1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận báo cáo thực tập ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minhpgd nguyễn văn linh

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Ngân Hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh PGD Nguyễn Văn Linh
Tác giả Nguyễn Lê Anh Quân
Người hướng dẫn TS. Hoàng Dương Việt Anh
Trường học Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 4,81 MB

Cấu trúc

  • Chương 1- Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Thành phố Hồ Chí Minh (0)
    • 1.1. Quá trình thành lập (8)
    • 1.2. Cơ cấu tổ chức (14)
    • 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm (16)
      • 1.3.1. Tình hình huy động vốn (17)
      • 1.3.2. Tình hình cho vay (19)
      • 1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh (20)
  • Chương 2- Giới thiệu sản phẩm dịch vụ của Phòng Giao dịch HDBank Nguyễn Văn Linh (0)
    • 2.1. Giới thiệu Phòng Quan hệ khách hàng (23)
      • 2.1.1. Chức năng (23)
      • 2.1.2. Nhiệm vụ (24)
    • 2.2. Mô tả 5 sản phẩm dịch vụ của PGD HDBank Nguyễn Văn Linh (24)
      • 2.2.1. Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo (24)
      • 2.2.2. Cho vay bất động sản (26)
      • 2.2.3. Cho vay ô tô (28)
      • 2.2.4. Cho vay bổ sung vốn lưu động (sản xuất kinh doanh) (30)
      • 2.2.5. Thấu chi tài khoản cá nhân (32)
    • 2.3. Nhận xét (33)
  • KẾT LUẬN.................................................................................................................33 (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................36 (39)

Nội dung

Đây là một trong những đơn vị của HDBank - một trongnhững ngân hàng lớn và uy tín nhất tại Việt Nam.Phòng giao dịch Nguyễn Văn Linh là một trong những điểm giao dịch tài chínhcủa HDBank

Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Thành phố Hồ Chí Minh

Quá trình thành lập

Vào ngày 11 tháng 02 năm 1989, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố

Hồ Chí Minh được thành lập lần đầu tiên, sau này đổi tên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Ngân hàng được cấp giấy phép thành lập số 47/QĐ-UB do UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành Vốn điều lệ ban đầu chỉ với

3 tỷ đồng và tập hợp khoảng 50 nhân viên làm việc cho Ngân hàng. Đến ngày 06/06/1992 thì được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 00019/NH-GP

Ngân hàng được chấp thuận đổi tên lại thành Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, viết tắt là HDBank vào ngày 19/09/2011

Vào năm 2013, HDBank toàn quyền sở hữu công ty tài chính Societe Generale Viet Finance (SGVF) – là một công ty con của tập đoàn ngân hàng Societe Generale (Cộng hòa Pháp) và tiến hành thay đổi tên công ty từ SGVF thành HDFinance Cùng tiến độ trong năm đó, DaiA Bank được HDBank sát nhập thành công Tại thời điểm đó thì DaiA Bank có bề dày lịch sử 20 năm cùng với lượng vốn điều lệ lên tới 3.100 tỉ đồng.

Sau khoảng chừng hơn 30 năm vận hành, HDBank có tốc độ bứt phá mãnh liệt, luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về xu thế tăng trưởng tài sản, mang lại lợi nhuận khổng lồ, mạng lưới phủ khắp đất nước kết hợp chất lượng và giá trị tài sản tăng cao

Dưới đây là thông tin tổng quát về HDBank dựa trên thông tin từ mạng Internet[CITATION Wik23 \l 1033 ].

