1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo chủ đề hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

13 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Cộng Sản Chủ Nghĩa
Tác giả Nhóm 9
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Ràng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
Chuyên ngành Lý Luận Và Chính Trị
Thể loại bài báo cáo
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 33,57 KB

Nội dung

Là xã hội mà ở đó không còn giai cấp và nhà nước3.1.1 Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩaTrong tác phẩm của mình đặc biệt là trong tác phẩm Tuyên n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT VĨNH LONG

KHOA LÝ LUẬN VÀ CHÍNH TRỊ

BÀI BÁO CÁO CHỦ ĐỀ: HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

GVHD:ThS.Nguyễn THị Ràng Sinh viên thực hiện: Nhóm 9

Vĩnh Long

Trang 2

DANH SÁCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA THÀNH VIÊN NHÓM

NGÀY BÁO CÁO:

TÊN

CHÚ 1

2

3

4

5

6

7

8

9

Thang điểm đánh giá:

Chuẩn bị của nhóm thực hiện và báo cáo 1 điểm

Trang 3

MỤC LỤC

1 Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa (Trang 222)

1.1 Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

(Trang 222)

1.2 Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

(Trang 224)

1.3 Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên xã hội(Trang 225)

1.4 Xã hội xã hội chủ nghĩa (Trang 228)

1.5 Giai đoạn cao hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa (Trang 230)

Trang 4

CHƯƠNG 7:

SỨ MỆNH LỊCH SỪ CÙA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ

HỘI CHỦ NGHĨA

1 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

2 Cách mạng xã hội chủ nghĩa

3 Hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa

3.1 khái niệm

Hình thái kinh tế - xã hội : là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ

nghĩa duy vật biện chứng về xã hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó Nó chính là các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

Trang 5

Chủ nghĩa cộng sản : Chỉ một chế độ xã hội mà ở đó con người được giải phóng

triệt để khỏi ách áp bức bất công, con người được phát triển toàn diện, của cải làm

ra dồi dào, con người lao động một cách tự nguyện, tự giác, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu Là xã hội mà ở đó không còn giai cấp và nhà nước

3.1.1 Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Trong tác phẩm của mình đặc biệt là trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Chống Đuy-Rinh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển mới của nhân loại, ông viết: “ Giai cấp

tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của các thế hệ trước kia gộp lại “ Nhưng mặt khác C.Mác và Ph.Ănggen cũng chỉ ra rằng: Trong xã hội đối kháng giai cấp đó con người càng chinh phục, cải tạo thiên nhiên thì tình trạng người áp bức, bốc lột người càng được mở rộng Sự phát triển về kinh tế - xã hội dưới chủ nghĩa tư bản càng gia tăng thì sự suy đồi về đạo đức, về lối sống con người , sự nghèo khổ của giai cấp công nhân, nguy cơ mất việc làm của giai cấp công nhân càng lớn

.Nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu đòi hỏi phải thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

Trang 6

Tính mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực kinh tế được biểu hiện trên lĩnh vực chính trị xã hội là mâu thuẫn giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản

Sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới chuyên chính vô sản và sự xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

C.Mác và Ph.Ăngghen dự báo sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa từ những nước tư bản phát triển nhưng căn cứ vào những điều kiện thực tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã dự báo sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước có trình độ phát triển trung bình

và những dân tộc thuộc địa

Tuy nhiên, theo chủ nghĩa Mác - Lênin để hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa xuất hiện ở các nước tiền tư bản, phải có những điều kiện nhất định

là :

Thứ nhất, do chính sách xâm lược của chủ nghĩa tư bản đối với các nước thuộc địa trên thế giới, ở các quốc gia này phải xuất hiện những mâu thuẫn mới:

1) Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân;

2) Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc xâm lược với các quốc gia dân tộc bị xâm lược

Trang 7

3) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc tư bản với nhau;

4) Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, tư sản và nông dân các nước thuộc địa…và đặc biệt là mâu thuẫn chủ yếu giữa một bên chủ nghĩa đế quốc xâm lược cùng bọn phong kiến tay sai, tư sản phản động một bên là cả dân tộc gồm: công nhân nông dân, trí thức và những lực lượng yêu nước khác.

Thứ hai, có sự tác động toàn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, hệ tư tưởng Mác - Lênin, đặc biệt là những luận điểm về chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị áp bức…, làm thức tỉnh nhiều dân tộc, dấy lên phong trào yêu nước, giành độc lập dân tộc, trong đó có Việt Nam Như vậy, hình thái kinh tế

-xã hội cộng sản chủ nghĩa khi ra đời ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình và các nước chưa qua chủ nghĩa tư bản không phải là ngẫu nhiên mà dựa vào

những điều kiện lịch sử nhất định.

Qua thực tiễn cuộc đấu tranh đã khiến cho giai cấp công nhân hiểu rằng, muốn giành thắng lợi phải tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành chính đảng của giai cấp mình Khi đảng cộng sản ra đời, toàn bộ hoạt động của đảng đều hướng vào lật

đổ nhà nước của giai cấp tư sản, xác lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việc thiết lập nhà nước này là sự mở đầu của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

Trang 8

Như vậy, một mặt chủ nghĩa Mác-Lênin xem sự ra đời chủ nghĩa Cộng sản là kết quả tất yếu của sự vận động và phát triển của xã hội loài người, là quá trình “lịch

sử tự nhiên”, mặt khác cũng khẳng định hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là kết quả hoạt động tự giác của giai cấp công nhân, bằng hành động đấu tranh cách mạng của giai cấp này bởi vì chế độ tư bản chủ nghĩa không tự nó sụp đổ

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản có tính chất xã hội hóa cao đã mang tính chất toàn cầu ngày càng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa

3.2 Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN

Dựa trên quan điểm khoa học, cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, C.Mác

và Ph.Ăngghen không chỉ phân chia lịch sử phát triển xã hội loài người thành các hình thái kinh tế - xã hội mà còn chia hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành các giai đoạn khác nhau Theo các ông, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấp đến cao, từ giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa lên xã hội CSCN

Giai đoạn cao của chủ nghĩa Cộng sản là giai đoạn xã hội Cộng sản chủ nghĩa

Ở giai đoạn này con người không còn lệ thuộc một cách phiến diện và cứng nhắc vào phân công lao động xã hội, đồng thời lao động của thời lao động trong giai đoạn này không chỉ là phương tiện kiếm sống mà nó trở thành nhu cầu số một của con người như những nhu cầu thiết yếu khác Khi đó con người thực hiện nguyên tắc phân phối

“làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”

Trang 9

Trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước”, trên cơ sở diễn đạt tư tưởng của C.Mác, V.I.Lênin đã chia hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành ba thời kỳ: “Những cơn đau đẻ kéo dài” (thời kỳ quá độ); Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội); Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa (chủ nghĩa cộng sản) Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có thể chia thành ba thời kỳ:

a) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Tính yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên lên chủ nghĩa xã hội

Để chuyển từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa, là xã hội mà chủ nghĩa

xã hội phát triển trên chính cơ sở vật chất kỹ thuật của nó, cần phải trải qua một thời kỳ quá

độ nhất định.(đọc mieng65)

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sau đây:

Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất, dựa trên chế độ

sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế

độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên áp bức, bóc lột và bất công Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,

không còn tình trạng áp bức, bóc lột Muốn có xã hội như vậy cần phải có thời kỳ lịch

sử nhất định

Trang 10

Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền đại công nghiệp có trình độ cao Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất kỷ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội Muốn có cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội cần phải có thời gian để tổ chức lại, sắp xếp, cải tạo nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa thành cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh từ chủ nghĩa tư bản, cần phải có thời gian xây dựng và cải tạo quan hệ xã hội chủ nghĩa

Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc mới mẻ, khó khăn phức tạp

và đòi hỏi phải có thời gian để giai cấp công nhân có thể làm quen với những việc đó

VD: Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

ở Việt Nam.Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường phát triển

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa chỉ có nghĩa là trong lịch sử nước ta sẽ không có một giai đoạn nào trong đó giai cấp tư sản nắm chính quyền và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa giữ địa vị thống trị trong nền kinh tế quốc dân.

Đặc điểm, nội dung tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của xã hội cũ đan xen với những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu

Trang 11

tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng…và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.(đọc minej)

Trên lĩnh vực kinh tế: là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong hệ thống kinh tế

quốc dân thống nhất, vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế có nhiều thành phần (VD: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư bản nhà nước) được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu (VD: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu chung, sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp), về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp với nhau, nhiều hình thức phân phối thu nhập khác nhau (VD: phân phối theo lao động, phân phối theo vốn và tài sản, phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi khác)

VD: Đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề.Trên thế giới cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ Vì vậy việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu

Đặc trưng của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là kinh tế nhiều thành phần

Trang 12

Trên lĩnh vực chính trị: do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa

dạng, phức tạp nên kết cấu giai cấp xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng, phức tạp Thời kỳ này bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau Trong một giai cấp, tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ, ý thức khác nhau, do đó ý thức chính trị của các bộ phận cũng có sự khác nhau

VD: Đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa - xã hội: là sự tồn tại nhiều tư tưởng và văn hóa khác nhau Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Mác - Lênin giữ vai trò thống

trị vẫn tồn tại các tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông…V.I.Lênin cho rằng, tính tự phát tiểu tư sản là kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả bọn phản cách mạng công khai Trên lĩnh vực văn hóa cùng tồn tại văn hóa củ và văn hóa mới, và chúng thường xuyên đấu tranh nhau

Vậy, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội về thực chất là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động

VD: Đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam.Tồn tại nhiều tư tưởng,

Trang 13

văn hóa tinh thần khác nhau, có cả sự đối lập nhau Các dân tộc đoàn kết bình đẳng cùng tiến bộ, có quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.Tương ứng với kinh tế nhiều thành phần với một cơ cấu phức tạp bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội; giữa các giai cấp vừa có sự thống nhất vừa có sự đối kháng nhau về lợi ích cơ bản

Ngày đăng: 25/04/2024, 00:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w