LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế quốc tế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp (Trang 40 - 45)

- Hiểu được các lý thuyết chuẩn về mậu dịch quốc tế

- Giải thích được nguồn lực sản xuất vốn có và Lý thuyết Heckscher – Ohlin

Nội dung chương:

1. Chi phí cơ hội gia tăng

Haberler đã giả định rằng chi phí cơ hội không đổi khi đưa ra lý thuyết chi phí cơ hội. Điều này không đúng trong thực tế vì càng chuyên môn hóa trong sản xuất thì chi phí cơ hội càng tăng.

Ví dụ: thăm dò dầu hỏa ở gần với chi phí thấp và thăm dò dầu hỏa ở xa với chi phí cao; hay nuôi tôm trên đất trồng lúa xấu (chi phí cơ hội thấp) và nuôi tôm trên đất trồng lúa tốt (chi phí cơ hội cao).

Chi phí cơ hội ngày càng tăng có nghĩa rằng quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều hơn sản phẩm này để dành tài nguyên sản xuất 1 đơn vị sản phẩm kia.

Khi xác định được lợi thế so sánh, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm đó để trao đổi, tuy nhiên khi chuyên môn hóa thì dẫn đến chi phí cơ hội tăng lên. Do đó cả hai quốc gia chỉ chuyên môn hóa đến khi giá cả là như nhau ở cả hai quốc gia.

Hai quốc gia có thị hiếu tiêu dùng khác nhau khi trao đổi vẫn thu được lợi ích cho cả hai.

2. Lý thuyết của Heckscher - Ohlin về lợi thế tương đối

a) Các giả thiết của Heckscher - Ohlin

Thế giới chỉ có 2 quốc gia chỉ có 2 loại hàng hoá (X và Y) và chỉ có 2 yếu

tố là lao động và tư bản.

Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hoá giống nhau và thị hiếu của các dân tộc như nhau.

Hàng hoá X chứa đựng nhiều lao động, còn hàng hoá Y chứa đựng nhiều tư bản.

Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của 2 loại hàng hoá trong 2 quốc gia là một hằng số. Cả 2 quốc gia đều chuyên môn hoá sản xuất ở mức không hoàn toàn. Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố đầu vào ở cả 2 quốc gia.

Các yếu tố đầu vào tự do di chuyển trong từng quốc gia nhưng bị cản trở trong phạm vi quốc tế.

Không có chi phí vận tải, không có hàng rào thuế quan và các trở ngại khác trong thương mại giữa 2 nước.

b) Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hoá và đường giới hạn tiềm năng sản xuất

Chúng ta nói rằng hàng hoá Y là hàng hoá chứa đựng nhiều tư bản nếu tỷ

số tư bản/ lao động (K/L) được sử dụng để sản xuất hàng hoá Y lớn hơn hàng hoá X trong cả 2 quốc gia.

Chúng ta cũng nói rằng quốc gia thứ II là quốc gia có sẵn tư bản với quốc gia thứ I nếu tỷ giá giữa tiền thuê tư bản lãi suất trên tiền lương (r/w) ở quốc gia này thấp hơn so với quốc gia thứ nhất. Như vậy, đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia thứ II sẽ nghiêng về OY và của quốc gia thứ nhất nghiêng về phía OX.

Ta giả thiết, để sản xuất mặt hàng vải cần nhiều lao động còn mặt hàng thép cần nhiều vốn hơn. Đài Loan có nhiều tư bản nên họ sản xuất tương đối nhiều thép hơn. Mặt khác, do Việt Nam có nhiều lao động nên sản xuất tương đối nhiều vải hơn. Từ đó, hình dạng của đường giới hạn tiềm năng sản xuất của hai quốc gia được thể hiện như trên hình 1.

c) Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher - Ohlin

Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher - Ohlin được tóm tắt trong sơ đồ hình 1. Bắt đầu tại góc phải phía dưới của sơ đồ, ta thấy rằng sở thích và sự phân phối theo quyền sở hữu các yếu tố sản xuất (nghĩa là phân phối thu nhập) xác định nhu cầu hàng hoá. Nhu cầu hàng hoá xác định nhu cầu dẫn xuất về yếu tố cầu để sản xuất chung. Lượng cầu về các yếu tố sản xuất, cùng với lượng cung sẽ xác định giá cả và yếu tố sản xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả các yếu tố sản xuất cùng với công nghệ sẽ xác định giá cả của hàng hoá cuối cùng. Sự khác biệt về giá tương đối cuối cùng của hàng hoá giữa các nước quyết định lợi thế so sánh và mô hình thương mại (nghĩa là nước nào sản xuất hàng hoá gì ?).

3. Lý thuyết H-O-S

3.1 Giá cả khác biệt được tạo ra như thế nào?

Giá sản phẩm được hình thành từ nhiều yếu tố như: thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng; giá yếu tố sản xuất, công nghệ. Sự khác nhau về giá của hai quốc gia còn do lợi thế so sánh và mô hình mậu dịch của hai quốc gia này.

3.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối

Cân bằng tương đối : giá cả so sánh giữa hai sản phẩm ở hai quốc gia bằng nhau.

3.3 Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H-O-S

Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất : thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau (Samuelson).

Lý thuyết H-O-S: sự khác biệt giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia làm phát sinh thương mại quốc tế; đến lượt nó, thương mại quốc tế làm giảm dần sự khác biệt đó, dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt đối giá cả các yếu

tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau.

3.4 Kiểm chứng thực tế

Vốn đi từ các nước có lãi suất thấp sang các nước có lãi suất cao.

Lao động đi từ nước có mức lương thấp sang nước có mức lương cao.