Bảng 1.1 Thông tin chung HDBank

Tên tiếng Việt Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ

Tên tiếng Anh Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial

Loại hình Doanh nghiệp cổ phần

Lĩnh vực hoạt động Tài chính

Thành lập 11/02/1989 Ban đầu với tên gọi Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh

Trụ sở chính 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí

Minh, Việt Nam Điện thoại 028 6291 5916

Website www.hdbank.com.vn

“Cam kết lợi ích cao nhất”

“Đối với khách hàng: HDBank cam kết mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng bằng các giải pháp tài chính trọn gói và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi dựa trên sự thấu hiểu của khách hàng. Đối với nhân viên: HDBank tạo ra một môi trường làm việc” - trích nguyên văn [CITATION HDB21 \l 1033 ]

“Trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu với cốt lõi là NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI thuộc TOP DẪN ĐẦU TẠI VIỆT NAM, có sản phẩm và dịch vụ khách hàng vượt trội, mạng lưới quốc tế, hoạt động hiệu quả và có thương hiệu được các khách hàng tự hào tin dùng” – trích nguyên văn [CITATION HDB21 \t \l 1033 ] Giá trị cốt lõi Đưa khách hàng lên làm trọng tâm chính: Khách hàng là trọng tâm, gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của HDBank và bản thân Ngân hàng luôn nỗ lực đáp ứng kỳ vọng của khách hàng;

HDBank luôn theo đuổi sự nhất quán, linh hoạt, hiệu quả và sáng tạo trong mọi hoạt động Ngân hàng đề cao giá trị đồng điệu, nhất quán trong việc hướng tới mục tiêu rõ ràng Đồng thời, HDBank linh hoạt, ứng biến để thích nghi với mọi hoàn cảnh, đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra Tinh thần cầu tiến, học hỏi không ngừng thôi thúc HDBank hoàn thiện những giá trị còn thiếu sót, đem lại chất lượng hiệu quả trong việc phục vụ khách hàng Ngoài ra, HDBank tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, hợp tác dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

Trung thực và trách nhiệm: Mục tiêu của HDBank là trở thành chỗ dựa tin cậy cho khách hàng, bộc lộ đức tính trung thực, dám nghĩ, dám làm và chịu được áp lực, trách nhiệm của bản thân [CITATION HDB21 \t \l 1033 ].

Hình thành từ năm 1989, HDBank hiện đang nằm trong nhóm 30 công ty hàng đầu có giá trị cổ phiếu tốt nhất trên sàn chứng khoán HOSE và đồng thời xếp vị trí cao trong những công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường.

Sở hữu năng lực M&A mạnh mẽ trên thương trường khi thực hiện hai thương vụ lớn đem lại thành công vang dội Đó là sát nhập, mua lại 100% vốn cổ phần của Công ty tài chính Societe Generale Viet Finance trực thuộc tập đoàn NH cộng hòa Pháp và NH TMCP Đại Á tiến bước lọt vào top 10 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra HDBank còn sở hữu quyền biểu quyết lên tới 51% tại HD Saison Finance, cũng là một trong 3 công ty TC tiêu dùng lớn nhất Việt Nam.

Tính đến cuối quý 3/2022 thì HDBank có tổng cộng 331 chi nhánh/PGD/VPĐD, hơn 24.200 điểm cung cấp dịch vụ giao dịch, hơn 16.000 nhân viên Ngân hàng và tệp khách hàng lên tới 13 triệu người.

Liên doanh và hợp tác đồng hành cùng tập đoàn kinh tế đa ngành Sovico, HDBank tự hào đây là một sự hợp tác mang tính đột phá khi Sovico có uy tín và thương hiệu lâu năm trong ngành.

Năm 2018 thì HDBank được Moody’s nâng hạng tín nhiệm về tiền gửi dài hạn lên mức B1 Cổ phiếu chính thức được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán

HOSE và thuộc nhóm 20 cổ phiếu có vốn hoá công ty lớn nhất.

Hình 1.2 Minh họa tăng trưởng tài sản

Tính tới thời điểm quý 3/2022 thì vốn chủ sở hữu đã đạt 37.163 tỷ đồng, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng số tài sản gần chạm ngưỡng 400.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó hệ số an toàn vốn ổn định ở mức 15.3% [CITATION HDB221 \t \l

Ngày 15/03/2008, HDBank chi nhánh Đà Nẵng chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động kinh doanh Với việc HDBank chi nhánh Đà Nẵng là chi nhánh đầu tiên xuất hiện tại địa bàn các tỉnh miền Trung, chúng ta có thể coi đây là bước đầu trong chiến dịch phủ sóng địa bàn miền Trung của HDBank.

