Ngoài công pháp quốc tế đề cập và giải quyết ở mức độ nhấtđịnh một số khía cạnh mang tính lý luận về nội luật hóa, các khoa học pháp lý chuyênngành thường hướng sự quan tâm vào những khí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NỘI LUAT HOA DIEU UOC QUOC TE TRONG XÂY DUNG
VA HOAN THIEN HE THONG PHAP LUAT O VIET NAM
HIEN NAY
LUAN AN TIEN SI LUAT HOC
HÀ NOI - 2023
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
PHẠM VĨNH HÀ
NỘI LUẬT HOA DIEU UOC QUOC TE TRONG XÂY DỰNG
VÀ HOÀN THIEN HE THONG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Người hướng dẫn khoa học: GS TS Lê Minh Tâm
HÀ NỘI - 2023
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tdi Các kêt quả nêu trong Luận án chưa được công bô trong bat ky công trình nào khác Các sô liệu trong luận án là trung thực, có nguôn gôc rõ ràng, được trích dan theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án nay.
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Trang 4PHAN MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Những đóng góp mới về khoa học của luận án
oo et ga ở be Pẻ Kêt câu của luận án
PHAN TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tinh hình nghiên cứu ở ngoài nước
Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những van dé cân tiép tục nghiên cứu trong luận án
Vñ7 px ĐC PM ƑÍ Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHUONG 1:
CO SO LY LUAN VE NOI LUAT HOA DIEU UOC QUOC TE
TRONG XAY DUNG VA HOAN THIEN HE THONG PHAP LUAT
QUOC GIA1.1 Khái niệm, vai trò của nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
1.2 Nguyên tắc, chủ thé, nội dung, hình thức, phương pháp nội luật hóa điều
ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
1.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
1.4 Nội luật hóa điều ước quốc tế ở một số quốc gia và những kinh nghiệm
cho Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Trang
nA BB + C2 tt)
N DW
12 32 34 oo
Trang 5DUNG VA HOAN THIEN HE THONG PHAP LUAT O VIET NAM
2.1 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nội luật hóa điều ước quốc tế trongxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay
2.2 Nguyên tắc, chủ thê nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
2.3 Nội dung, hình thức, phương pháp nội luật hóa điều ước quốc tế trongxây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam hiện nay
2.4 Vai trò của nội luật hóa điều ước quốc tế trong thực tiễn xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
2.5 Đánh giá chung về kết quả nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 3:
QUAN DIEM VÀ GIẢI PHAP NỘI LUAT HOA DIEU UOC QUOC
TE TRONG XAY DUNG VA HOAN THIEN HE THONG PHAP
LUAT O VIET NAM HIEN NAY3.1 Quan điểm về nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay
3.2 Giải pháp nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật ở Việt Nam hiện nay
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hệ thốngpháp luật ngày càng trở nên mạnh mẽ Một trong những hiện tượng pháp lý xuất hiệnkhá phổ biến trên thế giới là sự chuyên hóa những nội dung trong các quy định củaĐUỢQT vào các quy định của pháp luật quốc gia Quá trình này thường được gọi là
“nội luật hóa” và có thé bat gặp ở nhiều lĩnh vực pháp luật trong hệ thong pháp luậtcủa nhiều quốc gia khác nhau Tại Việt Nam, những nghiên cứu về vấn đề nội luậthóa DUQT xuất hiện khá muộn (khoảng đầu những năm 2000) và còn thiếu kết nốigiữa các chuyên ngành Ngoài công pháp quốc tế (đề cập và giải quyết ở mức độ nhấtđịnh một số khía cạnh mang tính lý luận về nội luật hóa), các khoa học pháp lý chuyênngành thường hướng sự quan tâm vào những khía cạnh thực tiễn của nội luật hóa
ĐUQT, các tác giả thường mặc nhiên thừa nhận hiện tượng này trong quá trình nghiên
cứu mà it có những bàn luận chuyên sâu.
Với việc Việt Nam hội nhập quốc té ngày càng sâu rộng về mọi mặt, số lượngDUQT mà chúng ta đàm phán va ký kết không ngừng tăng lên theo từng năm Hoạtđộng nội luật hóa các DUQT cũng ngày càng trở nên thiết thực, đòi hỏi phải có nhữngnghiên cứu rộng hơn và sâu hơn Trong phan lớn các công trình nghiên cứu ở nước
ta, nội luật hóa DUQT chủ yếu được tiếp cận với tư cách một phương thức bảo đảmcho các nghĩa vụ quốc tế được cam kết trong điều ước được thực thi một cách đầy
đủ, thực chất Góc độ tiếp cận này mới chỉ nhấn mạnh được vai trò của nội luật hoatrong việc tổ chức thực hiện ĐƯQT mà chưa thấy được những vai trò rất có ý nghĩakhác của nội luật hóa ĐƯQT đối với bản thân HTPL quốc gia Nội luật hóa ĐƯQT
có sự liên hệ rất phức tạp với việc xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia, thể hiện
ở cả những điểm giao thoa cũng như sự khác biệt Trước hết, quy trình nội luật hóaĐUỢQT đan nhập với quy trình xây dựng pháp luật ở nhiều thao tác và cả chủ thê tiềnhành, nhưng khác nhau về mục đích và điều kiện Thứ hai, yêu cầu nội luật hóaĐUỢQT có tác động qua lại với yêu cầu hoàn thiện HTPL Chỉ có thông qua việc hoànthiện HTPL quốc gia thì một DUQT cu thé mới được nội luật hóa đầy đủ và ở chiều
ngược lại, chính việc nội luật hóa các DUQT nói chung cũng là một biện pháp hiệu
quả dé hoàn thiện HTPL quốc gia Xem xét nội luật hóa ĐƯQT trong sự gan kết vớihoạt động xây dựng và hoàn thiện HTPL là một hướng tiếp cận mới, đặc biệt phù hợpvới góc độ nghiên cứu của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật.Hướng nghiên cứu này cũng mang lại nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn khi cho phép
Trang 8luật hóa khỏi kết quả thực thi ĐƯQT nói chung, trên cơ sở đó đánh giá được nhữngtác động thực tế của nội luật hóa lên các thành tố khác nhau của HTPL Việt Nam.
Vai trò của nội luật hóa các DUQT trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng
đã được khang định tại Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của BộChính trị Theo đó, “xác định rõ quy trình, cơ chế nội luật hóa các điễu ước quốc té
mà Việt Nam là thành vién” được nhân mạnh là một giải pháp cụ thé nhằm đổi mới
cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật Tinh thần này cần được kế thừa và tiếptục phát huy khi yêu cầu xây dựng và hoàn thiện HTPL Việt Nam đang bước sangmột giai đoạn mới, gan với bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045
Thực tiễn nội luật hóa các DUQT ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được nhiềuthành tựu đáng ghi nhận nhưng cũng bộc lộ nhiều bat cập Việc thiếu cơ sở pháp lytrong triển khai thực hiện, thiếu nhất quán trong lựa chọn cách thức áp dụng DUQT,thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chủ thé tham gia vào công tác nội luật hóakhông những có nguy cơ làm giảm hiệu quả của các nỗ lực thực thi cam kết quốc tế
mà còn khiến HTPL Việt Nam chưa tiếp thu được một cách trọn vẹn nhất những giátrị pháp lý tiến bộ từ PLOT Những hạn chế này một phần đến từ việc chúng ta chưanhận thức thực sự day đủ về ý nghĩa, vai trò của nội luật hóa DUQT trong xây dựng
và hoàn thiện HTPL.
Với tất cả những sự cần thiết đã trình bày ở trên, nghiên cứu sinh quyết định lựachọn đề tài “Nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thong
pháp luật ở Việt Nam hiện nay” làm đê tài luận án tiên sĩ của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là tiếp tục làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận về nội luật
hóa DUQT, đặc biệt là nội luật hóa DUQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL, đánh
giá hoạt động nội luật hóa DUQT trong thực tiễn ở Việt Nam từ đó xác định nhữngphương hướng, giải pháp phù hợp dé day mạnh việc nội luật hóa các DUQT đáp ứngyêu cầu xây dựng, hoàn thiện HTPL và hội nhập quốc tế
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đê đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho việc nghiên cứu luận án bao gôm:
Trang 9ĐUỢQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia; các yêu tố ảnh hưởng và cácyêu cầu đặt ra đối với nội luật hóa DUQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL quốcgia; nguyên tắc, chủ thé, nội dung, hình thức, phương pháp nội luật hóa DUQT trongxây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia
- Đánh giá khái quát được vai trò và những kết quả thực tế của nội luật hóa ĐƯỢTtrong xây dựng và hoàn thiện HTPL Việt Nam thời gian qua, chỉ ra được nhữngnguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn ché, bất cập, đặc biệt là những nguyên nhânthuộc về chính HTPL
- Xác định được các quan điểm can thiết và đề xuất được những giải pháp, kiến nghị
có tính khả thi nhằm khai thác và phát huy những vai trò của nội luật hóa DUQTtrong xây dựng và hoàn thiện HTPL Việt Nam trong thời gian tới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: Vấn đề nội luật hóa ĐUQT dưới ca
tư cách tĩnh (một khái niệm pháp lý) và tư cách động (một hoạt động thực tiễn); cácquan điểm, quan niệm trên thế giới về mối quan hệ PLQG - PLQT; các quan điểm,quan niệm trên thế giới về khái niệm HTPL; chủ trương của Đảng, chính sách củaNhà nước về công cuộc hoàn thiện HTPL; đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước về đôi ngoại, hợp tác quốc tế; các DUQT mà Việt Nam là thành viên; pháp luậtthực định Việt Nam về ký kết, thực hiện DUQT, pháp luật thực định Việt Nam vềquy trình xây dựng pháp luật
3.2 Pham vi nghiên cứu
Luận án chỉ đề cập đến vẫn đề nội luật hóa các điều ước quốc tế mà CHXHCNViệt Nam là thành viên hoặc chuẩn bị trở thành thành viên, không giải quyết van đềnội luật hóa các nguyên tắc chung của luật quốc tế hay các tập quán quốc tế
Trọng tâm của luận án là nghiên cứu nội luật hóa ĐƯỢT trong sự liên hệ với yêu
cầu xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia, do đó tác giả chỉ đề cập, phân tích nhữngkhía cạnh lý luận và thực tiễn về HTPL phục vụ trực tiếp cho yêu cầu nghiên cứu đó,không coi HTPL là đối tượng nghiên cứu trung tâm
Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu van đề nội luật hóa DUQT trong xâydựng pháp luật ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, tức là sau khi Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật năm 2015 và Luật Điều ước quốc tế năm 2016 có hiệu lực Dé
Trang 10này ở giai đoạn 2005-2015 và trước đó.
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lénin,đường lối đối ngoại, chính sách phát triển đất nước của Dang Cộng sản Việt Nam vaNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Do đặc thù của góc độ tiếp cận nênphương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa được xác định là phương pháp nghiêncứu chủ đạo, được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận án cùng với phương phápphân tích và tổng hợp Bên cạnh đó, tác giả cũng kết hợp sử dụng các phương phápquen thuộc khác để triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể, như: Phương pháp lịch
sử (phần tổng quan); Phương pháp logic (chủ yếu sử dụng ở Chương 1); Phương phápphân loại và hệ thống hóa (mục 1.2); Phương pháp giả thuyết, dự báo khoa học (mục1.1.4 và 2.4); Phương pháp tông kết kinh nghiệm (mục 1.4.6 và 2.5); Phương phápthống kê - mô tả ( mục 2.2.2, 2.3.2 và phần phụ lục); Phương pháp phân tích quyphạm (mục 2.2.1 và 2.3.2) Mac dù không viết dưới góc độ so sánh nhưng luận áncũng sử dụng phương pháp so sánh như một công cụ bồ trợ giúp việc nghiên cứuthêm sinh động và toàn diện (tập trung ở các mục 1.1, 1.4 và 2.4).
Tác giả không lựa chọn phương pháp tiếp cận liên ngành mà nhìn nhận van dédưới lăng kính của lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tuy nhiên có tính đến khảnăng tiếp hợp kết quả nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành khác
5 Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về nội luật hóa DUQTtrong xây dựng và hoàn thiện HTPL từ góc độ lý luận chung về nhà nước và phápluật, luận án có thể đóng góp cho khoa học pháp lý một số vẫn đề mới sau đây:Thi nhất, luận án đã gắn kết những nội dung lý luận về nội luật hóa DUQT với
hệ thống tri thức, lý thuyết về HTPL, về xây dựng và hoàn thiện HTPL đã được thừanhận trong khoa học pháp lý.
