1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài giảng quản trị kinh doanh quốc tế ba28 Đại học mở hà nội

160 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị Kinh doanh Quốc tế
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Minh
Trường học Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Bài giảng
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 10,55 MB

Nội dung

hị đến với môn học Quản trị Kinh doanh Quốc tế. Đây là môn học phổ biến từ lâu trên thế giới, nhưng mới chỉ được bắt đầu giảng dạy ở Việt Nam kể từ những năm 1990 trở đi. Mục đích chính của môn học này là trang bị cho người học những khái niệm và nguyên lý cơ bản về hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Nội dung môn học bao gồm những vấn đề liên quan đến bản chất, hình thức kinh doanh quốc tế; các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, những công việc quan trọng mà các doanh nghiệp cần thực hiện khi tham gia kinh doanh quốc tế. Để học tốt môn này, các Anh/Chị cần có ít nhất các tài liệu sau: 1. Viện Đại học mở Hà Nội, Tập bài giảng quản trị kinh doanh quốc tế, Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 2. Tạ Văn Lợi, Nguyễn Thị Hường (Đồng chủ biên) (2016), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Để việc học tập môn học Quản trị Kinh doanh Quốc tế đạt kết quả tốt, các Anh/Chị cần sắp xếp thời gian hợp lý cho việc đọc giáo trình, bài giảng, tham gia các buổi học trên lớp nhằm bảo đảm cập nhật các kiến thức chuyên môn, nắm bắt thêm các thông tin, ví dụ cụ thể về thực tiễn kinh doanh sinh động của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, làm các bài luyện tập trắc nghiệm, các bài tập về nhà, tích cực tham gia thảo luận trên diễn đàn cũng như trao đổi với giáo viên và các sinh viên khác. Chúc các Anh/Chị thành công trong cuộc sống và học tốt môn Quản trị Kinh doanh Quốc tế.

Trang 1

cho người học những khái niệm và nguyên lý cơ bản về hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Nội dung môn học bao gồm những vấn đề liên quan đến bản chất, hình thức kinh doanh quốc tế; các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, những công việc quan trọng mà các doanh nghiệp cần thực hiện khi tham gia kinh doanh quốc tế.

Để học tốt môn này, các Anh/Chị cần có ít nhất các tài liệu sau:

1 Viện Đại học mở Hà Nội, Tập bài giảng quản trị kinh doanh quốc tế, Nhà

Xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội

2 Tạ Văn Lợi, Nguyễn Thị Hường (Đồng chủ biên) (2016), Giáo trình Kinh

doanh quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

Để việc học tập môn học Quản trị Kinh doanh Quốc tế đạt kết quả tốt, các Anh/Chị cần sắp xếp thời gian hợp lý cho việc đọc giáo trình, bài giảng, tham gia các buổi học trên lớp nhằm bảo đảm cập nhật các kiến thức chuyên môn, nắm bắt thêm các thông tin, ví dụ cụ thể về thực tiễn kinh doanh sinh động của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, làm các bài luyện tập trắc nghiệm, các bài tập về nhà, tích cực tham gia thảo luận trên diễn đàn cũng như trao đổi với giáo viên và các sinh viên khác

Chúc các Anh/Chị thành công trong cuộc sống và học tốt môn Quản trị Kinh doanh Quốc tế

Trang 2

BÀI 1: KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU HÓA

Chào các Anh/Chị đến với bài học đầu tiên của môn Quản trị Kinh doanh quốc tế Bài học này bao gồm các nội dung sau:

1 Tổng quan về kinh doanh quốc tế

2 Toàn cầu hóa và kinh doanh quốc tế

GIỚI THIỆU

Bài 1 là phần tổng quan về kinh doanh quốc tế Mục đích của bài là cung cấp một bức tranh tổng quát về kinh doanh quốc tế, xem xét những động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp mong muốn vươn ra thị trường quốc tế, và lý giải tại sao lĩnh vực kinh doanh quốc tế ngày nay ngày càng phát triển mạnh mẽ Sau khi học xong Bài 1, các Anh/Chị sẽ nắm bắt được bản chất của kinh doanh quốc tế, các hình thức tham gia kinh doanh quốc

tế của các doanh nghiệp, lý giải các động cơ thúc đẩy doanh nghiệp vươn ra kinh doanh trên thị trường nước ngoài, phân tích bản chất, các cấp độ và tác động của toàn cầu hóa đến các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

NỘI DUNG HỌC TẬP:

1.1 TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ

1.1.1 Khái niệm kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế là tổng hợp toàn bộ các giao dịch kinh doanh vượt qua biên giới các quốc gia nhằm phục vụ lợi ích của các chủ thể khác nhau Chẳng hạn, các công ty Việt Nam như Đức Giang, Biti’s xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ; các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc như Honda và Daewoo đầu tư trực tiếp vào Việt Nam để sản xuất – lắp ráp ô tô, xe máy; các hãng kinh doanh đồ ăn nhanh như McDonald’s, KFC, Lotteria mở các nhà hàng ăn nhanh ở nhiều quốc gia trên thế giới Những người tiêu dùng, các công

ty, các tổ chức tài chính và chính phủ đều có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế Người tiêu dùng có nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao của các công ty quốc tế Các tổ chức tài chính giúp đỡ các công ty tham gia vào hoạt

Trang 3

3

động kinh doanh quốc tế thông qua đầu tư tài chính, trao đổi tiền tệ, và chuyển tiếp khắp toàn cầu Các chính phủ điều tiết dòng hàng hoá, dịch vụ, nhân lực và vốn vượt biên giới các quốc gia

1.1.2 Các chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế

Các công ty thuộc bất kỳ quy mô nào và hoạt động ở bất kỳ ngành nào đều có thể tham gia kinh doanh quốc tế Tất cả các công ty sản xuất, công ty dịch vụ và công ty bán lẻ đều

vào bất kỳ hình thức nào của kinh doanh quốc tế như xuất khẩu, nhập khẩu, hay sản xuất quốc tế Sự khác nhau giữa các công ty là ở phạm vi và mức độ tham gia vào kinh doanh quốc tế Các công ty nhỏ có thể chỉ nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi các công ty lớn có thể có hàng chục nhà máy hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh ở khắp thế giới Các công ty lớn từ những nước phát triển vẫn giữ vai trò thống trị lĩnh vực kinh doanh quốc tế, nhưng nhiều công ty từ những nền kinh tế mới nổi ngày càng chiếm thị phần lấn hơn Các công

ty vừa và nhỏ cũng ngày càng hoạt động tích cực trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế nhờ

có sự trợ giúp của tiến bộ công nghệ

Các công ty đa quốc gia

Công ty đa quốc gia (MNC) – một công ty tiến hành đầu tư trực tiếp (dưới hình thức các chi nhánh sản xuất hoặc marketing) ra nước ngoài ở một vài hay nhiều quốc gia, tạo ra việc làm, thu nhập từ thuế cho các nước sở tại Các công ty đa quốc gia rất khác nhau về quy mô, có thể nhỏ như Clear Vision - công ty kính mắt Mỹ với doanh số hàng năm khoảng 20-30 triệu USD, có thể rất lớn như tập đoàn bán lẻ Walmart với doanh số hơn

400 tỷ USD Các đơn vị kinh doanh của những công ty quốc tế lớn có thể hoạt động một cách độc lập, hoặc như là những mắt xích trong mạng toàn cầu liên kết chặt chẽ Hoạt động độc lập được lựa chọn khi công ty có sự am hiểu vềvăn hóa địa phương và có khả năng nhanh chóng đối với những biến động trên thị trường địa phương Mặt khác, các công ty hoạt động với tư cách là một hệ thống toàn cầu thường cảm thấy dễ dàng hơn trong việc phản ứng lại những biến động bằng cách di chuyển sản xuất, tiến hành marketing và các hoạt động khác giữa các đơn vị kinh doanh ở các nước Việc xác định

Trang 4

cơ cấu tổ chức nào được coi là phù hợp sẽ tùy thuộc vào hình thức kinh doanh Các công

ty đa quốc gia lớn có vai trò quan trọng do những nguyên nhân sau:

 Đây là những công ty có ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị - các công ty này tạo ra nhiều việc làm, đầu tư các khoản vốn lớn và mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho nước sở tại từ thuế Doanh thu của nhiều công ty đa quốc gia lớn hơn GDP của nhiều nước trên thế giới Việc đóng cửa các nhà máy của những công ty này thường dẫn đến tình trạng mất việc làm nghiêm trọng ở các quốc gia nơi công ty hiển diện Ảnh hưởng kinh tế to lớn của các công ty đa quốc gia có thể bộc lộ rõ khi so sánh doanh số của chúng với giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra ở những nước khác nhau Nếu coi General Motors là một quốc gia thì đó sẽ là một quốc gia giàu có hơn cả Đan Mạch và Na

Uy Thậm chí, công ty lớn thứ 500 trên thế giới với tên gọi là Mặt trời của nước Mỹ có

doanh thu lớn hơn cả GDP của nhiều nước

 Các giao dịch của các công ty này thường liên quan tới lượng tiền rất lớn Thông thường mức thu nhập và các giao dịch của các công ty lớn, chẳng hạn các công ty được sáp nhập và thôn tính, có thể đạt đạt tới con số hàng trăm triệu, có khi tới hàng trăm tỷ USD Năm 1998, công ty Daimler – Benz của Đức đã tuyên bố sáp nhập với Chrysler Corporation thành một công ty mới với số vốn 40 tỷ USD Vào cùng năm đó, 2 công ty dầu khí toàn cầu là Exxon và Mobil cùng đã đạt thỏa thuận tạo lập một công ty sáp nhập với số vốn lên tới 86 tỷ USD Từ năm 2000 đến 2013, Cisco System mua lại 106 công ty

để mở rộng tiềm lực công nghệ và chủng loại sản phẩm, củng cố vị thế là nhà cung cấp dẫn đầu thế giới các sản phẩm phần cứng, phần mềm và dịch vụ liên quan đến Internet

Các công ty vừa và nhỏ

Các công ty nhỏ đang ngày càng càng tham gia tích cực vào hoạt động thương mại và đầu

tư quốc tế, cho dù còn có nhiều mặt hạn chế như thiếu vốn đầu tư, kinh nghiệm quốc tế Các công ty nhỏ tham gia vào hoạt động xuất khẩu nhiều hơn và tăng trưởng một cách nhanh hơn Sự phát triển của khoa học công nghệ đã dỡ bỏ nhiều rào cản đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ Trong khi các kênh phân phối truyền thống thường chỉ còn phù hợp với các công ty lớn khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì

Trang 5

5

các kênh phân phối qua mạng điện tử là giải pháp ít tốn kém và có hiệu quả đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ

1.1.3 Các chủ thể khác liên quan đến kinh doanh quốc tế

Ngoài doanh nghiệp, các chủ thể khác liên quan đến doanh nghiệp bao gồm khách hàng,

các tổ chức tài chính và chính phủ Khách hàng là những người tạo ra nhu cầu, thị trường

đối với các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Nhu cầu được quy định bởi sở thích, thị hiếu, thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp… Khách hàng được phân chia thành khách hàng công nghiệp (doanh nghiệp sử dụng đầu ra của các công ty khác làm đầu vào cho hoạt động của mình) và người sử dụng cuối cùng

Tổ chức tài chính – là các chủ thể giúp đỡ các công ty tham gia kinh doanh quốc tế

thông qua tài trợ cho các hoạt động đầu tư, trao đổi ngoại tệ, luân chuyển vốn, tiền tệ trên phạm vi toàn cầu, chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp

Chính phủ - là chủ thể thực hiện chức năng điều tiết dòng hàng hoá, dịch vụ, nhân lực,

và vốn vượt qua các biên giới quốc gia Thông qua các đạo luật, chính sách để điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp, tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng, ngăn ngừa việc lạm dụng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng Chính phủ cũng có thể trực tiếp thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế (thông qua hoạt động của các công ty, tập đoàn nhà nước)

1.1.4 Động cơ thúc đẩy doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế

Tăng doanh số bán hàng

Các công ty thường tham gia kinh doanh quốc tế nhằm tăng doanh số bán hàng do các yếu tố như thị trường trong nước bão hòa hoặc nền kinh tế đang suy thoái buộc các công

ty phải khai thác cơ hội bán hàng quốc tế

Một lý do khác thúc đẩy các công ty tăng doanh số bán hàng quốc tế là do mức thu nhập bấp bênh Các công ty có thể ổn định nguồn thu nhập của mình bằng cách bổ sung doanh số bán hàng quốc tế vào doanh số bán hàng trong nước Nhờ đó mà có thể tránh được những dao động thất thường (quá tải hoặc không hết công suất) của quá trình sản xuất Đặc biệt, các công ty sẽ vươn ra thị trường quốc tế khi họ tin rằng khách hàng ở các

