1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Giáo trình kinh tế quốc tế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp

74 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Kinh Tế Quốc Tế Nghề Kế Toán Doanh Nghiệp - Trung Cấp
Tác giả Nhóm Tác Giả
Trường học Trường Trung Cấp Tháp Mười
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Giáo Trình
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 623,74 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ (6)
    • 1. Giới thiệu khái quát về môn học kinh tế quốc tế (6)
      • 1.1. Khái niệm kinh tế quốc tế (6)
      • 1.2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu (6)
      • 1.3. Nội dung khoa học kinh tế quốc tế (6)
      • 1.4. Các học thuyết kinh tế trong trao đổi quốc tế (7)
    • 2. Một số vấn đề về mậu dịch quốc tế (13)
      • 2.1. Vì sao các nước phải giao thương với nhau? (13)
      • 2.2. Mậu dịch quốc tế có những đặc điểm gì? (14)
      • 2.3. Mậu dịch quốc tế những năm gần đây thay đổi theo xu hướng nào? (15)
      • 2.4. Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT) (15)
    • 3. Những đặc điểm của nền kinh tế thế giới (17)
      • 3.1. Khái niệm về nền kinh tế thế giới (17)
      • 3.2. Tính chất quan hệ kinh tế quốc tế (20)
      • 3.3. Đặc điểm nền kinh tế thế giới (20)
    • 4. Cơ sở hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế (22)
      • 4.1. Khái niệm (22)
      • 4.2. Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế (22)
  • CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ (27)
    • 1. Quan điểm của phái trọng thương về mậu dịch quốc tế (27)
      • 1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội (27)
      • 1.2. Quan điểm kinh tế cơ bản (27)
      • 1.3. Nội dung chính về Quan điểm của phái trọng thương (29)
    • 2. Adam Smith với lý thuyết lợi thế tuyệt đối (29)
    • 3. Lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 - 1823) (31)
    • 4. Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler (34)
  • CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ (40)
    • 1. Chi phí cơ hội gia tăng (40)
    • 2. Lý thuyết của Heckscher - Ohlin về lợi thế tương đối (40)
    • 3. Lý thuyết H-O-S (41)
    • 4. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm (42)
      • 4.1 Giai đoạn sản phẩm mới (42)
      • 4.2 Giai đoạn sản phẩm chín mùi (42)
      • 4.3 Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa (43)
    • 5. Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương Michael Porter (43)
  • CHƯƠNG 4: THUẾ QUAN – MỘT HÌNH THỨC HẠN CHẾ MẬU DỊCH (45)
    • 1. Những vấn đề chung về thuế quan (45)
      • 1.2. Phân loại thuế quan (45)
      • 1.2. Vai trò của thuế quan (46)
      • 1.3. Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hiệu quả (47)
    • 2. Phân tích cân bằng cục bộ sự tác động của thuế quan (49)
    • 3. Lý thuyết về cơ cấu thuế quan (50)
    • 4. Thuế quan đối với nước nhỏ và nước lớn (51)
      • 4.1. Đối với nước nhỏ (51)
      • 4.2. Đối với nước lớn (52)
  • CHƯƠNG 5.........................................................................................................54 (54)
    • 1. Quota (hạn ngạch) (54)
      • 1.1. Khái niệm – đặc điểm (45)
      • 1.2. Những tác động của Quota nhập khẩu (54)
      • 1.3 So sánh Quota nhập khẩu với thuế quan (55)
    • 2. Các hình thức hạn chế mậu dịch phi thuế quan khác (55)
      • 2.1. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (55)
      • 2.2. Bán phá giá (56)
      • 2.3. Trợ cấp xuất khẩu (57)
    • 3. Khía cạnh KTCT của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch (58)
    • 4. Đàm phán mậu dịch đa phương (60)
  • CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (61)
    • 1. Thị trường ngoại hối (61)
      • 1.1. Khái niệm, thành phần của thị trường ngoại hối (61)
      • 1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối (63)
      • 1.3. Vai trò của thị trường ngoại hối (64)
    • 2. Tỷ giá hối đoái (65)
      • 2.1. Khái niệm (65)
      • 2.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế (65)
      • 2.3. Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái (65)
      • 2.4. Các loại của tỷ giá hối đoái (66)
      • 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái (67)
  • CHƯƠNG 7: CÁN CÂN THANH TOÁN (70)
    • 1. Khái niệm về cán cân thanh toán (70)
    • 2. Nguyên tắc hạch toán trong cán cân thanh toán (70)
      • 2.1. Nợ và có (70)
      • 2.2. Hạch toán ghi sổ kép (70)
    • 3. Các khoản mục trong cán cân thanh toán (71)
      • 3.1. Tài khoản vãng lai (71)
      • 3.2. Tài khoản vốn (71)
      • 3.3. Hạng mục cân đối (72)
    • 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế (72)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................74 (74)

Nội dung

+ Hiểu được các các nghiệp vụ cơ bản về thị trường ngoại hối và tỷ giáhối đoái + Hiểu được mối quan hệ giữa mậu dịch với phân phối thu nhập;giữa thương mại với tăng trưởng kinh tế và phá

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Giới thiệu khái quát về môn học kinh tế quốc tế

1.1 Khái niệm kinh tế quốc tế

Kinh tế quốc tế (hay Kinh tế học quốc tế) nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa các nền kinh tế của các nước và các khu vực trên thế giới

Kinh tế quốc tế là môn khoa học nghiên cứu những vấn đề về phân phối và sử dụng các nguồn lực, tài nguyên giữa các quốc gia, các nền kinh tế thông qua việc trao đổi hàng hoá hữu hình và vô hình, dịch vụ, sự vận động của các yếu tố sản xuất, chuyển đổi tiền tệ và thanh toán giữa các nước

1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của kinh tế quốc tế chính là nền kinh tế thế giới. Kinh tế quôc tế nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia, không những trong trạng thái tĩnh mà còn trong trạng thái động Mục đích của môn học là:

- Cung cấp những kiến thức khái quát về một nền kinh tế thế giới hiện đại

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và những chính sách ảnh hưởng đến nó

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về di chuyển quốc tế các nguồn lực

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính- tiền tệ quốc tế nhằm thấy được sự vận động của thiọ trường tài chính- tiền tệ giữa các nước.

1.3 Nội dung khoa học kinh tế quốc tế

Nền kinh tế thế giới theo cách tiếp cận hệ thống thì có hai bộ phận cấu thành sau: Các chủ thể kinh tế quốc tế, bao gồm:

- Hơn 200 nền kinh tế của các quốc gia độc lập trên toàn thế giới

- Các công ty, doanh nghiệp đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia

- Các định chế, tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế như: WB,IMF, WTO, ADB, EU, APEC, …

Các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm:

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hóa và dịch vụ

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế tư bản

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế sức lao động

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế tài chính - tiền tệ

Từ cách tiếp cận trên nên môn học này tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính như sau:

- Thương mại quốc tế (hàng hóa và dịch vụ)

- Nguồn nhân lực quốc tế

- Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.4 Các học thuyết kinh tế trong trao đổi quốc tế

1.4.1 Chủ nghĩa Trọng thương – Mercantilism.

Hoàn cảnh ra đời từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII, gắn liền với một số tác giả tiêu biểu người Pháp như Jean Bordin, Melton, Jully, Corbert, và người Anh như Thomax Mun, James Stewart, Josias Chhild v.v…

1.4.1.1 Nội dung chính của Chủ nghĩa Trọng thương: Đề cao vai trò của tiền tệ: Chủ nghĩa Trong thương coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu có, và trong tiền tệ thì vàng, bạc, kim loại quý được đặc biệt coi trọng Thời kỳ đó là thời kỳ tích lũy tư bản do vậy đề cao vai trò của tiền tệ đặc biệt là vàng bạc, vàng bạc được các quốc gia phong kiến sử dụng để chi trả như nuôi quân đội, trang trải chi phí chiến tranh v.v Để tích lũy thì các quốc gia phong kiến sử dụng nhiều phương pháp như xuất siêu, cướp biển, buôn bán nô lệ v.v…

Coi trọng thương mại, đặc biệt là ngoại thương, trong ngoại thương phải thực hiện xuất siêu (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu), để có thể xuất siêu các quốc gia phải thực hiện những chính sách:

- Chính sách với thuộc địa: xuất khẩu những sản phẩm nguyên liệu thô và sơ chế với giá thấp, các nhà tư bản giữ độc quyền thương mại trên thị trường các nước thuộc địa nhằm ngăn cản các nước này sản xuất, các nước này buộc phải nhập khẩu hàng hoá thành phẩm, sản phẩm công nghiệp chế biến từ các nước chính quốc.

- Đạt thặng dư mậu dịch bằng cách tăng xuất bằng những công cụ của nhà nước như trợ cấp xuất khẩu, chú trọng xuất khẩu những hàng hoá có hàm lượng chế biến cao (hạn chế xuất những sản phẩm thô, sơ chế), giảm nhập khẩu (riêng mặt hàng vàng bạc lại được khuyến khích nhập khẩu).

Lợi nhuận: là kết quả của trao đổi không ngang giá (một hình thức lừa gạt – lợi nhuận của quốc gia này có được là nhờ sự nghèo đi của quốc gia khác – thặng dư của quốc gia này là thâm hụt của quốc gia khác).

- Đề cao vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế: Để đạt được xuất siêu, giảm nhập thì các công cụ của nhà nước là rất quan trọng như

- Khuyến khích xuất khẩu bằng các biện pháp tài chính như trợ giá cho xuất khẩu, cung cấp tín dụng v.v…

- Hạn chế nhập khẩu bằng những những công cụ truyền thống như hàng rào thuế quan (đánh thuế thật cao).

1.4.1.2 Ưu điểm của Chủ nghĩa Trọng thương:

Lần đầu tiên, các hiện tượng kinh tế được giải thích bằng lý luận Trước kia các hiện tượng kinh tế chỉ được giải thích bằng tôn giáo, bằng kinh nghiệm chứ chưa có học thuyết khoa học nào. Đề cao được vai trò của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế Bối cảnh lịch sử kinh tế thời kỳ đó là tự cung, tự cấp, mà Chủ nghĩa Trọng thương đề cao vai trò của thương mại đặc biệt là thương mại quốc tế thì đó là một cuộc cách mạng trong nhận thức ở thời kỳ này.

Nhận thức được vai trò điều tiết của Nhà nước Chủ nghĩa Trọng thương đã nhận thức được vai trò của nhà nước với tư cách là một chủ thể chủ đạo trong quan hệ kinh tế quốc tế và đồng thời cũng nhận thức được tầm quan trọng của các công cụ của nhà nước có thể sử dụng để điều tiết xuất nhập khẩu cũng như nền kinh tế nói chung.

Quan niệm chưa đúng về của cải, về nguồn gốc giàu có của một quốc gia. Chủ nghĩa này cho rằng muốn giàu có thì phải có nhiều tiền, mà muốn có nhiều tiền thì phải xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.

Quan niệm chưa đúng về lợi nhuận trong thương mại Chủ nghĩa Trọng thương coi lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá (quốc gia này giàu lên nhờ sự nghèo đi của quốc gia khác) Ta thấy rằng nếu lợi nhuận trong thương mại quốc tế mà cứ như vậy thì những quốc gia bị thua thiệt trong thương mại sẽ không tham gia thương mại quốc tế nữa do vậy thương mại quốc tế sẽ không phát triển lâu dài được.

Chưa nêu lên bản chất bên trong của hiện tượng kinh tế.

Một số vấn đề về mậu dịch quốc tế

2.1 Vì sao các nước phải giao thương với nhau?

Chúng ta không trồng lúa mỳ nên phải nhập khẩu bột mỳ, tương tự như điện thoại di động, máy vi tính, máy bay, ô tô, … Ngược lại người Nhật sản xuất không đủ gạo cho tiêu dùng nên họ phải mua gạo Việt Nam Singapore thì mua dầu thô Việt Nam sau đó tinh chế và bán xăng thành phẩm lại cho Việt Nam Từ đó cho ta thấy bất kỳ quốc gia nào cũng không có đủ nguồn lực để sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân Những nguồn lực đó bao gồm tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ … Người ta gọi đấy là sự giới hạn nguồn lực quốc gia

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn có người mua gạo Thái Lan ăn; ngược lại có một hợp tác xã tại Phú Tân – An Giang đã xuất sang Thái Lan rất nhiều nếp trong năm 2005 Người Mỹ sản xuất được rất nhiều xe hơi bán khắp thế giới nhưng họ vẫn mua xe hơi Nhật Có nhiều quốc gia sản xuất được rượu vang nho nhưng phải uống rượu vang Pháp thì mới

“sành điệu” Rõ ràng tâm lý, thị hiếu tiêu dùng đa dạng cũng khuyến khích việc mua bán hàng hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới

Tuy nhiên nếu nói rằng lợi ích của ngoại thương thu được xuất phát từ hai lí do này thì đúng nhưng hoàn toàn chưa đầy đủ, vì thật ra các nước còn thu được lợi ích lớn hơn rất nhiều từ những lí do khác; chúng được trình bày chi tiết trong các chương tiếp theo.

2.2 Mậu dịch quốc tế có những đặc điểm gì?

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế chung của thế giới hiện nay là xu thế hoà hoãn, chuyển từ đối đầu sang đối thoại Tuy nhiên, những xung đột quốc tế vẫn còn và ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển của kinh tế thế giới, và những xung đột chính trị thường tạo ra những ảnh hưởng lớn về kinh tế Mặc dù số lượng các cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới đã giảm nhưng những xung đột vẫn tồn tại ở nhiều nơi Những nguyên nhân gây ra những xung đột đó là những vấn đề về tôn giáo (đạo hồi, thiên chúa giáo), khủng bố (11/9), tranh chấp lãnh thổ (tranh chấp giữa các nước trong khu vực như Việt Nam – Trung Quốc, Indonesia – Malaysia v.v ) Khi còn những xung đột như vậy thì kinh tế bị ảnh hưởng rất nhiều Như sau khi xảy ra cuộc khủng bố 11/9, thì mọi người rất sợ đi máy bay đã gây ra tình trạng làm cho các hãng hàng không trên thế giới bị lâm vào tình trạng khủng hoảng phải sa thải rất nhiều nhân công lao động.

Cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển với nội dung rộng lớn ngày càng tác động trực tiếp tới mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội ở tất cả các nước Cuộc cách mạnh khoa hoặc công nghệ đã làm xuất hiện nền kinh tế tri thức mà đặc thù của kinh tế tri thức ta có thể thấy rất quan trọng như vai trò của công nghệ thông tin, người máy, thương mại điện tử v.v… Có rất nhiều khái niệm về nền kinh tế tri thức nhưng ta có thể hiểu rằng trong kinh tế tri thức vai trò của chất xám (hàm lượng chất xám), tri thức tạo ra giá trị sản phẩm ngày càng tăng Cách mạng khoa học công nghệ sẽ tác động tới cơ cấu trao đổi, trước kia nước nào giàu thì là những nước có nền công nghiệp phát triển, nhưng hiện nay cách đo lường để xem một nước phát triển hay không thì không thể dựa vào chỉ số về đóng góp của công nghiệp trên tổng GDP nữa mà sẽ được tính trên phần đóng góp của lĩnh vực dịch vụ cho tổng GDP.

Trong nhiều thập kỷ gần đây, khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương đã nổi lên, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, năng động nhất thế giới Cho dù là trước hay sau cuộc khủng hoảng năm 1997, khu vực này vẫn được coi là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, đây vẫn là khu vực thu hút được đầu tư nước ngoài lớn nhất Một trong những mô hình mà được thế giới nhắc đến về phát triển ở khu vực này là mô hình “Đàn sếu bay” – một nước dẫn đầu đi trước (Nhật Bản từ những năm 50, 60), sau đó các nước khác đi theo (như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan) rồi tiếp theo như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipin v.v… Cơ chế của mô hình này là chuyển giao công nghệ, theo lý thuyết vòng đời sản phẩm để thực hiện chuyển giao công nghệ, đầu tư nước ngoài, các nước phát triển xong sẽ chuyển giao cho các nước tiếp theo Tuy nhiên, mô hình này không được nhắc tới nữa sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.

WTO giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

2.3 Mậu dịch quốc tế những năm gần đây thay đổi theo xu hướng nào?

- Tốc độ tăng trưởng mậu dịch quốc tế tăng trưởng không đồng đều và có xu hướng tăng lên.

- Khu vực châu Á – Thái bình dương ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường thế giới.

- Cơ cấu thương mại trên thế giới ngày càn thay đổi theo hướng: Tăng tỉ trọng hàng hóa chế tạo, giảm bớt tỉ trọng các mặt hàng truyền thống Tăng tỉ trọng các mặt hàng vô hình, giảm bớt tỉ trọng các mặt hàng hữu hình.

- Xu hướng tự do hóa thương mại đang trên đà phát triển, tự do hóa thương mại song phương phát triển mạnh.

2.4 Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT)

ToT biểu thị số lượng một loại hàng hóa cần thiết để trao đổi lấy một loại hàng hóa khác Hiện nay, mọi hàng hóa đều được tính bằng tiền, ToT biểu thị giá cả của 2 loại hàng hóa

Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nhật Bản với giá 200$/tấn; ngược lại nhập khẩu máy vi tính từ Nhật Bản với giá 400$/cái Như vậy :

ToT của gạo = ẵ mỏy vi tớnh hay ToT của mỏy vi tớnh = 2 gạo

2.4.2 Điều kiện thương mại tổng quát

Trong mô hình nền kinh tế thế giới nhiều hơn 2 quốc gia và 2 sản phẩm thì ToT là tỷ số giữa chỉ số giá hàng xuất khẩu với chỉ số giá hàng nhập khẩu

Px : chỉ số giá hàng xuất khẩu

PM : chỉ số giá hàng nhập khẩu

Xi : tỷ lệ sản phẩm i trong tổng giá trị xuất khẩu

Mi : tỷ lệ sản phẩm i trong tổng giá trị nhập khẩu

N : tỷ lệ mậu dịch (ToT)

Việt Nam xuất khẩu gạo vào Tanzania và nhập khẩu xe máy từ Nhật Bản 1/6/2004:

Xuất khẩu 10 tấn gạo với giá 200$/tấn; Nhập khẩu 1 xe máy với giá 2000$/chiếc 1/6/2005:

Xuất khẩu 10 tấn gạo giá 240$/tấn; Nhập khẩu 1 xe máy với giá 3000$/chiếc

 Các yếu tố tác động đến điều kiện thương mại:

Sở thích tiêu dùng của thị trường nước nhập khẩu o Sự khan hiếm hàng hóa giao thương trên thế giới o Chất lượng hàng hóa giao thương o Khả năng thuyết phục của các doanh nghiệp xuất khẩu o Chính sách của chính phủ, đặc biệt là chính phủ các nước lớn

Những nước lớn có khả năng dùng chính sách tác động đến nhu cầu xuất, nhập khẩu của mình từ đó tác động đến mức giá thế giới và làm thay đổi ToT theo hướng có lợi cho mình

2.4.3 Ý nghĩa của Điều kiện thương mại:

Cho biết một nước đang ở vị trí thuận lợi hay bất lợi trong trao đổi quốc tế khi gặp biến động về giá cả

N > 1: nước đó đang ở vị trí thuận lợi Khi giá hàng xuất khẩu tăng nhanh hơn so với giá hàng nhập khẩu (trường hợp cả hai mặt hàng đều tăng); có thể là giá giảm trong trường hợp giá hàng xuất khẩu giảm ít hơn so với giá hàng nhập. Thông qua trao đổi quốc tế vẫn có thể xuất khẩu với sản lượng như cũ, nhưng có thể nhập về với lượng sản phẩm nhiều hơn trước

N < 1: nước đó đang ở vị trí bất lợi

N = 1: sự biến động của giá cả không có ảnh hưởng gì tới đất nước

Tỷ lệ trao đổi gắn liền với xu hướng “giá cánh kéo” thì đối với các nước đang phát triển sẽ bị rơi vào tình trạng bất lợi, với “giá cánh kéo” thì giá hàng thành phẩm, máy móc thiết bị tăng nhanh hơn rất nhiều so với nhóm hàng nguyên vật liệu, hàng thô sơ chế, nông sản là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước đang phát triển Rất nhiều nước đang phát triển đã cải biến được cơ cấu xuất khẩu của mình và họ đã tăng dần tỷ trọng của mình trong cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm máy móc thiết bị, các mặt hàng chế biến trên thế giới.

Ví dụ: các nước công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông

Các quốc gia khắc phục tình trạng bất lợi trong tỷ lệ trao đổi bằng cách:

- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao

- Đa dạng hóa mặt hàng và đa phương hóa thị trường Trong ngành Tài chính tiền tệ có câu: Không bỏ toàn bộ trứng vào một giỏ thì sẽ phân tán được mức độ rủi ro

Những đặc điểm của nền kinh tế thế giới

3.1 Khái niệm về nền kinh tế thế giới

Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng Sự phát triển của nền kinh tế thế giới phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của phân công lao động quốc tế và của việ phát triển quan hệ kinh tế quốc tế Ngày nay nền kinh tế thế giới là một thực thể kinh tế đặc thù, duy nhất, có cơ cấu nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ quan hệ với những phạm vi hoạt động khác nhau Các bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới tác động qua lại, nhiều chiều trong sự vận động không ngừng cả về mặt lượng và mặt chất Nền kinh tế thế giới, theo cách tiếp cận hệ thống bao gồm hai bộ phận cơ bản sau đây:

* Bộ phận thứ nhất là các chủ thể kinh tế quốc tế : Đây là những người đại diện cho nền kinh tế thế giới và là nơI phát sinh ra những quan hệ kinh tế quốc tế Sự tách biệt về sở hữu và địa vị pháp lý trong các quan hệ kinh tế quốc tế là cơ sở hình thành các chủ thể kinh tế quốc tế độc lập Các chủ thể kinh tế quốc tế tác động qua lại lẫn nhau làm xuất hiện các mối quqn hệ kinh tế quốc tế. Các chủ thể kinh tế quốc tế tế bao gồm các thực thể kinh tế với các cấp độ khác nhau:

- Các nền kinh tế quốc gia độc lập trên thế giới (kể cả các vùng lãnh thổ):Với khoảng trên 170 quốc gia và tren 30 vùng lãnh thổ tham gia vào nền kinh tế thế giới, các chủ thể kinh tế quốc tế này được coi là các chủ thể đầy đủ xét về mặt chính trị, cũng như về mặt kinh tế và luật pháp Ngày nay các quốc gia và vùng lãnh thổ đều là các chủ thể độc lập Quan hệ giữa các chủ thể này được bảo đảm bằng các hiệp định quốc tế ký kết theo những điều khoản của công pháp quốc tế Các chủ thể này theo trình độ phát triển kinh tế gồm có các nước phát triển, các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển

- Các chủ thể kinh tế ở cấp độ thấp hơn phạm vi quốc gia: Đây là những công ty, xí nghiệp, tập đoàn, đơn vị kinh doanh tham gia vào nền kinh tế thế giới thường là ở mức độ thấp và phạm vi hẹp cả về khối lượng buôn bán và đầu tư cũng như số lượng các chi nhánh hoạt động ở nước ngoài Các chủ thể này không được coi là những chủ thể đầy đủ từ khía cạnh chính trị và pháp lý giồng như chủ thể là các quốc gia độc lập Các chủ thể này tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế dựa trên những hợp đồng thương mại hoặc đầu tư được thoả thuận giữa các bên trong khuôn khổ của những hiệp định ký kết giữa các chủ thể nhà nước nêu trên Các công ty xuyên quốc gia là loại hình tổ chức kinh doanh đặc biệt, chúng có tầm hoạt động rộng lớn ở nhiều quốc gia khác nhau, thậm chí vượt khỏi sự kiểm soát của một nhà nước nhất định và trở thành loại chủ thể thứ ba

- Các chủ thể ở cấp độ vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia: Đây là những thiết chế quốc tế, các tổ chức quốc tế hoạt động với tư cách là những thực thể độc lập có địa vị pháp lý rộng hơn địa vị pháp lý rộng hơn địa vị pháp lý của thể quốc gia Các tổ chức quốc tế xuất hiện do quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế và sự phát triển của liên kết kinh tế quốc tế như tổ chức Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn của nó (Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, Ngân hàng thế giới -

WB ), các liên kết kinh tế quốc tế khu vực như: Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Ngoài ra còn có các Hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội chè thế giới, Hiệp hội tơ tằm thế giới

Ngoài ba loại chủ thể nêu trên, trong nền kinh tế thế giới ngày nay còn có một loại chủ thể đặc biệt, đó là các công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia và công ty siêu quốc gia Cho đến nay các thuật ngữ nói trên chưa được sử dụng một cách thống nhất, tuỳ thuộc vào nội dung kinh tế cụ thể của từng trường hợp.

Thuật ngữ "công ty đa quốc gia" thường được dùng để chỉ các công ty mà vốn của nó thuộc sở hữu của các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, và do đó phạm vi hoạt động kinh doanh của nó cũng diễn ra ở trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau Trong trường hợp này, người ta chưa chú ý đến tỷ trọng vốn đóng góp của từng bên và cũng chưa quan tâm đến mức kinh tế của các công ty đó

Thuật ngữ "công ty xuyên quốc gia" được sử dụng một cách tương đối phổ biến trong các sách báo kinh tế, nó dùng để chỉ những công ty có trụ sở chính ở một quốc gia nào đó, tầm hoạt động của các công ty này vươn sang nhiều quốc gia khác (có các công ty con, các chi nhánh, các văn phòng đại diện ở các quốc gia ấy), các công ty này có sức mạnh kinh tế to lớn, giữ vai trò chi phối một lĩnh vực thị trường liên quan đến nhiều quốc gia Bởi vậy, những công ty xuyên quốc gia có khả năng nằm ngoài tầm kiểm soát của một Chính phủ. Những công ty này được phát triển một cách mạnh mẽ trong hơn 3 thập kỷ gần đây và ngày càng giữ vai trò có tính chất chi phối đến các quan hệ kinh tế quốc tế

Còn thuật ngữ "công ty siêu quốc gia" cũng được sử dụng trong một số trường hợp, chủu yếu ám chỉ tầm hoạt động của những công ty này vượt ra ngoài lãnh thổ của một quốc gia mà không quan tâm đến việc hình thành và tổ chức bộ máy của nó

Các loại công ty nói trên là một loại chủ thể kinh tế quốc tế quan trọng vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ Nhưng khi phân nhóm, không thể coi các loại công ty này những chủ thể kinh tế ở cấp độ thấp hơn phạm vi quốc gia, đồng thời cũng không thể khẳng định nó là các chủ thể ở cấp độ vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia

* Bộ phận thứ hai là các quan hệ kinh tế quốc tế : Đây là bộ phận cốt lõi của nền kinh tế thế giới, chúng là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế quốc tế đã nói ở trên Quan hệ kinh tế quốc tế ra đời trên cơ sở phát triển các hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế, hoạt động xuất và nhập khẩu sức lao động, các hoạt động dịch vụ quốc tế, hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động tài chính và tín dụng quốc tế Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phong phú và đa dạng, nó có liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, nó diễn ra ở mọi doanh nghiệp, mọi địa phương, mọi ngành kinh tế quốc dân

Căn cứ vào đối tượng vận động, các quan hệ kinh tế quốc tế gồm có :

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hoá và dịch vụ: Đó chính là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia Việc mua bán hàng hoá hiểu theo nghĩa hẹp là các hàng hoá vật chất (hàng hoá hữu hình), còn hiểu theo nghĩa rộng thì nó bao gồm tất cả các hàng hoá phi vật chất (hàng hoá vô hình). Trong thực tế, các quan hệ di chuyển quốc tế về hàng hoá và dịch vụ được gọi là hoạt động thương mại quốc tế

