1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch

103 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Mối Liên Quan Giữa Nồng Độ Albumin Huyết Thanh Và Yếu Tố Nguy Cơ Tim Mạch Trên Bệnh Nhân Mắc Bệnh Tim Mạch
Tác giả Lưu Tiến Dũng
Người hướng dẫn PSG.TS.BS Lâm Vĩnh Niên
Trường học Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hóa Sinh Y Học
Thể loại Luận Văn Chuyên Khoa Cấp II
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,55 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Đại cương về albumin (14)
    • 1.2. Đặc điểm bệnh lý và các yếu tố nguy cơ tim mạch (18)
    • 1.3. Tổng quan các nghiên cứu về albumin huyết thanh và các bệnh lý tim mạch (27)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
    • 2.1 Thiết kế nghiên cứu (35)
    • 2.2 Đối tượng nghiên cứu (35)
    • 2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (35)
    • 2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu (35)
    • 2.5 Các biến số độc lập và phụ thuộc của nghiên cứu (36)
    • 2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu (41)
    • 2.7 Quy trình nghiên cứu (42)
    • 2.8. Phương pháp phân tích số liệu (43)
    • 2.9. Kiểm soát sai lệch nghiên cứu (43)
    • 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu (43)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ (45)
    • 3.1 Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu (45)
    • 3.3 Mối tương quan giữa albumin huyết thanh và đặc điểm dân số xã hội, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân (56)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (65)
    • 4.1. Đặc điểm thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu (65)
    • 4.2. Đặc điểm nồng độ albumin huyết thanh ở đối tượng tham gia nghiên cứu (72)
    • 4.3. Mối tương quan giữa hạ albumin huyết thanh và đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân (80)
  • KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 (86)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1 (88)
  • PHỤ LỤC (98)

Nội dung

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấynồng độ albumin huyết thanh thấp có liên quan đến sự xuất hiện của một sốbệnh tim mạch như bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, rung nhĩ,

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Đối tượng nghiên cứu

Dân số nghiên cứu: Tất cả hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch.

Dân số mục tiêu: Tất cả hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch tại Bệnh viện Quân y 7A, Thành phố

* Tiêu chuẩn nhận mẫu: Tất cả hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân từ đủ

18 tuổi trở lên được chẩn đoán và bệnh nhân đang theo dõi bệnh lý tim mạch tại Bệnh viện Quân y 7A, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2023 đến tháng 9/2023.

* Tiêu chuẩn loại trừ: Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân có đặc điểm:

- Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, sốc nhiễm trùng, đa chấn thương.

- Bệnh nhân có chẩn đoán ung thư gan, xơ gan, hội chứng thận hư.

- Bệnh nhân tử vong trước nhập viện.

- Hồ sơ mất trên 20% các dữ liệu cần thu thập.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Toàn bộ quỹ thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2023 đến tháng 9/2023

- Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 6/2023 đến tháng 9/2023

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh lý, Bệnh việnQuân y 7A.

Cỡ mẫu của nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính là xác định một tỉ lệ, dựa trên một tỉ lệ đã được báo cáo trước đây.

Chúng tôi sử dụng công thức ước lượng một tỷ lệ cho nghiên cứu:

• n: Số lượng bệnh nhân cần tuyển chọn cho nghiên cứu

• α: Xác xuất sai lầm loại 1

2 ) : Hàm phân vị của phân phối bình thường Với độ tin cậy 95%, α=0,05 =>𝑍 (1− 𝛼

• p: Tỷ lệ mong muốn Tỉ lệ hạ albumin trong quần thể bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch là 37,2% 55

• d: Sai số cho phép hợp lý (d=0,06)

→ Cỡ mẫu tính được là 249 bệnh nhân.

Dự trù mất mẫu 10% → Cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập là 274 bệnh nhân.

Các biến số độc lập và phụ thuộc của nghiên cứu

2.5.1.1 Nồng độ albumin, hạ albumin huyết thanh

Nồng độ albumin trong máu được đo tại Khoa XN – GPB, Bệnh viện Quân y 7A bằng 02 máy xét nghiệm sinh hoá tự động Olympus AU 640 và DXC 700 của hãng Beckman coulter đã được kiểm tra chất lượng (nội kiểm và ngoại kiểm) Nguyên tắc của xét nghiệm albumin là phản ứng phức hợp màu sẽ được tạo thành khi bromocresol green phản ứng với albumin ở pH = 4,1 Sự hấp thụ của phức hợp Albumin-BCG được đo lường và tỉ lệ thuận với nồng độ albumin huyết thanh.

Albumin + Bromocresol green → Green complex

Phương pháp lấy mẫu (áp dụng cho nghiên cứu tiến cứu): Bệnh nhân sẽ được nhịn ăn 6 giờ trước khi lấy mẫu và nồng độ albumin trong máu được thu thập vào ngày đầu tiên khi chẩn đoán hoặc tái khám (ngày đầu tiên của tuần 1), sau đó vào ngày tái khám đầu tiên của các tháng tiếp theo.

Nồng albumin trong huyết thanh: được tính bằng g/l, là một biến định lượng, ghi nhận từ hồ sơ bệnh án và được mô tả là giá trị trung bình.

Hạ albumin huyết thanh: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị có và không Có hạ albumin là khi nồng độ Albumin trong máu ≤ 3,5g/l.

2.5.1.2 Phân nhóm bệnh lý tim mạch mạn tính

Bệnh mạch vành: Bao gồm các chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định.

Tăng huyết áp và bệnh lý mạch máu khác: Bao gồm các chẩn đoán tăng huyết áp, bệnh lý mạch máu thận.

Suy tim: Bao gồm các chẩn đoán và phân độ suy tim theo NYHA trên lâm sàng.

Bệnh van tim và cơ tim: Bao gồm các bệnh lý van tim hậu thấp, van tim sau nhiễm trùng, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và các bệnh lý cơ tim.

Bảng 2 1 Phân độ suy tim theo NYHA 56 Độ Đặc điểm

I Có bệnh tim nhưng không giới hạn hoạt động thể lực Hoạt động thể lực thông thường không gây mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực.

II Có bệnh tim gây giới hạn nhẹ hoạt động thể lực Thoải mái khi nghỉ ngơi. Hoạt động thể lực thông thường gây mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực.

III Có bệnh tim gây giới hạn đáng kể hoạt động thể lực Thoải mái khi nghỉ ngơi Hoạt động thể lực dưới mức thông thường gây mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực.

IV Có bệnh tim gây triệu chứng với bất kỳ hoạt động thể lực nào, thậm chí ngay cả khi đang nghỉ ngơi Triệu chứng nặng hơn khi hoạt động.

Là các biến cố liên quan đến bất thường hệ tim mạch: bệnh mạch vành (với biểu hiện là nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim cấp và tử vong do bệnh mạch vành); bệnh mạch não (với biểu hiện là đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua); bệnh động mạch ngoại biên (với biểu hiện là chứng đau cách hồi) và bệnh động mạch chủ (với biểu hiện là phình hoặc tách thành động mạch chủ ngực, bụng).

2.5.2 Các biến số liên quan đến đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 2.5.2.1 Các biến số về đặc điểm dân số xã hội của bệnh nhân

Tuổi: Là biến định lượng, được tính tròn năm tại thời điểm BN được xét nghiệm trừ năm sinh của BN được ghi trên căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.

Giới: Là biến nhị giá, bao gồm giá trị nam và nữ, được ghi trên căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.

Dân tộc: Là biến danh định, bao gồm giá trị kinh,hoa và khác, được ghi nhận do bệnh nhân trả lời

Nơi ở: Là biến nhị giá, bao gồm TPHCM và nơi khác, được ghi nhận do bệnh nhân trả lời

Nghề nghiệp hiện nay: Là biến danh định, bao gồm giá trị quân đội, nông dân, công nhân viên, kinh doanh, tự do, hưu trí và khác, được ghi nhận do bệnh nhân trả lời.

Diện điều trị: Là biến danh định, bao gồm giá trị bảo hiểm quân đội, bảo hiểm y tế và dịch vụ được ghi nhận từ hồ sơ bệnh án.

Thói quen sử dụng đồ uống có cồn là biến thứ tự ghi nhận từ câu trả lời của bệnh nhân, gồm 4 giá trị 57

- Sử dụng đồ đồ uống có cồn ở mức độ cao: tiêu thụ trung bình ≥ 60g cồn/ ngày ở nam và ≥40g cồn/ngày đối với nữ.

- Sử dụng đồ uống có cồn mức độ trung bình: tiêu thụ trung bình khoảng 40-59,9g cồn/ ngày ở nam và 20-39,9g cồn/ ngày ở nữ.

- Sử dụng đồ uống có cồn ở mức độ thấp: tiêu thụ trung bình 90mmHg.

Bảng 2 3 Phân loại huyết áp theo JNC VIII (2013) 58

THA tâm thu đơn độc

2.5.2.3 Các biến số về cận lâm sàng

Chỉ số công thức máu đã được thực hiện tại bệnh viện, ghi lại số lượng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu.

Nồng độ NT-proBNP: Là biến định lượng ghi nhận từ kết quả xét nghiệm của bệnh nhân.

ECG: Ghi nhận lại bất thường ECG theo chỉ định lâm sàng.

LDL, VLDL, HDL: Ghi nhận nồng độ LDL, VLDL, HDL trong kết quả xét nghiệm của bệnh nhân.

Ure và creatinin: Ghi nhận nồng độ Ure và creatinin Đơn vị mmol/l.

Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu

2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Kỹ thuật chọn mẫu: Lấy mẫu toàn bộ

Tất cả các bệnh nhân nội tim mạch được thực hiện các chỉ định cận lâm sàng do bác sĩ điều trị chỉ định và theo quy trình bệnh viện phù hợp tiêu chí đưa vào loại ra của nghiên cứu sẽ được xin chấp thuận đưa vào nghiên cứu và tiến hành thu thập số liệu theo các bước:

Bước 1: Bệnh nhân sau khi được tuyển chọn vào nghiên cứu sẽ được điều tra viên thu thập hồ sơ bệnh án và mã hóa ID cho từng bệnh nhân tương ứng với mã hồ sơ bệnh án. Đối với Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời gian từ 01/2023 – 5/2023: Nhóm nghiên cứu sẽ ghi nhận tất cả các biến số từ hồ sơ bệnh án. Đối với Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời gian từ 6/2023 – 9/2023: Nhóm nghiên cứu sẽ gặp bệnh nhân để xin phép thu thập số liệu

Bước 2: Điều tra viên sẽ ghi nhận các thông tin vào phiếu thu thập số liệu:

Chỉ số albumin huyết thanh, đặc điểm dân số - xã hội, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đặc điểm yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân có bệnh lý tim mạch.

Bước 3: Số liệu sau khi được thu thập và ghi nhận tại phiếu thu thập thông tin sẽ được tổng hợp, làm sạch và nhập liệu bằng Epidata 4.6

Bước 4: Dữ liệu sau khi được nhập hoàn chỉnh và kiểm tra làm sạch sẽ được phân tích bằng phần mềm Stata 16.0.

2.6.2 Công cụ thu thập số liệu

Công cụ thu thập số liệu là mẫu bệnh án nghiên cứu chung để thu thập số liệu cho toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu (Phụ lục 1) Mẫu nghiên cứu bệnh nhân gồm 4 phần:

Phần I: Hành chính gồm 6 câu hỏi ghi nhận mã hồ sơ, đặc điểm dân số- xã hội của bệnh nhân.

Phần II: Đặc điểm bệnh lý tim mạch của bệnh nhân gồm 5 câu hỏi

Phần III: Đặc điểm yếu tố nguy cơ tim mạch gồm 10 câu hỏi.

Phần IV: Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân gồm xét nghiệm công thức máu, chỉ số sinh hóa máu và chỉ số albumin huyết thanh.

Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân thoả tiêu chuẩn

Ghi nhận đặc điểm dân số - xã hội, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân:

- Bệnh van tim và cơ tim Đặc điểm nồng độ albumin

Mối tương quan của albumin với

- Bệnh mạch lý tim mạch

- Yếu tố nguy cơ tim mạch

Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 4.6, làm sạch và phân tích bằng phần mềm Stata 16.0.

Sử dụng tần số và tỷ lệ % để mô tả các biến số định tính (nhị giá, thứ tự, danh tính).

Sử dụng trung bình và độ lệch chuẩn để mô tả các biến định lượng (như tuổi, cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI) Nếu biến định lượng có phân phối lệch, chúng tôi sử dụng trung vị và khoảng tứ phân vị.

Giá trị p ước tính từ các phép kiểm là p 2 đuôi, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Kiểm soát sai lệch nghiên cứu

* Kiểm soát sai lệch chọn lựa:

+ Chọn bệnh nhân phù hợp với tiêu chí chọn vào và loại ra.

+ Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được giải thích về quy trình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và đồng ý thì sẽ tiến hành nghiên cứu.

* Kiểm soát sai lệch thông tin:

+ Định nghĩa các biến số rõ ràng, cụ thể.

+ Phiếu thu thập thông tin thiết kế rõ ràng, từ ngữ dễ hiểu, cấu trúc chặt chẽ.+ Tập huấn cho cộng tác viên thu thập số liệu trước khi tiến hành thu thập.+ Số liệu sau khi được thu thập xong, mỗi phiếu sẽ được kiểm tra lại thông tin và mã hóa để thuận tiện trong việc quản lý, nhập và phân tích số liệu.+ Nhập liệu, phân tích số liệu cẩn thận, trung thực.

Đạo đức trong nghiên cứu

Chúng tôi tuân thủ chặt chẽ các quy trình bảo đảm tính đạo đức trong nghiên cứu khi thực hiện nghiên cứu này Bao gồm:

- Đề cương được duyệt bởi hội đồng chuyên môn và hội đồng y đức của trường và của bệnh viện trước khi thực hiện chọn mẫu.

- Tất cả bệnh nhân đều được giải thích kỹ về nghiên cứu và giải đáp mọi khúc mắc trước và trong khi tham gia nghiên cứu Tất cả bệnh nhân đều tự nguyện tham gia thông qua ký văn bản đồng ý tham gia nghiên cứu trước khi tham gia nghiên cứu.

- Nghiên cứu chỉ ghi nhận kết quả xét nghiệm albmuin máu và các thông tin từ hồ sơ bệnh án theo quy trình thường quy tại bệnh viện Nghiên cứu chúng tôi không tác động hay thay đổi bất kỳ quy trình thường quy nào về chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân.

- Các thông tin cá nhân của bệnh nhân (như họ tên, tuổi, nơi cư trú, …) sẽ được bảo mật kỹ càng và chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu Các thông tin này sẽ không được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.

- Kết quả của nghiên cứu sẽ chỉ bao gồm các số đo thống kê mang tính chất đại diện cho toàn bộ nhóm nghiên cứu và sẽ không chỉ đích danh bất kỳ bệnh nhân nào.

Nghiên cứu đã thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh theo quyết định số 626/HĐĐĐ-ĐHYD về việc chấp thuận các vấn đề về đạo đức nghiên cứu y sinh học ngày 26 tháng

KẾT QUẢ

Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân (BN) tim mạch (N = 276) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Trong 276 bệnh nhân, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là

68,0 ± 11,5 tuổi, trong đó tuổi lớn nhất là 95, tuổi nhỏ nhất là 36 Giới tính nam chiếm đa số chiếm 54,7% Về dân tộc, 86,6% là dân tộc kinh và 12,7% là dân tộc Hoa Đa số BN tham gia nghiên cứu sống tại TP.HCM với 84,8% Về nghề nghiệp, BN đã nghỉ hưu/người già chiếm tỷ lệ lớn nhất với 41,3% Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là đối tượng được bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ 88,0%.

Bảng 3 2 Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân tim mạch (N = 276)

Bệnh van tim và cơ tim 11 4,0

Nhận xét: Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân tim mạch chủ yếu là bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 95,3% (263 BN), tiếp đó là suy tim chiếm tỷ lệ 27,2%

(75 BN) và thấp nhất là bệnh van tim và cơ tim chiếm tỷ lệ 4,0% (11 BN).

Bảng 3 3 Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân tim mạch (N'6) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Trong 276 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, có

66 BN có bệnh lý kèm theo chiếm 23,9%.

3.1.3 Các yếu tố nguy cơ tim mạch Bảng 3 4 Đặc điểm các yếu tố nguy cơ tim mạch (N'6) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Không bao giờ 122 44,2 Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Sử dụng mức độ thấp

Sử dụng mức độ trung bình

Sử dụng mức độ cao

Nhận xét: Về yếu tố nguy cơ hút thuốc lá, có 44,2% tỷ lệ bệnh nhân không bao giờ hút thuốc lá, tiếp theo là tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá mức độ trung bình chiếm 24,3% Đối với yếu tố nguy cơ rượu bia, có 42,8% tỷ lệ bệnh nhân không uống, tiếp theo là sử dụng rượu mức độ trung bình chiếm 23,9% Đa số bệnh nhân hoạt động thể lực thấp (49,3%) Tỷ lệ bệnh nhân có BMI bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,9% Đối với huyết áp, có 61,2% tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp và 38,8% tỷ lệ bệnh nhân không bị tăng huyết áp Có 29 bệnh nhân bị đái tháo đường chiếm 10,5% và 7 bệnh nhân bị rối loạn lipid máu chiếm 2,5%.

3.2 Đặc điểm nồng độ albumin huyết thanh ở đối tượng tham gia nghiên cứu

3.2.1 Đặc điểm nồng độ albumin huyết thanh ở bệnh nhân tim mạch Bảng 3 5 Nồng độ albumin huyết thanh (g/l) của bệnh nhân tim mạch Đặc điểm bệnh lý tim mạch Trung bình ĐLC

Bệnh van tim và cơ tim (n = 11) 28,9 6,3

Nhận xét: Nồng độ albumin huyết thanh của BN tham gia nghiên cứu trung bình 29,9 ± 6,5 g/l , trong đó nồng độ albumin huyết thanh trung bình của các nhóm bệnh là tương tự nhau với BN bệnh mạch vành là 29,5 ± 4,6 g/l, BN tăng huyết áp là 29,9 ± 6,4 g/l, BN suy tim là 29,5 ± 5,6 g/l, BN bệnh van tim và cơ tim là 28,9 ± 6,3 g/l).

Biều đồ 3 1 Đặc điểm hạ albumin huyết thanh của bệnh nhân

Bảng 3.6 Tỷ lệ hạ albumin huyết thanh của bệnh nhân tim mạch Đặc điểm bệnh lý tim mạch Tần số Tỷ lệ %

Bệnh van tim và cơ tim (n = 11) 11 100,0

Nhận xét: Trong 276 bệnh nhân tim mạch, có 218 bệnh nhân bị hạ albumin huyết thanh chiếm 79,0% Đối với 19 bệnh nhân bệnh mạch vành, có

17 bệnh nhân hạ albumin huyết thanh chiếm 7,8% Có 208 bệnh nhân tăng huyết bị hạ albumin huyết thanh chiếm 95,4% Có 28,0% tỷ lệ bệnh nhân suy tim bị hạ albumin huyết thanh Tất cả bệnh nhân bệnh van tim và cơ tim đều hạ albumin huyết thanh.