Thứ hai, luận án đã làm rõ được sự cần thiết và các đặc điểm của nội luật hóaĐUỢQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia
Thứ ba, luận án đã xây dựng khung lý thuyết về chủ thé, nội dung, hình thức,phương pháp nội luật hóa ĐƯQT trong xây dung và hoàn thiện HTPL quốc gia và sửdụng dé soi chiếu vào thực tiễn ở Việt Nam
Trang 11ĐUỢQT có tác động qua lại với yêu cầu hoàn thiện HTPL, kết quả nội luật hóa DUQT
có ảnh hưởng tới chất lượng của HTPL
Thứ năm, luận án đã làm rõ vai trò của nội luật hóa DUQT trong xây dựng và
hoàn thiện HTPL thông qua những tác động thực tế của hoạt động này lên các yếu tốcau thành của HTPL Việt Nam hiện nay, đồng thời luận giải những tác động ngượctrở lại của các yếu tố thuộc HTPL Việt Nam đối với nội luật hóa ĐƯQT
Tứ sáu, luận án đã đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị cụ thé nhằm đâymạnh việc nội luật hóa các DUQT đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện HTPLViệt Nam bam sat theo các quan điểm chỉ đạo và quan điểm khoa học được xác địnhtrước đó.
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, phần Tổng quan về tình hình nghiên cứu, Kết luận vàDanh mục tai liệu tham khảo, nội dung của luận an gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
Chương 2: Thực tiễn nội luật hóa điều ước quốc tế trong xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nội luật hóa điều ước quốc tế trong xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
Trang 121 Tinh hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.1 Những công trình nghiên cứu đề cập đến nội luật héa/chuyén hóa điều ướcquốc tế như một hiện tượng chung của luật quốc tế
J G Starke, I A Shearer (1994), Starke’s International Law (11 edition),
Butterworths (tam dich: Giáo trình Luật quốc tế của Starke) va Malcolm N Shaw(2017), International Law (8th edition), Cambridge University Press (tam dich: Giaotrình Luật quốc tế của Shaw) Đây là hai cuốn sách thuộc hang kinh điển về côngpháp quốc tế, trình bay hầu hết các van đề pháp ly cơ bản của luật quốc tế và đượcxem như hình mẫu cho các giáo trình của nhiều trường đại học Với sự gia tăng và
mở rộng của luật pháp quốc tế, các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ giữa trật tựpháp lý nội bộ của một quốc gia cụ thể và các quy tắc, nguyên tắc chi phối toàn bộcộng đồng quốc tế cũng bat đầu nảy sinh như một điều tất yêu Starke trình bày nhữngnội dung liên quan đến mối quan hệ này tại chương 4 trong giáo trình của mình.Tương tự, cũng ở chương 4, khi luận giải mối quan hệ PLQG-PLQT, Shaw phân tíchkhá sâu về “học thuyết chấp nhận”, “học thuyết chuyển hóa” Đây được xem là những
lý thuyết tiền đề của nội luật hóa DUQT
Ignaz Seidl-Hohenveldern (1963), “Transformation or Adoption of International Law into Municipal Law”, Jnternational and Comparative LawQuarterly, 12(1), 88-124 (tạm dịch: Chuyên hóa hay chấp nhận luật quốc tế vào luậtquốc gia) Bài viết phân tích những ảnh hưởng của tư tưởng Mosler (học giả nồi tiếngngười Đức) trong việc từ bỏ cách quan niệm rằng luật quốc tế muốn có hiệu lực trongphạm vi luật quốc gia cần phải được “chuyển hóa” bang việc tao ra các quy phạmtương ứng của nội luật Đức Thay vào đó, theo Mosler, chỉ cần có “sự chấp nhận”PLQT vào PLQG là đủ Cách quan niệm này hình thành nên một trật tự áp dung màqua đó vị thế của luật quốc tế được tăng cường so với luật quốc gia một khi giữachúng xảy ra những xung đột Tác giả bài viết cũng chỉ ra rằng trong các nghiên cứusau này, nhiều học giả cũng sử dung hai thuật ngữ “chuyên hóa” và “chấp nhận” nhưcách hiểu của Mosler (dù còn đôi chỗ chồng lấn) song trong quá khứ chúng từngkhông được phân biệt một cách rạch roi.
John H Jackson (1992), “Status of Treaties in Domestic Legal Systems: A Policy Analysis”, The American Journal of International Law, Vol 86, No.2, pp 310-
340 (tạm dich: Dia vị của các điều ước quốc tế trong các hệ thống pháp luật quốc gia:Một phân tích chính sách) Tiếp nối cuộc tranh luận “kéo dài hơn một thế kỷ” liên
Trang 13ngữ Trong bài viết, tác giả giới thiệu hàng loạt thuật ngữ khác nhau mà cách học giảcũng như các nhà hoạt động thực tiễn sử dụng để diễn tả các khái niệm “luật quốc
Lệ
tan? 66 Ax^?3? 66
gia”, “sự áp dụng trực tiếp”, “sự chuyên hóa” Tác giả cũng luận giải những thuật ngữnao có thé sử dụng thay thế cho nhau, những thuật ngữ nào gần gũi nhưng khôngđồng nhất, thuật ngữ nào sát nghĩa và phù hợp hơn cả
Harold Hongju Koh (1997), “Why Do Nations Obey International Law?”, TheYale Law Journal, Vol 106, 1997, tr 2599-2659 (tam dich: Tại sao các quốc gia tuânthủ luật quốc tế) Day là một bài đánh giá tông thuật có su trình bày rat công phu vềlịch sử các học thuyết pháp lý của luật quốc tế Tại phần thứ 3 của công trình, tác giả
đi sâu phân tích các “quá trình pháp lý xuyên quốc gia” thúc day sự tương tác, diễngiải và nội luật hóa các quy phạm luật quốc tế vào HTPL trong nước - những vấn đề
mà theo tác giả là then chốt dé hiểu tai sao các quốc gia tuân thủ PLOT
Stefan Kadelbach (1999), “International law and the Incorporation of Treaties into Domestic Law”, German Yearbook of International Law (Vol 42), Duncker &Humblot (tam dịch: Luật quốc tế va sự tiếp hop các điều ước quốc tế vào luật quốcgia) Theo tác giả, việc chuyền hóa DUQT là một van đề truyền thống của luật quốcgia và thường được xem xét như một khía cạnh của trật tự pháp luật quốc gia Thôngthường, hiến pháp của các quốc gia sẽ tuyên bố việc bằng cách nào các điều ước cóthé được tiếp hợp/ đưa vào (incorporate) PLQG và loại điều ước nào đòi hỏi nhữngthủ tục cụ thể nào, với bước đầu tiên là sự chấp thuận của quốc hội Tác giả cũngphân tích cơ sở lý luận và pháp ly của việc đặt ra vấn đề chuyển hóa DUQT ở cảnhững quốc gia theo chủ nghĩa nhất nguyên lẫn nhị nguyên, đồng thoi khang định dùxuất phát từ góc nhìn nao, việc bản thân DUQT áp đặt cho các bên quốc gia mộtnghĩa vụ phải tiếp hợp bằng những biện pháp xác định là rất hãn hữu
lan Brownlie (2008), Principles of public international law (7" edition),
Oxford University Press (tam dịch: Các nguyên tac của công pháp quốc tế) Đượcxem như một cuốn toàn thư về luật quốc tế, chứa đựng trong đó những nội dung vôcùng chắt lọc, công trình này giải quyết những vấn đề cốt lõi của luật quốc tế trênquan điểm của một luật sư làm công tác thực tiễn Mối quan hệ PLQT-PLQG và vitrí của ĐƯQT trong môi trường luật quốc gia đương nhiên cũng là một nội dung đượctác giả đề cập và luận giải trong tác phẩm
Olivier Corten, Pierre Klein (2011), The Vienna Conventions on the Law of Treaties: A Commentary (Oxford Commentaries on International Law), Oxford
Trang 14gặp phải một số trở ngại do quy định của chúng chưa được rõ ràng, trong đó có quyđịnh về nghĩa vụ của quốc gia trong việc triển khai thực hiện DUQT Công trìnhnghiên cứu của hai tác gia Olivier Corten va Pierre Klein đã tập hợp các phân tích,bình luận chuyên sâu của hơn 90 nhà nghiên cứu về luật quốc tế ở 20 quốc gia đốivới mỗi điều khoản của hai Công ước trong đó có những khía cạnh liên quan trực tiếpđến vấn đề chuyên hóa ĐUQT.
Duncan B Hollis (2012), The Oxford Guide to Treaties, Oxford UniversityPress (Tạm dich: Tai liệu hướng dẫn của Oxford về Điều ước quốc tế) Công trìnhlàm sáng tỏ các quy định của PLQT và pháp luật một số quốc gia về đàm phán, kýkết, giải thích và thực hiện DUQT Các vi dụ thực tiễn trong công trình này đã gópphan minh chứng cho những van đề mang tính lý luận bao gồm cả van đề nội luật hóa
DUQT.
Anthony Aust (2013), Modern Treaty Law and Practice, Cambridge UniversityPress (tam dich: Luat điều ước hiện đại va thực tiễn) Ngoài việc phân tích các quyđịnh chung của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế, công trình phântích khía cạnh thực tiễn của quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện ĐUQT, đặc biệt
là việc vận dụng hai học thuyết nhất nguyên luận và nhị nguyên luận dé giải quyếtmối quan hệ giữa DUQT và PLQG Việc thực hiện DUQT được phân tích không chỉ
là nghĩa vụ của quốc gia mà còn là nghĩa vụ của các chủ thể đặc biệt của luật quốc tếcũng như các thiết chế và tổ chức quốc tế (EC; EU )
Mario Mendez (2013), The legal effects of EU Agreements, Oxford UniversityPress (tam dich: Tác động pháp lý của các hiệp ước Liên minh Châu Au) Qua việcxem xét toàn diện các tác động pháp lý của các hiệp ước EU đã được ký kết, cuốnsách cung cấp một phân tích thấu đáo về bộ phận dang phát triển nhanh chóng vàngày càng quan trọng này của pháp luật Liên minh châu Âu (tính đến thời điểm côngtrình được xuất bản, khối EU đã ký kết hơn 1000 hiệp ước lớn nhỏ) Các tác giả chỉ
ra rằng, dù các hiệp ước thường xuyên được viện dẫn trong các vụ kiện tại tòa án của
các quốc gia thành viên cũng như tòa án Châu Âu đặt tại Luxembourg, nhóm quyđịnh về trật tự pháp lý của các quốc gia thành viên và trật tự pháp lý của EU vẫn chưađược khám phá đầy đủ Những nội dung có liên quan đến đề tài luận án được trìnhbay chủ yếu trong chương 1 của cuốn sách: “The legal effect of treaties in domesticlegal orders and the role of domestic courts: Framing the debate” (tam dịch: Hiệu
Trang 15Dana Zartner (2017), Internalization of International Law, Oxford Research
Encyclopedias (tạm dich: Nội luật hóa pháp luật quốc tế) Có thé xem tai liệu nay làmột trong những công trình nghiên cứu toàn diện nhất các khía cạnh pháp lý cơ bảncủa vẫn đề nội luật hóa bao gồm khái niệm nội luật hóa, sự cần thiết và vai trò củanội luật hóa, quy trình nội luật hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến nội luật hóa Đặc biệt,tác giả của nghiên cứu cho rằng, các quy phạm của luật quốc tế không được thể hiện
ở dạng thành văn (trong các điều khoản của điều ước) cũng có thé là đối tượng củanội luật hóa.