Mậu dịch quốc tế làm tăng giá cả yếu tố sản xuất dư thừa và giảm giá cả yếu tố sản xuất khan hiếm.

Kết luận: mậu dịch làm thu nhập của người lao động tăng ngược lại người

sở hữu tư bản giảm tại các nước đang phát triển.

3.5 Nghịch lý Leontief

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Wassily Leontief cho thấy: hàng xuất khẩu của Mỹ sử dụng ít vốn hơn hàng nhập khẩu của Mỹ (trong khi Mỹ đứng

đầu về K/L=> thừa vốn). Số liệu thống kê xuất nhập khẩu Mỹ (1945-1970) cũng khẳng định Leontief đúng.

Có nhiều lý giải cho nghịch lý này như:

Theo lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế thì: Mỹ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao, tiên phong và nhập khẩu hàng sử dụng vốn lớn.

Mỹ chủ yếu mua bán với các nước cũng thừa vốn như: Nhật Bản, EU nên

mô hình H-O không thể hiện rõ bằng kiểm định kết quả mua bán giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

4. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm

Theo Raymond Vernon vòng đời của một sản phẩm quốc tế có ba giai đoạn:

4.1 Giai đoạn sản phẩm mới:

Xuất phát từ nhu cầu thị trường, một sản phẩm mới được phát minh (thường từ một nước phát triển cao). Sản phẩm mới này được sản xuất để thăm

dò và đáp ứng thị trường. Phản ứng của thị trường là cơ sở để nhà sản xuất điều chỉnh cho sản phẩm phù hợp hơn. Lúc này sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa, chỉ xuất khẩu một ít ra nước ngoài.

4.2 Giai đoạn sản phẩm chín mùi:

Sản phẩm đạt cực đại trong nước và bắt đầu có nhu cầu lớn ở các nước phát triển khác (theo Thuyết Linder).

Công nghệ sản xuất mới này sẽ được chuyển giao sang các nước phát triển khác, với chi phí nhân công rẻ hơn (hay các yếu tố khác có sẵn hơn) các quốc gia được chuyển giao sẽ tạo ra sản phẩm này với chi phí rẻ hơn nước đầu tiên.

Vì thế nước đầu tiên sẽ nhập khẩu sản phẩm này thay vì sản xuất nó với chi phí cao. Lúc này cả xuất khẩu và sản xuất của quốc gia đầu tiền đều giảm, để duy trì cạnh tranh, quốc gia này lại tiếp tục lao vào tìm kiếm, phát minh những sản phẩm mới.

4.3 Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa:

Sản phẩm trở thành thông dụng, giá của nó trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng.

Sản xuất tiếp tục được chuyển sang các nước đang phát triển để tận dụng chi phí thấp các yếu tố sản xuất của các quốc gia này.

Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu.

Tóm lại:

Mô hình Linder cho rằng thương mại bổ sung lẫn nhau sẽ tăng giữa các nước có cùng mức thu nhập. Vì thế các nước đang phát triển khó lòng xâm nhập vào thị trường các nước đã phát triển mà chỉ có thể tìm kiếm thị trường các nước đang phát triển khác.

Đầu tư và chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho các nước tham gia.

Để duy trì sức cạnh tranh các nước phát triển phải cạnh tranh không ngừng

để đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng toàn cầu. Còn các nước đang phát triển thì cạnh tranh trong việc thu hút chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ, thu hút đầu tư. Những nước thành công sẽ tiến đến cạnh tranh với các nước phát triển khác về sáng chế, sáng tác, phát minh sản phẩm mới => cạnh tranh tri thức.

Lưu ý: một nước đang phát triển muốn tiếp nhận công nghệ sản xuất từ nước phát minh phải đối mặt với hai vấn đề nan giải là: sức cầu của thị trường nội địa về sản phẩm mới còn quá nhỏ; thêm nữa, trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân và kinh nghiệm quản lý có khoảng cách quá xa với nước phát minh nên việc chuyển giao phát sinh nhiều chi phí và cần nhiều thời gian. Do đó, để thực hiện thành công chiến lược “đi tắt đón đầu” các nước này phải giải quyết được hai vấn đề trên.

5. Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương Michael Porter

5.1 Nhu cầu thị trường

Nhu cầu thị trường sẽ quyết định các doanh nghiệp sản xuất cái gì và như thế nào. Những doanh nghiệp đáp ứng được cầu thị trường sẽ có lợi thế trong cạnh tranh rất lớn.

5.2 Các yếu tố sản xuất

Các yếu tố sản xuất bao gồm tất cả các các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như: lao động, vốn, đất, nguyên vật liệu …. Những nền kinh tế nắm giữ những yếu tố này với chi phí thấp sẽ chiếm lợi thế cạnh tranh.

5.3 Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ

Một ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ. Ngược lại các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ phát triển sẽ giúp ngành công nghiệp then chốt có lợi thế cạnh tranh.

5.4 Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty

Những yếu tố nội tại, bên trong của các doanh nghiệp của một quốc gia cũng góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế nước này. Những quốc gia

có đội ngũ doanh nhân năng động, tài ba sẽ nâng cao vị thế kinh tế của quốc gia này.

Tóm lại : Mô hình Porter tiên đoán rằng các quốc gia xuất khẩu những hàng hóa có ưu thế theo 4 đỉnh của viên kim cương và nhập khẩu những hàng hóa khác.

Hình 3.3 : Viên kim cương Michael Porter

Nhu caàu thị trường

Các yếu tố sản

xuất Các ngành

công nghiệp liên kết và bổ trợ

Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế quốc tế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)