3.2.2 Đặc điểm albumin huyết thanh theo đặc điểm dân số - xã hội

Suy tim (nu) Bệnh van tim và cơ tim (n)

Hạ albumin Không hạ albumin

Bảng 3 7 Đặc điểm hạ albumin huyết thanh theo đặc điểm dân số - xã hội ở bệnh nhân tim mạch (N'6) Đặc điểm Hạ albumin

Không hạ albumin Tần số (%)

* Trung bình ± Độ lệch chuẩn

Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm BN có hạ albumin huyết thanh và không hạ albumin huyết thanh lần lượt là 68,0 ± 11,4 tuổi ở nhóm hạ albumin huyết thanh và trung bình 68,1 ± 12,1 tuổi ở nhóm không hạ albumin Về đặc điểm giới tính, BN nam có hạ albumin chiếm 79,5%, BN nữ có hạ albumin chiếm 78,4% Tỷ lệ BN dân tộc kinh có hạ albumin là 78,2% cao hơn so với nhóm không hạ albumin là 21,8% BN sống tại TP.HCM có hạ albumin là 81,2% BN hưu trí/ người già có hạ chiếm 78,1% Tỷ lệ BN điều trị diện BHYT có hạ albumin chiếm 81,7% Thời gian điều trị ở nhóm BN hạ albumin (trung bình 11,2 ± 5,4 ngày) dài hơn so với nhóm không hạ albumin (trung bình 9,6 ± 4,4 ngày).

3.2.3 Đặc điểm albumin huyết thanh theo đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân

Bảng 3 8 Đặc điểm albumin huyết thanh theo các yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân (N'6) Đặc điểm Hạ albumin

Không hạ albumin Tần số (%) Hút thuốc lá

Sử dụng mức độ thấp

Sử dụng mức độ trung bình

Sử dụng mức độ cao

Nhận xét: Tỷ lệ BN hạ albumin ở nhóm hút thuốc lá mức độ ít là 85,9% cao hơn so với nhóm không hạ albumin là 14,1% Về đặc điểm uống rượu bia mức độ cao, Tỷ lệ BN hạ albumin chiếm 83,3% cao hơn so với 16,7% BN không hạ albumin Mức độ hoạt động thể lực trung bình ở nhóm BN hạ albumin chiếm 83,6% cao hơn BN không hạ albumin (16,4%).

Bảng 3 9 Đặc điểm albumin huyết thanh theo các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân (N'6) Đặc điểm Hạ albumin

Không hạ albumin Tần số (%) Bệnh lý kèm theo

Nhận xét: BN có bệnh lý kèm theo có tỷ lệ hạ albumin là 83,3% Nhóm

BN gầy có tỷ lệ hạ albumin rất cao chiếm 92,5%, trong khi ở nhóm BN có BMI bình thường, tăng cân, béo phì thì tỷ lệ albumin chiếm trên 75% Tỷ lệ BN tăng huyết áp ở nhóm hạ albumin là 72,0% cao hơn so với nhóm không hạ albumin(28,0%) Tỷ lệ BN có đái tháo đường kèm theo ở nhóm hạ albumin là 86,2% cao hơn so với nhóm không hạ albumin (21,2%) BN hạ albumin huyết thanh có tỷ lệ rối loạn lipid máu là 85,7% cao hơn so với nhóm không hạ albumin

3.2.5 Đặc điểm albumin huyết thanh theo các chỉ số cận lâm sàng

• Các chỉ số xét nghiệm máu

Bảng 3 10 Đặc điểm các chỉ số xét nghiệm máu của bệnh nhân tim mạch theo nhóm đặc điểm hạ albumin huyết thanh (N'6) Đặc điểm Hạ albumin

Không hạ albumin (Trung bình ± ĐLC)

Nhận xét: Khi phân tích các chỉ số xét nghiệm máu cho thấy các bệnh nhân hạ albumin huyết thanh có chỉ số WBC trung bình là 13,5 ± 41,3 K/μL cao hơn nhóm không có hạ albumin huyết thanh là 9,3 ± 5,8 K/μL Đối với chỉ số NEU, các bệnh nhân hạ albumin huyết thanh có chỉ số trung bình là 7,6 ± 5,7 K/μL cao hơn nhóm không hạ albumin huyết thanh (6,5 ± 5,3 K/μL) Chỉ số LYM trung bình của nhóm hạ albumin huyết thanh là 1,5 ± 0,9 K/μL thấp hơn nhóm không hạ albumin huyết thanh là 1,8 ± 1,1 K/μL Các bệnh nhân hạ albumin huyết thanh có chỉ số MONO trung bình là 0,8 ± 0,5 K/μL cao hơn nhóm không hạ albumin huyết thanh là 0,7 ± 0,4 K/μL Nhóm bệnh nhân hạ albumin huyết thanh có chỉ số EOS trung bình là 0,3 ± 1,6 K/μL cao hơn nhóm không hạ albumin huyết thanh (0,2 ± 0,3 K/μL) Chỉ số RBC trung bình của nhóm bệnh nhân hạ albumin huyết thanh là 3,8 ± 0,9 M/μL thấp hơn nhóm không hạ albumin huyết thanh (4,2 ± 0,6 K/μL) Đối với chỉ số HGB, các bệnh nhân hạ albumin huyết thanh có chỉ số trung bình là 10,8 ± 2,5 g/dL thấp hơn nhóm không hạ albumin huyết thanh Các bệnh nhân hạ albumin huyết thanh có chỉ số MCV trung bình là 87,8 ± 10,8 fL cao hơn nhóm không hạ albumin huyết thanh Nhóm bệnh nhân hạ albumin có chỉ số MCHC trung bình là 32,7 ± 1,4 g/dL thấp hơn nhóm bệnh nhân không hạ albumin Chỉ số PLT trung bình ở bệnh nhân hạ albumin huyết thanh là 237,5 ± 140,6 K/μL thấp hơn nhóm không hạ albumin huyết thanh Riêng 2 chỉ số BASO và MCH trung bình ở 2 nhóm bệnh nhân hạ albumin và không hạ albumin bằng nhau.

• Các chỉ số sinh hóa máu

Bảng 3 11 Đặc điểm các chỉ số sinh hóa máu của bệnh nhân tim mạch theo nhóm đặc điểm hạ albumin huyết thanh (N'6) Đặc điểm Hạ albumin

Không hạ albumin (Trung bình ± ĐLC)

Na (mmol/L) 135,1 ± 7,9 136,6 ± 7,2 Đặc điểm Hạ albumin

Không hạ albumin (Trung bình ± ĐLC)

Nhận xét: Khi phân tích các chỉ số sinh hóa máu của BN tim mạch chúng tôi ghi nhận được trung bình chỉ số Ure máu của nhóm hạ albumin là 8,6 ± 6,6 mmol/L cao hơn so với nhóm không hạ albumin huyết thanh (trung bình 7,2 ± 4,7 mmol/L) Chỉ số Glucose, Creatinin trung bình của nhóm BN hạ albumin huyết thanh đều cao hơn nhóm không hạ albumin huyết thanh, cụ thể trung bình nồng độ Glucose máu của BN hạ albumin huyết thanh là 9,1 ± 5,8 mmol/L, nồng độ Creatinin máu trung bình của BN hạ albumin huyết thanh là 133,1 ±

132,1 μmol/L trong khi trung bình nồng độ Glucose máu của BN không hạ albumin huyết thanh là 7,8 ± 4,4 mmol/L, nồng độ Creatinin máu trung bình của BN không hạ albumin huyết thanh là 128,9 ± 123,3 μmol/L BN hạ albumin huyết thanh có nồng độ Protein toàn phần trung bình là 59,3 ± 9,0 g/L thấp hơn so với BN không hạ albumin huyết thanh Tượng tự nồng độ Cholesterol, Triglycerid của nhóm hạ albumin đều thấp hơn so với nhóm không hạ albumin với giá trị trung bình lần lượt là 185,2 ± 77,8 mmol/L và 197,0 ± 224,9 mmol/L. Nồng độ Na ở 2 nhóm BN hạ và không hạ albumin là xấp xỉ nhau với trung bình 135,1 ± 7,9 mmol/L ở nhóm hạ albumin và 136,6 ± 7,2 mmol/L ở nhóm không hạ albumin Nồng độ K ở nhóm hạ albumin là 4,3 ± 6,9 mmol/L cao hơn nhóm không hạ albumin Nồng độ Cl ở 2 nhóm hạ và không hạ albumin là xấp xỉ nhau với giá trị trung bình lần lượt là 97,2 ± 9,5 mmol/L và 98,9 ± 6,9 mmol/L Nồng độ AST và ALT ở nhóm hạ albumin cao hơn so với nhóm không hạ albumin với giá trị trung bình ở nhóm hạ albumin lần lượt là 95,5 ± 215,4U/L và 83,3 ± 207,0 U/L.

Mối tương quan giữa albumin huyết thanh và đặc điểm dân số xã hội, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân

3.3.1 Mối liên quan đơn biến giữa albumin và đặc điểm dân số xã hội của bệnh nhân

Bảng 3.12 Mối liên quan đơn biến giữa albumin và đặc điểm dân số xã hội của bệnh nhân (N'6) Đặc điểm OR

Bảo hiểm quân đội 1 Đặc điểm OR

Nhận xét: Chưa ghi nhận mối liên quan giữa đặc điểm hạ albumin huyết thanh với tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, thời gian điều trị BN ở nơi khác có tỷ lệ hạ albumin gấp 0,5 (KTC 95% 0,2 - 0,9) lần so với nhóm BN ở TPHCM, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,036 BN thuộc diện điều trị BHYT có tỷ lệ hạ albumin huyết thanh cao gấp 2,6 lần (KTC 95% 1,2 - 5,6) so với BN thuộc diện bảo hiểm quân đội, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,018.

3.3.2 Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin huyết thanh và đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân

Bảng 3.13 Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin huyết thanh và đặc điểm bệnh lý tim mạch của bệnh nhân (N'6) Đặc điểm OR

Bệnh cơ và van tim

Nhận xét: Chưa có đủ bằng chứng để kết luận về mối liên quan giữa đặc điểm bệnh lý tim mạch (Bệnh mạch vành, tăng huyết áp, suy tim, bệnh cơ và van tim) của bệnh nhân với tỷ lệ hạ albumin huyết thanh.