Hình 1.3 Các giải thưởng quốc tế

Từ ngày thành lập cho tới nay, HDBank chi nhánh Đà Nẵng đã phát triển lên quy mô gồm 1 chi nhánh và 4 PGD cho địa bàn thành phố ĐN Chi nhánh đặt tại 74- 76-78 Chi Lăng, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, tp Đà Nẵng Mọi điểm giao dịch đều đi đầu trong phong trào phát triển NH ở địa bàn miền Trung và đạt được các mục tiêu đề ra

Cơ cấu tổ chức

HDBank sở hữu ban điều hành hệ thống Ngân hàng kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và điều hành các công ty lớn bên cạnh đó Đứng đầu là ông Kim Byoungho, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã làm việc trong ngành tài chính – ngân hàng hơn 34 năm Trước khi có vị trí hiện tại thì ông đã từng điều hành Hana Bank với vai trò chủ tịch kiêm CEO, thêm vào đó là chức vụ phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tài chính Hana Financial Group

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là cổ đông lớn của Vietjet, hãng hàng không nắm giữ thị phần lớn nhất tại Việt Nam Ngoài ra, bà còn giữ vai trò quan trọng trong các ngân hàng như HDBank, VIB và Techcombank, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước.

Mô hình quản trị bền vững của HDBank bao gồm Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, các Khối và bộ phận chức năng và tập thể cán bộ nhân viên, khẳng định cam kết của Ban Lãnh Đạo HDBank trong việc gắn kết các mục tiêu Phát triển Bền vững với chiến lược phát triển chung của Ngân hàng Ngoài mô hình quản trị nội bộ, Ngân hàng còn chủ động trao đổi với các bên liên quan nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống các chính sách, mục tiêu về phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả thực thi. Hội đồng Quản trị với chức năng chỉ đạo chung về các vấn đề chiến lược của Ngân hàng liên quan đến Phát triển Bền vững Chịu trách nhiệm định hướng chiến

Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức lược cho NH nên HĐQT phê duyệt các mục tiêu rõ ràng và ra quyết định chương trình hành động hợp lý.

Tổng Giám đốc và Ban điều hành với chức năng xây dựng và trình Hội đồng Quản trị các mục tiêu, chương trình hành động và phát triển bền vững của HDBank. Khi được phê duyệt thì ban này có nhiệm vụ triển khai chiến lược, mục tiêu và kế hoạch phát triển bền vững trong toàn Ngân hàng Đảm bảo kế hoạch phát triển bền vững và ổn định tiến tới mục tiêu đã đề ra.

Các khối và bộ phận chức năng đảm nhiệm vai trò triển khai và hiện thực hoá kế hoạch phát triển bền vững theo định hướng của Tổng Giám đốc và Ban điều hành. Đề xuất các kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của kế hoạch phát triển bền vững. Ở dưới cùng là các cán bộ công nhân viên, chuyên phụ trách thực hiện các nhiệm vụ cụ thể hàng ngày liên quan tới mục tiêu phát triển bền vững của HDBank.

Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm

Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế chung của thế giới chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 Đỉnh điểm là vào năm 2020 khi toàn thế giới phải thực hiện các biện pháp giãn cách, phong toả khu vực khiến mọi hoạt động thương mại, sản xuất phải đình trệ dài hạn Một bộ phận lớn doanh nghiệp đã phải tuyên bố phá sản vì không đủ kinh phí để duy trì hoạt động Năm 2021, kinh tế thế giới dần thoát khỏi suy thoái với sự hồi phục nhanh hơn kỳ vọng GDP toàn cầu tăng 5,5% trong năm 2021 theo Báo cáo tình hình kinh tế thế giới và triển vọng 2022 Thương mại hoá toàn cầu đã vượt mức trước đại dịch Năm 2022 có mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn cả nhờ vào việc đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, tái mở cửa nền kinh tế cùng sự hỗ trợ từ các chính sách tiền tệ Trải qua một thời kỳ đầy biến động của thiên tai, dịch bệnh, HDBank đồng hành cùng Ngân hàng Nhà nước chung tay hỗ trợ khách hàng, đóng góp cùng Chính phủ giúp cộng đồng vượt qua đại dịch Được sự tin tưởng của khách hàng và kiên định với các mục tiêu chiến lược, HDBank đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu kế hoạch trong giai đoạn 2020 - 2022, khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu ViệtNam, sẵn sàng bứt phá cho những chiến lược tiếp theo.