Anthea Roberts, Paul B Stephan, Pierre-Hugues Verdier, Mila Versteeg (2018),Comparative International Law, Oxford University Press (tam dich: Luat quéc té sosánh) Cuốn sách này có cách tiếp cận rất độc đáo bởi luật quốc tế thường được quanniệm là một lĩnh vực pháp luật mà ở đó sự so sánh xuyên quốc gia dường như khôngphù hợp, khi mà tất cả các bên đều chịu sự điều chỉnh của cùng một quy tắc Tuynhiên, theo nhóm tác giả, các quy phạm luật quốc tế có thể được giải thích bởi các cơquan lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp của các quốc gia theo những cách rấtkhác nhau mà chính sự giải thích này có thé tac động lại và làm thay đổi những quyphạm được giải thích Cuốn sách được thiết kế dưới dạng kỷ yếu và được kết cấuthành các nhóm chuyên đề, trong đó tập hợp các bài viết của những học giả hàng đầu
về luật quốc tế và luật so sánh Các chuyên đề có chứa nội dung liên quan đến cáchthức chuyên hóa hay chấp nhận quy phạm luật quốc tế vào PLQG năm tập trung ởphan thứ 5 “Luật quốc tế so sánh va các thiết chế trong nước: Lập pháp và hànhpháp ” và phần thứ 6 “Luật quốc tế so sánh và các thiết chế trong nước: Tòa án quốcgia” của cuốn sách
1.2 Những công trình nghiên cứu nội luật hóa điều ước quốc tế từ góc nhìn củaquốc gia
Francis G Jacobs, Shelly Roberts (1987), The Effect of Treaties in Domestic Law: The United Kingdom National Committee of Comparative Law: 7, Sweet &Maxwell (tam dich: Hiéu luc cua cac Điều ước quốc tế trong môi trường luật quốcgia) Công trình luận giải cụ thể về địa vị của các DUQT trong pháp luật của Liênhiệp Vương quốc Anh, nơi mà các điều ước không phat sinh bat cứ hiệu lực gì nếukhông trở thành một phần của luật nội địa Theo các tác giả, việc đưa DUQT vàoPLQG có thê diễn ra theo nhiều cách khác nhau: đòi hỏi hoạt động lập pháp căn bảnhoặc chỉ cần được cấp hiệu lực bởi một đạo luật “không mang ý tưởng lập pháp”
Trang 16Kal Raustiala (1995), The Domestication of International Commitments (IIASA Working Paper), IIASA, Laxenburg, Austria: WP-95-115 (tam dịch: Sự nội luật hóacác cam kết quốc tế) Tài liệu này tập trung tìm hiểu quy trình thực thi pháp lý vaxem xét cách thức chuyển hóa các cam kết quốc tế thành luật trong nước ở 6 quốcgia thuộc khối OECD gồm Mỹ, Anh, Đức Pháp, Ý và Hà Lan.
Hanqin Xue, Qian Jin (2009), “International Treaties in the Chinese Domestic Legal System”, Chinese Journal of International Law, Vol.8, Issue 2, pages 299-322(tam dich: Điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Trung Quốc) Bài viết cho thaygóc nhìn của các học giả Trung Quốc đối với vẫn đề thực thi ĐƯQT trong môi trườngluật quốc gia ở nước này Qua sự trình bay của hai tác giả, có thé thấy nhiều nét tươngđồng giữa Trung Quốc và Việt Nam: Hiến pháp và các luật cơ bản của Trung Quốccũng không có điều khoản chung quy định chính xác địa vị của DUQT trong hệ thốngPLQG; Trung Quốc ngày càng đạt được nhiều thành tựu trong việc thực thi các camkết quốc tế với nhiều cách thức đa dạng, bao gồm cả viện dẫn và áp dụng trực tiếp tạitòa (trong lĩnh vực dân sự, thương mại) lẫn việc được quy định lại trong luật quốc gia(lĩnh vực hình sự) Theo các tác giả, ở Trung Quốc hiện nay các DUQT có thé đượcthực thi theo 3 mô hình khác nhau: (i) Thực thi thông qua các biện pháp hành chính(đối với các thỏa thuận song phương ký kết với danh nghĩa chính phủ hoặc cấp bộ);(ii) Chuyên hóa thông qua hoạt động lập pháp quốc gia (thường bằng cách ban hànhluật chuyên biệt hoặc sửa đồi luật đang có hiệu lực); (iii) Ap dụng trực tiếp các quyphạm điều ước
Council of Europe Staff (2001), Treaty Making: Expression of consent by states
to be bound by a treaty, Kluwer Law International (tam dịch: Kết ước: Cách thứcbiểu thi sự chấp nhận ràng buộc bởi điều ước của các quốc gia) Theo công trìnhnghiên cứu này, quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế có ảnhhưởng quan trọng tới việc duy trì và phát triển quan hệ quốc tế Tuy nhiên, quy trình,thủ tục mà mỗi quốc gia biểu thị sự ràng buộc với DUQT, trên cơ sở đó dé triển khaithực hiện trong lãnh thô quốc gia là rất khác nhau Quy trình, thủ tục này phụ thuộcvào các quy định của Hiến pháp, VBQPPL quốc gia cũng như các điều kiện về chínhtrị và lịch sử của quốc gia đó Với những nhận xét mang tính tổng quát đó, công trìnhcung cấp thông tin toàn diện và cập nhật về quy trình, thủ tục thé hiện sự ràng buộccủa quốc gia với DUQT; quy trình, thủ tục thực hiện DUQT (trong đó có quy trình,thủ tục nội luật hóa ĐƯQT) của 39 quốc gia là thành viên của Ủy ban tư vấn pháp lý
về Công pháp quốc tế (The Committee of Legal Advisers on Public International Law
- CAHDI) của Hội đồng châu Âu (The Council of Europe)
Trang 17Christof Heyns and Frans Viljoen (2002), The impact of the United Nationshuman rights treaties on the domestic level, Brill (tam dịch: Tac động cua những diéuước về quyền con người của Liên hiệp quốc ở cấp độ quốc gia) Công trình nghiêncứu có hệ thống và toàn diện những tác động trong nước tạo ra từ sáu điều ước chínhcủa Liên hiệp quốc về quyền con người (CERD, CESCR, CCPR, CEDAW, CAT,CRC) Những điều ước này mặc dù được chấp nhận một cách rộng rãi (tất cả cácquốc gia thành viên Liên hiệp quốc đều đã phê chuẩn ít nhất một điều ước) nhưng lạinoi tiếng với sự yếu kém trong khâu thực thi Giải đáp câu hỏi về mối nghi ngờ rằngnhững DUQT về quyền con người của Liên hiệp quốc ít có sự tác động ở cấp độ trongnước, nhóm tác giả tiễn hành những nghiên cứu khảo sát tại 20 quốc gia khác nhaugồm Úc, Braxin, Canada, Colombia, Séc, Ai cập, Estonia, Phần Lan, An Độ, Iran,Jamaica, Nhat Bản, Mexico, Philipin, Rumani, Nga, Senegal, Nam Phi, Tây Ban Nha
va Zambia Đặc biệt, phan tổng quan về kết qua nghiên cứu (Overview of StudyResults) - kết quả của việc tổng hợp và xử lý 20 bản báo cáo cụ thé từ các quốc gia -
đã mô hình hóa các cơ chế thực thi ĐƯQT, các cách thức mà qua đó quy phạm điềuước được chấp nhận, tiếp hợp hoặc chuyền hóa dé thực hiện Công trình cũng chứngminh rằng, ở cấp độ trong nước, các DUQT không chi tác động đến hoạt động lậppháp mà còn tác động đến các quyết định tư pháp cũng như sự thay đổi và phát triểnchính sách.
American Society of International Law (2005), National Treaty Law andPractice, Martinus Nijhoff Publishers (tạm dich: Luật điều ước của quốc gia va thựctiễn áp dụng) Cuốn sách phân tích pháp luật và thực tiễn của 19 quốc gia bao gồm
Áo, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Ai Cập, Pháp, Đức, Ấn Độ, Israel, NhậtBản, Mexico, Ha Lan, Nga, Nam Phi, Thụy Si, Thái Lan, Vuong quốc Anh, và Hoa
Kỳ liên quan đến việc đàm phán, ký kết thực hiện các DUQT Cũng tiếp cận trênquan điểm so sánh nhưng khác với cuốn “Luật quốc tế so sánh” đã giới thiệu ở trên,công trình này cung cấp những phân tích trực quan và mang tính đặc trưng hơn từgóc nhìn của từng quốc gia Các chương của cuốn sách được thiết kế theo một đềcương chung bao gồm một bài luận viết bởi một chuyên gia đại diện cho mỗi quốcgia được khảo sát cùng với những đoạn trích luật và tài liệu liên quan.
Fisnik Korenica, Dren Doli (2012), “The relationship between international treaties and domestic law: A view from Albanian constitutional law and practice’,
Pace International Law Review, volume 24, issue | (tam dich: Múi quan hệ giữa điều
ước quốc tế và nội luật nhìn từ luật Hiến pháp Anbani và thực tiễn) Đúng như têngọi, trong bai việt các tác gia tiêp cận từ góc nhìn của Anbani (một nước theo chủ
Trang 18nghĩa nhất nguyên) và pháp luật hiện hành của quốc gia này dé giải quyết mỗi quan
hệ giữa DUQT và trật tự pháp luật quốc gia Xoay quanh mối quan hệ phức tạp này,trong thực tiễn Anbani vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời rõ ràng mà theo cáctác giả cần phải được giải thích trên tinh thần của Hiến pháp chứ không chỉ dựa vàocác điều khoản cụ thé Dang chú ý, bài viết có phan tong thuật khá quy mô về cáccông trình nghiên cứu của các tác giả khác liên quan đến chủ đề bàn luận, trong đókhá nhiều quan điểm về sự chuyên hóa/ nội luật hóa DUQT đã được tóm tắt và giớithiệu một cách có hệ thống
Từ góc nhìn của các quốc gia Đông Phi, tác giả Judy Obitre-Gama có bài viết
“The application of international law into national law: Policy and Practice” (tạmdịch: Việc áp dụng luật quốc tế vào luật quốc gia: Chính sách và thực tiễn) trongkhuôn khổ Hội nghị quốc tế của WHO về Luật kiểm soát thuốc lá toàn cầu Bài viếttrình bày nhiều ví dụ cụ thể để minh họa cho hiện tượng chuyển hóa PLQT liên quanđến lĩnh vực môi trường vào luật pháp của Uganda, Kenya, Tazania - những quốc gianghiêng về chủ nghĩa nhị nguyên
2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
2.1 Những công trình nghiên cứu đi sâu vào các khía cạnh lý luận của nội luật
hóa điều ước quốc tế
2.1.1 Những công trình góp phân định hình khung lý thuyết về nội luật hóa điềuước quốc té
Công trình đầu tiên có tính chất nghiên cứu khái quát về nội luật hóa phải nhắcđến là dé tài nghiên cứu cấp Bộ "Nội luật hóa các điều ước quốc tế Việt Nam kỷ kết
và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc té” do TS Hoàng Phước Hiệplàm chủ nhiệm (Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, năm 2007) Thành tựu lớn nhấtcủa đề tài là xây dựng được một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về nội luật hóađược phan lớn các học giả về sau kế thừa, theo đó: “Nội luật hóa là quá trình đưa nội
dung các quy phạm DUOT vào nội dung của quy phạm pháp luật trong nước thông
qua việc xây dựng, ban hành (sửa đổi, bồ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới) văn bảnquy phạm pháp luật trong nước để có nội dung pháp lý đúng với nội dung của cácquy định của điều ước đã được ký kết hoặc gia nhập” Trong phần cơ sở lý luận,nhóm tác giả cũng đã xây dựng được một khung lý thuyết bao gồm các đặc điểm củanội luật hóa và các mô hình nội luật hóa DUQT Đề tài cũng phân tích pháp luật vàthực tiễn của một số nước và của Việt Nam về nội luật hóa DUQT nhưng chủ yếu tậptrung vào lĩnh vực kinh tế thương mại Bên cạnh những thành công đó, đề tài vẫn cónhững vân đê còn bỏ ngỏ như chưa đê cập đên chủ thê và nội dung của nội luật hóa,
Trang 19các yêu cầu đối với hoạt động nội luật hóa Hai trong số các đặc điểm của nội luậthóa được giới thiệu thực chất lại là đặc điểm của “văn bản nội luật hóa”.
