1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước hiện nay

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Văn Phúng
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Viết Tý
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 47,57 MB

Nội dung

“Tập đoàn Ngân hàng thé giới vận hành và thao tác” Lưu Chan A, TriệuVăn Kinh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia — Hà Nội 1994; “Tap đoànkinh tế - Ly luận và kinh nghiệm quốc té ứng dụng và

Trang 1

NGUYÊN VĂN PHÓNG

PHAP LUẬT VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

PGS TS NGUYEN VIET TY

HA NỘI - 2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan rằng các nội dung của bài luận văn là kết quả nghiên

cứu nghiêm túc, trung thực Mọi sự giúp đỡ từ số liệu, dẫn chứng, kết quả

nghiên cứu của luận văn và thông tin trích dẫn đều được xin phép và ghi rõnguồn gốc Bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi với

sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn; nếu có gì sai sót tôi xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng Š năm 2013 Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phóng

Trang 3

ngồi trên ghế nhà trường với sự hướng dẫn, giảng dạy của nhiều thầy cô giáo.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Luật kinh tế trườngĐại học Luật Hà Nội đã hướng dẫn và giảng dạy cho tôi trong suốt những nămqua Và đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Phó Giáo Sư -Tiến sỹ Nguyễn Viết Tý - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều

kiện cho tôi trong suôt quá trình nghiên cứu và thực hiện bản luận văn này.

Do thời gian làm luận văn không nhiều, kiến thức thực tiễn còn hạn chếnên bài luận văn không tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sựgóp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn để tôi hoàn thiện hơn nữa bản

luận văn này.

Toi xin chân thành cam on!

Hà nội, thang 3 năm 2013

Học viên

Nguyễn Văn Phóng

Trang 4

UBND - Ủy ban nhân dân

SCIC - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nướcOECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

CNH-HDH - Công nghiệp hóa — hiện đại hóa

LHXN - Liên hiệp xí nghiệp

Trang 5

1 Tinh cấp thiết của dé tai ccessssesessscessssesssssscessssesssssssesessessssssseesseees 1

2 Tinh hình nghiên cứu dé tài 5° 5 ss° sess=sessesesseseesesse 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - 5-5-2 -s<«- 8

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm Vi nghiên cứu -s «- 9

5 Phương pháp TpHiỆHnẴ CW scssscsssscvessesssnccsssssveswsasesensscsevseeussscsunsacevecossacers 9

6 Kết cầu của luận Văn - <2 ss° << se sEs£EsEssEseEsesessessesersessree 9Chương 1 : TONG QUAN VE DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ 10QUAN LY NHÀ NƯỚC DOI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NUOC 101.1 Khái niệm, đặc điểm va các loại hình doanh nghiệp nha nước 10

1.1.1 Khải niệm doanh nghiệp nhà HIỚC - 5 c5 5S +++ssvex+ss 10

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhà HHÓC c5 5c2ccczcerece2 11

1.1.3 Cac loại hình doanh nghiệp nhà HHÓC c5 55555 << << +ss3 1ã

1.2 Quan lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước 131.2.1 Mục đích và trách nhiệm quản lý nhà nước đổi với doanh nghiệp

DAS Piece wares coe ene 449515 Lie ces 435815 Kisame 2/8088 sce eee nan ui E.22118588.5 women 14

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đổi với doanh nghiệp nhà nước 201.2.3 Chế tài trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước 25Chương 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚCDOI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIEN NAY 282.1 Thực trạng pháp luật vê quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

nhà nước độc lập (là những doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh

nghiÊn 2005) esseseanesonnoaneinntikdidnhiletEBEEENG0ICS801489010/08/F4EGEWG0400000001608 282.1.1 Những quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh/13/1(208/1/128/171982(/1681212PERREEEERE 28

Trang 6

2.2 Thực trạng pháp luật vê quản lý nhà nước đối với các tổng công tyG108 1) 1 .Ả 492.2.1 Những quy định pháp luật về vê quan lý nhà nước đối với các tongcông ty (tập đoàn kinh té) 5c St SE EE1111121111E1111111111 E11 te 492.2.2 Thực tiên hoạt động quản lý nhà nước đối với đối với các tổngcông ty (tập đoàn kinh té) - c- St tEEEEEEEE1E1E1111E1111111111 1k 56Chuong 3: MOT SO DINH HUONG VA GIAI PHAP SAP XEP, DOIMOI QUAN LY NHA NUOC DOI VOI DOANH NGHIEP NHA NUOC

Trang 7

Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam được hình thành trong thời kỳ kế

hoạch hoá tập trung, dưới hình thức là xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, liên hiệp các xí nghiệp và sau nữa là các doanh nghiệp nhà nước độc lập các

tổng công ty Trong những năm qua doanh nghiệp nhà nước đã có nhữngđóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước Thậm chítrong nhiều giai đoạn lịch sử, doanh nghiệp nhà nước đã thực sự chiếm vịtrí, vai trò chủ đạo - đầu tàu của nên kinh tế Nhiều doanh nghiệp nhà nước

đã phát triển và giữ ồn định kinh tế vĩ mô, giải quyết các van dé an sinh xãhội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước Nhiều doanhnghiệp nhà nước, ké cả doanh nghiệp đã cổ phần hóa, Nha nước nắm cổphan chi phối đã bảo toàn và phát triển vốn, sản xuất kinh doanh có hiệuquả, cơ bản thực hiện tốt các nhiệm vụ được Nhà nước giao, nhiệm vụ kinhdoanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế

Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều bất cập trong quản lý đầu tư vốn nhànước và quản trị doanh nghiệp, những tồn tại yêu kém trong tổ chức quản lý,

sử dụng von và tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước Đặc biệt, còn nhiều batcập trong các chính sách, pháp luật đã ban hành, mặc dù từ thời điểm tháng7/2010, các doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải đăng ký pháp nhân theoLuật Doanh nghiệp, hàng loạt các quy định dưới luật mang tính điều hànhcủa Chính phủ và các Bộ, ngành vẫn tiếp tục được ban hành mới hoặc duy trìhiệu lực thi hành trên thực tế Điều này dẫn tới hệ quả và hậu quả như chồngchéo hay mâu thuẫn nhau, tính dễ thay đổi và khó kiểm tra, giám sát trongkhâu ban hành của cơ quan quyên lực nhà nước như Quốc hội hay UBTVQH

và các cơ quan chức năng khác.

Ngoài ra, như ở các quốc gia đã va đang chuyên đổi mô hình kinh tế,việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang các loại hình doanh nghiệp

khác là một công việc hệ trọng và thường kéo dài, do đó tạo thành một lĩnh

vực chuyên biệt cần phải được điều chỉnh bởi Luật do co quan quyên lực cao

Trang 8

Chính bởi những khoảng trống pháp lý như vậy đòi hỏi khách quanphải có một chính sách pháp luật về quản lý doanh nghiệp nhà nước riêngbiệt, độc lập nhằm quản lý doanh nghiệp nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn.

Do tính cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn của vấn trên, tôi chọn đề tài

“Pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước hiện nay” làm

đề tài nghiên cứu của luận văn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

DNNN (công ty 100% vốn Nhà Nước và công ty do Nhà nước nắmgiữ cổ phan chi phối, trong luận văn gọi tắt là DNNN để tiện dan chiếunhững vấn đề lý luận) luôn giữ một vai trò quan trọng trong nề kinh tế thịtrường định hướng XHCN, đặc biệt các TCT là hình thức tổ chức kinh tếhiện đại ở các nước trên thế giới Trong cạnh tranh trên thị trường, DNNNthé hiện nhiều ưu điểm, khuyết điểm Do vậy ở các nước cũng như ViệtNam, Nhà nước cũng như các nhà khoa học rất quan tâm đến DNNN cả về

lý luận cũng như tông kết thực tiễn

Cho đến nay liên quan đến DNNN trong đó có các TCT và TDKT đã

có nhiều văn bản pháp luật nhà nước, các tài liệu, công trình khoa học trong

và ngoài nước đề cập đến

Ở Việt Nam trước hết là những văn bản pháp luật của Nhà nước vềTCT nhà nước, về chuyên đổi TCT nhà nước hình thành các TDKT theo

mô hình công ty mẹ - công ty con Những văn bản của nhà nước liên quan

đến sự hình thành va phát triển của các TCT và TDKT chủ yếu ở Việt Nambao gồm:

- Nghị định số 388/HDBT, ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng(HĐBT) về việc thành lập và giải thé DNNN

- Quyết định 90/TTg, ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tiếp tục sắp xếp tại DNNN

- Quyết định 91/TTg, ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về

Trang 9

khẩn trương hoàn thành việc tô chức, sắp xếp lại các LHXN, TCT.

