1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Báo cáo phiên hòa giải thương mại hồ sơ LS.TV18_Học viện Tư pháp_LS4

25 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Báo cáo hồ sơ LS.TV18 môn LS4 lớp đào tạo nghề Luật sư tại Học viện Tư pháp phiên hòa giải thương mại

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁPKHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

BÀI THU HOẠCH

Phiên thực hành hòa giải thương mại

Môn: Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng, tham gia giải quyết tranh chấp

ngoài Tòa án và cung cấp dịch vụ pháp lý khác (LS4)

Mã số hồ sơ số: LS.TV18 Học phần: Thực tập

Ngày thực hành: ………

Giảng viên hướng dẫn: ………

Họ và tên: ……… Số báo danh:……

Sinh ngày:………Lớp: ……….

Trang 2

A PHẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THAM GIA PHIÊN DIỄN HÒA GIẢITHƯƠNG MẠI

Trước khi tiến hành trình bày các vấn đề trong phần chuẩn bị trước khitham gia phiên diễn hòa giải thương mại theo nội dung thông báo học phần thựctập, vụ việc tranh chấp được tóm tắt và xác định thực tế thực hiện hợp đồng nhưsau:

*Tóm tắt nội dung hợp đồng giữa Công ty cổ phần NM và Công tyTNHH TL:

Ngày 31/10/2018, Công ty cổ phần NM (sau đây gọi tắt là Công ty NM)và Công ty TNHH TL (sau đây gọi tắt là Công ty TL) ký kết Hợp đồng mua bánsố 137/QT-NM/2018 về việc mua bán thiết bị y tế (sau đây gọi tắt là Hợp đồng137), cụ thể nội dung Hợp đồng 137 như sau:

Bên bán/ Bên B: Công ty NM

Hệ thống phẫu thuật nội soi thần kinh,tuyến yên, sàn sọ, bộ dụng cụ cột sống,cổ, thắt lưng (Thế hệ full HD)

Chi tiếthàng hoátại phụ lụcđính kèm

Bên A tạm ứng cho Bên B 50% Tổng

giá trị HĐ tương đương 2.025.000.000VNĐ trong vòng 10 ngày kể từ ngàyký HĐ

Bên B cung cấp 1 bảo lãnh tạm ứngtương đương 50% Tổng giá trị HĐ

Trang 3

cho bên A (Thời hạn bảo lãnh: 45 ngàykể từ ngày phát hành)

Bên A thanh toán cho Bên B số tiền

còn lại là 2.025.000.000 VNĐ trongvòng 15 ngày khi ký Biên bản bàngiao và nghiệm thu hàng hoá với BV

Quân y 105

Trước khi giao hàng, Bên A cung cấp

1 bảo lãnh thực hiện HĐ có giá trịbằng 50% Tổng giá trị HĐ (Thời hạnbảo lãnh: 45 ngày kể từ ngày pháthành)

Chuẩn bị mặt bằng, điều kiện đầy đủđể nhận lắp đặt hàng đúng thời hạnCử cán bộ giám sát khi Bên B tiếnhành bàn giao, lắp đặt, chạy thử hàng

- Chịu phạt 0,5% Tổng giá trị hợpđồng/mỗi ngày giao chậm nhưngkhông quá 15 ngày.

Quá thời hạn nêu trên, Bên A cóquyền huỷ HĐ và yêu cầu bồi thườngthiệt hại 7% Tổng giá trị HĐ.

Cung cấp hàng hoá theo số lượng, tiêuchuẩn, quy cách đã thoả thuận tại HĐ.Nếu bàn giao hàng không đạt điều kiệntiêu chuẩn, Bên A có quyền khôngnhận hàng và Bên B phải hoàn trả lại

Trang 4

số tiền Bên A đã thanh toán

Có trách nhiệm cử kỹ sư đến nơi lắpđặt để khảo sát điều kiện lắp đặt

Cung cấp bộ chứng từ đi kèm hànghoá

giao và nghiệm thu hàng hoá

- Theo Bảo lãnh hoàn trả ứng trước ngày 22/11/2018 Ngân hàng

Techcombank phát hành Thư bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng cho công ty TL vớigiá trị 2.025.000.000 để bảo lãnh cho nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của Côngty NM;

- Theo Công văn số 137- HDKT/CV-2018 ngày 26/12/2018 Công ty

NM thông báo giao hàng cho Công ty TL và yêu cầu Công ty TL sắp xếp bố trínhân sự tiếp nhận lô hàng và cung cấp cho công ty NM 01 Thư bảo lãnh thanhtoán vô điều kiện, không huỷ ngang có giá trị bằng 50% giá trị hợp đồng, tươngứng với tiền 2.025.000.000 VNĐ;

- Theo Thư bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ngày 27/12/2018

Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã phát hành Thư bảo lãnh thanh toán cho công tyNM;

- Theo Biên bản bàn giao thiết bị (đợt 1) ngày 04/01/2019 Công ty NM

và công ty TL ký biên bản bàn giao thiết bị và trong đó có liệt kê danh mụchàng hoá còn thiếu Tình trạng thiết bị mới 100% hoạt động tốt;

- Theo Biên bản bàn giao thiết bị (đợt 2) ngày 21/01/2019 Công ty TL

bàn giao thiết bị cho Công ty NM gồm Danh mục thiết bị giao và Danh mụcthiết bị còn thiếu (lần 2);

- Theo Công văn số 05/CV-SCB-CNTL.19 ngày 01/02/2019 Công ty

NM nhận được thông báo của Ngân hàng SCB về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnhthanh toán;

- Theo Công văn số 150219 CV-TL ngày 15/02/2019 Công ty TL thông

báo công ty NM đã chậm giao hàng 30 ngày từ 16/10/2019, đối với các thiết bịcòn thiếu và áp dụng Điều 5.1 tại Hợp đồng để phạt chậm giao hàng;

Trang 5

- Theo Công văn số 137- HDKT/CV/2019 ngày 07/03/2019 Công ty NM

thông báo về việc giao hàng thiếu so với thời gian giao hàng dự kiện là 14h ngày11/3/2019 và yêu cầu TL thanh toán 50% giá trị Hợp đồng còn lại;

- Theo Công văn số 010/CV/2019 ngày 08/03/2019 Công ty NM gửi

công văn cho TL về việc giao hàng và tính phạt hợp đồng Và đề xuấtphương án phạt 8% trên giá trị vi phạm;

- Theo Biên bản bàn giao thiết bị (đợt 3) ngày 13/03/2019 Công ty

NM bàn giao đủ các bộ phận còn lại cho công ty TL (lần 3);

- Theo Giấy đề nghị thanh toán số 137/ĐNTT-NM ngày 19/03/2019

Công ty NM gửi Giấy đề nghị thanh toán cho Công ty TL là 1.998.704.000sau khi đã trừ phần phạt do chậm giao hàng (áp dụng mức phạt 8%);

- Theo Công văn số 024/CV-TL ngày 02/04/2019 Công ty TL phúc đáp

Công ty NM về việc phản đối cách giải thích hợp đồng và tính phạt giá trịhợp đồng mà Công ty NM đưa ra tại Công văn ngày 08/03 và 19/03 Và yêu cầuCông ty NM phạt hợp đồng do giao chậm hàng;

- Theo Công văn /CV-TL ngày 22/04/2019 Công ty TL có công văn gửi

NM yêu cầu Công ty NM phải chịu phạt và bồi thường thiệt hại hợp đồng dogiao chậm căn cứ theo biên bản bàn giao ngày 13/03/2019 và bồi thường thiệthại.

1 Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp

Trước hết, xét trong hồ sơ vụ việc, sự kiện mấu chốt làm phát sinh tranhchấp giữa các bên là: Công ty TL không nhận được hàng hóa (hệ thống phẫuthuật nội soi) đầy đủ so với hợp đồng mua bán hai bên đã ký do Công ty NMgiao hàng thiếu bộ phận cấu thành của hàng hóa theo hợp đồng Đã giao hếtphần hàng thiếu nhưng chậm so với thời hạn giao hàng quy định tại hợp đồng.Do đó, các bên trong hợp đồng đã phát sinh tranh chấp liên quan đến tính tiềnphạt và tiền bồi thường thiệt hại do Công ty NM giao hàng chậm một số bộ phậncấu thành của hàng hóa trên toàn bộ hệ thống thiết bị phẫu thuật nội soi.

Từ phân tích nêu trên, thấy rằng tranh chấp giữa hai công ty NM và TL là

tranh chấp kinh doanh thương mại, cụ thể đó là tranh chấp về “Hợp đồngmua bán hàng hoá số tranh chấp kinh doanh thương mại, ở đây là tranhchấp về hợp đồng mua bán hàng hóa số 137/QT-NM/2018” Bởi lẽ theo định

nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì: “Hoạt động thương mại là

hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịchvụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Theo đó:

- Thứ nhất, công ty NM và công ty TL đều là loại hình doanh nghiệp, có

tư cách pháp nhân.

Trang 6

- Thứ hai, vấn đề tranh chấp giữa hai bên trong trường hợp này là giải

thích về các điều khoản trong hợp đồng kinh tế số 137/QT-NM/2018 (số tiềnphạt vi phạm hợp đồng và số tiền bồi thường thiệt hại)

2 Xác định và áp dụng các văn bản pháp luật, án lệ điều chỉnh quan hệ hợpđồng đang tranh chấp

- Luật thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005, hiệu lực ngày 01/01/2006.Trong đó, áp dụng quy định về việc mua bán hàng hóa, giao hàng giữa 02 phápnhân và phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng;

- Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015, hiệu lực ngày 01/01/2017.Trong đó, áp dụng quy định về giao dịch dân sự, bồi thường thiệt hại nói chung;

- Nghị định số 22/2017/NĐ- CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòagiải thương mại;

- Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quảnlý trang thiết bị y tế;

- Thông tư 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016 của Bộ Y tế quy định chitiết về việc phân loại trang thiết bị y tế;

- Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thịtrường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại

3 Xác định phạm vi các vấn đề cần thương lượng

Yêu cầu của Công ty TL (Bên mua) Yêu cầu của Công ty NM (Bên bán)

- Xác định phần giá trị chậm giaohàng của Công ty NM (tổng giá trịHợp đồng);

- Nhận hàng hoá và yêu cầu bồithường 7% giá trị Hợp đồng khichậm giao hàng quá 15 ngày theoquy định tại Hợp đồng;

- Yêu cầu tổ chức nghiệm thu hệthống phẫu thuật nội soi với công tyTL và hướng dẫn Chủ đầu tư là Bệnhviện quân y 105 sử dụng

- Xác định phần giá trị chậm giaohàng của Công ty NM (giá trị phầnnghĩa vụ bị vi phạm);

- Xác định yêu cầu bồi thường 7%giá trị Hợp đồng chỉ áp dụng trongtrường hợp huỷ Hợp đồng;

- Yêu cầu công ty TL thanh toán lãisuất chậm trả do chậm thanh toántạm ứng với Công ty NM

4 Xác định điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng (lựa chọn Công ty TL làkhách hàng)

Trang 7

Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan trong vụ việc và đứng trênphương diện lựa chọn Công ty TL là khách hàng, xác định điểm mạnh, điểm yếucủa Công ty TL như sau:

4.1 Điểm mạnh của Công ty TL

(i) Danh mục hàng hóa giao thiếu theo Hợp đồng được ghi nhân tại Biênbản bàn giao đợt 1 và 2;

(ii) Công ty NM giao hàng không đúng quy định tại Hợp đồng (giao hàng1 lần cho toàn bộ hệ thống);

(iii) Công ty NM chậm giao hàng theo quy định tại Hợp đồng (57 ngày)và đều vượt quá giới hạn 15 ngày;

(iv) Công ty NM không thông báo nguyên nhân giao hàng chậm và camkết thời gian giao hàng theo quy định của Hợp đồng tại Đợt giao hàng 1 và 2;

(v) Bảo lãnh cho Công ty NM vẫn được bảo toàn.

4.2 Điểm yếu của Công ty TL

(i) Công ty TL chậm thanh toán lần 1 cho công ty NM (10 ngày) có thểchịu lãi chậm thanh toán 0,5%/ngày đối với số tiền chậm thanh toán;

(ii) Công ty TL bắt buộc phải nhận hàng nếu không muốn có ảnh hưởngxấu với Chủ đầu tư - Bệnh viện quân y 105 (nhận tiền thanh toán, phạt vi phạm,bồi thường, uy tín thương mại, đấu thầu…);

(iii) Công ty TL chưa được Công ty NM hướng dẫn sử dụng trang thiết bịy tế nên không thể nghiệm thu với Chủ đầu tư;

(iv) Công ty TL tốn thêm chi phí gia hạn bảo lãnh thanh toán;

(v) Điều khoản phạt 8% trên tổng giá trị Hợp đồng có khả năng bị tuyênvô hiệu nếu đưa xét xử tại Toà án do không phù hợp với quy định của LuậtThương mại;

(vi) Công ty TL đã nhận hàng đợt 1, 2 từ công ty NM nhưng không có ýkiến phản hồi về hàng hoá và không có yêu cầu khắc phục trong vòng 07 ngày.

5 Xây dựng các phương án hòa giải để đảm bảo quyền lợi của khách hàng(khách hàng là Công ty TL)

Trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là Công tyTL, xây dựng các phương án hòa giải như sau:

5.1 Phương án hòa giải số 01: Công ty TL yêu cầu Công ty NM chịu phạt viphạm và bồi thường thiệt hại

a Lập luận để Công ty TL yêu cầu Công ty NM chịu phạt vi phạm

Công ty NM vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giao hàng, Công ty TL yêucầu Công ty NM chịu phạt vi phạm theo hợp đồng kinh tế số137/QT—NM/2018, cụ thể:

- Tại hợp đồng nêu trên, các bên đã quy định chi tiết về hàng hóa, thờigian và phương thức bàn giao hàng hóa như sau:

Trang 8

(i) Điều 1 thể hiện thông tin chi tiết về hàng hóa mà bên B cung cấp chobên A với tên gọi: “Hệ thống phẫu thuật nội soi thần kinh tuyến yên, sàn sọ, bộdụng cụ cột sống, cổ, thắt lưng (thế hệ full HD), số lượng: 1 HT (hệ thống)”;

(ii) Điều 2 quy định về:

Quy cách, chất lượng hàng hóa như sau:

Toàn bộ hàng hóa được giao là mới 100%, sản xuất năm 2018 trở đi, đúngchủng loại, số lượng, đúng model, cấu hình như trong điều 1 của hợp đồng.

Thời gian bàn giao và lắp đặt hàng hóa: Trong vòng 06-08 tuần kể từ ngàynhận được tiền tạm ứng đợt 1 của Bên A.

Địa điểm bàn giao và lắp đặt hàng hóa: Tại Bệnh viện Quân y 105

Hướng dẫn sử dụng: Bên B sẽ hướng dẫn sử dụng cho Bên A tại thờiđiểm bàn giao và nghiệm thu thiết bị.

(iii) Điều 5 quy định về việc Bàn giao, lắp đặt và nghiệm thu hàng hóa, cụthể: Bên B tiến hành bàn giao hàng cho Bên A đúng thời hạn, địa điểm quy địnhtại Điều 2 của Hợp đồng này Hàng hóa bàn giao là hàng hóa đúng, đủ theo quyđịnh của Hợp đồng này bao gồm Phụ lục đính kèm.

Từ những điều trên, hai bên nhận thức, và tiến hành mua bán hàng hóa:

Bên A mua hàng hóa của bên B là “Hệ thống phẫu thuật nội soi thần kinh…”

đi kèm với Phụ lục hợp đồng chứ không phải các bộ phận hợp nhất cấu thànhcủa hàng hóa Các bộ phận cấu thành, chi tiết của “hàng hóa” không được coi là“hàng hóa” Đồng thời hàng hóa bàn giao là hàng hóa đúng, đủ và phải đượctiến hành giao hàng đúng thời hạn, địa điểm là Bệnh viện Quân y 105, ngoài rabên B sẽ phải hướng dẫn sử dụng cho bên A tại thời điểm bàn giao và nghiệmthu thiết bị Do vậy, việc bên B giao hàng hóa không đầy đủ so với Thôngbáo giao hàng số 137-HDKT/CV/2018 là vi phạm quy định tại hợp đồng kinh tếhai bên đã ký Bên cạnh đó, căn cứ vào Biên bản bàn giao thiết bị ngày04/01/2019 của Công ty TL và Công ty NM, một số hàng hóa còn bị giao thiếutheo hợp đồng; căn cứ Biên bản bàn giao thiết bị (đợt 3) ngày 13/03/2019, haibên đã giao nhận số hàng còn thiếu được nêu trong Biên bản bàn giao thiết bị

(đợt 2) thì việc hướng dẫn sử dụng chưa được tiến hành tại thời điểm giao

hàng và Công ty TL không được đề cập lịch trình cụ thể

Như vậy, tính đến thời điểm ngày 13/03/2019, công ty TL mới nhận được

toàn bộ hàng hóa đúng, đủ theo quy định của Hợp đồng bao gồm phụ lục đínhkèm tuy nhiên hai Bên chưa tiến hành nghiệm thu, hướng dẫn sử dụng hàng hóa.Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật thương mại năm 2005 về quyềnvà nghĩa cụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể:

“1 Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng

về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định kháctrong hợp đồng.”

Trang 9

Bên cạnh đó, Điều 41 Luật thương mại năm 2005 cũng quy định về việckhắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp

đồng, cụ thể: “1 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy

định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên

bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao

hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn

thiếu hoặc thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự

không phù hợp của hàng hóa trong thời gian còn lại.”

Ngoài ra, theo Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ

giao vật tại khoản 2 Điều 279 thì: “Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có

nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu vật cùngloại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không cóthỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là

vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.”

Điều 114 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vật đồng bộ như sau: “Vậtđồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợpthành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phầnhoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặcgiá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vậtđồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, Công ty NM đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng thiếu bộ phận cấuthành chính của hệ thống là vật đồng bộ: Hệ thống phẫu thuật nội soi thần kinh,tuyến yên, sàn sọ, bộ dụng cụ cột sống, cổ, thắt lưng Làm giảm/mất đi giá trị sửdụng hàng hóa và có thể khiến cho việc thực hiện các công việc quan trọng nhấtbị chậm trễ, gây ảnh hưởng đến hoạt động của Bệnh viện quân y 105 và các bácsĩ nói chung, làm ảnh hướng đến tập thể bệnh nhân cần điều trị bằng hệthốngtrên nói riêng

Từ những phân tích trên, thấy rằng:

Công ty NM đã giao hàng chậm cho công ty TL hệ thống phẫu thuật nội

soi 37 ngày so với thời hạn 8 tuần , vi phạm nghĩa vụ giao hàng hóa theo quy

định trong hợp đồng, tính từ ngày bên TL tạm ứng lần 1 cho công ty NM

Căn cứ theo Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Thỏa thuận phạt viphạm thì:

“1 Phạt vi phạm làsự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đóbên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoảntiền cho bên bị vi phạm.

2 Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường luật liên quan cóquy định khác.”

Trang 10

Căn cứ theo Điều 300, Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 quy định vềPhạt vi phạm và mức phạt vi phạm như sau:

“Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoảntiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ cáctrường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đốivới nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8%giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều266 của Luật này”.

Công ty NM cần thanh toán tiền phạt vi phạm theo quy định tại khoản 2Điều 6 Hợp đồng số137/QT-NM/2018: “Trong trường hợp giao hàng chậm bênB sẽ phải thông báo bằng văn bản nêu rõ nguyên nhân và cam kết thời gian giaohàng đồng thời chịu phạt 0.5% tổng giá trị hợp đồng cho mỗi ngày giao chậmnhưng không quá 15 ngày” Vậy số tiền công ty NM phải chịu phạt là:

0.5%x15x4.050.000.000 = 303.750.000 VNĐ (thấp hơn giá trị quy định tạiLuật Thương mại năm 2005 là: 8%x4.050.000.000=324.000.000 VNĐ).

=> Yêu cầu phạt vi phạm của Công ty TL đối với Công ty NM là phù hợp

với thỏa thuận của các bên và quy định phạt vi phạm của Luật Thương mại hiệnhành.

b Lập luận để Công ty TL yêu cầu Công ty NM bồi thường thiệt hại

Công ty TL yêu cầu Công ty NM bồi thường thiệt hại trên cơ sở như sau:Căn cứ Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 thì căn cứ phát sinh trách

nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như sau: “Trừ các trường hợp miễn

trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệthại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1 Có hành vi vi phạm hợp đồng;2 Có thiệt hại thực tế;

3 Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”

Công ty NM không nằm trong các trường hợp miễn trách nhiệm quy địnhtai Điều 294 Luật Thương mại nêu trên

Xét các yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thấy rằng, giữahành vi vi phạm hợp đồng của Công ty NM với thiệt hại thực tế xảy ra của Côngty TL có mối quan hệ nhân quả với nhau, cụ thể: (i) Đối chiếu với quy định tạiĐiều 2 Hợp đồng số 137/QT-NM/2018 thì công ty NM đã có hành vi vi phạmhợp đồng, đó là giao hàng quá thời hạn đã được thỏa thuận giữa các bên; (ii) Cóthiệt hại thực tế xảy ra đối với Công ty TL – việc giao hàng chậm của công tyNM đã gây ra những thiệt hại cho công ty TL như: gia hạn bảo lãnh thanh toánvới ngân hàng SCB, chịu chi phí phạt hợp đồng đã ký với chủ đầu tư là Bệnh

Trang 11

viện quân y 105 do giao hàng chậm; (iii) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyênnhân trực tiếp gây ra thiệt hại, hành vi giao chậm hàng của công ty NM chính lànguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại nêu trên của công ty TL

Đối chiếu với Hợp đồng số 317/QT-NM/2018 giữa hai bên thì việc bồithường thiệt hại được quy định như sau: “Nếu bên B giao hàng chậm quá 15

ngày thì bên A có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bên Bồi thường thiệt hại7% giá trị hợp đồng đã ký” và trên cơ sở tôn trọng thỏa thuận giữa các bên thì

tỉ lệ bồi thường thiệt hại này có thể được áp dụng trong trường hợp bên B viphạm nghĩa vụ giao hàng (cụ thể là chậm quá 15 ngày và thực tế thực hiện hợpđồng nêu trên, Công ty NM đã chậm giao hàng cho Công ty TL quá 15 ngày).Do đó, Công ty NM phải thanh toán số tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp

Xét đến phương án này là do trong quá trình thực hiện hợp đồng, phíaCông ty TL cũng có những điểm yếu nhất định khi chậm thanh toán lần 1 chocông ty NM (10 ngày) có thể chịu lãi chậm thanh toán 0,5%/ngày đối với số tiềnchậm thanh toán, đồng thời, để duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai côngty, cũng như trên tinh thần đôi bên đều có lợi, Công ty TL có thể tính đếnphương án giảm 02 khoản yêu cầu nêu trên, đề xuất:

- Số tiền phạt vi phạm như sau: 0.4%x15x4.050.000.000 =243.000.000.000 VNĐ;

- Số tiền bồi thường thiệt hại như sau: 6%x4.050.000.000 = 243.000.000VNĐ.

5.3 Phương án hòa giải số 03: Công ty TL yêu cầu Công ty NM trả mộttrong hai khoản bồi thường thiệt hại hoặc chịu phạt vi phạm

Phương án này được tính số tiền theo phương án số 01 nhưng Công ty TLcó thể cân nhắc yêu cầu bên Công ty NM chỉ cần thanh toán một trong haikhoản đã đề cập tại mục 5.1

Trang 12

B PHẦN NHẬN XÉT CÁC VAI DIỄN SAU KHI THEO DÕI PHIÊNHÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

1 Vai diễn luật sư

1.1 Tác phong của luật sư

Ngày đăng: 03/06/2024, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w