LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Tác động của đòn bẩy tài chính đến giá cổ phiếu của các Công ty cổ phần ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Vi
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ CỔ PHIẾU THƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU THƯỜNG
Tổng quan về cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng chỉ do CTCP phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Số lượng cổ phần và loại cổ phần; Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu; Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty; Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu; (Khoản 1- Điều 121 - Luật doanh nghiệp 2020)
Tùy thuộc vào tình trạng lưu hành của cổ phiếu, người ta có thể phân biệt các loại cổ phiếu như cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ và cổ phiếu đang lưu hành.
Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng tối đa cổ phiếu mà một công ty cổ phần có thể huy động từ lúc thành lập và phát hành thêm trong suốt quá trình hoạt động.
- Cổ phiếu đã phát hành: Là số lượng cổ phiếu của một công ty cổ phần đã bán ra trên thị trường chứng khoán, số lượng nhỏ hơn hoặc bằng với số lượng cổ phiếu được phép phát hành;
- Cổ phiếu quỹ là một loại cổ phiếu đã được công ty phát hành và được công ty mua lại vì những lý do nhất định.
- Cổ phiếu đang lưu hành: Là số cổ phiếu đã phát hành và đang được giao dịch và nắm giữ bởi các cổ đông trên thị trường chứng khoán
Dựa vào hình thức cổ phiếu, người ta có thể phân biệt cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh
- Cổ phiếu ghi danh: Là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu Cổ phiếu ghi danh có nhược điểm là việc chuyển nhượng rất phức tạp, khi muốn chuyển nhượng cho người khác phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng quản trị của công ty cho phép;
- Cổ phiếu vô danh: Là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu Cổ phiếu vô danh được tự do mua bán chuyển nhượng mà không cần có các thủ tục pháp lý
Thư viện ĐH Thăng Long
Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho người nắm giữ, có thể phân biệt được cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Đây là cách phân biệt phổ biến nhất Khi nói đến cổ phiếu của một công ty, người ta thường nói đến cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi 2.1.3 Tổng quan về cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường là đại diện cho quyền sở hữu của cổ đông đối với một phần vốn của công ty Cổ đông thường có quyền quản lý và kiểm soát công ty, đồng thời chịu rủi ro cùng doanh nghiệp Cổ phiếu thường không có thời hạn đáo hạn, không được hoàn lại vốn và cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty Đặc biệt, khi công ty giải thể hoặc phá sản, cổ đông thường là bên cuối cùng được hưởng giá trị tài sản còn lại sau khi thanh lý.
Tổng quan về giá cổ phiếu thường
2.2.1 Mệnh giá cổ phiếu thường
Mệnh giá cổ phiếu thường là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu Tại Việt Nam theo quy định của Luật chứng khoán năm 2019 (Điều 13) thì mệnh giá cổ phiếu thường được ghi bằng đồng Việt Nam và có giá trị là 10.000 đồng/cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu thường là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu thường và không có sự thay đổi theo thời gian Mệnh giá của cổ phiếu thường không phản ánh giá trị tài sản thực của cổ đông thường Do đó, trong thực tế mệnh giá cổ phiếu thường không được sử dụng làm thước đo giá cổ phiếu mà chỉ có vai trò trong ghi chép sổ sách kế toán
Thông thường, với công ty mới thành lập, mệnh giá cổ phiếu được tính như sau:
Mệnh giá cổ phiếu thường = Vốn điều lệ của CTCP
Tổng số cổ phần đăng ký phát hành 2.2.2 Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường
Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường được tính dựa trên số liệu sổ sách kế toán của doanh nghiệp Giá trị này phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể Giá trị sổ sách giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Trường hợp doanh nghiệp chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần của công ty chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành
Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị tài sản thuần trừ đi phần giá trị cổ phiếu ưu đãi rồi chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành
Phần giá trị của cổ phiếu ưu đãi được tính theo mệnh giá hoặc giá mua lại tùy thuộc loại cổ phiếu ưu đãi doanh nghiệp phát hành và cộng với phần cổ tức doanh nghiệp còn khất lại chưa trả cho cổ đông ưu đãi các kỳ trước đó (nếu có) Việc xem xét giá trị sổ sách cho phép cổ đông thấy được số giá trị tăng thêm của cổ phiếu thường sau một thời gian doanh nghiệp hoạt động so với vốn góp ban đầu
Công thức tính giá trị sổ sách cổ phiếu thường như sau:
Giá trị sổ sách =Tổng tài sản − tổng nợ − tổng giá trị cổ phiếu ưu đãi (nếu có)
Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành 2.2.3 Giá trị lý thuyết (giá trị thực) của cổ phiếu thường
Giá trị lý thuyết (giá trị thực) của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại, được tính toán căn cứ vào cổ tức công ty, triển vọng phát triển của công ty và lãi suất thị trường Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu, đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu để so sánh với giá thị trường và lựa chọn phương án hiệu quả nhất Giá trị thực của cổ phiếu được tính toán và đo lường bằng các phương pháp khác nhau, tuy nhiên về cơ bản có 2 phương pháp được áp dụng là: phương pháp chiết khấu dòng tiền và phương pháp định giá so sánh
Phương pháp chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flow, DCF): là phương pháp định giá cổ phiếu thực hiện dựa trên nguyên lý: giá trị nội tại của doanh nghiệp hiện tại là tổng các dòng tiền tương lai mà công ty sẽ trả cho cổ đông của mình
P0 : Giá trị thực của cổ phiếu thường
CF t : Dòng tiền mà cổ đông nhận được tại năm t k : Tỷ suất chiết khấu
Phương pháp chiết khấu dòng tiền bao gồm: phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do cho toàn bộ doanh nghiệp và phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do VCSH (VCSH) Phương pháp chiết khấu dòng tiền có thể sử dụng cho nhiều loại hình công ty khác nhau Tuy nhiên độ chính xác và phù hợp của phương pháp này phụ thuộc vào các ước tính về giá trị dòng tiền trong tương lai, tỷ suất chiết khấu và số năm ước tính
Phương pháp định giá so sánh: Phương pháp định giá so sánh dựa trên cơ sở so sánh các tỷ số định giá tham chiếu để đưa ra giá cổ phiếu phù hợp nhất
Thư viện ĐH Thăng Long
P0 = Tỷ số định giá tham chiếu ∗ Giá trị tham chiếu của công ty
Tỷ số định giá tham chiếu sử dụng trong phương pháp này có thể là tỷ số P/B (Tỷ số giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách), tỷ số P/E (Tỷ số giá trên thu nhập) và P/S (Tỷ số giá trên doanh thu mỗi cổ phiếu) Tỷ số định giá tham chiếu sử dụng để định giá có thể sử dụng tỷ số của ngành, tỷ số ước tính của công ty với các giả định về kỳ vọng trong tương lai hoặc tỷ số của các công ty tương ứng trong cùng ngành
Tương ứng với các tỷ số giá tham chiếu là P/B, P/E và P/S thì giá trị tham chiếu của các công ty lần lượt là BVPS (giá trị sổ sách của một cổ phiếu thường được tính toán bằng cách lấy giá trị VCSH không bao gồm cổ phiếu ưu đãi và chia cho số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành), EPS (Thu nhập trên một cổ phiếu thường) và S (doanh thu trên một cổ phiếu thường được tính toán bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành)
Phương pháp định giá so sánh có ưu điểm cho kết quả nhanh chóng để ra quyết định kịp thời Hơn nữa, phương pháp này dựa trên cơ sở giá trị thị trường Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp này là phụ thuộc vào kinh nghiệm của người định giá Ngoài ra, phương pháp này không giải thích được nguyên nhân là một đồng thu nhập, một đồng giá trị sổ sách hay một đồng doanh thu trên cổ phiếu của doanh nghiệp này lại được đánh giá cao hơn ở doanh nghiệp khác Cuối cùng phương pháp này không đưa ra được những cơ sở để nhà đầu tư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động đến giá trị doanh nghiệp
Với các phương pháp định giá khác nhau và các giả định khác nhau sẽ đưa ra giá trị cổ phiếu của các công ty khác nhau Vì vậy, giá trị lý thuyết không được sử dụng làm thước đo về giá cổ phiếu mà ý nghĩa xác định giá trị lý thuyết của cổ phiếu đối với các nhà đầu tư là cơ sở để ra quyết định mua hay bán cổ phiếu thường
2.2.4 Giá trị thị trường của cổ phiếu
Giá trị thị trường của cổ phiếu là giá cổ phiếu trên TTCK tại một thời điểm nhất định Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá trị thực của nó tại một thời điểm Giá trị thị trường của cổ phiếu được xác định thông qua các giao dịch trên thị trường tập trung Giá trị thị trường được xác định là giá trị khớp lệnh của một cổ phiếu ở thời điểm cụ thể mà nhà đầu tư muốn xác định
Giá trị thị trường của cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bao gồm: nhân tố vĩ mô và nhân tố nội tại bên trong doanh nghiệp Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như: hiệu quả tài chính, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành,… Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá cổ phiếu có thể kể đến như: lạm phát, tăng trưởng GDP, lãi suất,… Các nhân tố bên trong
9 và bên ngoài có tác động rất nhiều đến tâm lý nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến giá trị thị trường của cổ phiếu
Giá trị thị trường của cổ phiếu trong từng ngày bao gồm: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá trung bình
Tổng quan về đòn bẩy tài chính
2.3.1 Khái niệm đòn bẩy tài chính (Financial Leverage)
Với khái niệm đòn bẩy thuần túy trong vật lý cơ học chúng ta đã quen thuộc, ta có thể hiểu đơn giản rằng đòn bẩy là một công cụ để khuếch đại lực, từ một lực nhỏ thành một lực lớn hơn để tác động vào vật thể cần dịch chuyển nhờ vào cánh tay đòn và điểm tựa Trong kinh tế học, người ta mượn thuật ngữ đòn bẩy để ám chỉ việc sử dụng
Thư viện ĐH Thăng Long
10 chi phí tài chính cố định để gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Có hai quan điểm khác nhau về đòn bẩy tài chính, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ và tác động của nợ trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Hệ số đòn bẩy tài chính đo lường hiệu quả sử dụng vốn vay bên ngoài để tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, từ đó tối đa hóa lợi nhuận.
Đòn bẩy tài chính sử dụng chứng khoán có thu nhập cố định, như trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi, trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi là cổ tức luôn được xác định trước, tạo ra sự khuếch đại cho thu nhập trên cổ phần thường Tuy nhiên, cổ phiếu ưu đãi khác với nợ vay ở chỗ cổ tức không được tính vào chi phí và không tạo ra khoản tiết kiệm thuế Doanh nghiệp có thể không trả cổ tức ưu đãi nếu thu nhập quá thấp nhưng không bị mắc thêm nợ Trong trường hợp mất khả năng thanh toán, chủ nợ có thể buộc doanh nghiệp phá sản, nhưng cổ đông cổ phiếu ưu đãi không có quyền này vì họ không phải là chủ nợ mà là cổ đông của doanh nghiệp.
