1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An

86 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Chuyên đề tốt nghiệp 0 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

CHUYEN DE

THUC TAP TOT NGHIEP

DE TAI:

QUAN LY NHA NUOC DOI VOI DAT NONG NGHIEP TREN DIA BAN

HUYỆN NGHI LOC TINH NGHỆ AN

Sinh vién thuc hién : Đỗ Hữu Hùng

Láp : Kinh tế tài nguyên K59Mã sinh viên : 11171900

Khóa :59

Hệ : Chính quy

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Hà Nội, 11/2020

Trang 2

Chuyên đề tốt nghiệp 1 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

LOT MO DAU wiscsssssssssssssssssssessssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssnsssssssessssssssssssssessssssssssssssesessess 71 Tính cấp thiết của đề tài -:¿- + 2x 2x 2x E2122112712112712111121111211 1 xe 7

2 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU - 5 22631228391 1E ESESkEEkkekerkeserre 8

2.1 0ï 1090072010: 0n 8

2.2 Nhiệm vụ của nghién CỨU + + E3 1E E*1 1991 1E 1 vn kh rệt 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu 2 ¿+ £++++E++E+£+EEtEE++ExtrEeerkerrerrkrrreee 8

3.1 Đối tượng nghiên Cứu 2£ 2©E£+SE+EESEE£EEEEEEEEEEEEE2EE271211 712 1 EEcrk 8

3.2 Pham vi nghién CUU 94 Phương pháp nghién CU ee eeessecesesseceseeeceseeseeceeseeseeeaesseeesesseseaeeeseaeseeeneeaes 95 NOI dung nghién CUU 11 9

CHUONG 1 CƠ SO KHOA HOC VE QUAN LY NHA NUOC DOI VOI DAT

NONG NGHI/PP 5 <5 << HH HH HH 00909000090 10

1.1 Những van đề chung về đất nông nghiệp -2- 2-2 ©+2+++2z+++zx+zzxzsrxz 101.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp - ¿2 2© £++£+E£+EE+EE£EEeEEEEEerkrrkerkrrrerree 101.1.2 Đặc điểm đất nông nghiệp - 2 °©52+S2+EE2EE2EE£EESEEEEEEEEerkrrkerreree 111.1.3 Phân loại đất nông nghiệp - ¿2£ £©S£+S£+EE+EE+EE£EEEEEEEEeEEerkerrerrerree 141.1.4 Vai trò của đất nông nghiỆp - ¿22 2©52+S22EE2EE2EEEEEEEEEEEEEErrkerkerrerree 161.2 Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp -2 2-©2¿©++22+z2zxzzxzsrxz 17

1.2.1 Khái niệm và vai trò quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp 17

1.2.2 Đặc điểm và nguyên tac quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp 211.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp -s- 23

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp 36

1.3.1 Các nhân tố khách quan - 2-2 ¿+ £+E£2E£+E2EE£EE+EE£EEEEEEEEEEEErEerkerrerree 361.3.2 Các nhân tố chủ quan - 2-2 +++£+Ex+EE++EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrkrrke 37

Trang 3

Chuyên đề tốt nghiệp 2 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG SỬ DUNG DAT NÔNG NGHIỆP VA QUAN LY

CUA NHÀ NƯỚC DOI VOI DAT NÔNG NGHIỆP TREN DIA BAN HUYỆN

NGHI LOC, TINH NGHE AN u.sscsssssssssssssssssscssessessessessessssesssssnsssssssssssscessesssesessees 41

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Nghi Lộc - - 41

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2¿-522++tttE ke 422.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội - 2-2: 2 S2 ++Ex+2E+£EE+2EEtEEE2EEerkeerxerxrerxeee 442.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Nghi Lộc . - 45

2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc.532.3.1 Triển khai, thực hiện pháp luật, chính sách đất nông nghiệp 53

2.3.2 Xây dựng và thực thi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 54

2.3.3 Xây dựng va thực thi cơ chế, chính sách quan lý dat nông nghiệp 55

2.3.4 Thực trang công tác thực hiện tô chức quan lý dat nông nghiệp 59

2.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết các khiếu nại tranhChap 50:00) 0 62

2.4 Đánh giá những thành quả đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân trong công tácquan ly dat nông nghiệp trên dia bàn Huyện Nghi Lộc - 5 5< +++<<+ 64P W6 : 64

2.4.2 Hạn chế trong công tác quản lý đất nông nghiệp và nguyên nhân 67

CHUONG 3 PHUONG HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN QUAN LYNHÀ NƯỚC DOI VOI DAT NÔNG NGHIỆP TREN DIA BAN HUYỆN NGHỊLOC, TINH NGHỆ AN cccssssscssesssssessssssssssssssscsscssesscssecsssessussussnssusescssssnceseesecsessessees 713.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địap8 011157 =5 71

3.1.1 Dự báo về nhu cầu và xu hướng sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc0U 00 20 a4 71

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quan ly dat nông nghiệp trên dia bàn Nghi Lộc 723.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

Huyện Nghi LỘC - (G3 E1 HH HH HH rưy 74

Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp 3 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

3.2.1 Hoàn thiện văn bản pháp lý thuộc thầm quyền và đây mạnh công tác thực thipháp luật đất đãai - 2-5¿ 5< 12E12E12217121111111211211111211 111111111 1c rre 74

3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 753.2.3 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong thực thi quản ly đất nông nghiệp 773.2.4 Nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy quản lý đất nông nghiệp tại địa

00 g 77

3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quan

lý va sử dung dat nông nghigp - - 5 23 99 vn nh ng nh ngư 79

3.3 Một số đề xuất kiến nghị - + 2 SESEEESEE2EE21122121121127121 71711111 xe 803.3.1 Kiến nghị với nhà nưỚC - 2: 2 ¿+ £+EE£SEE£EEtEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrrrrkree 803.3.2 Đề xuất giải pháp cho huyện ¿s2 £+5£++£+EE+EE+EE£EEtEEeEErrkerkrkrrrrcee 813.3.3 Kiến nghị với các cơ quan có liên quan - 2-2 2+ ++£x£x+zxezxzzezez 81000000757 = 82

TÀI LIEU THAM KHAO w ccssssssssssesssesssesssesssesssessssessnssasesanecssecsseessecsseesenessnessseessees 84

Trang 5

Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

DANH MỤC TỪ VIET TAT

QLNN : Quản lý Nhà nướcHĐND : Hội đồng nhân dânUBND : Uy ban nhân dân

Trang 6

Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

DANH MỤC BANG

Bang 2.1: Hiện trang sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghi Lộc năm 2019 47Bảng 2.2: Biến động cơ cau sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghi Lộc giai đoạn 2017-

Bảng 2.4: Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất nông nghiệp tại

huyện Nghi Lộc giai đoạn 2013-2(119 - óc 2213111931351 191 191111111 1 11 111g nrnriệt 63

Trang 7

Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

DANH MỤC SƠ DO

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai cấp Trung ương - -: 29Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với đất nông

0 40119)00069)89)1801080/1005):)) 00T 31Sơ đồ 1.3: Mô hình phối hợp quản ly nhà nước đối với đất đai giữa các cơ quan nhà

nước cấp tỉnh, huyỆn - ¿2 2 %+S£+EE+EE+EE£EESEEEEEEEE211211211211211117111 711111 c0 33

Trang 8

Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

LOI MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai từ trước đến nay là một tài sản vô cùng quý giá đối với tất cả các quốc gia

trên Thế giới, là điều kiện sinh sống, tồn tại và phát triển của loài người và tất cả các loàisinh vật khác Và trong đó, đất nông nghiệp là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là

tư liệu sản xuất đặc biệt, là một thành phần quan trọng của môi trường sống Không chỉ

ở nước ta mà trên toàn thế giới, nguồn tài nguyên đất ngày càng trở nên quý hiếm do nhucầu sử dụng đất của con người ngày càng cao, do đó đất nông nghiệp cũng không phảitrường hợp ngoại lệ, quá trình đô thị hóa ngày càng có sự chuyên biến rõ rệt khiến quỹđất nông nghiệp ngày càng giảm, nếu không được quản lý hiệu quả thì sẽ gây ra suy

thoái hoặc bị hủy hoại một cách nghiêm trọng gây ảnh hướng lớn đến tất thảy mọi mặtcủa đời sống kinh tế - xã hội Chính vì thế, công tác quản lý đối với việc quy hoạch và

sử dụng đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia trênthế giới, công tác quản lý đối với đất nông nghiệp đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều hoạtđộng khác nhau nhằm mục đích duy trì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với sựphát triển của nền kinh tế, tạo tiền đề dé phát triển ngành nông nghiệp.