Trang 6

nước khác sẵn sàng đón nhận và mua sản phẩm của mình McDonald’s là một ví dụ điển hình Ở Mỹ, trung bình 29.000 người dân Mỹ mới có một cửa hàng McDonald’s, nhưng ở Trung Quốc thì con số tương ứng là 40 triệu người/một cửa hàng Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi McDonald’s đang mở rộng hoạt động ở thị trường Trung Quốc và khắp châu Á, nơi có tiềm năng tăng trưởng dài hạn rất lớn

Là đất nước có diện tích gần như tương đương với nước Mỹ, nhưng Australia chỉ có 17,7 triệu dân so với 260 triệu ở Mỹ Vì vậy, Hội đồng thương mại Australia đã giúp các công ty vừa và nhỏ phát huy tiềm năng của mình bằng cách hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của họ Một số doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ đã thu được những thành công đáng kể Hãng Duncan Mac Grillivray ở Adelaids đã tung ra sản phẩm nước chanh có ga hiệu Two Doggs bằng cách sử dụng lượng chanh dư thừa của một trang trại bên cạnh, cho thêm đường và làm thêm men hỗn hợp cùng với men bia Sau khi nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Australia, Two Dogs đã vươn sang Hong Kong, New Zealand, Singapore, Nam Phi, Anh và Mỹ Người tiêu dùng châu Á đón nhận đồ uống này một cách nhiệt tình vì chanh là nguồn cung cấp vitamin C để chống lại khí hậu ở đây Two Dogs hiện được sản xuất ở 4 châu lục và được tiêu thụ ở 44 nước Doanh số hàng năm vượt quá 39 triệu USD, chủ yếu là doanh thu từ nước ngoài

Tận dụng công suất sản xuất dư thừa

Đôi khi các công ty sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn mức thị trường có thể tiêu thụ Điều đó xảy ra khi các nguồn lực bịdư thừa Nhưng nếu các công ty khai thác được nhu cầu tiêu thụ quốc tế mới thì chi phí sản xuất có được phân bổ cho số lượng nhiều hơn các sản phẩm làm ra, vì thế mà giảm bớt chi phí cho mỗi sản phẩm và tăng được lợi nhuận Nếu lợi ích này được chuyển sang người tiêu dùng dưới hình thức hạ giá bán thì các công ty vẫn có thể chiếm được thị phẩn của các đối thủ cạnh tranh Chiếm được vị trí thống trị trên thị trường có nghĩa là sức mạnh thị trường lớn hơn, từ đó mang lại cho công

ty vị thế mạnh hơn trong quá trình mặc cả đối với cả các nhà cung cấp lẫn người mua

Tiếp cận nguồn lực nước ngoài

Các công ty tham gia kinh doanh quốc tế còn nhằm tiếp cận các nguồn lực mà trong nước không có sẵn hoặc đắt đỏ hơn Thúc đẩy các công ty gia nhập thị trường quốc tế là nhu

Trang 7

7

cầu về tài nguyên thiên nhiên – những sản phẩm do thiên nhiên tạo ra và hữu ích về mặt kinh tế hoặc công nghệ Chẳng hạn, Nhật Bản là một quốc đảo có mật độ dân số cao, nhưng lại có rất ít tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là rừng Vì vậy, hoạt động của công ty sản xuất giấy lớn nhất của Nhật Bản là Nippon Seishi không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào việc nhập khẩu bột gỗ Công ty này nắm quyền sở hữu các khu rừng rộng lớn và các cơ

sở chế biến gỗ ở Australia, Canada và Mỹ để đảm bảo cho mình một nguồn cung ứng đầu vào (bột gỗ) ổn định và ít gặp phải những bất trắc như trong trường hợp phải mua bột gỗ trên thị trường tự do Tương tự, để tiếp cận được các nguồn năng lượng rẻ hơn dùng trong các ngành sản xuất công nghiệp, nhiều công ty Nhật Bản đã đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, Mexico, Đài Loan và Việt Nam – những nơi có mức chi phí năng lượng thấp hơn Các thị trường lao động cũng là các nhân tố thúc đẩy các công ty tham gia vào kinh doanh quốc tế Để duy trì mức giá có tính cạnh tranh quốc tế, các công ty thường tổ chức sản xuất ở những nước có chi phí lao động thấp Bên cạnh yếu tố chi phí, các công ty còn khai thác các yếu tố hấp dẫn khác nữa ở các quốc gia như đội ngũ công nhân lành nghề, môi trường kinh doanh ổn định về kinh tế, chính trị, và xã hội

Có thể hình dung những nguyên nhân thúc đẩy doanh nghiệp vươn ra kinh doanh trên thị trường nước ngoài dựa trên cách tiếp cận về các “lực đẩy” và “lực kéo” Một doanh nghiệp có thể buộc phải tìm cách vươn ra thị trường nước ngoài vì những “lực đẩy” từ phía thị trường trong nước như:

 Dung lượng thị trường nhỏ

 Nhu cầu thị trường giảm sút, thị trường bão hòa

 Mức độ cạnh tranh gay gắt

 Tỷ suất lợi nhuận thấp

 Chi phí gia tăng

 Nguồn lực cạn kiệt

 Công suất dư thừa

 Áp lực khai thác kinh tế quy mô, kinh tế địa điểm

 Sản phẩm đi vào giai đoạn suy thoái

Trang 8

Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp cũng có những động lực vươn ra thị trường nước ngoài để khai thác kiến thức, kỹ năng cốt lõi, tìm kiếm thị trường – nguồn lực – hiệu quả; chia sẻ rủi ro, đa dạng hóa hoạt động, học hỏi…

Đối với doanh nghiệp thì “lực kéo” chính là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thị trường nước ngoài, chẳng hạn như:

 Dung lượng thị trường lớn

 Nhu cầu cao đối với sản phẩm của doanh nghiệp

 Tỷ suất lợi nhuận cao

 Nguồn lực sẵn có

 Ưu đãi của chính phủ

Một doanh nghiệp có thể vươn ra thị trường nước ngoài ngay cả khi chưa có áp lực từ phía thị trường trong nước Trong trường hợp này việc quốc tế hóa hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được những thế mạnh của mình, cũng như những điều kiện thuận lợi trên thị trường nước ngoài

1.1.5 Các phương thức kinh doanh quốc tế

Phương thức xuất khẩu

Xuất khẩu là hình thức doanh nghiệp một nước bán hàng hóa sang một quốc gia khác Xuất khẩu thường gắn với dòng vận động của nguồn lực hữu hình (hàng hóa dưới dạng thành phẩm, hàng thô, hàng sơ chế, bán thành phẩm, nguyên vật liệu) Cùng giao dịch này nhưng dưới góc độ người mua ở nước ngoài thì đó là giao dịch nhập khẩu Doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp cho khách hàng nước ngoài (xuất khẩu trực tiếp), hoặc qua các trung gian (xuất khẩu gián tiếp) Ngoài ra phương thức xuất khẩu có thể được thực hiện với nhiều biến tướng khác nhau, cụ thể là:

Gia công quốc tế: một doanh nghiệp nhận gia công hàng hóa cho bên đặt gia công ở

nước ngoài trên cơ sở mẫu mã và bán thành phẩm do bên đặt gia công cung cấp, hoặc bên nhận gia công được chủ động lựa chọn Sau khi kết thúc thời gian thỏa thuận, bên nhận gia công sẽ chuyển giao hoặc bán lại thành phẩm cho bên đặt gia công

Trang 9

9

Tái xuất khẩu: hình thức xuất khẩu trở lại ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã

nhập khẩu nhưng không qua gia công chế biến

Chuyển khẩu: hàng hóa được chuyển từ một nước sang nước thứ ba thông qua một

nước khác, thực chất danh nghĩa nước chuyển khẩu sẽ chỉ đóng dấu chuyển cho nước nhập khẩu kiểm tra hàng hóa

Xuất khẩu tại chỗ: là việc bán hàng hóa cho người nước ngoài trên lãnh thổ của mình

Phương thức hợp đồng

Phương thức hợp đồng là phương thức qua đó doanh nghiệp chuyển giao các nguồn lực – tài sản vô hình (thương hiệu, bí quyết, phát minh, sáng chế, kỹ năng quản lý…) ra thị trường nước ngoài và nhượng lại cho các đối tác nước ngoài quyền sử dụng các tài sản đó

để tổ chức sản xuất – kinh doanh Các phương thức kinh doanh quốc tế bằng hợp đồng chủ yếu bao gồm:

Hợp đồng cấp giấy phép (li xăng)

Hợp đồng giấy phép: là hợp đồng thông qua đó một doanh nghiệp (người cấp giấy phép)

trao quyền sử dụng những tài sản vô hình của mình cho một doanh nghiệp khác (người mua giấy phép) trong một thời gian nhất định Người mua giấy phép phải trả cho người cấp giấy phép một số tiền nhất định

Hợp đồng nhượng quyền: là một hợp đồng hợp tác kinh doanh thông qua đó một doanh

nghiệp (người nhượng quyền) nhượng lại cho một doanh nghiệp khác (người nhận quyền) quyền sử dụng các tài sản của mình như thương hiệu, kỹ thuật kinh doanh … và dành cho người nhận quyền sự hỗ trợ lâu dài trong thời gian hợp đồng có hiệu lực Đổi lại, người nhận quyền sẽ nhận được khoản tiền từ đối tác

Ngoài 2 phương thức phổ biến trên, các doanh nghiệp còn có thể thâm nhập thị trường nước ngoài qua các phương thức hợp đồng khác nữa như hợp đồng quản lý, hợp đồng chìa khóa trao tay…

Phương thức đầu tư

Đầu tư là phương thức kinh doanh quốc tế theo đó doanh nghiệp chuyển giao kết hợp các nguồn lực – tài sản hữu hình và vô hình ra thị trường nước ngoài để tổ chức sản xuất –

Trang 10

kinh doanh Trường hợp doanh nghiệp trực tiếp đầu tư nguồn lực, tổ chức, điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động ở nước ngoài thì đó là hình thức đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mang vốn sang nước khác để đầu tư nhưng không tham gia trực tiếp và điều hành đối tượng bỏ vốn đầu tư hoặc thông qua việc mua cổ phiếu ở nước ngoài hoặc cho vay

1.2 Toàn cầu hóa và kinh doanh quốc tế

1.2.1 Khái niệm toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là quá trình gia tăng sự phụ thuộc về kinh tế, văn hóa, chính trị và công nghệ giữa các quốc gia và các nền kinh tế trên thế giới Toàn cầu hóa gắn với dòng vận động của hàng hóa, tiền tệ, con người, việc làm, kiến thức, thông tin, ý tưởng giữa các quốc gia ngày với mức độ ngày càng tự do hơn, quy mô ngày càng lớn, cường độ ngày càng mạnh, tốc độ ngày càng cao, phạm vi ngày càng rộng Nhìn chung, toàn cầu hóa liên quan đến rất nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, nhưng trong phạm vi môn học này, nội dung xem xét chủ yếu là những hàm ý của toàn cầu hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Có hai khía cạnh quan trọng của toàn cầu hóa – đó là toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất

Toàn cầu hóa thị trường

Toàn cầu hóa thị trường được hiểu như là là quá trình hình thành một thị trường toàn cầu

thống nhất đối với các doanh nghiệp Vào năm 1983, Theodore Levitt đã đề cập tới sự hình thành một thị trường toàn cầu thống nhất như vậy, nơi trao đổi các sản phẩm chuẩn hóa dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực như thông tin liên lạc, viễn thông, giao thông vận tải và du lịch Ý tưởng về toàn cầu hóa thị trường được Kenichi Ohmae khẳng định lại khi đề cập đến sự xuất hiện của một thế giới “không biên giới”, trong đó các sản phẩm chuẩn hóa được sản xuất để phục vụ tất cả các thị trường trên thế giới

Toàn cầu hóa thị trường là kết quả của sự hội tụ thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau trên thế giới Xu thế này diễn ra trong nhiều ngành công nghiệp, nơi mà

sự phân biệt “thị trường Đức”, “thị trường Mỹ hay “thị trường Nhật” ngày càng trở nên không còn ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Những công ty như Nike (giày thể thao) và

Trang 11

11

Sony (hàng điện tử) kinh doanh những sản phẩm được tung ra khắp các thị trường mà không cần có những thay đổi, hoặc chỉ với những thay đổi không đáng kể Tương tự, sản phẩm iPhone của Apple cũng được coi là sản phẩm toàn cầu vì có tính chuẩn hóa cao, được bán trên toàn cầu với cùng nhãn hiệu và chính sách marketing giống nhau