Bảng 3 14 Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin và đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân (N'6) Đặc điểm OR

Giá trị P* Bệnh lý kèm theo

Nhận xét: Chưa tìm được mối liên quan giữa bệnh lý kèm theo và tiền sử gia đình với tỷ lệ hạ albumin huyết thanh của bệnh nhân.

3.3.3 Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin và các yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân

Bảng 3 15 Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin và các yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân (N'6) Đặc điểm OR

Nhận xét: Chưa tìm được mối liên quan giữa đặc điểm hút thuốc lá, uống rượu bia, hoạt động thể lực, bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid máu với tỷ lệ hạ albumin huyết thanh của bệnh nhân Chỉ số BMI có liên quan đến hạ albumin huyết thanh của BN, cụ thể BN có BMI gầy có tỷ lệ hạ albumin huyết thanh cao hơn so với BN có BMI bình thường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p là 0,042 BN cao huyết áp có tỷ lệ hạ albumin huyết thanh gắp 0,5 lần(KTC 95% 0,3 - 0,9) so với BN huyết áp bình thường, giá trị p cho phép kiểm này là 0,024.

3.3.4 Mối liên quan đơn biến giữa albumin và chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân

Bảng 3.16 Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin và các chỉ số xét nghiệm máu của bệnh nhân (N'6) Đặc điểm OR

Nhận xét: trong các thành phần kết quả của công thức máu, chúng tôi tìm được mối liên quan giữa nồng độ Hồng cầu (RBC), hemoglobin (HGB) với tỷ lệ hạ albumin với p đều bằng 0,001.

Bảng 3.17 Mối liên quan đơn biến giữa albumin và các chỉ số xét nghiệm máu của bệnh nhân (N'6) Đặc điểm OR

Nhận xét: Trong kết quả các thành phần hóa sinh máu, chúng tôi tìm được mối liên quan giữa nồng độ Protein toàn phần với tỷ lệ hạ albumin huyết thanh với p 3,4 g/dL 59 Điều này cho thấy tuổi là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi, càng lớn tuổi thì tích tụ càng nhiều yếu tố nguy cơ Theo các nghiên cứu dịch tễ học, khi tuổi đời càng cao thì nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch sẽ tăng lên Có thể do tim đã làm việc trong một thời gian dài nên khả năng co bóp sẽ bị yếu đi, thành tim trở nên dày hơn, động mạch có thể đã bị xơ cứng và mất tính đàn hồi. Ảnh hưởng tích luỹ của tuổi tác lên hệ thống tim mạch và bản chất tiến triển của các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trải qua một thời gian kéo dài càng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ tăng lên gấp đôi sau mỗi thập niên tuổi tác trôi qua, tính từ sau tuổi 55 28

Về giới tính, có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu.

Cụ thể nam giới chiếm 54,7%, nữ giới chiếm 45,3% Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Phạm Gia Khải với tỷ lệ nam giới là 58,2% và nữ giới là 41,8% 60 , nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thái Duy thực hiện tại khoa Tim mạch Chợ Rẫy cũng có tỷ lệ bệnh nhân nam suy tim chiếm 53% 61 Có sự khác biệt là do nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ đồng thời như uống nhiều rượu, hút thuốc lá, sở thích ăn uống và stress của nam giới ở mức độ cao hơn. Xét ở từng nhóm tuổi, cũng cho thấy tần suất mắc bệnh tim mạch của nam cao hơn của nữ, ngoại trừ lứa tuổi 35-44 và trên 85 tuổi thì tần suất mắc bệnh tim mạch ở nữ cao hơn ở nam 60 Trên thực tế khó so sánh và kết luận về tỷ lệ mắc bệnh tim mạch giữa 2 giới Tuy có sự khác biệt về tỷ lệ nam nữ trong các nghiên cứu nhưng nó cũng không phản ánh được tỷ lệ nam nữ trong quần thể dân số bị bệnh tim mạch Tỷ lệ nam cao hơn nữ có thể giải thích do đặc điểm của nơi tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn lấy mẫu có tỷ lệ nhập viện của nam nhiều hơn nữ.

Về đặc điểm dân tộc, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số bệnh nhân là dân tộc Kinh với 86,6% và 12,7% là dân tộc Hoa Ngoài ra, bệnh nhân ở TP.HCM chiếm tỷ lệ cao nhất với 84,8% Điều này cho thấy nghiên cứu của chúng tôi có kết quả phù hợp với dân số tại thời điểm nghiên cứu Địa điểm thực hiện nghiên cứu là bệnh viện quân y 7A thuộc địa phận quận 5, thành phố

Hồ Chí Minh Dân cư ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh và một số ít là dân tộc Hoa.

Về đặc điểm nghề nghiệp, kết quả cho thấy đa số bệnh nhân trong nghiên cứu đã nghỉ hưu/ người già với tỷ lệ là 41,3% Điều này phù hợp với độ tuổi trung bình của nghiên cứu Bệnh tim mạch là căn bệnh âm thầm và các triệu chứng của nó sẽ xuất hiện rầm rộ ở độ tuổi lớn Chính vì vậy những bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đa số đã nghỉ hưu và là người già là hoàn toàn có cơ sở.

Khảo sát về tình trạng sử dụng bảo hiểm trong quá trình điều trị, đa số bệnh nhân trong nghiên cứu thuộc diện bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ 88% Có 32 bệnh nhân thuộc diện bảo hiểm quân đội chiếm 11,6% Chỉ có 1 trường hợp không sử dụng bảo hiểm Điều này cũng phù hợp với chính sách của bệnh viện Hiện nay bệnh viện quân y 7A đã nằm trong danh sách các bệnh viện được sử dụng bảo hiểm của Bộ y tế, vì vậy số lượng bệnh nhân ngoài quân đội khám theo diện bảo hiểm ngày một tăng Bên cạnh đó, các bệnh nhân trong nghiên cứu đều là bệnh nhân tim mạch, việc điều trị cần rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chính vì vậy khi sử dụng bảo hiểm y tế trong điều trị là một việc làm cần thiết.

Khi phân tích về đặc điểm bệnh lý của 276 bệnh nhân tim mạch trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân bị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 95,3%, tiếp đó là suy tim chiếm tỷ lệ 27,2% (75 BN) và thấp nhất là bệnh van tim và cơ tim chiếm tỷ lệ 4,0% (11 BN) Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Đinh Văn Thắng khi khảo sát đặc điểm của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Thanh Nhàn với tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp trong nghiên cứu là 90,7% 18 Điều này cho thấy tỷ lệ người mắc THA ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2000, toàn thế giới có tới 972 triệu người bị THA và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025 Hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị THA Theo WHO, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên Thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp hơn 7 triệu người 62

Khảo sát các bệnh lý kèm theo của bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy có 66 bệnh nhân có bệnh lý kèm theo chiếm tỷ lệ thấp là 23,9% Điều này cho thấy các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi phát hiện bệnh tim mạch sớm và không đồng mắc với các bệnh khác, đồng thời tích cực điều trị bệnh tim mạch của mình nhằm hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra Đây cũng là lý do mà các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi không có biến cố tim mạch. Tuy nhiên về tiền sử gia đình có bệnh tim mạch, chúng tôi không ghi nhận được số liệu bệnh nhân có tiền sử gia đình Đây là một hạn chế trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

Khi phân tích về tổng số ngày điều trị của bệnh nhân, kết quả cho thấy tổng số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân là 10,8 ± 5,3 ngày, trong đó số ngày điều trị ít nhất là 1 ngày và dài nhất là 27 ngày Điều này cho thấy việc điều trị các bệnh tim mạch tốn rất nhiều thời gian, đặc biệt đối với những bệnh nhân có các bệnh kèm theo phức tạp Bệnh tim mạch thường diễn tiến rất âm thầm, nhiều trường hợp không có triệu chứng rõ ràng nên rất nhiều người chủ quan, đến khi bệnh nặng mới đi khám và phát hiện bệnh hoặc chỉ phát hiện bệnh tim mạch khi đi khám các bệnh khác Chính vì vậy việc điều trị tốt cho các bệnh nhân tim mạch trong một thời gian ngắn cũng là một thách thức đối với các bác sĩ.

4.1.3 Các yếu tố nguy cơ tim mạch

Bệnh lý về tim mạch được xem là “kẻ giết người thầm lặng” bởi những biến chứng đặc biệt nguy hiểm, thậm chí là tử vong Đặc biệt, những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch thì khả năng mắc bệnh lý này là cao hơn người bình thường Chính vì vậy chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố nguy cơ tim mạch của các bệnh nhân tim mạch trong nghiên cứu và có được những nhận định sau:

