Để tìm hiểu biết sâu hơn về sự đa dạng trongbệnh cảnh gây ra bởi nhóm vi khuẩn Streptococcus anginosus đồng thời đánhgiá mức độ nhạy cảm kháng sinh của nhóm vi khuẩn này trong thời điểm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THÁI KIM THƯ
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN NHIỄM NHÓM STREPTOCOCCUS ANGINOSUS
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI NĂM 2017-2023
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THÁI KIM THƯ
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN NHIỄM NHÓM STREPTOCOCCUS ANGINOSUS
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI NĂM 2017-2023
CHUYÊN NGÀNH: TRUYỀN NHIỄM
MÃ SỐ: NT 62 72 38 01
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS LÊ BỬU CHÂU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưatừng được công bố ở bất kỳ nơi nào
Tác giả luận văn
Lê Thái Kim Thư
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm dịch tễ nhóm Streptococcus anginosus 3
1.2 Đặc điểm vi sinh 5
1.3 Sinh bệnh học 10
1.4 Đặc điểm lâm sàng 13
1.5 Chẩn đoán nhiễm trùng do nhóm Streptococcus anginosus 18
1.6 Điều trị nhiễm trùng do nhóm Streptococcus anginosus 19
1.7 Tình hình nghiên cứu về nhóm Streptococcus anginosus 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Thiết kế nghiên cứu 24
2.2 Đối tượng nghiên cứu 24
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu 24
2.5 Định nghĩa biến số dùng trong nghiên cứu 25
2.6 Kỹ thuật đo lường các biến số chính 35
2.7 Quy trình nghiên cứu 37
Trang 52.8 Phương pháp phân tích dữ liệu 38
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 40
3.1 Đặc điểm dịch tễ 41
3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 45
3.3 Đặc điểm vi sinh 56
3.4 Đặc điểm kết cục điều trị 66
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 71
4.1 Đặc điểm dịch tễ 71
4.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 74
4.3 Đặc điểm vi sinh 81
4.4 Đặc điểm điều kết cục điều trị 84
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 86
KẾT LUẬN 87
KIẾN NGHỊ 89
Phụ lục 1: Bảng thu thập số liệu
Phụ lục 2: Phiếu cung cấp thông tin và chấp nhận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 3: Đặc điểm các thể lâm sàng
Phụ lục 4: Danh sách bệnh nhân
Phụ lục 5: Giấy chấp thuận Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
Trang 6NT TKTW Nhiễm trùng thần kinh trung ương
VPMNKNP Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát
VNTMNT Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
ALT Alanine aminotransferase
AST Aspartate aminotransferase
LDH Lactate dehydrogenase
MALDI-TOF Matrix-Assisted Laser Desorption Ionization/Time of Flight
Trang 7DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT
COVID-19 Coronavirus disease 2019 Bệnh do virus corona 2019
CT Scan Computed Tomography Scan Cắt lớp vi tính
HIV Human Immunodeficiency Virus Virus gây suy giảm miễn dịch
ở ngườiSSTI Skin and soft tissue infections Nhiễm trùng da mô mềm
SAG Streptococcus anginosus group Nhóm Streptococcus anginosus
SMG Streptococcus milleri group Nhóm Streptococcus milleri
IDSA Infectious Diseases Society of
GOLD The Global Initiative for Chronic
Obstructive Lung Disease
Chiến lược toàn cầu về Bệnhphổi tắc nghẽn mạn tínhGINA Global Initiative for Asthma Chiến lược toàn cầu về HenESC European Society of Cardiology Hiệp hội Tim Mạch Châu ÂuSRRP1 Serine-rich repeat protein 1 Protein lặp lại giàu serine 1MICs Mimimal inhibitory concentrations Nồng độ ức chế tối thiểu
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các yếu tố nguy cơ nhiễm nhóm S anginosus (SAG) 4
Bảng 1.2 Đặc điểm tiêu huyết của nhóm Streptococcus anginosus 5
Bảng 1.3 Đặc điểm sinh hóa – phản ứng enzym của nhóm S anginosus 7
Bảng 1.4 Đặc điểm sinh hóa – lên men của nhóm S anginosus 8
Bảng 1.5 Đặc điểm sinh hóa các của nhóm S anginosus 8
Bảng 1.6 Nghiên cứu nhiễm trùng huyết do S anginosus 20 năm gần đây 22
Bảng 1.7 Các báo cáo liên quan đến nhiễm trùng dó S anginosus 23
Bảng 2.1 Thang điểm Glasgow 28
Bảng 3.1 Tần số và tỷ lệ bệnh nhân theo nơi cư ngụ (n=94) 42
Bảng 3.2 Tần số và tỷ lệ bệnh nhân theo bệnh nền yếu tố nguy cơ (n=94) 44
Bảng 3.3 Phân bố thể lâm sàng theo nhiễm trùng cộng đồng và bệnh viện 46
Bảng 3.4 Phân bố thể lâm sàng theo nhóm tuổi (n=94) 48
Bảng 3.5 Phân bố thể lâm sàng theo tác nhân (n=94) 49
Bảng 3.6 Đặc điểm triệu chứng lâm sàng (n=82) 50
Bảng 3.7 Đặc điểm thời gian sốt các thể lâm sàng 50
Bảng 3.8 Đặc điểm cận lâm sàng (n=82) 51
Bảng 3.9 Đặc điểm các trường hợp áp xe gan (n=20) 52
Bảng 3.10 Đặc điểm ổ áp xe gan trên siêu âm bụng (n=20) 53
Bảng 3.11 Đặc điểm vi sinh áp xe gan (n=20) 53
Bảng 3.12 Mức độ nhạy cảm kháng sinh ở bệnh nhân áp xe gan (n=18) 54
Bảng 3.13 Kháng sinh lựa chọn ban đầu ở bệnh nhân áp xe gan (n=20) 54
Bảng 3.14 Kháng sinh lựa chọn sau khi có kết quả kháng sinh đồ (n=20) 55
Bảng 3.15 Phương pháp điều trị (n=20) 55
Bảng 3.16 Kết cục điều trị (n=14) 55
Bảng 3.17 Phân bố các tác nhân trong các mẫu bệnh phẩm 57
Bảng 3.18 Tần suất các tác nhân đồng nhiễm với nhóm S anginosus 58
Trang 9Bảng 3.19 Phân tích mối tương quan đa tác nhân nhiễm khuẩn 60
Bảng 3.20 Bệnh nhân có kháng sinh đồ nhạy trung gian ampicillin 65
Bảng 3.21 Kháng sinh điều trị ban đầu 66
Bảng 3.22 Kháng sinh điều trị sau khi có kết quả kháng sinh đồ 66
Bảng 3.23 Thời gian điều trị 67
Bảng 3.24 Biến chứng xuất hiện trong quá trình điều trị (n=94) 67
Bảng 3.25 Kết cục điều trị 68
Bảng 3.26 Trường hợp nhiễm khuẩn huyết do S anginosus tái phát 69
Bảng 3.27 Đặc điểm trường hợp tử vong 70
Bảng 4.1 Giới tính, tuổi các trường hợp nhiễm trùng do S anginosus 71
Bảng 4.2 Đặc điểm bệnh nền các trường hợp nhiễm S anginosus 73
Bảng 4.3 So sánh đặc điểm các thể lâm sàng trong các nghiên cứu 75
Bảng 4.4 Phân bố tỷ lệ vi khuẩn trong các nghiên cứu 78
Bảng 4.5 Các báo cáo ca lâm sàng áp xe gan do S anginosus 80
Bảng 4.6 So sánh mức độ nhạy cảm kháng sinh 83
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố nhóm tuổi của dân số nghiên cứu (n=94) 41
Biểu đồ 3.2 Số lượng bệnh nhân phân bố theo thời gian 43
Biểu đồ 3.3 Phân bố tỷ lệ bệnh phẩm phân lập nhóm S anginosus 56
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh nhiễm trùng cộng đồng (n=70) 61
