1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận báo cáo chủ đề hội nhập kinh tế

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Chủ Đề Hội Nhập Kinh Tế
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Lê Thị Hương Giang, Thái Thị Thùy, Trần Thị Tố Uyên, Hoàng Thị Quỳnh Anh
Người hướng dẫn Lê Trung Hiếu
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế công cộng
Thể loại báo cáo
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 6,14 MB

Nội dung

Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốctế.Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnhmẽ của khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy sự p

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



BÁO CÁO CHỦ ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ

Môn học : Kinh tế công cộng

Giảng viên : Lê Trung Hiếu

Nhóm thực hiện : 8

Thành viên nhóm : Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Lê Thị Hương Giang Thái Thị Thùy Trần Thị Tố Uyên Hoàng Thị Quỳnh Anh

Trang 2

MỤC LỤC 1.

Khái quát quá trình hội nhập của Việt Nam 3

2 Các hiệp định thương mại và tổ chức thương mại mà Việt Nam tham gia 4

3 Vai trò của chính phủ trong quá trình hội nhập 8

4 Những thuận lợi, thách thức đối với kinh tế Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 11

5 Chính phủ cần có giải pháp gì nhằm giúp nền kinh tế hội nhập hiệu quả 15

2

Trang 3

Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng

1 Khái quát quá trình hội nhập của Việt Nam.

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh

mẽ của khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc các lĩnh vực của đời sống xã hội và xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất Quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức độ cao đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và được quốc

tế hoá ngày một sâu sắc Sự quốc tế hoá như vậy thông qua việc hợp tác ngày càng sâu giữa các quốc gia ở tầm song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu

3

Trang 4

Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng

Nhìn tổng thể thì hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu, khu vực

và song phương Các phương thức hội nhập này được triển khai trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình hội nhập của Việt Nam trong thời đại hiện nay đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của đất nước Việt Nam đã tận dụng cơ hội quốc tế

để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, và thúc đẩy sự đổi mới Tuy nhiên, cần phải đối mặt với thách thức về quản lý tài nguyên và môi trường trong quá trình phát triển kinh

tế bền vững

2 Các hiệp định thương mại và tổ chức thương mại mà Việt Nam tham gia.

Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 01/2007 đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do

4

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

* Các FTA đã tham gia của Việt Nam bao gồm:

- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một FTA đa phương giữa các nước trong khối ASEAN AFTA được ký năm 1992 tại Singapore Ban đầu có

6 nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6) Các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi chung là CLMV) tham gia AFTA khi được kết nạp vào ASEAN

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA): ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002 Hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 02/2010) Tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư Nghị định này có hiệu lực từ tháng 5/2016

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA): ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005 Trên cơ

5

Trang 6

sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết 04 Hiệp định khác về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6/2007), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ có hiệu lực từ tháng 5/2009, Hiệp định về Đầu tư có hiệu lực từ tháng 6/2009) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc

- Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP): ký ngày 03/4/2008, có hiệu lực từ ngày 15/8/2008 Tính đến ngày 01/4/2015, Nhật Bản

đã xóa bỏ thuế quan đối với 923 dòng các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam Đến năm 2019, sẽ có thêm 338 dòng thuế nông nghiệp khác sẽ được xóa bỏ thuế Đến cuối lộ trình vào năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với hàng Việt Nam (chủ yếu nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử…)

- Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA): Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA cùng có hiệu lực, doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA): được ký kết ngày 08/10/2003 Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết các Hiệp định

về Hàng hóa (có hiệu lực 01/01/20), Hiệp định về Dịch vụ (có hiệu lực 01/7/2015) và Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực 01/7/2015) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia và New Zealand (AANZFTA): ký kết ngày 27/02/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 Đây là thỏa thuận thương mại tương đối toàn diện, bao gồm rất nhiều cam kết về hàng hóa, dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tư, thương mại điện

tử, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế…

- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê (VCFTA): được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 FTA này chỉ bao gồm các cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa, không bao gồm các cam