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế vốn tư bản: Đây là việc đưa các nguồn vốn từ nước này sang nước khác để thực hiện các hoạt động đầu tư, bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Các quan hệ về di chuyển quốc tế vốn tư bản trong thực tế được gọi là hoạt động đầu tư quốc tế

- Các quan hệ về di chuyển quốc tế sức lao động: Đó là việc di cư một cách tạm thời một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động giữa các quốc gia với nhau để điều chỉnh quan hệ cung cầu về sức lao động theo trình độ chuyên môn khác nhau giữa các quốc gia Đó chính là hoạt động xuất và nhập khẩu sức lao động. Thực chất của hoạt động xuất và nhập khẩu lao động cũng là một loại hình xuất

- nhập khẩu dịch vụ quốc tế nhưng do đặc điểm riêng của đối tượng trao đổi nên nó trở thành một lĩnh vực riêng

Cơ sở hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế

Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về vật chất và tài chính, các quan hệ diễn ra không những trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực khoa học - công nghệ có liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, chúng diễn ra giữa các quốc gia với nhau cũng như giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế

Chủ thể của cac quan hệ kinh tế quốc tế là các quốc gia cùng với các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân trong các quốc gia đó cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế Các công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia là những chủ thể có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế Phạm vi vận động của các quan hệ kinh tế quốc tế thường vượt ra ngoài biên giới một quốc gia

Các quan hệ kinh tế quốc tế của một quốc gia với các quốc gia khác và các tổ chức kinh tế quốc tế tạo thành lĩnh vực kinh tế đối ngoại của quốc gia đó

4.2 Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế

Nội dung của các quan hệ kinhtế quốc tế rất rộng và đa dạng, trước hết phải kể đến các hoạt động sau đây:

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế Sở dĩ thương mại quốc tế có vai trò quan trọng như vậy bởi vì kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế khác cuối cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan hệ hàng hoá - tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế

Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau Trên giác độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm:

- Xuất và nhập khẩu hàng hoá hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng ) Đây là bộ phận chủ yếu và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

- Xuất và nhập khẩu hàng hoá vô hình (các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị máy móc, dịch vụ du lịch và nhiều loại hình dịch vụ khác ) Đây là bộ phận có tỷ trọng ngày càng gia tăng phù hợp với sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân

- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công Gia công quốc tế là một hình thức cần thiết trong điều kiện phát triển của phân công lao động quốc tế và do sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia Nó được phân chia thành hai loại hình chủ yếu tuỳ theo vai trò của bên đặt hàng và bên nhận gia công Khi trình độ phát triển của một quốc gia còn thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường thì các doanh nghiệp thường ở vào vị trí nhận gia công thuê cho nước ngoài Nhưng khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình thức thuê nước ngoài gia công cho mình Hoạt động gia công mang tính chất công nghiệp nhưng chu kỳ gia công thường rất ngắn, đầu vào và đầu ra của nó gắn liền với thị trường nước ngoài nên nó được coi là một bộ phận của hoạt động ngoại thương

- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hoá từ bên ngoài vào, sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang một nước thứ ba Như vậy ở đây có cả hành động mua và hành động bán nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao Còn trong hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho lưu bãi, bảo quản

- Xuất khẩu tại chỗ: Trong trường hợp này hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu Đó là việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh, trong khi vẫn có thể thu được ngoại tệ

4.2.2 Đầu tư quốc tế Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh doanh trong đó vốn đầu tư được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời

Trong đầu tư quốc tế thường có hai hoặc nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng phối hợp với nhau để triển khai một dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các bên Khác với hoạt động thương mại quốc tế có thể chỉ diễn ra theo từng vụ việc, đầu tư quốc tế là một quá trình được kéo dài, có trường hợp đến 30 năm, 50 năm hoặc lâu hơn nữa Vốn đầu tư quốc tế có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như bằng cac loại tiền mặt hoặc giấy tờ có giá trị, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, quyền sử dụng đất đai, các sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ, nhãn hiệu hàng hoá v.v Lợi ích do hoạt động đầu tư mang lại thường là lợi ích kinh tế, đồng thời còn có cả lợi ích chính trị, lợi ích văn hoá - xã hội, lợi ích về bảo vệ môi trường sinh thái

Vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chính: đầu tư của tư nhân và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các chính phủ, các tổ chức quốc tế a Đầu tư của tư nhân Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới 3 hình thức: Đầu tư trực tiếp: Chủ đầu tư nước ngoài toàn bộ hay phần lớn vốn đầu tư vào các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại Đầu tư gián tiếp: Chủ đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của các công ty ở nước sở tại (ở mức nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư

Tín dụng thương mại: Cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay b Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại (cho vay dài hạn với một số thời gian ân hạn và lãi suất thấp) của chính phủ, các hệ thống của tổ cức Liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế (như ngân hàng Thế giới WB, ngân hàng phát triển châu Á - ADB, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF ) dành cho chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ Các cơ quan và tổ chức hỗ trợ phát triển trên được gọi chung là đối tác viện trợ nước ngoài

4.2.3 Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học - công nghệ

Bao gồm việc chuyên môn hoá và hợp tác hoá ở tầm quốc tế giữa các tổ chức kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau trong việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, sáng chế, thiết kế, thử nghiệm, trong đào tạo cán bộ

Việc chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế trong sản xuất

LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ

Quan điểm của phái trọng thương về mậu dịch quốc tế

1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Vào đầu thế kỷ XV, khi Tây Âu vừa thoát khỏi thời kỳ Trung Cổ và phong kiến, xã hội chủ yếu vẫn là nông nghiệp được hình thành, sản xuất tự cung tự cấp là chính, mậu dịch chưa phát triển Đến cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI mậu dịch đã bắt đầu phát triển do ba nguyên nhân chủ yếu sau:

Con người đã sản xuất ra một số sản phẩm cao cấp như: đồng hồ, kính hiển vi, phong vũ biểu giúp người ta quan sát và thực nghiệm được chính xác hơn, nâng tầm hiểu biết của con người giúp họ nhận biết được một cách đầy đủ hơn về thế giới vật chất xung quanh

Con người đã khám phá ra những vùng đất mới, tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa các khu vực (tìm ra Tân thế giới, từ đó mở rộng giao thương với các nước phương Đông, Tây Ban Nha, chinh phục được Mexico, từ đó mở rộng giao thương với Mỹ; cuộc du hành của Vasco da Gama đến Ấn Độ đã tạo cơ hội cho

Bồ Đào Nha có thể giao thương với Ấn Độ và các nước Nam Á bằng đường biển v.v )

Sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm tăng doanh lợi của các nhà sản xuất và thương gia

Ngoài ra, phải kể đến các nguyên nhân khác như: vai trò của các thương gia được nâng cao, sự hình thành ngày càng nhiều các quốc gia độc lập cả về chính trị, vàng bạc từ Tân thế giới đổ về tất cả đã làm cho mối quan hệ thương mại của các quốc gia tăng lên

Trong bối cảnh như vậy một nhóm người (bao gồm các thương gia, nhân viên ngân hàng, nhân viên chính phủ và cả một số nhà triết học thời đó) đã viết những bài tiểu luận và những cuốn sách nhỏ về mậu dịch quốc tế Những tác phẩm đó đã biện hộ cho một trường phái kinh tế triết học được gọi là chủ nghĩa trọng thương

1.2 Quan điểm kinh tế cơ bản

Coi trọng xuất - nhập khẩu, phái này cho rằng đó là con đường mang lại sự phồn vinh cho đất nước - Một quốc gia giàu có phải có nhiều tiền, muốn có nhiều tiền phải phát triển thương nghiệp Phát triển thương nghiệp nếu chỉ chú ý đến nội thương thì quốc gia không mạnh Quốc gia mạnh phải phát triển ngoại thương, nhưng trong ngoại thương đất nước luôn luôn nhập siêu là đất nước yếu.

Do vậy, muốn trở thành quốc gia mạnh thì phải thực hiện xuất siêu: "Một quốc gia chỉ có thể thủ lợi do ngoại thương nếu xuất khẩu vượt nhập khẩu"

Chủ trương "Một cán cân thương mại thặng dư" của phái trọng thương đã dẫn đến:

Chỉ chú ý đến xuất khẩu, tìm mọi cách để tăng được xuất khẩu cả về số lượng và giá trị Còn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm đã hoàn chế và hàng hoá xa xỉ phẩm Một học giả người Áo là Von - Hornick (1638 -

1712) đã nói "Thà phải trả giá 2 mỹ kim để mua một món hàng mà tiền đó vẫn còn trong nước còn hơn là chỉ trả có 1 mỹ kim nhưng lại mất vào tay ngoại quốc" Từ đó dẫn đến một phương châm hay một chính sách có thể gói gọn trong nguyên tắc: "Để ngoại quốc trả cho mình càng nhiều càng tốt, mình trả cho ngoại quốc càng ít càng hay"

Thực hiện độc quyền mậu dịch, tức là loại ngoại quốc ra khỏi một số vùng mậu dịch nào đó Chẳng hạn: Bồ Đào Nha nắm quyền mậu dịch đối với vùng Đông Ấn; Tây Ban Nha cũng cố gắng nắm độc quyền buôn bán đối với thuộc địa của mình Cán cân thương mại được cải thiện bằng cách mỗi quốc gia mua ở những nơi thuộc quyền kiểm soát của họ với giá rẻ và bán đắt ở những nơi nào cần thiết

Vàng bạc (quý kim) được coi trọng quá mức Các nhà trọng thương "Thà quốc gia có nhiều vàng bạc hơn là nhiều thương gia và hàng hoá" hay "chúng ta sống nhờ vàng bạc hơn là nhờ buôn bán nguyên liệu" (hai học giả trọng thương Clement Amstrong - người Anh và Monchreitien - người Pháp ở thế kỷ XVI và XVII đã nói như vậy) Họ cho rằng quốc gia nào có mỏ vàng, mỏ bạc là số 1, nếu không, phải buôn bán với nước ngoài để đổi lấy quý kim

Sở dĩ vàng bạc thời đó được quá coi trọng vì:

+ Hiểu sai về khái niệm "tài sản quốc gia" Ngày nay, chúng ta cho rằng vàng bạc chỉ là một phần nhỏ của tài sản trong nước Điều quan trọng hơn là liệu chúng ta có đủ hàng hoá để thoả mãn nhu cầu con người hay không và nhất là chúng ta có đủ tài nguyên sản xuất để luôn luôn có được số hàng hoá ấy Nhưng vào thời đó, người ta lại chỉ coi tiền là tài sản quốc gia mà tiền ở đây chính là vàng bạc - đá quý, còn tiền giấy chưa dược sử dụng nhiều

+ Vàng bạc là những quý kim bền nên có thể làm phương tiện tích trữ hay bảo tồn giá trị được Các nhà trọng thương đặc biệt đề cao tiết kiệm, coi đó như là một cách tích luỹ tài sản Với một tư duy thương mại như vậy, các chính sách mậu dịch của phái trọng thương là: Cấm xuất vàng thoi, bạc nén (nếu ai vi phạm sẽ bị tử hình), cấm người ngoại quốc mua quý kim Tuy nhiên, do sức sản xuất không phát triển, hàng hoá trở nên khan hiếm, giá cả tăng vọt mặc dù vàng bạc tràn ngập buộc Chính phủ một số nước như Tây Ban Nha, Anh và Hà Lan sau này đã phải cho phép xuất cảng hạn chế vàng bạc

Ngoài ra, quan niệm của phái trọng thương về nhân công và công xá cũng có nhiều lệch lạc Theo họ, muốn gia tăng xuất khẩu để có nhiều quý kim thì phải có nhiều nhân công "Dân số là của cải và sức mạnh quốc gia" (thei Nichobas Barbon) Do đó, Chính phủ khuyến khích các cuộc hôn nhân, sinh đẻ để làm gia tăng dân số "Quốc gia giàu có nhất phải chăng là quốc gia nhiều công nhân nhất" (Josiah Tucken) Tình hình chung ở thời kỳ này là công xá quá rẻ mạt Các học giả trọng thương cho rằng công xá cao làm cho con người lười biếng, chỉ thích ăn không ngồi rồi Quan niệm của họ về một quốc gia giàu có chẳng phải vì dân sống sung túc, ấm no mà chỉ vì có nhiều của cải mà thôi

1.3 Nội dung chính về Quan điểm của phái trọng thương

Lý thuyết trọng thương về thương mại quốc tế, Gồm có các điểm sau:

- Đánh giá được vai trò của thương mại quốc tế, coi đó là nguồn quan trọng mang về quý kim cho đất nước

- Có sự can thiệp sâu của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương: Lập ra hàng rào thuế quan, khuếch trương xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là những chính sách bảo hộ sản xuất trong nước

Adam Smith với lý thuyết lợi thế tuyệt đối

Sau trường phái trọng thương được bổ sung hoàn chỉnh bằng lợi thế tuyệt đối của Adam Smith rồi lợi thế so sánh của David Ricardo Để thuận lợi trong việc nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã giả sử một tình huống như sau:

Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm

Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất giống nhau và thị hiếu của 02 dân tộc cũng giống nhau

Chi phí sản xuất là cố định

Không có chi phí vận chuyển, bảo hiểm

Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (lao động, vốn, nguyên vật liệu …) tự do di chuyển trong từng quốc gia nhưng gặp cản trở giữa các quốc gia

Quan điểm của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối:

Bàn tay vô hình (the invisible hand) dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích chung => chính phủ không cần can thiệp vào kinh tế, để thị trường tự quyết định Và do thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng và nền kinh tế có lợi khi để các doanh nghiệp tự do kinh doanh

Phân công lao động giữa các nước sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn

Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có khả năng sản xuất gạo và chip điện tử theo bảng mô tả sau:

