Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Trang 1

Đề 5: Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi quá độ lên chủ

nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

I Cơ sở lý luận 4

1 Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 4

2 Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN ởViệt Nam 6

II Vận dụng 9

1 Những thuận lợi của Việt Nam khi quá độ lên CNXH 9

2 Những khó khăn của Việt Nam khi quá độ lên CNXH 10

3 Thực tiễn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độTBCN ở Việt Nam 11

4 Phương hướng và giải pháp thực hiện quá độ lên CNXH ở ViệtNam trong thời kỳ mới 12

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC THAM KHẢO 21

(Lưu ý: KHÔNG được đánh số trang theo trên bản WORD phải đánh sốtrang của mục lục theo số tương ứng trên CUỐN TIỂU LUẬN)

Trang 3

MỞ ĐẦU

Việt Nam, như nhiều quốc gia trên thế giới, đang đối mặt với nhữngthách thức và cơ hội đặc biệt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,một hành trình đầy cam go và phức tạp Trong khi mục tiêu này đặt ranhằm xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và tăng cường sự cân bằng xã hội,điều này đồng nghĩa với việc quốc gia phải đối mặt với nhiều vấn đềphức tạp, từ kinh tế đến xã hội, văn hóa và chính trị Những thách thứcnày không chỉ liên quan đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mà còn baogồm cả việc thay đổi ý thức xã hội và xây dựng các hệ thống quản lý mới.Tuy nhiên, cùng với những khó khăn đó, Việt Nam cũng đối diện vớinhiều cơ hội Việc hình thành chủ nghĩa xã hội mở ra trước mắt triểnvọng cải thiện đáng kể về bình đẳng xã hội, giảm độ chệch lệch giàunghèo, và tạo ra một cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội vững mạnh Quốc giacó cơ hội tận dụng những nguồn lực trong nước và quốc tế để xây dựngmột mô hình phát triển bền vững, đặt nền móng cho sự tiến bộ trongnhiều lĩnh vực Việt Nam đang trải qua một giai đoạn quan trọng tronglịch sử phát triển của mình, và việc hiểu rõ về những thuận lợi và khókhăn trong hành trình chuyển đổi này là quan trọng để xây dựng một xãhội mà mọi công dân đều có lợi ích và cơ hội công bằng.

Trang 4

NỘI DUNGI Cơ sở lý luận

1 Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cáchmạng từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội xãhội chủ nghĩa Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen củanhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần của chủnghĩa tư bản và những yếu tố mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa củachủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triểntrên cơ sở của chính nó.

Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cảitạo cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnhvực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng từng bước cơ sở vật chất- kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội Đó là thời kỳ lầudài, gian khổ bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dẫn lao độnggiành được chính quyền đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội như sau:

Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩaxã hội, về phương diện kinh tế, tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thànhphần, trong đó có thành phần đổi lập Đề cập tối đặc trưng này, V.I Lênincho rằng: "Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế,có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, nhữngbộ phận, những mãnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không?Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có Song không phải mỗi người thừanhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế - xãhội khác nhau hiện có ở Nga, chính là như thế nào? Mà tất cả then chốt

Trang 5

của vấn đề lại chính là ở chỗ đó" Tương ứng với nước Nga, V.I Lênincho rằng thời kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế gia trưởng;kinh tế hàng hóa nhỏ; kinh tế tư bản; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế xãhội chủ nghĩa.

Trên lĩnh vực chính trị: Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩaxã hội, về phương diện chính trị, là việc thiết lập, tăng cường chuyênchính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công nhân nắm và sửdụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng mộtxã hội không giai cấp Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp côngnhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựngvà bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chốnglại nhân dân; là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản đãchiến thắng nhưng chưa phải đã toàn thắng với giai cấp tư sản đã thất bạinhưng chưa phải thất bại hoàn toàn Cuộc đấu tranh diễn ra trong điềukiện mới - giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền, với nộidung mới - xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựng nhànước có tính kinh tế, và hình thức mới - cơ bản là hòa bình tổ chức xâydựng.

Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa: Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tưtưởng vô sản và tư tưởng tư sản Giai cấp công nhân thông qua đội tiềnphong của mình là Đảng Cộng sản từng bước xây dựng văn hóa vô sản,nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinhhoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóa - tinh thần ngàycàng tăng của nhân dân.

Trang 6

Trên lĩnh vực xã hội: Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần quyđịnh nên trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sựkhác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai cấp, tầng lớp vừa hợptác, vừa đấu tranh với nhau Trong xã hội của thời kỳ quá độ còn tồn tạisự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao độngchân tay Bởi vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội,về phương diện xã hội, là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bấtcông, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lậpcông bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao độnglà chủ đạo.

2 Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN ở ViệtNam

Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khókhăn đan xen, với những đặc trưng cơ bản:

Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lựclượng sản xuất rất thấp Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, kéo dàinhiều thập kỷ, hậu quả để lại còn nặng nề Những tàn dư thực dân, phongkiến còn nhiều Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chếđộ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ramạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau Nền sản xuất vậtchất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc, ảnhhưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc Nhữngxu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra nhữngthách thức gay gắt.

Trang 7

Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội, cho dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âusụp đổ Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùngtồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia,dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dântộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, tháchthức, song theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiếntới chủ nghĩa xã hội.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựachọn duy nhất đúng, khoa học, phản ánh đúng quy luật phát triển kháchquan của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay Cương lĩnh năm1930 của Đảng đã chỉ rõ: Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủnhân dân, sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội Đây là sự lựa chọn dứt khoát vàđúng đắn của Đảng, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của dân tộc, nhân dân,phản ánh xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với quan điểm khoa học,cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, như Đại hộiIX của Đảng xác định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quáđộ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ quaviệc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầngtư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loạiđã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và côngnghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiệnđại.

Trang 8

Đây là tư tưởng mới, phản ánh nhận thức mới, tư duy mới của Đảng ta vềcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Tưtưởng này cần được hiểu đầy đủ với những nội dung sau đây:

Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa làcon đường cách mạng tất yếu khách quan, con đường xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thứ hai, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tứclà bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúcthượng tầng tư bản chủ nghĩa.

Điều đó có nghĩa là trong thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế, song sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thànhphần kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo; thờikỳ quá độ còn nhiều hình thức phân phối, ngoài phân phối theo lao độngvẫn là chủ đạo còn phân phối theo mức độ đóng góp và quý phúc lợi xãhội; thời kỳ quá độ vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, song quan hệbóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ vai trò thống trị.

Thứ ba, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòihỏi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được đướichủ nghĩa tư bản, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ,thành tựu về quản lý phát triển xã hội, đặc biệt là xây dựng nền kinh tếhiện đại, phát triển nhanh lực lượng sản xuất.

Thứ tư, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tạora sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, là sự nghiệp rấtkhó khăn, phức tạp, lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổchức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ đòi hỏi phải có quyết tâm chínhtrị cao và khát vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân.

Trang 9

II Vận dụng

1 Những thuận lợi của Việt Nam khi quá độ lên CNXH

Thực tiễn phát triển của đất nước và xu hướng vận động của thế giới tạocơ hội chi Việt Nam phân tích, tổng kết, hình dung và học hỏi được nhiềukinh nghiệp hơn về mô hình và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội Dođường lối sai lầm trên phương diện lý luận và thực tiễn đã dẫn đến sự sụpđổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô cũ Thực tiễnnày đòi hỏi cần phải đổi mới, cải cách, xây dựng mô hình Xã hội chủnghĩa phù hợp với thực tiễn của đất nước.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa họccông nghệ đã thúc đẩy các quốc gia mở cửa và hội nhập Đây cũng là mộtcơ hội tốt để Việt Nam có thể hợp tác để cùng giao lưu và tìm kiếmnguồn vốn, công nghệ và quản lý Quá trình giao lưu, hội nhập tạo điềukiện nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời, tạo điềukiện cho việc tiếpthu các thành tựu và kinh nghiệp phát triển của cácnước đitrước, có trình độ phát triển cao, để phát triển rút ngắn đối với cácnước đang phát triển như Việt Nam.

Ở các nước Tư bản chủ nghĩa hiện nay cho thấy rõ không thểtiếp tục cáchthức phát triển truyền thống gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chấtlượng cuộc sống của người dân Hàng loạt các vấn đề toàn cầu xảy rangày càng nghiêm trọng, đơn cử như việc biến đổi khí hậu, ô nhiễm môitrường, … đòi hỏi phải có sự chung sức của cộng đồng quốc tế cùng nhaugiải quyết, chứ không phải chỉ một nước, thậm chí một nhóm nước có thểgiải quyết được Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trongviệc mở rộng cơ hội tập hợp lực lượng tiến bộ.

Trang 10

Quá trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt công cuộc đổi mới đất nướcdo Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong hơn 30 năm qua đã thu đượcnhững kết quả đáng kể Điều này, một mặtcủng cố và khẳng định sự lựachọn đúng đắn của con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ Tưbản chủ nghĩa ở nước ta; măt khác, đó còn là các điều kiện, cơ sở cho việtiếp tục vững bước trên con đường đã chọn.

2 Những khó khăn của Việt Nam khi quá độ lên CNXH

Đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội khi các nước đi trước đã vàđang gặp nhiều khó khăn nhất định trong việc tạo lập cơ sở vật chất củaxã hội mới, khi mà bản thân điều kiện vật chất nội tại trong nó còn nhiềuhạn chế và nghèo nàn Ngoài ra, còn có sự chống phá của các thế lựctrong và ngoài nước.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nềnkinh tế phát triển mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều nguy cơ về việc suy thoáiđạo đức, lối sống, nhất là lối sống thực dụng, thiếu tính nhân văn cũngđang và từng ngày từng giờ tác động đến cán bộ, đảng viên và nhất làtầng lớp trẻ Thực tế đó là một thách thức to lớn cho Đảng và Nhà nước tatrong quá trình xây dựng Đảng, đào tạo nền tảng chính trị xã hội vữngchắc trong từng lớp Đảng viên.

Mặc dù quan điểm chính trị độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ luônđược sự thống nhất và đồng ý của các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên,trong bối cảnh hiện nay lại đặt ra nhiều thắc thức với Việt Nam hơn trongvấn đề này Đòi hỏi Việt Nam phải thật khôn khéo và tế nhị nếu không sẽảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển mô hình Xã hội chủ nghĩa của đấtnước.

Trang 11

3 Thực tiễn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCNở Việt Nam

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã mang lại nhiều thànhtựu đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế Chính sách xã hộibảo đảm sức khỏe cho mọi công dân đã giúp nâng cao chất lượng dịch vụy tế, giảm tỷ lệ nghèo đói, và cải thiện dần đều chất lượng cuộc sống củangười dân Hệ thống giáo dục cũng nhận được đầu tư đáng kể, tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việc mở rộng cácchương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo viên đã đóng góp vàoviệc xây dựng tài năng cho đất nước.

Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những hạn chế và thách thức Mộttrong những điểm yếu quan trọng là sự thiếu hụt về tính minh bạch vàcông bằng trong quá trình quản lý và phân phối nguồn lực Chủ nghĩa xãhội có thể tạo ra sự bất công khi một số tầng lớp xã hội được hưởng lợinhiều hơn, trong khi những nhóm khác vẫn phải đối mặt với khó khăn vàthiếu thuận lợi Điều này có thể tạo ra một tình trạng bất ổn xã hội và làmsuy giảm lòng tin của người dân vào hệ thống chính trị và kinh tế.

Một khía cạnh khác của hạn chế là thách thức trong việc duy trì sự đổimới và sáng tạo Chủ nghĩa xã hội thường có nguy cơ gây ra sự đồng đềuhóa và giảm động lực cá nhân Điều này có thể ảnh hưởng đến sự sángtạo và khả năng tiến bộ của xã hội Nếu không thúc đẩy sự đa dạng ý kiếnvà tự do cá nhân, chủ nghĩa xã hội có thể dẫn đến sự đồng nhất và sự trìtrệ trong quá trình phát triển.

Ngoài ra, mặc dù chủ nghĩa xã hội hứa hẹn mang lại sự công bằng xã hội,nhưng thực tế có thể không luôn đồng đều Sự quản lý hiệu quả củanguồn lực và sự phân phối công bằng vẫn là những thách thức lớn Nếu

Trang 12

không giải quyết được vấn đề này, chủ nghĩa xã hội có thể dẫn đến sựphân lớp và sự chia rẽ trong cộng đồng.

Thực tiễn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mang lại nhiềuthành tựu quan trọng, nhưng cũng đối mặt với những hạn chế đáng kể Sựminh bạch, công bằng, và khả năng duy trì động lực sáng tạo là chìa khóađể vượt qua những thách thức này và đảm bảo sự phát triển bền vững chođất nước.

4 Phương hướng và giải pháp thực hiện quá độ lên CNXH ở ViệtNam trong thời kỳ mới

Trên cơ sở bảy phương hướng cơ bản phản ánh con đường quá độ lên chủnghĩa xã hội ở nước ta được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Một là, Xây dựng Nhànước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, đo nhân dân, vì nhân dân,lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tríthức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyềndân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính vớimọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; Hai là,Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiệnđại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụtrung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủnghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cảithiện đời sống nhân dân; Ba là, Phù hợp với sự phát triển của lực lượngsản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấpđến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu Phát triển nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơchế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Kinh tế quốc doanh và kinh tếtập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân Thực hiện

Ngày đăng: 31/05/2024, 16:29

Tài liệu liên quan