Một công trình khác cũng không kém phan quan trọng trong việc cung cấp cáctri thức khoa học chung về nội luật hóa DUQT, đó là đề tài cấp Bộ “Hoàn thiện quytrình, thủ tục và ky thuật nội luật hóa diéu ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên -
Cơ sở lý luận và thực tiên” do Viện Nghiên cứu lập pháp thực hiện (bảo vệ năm2013) Coi nội luật hóa DUQT là đối tượng nghiên cứu trung tâm, nhóm tác giả đánhgiá răng các công trình trước đây mới chỉ nghiên cứu nội luật hóa ở một số khía cạnhriêng rẽ hoặc trong một số lĩnh vực cụ thé chứ chưa có tính toàn diện Trên cơ sở đó,
đề tài không chỉ đi sâu vào hai khía cạnh là quy trình, thủ tục và kỹ thuật nội luật hóa
mà còn giải quyết nhiều nội dung lý luận liên quan khác như chủ thể, mục đích,nguyên tắc, vai trò của nội luật hóa DUQT Phân tích ảnh hưởng của quan điểm nhấtnguyên, nhị nguyên đến việc lựa chọn cách thức thực hiện DUQT, đề tài khăng địnhnội luật hóa DUQT không phải là điều kiện bắt buộc dé thực hiện các điều ước Vềkhái niệm nội luật hóa DUQT nhóm tác giả cho rằng “nội luật hóa” và “chuyển hóa”
có cùng bản chất và nội hàm, thực ra là một tuy cách dùng từ có khác nhau Khi xâydựng các đặc điểm của nội luật hóa DUQT, nhóm tác giả có ý thức phân biệt nội luậthóa với các “hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật khác” như lập pháp, lậpquy, pháp điên hóa, hợp nhất hóa Nhóm nghiên cứu thé hiện một góc nhìn rất tântiễn khi cho rằng hoạt động nội luật hóa có thể diễn ra ở bất cứ giai đoạn nào trongquá trình ký kết và thực hiện ĐƯQT: Thông thường nó được tiến hành song song vớiquá trình thực hiện các hành vi ràng buộc hoặc trong giai đoạn triển khai thực hiệnđiều ước, nhưng cũng có khi được tiễn hành từ trước khi điều ước phát sinh hiệu lựcđối với quốc gia Với vị trí, vai trò là cầu nối giữa hai HTPL, nội luật hóa giúp củng
cô và hoàn thiện vững chắc hệ thông PLQG với những sửa đôi, bố sung, chỉnh lý phùhợp dựa trên cơ sở các quy định của DUQT mà quốc gia là thành viên
2.1.2 Những công trình bàn về sự can thiết và tính hiện thực của nội luật hóa điềuước quốc té
Có thé xem việc xử lý mối quan hệ giữa PLQG và PLQT là tiền đề cho sự tồn
tại của hiện tượng nội luật hóa ĐƯQT, việc có thừa nhận cái gọi là nội luật hóa hay
không phụ thuộc khá nhiều vào việc tác giả đứng trên lập trường của nhất nguyênluận hay nhị nguyên luận dé tiếp cận Dễ thấy, các công trình bàn về sự cần thiết củanội luật hóa chủ yếu đều là những công trình phân tích sâu về mối quan hệ giữa luậtquôc tê và nội luật.
Trang 20Mối quan hệ PLQG-PLOQT nói chung và PLQG-ĐUQT nói riêng bắt đầu đượcnghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam từ những năm 1990 Công trình đượccoi là nền móng cho những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này là dé tài khoa họccấp Bộ do TS Hà Hùng Cường làm chủ nhiệm với tên gọi “Mối quan hệ giữa điềuước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật Việt Nam” (ViệnKhoa học pháp lý, Bộ Tư pháp - 1995) Một trong những tranh luận trọng tâm trongkhuôn khổ đề tài chính là van đề chuyển hóa DUQT với một loạt câu hỏi cần giảiquyết như: “Có cần thiết đặt ra van đề chuyên hóa hay không?”: “Chuyén hóa có phải
là nghĩa vụ bắt buộc của quốc gia kết ước hay không?” Khi giải quyết những câu hỏinày, bản thân nhóm tác giả còn nhiều lập luận mâu thuẫn
Trong bài viết “Van dé quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc giatrong pháp luật và thực tiễn của Việt Nam” đăng trên tạp chi Nhà nước và pháp luật
số 2/1998, tác giả Đoàn Năng khắng định pháp luật Việt Nam trước 1998 không cóquy định rõ ràng nào về giải quyết mối quan hệ DUQT-PLQG, khác với cách làmcủa một số nước như Pháp, Italia, Đức, Đan Mạch quy định rõ ngay trong Hiến pháp.Phê phán quan điểm “Điêu ước quốc tế một khi được ký kết một cách hợp pháp vahợp thức, thì được công nhận chính thức như một bộ phan cấu thành của pháp luậtquốc gia” là chủ quan, tác giả chỉ ra sự mâu thuẫn trong tư duy về mối tương quanhiệu lực của một số học giả lúc bấy giờ Tác giả cũng nhắn mạnh pháp luật Việt Namkhông có quy định nào đặt van đề chuyển hóa hay không chuyên hóa các quy phạmDUQT thành các quy phạm PLQG ma van đề này chỉ được đặt ra bởi một số luật giatrong khoa học pháp lý quốc tế Từ góc nhìn PLQG và PLQT là hai hệ thống tồn tạisong song, độc lập, tuy có tác động qua lại lẫn nhau nhưng không cái nào buộc phảiphụ thuộc cái nào, tác giả phủ nhận hoàn toàn van đề nội luật hóa: “Dat van đề chuyểnhóa các quy phạm DUOT thành các quy phạm của PLOG là không thể chấp nhậnđược cả về mặt ly luận và thực tiễn” Tác giả cho rằng sửa đôi, bố sung các văn bảntrong nước không phải là chuyển hóa, xây dựng các điều khoản chỉ dẫn áp dụngĐUỢQT cũng không phải là chuyển hóa, các hành vi phê duyệt, phê chuẩn, gia nhậpĐUQT cũng không phải là chuyển hóa
PGS.TS Đoàn Năng tái khang định quan điểm đó trong bài viết “Xử jý dungdan mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia” đăng trên tạp chíNghiên cứu lập pháp số 5 và số 6 năm 2002 Trong đó, tác giả phê phán nhị nguyênluận bởi sự cường điệu hóa sự biệt lập giữa hai hệ thống: phê phán phái nhất nguyênluận coi PLQG có hiệu lực cao hơn PLQT là phản khoa học va phản động, là lập luậnnhằm bào chữa cho việc thoái thác thực hiện các cam kết quốc tế, để tự do hành động
Trang 21bat chấp các nguyên tắc, quy phạm PLQT; phê phán phái nhất nguyên luận coi PLQT
có hiệu lực cao hơn PLQG là “mang nặng tính hình thức”; phê phán các luật gia Ngahiện đại (sau khi Liên Xô sụp đồ) là lại lập lại sai lầm của luận thuyết nhất nguyên.Theo tác giả, cách giải quyết đúng đắn duy nhất đối với mối quan hệ này là “các gwyđịnh của pháp luật Việt Nam không được khang định DUOT và pháp luật Việt Nam
cải nao có hiệu lực cao hơn cải nào, cai nào phụ thuộc cải nào, cũng không được coi
DUOT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia là bộ phận cấu thành của PLOG Khôngnên đặt van dé chuyển hóa các quy định của ĐUOT thành các quy phạm pháp luậtcủa Việt Nam cũng như van dé DUOT có hiệu lực trực tiếp đối với các tô chức, cánhân trên lãnh thé Việt Nam”
Cũng về chủ đề này, tác giả Trần Văn Thắng đưa ra quan điểm khá đối lập trongbài viết “Mới quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia trong pháp luật và thực tiễncác nước ” đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2002 Đứng trên lập trườngnhị nguyên (mềm dẻo), tác giả khang định tính hiển nhiên và sự cần thiết của việcchuyên hóa: “Về nguyên tắc, luật quốc tế không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổcác quốc gia độc lập, có chủ quyên Vì thé, muon cho luật quốc tế được thực hiện ởtừng quốc gia thì các quy phạm của nó can phải được đi vào hệ thong PLOG theotrình tự, thủ tục do chính quốc gia quy định Quá trình này thường được các luật giagọi là chuyển hóa ” Tuy nhiên tác giả cũng khăng định chuyển hóa bằng cách nào làtùy thuộc vào quốc gia, do quốc gia tự quy định
GS.TS Thái Vĩnh Thắng cũng đóng góp góc nhìn riêng của mình trong việcgiải quyết mối quan hệ này thông qua bài viết “Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia
và pháp luật quốc tế trong xu thé toàn cầu hóa ” đăng trên tap chí Luật học số 2/2003.Xuyên suốt bài viết, tác giả đứng trên quan điểm nhất nguyên luận, khăng định cácDUQT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia sẽ trở thành một bộ phận trong HTPL ViệtNam, DUQT có một vị trí xác định trong hệ thống này: dưới Hiến pháp và cao hơncác luật Tác giả cũng kiến nghị cần phải sửa đổi, b6 sung Hiến pháp và Luật Banhành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng này Do cách quan niệm như vậy, tácgiả không đề cập đến van đề chuyền hóa hay nội luật hóa
Cùng trong năm này, tác giả Nguyễn Bá Dién có bài viết “Về việc áp dung điềuước quốc tế và quan hệ thứ bậc giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia” đăngtrên tạp chí Kinh tế - Luật (Số 3/2003) Tác giả cho răng sự tương quan giữa ĐƯQT
và PLQG không những là van đề trung tâm của khoa học pháp lý quốc tế mà còn làđối tượng nghiên cứu của khoa học Luật hiến pháp, khoa học Lý luận chung về nhanước và pháp luật Bài viết cũng phân tích mối liên hệ giữa học thuyết về chuyển
Trang 22hóa với quan điểm nhị nguyên luận Gắn với thực tiễn Việt Nam, tác giả cho rằngviệc xác định trường hợp nào áp dụng trực tiếp điều ước, trường hop nao phải thôngqua thủ tục chuyên hóa cần được quy định rõ trong luật và cần có cách tiếp cận “mềmdẻo, linh hoạt”.
Trong Luận văn thạc sĩ luật học “Công ước Viên 1969 về Luật Diéu ước quốc
té và pháp luật Việt Nam về kỷ kết và thực hiện điều ước quốc 7" (bao vé nam 2004),tác gia Vũ Thị Thanh Lan cho rằng giải quyết van dé chuyền hóa va cách thức chuyểnhóa các quy phạm DUQT vào pháp luật trong nước tùy thuộc khá nhiều vào việc giảiquyết mối quan hệ giữa PLOT và PLQG Tác gia khang định về nguyên tắc, luật phápquốc tế nói chung và Công ước Viên 1969 nói riêng chỉ quy định nghĩa vụ thực hiệncác DUQT mà không quy định về cách thức, trình tự tổ chức, triển khai thực hiện chocác chủ thể cam kết mà điều này “thuộc thâm quyên nội bộ của mỗi quốc gia” Tuynhiên tác giả cũng dẫn ra ngoại lệ về việc cách thức thực hiện “thông qua yêu cầu nội
luật hóa các quy định của DUQT vào trong PLQG” đôi khi lại được quy định trong
chính nội dung của điều ước, ví dụ như một số công ước trong lĩnh vực quyền con
người Như vậy có thể thấy, xem xét tính bắt buộc của yêu cầu nội luật hóa cần đặt
trong bối cảnh cụ thé Trong luận văn, tác giả chủ yêu sử dụng cách diễn đạt “chuyênhóa điều ước quốc tế” tuy nhiên cũng đôi lần sử dụng thuật ngữ “nội luật hóa” với ýnghĩa tương đồng
Trong bài viết “Moi quan hệ giữa diéu ước quốc tế và pháp luật quốc gia” đăngtrên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12/2004, tác giả Ngô Đức Mạnh lại có phần khubiệt và đối lập hai cách thức ứng xử đối với DUQT khi trình bay sơ lược về hai họcthuyết nhất nguyên luận và nhị nguyên luận Theo đó “chuyên hóa” là biện pháp đặctrưng của các nước theo nhị nguyên luận, “áp dụng trực tiếp” là biện pháp đặc trưngcủa các nước theo nhất nguyên luận Bay tỏ những quan ngại đối với dự thảo Luật kýkết, gia nhập và thực hiện điều quốc tế khi mở ra cả hai phương án cho phép áp dụngtrực tiếp DUQT lẫn ban hành văn bản dé thực hiện, tuy nhiên tác giả lại không nêuquan điểm cá nhân về việc chuyên hóa hay không chuyền hóa
Trong bài viết “Moi quan hệ giữa luật hình sự quốc tế và luật hình sự quốc gia”(tạp chí Luật học, số 1/2012), tác giả Nguyễn Thi Thuận cũng khang định chuyển hóahay nội luật hóa các quy phạm luật quốc tế không phải là nghĩa vụ bắt buộc từ phíaluật quốc tế Theo tác giả, toàn bộ quá trình áp dụng luật quốc tế trong không gianluật quốc gia “được thực hiện bằng các phương thức khác nhau, do các quốc gia tựlựa chọn và quyết định cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mình”, có thể băngviệc công nhận hiệu lực trực tiếp của quy phạm luật quốc tế trên toàn bộ lãnh thổ
Trang 23quốc gia hoặc bằng phương thức chuyền hóa (sửa đổi, chỉnh ly các văn bản pháp luậttrong nước một cách phù hợp).