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh nhiễm trùng bệnh viện (n=12) 62
Biểu đồ 3.6 Đặc điểm mức độ nhạy kháng sinh trong bệnh phẩm máu (n=61) 63
Biểu đồ 3.7 Đặc điểm mức độ nhạy kháng sinh trong bệnh phẩm mủ (n=6) 63 Biểu đồ 3.8 Đặc điểm mức độ nhạy cảm kháng sinh theo tác nhân 64
Biểu đồ 4.1 Phân bố tỷ lệ nhiễm trùng trong ổ bụng ở các nghiên cứu 76
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Các nhóm chính của chi liên cầu ở người 6
Hình 1.2 Nhuộm gram S intermedius từ mủ áp xe não 7
Hình 1.3 Nuôi cấy Streptococcus anginosus trên môi trường thạch máu 9
Hình 1.4 Cơ chế bệnh sinh nhiễm trùng do nhóm S anginosus 12
Hình 1.5 Nhiễm trùng răng hàm mặt do Streptococcus anginosus 15
Hình 1.6 Nhiễm trùng khoang cổ sâu và hội chứng Lemierre do S anginosus 15
Trang 11cơ thể, bao gồm phổi, gan, não, vùng bụng, da và mô mềm.4-6 Khả năng tạo áp
xe là điểm đặc trưng giúp phân biệt chúng với các loài S viridans khác như S pyogenes và S agalactiae.3 Bệnh do SAG có thể diễn tiến nặng ở những ngườilớn tuổi, người có bệnh nền, có thể gây tử vong nếu không phát hiện và điều trịkịp thời.7
Số bệnh nhân nhiễm SAG xâm lấn chiếm một tỷ lệ khá cao trong cộngđồng Một báo cáo dựa trên dân số nhiễm liên cầu sinh mủ tại vùng Galary –Canada cho thấy tỷ lệ nhiễm SAG 8,65/100.000 dân.8 Tương tự các vi khuẩn
trong nhóm Streptococcus spp, đặc điểm lâm sàng và vấn đề đề kháng kháng
sinh của SAG cũng luôn được quan tâm Các nghiên cứu trước đây đã đánh giá
biểu hiện lâm sàng - độ nhạy cảm kháng sinh của “S milleri", tuy vậy tương
đối ít nghiên cứu đã kiểm tra mối tương quan biểu hiện lâm sàng - độ nhạy cảmkháng sinh của ba tác nhân riêng biệt trong nhóm.9 Một nghiên cứu Argentina
chỉ ra rằng S anginosus thường liên quan đến các vị trí bụng và niệu sinh dục hơn hai loài còn lại (p<0,05) S intermedius thường được phân lập từ các mẫu
bệnh phẩm mủ vùng đầu và cổ hơn so với các mẫu bệnh phẩm từ các vị trí cơ
thể khác (p=0,05) S constellatus xuất hiện phổ biến hơn ở các mẫu bệnh phẩm
vùng bụng so với các mẫu bệnh phẩm khác và cũng trong nghiên cứu này tỷ lệ
đề kháng Penicillin được báo báo 12,5% ở nhóm tác nhân vốn được cho là luônnhạy cảm.10
Trang 12Trong những năm gần đây, tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, tuy khôngnhiều nhưng vẫn có ghi nhận những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn nhóm
Streptococcus anginosus Biểu hiện lâm sàng khá đa dạng như nhiễm khuẩn
huyết, áp xe gan, áp xe vùng đầu cổ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nhưmelioidosis, lao hạch Điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán sớm và điềutrị kịp thời
Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ngoàinhững báo cáo ca lâm sàng đơn lẻ thì chưa có nhiều nghiên cứu đề cập chi tiết
về bệnh lý do nhóm vi khuẩn này gây nên Theo thống kê sơ bộ tại Phòng Visinh, Khoa xét nghiệm bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ năm 2017 đến năm 2022
số lượng bệnh nhân nhiễm trùng do vi khuẩn nhóm Streptococcus anginosus
ghi nhận khoảng 90 trường hợp Để tìm hiểu biết sâu hơn về sự đa dạng trong
bệnh cảnh gây ra bởi nhóm vi khuẩn Streptococcus anginosus đồng thời đánh
giá mức độ nhạy cảm kháng sinh của nhóm vi khuẩn này trong thời điểm hiệnnay, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và kết
quả điều trị bệnh nhân nhiễm nhóm Streptococcus anginosus tại bệnh viện
Bệnh Nhiệt đới năm 2017-2023” Hy vọng kết quả nghiên cứu đóng góp thêmkinh nghiệm cho thầy thuốc lâm sàng trong công tác chẩn đoán và điều trị
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả đặc điểm dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân
nhiễm vi khuẩn nhóm Streptococcus anginosus.
2 Mô tả đặc điểm vi sinh và mức độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn
nhóm Streptococcus anginosus.
3 Mô tả kết cục điều trị của bệnh nhân nhiễm vi khuẩn nhóm Streptococcus anginosus.
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm dịch tễ nhóm Streptococcus anginosus
Nhiễm trùng do nhóm Streptococcus anginosus được ghi nhận ở nhiều
nơi trên thế giới, ở cả người lớn và trẻ em.3 Hiện nay vẫn chưa có dữ liệu thống
nhất và toàn diện về tần suất nhiễm Streptococcus anginosus trên phạm vi toàn
cầu Nghiên cứu dân số ở Anh từ năm 1989 đến 2000 cho thấy tỷ lệ nhiễm
khuẩn huyết do nhóm S anginosus đạt 0,93 trường hợp trên 100.000 dân mỗi
năm.11 Tuy nhiên, dữ liệu dịch tễ từ năm 2010 đến 2017 tại Canada cho thấy tỷ
lệ này đã tăng lên, đạt 3,7 trường hợp trên 100.000 dân mỗi năm.8
Nhiễm khuẩn do Streptococcus anginosus có liên quan đến các bệnh lý
mạn tính Các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm bệnh lý túi thừa, ung thư, phẫuthuật đường tiêu hóa, xơ gan và bệnh Crohn.12 Nghiên cứu của tác giả Jiang và
cộng sự năm 2020 trên 463 bệnh nhân nhiễm S anginosus cho thấy tỷ lệ đái
tháo đường là 33%, u bướu là 30%, bệnh lý huyết học là 2,8% Ngoài ra, độtquỵ, xuất huyết não và chấn thương sọ não chiếm 10,9%, bệnh yếu liệt cơ vàParkinson chiếm 9,5%, bệnh thận mạn tính chiếm 5,7%, bệnh phổi mạn tínhchiếm 2,8% và 4,8% các trường hợp mắc bệnh về mô liên kết.3 Trong nghiêncứu của tác giả Reddy và cộng sự cũng cho thấy đái tháo đường là yếu tố nguy
cơ chính Ung thư cũng được xác định là yếu tố nguy cơ khác nhiễm SAG
Nhóm S anginosus có khả năng vượt qua hàng rào niêm mạc ruột và xâm nhập
vào máu.13 Sự hiện diện của tổn thương ung thư là một yếu tố thuận lợi để vikhuẩn xâm nhập vào niêm mạc đại trực tràng, cho phép vi khuẩn xâm nhập vàomáu.13 Do đó, ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn cũng được ghi nhận làyếu tố nguy cơ cho nhiễm khuẩn SAG.14 Nhiễm khuẩn huyết do SAG cũng đãđược báo cáo ở bệnh nhân mắc bệnh ung thư thực quản, dạ dày và ung thư vòmhọng.14,15 Ngoài ra, các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch khác như HIV/AIDScũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.16
Trang 14Các thói quen không lành mạnh như chế độ ăn uống ít rau xanh, uốngrượu, sử dụng ma túy và hút thuốc lá cũng được ghi nhận, chiếm 33% trong sốcác trường hợp Bên cạnh đó, can thiệp thủ thuật hay phẫu thuật như thủ thuậtnha khoa hay phẫu thuật cắt túi mật nội soi cũng là yếu tố nguy cơ, chiếm 11%
