ĐẶT VẤN ĐỀVới sự phát triển của các phương tiện nội soi và hình ảnh học hiện đại, tiếpcận phẫu thuật qua đường nội soi mũi xoang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trongnhiều chuyên khoa,
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm và thời gian chọn mẫu
• Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh
• Từ tháng 08 năm 2022 tới tháng 07 năm 2023
• Người bệnh từ 18 tuổi trở lên
• Người bệnh đồng ý tham gia vào nghiên cứu
• Người bệnh được chụp MSCT mũi xoang lấy trọn xoang sàng sau, xoang bướm, đỉnh hốc mắt, ống thị giác và sàn sọ.
• Người bệnh nhỏ hơn 18 tuổi
• Người bệnh không đồng ý tham gia vào nghiên cứu
• Người bệnh có dị dạng các mốc giải phẫu vùng xoang sàng sau, xoang bướm,đỉnh hốc mắt, ống thị giác và sàn sọ bẩm sinh hoặc thứ phát do chấn thương,bệnh lý, phẫu thuật
Phương pháp nghiên cứu
• Nghiên cứu cắt ngang mô tả, lấy mẫu thuận tiện
2.2.2 Các biến số nghiên cứu
Các biến số trong nghiên cứu của chúng tôi được mô tả trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu
STT Tên biến số Loại biến số Giá trị biến số
1 Tuổi Định lượng rời rạc
2 Giới Nhị giá Nam, nữ
3 Vị trí lỗ thần kinh thị so với thành trước xoang bướm
4 Khoảng cách từ lỗ thần kinh thị tới thành trước xoang bướm Định lượng liên tục
Số dương làm tròn 2 chữ số thập phân Đơn vị đo mm
5 Khoảng cách từ lỗ thần kinh thị tới lồi cảnh Định lượng liên tục
Số dương làm tròn 2 chữ số thập phân Đơn vị đo mm
6 Khoảng cách từ thành trước xoang bướm tới lồi cảnh Định lượng liên tục
Số dương làm tròn 2 chữ số thập phân Đơn vị đo mm
7 Chiều rộng lỗ thị của ống thị giác Định lượng liên tục
Số dương làm tròn 2 chữ số thập phân Đơn vị đo mm
8 Chiều cao lỗ thị của ống thị giác Định lượng liên tục
Số dương làm tròn 2 chữ số thập phân Đơn vị đo mm
9 Chiều rộng lỗ sọ của ống thị giác Định lượng liên tục
Số dương làm tròn 2 chữ số thập phân Đơn vị đo mm
10 Chiều cao lỗ sọ của ống thị giác Định lượng liên tục
Số dương làm tròn 2 chữ số thập phân Đơn vị đo mm
11 Chiều dài thành ngoài của ống thị giác Định lượng liên tục
Số dương làm tròn 2 chữ số thập phân Đơn vị đo mm
12 Chiều dài thành trong của ống thị giác Định lượng liên tục
Số dương làm tròn 2 chữ số thập phân Đơn vị đo mm
13 Góc mở của ống thị giác Định lượng liên tục
Số dương làm tròn 2 chữ số thập phân Đơn vị đo độ.
• Máy chụp CT scan xoắn ốc 64 dãy đầu dò hiệu Siemens Somatom Emotion, đời máy 2019, độ dày lát cắt 0,8mm.
• Xuất dữ liệu từ máy chụp CT vào đĩa DVD và lưu trữ kết quả chụp CT của bệnh nhân dưới định dạng DICOM.
• Phần mềm eFilm Workstation 4.0 là của hãng Merge Healthcare đọc dữ liệuDICOM để xử lý hình ảnh MSCT, xác định và đo đạc các biến số.
Phương pháp tiến hành
2.3.1 Quy trình thu thập số liệu
Quy trình thu thập số liệu của nghiên cứu này bao gồm những bước như sau:Bước 1 - Chọn người bệnh: Tất cả người bệnh được chụp MSCT vùng mũi xoang tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian nghiên cứu, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được ghi nhận: mã số nhập viện, giới tính(nam/nữ), năm sinh, tuổi = (năm hiện tại - năm sinh), tiền sử chấn thương, phẫu thuật hay bệnh lý liên quan tới vùng hốc mắt, mũi xoang thông qua phiếu thu thập số liệu.Tất cả các trường hợp không thỏa tiêu chuẩn sẽ được loại ra khỏi nghiên cứu.