Quan điểm trên dường như trái ngược với quan điểm của nhóm tác giả NguyễnVăn Hương, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Toàn Thăng thẻ hiện trong sách chuyênkhảo “Luật hình sự Việt Nam và các diéu ước quốc tế” (Nxb Tư pháp, 2017) Trongcuốn sách, các tác giả khang định nội luật hóa hay chuyển hóa quy định của cácĐUỢQT về pháp luật hình sự mà Việt Nam là thành viên thành pháp luật trong nước
là nghĩa vụ bắt buộc, “vừa la doi hỏi khách quan, vừa là xu thé tất yeu” của quá trìnhhội nhập quốc tế
2.1.3 Những công trình bàn về mục đích, ý nghĩa và vai trò của nội luật hóa điềuước quốc té
Bàn luận chuyên sâu về chủ đề này, bài viết của tác giả Mạc Thị Hoài Thươngđăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10/2013 với nhan đề “Nội luật hóa và vaitrò của nội luật hóa trong việc thực hiện diéu ước quốc té” thé hiện một góc nhìnrộng hơn so với các công trình nghiên cứu khái quát về nội luật hóa trước đây vốnchỉ xem xét vai trò của hoạt động này với tư cách là một phương thức dé thực thi cácquy phạm luật quốc tế trong môi trường luật quốc gia Trong bài viết, tác giả khônggiải quyết sâu khái niệm và cách thức nội luật hóa mà chỉ hệ thống lại những tri thức,quan điểm đã được trình bày bởi các tác giả khác Thành tựu rõ nét nhất thể hiện ởviệc tác giả đã đề xướng ra ba vai trò của nội luật hóa DUQT Đặc biệt với việc phântích vai trò thứ 3 “Đảm bảo sự ổn định va phát triển biện chứng của cả hai hệ thongpháp luật quốc tế va pháp luật quốc gia”, tac giả đã khang định thông qua nội luậthóa các DUQT, HTPL của một quốc gia sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn - Day làvai trò ít được đề cập hoặc trước đây chưa được nhìn nhận đúng mức
Cần xét trong bối cảnh răng, trong số rất nhiều công trình nghiên cứu về xâydựng và hoàn thiện HTPL ở Việt Nam (chủ yếu từ góc độ của chuyên ngành lý luậnchung và luật hién pháp) cũng có không ít các công trình đã nhắc đến việc nội luậthóa DUQT hay chuyên hóa DUQT Hau hết các học giả đều có nhận thức về việc nộiluật hóa là một nhân tố thúc đây, đưa tới sự cần thiết phải hoàn thiện HTPL Nói cách
khác, thông qua việc hoàn thiện PLQG các DUQT sẽ được nội luật hóa và thực thi
một cách có hiệu quả Tuy nhiên, các tác giả hầu như chưa đề cập đến mặt thứ haicủa van dé: bản thân nội luật hóa là một biện pháp hiệu quả để hoàn thiện HTPL,thông qua các thao tác nội luật hóa mà HTPL quốc nội của một quốc gia sẽ được tiếphợp những tư tưởng, nội dung pháp lý tiến bộ, hiện đại của thế giới qua đó ngày càngtrở nên hoàn thiện.
Trang 24Dù không tiếp cận trực điện nhưng một số công trình khác từ góc độ nghiên cứucủa luật quốc tế cũng ít nhiều đề cập đến sự liên hệ giữa nội luật hóa ĐƯQT với vẫn
đề xây dựng và hoàn thiện HTPL của quốc gia Trong luận văn thạc sĩ luật học “Miquan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia” bảo vệ thành công năm 2001,tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân chi ra răng sự tác động giữa PLỌT và PLQG là sự tácđộng qua lại lẫn nhau (và ở các mức độ khác nhau) tùy thuộc vào mức độ tham giaquan hệ quốc tế của quốc gia và các công cụ hợp tác mà quốc gia sử dụng khi thamgia các quan hệ đó Qua sự tương tác này, các quy định có nội dung tiễn bộ thê hiệnnhững thành tựu mới của khoa học pháp lý quốc tế sẽ dần được chuyển tải vàoVBQPPL quốc gia Điều đó góp phan thúc đây sự phát triển của PLQG, dé cho quốcgia vừa có thé hội nhập vào nền tảng pháp lý chung vừa có thê thiết lập được mộtHTPL hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trongphạm vi lãnh thổ quốc gia
Cùng chia sẻ quan điểm đó, trong luận văn của mình (tài liệu đã dẫn), tác giả
Vũ Thị Thanh Lan viết: “Hoàn thiện pháp luật quốc gia trong yêu cẩu đáp ứng nhữngdoi hỏi của diéu kiện trong nước, dong thời phù hợp với các chuẩn mực quốc tế là sựthé hiện tác động sâu sắc của DUOT Nói cách khác, DUOT đã và đang thúc day sựphat triển của PLQG và tạo thuận lợi cho việc hội nhập pháp luật giữa các nướctrong quá trình toàn câu hóa” Với bài viết “Một số đánh giá tình hình thực hiệnNghị quyết số 48-NO/TW về chiến lược xây dung và hoàn thiện hệ thong pháp luậtViệt Nam” (tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3+4/2010), tác giả Dương Thị ThanhMai và Nguyễn Văn Hiển tiếp tục khăng định đòi hỏi từ việc nội luật hóa các DUQT
là một nhân tố thúc day quá trình hoàn thiện HTPL Việt Nam: “Các yếu cầu về hộinhập không cho phép Việt Nam chậm trễ và trì hoãn trong việc xây dựng và ban hànhcác thé chế pháp lý hài hòa với luật chơi quốc tế” Tương tu, tác giả Nguyễn ThiHồng Yến nhận định: “Với phương thức nội luật hóa, Việt Nam đã tiến hành banhành mới cũng như sửa đổi, bồ sung hàng trăm VBOPPL nhằm thực hiện các quy
định trong các ĐUOT mà Việt Nam là thành viên Những văn bản này, ngoài ý
nghĩa là thực thi các cam kết quốc té về môi trường, còn góp phan quan trọng vàoviệc phát triển các quy phạm pháp luật về môi trường trong pháp luật Việt Nam ”.Sách chuyên khảo “Mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và luật nhân quyênquốc tế” (Nxb Tư pháp, 2015) là công trình hiếm hoi khang định trực tiếp và vữngchắc “mặt thứ hai của vấn đề” Theo nhóm tác giả, Luật nhân quyền quốc tế đã cónhững tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện HTPL Việt Nam cả về bề rộng
và bê sâu, đó là “hành quả cua công tác nội luật hóa `.
Trang 25Về mục đích của nội luật hóa DUQT, đa phần các công trình đều trình bàymột cách lồng ghép khi phân tích vai trò của DUQT hoặc bản thân nội hàm của khái
niệm này Tuy nhiên cá biệt cũng có khi mục đích của nội luật hóa DUQT được xây
dựng thành một nội dung lý luận độc lập, như trong đề tài do Viện Nghiên cứu lậppháp thực hiện (tlđd) Theo đó, mục đích của nội luật hóa là nhằm hướng tới việcthực hiện nghĩa vụ thành viên DUQT chứ không phải là dé khang định hiệu lực pháp
ly của điều ước, vì “didi góc độ pháp lý quốc tế, hiệu lực của một điều ước quốc tế
nhất định không bị chỉ phối bởi việc nó đã được nội luật hóa hay chưa ”.
2.1.4 Những công trình bàn về nội hàm, các dạng thức của nội luật hóa và cácthuật ngữ tương đương
Qua kết quả nghiên cứu của công trình “Méi quan hệ giữa diéu ước quốc tế củaCong hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật Việt Nam” (tlảd), Ban chủ nhiệm
đề tài đưa ra kiến nghị về sự cần thiết đổi mới quan niệm về chuyên hóa các quyphạm của DUQT vào PLQG: Chuyên hóa không có nghĩa cơ học là nội luật hóa bằng
“việc ban hành các văn bản pháp luật trong nước quy định lại nội dung của điều ướcquốc tế” mà phải có cách tiếp cận mềm dẻo, linh hoạt hon, cụ thé là “nén gắn vớiviệc phê chuẩn, phê duyệt ĐUQT một ý nghĩa pháp lý nữa đó là sự chuyển hoa” Nhưvậy “nội luật hóa” (thường được đặt trong ngoặc kép) được sử dụng như một thuậtngữ thay thé cho “chuyển hóa” với ý nghĩa bao hàm việc sửa đổi, b6 sung hoặc banhành văn bản pháp luật mới lẫn việc phê duyệt, phê chuân DUQT để thực thi các quyphạm của chúng trong môi trường quốc gia
Trong luận văn thạc sĩ luật học “Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và phápluật quốc gia”, tac giả Nguyễn Thị Kim Ngân đã phân tích dé chi ra những điểm chưahợp lý, thiếu thuyết phục của cả thuyết nhất nguyên và thuyết nhị nguyên truyềnthống, tác giả nhận định cả hai học thuyết này “đều chưa làm sáng tỏ được tính độclập tương doi của hai hệ thống pháp luật trong mối quan hệ tat yếu, khách quan vớinhau ” Tác giả nhắn mạnh PLQT không hề ấn định cách thức thực hiện PLQT trongphạm vi lãnh thổ quốc gia Việc thực hiện PLQT bang cách nào thuộc thâm quyềnriêng của mỗi quốc gia, theo đó có quốc gia quy định hiệu lực thi hành trực tiếp củaĐUQT, có quốc gia quy định bắt buộc phải chuyển hóa DUQT vào pháp luật trongnước nhưng cũng có quốc gia áp dụng cả hai cách thức Thuật ngữ chuyền hóa được
sử dụng trong luận văn xuất phát từ “quan điểm chuyên hóa” (Doctrine ofTransformation) tiếp cận từ góc nhìn nhị nguyên Việc chuyên hóa có thê được thựchiện theo hai cách thức: (i) Chuyển hóa riêng thông qua việc ban hành mới hoặc sửađôi, bé sung một VBQPPL hiện hành tương ứng nhằm cụ thể hóa một ĐUỢỌT, tập
Trang 26quán quốc tế); (ii) Chuyên hóa chung thông qua một tuyên bố thừa nhận trong Hiếnpháp hoặc bat kỳ một VBQPPL nào của quốc gia đối với toàn bộ DUQT mà quốc gia
ký kết hoặc tham gia (cũng như tập quán quốc tế mà quốc gia thừa nhận) Đối lập với
“quan điểm chuyên hóa” là “quan điểm chấp nhận” (Doctrine of incorporation) rấtgan với góc nhìn nhất nguyên Theo đó, DUQT, tập quán quốc tế mặc nhiên có hiệulực thi hành trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Tác giả nêu ra ý kiến “việcgán cho hành vi phê chuẩn, phê duyệt ĐUOT có giá trị như một hình thức chuyểnhóa là không phù hợp ” nhưng không đưa ra lập luận cá nhân Rất tiếc, cụm từ “nộiluật hóa” không xuất hiện trong luận văn nên ta không xác định được thuật ngữ nàytương đương với thuật ngữ nao trong các thuật ngữ trên: chuyển hóa riêng, chuyềnhóa chung hay chuyền hóa nói chung
Tác gia Tran Văn Thang trong bài viết “Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luậtquốc gia trong pháp luật và thực tiễn các nước ” đăng trên tạp chí Nhà nước và phápluật số 4/2002 không sử dụng thuật ngữ “nội luật hóa” mà dành phan lớn dung lượng
dé trình bày về hiện tượng “chuyên hóa quy phạm luật quốc tế vào hệ thong pháp luậtquốc gia” Đặc biệt, bên cạnh việc chuyên hóa quy phạm điều ước tác giả còn dé cậpđến khả năng chuyên hóa quy phạm tập quán quốc tế vào PLQG (tuy nhiên khôngphân tích sâu) Chỉ ra nhiều dang biểu hiện của chuyền hóa như chuyên hóa chung,chuyên hóa riêng, chuyền hóa trực tiếp, chuyển hóa gián tiếp nhưng tác giả cho rangthuật ngữ “chuyển hóa” vẫn mang tính ước lệ chứ chưa phải là một thuật ngữ luậtquốc tế chính thức Trái ngược với quan điểm của PGS.TS Hà Hùng Cường (vốn cóảnh hưởng khá lớn vào giai đoạn đó), tác giả Trần Văn Thắng thể hiện rất rõ luậnđiểm hành vi ký kết, phê duyệt, phê chuẩn không thé được coi là chuyển hóa DUQTvào nội luật, bởi lẽ đây chỉ là những điều kiện để DUQT có hiệu lực chứ không phải
là biện pháp dé DUQT được thực hiện trong điều kiện quốc gia
Trong bài viết “Bàn về việc thực thi điều ước quốc tế” đăng trên tap chi Nhanước và Pháp luật số 3/2005, tác giả Hoàng Ngọc Giao cũng nêu ra van đề chuyểnhóa DUQT vào luật quốc gia và giới thiệu một số thuật ngữ quốc tế để mô tả quátrình này, bao gồm: incorporation, transformation, reception Tác giả cũng dé cập đếnhai dang chuyên hóa: (i) Chuyên hóa trực tiếp: thông qua một tuyên bồ rõ rệt đượcghi nhận trong đạo luật cơ bản của nước mình - Hiến pháp, công nhận DUQT là một
bộ phận của luật quốc gia; (ii) Chuyển hóa gián tiếp: thông qua hành vi của cơ quanlập pháp dé đưa các quy định của DUQT vào hệ thống các quy phạm của luật quốcgia Trong bài viết, “nội luật hóa” được tác giả sử dụng như một thuật ngữ thay thếkhông chính thức, hàm chỉ cả chuyền hóa trực tiếp và chuyền hóa gián tiếp
Trang 27Luận án tiến sĩ luật hoc “Hoan thiện pháp luật Việt Nam về kỷ kế! và thực hiệnđiều ước quốc tế trong điêu kiện hội nhập quốc tế - cơ sở ly luận và thực tiên” củatác giả Nguyễn Thị Thuận (Trường Dai học Luật Hà Nội, 2008) cũng là một côngtrình đề cập khá nhiều đến vấn đề chuyển hóa quy phạm điều ước Theo tác giả, nộiluật hóa là cách gọi khác của chuyên hóa nhưng không bao gồm khả năng áp dụngtrực tiếp hay viện dẫn DUQT để điều chỉnh các quan hệ trong môi trường luật quốcgia mà chỉ giới hạn trong việc “sửa đôi, bố sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quyphạm pháp luật dé thực hiện điều ước” Trong khuôn khổ luận án, tác giả phân tích
sơ lược một số ưu điểm và nhược điểm của phương thức chuyền hóa so với phươngthức trực tiếp trong việc thực hiện các DUQT
Trong bài viết “Hai hoà hoá giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” (tạpchí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2010), tác giả Nguyễn Thị Thuận duy nhất một lầnnhắc tới thuật ngữ nội luật hóa với ý nghĩa chỉ hoạt động ban hành văn bản hướngdẫn thực thi đối với ĐƯQT không có khả năng áp dụng trực tiếp Tuy nhiên khá đángtiếc tác giả chưa có sự phân biệt, làm rõ mối quan hệ giữa hai khái niệm “nội luật
hóa” và “hài hòa hóa”.
Luận văn “Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia” (2011)của tác giả Lê Thị Mai Anh kế thừa phần lớn những nội dung lý luận được giải quyếttrong công trình đã dẫn của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân, trong đó sử dụng thốngnhất thuật ngữ “chuyên hóa điều ước quốc tế” Tác giả nhận định răng quan điểm củaViệt Nam thé hiện qua các văn bản pháp luật hiện hành “đang nghiêng về thuyết nhấtnguyên” Trong phần phân tích về thực tiễn Việt Nam thì thuật ngữ nội luật hóa mớiđược đề cập tới và được hiểu là việc co quan có thâm quyền ban hành VBQPPL déthực hiện DUQT đối với những DUQT không thé áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc mộtphân
Xuyên suốt luận án tiễn sĩ “Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế vềquyên con người tại Việt Nam” (bảo vệ thành công năm 2012), tác giả Nguyễn ThịKim Ngân thống nhất sử dụng thuật ngữ “chuyển hóa điều ước quốc tế” và không sửdụng cụm từ “nội luật hóa” Theo quan điểm của tác gia, VIỆC chuyên hóa được thựchiện thông qua hoạt động ban hành văn bản pháp luật quốc gia mới hoặc sửa đổi, bốsung các văn bản pháp luật hiện hành để nội dung các văn bản đó phù hợp với các
DUQT mà Việt Nam đã tham gia.
Trong bài viết “Mới quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia: nhìn
từ góc độ hiến pháp trên thé giới và một số gợi mở cho Việt Nam ”, đăng trên tap chíNghiên cứu lập pháp số 9/2013 của tác giả Đặng Minh Tuấn, thuật ngữ nội luật hóa
Trang 28được sử dung với ý nghĩa chuyển hóa (các quy định của) điều ước vào nội luật Nộiluật hóa luôn mang nội hàm đối lập với phương thức áp dụng trực tiếp trong cáchdiễn đạt của tác giả: “Việc áp dụng trực tiếp hay phải nội luật hóa DUOT không chỉcăn cứ vào các quy định chung của Hiến pháp mà còn dựa vào những diéu kiện, hoàncảnh cụ thể” Theo tác giả, khác với xu hướng ủng hộ áp dụng trực tiếp DUQT trongHiến pháp của nhiều nước, Việt Nam lại rất chú trọng việc nội luật hóa bởi thực tiễncho thấy, rất ít các điều ước quy định áp dụng trực tiếp Quan điểm này nhất quán vớicách mà tác giả giải thích Điều 6 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện DUQT 2005:
“Trong trường hợp không chấp nhận áp dụng trực tiếp hoặc không có quy định vềviệc áp dụng trực tiếp các DUOT, thì DUOT do phải được chuyển hóa trong PLOG”.Trong bài viết “Nội luật hóa các điều ước quốc tế về đấu tranh phòng, chongtội phạm trong giai đoạn hiện nay” (tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2015), tácgiả Ngô Hữu Phước ủng hộ quan điểm cho rang nội luật hóa là hành vi của co quannhà nước có thâm quyền tiến hành các hoạt động can thiết dé chuyển hóa các quyphạm của DUQT thành quy phạm của PLQG bang cách ban hành, sửa đổi, bố sungVBQPPL trong nước đề thực hiện Các hành vi chấp nhận hiệu lực của DUQT chỉ làtiền đề, là điều kiện tiên quyết để các cơ quan có thâm quyền quyết định nội luật hóachứ không phải là hành vi chuyên hóa Áp dụng trực tiếp cũng không phải là chuyểnhóa và do đó cần phân biệt với nội luật hóa
Trong sách chuyên khảo “Mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và luật nhânquyên quốc té” (Nxb Tư pháp, 2015), GS.TS Nguyễn Bá Diễn và nhóm tác giả cũng
có đề cập đến vấn đề nội luật hóa và những biéu hiện của nó khi đưa ra luận giải sau:
“Trường phái nhị nguyên luận cho rằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia làhai hệ thong pháp luật khác nhau và dé Tòa án quốc gia có thẩm quyên áp dụng quyđịnh của luật quốc tế thì nó phải được chuyển hóa qua thủ tục chấp nhận rõ ràngtrong luật quốc gia thông qua quy trình nội luật hóa Điều này được thể hiện ở ở việcban hành luật chuyên biệt dé giải thích rõ hoặc chi tiết hóa những điều khoản hiénđịnh hoặc điều chỉnh luật quốc gia cho phù hợp với nghĩa vụ pháp bp quốc té”.Cũng bàn về chủ đề này, tác gia Hoàng Phước Hiệp có bài viét “Ap dung trựctiếp diéu ước quốc té” đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2016 Theo tácgiả, các thuật ngữ “áp dụng trực tiếp”, “hiệu lực trực tiếp” và “tự thi hành” có théđược sử dụng với nội dung như nhau, thay thế cho nhau và đối lập với thuật ngữ “nộiluật hóa” hay còn gọi là “chuyên hóa”
Trong bài viết “Hiệu lực pháp lý và việc áp dụng điều ước quốc tế ở Việt Nam”(tạp chí Luật học, 3/2016), tác giả Trần Hữu Duy Minh nhận định rằng Việt Nam
Trang 29đang kết hợp áp dụng cả thuyết nhất nguyên lẫn thuyết nhị nguyên Tác gia thongnhất sử dụng thuật ngữ “nội luật hóa” xuyên suốt bài viết Theo đó, nội luật hóa đượchiểu là việc áp dụng gián tiếp DUQT, là “cách thức áp dung pho biến nhất các quyphạm điều ước ở Việt Nam” thông qua việc bãi bỏ, sửa đỗi, bô sung hay ban hànhmới VBQPPL thực hiện DUQT Bài viết cũng dé cập đến thực trạng nội luật hóakhông đầy đủ, chậm trễ các DUQT, ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết quốc té
cua Việt Nam tuy nhiên chưa làm rõ các nguyên nhân.
Tác giả Nguyễn Trung Tín lại có cách tiếp cận rất khác so với phần còn lại, cũngđưa ra những khái niệm “chuyển hóa trực tiếp”, “chuyên hóa gián tiếp”, “nội luậthóa” song tác giả gán cho chúng những nội hàm mới mẻ Cách tiếp cận này được thểhiện qua hai bài viết “Vé việc giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật quốc té và phápluật quốc gia trong pháp luật Việt Nam” và “Về sự phụ thuộc lần nhau giữa luậtquốc tế và luật quốc gia trong bồi cảnh hội nhập quốc tế hiện nay” lần lượt đăng trêntạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/2004 và số 10/2006 Dưới góc nhìn của tác giả,
“chuyền hóa trực tiếp” giống với cách hiểu về “hiệu lực trực tiếp” theo học thuyếttiếp nhận (áp dụng một cách đương nhiên), “chuyển hóa gián tiếp” lại mang ý nghĩacủa “chuyền hóa trực tiếp” trong quan điểm của tác giả Trần Văn Thắng và tác giảNguyễn Thị Kim Ngân (cho phép áp dụng trực tiếp sau khi có một thủ tục pháp lýnhất định như công bồ chính thức ) Đặc biệt hơn, “nội luật hóa” lại được xây dựngthành một khái niệm khu biệt hoàn toàn với khái niệm “chuyển hóa”, dùng dé chi
“cách mà theo đó các quốc gia xây dựng các quy phạm pháp luật của mình cho phùhợp với quy định của pháp luật quốc té”
2.1.5 Những công trình bàn về quy trình, thủ tục, kỹ thuật, chủ thể của nội luậthóa điều ước quốc té
Trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2007, tác giả Ngô Đức Mạnh có bàiviết “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm thực thi các cam kết gia nhập WTO”.Theo tác giả, ngay cả khi Quốc hội quyết định cho phép áp dụng trực tiếp các quyđịnh nào đó của Nghị định thư (về việc gia nhập WTO của Việt Nam) thì các cơ quanliên quan như Chính phủ, các Bộ, ngành cũng cần chuẩn bị văn bản hướng dẫn thihành ở mức độ cần thiết và phù hợp nhất: Cần áp dụng cả khả năng sửa đổi, bố sung,ban hành mới luật để chuyển hóa các quy định của Nghị định thư gia nhập WTO vàopháp luật Việt Nam Quá trình này cần phải có lộ trình và nếu cần thiết có thé vậndụng kỹ thuật “một luật sửa nhiều luật” Trong bài viết, tác giả nêu ra thêm một tácdụng mới của nội luật hóa, đó là tạo ra khả năng kiêm soát, giám sát của Quôc hội
Trang 30đối với việc thi hành các cam kết quốc tế, bảo đảm sự thống nhất giữa công tác xây
dựng pháp luật trong nước với DUQT.
Tác giả Nguyễn Khánh Ngọc có bài viết “Phối hợp liên ngành trong xây dựng
và hoàn thiện pháp luật thực hiện các điễu ước quốc tế” đăng trên tạp chí Nghiêncứu lập pháp số 16/2008 Đáng lưu ý trong bài viết có một nhận định mang đậm tính
lý luận và chưa được phát biéu trong các công trình trước đây: “Thậm chi, khi đã có
sự nhất trí ban hành các văn bản thực thi một DU OT thì các quy định, thủ tục dé xâydựng và thực thi văn ban đó can phù hợp với khuôn khổ pháp luật trong nước và
năng lực nội tại của Việt Nam dé thực thi văn ban” Qua đó có thể thấy, tác giả có
cách tiếp cận khá bao quát khi đã đề cập đến các nguồn lực pháp luật - một thành tốcủa HTPL theo nghĩa rộng.
Tác giả Hà Thị Thanh Bình có bài viết “Nội luật hóa các cam kết gia nhập tổchức thương mại thé giới của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dich vu” (tạp chíNghiên cứu lập pháp, số 5/2009) Bài viết thé hiện rõ quan điểm nội luật hóa hay “sựchuyển hóa các cam kết quốc tế thành pháp luật nội địa” là công việc phải làm vớimọi nội dung trong điều ước hay suy rộng ra là mọi điều ước mà Việt Nam là thànhviên bởi “di là các quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chỉ tiết thì vẫn canmột văn ban thể hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyển về việc dpdụng trực tiếp các quy định đó ” Tác giả cũng nêu ra kiến nghị về việc ban hành
“Luật về gia nhập WTO” dé sửa đồng thời nhiều luật có liên quan, nhằm nội luật hóacác cam kết quốc tế một cách nhanh chóng hơn
Một công trình khác có nhiều giá trị tham khảo là bài viết “Xáy dung pháp luậtgóp phần nội luật hóa công ước, nghị định thư quốc tế vé chong khủng bố” của tacgiả Hoàng Thế Liên đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8/2013 Dù còn nhiềuquan điểm không thống nhất nhưng theo tác giả, một khi quốc gia ban hành văn bảnpháp luật trong nước nhằm thi hành điều ước đã ký kết thì ở những mức độ khácnhau, đã có thé coi các quy định của DUQT là một bộ phận cấu thành của pháp luậttrong nước Dé thực hiện DUQT có nhiều cách thức khác nhau tuy nhiên dé có théhình sự hóa, tội phạm hóa bắt buộc phải thông qua ban hành, sửa đổi, b6 sung PLQG.Tác giả cũng tìm ra một biểu hiện khá độc đáo của nội luật hóa trong lĩnh vực hình
sự, đó là sửa đối Bộ luật Hình sự theo hướng chuyên một tội danh từ chương nàysang chương khác cho phù hợp với PLQT Trong quá trình luận giải, tác gia đặt yêu
cầu nội luật hóa DUQT trong mối tương quan với khả năng nội luật hóa thực tế của
mỗi quôc gia song chưa có điêu kiện phân tích sâu.
Trang 31Cũng liên quan đến kỹ thuật nội luật hóa các DUQT về pháp luật hình sự, TS.Nguyễn Văn Hương và nhóm đồng tác giả đưa ra nhận định nội luật hóa không chỉ
là đưa vào luật quốc gia các quy phạm mới mà còn có thê cân nhắc để đưa vào một
số chế định mới Day là một trong những quan điểm nổi bật được thể hiện qua đề tainghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam để thực hiệncác điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ” (bảo vệ thành công năm 2013).Trong bài viết “Ap dụng diéu ước quốc tế trên lãnh thé Việt Nam” (tạp chí Luậthọc số 2/2013), tác giả Trần Thị Thu Phương quan niệm chuyên hóa DUQT vàoHTPL nội địa là cách thức áp dụng gián tiếp và được phân biệt với cách thức áp dụngtrực tiếp (tức DUQT có hiệu lực thi hành trong phạm vi lãnh thổ quốc gia ký kết makhông cần bất kỳ hình thức chuyền hóa nào) Tác giả phân tích thực tiễn ở Việt Nam
và kinh nghiệm một số nước từ đó nêu ra băn khoăn về việc xác định căn cứ phânđịnh giữa loại DUQT có thé áp dụng trực tiếp (điều ước tự thi hành) và điều ước cầnchuyên hóa Tác giả cũng nêu ra kiến nghị cần phải quy định thêm cho tòa án thâmquyền quyết định về phương thức áp dụng ĐƯQT trên lãnh thé Việt Nam trong khigiải quyết tranh chấp thay vì trao hoàn toàn quyền này cho cơ quan lập pháp và hànhpháp (việc DUQT có được áp dụng trực tiếp hay không được quyết định ngay từ thờiđiểm chấp nhận sự ràng buộc của điều ước như trong quy định hiện hành)
Trong bài viết “Nguyên tắc nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên ” đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 4/2014), tác giả Nguyễn ThịThuận tập trung luận giải và đưa ra ba nguyên tắc cần tuân thủ trong hoạt động nộiluật hóa bao gồm: Nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất;Nguyên tắc nội luật hóa phải được tiễn hành kịp thời; Nguyên tắc nội luật hóa phảiđảm bảo chính xác Khi bàn tới nguyên tắc thứ hai về tính kịp thời, tác giả khắng địnhnội luật hóa có thé được tiễn hành ngay từ trước khi gia nhập điều ước hoặc ngaytrong giai đoạn đàm phán tức là khi điều ước chưa được ký kết Với lập luận rằng
“Việc quốc gia chưa tiễn hành nội luật hoá không được coi là lý do hợp pháp đểkhông hoặc chưa thực thi điều ước quốc tế”, tác giả cho rằng việc hoàn thiện phápluật Việt Nam về ký kết và thực hiện DUQT cần tính tới van dé ràng buộc thời hạnhoàn thành hoạt động nội luật hóa đối với các cơ quan chức năng Khi bàn đến nguyêntắc thứ ba về tính chính xác, tác giả đi tới kết luận nội luật hóa không phải là “sao ybản chính” mà nó còn là sự cụ thé hóa các nội dung của ĐƯỢT, song sự cụ thé hóanày không được dẫn tới sự không tương thích giữa PLQG (sau nội luật hóa) với
DUQT được nội luật hóa.
Trang 32Thông qua bài viết “Nội luật hóa diéu ước quốc tế trong Luật ký kết, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005” (Tạp chí Luật học, sô 10/2015), hai tác giảNguyễn Thị Hồng Yến và Đỗ Quí Hoàng giải thích các quy định của Luật Ký kết vàthực hiện điều ước quốc tế 2005 theo hướng bóc tách những nội dung phản ánh cáchthức, phương pháp, trách nhiệm nội luật hóa , trên cơ sở đó đề xuất những giải pháphoàn thiện Bài viết cũng gián tiếp đề cập đến một số khía cạnh lý luận của nội luậthóa DUQT khi chi ra những bat cập trong công tác nội luật hóa ở Việt Nam thời gianqua: i) Chưa có sự phân định rõ ràng loại điều ước nào tiễn hành áp dụng trực tiếp,loại điều ước nào sẽ tiến hành nội luật hóa (liên quan đến vấn đề điều kiện nội luậthóa); ii) Thiếu vắng các quy định về quy trình nội luật hóa, các cơ quan chịu tráchnhiệm, van đề kiểm tra, giám sát hoạt động nội luật hóa
Trong bài viết “Pháp luật về kỷ kết, thực hiện diéu ước quốc té ở một số nước
và những nội dung can tham khảo ” (tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18/2016), haitác giả Hoàng Văn Tú và Trương Hồ Hải không nêu ra định nghĩa chính xác về nộiluật hóa nhưng nội luật hóa được hiểu với nghĩa rất rộng, bao gồm cả việc thông quathủ tục phê chuân hay phê duyệt dé điều ước có hiệu lực áp dụng trực tiếp và banhành một đạo luật chuyên hóa để chuyển hóa DUQT Bài viết cũng giới thiệu quyđịnh về thủ tục nội luật hóa ở Pháp nhưng ở mức rất sơ lược Hai tác gia cũng đề cậpđến một thực tiễn ở Nhật Bản, nơi tiêu chí và thâm quyền xem xét 1 DUQT có cầnđược nội luật hóa hay không tuy không được quy định rõ ràng trong luật nhưng Tòa
án Tối cao Nhật Bản là cơ quan đưa ra tiêu chí này trên thực tế
Các công trình kê trên mới chỉ dé cập đến một vài kỹ thuật đơn lẻ hoặc một vàithao tác cụ thé trong toàn bộ quy trình Có thé thấy, quy trình, thủ tục dé nội luật hóamột điều ước phụ thuộc rất nhiều vào pháp luật thực định của mỗi quốc gia nên từgóc độ lý luận các tác giả khó khái quát thành lý thuyết chung, tương tự như vậy làviệc xác định và phân loại chủ thé của nội luật hóa DUQT Đề tai nghiên cứu khoahọc cấp bộ của Viện Khoa học pháp lý (tlđđ) gần như là công trình duy nhất xây dựngđược định nghĩa cụ thé về quy trình, thủ tục nội luật hóa DUQT va kỹ thuật nội luậthóa DUQT song cũng chỉ dừng lại ở việc xác định các cơ quan, cá nhân có thâmquyền được xem là chủ thể của hoạt động nội luật hóa DUQT theo pháp luật ViệtNam hiện hành Bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm của quy trình, thủ tục, kỹ thuật nộiluật hóa DUQT, công trình này còn đạt được nhiều thành tựu nồi bật trong việc đưa
ra nhiều cách phân loại nội luật hóa DUQT khác nhau dựa theo quy trình thủ tục vadựa theo kỹ thuật thực hiện Về mối quan hệ qua lại giữa quy trình, thủ tục và kỹthuật nội luật hóa, nhóm tác giả cho răng yếu tố kỹ thuật giữ vai trò quyết định, theo
Trang 33đó “kỹ thuật nào thì quy trình, thủ tục đó ” Đặc biệt, nhóm tắc giả đã chỉ ra nhữngđiểm tương đồng và những điểm khác biệt đặc thù giữa quy trình, thủ tục nội luật hóavới quy trình, thủ tục ban hành VBQPPL thông thường (lập pháp, lập quy) Côngtrình cũng nghiên cứu quy trình, thủ tục và kỹ thuật nội luật hóa của một số nước trênthé giới dé rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam Xuất phát từ quan điểm cơ sởpháp ly của nội luật hóa DUQT (nói chung) bao gồm cả các văn kiện quốc tế vàPLQG nhưng cơ sở pháp ly của quy trình, thủ tục và kỹ thuật nội luật (của một nước)
về bản chất là một chế định luật quốc gia (của nước đó), nhóm nghiên cứu có mộtcách tiếp cận khá độc đáo khi đánh giá thực trạng Theo đó, thực tiễn nội luật hóaDUQT ở Việt Nam được trình bay va phân tích trong sự độc lập tương đối với thựctrạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành các quy định về quy trình, thủ tục và
kỹ thuật nội luật hóa ĐƯỢT Trên cơ sở này, nhóm tác giả xác định các quan điểm,yêu cầu và đề xuất các kiến nghị cụ thê, có giá trị ứng dụng cao nhằm hoàn thiện quy
trình, thủ tục và kỹ thuật nội luật hóa ĐƯQT ở Việt Nam.
2.2 Những công trình nghiên cứu đi sâu vào thực trạng nội luật hóa trong cáclĩnh vực và giải pháp nâng cao hiệu quả nội luật hóa điều ước quốc tế ở ViệtNam
2.2.1 Trong lĩnh vực quyền con người
Đáng chú ý có luận văn thạc sĩ luật học “Mot số van dé ly luận và thực tiễn vềnội luật hoá các công ước quốc tế về quyên con người ở Việt Nam hiện nay” (TạQuang Ngọc, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2004) Nhận định rằng van đề nộiluật hóa các DUQT vào HTPL trong nước hiện nay rất phức tạp, liên quan giữa lợiích quốc gia và các quốc gia thành viên khác, tác giả đưa ra quan điểm “Quá trìnhchuyên hóa DUQT phải phù hợp với Hiến pháp” Những thành tựu của nội luật hoacác công ước quốc tế về quyền con người ở Việt Nam được tác giả sắp xếp, trình bàytheo từng nhóm quyền rất có hệ thống Phan các hạn chế được trình bày theo lối kháiquát hóa nhưng vẫn có nhiều dẫn chứng cụ thé Luận văn cũng xác định nguyên nhâncủa những thành tựu cũng như hạn chế từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháptiếp tục nội luật hóa các công ước quốc tế bảo đảm quyên con người ở Việt Nam.Với bài viết “Các công ước quốc tế về quyên con người mà Việt Nam là thànhviên và van dé nội luật hoá” (tạp chí Luật học, số 5/201 1), tác giả Nguyễn Văn Tuânkhông đưa ra định nghĩa về nội luật hóa nhưng khắng định nội luật hóa hay chuyểnhóa điều ước quốc tế là nghĩa vụ của Việt Nam Tác giả dẫn ra số liệu về số lượngvăn bản luật và dưới luật được Việt Nam ban hành nhằm phục vụ công tác nội luậthóa song không chỉ rõ van ban nào chuyên hóa nội dung nao của điêu ước nào Một
Trang 34sỐ lập luận trong bài viết có phần thiếu căn cứ, bởi những nội dung mới của Bộ luậtHình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự được tác giả dẫn ra cũng có thể là kết quả của việchọc tập pháp luật nước ngoài hoặc là sáng kiến của chính nhà lập pháp trong nước
mà không chắc chắn là kết quả của việc nội luật hóa xuất phát từ nghĩa vụ nói trên.