số trường hợp.17
Bảng 1.1 Các yếu tố nguy cơ nhiễm nhóm S anginosus (SAG)
Yếu tố nguy cơ hệ thống
Đái tháo đường típ 2
Bệnh của hệ thần kinh trung ương như đột quỵ, xuất huyết não, chấn thương
sọ não và bệnh Parkinson
Bệnh mạn tính gồm bệnh gan mạn, bệnh thận mạn, bệnh phổi mạn, suy timBệnh lý ung thư
Bệnh lý huyết học
Bệnh lý khác như viêm gan siêu vi và bệnh loét dạ dày
Yếu tố nguy cơ tại chỗ
Viêm nha chu
Thủ thuật nha khoa
Phẫu thuật đường tiêu hóa
Yếu tố nguy cơ từ môi trường
Hút thuốc lá
Uống rượu
“Nguồn: Magdalena, 2022”18
Trang 151.2 Đặc điểm vi sinh
1.2.1 Phân nhóm vi sinh
Nhóm Streptococcus anginosus (SAG) là một phân nhóm của Streptococcus viridans, một nhóm cầu khuẩn gram dương chiếm ưu thế trong
nhóm vi khuẩn của vùng hầu họng và hệ tiêu hóa Hiện nay, có ít nhất 30 loài
Streptococcus viridans được tìm thấy và được phân loại thành sáu nhóm chính: Streptococcus mutans, Streptococcus salivarius, Streptococcus mitis, Streptococcus sanguinis, Streptococcus anginosus và Streptococcus bovis.2Nhóm S anginosus là nhóm khó phân loại nhất vì một số có dạng dạng tiêu
huyết alpha (α-hemolytic); một số có dạng tiêu huyết gamma (γ-hemolytic)
hoặc tiêu huyết beta (β-hemolytic) Streptococcus viridans thường không phản ứng với huyết thanh nhóm Lancefield, trừ một số phân loài của S anginosus,
có thể phản ứng với huyết thanh Lancefield A, C, F hoặc G.19
Bảng 1.2 Đặc điểm tiêu huyết của nhóm Streptococcus anginosus
“ Nguồn: Cathy A.P, 2020“2
Trang 16Hình 1.1 Các nhóm chính của chi liên cầu ở người
“ Nguồn: Hiromichi Yumoto, 2019”20
Trang 171.2.2 Đặc điểm hình thái
Nhóm Streptococcus anginosus là những cầu khuẩn gram dương, kích
thước trung bình 0,6 – 1 µm, xếp thành chuỗi dài ngắn khác nhau, không diđộng và không sinh nha bào
Hình 1.2 Nhuộm gram S intermedius từ mủ áp xe não
“Nguồn: MaryAnn, 2008”21
1.2.3 Đặc điểm sinh hóa
Nhóm S anginosus có thể được phân biệt với các liên cầu khuẩn khác
bằng sự kết hợp của ba xét nghiệm nhanh: xét nghiệm Voges-Proskauer dươngtính khi tạo acetoin, thủy phân arginine và không lên men sorbitol
Bảng 1.3 Đặc điểm sinh hóa – phản ứng enzym của nhóm S anginosus
1 Acetoin Dương tính 5 Hyaluronidase Dương tính
2 Axit Phosphatase Không xác
“ Nguồn: Cathy A.P, 2020“2
Trang 18Bảng 1.4 Đặc điểm sinh hóa – lên men của nhóm S anginosus
2 Fructose Dương tính 10 Sorbitol Âm tính
3 Galactose Dương tính 11 Pyruvate Âm tính
4 Lactose Dương tính 12 Glycogen Âm tính
5 Maltose Dương tính 13 Arabinose Âm tính
6 Mannitol Dương tính 14 Rhamnose Âm tính
7 Mannose Dương tính 15 Glycerol Âm tính
“Nguồn: Cathy A.P, 2020“2
Một số phản ứng sinh hóa như β-D-glucosidase, Neuraminidase vàHyaluronidase còn giúp định danh các phân loài trong nhóm SAG
Bảng 1.5 Đặc điểm sinh hóa các của nhóm S anginosus
Trang 191.2.4 Đặc điểm nuôi cấy
Streptococcus anginosus khó phát triển trên môi trường truyền thống như
thạch dinh dưỡng (nutrient agar), cần phải bổ sung thêm carbohydrat và cácchất dinh dưỡng khác Cũng vì lý do trên, các môi trường như thạch máu (bloodagar) và thạch sô cô la (chocolate agar) thường được sử dụng để nuôi cấy SAG
Là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, SAG phát triển mạnh trong môi trường không khí
có 5% carbon dioxide ở 37°C Vi khuẩn này không phát triển ở nhiệt độ 10°C,nhưng lại phát triển tốt ở 45°C SAG có thể chịu được dịch mật nhưng khôngthể chịu được NaCl 6,5% và pH 9.6
Hình 1.3 Nuôi cấy Streptococcus anginosus trên môi trường thạch máu
“ Nguồn: MaryAnn, 2008”21
Thạch dinh dưỡng: các khúm vi khuẩn có màu trắng đến xám với đường kính
trung bình là 1mm, phát triển kém và cần cung cấp carbohydrate hoặc khícarbon dioxide
Thạch máu: các khúm vi khuẩn có đường kính từ 0,5 – 2 mm, màu trắng hoặc
trong suốt, nổi gồ lên bề mặt Một số khúm có màu trắng, mờ, với đường kínhtrung bình từ 0,5 – 1 mm Chúng có hoặc không có khả năng tiêu huyết alphatrên thạch máu Có một số chủng gây tiêu huyết beta
Thạch sô-cô-la: có màu xanh đặc trưng.
Trang 201.3 Sinh bệnh học
1.3.1 Yếu tố độc lực
Nhóm liên cầu sử dụng nhiều cách khác nhau để bám dính và xâm nhậpvào các tế bào vật chủ, nhằm lấy dinh dưỡng và lẩn trốn hệ thống miễn dịch.22Nhiều protein liên cầu giúp bám dính vào tế bào vật chủ bằng cách tương tácvới các thành phần mô liên kết và chất nền ngoại bào như collagen, fibrinogen,fibronectin và laminin Chúng cũng có khả năng liên kết với các protein nướcbọt thông qua các chất kết dính như lectin và các cấu trúc ngoại bào như lôngmao (pili và fibrils).23 Để tránh bị hệ thống miễn dịch phát hiện và tiêu diệt,liên cầu đánh lừa hệ thống miễn dịch của vật chủ bằng cách giấu các khángnguyên của chúng và hình thành dạng bào nang DNase, một loại enzyme củaliên cầu khuẩn, giúp chúng phá hủy bạch cầu trung tính và giải phóng ra cácyếu tố độc lực như interleukin 8 (IL-8) hoặc hydro peroxide.23 Các yếu tố độclực khác, chẳng hạn như hyaluronidase và chondroitin sulphatase, có liên quanđến sự phân hủy chất nền ngoại bào của vật chủ.10 Các protein lặp lại giàu serine
1 (serine-rich repeat proteins 1 - SRRP1) và enzyme enolase hỗ trợ quá trìnhvượt qua hàng rào máu - não.24 Các loài liên cầu khác nhau tạo ra các loại yếu
tố độc lực khác nhau, đối với nhóm Streptococcus anginosus cơ chế bệnh sinh
gây ra bởi 4 yếu tố: khả năng bám dính, hình thành dạng bào nang, sản xuất
H2S và tạo ra các enzym phân hủy.25
Quá trình kết dính: Việc gắn vào tế bào vật chủ là điều kiện tiên quyết cho sự
xâm nhập của vi khuẩn và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lâynhiễm Sự liên kết của vi khuẩn với các protein ngoại bào là một cơ chế phổ
biến của liên cầu khuẩn cũng đã được quan sát thấy ở S anginosus Một thụ thể fibronectin khoảng 14 kDa được tìm thấy trên bề mặt vi khuẩn nhóm S anginosus ở nơi tiếp giáp giữa các tế bào vi khuẩn liền kề Thụ thể này đóng
một vai trò thiết yếu trong sự bám dính của các chủng vi khuẩn vào van tim dẫn
Trang 21đến viêm nội tâm mạc nhiễm trùng Ngoài các protein này, chất tương đồng củamột số chất kết dính liên cầu khuẩn đã biết khác cũng được phát hiện ở
Streptococcus anginosus, gồm Adhesin A (PsaA) của S pneumoniae và pullulanase (PulA) của S pyogenes.