1.3.1 Tình hình huy động vốn ĐVT: Triệu đồng

Bảng 1.2 Tình hình huy động vốn 3 năm gần nhất

Nguồn: HDBank Nguyễn Văn Linh

Từ bảng trên ta có thể phân tích các tiêu chí và biểu đồ để rút ra những kết luận chính sau:

Trong giai đoạn 3 năm từ 2020 đến 2022, tổng huy động vốn của HDBank NVL ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, từ 269,409 triệu đồng năm 2020 lên 365,966 triệu đồng năm 2022 Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt mức 18,75%, phản ánh sự nỗ lực và hiệu quả của HDBank NVL trong việc thu hút vốn từ các nguồn khác nhau.

Trong đó, các nguồn huy động chính là tiền gửi dân cư và vay TCTD, tuy nhiên tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn hơn (khoảng 50%) so với vay từ TCTD (khoảng 30%).

Biểu đồ cột thể hiện rõ sự phân bổ của nguồn huy động vốn giữa các năm, trong đó tiền gửi tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn hơn, trong khi đó, trái phiếu giảm dần và chiếm tỷ trọng ít hơn.

Tỷ lệ các khoản huy động có kỳ hạn của HDBank NVL tăng từ 10.12% năm

2020 lên 40.97% năm 2022, tỉ lệ này có sự biến động lớn chứng tỏ NH muốn thu hút nguồn vốn TGTK từ người dân nhiều hơn.

Nghiệp vụ phát hành trái phiếu lẫn các loại GTCG cũng thu hút lại nguồn vốn đáng kể Nhưng tốc độ tăng trưởng sang năm 2022 lại giảm lại đáng kể mặc cho số lượng vẫn tăng đều qua hàng năm, từ 58.93% giảm còn 22.12%.

Ngoài ra, HDBank NVL cũng có sử dụng các nguồn vốn khác như vốn chủ sở hữu, vốn vay từ NHNN và CP, tuy nhiên tỷ trọng này không lớn, chiếm khoảng 3% trong tổng số huy động vốn.

Tỷ lệ giữa tiền gửi và trái phiếu của HDBank NVL khá ổn định trong 3 năm, với tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn hơn so với trái phiếu.

Biểu đồ 1.1 Tình hình huy động vốn 3 năm gần nhất

4 Ph át hà nh G TC G

5 Hu y đ ng kh ác ộ T ng c ng ổ ộ 0

1.3.2 Tình hình cho vay ĐVT: Triệu đồng

Bảng 1.3 Tình hình cho vay 3 năm gần nhất

5 Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ

Nguồn: HDBank Nguyễn Văn Linh Để phân tích về tình hình cho vay và quản trị rủi ro tài chính của Ngân hàng HDBank, trước tiên chúng ta cần xem xét một số tiêu chí quan trọng:

1 Tỉ lệ cho vay và tiền gửi: Tỉ lệ này thể hiện mức độ cho vay của ngân hàng, tức là tỷ lệ giữa số tiền cho vay và số tiền tiền gửi Tỉ lệ cho vay và tiền gửi của HDBank trong các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 78.1%, 77.84%, 72.15%.

Biểu đồ 1.2 Tình hình cho vay 3 năm gần nhất

1 Doanh sốố cho vay 2 Doanh sốố thu n ợ 3 D n ư ợ 4 N quá h n ợ ạ 0

Tỷ lệ này giảm dần theo từng năm, cho thấy ngân hàng đang điều chỉnh và hạn chế việc cho vay quá mức.

