CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ
3. Lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 - 1823)
Năm 1817, Ricardo xuất bản cuốn "Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế" (Principles of Political Economy and Taxation), trong đó ông có nói về lợi thế so sánh, coi đó là cơ sở để các quốc gia giao thương với nhau. Quy luật lợi thế so sánh là một trong những quy luật quan trọng của kinh tế học nói chung và của kinh tế quốc tế nói riêng. Quy luật này được áp dụng rất nhiều trong thực tế
và cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.
a) Bản chất của quy luật lợi thế so sánh
Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh, Ricardo đã đưa ra một số giả thiết làm đơn giản hoá mô hình trao đổi mậu dịch, các giả định đó là:
Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm.
Mậu dịch tự do.
Lao động có thể chuyển dịch tự do chỉ trong một quốc gia nhưng không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia.
Chi phí sản xuất là cố định.
Không có chi phí vận chuyển.
Chi phí sản xuất được đồng nhất với tiền lương.
Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia khác được coi
là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm. Trong điều kiện đó, quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao thương. Trong trường hợp này nếu có một quốc gia bất lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm thì họ vẫn có thể chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có bất lợi là nhỏ nhất thì họ vẫn có lợi. Còn quốc gia có lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm sẽ tập trung chuyên môn hoá trong việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có lợi là lớn nhất thì họ vẫn luôn có lợi.
Nội dung của quy luật có thể minh hoạ bằng ví dụ ở bảng sau:
Bảng 1: Lợi thế so sánh của Mỹ và Anh trong sản xuất lúa mì và vải
Quốc gia Nếu so sánh giữa lúa mì và vải thì Anh có lợi thế so sánh về vải,
vì năng suất lao động sản xuất vải của Anh chỉ bằng nửa năng suất lao động sản xuất vải của Mỹ (2 so với 4), trong khi đó năng suất lao động sản xuất lúa của Anh lại nhỏ hơn những 6 lần so với năng suất sản xuất lúa của Mỹ (1 so với 6).
Ngược lại, chi phí sản xuất cả hai sản phẩm ở Mỹ đều thấp hơn so với ở Anh, nhưng như thế không có nghĩa là Mỹ sẽ sản xuất cả 2 sản phẩm mà chỉ tập trung sản xuất sản phẩm nào có lợi thế so sánh. Mỹ có lợi thế tuyệt đối ở cả 2 sản phẩm lúa mì và vải so với Anh nhưng lợi thế tuyệt đối sản xuất lúa mì lớn hơn (6 so với 1) so với vải (4 so với 2) nên Mỹ có lợi thế so sánh về lúa mì.
Theo quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo thì cả 2 quốc gia đều có lợi nếu hai quốc gia tự nguyện thực hiện trao đổi thương mại: Mỹ chuyên môn hoá sản xuất lúa mì và xuất khẩu một phần để đổi lấy vải của Anh; còn Anh thì chuyên môn hoá sản xuất vải và xuất khẩu một phần để đổi lấy lúa mì của Mỹ. Khi đó, cả hai quốc gia đều có lợi.
Một cách tổng quát, ta có công thức tính lợi thế so sánh như sau:
CFSX X(I) x CFSX X(II) CFSX Y(I) CFSX Y(II)
thì: Quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng Y Quốc gia II sẽ
có lợi thế so sánh ở mặt hàng X
CFSX X(I) x CFSX Y(I) hoặc:
Sản phẩm Mỹ Anh
Lúa mì (kg/ giờ) 6 1
Vải (m/ giờ) 4 2
CFSX X(II) CFSX Y(II)
thì: Quốc gia I sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng Y Quốc gia II sẽ có lợi thế
so sánh ở mặt hàng X b) Phân tích lợi ích của mậu dịch
Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia đều có lợi khi trao đổi với nhau, nhưng cái lợi đó biểu hiện như thế nào ?
Rõ ràng Mỹ không tiến hành mậu dịch với Anh khi đổi 6W lấy 4C hoặc ít hơn vì điều này ngay trong nước Mỹ có thể làm được. Cũng tương tự như vậy, Anh sẽ không tiến hành mậu dịch với Mỹ nếu đổi lấy 2C lấy 1W hoặc ít hơn (bảng 1).
Giả sử Mỹ đổi 6W với Anh sẽ được 6C, như thế Mỹ sẽ có lợi 2C (hoặc tiết kiệm được 1/2 giờ lao động), vì Mỹ chỉ có thể đổi 6W lấy 4C nếu sản xuất trong nước. Để có 6W nhận được từ Mỹ, Anh phải bỏ ra 6 giờ sản xuất lúa mì trong nước. Nhưng nếu bây giờ Anh không sản xuất lúa mì nữa mà dành thời gian đó
để sản xuất vải thì Anh sẽ có được 12C. Sau đó đem trao đổi 6C với Mỹ để lấy 6W phần còn lại 6C là phần lợi tích từ mậu dịch mà Anh có được, tức là tiết kiệm được 3 giờ lao động (vì một giờ sản xuất được 2C).
Như vậy, một lần nữa trên thực tế Anh có lợi từ mậu dịch nhiều hơn so với
Mỹ. Nhưng điều quan trọng không phải ở chỗ đó. Điều quan trọng ở đây là cả hai quốc gia đều có lợi, ngay cả nếu một trong số họ (trong trường hợp này là Anh) có lợi thế tuyệt đối ít hơn nước kia ở cả hai loại sản phẩm.
Chúng ta thấy rằng, cả hai quốc gia đều có lợi khi trao đổi 6W lấy 6C. Tuy nhiên, đây không phải là tỷ lệ trao đổi duy nhất mà ở đó hai quốc gia cùng có lợi. Đối với Mỹ, chỉ cần đổi 6W lấy một số lớn hơn 4C là đã có lợi hơn so với sản xuất trong nước. Đối với Anh, để có 6W phải mất 12C nếu sản xuất trong nước (bảng 1). Do đó, Anh sẽ sẵn sàng trao đổi với Mỹ bất cứ một số nào nhỏ hơn 12C để có được 6W là Anh đã có lợi hơn so với sản xuất trong nước. Như vậy, khung mậu dịch tương đối của hai quốc gia sẽ là: 4C < 6W < 12C
Căn cứ vào khung trên, chúng ta có thể xác định lợi ích từ mậu dịch của Anh, Mỹ và cả thế giới theo các tỷ lệ trao đổi (bảng 2)
Bảng 2: Lợi ích thu được từ mậu dịch theo các tỷ số trao đổi
Tỷ lệ trao đổi giữa
lúa mì và vải
Lợị ích từ mậu dịch
Ghi chú
Mỹ Anh Thế
giới
6W : 4C 0 8C 8C Ở tỷ số này không có mậu dịch giữa
2 nước 6W : 5C 1C 7C 8C Ở tỷ số này 2 nước đều cùng có lợi
6W : 6C 2C 6C 8C
6W : 7C 3C 5C 8C
6W : 8C 4C 4C 8C
6W : 9C 5C 3C 8C
6W : 10C 6C 2C 8C
6W : 11C 7C 1C 8C
6W : 12C 8C 0C 8C Ở tỷ số này không có mậu dịch giữa
2 nước
Qua bảng trên, chúng ta thấy tại tỷ số trao đổi 6W : 8C (tức là 6 giạ lúa và 8m vải) lợi ích từ mậu dịch của hai bên là như nhau. Ngay cả những nước không
có lợi thế tuyệt đối ở cả hai sản phẩm họ vẫn có lợi khi trao đổi thông qua con đường mậu dịch quốc tế.
Cũng cần lưu ý thêm rằng, trong các ví dụ trên, lợi ích từ chuyên môn hoá sản xuất và mậu dịch được biểu hiện qua vải. Tuy nhiên, cũng có thể biểu hiện lợi ích mậu dịch bằng lúa mì hoặc bằng cả lúa mì và vải. Phải chăng quy luật lợi thế so sánh lúc nào cũng đúng? Như trên đã khẳng định, Mỹ chỉ đồng ý trao đổi khi nào 6W lấy nhiều hơn 4C. Nhưng bây giờ Anh lại không sẵn sàng bỏ một số lớn hơn 4C để thu về 6W từ Mỹ vì ngay trong nước, Anh đã có thể sản xuất được 6W mà chỉ mất có 4C. Ở tình huống mới này mậu dịch sẽ không xảy ra. Trường hợp ngoại lệ trên đây cũng không làm giảm vai trò của quy luật lợi thế
so sánh mà còn sẽ giúp chúng ta có thể bổ sung thêm cho quy luật này chính xác hơn.