Toàn cầu hóa sản xuất

càng có nhiều doanh nghiệp tìm cách tăng cường lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách tập trung thực hiện một số hoạt động tạo giá trị, trong khi những hoạt động khác được

dành cho các doanh nghiệp khác Điều này dẫn đến xu thế toàn cầu hóa sản xuất – quá

trình tiếp cận tới những nguồn cung cấp và/hoặc phân tán những hoạt động tạo giá trị của doanh nghiệp tới những địa điểm khác nhau trên thế giới nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu chi phí hoặc tối đa hóa chất lượng đối với các sản phẩm và dịch vụ

Việc dựa vào các nguồn cung cấp và thực hiện các hoạt động tạo giá trị ở những địa điểm khác nhau trên thế giới cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận và khai thác có hiệu quả các yếu tố sản xuất (như vốn, lao động, đất đai, năng lượng, kỹ năng) ở những địa điểm thích hợp nhất Ví dụ, General Motor (GM) đã phân tán hoạt động sản xuất một loại

xe ô tô nhãn hiệu Pontiac Le Mans tới nhiều nước khác nhau, trong đó có Đức (thiết kế), Nhật Bản (động cơ, thiết bị điện, linh phụ kiện), Đài Loan, Singapore (linh phụ kiện) Hàn Quốc (lắp ráp) Kết quả là số tiền 20.000 USD mà GM nhận được khi bán mỗi chiếc xe

Le Mans được phân bổ như sau:

 Khoảng 6000 USD được chuyển cho Hàn Quốc - nơi lắp ráp xe Le Mans

 3500 USD được chuyển cho Nhật Bản để mua các bộ phận chất lượng cao như động cơ, thiết bị điện tử

 1500 USD thuộc về Đức, nơi Le Mans được thiết kế

 800 USD được trả cho các linh phụ kiện sản xuất ở những nước như Đài Loan, Singapore, Nhật Bản

 500 USD thuộc về Anh để thanh toán cho các dịch vụ quảng cáo và marketing

 100 USD thuộc về Ai-len để thanh toán cho dịch vụ xử lý số liệu

Trang 12

 7600 USD còn lại được chuyển cho GM và thanh toán cho các dịch vụ luật sư, ngân hàng và bảo hiểm

Như vậy, có thể nói rằng Le Mans không phải là sản phẩm của Mỹ, hay của Hàn Quốc, hay của Nhật Bản mà là một sản phẩm toàn cầu Tương tự, để lắp ráp một chiếc máy bay Boeing 777, hãng Boeing sử dụng tới 132500 chi tiết quan trọng nhất do 545 doanh nghiệp trên thế giới cung cấp Đối với mẫu máy bay gần đây nhất - chiếc Boeing

787, có tới 65% giá trị chiếc máy bay này là do các công ty nước ngoài đóng góp, trong

đó 3 hãng của Nhật Bản chiếm tới 35% phần đóng góp của tất cả các công ty này

Cần lưu ý rằng toàn cầu hóa sản xuất không chỉ giới hạn trong các công ty lớn như

GM hay Boeing Số lượng các công ty vừa và nhỏ tham gia vào toàn cầu hóa sản xuất cũng ngày càng tăng Chẳng hạn như trường hợp công ty kinh doanh kính mắt của Mỹ là Swan Optical Tuy là một công ty nhỏ, với doanh số hàng năm khoảng 20-30 triệu USD, nhưng Swan Optical vẫn được coi là một công ty toàn cầu vì các công đoạn thiết kế và sản xuất được công ty này bố trí thực hiện ở những địa điểm khác nhau trên thế giới, cụ thể là ở Hong Kong, Trung Hoa đại lục, Nhật Bản, Pháp và Italia

1.2.2 Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa

Có hai nhân tố chính thúc đẩy toàn cầu hóa: đó là sự giảm bớt các rào cản đối với các dòng thương mại và đầu tư trên thế giới, và sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ thông tin - viễn thông giao thông vận tải kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2

Giảm bớt các rào cản đối với thương mại và đầu tư quốc tế

Những năm 20 và 30 của thế kỷ 20 được đặc trưng bởi những trở ngại rất lớn đối với thương mại và đầu tư quốc tế Một trong những trở ngại chính được thực hiện dưới hình thức đánh thuế cao đối với nhập khẩu hàng hóa chế biến nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của nước ngoài Hậu quả là các quốc gia bị cuốn vào vòng xoáy trả đũa lẫn nhau Mức cầu trên thế giới do đó bị giảm sút ghê gớm và đại khủng hoảng kinh tế đã xảy ra trong những năm 1930

Từ thực tế này, từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước công nghiệp phát triển đã đặt ra mục tiêu loại bỏ các hàng rào cản trở dòng thương mại và đầu tư giữa các nước

trong khuôn khổ của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) Trong hơn

Trang 13

13

đang cố gắng để đạt được kết quả tương tự trong lĩnh vực dịch vụ Thuế suất trung bình đối với hàng chế tạo ở các nước công nghiệp phát triển giảm xuống còn khoảng 1,5% vào năm 2014 Bên cạnh đó, các quốc gia trên thế giới cũng đã xóa bỏ nhiều trở ngại đối với dòng vận động của vốn đầu tư Chẳng hạn, từ 1992 đến 2007, có hơn 2500 điều chỉnh trong luật đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới, trong đó hơn 90% điều chỉnh theo hướng thông thoáng hơn

Việc giảm bớt các rào cản thương mại và đầu tư đã làm cho các công ty nhìn nhận cả thế giới, chứ không phải từng nước riêng rẽ, như là thị trường của mình Các công ty cũng có được khả năng tiến hành các hoạt động sản xuất tại địa điểm tối ưu nhất, và từ đó phục vụ cho cả thị trường thế giới Do vậy, công ty có thể thiết kế sản phẩm ở một nước, sản xuất các loại phụ tùng và linh kiện ở một nước khác, lắp ráp sản phẩm tại nước thứ

ba, và sau đó xuất khẩu sản phẩm cuối cùng ra khắp thế giới Cũng như những gì mà GM, Boing đang làm, ngày càng có nhiều các công ty đang thực hiện việc phân tán hoạt động sản xuất, marketing và thiết kế tới những địa điểm tối ưu nhất đối với từng hoạt động trên phạm vi toàn thế giới

Song song với những biến động trong thương mại thế giới, thực tế cũng cho thấy đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới khi những công ty, với quy mô lớn và nhỏ, gia tăng đầu tư của mình ra nước ngoài Nếu như tổng vốn FDI của thế giới vào năm 1975 chỉ đạt 25 tỷ USD thì đến năm 2000 con số này là 1,4 nghìn tỷ USD, và năm 2007 là 1,8 nghìn tỷ USD Vốn FDI lũy kế của toàn thế giới vào năm 2007 đạt 15 nghìn tỷ USD Trong năm 2016, FDI của thế giới đạt 1,59 nghìn tỷ USD, và vốn FDI lũy kế đến năm này đạt 26 nghìn tỷ USD

Cuối cùng, quá trình chuyển nền kinh tế thế giới thành một thị trường thế giới rộng lớn duy nhất đang làm tăng cường độ cạnh tranh giữa các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ Toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất, cùng với việc dẫn đến sự tăng trưởng của thương mại và đầu tư quốc tế, còn cho thấy các công ty trên khắp thế giới nhận ra một thực tế là thị trường trong nước của họ đang bị các đối thủ cạnh tranh nước ngoài tấn công Chẳng hạn, hãng Kodak (Mỹ) đã thành công trong việc giành được thị phần của công nghiệp sản xuất phim chụp ảnh từ hãng Fuji ngay tại thị trường Nhật Bản;

Trang 14

các hãng sản xuất ô tô của Nhật Bản đã chiếm lĩnh một phần thị trường của các công ty

Mỹ như GM, Ford, Chrysler ngay tại nước Mỹ; và công ty đã một thời thống trị thị trường Tây Âu là Philips đã buộc phải chứng kiến việc thị trường hàng điện tử dân dụng của mình rơi vào tay các công ty Nhật Bản như JVC, Sony, và Matsushita Có thể nói quá trình chuyển nền kinh tế thế giới thành một thị trường thế giới rộng lớn duy nhất đang làm tăng cường độ cạnh tranh giữa các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Ngoài ra, xu hướng thống nhất hóa và xã hội hóa cộng đồng quốc tế (EU, NAFTA, ASEAN) cũng như quá trình mở cửa kinh tế và phát triển khu vực tư nhân ở những nền kinh tế từng đóng cửa trước đây cũng góp phần quan trọng thúc đẩy toàn cầu hóa

Sự phát triển của khoa học công nghệ

Cùng với việc giảm bớt các rào cản đối với thương mại và đầu tư quốc tế, tiến bộ khoa học công nghệ góp phần làm cho quá trình toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất ngày càng diễn ra sâu rộng hơn

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới đã chứng kiến bước phát triển có tính

minh quan trọng trong công nghệ viễn thông, xử lý thông tin, giao thông vận tải, trong đó đặc biệt phải kể đến việc phát minh ra bộ vi xử lý đã cho phép chế tạo được những thế hệ máy tính có công suất cao, giá thành thấp Điều này cho phép các công ty và cá nhân có thể xử lý một lượng thông tin rất lớn trong thời gian ngắn Hơn nữa, phát minh về bộ vi xử lý còn giúp khám phá ra nhiều phát minh mới khác trong công nghệ viễn thông Thế giới đã chứng kiến bước phát triển có tính cách mạng của ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu cùng với sự ra đời của

vệ tinh và công nghệ cáp quang Các vệ tinh và sợi cáp quang có thể chuyển tải hàng trăm nghìn tín hiệu cùng một lúc Cả hai phát minh này đều phải dựa vào bộ

vi xử lý để thực hiện việc mã hóa, chuyển tải, và giải mã một lượng thông tin cực

kỳ lớn

Bên cạnh đó, nhiều phát minh quan trọng liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải cũng đã được ra đời Xét theo giác độ kinh tế thì có lẽ quan trọng nhất là những phát

Trang 15

15

minh ra máy bay phản lực chuyên chở hành khách và hàng hóa với tốc độ ngày càng nhanh, các tàu chở hàng trọng tải cực lớn, và đặc biệt là việc ứng dụng vận tải đa phương thức đã làm nên cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực vận tải

Tiến bộ công nghệ có tác động như thế nào tới qua trình toàn cầu hóa sản xuất? Nhờ những phát minh kỹ thuật nên chi phí thực tế của quá trình xử lý thông tin và ngành viễn thông đã giảm mạnh trong vòng mấy thập kỷ qua Điều này cho phép một công ty có thể điều hành có hiệu quả và kịp thời hệ thống sản xuất được phân tán trên phạm vi toàn cầu Chẳng hạn, để điều hành hoạt động của 50 nhà máy ở 19 nước, công ty viễn thông của

Mỹ là Texas Instruments phải dựa vào hệ thống viễn thông vệ tinh để phối hợp các hoạt động lập kế hoạch về sản xuất và tài chính, hạch toán chi phí, marketing, dịch vụ khách hàng, và quản trị nhân sự Hệ thống đó bao gồm hơn 300 trạm thu phát thông tin từ xa,

8000 trạm chỉ dẫn và 140 máy chủ trung tâm

Công ty Hewlett-Packard của Mỹ là một ví dụ khác Công ty này sử dụng các công nghệ viễn thông vệ tinh và xử lý thông tin để kết nối các giao dịch trên toàn cầu của mình Công ty có một bộ phận chuyên về phát triển sản phẩm mới với các thành viên cư trú tại nhiều nước khác nhau Khi phát triển một sản phẩm mới, các thành viên này họp với nhau mỗi tuần một lần thông qua cầu truyền hình Họ cũng thường xuyên liên lạc với nhau bằng điện thoại, fax, và thư điện tử Điều này cho phép công ty tiết kiệm được thời gian cần thiết cho việc phát triển sản phẩm mới

Nhờ tiến bộ khoa học công nghệ mà các công ty nhỏ cũng có thể toàn cầu hóa hoạt động của mình, chẳng hạn Swan Optical và DE Technologies Tuy chỉ có 6 nhân viên nhưng DE Technologies có thể giúp hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia kinh doanh quốc tế có hiệu quả Công ty này được cấp bằng phát minh đối với một công nghệ

hỗ trợ việc bán hàng của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu thông quan mạng

Internet Với hệ thống hỗ trợ có tên gọi là Electronic Commerce Backbone System

(ECBS), các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện các giao dịch xuất và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ mà không cần phải có kinh nghiệm thực tế Hệ thống cho phép người mua/người bán có thể mua hàng hóa Mỹ bằng đồng tiền của người mua, xem mô tả hàng hóa bằng ngôn ngữ của nước người mua, xem ảnh sản phẩm bằng ảnh kỹ thuật số hoặc hình ảnh video, hiển thị việc tính toán và giá cả của các phương thức vận chuyển