Bảng 2.1 : Lợi thế tuyệt đối của Việt Nam-Nhật Bản

Sản phẩm Việt Nam Nhật Bản Cộng Giới hạn trao đổi

- bán (theo giờ lao động)

Việt Nam có lợi thế về sản xuất gạo, ngược lại Nhật Bản có lợi thế sản xuất chip điện tử Người Việt Nam sẽ tập trung sản xuất gạo, còn người Nhật thì tập trung vào sản xuất chip Sau đó hai bên sẽ trao đổi với nhau, tính theo số giờ lao động thì Việt Nam sẽ đổi 2 kg gạo (2G) lấy 3 con chip (3C), tỉ lệ 2/3 Do đó Việt

Nam sẽ có lợi vì chỉ có một giờ sản xuất nhưng có được 3C, thay vì sản xuất trong nước thì mất 3 giờ Lợi ích của Việt Nam thu được từ trao đổi là 2 giờ lao động Nhật cũng thu được lợi từ muabán là 1 giờ lao động

Cộng lại hai nước sẽ thu lợi 3 giờ công lao động thay vì phải sử dụng 7 giờ công lao động trước đó (giảm giờ lao động 43% tức là tăng hiệu quả công việc lên 43%)

Tổng thể: nếu 01 người Việt và 1 người Nhật dùng 1 giờ đầu tiên sản xuất gạo và giờ thứ 2 sản xuất chip thì tổng sản lượng của 2 người là: 3 kg gạo + 4 con chip nếu phân công lao động người Việt dùng cả 2 giờ để sản xuất gạo còn người Nhật thì sản xuất chip, lúc này tổng sản lượng của cả hai là tối đa: 4 kg gạo + 6 con chip Thặng dư cả hai quốc gia là: 1kg gạo + 2 con chip

Hai nước cũng có thể không đồng ý tỷ lệ trao đổi là 2/3 nhưng nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc nhỏ hơn 1/3 Nhật Bản sẽ tự sản xuất gạo hay nếu tỷ lệ mua- bán bằng hoặc lớn hơn 2/1 Việt Nam sẽ tự sản xuất chip

Tóm lại lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy:

Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tuyệt đối rồi trao đổi với nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả hai

Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn Tính ưu việt của chuyên môn hóa

Từ đó Adam Smith ủng hộ một nền thương mại tự do, không có sự can thiệp của chính phủ.

Lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 - 1823)

Năm 1817, Ricardo xuất bản cuốn "Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế" (Principles of Political Economy and Taxation), trong đó ông có nói về lợi thế so sánh, coi đó là cơ sở để các quốc gia giao thương với nhau Quy luật lợi thế so sánh là một trong những quy luật quan trọng của kinh tế học nói chung và của kinh tế quốc tế nói riêng Quy luật này được áp dụng rất nhiều trong thực tế và cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị a) Bản chất của quy luật lợi thế so sánh Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh, Ricardo đã đưa ra một số giả thiết làm đơn giản hoá mô hình trao đổi mậu dịch, các giả định đó là:

Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm

Lao động có thể chuyển dịch tự do chỉ trong một quốc gia nhưng không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia

Chi phí sản xuất là cố định

Không có chi phí vận chuyển

Chi phí sản xuất được đồng nhất với tiền lương

Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia khác được coi là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm Trong điều kiện đó, quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao thương Trong trường hợp này nếu có một quốc gia bất lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm thì họ vẫn có thể chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có bất lợi là nhỏ nhất thì họ vẫn có lợi Còn quốc gia có lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm sẽ tập trung chuyên môn hoá trong việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có lợi là lớn nhất thì họ vẫn luôn có lợi

Nội dung của quy luật có thể minh hoạ bằng ví dụ ở bảng sau:

Bảng 1: Lợi thế so sánh của Mỹ và Anh trong sản xuất lúa mì và vải

Quốc gia Nếu so sánh giữa lúa mì và vải thì Anh có lợi thế so sánh về vải, vì năng suất lao động sản xuất vải của Anh chỉ bằng nửa năng suất lao động sản xuất vải của Mỹ (2 so với 4), trong khi đó năng suất lao động sản xuất lúa của Anh lại nhỏ hơn những 6 lần so với năng suất sản xuất lúa của Mỹ (1 so với 6)

Ngược lại, chi phí sản xuất cả hai sản phẩm ở Mỹ đều thấp hơn so với ở Anh, nhưng như thế không có nghĩa là Mỹ sẽ sản xuất cả 2 sản phẩm mà chỉ tập trung sản xuất sản phẩm nào có lợi thế so sánh Mỹ có lợi thế tuyệt đối ở cả 2 sản phẩm lúa mì và vải so với Anh nhưng lợi thế tuyệt đối sản xuất lúa mì lớn hơn (6 so với 1) so với vải (4 so với 2) nên Mỹ có lợi thế so sánh về lúa mì

Theo quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo thì cả 2 quốc gia đều có lợi nếu hai quốc gia tự nguyện thực hiện trao đổi thương mại: Mỹ chuyên môn hoá sản xuất lúa mì và xuất khẩu một phần để đổi lấy vải của Anh; còn Anh thì chuyên môn hoá sản xuất vải và xuất khẩu một phần để đổi lấy lúa mì của Mỹ Khi đó, cả hai quốc gia đều có lợi

Một cách tổng quát, ta có công thức tính lợi thế so sánh như sau:

CFSX X(I) x CFSX X(II) CFSX Y(I) CFSX Y(II) thì: Quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng Y Quốc gia II sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng X

CFSX X(II) CFSX Y(II) thì: Quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng Y Quốc gia II sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng X b) Phân tích lợi ích của mậu dịch

Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia đều có lợi khi trao đổi với nhau, nhưng cái lợi đó biểu hiện như thế nào ?

Rõ ràng Mỹ không tiến hành mậu dịch với Anh khi đổi 6W lấy 4C hoặc ít hơn vì điều này ngay trong nước Mỹ có thể làm được Cũng tương tự như vậy, Anh sẽ không tiến hành mậu dịch với Mỹ nếu đổi lấy 2C lấy 1W hoặc ít hơn (bảng 1)

Giả sử Mỹ đổi 6W với Anh sẽ được 6C, như thế Mỹ sẽ có lợi 2C (hoặc tiết kiệm được 1/2 giờ lao động), vì Mỹ chỉ có thể đổi 6W lấy 4C nếu sản xuất trong nước Để có 6W nhận được từ Mỹ, Anh phải bỏ ra 6 giờ sản xuất lúa mì trong nước Nhưng nếu bây giờ Anh không sản xuất lúa mì nữa mà dành thời gian đó để sản xuất vải thì Anh sẽ có được 12C Sau đó đem trao đổi 6C với Mỹ để lấy 6W phần còn lại 6C là phần lợi tích từ mậu dịch mà Anh có được, tức là tiết kiệm được 3 giờ lao động (vì một giờ sản xuất được 2C)

Như vậy, một lần nữa trên thực tế Anh có lợi từ mậu dịch nhiều hơn so với

Mỹ Nhưng điều quan trọng không phải ở chỗ đó Điều quan trọng ở đây là cả hai quốc gia đều có lợi, ngay cả nếu một trong số họ (trong trường hợp này là Anh) có lợi thế tuyệt đối ít hơn nước kia ở cả hai loại sản phẩm

Chúng ta thấy rằng, cả hai quốc gia đều có lợi khi trao đổi 6W lấy 6C Tuy nhiên, đây không phải là tỷ lệ trao đổi duy nhất mà ở đó hai quốc gia cùng có lợi Đối với Mỹ, chỉ cần đổi 6W lấy một số lớn hơn 4C là đã có lợi hơn so với sản xuất trong nước Đối với Anh, để có 6W phải mất 12C nếu sản xuất trong nước (bảng 1) Do đó, Anh sẽ sẵn sàng trao đổi với Mỹ bất cứ một số nào nhỏ hơn 12C để có được 6W là Anh đã có lợi hơn so với sản xuất trong nước Như vậy, khung mậu dịch tương đối của hai quốc gia sẽ là: 4C < 6W < 12C

Căn cứ vào khung trên, chúng ta có thể xác định lợi ích từ mậu dịch của Anh, Mỹ và cả thế giới theo các tỷ lệ trao đổi (bảng 2)

Bảng 2: Lợi ích thu được từ mậu dịch theo các tỷ số trao đổi

Tỷ lệ trao đổi giữa lúa mì và vải

Lợị ích từ mậu dịch

6W : 4C 0 8C 8C Ở tỷ số này không có mậu dịch giữa

2 nước 6W : 5C 1C 7C 8C Ở tỷ số này 2 nước đều cùng có lợi

6W : 12C 8C 0C 8C Ở tỷ số này không có mậu dịch giữa

Qua bảng trên, chúng ta thấy tại tỷ số trao đổi 6W : 8C (tức là 6 giạ lúa và 8m vải) lợi ích từ mậu dịch của hai bên là như nhau Ngay cả những nước không có lợi thế tuyệt đối ở cả hai sản phẩm họ vẫn có lợi khi trao đổi thông qua con đường mậu dịch quốc tế

Cũng cần lưu ý thêm rằng, trong các ví dụ trên, lợi ích từ chuyên môn hoá sản xuất và mậu dịch được biểu hiện qua vải Tuy nhiên, cũng có thể biểu hiện lợi ích mậu dịch bằng lúa mì hoặc bằng cả lúa mì và vải Phải chăng quy luật lợi thế so sánh lúc nào cũng đúng? Như trên đã khẳng định, Mỹ chỉ đồng ý trao đổi khi nào 6W lấy nhiều hơn 4C Nhưng bây giờ Anh lại không sẵn sàng bỏ một số lớn hơn 4C để thu về 6W từ Mỹ vì ngay trong nước, Anh đã có thể sản xuất được 6W mà chỉ mất có 4C Ở tình huống mới này mậu dịch sẽ không xảy ra. Trường hợp ngoại lệ trên đây cũng không làm giảm vai trò của quy luật lợi thế so sánh mà còn sẽ giúp chúng ta có thể bổ sung thêm cho quy luật này chính xác hơn.

Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler

Ngoài lao động thì sản phẩm còn cần nhiều yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai,… Năm 1936 Gottfried Haberler phát triển thuyết lợi thế so sánh bằng cách dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội để giải thích quy luật lợi thế so sánh

Khi một chọn lựa kinh tế được thực hiện, các nhà kinh tế đo lường chi phí của chọn lựa đó dưới dạng chi phí cơ hội, được định nghĩa là giá trị của chọn lựa thay thế tốt nhất bị bỏ qua

Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn Nó được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế.Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn) Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại

Một ví dụ thú vị về chi phí cơ hội là tự kinh doanh Bạn muốn thành lập một công ty phần mềm, bạn phải thuê văn phòng, tuyển lập trình viên, và sau đó bán phần mềm Sau một năm, chi phí trực tiếp là:

Các chi phí tiện ích: 10.000 USD

Tổng chi phí trong năm là 46.000 USD Giả sử doanh số phần mềm là 48.000 USD, bạn sẽ rất vui vì lợi nhuận là 2.000 USD

Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán tính theo cách này không đo lường chính xác sự thành công của bạn Giả sử bạn có thể làm việc cho một ngân hàng quốc tế và kiếm được 8.000 USD Vậy cơ hội kiếm được

8.000 USD bị bỏ qua chính là chi phí cơ hội, theo đó bạn đã mất đi một khoản lợi kinh tế là 6.000 USD

Một ví dụ khác, một trường đại học muốn mở rộng cơ sở trên mảnh đất của trường ở một thành phố lớn Một cán bộ trường cho rằng vì đất đã có sẵn nên

"không phải tốn chi phí" Thật ra, mảnh đất trên vẫn có chi phí vì có thể được sử dụng vào mục đích khác Nhà trường có thể bán mảnh đất này đi và dùng tiền để xây cơ sở trên một mảnh đất rẻ tiền hơn

Một ví dụ đơn giản khác của chi phí cơ hội là khi lựa chọn việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài, một học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng với một đối tác làm ăn, hoặc mất cơ hội tham dự một hội thảo khác cũng đang được tổ chức trong thời gian đó Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không thể cùng một lúc thực hiện được cả ba phương án Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáo sư giảng bài, thì phương án tốt nhất bị bỏ qua đối với người học viên là gặp mặt đối tác để ký kết hợp đồng Cụ thể hơn, nếu hợp đồng đó mang lại cho anh ta 10 triệu đồng, thì có thể nói là chi phí cơ hội của việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài là giá trị của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10 triệu đồng

Trong sản xuất, đó là số lượng các hàng hóa khác cần phải hy sinh để có thêm một đơn vị hàng hóa nào đó Mỗi một hoạt động đều có một chi phí cơ hội.