Bước 2 - Chụp phim MSCT: Bệnh nhân nằm ngửa Đường cắt song song với khẩu cái cứng Sau đó thực hiện tái tạo mặt cắt đứng ngang và mặt cắt đứng dọc. Thông số kỹ thuật: Độ dày lát cắt 0,8mm Khoảng cách giữa các lát cắt 0mm Cửa sổ xương W2500 L 3500 Cửa sổ mô mềm W 250 L 40 Xuất dữ liệu kết quả MSCT bệnh nhân từ máy CT vào đĩa DVD và lưu trữ dưới định dạng DICOM.
Bước 3 - Đọc phim MSCT: Sử dụng phần mềm eFilm Workstation 4.0 để đọc dữ liệu DICOM và phân tích hình ảnh MSCT Tái tạo hình ảnh MPR theo ba mặt phẳng: ngang, đứng dọc và đứng ngang tùy thuộc vào mục tiêu khảo sát Đo các kích thước trên phim bằng thước trong ứng dụng eFilm Workstation 4.0.
2.3.2 Khảo sát đặc điểm vị trí lỗ thị
Xác định vị trí của lỗ thị của ống thị giác, thành trước xoang bướm và lồi động mạch cảnh thông qua việc khảo sát phim MSCT của người bệnh trên ba mặt phẳng MPR (mặt phẳng ngang, đứng dọc và đứng ngang) Trên mặt phẳng ngang đi qua ống thị giác, vị trí lỗ thần kinh thị được xác định là giao điểm của thành trong hốc mắt với thành trong của ống thị giác Vị trí thành trước xoang bướm được xác định là điểm giao giữa thành trước xoang bướm với thành ngoài xoang bướm Vị trí lồi cảnh được xác định bởi điểm lồi nhất vào trong lòng xoang bướm của lồi cảnh ở thành sau xoang bướm Các mốc và phép đo được dùng trong nghiên cứu này tương tự như các mốc được sử dụng trong nghiên cứu công bố bởi các tác giả trước đây về cùng chủ đề 13,14
2.3.2.1 Vị trí lỗ thị giác
Thực hiện xác định tương quan về vị trí của lỗ thị giác với thành trước xoang bướm tại vị trí giao của thành trước xoang bướm với thành ngoài xoang bướm Lỗ thị giác có thể nằm phía trước hoặc phía sau mốc này Xác định vị trí của lỗ thị ở mỗi ổ mắt và xác định tỉ lệ của hai nhóm vị trí lỗ thị trong toàn mẫu nghiên cứu (nhóm nằm trước và nhóm nằm sau thành trước xoang bướm).
2.3.2.2 Sự đối xứng vị trí của lỗ thị giác hai bên
Nếu vị trí tương quan của lỗ thị giác so với thành trước xoang bướm ở hai bên giống nhau thì có sự đối xứng giữa hai lỗ thị giác, ngược lại nếu vị trí tương đối của lỗ thị giác so với thành trước xoang bướm ở hai bên khác nhau thì người bệnh có sự bất đối xứng giữa hai lỗ thị giác Từ đây, chia thành ba nhóm:
• Đối xứng kiểu trước – trước: Lỗ thần kinh thị nằm trước thành trước xoang ở cả hai bên (Hình 2.1).
• Đối xứng kiểu sau – sau: Lỗ thần kinh thị nằm sau thành trước xoang ở cả hai bên (Hình 2.2).
• Bất đối xứng (Hình 2.3): Lỗ thần kinh thị nằm trước thành trước xoang bướm ở một bên và nằm sau thành trước xoang bướm ở bên còn lại.
Hình 2.1 Vị trí lỗ thị hai bên đối xứng kiểu trước – trước
Lỗ thần kinh thị: mũi tên trắng Thành trước xoang bướm: mũi tên đen.
Hình 2.2 Vị trí lỗ thị hai bên đối xứng kiểu sau – sau
Lỗ thần kinh thị: mũi tên trắng Thành trước xoang bướm: mũi tên đen.
Hình 2.3 Vị trí lỗ thị hai bên bất đối xứng kiểu trước – sau
Lỗ thần kinh thị ở bên phải nằm trước thành trước xoang bướm (mũi tên trắng), trong khi ở bên trái lại nằm sau thành trước xoang bướm (mũi tên đen).
Hình 2.4 Vị trí lồi động mạch cảnh
Thành trước xoang bướm: mũi tên đen Lồi cảnh: mũi tên trắng
2.3.2.3 Khoảng cách giữa lỗ thị giác, thành trước xoang bướm và lồi cảnh Đo khoảng cách giữa lỗ thị với thành trước xoang bướm Đo khoảng cách giữa lỗ thị với lồi cảnh; và khoảng cách giữa thành trước xoang bướm với lồi cảnh (Hình 2.4) Kết quả được ghi nhận dưới dạng số thực dương, làm tròn 2 số thập phân với đơn vị đo mm.
2.3.3 Khảo sát đặc điểm và sự đối xứng của ống thị giác hai bên
Trên mặt phẳng đứng ngang qua lỗ thị, xác định chiều cao của lỗ thị giác và góc mở của ống thị giác vào xoang bướm Trên mặt phẳng đứng ngang qua lỗ sọ của ống thị giác, đo chiều cao lỗ sọ.
Hình 2.5 Lỗ thị giác hai bên trên mặt phẳng trán
Mũi tên trắng: Lỗ thị Đường thằng a: Chiều cao lỗ thị
Dựng mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đứng dọc đi qua đỉnh xương mũi và trung điểm của củ yên Trên mặt phẳng này, đo các kích thước sau: chiều dài thành trong, chiều dài thành ngoài, chiều rộng lỗ thị và chiều rộng lỗ sọ của ống thị giác (Hình 2.6) Kết quả được ghi nhận dưới dạng số thực dương, làm tròn 2 số thập phân với đơn vị đo mm.
Hình 2.6 Ống thị giác hai bên trên mặt phẳng nằm ngang
Mũi tên trắng: Ống thị giác Đường thẳng a: Chiều dài thành ngoài Đường thẳng b: Chiều rộng lỗ thị Đường thẳng c: Chiều dài thành trong Đường thằng d: Chiều rộng lỗ sọ.
So sánh sự khác biệt về thông số đường kính ống thị giữa hai bên mắt có giá trị quan trọng trong chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến thể tích trong sọ như tăng áp lực nội sọ lành tính Sự khác biệt này được định nghĩa là bất đối xứng khi chênh lệch ≥20% và đối xứng khi chênh lệch 0,05).
Vị trí của lỗ thị giác so với thành trước của xoang bướm phân chia theo bên ổ mắt được trình bày trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3 Vị trí của lỗ thị giác theo bên ổ mắt Ổ mắt Lỗ thị giác nằm trước thành trước xoang bướm N (%)
Lỗ thị giác nằm sau thành trước xoang bướm N (%)
Trong 100 ổ mắt phải được nghiên cứu, ghi nhận lỗ thị giác nằm phía trước thành trước xoang bướm trong 48 ổ mắt (ứng với 48% số ổ mắt phải), và nằm phía sau thành trước xoang bướm trong 52 ổ mắt còn lại (ứng với 52% số ổ mắt phải).
Trong 100 ổ mắt trái được nghiên cứu, ghi nhận lỗ thị giác nằm phía trước thành trước xoang bướm trong 49 ổ mắt (ứng với 49% số ổ mắt phải), và nằm phía sau thành trước xoang bướm trong 51 ổ mắt còn lại (ứng với 51% số ổ mắt phải).
Khi đánh giá toàn bộ 100 người bệnh, ứng với 100 ổ mắt phải và 100 ổ mắt trái được nghiên cứu, lỗ thị giác nằm phía trước thành trước xoang bướm trong 97 ổ mắt (ứng với 48,5% tổng số ổ mắt), và nằm phía sau thành trước xoang bướm trong
103 ổ mắt còn lại (ứng với 51,5% tổng số ổ mắt).
Vị trí lỗ thị và bên ổ mắt không có mối liên hệ với nhau (kiểm định Chi-squared với p = 0,88 > 0,05).
3.2.2 Sự đối xứng vị trí của lỗ thị giác hai bên
Biểu đồ 3.3 Sự đối xứng vị trí của lỗ thị giác hai bên Nhận xét:
Trong 100 người bệnh được nghiên cứu, vị trí lỗ thị giác hai bên đối xứng ở
65 người bệnh (ứng với 65% tổng số ổ người bệnh), và bất đối xứng ở 35 người bệnh còn lại (ứng với 35% tổng số người bệnh). Đối xứng 65.00%
SỰ ĐỐI XỨNG VỊ TRÍ CỦA
LỖ THỊ GIÁC HAI BÊN
Sự đối xứng vị trí của lỗ thị giác hai bên phân chia theo giới tính được trình bày trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4 Sự đối xứng vị trí của lỗ thị giác hai bên theo giới tính
Giới Vị trí lỗ thị giác hai bên đối xứng N (%)
Vị trí lỗ thị giác hai bên bất đối xứng N (%)
Nhận xét: Ở nữ giới, có 55 người, ghi nhận vị trí lỗ thị giác hai bên đối xứng ở 35 người bệnh (ứng với 63,64% người bệnh nữ), và bất đối xứng ở 20 người bệnh còn lại (ứng với 36,36% người bệnh nữ). Ở nam giới, có 45 người bệnh, ghi nhận vị trí lỗ thị giác hai bên đối xứng ở 30 người bệnh (ứng với 66,67% người bệnh nam), và bất đối xứng ở 15 người bệnh còn lại (ứng với 33,33% người bệnh nam).
Khi đánh giá toàn bộ 100 người bệnh, vị trí lỗ thị giác hai bên đối xứng ở 65 người bệnh (ứng với 65% tổng số ổ người bệnh), và bất đối xứng ở 35 người bệnh còn lại (ứng với 35% tổng số người bệnh).
Sự đối xứng vị trí lỗ thị và giới tính không có mối liên hệ với nhau (kiểm địnhChi-squared với p = 0,65 > 0,05).
3.2.3 Khoảng cách giữa lỗ thị giác, thành trước xoang bướm và lồi cảnh
Các khoảng cách trung bình giữa lỗ thị giác, thành trước xoang bướm và lồi cảnh được trình bày trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5 Khoảng cách giữa lỗ thị giác, thành trước xoang bướm và lồi cảnh
Biến số Trung bình ± Độ lệch chuẩn (mm)
Khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm 3,82 ± 1,25 1,44 7,44
Khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh 7,67 ± 1,73 3,80 12,50
Khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh 7,95 ± 2,53 2,09 12,60
Trong 200 ổ mắt của 100 người bệnh được nghiên cứu: khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm trung bình là 3,87 ± 1,04 mm; khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh trung bình là 7,67 ± 1,73 mm; khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh trung bình là 7,95 ± 2,53 mm.
Khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm phân chia theo vị trí lỗ thị giác được trình bày trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6 Khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm phân theo vị trí lỗ thị giác
Khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm
Trung bình ± Độ lệch chuẩn (mm)
Nhóm lỗ thị giác nằm trước thành trước xoang bướm 3,98 ± 1,14 1,75 7,44
Nhóm lỗ thị giác nằm sau thành trước xoang bướm 3,87 ± 1,04 2,27 5,97
Trong nhóm lỗ thị giác nằm trước thành trước xoang bướm, khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm trung bình là 3,98 ± 1,14 mm.
Trong nhóm lỗ thị giác nằm sau thành trước xoang bướm, khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm trung bình là 3,87 ± 1,04 mm.
Khi đánh giá toàn bộ 100 người bệnh, ứng với 200 ổ mắt được nghiên cứu, khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm trung bình là 3,82 ± 1,25 mm.
Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong khoảng cách đo đạc nêu trên giữa hai nhóm: lỗ thị giác nằm trước thành trước xoang bướm và lỗ thị giác nằm sau thành trước xoang bướm (kiểm định T-test với p = 0,61 > 0,05).
Khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm phân chia theo bên ổ mắt được trình bày trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7 Khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm theo bên ổ mắt
Khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm
Trung bình ± Độ lệch chuẩn (mm)
Trong nhóm 100 ổ mắt bên trái, khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm trung bình là 3,84 ± 1,29 mm.
Trong nhóm 100 ổ mắt bên phải, khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm trung bình là 3,80 ± 1,21 mm.
Khi đánh giá toàn bộ 100 người bệnh, ứng với 200 ổ mắt được nghiên cứu, khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm trung bình là 3,82 ± 1,25 mm.
Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong khoảng cách đo đạc nêu trên giữa ổ mắt bên phải và ổ mắt bên trái (kiểm định T-test với p = 0,81 > 0,05).
Khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm phân chia theo giới tính được trình bày trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8 Khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm theo giới tính
Khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm
Trung bình ± Độ lệch chuẩn (mm)
Nhận xét: Ở nữ giới, có 55 người, khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm trung bình là 3,77 ± 1,34 mm. Ở nam giới, có 45 người bệnh, khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm trung bình là 3,88 ± 1,14 mm.
Khi đánh giá toàn bộ 100 người bệnh, khoảng cách lỗ thị giác tới thành trước xoang bướm trung bình là 3,82 ± 1,25 mm.
Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nữ giới và nam giới (kiểm định T-test với p = 0,56 > 0,05).
Khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh phân chia theo bên ổ mắt được trình bày trong Bảng 3.9.
Bảng 3.9 Khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh theo bên ổ mắt
Khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh
Trung bình ± Độ lệch chuẩn (mm)
Trong nhóm 100 ổ mắt bên trái, khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh trung bình là 7,82 ± 1,58 mm.
Trong nhóm 100 ổ mắt bên phải, khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh trung bình là 7,52 ± 1,87 mm.
Khi đánh giá toàn bộ 100 người bệnh, ứng với 200 ổ mắt được nghiên cứu, khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh trung bình là 7,67 ± 1,73 mm.
Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong khoảng cách đo đạc nêu trên giữa ổ mắt bên phải và ổ mắt bên trái (kiểm định T-test với p = 0,21 > 0,05).
Khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh phân chia theo giới tính được trình bày trong Bảng 3.10.
Bảng 3.10 Khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh theo giới tính
Khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh
Trung bình ± Độ lệch chuẩn (mm)
Nhận xét: Ở nữ giới, có 55 người, khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh trung bình là 7,67 ± 1,77 mm. Ở nam giới, có 45 người bệnh, khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh trung bình là 7,67 ± 1,70 mm.
Khi đánh giá toàn bộ 100 người bệnh, khoảng cách lỗ thị giác tới lồi cảnh trung bình là 7,67 ± 1,73 mm.
Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nữ giới và nam giới (kiểm định T-test với p = 0,99 > 0,05).
Khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh phân chia theo bên ổ mắt được trình bày trong Bảng 3.11.
Bảng 3.11 Khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh theo bên ổ mắt
Khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh
Trung bình ± Độ lệch chuẩn (mm)
Trong nhóm 100 ổ mắt bên trái, khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh trung bình là 7,71 ± 2,57 mm.
Trong nhóm 100 ổ mắt bên phải, khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh trung bình là 8,19 ± 2,47 mm.
Khi đánh giá toàn bộ 100 người bệnh, ứng với 200 ổ mắt được nghiên cứu, khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh trung bình là 7,95 ± 2,53 mm.
Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong khoảng cách đo đạc nêu trên giữa ổ mắt bên phải và ổ mắt bên trái (kiểm định T-test với p = 0,17 > 0,05).
Khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh phân chia theo giới tính được trình bày trong Bảng 3.12.
Bảng 3.12 Khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh theo giới tính
Khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh
Trung bình ± Độ lệch chuẩn (mm)
Nhận xét: Ở nữ giới, có 55 người, khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh trung bình là 7,95 ± 2,54 mm. Ở nam giới, có 45 người bệnh, khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh trung bình là 7,94 ± 2,53 mm.
Khi đánh giá toàn bộ 100 người bệnh, khoảng cách thành trước xoang bướm tới lồi cảnh trung bình là 7,95 ± 2,53 mm.
Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nữ giới và nam giới (kiểm định T-test với p = 0,99 > 0,05).
Đặc điểm và sự đối xứng của ống thị giác hai bên
3.3.1 Kích thước ống thị giác
Kết quả kích thước trung bình các thành của ống thị giác được trình bày trong Bảng 3.13.
Bảng 3.13 Kích thước trung bình các thành của ống thị giác
Biến số Trung bình ± Độ lệch chuẩn (mm)
Chiều rộng lỗ thị giác 4,74 ± 0,76 3,14 6,63
Chiều cao lỗ thị giác 5,11 ± 0,56 3,78 6,51
Chiều dài thành trong 11,79 ± 1,95 8,09 16,30 Chiều dài thành ngoài 7,88 ± 1,65 3,63 11,40
Trong 100 người bệnh ứng với 200 ổ mắt được nghiên cứu, ghi nhận: chiều rộng lỗ thị giác trung bình là 4,74 ± 0,76 mm, chiều cao lỗ thị giác trung bình là 5,11 ± 0,56 mm, chiều rộng lỗ sọ trung bình là 6,79 ± 1,24mm, chiều cao lỗ sọ trung bình là 4,57 ± 0,67mm, chiều dài thành trong trung bình là 11,79 ± 1,95mm, chiều dài thành ngoài trung bình là 7,88 ± 1,65mm Như vậy, lỗ thị có chiều cao (chiều dọc) lớn hơn chiều rộng (chiều ngang) Ngược lại, lỗ sọ có chiều cao (chiều dọc) nhỏ hơn chiều rộng (chiều ngang) Chiều dài thành trong ống thị giác dài hơn chiều dài thành ngoài ống thị giác.
Kích thước trung bình các thành của ống thị giác phân chia theo giới tính được trình bày trong Bảng 3.14.
Bảng 3.14 Kích thước ống thị giác theo giới tính
Trung bình ± Độ lệch chuẩn (mm)
Chiều rộng lỗ thị giác
Chiều cao lỗ thị giác
Trong 100 người bệnh ứng với 200 ổ mắt được nghiên cứu, khi so sánh kích thước trung bình các thành của ống thị giác theo bên giới tính, ghi nhận kích thước trung bình của chiều cao lỗ thị, chiều rộng lỗ sọ, chiều cao lỗ sọ, chiều dài thành trong ở nam giới lớn hơn nữ giới Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (kiểm định T-test với p0,05).
Kích thước trung bình các thành của ống thị giác theo bên ổ mắt được trình bày trong Bảng 3.15.
Bảng 3.15 Kích thước ống thị giác theo bên ổ mắt
Trung bình ± Độ lệch chuẩn (mm)
Chiều rộng lỗ thị giác
Chiều cao lỗ thị giác
Trong 100 người bệnh ứng với 200 ổ mắt được nghiên cứu, khi so sánh kích thước trung bình các thành của ống thị theo bên ổ mắt (ổ mắt phải, ổ mắt trái) không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (kiểm định T-test với p>0,05).
3.3.2 Góc mở của ống thị giác
Góc mở vào lòng xoang bướm của ống thị giác phân theo bên ổ mắt được trình bày trong Bảng 3.16.
Bảng 3.16 Góc mở vào lòng xoang bướm của ống thị giác
Biến số Trung bình ± Độ lệch chuẩn (độ)
Trong nhóm 100 ổ mắt bên trái, góc mở vào lòng xoang bướm của ống thị giác trung bình là 107,94 ± 7,22 độ.
Trong nhóm 100 ổ mắt bên phải, góc mở vào lòng xoang bướm của ống thị giác trung bình là 105,16 ± 6,06 độ.
Khi đánh giá toàn bộ 100 người bệnh, ứng với 200 ổ mắt được nghiên cứu, góc mở vào lòng xoang bướm của ống thị giác trung bình là 105,16 ± 6,06 độ.
Góc mở vào lòng xoang bướm của ống thị giác bên phải lớn hơn bên trái, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (kiểm định T-test với p=0,003