Trang 16

bằng đường không, đường bộ và đường biển, và thực hiện thanh toán trực tiếp thông qua thẻ tín dụng hoặc tín dụng chứng từ Các thủ tục như chuẩn bị và điền các chứng từ xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm, thư tín dụng, vận đơn hàng hóa và vận tải đều được thực hiện bằnghệ thống này Điều này loại trừ sự cần thiết phải nhờ đến dịch vụ của các hãng giao nhận nước ngoài, các đại lý xuất nhập khẩu, và các kênh phân phối khác Nhờ vậy, ECBS giảm được chi phí vận tải, dịch vụ ngân hàng và quản trị nhân sự Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể trở thành hội viên và tiếp cận được dịch vụ của ECBS với mức phí rất nhỏ - với mỗi giao dịch chỉ phải trả mức phí là 0,3% giá trị hợp đồng

Tiến bộ công nghệ cũng giúp thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa thị trường Vận chuyển

hàng hóa trên nên rẻ hơn, mạng viễn thông toàn cầu cho phép hình thành thị trường điện

tử toàn cầu Nhờ có những máy bay phản lực số lượng hành khách di chuyển giữa các nước tăng lên nhanh chóng Điều này góp phần giảm bớt sự cách biệt về văn hóa giữa các quốc gia, thúc đẩy sự hòa nhập về sở thích và thị hiếu tiêu dùng Hệ thống truyền thông

và viễn thông toàn cầu giúp tạo ra cái gọi là một nền văn hóa toàn cầu Các kênh truyền

hình của Mỹ như CNN, MTV, HBO được phổ biến tới nhiều nước trên thế giới Phim của Hollywood được chiếu rộng rãi trên toàn thế giới Kết quả của sự hình thành nền văn hóa toàn cầu sẽ là sự xuất hiện một thị trường toàn cầu đối với các sản phẩm tiêu dùng Đã có những dấu hiệu cho thấy điề này đang xảy ra: việc tìm kiếm một nhà hàng McDonald ở Tokyo cũng dễ dàng như ở New York; việc mua một chiếc TV Sony ở Bangkok cũng dễ dàng như ở Berlin

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên quá nhấn mạnh khuynh hướng nói trên Hiện tại vẫn còn tồn tại rất nhiều khác biệt giữa các nước về văn hóa, sở thích tiêu dùng và phương thức kinh doanh Nếu các công ty bỏ qua những khác biệt này thì sẽ gặp thất bại trong kinh doanh

1.2.3 Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

Đối với nhà quản trị trong một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, quá trình toàn cầu hóa thị trường và sản xuất chứa đựng những hàm ý quan trọng Nhà quản trị hiện nay phải sống trong một môi trường có nhiều cơ hội nhưng cũng rất phức tạp và mang tính cạnh tranh cao so với trước đây Cơ hội là nhiều hơn bởi vì quá trình đi tới thương mại tự do sẽ

Trang 17

17

mở ra nhiều thị trường quốc gia mà trước đây được bảo hộ chặt chẽ Những tiềm năng

mở rộng xuất khẩu, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, và phân tán hoạt động sản xuất tới những địa điểm tối ưu trên phạm vi toàn cầu cũng trở nên lớn hơn bao giờ hết

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thì môi trường kinh doanh hiện nay trở nên rất phức tạp bởi lẽ nhà quản trị phải thường xuyên đối mặt với những thách thức khi tiến hành kinh doanh ở những nước có sự khác biệt lớn về văn hóa, kinh

tế, chính trị - luật pháp, và khi phân tán các hoạt động sản xuất trên quy mô toàn cầu Môi trường hiện tại mang tính cạnh tranh cao hơn bởi vì bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, các doanh nghiệp phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài

CÂU HỎI ÔN TẬP:

Để kiểm tra lại những kiến thức cơ bản của bài học thứ nhất, các anh chị hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

1 Kinh doanh quốc tế là gì? Có những chủ thể nào liên quan đến kinh doanh quốc tế? Phân tích mức độ liên quan của các chủ thể đó đến kinh doanh quốc

tế

2 Các doanh nghiệp có thể tham gia kinh doanh quốc tế dưới những hình thức nào? Lấy ví dụ thực tế về các hình thức kinh doanh quốc tế khác nhau để minh họa

3 Phân tích những “lực đẩy” giải thích tại sao các doanh nghiệp mong muốn tham gia kinh doanh quốc tế

4 Phân tích những “lực kéo” giải thích tại sao các doanh nghiệp mong muốn tham gia kinh doanh quốc tế

5 Toàn cầu hóa là gì? Trình bày nội dung và lấy ví dụ thực tế minh họa cho toàn cầu hóa thị trường

6 Trình bày nội dung và lấy ví dụ thực tế minh họa cho toàn cầu hóa sản xuất

7 Sự giảm bớt các rào cản đối với thương mại và đầu tư quốc tế tác động như thế nào đến quá trình toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất?

8 Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động như thế nào đến toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất?

Trang 18

9 Phân tích những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

Trang 19

1

BÀI 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC GIA

Chào các Anh/Chị đến với bài học tiếp theo của môn Quản trị Kinh doanh quốc tế Bài học thứ 2 này bao gồm các nội dung sau:

1 Môi trường văn hóa

2 Môi trường chính trị

3 Môi trường luật pháp

4 Môi trường kinh tế

GIỚI THIỆU

Bài 2 là phần giới thiệu các vấn đề thuộc môi trường kinh doanh quốc gia Sau khi học xong bài này các Anh/Chị sẽ hiểu được sự khác biệt giữa các quốc gia về các khía cạnh chính trị, luật pháp, kinh tế và văn hoá có ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh ở từng quốc gia là hết sức quan trọng trong

tổ chức thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế

Văn hoá là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị, tín ngưỡng, luật lệ, và thể chế do một nhóm người xác lập nên Văn hoá là bức chân dung rất phức tạp của một dân tộc,

Trang 20

phản ánh những yếu tố như thẩm mỹ, giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, tôn giáo, giao tiếp cá nhân, giáo dục, môi trường vật chất và môi trường tự nhiên Một quốc gia sẽ bao gồm nhiều nền văn hoá khác nhau do sự chung sống của nhiều dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc có một nền văn hoá riêng Trong số các nền văn hoá dân tộc đó sẽ có một nền văn hoá nổi lên thống trị trên toàn xã hội, với tư cách là nền văn

hoá đại diện cho quốc gia hay người ta còn gọi là văn hoá quốc gia Các nền văn hoá còn lại trong quốc gia đó được coi là các nền văn hoá thiểu số Điều này không có nghĩa là

các nền văn hoá thiểu số không có ảnh hưởng gì đối với nền văn hóa quốc gia, trái lại, trong quá trình cùng tồn tại sẽ có sự truyền bá qua lại giữa các nền văn hoá trong một quốc gia và như vậy nền văn hoá quốc gia sẽ là sự hoà quyện giữa các nền văn hoá dân tộc khác nhau chỉ có điều là nội dung văn hoá của một dân tộc nào đó sẽ chiếm ưu thế hơn cả

Một nền văn hoá có thể dễ dàng tiếp nhận các đặc trưng của các nền văn hoá khác Ngược lại cũng có những nền văn hoá trong đó việc thừa nhận các đặc trưng của một nền

văn hoá khác là rất khó khăn Nguyên nhân của sự chống đối này là do chủ nghĩa vị

chủng Những người theo chủ nghĩa này cho rằng dân tộc họ hoặc văn hoá dân tộc họ là

siêu đẳng hơn các dân tộc khác hoặc văn hoá dân tộc khác Chính vì vậy họ luôn xem xét các nền văn hoá khác theo những khía cạnh như trong nền văn hoá của họ Kết quả là họ

đã xem thường sự khác nhau về môi trường và con người giữa các nền văn hoá

Trên thế giới có thể phân biệt văn hóa tàng ẩn và văn hóa tường minh Văn hóa tàng

ẩn phổ biến ở những nước như Nhật Bản, Arập Xeut Đặc trưng của văn hóa tàng ẩn là

bối cảnh cũng quan trọng tương tự như lời nói; người nói và người nghe dựa trên sự hiểu biết chung về bối cảnh; văn bản, lời nói, chữ viết và các con số chỉ chứa đựng một phần thông tin Người Nhật Bản thường cố gắng nhận biết đối tác là người thế nào trước khi đi đến quyết định có hợp tác hay không

Văn hóa tường minh - phần lớn thông tin được chứa đựng trong lời nói, văn bản Nếu

không nắm bắt được những sự khác biệt cơ bản này thì có thể nảy sinh những sự hiểu lầm

về thông tin hay ý định của nhau Ví dụ ở Mỹ việc đánh giá các nhà quản trị thường nhấn mạnh vào hoạt động của cá nhân, việc phê phán mang tính trực tiếp và chính thức bằng

Trang 21

3

văn bản, trong khi Nhật Bản nhấn mạnh đến vai trò của tập thể - nhóm, và việc phê phán thường mang tính tế nhị, dừng lại ở lời nói để tránh làm mất thể diện cá nhân nào đó

Văn hóa quốc gia và văn hóa nhóm -Văn hóa nhóm có thể khác với văn hóa quốc gia

về ngôn ngữ, chủng tộc, lối sống, giá trị, thái độ… Văn hóa nhóm có thể vượt qua biên

giới quốc gia Các nền văn hoá có thể xích lại gần nhau nhờ tác động của hiện tượng vay

mượn và tương tác văn hóa Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có thể đóng vai trò là

tác nhân thay đổi văn hóa thông qua việc đưa ra các sản phẩm, ý tưởng hoặc công nghệ sản xuất mới - McDonal’s và các hãng kinh doanh đồ ăn nhanh khác ở Đài Loan đã làm thay đổi sâu sắc thới quen ăn uống của người dân, đặc biệt là giới thanh niên Khi mở các cửa hàng ăn nhanh ở hai thành phố tiềm năng ở Ấn Độ là New Deli và Bangalore, KFC

đã gặp phải sự chống đối nên buộc phải thích ứng với điều kiện địa phương Cụ thể KFC phải chọn liên kết với các đối tác địa phương để nhận được sự cố vấn và hỗ trợ, đồng thời phải thay thế phương thức quảng cáo mang nét văn hóa phương Tây bằng phương thức quảng cáo mang bản sắc Ấn Độ

2.1.2 Sự cần thiết phải am hiểu văn hoá đối với các nhà quản trị

Quá trình toàn cầu hoá đòi hỏi mọi người tham gia vào kinh doanh phải có một mức độ

am hiểu nhất định về văn hoá, đó là sự hiểu biết về một nền văn hoá cho phép con người

sống và làm việc trong đó Am hiểu văn hoá sẽ giúp cho việc nâng cao khả năng quản lý

nhân công, tiếp thị sản phẩm, và đàm phán ở các nước khác Cho dù tạo ra một nhãn hiệu toàn cầu như MTV hay Mc Donald là đem lại lợi thế cạnh tranh rất lớn, nhưng sự khác biệt văn hoá vẫn buộc các doanh nghiệp phải có những thích ứng với các thị trường địa phương Một sản phẩm cần phải phù hợp với sở thích của người tiêu dùng địa phương Muốn đạt được điều này không còn cách nào khác là phải tìm hiểu văn hoá địa phương

Am hiểu văn hoá địa phương giúp công ty gần gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và do đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh của công ty

Từ những khách hàng đơn lẻ và những doanh nhân cho đến các tập đoàn kinh doanh toàn cầu, hạt nhân của các hoạt động kinh doanh đều là con người Khi người mua và người bán ở khắp nơi trên thế giới gặp gỡ nhau, họ mang theo các nền tảng giá trị, kỳ vọng, và các cách thức giao tiếp khác nhau Sự khác nhau này sẽ dẫn đến các xung đột về văn hoá và do đó gây ra những cú sốc trước khi có thể thích nghi được với một nền văn

Trang 22

hoá mới Hiểu nền văn hoá là quan trọng khi công ty kinh doanh trong nền văn hoá đó Điều đó càng trở nên quan trọng hơn khi công ty hoạt động ở nhiều nền văn hoá khác nhau

2.1.3 Các thành tố văn hóa

Có sự khác biệt lớn giữa các nền văn hóa khác nhau Tuy nhiên, có thể tổng kết một số yếu tố chung cho tất cả các nền văn hóa, và sự đặc trưng của các yếu tố đó quy định hành

vi ứng xử và lối sống của mỗi một nhóm người nhất định

Giao tiếp cá nhân

Con người trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, kiến thức, thông tin qua lời nói, hành động và chữ viết Giao tiếp các nhân được

thực hiện thông qua ngôn ngữ thành lời và ngôn ngữ không lời Ngôn ngữ thành lời bao

gồm lời nói, từ ngữ, chữ viết, được sử dụng, âm lượng giọng nói Vai trò của ngôn ngữ thành lời:

Giúp thu thập và đánh giá thông tin: thay vì hoàn toàn dựa vào thông tin do người

khác cung cấp, nhà quản trị cần tự mình nghe thấy những điều cần thiết Con người

có xu hướng thoải mái nhất khi sử dụng ngôn ngữ của mình Thông tin tốt nhất chỉ

có thể có được thông qua việc tự mình trở thành một bộ phận của thị trường thay vì đứng ngoài thị trường đó Ví dụ một nhà quản trị địa phương có thể được coi là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu của doanh nghiệp để đánh giá và ngăn ngừa rủi ro chính trị

Ngôn ngữ giúp cho việc tiếp cận, hòa nhập vào cộng đồng địa phương Mặc dầu

tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, nhưng việc nói được ngôn ngữ địa phương có thể mang lại ưu thế rất lớn

Ngôn ngữ là cong cụ đặc biệt quan trọng trong giao tiếp công ty, cả trong nội bộ

công ty hoặc giữa công ty với các đối tác khác

giải thích được bối cảnh giao tiếp (thông tin không nằm trong từ ngữ lời nói, mà

nằm trong cách nói, giọng nói, âm lượng)

Khả năng về ngôn ngữ không chỉ đơn thuần dừng lại ở sự nhận biết ý nghĩa của

từ ngữ một cách đơn giản, mà cần tìm hiểu những ý nghĩa khác nhau của chúng Ví dụ: cụm từ “tabling a proposal” ở Mỹ có nghĩa là muốn trì hoãn một quyết định

Trang 23

5

nào đó, còn ở Anh lại có nghĩa là cần quyết định ngay lập tức Nếu người Anh hứa hẹn điều gì đó “vào cuối ngày” (at the end of the day), thì không có nghĩ là vào 12 giờ đêm, mà là vào cuối ngày làm việc Tiếng Arập viết từ trái sang phải nên việc quảng cáo bằng hình vẽ phải cẩn thận Vì vậy, để tránh những rắc rối về ngôn ngữ, các nhà quản trị kinh doanh quốc tế cần dựa vào sự giúp đỡ của các đối tác địa phương như các công ty quảng cáo, công ty nghiên cứu thị trường, và cần lựa chọn người phiên dịch tốt

Ngôn ngữ không lời thể hiện qua các cử chỉ như cách chào hỏi, tư thế đứng, điệu bộ

tay chân, nét mặt, ánh mắt) Có sự khác biệt rất lớn giữa các nền văn hóa, thậm chí cùng một cử chỉ nhưng có ý trái ngược nhau ở các nước khác nhau Người Italia, Pháp, ARập

và Venezuala có xu hướng kết hợp điệu bộ và các cử chỉ của cơ thể để truyền đạt trong giao tiếp Ánh mắt của người Hàn Quốc và Nhật Bản có thể mang nhiều ý nghĩa không kém gì điệu bộ vung mạnh hai tay; ở những nước này những người cùng vai vế cúi chào

xin lỗi Dùng ngón cái và ngón trỏ làm thành vòng tròn có nghĩa “mọi thứ được đấy” hoặc “tuyệt vời” ở Mỹ, nhưng điều đó lại là cử chỉ biểu thị sự thô bỉ ở Italia và Hy Lạp Đối với người Anh và Scotlen - chỉ ngón trỏ vào mũi có nghĩa là “bạn và tôi cùng giữ bí mật”, nhưng ở xứ Wales điều đó có nghĩa trách móc rằng “bạn là người tò mò” Ở Anh việc chỉ tay trỏ vào thái dương ám chỉ một ai đó “thần kinh có vấn đề” thì ở Hà Lan cử chỉ đó biểu thị sự tán dương một ai đó rất thông minh Xoa đầu ở Châu Âu là cử chỉ tỏ ý khen ngợi, nhưng ở châu Á có thể là bị coi là thái độ kẻ cả, bề trên, xúc phạm, chê người khác trẻ con hoặc ngây thơ

Giá trị và thái độ

Giá trị là những tín ngưỡng hay niềm tin được chia sẻ, những chuẩn mực chi phối hành

vi cư xử của các cá nhân trong xã hội Ví dụ: sự tận tụy trong công việc và thành công về mặt vật chất (Singapor), nghỉ ngơi giải trí và lối sống khiêm tốn (Hy Lạp), tự do cá nhân (Anh, Mỹ), sự đồng thuận nhóm (Nhật Bản, Hàn Quốc), lòng trung thành, sự chung thủy trong hôn nhân, tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác (Trung Quốc: cần xây dựng quan hệ trước, nếu thành công có thể bắt tay nhau trong kinh doanh)

Trang 24

Ở Mỹ cá nhân có thể tác động đến tương lai (hành vi của con người do chúa trời quyết định) - tác động đến lĩnh vực lập kế hoạch, chiến lược và thời gian biểu; cá nhân phải làm việc tích cực để hoàn thành các mục tiêu đặt ra (làm việc tích cực không phải là điều kiện duy nhất đạt tới thành công, cần tới sự từng trải, hiểu biết, hạnh phúc, thời gian) - động

cơ và chế độ khen thưởng; cần tôn trọng các cam kết (có thể không cần thực hiện cam kết nếu không đóng góp gì hoặc khi đối tác vi phạm) - đàm phán và mặc cả; cần sử dụng thời gian có hiệu quả (việc lên thời gian biểu là cần thiết nhưng phải được gắn với những ưu tiên khác) - kế hoạch dài và ngắn hạn; những người có trình độ cần được giữ những trọng trách thích hợp (cần tính đến quan hệ gia đình, bạn bè…) - chế độ thuê nhân công, thăng chức, tuyển chọn, khen thưởng Những sự khác biệt về giá trị tác động đến cách thức điều hành kế hoạch, quá trình ra quyết định, quá trình thực hiện chiến lược, và cách đánh giá

cá nhân

Thái độ là sự đánh giá (tích cực hoặc tiêu cực), hoặc cảm nghĩ mà cá nhân dành cho

các đối tượng hoặc khái niệm nào đó Thái độ thường bắt nguồn từ giá trị Thái độ về thời

gian (Nhật Bản: thời gian là cần thiết để xây dựng lòng tin; Mỹ: thời gian là tiền bạc) Thái độ về công việc (Pháp: làm việc để sống: Mỹ: sống để làm việc) Thái độ đối với sự thay đổi văn hóa: Một người Mỹ biểu thị thái độ khi nói rằng không muốn là việc cho các

công ty Nhật Bản vì không được đưa ra các quyết định một cách độc lập (phản ánh giá trị

đề cao tự do cá nhân Một người châu Á có thể nói rằng không muốn kết hôn với người châu Âu vì cho rằng người châu Âu thiếu sự chung thủy trong hôn nhân Một nhà quản trị

Mỹ không muốn nhận nhiệm vụ ở Mỹ La tinh vì cảm thấy rất khó chịu đối với việc người bản xứ không làm việc theo đúng giờ giấc (giá trị: thời gian cần được sử dụng một cách hiệu quả)

Phong tục và tập quán

Tập quán: cách cư xử, nói năng và ăn mặc được coi là thích hợp trong một nền văn hóa

Người Arập và Mỹ La tinh thích đứng gần nhau khi nói chuyện Khi bắt tay người Arập phải dùng tay phải (tay trái là tay “bẩn”), và chỉ được bắt tay người lớn tuổi khi người đó chìa tay ra trước Mời cà phê ở những nước theo đạo Hồi biểu thị sự thân thiện, tạo sự gần gũi Phụ nữ ở các nước đạo Hồi không được tham gia công việc kinh doanh, không được lái ô tô, ra đường phải che mặt Ở các nước Mỹ la tinh có thể đến họp, liên hoan

Trang 25

7

muộn, nhưng ở Anh, Mỹ đến đúng giờ được đánh giá cao Châu Âu: tặng quà mở ngay ra xem, ở Nhật Bản không mở ngay để giữ thể diện cho người tặng (nếu quà không có giá trị) Ông chủ ở Mỹ có thể tặng hoa hồng cho cô thư ký để biểu thị sự đánh giá cao công việc của cô ta, nhưng ở châu Á đó có thể được coi là sự thể hiện tình cảm lãng mạn Người Nga khi đàm phán ban đầu thường đòi hỏi rất nhiều, nhưng sau đó lại nhượng bộ, ngược lại người Mỹ tỏ vẻ nhượng bộ ban đầu những sau đó buộc đối phương cũng phải nhượng bộ Việt Nam: con dâu ngồi cạnh nồi cơm để xới cơm cho cả nhà; người già, bậc cha chú bác ngồi mâm trên Trong đàm phán: người Mỹ coi sự im lặng của đối phương là biểu thị không chấp nhận điều kiện, vì vậy người Nhật có xu hướng sử dụng sự im lặng

để buộc người Mỹ hạ giá hoặc có những nhượng bộ khác Một thỏa thuận đơn giản ở Trung Đông có thể đòi hỏi thời gian mấy ngày đàm phán vì người Arập hay bàn tới những vấn đề không liên quan hoặc thực hiện những việc khác trong khi đàm phán

Tặng quà là một phần quan trọng trong việc tạo lập quan hệ khi viếng thăm hoặc công nhận đối tác vào các ngày lễ Cần lưu cách gói quà, màu sắc giấy gói, cách đưa quà (Trung Quốc: đưa bằng 2 tay) Năm mới ở Trung Quốc (tháng 1 hoặc tháng 2): nên tặng các món quà tặng nhỏ như sách, cà vạt, bút viết, tránh tặng đồng hồ và bất kỳ thứ gì liên quan đến Đài Loan; Ở Ấn Độ vào dịp lễ hội Hindu (tháng 10 hoặc 11): tặng kẹo, đèn nến, hoa quả, tránh đồ vật bằng da; Nhật Bản (1/1): rượu uýtky hoặc brandy, hoa quả hình tròn như dưa, tránh tặng quà gồm 4 hoặc 9 đơn vị Mexico (giáng sinh/năm mới): tặng đồng

hồ bàn, bút đầu nhỏ, bật lửa mạ vàng, tránh tặng các vật bằng bạc, túi thực phẩm Arập Xêút (tháng 12 hoặc tháng 1): Khăn san, la bàn nhỏ dùng đế xác định hướng cho những mgười cầu nguyện, tránh tặng thịt lợn và đố dùng bằng da lợn, đồ uống có cồn

Phong tục: những thói quen hay cách ứng xử trong những tình huống cụ thể được

truyền bá qua nhiều thế hệ Phong tục khác với tập quán ở chỗ nó xác định thói quen hoặc hành vi cư xử trong những tình huống cụ thể Chia suất ăn trong suốt tháng ăn chay Ramadan của người Đạo Hồi, tổ chức những bữa tiệc cho thanh niên nam nữ đến tuổi 20

ở Nhật là những phong tục

Khi kinh doanh ở một nền văn hóa khác, điều quan trọng là hiểu phong tục, tập quán của người dân nơi đó Ở mức độ tối thiểu, hiểu tập quán và phong tục sẽ giúp nhà quản lý tránh được các sai lầm ngớ ngẩn hoặc gây nên sự chống đối từ những người khác Nếu có

Trang 26

hiểu biết sâu hơn thì sẽ có cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp trong các nền văn hóa khác, bán hàng hiệu quả hơn, và quản lý thuận lợi các hoạt động quốc tế

Thẩm mỹ

Thẩm mỹ là sự cảm nhận về giá trị, cái hay cái đẹp của nghệ thuật (như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, kịch) và biểu tượng của màu sắc, hình dáng, âm thanh Vấn đề thẩm mỹ là quan trọng khi một hãng có ý định kinh doanh ở một nền văn hóa khác Nhiều sai lầm có thể xảy ra do việc chọn các màu sắc không phù hợp với quảng cáo, bao bì sản phẩm và thậm chí các bộ quần áo đồng phục làm việc Ví dụ, màu xanh lá cây là màu được ưa chuộng của đạo Hồi, do đó bao bì sản phẩm ở đây thường dùng là màu xanh lá cây Trong khi đó, đối với nhiều nước châu Á, màu xanh lá cây tượng trưng cho sự ốm yếu Ở châu Âu, Mexico và Mỹ màu tang tóc là màu đen, nhưng ở Nhật và phần nhiều nước châu Á đó lại

là màu trắng Chính vì vậy, các công ty cần phải thận trọng trong việc lựa chọn hình dáng, bao bì, màu sắc của sản phẩm, trang trí văn phòng, nhà xưởng…