Về yếu tố nguy cơ hút thuốc lá, kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc là mức độ nhiều là 8,3% Trong khi tỷ lệ bệnh nhân không bao giờ hút thuốc lá chiếm tới 44,2% Kết quả thấp hơn nghiên cứu của Trần HồngKhánh trên bệnh nhân tim mạch có tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá là 25% 40 Hút thuốc lá làm THA, thúc đẩy vữa xơ động mạch, tăng ngưng tập tiểu cầu, tăng sự tập trung Fibrinogen máu, tăng hematocrit và tăng độ nhớt máu Nó là một trong những yếu tố nguy cơ góp phần mạnh mẽ phát triển vữa xơ động mạch và cũng góp phần có ý nghĩa cho sự phát triển các vi phình mạch trong sọ Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ của đột quỵ xấp xỉ 40% ở nam và 60% ở nữ Nguy cơ đó giảm rõ mỗi năm sau khi ngừng hút thuốc và nguy cơ gần như không còn ở các cá nhân sau 5 năm không còn hút thuốc lá Nếu tính tổng tỷ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu là 55,8%, tỷ lệ này là khá cao so với các nghiên cứu thống kê gần đây, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cần được điều chỉnh Khảo sát về yếu tố nguy cơ rượu bia, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sử dụng rượu bia là 57,2%, có 42,8% tỷ lệ bệnh nhân không uống rượu bia Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đinh Văn Thắng với tỷ lệ sử dụng rượu bia là 20,8% 18 Kết luận của Lê Quang Cường thì tỉ lệ nghiện rượu tăng 10% sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ mới mắc các bệnh tim mạch lên 29% 63 Nghiên cứu của Kurth cũng kết luận những người có thói quen uống rượu đỏ sẽ có tác động tốt, có lợi tích cực cho mạch máu do làm tăng phóng thích nitric oxide nội mạch và góp phần làm giảm xơ cứng mạch, điều này lại tác động làm giảm tỷ lệ bệnh mạch vành nhưng lại có ảnh hưởng làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và đây là điều vẫn còn chưa được hiểu rõ 30 Ngoài ra nghiên cứu của Grass và cộng sự cho biết nguy cơ của XHN tăng lên gấp 2 đến 3 lần ở những người nghiện rượu Tác giả cho rằng uống rượu là một yếu tố nguy cơ của ĐQ qua tác động trung gian làm THA Mặt khác ngộ độc rượu mạn góp phần gây ra XHN vì làm THA và rối loạn đông máu do bất thường về tiểu cầu và rối loạn tổng hợp những yếu tố đông máu Quay lại với nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ sử dụng rượu bia cao là một điều đáng báo động và cần phải có biện pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ này

Khi phân tích về yếu tố nguy cơ hoạt động thể lực, kết quả cho thấy đa số bệnh nhân hoạt động thể lực thấp là 49,3%, tỷ lệ bệnh nhân có hoạt động thể lực trung bình tới cao là 50,7% Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 1 trong 4 người trưởng thành có hoạt động thể lực không đáp ứng mức độ khuyến cáo Mỗi năm có tới 5 triệu người có thể được cứu sống nếu có hoạt động thể lực nhiều hơn Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam năm 2015 cũng cho thấy gần 1/3 dân số không đạt mức hoạt động thể lực theo khuyến cáo của WHO, trong đó nữ giới ít hoạt động hơn nam giới (35,7% so với 20,2%), tỷ lệ người ở thành thị (37,3%) thiếu hoạt động thể lực nhiều hơn người ở nông thôn (23,2%) Bên cạnh đó, điều tra cũng cho thấy hoạt động thể lực do công việc chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 2/3), trong khi hoạt động thể lực liên quan đến thể dục thể thao, đi lại và giải trí vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ Một người ít hoạt động thể lực có nguy cơ bị ĐQ cao hơn so với những người hoạt động thể lực thường xuyên ≥ 3 lần một tuần trong ≥ 30 phút Điều này đã được chứng minh bởi phần lớn các cơn ĐQ ở người trưởng thành xảy ra ở những người không hoạt động thể lực thường xuyên Kết quả của một nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 7735 người đàn ông Anh ở độ tuổi 40-59 cho thấy lợi ích của hoạt động thể lực vừa phải có thể giảm đáng kể nguy cơ ĐQ Những hoạt động thể lực như vậy có thể giúp cơ thể kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ đau tim, ĐQ Ngược lại, nếu hoạt động thể lực ít sẽ có nguy cơ bị ĐQ Dựa trên Thiếu hoạt động thể lực sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch Hoạt động thể lực không thường xuyên sẽ làm THA và lượng đường trong máu, tăng mức cholesterol LDL và gây tăng cân 64 Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ hoạt động ở mức trung bình trở lên cũng tương đồng với các nghiên cứu trong và ngoài nước

Về yếu tố nguy cơ béo phì, kết quả ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân bị béo phì là 20,7% Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đinh Văn Thắng với tỷ lệ bệnh nhân béo phì là 5,0% 18 và thấp hơn của tác giả Trần Quốc Khánh là 21% 40 Béo phì kết hợp với một số yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch và bệnh mạch máu não bao gồm THA, kháng Insulin và rối loạn dung nạp glucose, cholesterol máu cao, tăng triglyceride máu, HDL-C máu thấp, nồng độ fibrinogen máu cao

Sự phân bố mỡ trong cơ thể cũng rất quan trọng giúp đánh giá nguy cơ Ở bệnh nhân béo bụng (béo trung tâm) nguy cơ béo phì là một yếu tố nguy cơ không trực tiếp gây đột quỵ mà có lẽ thông qua các bệnh về tim mạch Theo AG.Shaper, SG Wannamethee, M Walker thì tăng trọng lượng quá mức >30% làm gia tăng nguy cơ ĐQ Nguy cơ ĐQ tương đối ở nhóm có BMI cao là 2,33 so với nhóm BMI thấp khi nghiên cứu trên 28643 nam 65 Đối với yếu tố nguy cơ huyết áp, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có huyết áp >140/90 mmHg tại thời điểm nghiên cứu là 61,2% Điều này cho thấy các bệnh nhân tim mạch trong nghiên cứu tuân thủ điều trị tăng huyết áp rất thấp khi đa số bệnh nhân trong nghiên cứu đều bị bệnh tăng huyết áp nhưng khi đo lại huyết áp tại thời điểm thu thập mẫu, huyết áp vẫn rất cao Theo một n ghiên cứu dịch tễ học và dự phòng bệnh tim mạch ở người già của WHO cho biết trong cộng đồng của nhiều nước có đến 50% số bệnh nhân THA chưa được phát hiện, 50% số được phát hiện vẫn chưa được điều trị, 50% số được điều trị vẫn chưa kiểm soát huyết áp một cách đầy đủ 66

Về yếu tố nguy cơ đái tháo đường, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị đái tháo đường là 10,5% Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Đinh Văn Thắng với tỷ lệ bệnh nhân bị đái tháo đường là 21,9% 18 Có sự khác biệt này có thể do các bệnh nhân trong nghiên cứu có một phần là quân đội đã được rèn luyện chế độ dinh dưỡng từ trẻ Tác giả Tạ Văn Bình và cộng sự đã đưa ra nhiều nhận xét là những người có thói quen ăn nhiều mỡ động vật, uống nhiều bia rượu, ăn ít rau, có lối sống tĩnh tại thì có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn ở các nhóm khác 67 Để đánh giá rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tim mạch chúng tôi sử dụng chỉ số Cholesterol Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn lipid máu là

2,5% Đây là một tỷ lệ rất thấp so với nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Khánh với tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn lipid là 57% 40 Điều này cho thấy những bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi kiểm soát tốt được các chỉ số bất lợi cho cơ thể.

Đặc điểm nồng độ albumin huyết thanh ở đối tượng tham gia nghiên cứu

4.2.1 Đặc điểm nồng độ albumin huyết thanh ở bệnh nhân tim mạch

Trong 276 bệnh nhân tim mạch, chúng tôi ghi nhận nồng độ albumin của

BN tham gia nghiên cứu trung bình 29,9 (ĐLC 6,5), trong đó nồng độ albumin trung bình của các nhóm bệnh là tương tự nhau với bệnh nhân bệnh mạch vành là 29,5 (ĐLC 4,6), BN tăng huyết áp là 29,9 (ĐLC 6,4), BN suy tim là 29,5 (ĐLC 5,6), BN bệnh van tim và cơ tim là 28,9 (ĐLC 6,3) Tỷ lệ bệnh nhân tim mạch bị hạ albumin huyết thanh là 79,0% Kết quả này cao hơn nghiên cứu của tác giả Yadav khi nghiên cứu tỷ lệ hạ albumin huyết thanh ở các bệnh nhân tim mạch trong cộng đồng là 17,5% 68 Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân tim mạch được phát hiện khi đến khám tại bệnh viện còn đối với nghiên cứu của Yadav lại thực hiện nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân tim mạch ngoài cộng đồng Chính vì vậy mà tỷ lệ hạ albumin huyết thanh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều Đối với các bệnh nhân suy tim, tỷ lệ hạ albumin huyết thanh trong nghiên cứu của chúng tôi là 81,3% Kết quả này cao hơn nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thùy Trang khảo sát trên 100 bệnh nhân suy ở bệnh viện đa khoa trung ương Huế ghi nhận tỷ lệ hạ albumin là 67% 69 Còn trong nghiên cứu của Uthamalingam S trên bệnh nhân đợt cấp suy tim mạn thì tỷ lệ hạ albumin là 54% vẫn thấp hơn so với các nghiên cứu của chúng tôi 70 Sự khác biệt về tỷ lệ hạ albumin huyết thanh có lẽ do sự khác biệt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu cắt ngang mô tả, còn các nghiên cứu của nước ngoài đều là nghiên cứu đoàn hệ Ngoài ra, do đặc điểm dinh dưỡng của bệnh nhân ở Việt Nam không được tốt bằng các quốc gia phát triển, cùng với tình trạng bệnh nhân chúng tôi cũng nặng hơn so với các nghiên cứu khác do đó kết quả hạ albumin huyết thanh cao hơn Qua kết quả này cũng cho thấy hạ albumin huyết thanh là thường gặp ở bệnh nhân suy tim ở Việt Nam, chiếm đến 2/3 số bệnh nhân nhập viện Đối với bệnh tăng huyết áp, kết quả ghi nhận tỷ lệ hạ albumin huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp là 79,1% Điều này có thể lý giải ở các bệnh nhân tăng huyết áp không đươc kiểm soát kéo dài gây ra áp lực cao trong cầu thận, làm giảm mức lọc cầu thận Tổn thương trên tiểu cầu thận làm đẩy mạnh quá trình lọc protein, do đó, làm tăng bất thường lượng protein trong nước tiểu (albumin niệu vi thể hoặc protein niệu) Chính vì vậy làm giảm nồng độ albumin huyết thanh đáng kể Đối với bệnh mạch vành, kết quả cũng ghi nhận tỷ lệ hạ albumin huyết thanh ở bệnh nhân bệnh mạch vành là 89,5% Đây cũng là một tỷ lệ cao Hạ albumin huyết thanh là một yếu tố nguy cơ dài hạn dẫn đến nhồi máu cơ tim và hội chứng mạch vành cấp Theo một nghiên cứu bao gồm 7192 bệnh nhân hội chứng vành cấp không có tiền sử suy tim trước đó ghi nhận nồng độ albumin  3,50g/dl là một yếu tố tiên lượng độc lập cho khởi phát mới suy tim và tử vong tại viện ở bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp Tình trạng viêm có thể là cơ chế ẩn giấu cho tình trạng hạ albumin huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng vành cấp Kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi

4.2.2 Đặc điểm nồng độ albumin huyết thanh theo các đặc điểm dân số Để tìm hiểu sự khác nhau giữa nồng độ albumin huyết thanh với các đặc điểm dân số, chúng tôi tiến hành phân tích và thu được những nhận định sau: về độ tuổi trung bình của nhóm BN có hạ albumin và không hạ albumin là tương đương nha với tuổi trung bình 68,0 (ĐLC 11,4) ở nhóm hạ albumin huyết thanh và trung bình 68,1 (ĐLC 12,1) ở nhóm không hạ albumin Tương tự đối với giới tính ở cả hai nhóm hạ albumin và không hạ alibum máu đều có tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới và sự chênh lệch hai giới của hai nhóm cũng tương đồng nhau Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Yadav 68 Điều này cho thấy không có sự khác biệt về giới và độ tuổi đối với sự thay đổi nồng độ albumin huyết thanh của bệnh nhân tim mạch

Về các đặc điểm dân số khác như dân tộc, nơi ở, nghề nghiệp và diện điều trị đều không có sự khác biệt ở hai nhóm hạ albumin huyết thanh và không hạ albumin huyết thanh Cụ thể ở nhóm hạ albumin huyết thanh, đa số bệnh nhân là dân tộc Kinh và sống tại TP.HCM Tỷ lệ nghề nghiệp cao nhất của bệnh nhân là hưu trí/ người già Diện điều trị mà bệnh nhân được hưởng nhiều nhất là bảo hiểm y tế và các kết quả này cũng tương tự ở nhóm không hạ albumin Điều này cho thấy ở các đặc điểm dân số, chúng tôi không tìm thấy tỷ lệ khác biệt giữa nhóm hạ albumin và nhóm không hạ albumin

4.2.3 Đặc điểm nồng độ albumin huyết thanh theo các đặc điểm bệnh lý Đối với các đặc điểm bệnh lý như biến cố tim mạch và tiền sử gia đình giữa hai nhóm hạ albumin và không hạ albumin huyết thanh, kết quả cho thấy ở cả hai nhóm đều không có bệnh nhân nào có biến cố tim mạch và tiền sử gia đình có bệnh tim mạch Điều này là một hạn chế đối với nghiên cứu của chúng tôi khi không ghi nhận được bệnh nhân nào có biến cố tim mạch và tiền sử gia đình có bệnh tim mạch

Về các bệnh lý kèm theo, kết quả ghi nhận đối với nhóm hạ albumin huyết thanh, tỷ lệ bệnh nhân có bệnh kèm theo là 25,2% cao hơn nhóm không hạ albumin huyết thanh là 19,0% Điều này có thể lý giải với những ảnh hưởng của các bệnh kèm theo làm cho sức khỏe của bệnh nhân tim mạch giảm rõ rệt Tuy nhiên khi xét về khía cạnh tỷ lệ mắc các bênh kèm theo ở hai nhóm hạ albumin và không hạ albumin đều có tỷ lệ bệnh nhân không mắc các bệnh kèm theo cao hơn tỷ lệ bệnh nhân có bệnh kèm theo Điều này cho thấy cũng không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân có bệnh kèm theo giữa hai nhóm trên

Về tổng số ngày điều trị, kết quả cho thấy thời gian điều trị ở nhóm bệnh nhân hạ albumin (trung bình 11,2 ngày độ lệch chuẩn 5,4) dài hơn so với nhóm không hạ albumin (trung bình 9,6 ngày độ lệch chuẩn 4,4) Điều này cũng dễ hiểu khi bệnh nhân tim mạch đang điều trị bệnh kèm theo việc hạ albumin sẽ làm cho bệnh tim mạch thêm khó điều trị dẫn đến số ngày điều trị của bệnh nhân tăng lên gây khó khăn cho các bác sĩ Đây là sẽ cơ sở để chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về mối liên quan giữa thời gian điều trị và việc hạ albumin của bệnh nhân

4.2.4 Đặc điểm nồng độ albumin huyết thanh theo các yếu tố nguy cơ tim mạch

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, Tỷ lệ BN không bao giờ hút thuốc lá ở nhóm hạ albumin là 42,7% thấp hơn so với nhóm không hạ albumin là 50,0% Theo nghiên cứu tiến cứu của A.Gerald Shaper và công sự (2004) trên

7 960 đàn ông người Anh ở độ tuổi từ 40 - 59 tuổi với thời gian theo dõi trung bình là 16,8 năm cho kết quả nồng độ albumin trung bình giảm đáng kể khi lượng hút thuốc lá ngày càng tăng với p < 0,0001 Trong số những người đã từng hút thuốc lá nồng độ albumin trung bình cao hơn đáng kể so với những người đang hút thuốc trong vòng 5 năm kể từ khi ngưng hút thuốc lá với p < 0,0001 Tỷ lệ nam giới có tỷ lệ albumin thấp cũng có xu hướng tương tự Albumin huyết thanh có thể là dấu hiệu nhạy cảm với những thay đổi do hút thuốc lá và đặc biệt với xơ vữa động mạch Nghiên cứu cũng kết luận rằng có mối tương quan nghịch giữa nồng độ albumin huyết thanh và kết cục của bệnh có lẽ do ảnh hưởng của hút thuốc lá lên albumin huyết thanh 65 Hầu như các đánh giá đa biến về các yếu tố nguy cơ tim mạch xác định hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ tìm ẩn đối với bệnh lý tim mạch do thiếu máu cục bộ, liên quan đến nguy cơ tăng gấp đôi Nghiên cứu đoàn hệ của Tobias Kurth và cộng sự nghiên cứu trên 39 783 phụ nữ Hoa Kỳ với thói quen hút thuốc và xảy ra đột quỵ đã được tự báo cáo Nghiên cứu cho kết quả phụ nữ hút trên hoặc bằng 15 điếu thuốc một ngày có nguy cơ tương đối RR = 3,29 (KTC: 1,72 - 6,29) đối với đột quỵ xuất huyết toàn bộ, 2,67 (KTC 95%: 1,04 - 6,9) đối với xuất huyết não so với những người chưa bao giờ hút thuốc Nghiên cứu cũng kết luận rằng nguy cơ tăng theo số lượng thuốc lá hút Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với nhồi máu cơ tim và nguy cơ tim mạch Khi hút thuốc lá có thể làm thay đổi thành phần lipid máu, nhất là làm giảm tỷ lệ cholesterol HDL 30 Kết quả nghiên cứu khác biệt với kết quả nghiên cứu của Nihat Polat (2014) và cộng sự cho kết quả không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân hạ albumin huyết thanh và nhóm không hạ albumin huyết thanh với p = 0,431 > 0,05 71

Tỷ lệ BN không uống rượu bia ở nhóm không hạ albumin là 48,3% cao hơn so với 41,3% BN không uống rượu bia ở nhóm hạ albumin Mức độ hoạt động thể lực của BN hai nhóm hạ albumin và không hạ albumin là khác nhau, ở nhóm BN hạ albumin tỷ lệ hoạt động thể lực thấp chiếm 48,2% thấp hơn 53,5% ở nhóm BN không hạ albumin, trong khi đó tỷ lệ BN hoạt động thể lực mức độ trung bình ở nhóm hạ albumin chiếm 44,5% cao hơn so với nhóm không hạ albumin (32,8%), BN không hạ albumin có tỷ lệ hoạt động thể lực cao chiếm 13,8% cao hơn so với tỷ lệ BN hạ albumin có hoạt động thể lực cao (7,3%) Nghiên cứu của Peter B Soeters (2018) về hạ albumin huyết thanh: cơ chế bệnh sinh cho thấy hạ albumin huyết thanh do hoạt động viêm liên quan đến các bệnh lý mạn tính hoặc lối sống (hút thuốc, nghiện rượu, béo phì) có liên quan đến giảm chất lượng cuộc sống dẫn đến làm giảm tuổi thọ Sự giảm nồng độ albumin huyết thanh có thể là kết quả của tác động viêm của bệnh kèm theo Hạ albumin huyết thanh như một yếu tố nguy cơ đối với việc điều trị nội khoa 72

Chỉ số BMI bình thường ở nhóm hạ albumin là 48,2% thấp hơn so với nhóm không hạ albumin (51,7), trong khi đó tỷ lệ gầy ở nhóm hạ albumin là 17,0% cao hơn so với nhóm không hạ albumin, tỷ lệ tăng cân (15,1%) và béo phì (19,7%) ở nhóm hạ albumin để thấp hơn so với nhóm không hạ albumin (19,0% BN tăng cân, 24,1% BN béo phì) Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Francesco Violi và cộng sự (2023) nghiên cứu trên 4152 bệnh nhân cho kết quả là những trường hợp hạ albumin (< 3,4 g/dL) là những người lớn tuổi, yếu đuối hơn, có nhiều bệnh đi kèm và thường bị thiếu cân nhất so với những trường hợp có albumin huyết thanh > 3,4 g/dL 59 Theo nghiên cứu của Peter B Soeters cho thấy hạ albumin huyết thanh liên quan đến bệnh mãn tính gây ra tình trạng mất khối lượng cơ nhanh hơn được thể hiện trong nghiên cứu đoàn hệ và bắt đầu ở độ tuổi trung bình sau 30 tuổi Suy dinh dưỡng và thiếu tập thể dục sẽ đẩy nhanh quá trình này Do đó, việc cải thiện dinh dưỡng với hàm lượng protein cao và hoạt động thể chất tuy không duy trì hoàn toàn khối lượng cơ bắp nhưng sẽ làm chậm lại quá trình mất cơ và chức năng 72

