Triết học _Quan điểm của triết học Mác Lênin về vật chất, vận động, không gian, thời gian

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Triết học _Quan điểm của triết học Mác Lênin về vật chất, vận động, không gian, thời gian

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự ra đời của triết học Mác - Lênin đã chứng minh tính thống nhất giữa thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và làm cho triết học Mác - Lênin trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của thời đại. Một trong những đóng góp điển hình là quan điểm của triết học Mác - Lênin về vật chất, vận động, không gian và thời gian. Quan điểm này tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các ngành khoa học và đóng góp cho lịch sử nhân loại những thành tựu to lớn. Để tập trung nghiên cứu, làm rõ quan điểm của triết học Mác - Lênin về vấn đề này trong khuôn khổ của bài luận với chủ đề “Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vật chất, vận động, không gian, thời gian”.

Trang 1

Đề bài: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vật chất, vận động, không gian, thời gian?

MỞ ĐẦU

Triết học Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ giữa vậtchất và ý thức dựa trên các quan điểm duy vật biện chứng và những quy luật vậnđộng, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Sự ra đời của triết họcMác - Lênin đã chứng minh tính thống nhất giữa thế giới quan duy vật biện chứngvà phép biện chứng, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và làm cho triết học Mác- Lênin trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của thời đại Mộttrong những đóng góp điển hình là quan điểm của triết học Mác - Lênin về vậtchất, vận động, không gian và thời gian Quan điểm này tạo tiền đề cho sự pháttriển mạnh mẽ của hầu hết các ngành khoa học và đóng góp cho lịch sử nhân loạinhững thành tựu to lớn Để tập trung nghiên cứu, làm rõ quan điểm của triết học

Mác - Lênin về vấn đề này trong khuôn khổ của bài luận với chủ đề “Quan điểm

của triết học Mác - Lênin về vật chất, vận động, không gian, thời gian”.

Bài luận được thực hiện bằng sự nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu, tuy nhiên, dokiến thức còn hạn chế nên khó có thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em kínhmong được thầy, cô giáo nhận xét và phản hồi để bài luận được hoàn thiện hơn.

1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

Các nhà triết học duy tâm đi tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới, cũng tứclà cơ sở của tính thống nhất của thế giới ở một thực thể tinh thần đầu tiên (coi nhưlà bản nguyên của thế giới), đó là “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” (chủ nghĩa duy tâmkhách quan), hoặc ở ý thức cá nhân của con người (chủ nghĩa duy tâm chủ quan)1.

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2023), Giáo trình Triết học (sách chuyên khảo dành cho hệ đào tạo sau đại học),

Nxb Tư pháp, tr 127.

1

Trang 2

Ngay cả trong triết học Hêghen, một học thuyết triết học nhất nguyên triệtđể với nguyên tắc thừa nhận “sự đồng nhất” giữa tư duy và tồn tại, nhưng rốt cuộcvẫn xem bản chất của tồn tại là cái tinh thần, vì giới tự nhiên cũng chỉ là tồn tạikhác của “ý niệm tuyệt đối” mà thôi

Chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên của mọitồn tại là một bản nguyên tinh thần, còn vật chất chỉ là sản phẩm của bản nguyêntinh thần ấy, suy cho cùng, các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận đặc tính tồn tạikhách quan của vật chất.

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật

Các nhà triết học duy vật trước Mác đều hiểu sự tồn tại của thế giới như mộtchỉnh thể mà bản chất của nó là vật chất Họ đều có khuynh hướng chung là đi tìmcơ sở của tính thống nhất của thế giới ngay trong bản thân thế giới vật chất

1.2.1 Thời Cổ đại

Các nhà duy vật thời Cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể củanó và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức quy vật chất về những vật thểhữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài, chẳng hạn Thales quan niệmtoàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước; trong khi đó Heraclitus lạicho rằng lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi vật; Anaximen coi thực thể của thếgiới là không khí; Đỉnh cao của tư tưởng duy vật cổ đại về vật chất là thuyếtnguyên tử của Lơxíp và Đêmôcrít Cả hai ông đều cho rằng, vật chất là nguyên tử.Theo Thuyết Nguyên tử thì vật chất theo nghĩa bao quát nhất, chung nhất khôngđồng nghĩa với những vật thể mà con người có thể cảm nhận được một cách trựctiếp, mà là một lớp các phần tử hữu hình rộng rãi nằm sâu trong mỗi sự vật, hiệntượng2.