Như vậy khi sử dụng đòn bẩy tài chính với các hình thức khác nhau sẽ đem đến những hiệu quả khác nhau cho doanh nghiệp, cụ thể: Đối với nợ, khi một doanh nghiệp sử dụng nợ thì doanh nghiệp đó luôn phải trả lãi vay và khoản chi phí lãi vay này của doanh nghiệp được tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp Do vậy, chi phí lãi vay sẽ tạo được lá chắn thuế, từ đó chi phí lãy vay sau thuế chỉ còn là: Lãi vay*(1-t) Nếu thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) tăng lên, trong khi chi phí lãi vay không thay đổi, khi đó thu nhập trên vốn cổ phẩn thường sẽ tăng lên Vì số lượng cổ phiếu thường không đổi trong khi lợi nhuận sau thuế tăng Ngược lại, nếu thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) giảm thì đòn bẩy tài chính sẽ tác động tiêu cực, khi mà chi phí lãi vay không đổi nhưng thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) đi xuống dẫn đến việc thu nhập trên mỗi cổ phần thường cũng bị giảm Đối với vốn cổ phần ưu đãi, do đặc điểm của cổ phần ưu đãi là luôn nhận được một lượng cổ tức đã được xác định trước nên rất thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc
11 lập kế hoạch tài chính Vì cổ tức ưu đãi là chi phí cố định nên khi thu nhập sau thuế (EAT) tăng lên, cổ tức chia cho cổ phiếu ưu đãi không đổi nên thu nhập trên mỗi cổ phần thường (EPS) sẽ tăng lên Và ngược lại, trong trường hợp thu nhập sau thuế bị giảm xuống, thu nhập trên mỗi cổ phần thường (EPS) sẽ giảm theo
2.3.2 Khái niệm độ bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage) Độ bẩy tài chính (DFL) đo lường độ nhạy cảm của chỉ tiêu thu nhập trên một cổ phần (EPS) của doanh nghiệp đối với mức độ thay đổi trong thu nhập hoạt động của doanh nghiệp đó khi có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của công ty Độ bẩy tài chính đo lường phần trăm thay đổi của EPS cho 1 đơn vị thay đổi của thu nhập hoạt động - thường được biết tới là thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)
Dựa vào chỉ số này có thể cho biết rằng độ bẩy tài chính càng cao, sự biến động của thu nhập sẽ càng lớn Vì lãi vay thường sẽ là chi phí cố định, cho nên đòn bẩy tài chính sẽ khuếch đại lợi nhuận và thu nhập trên một cổ phần (EPS) Điều này chắc chắn sẽ rất tốt nếu thu nhập hoạt động của doanh nghiệp đang tăng trưởng, nhưng cũng sẽ là con dao hai lưỡi khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vấn đề hoặc nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn
2.3.3 Thước đo Đòn bẩy tài chính
Có rất nhiều thước đo phổ biến để đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Trong bài khóa luận này, tác giả lựa chọn hai chỉ tiêu bao gồm: a Tỷ lệ tổng nợ vay trên tổng tài sản (Total-Debt-to-Total-Assets Ratio)
Doanh nghiệp có thể phân tích chỉ số đòn bẩy tài chính của họ bằng việc quan sát xem bao nhiêu phần trăm của tài sản của họ được mua bằng nguồn vốn vay nợ Công thức tính như sau:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng Nợ vay
Tổng Tài sản =Nợ Ngắn hạn + Nợ Dài hạn
Độ bẩy tài chính là tỷ lệ cho biết mức độ biến động của thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) khi thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) thay đổi Độ bẩy tài chính được tính toán bằng cách chia phần trăm thay đổi của EPS cho phần trăm thay đổi của EBIT.
DFL = % thay đổi của EPS
% thay đổi của EBIT Hoặc:
Thư viện ĐH Thăng Long
Chỉ số này đo lường tỷ lệ thay đổi của EPS khi EBIT hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh thay đổi 1% Hệ số này có thể âm, cho biết doanh nghiệp đang lỗ Trong trường hợp này, 1% thay đổi trong EBIT sẽ dẫn đến thay đổi tương ứng là n% trong khoản lỗ đang gánh chịu.
Cơ sở lý thuyết về tác động của đòn bẩy tài chính đến giá cổ phiếu thường
Modigliani & Miller (1958) là những người đầu tiên đưa ra lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn Theo các tác giả thì cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến giá trị của công ty và chứng minh lý thuyết cấu trúc vốn đối với giá trị công ty trong trường hợp có ảnh hưởng của thuế và không có ảnh hưởng của thuế Trong trường hợp không có ảnh hưởng của thuế thì giá trị của công ty vay nợ bằng với giá trị của công ty không vay nợ Giá trị của các công ty độc lập với cấu trúc vốn (Modigliani & Miller, 1958) Do đó, không có cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty và các công ty cũng không thể thay đổi giá trị bằng cách thay đổi cơ cấu vốn Mặt khác, trong trường hợp có ảnh hưởng của thuế thì giá trị của công ty có vay nợ bằng giá trị của công ty không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế Điều này cho thấy mức nợ cao sẽ dẫn đến sự gia tăng của giá trị của công ty
Có thể thấy lý thuyết M&M đã không tính đến những ảnh hưởng thực tế khi huy động nợ Trên thực tế, việc tài trợ cho tài sản bằng nợ có giới hạn nhất định bởi ảnh hưởng của chi phí khốn khó tài chính Chi phí khốn khó tài chính bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình giải thể, phá sản Các chi phí gián tiếp bao gồm các chi phí như chi phí do mất khách hàng, mất nhà cung cấp, mất nhân viên giỏi Các chi phí khốn khó tài chính này làm giảm sự gia tăng của giá trị công ty Khi công ty huy động nợ đến một giới hạn nhất định nào đó thì chi phí khốn khó tài chính sẽ lớn hơn hiện giá của lá chắn thuế và do đó giá trị công ty bắt đầu giảm xuống
2.4.2 Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu
Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu theo quan điểm truyền thống cho rằng có tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu mà ở đó nhà quản trị doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị của doanh nghiệp bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính phù hợp Theo lý thuyết này, khi sử dụng nợ vay, hệ số nợ gia tăng, doanh nghiệp sẽ được hưởng một khoản tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp nhờ chi phí lãi vay được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, làm cho chi phí sử dụng vốn vay giảm đi Việc sử dụng nhiều nợ vay sẽ làm gia tăng rủi ro, song
13 nói chung lại đem đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn Rủi ro tăng lên có khuynh hướng hạ thấp giá cổ phiếu, còn tỷ suất sinh lời gia tăng có khuynh hướng làm tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp
2.4.3 Lý thuyết phát tín hiệu
Khái niệm về tín hiệu được nghiên cứu đầu tiên trong bối cảnh thị trường việc làm và sản phẩm của Akerlof và Arrow và được Spence (1973) phát triển thành lý thuyết tín hiệu Nội dung lý thuyết phát tín hiệu cho biết một công ty có chất lượng tài chính tốt có thể phân biệt với một công ty có chất lượng tài chính kém bằng cách gửi tín hiệu đáng tin cậy và có chất lượng đến thị trường vốn Tín hiệu hiệu quả là tín hiệu mà công ty có chất lượng kém không thể gửi tín hiệu tương tự để chi phối nhà đầu tư Điều này là do chi phí của tín hiệu mà các công ty có chất lượng kém phải trả cao hơn cả lợi ích đạt được, vì vậy các công ty này sẽ không đưa ra tín hiệu tương tự như các công ty có chất lượng tốt Ross (1977) đã chứng minh rằng nợ là một tín hiệu hiệu quả đối với các công ty có chất lượng tốt cụ thể: Theo thông tin bất cân xứng giữa quản lý và nhà đầu tư, tín hiệu từ các công ty là rất quan trọng để có được nguồn tài chính Ross giả định rằng các nhà quản lý (những người bên trong) biết phân phối một cách hiệu quả lợi nhuận của công ty, nhưng các nhà đầu tư thì không Do đó, tín hiệu tỷ lệ nợ cao mà các nhà quản lý thông tin sẽ cho thấy một tương lai lạc quan và các công ty chất lượng cao sẽ sử dụng nhiều nợ hơn trong khi các công ty chất lượng thấp có mức nợ thấp hơn (do các công ty này sẽ chịu chi phí vốn cao hơn và chi phí khốn khó tài chính càng tăng cao) Lý thuyết phát tín hiệu được chứng minh trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới (Leland & Pyle, 1977; Ross, 1977; Talmor, 1981; Brennan & Schwartz, 1984)
Lý thuyết phát tín hiệu hữu ích trong giải thích mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ và giá trị công ty đối với các công ty có chất lượng tài chính tốt và ngược chiều giữa tỷ lệ nợ và giá trị công ty đối với các công ty có chất lượng tài chính thấp
Lý thuyết đánh đổi được đưa ra bởi Baxter (1967) và Kraus & Litzenberger
(1973) về cơ cấu vốn đều khẳng định rằng công ty có giá trị lợi ích tăng thêm khi vay nợ hình thành đòn bẩy tài chính do lãi vay tạo ra lá chắn thuế và theo đó giá trị doanh nghiệp sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Ngoài ra, lý thuyết đánh đổi còn bổ sung vấn đề kiệt quệ tài chính có thể xuất hiện do sử dụng nợ, theo đó giá trị doanh nghiệp sẽ giảm khi vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn
Thư viện ĐH Thăng Long
Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá cổ phiếu
Mặc dù trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị cổ phiếu công ty, nhưng những nghiên cứu này đạt được những kết luận nghiên cứu rất khác nhau Dưới đây là một số nghiên cứu tác giả có thể thu thập và tổng hợp lại
Bảng 2 1 Một số nghiên cứu trước về đòn bẩy tài chính
Thước đo Nghiên cứu trước
Harris, Raviv (1990) “ The theory of capital structure”, The Journal of Finance
Rouwenhost, K.G (1999) “ Local Return Factors and Turnover in Engineering Stock Markets”, The Journal of Finance
Stulz (1990) “Managerial discretion and optimal financing policies”, Journal of Financial Economy
Gill & Obradovich (2012): “Corporate Governance, Institutional
Ownership, and the Decision to Pay the Amount of Dividends: Evidence from USA”, International Research Journal of Finance and
Economics Fosu (2013): “Capital structure, product market competition and firm performance: Evidence from South Africa”, The quarterly review of economics and finance Chu Thị Thu Thủy (2019): “Cấu trúc vốn và giá cổ phiếu, nghiên cứu điển hình các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
Ibrahim & Isiaka (2020): “Effect of financial leverage on firm value:
Evidence from selected firms quoted on the Nigerian stock exchange”,
European Journal of Business and Management Jihadi & cộng sự (2021): “The effect of liquidity, leverage, and profitability on firm value: Empirical evidence from Indonesia, The Journal of Asian Finance, Economics and Business
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Theo nghiên cứu của Rouwenhost (1999) thì các các công ty có tỷ lệ nợ thấp hơn có lợi tức cổ phiếu cao hơn Tuy nhiên, theo Harris & Raviv (1990) chỉ ra rằng phản ứng tích cực của các nhà đầu tư đối với tăng tỷ lệ nợ trong các công ty Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà đầu tư cho rằng các công ty có khả năng tăng trưởng tích cực trong tương lai
Harris, Raviv (1990), Stulz (1990) cho rằng giá cổ phiếu tăng khi có thông báo về việc công ty phát hành trái phiếu hoặc mua lại cổ phiếu Ngược lại, giá cổ phiếu giảm khi công ty có thông báo phát hành cổ phiếu hoặc chuyển đổi nợ thành cổ phần
Gill & Obradovich (2012) sử dụng dữ liệu từ 333 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York giai đoạn 2009-2011, và Zuhroh (2019) sử dụng dữ liệu của 31 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia giai đoạn 2012-2016, đều đúc kết rằng đòn bẩy tài chính tác động cùng chiều đến giá trị doanh nghiệp Tuy nhiên, Zuhroh (2019) chưa giải thích sự thiếu nhất quán về tác động của đòn bẩy tài chính đến giá trị doanh nghiệp
Gill & Obradovich (2012), Fosu (2013) và Jihadi & cộng sự (2021) đều kết luận đòn bẩy tài chính tác động cùng chiều đến giá trị doanh nghiệp, kết quả này minh chứng rằng các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, có được lợi ích tăng thêm vượt trội hơn chi phí tăng thêm và do đó giá trị doanh nghiệp và giá cổ phiếu tăng lên cùng với gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính
Trong khi đó, Ibrahim & Isiaka (2020) đúc kết rằng đòn bẩy tài chính tác động ngược chiều đến giá trị doanh nghiệp và khuyến nghị các nhà quản lý công ty cân nhắc điều chỉnh giảm nợ dài hạn và tăng vốn chủ sở hữu với kỳ vọng tạo ra sự gia tăng giá trị doanh nghiệp Dưới góc độ quản lý tài chính, các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính, vì vậy lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp cũng được kỳ vọng tăng thêm
Nghiên cứu thực hiện trên 533 công ty niêm yết với 2665 quan sát của Chu Thị Thu Thủy (2019) đã chứng minh được ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá cổ phiếu Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ ảnh hưởng ngược chiều đến giá cổ phiếu, cụ thể, khi công bố tăng tỷ lệ nợ sẽ tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu trung bình trong 5 ngày sau đó.