- Nghị định số 39/CP, ngày 27/06/1995 của Thủ tướng Chính phủ vềđiều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước

- Chi thị 500/TTg, ngày 25/08/1995 của Thủ tướng Chính phủ về xâydựng phương án tổng thể sắp xếp DNNN trong từng ngành và

từng địa phương.

- Ngày 20/04/1995 Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước

- Chỉ thị 573/TTg, ngày 23/08/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc

tạo điều kiện cho các TCT Thủ tướng quyết định thành lập sớm đi vào hoạt

- Chỉ thị 15/1999/CT-TTg, ngày 26/05/1999 của Thủ tướng Chính

phủ về việc hoàn thiện tổ chức hoạt động các Tổng công ty Nhà nước

- Thông tư 66/1999/TT-BTC, ngày 07/06/1999 của Bộ trưởng Bộ Tàichính về việc hướng dẫn xây dựng, sửa đổi Quy chế tài chính của Tổng công

ty Nhà nước.

- Năm 2003, Quốc hội thông qua luật Doanh nghiệp nhà nước sửa đôi

(gọi là luật DNNN năm 2003).

- Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09/08/2004 của Chính phủ về

tổ chức, quản ly tong công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà

nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

- Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ Ban

Trang 10

- Năm 2005, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp.

Đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều quyết định về thành lậpcác tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con (như: Tập đoànBưu chính — Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn

Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Cao su, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy, Tập đoàn Công nghiệp Than — Khoáng sản, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Công

nghiệp và Xây dựng Việt Nam, Tập đoàn phát triển nhà và đô thị ViệtNam ) Đây là những văn bản pháp luật của nhà nước quy định những điềukiện pháp lý cho việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ViệtNam Chủ yếu quy định về tô chức bộ máy; về chức năng, nhiệm vụ, cácchức danh quản lý trong tập đoàn và cơ sở pháp lý về mối quan hệ giữaTổng công ty với các công thành viên, hoặc công ty mẹ với các công ty con

và giữa các công ty con với nhau trong tập đoàn kinh tế Những căn cứ pháp

lý này có vi trí đặc biệt quan trọng cho việc tô chức và hoạt động của các tậpđoàn kinh tế

Bên cạnh những văn bản pháp luật của Nhà nước, các tổ chức và cácnhà khoa học cũng đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về DNNN vàTĐKT Một số công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến luận án như:

“Thanh lập và quan ly các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” (GS.TS

Nguyễn Đình Phan chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia — Hà Nội1996); “M6 hình tập đoàn kinh tế trong Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa”(GS.TSKH Vũ Huy Từ chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia — Hà Nội

Trang 11

“Tập đoàn Ngân hàng thé giới vận hành và thao tác” (Lưu Chan A, TriệuVăn Kinh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia — Hà Nội 1994); “Tap đoànkinh tế - Ly luận và kinh nghiệm quốc té ứng dụng vào Việt Nam” (TranTiến Cường chủ biên, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải — Hà Nội 2005);

“Cơ sở lý luận và thực tiễn về thành lập và quản lý tập đoàn kinh tế ở ViệtNam”, (Đề tài khoa học — Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương thực hiện -2003); “Hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên cơ sở Tổng công tynhà nước ”„ (Đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện - 2005); “Xu thé hìnhthành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” (Đề tài khoa học do Bộ Kế hoạch vàĐầu tư nghiên cứu - 2007); “Xáy dựng mô hình quản lý tài chính doi với tậpđoàn kinh tế” (Đỗ Đình Tuấn, Chuyên đề nghiên cứu khoa học, Viện nghiêncứu tài chính, Hà Nội - 2000); “Chinh sách va cơ chế tài chính của Tổngcông ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con” (TS NguyễnĐăng Nam, Hoàng xuân Vương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Họcviện Tài chính, Hà Nội - 2003); Đề án “Tap đoàn kinh té” của Viện nghiêncứu quan lý kinh tế Trung ương trình Chính phủ, quý IV — 2003; “N”ữnggiải pháp cơ bản nhằm hình thành và phát triển tập toàn kinh doanh ViệtNam hiện nay” (Nguyễn Bich Loan, Luận án tiến sỹ khoa học kinh tế,

Trường DH Thuong mai, Hà Nội - 1999); “Các giải pháp tài chính trong

việc huy động vốn cho dau tư phát triển Tổng công ty dau khí Việt Nam theohướng tập đoàn kinh tế” (Nguyễn Ngọc Sự, luận án tiến sĩ chuyên ngành Taichính, lưu thông tiền tệ và tín dụng, Học viện Tài chính, Hà Nội- 2006);

“Hoàn thiện mô hình tô chức quản ly các Tổng công ty nhà nước trong tiễntrình hội nhập kinh tế quốc tế” (Luận án TS của Tran Thị Thanh Hồng, bao

vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chi Minh, năm 2004); “Mot số giảipháp hoàn thiện phương thức quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh

nghiệp ” (Đề tài khoa học cấp bộ, do TS Trang Thị Tuyết là chủ nhiệm, bảo

vệ tại Học viện HCQG năm 2004); “Quản lý nhà nước về tài chính đối với

Trang 12

cơ chế quan ly vốn và tài sản đổi với các Tổng công ty 91 phát triển theo môhình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” (Nguyễn Xuân Nam, luận án TSchuyên ngành Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng — Học viện Tài chính

Hà Nội 2006); “Giải pháp đổi mới cơ chế tài chính của Tổng Công ty Hàng

không Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh doanh `" (Vũ Hà Cường, luận an

TS chuyên ngành Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng — Học viện Ngânhàng, Hà Nội 2006); “Tap đoàn kinh tế - các van dé thực tiên và đề xuấtchính sách” (Hội thảo khoa học - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trungương tô chức tại Hà Nội từ 31/05 đến 01/06/2005); “Kinh nghiệm quốc tế vềTập đoàn kinh té”

Trung ương tổ chức tại Hà Nội từ 24/02 đến 25/02/2005); “Mét số vấn dé vềcác tập đoàn kinh tế ở Việt Nam và các ngân hàng do tập đoàn kinh tế mớithành lập” (Nguyễn Kim Anh — Tạp chí quản lý kinh tế số 19/2008); “Xâydung tập đoàn kinh tế - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh và hội

(Hội thảo khoa học - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế

nhập của các Tổng công ty nhà nước hiện nay” (Đỗ Duy Hà, Tạp chí Quản

lý kinh tế - Số 15, tháng 7+8/2007); “Một số lý luận về tập đoàn kinh tế”(TS Phan Thảo Nguyên, Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông,21/05/2007); “Một số vấn dé về thành lập tập đoàn kinh tế”, (Báo điện tử,

Báo Công nghiệp của Bộ Công thương —30/5/2005); “Tập đoàn kinh

té” (Luat gia Vũ Xuân Tiền, DNNN.com.vn, ngày 11/04/2006); “Pháitriển kinh tế tập đoàn: Chính sách di sau thực tiễn” (Báo Người lao độngđiện tử, 27/09/2007); “Quản tập đoàn bằng mệnh lệnh hành chính hay dau

tu tài chính?” (Phương Loan, TuanVietnam.net, 17/08/2008); “Quan lý các

tập đoàn kinh tế” (Nguyễn Quang A, Lao Động Cuối tuần số 33 ngày17/8/2008); “Tập đoàn kinh tế: Quản thế nào cho được” (NguyễnHiền, Đời sống và Pháp luật Online, 15/8/2008); “M6 hình tập đoàn nhànước và mối lo vượt tâm kiểm soát” (tác giả Nguyễn Trung, institute of

development studies, 16/9/2008).

