CHƯƠNG 4: THUẾ QUAN – MỘT HÌNH THỨC HẠN CHẾ MẬU DỊCH
1. Những vấn đề chung về thuế quan
1.1. Khái niệm
Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốc gia. Thuế quan bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Trong đó thuế nhập khẩu đánh vào hàng nhập khẩu còn thuế xuất khẩu thi đánh vào hàng hóa xuất khẩu.
Mà chủ yếu là thuế nhập khẩu thậm chí ở nhiều nước phát triển không có thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu vẫn được áp dụng ở nhiều nước đang phát triển đánh vào các mặt hàng truyền thống nhằm nâng giá. Thuế quan được biết đến như một hình thức lâu đời nhất của chính sách mậu dịch và là một công cụ truyền thống để làm tang thu ngân sách nhà nước.
1.2. Phân loại thuế quan
Thuế quan được chia thành nhiều loại khác nhau theo những phương thức khác nhau:
1.2.1. Theo phương thức tính thuế:
Thuế quan theo đơn giá hàng (ad valorem tariff): Là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu hay 5% trên giá FOB của hàng xuất khẩu, được gọi chung là thuế suất.
Thuế quan theo trọng lượng (specific tariff): Được tính theo trọng lượng của mặt hàng, chẳng hạn $5 trên 1 tấn. Kiểu tính thuế xuất-nhập khẩu này có thể
là khó khăn hơn trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật thường xuyên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát.
Thuế quan hỗn hợp (conpound tariff): là loại thuế được qui định buộc người nhập khẩu phải trả hai loại thuế quan theo đơn giá hang và thuế quan theo trọng lượng ( ví dụ : 5% và $5 trên 1 tấn ).
1.2.2. Theo mục đích đánh thuế:
Thuế quan tăng thu ngân sách: Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa
ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà
một quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách.
Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài. Chẳng hạn, một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của
nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi. Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế)
và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính. Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi người ta cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải
sự cạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ nằm trong tay các nhà nhập khẩu.
Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa.
1.2.3. Phân loại theo lĩnh vực:
Thuế quan nhập khẩu: Là thuế quan mà Chính phủ một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào trong nước. Thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu, theo đó người tiêu dùng trong nước phải trả cho hàng nhập khẩu thêm một khoản tiền lớn hơn mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được.
Thuế quan xuất khẩu: Là thuế quan áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu và làm cho giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước. Chính phủ đánh thuế quan xuất khẩu vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.
Thuế quan quá cảnh: Là thuế quan mà Chính phủ một nước đánh vào những mặt hàng chuyển qua lãnh thổ quốc gia đó trước khi chuyến đến đích cuối cùng. Hiện nay loại thuế quan này gần như được dỡ bỏ nhờ thỏa thuận của các Quốc gia.
1.2. Vai trò của thuế quan
Thuế quan có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thu ngân sách nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm. Thuế quan còn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngay từ đầu thế kỉ 19, ở Anh đã sử dụng thuế quan
để bảo hộ sản phẩm nông nghiệp , cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Vào thế kỉ
19, cả Mỹ và Đức đều bảo hộ các ngành công nghiệp mới trong nước bằng đánh thuế nhập khẩu vào các hàng hóa công nghiệp …Ngoài ra, thông qua các loại
mức mà thuế quan còn được dùng như một công cụ để phân biệt đối xử giữa các bạn hàng mậu dịch khác nhau. Thuế xuất hay nhập khẩu đều có một vai trò, mục đích khác nhau.
*Thuế nhập khẩu: Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để
có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
* Thuế xuất khẩu: Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.
Thuế xuất nhập khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước. Tùy từng nhu cầu mà một hay vài mục đích nói trên được đề cao. Khi bị xác định là có mục đích bảo hộ mậu dịch, thuế nhập khẩu có thể trở thành đối tượng bị nước ngoài đòi cắt giảm.
Tuy nhiên, khi sử dụng chính sách thuế quan cũng mang lại những tác động tiêu cực. Thuế sử dụng vào mục đích bảo vệ sẽ có những tác động tiêu cực tới sản xuất và tiêu dùng: khuyến khích sản xuất không hiệu quả trong nước, tăng giá khiến người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu ,mua sắm, gián tiếp tạo môi trường cho buôn lậu. Thúc đẩy buôn lậu: ở những mặt hàng có thuế cao sẽ có những người muốn trốn thuế. Như vậy họ có thể bán hàng với giá thấp hơn. Ngoài ra còn phát sinh tệ nạn tham nhũng ở các cơ quan thuế
Khuyến khích các mặt hàng có hiệu suất sản xuất kém trong nước. Một khi nhà nước bảo hộ cho các mặt hàng này tức là đã khuyến khích nó phát triển mà những măt hàng thuế cao thường là những mặt hàng ko có lợi thế so sánh. Điều này có nghĩa là nhà nước phải chi thêm tiềm năng cho những mặt hàng sản xuát kém hiệu quả dẫn đến làm giảm tổng lợi nhuận thu được. Giá cả tăng cao làm gia tăng lạm phát đồng thời người dân sẽ cắt giảm tiêu dùng cá nhân.
1.3. Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hiệu quả
1.3.1. Thuế suất danh nghĩa
Thuế suất danh nghĩa (NTR) là suất thuế đánh trên hàng hóa xuất nhập
khẩu. Người tiêu dùng sẽ chịu ảnh hưởng của thuế này vì nó sẽ được tính vào giá cuối cùng của hàng hóa.
1.3.2. Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu
Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP) biểu thị mối tương quan giữa NTR đánh trên
sản phẩm cuối cùng và NTR đánh trên nguyên liệu nhập khẩu của sản phẩm đó, nhằm bảo hộ cho sản xuất nội địa.
ERP = t- aiti hoặc công thức : ERP = V’ - V
1-ai V
Trong đó:
t: thuế suất danh nghĩa của mặt hàng X.
ai: tỷ số giữa giá trị nguyên liệu i với giá trị sản phẩm X (tham gia trong sản phẩm X) với giá trị sản phẩm X khi không có thuế quan. ti: thuế suất danh nghĩa của nguyên liệu i (tham gia trong sản phẩm X).
v: giá trị gia tăng trước khi có thuế v’: giá trị gia tăng sau khi có thuế
Ví dụ:
Giả sử nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để sản xuất một đôi giày là 10$; còn giá mậu dịch tự do của 1 đôi giày thành phẩm là 20$.
Nguyên vật liệu giày Giày thành
phẩm
Giá tự do thương mại 10$ 20$
Thuế 0% 10%
Giá trong nước sau thuế 22$
ERP 20%
ERP = = 0,2 = 20% ; giả sử chính phủ tăng dần thuế đánh trên nguyên
vật liệu, lúc đó:
ti t ai ERP
0% 10% 50% 20%
5% 10% 50% 15%
10% 10% 50% 10%
20% 10% 50% 0%
30% 10% 50% -10%
Nhận xét:
- Khi ti = 0 : nhà sản xuất được bảo hộ ở mức cao nhất.
- ti càng tăng thì tỷ lệ bảo hộ càng giảm dần.
- ti= t, tỷ lệ bảo hộ thực sự bằng thuế danh nghĩa.
- Khi aiti > t, tỷ lệ bảo hộ âm, không kích thích sản xuất trong nước vì chi phí lớn hơn doanh thu.
Tóm lại để khuyến khích sản xuất trong nước, chính phủ thường giữ cho mức thuế thành phẩm luôn cao hơn mức thuế nguyên vật liệu. Đối với những nguyên vật liệu trong nước không sản xuất được hoặc kém hiệu quả, chính phủ thường dùng mức thuế suất bằng 0%.