Trong nhóm bệnh nhân bệnh lý tim mạch có yếu tố nguy cơ là tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tăng huyết áp trong nhóm hạ albumin huyết thanh chiếm tỷ lệ 35,3% (77 BN) thấp hơn so với nhóm không hạ albumin (51,7%) Nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của Khương Kim Phong (2017) nghiên cứu trên 140 bệnh nhân chuẩn đoán suy tim điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 12/2016 đến 4/2017 cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm không hạ albumin chiếm 45,5% tương đương với nhóm hạ albumin chiếm 47,9% và nghiên cứu chưa tìm ra mối liên quan giữa hạ albumin với bệnh lý nền kết hợp là tăng huyết áp 73 Điều này có thể lý giải do quần thể nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh về tim mạch chung và tính chất mặt bệnh đặc thù của các bệnh viện khác nhau nên dẫn đến có sự khác biệt này Tăng huyết áp được biết đến là yếu tố nguy cơ chính trong các bệnh lý tim mạch Ngày nay, người ta thấy rằng tăng huyết áp có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên và bền vững với các yếu tố nguy cơ tim mạch

Tỷ lệ BN có đái tháo đường kèm theo ở nhóm hạ albumin là 88,5% thấp hơn so với nhóm không hạ albumin (93,1%) nhưng thấp hơn không đáng kể Dựa trên nghiên cứu đoàn hệ của Framingham theo dõi 20 năm liên quan đến các biến cố tim mạch liên quan đến đái tháo đường tăng gấp ba lần Đối với bệnh tim mạch, tỷ lệ bệnh và tử vong ở nữ mắc đái tháo đường cao hơn so với nam giới mắc đái tháo đường Đái tháo đường là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim ổ khuyết do tắc động mạch xiên của động mạch não giữa, động mạch não sâu và động mạch thân nền 39

4.2.5 Đặc điểm nồng độ albumin huyết thanh theo các chỉ số cận lâm sàng

Albumin huyết thanh thường được đo ở bệnh nhân nhập viện Nó thường được đưa vào trong số các thông số để đánh giá dinh dưỡng và gần đây việc sử dụng chỉ số albumin ngày càng trở nên phổ biến hơn Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả chỉ số trung bình chỉ số Ure máu của nhóm hạ albumin là 8,6 mmol/L (ĐLC 6,6) cao hơn so với nhóm không hạ albumin huyết thanh (trung bình 7,2 ± 4,7 mmol/L) Chỉ số Glucose, Creatinin trung bình của nhóm BN hạ albumin huyết thanh đều cao hơn nhóm không hạ albumin huyết thanh, cụ thể trung bình nồng độ Glucose máu của BN hạ albumin huyết thanh là 9,1 mmol/L (ĐLC 5,8), nồng độ Creatinin máu trung bình của BN hạ albumin huyết thanh là 133,1 μmol/L (ĐLC 132,1) trong khi trung bình nồng độ Glucose máu của

BN không hạ albumin huyết thanh là 7,8 mmol/L (ĐLC 4,4), nồng độ Creatinin máu trung bình của BN không hạ albumin huyết thanh là 128,9 μmol/L (ĐLC 123,3) BN hạ albumin huyết thanh có nồng độ Protein toàn phần trung bình là 59,3 (ĐLC 9,0) thấp hơn so với BN không hạ albumin huyết thanh Tượng tự nồng độ Cholesterol, Triglycerid của nhóm hạ albumin đều thấp hơn so với nhóm không hạ albumin với giá trị trung bình lần lượt là 185,2 ± 77,8 mmol/L và 197,0 ± 224,9 mmol/L Nồng độ Na ở 2 nhóm BN hạ và không hạ albumin là xấp xỉ nhau với trung bình 135,1 ± 7,9 mmol/L ở nhóm hạ albumin và 136,6 ± 7,2 ở nhóm không hạ albumin Nồng độ K ở nhóm hạ albumin là 4,3 ± 6,9 mmol/L cao hơn nhóm không hạ albumin Nồng độ Cl ở 2 nhóm hạ và không hạ albumin là xấp xỉ nhau với giá trị trung bình lần lượt là 97,2 ± 9,5 mmol/L và 98,9 ± 6,9 mmol/L Nồng độ AST và ALT ở nhóm hạ albumin cao hơn so với nhóm không hạ albumin với giá trị trung bình ở nhóm hạ albumin lần lượt là 95,5 ± 215,4 U/L và 83,3 ± 207,0 U/L Theo nghiên cứu của Yadav Naval Kishor (2021) nghiên cứu mối liên quan giữa albumin huyết thanh và bệnh tim mạch ở người trưởng thành tại huyện Kaski, Nepal cho thấy nồng độ albumin huyết thanh có mối tương quan thuận với với WHR, SBP, DBP, TC, TG, HDL-

C, thói quen hút thuốc, thói quen uống rượu và mối tương quan nghịch với tuổi tác, BMI và FBS cho thấy không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Các mô hình đa biến khác nhau sau khi được điều chỉnh theo các yếu tố nguy cơ tim mạch cho thấy mô hình I (tuổi , giới), mô hình II (tuổi, giới, BMI, WHR, HbA1C, SBP, and DBP và mô hình III (BMI,WHR, HbA1C, SBP, DBP, TC, TG & HDL-C) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05) của albumin huyết thanh Phát hiện của chúng tôi được hỗ trợ bởi một số nghiên cứu trước đây Một nghiên cứu dân số lớn đã báo cáo rằng nồng độ albumin huyết thanh thấp có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim, sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ Một số nghiên cứu cho thấy Albumin huyết thanh thấp dự đoán độc lập bệnh suy tim 68

Mối tương quan giữa hạ albumin huyết thanh và đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân

Qua nghiên cứu xác định được mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p

< 0,05 giữa bệnh nhân có hạ albumin huyết thanh với nơi ở, diện điều trị, BMI, huyết áp, RCB, HGB, Protein toàn phần

Khi xét riêng đơn biến từng loại bệnh trong nhóm các bệnh lý tim mạch mà nhóm nghiên cứu thu thập được Chúng tôi tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh tăng huyết áp với rối loạn lipid máu với p = 0,042; bệnh lý suy tim và tuổi với p = 0,003 3,4 g/dL 59 Khác biệt với kết quả nghiên cứu của Yadav Naval Kishor (2021) chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hạ albumin huyết thanh với BMI vơi p = 0,8 > 0,05

68 Nghiên cứu của Stephane Arques trên 207 bệnh nhân trên 70 tuổi về việc tiên lượng albumin huyết thanh và cholesterol toàn phần ở những bệnh nhân bị suy tim nặng và cấp tính Các yếu tố dự báo độc lập chính về hạ albumin huyết thanh là natri huyết thanh thấp, tổng lượng chololesterol thấp và thiếu máu Ở bệnh nhân suy tim thì hạ albumin không liên quan đến chức năng tâm trái và chỉ số khối của cơ thể (BMI) 74 Cơ chế hạ albumin huyết thanh chưa được nghiên cứu cụ thể ở bệnh nhân suy tim Suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân thường gặp nhất và là kết quả của việc giảm cảm giác thèm ăn, chế độ ăn kiêng hạn chế và viêm nhiễm toàn thân Tuy nhiên, hạ albumin huyết thanh không phải hiếm gặp ở bệnh nhân thừa cân và béo phì

* Liên quan giữa hạ albumin huyết thanh với tăng huyết áp

Các nghiên cứu cho kết quả khi tăng huyết áp tối đa và tối thiểu là các nguy cơ độc lập gây ra nguy cơ tim mạch Khi huyết áp > 160/90 mmHg sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch gấp 4 lần so với người có huyết áp bình thường Kết quả rút ra từ các nghiên cứu dịch tễ học đều chỉ ra cả huyết áp tâm thu lẫn huyết áp tâm trương đều có vai trò trong việc gây ra tim mạch Nghiên cứu IST (International Stroke Trial) cho thấy 54% BN nguy cơ tim mạch có tăng huyết áp tâm thu >160 mmHg và thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ mới mắc nguy cơ tim mạch với huyết áp tâm trương BN tăng huyết áp có tỷ lệ hạ albumin huyết thanh gắp 0,5 lần (KTC 95% 0,3 - 0,9) so với BN huyết áp bình thường, giá trị p cho phép kiểm này là 0,024 Khác với nghiên cứu của tác giả Nihat Polat (2014) chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê về hạ albumin huyết thanh với tăng huyết áp với p = 0,936 71

* Liên quan giữa hạ albumin huyết thanh với HGB (hemoglobin)

Nồng độ HGB trong nhóm bệnh nhân có hạ albumin huyết thanh là 10,8 ± 2,5 g/dL thấp hơn so với nhóm không hạ albumin huyết thanh 11,9 ± 2,5 với p < 0,001 Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả của nghiên cứu của Khương Kim Phong và cộng sự cho kết quả nghiên cứu là nồng độ HGB trong nhóm bệnh nhân có hạ albumin huyết thanh là 107,8 ± 22 g/dl, thấp hơn đáng kể so với nhóm không hạ albumin HT là 120,8 ± 18 g/dl và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 3g/dL Điều này giải thích cho tác dụng trung tính của việc sử dụng albumin trên toàn bộ phổ nồng độ albumin huyết thanh ban đầu thử nghiệm Nghiên cứu này cũng cung cấp thêm bằng chứng khoa học cho các nhà lâm sàng trong việc chuẩn đoán Truyền albumin đối với những bệnh nhân hạ albumin thì việc đạt được nồng độ albumin thuyết thanh > 3g/dL trong quá trình truyền albumin có thể làm giảm tác dụng phụ ở những bệnh nhân bị hạ albumin huyết thanh nặng Việc bổ sung albumin và liệu pháp furosemide đã cải thiện tình trạng đáng kể quá trình oxy hóa, cân bằng chất lỏng và ổn định huyết động so với chỉ điều trị bằng liệu pháp furosemide ở bệnh nhân hạ albumin huyết thanh bị phổi cấp tính Chức năng các cơ quan được cải thiện nhiều hơn ở những bệnh nhân diễn tiến nặng và tình trạng hạ albumin huyết thanh nặng được sử dụng lượng lớn albumin so với nhóm đối chứng Sự cải thiện lâm sàng chủ yếu đề cập đến chức năng hô hấp và tim mạch 76

Những nghiên cứu quan sát giúp củng cố thêm cho các nghiên cứu tiến cứu sau nhau trên các nhóm bệnh nhân được chọn lọc kỹ lưỡng Do đó, những nghiên cứu sâu hơn đảm bảo để xác định lợi ích của các biện pháp can thiệp dinh dưỡng, chống viêm có mục tiêu cũng như quản lý albumin về mặt khả năng chức năng, chất lượng cuộc sống và khả năng sống sót ở những bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch và hạ albumin.