Trang 13

nĩi chung Chủ yếu đề cập đến lịch sử ra đời của tập đồn kinh tế; các điềukiện về chính trị, kinh tế - xã hội, về phát triển thị trường làm tiền đề cho việc

ra đời tập đồn kinh tế; cũng cĩ cơng trình đề cập đến các yếu tố, điều kiệncho tập đồn kinh tế phát triển; đề cập đến vai trị của quản lý Nhà nước đốivới sự ra đời và phát triển tập đồn kinh tế nĩi chung và ở Việt Nam trongđiều kiện đơi mới và hội nhập nĩi riêng

Các luận án tiến sỹ đã nghiên cứu chỉ tập trung vào các khía cạnhchuyên sâu, nghiệp vụ đối với quản lý các TCT, TDKT như “tổ chức bộmáy”, “cơ chế tài chính”, “phương thức huy động vốn” Một số tài liệu vàluận án cĩ đề cập đến van dé quản lý Nhà nước đối với TDKT nhưng cũng đivào các đối tượng, quản lý cụ thể Chang hạn luận án của Nguyễn Đăng Qué

đi vào QLNN đối với tài chính, dé tài của Trang Thị Tuyết đi về QLNN đốivới các loại hình doanh nghiệp Những tài liệu trên chủ yếu tập trung và cáckhía cạnh quản lý cụ thế, tập trung chính vào khía cạnh nghiệp vụ quản lýkinh tế của nội bộ TĐKT Qua việc nghiên cứu hồn thành luận văn “Phápluật về quản lý Nhà Nước đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay”, tơithấy rằng :

Những cơng trình khoa học cơng bố ở trên đã tập trung dé cập đến

những khía cạnh cụ thé:

Một là, các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định những điều kiện,những yếu tố dé hình thành TDKT (điều kiện về vốn, điều kiện về ngànhnghề, về cán bộ ) quy định các mối quan hệ trong hoạt động sản xuất kinh

doanh giữa các thành viên trong tập đồn, đặc biệt là giữa cơng ty mẹ với các

cơng ty con, quy định các điều kiền để xử lý khi tập đồn cĩ rủi ro, cĩ tranhchấp quy định về cơng tác cán bộ đối với những tập đồn kinh tế từ cácTCT nhà nước chuyền thành TDKT

Hai là, các cơng trình khoa học khác, kê cả các luận án tiễn sỹ nghiêncứu về TDKT, đề cập đến các điều kiện hình thành và phát triển các tập đồn

Trang 14

Ba là, có vài luận án tiến sỹ nghiên cứu quản lý nhà nước đối vớiTĐKT, nhưng dé cập đến khía cạnh tài chính, tổ chức, quản lý TDKT.

Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đưa ra và giải quyết nhiềuvan đề bức xúc mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp nhà nước đặt ra Tuy nhiên, cho đến nay chưa có côngtrình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các khía cạnh, chuyênsâu và toàn diện về đề tài “Pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp nhà nước hiện nay ” nói trên.

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước có

những tính chất đặc thù riêng do vậy phải có chế độ pháp lý riêng với rấtnhiều các quy định cần được nghiên cứu, đánh giá kỷ lưỡng Đây là cơ hội đểtác giả tìm tòi, nghiên cứu những mặt tích cực, ưu điểm và mạnh dan đề xuấtnhững giải pháp cho mặt khuyết điểm còn tồn tại để góp phần quản lý nhànước đôi với doanh nghiệp nha nước ngày càng tốt hơn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Mục đích nghiên cứu của đề tải là hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản

lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước Làm rõ thực trạng pháp luật vềquản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước cũng như thực trạng hoạtđộng của doanh nghiệp nhà nước hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải phápquản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụphát triển nền kinh tế nước ta

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm và các loại hình doanh nghiệp

nhà nước hiện nay;

+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp nhànước, rút ra những vấn đề tồn tại cần hoàn thiện, đặc biệt là những bat cap

trong quản lý nha nước;

Trang 15

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là các doanh nghiệp nhà nước độclập và các Tổng công ty (tập đoàn kinh tế) nhà nước

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu doanh nghiệp nhà nước vàquản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này Đề tài tập trung vàonghiên cứu các chủ trương, chính sách pháp luật cũng như các giải pháp tam

vĩ mô về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta, đề tài sử dụng các biện phápnghiên cứu chủ yếu là: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, khảo sát, phântích tông hợp, phân tích thống kê Trong phạm vi nghiên cứu, dé tài có thamkhảo, trích dẫn các tài liệu trong một số trang web của các cơ quan hànhchính, sự nghiệp có liên quan đến đề tài

6 Kết cầu của luận văn

Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước va quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp nhà nước;

Chương 2: thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp nhà nước hiện nay;

Chương 3: một số định hướng và giải pháp sắp xếp, đổi mới quản lýnhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước hiện nay

Hoàn thành Luận văn này ngoài sự cô găng của bản thân còn được sựgiúp đỡ quý báu của PGS TS Nguyễn Viết Tý Chức vụ Trưởng khoa Luậtkinh tế trường Đại học Luật Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của các đồng chi,đồng nghiệp va những người quan tâm đến đề tai nay Song do điều kiện thờigian nghiên cứu có hạn, hơn nữa đây là lĩnh vực trong thực tiễn còn nhiềuvướng mắc, phức tạp do vậy sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, người viếtmong được sự tiếp tục đóng góp ý kiến bổ sung của Quý thay, Quý cô vànhững đồng chí quan tâm đến đề tai

Trang 16

- ; Chương 1 Ộ ; Ộ TONG QUAN VE DOANH NGHIEP NHA NUOC VA |

QUAN LY NHÀ NƯỚC ĐÔI VOI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, đặc điểm và các loại hình doanh nghiệp nhà nước

11.1 Khai niệm doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước có lịch sử tồn tại khá lâu đời và hiện đang giữvai trò chủ đạo trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.Trong từng giai đoạn khác nhau, quan điểm pháp lý về doanh nghiệp nhànước cũng có những đặc thù và thay đổi nhất định phù hợp với thực tiễnkinh doanh Trong thời gian đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế ở ViệtNam, doanh nghiệp nhà nước được quan niệm là những tổ chức kinh doanh

do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (Điều 1 Nghị định 388/HDBT ngày

20 tháng 11 năm 1991) Doanh nghiệp nhà nước còn bao gồm cả những tổchức kinh tế hoạt động công ích của Nhà nước (Điều | Luật Doanh nghiệpnhà nước năm 1995) Doanh nghiệp nhà nước theo cách hiểu này đã đượctiếp cận điều chỉnh bởi pháp luật có sự khác biệt rõ rệt với các loại hìnhdoanh nghiệp khác về vấn đề chủ sở hữu cũng như tô chức và quản lý hoạt

động của doanh nghiệp.

Từ những thay đổi về tư duy quản lý kinh tế và điều chỉnh pháp luật đối

với các doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước (2003) đã có định nghĩa mới

về doanh nghiệp nhà nước Theo Luật này, doanh nghiệp nhà nước được hiểu là

tô chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cô phan, von

góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nha nước, công ty cổ phan,công ty trách nhiệm hữu hạn (Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2005).Cũng có thé hiểu “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước

sở hữu trên 50% vốn điều lệ”

Theo quy định này, phạm vi doanh nghiệp nhà nước đã được mở rộng

đáng kê, theo đó doanh nghiệp nhà nước bao gồm ba hình thức là: công ty nhà

! Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005.

Trang 17

nước, công ty cô phần nha nước và công ty trách nhiệm hữu han nhà nước 1

thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 2 thành viên trở lên.

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Từ khái niệm doanh nghiệp nhà nước được ghi nhận tại Điều | LuậtDoanh nghiệp nhà nước năm 2003, có thé nhận thấy doanh nghiệp nhà nước

có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về sở hữu: doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà

nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cô phân, vốn góp chi phối Đó là

những doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ để thành lậphoặc là những doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nha nước chiếmtrên 50% vốn điều lệ Như vậy, đặc điểm quan trọng của doanh nghiệp nhànước là vốn của nó thuộc sở hữu nhà nước hoặc cơ bản thuộc về nhà nước

Tài sản của doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của tài sản Nhà nước.