Ví dụ, khi một người nào đó đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán thì chính người đó đã bỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi nếu gửi 10.000 USD vào ngân hàng như một khoàn tiền tiết kiệm Chi phí cơ hội của dự án đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán bằng khoản lãi tiết kiệm đáng ra có thể có được Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác

Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thực hiện các sự lựa chọn, và đó là chi phí kinh tế Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi điểm biên (tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc tiêu dùng thêm) Ví dụ trong việc lựa chọn lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu dùng thêm là giá cả một đơn vị sản phẩm, và nó được so sánh với lợi ích cận biên thu được khi tiêu dùng thêm đơn vị sản phẩm đó Trong việc lựa chọn lượng hàng hóa sản xuất tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất thêm là chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất thêm, và được so sánh với doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩm tăng thêm đó Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại điểm biên chính là nội dung của phương pháp phân tích cận biên

Chi phí cơ hội là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học

Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nên chi phí cơ hội thường không xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính, kế toán Tuy nhiên, đây luôn là vấn đề các nhà quản lý phải cân nhắc khi đưa ra một quyết định Gần như mỗi phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi phí cơ hội

Các chuyên gia về Phân tích gia tăng, Phân tích dự án luôn phải phân tích chi phí cơ hội

Ví dụ về mậu dịch: Giả sử không có mậu dịch, người Nhật 1 phải sản xuất gạo để ăn, mà một giờ sản xuất 1 kg gạo thì đã mất cơ hội sản xuất 3 con chip điện tử Như vậy chi phí cơ hội tạo ra 1 kg gạo của Nhật Bản là 3 con chip, còn Việt Nam là 1/2 Nói cách khác, chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng của một sản phẩm khác mà người ta phải hy sinh để có đủ tài nguyên làm tăng thêm một đơn vị sản phẩm thứ nhất

Qua ví dụ trên cho thấy Việt Nam có chi phí cơ hội thấp trong sản xuất gạo so với Nhật Bản (1/2 thừa vốn) Số liệu thống kê xuất nhập khẩu Mỹ (1945-1970) cũng khẳng định Leontief đúng

Có nhiều lý giải cho nghịch lý này như:

Theo lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế thì: Mỹ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao, tiên phong và nhập khẩu hàng sử dụng vốn lớn

Mỹ chủ yếu mua bán với các nước cũng thừa vốn như: Nhật Bản, EU nên mô hình H-O không thể hiện rõ bằng kiểm định kết quả mua bán giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm

Theo Raymond Vernon vòng đời của một sản phẩm quốc tế có ba giai đoạn:

4.1 Giai đoạn sản phẩm mới:

Xuất phát từ nhu cầu thị trường, một sản phẩm mới được phát minh (thường từ một nước phát triển cao) Sản phẩm mới này được sản xuất để thăm dò và đáp ứng thị trường Phản ứng của thị trường là cơ sở để nhà sản xuất điều chỉnh cho sản phẩm phù hợp hơn Lúc này sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa, chỉ xuất khẩu một ít ra nước ngoài

4.2 Giai đoạn sản phẩm chín mùi:

Sản phẩm đạt cực đại trong nước và bắt đầu có nhu cầu lớn ở các nước phát triển khác (theo Thuyết Linder)

Công nghệ sản xuất mới này sẽ được chuyển giao sang các nước phát triển khác, với chi phí nhân công rẻ hơn (hay các yếu tố khác có sẵn hơn) các quốc gia được chuyển giao sẽ tạo ra sản phẩm này với chi phí rẻ hơn nước đầu tiên.

Vì thế nước đầu tiên sẽ nhập khẩu sản phẩm này thay vì sản xuất nó với chi phí cao Lúc này cả xuất khẩu và sản xuất của quốc gia đầu tiền đều giảm, để duy trì cạnh tranh, quốc gia này lại tiếp tục lao vào tìm kiếm, phát minh những sản phẩm mới

4.3 Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa:

Sản phẩm trở thành thông dụng, giá của nó trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng

Sản xuất tiếp tục được chuyển sang các nước đang phát triển để tận dụng chi phí thấp các yếu tố sản xuất của các quốc gia này

Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu.

Mô hình Linder cho rằng thương mại bổ sung lẫn nhau sẽ tăng giữa các nước có cùng mức thu nhập Vì thế các nước đang phát triển khó lòng xâm nhập vào thị trường các nước đã phát triển mà chỉ có thể tìm kiếm thị trường các nước đang phát triển khác Đầu tư và chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho các nước tham gia Để duy trì sức cạnh tranh các nước phát triển phải cạnh tranh không ngừng để đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng toàn cầu Còn các nước đang phát triển thì cạnh tranh trong việc thu hút chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ, thu hút đầu tư Những nước thành công sẽ tiến đến cạnh tranh với các nước phát triển khác về sáng chế, sáng tác, phát minh sản phẩm mới => cạnh tranh tri thức

Lưu ý: một nước đang phát triển muốn tiếp nhận công nghệ sản xuất từ nước phát minh phải đối mặt với hai vấn đề nan giải là: sức cầu của thị trường nội địa về sản phẩm mới còn quá nhỏ; thêm nữa, trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân và kinh nghiệm quản lý có khoảng cách quá xa với nước phát minh nên việc chuyển giao phát sinh nhiều chi phí và cần nhiều thời gian Do đó, để thực hiện thành công chiến lược “đi tắt đón đầu” các nước này phải giải quyết được hai vấn đề trên.

Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương Michael Porter

Nhu cầu thị trường sẽ quyết định các doanh nghiệp sản xuất cái gì và như thế nào Những doanh nghiệp đáp ứng được cầu thị trường sẽ có lợi thế trong cạnh tranh rất lớn

5.2 Các yếu tố sản xuất

Các yếu tố sản xuất bao gồm tất cả các các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như: lao động, vốn, đất, nguyên vật liệu … Những nền kinh tế nắm giữ những yếu tố này với chi phí thấp sẽ chiếm lợi thế cạnh tranh

5.3 Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ

Một ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ Ngược lại các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ phát triển sẽ giúp ngành công nghiệp then chốt có lợi thế cạnh tranh

5.4 Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty

Những yếu tố nội tại, bên trong của các doanh nghiệp của một quốc gia cũng góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế nước này Những quốc gia có đội ngũ doanh nhân năng động, tài ba sẽ nâng cao vị thế kinh tế của quốc gia này

Tóm lại : Mô hình Porter tiên đoán rằng các quốc gia xuất khẩu những hàng hóa có ưu thế theo 4 đỉnh của viên kim cương và nhập khẩu những hàng hóa khác

Hình 3.3 : Viên kim cương Michael Porter

Nhu caàu thị tr ườ ng

Các yếu tố sản xuất Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ

THUẾ QUAN – MỘT HÌNH THỨC HẠN CHẾ MẬU DỊCH

Những vấn đề chung về thuế quan

Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốc gia. Thuế quan bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu Trong đó thuế nhập khẩu đánh vào hàng nhập khẩu còn thuế xuất khẩu thi đánh vào hàng hóa xuất khẩu.

Mà chủ yếu là thuế nhập khẩu thậm chí ở nhiều nước phát triển không có thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu vẫn được áp dụng ở nhiều nước đang phát triển đánh vào các mặt hàng truyền thống nhằm nâng giá Thuế quan được biết đến như một hình thức lâu đời nhất của chính sách mậu dịch và là một công cụ truyền thống để làm tang thu ngân sách nhà nước.

Thuế quan được chia thành nhiều loại khác nhau theo những phương thức khác nhau:

1.2.1 Theo phương thức tính thuế:

Thuế quan theo đơn giá hàng (ad valorem tariff): Là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu hay 5% trên giá FOB của hàng xuất khẩu, được gọi chung là thuế suất

Thuế quan theo trọng lượng (specific tariff): Được tính theo trọng lượng của mặt hàng, chẳng hạn $5 trên 1 tấn Kiểu tính thuế xuất-nhập khẩu này có thể là khó khăn hơn trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật thường xuyên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát

Thuế quan hỗn hợp (conpound tariff): là loại thuế được qui định buộc người nhập khẩu phải trả hai loại thuế quan theo đơn giá hang và thuế quan theo trọng lượng ( ví dụ : 5% và $5 trên 1 tấn )

1.2.2 Theo mục đích đánh thuế:

Thuế quan tăng thu ngân sách: Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu Chẳng hạn thuế quan mà một quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách

Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài Chẳng hạn, một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi người ta cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ nằm trong tay các nhà nhập khẩu

Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa.

1.2.3 Phân loại theo lĩnh vực:

Thuế quan nhập khẩu: Là thuế quan mà Chính phủ một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong nước Thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu, theo đó người tiêu dùng trong nước phải trả cho hàng nhập khẩu thêm một khoản tiền lớn hơn mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được.

Thuế quan xuất khẩu: Là thuế quan áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu và làm cho giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước. Chính phủ đánh thuế quan xuất khẩu vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

Thuế quan quá cảnh: Là thuế quan mà Chính phủ một nước đánh vào những mặt hàng chuyển qua lãnh thổ quốc gia đó trước khi chuyến đến đích cuối cùng Hiện nay loại thuế quan này gần như được dỡ bỏ nhờ thỏa thuận của các Quốc gia.

1.2 Vai trò của thuế quan

Thuế quan có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thu ngân sách nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm Thuế quan còn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới Ngay từ đầu thế kỉ 19, ở Anh đã sử dụng thuế quan để bảo hộ sản phẩm nông nghiệp , cạnh tranh với hàng nhập khẩu Vào thế kỉ

19, cả Mỹ và Đức đều bảo hộ các ngành công nghiệp mới trong nước bằng đánh thuế nhập khẩu vào các hàng hóa công nghiệp …Ngoài ra, thông qua các loại mức mà thuế quan còn được dùng như một công cụ để phân biệt đối xử giữa các bạn hàng mậu dịch khác nhau Thuế xuất hay nhập khẩu đều có một vai trò, mục đích khác nhau

*Thuế nhập khẩu: Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.

Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại

Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ

Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.

Phân tích cân bằng cục bộ sự tác động của thuế quan

Tác động của thuế quan đối với số dư của người tiêu dung và người sản xuất Đối với một ngành và một nước nhỏ, khi đánh thuế nhập khẩu sẽ không làm ảnh hưởng đến giá cả thế giới Sự phân tích cân bằng cục bộ của thuế quan nhập khẩu chỉ ra rằng:

- Thông thường thuế quan nhập khẩu dẫn đến giá nội địa của hàng nhập khẩu cao lên, làm cho mức tiêu dùng nội địa giảm đi, sản xuất trong nước có điều kiện tăng lên, do đó khối lượng hàng nhập khẩu bị giảm bớt

- Chính phủ là người nhận được khoản thu về thuế

- Có sự phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng sản phẩm nội địa (vì phải mua hàng với mức giá cao hơn) sang người sản xuất trong nước (vì nhận được mức giá cao hơn), đồng thời cũng có sự phân phối lại từ các nhân tố dư thừa của một quốc gia sang các nhân tố khan hiếm của quốc gia đó

- Thuế quan nhập khẩu dẫn đến sự kém hiệu quả vì gây ra những tổn thất hay còn gọi là chi phí bảo hộ.

Hình 1: Tác động của thuế quan nhập khẩu

Ví dụ trong hình 1, đường DC biểu diễn cầu về hàng may mặc và SC là cung của ngành hàng đó ở nước Pháp Ngành này ở Pháp là nhỏ so với thế giới. Với điều kiện thương mại tự do, giá hàng may mặc giả sử là 1 USD/đơn vị thì cầu là 70 đơn vị, trong đó 10 đơn vị được sản xuất trong nước (FG) và 60 đơn vị là nhập khẩu (GB) Đường gạch nằm ngang SF biểu diễn đường cung của nước ngoài trong điều kiện thương mại tự do với Pháp Nếu Pháp đánh thuế nhập khẩu 100% đối với hàng may mặt nhập khẩu thì giá trong nước lúc này sẽ là PC=2 USD (OJ) Khi ấy cầu sẽ là 50 đơn vị (JH), trong đó 20 đơn vị được sản xuất trong nước (JM) và 30 đơn vị (MH) là nhập khẩu Đường gạch ngang SF+T biểu diễn đường cung của nước ngoài trong điều kiện có thuế quan đối với hàng may mặc là 100% Như vậy đã gây ảnh hưởng đối với tiêu dùng trong nước là

20 đơn vị (BR), ảnh hưởng tới sản xuất là + 10 đơn vị (GN), nhập khẩu giảm 30 đơn vị (BR + GN) và người tiêu dùng (được đo bằng diện tích nằm dưới đường cầu và trên mức giá hiện hành của hàng hoá) là 122,5 USD (tam giác ABF) trong điều kiện thương mại tự do và là 62,5 USD (tam giác AHJ) trong điều kiện có thuế quan Trong đó, 60 USD thặng dư của người tiêu dùng giảm đi thì Chính phủ nhận được 30 USD từ thuế, người sản xuất thu được 15 USD do phân phối lại (FJMG) và còn 15 USD là chi phí bảo hộ của nền kinh tế (GMN + BHR).GMN biểu thị phần nguồn lực mà xã hội bị lãng phí do sản xuất thêm sản phẩm may mặc mà lẽ ra nó được nhập khẩu với chi phí thấp hơn Còn BHR biểu thị lợi ích ròng mà xã hội phải mất đi do việc giảm số lượng sản phẩm may mặc mà những người tiêu dùng định mua.

Lý thuyết về cơ cấu thuế quan

Hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất rằng: thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà nước Thuế đã có quá trình phát triển lâu đời Từ thời nhà nước chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện các khoản thu (đảm phụ) bằng hiện vật, các khoản này cộng với các nguồn thu từ việc cưỡng bức lao động, bóc lột, nô dịch và chinh phục các dân tộc khác đã tạo ra mâu thuẫn xã hội và chính sự đấu tranh chống lại mâu thuẫn đó làm cho xã hội ngày càng phát triển Cùng với sự phát triển của các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, thuế cũng có những phát triển đáng kể so với ngày đầu hình thành: từ chỗ mang hình thức hiện vật, thuế đã dần dần chuyển sang hình thức tiền tệ Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước, song quan niệm về thuế và việc sử dụng công cụ thuế mỗi thời lại khác.

Tuy nhiên có thể thống nhất một khái niệm chung về thuế như sau: Về phương diện pháp luật, hệ thống thuế nhà nước là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước Về phương diện kinh tế, hệ thống thuế nhà nước là khoản hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại tài sản xã hội, thu nhập quốc dân.

Thuế quan đối với nước nhỏ và nước lớn

Là một nước nhỏ thì đánh thuế không ảnh hưởng đến giá thế giới mà chỉ làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu trong nước.

PF: mức giá thế giới.

SF: lượng cung trong nước ở mức giá thế giới.

DF: lượng cầu trong nước ở mức giá thế giới.

SF - Df: lượng nhập khẩu ở mức giá thế giới, khi nhập khẩu tự do.

PT - PF : mức thuế chính phủ đánh vào hàng nhập khẩu = mức tăng giá hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước.

ST : lượng cung trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu.

DT : lượng cầu trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu.

ST - DT: lượng nhập khẩu ở mức giá có thuế nhập khẩu.

