Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chính trị hay toàn bộ những quan điểm chính trị là một trong những lĩnh vực của đời sống, suy cho cùng - là một trong những hình thái ý thức xã hội có thiết chế tương ứng và thuộc về kiến trúc thượng tầng; được hình thành, quyết định bởi cơ sở hạ tầng nhất định. Bên cạnh đó, về thực chất, chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức, thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, đặc biệt là quyền lực chính trị. Và một trong những khái niệm phản ánh đặc trưng của những quan hệ quyền lực chính trị; cũng như các bộ phận, các nhân tố tham gia vào các quá trình, quy trình chính trị trong thể chế chính trị dân chủ hiện đại chính là “hệ thống chính trị”. Để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về nội dung này, cũng như phân tích gắn với thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, em xin phép lựa chọn Đề bài: “Hệ thống chính trị và vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt nam hiện nay”...
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Khái quát về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay 1
1.1 Khái quát về hệ thống chính trị 1
1.1.1 Khái niệm hệ thống chính trị 2
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị 2
1.1.3 Cấu trúc của hệ thống chính trị 2
1.1.4 Mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị 4
1.1.5 Chức năng của hệ thống chính trị 5
1.1.6 Các nguyên tắc và cơ chế vận hành 5
1.2 Khái quát về hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay 5
1.2.1 Đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta 6
1.2.2 Vị trí, chức năng và mối quan hệ của các thành tố trong hệ thống chính trị nước ta 7
1.2.3 Các nguyên tắc và cơ chế vận hành hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay 9
2 Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay 9
2.1 Đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay là gì? 9
2.2 Tầm quan trọng của việc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay 10
2.3 Định hướng đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta 11
2.4 Những nội dung đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay 11
2.4.1 Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam 12
2.4.2 Đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 13
2.4.3 Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2MỞ ĐẦU
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chính trị hay toàn bộ những quan điểm chính trị là một trong những lĩnh vực của đời sống, suy cho cùng - là một trong những hình thái ý thức xã hội có thiết chế tương ứng và thuộc về kiến trúc thượng tầng; được hình thành, quyết định bởi cơ sở hạ tầng nhất định Bên cạnh đó, về thực chất, chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức, thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, đặc biệt là quyền lực chính trị Và một trong những khái niệm phản ánh đặc trưng của những quan
hệ quyền lực chính trị; cũng như các bộ phận, các nhân tố tham gia vào các quá trình,
quy trình chính trị trong thể chế chính trị dân chủ hiện đại chính là “hệ thống chính
trị” Để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về nội dung này, cũng như phân tích gắn với
thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, em xin phép lựa chọn Đề bài số 5: “Hệ thống chính
trị và vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt nam hiện nay” để thực hiện bài tiểu
luận
Do kiến thức và thời gian có hạn nên bài tiểu luận có thể còn một vài thiếu sót,
em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để bài luận được hoàn thiện hơn Trân trọng!
NỘI DUNG
1 Khái quát về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
1.1 Khái quát về hệ thống chính trị
Trước khi nghiên cứu, phân tích về hệ thống chính trị cần hiểu cái “gốc” – “rễ”
là “chính trị” và trong phạm vi bài luận này, tác giả vận dụng quan niệm về chính trị trong triết học Mác – Lênin
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chính trị không phải là cái gì khác hơn là sự phản ánh kinh tế Lợi ích và quyền lực chính trị chẳng qua chỉ là sự thể hiện những lợi ích, những quyền lực về kinh tế; rằng cơ sở hạ tầng của chính trị, pháp quyền cùng với các thiết chế tương ứng của nó như đảng phái, nhà nước,…là tổng hòa các quan hệ sản xuất đang thống trị trong xã hội có giai cấp; cơ chế qua lại giữa cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội mà trong đó các giai cấp xây dựng nhà nước của mình để thực thi quyền lực, sự chuyên chính trong xã hội đã được làm sáng tỏ….Chính trị là thể chế quyền lực của một quan hệ kinh tế cụ thể1
Trên cơ sở kế thừa và phát triển nững tư tưởng quan trọng về chính trị của
C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã xác định chính trị là quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, là đấu tranh giai cấp vì lợi ích giai cấp, là việc tổ chức quyền lực nhà nước,
tổ chức chính quyền nhà nước Ông chỉ rõ: “Chính trị là sự tham gia vào công việc nhà
nước, là việc định hướng cho nhà nước, xác định những hình thức, nội dung của nhà
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2023), Giáo trình Triết học (sách chuyên khảo dành cho hệ đào tạo sau đại học),
Nxb Tư pháp, tr 378.
1
Trang 3nước”2 “Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”, là việc xây dựng nhà nước về mặt kinh tế “Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế”3
1.1.1 Khái niệm hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị là khái niệm của khoa học chính trị đương đại – là một trong những khái niệm phản ánh đặc trưng của những quan hệ quyền lực chính trị; cũng như các bộ phận, các nhân tố tham gia vào các quá trình, quy trình chính trị trong thể chế chính trị dân chủ hiện đại (dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ tư bản chủ nghĩa) Trên thực tế, có nhiều quan niệm khác nhau và việc đưa ra một định nghĩa đúng đắn về hệ thống chính trị vẫn chưa thật sự thống nhất Song, tác giả đồng tình với khái niệm/định nghĩa hệ thống chính trị của PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh đưa ra trong bài viết “Hệ
thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay” như sau: Hệ thống
chính trị là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm các tổ chức như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp); với những quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố đó trong việc tham gia vào các quá trình hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm quyền thống trị của các giai cấp, lực lượng chầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội 4
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị
Từ những quan niệm ở trên cũng như khái niệm hệ thống chính trị đã đưa ra, thấy rằng, những đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị bao gồm:
Thứ nhất, nói đến hệ thống chính trị là nói đến hệ thống tổ chức xã hội hợp
pháp, tức là các tổ chức đó được xã hội thừa nhận và có một vị trí nhất định trong xã hội
Thứ hai, các tổ chức đó bao gồm đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội hợp pháp khác
Thứ ba, các tổ chức đó được liên kết chặt chẽ với nhau nhằm thực thi quyền lực
của giai cấp cầm quyền mà đại diện cho giai cấp đó là đảng chính trị và nhà nước do giai cấp đó lập ra
Thứ tư, việc thực thi quyền lực chính trị đó nhằm củng cổ, duy trì, phát triển chế
độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền đó
1.1.3 Cấu trúc của hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị được cấu thành từ nhiều bộ phận chức năng khác nhau Có thể coi mỗi bộ phận đó là một tiểu hệ thống của hệ thống chính trị Như vậy, cấu trúc của hệ thống chính trị gồm các bộ phận sau: (i) Đảng chính trị; (ii) Nhà nước; (iii) Các
tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác
2 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2006, tập 33, tr 404.
3 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2006, tập 43, tr 349.
4 PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh, “Hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay”,
http://www.xaydungdang.org.vn/Uploads/thuhuyen/Hethongchinhtri.docx
2
Trang 4a Đảng chính trị
Đảng chính trị là một hiện tượng đặc thù của xã hội có phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp Đảng chính trị - yếu tố cơ bản của hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức quyền lực chính trị, của chế độ chính trị và xã hội công dân – là công cụ tập hợp của một giai cấp; tổ chức lãnh đạo đấu tranh giai cấp vì mục tiêu giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước và định hướng chính trị cho phát triển xã hội Tuy nhiên, do các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ chính trị - xã họi ở các nước khác nhau và mang những đặc trưng khác nhau Dưới đây là bảng thể hiện sự khác nhau về đặc trưng cơ bản của đảng chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa
*Các nước tư bản chủ nghĩa:
- Thứ nhất, tính “đa đảng, đa nguyên” của các thể chế chính trị (đa đảng đối lập,
đa nguyên chính trị);
- Thứ hai, trong hệ thống đa đảng đối lập đều coi nghị trường là hình thức đấu
tranh chủ yếu để tranh giành và chia sẻ quyền lực;
- Thứ ba, tuy “đa nguyên, đa đảng”, nhưng về cơ bản cơ quan lập pháp và hành
pháp đều nằm trongt ay các đảng tư sản cầm quyền, trong đó nghị viện là cơ quan tập hợp các nghị sĩ được dân bầu
* Các nước xã hội chủ nghĩa:
- Thứ nhất, tính “nhất nguyên chính trị” do Đảng Cộng sản quyết định;
- Thứ hai, đảng chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức đại biểu trung
thành cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động;
- Thứ ba, đảng có cùng mục tiêu, lợi ích chung với các bộ phận khác của hệ
thống như nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp;
- Thứ tư, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức sinh hoạt Đảng và
không ngừng củng cố, đổi mới, vươn lên ngang tầm thời đại để hoàn thành nhiệm vụ to lớn, vẻ vang đó, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân, của dân tộc
b Nhà nước
Một trong những bộ phận cơ bản thứ hai hợp thành hệ thống chính trị là nhà nước – đây là bộ máy, là công cụ quan trọng nhất mà giai cấp cầm quyền thiết lập, sử dụng để thực thi quyền lực chính trị của mình Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, cũng có nhiều ngành khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau
Theo Ph.Ăngghen – khi nghiên cứu về nguồn gốc của nhà nước đã đề xuất một
số quan niệm về nhà nước, ông cho rằng, nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất địn, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp là
không thể điều hòa được, nhà nước là lực lượng “nảy sinh từ xã hội nhưng lại đứng trên xã hội”, “có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó trong
3
Trang 5vòng “trật tự” 5 Trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm của Ăngghen, Lênin cho rằng: “Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác” 6
Nhìn chung, có nhiều cách tiếp cận, song, có thể định nghĩa Nhà nước như sau:
Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách
ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội 7
Trên cơ sở định nghĩa này, thấy rằng Nhà nước có các đặc trưng như sau: (i) Nhà nước
có quyền lực đặc biệt (quyền lực nhà nước); (ii) Nhà nước thực hiện việc quản lý dân
cư theo lãnh thổ; (iii) Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia; (iv) Nhà nước ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội; (v) Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành tiền
c Các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác
Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm các tổ chức mà hoạt động của chúng vừa mang tính chính trị, vừa mang tính xã hội
Đặc trưng của các tổ chức này là không đặt ra mục tiêu giành hoặc tham gia vào chính quyền mà hoạt động vì lợi ích của các thành viên của mình, đồng thời tìm cách tác động, gây ảnh hưởng đối với chính quyền và các đảng phái chính chính trị cầm quyền, góp phần điều chỉnh các chính sách xã hội hoặc tăng cường quyền lực chính trị cho giai cấp cầm quyền nhằm mang lại lợi ích cho các tổ chức của mình và xã hội Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở mỗi nước; có sự khác biệt về các tổ chức chính trị - xã hội ở các nước tư bản và ở các nước xã hội chủ nghĩa
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị bên
cạnh Đảng cầm quyền, Nhà nước, còn có các Nhóm lợi ích chính trị.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức chính trị - xã hội đó bao gồm các đoàn thể nhân dân (ví dụ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (ở Việt Nam), Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các đoàn thể nhân dân khác)
1.1.4 Mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị
Đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác là ba
bộ phận cơ bản hợp thành hệ thống chính trị của một xã hội nhất định Mỗi bộ phận/thành tố đó có những nhiệm vụ và chức năng khác nhau, vận hành theo những cơ chế khác nhau Song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau Trong mối quan hệ đó, đảng chính trị là thiết chế, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống chính trị của một xã hội Nó đại diện cho hệ tư tưởng chính trị trong kiến trúc thượng tầng và giữ vai trò quyết định, chi phối pháp quyền, chi phối đối với việc tổ chức, hình thức, mục tiêu hoạt động của nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
5 Mác – Ăngghen toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, H 2004, tr 253.
6 Lênin toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, M 1976, tr 84.
7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, tr.25.
4
Trang 6khác Ngược lại, nhà nước là thiết chế, là công cụ có sức mạnh trực tiếp nhất của kiến trúc thượng tầng trong việc tác động đến cơ sở hạ tầng Nó xác lập hệ thống hiến pháp
và pháp luật để chi phối, điều hành xã hội; thực thi ý chí và quyền lực của đảng chính trị cầm quyền; kiểm soát các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội khác Còn các
tổ chức chính trị - xã hội khác lại có tác động trở lại đối với đảng chính trị và nhà nước
để điều chỉnh đường lối, chính sách cho phù hợp với thực tiễn xã hội, tạo điều kiện cho
xã hội phát triển
1.1.5 Chức năng của hệ thống chính trị
- Hệ thống chính trị là cơ chế thực thi quyền lực thống trị của giai cấp cầm quyền; là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội;
- Quyền làm chủ của nhân dân lao động được thực hiện thông qua hệ thống chính trị xã hội
1.1.6 Các nguyên tắc và cơ chế vận hành
Mỗi hệ thống chính trị có những nguyên tắc và cơ chế vận hành riêng Dựa trên những nguyên tắc này mà các quan hệ, hành vi chính trị được định hướng và tạo thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống Cũng cần nói thêm rằng giữa "nguyên tắc" và "cơ chế" không có những bức trường thành ngăn cách Nói cách khác giới hạn giữa các khái niệm đó chỉ là tương đối
a Nguyên tắc
Một số nguyên tắc phổ biến hiện nay: (i) Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; (ii) Ủy quyền có điều kiện và có thời hạn; (iii) Nguyên tắc dân chủ; (iv) Nguyên tắc thống nhất – phân quyền
b Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị
Cơ chế tổng hợp các phương thức vận hành của HTCT Cơ chế vừa phản ánh bản chất chế độ chính trị vừa chi phối các hoạt động của hệ thống Có 3 cơ chế cơ bản
sau: (i) Cơ chế mệnh lệnh cưỡng bức; (ii) Cơ chế thể chế; (iii) Cơ chế tư vấn Ba cơ
chế này có thể được vận hành đồng thời, có thể riêng biệt tùy theo các quan hệ giữa chủ thể chính trị và đối tượng chịu tác động của quyền lực chính trị Các cơ chế thể hiện được trình độ thuần thục của hệ thống và sự trưởng thành về văn hóa chính trị
1.2 Khái quát về hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, việc sử dụng khái niệm “hệ thống chính trị” thay cho khái niệm
“hệ thống chuyên chính vô sản” được chính thức thông qua tại Hội nghị Trung ương 6 Khóa VI), thể hiện sự nhận thức mới về chính trị - nó không chỉ vượt qua được tính chất nặng về bản chất giai cấp và mặt chuyên chính của chính trị; điều quan trọng hơn
là, chú trọng và nhấn mạnh tính hệ thống, tính chỉnh thể và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống, điều mà trước Đại hội VI “chưa được cụ thể hóa thành thể chế”8 Theo đó, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một chỉnh thể gồm
8 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 110.
5
Trang 7các thiết chế chính trị là: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân (bao gồm Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam) được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, hoạt động nhằm duy trì và bảo vệ quyền lực, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Hệ thống chính trị nêu trên ở Việt Nam hiện nay không chỉ thể hiện tính chỉnh thể về tổ chức, tính đại diện trong xã hội, mà còn khu biệt khá rõ giữa hệ thống tổ chức
bộ máy với các yếu tố khác của nền chính trị, định hình rõ các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị; vượt lên quan niệm chưa phù hợp trong việc cụ thể hóa cơ chế tổng thể: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân lao động làm chủ tập thể” trước đây9
1.2.1 Đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta
Dựa trên sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội cũng như các lĩnh vực khác của thực tiễn, hệ thống chính trị ở nước ta có những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống tổ chức nhất nguyên
chính trị; do duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm tính thống nhất về mục tiêu và lợi ích
Thứ hai, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Việt Nam vừa thể hiện được tính
giai cấp sâu sắc, vừa thể hiện được tính nhân dân rộng rãi: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ của giai cấp, mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Nhà nước đó cũng chứa đựng tính chất giai cấp và tính nhân dân rộng rãi
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Mọi hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đều phục vụ cho mục tiêu của giai cấp và dân tộc, vì lợi ích của giai cấp và dân tộc Thông qua tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các nhóm xã hội đều có tiếng nói chung, đều có quyền thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình và được tôn trọng
Thứ ba, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Việt Nam vừa bảo đảm được tính
dân chủ rộng rãi, đồng thời bảo đảm được tính nghiêm minh, tối thượng của pháp luật
Thứ tư, tổ chức của hệ thống chính trị Việt Nam vừa bảo đảm tính tập trung
thống nhất trong hoạt động, đồng thời cũng phát huy được tính năng động, chủ động của các cấp từ Trung ương đến cơ sở
9 GS.TS Nguyễn Văn Huyên, “Quá trình phát triển lý luận về hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ
Đại hội VI đến nay)”, Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến,
https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/download/23480/20069/ (truy cập ngày 10/3/2024)
6
Trang 8Thứ năm, các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng cộng sản thành lập, lãnh đạo,
gắn bó chặt chẽ với Đảng và Nhà nước, là cơ sở chính trị của Đảng và Nhà nước
Nhìn một cách tổng thể, hệ thống chính trị Việt Nam với ba đặc trưng cơ bản
là nhất nguyên, dân chủ và thống nhất đã thể hiện tính ưu việt của nó là tạo được sự
ổn định chính trị - xã hội
Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm ưu việt đã nêu trên thì hệ thống chính trị Việt Nam vẫn tồn tại một vài đặc điểm hạn chế nhất định Do hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức theo mô hình hệ thống chính trị Xô viết và ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây Tuy trong quá trình đổi mới, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung đổi mới
hệ thống chính trị nhưng những vấn đề cốt lõi, bộ khung vẫn còn đậm dấu ấn của mô hình Xô Viết, một số khiếm khuyết còn tồn tại như: (i) Với cách thức tổ chức mô hình
hệ thống chính trị như hiện nay, đã tạo ra sự cồng kềnh, kém hiệu quả trong hoạt động của toàn hệ thống chính trị; (ii) Hệ thống chính trị còn nhiều trì trệ, chưa thật sự phát huy hết tiềm lực, tiềm năng, tính năng động của các chủ thể; (iii) Hệ thống chính trị hiện nay chưa thực hiện tốt các cơ chế tổ chức thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, dẫn đến tình trạng chồng chéo, giảm hiệu lực, hiệu quả của quá trình thực thi quyền lực nhà nước10
1.2.2 Vị trí, chức năng và mối quan hệ của các thành tố trong hệ thống chính trị nước ta
Như đã đề cập ở trên, hệ thống chính trị nước ta bao gồm các thành tố như sau: (i) Đảng Cộng sản Việt Nam: Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội – là hạt nhân của hệ thống chính trị; (ii) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – “trụ cột” của hệ thống chính trị nước ta, theo quy định của Hiến pháp hiện hành, bộ máy nhà nước Nhà nước Việt Nam hiện nay bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước11; (iii) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân (gồm: Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam)
a Đảng Cộng sản Việt Nam - thành tố “hạt nhân” và lãnh đạo của hệ thống chính trị Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội Đảng lãnh đạo bằng cương
10 PGS.TS Lê Kim Việt, “Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí
Lý luận chính trị điện tử, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/2673-to-chuc-va-hoat-dong-cua-he-thong-chinh-tri-viet-nam-va-nhung-van-de-dat-ra.html (truy cập ngày 10/3/2024).
11 Tham khảo: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Chương V đến Chương X.
7
Trang 9lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán
bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
b Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân ta mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo nguyên tắc tập trung, dân chủ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền đó
c Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa
là người lãnh đạo Mặt trận Mặt trận hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên
Các đoàn thể nhân dân tuỳ theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã xác định, vừa vận động đoàn viên, hội viên giúp nhau chăm lo, bảo vệ các lợi ích thiết thực, vừa giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên, vừa tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội
8
Trang 10Tổ chức của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân (nòng cốt là Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân), các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội khác tuỳ theo tính chất, đặc điểm mà có quy mô
tổ chức phù hợp
Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã - hội, tổ chức xã hội thông qua tổ chức của Đảng được lập trong cơ quan Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể (Ban cán sự đảng, đảng đoàn); thông qua đội ngũ cấp uỷ viên và đảng viên công tác trong các cơ quan Nhà nước, Mặt trận và đoàn thể; lãnh đạo bằng nghị quyết của Đảng, bằng công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt và lãnh đạo trực tiếp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
1.2.3 Các nguyên tắc và cơ chế vận hành hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
Hệ thống chính trị nước ta hoạt động theo những nguyên tắc phổ biến của Hệ thống chính xã hội chủ nghĩa vừa tuân thủ những nguyên tắc có tính “đặc thù” khác12:
(1) Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
(2) Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.
(3) Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động chủ yếu của hệ thống chính trị, trong đó có Đảng và Nhà nước
(4) Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất có phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp; thực hiện sự phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương,
cơ sở.
(5) Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2 Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
2.1 Đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay là gì?
Trước hết, đổi mới hệ thống chính trị, trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng
sản Việt Nam từ Đại hội VI đến nay, đổi mới hệ thống chính trị là một trong những nội dung mang tính cốt lõi, cấp bách và hệ trọng Những quan điểm của Đảng về đổi mới
hệ thống chính trị từ Đại hội VI đến Đại hội XIII đã thể hiện rõ nét sự phát triển nhận thức của Đảng ta về vấn đề đổi mới nói chung, đổi mới về chính trị mà trực tiếp là đổi mới hệ thống chính trị nói riêng
Có thể quan niệm: “Đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam là quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, vận hành của các bộ phận, thành tố cấu thành hệ thống chính trị trên các phương diện: tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, phương thức hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, nhằm bảo đảm quyền lực chính trị thực sự thuộc về
12 PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh, “Hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay”,
http://www.xaydungdang.org.vn/Uploads/thuhuyen/Hethongchinhtri.docx
9