Thứ hai, về quyền quyết định hoặc quyền chi phối đối với doanhnghiệp: vì doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệhoặc có cô phan, vốn góp chi phối nên nhà nước có toàn quyền định đoạt đốivới doanh nghiệp hoặc quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động: đối với việc

bồ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quan lý; đối với việc tô chứcquản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp

Thứ ba, về hình thức tồn tại: Doanh nghiệp nhà nước hiện nay rat đadạng, nó có thê được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty nhànước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu han nhà nước một

thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở

lên, doanh nghiệp có cô phần hay vốn góp chi phối của nhà nước

Tứ tư, về tư cách pháp lý và trách nhiệm tai sản: Doanh nghiệp nhànước là tô chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh,lay tu bù chi và phải đảm bảo có lãi dé tồn tại và phát triển Doanh nghiệp nha

Trang 18

nước có tài sản riêng va tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó về mọi hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (trách nhiệm hữu hạn)”.

Như vậy, doanh nghiệp nhà nước độc lập cả về kinh tế và pháp lý.Trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước không chịu trách nhiệm thay chodoanh nghiệp mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về sốvốn mà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước kháchhàng bang tài san của mình

1.1.3 Các loại hình doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước được phân loại theo nhiều phương diện, góc độ

khác nhau.

* Dựa vào mục đích hoạt động gồm có:

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh: Là doanh nghiệp nhà

nước hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích: Là doanh nghiệp nhà

nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách củaNhà nước, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc tế phòng an ninh

Việc phân loại theo tiêu thức này giúp doanh nghiệp tập trung vào mục

tiêu hoạt động chính của mình Nhà nước có cơ chế quản lý và có chính sáchphù hợp với từng loại doanh nghiệp, đồng thời thực hiện việc mở rộng quyền

và trách nhiệm của loại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi

nhuận nhằm thực hiện 1 bước việc đưa loại doanh nghiệp nhà nước hoạt độngkinh doanh hoạt động trên cùng mặt băng pháp lý và bình đăng với các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đảm bảo khả năng cạnh tranh của

loại doanh nghiệp này.

* Dựa vào quy mô và hình thức gồm có:

- Doanh nghiệp nhà nước độc lập: Là doanh nghiệp nhà nước không ở

trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác, bao gồm: Công ty cỗ phan nhà

? Trách nhiệm hữu hạn - Theo mục b khoản 1 điều 38 luật doanh nghiệp 2005

Trang 19

nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Công ty trách

nhiệm hữu hạn nhà nước có tư hai thành viên trở lên, Doanh nghiệp có cổphần, vốn góp chi phối của Nhà nước

- Doanh nghiệp thành viên và Tổng công ty Nhà nước

+ Doanh nghiệp nhà nước thành viên: Là doanh nghiệp nằm trong cơcau tổ chức của một doanh nghiệp lớn hơn

+ Tổng công ty Nhà nước: Là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớnbao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gan bó với nhau về lợi ich kinh tế,tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo trong một hoặc một SỐ chuyênngành kinh tế kỹ thuật chính do Nhà nước thành lập nhằm tăng cường, tích tụ,tập trung, phân công chuyên môn hoá va hợp tác sản xuất dé thực hiện nhiệm

vụ Nhà nước giao, nâng cao khả nang và hiệu quả kinh doanh của các đơn vi

thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nên kinh tế

* Dựa vào cách thức tổ chức, quan lý doanh nghiệp, gồm:

- Doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: Là doanh nghiệp nhànước mà ở đó Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của

doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước Chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà

nước được Chính phủ uy quyên về sự phát triển của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: Là doanh nghiệpnhà nước mà ở đó chỉ có giám đốc doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng

1.2 Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

Một trong những nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế là nhằmthúc đây doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đúng các mục tiêu,nhiệm vụ kinh tế do Nhà nước giao, làm cho doanh nghiệp ở Việt Nam pháthuy đầy đủ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Theo Luật Doanhnghiệp nhà nước năm 2003, Nhà nước thực hiện chức năng quản lí đối vớidoanh nghiệp nhà nước với hai tư cách: tư cách là cơ quan quyén lực nhanước và tư cách là chủ sở hữu Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước,

Nhà nước thông nhât quản lí nhà nước đôi với doanh nghiệp nhà nước với

Trang 20

những nội dung sau: ban hành chính sách, luật pháp, cơ chế và chế độ quản lí;quyết định các biện pháp Nhà nước bảo hộ và hỗ trợ các doanh nghiệp nhànước quan trong; tổ chức xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển doanhnghiệp; tô chức xây dựng quy hoạch va dao tạo cán bộ; tô chức kiểm tra,thanh tra, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, trốn thuế, lậu thuế Với tư cách làchủ sở hữu, Nhà nước thống nhất tổ chức thực hiện quyền sở hữu đối vớidoanh nghiệp nhà nước như sau: quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách,giải thể, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước; quyết định mục tiêu,nhiệm vụ, chiến lược phát triển và định hướng kế hoạch; ban hành điều lệmẫu, phê chuẩn điều lệ của doanh nghiệp; quyết định cấp vốn đầu tư ban đầu

và đầu tư bổ sung, giao vốn cho doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát việc bảotoàn và phát triển vốn, quy định tỉ lệ khấu hao, tỉ lệ phân chia lợi nhuận vàocác quỹ, phê chuan phương án chuyên nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cốnhững thiết bị, nhà xưởng quan trọng, phê chuẩn phương án huy động vốn,gop vốn liên doanh; quyết định áp dụng mô hình quan lí, bổ nhiệm, miễnnhiệm, khen thưởng, kỉ luật các chức danh quản lí chủ chốt trong doanhnghiệp; quy định các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá tiền lương, chế độ tiềnlương, tiền thưởng, phụ cấp; tổ chức kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhà

nước thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao, giám sát hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lí của hội đồng quản trị, tổnggiám đốc và giám đốc

1.2.1 Mục dich và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp nhà nước

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nên kinh tế thị trường (KTTT)định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước(mà doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt) giữ vai trò chủ đạo Doanh nghiệpnhà nước là một bộ phận trọng yêu của xã hội, của một quốc gia, do vậy, Nhanước tham gia quản lý doanh nghiệp nhà nước là hết sức cần thiết Sự quản lýcủa Nhà nước đôi với doanh nghiệp nhà nước là nham hạn chê những tôn tại

Trang 21

để đi đến mục đích cuối cùng là làm giàu cho đất nước Muốn đạt được điều

đó thì Nhà nước phải thực hiện được những mục tiêu cụ thé, thực hiện cácchính sách pháp luật và áp dụng pháp luật về quản lý doanh nghiệp một cách

nghiêm túc và có hiệu quả.

Đảng ta đã chủ trương nhất quán về đướng lỗi quan lý doanh nghiệpnhà nước với những mục đích cụ thể sau:

- Thúc day tăng trưởng nhanh và bền vững: đây là mục tiêu hàng đầucủa mọi thành phần kinh tế Đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước (làthành phan kinh tế đầu tàu) thì việc tăng trưởng nhanh và bền vững sẽ thúcđây phát triển kinh tế của cả nước, kiểm soát những biến động to lớn của nềnkinh tế, khang định vai trò chủ lực trong 6n định kinh tế vĩ mô, ban hành cácchính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước

- Thực hiện công băng xã hội: Vì tư nhân không dé dang đầu tư vào cáchoạt động cần thiết cho phát triển nền kinh tế, phát triển xã hội, vào các vẫn

dé chung liên quan đến nhiều thành phần kinh tế lớn trong nước và ngoàinước; Có những sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp, đưa ra cho xã hội tiêudùng không dễ dàng kiểm định được chất lượng và ảnh hưởng xấu đến sứckhoẻ, đến môi trường lao động, môi trường sinh thái; Các chủ doanh nghiệptrong quá trình chạy đua tìm kiếm, săn lùng lợi nhuận dễ thoả hiệp với nhau

đi đến độc quyền làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, chèn épquyền lợi của người làm công, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên kém

hiệu quả, cạnh tranh thô bao với nhau, xung đột với nhau; hơn nữa trong xã

hội tồn tại những lĩnh vực, lực lượng quan trọng cần được đảm bảo đầu tư vàđiều tiết thu nhập do đó sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước và các chínhsách quản lý doanh nghiệp nhà nước là hết sức can thiết, nhăm điều tiết sựcân bằng trong hoạt động kinh doanh

- Ôn định kinh tế vĩ mô: Là tạo điều kiện cần thiết dé thúc day tăngtrưởng kinh tế, khuyến khích đầu tư, đảm bảo các nguồn thu ngân sách nhà

nước từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, chủ động quản

Trang 22

lý được các đầu vào đầu ra cho doanh nghiệp, quản lý nguồn vốn đầu tư có

hiệu quả

- Hội nhập kinh tế quốc tế: Trong giai đoạn hội nhập KTQT, với chínhsách mở cửa thị trường thì không phải bat kỳ doanh nghiệp nào cũng có théhội nhập và tồn tại, những doanh nghiệp nhỏ lẽ sẽ gặp phải nhiều vấn đề bấtlợi như hàng hóa ngoại nhập cạnh tranh, thị trường biến động, khả năng cạnhtranh của nhà thầu trong nước kém, sự “tan công” của các nhà cung cấp nướcngoài khiến doanh nghiệp nội địa không cạnh tranh nổi trong các vụ dau thầu

lớn do vậy, doanh nghiệp nhà nước với sự bảo trợ của Nhà nước sẽ đáp ứng

được những đòi hỏi khách quan nói trên để tham gia vào hội nhập kinh tếquốc tế

Về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước:

Trong thời gian qua, khung pháp luật về chức năng quản lý nhà nướcvới chức năng chủ sở hữu nhà nước và tô chức thực hiện quyên, nghĩa vụ chủ

sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành theo hướng đổimới, phù hợp hơn với yêu cầu của kinh tế thị trường Cùng đó là những quyđịnh cụ thé hơn về các chủ thé, quyền của từng chủ thê đại điện chủ sở hữu,tạo thuận lợi hơn cho tô chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước

Việc chuyển sang chế độ bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh được giaothực hiện hầu hết các quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do mìnhquyết định thành lập, đặc biệt là việc quy định các cơ quan quản lý nhà nướckhông được giao thực hiện quyên, nghĩa vụ chủ sở hữu công ty TNHH mộtthành viên, đã giảm bớt được mức độ và SỐ lượng các cơ quan hành chính nhànước tham gia thực hiện chức năng, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Điềuquan trọng là xác định được đầu mối chịu trách nhiệm đối với phần vốn nhà

nước và hoạt động của các công ty này.

Bên cạnh đó, việc thành lập và giao Tổng công ty Đầu tư và Kinhdoanh vốn nhà nước (SCIC) thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại một sốdoanh nghiệp và quy định công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà

Trang 23

nước được giao thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với công ty contheo cơ chế quản lý của nhà đầu tư, kinh doanh đã giảm sự can thiệp trực tiếpcủa các cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẻ t6 chức thực hiện và tách bạch chức

năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước vừa

chưa đầy đủ, vừa thiếu nhất quán, dẫn đến lúng túng hoặc tùy tiện trong tổchức thực hiện và dễ tạo sự khác biệt không hợp lý trong quản lý giữa doanhnghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác Đặcbiệt, chưa hình thành một hệ thống mô hình, cơ chế, chính sách sở hữu rõràng, nhất quán, đảm bảo việc quản trị doanh nghiệp nhà nước nói chung và

thực hiện chức năng chủ hữu nhà nước nói riêng được thực hiện minh bạch,

có trách nhiệm, chuyên nghiệp và hiệu quả đã dẫn đến tình trạng hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu nhà nước còn bất cập

Do vậy, Trong Dự thảo Đề án “Tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nướcvới chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước” mà Bộ Kế hoạch

và Đầu tư được giao xây dựng, một số phương án đang được nghiên cứu”

Thứ nhất là phương án Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụchủ sở hữu nhà nước thông qua cơ quan chuyên trách thực hiện quyên, nghĩa

vụ chủ sở hữu nhà nước Cơ quan này sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sởhữu nhà nước với công ty TNHH một thành viên và phần vốn nhà nước tạidoanh nghiệp là công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.Với phương án nay, cơ quan thực hiện quyên, nghĩa vụ chủ sở hữu nha nước

không phải là cơ quan hành chính nhà nước và không thực hiện chức năng

quản lý nhà nước như các cơ quan hành chính nhà nước khác Mục tiêu tách

bạch quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp của chủ sở hữu được thực

› Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2012 Hội (hảo "Tach bạch chức năng chủ

sở hữu nhà nước với chức năng quan lý nhà nước: Thực trạng và khuyến nghị chính sách", truy cập tại địa chỉ: http://www.b-wto.gov.vn/news/983/Hoi-thao-Tach-bach-chuc-nang- chu-so-hwuu-nha-nuoc-Voi-chuc-nang-quan-ly-nha-nuoc:- Thuc-frang-va-khuyen-nghi- chinh-sach.html

Trang 24

hiện Tuy nhiên, việc triển khai ngay phương án này đối mặt với khó khăn là

số doanh nghiệp nhà nước còn kha lớn, phạm vi hoạt động rộng, đa dạng Cơquan này khó đảm đương được trách nhiệm chủ sở hữu với số doanh nghiệp

nhà nước hiện có.

Dé đảm bảo được tính khả thi và phù hợp với lộ trình đổi mới, sắp xếpdoanh nghiệp nhà nước, trong giai đoạn đầu, cơ quan này sẽ chỉ thực hiệnquyền chủ sở hữu nhà nước tại các công ty TNHH một thành viên và phầnvốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế,tổng công ty nhà nước quy mô lớn trực thuộc trung ương Công ty mẹ trongtập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực độcquyền, công nghiệp mạng, nhưng lại đang có nhu cầu đầu tư lớn từ ngân sáchnhà nước hoặc sự bảo trợ của Nhà nước trong vay von đầu tư; doanh nghiệpnhà nước sản xuất, cung ứng các sản phẩm dịch vụ công thiết yếu và doanhnghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh sẽ tiếp tục giữ nguyên cơ chếđại diện chủ sở hữu Việc chuyển giao toàn bộ trách nhiệm chủ sở hữu đốivới doanh nghiệp nhà nước, phần vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp

và cả SCIC cho cơ quan này sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành cơ bản hoạt

động sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước Khi đó, những tôn tại

của việc chưa tách bạch chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý nhànước trong cơ quan quản lý nhà nước sẽ được khắc phục, đồng thời tạo điềukiện thuận lợi cho việc cải cách hành chính và nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ hai là Chính phủ thống nhất thực hiện quyên, nghĩa vụ chủ sở hữunhà nước thông qua các cơ quan chuyên trách thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sởhữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại cácdoanh nghiệp khác; trong đó, ở cấp trung ương hình thành cơ quan chuyêntrách thuộc bộ, thực hiện quyền nghĩa vụ chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhànước và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty mẹ trong tập đoànkinh tế, tong công ty nhà nước có ngành kinh doanh chính trong ngành, lĩnh

Trang 25

vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của bộ Phương án này có điểm yếu làchưa triệt để tách bạch chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nướctheo định hướng tại các nghị quyết của Đảng, chưa triệt dé tách bạch chức năngchủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước của các bộ/UBND cấp tỉnh Vìvậy, các cơ quan này chưa thể hoàn toàn tập trung vào thực hiện chức năng

quản lý nhà nước được giao.

Phương án khác được nghiên cứu là Chính phủ thống nhất thực hiệnquyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thông qua các cơ quan chuyên tráchđược thành lập mới thuộc cấp bộ Cơ quan này thực hiện chức năng tô chứcthực hiện quyền nghĩa vụ chủ sở hữu đối với các công ty TNHH một thànhviên và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty mẹ trong tập đoànkinh tế, tổng công ty nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính thuộc lĩnh

vực do bộ đang quản lý.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành lập bộ phậntrực thuộc UBND thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanhnghiệp nhà nước thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công tích trực thuộc.Riêng Hà Nội và TP.HCM sẽ thành lập tô chức mới thuộc UBND để thựchiện quyên, nghĩa vu chủ sở hữu nhà nước đối với các công ty TNHH mộtthành viên là công ty mẹ trong các tổng công ty nhà nước và phần vốn nhà

nước tại các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trực thuộc.