Như vậy, thuế quan đã làm tăng giá hàng nhập khẩu, giảm tiêu dùng, giảm nhập khẩu; đồng thời tăng sản xuất và tăng thu cho chính phủ Tổng thể thuế quan làm giảm thu nhập của nền kinh tế.

Hình 4.2 : Thuế quan đối với một nước nhỏ

Khi mậu dịch tự do, mức thỏa dụng của nền kinh tế này được xác định tại điểm

A Khi đánh thuế hàng hóa X sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu nên cầu sản phẩm

X giảm; mức thỏa dụng tại điểm C Do C < A nên lợi ích của nền kinh tế này giảm.

Mặt khác, nền kinh tế này dành nhiều nguồn lực để sản xuất X nên mức độ chuyên môn hóa cho sản phẩm Y sụt giảm

Như vậy, thuế quan làm chuyên môn hóa sản xuất và lợi ích từ mậu dịch đều giảm sút Xét tổng thể, nền kinh tế cũng bị thiệt hại một khoảng (B+D) như đã phân tích ở Hình 4.1

Ví dụ 4.2 : Thép là sản phẩm thâm dụng vốn, việc đánh thuế cao thép nhập khẩu làm gia tăng sản xuất thép trong nước dẫn đến cầu về vốn tăng; làm tăng lãi suất và thu nhập cho những người sở hữu vốn (Định lý Stolper - Samuelson).

Hình 4.3 cho thấy giá cả thế giới (PW) là giá mua bán của thị trường nội địa với bên ngoài trong điều kiện thương mại tự do Tại mức giá này, cung hàng hóa bằng cầu hàng hóa với mức sản lượng là QW Khi nước nhập khẩu đánh thuế lên hàng nhập khẩu, giá hàng nhập khẩu tăng lên PT Giá tăng làm cầu ở cả thị trường nội địa và thị trường thế giới đều sụt giảm (QT) Khi cầu thế giới giảm làm giá thế giới giảm theo (P*T) Giá giảm lại tiếp tục làm Cung hàng ở nước xuất khẩu giảm đồng thời cầu trong nước tăng nên hàng hóa xuất khẩu cũng sẽ giảm

Tóm lại Thuế quan ở một nước lớn thì làm giảm giá trên thị trường thế giới nhưng lại làm tăng giá trong thị trường nội địa Số lượng hàng hóa mua bán sẽ giảm

Nói theo cách khác, Thuế quan làm tỷ lệ mậu dịch thay đổi theo hướng có lợi cho nước nhập khẩu Đo lường lợi ích và chi phí của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng thấy không khác trường hợp phân tích trường hợp nước nhỏ Nhưng vì thuế quan ở nước lớn có khả năng thay đổi giá thế giới nên tiền thuế thu được của chính phủ ngoài khoảng c còn thu thêm được khoảng e (xem hình 4.4)

Do đó, xét tổng thể lợi ích của nền kinh tế được đo bằng e – (b+d) khi đánh thuế hàng nhập khẩu

Ba khả năng có thể xảy ra :

Nếu e = (b+d) => đánh thuế không mang lại lợi ích gì cho nước nhập khẩu Nếu e > (b+d) => đánh thuế mang lại lợi ích cho nước nhập khẩu

Nếu e < (b+d) => đánh thuế gây thiệt hại nước nhập khẩu

Ngoài ra, định lý Stolper – Samuelson cũng đúng trong trường hợp những nước lớn

Hình 4.4 : Lợi ích của Thuế quan (trường hợp nước lớn)

Quota (hạn ngạch)

Hạn ngạch hay hạn chế số lượng đã ngày càng trở nên quan trọng trong những năm gần đây, đó là một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan. Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định (thường là một năm) thông qua hình thức cấp giấy phép (Quota xuất nhập khẩu) Quota nhập khẩu là hình thức phổ biến hơn, còn quota xuất khẩu ít được sử dụng và nó cũng tương đương với biện pháp "Hạn chế xuất khẩu tự nguyện".

Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới hạn chế số lượng nhập khẩu, đồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá Do mức cung thấp, giá cân bằng sẽ cao hơn so với giá trong điều kiện thương mại tự do Như vậy, hạn ngạch nhập khẩu tác động tương đối giống với thuế nhập khẩu Do hạn ngạch nhập nên giá hàng nhập nội địa sẽ tăng lên và nó cho phép các nhà sản xuất trong nước thực hiện một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn so là so với điều kiện thương mại tự do Như vậy, hạn ngạch nhập khẩu cũng dẫn tới sự lãng phí nguồn lực của xã hội giống như đối với thuế nhập khẩu - là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất hay thay thế nhập khẩu, bảo hộ nền sản xuất nội địa Đối với Chính phủ và các nhà doanh nghiệp, hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu (điều này lại khác với thuế quan nhập khẩu vì nó phụ thuộc vào mức độ co giãn của quan hệ cung cầu).

1.2 Những tác động của Quota nhập khẩu

- Hạn chế nhập khẩu và giảm tiêu dùng giống như thuế quan

- Kiểm soát hạn chế nhập khẩu chắc chắn hơn so với áp dụng thuế quan nên bảo hộ sản xuất trong nước triệt để hơn

- Nền kinh tế thiệt hại nhiều hơn so với áp dụng biện pháp thuế quan (ngắn hạn).

- Nếu chính phủ bán đấu giá hạn ngạch thì một phần thiệt hại của người tiêu dùng còn được chuyển vào ngân sách Còn nếu cấp phát hạn ngạch thì nền kinh tế không chỉ mất không 1 khoản mà còn là môi trường thuận lợi cho tham nhũng và tiêu cực

Ví dụ: hạn ngạch dệt may của EU, Hoa Kỳ; hạn ngạch nhập khẩu lá thuốc lá, hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam …

1.3 So sánh Quota nhập khẩu với thuế quan

Hạn ngạch nhập khẩu có tác động khác với thuế quan nhập khẩu ở hai điểm:

Một là, nó không đem lại thu nhập cho Chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ cho các loại thuế khác Song hạn ngạch đưa lại lợi nhuận có thể rất lớn cho những người xin được cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch (dẫn tới hiện tượng tiêu cực khi "xin" hạn ngạch nhập khẩu) Hai là, hạn ngạch nhập khẩu mang tính chắc chắn hơn là thuế nhập khẩu nên một số nhà sản xuất nội địa ưa thích hơn, những người tiêu dùng lại bị thiệt thòi nhiều hơn, còn người được hưởng lợi nhiều nhất là nhà nhập khẩu chứ không phải là Nhà nước Trong thực tiễn người ta thường quy định hạn ngạch nhập khẩu cho một số loại sản phẩm đặc biệt hay cho sản phẩm với thị trường đặc biệt; hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo nước và theo khoảng thời gian nhất định Xu hướng hiện nay các quốc gia ít sử dụng công cụ hạn ngạch và họ dùng thuế quan thay thế dần hạn ngạch Việc sử dụng thuế quan thay thế cho hạn ngạch và các công cụ định lượng khác được gọi là thuế hoá Đây chính là quy định có tính bắt buộc đối với các nước thành viên WTO (Điều XI GATT).

Các hình thức hạn chế mậu dịch phi thuế quan khác

2.1 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Đây là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách "tự nguyện", nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết Thực chất đây là những cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại, tạo công ăn việc làm cho thị trường trong nước Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nó cũng có tác động kinh tế như một hạn ngạch xuất khẩu tương đương Tuy nhiên, hạn ngạch xuất khẩu mang tính chủ động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước hoặc nguồn tài nguyên trong nước, còn hạn chế xuất khẩu tự nguyện thực ra lại mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định Hình thức này được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó.

Bán phá giá là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, cần lên án và khắc phục Tuy nhiên, WTO không đặt việc bán phá giá ra ngoài vòng pháp luật. Thay vào đó, WTO cho phép các thành viên áp dụng các biện pháp chống phá giá, đồng thời có cơ chế tự điều chỉnh vấn đề này

Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADA) đặt ra các tiêu chí nghiêm ngặt để xác định thế nào là một hành vi bán phá giá Hiệp định quy định một sản phẩm sẽ bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu

Hiệp định quy định ba phương thức tính giá trị thông thường của sản phẩm. Phương thức chủ yếu là dựa trên giá bán của sản phẩm đó tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu Trường hợp không sử dụng được phương thức này thì có thể lựa chọn hai phương thức còn lại: căn cứ vào giá bán của nước xuất khẩu tại một nước khác; hoặc tính theo kiểu tổng hợp giá thành sản xuất, các chi phí có liên quan cùng với lợi nhuận tối thiểu của nhà sản xuất và xuất khẩu Hiệp định cũng quy định cụ thể việc so sánh một cách hợp lý giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường

Trên thực tế, hành vi chống bán phá giá là hành vi đánh thuế nhập khẩu bổ sung đối với một loại hàng cụ thể từ một nước xuất khẩu cụ thể nào đó, nhằm cân bằng giữa giá hàng nhập và giá trị thực của nó, nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất trong nước tại nước nhập khẩu

Việc đánh thuế chống bán phá giá phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

- Nước nhập khẩu phải xác lập được bằng chứng, thông qua việc điều tra ở cấp quốc gia, rằng nhập khẩu tăng đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa (ví dụ: doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, tăng số người lao động thất nghiệp v.v )

- Chính phủ nước nhập khẩu chỉ tiến hành điều tra nếu có đơn khiếu nại của các nhà sản xuất nội địa có sản lượng chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng nội địa Điều tra bán phá giá sẽ được chấm dứt ngay trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền cho rằng: mức độ phá giá không lớn, ít hơn 2% giá xuất khẩu sản phẩm, hoặc kim ngạch nhập khẩu hàng bị bán phá giá là không đáng kể, dưới 3% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự Tuy nhiên, điều tra vẫn có thể được tiến hành nếu tổng cộng hàng nhập khẩu của một số nước chiếm trên 7% tổng khối lượng nhập khẩu, cho dù lượng hàng nhập khẩu của mỗi nước chiếm ít hơn 3% khối lượng nhập khẩu nói trên.

Nếu kết luận là có tồn tại việc bán phá giá và sản xuất trong nước bị tổn hại, thì thông qua đàm phán, nước xuất khẩu phải cam kết nâng giá lên mức thoả thuận để tránh phải chịu thuế chống bán phá giá Nếu giá bán không được điều chỉnh tăng lên, nước nhập khẩu có quyền áp thuế chống bán phá giá

Hiệp định cũng quy định các thủ tục cụ thể về việc khởi kiện các vụ tranh chấp bán phá giá, quá trình điều tra, các điều kiện đảm bảo để tất cả các bên liên quan đều có mặt để trình chứng cứ Các biện pháp chống bán phá giá sẽ hết thời hạn sau 5 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng, trừ trường hợp kết luận điều tra cho rằng nếu dừng áp dụng thì sẽ dẫn đến tổn thất cho nước nhập khẩu

Mục đích của bán phá giá là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá đến thị trường nhất định, nhằm tiêu thụ hàng tồn kho hoặc cạnh tranh với nhà sản xuất và nhập khẩu khác của nước nhập hàng, chiếm giữ thị trường, sau đó có thể nâng giá trở lại và cuối cùng đạt lợi nhuận cao Bán phá giá có tác hại kinh tế ghê gớm đối với nước nhập hàng Mặc dù ban đầu người tiêu dùng được hưởng lợi do mua hàng hoá giá rẻ, nhưng về lâu dài sẽ tổn hại đến ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá cùng loại Còn đối với Nhà nước và các hãng sản xuất của nước xuất hàng bán phá giá, thì bán phá giá là công cụ lợi hại để cạnh tranh tiêu diệt đối thủ và cuối cùng là công cụ giành lợi nhuận độc quyền cao

Trong quan hệ thương mại quốc tế hiện nay của Việt Nam, một số hàng hoá có lợi thế của Việt Nam bị các nước coi là hàng bán phá giá Ví dụ: cá ba sa, cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ, giày dép xuất khẩu sang châu Âu, xe đạp xuất khẩu sang Trung Đông v.v Trong các vụ kiện về bán phá giá chống lại các doanh nghiệp Việt Nam, các kết luận của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có xu hướng bất lợi cho phía Việt Nam Lý do của vấn đề là các nước này đều vin vào quy chế "nền kinh tế phi thị trường" của Việt Nam, theo đó khi xác định giá trị thông thường, các nước này không căn cứ vào giá thị trường ở Việt Nam mà sử dụng giá thị trường của "nước thay thế", do đó dễ dàng chứng minh được rằng giá trị thông thường bán trên thị trường nội địa của Việt Nam (nước xuất khẩu) cao hơn giá xuất khẩu, từ đó kết luận được là hàng hoá Việt Nam bán phá giá Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường (NME) trong thời gian 12 năm, kể từ khi gia nhập WTO, vì mục đích áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng (thuế chống trợ cấp xuất khẩu)

Ngược lại, tại thị trường Việt Nam, chúng ta đã phải đối mặt với hàng nước ngoài bán phá giá Trong pháp luật Việt Nam, chúng ta đã có Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (2004), tạo cơ sở pháp luật cho việc tấn công lại các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá trên thị trường Việt Nam Tuy nhiên, để sử dụng được công cụ pháp luật này, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có năng lực nhất định Trong tương lai, các tranh chấp liên quan đến bán phá giá vẫn có xu hướng phát triển mạnh.

Bên cạnh các công cụ nhằm hạn chế nhập khẩu còn có những công cụ dùng để nâng đỡ hoạt động xuất khẩu Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước.Bên cạnh đó, Chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất và để xuất khẩu ra bên ngoài Đây chính là các khoản tín dụng "viện trợ" mà Chính phủ các nước công nghiệp phát triển áp dụng khi cho các nước đang phát triển vay (thường có kèm theo các điều kiện chính trị)

Giả sử, để nâng đỡ một ngành sản xuất nào đó, Chính phủ sẽ trợ cấp trực tiếp một khoản tiền nhất định cho bộ phận sản phẩm được đem vào xuất khẩu. Khi ấy các nhà sản xuất trong nước sẽ thu lợi về chính khoản tiền trợ cấp đó. Nhưng tác động của việc trợ cấp sẽ lan truyền sang các khâu khác Cụ thể là:

- Mức cung thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu, giá cả thị trường nội địa tăng lên, người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt một khoản tiền nhất định

Khía cạnh KTCT của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v… hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó

Bảo hộ mậu dịch chính là sự gia tăng can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế thế giới, sự can thiệp của Nhà nước mang tính chọn lựa và giảm thiểu phạm vi, quy mô can thiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của sự can thiệp

Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu dài hạn.

