Hoạt động đầu tư là một trong những động lực phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Trong đó, hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài nói riêng có vị trí quan trọng và được luật đầu tư điều chỉnh. Để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về pháp luật đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam em xin lựa chọn đề tài: “Đánh giá sự thay đổi quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư từ năm 2005 đến năm 2020. Lý giải vì sao có sự thay đổi đó?” làm đề tài tiểu luận.
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT ĐẦU TƯ
ĐỀ B ÀI :
“Đánh giá sự thay đổi quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức
kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư từ năm 2005
đến năm 2020 Lý giải vì sao có sự thay đổi đó?”.
Trang 2MỤC LỤC
Contents
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Khái quát quy định pháp luật đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư 1
1 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2005 1
1.1 Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2005 1
1.2 Loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2005 1
1.3 Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 2005 2
1.3.1 Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài 2
1.3.2 Thủ tục thẩm tra dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài 2
2 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2014 2
2.1 Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2014 2
2.2 Loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2014 2
2.3 Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 2014 2
2.3.1 Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư 3
2.3.2 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài 3
2.3.3 Thủ tục đăng ký thành lập TCKT của NĐT nước ngoài 4
3 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2020 4
3.1 Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2020 4
3.2 Loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2020 4
3.3 Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 2020 4
3.3.1 Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với việc thành lập TCKT của NĐT nước ngoài thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư 4
3.3.2 Thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài 4 3.3.3 Thủ tục đăng ký thành lập TCKT của NĐT nước ngoài 5
II Đánh giá sự thay đổi quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư 5
1 Quy định về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài ngày càng hoàn thiện hơn từ LĐT 2005 đến LĐT 2020 5
2 Loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập ở Việt Nam được mở rộng qua các đạo luật đầu tư 6
3 Thủ tục đầu tư qua các đạo luật ngày càng chi tiết hóa tạo điều kiện thực hiện dễ dàng trên thực tiễn 6
Trang 3III Lý giải sự thay đổi trong quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư
nước ngoài qua các đạo luật đầu tư 6
1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 6
2 Thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam 7
3 Khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả của pháp luật đầu tư trong nước 7
4 Hoàn thiện pháp luật đầu tư trong nước phù hợp với điều ước quốc tế 8
5 Luật đầu tư có sự thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn nhằm tạo sự tương thích với Luật doanh nghiệp 8
KẾT LUẬN 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 4MỞ ĐẦU Hoạt động đầu tư là một trong những động lực phát triển nền kinh tế của một quốc gia Trong
đó, hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài nói riêng có vị trí quan trọng và được luật đầu tư điều chỉnh Để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về pháp luật đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam em xin lựa chọn đề tài: “Đánh giá sự thay đổi quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ
chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư từ năm 2005 đến năm
2020 Lý giải vì sao có sự thay đổi đó?” làm đề tài tiểu luận Bài tiểu luận được hoàn thiện trên
cơ sở kiến thức cá nhân và tìm hiểu, phân tích các nguồn tài liệu khác nhau, song, không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những lời nhận xét của thầy, cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I Khái quát quy định pháp luật đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (TCKT) là một trong những hình thức đầu tư mà nhà đầu tư
(NĐT) nói chung, NĐT nước ngoài nói riêng có thể lựa chọn để thực hiện hoạt động đầu tư của mình tại Việt Nam
1 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2005
Theo Khoản 1 Điều 50 LĐT 2005 thì: “Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam
phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh” Với quy định này, NĐT nước ngoài chỉ cần thực hiện
thủ tục đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư mà không phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh cho TCKT mà họ thành lập Bởi vì, Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho dự án đầu tư đó đã đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho TCKT Nói cách khác, trường hợp này LĐT 2005 đã thống nhất thủ tục đăng
ký kinh doanh và thủ tục đầu tư Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu
tư là một1
1.1 Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2005 LĐT 2005 chưa quy định cụ thể về điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT
tại Việt Nam, song, theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Luật này thì NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT ở Việt Nam phải chú trọng đến lĩnh vực đầu tư có điều kiện (xem thêm Phụ lục III của Nghị định 108/2006/NĐ-CP về Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài)
1 ThS Đoàn Trung Kiên*, “Luật đầu tư 2005 – một số vấn đề bất cập”, Tạp chí Luật học, số 05/2018, tr 40.
*Hiện nay là TS Đoàn Trung Kiên.
1
Trang 51.2 Loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2005 LĐT 2005 chưa định nghĩa cụ thể thế nào là TCKT, song, đối với NĐT nước ngoài thì TCKT
mà NĐT nước ngoài có thể thành lập tại Việt Nam không bao gồm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 về “Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài” thì doanh nghiệp do NĐT nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam là một trong hai loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.3 Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 2005 1.3.1 Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 LĐT 2005 thì: “Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu
tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư” Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều
44 Nghị định 108/2006/NĐ-CP thì đối với trường hợp dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài thì bên cạnh hồ sơ đăng ký đầu tư, NĐT nước ngoài phải nộp kèm theo hồ sơ đăng
ký kinh doanh Quy định này tạo ra sự thống nhất với quy định trong LĐT 2005 khi nội dung Giấy chứng nhận đầu tư sẽ bao gồm cả nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1.3.2 Thủ tục thẩm tra dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 thì đối với dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước
ngoài mà có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục
dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu
tư
2 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2014
2.1 Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2014 LĐT 2014 đã quy định về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt
Nam tại Khoản 1 Điều 22 Luật này như sau:
“a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Theo đó, dẫn chiếu Khoản 3 Điều 22 LĐT 2014 quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của NĐT nước ngoài trong một số loại hình TCKT đặc thù
2.2 Loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2014
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 LĐT 2014 thì: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh” Từ đây, thấy
rằng, LĐT 2014 đã mở rộng loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài có thể thành lập tại Việt Nam so với quy định của LĐT 2005
2
Trang 62.3 Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 2014
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 LĐT 2014 thì trước khi thành lập TCKT, NĐT nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 Luật này và đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1 Điều 22 LĐT 2014 Bên cạnh
đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm
2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư thì NĐT nước ngoài thành lập TCKT thực hiện thủ tục như sau:
“a) Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29,
30, 31 Nghị định này;
b) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.”
LĐT 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Quy định này đã phân biệt rõ địa vị pháp lý của pháp nhân và của hoạt động đầu tư cụ thể, đồng thời, đơn giản hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài2
2.3.1 Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
Điều 30, 31, 32 LĐT 2014 quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của các cơ
quan có thẩm quyền lần lượt là: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tỉnh Từ đây, thấy rằng, nếu dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài thuộc những trường hợp phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thì cần thực hiện thủ tục này trước khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
2.3.2 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài
Dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được chia thành: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
Điều 37 LĐT 2014 quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
“1 Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều
30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
2 Hoàng Thanh Tuấn, “Một số lưu ý đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế”,
(link tham khảo: dangkydoanhnghiep.gov.vn, truy cập lần cuối ngày 12/12/2021).
3
Trang 72 Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng
ký đầu tư;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư
và nêu rõ lý do.”
2.3.3 Thủ tục đăng ký thành lập TCKT của NĐT nước ngoài
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, NĐT nước ngoài thành lập TCKT cần
thực hiện thủ tục đăng ký thành lập TCKT theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình TCKT (xem thêm Khoản 2 Điều 44 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP)
3 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2020
3.1 Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2020
Theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 22 LĐT 2020 thì NĐT nước ngoài thành lập TCKT phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật này và trước khi thành lập TCKT, NĐT nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 LĐT
2020 thì đối với hình thức đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài còn phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, TCKT do NĐT nước ngoài thành lập
là NĐT thực hiện dự án theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
3.2 Loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2020
Kế thừa và phát huy quy định về TCKT trong LĐT 2014, LĐT 2020 quy định về TCKT mà
NĐT nước ngoài có thể thành lập ở Việt Nam theo quy định tại Khoản 21 Điều 3 LĐT 2020 về
tổ chức kinh tế
3.3 Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 2020 3.3.1 Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với việc thành lập TCKT của NĐT nước ngoài thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư
Điều 30, 31, 32 LĐT 2020 quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư lần lượt là:
Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Từ đây, thấy rằng, nếu dự án đầu
tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài thuộc những trường hợp phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư thì cần thực hiện thủ tục này trước khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
4
Trang 83.3.2 Thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài thực
hiện như sau:
“1 Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc
diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu
tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2 Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều
30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này; d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.”
3.3.3 Thủ tục đăng ký thành lập TCKT của NĐT nước ngoài
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, NĐT nước ngoài thực hiện thủ tục đăng
ký thành lập TCKT phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật liên quan đến loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài thành lập
II Đánh giá sự thay đổi quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư
1 Quy định về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài ngày càng hoàn thiện hơn từ LĐT 2005 đến LĐT 2020
Như đã phân tích ở trên, thấy rằng, quy định về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT
nước ngoài trong các LĐT 2005, 2014 và 2020 có sự thay đổi theo hướng ngày càng chi tiết hơn
Nếu LĐT 2005 chưa quy định cụ thể về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài mà chỉ đưa ra danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài trong Nghị định 108/2006/NĐ-CP (với 14 lĩnh vực) thì đến LĐT 2014 đã quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật này về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam,
5
Trang 9song, quy định này lại chưa đề cập cụ thể đến ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với NĐT nước ngoài Bên cạnh đó, tại Phụ lục 4 của LĐT 2014 có tới 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Và LĐT 2020 đã khắc phục những bất cập trên khi quy định NĐT nước ngoài thành lập TCKT phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài tại Điều 9 Luật này Theo đó, Điều 9 đã quy định điều kiện liên quan đến ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường và các điều kiện tiếp cận thị trường đối với danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đó Mặt khác, tại Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường của NĐT nước ngoài, bao gồm: 25 ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường; 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện
2 Loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập ở Việt Nam được mở rộng qua các đạo luật đầu tư
Từ cơ sở phân tích loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập ở Việt Nam, thấy
rằng, qua các đạo luật đầu tư thì loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập ở Việt Nam trong LĐT 2014, 2020 mở rộng thêm về loại hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động kinh doanh so với LĐT 2005 khi chỉ hạn chế loại hình TCKT
mà NDDT nước ngoài có thể thành lập là doanh nghiệp
3 Thủ tục đầu tư qua các đạo luật ngày càng chi tiết hóa tạo điều kiện thực hiện dễ dàng trên thực tiễn
Theo LĐT 2005, NĐT nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư gắn với
thành lập tổ chức kinh tế; Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho NĐT nước ngoài đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Quy định về Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục cho NĐT nước ngoài nhưng trên thực tế đã dẫn đến rất nhiều khó khăn cho NĐT bởi đây là hai loại Giấy tờ hoàn toàn khác nhau
về bản chất pháp lý
Nhằm khắc phục hạn chế nêu trên, LĐT 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký thành lập TCKT đối với NĐT nước ngoài tại Việt Nam Theo đó, sau khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, NĐT nước ngoài được phép thành lập TCKT tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp hoặc Giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương
LĐT 2020 đã kế thừa và phát huy những quy định của LĐT 2014 về thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài, song, tại LĐT 2020 đã thay đổi thủ tục quyết định chủ trương đầu
tư thành thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư Bên cạnh đó, LĐT 2020 cũng quy định chi tiết hơn về điều kiện để NĐT được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư tại Khoản 2 Điều 38 của Luật này Từ đây, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ quan nhà nước trong việc xác định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng như để NĐT nước ngoài thành lập TCKT tại Việt Nam khi thực hiện thủ tục này sẽ tự mình chuẩn bị đầy đủ những điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư cũng như thực hiện khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền nếu đã đáp ứng các điều kiện mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
6
Trang 10III Lý giải sự thay đổi trong quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư
1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật thu hút, quản lý đầu tư nước
ngoài, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc
tế Một trong những văn bản quan trọng thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc chú trọng hoàn thiện pháp luật đầu tư là Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 Theo đó, một trong những quan điểm chỉ
đạo được đưa ra trong Nghị quyết trên là: “Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư
nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hoà với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao.” Và để hoàn thiện thể chế, chính sách chung về đầu tư nước ngoài thì một trong những
nhiệm vụ được đưa ra là: “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật để khắc phục những hạn
chế, bất cập hiện nay Sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục, điều kiện đầu tư, khái niệm về các hoạt động đầu tư, về danh mục địa bàn, lĩnh vực, đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư trong các luật về đầu tư nước ngoài và các luật có liên quan để thống nhất trong thực hiện và bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.” Từ đây, thấy rằng, quan điểm của
Đảng và Nhà nước về hoàn thiện pháp luật đầu tư là một trong những cơ sở quan trọng hoàn thiện về đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài qua từng đạo luật đầu tư từ năm 2005 đến nay
2 Thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung, thu hút NĐT nước ngoài thành lập
TCKT ở Việt Nam là một trong những mục đích cũng như lý do để pháp luật đầu tư trong nước ngày càng hoàn thiện hơn nữa Bởi lẽ, NĐT nước ngoài khi đầu tư thành lập TCKT ở một quốc gia luôn quan tâm đến quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư mà quốc gia đó quy định Việc ban hành LĐT 2005 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện
hệ thống pháp luật đầu tư tại Việt Nam, LĐT 2005 đã đánh dấu lần đầu tiên sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam có một khung pháp luật về đầu tư được áp dụng thống nhất cho tất cả các NĐT thuộc mọi thành phần kinh tế3 Từ đây, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng ngày càng thuận lợi, thu hút NĐT nước ngoài đầu tư tại Việt Nam nói chung, đầu tư thành lập TCKT tại Việt Nam nói riêng Bên cạnh đó, với lý do là thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, LĐT 2014 tiếp tục hoàn thiện
so với LĐT 2005 và trong giai đoạn dự thảo LĐT 2020 lý do thu hút đầu tư nước ngoài cũng là
lý do quan trọng để thủ tục đầu tư đầu tư đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được giảm lược về thủ tục4 Và đến LĐT 2020 thì nội dung này đã được thông qua và quy định tại Điều 22 Luật này
3 Quách Ngọc Tuấn, “Luật đầu tư và định hướng hoàn thiện”, (link tham khảo: dangkydoanhnghiep.gov.vn, truy cập lần cuối ngày
12/12/2021).
4 Lê Văn Hà, “Hoàn thiện khung pháp lý để thu hút làn sóng đầu tư mới”, Báo Chính phủ, số ra ngày 26/05/2020.
7