Hình thành dạng bào nang: nhóm S anginosus tổng hợp polysaccharide ở
vách tế bào, tương tự với S pneumonia.
hemoglobin là hydrogen sulfide (H2S), chất này có độc tính cao Sự tiếp xúccủa hồng cầu với H2S dẫn đến việc sản xuất sulfhemoglobin, methemoglobin
và ly giải hồng cầu L-cysteine desulfhydrase của S anginosus tạo ra H2S từ cysteine, dẫn đến tăng hình thành áp xe
L-Enzym thủy phân: Các enzyme thủy phân phá hủy axit nucleic là một số yếu
tố độc lực quan trọng ở S anginosus.
1.3.2 Cơ chế chế bệnh sinh
Nhóm Streptococcus anginosus là nhóm vi khuẩn hội sinh ở các vị trí
khác nhau của cơ thể Chúng sống chủ yếu vùng hầu họng, đường tiêu hóa, bámvào các tế bào biểu mô niêm mạc Sau đó, vi khuẩn tiết ra nhiều enzym phá vỡhàng rào niêm mạc Vi khuẩn di chuyển qua dòng máu đến các bộ phận khácnhau của cơ thể như gan, não, phổi, van tim Chất L-cysteine desulfhydrase của
S anginosus tạo ra H2S từ L-cysteine, dẫn đến sự hình thành áp xe, gây ra bệnhcảnh lâm sàng áp xe gan, áp xe lách, áp xe phổi, áp xe não, viêm nội tâm mạcnhiễm trùng Sự tiếp xúc của hồng cầu với H2S dẫn đến việc sản xuấtsulfhemoglobin, methemoglobin và ly giải hồng cầu Trong một số trường hợp,
S anginosus gây ra phản ứng viêm và giải phóng IL-8, từ đó giải phóng các
chất gây ung thư có thể gây ra bệnh ác tính
Trang 22Hình 1.4 Cơ chế bệnh sinh nhiễm trùng do nhóm S anginosus
“ Nguồn: Hiromichi Yumoto, 2019”20
Nhiễm trùng toàn thân
Trang 231.4 Đặc điểm lâm sàng
1.4.1 Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết là một trong những bệnh cảnh lâm sàng do SAG
Trong nhóm này, S anginosus thường gây nhiễm khuẩn huyết nhiều hơn so với
S constellatus và S intermedius Một nghiên cứu của tác giả Forner năm 2006
cho thấy mối liên giữa viêm nha chu với nguy cơ nhiễm khuẩn huyết.26 Cụ thể,
vi khuẩn SAG có khả năng xâm nhập vào máu từ các nhiễm khuẩn trong khoangmiệng như viêm lợi hoặc áp xe răng.27 Một số nghiên cứu khác đã xác định sựtương đồng giữa vi khuẩn trong máu và vi khuẩn từ mảng bám dưới nướu.28
Lockhart và cộng sự năm 2009 cũng chỉ ra rằng việc chảy máu khi chải răng
có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết lên tám lần.29 Bên cạnh viêm nha chu,một số tác giả cũng chỉ ra rằng đường mật và đường tiết niệu cũng có thể lànguồn gốc nhiễm khuẩn do SAG.30 Những nghiên cứu khác gợi ý dạ dày vàthực quản là nguồn gốc nhiễm trùng, đặc biệt là ở bệnh nhân mắc ung thư dạdày.31,32 Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết do SAG nằmtrong khoảng từ 10% đến 16%, dựa trên một phân tích tổng hợp từ 101 báo cáo
từ năm 1996 đến 2019.33 Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩnhuyết do SAG nằm trong khoảng từ 10% đến 16%, dựa trên một phân tích tổnghợp từ 101 báo cáo từ năm 1996 đến 2019.33
1.4.2 Nhiễm khuẩn trong ổ bụng
Nhóm S anginosus được biết đến với khả năng gây ra nhiễm khuẩn trong
ổ bụng, nhất là áp xe gan Các tác nhân gây ra bệnh cảnh áp xe gan rất đa dạng,
chiếm phần lớn là các vi khuẩn gram âm đường ruột (Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas spp và Proteus spp), vi khuẩn gram dương (Enterococcus spp, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis
và Streptococcus spp), vi khuẩn kỵ khí và các sinh vật đơn bào khác như Entamoeba histolytica và Echinococcus granulosus.34
Trang 24Mặc dù nhiều tác nhân gây nên tình trạng này, S anginosus vẫn chiếm
một vị trí đặc biệt Theo các nghiên cứu của tác giả Meddings năm 2010,
Streptococcus spp là vi khuẩn thường xuất hiện nhất trong áp xe gan, chiếm tới
29,5%.35 Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ áp xe do các
tác nhân lần lượt là SAG 25%, K pneumoniae 21% và E coli 16%.36 Một số
báo cáo chỉ ra rằng S constellatus thường xuất hiện cùng với vi khuẩn E corrodens trong các trường hợp nhiễm trùng Điều này gợi ý rằng khoang
miệng, nơi cả hai vi khuẩn sinh sống, có thể là nguồn gốc của nhiễm trùng.37
1.4.3 Nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ
Nhóm vi khuẩn S anginosus là thành phần quan trọng của hệ vi khuẩn
thường trú vùng răng miệng Tuy nhiên, chúng có khả năng gây ra áp xe răng,
viêm họng và viêm amidan Đáng chú ý là S anginosus có khả năng tạo ra
màng sinh học trên răng và hòa tan canxi - một bước tiến quan trọng dẫn đếnsâu răng Theo một nghiên cứu của J.Furuholm, trong 290 bệnh nhân nhiễmtrùng răng miệng, SAG chiếm tới 49% Nguy cơ nhiễm trùng nặng cao hơn ởnhóm này so với những người không nhiễm SAG, tỷ lệ bệnh nhân điều trị tạikhoa hồi sức cao hơn đáng kể ở bệnh nhân mắc SAG so với bệnh nhân khôngmắc SAG (p < 0,001).38 Những vi khuẩn này cũng có khả năng lan rộng ở vùngđầu và cổ, do đó sự hiện diện của chúng cần có sự chú ý đặc biệt do vị trí nằmgần với các cơ quan quan trọng như hệ thần kinh.39
Một biến chứng khác thường gặp là áp xe quanh amidan, thường xuấthiện sau viêm amidan và thường kết hợp với các vi khuẩn kỵ khí khác như
Fusobacterium necrophorum, Prevotella melaninogenica, cũng như Prevotella intermedia, Peptostreptococcus micros, Fusobacterium nucleatum và Actinomyces odontolyticus.40 Bệnh cảnh này có thể dẫn đến tình trạng nghiêmtrọng như hội chứng Lemierre, bệnh huyết khối nhiễm trùng ở tĩnh mạch cảnhtrong, biến chứng của viêm họng.41
Trang 25Hình 1.5 Nhiễm trùng răng hàm mặt do Streptococcus anginosus
Hình bên trái: X quang hàm mặt cho thấy ổ nhiễm trùng răng cối lớn thứ ba hàm dưới bên phải với tổn thương quanh chóp (mũi tên đỏ)
Hình bên phải: Bệnh nhân nhiễm trùng hàm mặt do S anginosus được phẫu thuật dẫn lưu
“ Nguồn: J.Furuholm, 2022”38
Hình 1.6 Nhiễm trùng khoang cổ sâu và hội chứng Lemierre do S anginosus
Hình A, B: dấu sao xanh chỉ sưng nề vùng cổ với mủ và khí trong mô dưới da kéo dài từ khoang miệng đến trung thất trước, gần cung động mạch chủ và vùng phía sau xương ức Hình C, D: mũi tên đỏ chỉ huyết khối tĩnh mạch mặt bên trái.
“ Nguồn: Fabio Videira Santos, 2019”41
D C
Trang 261.4.4 Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
Vi khuẩn thuộc nhóm S anginosus được biết đến là một trong những tác
nhân gây ra nhiễm trùng trong hệ thần kinh trung ương Cụ thể, chúng là tácnhân gây áp xe não, áp xe ngoài màng cứng và áp xe dưới màng cứng ở cảngười lớn và trẻ em.42 Ngoài ra, chúng có thể gây ra viêm màng não, huyết khốitĩnh mạch xoang hang.43 Các bệnh nhiễm trùng này thường bắt nguồn từ sựxâm nhập trực tiếp từ các cấu trúc xung quanh như xoang và tai trong hoặc làkết quả của các biến chứng sau phẫu thuật nội sọ hoặc có nguồn gốc từ nhiễmtrùng huyết Những người có hệ miễn dịch suy yếu thường có nguy cơ cao hơn
bị nhiễm trùng do vi khuẩn này.44
1.4.5 Nhiễm trùng da mô mềm và xương khớp
Nhiễm trùng da và mô mềm là một biểu hiện thường gặp của nhiễm trùng
nhóm S anginosus.4,16 SSTI có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như viêm
mô tế bào, nhiễm trùng vết mổ hậu phẫu thuật, áp xe và viêm cân cơ hoại tử.3,4
Những trường hợp này thường kèm nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng đa vikhuẩn.4
Nhiễm trùng xương và khớp do nhóm S anginosus không thường gặp.
Các bệnh viện đã ghi nhận nguyên nhân thường do nhiễm trùng răng hoặcxoang lan trực tiếp đến xương sọ, gây ra viêm tủy xương.45,46 Viêm tủy xương
mãn tính ở hàm dưới do nhóm S anginosus đã được ghi nhận sau những ca cấy
ghép răng.47 Một cơ chế phổ biến khác của viêm xương tủy xương là nhiễmtrùng mô mềm lan đến xương, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường kèm loétbàn chân.46 Viêm xương tủy xương từ đường máu ít gặp hơn, nhưng vẫn có cáctrường hợp được báo báo cáo.48
Trang 271.4.6 Viêm phổi, áp xe phổi, màng phổi
Nhóm S anginosus có thể xâm nhập vào đường hô hấp, gây ra viêm
phổi.49 Mặc dù viêm phổi do nhóm S anginosus mắc phải ở cộng đồng tương
đối hiếm gặp, nhưng tỷ lệ thực sự có thể cao hơn so với số liệu được ghi nhận,
do những giới hạn của các phương pháp nuôi cấy bệnh phẩm.50 Ở các trườnghợp được ghi nhận, đặc biệt là những trường hợp bệnh nặng, bệnh cảnh lâmsàng thường được mô tả các biểu hiện như viêm phổi hoại tử.51
Sau khi xâm nhập vào đường hô hấp, vi khuẩn này có thể phát triển thànhcác bệnh liên quan như áp xe phổi và áp xe màng phổi Một số giả thiết đượcđặt ra cho sự nhiễm trùng này, từ việc hít phải chất tiết đường tiêu hóa, đến xâmlấn trực tiếp sau chấn thương hoặc phẫu thuật Trong khi đó sự lây nhiễm của
vi khuẩn từ khoang miệng đã được nghiên cứu và xác nhận Điển hình, trongnghiên cứu của Mukae và cộng sự năm 2016, vi khuẩn SAG chiếm 15,3%, theo
sau là Fusobacterium spp (23,7%).52 Nhiều nghiên cứu hồi cứu đã chỉ ra vai trò
chủ yếu của nhóm S anginosus với 76 trường hợp áp xe phổi có vi khuẩn Streptococcus viridans được phân lập, phổ biến nhất là S constellatus (21), S intermedius (17) và S anginosus (10).53 Hơn nữa, có sự tăng số lượng các báo
cáo trường hợp chỉ ra S constellatus là một tác nhân ảnh hưởng đến phổi.54-58
Trong một nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích PCR giải trình tự
gen của axit ribonucleic 16S (rRNA), vi khuẩn nhóm S anginosus đã được xác
định có tới 29% trong tổng số 243 mẫu dịch màng phổi, đặc biệt thường đi kèmvới các vi khuẩn kỵ khí.59 Điều này phù hợp với một số nghiên cứu khác, trong
đó tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của SAG trong áp xe màng phổi, đặc biệt làtrong những trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng từ cộng đồng.60 Tóm lại, SAGđóng một vai trò quan trọng trong việc gây viêm phổi, áp xe phổi và áp xe màngphổi
Trang 281.4.7 Viêm màng ngoài tim và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Viêm màng ngoài tim do SAG thường là bệnh lý nhiễm trùng thứ phátsau nhiễm trùng vùng cổ-ngực hoặc là hậu quả của nhiễm trùng huyết.14 Tràn
mủ màng ngoài tim có thể do SAG gây ra từ sau các nhiễm trùng từ vùng răngmiệng.61 Tràn mủ màng ngoài tim là biến chứng khá hiếm gặp, kể từ năm 2000đến nay có bốn trường hợp được báo cáo với hai trong số đó là biến chứng sau
nhiễm khuẩn huyết do S intermedius.62,63
Liên quan đến viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, Streptococcus spp là tác nhân chiếm đến 60-80% các ca bệnh Mặc dù vậy, S anginosus chỉ gây ra một
tỷ lệ rất nhỏ (0,1%) của các trường hợp này.64 Trong khoảng thời gian 5 năm1997-2002 chỉ có 6 trường hợp viêm nội tâm mạc do SAG đã được ghi nhận.65
Mặc dù vậy, viêm nội tâm mạc do S constellatus tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra
biến chứng nguy hiểm như tắc mạch nhiễm trùng.66
1.5 Chẩn đoán nhiễm trùng do nhóm Streptococcus anginosus
Không giống như các vi khuẩn khác thuộc nhóm Streptococcus viridans
ít độc lực khác, Streptococcus anginosus thường được coi là mầm bệnh thực sự
khi phát hiện trong máu hoặc từ các bệnh phẩm vô trùng.67 Vi khuẩn này cóđặc tính là thường gây ra các ổ mủ, vì vậy nếu SAG được phân lập từ ổ áp xe
mô mềm, chúng cũng được coi là tác nhân gây bệnh Tuy nhiên, trong cáctrường hợp khác như vi khuẩn xuất hiện trong vết thương, nước tiểu, dịch ổbụng, dịch mật hoặc ở các loét tư thế thì cần có thêm các thông tin lâm sàng
gợi ý tình trạng nhiễm trùng cấp tính thì mới có thể xem S anginosus là tác
nhân gây bệnh.68
Các vi khuẩn thuộc nhóm S anginosus thường có thể được xác định bằng
cách sử dụng các hệ thống nuôi cấy thông thường, dựa trên kiểu hình, mặc dùcác trường hợp định danh sai không phải là hiếm Để có thể xác định chính xáctới cấp độ loài của các vi khuẩn trong nhóm SAG, việc sử dụng các kỹ thuật