Nhìn chung thì quan niệm duy vật về vật chất của thời kỳ Hy Lạp cổ đại cònmang tính thô sơ nhưng có ưu điểm căn bản là vật chất được coi là cơ sở đầu tiêncủa mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan Đặc biệt, học thuyết nguyêntử là một bước phát triển mới trên con đường hình thành phạm trù vật chất trongtriết học, tạo cơ sở tiếp cận mới cho nhận thức khoa học sau này.

1.2.2 Thời kỳ Phục hưng - cận đại

Kế thừa thuyết nguyên tử thời cổ đại, các nhà triết học và khoa học tự nhiênthời Phục Hưng và cận đại như Galilei, Bacon, Hobbes, Spinoza, Holbach,Diderot, Newton tiếp tục nghiên cứu và coi nguyên tử là những phần tử vật chất

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị),

Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr 56.

2

Trang 3

nhỏ nhất, không phân chia được, vẫn tách rời chúng một cách siêu hình với vậnđộng không gian và thời gian Họ chưa thấy được vận động là thuộc tính cố hữucủa vật chất Bên cạnh đó, các nhà triết học của thời kỳ này còn đồng nhất vật chấtvới một thuộc tính nào đó của vật chất như đồng nhất vật chất với khối lượng, nănglượng Chẳng hạn, Newton đã dùng cơ học cổ điển để đưa ra ba ý tưởng cho địnhnghĩa vật chất: toàn bộ vật chất được làm bằng các nguyên tử, các nguyên tử chiếmkhông gian, và các nguyên tử có khối lượng.

Các nhà triết học duy vật thời kỳ này đã không đưa ra được những khái quátđúng đắn về vật chất Họ thường coi những định luật cơ học như những chân lýkhông thể thêm bớt và giải thích mọi hiện tượng của thế giới theo những chuẩnmực thuần tuý cơ học; xem vật chất, vận động, không gian, thời gian như nhữngthực thể khác nhau, không có mối liên hệ nội tại với nhau Do đó, những quanniệm duy vật về vật chất của thế kỷ XV – XVIII còn mang nặng tính siêu hình cơgiới, máy móc.

Thấy rằng, do ảnh hưởng của quan điểm siêu hình – máy móc nên các nhàtriết học trước Mác đều cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều được sinhra và cấu tạo từ những thực thể ban đầu giống nhau, thống nhất với nhau, cùng bịchi phối bởi một quy luật nhất định Quan điểm ấy không phản ánh được tínhphong phú, tính vô tận của thế giới hiện thực Song, quan niệm về vật chất của cácnhà triết học duy vật trước Mác đã đặt nền móng cho khuynh hướng lấy bản thângiới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên nhưng nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế,như: đồng nhất vật chất với vật thể, không hiểu bản chất của ý thức cũng như mốiquan hệ giữa ý thức với vật chất; không tìm được cơ sở để xác định những biểuhiện của vật chất trong đời sống xã hội nên cũng không có cơ sở để đứng trên quanđiểm duy vật khi giải quyết các vấn đề xã hội,…Những hạn chế đó tất yếu dẫn đếnquan điểm duy vật không triệt để: khi giải quyết những vấn đề về giới tự nhiên, cácnhà duy vật đứng trên quan điểm duy vật, nhưng khi giải quyết những vấn đề xãhội họ đã “trượt” sang quan điểm duy tâm3

Nhìn chung, các nhà triết học trước Mác – Lênin qua các thời kỳ dù theo chủnghĩa duy tâm hay chủ nghĩa duy vật thì cũng chưa có ai đưa ra được định nghĩavật chất có tính toàn diện và biện chứng.

2 Nội dung quan điểm của triết học Mác – Lênin về vật chất, vận động, khônggian, thời gian

3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (dành cho sinhviên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị quốc gia – Sự

thật, Hà Nội, tr 41 – 42.