Tuy nhiên, ngoài nhược điểm là chưa triệt để tách bạch chức năng chủ sở hữuvới chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan hanh chính nhà nước,phương án này có thé gặp can trở từ một số bộ phận, một số cán bộ thuộc cáctập đoàn kinh tế, tổng công ty 91 do bị “xuống cấp” quản lý; và bị hạn chếtrong việc điều hòa, phối hợp giữa các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt làgiữa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thuộc các bộ

Một số phương án khác đang được nghiên cứu là Chính phủ thốngnhất thực hiện quyên, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước và phân công, phâncấp cho Thủ tướng Chính phủ, bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện quyền, nghĩa

Trang 26

vụ chủ sở hữu nhà nước đối với từng loại doanh nghiệp nhà nước và Chínhphủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với

doanh nghiệp nhà nước thông qua SCIC.

Tuy phương án phân công, phân cấp ít gây xáo động nhất trong việc tôchức thực hiện quyền chủ sở hữu so với các phương án trên, nhưng lại chưa

tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước, chưa xóa bỏ sự phân biệt doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp kinh doanh

Phương án giao trách nhiệm đại diện chủ sở hữu cho SCIC cũng gặp khó khi SCIC phải gánh trách nhiệm với hon 1.000 doanh nghiệp nhà nước,

doanh nghiệp có vốn nhà nước

Ngày 15/11/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP

về phân công, phân cấp thực hiện quyên, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sởhữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vàodoanh nghiệp thay thế Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 củaChính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đốivới công ty nhà nước, Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006 củaChính phủ sửa đôi, bố sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP

Nghị định khang định vai trò quản lý cao nhất và thống nhất của Chínhphủ cũng như phân công, phân cấp thực hiện các quyên, trách nhiệm, nghĩa

vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nướcđầu tư vào doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước doi với doanh nghiệp nhà nướcNhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với tất cả các loại hình doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế Theo đó Nhà nước thực hiện một sốnội dung chủ yếu sau đây

Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hộiđất nước của ngành, lĩnh vực địa phương hàng năm và dài hạn

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất

Trang 27

nước, ngành lĩnh vực, địa phương là định hướng cho các doanh nghiệp

nói chung và các DNNN nói riêng xây dựng chiến lược phát triển, chiếnlược cạnh tranh, chiến lược đầu tư

Căn cứ vào quy hoạch của Nhà nước, các DNNN hoạch định xu thếphát triển của mình từ đó có chương trình, kế hoạch dự án đầu tư phù hop.Trong nên kinh tế thị trường, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động củadoanh nghiệp, song kế hoạch quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhànước là căn cứ, định hướng cho chiến lược của các doanh nghiệp Chiếnlược, kế hoạch của Nhà nước càng ôn định, cụ thể càng tạo điều kiện chocác doanh nghiệp xây dựng được chiến lược cạnh tranh phù hợp

Kinh nghiệm các nước cũng như thực tế Việt Nam những năm đôimới cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chiến lược, kế hoạch phát triển củađất nước và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Chiến lược, kế hoạchcủa Nhà nước không cụ thể, ổn định, dai hạn làm cho các doanh nghiệp, cáctập đoàn xây dựng chiến lược đầu tư phát triển lâu dài gặp lúng túng, các

doanh nghiệp hoạt động mang tính cục bộ, thời vụ và thường bị động trên thị

trường Ở các nước phát triển Nhà nước rất coi trọng vẫn đề này

Thứ hai, Nhà nước ban hành hệ thông văn bản pháp luật thiết lậpđiều kiện và môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp trong đó có DNNN

Nhăm tạo điều kiện, môi trường pháp lý cho việc hình thành cũngnhư vận động của các hoạt động kinh tế, Nhà nước ban hành hệ thống vănbản pháp luật Căn cứ vào các điều kiện, tiêu chuẩn pháp lý đó, các tô chức,

cá nhân thiết lập các mối quan hệ kinh tế Đây là những chuẩn mực làm căn

cứ, cơ sở cho các hoạt động và quan hệ kinh tế trong đời sông kinh tế - xã hội

Điều quan trọng ở đây là hệ thống văn bản pháp lý phải đồng bộ, cụthé, xoá bỏ hiện tượng “vận dụng”, cơ chế “xin cho” Thông qua đó tạo môitrường lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế cạnh tranh trên thị trường

Đối với các DNNN những nội dung chủ yếu mà hệ thống pháp luật

Trang 28

kinh tế quy định gồm:

- Mức vốn pháp định cho DNNN

- Cơ cầu vốn trong các công ty

- Các quy định pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán

- Pháp luật về thương mại

- Pháp luật về bảo vệ môi trường

- Pháp luật về lao động

- Chế độ tiền lương

Hệ thống van bản pháp luật này tạo nên môi trường, cơ sở pháp lý

cho mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có các DNNN.

Thứ ba, Nhà nước sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để điềutiết, khuyên khích hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong đó có DNNN

Những công cụ chính sách vĩ mô chủ yếu nhà nước thường dùng gồm:

- Các chính sách tài chính tiền tệ:

Hệ thống chính sách tài chính tiền tệ có tầm quan trọng đặc biệt điềutiết hoạt động quan hệ tài chính của các doanh nghiệp trong đó có các DNNN.Thuộc nhóm này có những công cụ rất trọng như: Chính sách tín dụng, chínhsách giá, chính sách ty giá hối đoái, chính sách thué

- Chính sách đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ nguồn von NSNN:

Pau tu 1a hoat dong xuất vốn nhằm thu lợi ích, nó thé hiện sự bỏ rahay sự hy sinh tiêu dùng ở hiện tại (như tiền vốn, của cải vật chất, sức laođộng, trí tuệ ) để thu được các kết quả lớn trong tương lai cho người đầu

tư Nhìn chung đầu tư là hoạt động xuất vốn nhằm thu lợi ích, lợi ích đạtđược trong tương lai là mục đích và vốn là phương tiện để nhà đầu tư đạt

Trang 29

cụ vĩ mô, chủ thê đầu tư là Nhà nước Khả năng cạnh tranh và phát triển củadoanh nghiệp được tăng lên không chỉ qua hoạt động đầu tư của bản thân màcòn bằng hoạt động đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng như xây dựngđường sa, cầu cống, bến bãi, hệ thong thông tin liên lạc, đầu tư phát triển hệthống tài chính, ngân hàng, đầu tư xây dựng hệ thống thông tin thị trường,dao tạo nguồn nhân lực Với những nước kém phát triển, đây thường là kếtquả đầu tư từ phía Nhà nước vì những hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn,thời gian thu hồi chậm nên vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp.Hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trên làm hạ thấp các chi

phí của các doanh nghiệp, giảm bớt các khâu trung gian, tạo thuận lợi trong

giao lưu mua bán sản phẩm, dé tiếp cận với thị trường các yếu t6 đầu vàocũng như đầu ra

Việc Nha nước dau tư chi những khoản chi lớn nhằm cải cách hoạt

động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh

và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời tạo ra tácđộng lan toả tới các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác Hơnnữa đầu tư của Nhà nước nhằm cải cách nên kinh tế nói chung và cải cáchhành chính nói riêng tại các cơ quan công quyén như cơ quan thuế, cơ quanhải quan, cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh v.v đều là yếu tổ quan

trọng cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đầu tư của Nhà nước làm hình thành các vùng, các khu côngnghiệp, khu chế xuất tạo nên các vùng kinh tế lớn, thúc đây kinh tế cảnước tăng trưởng, thúc đây chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

— điều kiện giúp cho DNNN kinh doanh hiệu quả

Như vậy, đầu tư từ ngân sách nhà nước là không thé thiếu va rấtquan trọng song vấn đề đặt ra là trong điều kiện NSNN hạn hẹp thì vốn đầu

tư của Nha nước cần có trọng điểm, đóng vai trò dẫn dắt, hướng dẫn dé làm

“vốn mỗi” cho hoạt động đầu tư từ các thành phan kinh tế để huy động mọinguồn lực cho phát triển, tránh tinh trạng kinh tế nhà nước chèn lẫn đầu tư

Trang 30

tư nhân Bên cạnh đó, chỉ NSNN cho khoa học công nghệ, giáo dục,đào

tạo sẽ tạo nên nền công nghệ quốc gia tiên tiến và nguồn nhân lực chấtlượng cao, đây là nền tảng quyết định hai trong các yếu tố đầu vào quan

trọng của DNNN và các doanh nghiệp nói chung.

Thứ tư, quy định hệ thống thủ tục hành chính thực hiện các mối quan

hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong đó có các DNNN.

Quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp là

quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý Trong thực tế có rất

nhiều mối quan hệ khác nhau Mỗi mối quan hệ có hệ thống thủ tục hành

chính cụ thể do pháp luật quy định Các thủ tục hành chính này nhiều trường

hợp gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Nhà nước Việt Nam trong quá trình cải cách hành chính đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành

chính, xây dựng cơ chế một đầu mối (một cửa) thông qua việc công khai hoácác bộ thủ tục hành chính.

Trong quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước, bắt buộc các doanhnghiệp trong đó có các DNNN phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hành

chính, tuân thủ đúng lộ trình, thời gian quy định về thủ tục hành chính

Thứ năm, tô chức thanh tra, kiểm tra đối với các DNNN

Thanh tra, kiểm tra là chức năng vốn có của quản lý nhà nước Thanh

tra, kiểm tra nhằm phát hiện các bat cap về cơ chế chính sách của nha nước

dé có biện pháp hoàn thiện, đồng thời qua thanh tra, kiểm tra phát hiện các viphạm tiêu cực trong hoạt động của các doanh nghiệp để kịp thời ngăn chặn

và xử lý kip thời nhằm lành mạnh hơn hoạt động của các DNNN

Hiện nay nhà nước thực hiện hai chế độ thanh tra

- Thanh tra thường xuyên định kỳ:

Cuộc thanh tra này nhằm đánh giá tình hình quản lý sản xuất kinh

doanh của các DNNN, qua đó phát hiện bất cập về chế độ tài chính của Nhànước cũng như công tác quản lý tài chính của đơn vị đê có biện pháp hoàn

Trang 31

thiện Thanh tra định kỳ có thể thực hiện hàng năm, nó có tác dụng rất lớnđối với việc hoàn thiện quản lý kinh doanh cho các doanh nghiệp.

- Thanh tra đột xuất

Đây là những dot thanh tra khi có vụ việc không bình thường xảy

ra Thanh tra đột xuất nhằm phát hiện những tiêu cực, tham nhũng đặc biệt

là về tài chính ở các Doanh nghiệp Nhằm lành mạnh hoá hoạt động tàichính của các doanh nghiệp cũng như phát huy triệt để tác dụng công cụthanh tra, cần thiết phải xử lý triệt để đối với những vi phạm khi thanh tra

phát hiện ra.

Hoạt động thanh tra đối với các doanh nghiệp được thực hiện theopháp luật về thanh tra

1.2.3 Chế tài trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

Từ ngày 30/6/2010 trở về trước, khi các doanh nghiệp nhà nước (doanh

nghiệp nhà nước) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng

Chính phủ đã có Quyết định số 271/2003/QD-TTg ngày 31/12/2003, tiếp đó

là Quyết định số 224/2006/QD-TTg ngày 6/10/2006 về việc ban hành Quychế giám sát và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và Quyết định

số 169/2007/QD-TTg ngày 8/11/2007 về việc ban hành Quy chế giám sát đốivới doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả,(thay thế Quyết định số 271/2003/QD-TTg)

Việc thực hiện các quyết định trên đã từng bước nâng cao ý thức chấp

hành pháp luật, kỷ cương của số đông các doanh nghiệp nhà nước Qua côngtác giám sát, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đã có sự cảnh báo với chủ

sở hữu doanh nghiệp nhà nước về những nguy cơ, dấu hiệu rủi ro tài chính

Cơ chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã gópphần đưa số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ giảm từ 60% những nămđầu 2000 xuống còn 20% năm 2010 Số lượng các tập đoàn, tổng công ty xếploại A — hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (doanh thu và thu nhập khác năm sau

cao hơn năm trước 5%, lợi nhuận thực hiện và tỷ suât lợi nhuận thực hiện cao

Trang 32

hơn kế hoạch, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hiện hành)

đã tăng: đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính 2009 - 2010vẫn duy trì được số lượng doanh nghiệp xếp loại A (năm 2009 có 53% các tậpđoàn, tổng công ty xếp loại A, 70% các công ty độc lập thuộc các bộ, ngànhxếp loại A Năm 2010 có 54% các tập đoàn, tông công ty xếp loại A, 67% cáccông ty độc lập thuộc các bộ, ngành xếp loại A)* Tuy nhiên, qua thực tế thựchiện cho thấy các quy định hiện hành về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp nhà nước còn bất cap, chưa thực sự tạo co chế hiệu

quả để kịp thời phát hiện, cảnh báo cho chủ sở hữu doanh nghiệp về nhữngnguy cơ, dấu hiệu rủi ro về tài chính

Chế tài xử lý đối với các vi phạm trong việc giám sát, đánh giá hiệu quảdoanh nghiệp chưa đầy đủ, rõ ràng và chưa đảm bảo được tính răn đe Một sốdoanh nghiệp nhà nước, bộ ngành, ủy ban nhân dân tỉnh chưa làm tốt công tácgiám sát, đánh giá xếp loại doanh nghiệp, chất lượng báo cáo đánh giá xếploại chưa đạt yêu cầu, chưa đúng quy định và còn chậm trễ nhưng chưa cóbiện pháp xử lý Một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ nhưngchưa nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo giám sát theo quy định chậm bị

xử lý hoặc chế tài xử lý chưa đủ mạnh dé chan chỉnh kip thời, khac phuc suyếu kém của doanh nghiệp

Dé tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạtđộng theo Luật doanh nghiệp, bên cạnh việc hoàn thiện các cơ chế chính sáchquy định về việc thực hiện các quyên, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đốivới doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệpkhác; quy định về việc đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước và cơ chế tài chínhđối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu, cần thiết phải hoàn thiện

cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh

nghiệp có vôn nhà nước theo các yêu câu đã nêu trên.

* Nguyễn Thị Minh Hằng, 2012 Quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước hiện nay, Tạp chí Tài chính sô 9/2012

Trang 33

Luật Doanh nghiệp 2003 quy định chế tài về Xử lý vi phạm đối vớicông ty nhà nước và tổ chức kinh tế:

Công ty nhà nước có hành vi vi phạm dưới đây thì tuỳ theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị đình chỉ hoạt động, xử phạt hành chính theo quy định

của pháp luật: (a) Thành lập công ty nhà nước không theo quy định của Luật

này; (b) Không đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng ngành, nghề đãđăng ký hoặc không được co quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; (c)

Không thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu do Nhà nước quy định; (d) Vi phạm

nghiêm trọng các quy định khác của Luật này Tổ chức kinh tế hoạt động dướidanh nghĩa công ty nhà nước mà không có quyết định thành lập thì bị đình chỉhoạt động và bị tịch thu tài sản nộp vào ngân sách nhà nước ”

Điều 93 Luật này quy định việc xử lý vi phạm đối với cá nhân: Cánhân có hành vi vi phạm dưới đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà

bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếugây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

1 Không thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn được chủ sở hữu công

ty nha nước uy quyền hoặc quyết định sai gây thiệt hại cho công ty;

2 Quyết định thành lập công ty nhà nước không đúng thủ tục, trình tự,vượt thâm quyền, thiếu trách nhiệm trong thâm định thành lập dẫn đến công

ty hoạt động không hiệu quả;

3 Không thực hiện đúng chính sách đối với người lao động trong công

ty nhà nước;

4 Can thiệp vào công việc thuộc thâm quyền của công ty; sách nhiễucông ty, yêu cầu công ty cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định;

5 VI phạm các quy định khác của Luật này”.

Š Điều 92 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.

Trang 34

Chương 2

THỰC TRẠNG PHAP LUAT VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÔI VỚI

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY.

2.1 Thực trạng pháp luật vê quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp nhà nước độc lập (là những doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005)

2.1.1 Những quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp nhà nước độc lập

Như trên đã xác định, doanh nghiệp nhà nước độc lập là doanh nghiệp

nhà nước không ở trong cơ cấu tô chức của doanh nghiệp khác, bao gồm:Công ty cô phan nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn nha nước một thành

viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên,

Doanh nghiệp có cô phần, vốn góp chi phối của Nhà nước

Dé quan lý tốt các loại hình doanh nghiệp nhà nước này, bang các quyđịnh pháp luật Nhà nước đã xác định rõ khái niệm, đặc điểm của mỗi loạicông ty nhà nước độc lập và quan trọng hơn pháp luật đã ghi nhận cụ thé cơchế quản lý đối với từng loại loại công ty nhà nước độc lập Cụ thể:

Thứ nhất, về công ty cô phần nhà nước

Công ty cô phan nhà nước được pháp luật quy định là công ty cổ phan

mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủyquyền góp vốn, được tô chức theo luật doanh nghiệp

Công ty cô phan nhà nước là doanh nghiệp, trong đó: (i) Vốn điều lệđược chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cỗ phan; (ii) Cổ đông chỉ chịutrách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm

vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; (iii) Cổ đông có quyền tự do chuyểnnhượng cô phan của mình cho người khác, trừ trường hợp cô đông sở hữu cổphan ưu đãi biểu quyết và cô phần của cổ đông sáng lập; (iv) Cổ đông là các

công ty nhà nước hoặc tô chức được nhà nước ủy quyên góp vôn.

Trang 35

Công ty cô phần nhà nước có tư cách pháp nhân kế từ ngày được cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có quyền phát hành chứng khoán racông chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Công ty cổ phan nhà nước phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồngquản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phan có trên mườimột cổ đông phải có Ban kiểm soát

Công ty cô phần nhà nước có nhiều lợi thé, trong đó phải ké đến:

- Chế độ trách nhiệm của công ty cô phần là trách nhiệm hữu hạn, các

cô đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công tytrong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cô đông không cao;

- Kha năng hoạt động của công ty cô phan rất rộng, trong hầu hết các

- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cô phan là tương đối dé dang,

do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phan là rất rộng, ngay cacác cán bộ công chức cũng có quyền mua cô phiếu của công ty cổ phan

Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cô phần cũng cónhững hạn chế nhất định , đó là:

- Việc quản lý và điều hành công ty cô phan rất phức tạp do số lượngcác cô đông có thé rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm

chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cô động đối kháng nhau về lợi ích;

- Việc thành lập và quản lý công ty cô phần cũng phức tạp hơn các loại

hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt vê chê độ tài chính, kê toán.

Trang 36

Ngày 18/7/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP

về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cô phan.Theo đó, có 3 đối tượng được cô phan hóa, gồm: (i) Công ty trách nhiệm hữuhạn (Công ty TNHH) một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàngThương mai nhà nước); (ii) Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắmgiữ 100% von điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (iii)Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành Công ty TNHH một

thành viên.

Các doanh nghiệp trên thực hiện cô phần hóa khi đảm bảo đủ 2 điềukiện: Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ và còn vốn

Nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.

Chỉ có tối đa 03 nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phan tại các doanhnghiệp cổ phan hoá

Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷđồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (như:bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầukhí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh

tế, Tổng Công ty nhà nước nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lượctrước thì cơ quan có thấm quyền quyết định phương án cô phan hoá báo cáoThủ tướng Chính phủ quyết định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược,phương thức bán và số lượng cô phan bán cho nhà dau tư chiến lược

Nghị định này có hiệu lực thi hành ké từ ngày 05/09/2011 và thay théNghị định số 109/2007/N ghi định-CP ngày 26/6/2007

Thự hai, vé Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách

nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vồn điều lệ, được tô chức quản lý

và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Trang 37

Theo quy định tai Điều 67 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tô chức có cơ cau tô chức

quản lý như sau:

- Chủ sở hữu công ty bô nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷquyền với nhiệm kỳ không quá năm năm dé thực hiện các quyền và nghĩa vu

của mình theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và pháp luật có liên

quan Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiệnquy định như: (i) Du năng lực hành vi dân sự; (ii) Không thuộc đối tượng bịcam thành lập và quản lý doanh nghiệp; (iii) Có trình độ chuyên môn, kinhnghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếucủa công ty Đối với công ty con của công ty có phan vốn góp hay cô phan sở

hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi,

mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và của người

có thầm quyên bồ nhiệm người quản lý công ty mẹ không được cử làm ngườiđại diện theo uỷ quyền tại công ty con

- Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyềnbất cứ khi nào

- Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷquyền thì cơ cấu tổ chức quan ly của công ty bao gồm Hội đồng thành viên,Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hộiđồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyên

- Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uyquyền thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tô chứcquản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

và Kiểm soát viên

- Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịchcông ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật

của công ty Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại

Việt Nam; nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền

Trang 38

băng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công tytheo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.

- Chức năng, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịchcông ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên cũng được pháp

luật quy định như sau:

e Hội đông thành viên:

Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiệncác quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công tythực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật

và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giaotheo quy định của Luật Doanh nghiệp mới và pháp luật có liên quan Quyền,nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thé và chế độ làm việc của Hội đồng thành viên đối vớichủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp

luật có liên quan.

Chủ sở hữu công ty chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhiệm kỳ,quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy địnhsau: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch Chủ tịch Hội đồngthành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty Chủ tịch Hộiđồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Chuẩn bị hoặc tổ chứcviệc chuẩn bi chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;Chuẩn bị hoặc tô chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hộiđồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên; Triệu tập và chủ trì cuộchọp Hội đồng thành viên hoặc tô chức việc lay y kiến các thành viên; Giám

sát hoặc tô chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành

viên; Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thànhviên; Các quyên và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp mới

và Điều lệ công ty Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quánăm năm Chủ tịch Hội đồng thành viên có thé được bau lai với số nhiệm kỳkhông hạn chế Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng

Trang 39

thành viên là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi

rõ điều đó Trường hợp văng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên uỷ quyềnbăng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủtịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.Trường hợp không có thành viên được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồngthành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một ngườitrong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịchHội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán

Thâm quyền, cách thức triệu tập họp Hội đồng thành viên được quyđịnh cụ thê như sau:

Hội đồng thành viên được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu củaChủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm

thành viên (Đó là trường hợp thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên

25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừtrường hợp quy định dưới đây, có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thànhviên để giải quyết những van đề thuộc thâm quyền Trường hợp công ty cómột thành viên sở hữu trên 75% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quyđịnh một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định trên (25%) thì các thành viên thiểu

số hợp nhau lại đương nhiên có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thànhviên dé giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyên) Cuộc họp của Hội đồngthành viên phải được tô chức tại trụ sở chính của công ty, trừ trường hợp Điều

lệ công ty có quy định khác Chủ tịch Hội đồng thành viên chuẩn bị hoặc tổchức việc chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và triệu tập họp Hội đồngthành viên Thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình họp.Kiến nghị phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Họ, tên, địa chỉ thường trú,quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhânhợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốctịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là

tô chức; họ, tên, chữ ký của thành viên hoặc người đại diện theo uy quyên; Tỷ

Trang 40

lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; Nội dungkiến nghị đưa vào chương trình họp; Lý do kiến nghị Chủ tịch Hội đồngthành viên phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp Hội đồngthành viên nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định được gửi đến trụ sởchính của công ty chậm nhất một ngày làm việc trước ngày họp Hội đồngthành viên; trường hợp kiến nghị được đệ trình ngay trước khi họp thì kiếnnghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp đồng ý Thông báo mờihọp Hội đồng thành viên có thé bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc cácphương tiện điện tử khác do Điều lệ công ty quy định và được gửi trực tiếpđến từng thành viên Hội đồng thành viên Nội dung thông báo mời họp phảixác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp Chương trình và tài liệu

họp phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp Tài liệu sử dụng trong

cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thôngqua phương hướng phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tôchức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất haingày làm việc trước ngày họp Thời hạn gửi các tài liệu khác do Điều lệ công

ty quy định Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hộiđồng thành viên theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên theo quy địnhtrên trong thời hạn mười lim ngày ké từ ngày nhận được yêu cầu thì thànhviên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên; trong trường hợpnày, nếu xét thay cần thiết, yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc

tổ chức và tiễn hành họp Hội đồng thành viên; đồng thời, có quyền nhân danhmình hoặc nhân danh công ty khởi kiện Chủ tịch Hội đồng thành viên về việckhông thực hiện đúng nghĩa vụ quản lý, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của

họ Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì yêu cầu triệu tập họp Hộiđồng thành viên theo quy định trên phải bằng văn bản, có các nội dung chủ yếusau đây: Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân,

Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cánhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc SỐ đăng

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w