Trang 29tiên tiến như MALDI-TOF (Matrix-Assisted Laser Desorption Ionization/Time
of Flight) hay giải trình tự gen là cần thiết MALDI-TOF là một kỹ thuật phântích khối phổ giúp xác định cấu trúc protein đặc trưng của vi khuẩn một cáchnhanh chóng và chính xác Trong trường hợp nuôi cấy âm tính nhưng nghi ngờ
nhiễm nhóm S anginosus (đặc biệt khi đã điều trị kháng sinh trước), giải trình
tự gen 16S rRNA có thể giúp xác định S anginosus.69
1.6 Điều trị nhiễm trùng do nhóm Streptococcus anginosus
1.6.1 Nguyên tắc chung
Sử dụng kháng sinh sớm và hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc
điều trị nhiễm trùng do nhóm Streptococcus anginosus Lựa chọn kháng sinh
ban đầu nên dựa vào vị trí ổ nhiễm trùng và tình trạng kháng thuốc tại từng cơ
sở y tế Kết quả vi sinh và kháng sinh đồ sau đó sẽ giúp bác sĩ lâm sàng điềuchỉnh kháng sinh thích hợp Bên cạnh đó, dẫn lưu ổ áp xe và cắt rạch ổ mủ nênđược phối hợp khi bệnh nhân đáp ứng chậm với kháng sinh
1.6.2 Liệu pháp kháng sinh
1.6.2.1 Lựa chọn kháng sinh
Hầu hết bệnh nhân nhiễm nhóm S anginosus cần điều trị ban đầu với
kháng sinh đường truyền tĩnh mạch Một số trường hợp ngoại lệ như nhiễmtrùng răng miệng và nhiễm trùng nha chu có thể điều trị bằng cách nhổ răngsâu hoặc dẫn lưu áp xe cùng với liệu pháp kháng sinh đường uống
Phần lớn các vi khuẩn thuộc nhóm SAG đều nhạy cảm với penicillin G,
có nồng độ ức chế tối thiểu (minimal inhibitory concentrations – MICs) dưới0,125 µg/ml Vì vậy, penicillin G nói chung và ampicillin nói riêng thườngđược ưu tiên sử dụng làm phác đồ điều trị ban đầu Nhóm thuốc này còn đượcbiết đến với khả năng phân phối tốt trong mô, dễ dàng sử dụng và sẵn có rộngrãi Các cephalosporin cũng là một lựa chọn điều trị thích hợp Nếu xuất hiện
dị ứng hoặc đề kháng kháng sinh nhóm β-lactam thì vancomycin hoặc linezolid
Trang 30là những thuốc thay thế thích hợp Do thường có tình trạng bội nhiễm đa vikhuẩn đi kèm có thể bổ sung thêm kháng sinh phủ vi khuẩn kị khí vào phác đồđiều trị.
Các nghiên cứu so sánh các phác đồ kháng sinh khác nhau hiện vẫn cònkhan hiếm Tuy nhiên, ceftriaxone dường như có hiệu quả tương đương
penicillin G trong điều trị nhiễm trùng nhóm S anginosus Trong một nghiên cứu trên 94 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Streptococci viridans (16 bệnh nhân nhiễm nhóm S anginosus), không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong hoặc tác
dụng phụ ở bệnh nhân điều trị bằng ceftriaxone so với penicillin G.70 Khôngnên sử dụng daptomycin, fluoroquinolones, macrolid, sulfamid và tetracycline
để điều trị các vi khuẩn thuộc nhóm S anginosus.
Kháng sinh tiêm tĩnh mạch có thể lựa chọn
+ Ampicillin-sulbactam 3g tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ
+ Ceftriaxone 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ cộng với metronidazole 500
mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ
+ Penicillin G (2 đến 4 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch cứ sau 4 đến 6 giờ) cộngvới metronidazole 500 mg uống ba lần mỗi ngày Penicillin G là một lựachọn thay thế cho ceftriaxone nhưng không hiệu quả hơn ceftriaxone vàkhó điều chỉnh liều lượng hơn
Các lựa chọn thay thế cho những bệnh nhân không thể dung nạp penicillin hoặc cephalosporin bao gồm:
+ Đối với bệnh nhân nghi ngờ nhiễm kèm vi khuẩn kỵ khí: ertapenem 1gtiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ
+ Đối với bệnh nhân nhiễm trùng nội mạch không kèm theo áp xe:vancomycin tiêm tĩnh mạch hoặc linezolid 600 mg tiêm tĩnh mạch hoặcuống hai lần một ngày
Trang 31Nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương (CNS) cần dùng liều ceftriaxonecao hơn (2 g IV mỗi 12 giờ) hoặc penicillin G (4 triệu đơn vị mỗi 4 giờ) để đảmbảo khả năng thâm nhập đầy đủ qua hàng rào máu não.
Kháng sinh đường uống có thể lựa chọn
+ Amoxicillin-clavulanate 875/125 mg uống 2 lần/ngày
+ Cefuroxime 500 mg uống hai lần một ngày hoặc linezolid 600 mg uốnghai lần một ngày
Phối hợp
+ Metronidazole 500 mg uống ba lần mỗi ngày hoặc clindamycin 150 đến
450 mg uống ba hoặc bốn lần mỗi ngày
1.6.3 Can thiệp dẫn lưu mủ
Một số trường hợp đòi hỏi phải dẫn lưu áp xe Những bệnh nhiễm trùngnhư áp xe gan có kích thước lớn, áp xe màng phổi có thể chậm đáp ứng vớikháng sinh và cần phải can thiệp dẫn lưu ổ mủ.71 Trong một nghiên cứu quan
sát ở một trung tâm trên 39 bệnh nhân tràn mủ màng phổi do S anginosus, can
thiệp phẫu thuật có liên quan đến giảm tỷ lệ tử vong (0% so với 23%), xuất viện
về nhà nhiều hơn (77% so với 16%) và thời gian nằm viện ngắn hơn (24 ngày
so với 34 ngày) so với bệnh nhân không thực hiện can thiệp phẫu thuật.71
1.6.3.1 Thời gian điều trị kháng sinh
Thời gian điều trị kháng sinh phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng và khảnăng kiểm soát ổ áp xe Kháng sinh thường được sử dụng cho đến khi các dấuhiệu lâm sàng của nhiễm trùng đã được cải thiện Trong trường hợp không có
viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, nhiễm trùng do nhóm S anginosus có tiên
lượng khá tốt.8,30 Kháng sinh đường tĩnh mạch điều trị nhiễm khuẩn huyếtkhông biến chứng được sử dụng trong hai tuần Đối với các ổ áp xe lớn, các ổ
áp xe kém đáp ứng điều trị kháng sinh trên lâm sàng (ví dụ, viêm nội tâm mạcnhiễm khuẩn, viêm xương tủy xương) thời gian điều trị lâu hơn Trong trường
Trang 32hợp có nhiều ổ áp xe nhỏ không thể dẫn lưu qua da, có thể cần phải điều trịkháng sinh kéo dài (lên đến 6 đến 8 tuần) và cần phải theo dõi chặt chẽ.
1.7 Tình hình nghiên cứu về nhóm Streptococcus anginosus
1.7.1 Trên thế giới
Bảng 1.6 Nghiên cứu nhiễm trùng huyết do S anginosus 20 năm gần đây
Vi khuẩn S anginosus đã trở thành đối tượng quan tâm trong cộng đồng
nghiên cứu từ những năm 2000 Đến nay, đã có ít nhất bảy nghiên cứu quantrọng khảo sát về đặc điểm lâm sàng và vi sinh của nhóm vi khuẩn này, với sốlượng bệnh nhân trong mỗi nghiên cứu dao động từ 46 đến 463 người
Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy một số đặc điểm chung ở những
bệnh nhân nhiễm S anginosus như nam giới chiếm ưu thế, độ tuổi mắc bệnh
đa dạng (trải dài từ sơ sinh đến trên 90 tuổi).3,4 Yếu tố nguy cơ phổ biến gồm
có bệnh đái tháo đường và các bệnh ung thư Lâm sàng của bệnh nhân nhiễm
S anginosus khá đa dạng, từ các nhiễm trùng khu trú như nhiễm trùng da, mô
mềm, nhiễm trùng hệ tiêu hóa, áp xe đầu mặt cổ, viêm phổi, cho tới các bệnhcảnh toàn thân như nhiễm trùng huyết và suy đa tạng Về đặc điểm đề kháng
Trang 33kháng sinh, các nghiên cứu vi khuẩn S anginosus vẫn duy trì một mức độ nhạy
cảm cao với penicillin, với tỷ lệ nhạy cảm thường xuyên được ghi nhận ở mứctrên 90 %, có những nghiên cứu tỷ lệ nhạy cảm penicillin đạt mức 100%.72
1.7.2 Tại Việt Nam
Bảng 1.7 Các báo cáo liên quan đến nhiễm trùng dó S anginosus
Lê Nguyễn Uyên Chi 76 2023 Nhiễm trùng cổ sâu
Tại Việt Nam, dựa theo những gì chúng tôi tìm hiểu được, thông tin về
nhóm vi khuẩn Streptococcus anginosus vẫn còn hạn chế, hiện mới chỉ có một
số báo cáo ca lâm sàng điển hình, bao gồm áp xe phổi được ghi nhận bởi tácgiả Lê Văn Lợi tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và những trường hợp nhiễmtrùng cổ sâu của tác giả Lê Nguyễn Uyên Chi tại bệnh viện Chợ Rẫy có sự hiệndiện của vi khuẩn SAG.75,76 Điều này cho thấy cần có thêm các nghiên cứu quy
mô lớn hơn, nhằm thu thập dữ liệu về yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và visinh học của vi khuẩn thuộc nhóm SAG, từ đó đề ra chiến lược chẩn đoán vàđiều trị phù hợp, góp phần cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân
Trang 34CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Dân số mục tiêu: bệnh nhân nhiễm vi khuẩn nhóm S anginosus
- Dân số nghiên cứu: bệnh nhân nhiễm vi khuẩn nhóm S anginosus nhập
viện tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2022 đến tháng 08/2023
o Hồi cứu hồ sơ các bệnh nhân nhập viện từ tháng 01/2017 đến 11/2022
o Tiến cứu từ tháng 11/2022 đến 08/2023
- Địa điểm nghiên cứu: tất cả khoa lâm sàng bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu
Nghiên cứu lấy tất cả các trường hợp nhiễm trùng do nhóm
Streptococcus anginosus tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 01/2017 đến
08/2023 thỏa tiêu chuẩn nhận bệnh và tiêu chuẩn loại trừ
Tiêu chuẩn chọn bệnh
o Bệnh nhân có kết quả cấy một hay nhiều bệnh phẩm phân lập được
nhóm Streptococcus anginosus và có bệnh cảnh lâm sàng phù hợp.
o Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu bằng văn bản (đối với trườnghợp tiến cứu)
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp có kết quả cấy bệnh phẩm phân lập được nhóm Streptococcus anginosus nhưng bác sĩ lâm sàng nghi ngờ tình trạng cư trú (colonization) và
không điều trị kháng sinh
Trang 352.5 Định nghĩa biến số dùng trong nghiên cứu
2.5.1 Đặc điểm dân số
- Tuổi: biến liên tục, tính bằng “năm nhập viện – năm sinh” và phân nhómthứ tự 0 - 15 tuổi, 16 - 39 tuổi, 40 - 69 tuổi và ≥ 70 tuổi
- Giới tính: biến định tính, nam hay nữ
- Năm nhập viện: biến danh định, năm 2017, 2018, 2019, 2020
- Nơi cư ngụ: biến danh định, tên tỉnh thành nước Việt Nam
Các biến số trên thu thập trong hồ sơ bệnh án lúc nhập viện
2.5.2 Đặc điểm cơ địa/ bệnh nền/ thói quen/ yếu tố nguy cơ
Các bệnh nền: đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, bệnh van tim, tai biến
mạch máu não, bệnh gan mạn, bệnh thận mạn, bệnh phổi mạn, ung thư, HIV:biến nhị giá, “có” hay “không”
Các thói quen và yếu tố nguy cơ: sử dụng corticoid, hút thuốc lá, uống rượu,
sâu răng, vật liệu nhân tạo hàm mặt, thai kỳ, đặt vòng tránh thai: biến nhị giá,
“có” hay “không”
Đái tháo đường: bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường trước đó dựa
vào sổ khám bệnh và toa thuốc đang điều trị hoặc được chẩn đoán mới theohướng dẫn Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ 2021.77 Chẩn đoán yêu cầu hai kếtquả xét nghiệm bất thường từ cùng một mẫu hoặc hai mẫu thử riêng biệt:
- Đường huyết đói ≥ 126 mg/dL (7,0 mmol/L) Nhịn ăn được định nghĩa
là không tiếp nhận calo ít nhất trong vòng 8 giờ
- Hoặc đường huyết 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200mg/dL (11,2 mmol/L)
- Hoặc HbA1c ≥ 6,5 %
- Hoặc đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) ở người bệnh cócác biểu hiện triệu chứng đặc trưng của đường huyết cao và biến chứngđường huyết cao
Trang 36Bệnh gan mạn: bệnh nhân đã từng được chẩn đoán viêm gan mạn, xơ gan, ung
thư gan hoặc chẩn đoán bệnh gan trong lúc nhập viện
Xơ gan: biểu hiện lâm sàng của suy tế bào gan và/hoặc tăng áp lực tĩnh mạch
cửa, bất thường xét nghiệm chức năng gan: tăng men transaminase, tăngbilirubin, tăng gamma glutamyl transpeptidase, hạ albumin máu, thời gianprothrombin kéo dài Bất thường hình ảnh học gan trên siêu âm, chụp cắt lớp
vi tính, cộng hưởng từ.78
Bệnh thận mạn: bệnh nhân đã từng được chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn
dựa vào sổ khám bệnh và toa thuốc hoặc được chẩn đoán bệnh thận mạn theotiêu chuẩn KDIGO 2012 Bệnh thận mạn là những bất thường về cấu trúc vàchức năng thận kéo dài trên 3 tháng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.79
Bất kỳ tiêu chuẩn nào sau đây tồn tại kéo dài > 3 tháng
1 Dấu hiệu của tổn thương thận:
- Albumin niệu > 30 mg/24 giờ, hoặc tỷ lệ albumin niệu/creatinin niệu >
30 mg/g
- Cặn lắng nước tiểu bất thường
- Điện giải và bất thường khác do bệnh lý ống thận
- Bất thường mô bệnh học (sinh thiết thận)
- Bất thường cấu trúc thận dựa vào hình ảnh học
- Tiền căn có ghép thận
2 Giảm độ lọc cầu thận < 60 ml/phút/1,73m2
Bệnh phổi mạn: bệnh nhân đã từng được chẩn đoán và điều trị bệnh phổi mạn
dựa vào sổ khám bệnh và toa thuốc Các bệnh phổi mạn bao gồm hen, bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi, xơ phổi, giãn phế quản
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo
tiêu chuẩn GOLD 2023: khi hô hấp ký xác định có giới hạn dòng khí thở ra(Thể tích khí thở ra trong giây đầu tiên/ Lượng khí tối đa mà bệnh nhân có thể
Trang 37thở ra hết sức - FEV1/FVC ≤ 0,7), không hồi phục hoàn toàn với test giãn phếquản Đồng thời không có nguyên nhân khác giải thích triệu chứng hô hấp cũngnhư sự giới hạn dòng khí thở ra.80
Hen: theo GINA 2023, hen được chẩn đoán khi bệnh nhân có tiền sử các triệu
chứng hô hấp thay đổi + bằng chứng giới hạn luồng khí thở ra thay đổi
Lao phổi: Bệnh nhân có tiền căn từng được chẩn đoán lao phổi.
Bệnh tim mạch: bao gồm đã được chẩn đoán các bệnh van tim, suy tim ,bệnh
mạch vành, rối loạn nhịp, không bao gồm tăng huyết áp
Tăng huyết áp: bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp trước
đó hoặc được chẩn đoán tăng huyết áp theo khuyến cáo về chẩn đoán và điềutrị tăng huyết áp của Hội Tim Châu Âu (ESC) 2018 Chẩn đoán THA khi đo
HA phòng khám có Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc Huyết áp tâmtrương ≥ 90mmHg.81
Sử dụng corticoid kéo dài: Kiểu hình Cushing (béo phì, tụ mỡ ở cổ, mặt, trên
thân, bụng; teo da và mô dưới da: da mỏng, dễ bầm máu, dễ bị nhiễm nấm, khólành vết thương, vết rạn da màu đỏ tím ở bụng dưới, đùi thân; teo cơ, yếu cơnhất là cơ gốc chi); tiền sử dùng glucocorticoid (xét nghiệm cortisol máu thấp(< 81 mg/dL), ACTH bị ức chế hoặc sử dụng glucocorticosteroid kéo dài ≥ 2tuần).82
Nhiễm HIV: Người bệnh đã được chẩn đoán nhiễm HIV tại cơ sở y tế được
cấp phép hay được chẩn đoán trong đợt nhập viện này theo tiêu chuẩn của Bộ
Y tế Việt Nam năm 2021.83
Bệnh van tim: Người bệnh có tình trạng hẹp, hở van 2 lá, van 3 lá, van động
mạch chủ, van động mạch phổi được chẩn đoán xác định bằng siêu âm tim
Nghiện rượu: Theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ, uống rượu nhiều có ý nghĩa khi
uống trên 210g cồn mỗi tuần ở nam và trên 140 gram cồn mỗi tuần ở nữ
Hút thuốc lá, gói.năm: số điếu thuốc hút trung bình 1 ngày/20 × số năm hút.
Trang 382.5.3 Đặc điểm lâm sàng
2.5.3.1 Đặc điểm lý do nhập viện
Sốt, thời gian sốt, sang thương da mô mềm, triệu chứng hệ thần kinh,triệu chứng hệ hô hấp, triệu chứng hệ tiêu hóa, triệu chứng hệ tiết niệu, sốc, suy
hô hấp, rối loạn tri giác: biến nhị giá, “có” hay “không”
Sốt: khi nhiệt độ ≥ 38℃, thời gian sốt: số ngày trước nhập viện xuất hiện triệu
chứng sốt, từ đây chia thành 2 nhóm: sốt < 7 ngày và sốt ≥ 7 ngày
Rối loạn tri giác: khi bệnh nhân có điểm Glasgow (GCS) dưới 15 điểm Sốc: khi bệnh nhân đang có tụt huyết áp (huyết áp tâm thu < 90 mmHg hay
giảm > 30 mmHg so với huyết áp nền của bệnh nhân hay giảm dưới ngưỡngtheo tuổi đối với trẻ em) và phải sử dụng thuốc vận mạch (adrenalin,noradrenalin, dopamin)
Suy hô hấp: nhịp thở nhanh > 20 lần/phút, co kéo cơ hô hấp phụ kèm giảm
SpO2 < 90% với khí trời
Bảng 2.1 Thang điểm Glasgow
1 Tự nhiên Vận động theo mệnh lệnh Trả lời đúng
2 Khi nghe giọng nói Đáp ứng đau chính xác Trả lời
thành câu sai
kích thích đau
Đáp ứng đau khôngchính xác
Trả lời từng chữlộn xộn
4 Không đáp ứng Co cứng mất vỏ Trả lời từ vô nghĩa
“Nguồn: Mehta R, 2019”84
Trang 39Nhiễm trùng cộng đồng: nhiễm trùng xuất hiện bên ngoài môi trường bệnh
viện hay cơ sở chăm sóc y tế, triệu chứng khởi phát trước thời điểm 48 giờ saukhi nhập viện hay nhập cơ sở chăm sóc y tế
Nhiễm trùng bệnh viện: nhiễm trùng mắc phải sau khi nhập viện và biểu hiện
48 giờ sau khi nhập viện, không xuất hiện hoặc ủ bệnh tại thời điểm nhập viện.85Nhiễm trùng bệnh viện bao gồm:
- Nhiễm trùng huyết liên quan đến đường truyền trung tâm
- Nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến ống thông
- Nhiễm trùng vết mổ
- Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
- Viêm phổi liên quan đến thở máy
- Nhiễm trùng do Clostridium difficile.
Nhiễm khuẩn huyết: được định nghĩa theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
một số bệnh lý truyền nhiễm của bộ Y tế Việt Nam 2016, dựa trên triệu chứnglâm sàng và chẩn đoán xác định dựa trên kết quả cấy máu.86
Lâm sàng
– Sốt và các triệu chứng toàn thân
– Triệu chứng ổ nhiễm khuẩn khởi điểm:
o Nhiễm khuẩn tiêu hóa: áp xe gan, viêm túi mật, viêm ruột, viêm đại tràng,thủng ruột hay các ổ áp xe khác
Trang 40o Nhiễm khuẩn sinh dục tiết niệu: viêm đài bể thận, áp xe thận, sỏi thận cóbiến chứng, áp xe tuyến tiền liệt.
o Nhiễm khuẩn vùng tiểu khung: viêm phúc mạc vùng tiểu khung, áp xebuồng trứng – vòi trứng
o Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: viêm phổi, tràn mủ màng phổi, áp xe phổi…
o Nhiễm khuẩn mạch máu do các đường truyền tĩnh mạch, các cathetermạch máu, thiết bị nhân tạo nhiễm khuẩn
o Nhiễm khuẩn tim mạch: viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, áp xe cơ tim,
áp xe cạnh van tim
o Các nhiễm khuẩn da và niêm mạc
– Triệu chứng rối loạn chức năng cơ quan: Suy gan, suy thận…
– Biến chứng: sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Nhiễm khuẩn huyết không rõ ngõ vào: bệnh nhân có kết quả cấy máu phân
lập nhóm Streptococcus anginosus và có biểu hiện nhiễm trùng trên lâm sàng
(sốt, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp) mà không có các biểu hiện nhiễm trùng khutrú tại các cơ quan khác trên lâm sàng và cận lâm sàng
Nhiễm trùng trong ổ bụng: bao gồm viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường mật,
áp xe gan, áp xe lách, áp xe thận, áp xe tuyến thượng thận, viêm ruột thừa, viêmtúi thừa và nhiễm trùng sau khi mất tính toàn vẹn ruột do chấn thương hoặcphẫu thuật
o Áp xe sâu trong ổ bụng: bệnh nhân có một hay nhiều áp xe trong ổ bụng
bao gồm: áp gan, áp xe lách, áp xe thận, áp xe tuyến thượng thận xác địnhdựa vào phương tiện chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, cắt lớp điện toán, cộnghưởng từ)
o Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát: bệnh nhân báng bụng có
tăng số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch màng bụng (≥ 250 tế