3

Trang 4

2.1 Hoàn cảnh ra đời định nghĩa vật chất của V.I.Lênin

Trước khi đề cập và phân tích định nghĩa kinh điển về vật chất của Lênin thìcần làm rõ về hoàn cảnh dẫn đến định nghĩa về phạm trù này nhằm tiếp cận đachiều những giá trị nổi bật của quan điểm triết học Mác – Lênin về vật chất, vậnđộng, không gian, thời gian

Theo đó, cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học tự nhiên làm xuất hiện những phát minh mới, giúp con người có đượcnhững hiểu biết căn bản hơn, sâu sắc hơn, đặc biệt là những phát minh: năm 1895,Rơnghen tìm ra tia X; năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ; năm1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được điện tử là một trong nhữngthành phần cấu tạo nên nguyên tử; năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khốilượng của điện tử không phải là khối lượng tĩnh, mà là khối lượng thay đổi theotốc độ vận động của điện tử…Những phát minh nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý họcnày đã bác bỏ quan niệm siêu hình về vật chất, đồng thời cũng bác bỏ quan niệmtrước Mác về “giới hạn tột cùng” của vật chất là nguyên tử hoặc khối lượng Vấnđề là ở chỗ, trong nhận thức lúc đó, các hạt điện tích và trường điện từ bị coi là cái

gì đó phi vật chất Những người theo chủ nghĩa duy tâm gọi đây là “cuộc khủng

hoảng của vật lý học” và lợi dụng cơ hội này để khẳng định bản chất “phi vật chất”của thế giới, khẳng định vai trò của các lực lượng siêu nhiên đối với quá trình sángtạo ra thế giới với luận điệu rằng nguyên tử có thể “tiêu tan” cho nên “vật chất”cũng có thể tiêu tan Do vậy, nền tảng của chủ nghĩa duy vật đã bị sụp đổ.

Trong bối cảnh lịch sử đó, để chống sự xuyên tạc của các nhà triết học duytâm, bảo vệ và phát triển thế giới quan duy vật, V.I.Lênin đã chỉ ra trong tác phẩm“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, xuất bản năm 1908, trêncơ sở kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen; tổng kết những thành tựu khoahọc tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như sau:

Đây không phải là cuộc “khủng hoảng của vật lý học”, mà là cuộc cáchmạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Trong đó, nguyêntử không bị tiêu tan, mà chính là “giới hạn nhận thức” của con người bị tiêu tan.Vượt qua giới hạn nhận thức là nguyên tử, khoa học đã đưa nhận thức của loàingười vào một thế giới mới, trong lòng nguyên tử (mà ngày nay chúng ta gọi là thếgiới vi mô), nhờ đó nắm được những bí mật của thế giới để biến nó thành sứcmạnh của con người Lịch sử thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI với việc lợi dụng sứcmạnh của điện tử bởi con người đã hoàn toàn chứng minh điều đó.

Tuy nhiên, cái bị khủng hoảng ở đây chính là quan niệm về vật chất của chủnghĩa duy vật trước Mác Để khắc phục cuộc khủng hoảng này, cũng như trên cơ

4

Trang 5

sở sự kế thừa, phát huy quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin đã đưa ra mộtđịnh nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay và mãi mãi sau này vẫn thíchứng với khoa học và không thể bị vượt qua được4.

2.2 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vật chất

Trong khi đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri và phê phánchủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những tưtưởng rất quan trọng về vật chất.

Theo Ph.Ăngghen, để có một quan niệm đúng đắn về vật chất, cần phải có

sự phân biệt rõ ràng giữa vật chất và tính cách là một phạm trù của triết học với

bản thân các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất “Vật chất, với tínhchách là vật chất, là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một sự trừu tượng.Chúng ra bỏ qua những sự khác nhau về vật chất của những sự vật, khi chúng tagộp chúng, với tư cách là những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất Dođó, khác với những vật chất nhất định và đang tồn tại, vật chất, với tính cách là vậtchất, không có sự tồn tại cảm tính”5 Như vậy, vật chất với tính cách là vật chất,một sáng tạo thuần túy của tư duy, và là một trừu tượng thuần túy, không có sự tồntại cảm tỉnh.

Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng, bản thân phạm trù vật chất cũng không phải là

sự sáng tạo tùy tiện của tư duy con người, mà trái lại, là kết của của con đường

trừu tượng hóa của tư duy con người về các sự vật, hiện tượng có thể cảm biết

được bằng các giác quan Các sự vật, hiện tượng của thế giới, dù rất phong phú,

muôn vẻ những chúng vẫn có một đặc tính chung, thống nhất là tính vật chất – tính

tồn tại độc lập không lệ thuộc vào ý thức Để bao quát được hết thảy và đưa nó vàotrong phạm trù vật chất.

Đặc biệt, Ph.Ăngghen khẳng định rằng, xét về thực chất, nội hàm của phạm

trù vật chất chẳng qua chỉ là sự tóm tắt trong chúng ta tập hợp theo những thuộc

tính chung của tính phong phú, muôn vẻ nhưng có thể cảm biết được bằng các giác

quan của các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất “Thực thể, vật chất khôngphải là cái gì khác hơn là tổng số những vật thể từ đó người ta rút ra khái niệm ấybằng con đường trừu tượng hóa; vận động với tính cách là vận động không phải làcái gì khác hơn là tổng số những hình thức vận động có thể cảm biết được bằng các

giác quan; những từ như “vạt chất” và “vận động” chỉ là những sự tóm tắt trong đó

chúng ta tập hợp theo các thuộc tính chung của chúng, rất nhiều sự vật khác nhau

4 Tham khảo: Trường Đại học Luật Hà Nội (2023), Giáo trình Triết học (sách chuyên khảo dành cho hệ đào tạo sauđại học), Nxb Tư pháp, tr 132 – 133.

5 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t 20, tr 751.

5

Trang 6

có thể cảm biết được bằng các giác quan Vì thế chỉ có thể nhận thức được vật chấtvà vận động bằng cách nghiên cứu những vật thể riêng biệt và những hình thứcriêng lẻ của vận động, và khi chúng ta nhận thức được những cái ấy thì chúng ta

cũng nhận thức được cả vật chất và vận động với tính cách vật chất và vận động”6.

C.Mác không đưa ra một định nghĩa về vật chất, nhưng đã vận dụng đúngđắn quan điểm duy vật biện chứng về vật chất trong phân tích những vấn đề chínhtrị - xã hội, đặc biệt là trong phân tích quá trình sản xuất vật chất của xã hội và mởrộng quan điểm duy vật biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội C.Mác vàPh.Ăngghen đã khẳng định quan điểm duy vật biện chứng của mình trong nghiêncứu lịch sử và cho rằng vật chất trong xã hội chính là tồn tại của chính bản thâncon người cùng với những điều kiện sinh hoạt vật chất của con người, hoạt độngvật chất và những quan hệ vật chất giữa người với người.

Như đã phân tích ở trên, V.I.Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện nhữngthành tựu mới nhất của khoa học, trong hoàn cảnh đấu tranh chống lại những luậnđiệu mưu toan bác bỏ chủ nghĩa duy vật của các nhà triết học trước Mác cũng nhưkế thừa, phát huy tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen để đưa ra một quan niệmduy vật biện chứng về phạm trù vật chất mang tính chất kinh điển.

V.I.Lênin đã định nghĩa vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết

học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảmgiác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại khônglệ thuộc vào cảm giác”7

2.2.1 Hai vấn đề quan trọng được phân biệt trong định nghĩa vật chất củaV.I.Lênin

Định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin phân biệt hai vấn đề quan trọng:

Trước hết, phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan

niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đốitượng, các dạng vật chất khác nhau Vật chất với tư cách là phạm trù triết học nóchỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi, còn các đốitượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, nó sinh ra vàmất đi để chuyển hóa thành các khác Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung vềvật thể, không thể đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của vật chấtnhư các nhà duy vật trong lịch sử cổ đại, cận đại đã làm8.

6 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t 20, tr 726 – 727.

7 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2006, t 18, tr.151.

8 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng),

Nxb Chính trị quốc gia, tr 177.

6

Trang 7

Thứ hai, trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái quan trọng

để nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan Khách quan theo quan điểm

của Lênin là “cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác cả conngười”9 Trong đời sống xã hội, “vật chất là cái tồn tại xã hội không phụ thuốc vàoý thức xã hội của con người” Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất khôngcó nghĩa gì khác hơn: “thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người vàđược ý thức con người phản ánh”.

2.2.2 Nội dung cơ bản của định nghĩa phạm trù vật chất của V.I.Lênin

Định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, vật chất là cái tồn tại khách quan ở bên ngoài ý thức và không phụ

thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhậnthức được Khi nói vật chất là một phạm trù triết học – nó là sự trừu tượng hóa,song trừu tượng này lại chỉ rõ các đặc trưng nhất, bản chất nhất mà bất kỳ mọi vật,hiện tượng cụ thể nào trong thế giới vật chất cũng có, đó là tồn tại khách quan vàđộc lập với ý thức của con người

Thứ hai, vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián

tiếp tác động lên các giác quan của con người Với nội dung này, V.I.Lênin muốnchỉ rõ thực tại khách quan (tức vật chất) là cái có trước ý thức, không phụ thuộcvào ý thức, còn cảm giác của con người có sau vật chất, phụ thuộc vào vật chất.Vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của ý thức, là nguyên nhân phátsinh ra ý thức, không có cái bị phản ánh là vật chất thì sẽ không có cái phản ánh làý thức.

Thứ ba, cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ảnh của vật chất và có khả

năng phản ánh đúng thế giới vật chất Nghĩa là, con người bằng các giác quan cóthể nhận thức được vật chất Điều này cũng có nghĩa là, cảm giác, ý thức của conngười có thể nhận thức được vật chất, thực tại khách quan Do vậy, về nguyên tắc,không có đối tượng nào không thể nhận biết được, chỉ có đối tượng chưa nhận thứcđược mà thôi.

2.2.3 Sự thống nhất giữa bản thể luận và nhận thức luận trong định nghĩa vậtchất của V.I.Lênin

Trong định nghĩa vật chất của Lênin, “sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉcó ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này,chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước

9 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t 18, tr.374.

7

Trang 8

và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sựđối lập đó chỉ là tương đối”10.

Khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan được đem lại cho con ngườitrong cảm giác” và “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”, Lênin đã thừa nhận

rằng, trong nhận thức, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm

giác, ý thức Và khi khẳng định vật chất là cái “được cảm giác của chúng ta chéplại, chụp lại, phản ánh”, Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng những phương thứcnhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh,…) con người có thể nhận thứcđược thế giới vật chất

2.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới

Trước hết, một trong những lý do căn bản để phạm vi nghiên cứu của bàiluận này đề cập đến tính thống nhất vật chất của thế giới dựa trên phân tích quanđiểm của Ph.Ăngghen dưới đây là vì: Để có một định nghĩa mang tính chất kinhđiển về vật chất của V.I.Lênin nêu trên thì không thể không kể đến những đónggóp to lớn của thế hệ đi trước là C.Mác và Ph.Ăngghen về phạm trù này nói riêngvà chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung; Lênin là thế hệ kế thừa, phát huy vàtrong hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã khái quát, trừu tượng hóa định nghĩa về vật chất.Do vậy, trong phần quan điểm của triết học Mác – Lênin về vật chất không thểkhông đề cập đến tính thống nhất vật chất của thế giới.

Bằng sự phát triển lâu dài của bản thân triết học và sự phát triển của cáckhoa học, Ph.Ăngghen chỉ ra tính thống nhất vật chất trong sự đa dạng và khác biệtvề chất và về lượng Tính thống nhất vật chất của thế giới biểu hiện trong sự liênhệ, chuyển hóa, luôn luôn vận động và phát triển theo một quá trình ngày càng đilên, với sự phong phú và đa dạng trong tình hệ thống, tính chỉnh thể Ph.Ăngghenviết: “Tất cả những sự khác nhau về chất trong giới tự nhiên đều dựa hoặc là trênthành phần hóa học khác nhau, hoặc là trên những số lượng hay hình thức vậnđộng (năng lượng) khác nhau, hoặc như trong hầu hết mọi trường hợp đều dựa trêncả hai cái đó”11 “Tất cả thế giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được làmột hệ thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau”12 “Vật chất, với tínhcách là vật chất, là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một sự trừu tượng.Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộpchúng, với tư cách là những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất”13

10 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2006, t 18, tr 173.

11 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t 20, tr 511, 520, 751.

12 C.Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, t 20, tr 520.

13 C.Mác và Ph.Ăngghen , Sđd, t 20, tr 751.

8

Trang 9

Quan niệm về tính thống nhất vật chất của thế giới là kết quả của quá trìnhphát triển lâu dài của triết học duy vật, dựa trên những thành tựu của khoa học tựnhiên, là sự khái quát hết sức có ý nghĩa của Ph.Ăngghen bằng phương pháp tưduy biện chứng Ph.Ăngghen nói riêng, chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung đã

chứng mình rằng, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật

chất Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

Một là, chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất Thế

giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người.

Hai là, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với

nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kếtcấu vật chất, hoặc có nguồn gốc từ vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chiphối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.

Ba là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh

ra và không bị mất đi Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vậtchất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quảcủa nhau.

Tính vật chất của thế giới đã được kiểm nghiệm bởi chính cuộc sống hiệnthực của con người và nó trở thành cơ sở cho cuộc sống và hoạt động của conngười Con người không thể bằng ý thức mà sản sinh ra các đối tượng vật chất màchỉ có thể cải biến thế giới vật chất theo những quy luật vốn có của nó Bên cạnhđó, tính thống nhất vật chất của thế giới bao hàm tính đa dạng, tính muôn vẻ vềchát của các sự vật, hiện tượng trong thế giới14

Thực tế đã chứng minh nguyên lý về sự thống nhất vật chất của thế giớibằng những phát minh của khoa học tự nhiên như thuyết tế bào, định luật bảo toànvà chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa; đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XXlà những thành tựu trong vật lý học, hóa học, khoa học sự sống,…(như đã phântích tại mục 2.1); khoa học hiện đại về sau cũng tiếp tục đi sâu nghiên cứu cấu tạo

của vật chất, phân loại giới tự nhiên vô sinh gồm hai dạng cơ bản là chất và

trường, giới tự nhiên hữu sinh có các trình độ tổ chức vật chất là sinh quyển, các

axít nucleíc (AND và ARN) và chất đản bạch Những thành tựu của khoa học tựnhiên đã giúp cho chủ nghĩa duy vật biện chứng có cơ sở khẳng định rằng các sựvật, hiện tượng đều có cùng bản chất vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất vàthông qua tính vật chất.

14 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộcchuyên ngành Triết học), Nxb Lý luận chính trị, tr 204.

9

Trang 10

Xã hội loài người là cấp độ cao nhất của cấu tạo vật chất, là cấp độ đặc biệtcủa tổ chức vật chất Xã hội là một bộ phận của thế giới vật chất, có nền tảng tựnhiên có kết cấu và quy luật vận động khách quan không phụ thuộc vào ý thức conngười Vật chất dưới dạng xã hội là kết quả hoạt động của con người

Như vậy, thế giới về bản chất là vật chất, thống nhất ở tính vật chất của nó.Thế giới vật chất có nguyên nhân tự nó, vĩnh hằng và vô tận với vô số những biểuhiện muôn hình muôn vẻ

2.4 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vận động

Trong triết học Mác – Lênin, vật chất và vận động không tách rời nhau Vậnđộng là phương thức tồn tại và thuộc tính căn bản của vật chất bao gồm mọi biếnđổi và quá trình phát sinh Ph.Ăngghen viết: “Vận động hiểu theo nghĩa chungnhất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sựthay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”15

Vận động cá biệt có xu hướng hình thành, duy trì sự tồn tại ổn định của mộtsự vật, hiện tượng nào đó Nhưng vận động nói chung, tức là sự tác động qua lạicủa vô số các sự vật, hiện tượng, lại làm cho tất các các sự vật, hiện tượng khôngngừng biến đổi Ph Ăng ghen viết: “vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thànhcân bằng, vận động toàn bộ phá hoại sự cân bằng riêng biệt”16.

Theo Ăngghen, vận động “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, là phươngthức tồn tại của vật chất” Điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vậnđộng Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất thể hiện đặctính của mình Trong quá trình khám phá thế giới khách quan, việc nhận thức sựvận động của vật chất trong các dạng khác nhau của nó, về thực chất là đồng nghĩavới nhận thức bản thân vật chất “Các hình thức và các dạng khác nhau của vậtchất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động; thuộc tính của vật thể chỉ bộclộ qua vận động; về một vật thể không vận động thì không có gì mà nói cả”.

Với tính cách là thuộc tính bên trong, vốn có của vật chất, theo quan điểmcủa triết học Mác – Lênin, vận động là sự tự vận động của vật chất, được tạo nêndo sự tác động lẫn nhau của các tồn tại vật chất Điều này trái ngược với các quanđiểm duy tâm hoặc siêu hình về vận động Không có một sức mạnh nào nằm bênngoài vật chất lại có thể khiến cho vật chất vận động Vật chất không do ai sángtạo ra và không thể bị tiêu diệt, cho nên vận động với tính cách là phương thức tồntại tất yếu của vật chất.

15 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t 20, tr 519

16 C.Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, t 20, tr 740.

10

Ngày đăng: 03/06/2024, 14:31

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan