Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế quốc tế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp (Trang 34 - 40)

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ

4. Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler

Ngoài lao động thì sản phẩm còn cần nhiều yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai,…. Năm 1936 Gottfried Haberler phát triển thuyết lợi thế so sánh bằng cách dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội để giải thích quy luật lợi thế so sánh.

Khi một chọn lựa kinh tế được thực hiện, các nhà kinh tế đo lường chi phí của chọn lựa đó dưới dạng chi phí cơ hội, được định nghĩa là giá trị của chọn lựa thay thế tốt nhất bị bỏ qua.

Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa

chọn. Nó được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là

những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn). Do quy luật về

sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại.

Một ví dụ thú vị về chi phí cơ hội là tự kinh doanh. Bạn muốn thành lập một công ty phần mềm, bạn phải thuê văn phòng, tuyển lập trình viên, và sau đó bán phần mềm. Sau một năm, chi phí trực tiếp là:

Thuê văn phòng: 12.000 USD

Lương: 24.000 USD

Các chi phí tiện ích: 10.000 USD

Tổng chi phí trong năm là 46.000 USD. Giả sử doanh số phần mềm là 48.000 USD, bạn sẽ rất vui vì lợi nhuận là 2.000 USD

Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán tính theo cách này không đo lường chính xác

sự thành công của bạn. Giả sử bạn có thể làm việc cho một ngân hàng quốc tế và kiếm được 8.000 USD. Vậy cơ hội kiếm được

8.000 USD bị bỏ qua chính là chi phí cơ hội, theo đó bạn đã mất đi một khoản lợi kinh tế là 6.000 USD.

Một ví dụ khác, một trường đại học muốn mở rộng cơ sở trên mảnh đất của trường ở một thành phố lớn. Một cán bộ trường cho rằng vì đất đã có sẵn nên

"không phải tốn chi phí". Thật ra, mảnh đất trên vẫn có chi phí vì có thể được sử dụng vào mục đích khác. Nhà trường có thể bán mảnh đất này đi và dùng tiền để xây cơ sở trên một mảnh đất rẻ tiền hơn.

Một ví dụ đơn giản khác của chi phí cơ hội là khi lựa chọn việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài, một học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng với một đối tác làm ăn, hoặc mất cơ hội tham dự một hội thảo khác cũng đang được

tổ chức trong thời gian đó. Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không thể cùng một lúc thực hiện được cả ba phương án. Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáo

sư giảng bài, thì phương án tốt nhất bị bỏ qua đối với người học viên là gặp mặt đối tác để ký kết hợp đồng. Cụ thể hơn, nếu hợp đồng đó mang lại cho anh ta 10 triệu đồng, thì có thể nói là chi phí cơ hội của việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài là giá trị của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10 triệu đồng.

Trong sản xuất, đó là số lượng các hàng hóa khác cần phải hy sinh để có thêm một đơn vị hàng hóa nào đó. Mỗi một hoạt động đều có một chi phí cơ hội.

Ví dụ, khi một người nào đó đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán thì chính người đó đã bỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi nếu gửi 10.000 USD vào ngân hàng như một khoàn tiền tiết kiệm. Chi phí cơ hội của dự án đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán bằng khoản lãi tiết kiệm đáng ra có thể có được. Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác.

Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thực hiện các sự lựa chọn, và đó là chi phí kinh tế. Các nhà kinh doanh và

người tiêu dùng thực hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí

bỏ ra tại mỗi điểm biên (tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc tiêu dùng thêm). Ví dụ trong việc lựa chọn lượng hàng hóa tiêu dùng tối

ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu dùng thêm là giá cả một đơn vị sản phẩm, và nó được so sánh với lợi ích cận biên thu được khi tiêu dùng thêm đơn vị sản phẩm đó. Trong việc lựa chọn lượng hàng hóa sản xuất tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất thêm là chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất thêm, và được so sánh với doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩm tăng thêm đó. Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại điểm biên chính là nội dung của phương pháp phân tích cận biên.

Chi phí cơ hội là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học.

Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nên chi phí cơ hội thường không xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính,

kế toán. Tuy nhiên, đây luôn là vấn đề các nhà quản lý phải cân nhắc khi đưa ra một quyết định. Gần như mỗi phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi phí cơ hội.

Các chuyên gia về Phân tích gia tăng, Phân tích dự án luôn phải phân tích

chi phí cơ hội.

Ví dụ về mậu dịch: Giả sử không có mậu dịch, người Nhật1 phải sản xuất gạo để ăn, mà một giờ sản xuất 1 kg gạo thì đã mất cơ hội sản xuất 3 con chip điện tử. Như vậy chi phí cơ hội tạo ra 1 kg gạo của Nhật Bản là 3 con chip, còn Việt Nam là 1/2. Nói cách khác, chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng

của một sản phẩm khác mà người ta phải hy sinh để có đủ tài nguyên làm tăng thêm một đơn vị sản phẩm thứ nhất.

Qua ví dụ trên cho thấy Việt Nam có chi phí cơ hội thấp trong sản xuất gạo

so với Nhật Bản (1/2<3) nên Việt Nam có lợi thế so sánh; ngược lại trong sản xuất chip điện tử, Nhật Bản có lợi thế hơn.

Như đã đề cập ở phần 1.2, nguồn lực mỗi quốc gia đều hữu hạn nên các quốc gia sẽ phải lựa chọn những sản phẩm có lợi thế so sánh, chi phí cơ hội càng thấp càng tốt để sản xuất và trao đổi với nhau. Giao thương giúp cho các quốc gia tham gia “mở rộng” khả năng sản xuất (đường giới hạn sản xuất) của mình.

Ví dụ 2.4: Bảng 2.6 : Phân bổ nguồn lực hữu hạn ở Mỹ và Anh

Thép Vải Thép Vải

180 0 60 0

150

120

20

40

50 20

40 40

1

90 60 30

20

60

60 80 80

30 100 10 100

0 120 0 120

Nếu không thương mại, cả hai nước Mỹ và Anh ở tự cung, tự cấp; trong nước sản xuất bao nhiêu sẽ đáp ứng tiêu dùng bấy nhiêu. Giả sử Mỹ chọn mức sản xuất và tiêu dùng ở mức A (90; 60) và Anh ở A’ (40; 40). Mặt khác, Mỹ tập trung sản xuất thép tại C (180; 0) và Anh tập trung vào vải tại C’ (0; 120); sau

đó hai nước trao đổi với nhau theo tỷ lệ 70 thép = 70 vải. lúc này tiêu dùng của hai nước đều gia tăng, tại Mỹ là B (110; 70) và Anh B’ (70; 50). So với khi tự cung tự cấp người Mỹ đã tăng phúc lợi 20 thép và 10 vải; còn người Anh tăng phúc lợi là 30 thép và 10 vải. Rõ ràng thương mại đã giúp hai nước tăng mức thỏa dụng cho nền kinh tế của mình.

Việc chuyên môn hóa vào mặt hàng có chi phí cơ hội thấp, đã giúp các nước sử dụng tài nguyên, nguồn lực phát triển hiệu quả hơn.

Hình 2.1: Thương mại làm gia tăng phúc lợi của nền kinh tế

Xét theo kinh tế toàn cầu, khi không mua bán, cả người Mỹ và Anh chỉ tạo

ra 130 thép + 100 vải. Khi phân công sản xuất hợp lý, 2 nước này đã tạo ra 180 thép + 120 vải, đóng góp được nhiều hơn cho nền kinh tế thế giới.

Giới hạn khả năng sản xuất, chi phí cơ hội và hiệu quả

Vi

120

70

60

0 90 110 180 Thép

B

A

Vi

120

50

40

A

0 40 60 70 Thép

B

C

C’

Kinh tế học trả lời 3 câu hỏi cơ bản:

Sản xuất cái gì, với số lượng bao nhiêu? (tiêu dùng hay đầu tư, hàng hóa tư nhân hay công cộng, thịt hay khoai tây...)

Sản xuất như thế nào? (sử dụng công nghệ nào?...)

Sản xuất cho ai? (sản xuất phải hướng đến nhu cầu người tiêu dùng, phân phối đầu ra cho ai?...)

Một công cụ để phân tích vấn đề này là đường giới hạn khả năng sản xuất (viết tắt: theo tiếng Anh: PPF- production possibilities frontier). Giả sử,

một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa. Đường PPF chỉ ra các sản lượng khác nhau của hai loại hàng hóa. Công nghệ và nguồn lực đầu vào (như: đất đai, nguồn vốn, lao động tiềm năng) cho trước sẽ sản xuất ra một mức giới hạn tổng sản lượng đầu ra. Điểm A trên đồ thị chỉ ra rằng có một lượng FA thực phẩm và một lượng CA máy tính được sản xuất khi sản xuất ở mức hiệu quả. Cũng tương

tự như vậy đối với một lượng FB thực phẩm và CB máy tính ở điểm B. Mọi điểm trên đường PPF đều chỉ ra tổng sản lượng tiềm năng tối đa của nền kinh tế,

mà ở đó, sản lượng của một loại hàng hóa là tối đa tương ứng với một lượng cho trước của loại hàng hóa khác.

Sự khan hiếm chỉ ra rằng, mọi người sẵn sàng mua nhưng không thể mua ở các mức sản lượng ngoài đường PPF. Khi di chuyển dọc theo đường PPF, nếu sản xuất một loại hàng hóa nào nhiều hơn thì sản xuất một loại hàng hóa khác phải ít đi, sản lượng hai loại hàng hóa có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Điều này xảy

ra là bởi vì để tăng sản lượng một loại hàng hóa đòi hỏi phải có sự dịch chuyển nguồn lực đầu vào để sản xuất loại hàng hóa kia. Độ dốc tại một điểm của đồ thị thể hiện sự đánh đổi giữa hai loại hàng hóa. Nó đo lường chi phí của một đơn vị tăng thêm của một loại hàng hóa khi bỏ không sản xuất một loại hàng hóa khác, đây là một ví dụ về chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội được miêu tả như là một "mối quan hệ cơ bản giữa khan hiếm và lựa chọn". Trong kinh tế thị trường, di chuyển dọc theo một đường có thể được miêu tả như là lựa chọn xem có nên tăng sản lượng đầu ra của một loại hàng hóa trên chi phí của một loại hàng hóa khác không.

Với sự giải thích như trên, mỗi điểm trên đường PPF đều thể hiện hiệu quả sản xuất bằng cách tối đa hóa đầu ra với một sản lượng đầu vào cho trước. Một điểm ở bên trong đường PPF, ví dụ như điểm U, là có thể thực hiện được nhưng

lại ở mức sản xuất không hiệu quả (bỏ phí không sử dụng các nguồn lực đầu vào). Ở mức này, đầu ra của một hoặc hai loại hàng hóa có thể tăng lên bằng cách di chuyển theo hướng đông bắc đến một điểm nằm trên đường cong. Một

ví dụ cho sản xuất không hiệu quả là thất nghiệp cao trong thời kỳ suy thoái kinh

tế. Mặc dù vậy, một điểm trên đường PPF không có nghĩa là đã đạt hiệu quả phân phối một cách đầy đủ nếu như nền kinh tế không sản xuất được một tập hợp các loại hàng hóa phù hợp với sự ưa thích của người tiêu dùng. Liên quan đến sự phân tích này là kiến thức được nghiên cứu trong môn kinh tế học công cộng, môn khoa học nghiên cứu làm thế nào mà một nền kinh tế có thể cải thiện

sự hiệu quả của nó. Tóm lại, nhận thức về sự khan hiếm và việc một nền kinh tế

sử dụng các nguồn lực như thế nào cho hiệu quả nhất là một vấn đề cốt yếu của kinh tế học.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế quốc tế nghề kế toán doanh nghiệp - Trung cấp (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)