6

Trang 7

kết về dịch vụ, đầu tư… Đây là FTA đầu tiên của Việt Nam với một quốc gia châu Mỹ

- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA): được ký kết ngày 05/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015 So với FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc dành thêm nhiều thời gian ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn

- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA): hiện tại bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) ký kết ngày 29/5/2015, có hiệu lực từ ngày 05/10/2016 Đây là FTA đầu tiên của EAEU nên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế khi xuất khẩu vào đây

- Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): có tiền than là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên TPP (không bao gồm Mỹ) CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019

7

Trang 8

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA): được ký kết ngày 12/11/2017, AHKFTA chính thức có hiệu lực với Hồng Kông (Trung Quốc) và 5 nước thành viên ASEAN (bao gồm Lào, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) kể từ ngày 11/6/2019

- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA): là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thành viên EU Bắt đầu đàm phán từ tháng 6/2012; kết thúc đàm phán tháng 12/2015; đến tháng 6/2018, EVFTA được tách làm hai; Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo

hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua tháng 6/2020

3 Vai trò của chính phủ trong quá trình hội nhập.

Hiện nay, Nhà nước ta luôn khuyến khích việc hội nhập quốc tế Ngành nào, lĩnh vực nào cũng cố gắng hết sức phát huy tinh thần trên.Phát huy vai trò Nhà nước nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một đòi hỏi khách quan, xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong một thế giới luôn vận động và biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường như hiện nay, việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước trong hội nhập quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Từ sau khi Bộ Chính trị ra Nghị quyết 07-NQ/TW (khóa IX) “Về hội nhập kinh tế quốc tế”, đất nước đã có sự khởi sắc trên con đường đổi mới toàn diện và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Đại hội X tiếp tục khẳng định quan điểm: “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, đồng thời chủ trương “mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác” Theo đó, quan hệ của nước ta với cộng đồng thế giới ngày càng mở rộng, Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW Về hội nhập quốc tế Đây là một văn kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của Việt Nam trong đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào nền

8

Trang 9

kinh tế thế giới Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược và các nước lớn có vai trò quan trọng đối với phát triển và an ninh của đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ

đã xác lập vào thực chất”

Hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch

sử, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế Đó là kết quả của quá trình Nhà nước triển khai, thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng, với tinh thần chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế Chúng ta đã xây dựng được nhiều chủ trương, giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế kinh

tế thị trường định hướng XHCN, kích thích các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng và sáng tạo công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư, sản xuất, tạo ra một nền kinh tế có khả năng sáng tạo cao với nhiều sản phẩm mới, bảo đảm hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Đồng thời, nhằm thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước đã xây dựng, bổ sung những đạo luật đáp ứng đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế,như: Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư từng bước xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa khu vực kinh

tế nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong việc đối ngoại và hội nhập quốc

tế được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, theo đó:

Chính phủ có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Thống nhất quản lý nhà nước về đối ngoại và hội nhập quốc tế; xây dựng và trình Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại

- Tổ chức thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có

9

Trang 10

lợi; quyết định các chủ trương và biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

- Trình Quốc hội, Chủ tịch nước xem xét, quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực đối với điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước Quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ

- Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chính sách cụ thể về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và các lĩnh vực khác với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế; phát triển, tăng cường công tác thông tin đối ngoại

- Trình Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới

- Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các cơ quan đại diện của Nhà nước tại nước ngoài và tại các tổ chức quốc tế; bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

- Quyết định chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước

Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua cho thấy, vai trò của Nhà nước ngày càng được thể hiện rõ và phát huy hiệu quả tích cực; tuy nhiên, cũng vẫn còn không ít những hạn chế và đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi Nhà nước cần quan tâm, tháo gỡ Đặc biệt, trong một thế giới luôn vận động và biến đổi nhanh chóng, khó lường như hiện nay, thì việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc những yếu tố tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế là hết sức cần thiết

10

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w