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Đinh Văn Thắng, Tô Văn Hải, Trương Trường Giang. Tình hình tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Thanh Nhàn trong 10 năm 1998-2007.Tạp chí Nội khoa Việt Nam. 2007:tr 512 - 517 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nội khoa Việt Nam
19. Phan Long Nhơn, Hoàng Thị Kim Nhung. Nghiên cứu đặc điểm phân tầng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân tăng huyết áp và không tăng huyết áp bị tai biến mạch máu não tại BVĐKKV Bồng Sơn Bình Định. Tạp chí Nội khoa Việt Nam. 2013;10:tr 15-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nội khoa Việt Nam
21. Moorman AJ, Dean LS, Yang E, Drezner JA. Cardiovascular Risk Assessment in the Older Athlete. Sports health. Nov-Dec 2021;13(6):622-629.doi:10.1177/19417381211004877 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sports health
22. Bergami M, Scarpone M, Bugiardini R, Cenko E, Manfrini O. Sex beyond cardiovascular risk factors and clinical biomarkers of cardiovascular disease. Reviews in cardiovascular medicine. Jan 14 2022;23(1):19.doi:10.31083/j.rcm2301019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reviews in cardiovascular medicine
23. Phan Long Nhơn. Nghiên cứu phân tầng nguy cơ tim mạch của 400 bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý tại địa bàn Bắc Bình Định. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2014;66:tr 248 - 249 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tim mạch học Việt Nam
24. Gerber Y, Weston SA, Redfield MM, et al. A contemporary appraisal of the heart failure epidemic in Olmsted County, Minnesota, 2000 to 2010. JAMAinternal medicine. Jun 2015;175(6):996-1004.doi:10.1001/jamainternmed.2015.0924 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JAMA "internal medicine
25. Bevan S, Traylor M, Adib-Samii P, et al. Genetic heritability of ischemic stroke and the contribution of previously reported candidate gene and genomewide associations. Stroke. Dec 2012;43(12):3161-7.doi:10.1161/strokeaha.112.665760 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stroke
28. Nguyễn Văn Thông, Phan Chúc Lâm. Đột quỵ máu não Nhà xuất bản Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Thanh niên. 2002:tr 216 - 354 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bản Thanh niên
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh niên
29. Hồheim LL, Holme I, Hjermann I, Leren P. Smoking habits and risk of fatal stroke: 18 years follow up of the Oslo Study. Journal of epidemiology and community health. Dec 1996;50(6):621-4. doi:10.1136/jech.50.6.621 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of epidemiology and community health
30. Kurth T, Kase CS, Berger K, Gaziano JM, Cook NR, Buring JE. Smoking and risk of hemorrhagic stroke in women. Stroke. Dec 2003;34(12):2792-5. doi:10.1161/01.Str.0000100165.36466.95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stroke
31. Chang CL, Donaghy M, Poulter N. Migraine and stroke in young women: case-control study. The World Health Organisation Collaborative Study of Cardiovascular Disease and Steroid Hormone Contraception. BMJ (Clinical research ed). Jan 2 1999;318(7175):13-8.doi:10.1136/bmj.318.7175.13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BMJ (Clinical research ed)
32. Melnyk BM, Kelly SA, Stephens J, et al. Interventions to Improve Mental Health, Well-Being, Physical Health, and Lifestyle Behaviors in Physicians and Nurses: A Systematic Review. American journal of health promotion : AJHP. Nov 2020;34(8):929-941. doi:10.1177/0890117120920451 33. Lê Đức Hinh. Tai biến mạch máu não - Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí,.NxB Y học; 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American journal of health promotion : AJHP". Nov 2020;34(8):929-941. doi:10.1177/0890117120920451 33. Lê Đức Hinh." Tai biến mạch máu não - Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí
35. Hebert PR, Gaziano JM, Chan KS, Hennekens CH. Cholesterol lowering with statin drugs, risk of stroke, and total mortality. An overview of randomized trials. Jama. Jul 23-30 1997;278(4):313-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jama
38. Abbott RD, Donahue RP, MacMahon SW, Reed DM, Yano K. Diabetes and the risk of stroke. The Honolulu Heart Program. Jama. Feb 20 1987;257(7):949-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jama
39. Kannel WB, McGee DL. Diabetes and cardiovascular disease. The Framingham study. Jama. May 11 1979;241(19):2035-8.doi:10.1001/jama.241.19.2035 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jama
40. Hoàng Khánh. Tai biến mạch máu não - Từ yếu tố nguy cơ đến dự phòng. Nxb Đại học Huế. 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Đại học Huế
Nhà XB: Nxb Đại học Huế". 2009
41. Elkind MS, Sciacca R, Boden-Albala B, Rundek T, Paik MC, Sacco RL. Moderate alcohol consumption reduces risk of ischemic stroke: the Northern Manhattan Study. Stroke. Jan 2006;37(1):13-9.doi:10.1161/01.STR.0000195048.86810.5b Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stroke
43. Lê Thị Hương, Dương Thị Phượng, Lê Thị Tài. Tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái Việt Nam năm 2013 – 2014. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2016;14(6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Y học
57. Cardiovascular disease: risk assessment and reduction, including lipid modification. 2023. National Institute for Health and Care Excellence:Guidelines Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cardiovascular disease: risk assessment and reduction, including lipid modification". 2023. "National Institute for Health and Care Excellence
1. Hội tim mạch Việt Nam. Báo cáo thống kê bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam. Accessed Truy cập ngày 03/4/2023, https://bom.so/pmJ14e Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Cơ chế hạ albumin huyết thanh  8 - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Sơ đồ 1.1. Cơ chế hạ albumin huyết thanh 8 (Trang 17)
Bảng 2. 3. Phân loại huyết áp theo JNC VIII (2013) 58 - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 2. 3. Phân loại huyết áp theo JNC VIII (2013) 58 (Trang 40)
Bảng 2.2. Phân độ béo gầy của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 2.2. Phân độ béo gầy của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Trang 40)
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân (BN) tim mạch (N = 276) - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân (BN) tim mạch (N = 276) (Trang 45)
Bảng 3. 2. Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân tim mạch (N = 276) - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3. 2. Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân tim mạch (N = 276) (Trang 46)
Bảng 3.6. Tỷ lệ hạ albumin huyết thanh của bệnh nhân tim mạch - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3.6. Tỷ lệ hạ albumin huyết thanh của bệnh nhân tim mạch (Trang 49)
Bảng 3. 7. Đặc điểm hạ albumin huyết thanh theo đặc điểm dân số - xã hội ở - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3. 7. Đặc điểm hạ albumin huyết thanh theo đặc điểm dân số - xã hội ở (Trang 50)
Bảng 3. 8. Đặc điểm albumin huyết thanh theo các yếu tố nguy cơ tim mạch - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3. 8. Đặc điểm albumin huyết thanh theo các yếu tố nguy cơ tim mạch (Trang 51)
Bảng 3. 10. Đặc điểm các chỉ số xét nghiệm máu của bệnh nhân tim mạch - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3. 10. Đặc điểm các chỉ số xét nghiệm máu của bệnh nhân tim mạch (Trang 53)
Bảng 3. 11. Đặc điểm các chỉ số sinh hóa máu của bệnh nhân tim mạch theo - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3. 11. Đặc điểm các chỉ số sinh hóa máu của bệnh nhân tim mạch theo (Trang 54)
Bảng 3.12. Mối liên quan đơn biến giữa albumin và đặc điểm dân số xã hội của - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3.12. Mối liên quan đơn biến giữa albumin và đặc điểm dân số xã hội của (Trang 56)
Bảng 3.13. Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin huyết thanh và đặc điểm - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3.13. Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin huyết thanh và đặc điểm (Trang 57)
Bảng 3. 14. Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin và đặc điểm bệnh lý của - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3. 14. Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin và đặc điểm bệnh lý của (Trang 58)
Bảng 3.16. Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin và các chỉ số xét nghiệm - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3.16. Mối liên quan đơn biến giữa hạ albumin và các chỉ số xét nghiệm (Trang 60)
Bảng 3. 18. Mối liên quan đơn biến giữa yếu tố nguy cơ và đặc điểm bệnh - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3. 18. Mối liên quan đơn biến giữa yếu tố nguy cơ và đặc điểm bệnh (Trang 61)
Bảng 3.19. Mối liên quan đơn biến giữa yếu tố nguy cơ và đặc điểm bệnh - đánh giá mối liên quan giữa nồng độ albumin huyết thanh và yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Bảng 3.19. Mối liên quan đơn biến giữa yếu tố nguy cơ và đặc điểm bệnh (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w