2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Tốc độ này thể hiện mức độ tăng trưởng của khoản nợ được HDBank cho vay trong thời gian qua Tốc độ tăng trưởng của HDBank qua các năm 2020/2021, 2021/2022 lần lượt là 6.26%, 5.6% Tốc độ ệc cho vay để giảm rủi ro tín dụng.

3 Nợ xấu: Nợ xấu là khoản nợ mà khách hàng không thể trả tiền lãi và gốc theo thỏa thuận Tỉ lệ nợ xấu của HDBank trong các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 1.06%, 0,96%, 0,87% Tỉ lệ này giảm dần trong các năm, cho thấy HDBank đang quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả.

1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng

Bảng 1.4 Kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất

1 Thu nhập lãi và các khoản thu tương tự

2 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

1 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự

2 Chi phí hoạt động dịch vụ

Nguồn: HDBank Nguyễn Văn Linh Bảng dữ liệu tình hình hoạt động kinh doanh cho ta một bức tranh tổng quan về tình hình kinh doanh của Phòng giao dịch HDBank Nguyễn Văn Linh trong 3 năm gần nhất đó là 2020, 2021, 2022 Tổng thu nhập vào năm 2022 đạt khoảng 65 tỉ đồng, tổng chi phí rơi vào khoảng 48 tỷ đồng và tổng lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 10 tỷ đồng. Đây là thành tích đạt được cao nhất trong 3 năm gần nhất Biểu đồ cột cũng minh họa rõ ràng các chỉ tiêu này

Phân tích sâu và chi tiết hơn về các chỉ tiêu kinh doanh trong năm 3 năm. Chúng ta có thể thấy rằng, các khoản thu nhập chủ yếu của Ngân hàng đến từ lãi vay, lãi từ các khoản đầu tư tài chính và phí dịch vụ Trong khi đó, chi phí hoạt động chủ yếu bao gồm chi phí lãi vay và chi phí hoạt động.

Trong đó, thu nhập vào năm 2020 chỉ rơi vào mức 43 tỉ đồng, 2 năm sau tổng tăng trưởng là 22 tỉ đồng Tốc độ tăng trưởng đột biến, năm 2021 so với 2020 là 6.65% nhưng tới 2022 lại tăng lên 42.88%, với tổng chênh lệch so năm với năm cũ là 19,678 triệu đồng.

Chi phí của các năm ổn định vào giai đoạn 2020 – 2021 ở mức 33,897 triệu đồng và 33,639 triệu đồng, thay đổi lớn khi đạt 48,053 triệu đồng và năm 2022, tăng 14,415 triệu đồng và thay đổi chi phí 42.85%.

Lợi nhuận sau thuế đạt được những thành công nhất định khi liên tục tăng trưởng qua các năm lần lượt là 7,334 triệu đồng, 9,802 triệu đồng và 14,013 triệu đồng Tốc độ tăng trưởng đáng kể, luôn lớn hơn 30% là một thành tích xuất sắc của đơn vị kinh doanh PGD HDBank NVL Hơn nữa, năm 2022 có một tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế vượt bậc là 42.95%.

Biểu đồ 1.3 Kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất

I Thu nh p ậ II Chi phí III T ng l i nhu n tr ổ ợ ậ ướ c thuềố IV L i nhu n sau thuềố ợ ậ 0

Giới thiệu sản phẩm dịch vụ của Phòng Giao dịch HDBank Nguyễn Văn Linh

Giới thiệu Phòng Quan hệ khách hàng

Phòng giao dịch Nguyễn Văn Linh của HDBank được chia thành nhiều bộ phận, trong đó bộ phận thực tập của chúng tôi được gọi là Phòng Quan hệ khách hàng. Phòng quan hệ khách hàng: Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân và phát triển khách hàng, đồng thời nâng cao hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng Trong quá trình thực tập, bạn sẽ được thực hiện các hoạt động hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ xử lý các vấn đề phát sinh của khách hàng và hỗ trợ các bộ phận khác trong việc quản lý quan hệ với khách hàng.

Bộ phận quan hệ khách hàng đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng Trách nhiệm của bộ phận này là cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, giải quyết thắc mắc và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả Bằng cách này, bộ phận quan hệ khách hàng tạo dựng được sự tin tưởng và mối quan hệ lâu dài với khách hàng, góp phần thúc đẩy sự thành công và danh tiếng của doanh nghiệp.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Bộ phận quan hệ khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng trên thị trường Bằng cách tạo sự hài lòng và tin tưởng từ khách hàng, bộ phận này giúp Ngân hàng tăng độ tin cậy và uy tín trên thị trường.

Phát triển và tăng cường khách hàng: Bộ phận quan hệ khách hàng cũng thường có trách nhiệm phát triển và tăng cường khách hàng Điều này đảm bảo Ngân hàng có được lượng khách hàng ổn định và tăng trưởng, đồng thời giúp Ngân hàng tìm kiếm cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Thu thập thông tin khách hàng: Bộ phận quan hệ khách hàng cũng có trách nhiệm thu thập thông tin về khách hàng và thị trường Thông tin này được sử dụng để phát triển các chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng và tình hình thị trường.

Bộ phận của chúng tôi có nhiệm vụ chính là:

Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu, thắc mắc, khiếu nại từ khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.

Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc chọn lựa các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Đưa ra các đề xuất và giải pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ của ngân hàng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Thực hiện các hoạt động quảng bá và marketing sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Xử lý và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng.

Quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

Các nhân viên trong phòng quan hệ khách hàng sẽ phải làm việc cùng nhau để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất Việc phân chia công việc sẽ được thực hiện theo nguyện vọng của từng nhân viên và theo kế hoạch của trưởng phòng. Đồng thời hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty để hoàn thành các mục tiêu đặt ra Hỗ trợ khách hàng trong việc tư vấn, giải đáp thắc mắc về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.

Mô tả 5 sản phẩm dịch vụ của PGD HDBank Nguyễn Văn Linh

2.2.1 Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo

Sản phẩm vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo (còn gọi là "vay thế chấp") là sản phẩm cho phép khách hàng cá nhân vay một số tiền từ ngân hàng bằng cách đưa tài sản đảm bảo như nhà đất, ô tô, xe máy, vàng, chứng khoán cho ngân hàng để đảm bảo khoản vay. Đối tượng

Dành cho khách hàng là cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có vợ/chồng là người Việt Nam và còn thời hạn cư trú.

Khách hàng trong độ tuổi 18 – 60 tuổi.

Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật và điểm tín dụng đáp ứng điều kiện vay vốn. Địa chỉ cư trú / thường trú ở trong địa bàn hoặc gần với Ngân hàng và có nhu cầu vay tiêu dùng phục vụ cho gia đình có tài sản đảm bảo.

Sản phẩm vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của HDBank có tiện ích giúp đáp ứng nhu cầu chi tiêu đa dạng của khách hàng cá nhân như mua sắm thiết bị gia đình, thanh toán học phí, chi phí du học, khám chữa bệnh, cưới hỏi,

Với thủ tục đơn giản và thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng, khách hàng sẽ không phải mất thời gian chờ đợi trong quá trình xử lý hồ sơ

Ngoài ra, sản phẩm này còn được hỗ trợ với lãi suất ưu đãi và cạnh tranh, kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn quanh năm

Khách hàng cũng có thể lựa chọn phương thức trả nợ linh hoạt với nhiều gói vay phù hợp với thu nhập và nhu cầu tài chính của mình, từ đó giúp giảm bớt áp lực trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Sản phẩm vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo cung cấp không chỉ giúp khách hàng giải quyết các nhu cầu chi tiêu cá nhân như mua sắm thiết bị gia đình, thanh toán học phí, chi phí du học, khám chữa bệnh, cưới hỏi mà còn mang đến nhiều lợi ích hấp dẫn.

Với khoản vay lên đến 100% nhu cầu vốn và thời hạn vay đến 84 tháng, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng các khoản vay này để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cá nhân của mình mà không cần lo lắng về tài chính.

Ngoài ra, HDBank còn cung cấp phương thức trả nợ linh hoạt với nhiều lựa chọn phù hợp với thu nhập và nhu cầu của từng khách hàng, bao gồm trả nợ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng 6 tháng Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cam kết cung cấp lãi suất ưu đãi và cạnh tranh với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn quanh năm.

Tài sản đảm bảo của sản phẩm là bất động sản hoặc động sản, giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật của khoản vay Tất cả những lợi ích này sẽ giúp khách hàng có thể dễ dàng quản lý tài chính của mình và đáp ứng các nhu cầu cá nhân một cách hiệu quả.

Dưới đây là thông tin về danh mục hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký sản phẩm vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo:

1 Giấy đề nghị xác lập quan hệ khách hàng: Khách hàng cần điền đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên hệ, thông tin về nguồn thu nhập và mục đích sử dụng vốn.

2 CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu/KT3 và người đồng trả nợ (nếu có): Khách hàng cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân như CMND, hộ chiếu, hộ khẩu/KT3 và giấy tờ của người đồng trả nợ (nếu có).

3 Hồ sơ về tài sản bảo đảm: Khách hàng cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bảo đảm (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ về nhà đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản ).

4 Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ: Khách hàng cần chuẩn bị các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (như hóa đơn tiền điện, tiền nước, bảo hiểm, lương ).

Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này giúp khách hàng dễ dàng và nhanh chóng đăng ký sản phẩm vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo [CITATION HDB23 \t \l 1033 ]. 2.2.2 Cho vay bất động sản

Sản phẩm cho vay bất động sản là dịch vụ tín dụng của các tổ chức tài chính,ngân hàng, hỗ trợ khách hàng mua hoặc sửa chữa bất động sản như nhà, đất, căn hộ chung cư, thông qua việc cung cấp số tiền vay lớn và thời hạn vay dài Khách hàng sẽ cầm cố tài sản cho đến khi trả hết số tiền vay và lãi suất theo thỏa thuận Việc cầm cố tài sản này giúp tăng tính an toàn cho tổ chức tín dụng và giảm rủi ro cho khách hàng. Đối tượng

Dành cho khách hàng là cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có vợ/chồng là người Việt Nam và còn thời hạn cư trú.

Khách hàng trong độ tuổi 18 – 60 tuổi.

Nhận xét

Tham gia vị trí thực tập trong phòng quan hệ khách hàng, bạn không chỉ được trải nghiệm thực tế mà còn trau dồi các kỹ năng cứng, mềm thiết yếu như giao tiếp, tư vấn khách hàng, quản lý quan hệ khách hàng và cả về marketing Đồng thời, đây còn là cơ hội để bạn tìm hiểu sâu hơn về ngành ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói riêng.

Ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm cho vay, từ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo đến cho vay bất động sản, mua ô tô, bổ sung vốn lưu động và thấu chi tài khoản cá nhân, đáp ứng nhu cầu tài chính của nhiều đối tượng khách hàng với chi phí và điều kiện khác nhau Trong đó, sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động và thấu chi tài khoản cá nhân mang đến giải pháp sử dụng vốn linh hoạt và tiện lợi, trong khi cho vay bất động sản và ô tô giúp khách hàng tiếp cận tài sản giá trị cao lâu dài hơn.

Sản phẩm vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo là một trong những dịch vụ vay được khách hàng ưa chuộng nhờ vào các ưu điểm cũng như tiện ích mà nó đem lại. Được thiết kế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu đa dạng của khách hàng cá nhân và có nhiều lợi ích hấp dẫn như thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng, lãi suất ưu đãi và cạnh tranh, cùng với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn quanh năm. Khách hàng có thể thoải mái mua sắm để tận dụng các khoản ưu đãi mà Ngân hàng phối hợp với các cơ sở bán hàng

Tiếp đến, sản phẩm cho vay bất động sản và ô tô là giải pháp tài chính hữu hiệu cho khách hàng muốn mua hoặc thuê mua bất động sản và mua ô tô Khách hàng có thể tận dụng thời gian cho vay dài hạn, phương thức trả nợ linh hoạt và lãi suất ưu đãi để tiến hành thực hiện kế hoạch của mình Điều này giúp khách hàng đáp ứng được nhu cầu chính đáng của mình tại thời điểm chưa góp đủ tiền để trả tiền mua bất động sản hay ô tô Đồng thời hoạt động mua bất động sản, ô tô còn góp phần làm giàu nền kinh tế nước nhà

Vay bổ sung vốn lưu động là một giải pháp tài chính linh hoạt và an toàn cho khách hàng, giúp họ có thể sử dụng được số tiền lớn hơn để đầu tư hoặc thanh toán các khoản phải trả Các cá nhân hoặc hộ gia đình kinh doanh luôn muốn tận dụng đòn bẩy tài chính để hỗ trợ cho tài sản dài hạn của họ Vậy việc bổ sung vốn lưu động qua vay vốn Ngân hàng hoàn toàn hợp lí và phù hợp cho các chủ thể kinh doanh.

Sử dụng sản phẩm thấu chi tài khoản cá nhân mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng Phương thức sử dụng vốn linh hoạt và hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, hạn mức được cấp có thể dùng để thanh toán trên tài khoản thanh toán, hạn mức rút vốn phục hồi sau khi trả vốn Nhờ đó, khách hàng có thể chủ động quản lý tài chính, tăng tính linh hoạt và tiết kiệm thời gian đáng kể Đây là giải pháp tài chính hữu ích giúp khách hàng nâng cao khả năng chi tiêu bất cứ khi nào mà không cần phải vay tài chính trực tiếp.

Ngày nay, xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng cao trong khi tiết kiệm giảm dần Do đó, các sản phẩm tín dụng được HDBank cung cấp chính là giải pháp lý tưởng để đáp ứng nhu cầu này Những sản phẩm dịch vụ cho vay, cấp tín dụng đa dạng của HDBank mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu tài chính của mình Mỗi khách hàng khi sử dụng dịch vụ này đều được hưởng đặc quyền tiếp cận các sản phẩm ưu đãi, giúp họ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cần thiết để thực hiện các mục tiêu tài chính.

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Logo - tiểu luận báo cáo thực tập ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minhpgd nguyễn văn linh
Hình 1.1 Logo (Trang 8)
Bảng 1.1 Thông tin chung HDBank - tiểu luận báo cáo thực tập ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minhpgd nguyễn văn linh
Bảng 1.1 Thông tin chung HDBank (Trang 9)
Hình thành từ năm 1989, HDBank hiện đang nằm trong nhóm 30 công ty hàng đầu có giá trị cổ phiếu tốt nhất trên sàn chứng khoán HOSE và đồng thời xếp vị trí cao trong những công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường. - tiểu luận báo cáo thực tập ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minhpgd nguyễn văn linh
Hình th ành từ năm 1989, HDBank hiện đang nằm trong nhóm 30 công ty hàng đầu có giá trị cổ phiếu tốt nhất trên sàn chứng khoán HOSE và đồng thời xếp vị trí cao trong những công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường (Trang 11)
Hình 1.3 Các giải thưởng quốc tế - tiểu luận báo cáo thực tập ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minhpgd nguyễn văn linh
Hình 1.3 Các giải thưởng quốc tế (Trang 12)
Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức - tiểu luận báo cáo thực tập ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minhpgd nguyễn văn linh
Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức (Trang 15)
Bảng 1.2 Tình hình huy động vốn 3 năm gần nhất - tiểu luận báo cáo thực tập ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minhpgd nguyễn văn linh
Bảng 1.2 Tình hình huy động vốn 3 năm gần nhất (Trang 17)
Bảng 1.3 Tình hình cho vay 3 năm gần nhất - tiểu luận báo cáo thực tập ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minhpgd nguyễn văn linh
Bảng 1.3 Tình hình cho vay 3 năm gần nhất (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w