Cơ sở khách quan của xu hướng bảo hộ mậu dịch là sự phát triển không đều và sự khác biệt trong điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia, do sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong nước với các công ty nước ngoài cũng như do các nguyên nhân lịch sử để lại Ở buổi đầu hình thành nền thương mại quốc tế, người ta thường quan tâm đến việc đẩy mạnh xuất khẩu để thu về kim khí quý, trong khi đó lại chủ trương hạn chế nhập khẩu để giảm bớt khả năng di chuyển của kim khí quý ra nước ngoài Bên cạnh đó còn các lý do về chính trị và xã hội cũng đưa đến yêu cầu về bảo hộ mậu dịch

Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất hiện ngay từ khi hình thành và tiếp tục được củng cố trong quá trình phát triển của nền thương mại quốc tế với công cụ hành chính, các biện pháp kỹ thuật khác nhau Mục tiêu của bảo hộ mậu dịch là bảo vệ thị trường nội địa trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các luồng hàng hoá từ bên ngoài, cũng tức là bảo vệ lợi ích quốc gia Cho đến nay vẫn còn nhiều lý lẽ khác nhau để bảo vệ cho chế độ bảo hộ mậu dịch

Một là, lý lẽ về bảo vệ "ngành công nghiệp non trẻ" Theo lý lẽ này, những xí nghiệp "non trẻ" phải chịu chi phí ban đầu cao hơn và không thể cạnh tranh ngay trong một vài năm đầu tiên với các đối thủ nước ngoài dày dạn kinh nghiệm Một chính sách tự do buôn bán có thể bóp chết các xí nghiệp non trẻ ngay từ khi chúng mới sinh ra Một hình thức thuế quan tạm thời đánh vào hàng nhập khẩu sẽ cho phép họ trưởng thành cho tới độ "chín muồi" và được bảo vệ để chống lại sự cạnh tranh từ nước ngoài

Tuy nhiên, có ý kiến phản bác lại lý lẽ này cho rằng có thể giúp đỡ các xí nghiệp non trẻ qua việc cho họ được phép vay thêm nguồn tài chính với lãi suất thích hợp hoặc có thể có một hình thức trợ cấp nào khác mà không nên dùng thuế nhập khẩu vì sẽ gây nên sự méo mó trong tiêu dùng

Hai là, lý lẽ tạo nên nguồn "tài chính công cộng" Theo lý lẽ này, các loại thuế nhập khẩu là cần thiết để đảm bảo nguồn thu cho Chính phủ đáp ứng các chi phí trong việc cung cấp các hàng hoá công cộng, để tiến hành việc trả nợ và giải quyết các khoản chi phí khác Trong các loại thuế khác nhau đã được áp dụng như thuế doanh thu, thuế thu nhập hay thuế tiêu dùng, thuế nhập khẩu vẫn ít gây ra méo mó trong hoạt động thương mại hơn cả và việc thực thi sẽ có nhiều thuận lợi hơn do việc buôn bán quốc tế được tập trung ở một số cửa khẩu

Ba là, lý lẽ về khắc phục một phần "tình trạng thất nghiệp" thông qua việc thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ Theo lý lẽ này, các loại thuế nhập khẩu đánh vào các sản phẩm có thể thay thế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện để mở rộng thêm việc sản xuất các loại sản phẩm ấy và tạo việc làm cho người lao động trong nước Vì khi ấy các hãng có thể trả cho người lao động mức lương cao hơn Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, thuế nhập khẩu là một loại trợ cấp việc làm, song việc trợ cấp này chỉ diễn ra ở những ngành sản xuất hàng hoá có thể thay thế nhập khẩu (khu vực này là hạn chế), mặt khác trợ cấp này lại không chỉ riêng cho việc làm (hay lao động) mà tương đương cho việc đánh thuế cả các yếu tố sản xuất khác như đất đai, tiền vốn, nguyên liệu (không cần thiết hoặc không tốt) Vả lại, ở đây có nguy cơ là các quốc gia khác sẽ có biện pháp trả đũa và gây nên tình trạng đi xa với nguyên tắc tự do buôn bán

Bốn là, lý lẽ về việc thực hiện "phân phối lại thu nhập" thông qua việc áp dụng chế độ bảo hộ Theo lý lẽ này, các loại thuế nhập khẩu sẽ làm dịch chuyển một phần thu nhập của những người tiêu dùng giàu có hơn sang cho những người sản xuất các loại hàng hoá được sản xuất trong nước tương ứng các hàng rằng thuế quan nhập khẩu chưa hẳn là đáp ứng được mục tiêu mong muốn như trường hợp của Nhật Bản và các nước trong cộng đồng châu Âu đánh thuế nhập khẩu vào nông sản dẫn đến thực tế là nhiều nông dân không hẳn đã nghèo và nhiều người tiêu dùng nông sản không hẳn là giàu.

Đàm phán mậu dịch đa phương

Tự do hoá thương mại là sự nới lỏng, mềm hoá sự can thiệp của Nhà nước hay Chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế.

Xu hướng tự do hóa thương mại bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá, lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới của mỗi quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng và bề sâu, vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng mô hình "kinh tế mở" với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của mỗi nước Tự do hoá thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia dù trình độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với xu thế phát triển chung của nền văn minh nhân loại

Nội dung của tự do hoá thương mại là Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng và bề sâu Đương nhiên, tự do hoá thương mại trước hết nhằm thực hiện việc mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước cũng như đạt tới điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu Kết quả của tự do hoá thương mại là tạo điều kiện mở cửa thị trường nội địa để hàng hoá, công nghệ nước ngoài cũng như những hoạt động dịch vụ ra nước ngoài Điều đó có nghĩa là cần phải đạt tới một sự hài hoà giữa tăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu

Các biện pháp để thực hiện tự do hoá thương mại bao gồm việc điều chỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần nhập khẩu với bước đi phù hợp trên cơ sở các thoả thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia đối với công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế Quá trình tự do hoá gắn liền với những biện pháp có đi có lại trong khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia.

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Thị trường ngoại hối

1.1 Khái niệm, thành phần của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ thông qua quan hệ cung cầu Việc trao đổi bao gồm việc mua một đồng tiền này và đồng thời bán một đồng tiền khác Như vậy, các đồng tiền được trao đổi từng cặp với nhau Ví dụ: USD/DEM Ở các nước phát triển các quan hệ cung cầu ngoại hối đều tập trung ở thị trường ngoại hối Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng, thông qua thị trường liên hàng mọi giao dịch mua bán ngoại hối có thể tiến hành trực tiếp với nhau.

Quá trình hình thành thị trường ngoại hối đã hình thành hai hệ thống tổ chức khác nhau Hệ thống hối đoái Anh – Mỹ và hệ thống hối đoái châu Âu.

Theo hệ thống Anh – Mỹ thì thị trường hối đoái có tính chất biểu tượng, chỉ giao dịch ngoại hối thường xuyên giữa một số ngân hàng và người môi giới qua các phương tiện thông tin hiện đại, tức là loại thị trường không qua quầy. Quan hệ này có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp qua điện thoại Thị trường ngoại hối thực chất không phải là một địa điểm cụ thể, tức không phải là một văn phòng nơi mọi người ngồi lại với nhau mà đó là một mạng lưới thông tin liên lạc ngân hàng nối mạng điện tử với nhau, liên kết với người môi giới ngoại hối.

Theo hệ thống Châu Âu lục địa (không bao gồm nước Anh) thì thị trường hối đoái có địa điểm giao dịch nhất định và các giao dịch diễn ra hàng ngày, những người mua bán ngoại hối đến đó để giao dịch và ký hợp đồng, nhưng chủ yếu qua điện thoại, fax…

Các thị trường ngoại hối lớn trên thế giới gồm có: London, NewYork, Tokyô, Singapore, HongKong, Frankfurt… với doanh số hàng ngày rất lớn. 1.1.2 Thành phần:

Các bên tham gia trên thị trường ngoại hối là các ngân hàng thương mại cỡ lớn, người môi giới ngoại hối, ngân hàng trung ương và các công ty và nhà đầu tư Ngoài ra, còn có các định chế tài chính khác như: các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và cả cá nhân có vốn Khu vực chính yếu trong thị trường hối đoái là thị trường liên ngân hàng Ở đó các ngân hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhau hoặc thông qua các nhà môi giới.

- Các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của thị trường ngoại hối Họ kinh doanh trên danh nghĩa thay mặt cho khách hàng hay cho chính bản thân.

Ngân hàng tiến hành giao dịch ngoại hối với hai mục đích: Thực hiện kinh doanh cho chính mình và cho khách hàng.

+ Giao dịch kinh doanh cho chính mình

+ Cung cấp dịch vụ cho khách hàng Chẳng hạn, ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vốn cho các doanh nghiệp trước sự biến động của tỷ giá Mặt khác, đây là một nghiệp vụ để ngân hàng tối đa hoá lợi nhuận bằng cách tận dụng thời cơ “Mua rẻ – bán đắt’’ Các ngân hàng thương mại áp dụng hai loại tỷ giá Loại tỷ gía bán buôn áp dụng trên thị trường liên ngân hàng và tỷ giá bán lẽ áp dụng đối với các giao dịch có doanh số nhỏ của khách hàng Kết quả của hoạt động này là ngân hàng thu phí.

Các ngân hàng thương mại là hạt nhân của thị trường hối đoái, giữ vai trò quan trọng trên thị trường hối đoái Các ngân hàng thương mại lớn có các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài, họ kinh doanh ngoại hối là chủ yếu, còn các ngân hàng khác đóng vai trò phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh dưới sự chỉ đạo của các ngân hàng thương mại lớn.

Các ngân hàng này có nhiệm vụ điều chỉnh mức dự trữ của từng loại ngoại tệ khác nhau Các ngân hàng thương mại chủ yếu là mua đi bán lại các loại ngoại tệ hoặc là các giao dịch có tính chất đầu cơ.

- Các ngân hàng trung ương

Với tư cách là người canh giữ hệ thống tiền tệ – Ngân hàng và người chủ của dự trữ ngoại hối quốc gia, các Ngân hàng trung ương đôi khi là thành phần cơ bản trên thị trường hối đoái thông qua hành vi can thiệp trên thị trường.

Các ngân hàng trung ương vẫn thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối với hai tư cách:

+ Ngân hàng trung ương thực hiện việc mua bán ngoại tệ để cân bằng hoạt động của các khách hàng của mình chủ yếu là các ngân hàng thương mại.

+ Giám sát hoạt động của thị trường trong khuôn khổ quy định của luật pháp Sự can thiệp của ngân hàng trung ương nhằm để giúp nâng giá hoặc giảm giá đồng tiền bản tệ khi nó ở mức có thể làm tổn hại đến chính sách tiền tệ quốc gia hoặc để triệt tiêu hiện tượng đầu cơ trên thị trường.

- Các cá nhân hay các nhà kinh doanh (khách hàng mua bán lẻ)

Nhóm thành viên này bao gồm những công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để phục vụ cho hoạt động đầu tư, cho vay, đi công tác hay đi du lịch ở nước ngoài hoặc khi nhận được các khoản lợi tức đầu tư hay chuyển tiền.

- Các nhà môi giới ngoại hối

Người môi giới thực hiện các lệnh mua bán ngoại hối theo yêu cầu của khách hàng và hưởng phí Các nhà môi giới nắm vững tỷ gía của nhiều thị trường Vì vậy, tại các trung tâm tài chính quốc tế thường có một số nhà môi giới ngoại hối giúp các ngân hàng thương mại thực hiện lệnh mua và bán ngoại hối, từ đó cung cấp tỷ giá chào bán và tỷ giá chào mua cho khách hàng một cách nhanh nhất và ưu việt nhất và nhận một khoản phí môi giới Có thể nói, các nhà môi giới là những trung gian giữa các ngân hàng và là trung gian giữa ngân hàng và khách hàng, qua đó góp phần tích cực vào hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung và cầu tiếp cận với nhau.

Các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp này vừa là chủ thể có nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng thương mại quốc tế, vừa là chủ thể cung ngoại tệ khi có các khoản thu về việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ…Các doanh nghiệp này được xem như là chủ thể hình thành nên khối lượng mua và bán ngoại hối lớn nhất trên thị trường ngoại hối.

1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối

- Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế:

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước, là giá cả một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền của nước khác hay nói khác đi, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.

Riêng ở Mỹ và Anh thì thuật ngữ này được sử dụng theo nghĩa ngược lại:

Số lượng đơn vị ngoại tệ (nước ngoài) cần thiết để mua một đồng Đô la hoặc một đồng bảng Anh.

Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (1997) định nghĩa tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài, có sự điều tiết của Nhà Nước trên thị trường và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố Ví dụ: Tỷ giá USD/VND = 22.000 hay 1USD = 22.000 VND.

2.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế

Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền: Tỷ giá là công cụ rất hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước với năng suất lao động quốc tế ; Từ đó, sẽ giúp tính toán hiệu quả của các giao dịch ngoại thương, các hoạt động liên doanh với nước ngoài, vay vốn nước ngoài và hiệu quả của các chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà Nước.

Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu: Nếu đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) đồng nghĩa với giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao Sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, từ đó giúp cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.

Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Khi sức mua nội tệ giảm (tỷ giá hối đoái tăng) làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn, dễ dẫn đến khả năng lạm phát có thể xảy ra Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn Từ đó lạm phát được kiềm chế nhưng lại dẫn tới sản xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp.

2.3 Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái

Bản chất tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ và phụ thuộc vào cung cầu về đồng tiền đó trên thị trường nên tỷ giá sẽ thay đổi nếu cung cầu thay đổi Có nhiều phương pháp xác định tỷ giá hối đoái khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, sự phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá, dịch vụ trên thế giới.Việc xác định tỷ giá hối đoái giúp các nhà kinh doanh có thể xây dựng phương án kinh doanh sao cho có lợi nhất.

Xác định tỷ giá hối đoái trên cơ sở ngang giá vàng (Gold parity): Đây là phương pháp so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau.

Ví dụ: Hàm lượng vàng của một Bảng Anh (GBP) là 2,1328 gam và của Đôla Mỹ (USD) là 0,7366, tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD là: 1 GBP = 2,8954 USD.

Xác định tỷ giá hối đoái trên cơ sở cân bằng sức mua (Purchasing Power Parity): Phương pháp này dựa trên cơ sở so sánh sức mua giữa hai đồng tiền, dùng để so sánh giá cả hàng hoá, dịch vụ, xây dựng phương án kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các nghiệp vụ hải quan,…

Ví dụ: Hàng hóa X mua bằng Đôla Mỹ với giá là 10 USD, mua bằng Đôla ÚC có giá trị là 15 AUD, trên cơ sở cân bằng sức mua, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền là: 1USD = 1,5 AUD Tỷ giá này không sử dụng cho các nghiệp vụ kinh doanh thị trường, tín dụng và thanh toán quốc tế.

2.4 Các loại của tỷ giá hối đoái

Trên thị trường hối đoái, có nhiều loại tỷ giá khác nhau Dưới đây là một số cách phân chia tỷ giá hối đoái:

Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá

Chia làm 2 loại như sau:

Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.

Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá được hình thành trên có sở quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái

Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán

Có thể chia làm 2 loại sau:

Tỷ giá giao ngay (SPOT): Là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do ngân hàng nhà nước quy định Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán.

Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): Là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.

Căn cứ vào giá trị của tỷ giá

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.

Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.

Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối

Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.

Tỷ giá thư hối: Tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối.

Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối

Tỷ giá mua: Là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.

Tỷ giá bán: Là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.

Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.

Ngoài ra còn có 2 loại tỷ giá mà bạn cần quan tâm đó là:

Tỷ giá hối đoái song phương

Tỷ giá hối đoái song phương (Bilateral Exchange Rate): Là giá của một đồng tiền so với đồng tiền khác mà chưa đề cập đến lạm phát giữa hai nước. Nếu NEER > 1 thì đồng tiền được xem là giảm giá (mất giá) đối với tất cả đồng tiền còn lại , nếu NEER < 1 thì đồng tiền được xem là lên giá (được giá) đối với tất cả đồng tiền còn lại.

Tỷ giá hối đoái hiệu dụng

CÁN CÂN THANH TOÁN

Khái niệm về cán cân thanh toán

Là bản ghi chép các giao dịch của một nước với các nước khác trên thế giới (nước ngoài) Theo quy ước, các giao dịch dẫn đến việc cư dân, tổ chức nước ngoài trả tiền cho cư dân và tổ chức trong nước được ghi “có” hoặc đánh dấu cộng, còn các giao dịch dẫn đến việc cư dân và tổ chức trong nước trả tiền cho cư dân, tổ chức nước ngoài được ghi “nợ” hoặc đánh dấu trừ

Cán cân thanh toán là một bảng tổng kết ghi lại một cách hệ thống tất cả cảc giao dịch giữa cư dân của một quốc gia với phần còn lại cùa thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.Các giao dịch kinh tế được ghi trong cán cân thanh toán không những bao gồm các giao dịch đưa đén dòng chày của tiền tệ qua biên giới quốc gia như việc mua bán hàng hoá, dịch vụ, và các tài sàn (nhà cửa, đất đai, cổ phiêu) mà còn bao gồm các giao dịch như viện trợ hàng hoá ra nước ngoài hay chuyển khoán điện từ giữa các tài khoản ngoại tệ công ty — là các giao dịch không có ảnh hường đến dòng chảy thực sự của tiền.Các cư dân cùa một quốc gia nói đến trên đây bao gồm tất cả các cá nhân thường trú trên lãnh thổ quốc gia đỏ, các tổ chức Chính phủ, cảc công ty hoạt động trong nước (nhưng không tính các chi nhánh nước ngoài của các công ty đó) và các chi nhánh công ty nước ngoài đang hoạt động trong nước.

Nguyên tắc hạch toán trong cán cân thanh toán

- Bên nợ: Phản ánh các khoản chi tiền ra thanh toán cho người nước ngoài tức là những khoản giao dịch làm cho quỹ ngoại tệ ở trong nước giảm đi bên nợ được ký hiệu âm (-)của cán cân thanh toán.

- Bên có: Phản ánh các khoản thu tiền của người nước ngoài tức là những khoản giao dịch mang về cho quốc gia một số lượng ngoại tệ nhất định bên có được ký hiệu dương

2.2 Hạch toán ghi sổ kép

Hạch toán trong giao dịch quốc tế được thực hiện theo nguyên tắc ghi sổ kép điều này có nghĩa là mỗi một giao dịch được ghi kép, một lần ghi nợ và một lần ghi có với giá trị như nhau

Các khoản mục trong cán cân thanh toán

- Trao đổi hàng hoá (xuất và nhập khẩu hàng hoá), còn gọi là cán cân thương mại hay cán cân hữu hình;

- Trao đổi dịch vụ (các dịch vụ phu nhân tố như du lịch, vận chuyển, bảo hiểm, ngân hàng), còn gọi là cán cân dịch vụ hay cán cân vô hình;

- Thu nhập chuyển về nước, tức thu nhập từ việc cung ứng các dịch vụ nhân tố thuộc sở hữu của nước ngoài, nhưng đang hoạt động ở nền kinh tế trong nước hoặc cho các dịch vụ nhân tố thuộc sở hữu trong nước, nhưng đang hoạt động ở nước ngoài;

- Chuyển giao quốc tế, ví dụ quà tặng, quà biếu cho người nước ngoài hoặc từ nước ngoài, viện trợ cho không, lệ phí, đóng góp cho các tổ chức quốc tế.

- Tín dụng ngắn hạn như quỹ tín dụng thương mại, tín dụng hỗ trợ cán cân thanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế hay các nước khác; và

- Tín dụng dài hạn như các khoản đi vay, cho vay dài hạn của chính phủ và tư nhân, bao gồm cả viện trợ phát triển chính thức (phần cho vay) và đầu tư nước ngoài.

- Cán cân vốn và tài chính Phản ánh sự chuyển dịch tư bản của một nước với các nước khác (luồng vốn được đầu tư vào hay đầu tư ra của một quốc gia). Các luồng vốn gồm hai loại: luồng vốn ngắn hạn và luồng vốn dài hạn.

* Luồng vốn ngắn hạn: bao gồm các khoản vốn ngắn hạn chảy vào (Có) và chảy ra (Nợ).

- Tín dụng thương mại, tín dụng ngắn hạn ngân hàng.

- Các khoản tiền gửi ngắn hạn.

* Cán cân vốn dài hạn: phản ánh các khoản vốn dài hạn bao gồm:- FDI: Khi FDI chảy vào phản ánh Có Khi FDI chảy ra phản ánh Nợ.

- Các khoản tín dụng quốc tế dài hạn:

+ Tín dụng thương mại dài hạn: khoản vay hoặc cho vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài theo điều kiện thực tế Khi đi vay phản ánh bên Có Khi cho vay hoặc trả nợ thì phản ánh bên Nợ.

+ Tín dụng ưu đãi dài hạn: Các khoản vay ODA.Khi đi vay phản ánh bênCó.Khi cho vay phản ánh bên Nợ

- Các khoản đầu tư gián tiếp khác bao gồm các khoản mua, bán cổ phiếu, trái phiếu quốc tế nhưng chưa đạt đến số lượng kiểm soát công ty.

+ Nếu bán cổ phiếu,trái phiếu tức là vốn vào thì phản ánh bên Có Còn nếu mua thì vốn ra tức là phản ánh bên Nợ

- Các khoản vốn chuyển giao một chiều (không hoàn lại)

+ Khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư.

+ Các khoản nợ được xoá, tài sản của người di cư: Vào =>Có, Ra=> Nợ. Cán cân vốn thặng dư khi Số phát sinh Có > Số phát sinh Nợ có nghĩa là: Tổng tiền vốn đầu tư vào >Tổng số vốn đầu tư ra và trả nợ

Như đã nói ở trên, với nguyên tắc ghi sổ kép thì về mặt lý thuyết cán cân thanh toán cùa một quốc gia phải cân bằng, tức tổng của cột giao dịch ghi có (dấu +) phải bằng với tổng của các giao dịch ghi nợ (dấu -) Nói cách khác, tổng ghi sổ của tất cả các giao dịch phải bằng 0 Trên thực tể thì cán cân thanh toán của các quốc gia rất hiếm khi ờ trạng thái cân bang Lý do là vì nguyên tắc ghi sổ kép thực ra chi là hình thức Trên thực tế, hai vế ghi sổ của một giao dịch thường được ghi tách rời nhau chứ không ghi đồng thời Số liệu về xuất - nhập khẩu hàng hoá có thể thu được tại cơ quan hài quan ngay sau khi hàng hoả được xuất đi hay nhập vào, thể nhưng số liệu về thanh toán cho hoạt động xuất - nhập khẩu đó lại đo các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức khác cung cấp một cách độc lập Chúng ta không thể biểt ngay được hoạt động đó được tài trợ bởi vay tín dụng hay thanh toán bằng chuyển khoản Ngoài ra, hầu hết các giao dịch đều không những ghi hai vế vào các thời điểm khác nhau mà còn được đo lường ờ các cơ quan chuyên trách một cách khác nhau (chẳng hạn như áp dụng các tỷ giá hối đoái khác nhau khi xuất - nhập khẩu và khi thanh toán) Thêm nữa, rất nhiều giao dịch quốc tế về mua bán dịch vụ ở một số nước (như vận tải, kho bãi) bị bỏ qua không ghi lại trong khi tiền chuyển thanh toán (chẳng hạn qua hệ thống ngân hàng tư nhân) thì vẫn được tính Cuối cùng là các lỗi sai sót thông thường về mặt hành chính khi nhập và xử lý số liệu Vì những lý do này nên cán cân thanh toán rất ít khi cân bằng và người ta thường đưa thêm vào đây một mục nữa là mục sai số thống kê với mục đích làm cân bằng cán cân thanh toán.

Cũng nên chú ý rằng, các hoạt động kinh tế ngầm giữa các quốc gia như buôn lậu hay chuyển tiền bất hợp pháp có thể dẫn đến một số chênh lệch khi tỉnh toán tài trợ của Chỉnh phủ (ví dụ, nếu một lượng lớn ngoại tệ bị chuyển ra nước ngoài để mua hàng lậu chuyển về theo đường bất hợp pháp và không được ghi chép lại ờ bất kỳ đâu thì sẽ dẫn đến sự can thiệp của Chính phủ thông qua bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối ra sẽ phải nhiều hơn so với tính toán) Tuy nhiên, điều này không phải lý do để cán cân thanh toán bị mất cân bằng vì cả hai vế ghi có và ghì nợ đều không được hạch toán.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế

Là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của BOP mà cán cân thương mại lại phụ thuộc yếu tố tác động trực tiếp đến nó Ví dụ như:

- Thương mại hữu hình: là một trong những hạng mục thường xuyên của BOP Tùy theo trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, độ phong phú của tài nguyên thiên nhiên mà có một số quốc gia khác lại ở vào vị trí nhập siêu.

- Thương mại vô hình: chủ yếu là dịch vụ và du lịch Có một số quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, cảnh quan và khí hậu đã trở thành nơi thu hút khách du lịch của thế giới. b Lạm phát

Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm. c Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân

Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng. d Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm, nếu các yếu tố khác bằng nhau Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh Kết quả là nhu cầu hàng hóa đó giảm(cán cân vãng lai). e Sự ổn định chính trị của một đất nước, chính sách đối ngoại của quốc gia

Sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế đây cũng là điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăng cường quan hệ kinh tế Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại trở thành điều kiện đủ cho mọi quan hệ kinh tế trực tiếp Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, chính sách đối ngoại phù hợp sẽ là yếu tố mở đường cho mọi yếu tố khác phát triển. f Khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính phủ Đây là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa đánh giá sự năng động trong điều hành nền kinh tế của chính phủ trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại cũng sẽ đạt được Do đó, cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận.

Ngày đăng: 02/06/2024, 18:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 : Lợi thế tuyệt đối của Việt Nam-Nhật Bản - Giáo trình kinh tế quốc tế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp
Bảng 2.1 Lợi thế tuyệt đối của Việt Nam-Nhật Bản (Trang 30)
Hình 2.1: Thương mại làm gia tăng phúc lợi của nền kinh tế - Giáo trình kinh tế quốc tế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp
Hình 2.1 Thương mại làm gia tăng phúc lợi của nền kinh tế (Trang 37)
Hình   4.2   :   Thuế   quan   đối   với   một nước nhỏ - Giáo trình kinh tế quốc tế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp
nh 4.2 : Thuế quan đối với một nước nhỏ (Trang 51)
Hình 4.3 cho thấy giá cả thế giới (P W ) là giá mua bán của thị trường nội địa với bên ngoài trong điều kiện thương mại tự do - Giáo trình kinh tế quốc tế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp
Hình 4.3 cho thấy giá cả thế giới (P W ) là giá mua bán của thị trường nội địa với bên ngoài trong điều kiện thương mại tự do (Trang 52)
Hình 4.4 : Lợi ích của Thuế quan (trường hợp nước  lớn) - Giáo trình kinh tế quốc tế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp
Hình 4.4 Lợi ích của Thuế quan (trường hợp nước lớn) (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN