026, p = 0,56)
Bảng 4.7: Phân bố đặc điểm hệ thống não thất với tuổi trong các nghiên cứu
Nghiên cứu ĐK ngang qua sừng trán hai bên (mm) ĐK ngang qua bán cầu não hai bên (mm)
Tỉ số Evans ĐK ngang qua não thất ba (mm)
Chiều rộng não thất bốn (mm)
Chiều trước – sau não thất bốn (mm) Chúng tôi r 0,172 -0,186 0,291 0,48 -0,149 0,026 p