Việt Nam là một nước đang phát triển, tốc độ gia tăng dân số nhanh cùng với đótốc độ đô thị hóa ngày một gia tăng khiến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nôngnghiệp ngày càng phức tạp Trong khi đó, tất cả các quá trình phát triển của con ngườiđều gắn liền với hoạt động sử dụng đất nông nghiệp Vì thế, Nhà nước cần có nhữngchính sách quản lý quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và mang lại hiệu quả

Nghi Lộc là một vùng kinh tế năng động của tỉnh Nghệ An, tốc độ đô thị hóa hiệnđang diễn ra nhanh chóng Vì thế việc quản lý quá trình quy hoạch và sử dụng đất cầnđược quan tâm sâu sắc, đặc biệt cần lưu ý đến quỹ đất nông nghiệp Trong thời gian qua,công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã đạtđược một số thành tựu nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Chínhvi vậy, công tác quản ly nhà nước đôi với dat nông nghiệp của huyện Nghi Lộc cân được

Trang 9

Chuyên đề tốt nghiệp § GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

tăng cường tích cực và khân trương, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên

Đề có cái nhìn khách quan và sâu sắc về thực trạng công tác quản lý nhà nước đốivới đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghỉ Lộc tỉnh Nghệ An, từ đó đưa ra các giảipháp, kiến nghị sinh viên đã quyết định lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp thựctập của mình là “Quan lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên dia bàn huyện Nghi

Lộc, tinh Nghệ An”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khái quát một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác quản

lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, chuyên đề tập trung phân tích, đánh giá thực

trạng công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên dia bàn huyện Nghi

Lộc tỉnh Nghệ An Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhăm tăng cường quản

ly nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Nghi Lộc có hiệu quả hơn.2.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu

Dé thực hiện mục dich dé ra, nhiệm vụ mà nghiên cứu đặt ra gôm:

e Hé thống hóa cơ sở lý luận về đất nông nghiệp và quản lý nhà nước đốivới đất nông nghiệp.

e Phân tích, đánh giá thực trạng quan lý nhà nước về đất nông nghiệp trên

dia bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thời gian qua.

e Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nướcvề đất nông nghiệp của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chuyên dé tập trung nghiên cứu những van đề lý luận và thực tiễn về quản lýnhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An

Trang 10

Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Về không gian: huyện Nghi Lộc, tinh Nghệ An

Về thời gian: từ năm 2017-2020 định hướng tăng cường quản lý đất nông

nghiệp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Về nội dung nghiên cứu: chuyên đề không tập trung phân tích đến các yếu tốtác động đến sự phát triển nông nghiệp mà chủ yếu phân tích đánh giá hoạt độngquản lí nhà nước đối với đất nông nghiệp và từ đó đưa ra kiến nghị và những giảipháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng một số phương pháp như: phương pháp thu thập và tổng

hợp số liệu (tổng hợp từ những tài liệu thứ cấp do phòng TN&MT huyện NghỉLộc cung cấp)

Phương pháp so sánh: so sánh tình hình thực hiện công tác quản lí đất nông

nghiệp qua các năm.

Phương pháp phân tích, đánh giá, kết hợp lý luận với thực tiễn dé làm rõnhững van dé nghiên cứu.

5 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề thực tập

gồm có 3 chương chính

Chương 1: Cơ sở khoa học về quan lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

Chương 2: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và quản lý của nhà nước đối

với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghỉ Lộc, tỉnh Nghệ An

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối vớiđất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghỉ Lộc, tỉnh Nghệ An

Trang 11

Chuyên đề tốt nghiệp 10 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dung các cơ sở kinh tế, văn

hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng ”

Như vậy đất đai được dùng hầu hết vào trong các ngành sản xuất và trong cảcác lĩnh vực của đời sông Tuy vậy từng ngành sản xuất và lĩnh vực của đời sống thìđất đai được phân thành nhiều loại khác nhau và được đặt tên theo ngành và lĩnh vựcmà nó đảm nhiệm Theo quan niệm của người Việt Nam chúng ta thì đất nông nghiệpđược hiểu đơn giản là đất dé trồng lúa và hoa màu, quan niệm này tuy đúng nhưngchưa đủ, theo Wikipedia tiếng việt “Dat nông nghiệp là những vùng dat, khu vựcthích hop cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trong trọt và chăn nuôi ”.Từ đó chúng ta hiểu được đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuấtnông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, bảo vệ và pháttriên rừng hoặc sử dụng đê nghiên cứu về nông nghiệp.

Trang 12

Chuyên đề tốt nghiệp 11 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

1.1.2 Đặc điểm đất nông nghiệp

Ngoài tên gọi đất nông nghiệp thì dat được sử dụng dé sản xuất nông nghiệpcon được gọi là ruộng dat Đất nông nghiệp có đặc điểm chung của đất dai và dongthời cũng có những đặc điêm riêng cơ bản sau:

Một là, dat nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu, vừa là tư liệu

lao động vừa là đối tượng lao động (Tailieu.vn, 2012) Dat nông nghiệp là tải sảnvô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tài liệu sản xuất đặc biệt không thé thay thé củangành nông — lâm nghiệp, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất Văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khang định rang“Đất dai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, lànguồn nội lực và là nguồn von to lớn cua đất nước ” Đỗi với các loại đất chuyện

dụng khác thì đất đai chỉ là đối tượng lao động và con người phải sử dụng tài liệu

lao động dé tác động vào đất đai và tạo ra sản phẩm, còn đối với đất nông nghiệp khi

mà con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đề cày, bừa nhằm làm tăngchất lượng của đất, tạo điều kiện để gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng thìkhi đó đất nông nghiệp là đối tượng lao động Ngược lại khi con người sử dụng công

cụ sản xuất tác động lên đất thông qua các thuộc tính sinh-lý-hóa và một số thuộc

tính khác của đất dé tác động lên cây trồng thì trong quá trình đấy đất nông nghiệpđóng vai trò là tư liệu lao động Chính vì sự kết hợp của cả đối tượng lao động và tư

liệu lao động đã làm cho đất nông nghiệp trở thành tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ

yếu trong nông nghiệp (Tailieu.vn, 2012)

Hai là, đất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm củalao động (Tailieu.vn, 2012) Chúng ta đều biết đất đai vốn là sản phâm của tự nhiên,có trước lao động và nó tồn tại không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người.Đất nông nghiệp được hình thành do quá trình phong hóa đá và sự tác động của vi

sinh vật, nhiệt độ, độ âm, ánh sáng và do con người tiến hành khai thác, sử dụngnhằm mục đích phục vụ cho đời sống Qua thời gian, con người đã khai hoang, cảitạo trong nhiều thế hệ, dần dần đất đai ngày một phì nhiêu và có giá trị hơn Vì thếngày nay đât nông nghiệp vừa là sản phâm của tự nhiên, vừa là sản phâm của lao

Trang 13

Chuyên đề tốt nghiệp 12 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

động C.Mác đã từng viết: “Tuy có những thuộc tính như nhau, nhưng một đám đất

được canh tác có giá trị hơn một đám đất bị bỏ hoang ” Và đê đất đai ngày một giá

trị hơn con người cần phải không ngừng cải tạo và bồi dưỡng, đồng thời phải khai

thác đất nông nghiệp một cách hợp lý làm cho đất ngày càng màu mỡ Việc có sửdụng được hợp lý ruộng đất hay không phụ thuộc to lớn vào quá trình sử dụng vàkhai thác hiệu quả Do đó trong quá trình sử dụng phải tìm mọi biện pháp nhăm bảo

vệ đất, chống xói mòn, Phải thường xuyên coi trọng công tác bồi dưỡng và cải tạo

đất nhằm tăng độ phì nhiêu và hiệu quả sử dụng đất.

Ba là, đất nông nghiệp có vị trí cố định và không thé di chuyển được(Tailieu.vn, 2012) Đối với đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng thì đều làtài nguyên thiên nhiên không thê sinh sản được Trong phạm vi của mỗi địa phương,vùng miền hay trên phạm vi quốc gia thì đất đai đều bị giới han và có vị trí có địnhgắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng Diện tích của mỗi nơi,mỗi vùng miền có giới hạn khác nhau và không đổi Tuy vậy diện tích đất nôngnghiệp vẫn có thê tăng lên nhờ việc khai hoang diện tích đất chưa sử dụng hoặcchuyên từ đất khác sang đất nông nghiệp nếu cần thiết Chính vì giới hạn về mặt diệntích nên yêu cầu con người phải sử dụng đất đai thật hiệu quả, khai thác hết nhữngtiềm năng của đất đai nhằm đáp ứng nhu cầu của con người nhưng kèm theo đó vẫnphải đáp ứng tiêu chí sử dụng bền vững Mặt khác, xu thế đô thị hóa ngày càng tăngnhanh khiến cho con người có xu hướng chuyên đổi mục đích sử dụng đất nôngnghiệp sang các mục đích khác dé thu được hiệu quả kinh tế cao hơn Quá trình nàylàm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và ở Việt Nam xu hướngnày đã và đang diễn ra ngày một nhanh chóng Dé vừa đáp ứng được xu thế đô thị

hóa ngày càng tăng nhanh vừa sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, cần kết hợp giữa

sản xuất hợp lý và quy hoạch đồng bộ các khu vực canh tác đất nông nghiệp, cải

thiện điều kiện tự nhiên, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cau hạ tang nham tao

điều kiện sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, từng bướcthay đổi bộ mặt nông thôn.

Bon là, đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt diện tích nhưng sản xuất là khônggiới hạn (Tailieu.vn, 2012) Do đặc điểm tự nhiên của đất đai cho nên diện tích đất

Trang 14

Chuyên đề tốt nghiệp 13 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

nông nghiệp được đưa vao canh tác bị giới hạn, bởi vì diện tích của từng địa phương,

từng quốc gia là hữu hạn Ví dụ diện tích đất tự nhiên của huyện Nghi Lộc là34.581,12ha, chiếm 2,08% diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An trong đó diện tích

đất nông nghiệp là 23.593,44ha chiếm 68,23% diện tích đất tự nhiên của huyện Vàtất nhiên không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều có thể đưa vào canh tác, nó còn

tùy thuộc vào điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kinh tế của từng địa

phương, từng quốc gia mà sẽ có ty lệ phần trăm đất nông nghiệp thích hợp Tuy

nhiên dù bị giới hạn về mặt diện tích nhưng sản xuất trên đất nông nghiệp lại khôngcó giới hạn, trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp nếu đưa khoa học, công nghệvào sản xuất thì số lượng sản phẩm mà mỗi diện tích đất nông nghiệp đem lại ngàycàng nhiều hơn, chất lượng hơn Tổng thê nhìn chung quỹ đất tự nhiên nói chung và

quỹ đất nông nghiệp nói riêng luôn có giới hạn về mặt diện tích nhưng trong khi đónhu cầu về nông sản của con người ngày một tăng lên Vì thé cần bố trí sử dụng đấtnông nghiệp một cách hết sức hiệu quả, tránh lãng phí quỹ đất của từng địa phương,

từng quốc gia.

Nam là, đất nông nghiệp có chất lượng không đông đều (Tailieu.vn, 2012).

Vì chúng ta đã biết dat đai là sản phẩm của tự nhiên, là sản phẩm của quá trình phonghóa đá cho nên ở mỗi vùng có sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất khác nhaudẫn đến chất lượng không đồng đều Có những nơi sẽ có đất tốt, phù hợp với sảnxuất nông nghiệp nhưng có nhiều nơi lại không phù hợp dé sản xuất nông nghiệp.Thế nhưng đất đai lại không bị hao mòn hay đào thải khỏi quá trình sản xuất mà cóthé cải tạo, biến đất xấu thành đất tốt nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp

của con người Trong quá trình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp cần thườngxuyên cải tạo đất đai, không ngừng nâng cao chất lượng, độ đồng đều của đất nôngnghiệp ở từng địa phương nhằm dat năng suất cây trồng cao Theo C.Mác: “Uu thé

của đất là những khoản đầu tư liên tiếp có thé đem lại lợi nhuận mà không làm thiệthại đến những khoản dau tư trước, uu thé đó của đất đông thời cũng bao ham cảkhả năng có những sự chênh lệch trong sản phẩm của những khoản dau tư liên tiếpay” Điêu này có nghĩa là việc nâng cao chat lượng, độ đồng đêu của dat là cân thiệt

Trang 15

Chuyên đề tốt nghiệp 14 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

đê vừa không ngừng nâng cao năng suât và chat lượng nông sản lại vừa bảo vệ dat,

giữ được độ phì nhiêu vốn có nhằm mục đích sử dụng lâu dài và bền vững.

1.1.3 Phân loại đất nông nghiệp

Căn cứ vào khoản 1 điều 10 luật đất đai 2013 về phân loại đất Cụ thể căncứ vào mục dich sử dụng nhóm dat nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

Dat trong cây hằng năm: gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hang năm khác.Đây là đất dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắnnhư cây trông lúa, các loại cây hoa màu

Dat trong cây lâu năm: là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng lâu

hơn đất trồng cây hằng năm tính từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch như các loại

cây thân gỗ như phi lao, bạch đàn hoặc các loại cây có thời gian sinh trưởng như câyhang năm nhưng có thể thu hoạch trong nhiều năm như cây ăn quả, cà phé, ké cả

đất làm vườn ươm cây giống Khác biệt giữa đất nông nghiệp trồng cây lâu năm sovới đất nông nghiệp trồng cây hằng năm ở thời gian sinh trưởng và thời gian thu

hoạch chứ không căn cứ theo thời gian sử dụng.

Đất rừng sản xuất: đây là một trong những bộ phận dat nông nghiệp rat quantrọng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được Nhà nước giao cho các tô chức, hộgia đình hoặc cá nhân nhằm mục đích quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Ngoài ra

nhà nước còn thực hiện các dự án, kế hoạch giao đất rừng cho các tô chức, hộ gia

đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất trên những phần đất này theo hạn mức được

giao Đối với đất rừng sản xuất ở xa khu dân cư thì Nhà nước sẽ giao phần đất nàycho những tô chức dé quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có thé kết hợp kinh doanh

cảnh quan, khu du lịch sinh thái, ngoài ra còn cho các tô chức, hộ gia đình, cá nhânthuê nhằm mục đích thực hiện các dự án trồng rừng hoặc xây dựng khu du lịch sinh

Trang 16

Chuyên đề tốt nghiệp 15 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

sinh thái và điều hòa khí hậu Dat rừng phòng hộ được phân loại theo nhiều mụcđích khác nhau được quy định tại Điều 4 Quyết định 17/2015/QĐ-TTg về quy chếquản lý rừng phòng hộ do Thủ tướng chính phủ ban hành bao gồm: “ring phòng hộ

đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn Sóng, lan

biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường ” Theo khoản 1 điều 136 luật đất đai 2013về đất rừng phòng hộ: “Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng

phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệvà phát triển rừng ” Nhà nước sẽ tiễn hành giao đất rừng phòng hộ cho các tô chức,hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu và khả năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

sinh sống trong khu vực có rừng phòng hộ mà ở đó rừng phòng hộ chưa được bat kỳtổ chức nào quản lý và quy hoạch trồng rừng Từ đó các tô chức, hộ gia đình và cá

nhân được ủy quyền dé quan lý, bảo vệ và phát triển rừng có thé kết hợp sử dụngvào các mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Dat rừng đặc dụng: đất nông nghiệp là rừng đặc dụng được thành lập nhằm

mục đích bảo tôn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen thực, độngvật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa kết hợp phát triển kinhtế như khu du lịch, danh lam thắng cảnh, khu vui chơi giải trí Về chế độ sử dụng đấtrùng đặc dụng được quy định cụ thể tại điều 137 luật đất đai năm 2013.

Dat nuôi trong thủy sản: đất nông nghiệp dùng dé nuôi trồng thủy sản thườnglà những phần đất nội địa bao gồm ao, hồ, sông, ngòi, cụ thể là những phần đất cómặt nước bao gồm cả những trang trại được giao nhằm mục đích nuôi trồng và phát

triển ngành thủy sản

Dat làm muối: đất làm mudi được xác định là phần diện tích đất được cấp cóthâm quyền phê duyệt quy hoạch dé sản xuất muối bao gồm đất sản xuất muối quymô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công Theo khoản 2 điều 138 luật đất đainăm 2013 có ghi: “Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phảiđược bảo vệ và uu tiên cho việc sản xuất mudi” Day là một phan dat đặc thù phù

Trang 17

Chuyên đề tốt nghiệp 16 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

hợp với ưu thê đường bờ biên dài của nước ta cho nên Nhà nước rât khuyên khích

và ưu tiên những vùng đât có khả năng làm muôi nhăm phục vụ đời sông và côngnghiệp.

Dat nông nghiệp khác: gồm đất sử dụng dé xây dung nhà kính và các loạinhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kế cả các hình thức trồng trọt không trực tiếptrên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khácđược pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đíchhọc tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa,

cây cảnh

1.1.4 Vai trò của đất nông nghiệp

Dat nông nghiệp là một trong những cơ sở quan trọng nhất và là một nguồnlực đầu vào đặc biệt quan trọng quyết định đến toàn bộ hoạt động của ngành nôngnghiệp Dat nông nghiệp cũng có vai trò của đất dai nói chung, ngoài ra nó còn cómột số vai trò riêng biệt được thê hiện ở những nội dung sau:

Một là, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế Trong

quá trình sản xuất và tồn tại của con người, con người không thê tách rời khỏi đấtdai, bởi vì nó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiệntiên quyết không thé thiếu cho sản xuất cơ ban Vai trò của đất nông nghiệp còn được

thé hiện rd rang hơn khi ma nhờ có đất nông nghiệp mà người dân đã sản xuất ra

lương thực, thực phâm nhằm đáp ứng cho nhu cầu của gia đình và toàn xã hội Con

người không thé tiễn hành sản xuất nông nghiệp nếu như không có dat vì thé nó làđiều kiện tối cần thiết cho sản xuất nông nghiệp.

Hai là, đất nông nghiệp là nguồn lực dau vào đặc biệt quan trọng của sảnxuất nông nghiệp Khi nói đến vai trò của đất đai C.Mác viết: “Dat là không gian,yếu to cân thiết của tat thay mọi sự sản xuất và mọi hoạt động cua loài người ” Cũng

như vai trò của đất đai nói chung thì trong sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp là

điều kiện tất yếu dé sản xuất nông nghiệp Muốn có được nông san cần phải có sựkết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và trong đó yếu tố quan trọng nhất và

Trang 18

Chuyên đề tốt nghiệp 17 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

không thê thiếu được của tư liệu sản xuất chính là đất nông nghiệp Dat nông nghiệp

không chỉ đơn giản là tư liệu sản xuất mà nó còn là tư liệu sản xuất đặc biệt quantrọng bởi vì nó là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến giá trị và chất

lượng thành phẩm cuối cùng của sản xuất nông nghiệp đó chính là nông sản Và hơn

thế nữa sản xuất nông nghiệp còn có tính đặc thù cao hơn so với các ngành sản xuấtkhác bởi vì sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi ngoại cảnh, môi

trường sống xung quanh Như vậy có thé thay đất nông nghiệp là nguồn lực đầu vào

đặc biệt quan trọng và không thể thiếu của sản xuất nông nghiệp.

Ba là, đất nông nghiệp là một nhân tổ tự nhiên đặc biệt quan trọng trong việcxây dựng cơ cầu kinh tế Việc phân chia các loại đất theo đặc tính riêng của nó có ýnghĩa to lớn trong việc phân bổ các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn

nuôi, qua đó có hướng đi cho xây dựng cơ cấu ngành nông nghiệp một cách hợp

lý Mỗi loại đất đều có những thành phần cơ giới nhất định của riêng nó, trong mỗiloại đất khác nhau có độ phì khác nhau, có các nguyên tố đa lượng, vi lượng khácnhau hay thậm khí khác nhau về cả các đặc tính như là về độ thắm hút nước, độ tơi

xốp, cho nên từng loại dat sẽ phù hợp với loại cây trồng, vật nuôi nhất định Các

loại cây trồng, vật nuôi được canh tác, sản xuất trên phần đất phù hợp với đặc tínhsinh-lý-hóa của nó sẽ đem lại sản phẩm có năng suất cao và chất lượng tốt hơn nhấtlà với cây trồng bởi vì cây trồng sử dụng trực tiếp các chất dinh dưỡng có sẵn trongdat dé sinh trưởng và phát triển Ví dụ như sản phẩm cam Xã Đoài nỗi tiếng củahuyện Nghi Lộc chỉ thơm ngon nhất khi được trồng trên mảnh đất xã Nghi Diênhuyện Nghi Lộc Do đó việc phát hiện ra các đặc tinh của từng loại đất khác nhau có

ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc lựa chọn và phân bổ đất đai hợp lý trong quá trìnhcanh tác Từ đó xây dựng cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp hợp lý, tận dụng tối ưu

hiệu năng có san của đất đai nhằm phát triển nền nông nghiệp có sức cạnh tranh lớntrên thị trường thé giới.

1.2 Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

1.2.1 Khái niệm và vai trò quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

Trang 19

Chuyên đề tốt nghiệp 18 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về quản lý nhà nước đối với đất dai nói chunghay với đất nông nghiệp nói riêng thì trước tiên chúng ta phải hiểu rõ được khái

niệm cơ bản về quản lý nhà nước.

Quản lý nhà nước là tác động thường xuyên, có chủ đích của cơ quan nhảnước đối với một số hoạt động nào đó hoặc một số đối tượng nao đó nhăm tạo điềukiện cho các hoạt động, đối tượng có lợi cho xã hội, quốc gia, dân tộc, ngăn cấm và

hạn chế các hoạt động, đối tượng gây tác hại cho xã hội, quốc gia, dân tộc Hay nói

theo một cách khác dé hiểu hơn thì quan lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lựcnhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ôn định, pháttriên xã hội theo những mục tiêu, đường lôi mà nhà nước định ra.

Quản lý nhà nước về đất đai là một phân hệ của quản lý nha nước Có théhiểu rằng quản lý nhà nước về đất đai là tác động thường xuyên và có chủ đích của

cơ quan nhà nước được phân công quản lý các van đề liên quan đến đất đai hay quanhệ giữa con người trong lĩnh vực đất đai kèm theo đó là việc sử dụng đất đai nhằmbảo vệ nguyên vẹn lãnh thé, khuyến khích sử dụng đất có hiệu qua và bảo hộ quyền

của người sở hữu dat.

Có thé thay, quản ly nhà nước về đất đai là quá trình bao gồm một hệ thốngcác hoạt động thống nhất, mang tính phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước cóthâm quyền trong việc kiểm soát, bảo vệ nguồn tài nguyên dat đai, khuyến khích sửdụng đất đai có hiệu quả, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản hoạt động minhbach, tao cơ chế, thé chế hóa hợp lý và bảo hệ quyền của chủ sở hữu dat.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Dat daithuộc quyên sử hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch vàpháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Nhà nước giao đất cho

các tô chức và cá nhân sử dụng ôn định lâu dai”.

Trên thực tế cho thấy, quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp là một bộ

phận của quản lý nhà nước về đất đai được phân chia theo nhóm đất Vì thế quản lýnhà nước đối với đất nông nghiệp có thé được hiéu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Trang 20

Chuyên đề tốt nghiệp 19 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp bao gồm tất cả các nộidung của quản lý nhà nước về đất đai áp dụng cho nhóm đất nông nghiệp Trong

chuyên đề này chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về quản lý nhà nước đối với

đất nông nghiệp theo nghĩa hẹp tức là chỉ bao gồm các nội dung chuyên sâu về quản

lý đất nông nghiệp, không bao gồm những vấn đề quản lý nhà nước về đất đai nói

Từ cách tiếp cận trên có thé hiểu quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệplà quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, luật pháp và cácquy định, quy chế, thé chế hóa hợp lý dé quan lý, kiểm tra và giám sát các hoạt độngliên quan đến công tác quản lý, quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp nhằm khaithác, sử dụng loại đất này có hiệu quả, thúc day cho ngành nông nghiệp phát triểntoàn diện và bền vững (zbook.vn, 2013).

Từ đó chúng ta rút ra khái niệm chung về quản lý nhà nước đối với đất nông

nghiệp là tổng hợp các hoạt động có sự phân cấp và phối hợp của các cơ quan nhà

nước có thâm quyền đối với đất nông nghiệp và quá trình sử dụng, trao đôi đất nôngnghiệp nhằm kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp Khuyến khíchsử dụng đất nông nghiệp có hiệu qua tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp hiệu

quả, có sức cạnh tranh.

Một trong những vấn đề quan trọng của Nhà nước là phải quản lý nguồn lựcđất nông nghiệp có hiệu quả Muốn thực hiện và quản lý nhà nước đối với đất nôngnghiệp có hiệu quả trước hết phải năm vững vai trò của quản lý nhà nước đối vớiviệc quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp.

Một là, quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tốt sẽ đảmbảo cho việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả Trong xã hội giai cấp xưa, đấtnông nghiệp chủ yêu nằm trong tay giai cấp thống trị và giai cấp địa chủ, do đó quanhệ ruộng đất chủ yếu trong chế độ xã hội này là mối quan hệ giữa các chủ ruộng đấtvà nông dân làm thuê, giữa giai cấp bóc lột và người bị bóc lột Ngày nay, trong thờikỳ xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ này là mối quan hệ giữa nhà nước và các chủ thê

sử dụng dat cu thê như là các tô chức kinh tê, các cơ quan nhà nước về dat dai, các

Trang 21

Chuyên đề tốt nghiệp 20 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

tổ chức xã hội, các hộ gia đình và tư nhân Nhà nước cần phải tạo điều kiện thuậnlợi cho các đối tượng sử dụng đất phát huy khả năng của mình nằm tăng giá trị canhtác trên một đơn vị diện tích đất Do vậy sự quản lý của nhà nước đối với quy hoạchsử dụng đất nông nghiệp có vai trò đảm bảo cho quá trình sử dụng loại đấtt này có

hiệu quả trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của nó trong quá trình sản xuất nông

nghiệp (zbook.vn, 2013).

Hai là, đảm bảo phát triển nên nông nghiệp hàng hóa theo hướng bên vững.Trong ngành nông nghiệp đất nông nghiệp được sử dụng dưới nhiều hình thức tổchức khác nhau như: nông trại, nông trường, nhằm sản xuất nhiều loại nông sảnkhác nhau Khi đó dé đảm bảo phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa theo hướngbền vững đòi hỏi phải có quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, mỗi mô hìnhsản xuất nông nghiệp cần có diện tích đất sử dụng phù hợp Qua đó quản lý nhà nướctrong quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp nhằm tìm ra giải pháp chiến lược lâu

dài và tối ưu nhất về cách thức sử dụng đất nông nghiệp đối với từng loại nông sản.Thực tế cho thấy, các chủ thể sử dụng đất không thể giải quyết hết được các vấn đề

mang tính chiến lược dài hạn hay tính lịch sử - xã hội trong quá trình sử dụng đất

nông nghiệp vì thé cần có sự quản lý của nhà nước đồng thời là cơ sở dé nhà nước

ban hành các chính sách nhằm thúc đây việc quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả nhưlà phân bố lực lượng lao động, dân cư hay xây dựng cơ sở hạ tang dé phát triển, hỗtrợ người dân trong việc chế biến nông sản (zbook.vn, 2013).

Ba là, đảm bảo tính chiến lược về xu hướng sử dụng đất và xu hướng chuyểnđổi mục đích sử dụng đất Sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm củađất nông nghiệp như là tính giới hạn, tính cố định, trong khi đó con người ngày

càng có xu hướng chuyên đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang loại đất khácnhư đất ở, đất đô thị, đất khu công nghiép, do đó cần phải có sự quản lý của nhànước dé đảm bảo vừa theo kip xu hướng nhưng lại vừa đảm bảo chất lượng và số

lượng nông sản Xét trên góc độ này cho thấy, quản lý nhà nước đối với đất nôngnghiệp nhằm đảm bảo tính chiến lược về xu thé sử dung đất, xu hướng chuyên đôimục đích sử dung đất dé từ đó có biện pháp giải quyết những van dé này sinh trong

Trang 22

Chuyên đề tốt nghiệp 21 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

quá trình phân bổ, sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý, có hiệu quả cao

(zbook.vn, 2013).

Bốn là, quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảmbảo hệ thông cơ sở hạ tang kinh tế giữa các vùng, khu vực Dat dùng dé sản xuấtnông nghiệp hay còn gọi là đất nông nghiệp hiện nay đang trải dài trên khắp cả nước,xen kẽ với đó là những công trình hạ tang công cộng như giao thông, thủy lợi, đểtránh việc xung đột giữa đất nông nghiệp với các công trình hạ tầng khác nhà nướccần phải có mô hình quy hoạch hợp lý vừa là dé liên kết với nhau vừa là dé hỗ trợ

nhau trong quá trình canh tác, xác định mùa vụ, tưới tiêu, bảo vệ thực vat

1.2.2 Đặc điểm và nguyên tắc quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

Quan lý nhà nước đối với đất nông nghiệp là nhân tổ hang dau dé đảm bảongành nông nghiệp được phát triển theo hướng bên vững Dé nâng cao hiệu quả vàhiệu lực của quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, trước hết cần phải hiểu rõcác đặc điểm về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp nhằm không ngừng hoànthiện quy chế, thể chế, chính sách, pháp luật về đất nông nghiệp đảm bảo phát triển

bên vững.

Một là, hoạt động quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp mang tính vĩ môbao trùm lên tat cả và có tính chất t6 chức nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quảđất nông nghiệp, khác với hoạt động quản lý của người sử dụng đất chỉ mang tínhchất kỹ thuật, nghiệp vụ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hai là, hoạt động quan lý nhà nước đối với đất nông nghiệp rất phong phú,

đa đạng bao gồm: điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân loại đất, lập bản đồ hành

chính, quản lý các hoạt động sử dụng đất nông nghiệp, thống kê, kiểm kê, cấp giấychứng nhận quyền sử dung đất đối với đất nông nghiệp Kiểm tra, thanh tra việc chaphành các chế độ, quy chế, thé chế về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Giải quyếtcác tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai Ban hành các văn bản quy phạm phápluật về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp

Trang 23

Chuyên đề tốt nghiệp 22 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Ba là, quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp được thực hiện bởi bộ máy

có phân cấp giữa trung ương, địa phương, giữa cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện và

phường, xã, thị tran

Kèm theo đó, dé bảo vệ cho đất nông nghiệp cũng như đảm bảo quyén sửdụng đất nông nghiệp đúng mục đích, cần phải có sự quản lý của các cơ quan Nhànước có thẩm quyển Trong đó các chủ thé sử dụng đất cũng can phải tuân thủ

nghiêm ngặt các nguyên tắc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp như sau:

Một là, đảm bảo tính quản lý tập trung và thống nhất Đất đai nói chung và

đất nông nghiệp nói riêng đều là tài sản chung của toàn dân, là tài sản của quốc gia.

Do đó, không cho phép bất kỳ một cá nhân hay tập thể nào có quyền chiếm đoạt

thành tài sản riêng Nhà nước là đại diện hợp pháp và duy nhất có toàn quyền chỉnh

sửa tính pháp lý về đất đai, điều này nhằm mục đích chính là tập trung quyền lực và

quyên quản lý thống nhất của Nhà nước trong toàn bộ lĩnh vực xã hội nói chung vacủa đât đai nói riêng.

Hai là, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa quyên sở hữu và quyên sử dụng đấtnông nghiệp Đề áp dụng nguyên tắc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp một cáchhiệu quả Nhà nước phải quy định một hành lang pháp lý phù hợp nhằm vừa đảm bảolợi ích của Nhà nước, vừa đảm bảo lợi ích cho chủ thé sử dung dat.

Ba là, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích Đất nông nghiệp hay đấtđai nói chung là sự phản ánh của mối quan hệ về lợi ích giữa các cá nhân, tập théhay cộng đồng dân cư Cho nên trước tiên phải đảm bảo lợi ích cho người sử dụngđất Mặt khác đất đai là tài sản của quốc gia nên cũng phải được đảm bảo lợi íchchung của xã hội Cần phải kết hợp hài hòa những lợi ích trên có nghĩa là phải chúý phát huy đồng thời các lợi ích, không để lợi ích này lấn át hay triệt tiêu lợi íchkhác Việc làm này đảm bảo có sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích thông qua quy

hoạch hoặc các chính sách về đất đai, về quyền, nghĩa vụ của nhà nước và người sử

dụng đất.

Trang 24

Chuyên đề tốt nghiệp 23 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Bốn là, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả Nhắc đến các nguyên tắc của quản lý

nhà nước về đất nông nghiệp không thé không nhắc đến nguyên tắc tiết kiệm và hiệu

quả Thực tế cho thấy việc thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệpđều dựa trên nguyên tắc kinh tế, do đó tiết kiệm chính là cơ sở, nguồn gốc của hiệu

qua Dé đạt được điều đó cần phải xây dựng tốt kế hoạch sử dụng đất, các phươngán về quy hoạch và sử dụng có tính khả thi cao Đồng thời phải quản lý và giám sát

chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất do Nhà nước ban hành Đảm bảo tốt

nguyên tắc này thì vai trò của quản ly nhà nước đối với đất nông nghiệp mới pháthuy tốt tác dụng của nó Phục vụ tốt cho chiến lược tăng trưởng kinh tế - xã hội,đảm bảo tiêu chí tiết kiệm nhưng hiệu quả vẫn đạt được các mục tiêu mả Nhà nướcdé ra.

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

Có thê nói, đất đai là một lĩnh vực phức tạp và khá nhạy cảm Công tác quảnlý nhà nước về đất đai ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển kinh tế - xã hội, đảmbảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Nếu làm tốtđược công tác quản lý nhà nước đối với đất đai sẽ góp phần làm tăng nguồn thu chongân sách nhà nước, vừa đảm bảo được lợi ích của nha đầu tư, vừa đảm bảo lợi íchcủa người dân Không chỉ ở các vùng nông thôn mà các vùng ven thành phó, hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của người dân đa phần đều gắn liền với đất nông nghiệp.Đất nông nghiệp được coi là nền tảng của cả ngành nông nghiệp, chính bởi vậy quảnlý nhà nước đối với việc quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp là vô cùng quantrọng, mang tính chất đặc thù Điều 22 luật đất đai năm 2013 đã nêu rõ 15 nội dungcủa quản lý nhà nước về đất đai Tuy nhiên, trong chuyên đề này sinh viên sẽ tiếpcận với 4 nhóm nội dung chính nhằm phù hợp với thực tiễn tại địa phương như sau:

1 Xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách quản lý đất nông nghiệp

2 Xây dựng và thực thi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp3 Tổ chức bộ máy quản lý đất nông nghiệp

4 Thanh tra, kiểm tra và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo và xử lý

các vi phạm về đất nông nghiệp

Trang 25

Chuyên đề tốt nghiệp 24 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Các nội dung về quản lý nhà nước đôi với đât nông nghiệp được cụ thê hóa

ở các phân dưới đây:

1.2.3.1 Xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách quản lý đất nông nghiệp

Việc xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách quản lý đất nông nghiệp

bao gôm các nội dung chính sau:

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảnlý sử dụng đất nông nghiệp

Trên cơ sở những quy định của luật đất đai và hướng dẫn của Chínhphủ, chính quyền địa phương ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm

cụ thể hóa các nội dung quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trong phạm

vi thâm quyền của địa phương Cụ thể UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên

môn xây dựng các văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý đất nông nghiệp cấp

tỉnh, cấp huyện, cấp xã thực hiện luật đất đai theo các nghị định, nghị quyết,

quyết định của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên &Môi trường về xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của cácđơn vị hành chính thuộc tỉnh trình HĐND và Chính phủ phê duyệt về xây dựngbảng giá đất, các mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi chính quyền thu hồiđất nông nghiệp; về thủ tục, quy trình giao đất, thu hồi, cho thuê đất nông

nghiệp trên địa bàn tỉnh, về các quy định thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó có đất nông

nghiệp Chính quyền cấp huyện, cấp xã tiếp tục cụ thé hóa các chính sách của

tỉnh cho phù hợp với địa bàn quản lý.

Ngoài ra, chính quyền tỉnh còn chỉ đạo và tổ chức rà soát những văn

bản, chính sách của tỉnh về đất nông nghiệp và sửa đổi, bổ sung khi cần thiếtkèm theo đó thẩm định các văn bản về quản lý va sử dụng đất nông nghiệp củachính quyền cấp huyện, xã Các cấp huyện, xã cũng phải điều chỉnh chính sáchcủa mình nhằm phù hợp với sự điều chỉnh của tỉnh.

Trang 26

Chuyên đề tốt nghiệp 25 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Phổ biến, tập huấn quản lý theo pháp luật về đất nông nghiệp cho cán

bộ quản lý dat dai và người sử dung đất

Mỗi khi có văn bản pháp luật mới hoặc chỉ đạo mới trực tiếp từ Trung

ương, UBND cấp tỉnh thông qua Sở TN&MT phải tô chức tập huấn cho cáccán bộ dang đảm nhận trách nhiệm quản lý đất nông nghiệp nhăm thực hiệnđúng và đủ các văn bản pháp luật và chỉ đạo được đưa ra Ngoài ra, Sở TN&MTcũng cần cung cấp day đủ các tài liệu liên quan dé hướng dẫn về quy chế, biéumẫu, bảng biêu theo quy định cho các cán bộ quản lý đối với đất nông nghiệp.

Và dé thực hiện tốt công tác quản lý cũng cần nâng cao ý thức và tháiđộ hợp tác của người dân trong việc thực hiện pháp luật về đất đai Chính quyềnđịa phương cần chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí của tỉnh, huyện, xã

tuyên truyền nhằm phô biến kịp thời và nhanh chóng pháp luật và các chỉ đạocủa Trung ương, địa phương về đất nông nghiệp đến các cơ quan, tổ chức vàtoàn thể người dân đang sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn.

1.2.3.2 Xây dựng và thực thi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nôngnghiệp

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp là việc bồ trí, sắp xếp đất

nông nghiệp, là hệ thống các biện pháp mang tính kỹ thuật, chuyên môn, làphương án khai thác sử dụng triệt để nguồn tài nguyên đất đai cụ thể ở đây là

đất nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, xã hội Xây dựng vàthực thi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp được thé hiện qua những

nội dung sau:

Thong kê, kiểm kê đất nông nghiệp

Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp là một hoạt động cần thiết của chínhquyên địa phương dé nắm rõ số lượng và diễn biến đất nông nghiệp trong quátrình quản lý và sử dụng Hoạt động này nhằm đánh giá hiện trạng đất và hiệntrạng sử dụng đất trong so sánh với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông

Trang 27

Chuyên đề tốt nghiệp 26 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

nghiệp đã được phê duyệt dé có quyết định phù hợp cũng như để cung cấp dữliệu cho hệ thống thông tin đất đai của tỉnh.

UBND tỉnh chỉ đạo cho cấp huyện và xã tô chức thu thập các dữ liệu về

diện tích đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng và theo đối tượng sử dụng;dữ liệu về đối tượng sử dụng đất nông nghiệp; dữ liệu về việc chuyển đôi mụcđích sử dụng đất nông nghiệp Sau khi tiến hành thu thập đầy đủ số liệu, cơquan quan ly đất đai của tinh sẽ xử lý các số liệu thu thập được dé có các sốliệu nhằm tông hợp va lập báo cáo thống kê, kiểm kê UBND cấp huyện, xãlưu giữ các thông tin về đất nông nghiệp trên địa bàn Việc thống kê đất nôngnghiệp được tiễn hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê Việc kiểmkê đất nông nghiệp được tiến hành 5 năm một lần

Xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Mục đích của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp tỉnh, cấp huyệnlà để cụ thể hóa chiến lược sử dụng đất nông nghiệp và phát triển không giantheo quy hoạch cấp quốc gia đã được cấp có thâm quyền phê duyệt kèm theophân tích việc sử dụng đất nông nghiệp gắn với quy hoạch từng loại cây trồng,

vật nuôi phù hợp nhằm đạt được năng suất tối ưu nhất, phù hợp với cơ cau pháttriển kinh tế nông nghiệp ở từng địa phương trên cơ sở phát huy tối đa hiệu quảsử dụng đất trên địa bàn.

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là một nội dung vô cùng quan trọngtrong quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp Đây là công cụ giúp cho chínhquyền địa phương định hướng mục dich sử dụng đất nông nghiệp đến từng thửađất, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mụcđích sử dụng đất nông nghiệp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho địa

Trang 28

Chuyên đề tốt nghiệp 27 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện kèm theo hiện trạng, tiềm năng sử

dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh ở kỳ trước và nhucầu, định mức sử dụng đất nông nghiệp của địa phương.

Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp tỉnh, huyện phảiđược đảm bảo có đầy đủ các nội dung cơ bản sau: định hướng sử dụng đượcđất nông nghiệp trong 10 năm; xác định diện tích các loại đất nông nghiệp theonhu cầu sử dụng của tỉnh; xác định các khu vực sử dụng đất nông nghiệp; lậpbản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và cuối cùng là đưa ra các giải phápnhằm thực hiện tốt việc quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn

Xây dựng kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được cấp có thẩmquyên phê duyệt, chính quyền các cấp tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất nôngnghiệp cho các năm sử dụng Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải bao gồmcả việc phân tích đánh giá kết quả sử dụng đất nông nghiệp của kỳ trước, dựkiến thu hồi các loại đất nông nghiệp nhằm phục vụ cho nhu cấu phát triển đô

thị, khu dân cư cũng như cụ thé hóa kế hoạch từng năm và giải pháp thực hiện.Thực tế cho thấy, nếu có quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp mà không có kếhoạch sử dụng thì quy hoạch đó không thé triển khai được và có thé dẫn tới

việc phá vỡ quy hoạch.

Chính quyền các cấp tỉnh, huyện, xã lập kế hoạch sử dụng đất nông

nghiệp căn cứ vào kế hoạch sử dụng cấp quốc gia; quy hoạch sử dụng đất củatinh, huyện; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tinh cũng như kết quả thựchiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở kỳ trước và nhu cầu sử dụng đất nôngnghiệp trong vòng 5 năm của địa phương UBND cấp tỉnh, huyện xác định quymô, diện tích và nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương dé lập bản đồkế hoạch sử dụng đất và đưa ra những giải pháp trong thực hiện kế hoạch sử

dụng đất nông nghiệp hằng năm ở địa bàn tỉnh và huyện.

Trang 29

Chuyên đề tốt nghiệp 28 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệpcủa chính quyền cấp tỉnh, huyện trước khi cấp trên phê duyệt thì UBND cáccấp phải trình lên HĐND thông qua Ngoài ra chủ tịch UBND tỉnh có nhiệmvụ thành lập Hội đồng thầm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyệnvà phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đó.

Giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Sau khi đã xây dựng thành công quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nôngnghiệp, chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã còn có trách nhiệm giám sát việc thựchiện quy hoạch, kế hoạch đó HĐND các cấp có trách nhiệm tô chức giám sát

VIỆC chấp hành pháp luật trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệpcủa tỉnh, giám sát các quy trình và thủ tục về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất nông nghiệp.

UBND cấp tinh chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp huyện, xã phốihợp với các cơ quan chuyên môn về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm liênquan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp qua các khâu giao dat,cho thuê đất, chuyển đổi mục dich sử dụng đất, thu hồi đất nông nghiệp

Sở TN&MT trực tiếp tổ chức kiểm tra, thanh tra và giám sát về việc

thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương Tiến

hành phát hiện và xử lý vi phạm theo thâm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà

nước có thâm quyền xử lý Trường hợp phát hiện vi phạm về thực hiện quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất liên quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh thì SởTN&MT cần có văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an dé xem xét và cóhướng xử lý kịp thời Trường hợp phát hiện ra nhu cầu thực tế cần điều chỉnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp thi can báo cáo cho UBND cấp

trực thuộc.

Hằng năm, UBND cấp tỉnh, huyện tổ chức và chỉ đạo đánh giá về thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương và có trách

Trang 30

Chuyên đề tốt nghiệp 29 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông

nghiệp cho tỉnh và Bộ TN&MT.

1.2.3.3 Công tác thực hiện tổ chức quan lý đất nông nghiệp

Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trong đó có đất nông nghiệp là một

hệ thống cơ quan quyền lực của Nhà nước gồm các cấp từ trung ương đến địa

phương, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đât đai ở tâm vĩ mô.

BO TAINGUYEN & CAC BO, BAN NGANH

MOI TRUONG CAP TRUNG UONG

Chính quyền địa phương

tô chức thực hiện QLNNvề đất đai theo địa bàn

hành chính

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý nhà nước về dat đai cap Trung ương

Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền địa phương là một

hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước của địa phương nhằm thực hiện công

tác quản lý thống nhất về đất đai trên phạm vi địa giới hành chính của tỉnh.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối vớiđất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bao gồm các cơ quan có chức năng, nhiệmvụ, quyền han phù hợp với phân cấp quản lý theo Luật đất đai nhăm thực hiệncông tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.

Theo Điều 24 Luật đất đai năm 2013, chính quyền địa phương về quảnlý đất đai phân thành ba cấp:

Trang 31

Chuyên đề tốt nghiệp 30 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

e Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh gam HĐND, UBND, Sở TN&MTe Các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dich vụ dat đai

e Cơ quan quản lý đất đai cấp huyện và xã

Trang 32

Chuyên đề tốt nghiệp 31 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với

dat nông nghiệp trên địa bàn một tỉnh

Theo Luật đất đai năm 2013, bộ máy QLNN của chính quyền địa

phương đối với đất đai trong đó có đất nông nghiệp được phân cấp chức năng

như sau:

Hội đồng nhân dân các cấp có quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan cấp trên phê duyệt; việcthu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,công cộng của địa phương; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa

phương HĐND tỉnh thông qua bảng giá đất.

Ủy ban nhân dân các cấp: có trách nhiệm xác định địa giới hành chính

trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương, tổ

chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương,công bé kết quả điều tra, đánh giá đất dai của địa phương; tổ chức thực hiệnviệc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa

phương.

Trang 33

Chuyên đề tốt nghiệp 32 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phépchuyền mục đích sử dụng đất trong các trường hợp: Giao đất, cho thuê đất, cho

phép chuyền mục đích sử dụng đất đối với tô chức; Giao đất đối với cơ sở tôngiáo; Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài; Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng

ngoại giao.

Uy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợpsau đây: Thu hồi đất đối với tô chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cưở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài; Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích củaxã, phường, thị tran.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép

chuyền mục đích sử dụng đất trong các trường hợp: Giao đất, cho thuê đất, chophép chuyền mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân Trường hợpcho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyên mục đích sử dụng đất nôngnghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 hécta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trướckhi quyết định; Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợpsau đây: Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Thu hồiđất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt

Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụngvào mục đích công ích của xã, phường, thị trân.

Trang 34

Chuyên đề tốt nghiệp 33 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

UBND các cấp

Cơ quan tài

SớKH&ĐT l&——>y ‹ „ chính cấp tinh,

huyệnCơ quan

cấp tỉnh, Cơ quan thuế

Cơ quan côngan ®———>_ huyện «————> cấp tỉnh, huyện

Nhiều nội dung về QLNN đối với đất nông nghiệp đã được Sở TN&MT

phối hợp với các cơ quan khác thực hiện tốt như: tham mưu cho Tỉnh ban hành

các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất thuộc thâm quyền của

HĐND, UBND; chủ tri trong việc soạn thao đối với các văn bản có nội dungquy định về quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng bảng giá đất; hướng dẫn cấphuyện lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp; soạn thảo

các quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ

Trang 35

Chuyên đề tốt nghiệp 34 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

quan có liên quan dé lập danh mục các dự án cần thu hôi đất; sửa đổi, bé sungchính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho pha hợp với điều kiện thực tế

của địa phương; Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn về điều tra giá đất, ápdụng bang giá đất của tỉnh, xác định giá đất cụ thé và hướng dẫn hoặc thammưu UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác điều tra và

định giá đất theo đề nghị của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, Trung tâm

Phát triển quỹ dat tinh; đăng ký, cap giấy chứng nhận QSDĐ chịu trách nhiệmchính là Văn phòng đăng ky đất đai tinh và chi nhánh các huyện với cơ quan

Thuế, UBND cấp huyện và xã

Sở Tài chính chủ trì đối với các văn bản quy định về thu tiền sử dụngđất, tiền cho thuê dat dé UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành tham gia, góp ý;phối hợp với Sở TN&MT xây dựng các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; xây dựng phương án giá đất cụ thể

bồi thường dé gửi thâm định theo quy định; chủ trì tổ chức thực hiện xây dựng

và trình UBND tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh giá đất; xác định các khoảnđược trừ vào số tiền sử dụng đất, thuê đất phải nộp.

1.2.3.4 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

và xứ lý các vi phạm về đất nông nghiệp

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lýcác vi phạm về đất nông nghiệp là hoạt động thường xuyên và định kỳ của cáccơ quan quản lý nhằm đảm bảo cho việc chấp hành các quy định của pháp luật

về đất đai, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và tố cáo trong công tác quảnlý, sử dụng đất, đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng

đất Đồng thời, thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra phát hiện kịp thờicác sai phạm, những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, sử dụng

dat dé đề xuất giải pháp xử lý, khắc phục.

Thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

nông nghiệp.

Trang 36

Chuyên đề tốt nghiệp 35 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Chính quyền địa phương phải giám sát tình hình thực hiện quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn, tình hình sử dụng đất công và

có biện pháp xử lý cụ thé đối với các trường hợp cô tình làm chậm triển khai

thực hiện hoặc sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích khi được Nhà nước giaođất, cho thuê đất Việc giám sát quá trình sử dụng đất nông nghiệp được kếthợp với giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinhdoanh nhằm bảo vệ môi trường sinh thái trên đất nông nghiệp.

Thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện các quy định của chính sách, phápluật về đất nông nghiệp.

Chính quyền địa phương có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát

thực hiện các quy định của chính sách, pháp luật về đất nông nghiệp trên địabàn dé dam bao các cá nhân, chủ thé sử dụng đất nông nghiệp một cách hợppháp, phân phối lợi ích từ đất công bằng giữa các chủ thé liên quan đến dat

nông nghiệp.

Cơ quan quản lý TN&MT các cấp phải có phòng thanh tra thực hiệnchức năng này Ngoài ra còn có các cơ quan thanh tra nhà nước các cấp giúpUBND thực hiện công tác thanh tra Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện quyđịnh, chính sách pháp luật về đất nông nghiệp không chỉ áp dụng đối với ngườisử dụng đất mà còn đối với cả đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý đất

nghiệp.

Trang 37

Chuyên đề tốt nghiệp 36 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

Việc quản lý nha nước về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo về đất nông nghiệp phải được thực hiện theo đúng thâm quyền, trình tự thủ

tục của pháp luật Chính quyền địa phương phải công khai các quyết định giảiquyết tranh chấp về đất nông nghiệp nhằm đảm bảo trật tự ôn định, công bằng

trên địa bàn quản lý.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp

1.3.1 Các nhân tố khách quan

Luật pháp, chính sách về quan ly đất nông nghiệp cua Ti rung wong

Ở Việt Nam, dat dai được quan ly thống nhất trên cả nước, phân cấp cho từngchính quyền địa phương Quyền hạn, trách nhiệm, nội dung quan lý nhà nước đốivới đất nông nghiệp tại địa phương được quy định trong các luật liên quan như luật

đất đai, luật tổ chức chính quyền địa phương, Vì thế, hệ thống các văn bản phápluật, chính sách về quản lý đất nông nghiệp của Trung ương ảnh hưởng trực tiếp đếncông tác quản lý đất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

Nếu hệ thống chính sách về quản lý đất nông nghiệp của Trung ương có mứcđộ hoàn thiện tốt, có cơ sở khoa học hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triểnkhai thực hiện ở cấp địa phương Và ngược lại, nếu hệ thống văn bản pháp luật không

đầy đủ hay ban hành không kịp thời, đúng lúc hoặc áp dụng không phù hợp với thực

tiễn địa phương thì sẽ gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác quảnlý đất nông nghiệp Vì vậy, hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách pháp luật về đất

đai là điều kiện rất quan trọng đề quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của chính

quyên địa phương đạt hiệu quả cao.

Trang 38

Chuyên đề tốt nghiệp 37 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

đến công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của chính quyền địa phương

trên các khía cạnh:

e Lam phát, nhất là tình trạng giá nông sản hiện nay tăng thấp hơn mức tăngcủa vật tư nông nghiệp có thể tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp,qua đó tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, khiến các mục tiêu vềquản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của tỉnh khó thực hiện.

© Khủng hoảng, suy thoái, đình trệ do tông lượng cầu suy giảm khiến nông sản

hàng hóa khó tiêu thụ, khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang dokhông phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được ban hành.

© Tình trạng mắt cân đối ngân sách nhà nước khién ngân sách chi cho công tácquản lý đất nông nghiệp bị suy giảm.

e Mat cân doi cán cân thanh toán có thé làm tăng giá vật tư nông nghiệp nhập

Tác động của thị trường nông sản thé giới

Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của chính quyền địa phương không

những phải phù hợp với quy luật vận hành của thị trường mà còn phải khắc phục

những tác động tiêu cực của thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập, khi giá cảnông sản xuất khẩu bị thị trường nước ngoài tác động và chi phối Trong nhiều nămqua, giá nông sản biến động trở nên khó dự đoán, khiến nhiều quy hoạch sử dụngđối với đất nông nghiệp của các tỉnh bị phá vỡ Hơn nữa, nếu không dự báo trướcđược sự biến động giá cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giớisẽ khiến một số chính sách khuyến khích nông dân sử dụng đất nông nghiệp có hiệuqua của chính quyền địa phương bị vô hiệu hóa.

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

Điều kiện tự nhiên của tỉnh

Các yếu tố vị trí địa lý, khí hậu, môi trường, thé nhưỡng của đất nôngnghiệp anh hưởng rat lớn đến cơ cấu ngành nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý đất nông nghiệp Quy

Trang 39

Chuyên đề tốt nghiệp 38 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phải phù hợp và phát huy

được lợi thế về điều kiện tự nhiên của tỉnh mới đem lại được hiệu quả cao cho sản

xuất nông nghiệp Các tỉnh có điều kiện thuận lợi về thé nhưỡng, địa hình, khí hậuthì chính quyền địa phương sẽ đỡ vat vả hơn trong việc cải tạo đất và vận động người

dân chuyền đổi cơ cau cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên Ngược

lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, chính quyền

địa phương phải huy động nguồn lực tài chính nhằm cải tạo đất đai, hơn nữa đối với

các tỉnh có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt chi phí hỗ trợ cải tạo đất, hỗ trợ chuyển

giao công nghệ dé sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cũng cao hơn Các tỉnh cóhệ tống tưới tiêu, nguồn nước không thuận lợi cũng gặp nhiều khó khăn trong việctái cơ câu ngành nông nghiệp, do đó khó phát huy được nguồn lực đất nông nghiệp

của tỉnh.

Đối với công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của địa phương cũngchịu ảnh hưởng không nhỏ về địa hình Ở những địa phương miền núi, đất dốc đòihỏi phải xây dựng hệ thống công trình bảo vệ đất, tưới tiêu có chi phí cao hơn các

tỉnh ở đồng bằng Chính quyền địa phương các tỉnh miền núi cũng gap nhiều khó

khăn hơn trong công tác tuyên truyền pháp luật do địa hình bị chia cắt, dân cư phântán, chỉ phí đo đạc, xây dựng bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất cao.Các tỉnh ở khu vực đồng bằng có địa hình nhiều sông nước, kênh rạch, giao thông

không thuận lợi cũng gặp khó khăn trong việc đo đạc, xác định ranh giới xây dựng

bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số hoạt động quản lý đất đaikhác của chính quyền địa phương.

Điều kiện kinh tế - xã hội cua tinh

Điều kiện KT-XH có tác động đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp củachính quyền địa phương trên các phương diện: kinh phí cung cấp cho hoạt động quản

ly nhà nước đối với đất nông nghiệp; chuyên dich cơ cấu đất nông nghiệp, chất lượngquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp; đào tạo cán bộ; tập huấn, tuyên truyềnpháp luật về dat đai Hệ thống kết cấu hạ tang KT-XH, nhất là thủy lợi, giao thông;thị trường đất đai; quá trình đô thị hóa; sự phát triển công nghiệp, dịch vụ; trình độ

Trang 40

Chuyên đề tốt nghiệp 39 GVHD: PGS.TS Ngô Thị Phương Thảo

dân trí; vôn đâu tư; tập quán sản xuât và đời sông của người dân đêu là những

nhân tô ảnh hưởng đên quá trình quản lý nhà nước đôi với đât nông nghiệp của chính

quyên địa phương.

Nếu cơ sở hạ tầng phát triển, nhất là giao thông thuận lợi sẽ khuyến khích cáctổ chức sản xuất nông nghiệp dau tư mở rộng cho sản xuất, chuyền dịch cơ cau câytrồng và khuyến khích sự phát triển của đô thị hóa hay các ngành công nghiệp, dịchvụ Những điều kiện đó sẽ là căn cứ để chính quyền địa phương xây dựng quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, chuyên đổi mục đích sử dụng đất nôngnghiệp theo hướng công nghiệp hóa nhanh Việc tuyên truyền về hiệu quả thực hiệnpháp luật đất đai phụ thuộc rất lớn vào trình độ dân trí của từng địa phương.

Ngoài ra còn có các đặc điểm khác về dân số như mật độ dân cư, tình hìnhdân tộc, tôn giáo, sự én định về mặt chính trị, trật tự xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn

đến công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của địa phương Các tỉnh cóđông đồng bào dân tộc thiêu số thường gặp khó khăn hơn do hồ sơ đất nông nghiệpcủa các hộ gia đình không đầy đủ, người dân tộc thiểu số còn giữ tập quán canh táclạc hậu, trình độ dân trí thấp Những đặc điểm này gây khó khăn cho việc cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất cũng như có nhiều nguy cơ xung đột về đất đai khó

xử lý do thiếu căn cứ pháp lý.

Kèm theo đó tốc độ gia tăng dân số ở khu vực nông thôn, nhất là tăng dân số

do đi cư tự do khiến áp lực về đảm bảo đất nông nghiệp cho các hộ nông dân ngày

càng gia tăng nhất là các hộ nông dân nghèo.

Đội ngũ cán bộ quản lý, cơ sở vật chat

Một yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công của công tác quản lý nhà

nước đối với đất đai trong đó có đất nông nghiệp chính là đội ngũ cán bộ quản lý và

cơ sở vật chat kỹ thuật, máy móc hiện đại dé đáp ứng cho nhu cầu quản lý nhà nướcđối với đất đai hiện nay Việc đào tạo nhân lực là cốt lõi dé thực hiện công tác quảnlý, đội ngũ cán bộ quản lý cần có trình độ chuyên môn cao, sự khôn khéo trong công

tác quản lý là điều kiện tối cần thiết để đạt được hiệu quả cao trong công việc Cùng

Ngày đăng: 31/05/2024, 09:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w