Giáo dục

Giáo dục (chính thức và không chính thức) đóng vai trò then chốt trong việc truyền bá và chia sẻ văn hóa, là phương tiên để con người tiếp nhận ngôn ngữ và các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và công việc

Các quốc gia có hệ thống giáo dục cơ bản tốt thường là nơi hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Các quốc gia đầu tư nhiều vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thường thu lại được sự gia tăng năng suất và thu nhập Quốc gia nào có lực lượng lao động được giáo dục tốt, có kỹ năng sẽ thu hút các công việc có thu nhập cao, còn các quốc gia có chất lượng giáo dục thấp thường là nơi tập trung các việc làm có thu nhập thấp Qua việc đầu

tư vào giáo dục, một quốc gia có thể thu hút những loại ngành công nghiệp có thu nhập cao thường gọi là các ngành công nghiệp có “nhiều chất xám”

Các doanh nghiệp cần nắm được chất lượng giáo dục ở những nước có hoạt động kinh doanh Nhật Bản và Hàn Quốc thường chú trọng nhiều hơn về khoa học tự nhiên, đặc biệt

là ngành kỹ thuật, so với các nước phương Tây Tỷ lệ mù chữ cao ở một nước buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hình vẽ hơn là các bản in bằng chữ trong quảng cáo và hướng dẫn sử dụng Việc tuyển chọn nhân viên bán hàng sở tại tùy thuộc vào sự sẵn có của

Trang 27

9

những người được đào tạo Các doanh nghiệp nhiều khi phải gửi những nhân viên người

sở tại về trụ sở chính để đào tạo Các công ty phương Tây phải khắc phục những khó khăn trong việc tuyển chọn nhân viên ở những nước như Nhật Bản - nơi sự trung thành được đề cao, và những người làm công tự coi mình là thành viên của gia đình công ty Nếu công ty nước ngoài rời bỏ Nhật Bản, những người làm công cảm thấy bị bỏ rơi và rát khó tìm được việc làm mới trong hệ thống kinh doanh của Nhật Bản Vì vậy, những sinh viên tốt nghiệp đại học thường lưỡng lự trong việc làm việc cho các công ty nước ngoài, trừ những công ty lớn và có tiếng Trong việc tạo lập công nghệ, tính chất phức tạp của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào trình độ giáo dục của những người sử dụng tương lai Các quyết định về thích ứng sản phẩm thường bị ảnh hưởng bởi việc những khách hàng mục tiêu có khả năng sử dụng các hàng hóa và dịch vụ phù hợp đến mức độ nào

Cấu trúc xã hội

Bao gồm các nhóm, thể chế, hệ thống địa vị xã hội và tương quan giữa chúng Cấu trúc

xã hội có ảnh hưởng đến quan hệ giữa người với người trong xã hội, đến các quyết định kinh doanh từ việc lựa chọn mặt bằng sản xuất đến việc chọn các phương thức quảng cáo

và chi phí kinh doanh ở một nước Ba yếu tố quan trọng của cấu trúc xã hội dùng để phân biệt các nền văn hoá là: nhóm xã hội, địa vị xã hội và tính linh hoạt của xã hội

Các nhóm xã hội: - Gia đình hạt nhân: hình thành trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi

nhất của một con người gồm cha mẹ, anh chị em (Australia, Canada, Mỹ, Châu Âu) Gia đình mở rộng: gia đình hạt nhân cộng thêm ông bà và những người thân thích khác (Châu

á, Trung Đông, Bắc Phi, và Mỹ Latinh) Giới tính: nam nữ

Địa vị xã hội: Quá trình xếp thứ tự con người theo các tầng lớp xã hội và giai cấp

được gọi là phân cấp xã hội Địa vị xã hội được xác định bởi tính kế thừa gia đình, thu nhập, và nghề nghiệp Những tầng lớp xã hội cao nhất thường do những người có uy thế, quan chức chính phủ và doanh nhân kinh doanh hàng đầu nắm giữ Các nhà khoa học, bác sĩ và nhiều giới khác có trình độ đại học chiếm thứ bậc trung bình trong xã hội Dưới các tầng lớp đó là lao động trình độ trung học và lao động chân tay và văn phòng Địa vị

xã hội là ổn định, nhưng mỗi người có thể phấn đấu để cải thiện địa vị của mình

Trang 28

Tnh linh hoạt của xã hội: các cá nhân có thể chuyển lên hay xuống trong thứ bậc xã

hội Hệ thống đẳng cấp: hệ thống về phân tầng xã hội trong đó con người được sinh ra ở

một thứ bậc xã hội, hay đẳng cấp xã hội, không có cơ hội di chuyển sang một đẳng cấp khác (Ấn Độ) Hạn chế quan hệ giữa những người khác đẳng cấp Nhiều cơ hội về việc làm và thăng tiến, nhiều nghề nghiệp bị hạn chế đối với thành viên trong mỗi đẳng cấp

Vì thế có luôn có khuynh hướng xung đột cá nhân: một thành viên đẳng cấp thấp không thể giám sát một ai đó ở đẳng cấp cao hơn Hệ thống đẳng cấp này buộc các công ty phương Tây ra những quyết định đạo lý nghiêm ngặt khi tham gia hoạt động ở thị trường

Ấn Độ Ví dụ, nên điều chỉnh chính sách nguồn nhân lực địa phương hay nhập khẩu lao động sở tại? Hiện nay, hệ thống đẳng cấp đang có sự thay đổi mạnh mẽ trong bối cảnh mới

Hệ thống giai cấp: hệ thống phân tầng xã hội trong đó khả năng cá nhân và hành động

cá nhân quyết định địa vị xã hội và tính linh hoạt của xã hội ý thức giai cấp có ảnh mạnh đến tính linh hoạt của xã hội Các nền văn hóa có ý thức phân tầng cao thường ít linh hoạt hơn, và thường trải qua mâu thuẫn giai cấp cao hơn Ví dụ, ở các nước Tây Âu các gia đình giàu có duy trì quyền lực trong nhiều thế hệ bằng việc hạn chế tính linh hoạt của xã hội Kết quả là, họ phải đối mặt với mâu thuẫn giai cấp mà thường xuyên thể hiện trong mâu thuẫn quản lý-lao động và do đó tăng chi phí cho hoạt động kinh doanhNgược lại, ý thức giai cấp thấp hơn sẽ khuyến khích tính linh hoạt xã hội và ít có mâu thuẫn Phần lớn các công dân Mỹ cùng chung niềm tin rằng làm việc tích cực có thể cải thiện các tiêu chuẩn sống và địa vị xã hội của họ Họ cho rằng các địa vị xã hội cao hơn gắn với thu nhập cao hơn và sung túc hơn, ít xem xét đến nguồn gốc gia đình Giàu có về mặt vật chất là quan trọng vì nó khẳng định hay cải thiện địa vị xã hội Khi mọi người cảm thấy

vị trí xã hội cao hơn trong tầm tay họ, họ sẽ có xu hướng bộc lộ sự hợp tác nhiều hơn ở nơi làm việc

Trang 29

11

hệ giữa tôn giáo và xã hội là phức tạp, nhạy cảm và sâu sắc Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Hinđu giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Do Thái giáo, Shinto giáo là là những tôn giáo chính trên thế giới hiện nay

Tác động của tôn giáo đến kinh doanh thể hiện ở chỗ nó tạo ra những giá trị và thái độ đối với hoạt động kinh doanh, tiêu dùng, và tổ chức xã hội Tác động có thể mang tính trực tiếp như (đạo Tin lành ở châu Âu) hoặc gián tiếp (đạo Hồi) Trong từng tôn giáo cũng có sự khác biệt dẫn đến sự phân nhánh (Tin lành và Cơ Đốc giáo thuộc Thiên chúa giáo) Các tôn giáo khác nhau có quan điểm khác nhau về việc làm, tiết kiệm và hàng hóa Tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp chúng ta biết được tại sao các công ty ở một số nền văn hóa này có tính cạnh tranh hơn các công ty ở những nền văn hóa khác Nó cũng giúp chúng ta biết được tại sao một số nước phát triển chậm hơn các nước khác Hiểu tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến tập quán kinh doanh là đặc biệt quan trọng ở các nước có chính phủ phụ thuộc tôn giáo

Thiên chúa giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ tín đồ Sự khác biệt chủ yếu

giữa hai nhánh Tin lành và Cơ đốc giáo là ở thái độ đối với với việc kiếm tiền: Tin lành

đề cao tầm quan trọng của công việc và tích lũy của cải, con người phải làm việc chăm chỉ và tiết kiệm (nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây); còn Cơ đốc giáo không đề cao điều đó

Đạo hồi: 1,2 tỷ tín đồ Vai trò hạn chế của phụ nữ: có thể làm việc ở vị trí bán hàng,

marketing, không được tham gia quản lý kinh doanh (quản trị nhân lực) Tác động đến sản phẩm: không dùng đồ uống có cồn - kinh doanh đồ uống không cồn (nước giải khát thay thế Coca Cola), bò nhập khẩu vào phải được diết thịt theo luật hồi giáo Tác động đến phát minh khoa học: Công ty Thụy điển xây dựng hệ thống giao thông đến thánh địa Meca, những người không theo đạo Hồi không được phép vào thành phố - giải pháp sư rdụng hệ thống Video để giám sát công việc từ xa Luật Hồi giáo cấm việc thanh toán lãi suất nên hệ thống ngân hàng phi lãi suất được thành lập trên cơ sở các thỏa thuận cho thuê, quỹ tương hỗ, và những phương pháp khác để tránh việc thanh toán lãi suất

Đạo Hindu: 860 triệu tín đồ Nhấn mạnh hệ thống đẳng cấp và giai cấp (mỗi người

sinh ra phải thuộc về một đẳng cấp nào đó) Tuy có tác động ổn định xã hội, nhưng chế

Trang 30

độ đẳng cấp tác động tiêu cực đến kinh doanh Ví dụ: việc phối hợp lao động, nhân sự rất khó khăn, động cơ kinh doanh có thể nhằm tới những thành quả về mặt tinh thần hơn là vật chất; nỗ lực của tứng cá nhân là vô ích một khi không thể vươn lên đẳng cấp cao hơn Một nhà quản trị tiềm năng có thể không thể trở thành nhà quản trị trên thực tế nếu thuộc đẳng cấp thấp Gia đình mở rộng là yếu tố quan trọng, tác động đến sức mua và tiêu dùng Nhữngngwời nghiên cứu thị trường cần nắm bắt điều này khi đánh giá tiềm năng thị trường và đặc điểm tiêu dùng

Đạo Phật: 360 tr tín đồ Không phân biệt đẳng cấp Cuộc sống là chuỗi khổ ải, con

người tìm đến cõi niết bàn bằng sự vị tha thương người Nhấn mạnh thành quả tinh thần hơn là vật chất

Đạo Khổng: 150 tr tín đồ giáo huấn nhấn mạnh lòng trung thành và quan hệ tốt

2.2 Môi trường chính trị

2.2.1 Rủi ro chính trị

Tất cả các công ty thực hiện kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia đều phải đối mặt với rủi ro chính trị, cụ thể là khả năng những sự kiện chính trị có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc kinh doanh Rủi ro chính trị ảnh hưởng đến nhiều nước khác nhau theo nhiều cách khác nhau Nó có thể đe doạ đến thị trường xuất khẩu, điều kiện sản xuất, hoặc gây khó khăn cho nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về trong nước

Rủi ro chính trị phát sinh là do nhiều nguyên nhân bao gồm những nguyên nhân:

 Sự lãnh đạo chính trị yếu kém

 Chính quyền bị thay đổi thường xuyên

 Sự dính líu đến chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo và quân đội

 Hệ thống chính trị không ổn định

 Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo, và các dân tộc thiểu số

 Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia

Trang 31

13

2.2.2 Hình thức rủi ro chính trị

Xét theo phạm vi có thể phân biệt rủi ro vĩ mô và rủi ro vi mô Rủi ro vĩ mô đe doạ đến

tất cả các doanh nghiệp không trừ một ngành nào Rủi ro vĩ mô ảnh hưởng đến hầu hết các công ty – cả doanh nghiệp trong và ngoài nước Rủi ro chính trị vĩ mô xẩy ra trên diện rộng, nó tác động và ảnh hưởng lâu dài, thậm chí làm thay đổi cục diện và phương thức kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực

Rủi ro vi mô tác động đến những công ty đơn lẻ, hoặc công ty thuộc một ngành nào

đó (ví dụ khi một ngành nào đó bị chính phủ quốc hữu hóa)

Xét theo bản chất thì rủi ro chính trị có các biểu hiện sau đây:

Xung đột và bạo lực: Xung đột và bạo lực có thể xảy ra ở nhiều cấp độ có thể là xung

đột giữa người dân và chính phủ, giữa các chính phủ ở các quốc gia hay giữa các dân tộc, chủng tộc và tôn giáo Xung đột và bạo lực có thể gây cản trở mạnh mẽ đến đầu tư của

các công ty quốc tế Bạo lực làm suy yếu khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm, gây

khó khăn cho việc nhận nguyên liệu và thiết bị, gây cản trở việc tuyển dụng những nhân công giỏi Xung đột cũng đe doạ cả tài sản (văn phòng, nhà máy và thiết bị sản xuất) và cuộc sống của nhân công

Xung đột xảy ra do nhiều nguyên nhân Trước hết nó có thể bắt nguồn từ sự oán giận

và bất đồng với chính phủ Khi mà những giải pháp hoà bình giữa người dân và chính phủ thất bại, xung đột có thể xảy ra để dẫn tới thay đổi người lãnh đạo Thứ hai, xung đột diễn ra do tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia Chẳng hạn như Ấn Độ và Pakitxtan tiếp tục tranh chấp vùng lãnh thổ Kashmir Hai quốc gia này đã trải qua 3 cuộc chiến nhằm giành quyền kiểm soát khu vực này Một cuộc tranh chấp biên giới khác giữa Ecuador và Peru Hai nước vùng Nam Mỹ này đã xung đột 3 lần, vào thời gian gần nhất là vào 1995 Cuối cùng, chiến tranh xảy ra giữa các dân tộc, chủng tộc và tôn giáo Ngoài sự tranh chấp ở Pakitxtan, xung đột còn thường xuyên xảy ra giữa đạo Hồi và đạo Hindu ở ngay tại Ấn Độ Các công ty hoạt động ở Ấn Độ chịu những rủi ro tôn giáo có thể bị gián đoạn công việc kinh doanh

Khủng bố và bắt cóc: Bắt cóc và các cuộc khủng bố là phương tiện để các thế lực

khẳng định vị thế chính trị Khủng bố có mục đích tạo ra sự lo sợ và ép buộc sự thay đổi

Trang 32

thông qua việc gây ra những cái chết và tàn phá tài sản một cách bất ngờ và không lường trước được Bắt cóc thường được sử dụng nhằm tài trợ tài chính cho các hoạt động khủng

bố Những nhà quản trị làm việc cho các công ty nước ngoài lớn thường là mục tiêu hấp dẫn đối với những kẻ bắt cóc với hy vọng có thể được trả những khoản tiền chuộc hậu

hĩnh

Chiếm đoạt tài sản: Đôi khi một số chính phủ có thể chiếm đoạt tài sản của các công

ty trên lãnh thổ của họ Sự chiếm đoạt diễn ra dưới 3 hình thức: Tịch thu - chuyển tài sản

của công ty vào tay chính phủ mà không có sự đền bù nào Thông thường không có cơ sở

pháp lý nào cho việc đền bù hoặc hoàn trả lại tài sản; Sung công - chuyển tài sản của tư

nhân cho chính phủ nhưng được đền bù Ngày nay, các chính phủ ít sử dụng đến biện pháp tịch thu hoặc xung công, vì điều này có thể ảnh hưởng đến đầu tư trong tương lai Các công ty đã đầu tư thì lo sợ mất tài sản, còn các công ty dự định đầu tư vào địa phương có thể từ bỏ ý định này do lo ngại việc tịch thu hay sung công tài sản có thể xảy

ra; Quốc hữu hoá – Chính phủ đứng ra nắm quyền kiểm soát cả một ngành nào đó

Quốc hữu hoá phổ biến hơn xung công và tịch thu Trong khi sung công áp dụng đối với một hoặc một số công ty nhỏ trong một ngành, thì quốc hữu hoá diễn ra đối với toàn

bộ ngành Những ngành được chọn để quốc hữu hoá là những ngành liên quan đến an ninh quốc gia và những ngành tạo ra nhiều của cải Ví dụ vào những năm 1970, Chile đã quốc hữu hoá ngành công nghiệp khai thác đồng Quốc hữu hóa được các chính phủ áp dụng vì 4 lý do sau:

 Chính phủ phải quốc hữu hoá những ngành mà họ cho rằng các công ty nước ngoài chuyển lợi nhuận tới đầu tư ở những nước khác có mức thuế thấp Quốc hữu hoá trao cho chính phủ quyền kiểm soát luồng tiền tạo ra bởi ngành này

 Chính phủ tiến hành quốc hữu hoá một ngành bởi vì tư tưởng lãnh đạo Ví dụ một đảng lãnh đạo cho rằng có thể bảo vệ được một ngành thông qua trợ giúp của chính phủ

Đó là quan điểm của đảng Lao động ở Anh quốc phổ biến trong suốt chiến tranh thế giới thứ II

 Quốc hữu hoá đôi khi là công cụ chính trị Nhà nước hứa là sẽ đảm bảo việc làm nếu được quốc hữu hoá

Trang 33

15

 Quốc hữu hoá có thể là giải pháp trợ giúp những ngành mà các công ty tư nhân không muốn hoặc không có khả năng đầu tư, chẳng hạn như đầu tư vào những ngành công cộng Chính phủ thường kiểm soát ngành công cộng và tài trợ hoạt động cho các ngành này từ thuế

Thay đổi chính sách: Chính phủ có thể đưa ra những chính sách có tác động đến

những doanh nghiệp nào đó Sự thay đổi chính sách của chính phủ có thể xuất phát từ nguyên nhân mất ổn định xã hội hoặc là do có sự tham gia của các chính đảng mới

Yêu cầu địa phương: Các công ty nước ngoài có thể được yêu cầu: i) Phải tuyển dụng

những nhân công địa phương; ii) Sử dụng toàn bộ hoặc một phần nguyên, nhiên vật liệu của địa phương Những yêu cầu của địa phương có thể gây bất lợi đến hoạt động của các công ty nước ngoài trong dài hạn do dẫn đến chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm giảm sút hoặc cả hai

2.2.3 Phòng ngừa rủi ro chính trị

Bên cạnh kiểm soát và dự đoán những khả năng thay đổi chính trị, các công ty quốc tế phải cố gắng quản lý được rủi ro chính trị có thể đe dọa hoạt động hiện tại cũng như trong tương lai Có năm công cụ ngăn ngừa và hạn chế rủi ro chính trị đó là: né tránh, thích nghi, phụ thuộc, thu thập thông tin, và những chính sách của địa phương

Né tránh: Né tránh đơn giản là hạn chế đầu tư vào những khu vực có nguy cơ cao về

biến động chính trị Các công ty thường không đầu tư hoặc rút vốn khỏi những nước có

sự bất ổn cao về chính trị

Thích nghi: Thích nghi có nghĩa là kết hợp chặt chẽ rủi ro với chiến lược kinh doanh,

Các doanh nghiệp thường lựa chọn giải pháp thích nghi với những khu vực có rủi ro chính trị cao bằng một trong những phương thức sau:

Vốn nợ và vốn cổ phần ở địa phương: Thực chất đây là việc chia sẻ rủi ro với các đối

tác địa phương thông qua việc tham gia cấp tín dụng hoặc góp vốn cổ phần để cùng chia

sẻ lợi nhuận và rủi ro với công ty Vốn tín dụng và vốn cổ phần trong đó phải kể đến tài trợ cho các hoạt động kinh doanh ở địa phương bằng sự trợ giúp của các hãng địa phương, công đoàn, các định chế tài chính và chính phủ Sự trợ giúp của các tổ chức được thực hiện thuận lợi với điều kiện phải đảm bảo là các thế lực chính trị không làm

Trang 34

gián đoạn các hoạt động trên Nếu là hoạt động góp vốn, các đối tác chấp nhận cắt giảm lợi nhuận Nếu là những khoản cho vay, họ nhận được lãi suất Rủi ro được giảm xuống bởi vì các đối tác ở địa phương nhận được lợi ích

Trợ giúp phát triển Trợ giúp phát triển cho phép các công ty nước ngoài trợ giúp các

công ty trong nước hoặc khu vực trong phát triển mạng lưới thông tin và giao thông, cải thiện chất lượng cuộc sống ở địa phương Khi đó các công ty và quốc gia đó trở thành đối tác của nhau và cả hai bên cùng có lợi

Bảo hiểm các công ty mua bảo hiểm để chống lại rủi ro chính trị tiềm ẩn Có một số

chính sách bảo vệ các công ty khi mà chính quyền địa phương hạn chế việc chuyển tiền

những thiệt hại do bạo lực, chiến tranh, khủng bố gây ra

Duy trì mức độ phụ thuộc: Thông thường, một công ty duy trì sự phụ thuộc nước sở

tại vào hoạt động của nó Công ty nước ngoài có thể theo ba hướng tiếp cận sau đây: i) Giải thích cho người dân và các quan chức địa phương tầm quan trọng của họ đối với phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống Nói cách khác, họ minh chứng được địa phương nhận được lợi ích qua hoạt động của công ty nước ngoài; ii) Sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ và các nguồn lực sẵn có khác của địa phương; iii) Cố gắng giành toàn

bộ quyền kiểm soát kênh phân phối ở địa phương để nếu bị đe dọa thì công ty có thể từ chối cung cấp cho các khách hàng là người tiêu dùng và các công ty địa phương

Thu thập thông tin: Công ty có thể dựa vào hai nguồn dữ liệu cần thiết cho việc dự

báo chính xác rủi ro chính trị: i) Đánh giá của bản thân người lao động về mức độ rủi ro chính trị Những công nhân có thời gian làm việc ở một nước đủ dài để hiểu được văn hoá và chính trị ở đây, cũng chính vì vậy, đây là nguồn thông tin đáng tin cậy; (ii) Thông tin từ những hãng chuyên cung cấp dịch vụ dự báo rủi ro chính trị Đó là các ngân hàng, chuyên gia phân tích chính trị, các ấn phẩm mới xuất bản, và các dịch vụ đánh giá rủi ro Tất cả những dự đoán rủi ro này đều sử dụng các tiêu chí và phương pháp khác nhau Nhiều hãng đưa ra các báo cáo rủi ro chính trị chi tiết kể cả mức độ và nguồn gốc rủi ro cho mỗi quốc gia Bởi vì dịch vụ này khá đắt đỏ, cho nên các doanh nghiệp và công ty nhỏ thường quan tâm những nguồn thông tin miễn phí sẵn có

Trang 35

17

Tác động đến đời sống chính trị địa phương: Công ty có thể tìm cách tác động đến

chính trị địa phương thông qua hình thức vận động hành lang - tiếp cận các nhà làm luật

và các chính trị gia một cách trực tiếp hoặc thông qua những người trung gian để tuyên truyền về những lợi ích mà công ty có thể mang lại cho địa phương Mục đích cuối cùng

là nhằm nhận được sự ủng hộ của luật pháp – các quy định luật pháp thuận lợi được thông qua, hoặc các quy định không thuận lợi bị bác bỏ

2.3 Môi trường luật pháp

sở hữu công cộng và việc ban hành pháp luật hạn chế hoạt động mang tính chất cá nhân Ngược lại, chế độ cộng hoà có xu hướng khuyến khích hoạt động của tư nhân, và bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ thông qua luật quyền tài sản khá chặt chẽ

Quyền và trách nhiệm của các đảng đối với hoạt động kinh doanh ở các dân tộc khác nhau thì khác nhau Hơn nữa, chiến lược kinh doanh phải linh hoạt mới thích nghi được

hệ thống pháp luật khác nhau Ví dụ luật bảo vệ tài sản trí tuệ khá quan trọng đối với các công ty quốc tế

2.3.2 Các hệ thống luật pháp trên thế giới

Có ba hệ thống pháp luật chính được áp dụng trên thế giới: thông luật, dân luật và thần

luật (luật mang màu sắc tôn giáo)

Thông luật - Hệ thống pháp luật dựa trên những yếu tố lỉch sử của luật pháp, dựa vào đó

mà toà án xử lý những tình huống cụ thể Thông luật bắt nguồn từ Anh quốc vào thế kỷ

Trang 36

thứ 17 và nó được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới Một hệ thống thường luật

phản ánh 3 nhân tố:

 Nhân tố truyền thống: là lịch sử pháp luật của quốc gia

 Các tiền lệ: các quy ước có tính chất bắt buộc xuất hiện trước khi có toà án

 Cách sử dụng: là những cách thức mà theo đó luật pháp được áp dụng cho một tình huống cụ thể

Đối với thường luật, toà án giải quyết một trường hợp nào đó thông qua việc làm sáng

tỏ các yếu tố lịch sử, tiền lệ, và cách sử dụng Tuy nhiên mỗi bộ luật được vận dụng khác nhau đôi chút trong mỗi tình huống cụ thể Trong giao dịch kinh doanh tại các nước áp dụng hệ thống thông luật, hợp đồng kinh doanh – là thoả thuận mang tính chất pháp lý giữa hai bên – có xu hướng có nội dài và phức tạp nhằm loại trừ nguy cơ tranh chấp giữa các bên bắt nguồn từ sự diễn giải khác nhau Các công ty phải xác định thời gian rõ ràng trong hợp đồng, và phải cam kết trả một khoản tiền lớn để nhận được sự tư vấn pháp luật Xét về mặt tích cực, thông luật khá linh hoạt Thay vì áp dụng cứng nhắc trong mọi tình huống, hệ thống luật này có thể được sử dụng để xử lý những trường hợp và tình huống

cụ thể Thông luật được áp dụng ở Australia, Anh, Canada, New Zealand, Mỹ và nhiều nước khác ở châu Á và châu Âu

Dân luật (luật dân sự) - Luật dựa trên các quy định, quy tắc bằng văn bản Luật dân

sự là bộ luật lâu đời và thông dụng nhất trên thế giới, xuất hiện ở Rome vào thế kỷ 15 trước công nguyên Luật dân sự ít có sự đối lập như thông luật bởi vì nó không cần giải thích các điều luật theo lịch sử hình thành, tiền lệ và cách sử dụng Hợp đồng kinh doanh dựa trên luật dân sự thường có có nội dung ngắn gọn, việc soạn thảo đơn giản hơn, ít tốn kém thời gian và chi phí hơn Tất cả những quyền lợi và trách nhiệm đều trực tiếp thể hiện trong hợp đồng Tuy nhiên, nhược điểm có bản của luật dân sự là tính cứng nhắc, có

xu hướng bỏ qua những tình huống đơn lẻ Luật dân sự được áp dụng ở hầu hết các nước châu Âu lục địa, Cuba, Puerto Rico, Quebec và tất cả các nước ở Trung và Nam Châu Phi

Thần luật (luật thần quyền) - Luật dựa trên các nền tảng tôn giáo Có ba luật thần

quyền điển hình là luật đạo Hồi, luật Hindu và luật Do thái Mặc dù luật đạo Hin Đu được

Trang 37

19

hạn chế tại Ấn Độ, nhưng nó vẫn ảnh hưởng lớn tới văn hoá và tâm linh của người dân nước này Tương tự, luật Do Thái cũng còn những ảnh hưởng nhất định Luật Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất trong các luật thần quyền Luật đạo Hồi là bộ luật đầu tiên bao trùm yếu tố đạo đức và luân thường đạo lý, có ảnh hưởng đến đến các giao dịch thương mại Luật này hạn chế những hình thức đầu tư được coi là xâm phạm đến đạo đức trong kinh doanh Ví dụ theo luật đạo Hồi, các ngân hàng không được tính lãi các khoản vay và lãi suất các chứng chỉ tiền gửi Thay vì đó các khoản đi vay này giúp ngân hàng có được lợi nhuận thông qua đầu tư, và những người cho vay có được thu nhập thông qua đầu tư của ngân hàng Tương tự những sản phẩm vi phạm đến đạo Hồi như rượu và thuốc

lá đều bị cấm

Các công ty hoạt động ở những nước tồn tại luật thần quyền phải hết sức lưu ý đến các yếu tố như tín ngưỡng, niềm tin và văn hoá địa phương Họ nên xem xét tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm những thông lệ và chính sách đầu tư sao cho đảm bảo phù hợp với không chỉ pháp luật mà cả tôn giáo và văn hoá địa phương

Nhìn chung, luật pháp liên quan đến chất lượng sản phẩm, trách nhiệm với sản phẩm,

ô nhiễm môi trường, đối xử với công nhân được áp dụng rộng rãi ở những nước Châu Âu

và châu Mỹ hơn là ở những nước Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh Một số công ty quốc

tế có thể khai thác những chuẩn mực khác nhau ở những nước khác nhau Ví dụ một công

ty có thể sản xuất sản phẩm bị cấm ở một nước để bán sản phẩm đó sang nước khác Vì vậy, sự khác nhau của luật pháp làm nảy sinh vấn đề đạo đức trong hoạt động kinh doanh quốc tế

2.3.3 Các vấn đề luật pháp quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

Luật quốc tế

Hiện nay mặc dầu còn chưa được rõ ràng, nhưng hệ thống luật pháp quốc tế đã có những điểm chung nhất định Luật quốc tế ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật chống độc quyền, thuế, luật phân xử tranh chấp hợp đồng và những vấn đề thương mại nói chung Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế khuyến khích việc áp dụng các chuẩn mực thống nhất Trong số các tổ chức có Liên Hiệp Quốc, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức về sự thống nhất của các luật tư nhân ở Rome đã đề

Trang 38

ra các quy định cho kinh doanh quốc tế Tuy nhiên do hệ thống pháp luật ở các nước còn

có sự khác biệt đáng kể nên các công ty thường thuê các chuyên gia pháp luật ở những nước mà họ kinh doanh Điều này có thể làm tăng chi phí Nhưng một điều thuận lợi, hệ thống pháp luật giữa các nước đều có chuẩn mực chung Tuy nhiên, chuẩn mực đó không hoàn toàn đồng nhất trong hệ thống pháp luật ở các nước

Quyền sở hữu trí tuệ

Tài sản là kết quả do hoạt động trí tuệ của con người và những nguồn lực đó gọi là tài sản trí tuệ, ví dụ như tiểu thuyết, phần mềm máy tính, thiết kế, bí quyết, phát minh, sáng chế, công thức chế tạo… Ví dụ như công thức làm nước giải khát của hãng Coca Cola Xét về mặt kỹ thuật, nó là kết quả của sản phẩm công nghiệp (hoặc là phát minh sáng chế hoặc nhãn hiệu đăng ký) hoặc bản quyền và vấn đề hạn chế độc quyền Nhiều đạo luật bảo về quyền tài sản được xây dựng – chứng nhận về nguồn gốc và bất kỳ thu nhập nào được tạo

ra Giống như các tài sản khác, tài sản trí tuệ cũng được mua bán, cấp giấy phép nhằm thu được phí và các quyền lợi khác Luật quyền tài sản được hình thành để bảo vệ và bồi

chính phủ gây áp lực các nước khác thực thi mạnh mẽ các đạo luật bảo vệ tài sản Cho đến nay, những nỗ lực đó đã được đền đáp Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã áp dụng luật bảo vệ trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ có thể được chia thành quyền sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả

Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm bằng sáng chế và nhãn hiệu đăng ký – thường là

tài sản có giá trị nhất của công ty Luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được xây dựng nhằm bảo vệ những hoạt động sáng tạo và phát minh Ở Mỹ Đạo luật bằng sáng chế Liên bang Mỹ được ban hành nhằm khuyến khích mọi người đưa ra các phát minh sáng chế và

áp dụng vào cuộc sống Tương tự, luật nhãn hiệu đăng ký khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào những sản phẩm mới và đảm bảo với người tiêu dùng rằng họ nhận được những sản phẩm giống nhau từ cùng một nhà sản xuất

Trang 39

21

Bằng phát minh sáng chế: giấy cấp cho người phát minh hoặc là quá trình ngăn chặn

những người khác làm, sử dụng và bán những phát minh đã được đăng ký này Bằng phát

minh sáng chế yêu cầu những phát minh phải đảm bảo các yếu tố là mới và khả dụng Nhãn hiệu đăng ký: nhãn hiệu đăng ký là những từ hoặc các biểu tượng phân biệt sản

phẩm và nhà sản xuất ra nó Lợi ích của khách hàng là họ hiểu được chất lượng sản phẩm

mà họ mua sản phẩm của các hãng nổi tiếng Nhãn hiệu được đăng ký bao gồm những từ ngữ và biểu tượng để phân biệt các sản phẩm Việc thực thi các chính sách có sự khác nhau ở các nước Thế nhưng có một số chuẩn mực chung được áp dụng Chẳng hạn như

ở Liên minh Châu Âu, các văn phòng bảo vệ quyền nhãn hiệu được mở để giúp cảnh sát điều tra những vi phạm ở bất cứ nước nào trong liên minh

Bản quyền tác giả trao cho người sở hữu có quyền tự do xuất bản hoặc quyền quyết

định về sản phẩm của mình Bản quyền tác giả còn cho biết rõ thời gian và tên người sở hữu Một người sở hữu có những quyền sau:

 Quyền được tái xuất bản

 Quyền được nhận sản phẩm mới từ bản quyền

 Quyền được bán và phân phối các bản sao chép

 Quyền định đoạt sản phẩm từ bản quyền

 Quyền công bố bản quyền ra công chúng

Người sở hữu bản quyền gồm tác giả và nhà xuất bản như ở trong văn học, âm nhạc, chương trình phần mềm máy tính, nghệ sĩ, những bức tranh và hoạ sĩ Một bản quyền tác giả cấp cho sự biểu hiện cụ thể của ý tưởng, chứ không phải bản thân ý tưởng

An toàn và trách nhiệm đối với sản phẩm

Hầu hết các nước đều có đạo luật bảo vệ sản phẩm, đưa ra các tiêu chuẩn áp dụng cho các

nhà sản xuất Trách nhiệm đối với sản phẩm yêu cầu các nhà sản xuất, người bán và các

đối tượng khác, gồm cả các nhân viên công ty phải có trách nhiệm đối với những thiệt hại, thương tích hoặc chết chóc do các sản phẩm khuyết tật gây ra Tổn thất có thể phải được bồi thường cả bằng tiền thông qua bộ luật dân sự và tiền phạt, hoặc có thể bị phạt tù theo luật hình sự Hoà giải phải được thực hiện thường xuyên trước khi vụ việc được đưa

Trang 40

ra toà án Nước Mỹ có bộ luật quy định về trách nhiệm sản phẩm khắt khe nhất trên thế giới, tiếp theo là châu Âu Các nước kém phát triển và các nước mới phát triển là kém nhất trong lĩnh vực này Bởi vì lẽ đó, phí bảo hiểm và chi phí pháp lý là cao hơn ở những nước có bộ luật quy định trách nhiệm đối với sản phẩm Bồi thường cho những sản phẩm khuyết tật ở Mỹ cao hơn nhiều lần ở những nước phát triển khác Để thích nghi với những bộ luật quốc tế khác nhau có thể là quá trình phức tạp Việc thực thi luật bảo đảm

an toàn sản phẩm có sự khác nhau giữa các nước

Thuế

Chính phủ các nước dùng thu nhập từ thuế doanh thu cho nhiều mục đích Tiền thuế được dùng để trả lương, xây dựng quân đội, điều hoà thu nhập từ người giàu sang người nghèo Chính phủ cũng đánh thuế trực thu, còn gọi là thuế tiêu dùng, nó phục vụ cho hai mục đích: i) khắc phục hậu quả của việc tiêu dùng một sản phẩm nào đó; ii) làm cho hàng hoá nhập khẩu đắt hơn để bảo vệ sản xuất trong nước

Thuế tiêu dùng được đánh trên những sản phẩm như rượu và thuốc lá để điều trị bệnh tật sinh ra từ việc tiêu dùng những sản phẩm này Tương tự, thuế đánh trên sản phẩm xăng dầu để xây dựng và sửa chữa cầu cống và đường xá Thuế đánh trên những sản phẩm nhập khẩu giúp cho những sản phẩm địa phương có lợi thế hơn về mặt giá cả

Luật chống độc quyền

Các đạo luật chống độc quyền được xây dựng nhằm chống các công ty ấn định giá cả, chiếm lĩnh thị trường, và tận dụng những lợi thế độc quyền trên thị trường Những đạo luật như vậy sẽ đảm bảo cho khách hàng được tiếp cận những sản phẩm đa dạng với mức giá hợp lý Mỹ là nước có đạo luật chống độc quyền khắt khe nhất trên thế giới Luật chống độc quyền ở Đức cũng tương tự

Các công ty bị chế tài bởi luật chống độc quyền cho rằng họ bị mất lợi thế do phải chia sẻ thị phần với các đối thủ cạnh tranh trong nước Vì vậy, những công ty hoạt động ở những nước có đạo luật chống độc quyền thường được miễn thuế trong một số giao dịch quốc tế Một số công ty nhỏ cho rằng họ có thể có điều kiện cạnh tranh tốt hơn đối với các công ty quốc tế lớn nếu không vi phạm luật chống độc quyền Trong khi thiếu vắng một tổ chức thực thi đạo luật chống độc quyền, những mặt trái của đạo luật chống độc

Ngày đăng: 03/06/2024, 09:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w