Trong quá trình xây dựng khuyến cáo này, VYHHK tập trungvào mối liên quan giữa mức độ tăng cân trong thai kỳ và các yếu tố kết cục của mẹvà thai, bao gồm tỉ lệ sinh mổ, đái tháo đường th
TỔNG QUAN Y VĂN
Bảng phân loại chỉ số khối cơ thể
1.1.1 Các bảng phân loại chỉ số khối cơ thể
Chỉ số khối cơ thể còn được gọi là chỉ số BMI Chỉ số BMI nhằm xác định thể trạng của một người là béo phì, nhẹ cân hay có cân nặng lí tưởng Chỉ số này được đề ra lần đầu tiên vào năm 1832 bởi nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet 16
Công thức tính chỉ số BMI: BMI = !â# #ặ#& ((&)
Năm 1995, TCYTTG phát triển bảng phân loại BMI dành cho người lớn Bảng phân loại nhanh chóng được chấp thuận bởi nhiều hiệp hội nhà nghề trên toàn thế giới Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình… 17
Theo TCYTTG, người lớn có BMI trong phạm vi 18,5 – 25 kg/m 2 là bình thường, BMI < 18,5 kg/m 2 là nhẹ cân, BMI 25 – 29,9 kg/m 2 là thừa cân, BMI ³ 30 kg/m 2 là béo phì Giá trị các ngưỡng cắt này được xác định dựa vào nguy cơ xuất hiện các bệnh lí không lây như ĐTĐ týp 2, bệnh lí tim mạch… cũng như nguy cơ tử vong do nhóm bệnh lí này 15
Tuy nhiên, theo TCYTTG, người châu Á thường có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn người da trắng cùng mức BMI, độ tuổi và giới tính Ngoài ra, ngưỡng BMI mà nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch tăng cao ở người châu Á thấp hơn nhiều so với khuyến nghị của TCYTTG là 25 kg/m2.
Do đặc điểm nhân chủng học và tỷ lệ mỡ cơ thể khác nhau với cùng một chỉ số BMI, Hiệp hội Đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO) đã đề xuất bảng phân loại BMI khác cho dân số châu Á vào năm 2000.
Bảng 1.1 Phân loại chỉ số khối cơ thể theo TCYTTG và Hiệp hội ĐTĐ các nước châu Á 15,17
Phân nhóm BMI TCYTTG HHĐTĐCNCA
Béo phì độ I 30 – 29,9 kg/m 2 25 – 29,9 kg/m 2
Béo phì độ II 35 – 39,9 kg/m 2 ³ 30 kg/m 2
Béo phì độ III ³ 40 kg/m 2
1.1.2 Lựa chọn bảng phân loại chỉ số khối cơ thể phù hợp cho nghiên cứu
Một phân tích tổng quan hệ thống của tác giả Goldstein bao gồm 23 nghiên cứu (cỡ mẫu = 1.309.136) được thực hiện tại cả 3 lục địa: châu Mỹ, châu Âu, châu Á cho thấy sản phụ ở châu Mỹ và châu Âu có mức BMI trước mang thai và tỉ lệ tăng cân vượt mức khuyến nghị cao hơn các sản phụ ở châu Á Tuy nhiên, nếu sử dụng bảng phân loại BMI riêng cho nhóm dân số châu Á, tỉ lệ tăng cân vượt mức khuyến nghị của VYHHK là như nhau ở cả 3 châu lục Tác giả kết luận rằng nếu sử dụng phân loại BMI riêng cho dân số châu Á thì khuyến nghị mức tăng cân trong thai kỳ của VYHHK có thể áp dụng được tại cả 3 lục địa này Phân tích tổng quan này bao gồm các nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc với phân nhóm BMI như sau: nhẹ cân
< 18,5 kg/m 2 , bình thường 18,5 – 23,9 kg/m 2 , thừa cân 24 – 28 kg/m 2 , béo phì ³ 28 kg/m 2 ; tại Hàn Quốc: nhẹ cân < 18,5 kg/m 2 , bình thường 18,5 – 22,9 kg/m 2 , thừa cân
23 – 25 kg/m 2 , béo phì ³ 25 kg/m 2 (tương tự bảng phân loại BMI của Hiệp hội ĐTĐ các nước châu Á) 7
Nghiên cứu của tác giả H Jiang (2022) nhằm xác định tính phù hợp của khuyến nghị mức tăng cân trong thai kỳ của VYHHK trên dân số Trung Quốc cho thấy rằng khi sử dụng bảng phân loại BMI của TCYTTG thì mức tăng cân làm giảm tối đa nguy cơ xuất hiện các kết cục bất lợi của thai kỳ như mổ lấy thai, sinh non, thai to hay thai nhỏ so với tuổi thai ở các phân nhóm BMI khác nhau đều thấp hơn khuyến nghị của VYHHK, trừ nhóm BMI nhẹ cân 1 Vậy liệu khi sử dụng bảng phân loại BMI của Hiệp hội ĐTĐ các nước châu Á thì khuyến nghị tăng cân trong thai kỳ của VYHHK có phù hợp cho dân số châu Á?
Phân loại BMI của Hiệp hội ĐTĐ các nước châu Á được sử dụng phổ biến tại ViệtNam Vì vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bảng phân nhóm BMI trước mang thai này.
Tăng cân trong thai kỳ
1.2.1 Mức năng lượng thiết yếu Để đáp ứng lại nhu cầu phát triển của thai nhi và bánh nhau, phụ nữ mang thai trải qua những thay đổi đáng kể trong quá trình chuyển hoá của cơ thể Ngay trước tam cá nguyệt 3, chỉ số chuyển hoá cơ bản của người mẹ đã tăng khoảng 20% so với phụ nữ không mang thai 18 Chỉ số này còn tăng thêm khoảng 10% ở phụ nữ mang song thai 19 Toàn bộ thai kỳ cần thêm khoảng 80.000 kcal, đặc biệt trong 20 tuần cuối thai kỳ Để đạt được nhu cầu này, mức năng lượng tăng thêm mỗi ngày cần đạt 100 đến
300 kcal 20 Tuy nhiên, nhu cầu tăng thêm này không đồng nhất trong suốt thai kỳ. VYHHK (2006) khuyến nghị nhu cầu năng lượng thiết yếu cần tăng thêm vào TCN
1, TCN 2 và TCN 3 lần lượt là 85 kcal/ngày, 285 kcal/ngày, 475 kcal/ngày Việc bổ sung hơn 1000 kcal/ngày dẫn đến việc tăng tích trữ mô mỡ 3 Mức tăng cân trong thai kỳ là chỉ dấu phản ánh mức năng lượng tăng thêm được cung cấp qua chế độ dinh dưỡng 21
Hình 1.1 Năng lượng thiết yếu cần trong thai kỳ 3 Bảng 1.2 Nhu cầu năng lượng trong thai kỳ bình thường 3
TCN 1 TCN 2 TCN 3 Tổng nhu cầu năng lượng kJ/ngày kJ/ngày kJ/ngày MJ Kcal
Tổng nhu cầu năng lượng tăng thêm 421 1235 1845 322,6 77.100
Khi không cung cấp đủ năng lượng trong thai kỳ sẽ dẫn đến việc chuyển hoá protein để tạo năng lượng, trong khi đó, protein là hợp chất quan trọng cho sự phát triển của thai Bên cạnh đó, nhu cầu một loại hợp chất trong thai kỳ không đơn thuần là tổng giữa mức nhu cầu cơ bản của chất đó khi không mang thai và trong thai kỳ.
Ví dụ, mức nhu cầu năng lượng tăng thêm có thể được bù trừ một phần hay toàn bộ do việc giảm hoạt động thể lực trong thai kỳ 3
1.2.2 Tăng cân trong thai kỳ
Hầu hết sự tăng cân của bà mẹ trong thai kỳ được phân bố cho tử cung và các thành phần chứa trong nó, mô vú, thể tích máu và thể tích dịch ngoại bào Chiếm một phần nhỏ trong sự tăng cân của bà mẹ trong thai kỳ là do sự thay đổi trong quá trình chuyển hoá thúc đẩy việc tế bào tích trữ nước, chất béo và chất đạm Quá trình này được gọi là quá trình tích trữ của người mẹ Mức tăng cân trung bình trong suốt thai kỳ khoảng 12,5 kg Con số này hầu như hằng định qua nhiều nghiên cứu ở nhiều thời điểm khác nhau 3
Bảng 1.3 Phân bố tăng cân trong thai kỳ theo các thành phần liên quan 3
Mô và dịch 10 tuần (g) 20 tuần (g) 30 tuần (g) 40 tuần (g)
Tốc độ tăng cân trong thai kỳ tăng dần theo tuổi thai Nhìn chung, tốc độ tăng cân thấp nhất là trong TCN 1 (0,18 kg/tuần) Tốc độ tăng cân nhanh nhất ở trong TCN 2(0,54 kg/tuần) và giảm dần trong TCN 3 (0,49 kg/tuần) 22 Trong TCN 1, mức tăng cân ở mẹ tỉ lệ thuận với mức độ tích luỹ mô mỡ Trong khi đó, mức tăng cân trong TCN 2 và 3 liên quan trực tiếp với cân nặng thai, thể tích dịch ngoài lòng mạch và tích trữ mỡ ở mẹ 3
Khoảng 50% mức tăng cân trong thai kỳ đóng góp trực tiếp vào các thành phần của thai và bánh nhau (thai, bánh nhau, nước ối, tử cung) và khoảng 25% là do sự tăng lên của thể tích máu, thể tích ngoại mạch và mô vú Phần còn lại của sự tăng cân trong thai kỳ liên quan đến thay đổi trong quá trình chuyển hoá ở phụ nữ mang thai, hỗ trợ quá trình tích trữ nước, mô mỡ và protein Tăng cân quá mức ở phụ nữ mang thai dẫn đến tăng tích trữ mỡ trong cơ thể 3
1.2.3 Khuyến nghị về mức độ tăng cân trong thai kỳ
Trong nửa đầu thế kỷ 20, những khuyến nghị liên quan đến mức độ tăng cân trong thai kỳ chỉ giới hạn rằng mức tăng cân nên dưới 9 kg để giảm nguy cơ thai to và giảm tần suất nhóm bệnh lí tăng huyết áp trong thai kỳ Trong những năm 1970 đến 1990, khuyến nghị về mức tăng cân của sản phụ tại Hoa Kỳ là 9 – 11,3 kg trong suốt thai kỳ Mức khuyến nghị này dựa vào mức tăng cân mà một sản phụ khoẻ mạnh cần đạt được để đáp ứng những thay đổi sinh lý trong thai kỳ như cân nặng của các sản phẩm thụ thai, quá trình tăng thể tích lòng mạch cũng như tích trữ mô mỡ ở cơ thể người mẹ 5
Năm 1990, lần đầu tiên VYHHK đưa ra khuyến nghị về mức tăng cân cho sản phụ trong thai kỳ cụ thể cho từng phân nhóm BMI trước mang thai Khuyến nghị được xây dựng dựa trên nguyên tắc tất cả các sản phụ dù có BMI trước mang thai thuộc nhóm nào cũng có thể sinh con đạt cân nặng 3 – 4 kg, giảm tối đa nguy cơ sinh con
> 4 kg để giảm thiểu các kết cục bất lợi trong thai kỳ Khuyến nghị cũng sử dụng bảng phân loại BMI trước mang thai được sử dụng riêng cho dân số Hoa Kỳ vào thời điểm này 5 Đến năm 2009, VYHHK ban hành bản chỉnh sửa khuyến nghị về mức tăng cân trong thai kỳ dựa trên phân loại BMI trước khi mang thai của TCYTTG Mức tăng cân tối ưu trong thai kỳ trong khuyến nghị này được xác định dựa trên phân nhóm
BMI của phụ nữ trước mang thai trong bối cảnh sao cho đạt được kết cục của mẹ và thai là tốt nhất, hay tỉ lệ các kết cục xấu (MLT, cân nặng mẹ tăng lên sau sinh, sinh non, thai nhỏ hoặc thai to so với tuổi thai, trẻ phát triển thành béo phì) có liên quan đến mức tăng cân trong thai kỳ là thấp nhất Các kết cục khác như ĐTĐTK, nhóm bệnh lí THA trong thai kỳ… không được sử dụng trong quá trình xây dựng khuyến nghị do thiếu bằng chứng trong mối liên hệ nhân quả giữa các kết cục này và mức tăng cân trong thai kỳ Bản khuyến nghị mới này bao gồm mức tăng cân khuyến nghị cho nhóm phụ nữ béo phì cụ thể hơn và hẹp hơn so với trước đây Đồng thời, mức tăng cân khuyến nghị là như nhau ở nhóm vị thành niên, phụ nữ có tầm vóc thấp và phụ nữ thuộc các chủng tộc và tôn giáo khác nhau Cơ sở của khuyến nghị mức tăng cân trong thai kỳ dựa trên phân nhóm BMI trước mang thai là do sự thay đổi trong tiêu thụ năng lượng ở nhóm phụ nữ béo phì Nhóm đối tượng này cần có mức tăng cân trong thai kỳ thấp hơn do có sự tăng tích trữ mô mỡ, điều này dẫn đến mức năng lượng cần cung cấp thêm trong thai kỳ thấp hơn nhiều ở nhóm đối tượng không béo phì 5,23
Bảng 1.4 Khuyến nghị của VYHHK về mức tăng cân trong thai kỳ theo BMI trước mang thai 5
Phân nhóm BMI (kg/𝑚 ! ) Mức tăng cân KN
Tốc độ tăng cân trung bình KN vào TCN 2 & 3
(kg/tuần) Nhẹ cân (< 18,5) 12,5 – 18 0,44 – 0,58 Bình thường (18,5 – 24,9) 11,5 – 16 0,35 – 0,50
Khi xây dựng khuyến nghị này, VYHHK đề nghị chỉ nên áp dụng cho dân số Hoa
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh lý nhau tiền đạo ở phụ nữ có tầm vóc thấp ở các nước phát triển là rất cao, nhưng vẫn chưa có đủ dữ liệu để khuyến nghị mức tăng cân trong thai kỳ khác biệt cho nhóm phụ nữ này Các nghiên cứu về nhóm phụ nữ có tầm vóc thấp cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ nhau tiền đạo, nhưng tỷ lệ này không thay đổi giữa các nhóm có mức tăng cân trong thai kỳ khác nhau Ngoài ra, tỷ lệ thai nhỏ và thai to so với tuổi thai không khác biệt so với nhóm phụ nữ có tầm vóc cao hơn Do đó, Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) vẫn sử dụng mức khuyến nghị chung cho nhóm phụ nữ có tầm vóc thấp Vì vậy, việc áp dụng khuyến nghị mức tăng cân trong thai kỳ của IOM cho nhóm dân số châu Á là chấp nhận được.
1.2.4 Xác định mức tăng cân trong thai kỳ của sản phụ trong nghiên cứu
1.2.4.1 Cân nặng trước mang thai
Cân nặng trước mang thai thường dựa vào hoặc lời khai của sản phụ hoặc cân nặng vào lần khám thai đầu tiên trong TCN 1 Giảm thiểu sai số trong cân nặng trước mang thai quan trọng để xác định mức tăng cân của sản phụ trong thai kỳ và phân nhóm BMI trước mang thai nhằm xác định mức tăng cân phù hợp trong thời gian mang thai. a) Dựa vào lời khai của sản phụ
Theo nghiên cứu của tác giả Bannon 24 , khác biệt trung bình giữa cân nặng trước mang thai dựa vào lời khai của sản phụ và dựa vào đo lường không nhiều, tuy nhiên khác biệt này lại biến thiên khá lớn giữa các cá thể Cụ thể, khác biệt trung bình là khoảng -1 kg, thay đổi từ -47 kg đến 45 kg, 20% sản phụ báo cáo sai cân nặng của mình tới 4,5 kg Cả nghiên cứu của tác giả Bannon và tác giả Han đều báo cáo tỉ lệ cao phân nhóm sai BMI trước mang thai nếu dựa vào lời khai của sản phụ, 6,5 – 7,9% ở nhóm bình thường, hơn 20% ở nhóm nhẹ cân hoặc thừa cân, 11,5 – 24,3% ở nhóm béo phì 25 Tuy nhiên, việc phân nhóm sai BMI trước mang thai hay mức tăng cân trong thai kỳ không gây sai lệch nghiêm trọng trong đánh giá mối liên quan giữa mức tăng cân và các yếu tố kết cục trong thai kỳ 26 b) Dựa vào cân nặng tại lần khám thai đầu tiên
Trong nghiên cứu của tác giả Krukowski với cỡ mẫu 43 sản phụ, cân nặng của dân số nghiên cứu được xác định vào các thời điểm trước mang thai, 4 – 10 tuần tuổi thai,
12 tuần tuổi thai Cân nặng ở thời điểm 4 – 10 tuần tuổi thai so với thời điểm trước mang thai thay đổi từ giảm 5,05 kg đến tăng 4,85 kg, ở thời điểm 12 tuần tuổi thai thay đổi từ giảm 5,40 kg đến tăng 5,50 kg Tuy nhiên, phân nhóm sai BMI trước mang thai chỉ xảy ra trong 5 – 10% trường hợp tại thời điểm 12 tuần, thấp hơn khi sử dụng cân nặng dựa theo lời khai của sản phụ (6 – 30%) 27 Một nghiên cứu khác của tác giả Gilmore cho thấy rằng khi xác định mức tăng cân trong thai kỳ dựa vào cân nặng lần khám thai đầu tiên của sản phụ ở thời điểm 9 tuần tuổi thai, sai lệch trong phân nhóm mức độ tăng cân của sản phụ xảy ra trong khoảng 10% trường hợp so với khi sử dụng cân nặng trước mang thai Cụ thể, trong nghiên cứu này, 37% dân số nghiên cứu tăng cân trên mức khuyến nghị của VYHHK khi sử dụng cân nặng trước mang thai, trong khi đó, nếu sử dụng cân nặng ở lần đầu tiên khám thai, tỉ lệ này là 27% Tuy nhiên, tỉ lệ nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị lại không thay đổi (33%) khi sử dụng 2 định nghĩa khác nhau trên 28 Đến nay, vẫn chưa có các nghiên cứu nhằm đánh giá khác biệt khi phân nhóm sai BMI trước mang thai hay mức độ tăng cân trong thai kỳ theo khuyến nghị trong việc xác định mối liên quan giữa mức tăng cân trong thai kỳ và các kết cục của mẹ và thai 29
1.2.4.2 Cân nặng tại thời điểm sinh
Quy trình khám thai tại bệnh viện Hùng Vương
Bệnh viện (BV) Hùng Vương có lượng bệnh nhân khám thai hơn 120.000 lượt và số ca sinh hơn 40.000 mỗi năm, đồng thời được trang bị cơ sở vật chất cùng đội ngũ chuyên môn để chăm sóc xuyên suốt thai kỳ, nhất là các trường hợp có nguy cơ cao Khoa Khám bệnh B còn thành lập đơn vị chăm sóc dinh dưỡng cho sản phụ, đặc biệt cho những trường hợp nhẹ cân, thừa cân hoặc mắc bệnh lý Đái tháo đường thai kỳ Trong khi đó, tại BV hiện chưa có nghiên cứu nào về tình trạng tăng cân của sản phụ được quản lý thai kỳ, tạo cơ hội thuận lợi cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu.
1.3.1 Lịch khám thai thường qui
Thời điểm Số lần khám Siêu âm Xét nghiệm Đo NST
Sau trễ kinh ³ 1 lần Sinh tồn, tuổi thai, số lượng, vị trí
11 – 13,6 tuần 1 lần Đo NT Double test
14 – 20 tuần 1 lần/tháng Thai, nhau, ối* Triple test /
20 – 24 tuần 1 lần/tháng Khảo sát hình thái học -
24 – 28 tuần 1 lần/tháng Thai, nhau, ối NPDNĐ
29 – 32 tuần 1 lần Thai, nhau, ối
33 – 35 tuần 1 lần/2 tuần Thai, nhau, ối Thai bệnh lí
36 – 40 tuần 1 lần/tuần Thai, nhau, ối XN trước sinh
* Nếu chưa được thực hiện trong 3 tháng đầu
• Tiền sử bản thân: phụ khoa, sản khoa, nội – ngoại khoa
• Quá trình thai kỳ hiện tại: dự sinh, các dấu hiệu bất thường
• Đo chiều cao cơ thể (lần khám thai đầu tiên)
• Cân nặng (mỗi lần khám thai)
• Khám da niêm mạc, phù (mỗi lần khám thai)
• Đo huyết áp (mỗi lần khám thai)
• Khám tim phổi (lần đầu khám thai, khám lại nếu có bất thường)
Phần khám sản khoa phụ thuộc vào lí do đến khám, tuổi thai, các bất thường trong các lần thăm khám trước đó.
1.3.3 Quy trình đo cân nặng và chiều cao tại bệnh viện Hùng Vương
Tại mỗi phòng khám thai của khoa Khám bệnh B và khu vực sản phụ nhập viện theo dõi sinh thuộc khoa Hồi sức – Cấp cứu có trang bị 01 thước đo chiều cao với thang chia nhỏ nhất 0,1 cm và 01 cân đồng hồ với thang chia nhỏ nhất 0,1 kg Các thiết bị sẽ được kiểm tra và chuẩn hoá mỗi 6 tháng Chiều cao của sản phụ sẽ được đo đạc vào lần khám thai đầu tiên tại BV và cân nặng sẽ được xác định vào mỗi lần khám thai và lần nhập viện theo dõi sinh dưới sự giám sát và hướng dẫn của nữ hộ sinh của 2 khoa trên với các yêu cầu cơ bản như khi thực hiện đo đạc như: không mang giày dép, không mặc áo khoác, không mang các thiết bị đi kèm như điện thoại, vật dụng cá nhân… Chiều cao sẽ được làm tròn đến đơn vị cm và cân nặng được làm tròn đến 0,5 kg Các thông số này sẽ được ghi nhận vào phiếu khám thai điện tử và hồ sơ bệnh án của mỗi sản phụ trên phần mềm Hsoft.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu trong nước khảo sát tình trạng tăng cân của sản phụ trong thai kỳ khi áp dụng khuyến nghị của VYYHK cũng như xác định các đặc điểm dịch tễ, tiền căn, thể trạng có liên quan đến mức độ tăng cân của sản phụ và đánh giá mối liên quan giữa mức độ tăng cân với các kết cục bất lợi của mẹ và thai.
Bảng 1.5 Nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tác giả (năm) Cỡ mẫu
Nơi tiến hành Kết quả
Mức tăng cân trung bình: BMI nhẹ cân: 12,5 kg BMI bình thường: 12,2 kg BMI thừa cân, béo phì: 11,5 kg
Tăng cân dưới KN: 20,8% Tăng cân trong KN: 62,3% Tăng cân trên KN: 16,9%
Tăng cân dưới KN: 24,96% Tăng cân trong KN: 34,37% Tăng cân trên KN: 40,78%
Tăng cân dưới KN: 24,8% Tăng cân trong KN: 41,3% Tăng cân trên KN: 33,9%
Tăng cân dưới KN: 21,7% Tăng cân trong KN: 42,7% Tăng cân trên KN: 35,6%
Tăng cân dưới KN: 33,1%Tăng cân trong KN: 40,7%Tăng cân trên KN: 26,2%
Tác giả (năm) Cỡ mẫu
Nơi tiến hành Kết quả
Tăng cân trong KN: 34,9% Tăng cân trên KN: 36,5%
5.200 Thái Lan Tăng cân trong KN: 40,5%
Tăng cân trong KN: 36,8% Tăng cân trên KN: 38,2%
Tăng cân trong KN: 45,1% Tăng cân trên KN: 26,1%
Tăng cân trong KN: 29,1% Tăng cân trên KN: 7,1%
Nghiên cứu của tác giả E Ota (2010) được tiến hành tại Nha Trang, Việt Nam vào năm 2011 báo cáo 65,4% dân số nghiên cứu có BMI bình thường trước mang thai,26,1% ở nhóm nhẹ cân và 8,5% ở nhóm thừa cân và béo phì (nghiên cứu sử dụng bảng phân loại BMI của Hiệp hội ĐTĐ các nước châu Á) Tuy nhiên, nghiên cứu không đánh mức độ tăng cân trong thai kỳ dựa theo khuyến nghị của VYHHK mà chỉ xác định mức tăng cân trung bình trong ba nhóm: BMI bình thường (18,5 – 22,9 kg/m 2 ), BMI thấp (< 18,5 kg/m 2 ), BMI cao (³ 23 kg/m 2 ) lần lượt là 12,2 kg, 12,5 kg và 11,5 kg Trong nhóm BMI trước mang thai thấp, nguy cơ sinh con nhẹ cân tăng 40% nếu mức tăng cân trong suốt thai kỳ < 5 kg và tăng 20% nếu mức tăng cân 5 –
10 kg Kết luận của nghiên cứu cho thấy rằng đa số phụ nữ trong nghiên cứu có BMI trước mang thai thấp, điều này dẫn đến việc gia tăng nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân, đặc biệt khi mức tăng cân trong thai kỳ dưới 10 kg 55
Nghiên cứu của tác giả CNA Đào (2014) 56 tiến hành tại BV Nhân Dân Gia Định trên 490 trường hợp báo cáo tỉ lệ tăng cân trong mức khuyến nghị của VYHHK chiếm 62,3%, chỉ 37,7% sản phụ tăng cân không theo khuyến nghị, trong đó, 20,8% sản phụ tăng cân dưới mức khuyến nghị và 16,9% tăng cân trên mức khuyến nghị Trong dân số nghiên cứu của tác giả, sản phụ có BMI bình thường (18,5 – 22,9 kg/m 2 ) chiếm 64,9%, BMI nhẹ cân (< 18,5 kg/m 2 ) chiếm 21,6%, BMI thừa cân (23 – 27,4 kg/m 2 ) chiếm 11,8% và BMI béo phì (³ 27,5 kg/m 2 ) chỉ chiếm 1,7% Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm BMI bình thường có tỉ lệ tăng cân trong mức khuyến nghị cao nhất (64,8%), nhóm BMI nhẹ cân có tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị cao hơn các phân nhóm BMI còn lại (34,9% so với 19,5% trong nhóm BMI bình thường và 4,6% trong nhóm BMI thừa cân – béo phì), ngược lại, nhóm BMI thừa cân – béo phì có tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị cao hơn 2 nhóm còn lại (43,9% so với 15,7% trong nhóm BMI bình thường và 3,8% trong nhóm BMI nhẹ cân) (p < 0,001) Tác giả cũng xác nhận mối liên quan giữa tăng cân dưới mức khuyến nghị và tăng tỉ lệ sinh con < 2500g (p < 0,001), chỉ số Apgar 1 phút < 7 (OR = 11,16, KTC 95% = 2,28 – 54,65, p = 0,003), chỉ số Apgar 5 phút < 9 (OR = 3,58, KTC 95% = 1,41 – 9,06, p
= 0,007) và tỉ lệ trẻ nhập khoa Sơ sinh (OR = 3,62, KTC 95% = 1,28 – 10,26, p 0,015), cũng như mối liên quan giữa tăng cân trên mức khuyến nghị và tăng tỉ lệ MLT (OR = 2,2, KTC 95% = 1,33 – 3,63, p = 0,002).
Từ lúc khuyến nghị của VYHHK được đưa ra, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt ở các nước châu Á nhằm đánh giá tình trạng tăng cân của sản phụ cũng như mối liên quan với các kết cục bất lợi của thai kỳ Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu của tác giả Davis trong 4 năm (2004 – 2008) với cỡ mẫu 159.244 sản phụ với thai kỳ đơn thai báo cáo tỉ lệ sản phụ có BMI thừa cân và béo phì lần lượt là 23,04% và 51,78%, nhóm BMI nhẹ cân chỉ chiếm 5,72%, nhóm BMI bình thường chiếm 51,78% Trong nghiên cứu này, chỉ có 34,27% dân số nghiên cứu có mức tăng cân phù hợp theo khuyến nghị của VYHHK, 40,78% tăng cân trên mức khuyến nghị và 24,96% tăng cân dưới mức khuyến nghị Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa tăng cân không phù hợp khuyến nghị và nguy cơ tử vong sơ sinh, mối liên quan này khác nhau giữa các phân nhóm BMI trước mang thai Cụ thể, trong nhóm phụ nữ nhẹ cân, tăng cân dưới mức khuyến nghị tăng nguy cơ tử vong sơ sinh gấp 6 lần (OR 6,18, KTC 95% = 2,45 – 15,56); trong nhóm BMI bình thường, nguy cơ này gấp 1,47 lần (KTC 95% = 1,08 – 2,01); trong nhóm BMI thừa cân, nguy cơ này gấp 2,11 lần (KTC 95% = 1,30 – 3,42) so với nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị Ngược lại, tăng cân trên mức khuyến nghị không liên quan đến nguy cơ tử vong sơ sinh 46 Một nghiên cứu đoàn hệ khác trên dân số châu Âu, Bắc Mỹ và châu Úc cho thấy BMI trước mang thai cao và tăng cân trên mức khuyến nghị của VYHHK làm gia tăng nguy cơ mắc THATK, ĐTĐTK và thai to so với tuổi thai 2
Nghiên cứu đoàn hệ của tác giả Yin Sun tại Trung Quốc vào năm 2018 trên 3.172 phụ nữ mang đơn thai nhằm khảo sát tình trạng BMI trước mang thai và mức tăng cân trong thai kỳ trong mối liên hệ với các yếu tố kinh tế - xã hội cũng như xác định mối liên quan giữa hai yếu tố này với các kết cục bất lợi cho mẹ và thai 57 Nghiên cứu cũng sử dụng phân loại BMI của Hiệp hội ĐTĐ các nước châu Á Kết quả cho thấy đa số dân số nghiên cứu có BMI bình thường trước mang thai, chiếm 72,3% Tỉ lệ này lần lượt là 13,2%, 12,6%, 1,9% ở nhóm nhẹ cân, thừa cân và béo phì Tuy nhiên, chỉ có 41,3% dân số nghiên cứu đạt được mức cân nặng theo khuyến nghị của VYHHK, 24,8% tăng cân dưới mức khuyến nghị và 33,9% tăng cân trên mức khuyến nghị Thừa cân hay béo phì trước khi mang thai là các yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐTK và THATK Hai yếu tố này và tăng cân trên mức khuyến nghị còn là yếu tố nguy cơ của thai to Trong khi đó, tăng cân dưới mức khuyến nghị là yếu tố nguy cơ trẻ có cân nặng lúc sinh thấp.
Theo nghiên cứu của JH Wie (2017) tại Hàn Quốc, 42,7% sản phụ tăng cân trong thai kỳ trong mức khuyến nghị của VYHHK, trong khi 35,6% tăng trên mức và 21,7% dưới mức Đa số dân số nghiên cứu có BMI trước mang thai bình thường (72,3%), trong khi chỉ 15,6% nhẹ cân và 20,5% thừa cân hoặc béo phì Nghiên cứu này cũng khẳng định mối liên quan giữa mức độ tăng cân trong thai kỳ và các yếu tố kết cục như thai nhỏ hoặc to so với tuổi thai, sinh non, TSG và MLT do chuyển dạ tắc nghẽn.
Cụ thể, sản phụ có BMI bình thường nếu tăng cân dưới mức khuyến nghị tăng nguy cơ sinh thai nhỏ so với tuổi thai (OR = 2,21) và sinh non (OR = 1,33) và giảm nguy cơ sinh thai to so với tuổi thai (OR = 0,54) so với nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị, mối liên quan này cũng tương tự ở nhóm BMI nhẹ cân Ngược lại, sản phụ có BMI bình thường nếu tăng cân trên mức khuyến nghị tăng nguy cơ sinh thai to so với tuổi thai (OR = 2,10), sinh non (OR = 1,33), TSG (OR = 1,37), MLT vì chuyển dạ tắc nghẽn (OR = 1,37) và giảm nguy cơ sinh thai nhỏ so với tuổi thai (OR = 0,60). Tuy nhiên, mối liên quan giữa tăng cân trên mức khuyến nghị và các yếu tố kết cục không thống nhất ở các phân nhóm BMI còn lại.
Trong nghiên cứu của tác giả Enomoto (2016) 60 tại Nhật Bản, chỉ có 29,1% sản phụ tăng cân trong mức khuyến nghị của VYHHK Tăng cân trên mức khuyến nghị được xác định có liên quan đến tỉ lệ thai to và thai to so với tuổi thai, tăng cân dưới mức khuyến nghị có liên quan với tỉ lệ thai nhỏ so với tuổi thai, sinh non, ối vỡ non.
Nghiên cứu của tác giả C Li (2015) 10 và tác giả H Jiang (2022) 1 đều có đa số dân số nghiên cứu không đạt được mức tăng cân như khuyến nghị (63,2% và 57%) Tác giả C Li cũng xác định mối liên quan giữa tăng cân trên mức khuyến nghị và tỉ lệTHA liên quan thai kỳ (OR = 2,55, KTC 95% = 1,92 – 2,80), băng huyết sau sinh(OR = 1,30, KTC 95% = 1,17 – 1,45), MLT (OR = 1,31, KTC 95% = 1,18 – 1,36),thai to so với tuổi thai (OR = 2,1, KTC 95% = 1,76 – 2,26) Ngược lại, tỉ lệ ĐTĐTK
Tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị ở nhóm dân số nghiên cứu là 95%, tương ứng với khoảng 1,32 – 1,72 kg Nghiên cứu tương tự tại Đài Loan của tác giả Hung (2016) cũng chỉ ra rằng tới 54,9% phụ nữ mang thai có mức tăng cân không phù hợp khuyến nghị Nghiên cứu này khẳng định rằng tăng cân dưới mức khuyến nghị liên quan đến nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, thai nhỏ so với tuổi thai; ngược lại, tăng cân trên mức khuyến nghị liên quan đến nguy cơ tiền sản giật và thai to so với tuổi thai Tuy nhiên, mức độ liên quan này còn phụ thuộc vào chỉ số BMI của người mẹ trước khi mang thai.
Trong các nghiên cứu được thực hiện tại khu vực Đông Nam Á có một vài nghiên cứu tiêu biểu Tuy nhiên các nghiên cứu này đều sử dụng bảng phân loại BMI của TCYTTG Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu tại Singapore vào năm 2010 – 2014 trên 724 thai kỳ đơn thai của tác giả Song He báo cáo 57,2% sản phụ có BMI trước mang thai bình thường, nhóm nhẹ cân, thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ lần lượt là 8,1%, 23,9% và 10,8% Trong đó, 41,3% dân số nghiên cứu tăng cân phù hợp khuyến nghị của VYHHK, 24,8% tăng cân dưới mức khuyến nghị và 33,9% tăng cân trên mức khuyến nghị Cũng theo nghiên cứu này, thừa cân (OR 3,91, KTC 95% = 2,60 – 5,88, p 1,1 mg/dL hoặc gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh bình thường mà không do bệnh lí thận khác; men gan tăng gấp 2 lần bình thường; phù phổi; đau đầu không đáp ứng giảm đau; triệu chứng thị giác.
Tiền sản giật chưa có dấu hiệu nặng:
Huyết áp tâm thu ³ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ³ 90 mmHg qua 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ xuất hiện sau tuần 20 thai kỳ ở người có huyết áp bình thường trước đó và Đạm niệu ³ 300 mg / 24 giờ hoặc tỉ số protein/creatinin niệu ³ 0,3 hoặc que nhúng ³ 2+ và không kèm các dấu hiệu đã được trình bày trên.
Tăng huyết áp thai kỳ: có huyết áp tăng cao sau 20 tuần tuổi thai nhưng không thoả tiêu chuẩn chẩn đoán TSG.
Phân nhóm cân nặng và chiều dài lúc sinh của trẻ: theo bách phân vị theo tuổi thai lúc sinh (tính chính xác đến ngày) và giới tính của trẻ đối chiếu theo biểu đồ cân nặng và chiều dài lúc sinh của Intergrowth 21 63
Vai trò của người nghiên cứu
Vai trò của người nghiên cứu là tác giả đề tài:
• Xây dựng đề cương nghiên cứu và quy trình nghiên cứu hoàn chỉnh.
• Xây dựng và hoàn chỉnh bảng thu thập số liệu.
• Xin giấy phép của Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y dược TP HCM và Hội đồng Khoa học Công nghệ bệnh viện Hùng Vương cho phép tiến hành nghiên cứu tại BV.
• Hoàn thành hồ sơ y đức trước khi tiến hành lấy mẫu.
• Lập danh sách các sản phụ thoả tiêu chuẩn chọn mẫu và không có tiêu chuẩn loại trừ.
• Huấn luyện nhóm cộng sự gồm 3 nữ hộ sinh thu thập số liệu dựa vào bảng thu thập số liệu và thu thập số liệu.
• Nhập, xử lí số liệu và phân tích số liệu Viết luận văn hoàn chỉnh.
Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng thu thập dữ liệu gồm thông tin trực tiếp từ hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử và phiếu khám thai trên phần mềm Hsoft.
Số liệu thu thập sau khi được kiểm tra lại sẽ nhập bằng phần mềm Microsoft Excel.
Xử lí và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 26 Các phép kiểm định đều thực hiện với độ tin cậy 95% Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng phân phối, sơ đồ và biểu đồ.
Quá trình phân tích gồm 3 bước:
Bước 1: Mô tả các biến số
• Biến số định tính được mô tả bằng tần số, tỉ lệ phần trăm.
• Biến số định lượng được mô tả bằng trung bình và độ lệch chuẩn hoặc trung vị và khoảng tứ phân vị nếu biến số không có phân phối chuẩn.
Bước 2: Phân tích hồi qui đơn biến nhằm xác định mối liên quan giữa các biến số độc lập và biến số phụ thuộc.
Bước 3: Chúng tôi đưa các yếu tố có khả năng gây nhiễu và đồng tương tác vào mô hình hồi qui đa biến để tính OR hiệu chỉnh cho các biến số nhằm xác định mối liên quan độc lập.
Vấn đề y đức
Chúng tôi chỉ tiến hành thu thập thông tin bệnh nhân hồi cứu từ phiếu khám thai trên phần mềm Hsoft và hồ sơ bệnh án mà không tiến hành thực hiện bất kỳ can thiệp nào lên các đối tượng này.
Tất cả các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân được giữ kín, mã hóa và chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu đã được chấp thuận của Hội Đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh theo quyết định số 260/HĐĐĐ-ĐHYD vàQuyết định cho phép tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học của Hội đồng Khoa họcCông nghệ bệnh viện Hùng Vương theo quyết định số 2325/QĐ-BVHV trước khi thực hiện.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dịch tễ học của các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm các yếu tố dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu. Đặc điểm Tần số
Dân tộc: 96,6% đối tượng nghiên cứu là dân tộc Kinh Dân tộc Hoa và các dân tộc khác chiếm lần lượt là 1,4% và 2,0%.
Nghề nghiệp: Hơn một phần ba đối tượng nghiên cứu là nhân viên văn phòng
(37,0%), tiếp theo đó, công nhân chiếm tỉ lệ 26,3% Nội trợ, kinh doanh – buôn bán và các nghề nghiệp khác chiếm tỉ lệ lần lượt là 19,2%, 10,5% và 7,0%. Địa chỉ: 38,1% đối tượng nghiên cứu có địa chỉ tại TP HCM Phần lớn đối tượng có địa chỉ rải rác tại các tỉnh thành khác trong nước, chiếm tỉ lệ 61,9%.
Hình 3.1 Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu.
Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 29,94 ± 4,95 tuổi, trong đó nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị có độ tuổi trung bình 30,10 ± 4,83 tuổi, nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị có độ tuổi trung bình 30,26 ± 4,70, nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị có độ tuổi trung bình 29,44 ± 5,33 Tuổi nhỏ nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là 19 tuổi, tuổi lớn nhất là 45 tuổi Đa số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi < 35 tuổi, chiếm 83,6% dân số nghiên cứu Nhóm ³ 35 tuổi chiếm thiểu số với16,4%.
Đặc điểm các yếu tố tiền căn
Bảng 3.2 Đặc điểm các yếu tố tiền căn của đối tượng nghiên cứu. Đặc điểm Tần số
Tiền căn mổ lấy thai
Bệnh mạn tính: Sau khi đã loại trừ các đối tượng có tiền căn mắc ĐTĐ trước mang thai, kết quả nghiên cứu ghi nhận đa số đối tượng nghiên cứu không có tiền căn bệnh lí mạn tính, chiếm tỉ lệ 87,3% Các bệnh lí thường gặp như THA mạn, viêm gan và tuyến giáp chiếm tỉ lệ lần lượt là 1,7%, 6,2% và 3,1% Chỉ có 6 trường hợp có tiền căn mắc các bệnh lí khác như hen, HIV, ung thư đã điều trị ổn định, rối loạn nhịp, bệnh lí van tim…, chiếm tỉ lệ 1,7%.
Số lần sinh: Hơn một nửa đối tượng nghiên cứu chưa sinh con lần nào với tỉ lệ
51,1% Chiếm tỉ lệ lớn thứ hai là nhóm đối tượng đã sinh con 1 lần (39,3%) Chỉ có 8,8% và 0,8% đối tượng nghiên cứu đã sinh con 2 lần và sinh con 3 lần.
Tiền căn sinh non: Hầu hết đối tượng nghiên cứu không có tiền căn sinh non, chiếm tỉ lệ 96,9% Chỉ có 11 trường hợp có tiền căn sinh non, chiếm tỉ lệ 3,1%.
Tiền căn mổ lấy thai: 83,6% đối tượng nghiên cứu không có tiền căn MLT và
16,4% đối tượng nghiên cứu có tiền căn MLT.
Đặc điểm thể trạng của các đối tượng nghiên cứu trước mang thai
Đặc điểm Trung vị Khoảng tứ phân vị
Cân nặng trước mang thai (kg) 52,75 47 – 57
Nhận xét: Đặc điểm chiều cao, cân nặng trước mang thai và BMI của các đối tượng nghiên cứu không theo phân phối chuẩn.
Chiều cao: Trung vị chiều cao của các đối tượng nghiên cứu là 157 cm, với đối tượng cao nhất có chiều cao là 170 cm, đối tượng thấp nhất có chiều cao là 147 cm. Khoảng tứ phân vị chiều cao của các đối tượng nghiên cứu dao động từ 153 – 160 cm.
Cân nặng trước mang thai: Trung vị cân nặng trước mang thai của các đối tượng nghiên cứu là 52,75 kg, với đối tượng nặng nhất có cân nặng là 85 kg, đối tượng nhẹ nhất có cân nặng là 37 kg Khoảng tứ phân vị cân nặng của các đối tượng nghiên cứu dao động từ 47 – 57 kg.
BMI: Trung vị BMI của các đối tượng nghiên cứu là 21,09 kg/m 2 , với đối tượng có BMI cao nhất là 35,84 kg/m 2 , đối tượng có BMI thấp nhất là 15,40 kg/m 2 Khoảng tứ phân vị BMI của các đối tượng nghiên cứu dao động từ 19,46 – 23,38 kg/m 2
3.4 Tỉ lệ tăng cân trong thai kỳ không phù hợp khuyến nghị của VYHHK
Hình 3.2 Tỉ lệ tăng cân trong thai kỳ không phù hợp khuyến nghị của
Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có mức tăng cân trong thai kỳ không phù hợp khuyến nghị của VYHHK (2009) là 58,8% (KTC 95% = 53,4 – 63,9), trong đó, 28,3% (KTC 95% = 23,6 – 33,2) sản phụ tăng cân dưới mức khuyến nghị và 30,5% (KTC 95% 25,8 – 35,6) sản phụ tăng cân trên mức khuyến nghị Sản phụ tăng cân trong mức khuyến nghị chiếm 41,2% (KTC 95% = 36,1 – 46,6).
Trong mức KN Dưới mức KN Trên mức KN
3.5 Đặc điểm mức độ tăng cân trong thai kỳ theo khuyến nghị ở các phân nhóm BMI khác nhau
Bảng 3.4 Mức độ tăng cân theo khuyến nghị ở các nhóm BMI khác nhau.
Phân nhóm BMI trước mang thai
Tăng cân trong thai kỳ
Phân nhóm BMI trước mang thai: Trong dân số nghiên cứu, nhóm có BMI bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất (58,2%) Tỉ lệ nhóm nhẹ cân và thừa cân lần lượt là 14,1% và 19,2% Nhóm béo phì chiếm tỉ lệ thấp nhất (8,5%), cụ thể gồm béo phì độ I (7,9%) và béo phì độ II (0,6%).
Phân nhóm mức độ tăng cân trong thai kỳ ở các nhóm BMI khác nhau: Trong nhóm BMI nhẹ cân, tỉ lệ tăng cân trong mức khuyến nghị, dưới mức khuyến nghị, trên mức khuyến nghị lần lượt là 48,0%, 46,0%, 6,0% Trong nhóm BMI bình thường, các tỉ lệ trên lần lượt là 48,5%, 30,6%, 20,9% Ở 2 nhóm BMI thừa cân và béo phì, các tỉ lệ này có sự thay đổi với chiếm đa số là nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị.
Tỷ lệ tăng cân quá mức khuyến nghị ở nhóm thừa cân và béo phì lần lượt là 63,2% và 63,3% Trong khi đó, tỷ lệ tăng cân nằm trong mức khuyến nghị ở các nhóm này chỉ là 25,0% và 20,0% Điều đáng chú ý là tỷ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị lại tương đối cao ở nhóm thừa cân (11,8%) và béo phì (16,7%).
Phân tích hồi qui đơn biến liên quan giữa tăng cân dưới mức khuyến nghị và các yếu tố dịch tễ
Bảng 3.5 Mối liên quan giữa tăng cân dưới mức khuyến nghị và yếu tố dịch tễ. Đặc điểm
* p: phép kiểm hồi qui đơn biến
Nhận xét: Sau phân tích hồi qui đơn biến để tìm mối liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ và tỉ lệ tăng cân trong thai kỳ dưới mức khuyến nghị, chúng tôi nhận thấy:
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu dưới 35 tuổi và từ 35 tuổi trở lên trong cả hai nhóm không tăng cân dưới khuyến nghị và tăng cân dưới khuyến nghị đều tương đương nhau, lần lượt là 83,9% và 16,1% ở nhóm không tăng cân, và 83,0% và 17,0% ở nhóm tăng cân Điều này cho thấy không có mối liên hệ giữa nhóm tuổi và tỷ lệ tăng cân dưới khuyến nghị.
Dân tộc: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu thuộc dân tộc Kinh, Hoa và các dân tộc khác trong nhóm không tăng cân dưới mức khuyến nghị lần lượt là 96,9%, 1,1% và 2,0%.
Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị lần lượt là 96,0%, 2,0% và 2,0% Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa các nhóm dân tộc khác nhau và tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị trong thai kỳ (p > 0,05 và KTC 95% OR chứa 1).
Nghề nghiệp: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm nghề nghiệp nhân viên văn phòng, công nhân, nội trợ, kinh doanh – buôn bán và khác trong nhóm không tăng cân dưới mức khuyến nghị lần lượt là 35,8%, 25,6%, 19,7%, 11,0% và 7,9% Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị lần lượt là 40,0%, 28,0%, 18,0%, 9,0% và 5,0% Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa các phân nhóm nghề nghiệp và tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị trong thai kỳ (p > 0,05 và KTC 95%
OR chứa 1). Địa chỉ: Trong nhóm không tăng cân dưới mức khuyến nghị, 38,6% có địa chỉ tại
TP HCM và 61,4% có địa chỉ tại các tỉnh thành khác Trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị, 37,0% có địa chỉ tại TP HCM, nhóm còn lại có tỉ lệ 63,0% Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa địa chỉ và tỉ lệ tăng cân trong thai kỳ dưới mức khuyến nghị (p = 0,783 và KTC 95% OR chứa 1).
Phân tích hồi qui đơn biến liên quan giữa tăng cân dưới mức khuyến nghị và các yếu tố tiền căn
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa tăng cân dưới mức khuyến nghị và yếu tố tiền căn. Đặc điểm
* p: phép kiểm hồi qui đơn biến
Nhận xét: Sau phân tích hồi qui đơn biến để tìm mối liên quan giữa các đặc điểm tiền căn và tỉ lệ tăng cân trong thai kỳ dưới mức khuyến nghị, chúng tôi nhận thấy:
Tiền căn bệnh mạn tính: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu không có tiền căn bệnh lí mạn tính, tiền căn THA mạn, viêm gan, bệnh lí tuyến giáp và các bệnh lí khác trong nhóm không tăng cân dưới mức khuyến nghị lần lượt là 89,0%, 1,6%, 5,0%, 2,4% và 2,0% Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị là 83,0%, 2,0%, 9,0%, 5,0% và 1,0% Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa tiền căn bệnh lí mạn tính và tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị trong thai kỳ (p > 0,05 và KTC 95% OR chứa 1).
Số lần sinh: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu chưa sinh con lần nào, sinh con 1 lần, sinh con 2 lần và sinh con 3 lần trong nhóm không tăng cân dưới mức khuyến nghị lần lượt là 51,2%, 39,8%, 8,2% và 0,8% Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị lần lượt là 51,0%, 38,0%, 10,0% và 1,0% Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa số lần sinh con và tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị (p > 0,05 và KTC
Tiền căn sinh non: Trong nhóm không tăng cân dưới mức khuyến nghị, 96,5% dân số nghiên cứu không có tiền căn sinh non và 3,5% đối tượng có tiền căn sinh non. Trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị có 98,0% không có tiền căn sinh non và 2,0% có tiền căn sinh non Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa tiền căn sinh non và tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị (p = 0,457 và KTC 95% OR chứa 1).
Tiền căn mổ lấy thai: Trong nhóm không tăng cân dưới mức khuyến nghị, 82,7% không có tiền căn MLT và 17,3% có tiền căn MLT Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị lần lượt là 86,0% và 14,0% Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa tiền căn MLT và tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị trong thai kỳ (p = 0,448 và KTC 95% OR chứa 1).
Phân nhóm BMI trước mang thai: Trong nhóm không tăng cân dưới mức khuyến nghị, tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có BMI thuộc nhóm nhẹ cân, bình thường, thừa cân, béo phì lần lượt là 10,6%, 56,3%, 23,6% và 9,5% Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị lần lượt là 20,0%, 63,0%, 8,0% và 6,0% Chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa tình trạng nhẹ cân và thừa cân trước mang thai và tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị trong thai kỳ với chỉ số p lần lượt là 0,040 và 0,003, KTC 95% OR không chứa 1 Trong khi đó, không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng béo phì trước mang thai và tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị trong thai kỳ.
Cụ thể, nhóm BMI nhẹ cân có tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị gấp 1,93 lần so với nhóm BMI bình thường (OR = 1,93, KTC 95% = 1,03 – 3,63, p = 0,040).
Nhóm BMI thừa cân có tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị bằng 0,30 lần so với nhóm BMI bình thường (OR = 0,30, KTC 95% = 0,14 – 0,57, p = 0,003).
Phân tích hồi qui đơn biến liên quan giữa tăng cân trên mức khuyến nghị và các yếu tố dịch tễ
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa tăng cân trên mức khuyến nghị và yếu tố dịch tễ. Đặc điểm
* p: phép kiểm hồi qui đơn biến
Nhận xét: Sau phân tích hồi qui đơn biến để tìm mối liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ và tỉ lệ tăng cân trong thai kỳ trên mức khuyến nghị, chúng tôi nhận thấy:
Tuổi: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu < 35 tuổi và ³ 35 tuổi trong nhóm không tăng cân trên mức khuyến nghị lần lượt là 82,9% và 17,1% Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị lần lượt là 85,2% và 14,8% Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa phân nhóm tuổi và tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị (p = 0,597 và KTC 95% OR chứa 1).
Tỉ lệ đối tượng không tăng cân trên mức khuyến nghị của nhóm đối tượng thuộc dân tộc Kinh là 96,4%, nhóm đối tượng thuộc dân tộc Hoa là 1,6% và nhóm đối tượng thuộc các dân tộc khác là 2,0%.
Tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị trong nhóm người dân tộc thiểu số là 97,2% so với 0,9% và 1,9% ở nhóm Kinh Tuy nhiên, không có mối liên hệ thống kê giữa nhóm thiểu số khác nhau với tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị trong thai kỳ (p > 0,05 và khoảng tin cậy 95% OR chứa 1).
Nghề nghiệp: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm nghề nghiệp nhân viên văn phòng, công nhân, nội trợ, kinh doanh – buôn bán và khác trong nhóm không tăng trên mức khuyến nghị lần lượt là 38,6%, 26,4%, 18,3%, 9,8% và 6,9% Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị lần lượt là 33,3%, 25,9%, 21,3%, 12,1% và 7,4% Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa các phân nhóm nghề nghiệp và tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị trong thai kỳ (p > 0,05 và KTC 95% OR chứa 1). Địa chỉ: Trong nhóm không tăng cân trên khuyến nghị, 38,2% có địa chỉ tại
Theo nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ tăng cân khi mang thai vượt ngưỡng khuyến cáo tại TP.HCM là 38,0%, còn lại 62,0% đến từ các tỉnh thành khác Tuy nhiên, không có sự liên quan giữa địa chỉ cư trú và nguy cơ tăng cân quá mức trong thai kỳ (p = 0,965 và KTC 95% OR chứa 1).
Phân tích hồi qui đơn biến liên quan giữa tăng cân trên mức khuyến nghị và các yếu tố tiền căn
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tăng cân trên khuyến nghị và yếu tố tiền căn. Đặc điểm
* p: phép kiểm hồi qui đơn biến
Nhận xét: Sau phân tích hồi qui đơn biến để tìm mối liên quan giữa các đặc điểm tiền căn và tỉ lệ tăng cân trong thai kỳ trên mức khuyến nghị, chúng tôi nhận thấy:
Tiền căn bệnh mạn tính: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu không có tiền căn bệnh lí mạn tính, tiền căn THA mạn, viêm gan, bệnh lí tuyến giáp và các bệnh lí khác trong nhóm không tăng cân trên mức khuyến nghị lần lượt là 85,8%, 2,4%, 6,1%, 4,5% và 1,2% Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị là 90,7%, 0,0%, 6,5%, 0,0% và 2,8% Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa tiền căn bệnh lí mạn tính và tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị trong thai kỳ (p > 0,05 và KTC 95% OR chứa 1).
Số lần sinh: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu chưa sinh con lần nào, sinh con 1 lần, sinh con 2 lần và sinh con 3 lần trong nhóm không tăng cân trên mức khuyến nghị lần lượt là 48,4%, 41,9%, 8,9% và 0,8% Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị lần lượt là 57,4%, 33,3%, 8,3% và 1,0% Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa số lần sinh con và tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị (p > 0,05 và KTC 95%
Trong một nghiên cứu về tăng cân khi mang thai, kết quả cho thấy rằng hầu hết phụ nữ không tăng cân quá mức khuyến nghị (98%) không có tiền sử sinh non Tuy nhiên, trong số những phụ nữ tăng cân nhiều hơn mức khuyến nghị, tỷ lệ sinh non cao hơn một chút (5,6%) so với nhóm không tăng cân nhiều (2%).
5,6% có tiền căn sinh non Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa tiền căn sinh non và tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị (p = 0,091 và KTC 95% OR chứa 1).
Tiền căn mổ lấy thai: Trong nhóm không tăng cân trên mức khuyến nghị, 84,1% không có tiền căn MLT và 15,9% có tiền căn MLT Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị lần lượt là 84,2% và 17,6% Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa tiền căn MLT và tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị trong thai kỳ (p = 0,684 và KTC 95% OR chứa 1).
Phân nhóm BMI trước mang thai: Trong nhóm không tăng cân trên mức khuyến nghị, tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có BMI thuộc nhóm nhẹ cân, bình thường, thừa cân, béo phì lần lượt là 19,1%, 66,3%, 10,1% và 4,5% Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị lần lượt là 2,8%, 39,8%, 39,8% và 17,6% Chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa các phân nhóm BMI trước mang thai và tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị trong thai kỳ với chỉ số p đều < 0,05 và KTC 95% OR không chứa 1.
Cụ thể, nhóm BMI thừa cân có tỉ lệ tăng cân trong thai kỳ trên mức khuyến nghị gấp 6,52 lần so với nhóm BMI bình thường (OR = 6,52, KTC 95% = 3,59 – 11,84, p
Nhóm có chỉ số BMI béo phì có khả năng tăng cân quá mức gấp 6,55 lần so với nhóm BMI bình thường, trong khi nhóm BMI nhẹ cân chỉ có khả năng tăng cân bằng 0,24 lần.
Phân tích hồi qui đa biến mối liên quan giữa tăng cân dưới và trên mức khuyến nghị và các đặc điểm dịch tễ, tiền căn
Sau khi phân tích hồi qui đơn biến, chúng tôi tìm thấy 1 yếu tố liên quan với tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05: BMI trước mang thai Chúng tôi đưa yếu tố này và yếu tố tiền căn bệnh mạn tính với p < 0,20 vào phân tích hồi qui đa biến để kiểm soát các yếu tố đồng tương tác nhằm tìm yếu tố liên quan độc lập với tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị Tiền căn bệnh mạn tính trong phân tích đơn biến chia làm 5 giá trị: không tiền căn bệnh mạn tính, THA mạn, viêm gan, nhóm có bệnh lí mạn tính (THA mạn, viêm gan, tuyến giáp, bệnh lí khác) đều ít hơn
10 trường hợp và khác biệt về tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị giữa các nhóm bệnh không có ý nghĩa thống kê Vì vậy, trong phân tích đa biến, chúng tôi chia yếu tố tiền căn bệnh lí mạn tính thành 2 nhóm: không hoặc có bệnh lí mạn tính trước mang thai.
Bảng 3.9 Phân tích đa biến liên quan tăng cân dưới khuyến nghị và các yếu tố. Đặc điểm
* p*: phép kiểm hồi qui đa biến
Nhận xét: Sau phân tích hồi qui đa biến, chúng tôi tìm thấy 1 yếu tố liên quan với tỉ lệ sản phụ tăng cân dưới mức khuyến nghị.
Nhóm chỉ số BMI nhẹ cân có tỷ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị cao gấp 1,92 lần so với nhóm BMI bình thường (ORhc = 1,92; KTC 95% = 1,02 - 3,62; p* = 0,043) Trong khi đó, nhóm BMI thừa cân có tỷ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị thấp hơn 0,3 lần so với nhóm BMI bình thường (ORhc = 0,30; KTC 95%).
= 0,13 – 0,66, p* = 0,003) Trong khi đó, không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng béo phì trước mang thai và tỉ lệ tăng cân dưới mức khuyến nghị trong thai kỳ(p* = 0,248 và KTC 95% OR hc chứa 1).
Sau khi phân tích hồi qui đơn biến, chúng tôi tìm thấy 1 yếu tố liên quan với tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05: BMI trước mang thai Chúng tôi đưa yếu tố này và yếu tố số lần sinh và tiền căn sinh non với p < 0,20 vào phân tích hồi qui đa biến để kiểm soát các yếu tố đồng tương tác nhằm tìm yếu tố liên quan độc lập với tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị Số lần sinh trong phân tích đơn biến chia làm 4 giá trị: chưa sinh con, sinh 1 lần, sinh 2 lần và sinh 3 lần. Trong đó, trong nhóm tăng cân trên khuyến nghị, nhóm sinh con 2 lần (9 trường hợp) và 3 lần (1 trường hợp) đều ít hơn 10 trường hợp và khác biệt về tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị giữa 2 nhóm trên không có ý nghĩa thống kê Vì vậy, trong phân tích đa biến, chúng tôi chia yếu tố số lần sinh thành 3 nhóm: chưa sinh con, sinh con
1 lần và sinh con ³ 2 lần.
Bảng 3.10 Phân tích đa biến liên quan tăng cân trên khuyến nghị và các yếu tố. Đặc điểm
* p*: phép kiểm hồi qui đa biến
Nhận xét: Sau phân tích hồi qui đa biến, chúng tôi tìm thấy 3 yếu tố liên quan với tỉ lệ sản phụ tăng cân trên mức khuyến nghị.
Số lần sinh: Nhóm đã sinh con 1 lần và ³ 2 lần có tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị bằng 0,39 lần (OR hc = 0,39, KTC 95% = 0,21 – 0,71, p* = 0,002) và 0,35 lần (OR hc = 0,35, KTC 95% = 0,14 – 0,87, p* = 0,023) so với nhóm chưa sinh con.
Tiền căn sinh non: Nhóm có tiền căn sinh non có tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị gấp 5,30 lần so với nhóm không có tiền căn sinh non (OR hc = 5,30, KTC 95%
Phân nhóm BMI trước mang thai: Nhóm BMI thừa cân có tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị gấp 8,31 lần so với nhóm BMI bình thường (OR hc = 8,31, KTC 95% = 4,37 – 15,78, p* < 0,001) Nhóm BMI béo phì có tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị gấp 7,57 lần so với nhóm BMI bình thường (OR hc = 7,57, KTC 95% 3,21 – 17,85, p* < 0,001) Ngược lại, nhóm BMI nhẹ cân có tỉ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị bằng 0,21 lần so với nhóm BMI bình thường (OR hc = 0,21, KTC 95%
Đặc điểm các yếu tố kết cục của mẹ và thai trong các phân nhóm tăng cân trong
Bảng 3.11 Đặc điểm các kết cục mẹ trong các phân nhóm tăng cân.
Phân nhóm tăng cân trong thai kỳ Đặc điểm Dưới mức
* Kiểm định Chi bình phương
Nhận xét: Đái tháo đường thai kỳ: Trong nhóm đối tượng nghiên cứu tăng cân phù hợp khuyến nghị có 19,2% trường hợp mắc ĐTĐTK (28/146 trường hợp) Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị và trên mức khuyến nghị lần lượt là 32,0% (32/100 trường hợp) và 17,6% (19/108 trường hợp).
Theo mức tăng cân trong thai kỳ, tỷ lệ mắc bệnh lý tăng huyết áp (THA) trong nhóm tăng cân theo khuyến nghị là 2,1%, trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị là 1,0% và trong nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị là 9,3% Trong số các trường hợp THA, có 1 trường hợp THA thai kỳ (THATK), 8 trường hợp tiền sản giật (TSG) chưa có dấu hiệu nặng và 1 trường hợp TSG có dấu hiệu nặng.
Phương pháp chấm dứt thai kỳ: Trong nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị có 57,5% trường hợp CDTK bằng sinh ngã âm đạo và 42,5% bằng MLT Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị là 62,0% trường hợp sinh ngã âm đạo và38,0% trường hợp MLT, nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị có 46,3% trường hợp sinh ngã âm đạo và 53,7% trường hợp MLT.
Bảng 3.12 Đặc điểm các kết cục thai trong các phân nhóm tăng cân.
Phân nhóm tăng cân trong thai kỳ Đặc điểm Dưới mức
Phân loại cân nặng lúc sinh
Phân loại chiều dài lúc sinh
Phân nhóm tăng cân trong thai kỳ Đặc điểm Dưới mức
* Kiểm định Chi bình phương
Cân nặng trẻ lúc sinh: Trong nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị, 91,1% trẻ có cân nặng trong khoảng BPV 10 – 90, 4,8% trẻ có cân nặng < BPV 10 và 4,1% trẻ có cân nặng > BPV 90 Trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị, tỉ lệ này lần lượt là 93,0%, 5,0% và 2,0% Trong nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị, tỉ lệ này lần lượt là 84,3%, 2,7% và 13,0%.
Chiều dài trẻ lúc sinh: Trong nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị, 82,9% trẻ có chiều dài trong khoảng BPV 10 – 90, 6,1% trẻ có chiều dài < BPV 10 và 11,0% trẻ có chiều dài > BPV 90 Trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị, tỉ lệ này lần lượt là 91,0%, 7,0% và 2,0% Trong nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị, tỉ lệ này lần lượt là 87,0%, 1,9% và 11,1%.
Trong nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị, 96,6% trẻ có chỉ số Apgar 1 phút đạt mức tốt (≥ 7) Tỷ lệ này ở nhóm trẻ tăng cân dưới mức khuyến nghị là 98,0%, trong khi ở nhóm trẻ tăng cân trên mức khuyến nghị là 98,1%.
Trong nhóm trẻ tăng cân ở mức khuyến nghị, 99,3% trẻ có chỉ số Apgar 5 phút cao hơn hoặc bằng 7 điểm, cho thấy tình trạng sức khỏe tốt sau khi sinh Trong khi đó, chỉ có 0,7% trẻ có chỉ số Apgar trong khoảng 4-6 điểm, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ Đáng chú ý, không có trường hợp nào có chỉ số Apgar dưới 3 điểm trong nhóm này Tỷ lệ phần trăm này tương tự trong các nhóm trẻ tăng cân dưới mức khuyến nghị và trên mức khuyến nghị, cho thấy mối tương quan giữa việc tăng cân và sức khỏe trẻ sơ sinh.
Nhập khoa Sơ sinh: Trong nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị, 2,1% trẻ sinh ra cần nhập khoa Sơ sinh Tỉ lệ này trong nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị và trên mức khuyến nghị lần lượt là 2,0% và 0,0%.
Phân tích đơn biến và đa biến mối liên quan giữa mức độ tăng cân và các kết cục của mẹ và thai
Chúng tôi tiến hành phân tích hồi qui đơn biến và đa biến để xác định mối liên quan giữa mức độ tăng cân của sản phụ trong thai kỳ và các kết cục của mẹ và thai. Trong mô hình hồi qui đa biến, biến phụ thuộc là các yếu tố kết cục của mẹ và thai, biến độc lập chính là mức độ tăng cân của sản phụ trong thai kỳ, các biến số đồng ảnh hưởng được đưa vào mô hình phân tích đa biến bao gồm các yếu tố dịch tễ và tiền căn của sản phụ: tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, địa chỉ, tiền căn bệnh lí mạn tính, số lần sinh, tiền căn sinh non, tiền căn MLT, phân nhóm BMI trước mang thai.
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa mức độ tăng cân và các kết cục của mẹ.
Kết cục mẹ Dưới mức KN Trên mức KN ĐTĐTK
Nhóm THA trong thai kỳ
Kết cục mẹ Dưới mức KN Trên mức KN
* OR nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị = 1
** p: phép kiểm hồi qui đơn biến, *** p*: phép kiểm hồi qui đa biến
Nhóm phụ nữ tăng cân dưới mức khuyến nghị trong thai kỳ có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao hơn 1,98 lần so với nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị Ngược lại, không có mối liên hệ nào được tìm thấy giữa tăng cân trên mức khuyến nghị và nguy cơ mắc ĐTĐTK.
Nhóm bệnh lí THA trong thai kỳ: Nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị có tỉ lệ mắc các bệnh lí THA trong thai kỳ gấp 4,86 lần so với nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị (KTC 95% = 1,31 – 18,13, p = 0,018) Trong khi đó, chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa sự tăng cân dưới mức khuyến nghị và tỉ lệ mắc các bệnh lí THA trong thai kỳ (p = 0,529 và KTC 95% OR chứa 1).
Mổ lấy thai: Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa sự tăng cân dưới hay trên mức khuyến nghị và tỉ lệ MLT với p lần lượt là 0,484 và 0,077, KTC 95% OR chứa 1.
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa mức độ tăng cân và các kết cục của thai.
Kết cục thai Dưới mức KN Trên mức KN
Thai to so với tuổi thai
Thai nhỏ so với tuổi thai
Kết cục thai Dưới mức KN Trên mức KN
* OR nhóm tăng cân trong mức KN = 1
** p: phép kiểm hồi qui đơn biến, *** p*: phép kiểm hồi qui đa biến
Nhận xét: Sau phân tích hồi qui đơn biến mối liên quan giữa mức độ tăng cân trong thai kỳ và các kết cục của thai, chúng tôi nhận thấy:
Thai to so với tuổi thai: Nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị có tỉ lệ thai to so với tuổi thai gấp 3,48 lần nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị (KTC 95% = 1,29 – 9,37, p = 0,014) Trong khi đó, chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa sự tăng cân dưới mức khuyến nghị và tỉ lệ thai to so với tuổi thai (p = 0,370 và KTC 95% OR chứa 1).
Thai nhỏ so với tuổi thai: Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa sự tăng cân trên hay dưới mức khuyến nghị và tỉ lệ thai nhỏ so với tuổi thai với chỉ số p lần lượt là 0,941 và 0,419 (KTC 95% OR chứa 1).
Chiều dài > BPV 90: Nhóm tăng cân dưới mức khuyến nghị có tỉ lệ trẻ có chiều dài > BPV 90 bằng 0,17 lần so với nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị (KTC 95%
Kích thước vòng đầu lúc sinh tăng nhanh trong nhóm trẻ tăng cân trên mức khuyến nghị (0,04 – 0,74, p = 0,018) Ngược lại, không có mối liên quan giữa tăng cân trên mức khuyến nghị và tỷ lệ trẻ có chiều dài vượt ngưỡng 90% BPV (p = 0,969; KTC 95% OR chứa 1).
Chiều dài < BPV 10: Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa sự tăng cân trên hay dưới mức khuyến nghị và tỉ lệ trẻ có chiều dài < BPV 10 với chỉ số p lần lượt là 0,794 và 0,115 (KTC 95% OR chứa 1).
Chỉ số Apgar 1 phút < 7: Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa sự tăng cân trên hay dưới mức khuyến nghị và tỉ lệ trẻ có chỉ số Apgar 1 phút < 7 với chỉ số p lần lượt là 0,514 và 0,456 (KTC 95% OR chứa 1).
Chỉ số Apgar 5 phút < 7: Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa sự tăng cân trên hay dưới mức khuyến nghị và tỉ lệ trẻ có chỉ số Apgar 5 phút < 7 với chỉ số p ở 2 nhóm đều là 0,997 (KTC 95% OR chứa 1).
Nhập khoa Sơ sinh: Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa sự tăng cân trên hay dưới mức khuyến nghị và tỉ lệ trẻ nhập khoa Sơ sinh với chỉ số p lần lượt là 0,976 và 0,996 (KTC 95% OR chứa 1).
Sau phân tích hồi qui đa biến để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu và đồng tác động nhằm đánh giá mối liên quan giữa mức tăng cân của sản phụ trong thai kỳ và các yếu tố kết cục của mẹ và thai, chúng tôi nhận thấy: Ở nhóm đối tượng tăng cân dưới mức khuyến nghị có tỉ lệ mắc ĐTĐTK gấp 2,03 lần so với nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị (KTC 95% = 1,10 – 3,75, p = 0,024). Tuy nhiên, tỉ lệ mắc ĐTĐTK ở nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị so với nhóm trong mức khuyến nghị không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,426 và KTC 95% OR hc chứa 1).
Ngược lại, nhóm tăng cân trên mức khuyến nghị có tỉ lệ thai to so với tuổi thai gấp 3,94 lần so với nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị (KTC 95% = 1,25 – 12,44, p 0,019) Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa tăng cân dưới mức khuyến nghị và tỉ lệ thai to so với tuổi thai (p = 0,447 và KTC 95% OR hc chứa 1).
BÀN LUẬN
Bàn luận về phương pháp nghiên cứu
4.1.1 Tính thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ sản phụ thai đơn tăng cân không phù hợp khuyến nghị của Viện Y học Hoa Kỳ (VYHHK) tại Bệnh viện Hùng Vương Nghiên cứu còn tìm hiểu các yếu tố liên quan đến mức tăng cân và mối liên hệ giữa mức tăng cân và kết cục của mẹ và thai Khuyến nghị của VYHHK về tăng cân thai kỳ đơn thai dựa trên mối liên quan với kết cục mẹ và thai, như tiền sản giật thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, tăng trưởng thai và cân nặng lúc sinh, sinh non Tăng cân quá mức có liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trên trong khi tăng cân không đủ làm tăng nguy cơ thai giới hạn tăng trưởng, cân nặng trẻ lúc sinh thấp và sinh non Khuyến nghị này đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, nhưng cơ sở xây dựng khuyến cáo chủ yếu dựa trên dữ liệu nghiên cứu tại các nước phương Tây, có đặc điểm dịch tễ khác biệt so với Việt Nam.
Chúng tôi kì vọng rằng kết quả ghi nhận được từ nghiên cứu này có thể giúp khái quát tình hình thực tế về mức độ tăng cân của sản phụ trong thai kỳ ở các trường hợp thời, cung cấp thêm thông tin về các yếu tố dịch tễ và tiền căn có liên quan đến mức độ tăng cân của sản phụ trong thai kỳ cũng như mối liên quan giữa mức độ tăng cân và các yếu tố kết cục của mẹ và thai trên dân số Việt Nam Đây cũng là tiền đề để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo sâu hơn và có thiết kế nghiên cứu phù hợp hơn trong tương lai, hướng đến mục đích cải thiện chương trình quản lí dinh dưỡng và luyện tập cho phụ nữ mang thai để có mức tăng cân phù hợp và cải thiện kết cục thai kỳ.
Chúng tôi lựa chọn thiết kế nghiên cứu cắt ngang với phương pháp lấy mẫu toàn bộ cho đến khi đủ cỡ mẫu cần thiết để phục vụ cho mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ các sản phụ mang đơn thai có mức tăng cân trong thai kỳ không phù hợp khuyến nghị, đồng thời xác định các yếu tố liên quan đến mức độ tăng cân của sản phụ và mối liên quan của mức độ tăng cân và các kết cục của mẹ và thai Đây là thiết kế nghiên cứu quan sát, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, tính khả thi cao, phù hợp với mục tiêu xác định tỉ lệ hiện mắc của một tình trạng trong quần thể.
Các thông tin nghiên cứu được ghi nhận khách quan do người nghiên cứu chỉ đóng vai trò thu thập dữ liệu dựa vào phiếu khám thai điện tử và hồ sơ bệnh án, phân tích qua mẫu thu thập số liệu, không can thiệp vào điều trị của bệnh nhân.
Tuy nhiên, vì là nghiên cứu cắt ngang và thu thập số liệu dựa trên phiếu khám thai điện tử và hồ sơ bệnh án, nghiên cứu của chúng tôi vẫn có một số hạn chế như sai lệch thu thập thông tin, hạn chế về tính đa dạng của các yếu tố liên quan đến mức độ tăng cân của sản phụ trong thai kỳ, cũng như chưa đủ mạnh để đánh giá các yếu tố liên quan và mối quan hệ nhân quả Chúng tôi đã cố gắng thiết kế bảng thu thập số liệu theo sát mục tiêu nghiên cứu, ngắn gọn, dễ hiểu để hạn chế sai lệch trong quá trình thu thập thông tin.
Nghiên cứu của chúng tôi với cỡ mẫu 354 trường hợp, phù hợp với cỡ mẫu đã được tính toán Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu có thể cung cấp cái nhìn tổng quát về tình trạng tăng cân của sản phụ mang đơn thai tại Việt Nam hiện nay.
4.1.3 Công cụ nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu
Bảng thu thập số liệu của chúng tôi được thiết kế theo sát mục tiêu nghiên cứu, ngắn gọn, dễ hiểu.
Nghiên cứu hiện tại là nghiêm ngặt đối với việc sử dụng dữ liệu phiếu khám thai điện tử và hồ sơ bệnh án từ tháng 04/2023 đến 05/2023 Chúng tôi loại khỏi nghiên cứu các trường hợp không được chẩn đoán, theo dõi thai kỳ vào các mốc thời điểm
11 – 14 tuần tuổi thai, 20 – 24 tuần tuổi thai, 24 – 28 tuần tuổi thai và kết thúc thai kỳ tại BV Hùng Vương, cũng như các trường hợp có thời điểm kết thúc thai kỳ trước
37 tuần tuổi thai hay thời điểm sinh cách thời điểm nhập viện hơn 7 ngày và các trường hợp thai có các bất thường giải phẫu lớn nhằm giảm thiểu sai lệch trong xác định mức tăng cân của sản phụ trong toàn bộ thai kỳ và tầm soát các yếu tố kết cục của mẹ và thai Sau khi loại mẫu, chúng tôi tiến hành phân tích 354 trường hợp thai kỳ đơn thai thoả tiêu chuẩn chọn mẫu.
Mức tăng cân của sản phụ trong thai kỳ trong nghiên cứu của chúng tôi được xác định bằng hiệu số cân nặng tại thời điểm nhập viện sinh (không quá 7 ngày từ thời điểm nhập viện sinh đến thời điểm sinh) và cân nặng tại thời điểm khám thai đầu tiên trước 14 tuần tuổi thai Phân nhóm mức tăng cân của sản phụ trong thai kỳ thành 3 nhóm: dưới mức khuyến nghị, trong mức khuyến nghị, trên mức khuyến nghị dựa vào mức tăng cân của sản phụ và phân nhóm BMI trước mang thai theo khuyến nghị của VYHHK Quy trình đo cân nặng và chiều cao của sản phụ được thực hiện dựa theo phác đồ của BV với chiều cao được xác định vào lần khám thai đầu tiền và cân nặng được theo dõi vào mỗi lần khám thai Cụ thể, tại mỗi phòng khám thai của khoa Khám bệnh B được trang bị 01 thước đo chiều cao và 01 cân đồng hồ, các thiết bị được kiểm tra và chuẩn hoá mỗi 6 tháng nhằm hạn chế tối đa sai lệch giữa các thiết bị Quá trình đo đạc đều được hướng dẫn và giám sát bởi nữ hộ sinh đã được huấn luyện Các tiêu chuẩn được đề cập trên không thay đổi trong thực hành tại BV trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu.
Trong quá trình phân tích, chúng tôi thực hiện phân tích hồi qui đơn biến và đa biến để xác định các yếu tố liên quan đến mức tăng cân của sản phụ trong thai kỳ và mối liên quan giữa mức tăng cân của sản phụ và các yếu tố kết cục của mẹ và thai bằng chỉ số OR.
Bàn luận về kết quả nghiên cứu
4.2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 5/2023, Bệnh viện Hùng Vương ghi nhận 5.498 ca nhập viện sinh đơn thai, trong đó 354 ca đủ tiêu chuẩn được đưa vào phân tích Lý do chính khiến các ca còn lại (5.144 ca) không đủ tiêu chuẩn là do không theo dõi thai kỳ tại bệnh viện (2.282 ca) hoặc khám thai lần đầu sau 14 tuần (1.404 ca) Ngoài ra, có 1.342/5.144 ca theo dõi thai kỳ tại bệnh viện không đầy đủ do không thực hiện tầm soát lệch bội, khảo sát hình thái học và nghiệm pháp dung nạp đường vào thời điểm phù hợp Nhóm còn lại gồm các ca sản phụ mắc tiểu đường trước khi mang thai (35 ca), thời điểm nhập viện đến sinh cách nhau trên 7 ngày (37 ca), thai có dị tật bẩm sinh (10 ca) hay cắt tử cung trước 37 tuần (34 ca) chiếm số lượng ít Do đó, mẫu nghiên cứu chỉ đại diện cho nhóm sản phụ mang đơn thai có quá trình theo dõi thai kỳ tương đối đầy đủ tại Bệnh viện Hùng Vương.
4.2.1.1 Đặc điểm dịch tễ học a) Tuổi sản phụ Độ tuổi trung bình của sản phụ trong nghiên cứu chúng tôi là 29,94 ± 4,95 tuổi, trong đó, độ tuổi trung bình của sản phụ ở nhóm tăng cân trong mức khuyến nghị, dưới mức khuyến nghị và trên mức khuyến nghị lần lượt là 30,10 ± 4,83 tuổi, 30,26 ± 4,70 tuổi, 29,44 ± 5,33 tuổi Con số này tương đương với nghiên cứu của tác giảCNA Đào (2014) 56 , tác giả E Ota (2010) 55 , tác giả Song He (2019) 8 , tác giả P.Sunsaneevithayakul (2013) 59 , với độ tuổi trung bình của sản phụ trong các nghiên cứu này lần lượt là 28,09 ± 4,82 tuổi, 27,9 ± 5,3 tuổi, 30,6 ± 5,0 tuổi, 28,47 ± 6,2 tuổi.
Nghiên cứu của tác giả E Asvanarunat (2014) 58 không báo cáo độ tuổi trung bình của toàn bộ dân số nghiên cứu, nhưng độ tuổi trung bình trong các phân nhóm BMI trước mang thai cũng tương tự nghiên cứu chúng tôi, lần lượt là 25,6 ± 5,4 tuổi ở nhóm BMI nhẹ cân, 28,0 ± 5,8 tuổi ở nhóm BMI bình thường, 30,2 ± 5,7 tuổi ở nhóm BMI thừa cân và 29,6 ± 6,0 tuổi ở nhóm BMI béo phì Tất cả nghiên cứu trên đều được tiến hành tại khu vực châu Á nên xu hướng lập gia đình và mang thai ở độ tuổi tương đồng nhau Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả H Jiang (2022) 1 có độ tuổi trung bình dân số nghiên cứu là 32,36 ± 3,94 tuổi, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của tác giả JH Wie (2017) 9 cũng báo cáo số liệu theo phân nhóm BMI trước mang thai với độ tuổi trung bình trong các phân nhóm BMI đều cao hơn nghiên cứu của chúng tôi, lần lượt là 30,8 ± 3,6 tuổi ở nhóm BMI nhẹ cân, 31,7 ± 3,7 tuổi ở nhóm BMI bình thường, 32,3 ± 3,8 tuổi ở nhóm BMI thừa cân và 32,5 ± 3,8 tuổi ở nhóm BMI béo phì 9 Điều này cho thấy độ tuổi mang thai của phụ nữ tại các thành phố phát triển như Bắc Kinh hoặc Seoul có xu hướng trễ hơn các khu vực khác.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm đối tượng trong độ tuổi < 35 tuổi chiếm 83,6%, nhóm ³ 35 tuổi chiếm thiểu số với 16,4% Tỉ lệ nhóm ³ 35 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả CNA Đào (2014) 56 (8,8%), của tác giả Yin Sun (2020) 57 (11,6%) và thấp hơn của tác giả JH Wie (2017) 9 (20,8%) Khác biệt này có thể được lí giải do xu hướng lập gia đình và mang thai ngày càng trễ hơn, đặc biệt ở nhóm dân số nghiên cứu có điều kiện kinh tế trung bình trở lên như trong nghiên cứu của chúng tôi (đối tượng nghiên cứu là nhóm theo dõi thai kỳ đầy đủ) hay nhóm dân số nghiên cứu sinh sống tại các thành phố phát triển như Seoul của tác giả
JH Wie Bên cạnh đó, đối tượng đã sinh con ít nhất 1 lần cũng chiếm đa số (54,2%) trong nghiên cứu của tác giả JH Wie, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi (48,4%). Nhìn chung, các nghiên cứu đều có đa số dân số nghiên cứu nằm trong độ tuổi tối ưu để mang thai là trước 35 tuổi. b) Dân tộc
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dân tộc Kinh chiếm 96,6% dân số nghiên cứu, 1,4% dân số nghiên cứu là dân tộc Hoa, 2,0% là các dân tộc khác, tương tự với báo cáo của tác giả CNA Đào (2014) 56 (97% dân tộc Kinh) Kết quả này phù hợp với đặc điểm phân bổ các dân tộc tại Việt Nam và TP HCM với dân tộc Kinh chiếm đa số. c) Nghề nghiệp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nghề nghiệp được phân chia thành các nhóm nghề chiếm phần lớn trong xã hội gồm: nhân viên văn phòng, công nhân, nội trợ, kinh doanh – buôn bán và nhóm nghề khác Đa số dân số nghiên cứu của chúng tôi có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng, chiếm 37,0% Ngoài ra, công nhân chiếm 26,3%, nội trợ chiếm 19,2%, kinh doanh – buôn bán chiếm 10,5% Các tỉ lệ này khá tương đồng với nghiên cứu của tác giả CNA Đào (2014) 56 với đa số đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm lao động trí thức (32,7% thuộc nhóm giáo dục, y tế và 14,2% thuộc nhóm nhân viên văn phòng), các nhóm nghề còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn (29,2% làm công nhân, làm nông; 19,2% làm nghề buôn bán và 4,7% làm nội trợ) Điều này cho thấy các nhóm ngành nghề tại TP HCM và các tỉnh lân cận rất đa dạng, đồng thời, đa số dân số nghiên cứu đều có nghề nghiệp có thu nhập ổn định. d) Địa chỉ
Phần lớn sản phụ trong nghiên cứu của chúng tôi sinh sống tại các tỉnh lân cận TP. HCM (61,9%), chỉ 38,1% dân số nghiên cứu cư ngụ tại TP HCM Ngược lại, đa số sản phụ trong nghiên cứu của tác giả CNA Đào (2014) 56 sống tại TP HCM (52%).
4.2.1.2 Đặc điểm tiền căn Đa số dân số nghiên cứu của chúng tôi đều mang thai lần đầu (51,1%), ngoài ra,sinh con 1 lần chiếm 39,3%, còn lại là sinh con lần 2 trở lên Đặc điểm này tương tự với nghiên cứu của tác giả E Ota được tiến hành tại Nha Trang, Việt Nam (2010) 55 với 50,1% chưa sinh con và 49,9% đã sinh con ít nhất 1 lần và nghiên cứu của tác giảCNA Đào (2014) 56 tại TP HCM với 50,6% chưa sinh con, 41,6% sinh con 1 lần và
Theo nghiên cứu của Song He (2019), P Sunsaneevithayakul (2013) và E Asvanarunat (2014), tỉ lệ phụ nữ mang thai lần đầu trong dân số nghiên cứu lần lượt là 55,8%, 54,1% và 50,7%, trong khi đó tỉ lệ sinh con lần 2 trở lên chỉ chiếm 7,8%.
JH Wie (2017) 9 thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (45,8% so với 51,6%) có thể là do độ tuổi trung bình dân số nghiên cứu của tác giả cao hơn nghiên cứu chúng tôi nên đối tượng đã mang thai ít nhất 1 lần chiếm đa số trong nghiên cứu của tác giả Ngược lại, đối tượng nghiên cứu mang thai lần đầu trong nghiên cứu của tác giả H Jiang
(2022) 1 (nghiên cứu có độ tuổi trung bình dân số nghiên cứu cao hơn nghiên cứu chúng tôi) chiếm tới 70,6% Điều này phản ánh xu hướng lập gia đình và mang thai ngày càng muộn ở các khu vực phát triển.
Phần lớn dân số nghiên cứu chúng tôi bước vào thai kỳ với tình trạng sức khoẻ khoẻ mạnh với tỉ lệ đối tượng nghiên cứu không có tiền căn mắc các bệnh lí mạn tính chiếm 87,3% Sản phụ có tiền căn bệnh lí trước mang thai chiếm tỉ lệ thấp với viêm gan chiếm 6,2%, bệnh lí tuyến giáp chiếm 3,1%, THA mạn chiếm 1,7% và các bệnh lí khác chiếm 1,7% Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả Song He (2019) với tỉ lệ sản phụ có tiền căn bệnh lí tuyến giáp chiếm 2,5%, THA mạn chiếm 1,2% 8
Tỉ lệ sản phụ có tiền căn sinh non và tiền căn MLT trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ chiếm 3,1% và 16,4%, phù hợp với đa số dân số nghiên cứu đều mang thai lần đầu.
4.2.1.3 Đặc điểm thể trạng trước mang thai
Bảng 4.1 Đặc điểm thể trạng sản phụ trước mang thai giữa các nghiên cứu. Đặc điểm
CN trước mang thai (kg)
Các đặc điểm thể trạng trước mang thai của nhóm nghiên cứu có sự tương đồng với các nghiên cứu khác ở châu Á như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc Điều này có thể lý giải do các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện tại các quốc gia phát triển trong khu vực châu Á, có đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội tương đối giống với TP HCM và các tỉnh lân cận.
4.2.2 Tỉ lệ tăng cân không phù hợp theo khuyến nghị trong thai kỳ
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ các phân nhóm BMI trước mang thai giữa các nghiên cứu.
Điểm mạnh, điểm hạn chế và tính ứng dụng của đề tài
Nghiên cứu nhằm xác định mức độ tăng cân của sản phụ trong thai kỳ theo dõi tại BV Hùng Vương, xác định các yếu tố liên quan đến mức độ tăng cân và đánh giá mối liên hệ giữa mức độ tăng cân với kết cục sức khỏe của mẹ và thai nhi Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ phiếu khám thai điện tử và hồ sơ bệnh án, không can thiệp vào quá trình theo dõi thai kỳ.
Việc áp dụng bảng phân loại BMI riêng biệt cho các nước châu Á và khuyến cáo tăng cân trong thai kỳ của Viện Y khoa Hoàng gia Victoria (VYYHK) là những hướng dẫn thiết yếu đã được xác nhận tính phù hợp trong việc cải thiện kết quả thai kỳ Nghiên cứu tuân thủ những khuyến nghị này trong thực hành tại cơ sở nghiên cứu, tạo nên sự khác biệt so với các nghiên cứu khác ở Việt Nam và khu vực.
BV Hùng Vương là một trong những trung tâm sản phụ khoa lớn với quy trình theo dõi thai kỳ nghiêm ngặt nên thuận lợi cho việc thu thập mẫu và kiểm soát các yếu tố làm sai lệch kết quả
Nghiên cứu báo cáo cụ thể tỉ lệ sản phụ tăng cân không phù hợp khuyến nghị trong thai kỳ, có giá trị trong thực hành lâm sàng và cải thiện quy trình theo dõi thai kỳ
Thiết kế cắt ngang là thiết kế phù hợp để xác định tỉ lệ một tình trạng lưu hành trong dân số, tuy nhiên không phải là thiết kế tối ưu để đánh giá mối liên quan và quan hệ nhân quả giữa các yếu tố
Mẫu trong nghiên cứu chỉ đại diện cho nhóm sản phụ có quá trình theo dõi thai kỳ tương đối đầy đủ tại BV Hùng Vương, vì vậy đa phần thuộc nhóm có điều kiện kinh tế - xã hội trung bình trở lên và quan tâm đến sức khoẻ Mẫu này không đại diện cho dân số sản phụ ở TP HCM và các tỉnh lân cận nói riêng và ở Việt Nam nói chung
Thiết kế cắt ngang hồi cứu và thời gian nghiên cứu ngắn nên nghiên cứu xác định cân nặng trước mang thai dựa vào cân nặng lần đầu tiên khám thai trước 14 tuần có thể dẫn đến sai lệch trong phân nhóm BMI trước mang thai và phân nhóm mức tăng cân trong thai kỳ theo khuyến nghị cũng như ảnh hưởng đến mối liên quan giữa BMI trước mang thai, mức tăng cân trong thai kỳ và các yếu tố kết cục của mẹ và thai Nghiên cứu cũng không đánh giá nhiều hơn các yếu tố có thể liên quan đến mức tăng cân của sản phụ trong thai kỳ như chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, các can thiệp trong quá trình theo dõi thai kỳ Cỡ mẫu nghiên cứu còn hạn chế để làm rõ tối đa các yếu tố liên quan với mức độ tăng cân của sản phụ cũng như chưa thể phân tích sâu hơn các dưới nhóm của các kết cục mẹ và thai
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở thời điểm kết thúc thai kỳ nên chưa thể đánh giá thêm các yếu tố liên quan đến mẹ trong thời kỳ hậu sản, cũng như các bệnh tật ngắn hạn và dài hạn ở trẻ sơ sinh.
4.3.3 Tính ứng dụng của đề tài
Nghiên cứu chúng tôi báo cáo tỉ lệ sản phụ tăng cân trong thai kỳ không phù hợp khuyến nghị của VYHHK tại BV Hùng Vương là 58,8% Đây là một con số tương đối cao, góp phần cho các nhà thực hành lâm sàng có cái nhìn khái quát về tình hình tăng cân của sản phụ trong thai kỳ để có thể xây dựng các quy trình quản lí và kiểm soát cân nặng tốt hơn cho phụ nữ mang thai
Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp cái nhìn thực tế về tình hình quản lí cân nặng ở các phụ nữ mang thai, tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm xây dựng các chương trình can thiệp liên quan dinh dưỡng, luyện tập để cải thiện mức tăng cân của sản phụ cho phù hợp cũng như đánh giá lợi ích của việc duy trì mức tăng cân phù hợp khuyến nghị trong mối liên quan với các kết cục thai kỳ ngắn hạn và dài hạn.