Như vậy, mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong cả lý thuyết và thực tế đều vẫn có những điểm chưa thống nhất Có những nghiên cứu cho rằng đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu và ngược lại cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa hai nhân tố này là ngược chiều
Ngoài tác động của đòn bẩy tài chính, giá cổ phiếu thường của các công ty còn chịu sự tác động của các nhân tố khác Do đó, tác giả đưa vào đề tài nghiên cứu một số nhân tố dưới đây với vai trò làm biến kiểm soát trong mô hình Đây là những nhân tố không thuộc trọng tâm chính của mục đích nghiên cứu của đề tài, nhưng bằng cách kiểm soát các biến này giúp đề tài tránh được sự thiên lệch trong nghiên cứu, bỏ sót yếu tố quan trọng và tăng tính chính xác của kết quả ước lượng của nghiên cứu Các nhân tố này bao gồm:
Thư viện ĐH Thăng Long
2.5.3 Khả năng sinh lời (ROS, ROA, ROE) Được đo lường thông qua các chỉ tiêu như ROA, ROE,ROS,… khả năng sinh lời phản ánh mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được Thông thường, những cổ phiếu của doanh nghiệp đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao thường thu hút mạnh mẽ khối nhà đầu tư mua bán trên thị trường
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
ROA – Return on Assets là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số này được tính bằng công thức:
Tổng tài sản bình quân i,t Trong đó:
Tổng tài sản bình quân i,t =TTS i năm t + TTS i năm t−1
Nếu ROA > 0 có nghĩa doanh nghiệp đang hoạt động có lãi và ngược lại ROA càng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE – Return on Equity là tỷ số tài chính đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ phần Tỷ số này được tính bằng công thức:
VCSH bình quân i,t Trong đó:
EAT i,t : Lợi nhuận sau thuế năm t của công ty i
VCSH bình quân i,t = (VCSH i năm t + VCSH i năm t−1 )/2
Tỷ số ROE phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty, cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu tỷ số ROE dương, điều đó có nghĩa là công ty đang hoạt động có lãi, ngược lại, nếu tỷ số ROE âm thì công ty đang hoạt động thua lỗ.
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)
ROS – Return on Sales là một tỷ số tài chính để theo dõi tình hình sinh lợi của doanh nghiệp Chỉ số này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu ROS tăng có nghĩa công ty đang phát triển tích cực và ngược lại, ROS giảm là dấu hiệu cho biết có vấn đề tài chính trong doanh nghiệp Tỷ số này được tính bằng công thức:
EAT i,t : Lợi nhuận sau thuế năm t của công ty i
Doanh thu thuần i,t : Doanh thu thuần năm t của công ty i
Bảng 2.2 Một số nghiên cứu trước về tỷ suất sinh lời
Thước đo Nghiên cứu trước
Camela Pinky Manopo (2015) “The influence of ROA, ROE, ROS and EPS on stock price”
Soudar Rajan, Hariharan Ravi và Mohamed Ashfaque Z (2015):
“Study the Economic Value Added and its influence on the market price of shares in Indian Stock Market”,
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Khung nghiên cứu
Dựa trên các cơ sở lý luận về giá cổ phiếu và ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến giá cổ phiếu thường đã phân tích ở trên, dưới đây là bảng tổng hợp các biến và giả thuyết về dấu giá trị của từng biến để tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phần ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.5 Mô tả các biến, đo lường và giả thuyết
Nhân tố ảnh hưởng Đo lường Dấu kỳ vọng Đòn bẩy tài chính DA (-)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Thư viện ĐH Thăng Long
Qua chương 2, tác giả đã làm rõ các khái niệm về giá cổ phiếu thường và đòn bẩy tài chính là gì, đo lường bằng những cách nào Ngoài ra, tác giả đã nêu ra những biến kiểm soát đã được lựa chọn để đưa vào trong nghiên cứu, nhằm giúp kết quả nghiên cứu không mắc phải thiên lệch nghiên cứu và bỏ sót yếu tố quan trọng để kết quả nghiên cứu được chính xác hơn Tác giả cũng đã giới thiệu qua các lý thuyết nghiên cứu liên quan và các kết quả nghiên cứu đi trước của những tác giả khác trên thế giới cũng như tại Việt Nam Sau chương này, tác giả sẽ đi vào trình bày các phương pháp nghiên cứu và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá cổ phiếu các CTCP ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022, dựa trên những cơ sở nghiên cứu đã nêu ra tại chương 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 Các bước tiến hành nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả xây dựng) Bước 1 Xác định nội dung nghiên cứu:
Dựa vào những nền tảng lý thuyết, cơ sở lý luận về đòn bẩy tài chính và giá cổ phiếu, Tác giả xây dựng mô hình và thước đo cho giá cổ phiếu và đòn bẩy tài chính
Trong phạm vi nghiên cứu, Tác giả đo lường giá cổ phiếu dựa trên số liệu của 30 CTCP ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam có đủ số liệu 5 năm từ năm 2018 đến năm 2022 Yếu tố đòn bẩy tài chính trong mô hình nghiên cứu bao gồm hai biến: Tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA) và độ bẩy tài chính (DFL) Việc xác định rõ các nội dung cần phân tích như trên sẽ giúp cho việc thu thập số liệu được tiến hành nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hơn Trên cơ sở lý luận, Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết
Bước 2 Thu thập và xử lý dữ liệu:
Dựa trên những yếu tố cơ bản đã được xác định ở bước thứ nhất, tác giả thu thập dữ liệu nghiên cứu của đề tài thông qua các CTCP ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK
Việt Nam và trên website Investing.com Dữ liệu nghiên cứu sau khi được thu thập sẽ được kiểm tra và xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và Stata14
Bước 3 Phân tích thống kê mô tả: định Xác nội dung nghiên cứu thập và Thu xử lý dữ liệu
Phân tích thống kê mô tả
Kiểm định đa cộng tuyến
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Kiểm định sự tương tự quan
Phân tích hồi quy FGLS
Thư viện ĐH Thăng Long
Trên cơ sở những số liệu đã được xử lý, tác giả phân tích thống kê mô tả về giá cổ phiếu của các CTCP ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam và chỉ số tài chính tác động tới giá cổ phiếu của các công ty Mô tả những dữ liệu đã được xử lý bằng các phép tính, các chỉ số thống kê, trên cơ sở đó đánh giá được xu hướng trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ phân tán của biến phụ thuộc và các biến độc lập
Đa cộng tuyến là khi các biến độc lập có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ, tương quan mạnh với nhau Đây là khuyết tật của mô hình hồi quy, vì nó vi phạm giả định về độc lập tuyến tính giữa các biến độc lập Để kiểm định đa cộng tuyến, tác giả sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF).
Sau khi kiểm định đa cộng tuyến, Tác giả tiếp tục kiểm định Hausman để đưa ra sự lựa chọn mô hình phù hợp với nghiên cứu của mình trong hai mô hình tác động cố định Fixed effect (FE) và mô hình tác động ngẫu nhiên Random effect (RE) Kiểm định Hausman là một kiểm tra giả định thống kê trong kinh tế lượng, Tác giả dùng để xem xét có hay không tồn tại hiện tượng tự tương quan giữa sai số và các biến độc lập Với giả thuyết H0: Không có tương quan giữa sai số và các biến độc lập; H1: Có tương quan giữa sai số và các biến độc lập Mô hình tác động cố định (FE) được sử dụng khi có sự tương quan giữa sai số và các biến độc lập Ngược lại, khi không có sự tương quan giữa sai số và các biến độc lập thì ưu tiên sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (RE)
Bước 6 Kiểm định phương sai sai số thay đổi:
Một giả thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các yếu tố ngẫu nhiên ui (hay còn gọi là phần dư residuals) xuất hiện trong hàm hồi quy tổng thể có phương sai không thay đổi, tức là chúng có cùng phương sai Nếu giả thiết này không được thỏa mãn thì có sự hiện diện của phương sai sai số thay đổi, phương sai thay đổi không làm mất đi tính chất không thiên lệch và nhất quán của các ước lượng OLS Nhưng các ước lượng này không còn có phương sai nhỏ nhất hay là các ước lượng hiệu quả Nếu có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tác giả tiến hành khắc phục khuyết tật này của mô hình
Bước 7 Kiểm định tự tương quan:
Tự tương quan là hiện tượng mà tại đó sai số tại thời điểm t có sự tương quan với sai số tại thời điểm t-1 hoặc bất kỳ sai số nào trong quá khứ Hiện tượng này vi phạm giả thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển giả định rằng quan hệ tự tương quan không tồn tại trong các sai số Tác giả sử dụng phần mềm Stata14 để kiểm định khuyết tật tự tương quan của mô hình, nếu có hiện tượng tự tương quan, tác giả tiến hành khắc phục khuyết tật này của mô hình
Bước 8 Phân tích hồi quy bảng:
Sau khi xử lý số liệu, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bảng để phân tích và khắc phục các khuyết tật của mô hình, nhằm ước lượng phương trình phù hợp nhất mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của 34 công ty cổ phần ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022, cũng như từ các trang web cung cấp dữ liệu tài chính như Investing.com, Vietstock.vn Dữ liệu thu thập sẽ được tổng hợp vào một tệp Excel phục vụ cho quá trình sàng lọc.
Sau khi số liệu đã được thu thập, trong quá trình sàng lọc tác giả nhận thấy có 4 công ty trong tập dữ liệu không đủ dữ liệu liên tiếp trong vòng 5 năm từ 2018 – 2022, cho nên tác giả đã lược bỏ 4 công ty này ra khỏi bảng dữ liệu chính để có một bảng dữ liệu cân bằng mạnh, phù hợp cho việc chạy mô hình và đưa ra kết quả nghiên cứu chính xác hơn
3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được Từ thống kê mô tả, Tác giả sẽ xác định được các thuộc tính cơ bản như: giá trị nhỏ nhất (Minium), giá trị lớn nhất (Maximum), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
3.2.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có mối tương quan rất mạnh với nhau gây ra hậu quả là mô hình hồi quy có nhiều chỉ số bị sai lệch, dẫn đến kết quả của việc phân tích định lượng không còn nhiều ý nghĩa Theo Nguyễn Quang Dong & Nguyễn Thị Minh (2012), khi giữa các biến độc lập không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo nhưng có mối liên hệ tuyến tính khá chặt chẽ, ta nói rằng mô hình có hiện
Thư viện ĐH Thăng Long
24 tượng đa cộng tuyến Khi trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao sẽ làm cho hệ số xác định R2 lớn, gây ra một số hậu quả cho ước lượng OLS như: khoảng tin cậy trở lên rộng, nghĩa là ước lượng kém chính xác, không cung cấp được thông tin hữu ích, hệ số ước lượng dễ mất đi ý nghĩa thống kê (sai số chuẩn quá lớn làm cho các tỷ số t trở nên quá bé)… Chính vì vậy, với mỗi mô hình nghiên cứu, ta cần kiểm định đa cộng tuyến để kiểm tra tính chính xác của mô hình, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tốt nhất Để xem xét mô hình hồi quy có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, Tác giả sử dụng kiểm định Collinearity dialogistic và đánh giá thông qua độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF – variance inflation factor) Nếu hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) >= 2 thì có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến, đây là điều tác giả không mong muốn Nếu VIF > 10 thì chắc chắn có hiện tượng đa cộng tuyến và VIF < 2 thì không có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến Do đó, trong phạm vi đề tài khóa luận này, tác giả sẽ sử dụng mức đánh giá VIF ở mốc số 2 để xem xét mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, từ đó đưa ra hướng khắc phục khuyết tật này của mô hình Nếu mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả sẽ tiến hành lược bỏ lần lượt các biến mang hệ số VIF >= 2 có giá trị từ cao xuống thấp, cho đến khi không còn biến nào trong mô hình có hệ số phóng đại phương sai >= 2, hay mô hình không còn hiện tượng đa cộng tuyến
Kiểm định Hausman là kiểm định giả định thống kê do James Durbin, De-Min Wu và Jerry A Hausman đề xuất Kiểm định này được sử dụng để phân biệt giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) trong ước lượng dữ liệu bảng Mô hình FEM kiểm soát ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt của từng đơn vị bằng cách tách phần dư của mỗi đơn vị khỏi các biến độc lập Ngược lại, mô hình REM coi phần dư là các biến độc lập mới Kiểm định Hausman giúp xác định xem các đặc điểm riêng biệt có tương quan với biến độc lập hay không, từ đó lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp.
H0: Sai số và biến độc lập không có tương quan
H1: Sai số và biến độc lập có tương quan
Giá trị p-value của kiểm định hausman là giá trị cần nhìn vào để đánh giá Cụ thể, khi p-value (Hausman) > 0.05 thì ta chấp nhận giả thuyết H0, mô hình được chọn để sử dụng là mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Ngược lại, khi p-value (Hausman)
< 0.05 thì ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 và mô hình được chọn để sử dụng là mô hình tác động cố định (FEM)
3.2.2.4 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Phương sai sai số thay đổi xảy ra khi mô hình không thỏa mãn được giả thiết: các yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện trong hàm hồi quy tổng thể có phương sai không đổi, tức là các yếu tố ngẫu nhiên (phần dư) phải thỏa mãn điều kiện cùng phương sai Hiện tượng phương sai sai số thay đổi khi xảy ra sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với mô hình ước lượng bằng phương pháp OLS Hiện tượng phương sai thay đổi làm cho các ước lượng của hệ số hồi quy không hiệu quả, ước lượng của các phương sai bị chệch làm kiểm định các giả thuyết mất hiệu lực khiến cho các nhà nghiên cứu đánh giá nhầm về chất lượng mô hình Để đạt được mô hình ước lượng có hiệu quả cao nhất, Tác giả sử dụng kiểm định Wald với mức ý nghĩa 5%
H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
H1: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Nếu giá trị P-value > 5% thì kết luận mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Ngược lại, nếu giá trị P-value < 5% thì kết luận mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Khi mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi thì cần khắc phục hiện tượng này để mô hình ước lượng hệ số hồi quy đạt được hiệu quả Có nhiều cách khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi như: sử dụng GLS, sử dụng ma trận vững hiệp phương sai, Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, trong bài Khóa luận này, Tác giả sử dụng GLS nhằm khắc phục được đồng thời cả hai khuyết tật: tự tương quan và phương sai sai số thay đổi
3.2.2.5 Kiểm định tự tương quan
Tự tương quan có thể hiểu là sự tương quan giữa các thành phần trong chuỗi các quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian (trong các số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian (trong số liệu chéo) (Nguyen Quang Dong, 2001) Khi mô hình có hiện tượng tự tương quan sẽ gây ra một số hậu quả như phương sai của các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp OLS bị lệch (thường thấp hơn giá trị thực), khoảng tin cậy tìm được thường bé hơn khoảng tin cậy đúng, từ đó các kiểm định t và F không còn đáng tin cậy nữa Chính vì vậy, để mô hình hồi quy đạt được tính chính xác cao thì ta phải kiểm định xem có hiện tượng tự tương quan hay không, từ đó đưa ra biện pháp hợp lý để khắc phục Trong bài Khóa luận này, tác giả sử dụng kiểm định Woolridge để kiểm định tự tương quan với dữ liệu bảng
Thư viện ĐH Thăng Long
H0: Không có hiện tượng tự tương quan
H1: Có hiện tượng tự tương quan
Khi P-value có giá trị lớn hơn mức ý nghĩa 5%, ta kết luận chấp nhận giả thuyết H0, hay mô hình không có hiện tượng tự tương quan Ngược lại, khi P-value có giá trị nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% ta bác bỏ H0, chấp nhận H1 hay mô hình có hiện tượng tự tương quan Nếu mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan thì ta sử dụng phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng này GLS là phương pháp hữu ích có thể sử dụng để khắc phục cả khuyết tật mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và mô hình có hiện tượng tự tương quan và đây cũng là phương pháp phù hợp trong việc chạy mô hình dữ liệu bảng
3.2.2.6 Phân tích hồi quy bảng
Phân tích hồi quy là một phương pháp phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
Y với một hay nhiều biến độc lập X Mô hình hóa sử dụng hàm tuyến tính (bậc 1) Các tham số của mô hình được ước lượng từ dữ liệu thu thập bằng bảng thống kê Hồi quy được sử dụng rộng rãi trong kinh tế do tính chất đơn giản hóa của hồi quy và cũng dễ dàng ước lượng Trong bài Khóa luận này, Tác giả sử dụng phân tích hồi quy bảng Phân tích hồi quy bảng có những ưu điểm vượt trội hơn so với phân tích hồi quy với dữ liệu chuỗi thời gian hoặc hồi quy dữ liệu chéo Trước hết, dữ liệu bảng liên quan đến các cá nhân, các công ty, các quốc gia, qua thời gian, nên chắc chắn có tính không đồng nhất trong các đơn vị này, mà tính không đồng nhất này thường không thể quan sát được Các kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể tính đến tính không đồng nhất đó một cách rõ ràng bằng cách đưa vào các biến đặc thù theo chủ thể (subject - specific) Hơn nữa, dữ liệu bảng là sự kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, nên dữ liệu bảng thể hiện
“dữ liệu chứa nhiều thông tin hơn, tính biến thiên cao hơn, ít có hiện tượng cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.”
X1 i,t ; X2 i,t ; X3 i,t ;… Xk i,t : Các biến độc lập β 0 : Hệ số chặn
27 β 1 ; β 2 ; β 3 ;…; β k : Các hệ số góc hay độ dốc của mô hình u k : Sai số ngẫu nhiên
Phân tích hồi quy bảng là một dạng phân tích hồi quy bội với số biến giải thích là 1 Phân tích hồi quy bảng cũng tuân theo 7 giả thiết của phương pháp OLS trong hồi quy bội, bao gồm:
Giả thiết 1: Các giá trị quan sát của X là khác nhau (Có ít nhất 1 giá trị Xt khác với các giá trị còn lại)
Giả thiết 2: Sai số trung bình bằng 0
Giả thiết 3: Các biến độc lập là phi ngẫu nhiên
Giả thiết 4: Phương sai của sai số không đổi
Giả thiết 5: Không có sự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên (Ui)
COV (ut,us) < 0: ut,us có mối quan hệ ngược chiều
COV (ut,us) > 0: ut,us có mối quan hệ cùng chiều
COV (ut,us) = 0: ut,us không có mối quan hệ
Giả thiết 6: Sai số ngẫu nhiên phân phối chuẩn
Giả thiết 7: Giữa các biến độc lập không có mối quan hệ cộng tuyến hoàn hảo
Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.3.1 Mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu
Biểu đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu tác động của DFL đến giá cổ phiếu của các
CTCP ngành Thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam
Thư viện ĐH Thăng Long
Dựa vào các cơ sở lý thuyết và lý luận đã nêu ở những phần trên, Tác giả xây dựng mô hình hồi quy mẫu như sau:
Trong đó: β là hệ số hồi quy, i và t tương ứng với từng doanh nghiệp và từng năm, 𝜀 là sai số ngẫu nhiên
MP: Giá cổ phiếu đóng cửa trung bình năm
DFL: Độ bẩy tài chính
DA: Tỷ số nợ trên tổng tài sản
ROS: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần
ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Salesgrowth: Tăng trưởng doanh thu thuần
EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần thường
Biến phụ thuộc: là biến thay đổi do hệ quả của tác động của các biến độc lập
Biến phụ thuộc là biến số mà tác giả quan tâm dến giá trị của nó Biến phụ thuộc còn được gọi là biến phản ứng (Respond Variables) và nằm ở vế trái của phương trình nên còn được gọi là Left – hand – side variables Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tác giả lấy biến phụ thuộc là giá đóng cửa cổ phiếu thường trung bình năm của các CTCP ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ký hiệu là MP
Biến độc lập nằm bên phải phương trình, không bị ảnh hưởng bởi các biến khác trong mô hình Các biến độc lập còn được gọi là biến giải thích và biến dự đoán Trong luận văn này, tác giả sử dụng hai biến độc lập là hai hệ số đo lường đòn bẩy tài chính: DFL (degree of Financial Leverage) và DA (Debts to Assets).
Biến kiểm soát: Là tất cả những yếu tố nào trong mô hình được giữ không đổi hoặc bị giới hạn trong một nghiên cứu được gọi là biến kiểm soát (Control variables) Biến kiểm soát là biến không nằm trong vùng quan tâm của mục đích nghiên cứu của tác giả, nhưng được đưa vào mô hình nhằm tránh hiện tượng thiên lệch nghiên cứu (Research biases), bỏ qua các biến quan trọng (Ommited variables bias), những sai lầm này dẫn đến việc tác giả có thể đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính cao hơn thực tế Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa vào 5 biến kiểm soát bao gồm các nhân tố có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS), tỷ
29 suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tăng trưởng doanh thu thuần (salesgrowth) và thu nhập trên mỗi cổ phần thường (EPS) 3.3.3 Giả thuyết nghiên cứu
Từ mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu đã được xác định trước đó, tác giả thiết lập các giả thuyết nghiên cứu như sau:
H01: Tỷ số nợ vay trên tổng tài sản (DA) không có tác động đến giá cổ phiếu
H11: Tỷ số nợ vay trên tổng tài sản (DA) có tác động đến giá cổ phiểu
H02: Độ bẩy tài chính (DFL) không có tác động đến giá cổ phiếu
H12:: Độ bẩy tài chính (DFL) có tác động đến giá cổ phiểu
Thư viện ĐH Thăng Long
Qua chương 3: Thiết kế nghiên cứu, Tác giả đã đưa ra cụ thể quy trình nghiên cứu bao gồm 8 bước là: xác định các nội dung nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu, phân tích thống kê mô tả, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định Hausman, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan và phân tích hồi quy bảng Nguồn số liệu được thu thập từ Báo cáo quản trị và Báo cáo tài chính đã kiểm toán của 30 CTCP ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam Các phương pháp xử lý số liệu bao gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp điểm định Hausman, phương pháp kiểm định phương sai sai số thay đổi, phương pháp kiểm định tựtương quan và phương pháp phân tích hồi quy bảng
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra mô hình nghiên cứu tổng quát bao gồm biến phụ thuộc giá cổ phiếu (MP) để đo lường sự tác động của đòn bẩy tài chính, 2 biến độc lập là thước đo cho đòn bẩy tài chính được đánh giá là các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các CTCP ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam và 5 biến kiểm soát là các chỉ số tài chính Thông qua các cơ sở lý luận và nghiên cứu trong chương 2, tác giả đã xây dựng 2 giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến độc lập với giá cổ phiếu của doanh nghiệp và 5 giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến kiểm soát với giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam Từ mô hình và các giả thuyết được xây dựng ở chương này sẽ làm tiền đề cho các kiểm định được tiến hành ở các bước tiếp theo
THỰC TRẠNG GIÁ CỔ PHIẾU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÁC CTCP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM
Thực trạng ngành thực phẩm giai đoạn 2020 – 2022
4.1.1 Tổng quan ngành thực phẩm
Nhiều năm nay, thực phẩm luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam Ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam bao gồm các phân ngành nhỏ như chế biến và bảo quản thịt, chế biến thủy sản, dầu ăn, rau củ quả, sữa, tinh bột Các sản phẩm thực phẩm Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn thành công khi giữ vị thế cao trên bản đồ xuât khẩu thế giới Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng, phong phú các sản phẩm nông sản, thực phẩm cho nhiều quốc gia trên thế giới Số lượng DN hoạt động trong ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm không nhiều (chiếm gần 1% tổng số DN cả nước) nhưng đây lại là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm lăng phát triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng lơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm
Ngành chế biến thực phẩm Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, cung cấp nhiều sản phẩm cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu Thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi tiêu hàng tháng của người Việt Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hàng năm khoảng 15% GDP và tăng lên Nhu cầu thực phẩm hữu cơ tốt cho sức khỏe ngày càng cao, hứa hẹn tăng trưởng mạnh cho doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sạch Với dân số gần 100 triệu, hơn một nửa dưới 30 tuổi, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống tiềm năng nhất khu vực.
Trong giai đoạn 2020-2022, dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Báo cáo đánh giá ngành Thực phẩm của Viet Nam Report cho thấy nhiều công ty trong ngành gặp khó khăn về năng lực tài chính, dẫn đến sức chịu đựng yếu trước biến động kinh tế chung Tuy nhiên, một số mặt hàng thiết yếu vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong thời gian dịch bệnh.
Thư viện ĐH Thăng Long
4.1.1.1 Thực trạng chung ngành thực phẩm năm 2020
Theo BMI (Business Monitor International), Việt Nam là một trong những thị trường thực phẩm và đồ uống hấp dẫn nhất trên toàn cầu (xếp thứ 10 ở châu Á) vào năm
2019 Tổng doanh thu bán hàng thực phẩm và đồ uống đạt 975,867 tỷ đồng (tăng 3.8% so với năm trước) vào năm 2020 Và đóng góp của ngành thực phẩm và đồ uống vào GDP khoảng 15.8% Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng (khoảng 35% tổng chi tiêu dùng) Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định là điểm sáng soi rõ những cơ hội và cả những thách thức lớn đối với ngành FMCG nói chung và thực phẩm nói riêng Đó là các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP mở ra cơ hội xuất khẩu, lượng vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, thu hút phát triển và chuyển giao công nghệ; đó là bài toán cải thiện môi trường kinh doanh với hệ thống luật pháp, cơ sở hạ tầng, giao thông hay các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững…
Thêm vào đó, mặc dù đang trong quá trình phát triển rực rỡ nhưng ngành Thực phẩm tại Việt Nam hiện được ví như một “ngôi làng” do thiếu sự quy hoạch đồng bộ, thiếu cơ quan chủ quản, mạnh ai người đó làm… “Ngôi làng” này năm 2020 vừa trải qua 2 cơn bão lớn là Nghị định 100 và đại dịch COVID-19 Trong khảo sát nhanh các doanh nghiệp trong ngành do Vietnam Report tiến hành tháng 8/2020, khoảng 50% số doanh nghiệp cho rằng hoạt động bị tác động ở mức độ nghiêm trọng, trong đó, nhóm đồ uống có cồn bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả do còn chịu tác động của Nghị định 100
Biểu đồ 4.1 Tác động của đại dịch COVID-19 đến HDSXKD của doanh nghiệp
Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh đối với các nhóm sản phẩm trong ngành cũng có sự khác biệt đáng kể Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng trên 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh… trong khi đó, 63,7% khách hàng đã cắt giảm chi tiêu cho bia, rượu Theo đó, các doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh công suất hoạt động cho phù hợp Trả lời phỏng vấn của Vietnam Report, đại diện một số doanh nghiệp trong ngành thực phẩm chia sẻ rằng họ đã tăng công suất hoạt động lên khoảng 30% để đáp ứng nhu cầu thị trường Trái lại, năng lực sản xuất của nhóm doanh nghiệp đồ uống hiện chỉ hoạt động chủ yếu ở mức dưới 80% so với trước đại dịch (Nguồn: Viet Nam Report)
4.1.1.2 Thực trạng chung ngành thực phẩm năm 2021
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc ở mức 5,6% trong nửa đầu năm
2021, các chỉ số kinh tế vĩ mô duy trì lạc quan và ổn định Tuy nhiên, tình hình trở nên xấu hơn khi bước sang quý III, diễn biến dịch bệnh trở nên phức tạp hơn với biến thể Delta và Chính phủ buộc phải đưa ra những biện pháp phòng chống dịch quyết liệt hơn theo phương châm “chống dịch như chống giặc” Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, Thực phẩm cũng chịu những tác động không nhỏ Khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2021 cho thấy bức tranh kinh tế ngành Thực phẩm (Thực phẩm) đã “nhuốm màu” COVID-19
Biểu đồ 4.2 Tác động của đại dịch COVID-19 đến HĐSXKD của doanh nghiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thị trường Thực phẩm tại Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98%, quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD và lượng người dùng đạt 17,1 triệu vào năm 2025 Tuy nhiên, đại dịch đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành Năm 2020, có tới hơn 91% doanh nghiệp chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh, cho thấy khả năng chống chịu của các doanh nghiệp đã suy yếu dần.
4.1.1.3 Thực trạng chung ngành thực phẩm năm 2022
Việt Nam trở thành điểm sáng hiếm hoi giữa bức tranh kinh tế u ám toàn cầu khi được IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 Sau khi kinh tế suy giảm do làn sóng COVID-19 thứ tư cuối năm 2021, Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là ngành Thực phẩm Theo khảo sát của Vietnam Report tháng 8/2022, gần 90% doanh nghiệp trong ngành đạt năng suất hoạt động trên 80% giai đoạn trước đại dịch, trong đó hơn 60% vượt qua mức trước dịch.
Doanh thu ngành Thực phẩm cải thiện tích cực ở tất cả các kênh phân phối, tiêu thụ Đáng chú ý nhất là sự bứt phá của kênh truyền thống (General Trade – GT) với 85,7% số doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng doanh thu, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm trước Các kênh hiện đại (Modern Trade – MT) như siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay thương mại điện tử tiếp tục duy trì đà tăng trưởng Kênh tiêu dùng tại chỗ (On- premise) cũng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ (+30%)
Biểu đồ 4.3.Tăng trưởng doanh thu ngành theo kênh phân phối
Động lực tăng trưởng của ngành thực phẩm đến từ nhu cầu nội địa phục hồi và chuyển dịch từ kênh truyền thống sang hiện đại Doanh số bán lẻ tăng mạnh cùng sự trở lại của khách quốc tế thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thực phẩm - đồ uống Mặt khác, thế hệ trẻ với xu hướng mua sắm hiện đại thông qua siêu thị, đại siêu thị, trực tuyến và cửa hàng tiện lợi đã định hình nhu cầu mới cho ngành.
Trong năm 2022, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp Thực phẩm đến từ tình trạng lạm phát gia tăng, làm tăng doanh thu lẫn chi phí của doanh nghiệp, gây sức ép lớn tới lợi nhuận của 88,9% số doanh nghiệp (theo khảo sát doanh nghiệp Thực phẩm của Vietnam Report năm 2022)
Thư viện ĐH Thăng Long
4.1.2 Thực trạng của các công ty cổ phần ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành thực phẩm giai đoạn 2020 –
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập được) 4.1.2.1 Tình hình doanh thu
Doanh thu là một trong những chỉ số tài chính quan trọng, tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần có doanh thu để chi trả chi phí vận hành, đồng thời đây cũng là nguồn vốn cho kỳ kinh doanh tiếp theo Doanh thu thuần trung bình của ngành thực phẩm trong 3 năm từ 2020 – 2022 tăng trưởng tích cực, điều này được thể hiện trong bảng 4.1 Chỉ tiêu tài chính của các CTCP ngành Thực phẩm niêm yết trên TTCK từ năm 2020 – năm 2022 Thực phẩm là ngành có sự phân bổ khá rõ rệt, tỷ lệ phân bổ doanh thu của các CTCP ngành Thực phẩm trong năm 2020 - 2022 có sự phân chia không đồng đều, thể hiện trong biểu đồ 4.4 Biểu đồ tỷ lệ phân bổ doanh thu ngành thực phẩm năm 2020 – năm 2022
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ phân bổ DTT ngành thực phẩm năm 2020 – 2022
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập được)
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập được)
Năm 2020, Tỷ lệ doanh thu thuần của ngành Thực phẩm được phân bổ thành 3 phân đoạn: nhóm công ty có doanh thu thuần từ dưới 5.000.000 triệu đồng (22/30 công ty trong tập dữ liệu, chiếm 73,33%) trong đó, CTCP Thủy Sản MeKong (Mã AAM) là công ty có doanh thu thuần trong năm thấp nhất với 120,887 triệu đồng (giảm 44,1% so với cùng kỳ, lỗ gần 12 tỷ đồng) nguyên nhân chính là do ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 đối với những mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty này, nhóm công ty có doanh thu thuần năm từ trên 5.000.000 triệu đồng tới 15.000.000 triệu đồng (6/30 công ty trong tập dữ liệu, chiếm 20%) và nhóm còn lại là hai “ông lớn” trong ngành thực phầm – đồ uống trong nhiều năm nay chính là: CTCP Tập đoàn Masan (Mã MSN) đứng đầu doanh thu ngành với tổng doanh thu thuần là 77.217.808 triệu đồng và CTCP Sữa
Thư viện ĐH Thăng Long
Việt Nam – Vinamilk (Mã: VNM) với tổng doanh thu top 2 toàn ngành là 59.636.286 triệu đồng Tăng trưởng doanh thu ấn tượng trong năm 2020 của Masan Group dựa vào sự tăng tốc của mảng kinh doanh thịt, hàng tiêu dùng cũng như việc hợp nhất các mảng kinh doanh mới sáp nhập, do đó tăng 106,7% so với mức doanh thu của năm 2019, dẫn đầu toàn ngành thực phẩm
Thực trạng về giá cổ phiếu của các công ty cổ phần ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
Trong giai đoạn từ 2018 đến 2022, để nắm bắt thực trạng biến động giá cổ phiếu của các công ty thực phẩm niêm yết tại Việt Nam, tác giả đã tổng hợp dữ liệu và thông tin, sau đó tạo ra các biểu đồ để minh họa chi tiết từng năm của các công ty giá cổ phiếu thay đổi và giá trị cổ phiếu trung bình của toàn ngành.
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 4.7 GTTB của giá cố phiếu ngành Thực phẩm từ 2018 đến 2022 Đơn vị tính: Đồng
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập được)
Tác giả đã dựa vào tập dữ liệu thu thập được để phân nhóm các công ty theo các mốc giá cổ phiếu theo từng năm để có cái nhìn chi tiết hơn về độ phân hóa trong ngành Thực phẩm giai đoạn 2018 – 2022
Biểu đồ 4.8 Tỷ trọng các công ty phân loại theo nhóm giá cổ phiếu
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập được)
Biểu đồ 4.7 và 4.8 minh họa sự biến động đáng kể trong giá trị cổ phiếu trung bình hàng năm của các công ty sản xuất thực phẩm trong 5 năm do ảnh hưởng của cả yếu tố vĩ mô và vi mô Hầu hết các công ty trong ngành (khoảng 70%) có giá cổ phiếu thấp hơn giá trị trung bình của toàn ngành, trong đó đáng kể là tỷ lệ công ty có giá cổ phiếu dưới 10.000 đồng/cổ phiếu (thuộc nhóm cổ phiếu Penny) dao động từ 10% đến hơn 30% tùy từng năm.
Giá cổ phiếu trung bình ngành thực phẩm từ 2018 -
Tỷ trọng theo từng nhóm giá cổ phiếu năm 2018 - 2022
45 thời gian này của giá cổ phiếu thường ngành Thực phẩm, tác giả đi vào phân tích chi tiết giá cổ phiểu ngành theo từng năm
4.2.1 Giá cổ phiểu ngành Thực phẩm năm 2018
Biểu đồ 4.9 Giá cổ phiếu trung bình ngành Thực phẩm năm 2018
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập được)
Năm 2018, ngành thực phẩm có giá trị trung bình của cổ phiếu thường là 31.209,08 đồng/cổ phiếu Tỷ trọng theo 3 nhóm cổ phiếu là tương đương nhau trong năm này Có tới 20/30 CTCP trong tệp dữ liệu có giá trị cổ phiếu nhỏ hơn giá trị trung bình toàn ngành và 33,33% mã cổ phiếu có giá trị thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu (Hình
4 Tỷ trọng theo nhóm giá cổ phiếu giai đoạn 2018 – 2022) Thấp nhất toàn ngành trong năm này có giá đóng cửa trung bình năm 2018 là 3.253,80 đồng/cổ phiếu của mã BLF – CTCP Thủy sản Bạc Liêu BLF năm 2018 ghi nhận tổng doanh thu giảm 38,38% so với năm trước, lý do là bởi mặt hàng xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ của công ty này trong năm 2018 gặp khó khăn về vấn đề kháng sinh, áp thuế suất chống phá giá và code xuất tôm của công ty vào thị trường Mỹ vẫn còn bị treo, bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi lại cơ cấu sản xuất nên hiệu quả kinh doanh theo đó chưa được ổn định (Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm
2018) Theo báo cáo tài chính của BLF năm 2018, Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của doanh nghiệp này chỉ 90 đồng/cổ phiếu tại năm 2018 Trong khi đó, giá cổ phiếu cao nhất toàn ngành trong năm 2018 có thể thấy rõ trên biểu đồ chính là mã VNM của CTCP Sữa Việt Nam, có giá trị đóng cửa trung bình năm 2018 là 133.561,20 đồng/cổ phiếu Lũy kế cả năm 2018, Vinamilk đạt 52.562 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3% so với năm trước Lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ gần 10.206 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 10.227,3 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ, EPS đạt 5.295 đồng CTCP
A A M A BT A CL A G M A N V BBC BL F CA N CMX DA T DBC FM C H H C IDI KD C KH S KT S LA F LS S MS N N A F PAN SA F SBT SG C SJ1 SL S TF C V H C V N M
Giá cổ phiếu trung bình ngành Thực phẩm năm 2018
Thư viện ĐH Thăng Long
Tập đoàn Sữa Việt Nam cũng được công bố bởi VietNam Report là công ty thực phẩm thuộc nhóm ngành: Đường, sữa và bánh kẹo uy tín nhất năm 2018
4.2.2 Giá cổ phiếu ngành Thực phẩm năm 2019
Biểu đồ 4.10 Giá cổ phiếu trung bình ngành Thực phẩm năm 2019
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập được)
Năm 2019, giá trị trung bình cổ phiếu toàn ngành Thực phẩm giảm xuống còn 30.458,98 đồng/cổ phiếu Nguyên nhân là do nhóm cố phiếu có mức giá trung bình thấp hơn trung bình ngành đã tăng lên 70% tổng tỷ trọng toàn ngành, trong khi chỉ còn 30% tổng số công ty thuộc nhóm giá cổ phiếu cao hơn trung bình ngành Trong 70% tổng số công ty thuộc nhóm giá thấp hơn trung bình ngành, có 20% số công ty có giá trị thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu, còn lại là từ 10.000 đồng/cổ phiếu đến dưới mức trung bình ngành Giá trị cổ phiếu trung bình thấp nhất trong năm 2019 là 2.906,50 đồng/cổ phiếu thuộc CTCP Thủy Sản Bạc Liêu (Mã BLF), giảm so với năm 2018 Tuy tình hình hoạt động kinh doanh theo báo cáo thường niên của công ty này đã cho thấy sự phục hồi tích cực sau giai đoạn tái cơ cấu mô hình hoạt động, tổng lợi nhuận tăng 544% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, EPS tăng từ 90 đồng/cổ phiếu lên 459 đồng/cổ phiếu nhưng do ngành xuất khẩu Thủy sản tại Việt Nam trong năm 2019 có nhiều biến động tiêu cực, kim ngạch xuất khẩu giảm 2,3% so với năm trước, theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, năm 2019, khó khăn nổi bật nhất với thủy sản là ngành hàng cá tra và tôm đối mặt với nhiều thách thức khi giá nguyên liệu giảm trong khi giá nhiên liệu tăng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng đến các mặt hàng thủy sản.Giá trị cổ phiếu trung bình năm lớn nhất tại năm này là 110.992,40 đồng/cổ phiếu của CTCP Bánh kẹo Hải Hà (Mã HHC) HHC năm 2019 ghi nhận mức doanh thu đạt trên 1000 tỷ đồng, đây là năm thứ 2 liên tiếp HHC duy trì được mức doanh thu đáng ngưỡng mộ này nhờ tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu, tăng 43% so với năm 2018, lợi nhuận
A A M A BT A CL A G M A N V BBC BL F CA N CMX DA T DBC FM C H H C IDI KDC KH S KT S LA F LS S MS N N A F PA N SA F SBT SG C SJ1 SL S TF C V H C V N M
Giá cổ phiếu trung bình ngành Thực phẩm năm 2019
47 sau thuế đạt 40,85 tỷ đồng, ROE tăng 4% so với năm trước và thu nhập trên mỗi cổ phần thường là 2.487 đồng/cổ phiếu thường Trong báo cáo ngành thực phẩm năm 2019 được đăng bởi Viet Nam Report, CTCP Bánh kẹo Hải hà được vinh danh là 1 trong 10 công ty thực phẩm uy tín nhất năm 2019, thuộc nhóm ngành hàng: Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác
4.2.3 Giá cổ phiếu ngành Thực phẩm năm 2020
Biểu đồ 4.11 Giá cổ phiếu trung bình ngành Thực phẩm năm 2020
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập được)
Trong năm 2020 đầy khó khăn với ngành thực phẩm, giá cổ phiếu trung bình của ngành giảm xuống còn 27,484,83 đồng/cổ phiếu, đánh dấu mức thấp nhất trong 5 năm Chỉ có 30% số công ty trong ngành có giá cổ phiếu cao hơn mức trung bình, trong đó HHC vẫn dẫn đầu với giá cổ phiếu trung bình là 100,785,10 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ so với năm trước Ngược lại, BLF ghi nhận mức giá cổ phiếu thấp nhất toàn ngành là 3,183,70 đồng/cổ phiếu, tương ứng với doanh thu và lợi nhuận thuần giảm lần lượt 13% và 73% so với năm 2019.
A A M A BT A CL A G M A N V BBC BL F CA N CMX DA T DBC FM C H H C IDI KDC KH S KT S LA F LS S MS N N A F PAN SA F SBT SG C SJ1 SL S TF C V H C V N M
Giá cổ phiếu trung bình ngành Thực phẩm năm 2020
Thư viện ĐH Thăng Long
48 năm 2020, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 34% lên 1.408 tỷ đồng Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng 45,8%, nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 6%, đạt 218,6 tỷ đồng, chi phí bán hàng giảm 3,1%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 4%, nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 21%, còn 40,8 tỷ đồng Cả năm, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 4,4%, đạt 39,1 tỷ đồng
4.2.4 Giá cổ phiếu ngành Thực phẩm năm 2021
Biểu đồ 4.12 Giá cổ phiếu trung bình ngành Thực phẩm năm 2021
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập được)
Năm 2021, thị trường chứng khoán ngành thực phẩm chứng kiến mức giá cổ phiếu trung bình tăng mạnh đạt 36.316,15 đồng/cổ phiếu Đáng chú ý, tỉ lệ cổ phiếu giá trị thấp dưới 10.000 đồng/cổ phiếu giảm đáng kể chỉ còn 10% tổng ngành Ngược lại, nhóm cổ phiếu giá trị cao hơn 10.000 đồng/cổ phiếu nhưng thấp hơn mức trung bình ngành tăng mạnh hơn, hiện chiếm tỉ lệ 36,67% Trong khi đó, số lượng mã cổ phiếu cao hơn mức trung bình ngành vẫn không thay đổi đáng kể Về giá trị cổ phiếu, CTCP Thủy Sản Bạc Liêu (BLF) tiếp tục giữ vững danh hiệu mã cổ phiếu có giá trị thấp nhất toàn ngành Bên cạnh đó, CTCP Trang (TFC) và CTCP Đầu tư Phát triển Đa Quốc Gia (IDI) cũng thuộc nhóm cổ phiếu "Penny" Trong khi đó, CTCP Mía đường Sơn La (SLS) ghi nhận giá trị cổ phiếu trung bình cao nhất năm là 122.449,00 đồng/cổ phiếu.
A A M A BT A CL A G M A N V BBC BL F CA N CMX D A T DBC FM C H H C IDI KDC KH S KT S LA F LS S MS N N A F PAN SA F SBT SG C SJ1 SL S TF C V H C V N M
Giá cổ phiếu trung bình ngành Thực phẩm năm 2021
49 yếu tố quan trọng giúp cho giá cổ phiếu trong năm 2021 của SLS đứng đầu toàn ngành Thực phẩm Ngoài ra, đáng chú ý còn có mã MSN của CTCP Tập đoàn Masan cũng đã tăng trưởng tích cực nhờ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận mạnh mẽ Các sản phẩm của công ty đều là hàng thiết yếu và được tiêu thụ mạnh trong đại dịch Do MSN sở hữu chuỗi kênh thương mại hiện đại lớn nhất, nên mảng tiêu dùng được hưởng lợi nhờ tăng cường bán hàng vào kênh này, đặc biệt trong thời kì chợ truyền thống phải đóng cửa
4.2.5 Giá cổ phiếu ngành Thực phẩm năm 2022
Biểu đồ 4.13 Giá cổ phiếu trung bình ngành Thực phẩm năm 2022
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập được)
Năm 2022, giá cổ phiếu trung bình toàn ngành thực phẩm đạt đỉnh của giai đoạn, chạm mức giá 40.184,93 đồng/cổ phiếu Sau một năm 2021 thăng hoa, chỉ số VN- Index tiếp tục duy trì ở đỉnh cao lịch sử trong 3 tháng đầu năm 2022 Tuy nhiên, sau đó, thị trường liên tục đi xuống và nằm trong top giảm sâu nhất thế giới Tới ngày 27/12, VN-Index xuống còn 1.004,57 điểm, thấp hơn 34,2% so với mức trên 1.520 điểm hồi đầu tháng 4 Nhưng dường như, những ảnh hưởng tiêu cực không có tác động tới nhóm ngành thực phẩm, tỷ trọng theo từng nhóm giá cổ phiếu vẫn không đổi, chỉ 10% tổng số công ty có giá trị cổ phiếu dưới 10.000 đồng/cổ phiếu, 53,33% số công ty có giá cổ phiếu từ 10.000 đồng/cổ phiếu đến dưới mức trung bình ngành và 36,67% tổng số công ty có giá trị cổ phiếu cao hơn mức trung bình ngành Dẫn đầu toàn ngành thực phẩm trong năm 2022 là hai công ty có giá trị cổ phiếu cao hơn mức 100.000 đồng/cổ phiếu, cao nhất là 132.813 đồng/cổ phiếu của CTCP Mía Đường Sơn La (Mã SLS), trong năm
2022, SLS lại tiếp tục được hưởng trái ngọt bởi sự tăng vọt của giá bán đường trên thế giới lên mức cao và song song với việc Bộ Công Thương trong đầu tháng 8/2022 đã ban hành những biện pháp chống phá giá và chống nhập lậu đường tại Việt Nam Cụ thể,
A A M A BT A CL A G M A N V B BC BL F CA N CMX DA T DBC F M C H H C IDI KDC KH S KT S L A F L SS MS N N A F PA N S A F S BT S G C S J1 S LS T FC V H C V N M
Giá cổ phiếu trung bình ngành Thực phẩm năm 2022
Thư viện ĐH Thăng Long
Công ty có doanh thu thuần 869 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước Sau thuế, công ty thu lãi 187,6 tỷ đồng, tăng 14,5% Đứng ở vị trí thứ hai là CTCP tập đoàn Masan (Mã MSN) với giá trị trung bình năm 2022 là 108.521 đồng/cổ phiếu Thấp nhất toàn ngành trong năm này vẫn là CTCP Thủy Sản Bạc Liêu (Mã: BLF), Cổ phiếu BLF đang trong diện bị cảnh báo do nhiều lý do tiêu cực gồm lợi nhuận sau thuế năm 2021 và 2022 là số âm, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 là số âm, chưa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của tình hình đại dịch Covid-19 khiến việc xuất khẩu bị đình trệ và giảm lượng hàng xuất khẩu, dẫn đến tình hình hoạt động kinh doanh năm 2021 và 2022 bị lỗ nặng Ngoài ra, cổ phiếu này còn thuộc diện bị đình chỉ giao dịch, bị kiểm soát.
Thực trạng tác động của đòn bẩy đến giá cổ phiếu thường các CTCP ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
4.3.1 Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản (DA)
Trong bài Khóa luận này, Tác giả sẽ dựa vào Tỷ số Nợ trên tổng tài sản (DA) để đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty Dưới đây là một số bảng biểu và sơ đồ được tác giả tạo lập để có cái nhìn tổng quát hơn về mức độ ảnh hưởng của DA đến giá cổ phiếu thường
Bảng 4.2 Giá cổ phiếu và tỷ số nợ trung bình ngành giai đoạn 2018 – 2022
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập)
Nhìn vào bảng 4.2 , ta có thể thấy rõ rằng biến DA và giá cổ phiếu thường các CTCP ngành thực phẩm có biến động không thuận chiều trong hai giai đoạn 2019 –
Giai đoạn 2019-2020, đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực khiến hoạt động của 50% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng tăng vay nợ để duy trì hoạt động nhưng không hiệu quả Ngược lại, giai đoạn 2021-2022, chỉ số DA ngành giảm nhưng giá cổ phiếu trung bình tăng, phản ánh sự phục hồi của các doanh nghiệp sau đại dịch.
51 giả đã phân tích ở các phần trước, giai đoạn 2021 – 2022 thì các doanh nghiệp trong ngành đã dần thích nghi và phục hồi lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau tâm bão đại dịch, gần 90% số doanh nghiệp trong ngành đã đạt năng suất hoạt động trên 80% mức trước đại dịch, thậm chí trên 60% trong số đó đã vượt mức trước đại dịch (theo Viet Nam Report công bố) Để phân tích về nhân tố Tỷ số nợ trên tổng tài sản có tác động như thế nào đến giá cổ phiếu các CTCP ngành Thực phẩm trong giai đoạn 5 năm kể trên, tác giả phân loại thành 3 nhóm cổ phiếu dựa vào chỉ số DA trung bình trong 5 năm từ 2018 – 2022, có giá trị được tính ở bảng 4.2 là 34,11 Nhóm 1 bao gồm các công ty có tỷ số nợ (DA)
>= 34,11%; nhóm 2 bao gồm các công ty có tỷ số nợ nằm trong khoảng 0%< DA < 34,11% và nhóm 3 là các công ty có tỷ số nợ DA = 0%
Bảng 4.3 Phân loại và tỷ trọng theo giá trị DA trung bình 5 năm từ 2018 – 2022
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập)
Nhìn vào bảng 4.3 trên, tác giả có thể thấy rõ rằng hầu hết các CTCP ngành thực phẩm đều sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vào tài sản nên phân bổ phần lớn các công ty chủ yếu nằm ở nhóm 1 và nhóm 2,chiếm tỷ trọng nhiều nhất vẫn là nhóm 1 Duy chỉ có hai công ty bao gồm: CTCP Lượng thực Thực phẩm Safoco (Mã: SAF) và CTCP Thủy sản MeKong (Mã: AAM) là không sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn 5 năm kể trên (Ngoại trừ năm 2020, AAM đã sử dụng đòn bẩy tài chính trong duy nhất năm này) Để nhận xét được mối quan hệ giữa tỷ số DA và giá cổ phiếu các CTCP ngành Thực phẩm, tác giả tạo lập biểu đồ 4.16 giá cổ phiếu phân loại theo nhóm DA trung bình 5 năm dưới đây, từ đó có thể có được cái nhìn tổng quát được ảnh hưởng của từng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính đến biến động giá cổ phiếu trong các CTCP nhóm ngành thực phẩm như thế nào trong giai đoạn này
Số cty Tỷ trọng Số cty Tỷ trọng Số cty Tỷ trọng Số cty Tỷ trọng Số cty Tỷ trọng
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 4.14 Giá cổ phiếu thường phân loại theo DA trung bình 5 năm
(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu thu thập)
Năm 2018, tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA) của toàn ngành Thực phẩm là 34,04%, giá cổ phiếu trung bình toàn ngành trong năm này là 31.209,08 đồng/cổ phiếu Trong năm này, số công ty có tỷ số nợ trên tổng tài sản lớn hơn hoặc bằng mức trung bình ngành là 17 công ty, chiếm tỷ trọng 56,67% Bên cạnh đó, có tổng cộng 11 công ty thuộc nhóm 2, chiếm 36,76% cơ cấu ngành Chỉ có 2/30 công ty trong năm này ghi nhận không có khoản chi phí lãi vay nào nên DA = 0, chiếm 6,67% tương ứng Trong năm 2018, CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (Mã: AGM) là công ty có tỷ số nợ vay cao nhất toàn ngành với 73,28% tổng tài sản của công ty là nguồn vốn vay nợ và nằm trong nhóm 1 Đây là con số lớn hơn rất nhiều so với trung bình ngành, tuy vậy nhưng giá trị cổ phiếu của công ty lại thấp hơn so với giá trị cổ phiếu trung bình toàn ngành, với giá đóng cửa trung bình năm 2018 là 29.561 đồng/cổ phiếu Ngược lại, CTCP Sữa Việt Nam (Mã: VNM) chỉ có 3,41% lượng tài sản là đến từ nguồn vốn vay nợ - là tỷ số nợ trên tổng tài sản thấp nhất nếu chỉ xét các công ty có vay nợ, thuộc nhóm 2 nhưng lại có giá trị cổ phiếu cao nhất toàn ngành trong năm 2018, với trị giá 133.561,20 đồng/cổ phiếu Các công ty thuộc nhóm 3 là: CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco (Mã: SAF) và CTCP Thủy Sản MeKong (Mã: AAM) Nhìn vào tập dữ liệu đã được tính toán bằng Excel, tác giả thấy rằng hầu hết các công ty trong ngành thực phẩm có giá trị cổ phiếu thấp (dưới 10.000 đồng) phần lớn đều thuộc nhóm 1: tỷ số DA cao hơn trung bình ngành giai đoạn
5 năm và phần lớn công ty có giá trị cổ phiếu năm 2018 cao (lớn hơn trung bình ngành năm 2018) đều thuộc nhóm 2: tỷ số DA nằm trong khoảng 0 < DA < 34,11
Năm 2019, tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA) của toàn ngành Thực phẩm giảm xuống còn 33,62%, tuy nhiên cùng với đó, giá cổ phiếu trung bình toàn ngành cũng giảm theo
Giá cổ phiếu thường phân loại theo nhóm DA
53 xuống còn 30.458,98 Tỷ trọng phân bổ theo từng nhóm DA vẫn không có gì thay đổi so với năm trước CTCP Kiên Hùng (Mã: KHS) là công ty có chỉ số DA cao nhất toàn ngành với 61,78% tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ vay, thuộc nhóm
2 CTCP Sữa Việt Nam đã gia tăng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của mình lên 12,25% và vẫn là công ty có tỷ số nợ thấp nhất toàn ngành nếu chỉ xét các công ty có vay nợ Hai công ty SAF và AAM vẫn là hai công ty có chỉ số DA=0 Trong năm 2019, tác giả nhận thấy rằng nhóm các công ty có cổ phiếu thấp (dưới 10.000 đồng) phần lớn ( đều thuộc nhóm 1 (chỉ có 1 công ty thuộc nhóm 2) và các công ty có giá cổ phiếu cao (lớn hơn trung bình ngành năm 2019) phần lớn đều thuộc nhóm 2
Năm 2020, DA trung bình toàn ngành tăng lên tới 34,46%, song giá cổ phiếu lại chạm đáy giai đoạn, thấp nhất trong vòng 5 năm với trị giá 27.484,83 đồng/cổ phiếu Có
16 công ty thuộc nhóm 1 (giảm 1 công ty so với năm trước) và số công ty thuộc nhóm
2 tăng lên 13 công ty DA cao nhất toàn ngành vẫn là CTCP Kiên Hùng (Mã:KHS) CTCP Thủy Sản MeKong trong năm nay đã bắt đầu sử dụng đòn bẩy tài chính, tỷ số DA thấp nhất toàn ngành với 3,6% Trong năm nay, chỉ còn lại 5 công ty thuộc nhóm cổ phiếu Penny, và 3/5 số công ty thuộc nhóm 1 Những công ty nằm trong top giá cổ phiếu cao hơn trung bình ngành có 9 công ty, trong đó 5/9 công ty thuộc nhóm 2, 3 công ty thuộc nhóm 1 và 1 công ty thuộc nhóm 3
Sang tới năm 2021, ngành thực phẩm đã bắt đầu thích nghi và giải quyết được những khó khăn gây ra bởi dịch bệnh, giá cổ phiếu trung bình toàn ngành trong năm tăng lên mức 36.316,15 đồng/cổ phiếu, song song với đó, tỷ số DA cũng tăng lên chạm mức cao nhất toàn giai đoạn, đạt 34,72% Tỷ trọng theo từng nhóm DA trong năm này vẫn không có thay đổi gì đáng kể, ngoài việc CTCP Thủy Sản MeKong đã quay trở lại nhóm 3 cùng với CTCP Thực phẩm Safoco Giá trị tỷ số DA cao nhất ngành trong năm
Giá cổ phiếu các công ty ngành Thực phẩm đa dạng, phân hóa theo nhóm cổ đông lớn Trong đó, nhóm 2 sở hữu giá trị cổ phiếu cao nhất, với 6/11 công ty có giá cổ phiếu vượt mức trung bình ngành Ở chiều ngược lại, nhóm 1 có tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu (DA) cao, chiếm đa số những công ty có giá cổ phiếu Penny.
Năm 2022, giá cổ phiếu trung bình toàn ngành chạm đỉnh trong giai đoạn 5 năm với mức giá 40.184,93 đồng/cổ phiếu, tỷ số DA trung bình toàn ngành có dấu hiệu giảm
Tỷ trọng theo nhóm đã có thay đổi đáng kể, nhóm 1: DA>4,11% năm này đã có thêm
Thư viện ĐH Thăng Long
3 công ty từ nhóm 2 đi lên, tăng lên 19 công ty, chiếm 63,33%, nhóm 2: 0= 34,11%) có xu hướng tăng giá tương đối đều qua các năm, trong khi hai nhóm công ty sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý (0chi2
(Nguồn: Tác giả tính toán trên Stata14)
Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu về "Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến giá cổ phiếu các công ty cổ phần ngành thực phẩm tại Việt Nam từ năm 2018 - 2022" đã tập trung vào việc đánh giá mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022 Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực này, bao gồm 30 công ty cổ phần ngành thực phẩm và phân tích đã được thực hiện dựa trên dữ liệu tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong khoảng thời gian nghiên cứu
Dựa trên mẫu nghiên cứu bao gồm 30 công ty cổ phần ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán trong khoảng thời gian 5 năm từ 2018 đến 2022, tương đương 150 số quan sát, tác giả đã chứng minh được tác động của đòn bẩy tài chính đến giá cổ phiếu Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu các CTCP ngành thực phẩm hay khi các công ty trong ngành thực phẩm tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính, giá cổ phiếu thường có xu hướng giảm và ngược lại Điều này có thể được giải thích bằng việc khi các công ty gia tăng tỷ lệ nợ đồng nghĩa với việc phát tín hiệu về rủi ro tài chính mà công ty phải đối mặt gia tăng Thông tin này tác động tiêu cực đến tâm lý của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu của công ty và dẫn đến giá cổ phiếu có xu hướng giảm Và cũng theo lý thuyết đánh đổi, việc sử dụng nợ là sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí phá sản kỳ vọng Khi các công ty có xu hướng gia tăng sử dụng nợ sẽ làm gia tăng áp lực tài chính và gia tăng chi phí phá sản kỳ vọng Kết quả là giá cổ phiếu có xu hướng giảm Kết quả nghiên cứu cho thấy các lý thuyết phát tín hiệu, lý thuyết đánh đổi và lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu có thể áp dụng để giải thích sự thay đổi trong cấu trúc vốn khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ảnh
Thư viện ĐH Thăng Long
66 hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty cổ phần ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nội sinh khác được đưa vào mô hình dưới vai trò là biến kiểm soát như tăng trưởng doanh thu (salesgrowth) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đến mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá cổ phiếu Kết quả cho thấy rằng những yếu tố này có thể tác động đến mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với giá cổ phiếu, và do đó, cần được xem xét trong quá trình nghiên cứu và kiểm định để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất về tác động của đòn bẩy tài chính tới giá cổ phiếu các CTCP ngành thực phẩm.
Hạn chế của đề tài
Với đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty cổ phần ngành Thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, mặc dù đã chứng minh được mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và giá cổ phiếu, tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục
Nghiên cứu dữ liệu tài chính 5 năm của 30 CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2018-2022, loại bỏ 4 công ty không đủ dữ liệu Phạm vi nghiên cứu hạn chế trong 5 năm, chỉ tập trung vào ngành BĐS niêm yết, không kiểm chứng ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tại thời điểm quyết định sử dụng Dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể làm giảm độ chính xác kết quả nghiên cứu Mặc dù vậy, nghiên cứu này tạo cơ sở cho các bài nghiên cứu tương lai bổ sung biến và cải thiện phương pháp luận để khắc phục hạn chế.
Một số kiến nghị
Nghiên cứu đã tập trung vào mối quan hệ của đòn bẩy tài chính và giá cổ phiếu thường các CTCP ngành thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam Điểm chính của nghiên cứu là việc xác định được mối quan hệ ngược chiều giữa biến đòn bẩy tài chính và biến giá cổ phiếu
Một trong những nguyên nhân có thể giải thích sự ảnh hưởng tiêu cực này là rủi ro tài chính Khi các doanh nghiệp tăng cường đòn bẩy tài chính bằng cách tăng tỷ lệ nợ, họ đồng thời đối mặt với mức độ rủi ro tài chính cao hơn Đây là một tín hiệu tiêu cực phát ra thị trường Thị trường có thể phản ánh rủi ro này thông qua việc giảm giá cổ phiếu để phản ánh sự không chắc chắn và tiềm ẩn trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp Điều này đặt ra một thách thức cho các quản lý tài chính trong doanh nghiệp để đảm bảo rằng đòn bẩy tài chính được sử dụng một cách hiệu quả và không tạo ra quá mức rủi ro không mong muốn Ngoài ra, cũng có thể xem xét vai trò của thông tin tài chính trong quá trình định giá cổ phiếu Thị trường chứng khoán thường xuyên phản ánh thông tin mới và quan trọng vào giá cổ phiếu Do đó, nếu có thông tin tiêu cực về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giá cổ phiếu có thể giảm mạnh Trong trường hợp này, việc tăng tỷ lệ nợ có thể được xem như một dấu hiệu tiêu cực và dẫn đến sự giảm giá cổ phiếu Đối mặt với những thách thức này, có một số kiến nghị giải pháp có thể được đề xuất để cải thiện quản lý đòn bẩy tài chính và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với giá cổ phiếu của các doanh nghiệp cũng như một số khuyến nghị tới các nhà đầu tư, cụ thể như sau:
4.7.1 Khuyến nghị đối với các CTCP ngành Thực Phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam
1 Quản Lý Đòn Bẩy Tài Chính: Các công ty nên xem xét lại mức độ đòn bẩy tài chính để đảm bảo rằng tỷ lệ nợ vay không làm tăng đáng kể rủi ro tài chính Điều này có thể đạt được thông qua việc đối chiếu lợi ích sinh lời và chi phí vốn
2 Đa dạng Hóa Nguồn vốn: Các công ty có thể xem xét đa dạng hóa nguồn vốn để giảm sự phụ thuộc vào vốn vay Điều này có thể bao gồm việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn chủ sở hữu khác nhau hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác như cổ phiếu ưu đãi
3 Tối Ưu Hóa Cơ Cấu Vốn: Tối ưu hóa cơ cấu vốn để giảm chi phí vốn và tăng giá trị cho cổ đông Sự cân nhắc kỹ lưỡng về mức độ vốn chủ sở hữu và vốn vay có thể đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính hiệu quả
4 Theo Dõi Biến Động Thị Trường: Điều Chỉnh Chiến Lược Khi Cần Thiết: Các công ty nên liên tục theo dõi biến động thị trường và điều chỉnh chiến lược tài chính của mình tùy thuộc vào điều kiện thị trường cụ thể
Thư viện ĐH Thăng Long
5 Tăng Cường Minh Bạch Tài Chính: Tăng cường cập nhật thông tin tích cực và báo cáo tài chính để cung cấp thông tin minh bạch về cơ cấu vốn và việc sử dụng đòn bẩy tài chính Điều này giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về chiến lược quản lý tài chính của công ty Tránh được những nghi ngờ tiêu cực ảnh hướng đến tâm lý phía các nhà đầu tư có thể xảy ra khi công ty sử dụng thêm nợ
4.7.2 Khuyến nghị đối với nhà đầu tư
1 Nghiên Cứu Kỹ Lưỡng: Nhà đầu tư nên thực hiện nghiên cứu độc lập để đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính trên giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm Không chỉ dựa vào thông tin từ công ty mà còn xem xét đánh giá từ các nguồn khác nhau
2 Theo Dõi Chỉ Số Tài Chính: Nhà đầu tư nên chú ý đến các chỉ số tài chính như tỷ suất đòn bẩy tài chính, ROE và các tỷ suất lợi nhuận khác để đánh giá sức khỏe tài chính của công ty
3 Rủi Ro Tài Chính: Nhà đầu tư cần hiểu rõ về rủi ro liên quan đến đòn bẩy tài chính và cơ cấu vốn của các công ty trong ngành thực phẩm để đưa ra quyết định đầu tư thông thái
4 Đa Dạng Hóa Portofolio: Đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp giảm rủi ro và tăng cơ hội sinh lời, đặc biệt là khi đối mặt với tác động tiêu cực của đòn bẩy tài chính
5 Đánh Giá Chiến Lược Tài Chính: Nhà đầu tư cần đánh giá kỹ lưỡng chiến lược tài chính của công ty, đặc biệt là mức độ đòn bẩy tài chính và cơ cấu vốn, để đảm bảo rằng nó phản ánh chiến lược đầu tư cá nhân của họ
Phụ lục 1 Kết quả hồi quy GLS chưa loại bỏ các biến kiểm soát
MP Hệ số hồi quy
Sai số hệ số hồi quy t P>|t| Khoảng tin cậy đối với mức tin cậy 95%
DFL -909,4759 1271,682 -0,72 0,476 -3423,351 1604,399 ROS 2322,464 668,7055 3,47 0,001 1000,559 3644,368 ROE -945,8412 308,7563 -3,06 0,003 -1556,194 -335,4884 ROA 1261,113 718,7367 1,75 0,081 -159,694 2681,919 Salesgrowth -29,87971 72,97173 -0,41 0,683 -174,131 114,3716 EPS 2,368077 0,9359952 2,53 0,012 0,5177913 4,218362 Hằng số 20743,55 6548,784 3,17 0,002 7797,847 33689,26
Number of obs = 150 Adj R-squared = 0,4030 Prob > F = 0,0000
Phụ lục 2 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của các biến kiểm soát ROS ROA ROE trước khi bị loại bỏ lần lượt
(Nguồn: Tác giả tính toán trên Stata14) Lần 2: Loại ROS
(Nguồn: Tác giả tính toán trên Stata14)
Thư viện ĐH Thăng Long
(Nguồn: Tác giả tính toán trên Stata14)
Phụ lục 3 Mã chứng khoán và tên các CTCP ngành thực phẩm trong bảng dữ liệu nghiên cứu
STT MÃ CK TÊN CÔNG TY
1 AAM CTCP Thủy sản MeKong
2 ABT CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre
3 ACL CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang
4 AGM CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang
7 BLF CTCP Thủy sản Bạc Liêu
8 CAN CTCP Đồ hộp Hạ Long
10 DAT CTCP Đầu tư du lịch và Phát triển Thủy sản
11 DBC CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam
12 FMC CTCP Thực phẩm Sao Ta
13 HHC CTCP Bánh kẹo Hải Hà
14 IDI CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia – IDI
15 KDC CTCP Tập đoàn KIDO
17 KTS CTCP Đường Kon Tum
18 LAF CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An
19 LSS CTCP Mía Đường Lam Sơn
20 MSN CTCP Tập đoàn Masan
22 PAN CTCP Tập đoàn Pan
23 SAF CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco
24 SBT CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa
25 SGC CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang
26 SJ1 CTCP Nông nghiệp Hùng Hậu
27 SLS CTCP Mía Đường Sơn La
30 VNM CTCP Sữa Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
1 Akintoye, I.R (2008), ‘Efficient market hypothesis and behavioural finance: A review of literature’, European Journal of Social Sciences, 7(2), 7-17
2 Ahmad, H., Fida, B.A and Zakaria, M (2013), ‘The co-determinants of capital structure and stock returns: Evidence from the Karachi stock exchange’, The Lahore Journal of Economics, 18(1), 81-92
3 Baker, M & Wurgler, J (2002), ‘Market timing and capital structure’, Journal of Finance, 57, 1-32
4 Barclay, M.J., Morellec, E & Clifford, W.S (2006), ‘On the debt capacity of growth options’, Journal of Business, 79, 37-59
5 Bevan, A.A & Danbolt, J (2002), ‘Capital structure and its determinants in the UK: A decompositional analysis’, Applied Financial Economics, 12, 159-170
6 Bhalla, V.K (1997), Financial Management and Policy, Anmol Publications Pvt Ltd., New Delhi
7 Bhandari, L.C (1988), ‘Debt/equity ratio and expected common stock returns: Empirical evidence’, Journal of Finance, 43, 507-528
8 Brennan, M.J & Schwartz, E.S (1984), ‘Optimal financial policy and firm valuation’, Journal of Finance, 39, 593- 607
9 Chirinko, R & Singha, A (2000), ‘Testing static trade-off against pecking order models of capital structure: A critical comment’, Journal of Financial Economics, 58(3), 417-425
Thư viện ĐH Thăng Long