2.2.2 Trong lĩnh vực bình đẳng giới, quyền phụ nữ và trẻ em
Tác gia Nguyễn Hong Bắc có bài viết “Bảo vệ quyên phụ nữ và trẻ em trongpháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, (tạp chí Luật học, Số đặc san phụ nữ năm2004) Theo tinh thần bài viết, đường như thao tác duy nhất dé nội luật hóa các camkết quốc tế của Việt Nam chỉ là ban hành các văn bản pháp luật Đáng chú ý, bài viết
đề cập đến việc Việt Nam chủ động “nội luật hóa” một số tư tưởng tiến bộ trong các
DUQT đa phương mà chúng ta chưa tham gia.
Trong bài viết “Quyên làm mẹ trong pháp luật quốc tế và thực tiên nội luật hóacác cam kết trong pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến và MạcThị Hoài Thương (tạp chí Luật học, SỐ 3/2014), hiện tượng nội luật hóa PLQT đượcmặc nhiên thừa nhận Qua sự trình bày về thực trạng nội luật hóa các cam kết liênquan đến quyền làm mẹ có thé thấy biéu hiện chủ yếu của nội luật hóa là ban hànhmới và sửa đôi văn bản trong nước cho tương thích và phù hợp Hai tác giả cũng nhậnđịnh Việt Nam là một trong những quốc gia đạt được khá nhiều thành tựu trong lĩnhvực này.
Số chuyên đề “Pháp luật Việt Nam với việc thực hiện công tóc quốc tế về xóa
bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)” của tạp chí Luật học (số3/2006) tập hợp một loạt bài viết xoay quanh nội dung này: “Bảo vệ quyên lợi củalao động nữ theo công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ và pháp luật lao động Việt Nam” của tác gia Đỗ Ngân Bình; “Viéc thực hiện một
số quyên chỉnh trị của phụ nữ theo CEDAW ở Việt Nam” của tac giả Nguyễn ThịHồi; “CEDAW va van dé quyên bình dang giới trong pháp luật hôn nhân và gia đìnhViệt Nam” của tac giả Nguyễn Phương Lan; “CEDAW với pháp luật Việt Nam về việcbảo hộ quyên lợi của phụ nữ và trẻ em trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tônước ngoài ” của tác giả Bùi Thị Thu; “Nội luật hoá CEDAW về bảo hiểm xã hội đốivới lao động nữ khi dự thảo Luật bảo hiểm xã hội” của tác giả Nguyễn Thị KimPhụng Ở những bai viết này, hiện tượng nội luật hóa cũng được mặc nhiên thừa nhận,các tác giả đi thắng vào thực tiễn, đối chiếu pháp luật Việt Nam với những cam kếttrong các DUQT mà chúng ta là thành viên, chỉ ra những nội dung tương tích là kếtquả của hoạt động nội luật hóa hoặc chỉ ra những điểm chưa tương thích cần đượcnội luật hóa/ tiếp tục nội luật hóa Đó cũng là cách tiếp cận của tác giả Lê Thị Hoài
Trang 35Thu trong bài viết “Công ước quốc tế về xóa bỏ moi hình thức phân biệt doi xử vớiphụ nữ và sự nội luật hóa trong pháp luật Việt Nam” đăng trên tạp chi Nhà nước vàpháp luật, số 8/2012.
2.2.3 Trong lĩnh vực lao động
Đáng chú ý có luận văn thạc sĩ “Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm
và nghệ nghiệp và sự nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam” của tac giảLương Thị Hòa Năm 2014 (thời điểm Bộ Luật Lao Động 2012 và Luật Việc làm
2013 đã có hiệu lực), đề tài này được làm mới lại bởi tác giả Đặng Mai Hoa Trongcông trình của mình, cũng như người tiền nhiệm, tác giả khăng định sự cần thiết vàtính tất yếu của việc nội luật hóa Công ước 111 về phân biệt đối xử trong việc làm vànghề nghiệp với lập luận Công ước này chỉ đưa ra những quy định mang tính địnhhướng, không đủ rõ, đủ chi tiết dé có thé áp dụng trực tiếp nên cần có sự chuyển hóavào pháp luật trong nước Luận văn cũng phân tích sự cần thiết phải tiếp tục hoànthiện pháp luật lao động Việt Nam dé phù hợp với Công ước 111 nhưng lại không
giải quyết được thấu đáo mối quan hệ giữa việc “nội luật hóa” với việc “hoàn thiện
kê, hạn chế truyền thông và phổ biến thông tin pháp lý, hạn chế về nguồn lực Một số nhà nghiên cứu khác cũng có dip bàn đến nội dung này có thê kê đếnnhư: tác giả Trần Thị Thúy Lâm với bài viết “Công ước về phân biệt đối xử trongviệc làm, nghề nghiệp và sự nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam” (tạpchí Luật học, số 1/2011); tác giả Đào Mộng Điệp va Mai Dang Lưu với bài viết “Nóiluật hóa quy định của công ước 29 về lao động cưỡng bức và bắt buộc năm 1930”(tạp chí Nghề luật, số 2/2015); tác giả Trần Thị Mai Sương với luận văn thạc sĩ luậthọc “Đảm bảo các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản trong pháp luật lao động ViệtNam” (2017)
2.2.4 Trong lĩnh vực hình sự
Nồi bật có sách chuyên khảo “Nội luật hóa các quy định của Công ước Chốngtội phạm có tô chức xuyên quốc gia trong Bộ luật Hình sự Việt Nam” (Nxb HồngĐức, 2016) của tác giả Nguyễn Phương Hoa (sản phẩm của đề tài cấp Bộ cùng tên)
Trang 36Đây là công trình khoa học khá công phu, giải quyết cả những van dé lý luận và thựctiễn về nội luật hóa liên quan đến lĩnh vực được nghiên cứu Đặc biệt tác giả đã dànhhan một phan của cuốn sách dé trình bày về kinh nghiệm của pháp luật hình sự một
số nước trong việc tội phạm hóa các hành vi nêu trong công ước chống tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia
Một công trình đáng chú ý khác là báo cáo “Chuyển hóa điều ước quốc tế màViệt Nam là thành viên vào Bộ luật Hình sự ” của Vụ Pháp luật quốc té - Bộ Tư phápđăng trên tạp chí Dân chủ pháp luật (Số chuyên đề sửa đồi, bố sung Bộ luật Hình sự,năm 2015) Tai đây, các tác giả khang định việc thực thi DUQT bằng cách thức nào
là xuất phát từ ý chí của quốc gia chứ không phải là một nguyên tắc bắt buộc, dẫnchứng là trong thực tiễn Việt Nam, nhiều DUQT không cần phải chuyên hóa mà vẫnđược thực hiện (áp dụng trực tiếp) Tuy nhiên, việc chuyển hóa các ĐƯQT mà ViệtNam là thành viên vào Bộ luật Hình sự thông qua thao tác sửa đôi, bố sung bộ luậtnay là rất cần thiết (được nêu thành một định hướng lớn) bởi có DUQT đòi hỏi quốcgia thành viên phải thực thi theo hướng chuyền hóa/nội luật hóa, như vi dụ mà nhómtác gia dẫn ra: “Các quốc gia thành viên phải dam bảo rằng mọi hành vi tra tan déu
là tội phạm theo pháp luật hình sự của nước đó ” (Khoản 1 Điều 4 Công ước CAT).Cũng trong năm này, tác giả Ngô Hữu Phước có bài viết “Nội luật hóa các điềuước quốc tế về dau tranh phòng, chong tội phạm trong giai đoạn hiện nay” đăng trêntạp chí Nhà nước và pháp luật Bên cạnh việc giải quyết một số van dé lý luận nhưkhái niệm nội luật hóa, cơ sở pháp lý (quốc tế và quốc gia) của việc nội luật hóa, địnhhướng nội luật hóa Đây là công trình có giá trị tin cậy cao với việc thống kê cácDUOT về đấu tranh phòng, chống tội phạm mà Việt Nam là thành viên và đối chiếuvới các quy định tương ứng của BLHS nhăm chuyền hóa chúng Trên cớ sở đó, tácgiả kiến nghị tiếp tục nội luật hóa một số nội dung trong các DUQT Việt Nam đã kýkết, gia nhập nhưng chưa được chuyên hóa đây đủ
Cùng với cách tiếp cận thuần túy từ thực tiễn và đối chiếu với pháp luật thựcđịnh, nội luật hóa trong lĩnh vực hình sự dành được sự quan tâm của rất nhiều tác giảkhác nhau: tác giả Trần Văn Dũng với bài viết “Nội luật hóa các điều khoản bắt buộccủa Công ước phòng, chống tham những trong Bộ luật Hình sự - Vấn dé còn nhiềuthách thức ” (tạp chí Thanh tra, số 4/2013); tác giả Vũ Thị Thúy với hai bài viết “Nóiluật hóa quy định của các điều ước quốc tế về quyền miễn trừ trong Luật Hình sựViệt Nam” và “Kiến nghị hoàn thiện quy định cua Bộ luật Hình sự Việt Nam trongviệc nội luật hóa quy định của công ước Chống tội phạm có tô chức xuyên quốc gia
về tội phạm hóa hành vi tham những trong lĩnh vực công” lần lượt đăng trên tạp chí
Trang 37Khoa học pháp ly số 5 và số 6 năm 2015; tác giả Nguyễn Thi Phuong Hoa với bàiviết “Nội luật hóa quy định của Công ước Chong tội phạm có tổ chức xuyên quốcgia về tội rửa tiền trong Bộ luật hình sự Việt Nam - Các kiến nghị” (tạp chí khoa họcpháp lý, số 6/2015); tác giả Mai Bộ với bài viết “Sửa đổi, bổ sung tội mua ban người
và toi mua ban trẻ em theo hướng nội luật hóa công ước quốc tế về tội buôn bánngười ” (tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2015); tác giả Trịnh Duy Thuyên với bài viết
“Cần nội luật hóa Công ước chống tra tan (CAT) khi sửa đổi, bố sung Bộ luật Hìnhsự” (tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề năm 2015); tác giả Bùi Đình Tiếnvới bài viết “Nhóm tội phạm có tổ chức theo Công ước về Chống tội phạm có tô chứcxuyên quốc gia và vấn đề hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam” (tạp chí Nhà nước
và pháp luật, số 6/2015); tác giả Nguyễn Quyết Thắng với bài viết “Quyên tài phántrong các điều ước đa phương về chong khủng bố và van dé nội luật hóa trong phápluật hình sự Việt Nam” (tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2016); tác giả NguyễnAnh Tuấn với bài viết “Bộ luật Hình sự năm 2015 với việc nội luật hóa các quy địnhcủa diéu ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” (tạp chí Kiém sát, số 8/2016); tacgiả Lưu Thanh Hùng với bài viết “Hành vi tham những trong lĩnh vực tư theo côngước UNCAC của liên hop quốc và vấn đề hoàn thiện Bộ luật Hình sự Việt Nam” (tạpchí Kiểm sát, số 6/2017)
2.2.5 Trong lĩnh vực môi trường
Với bài viết “Van dé nội luật hóa các Công ước quốc tế và hoàn thiện hệ thốngpháp luật về bảo tôn động vật hoang dã ở Việt Nam” (Tạp chí Điện tử Tòa án, tháng
7 năm 2020), tác giả Đinh Thế Hưng trình bày một cách chi tiết các kết quả của ViệtNam trong việc nội luật hóa các công ước về bảo vệ động vật hoang dã (CITES, CBD,RAMSAR ) Bên cạnh việc phân tích các cơ sở pháp lý, tác giả cũng tập trung luậngiải tác động từ những quan điểm, đường lỗi chính sách của Đảng đến việc nội luậthóa các DUQT nói trên Tổng kết công trình, tác giả nêu ra bốn hạn chế lớn trong nộiluật hóa các DUQT về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến có một số quan điểm đáng chú ý thé hiện trongbáo cáo chuyên đề “Nội luật hóa và thực trạng nội luật hóa các điễu ước quốc tế vềmôi trường tại Việt Nam”' Tại đây tác giả khang định hầu hết các DUQT mà ViệtNam là thành viên đều được thực hiện trên lãnh thô Việt Nam thông qua con đường
nội luật hóa Từ những bắt cập thực tiễn, tác giả đề xuất bổ sung thêm các điều khoản
quy định trực tiếp về quy trình, cách thức tiễn hành nội luật hóa các quy định của
' Nằm trong khuôn khô đề tài “Hoàn thiện quy trình, thủ tục va kỹ thuật nội luật hóa DUQT
mà Việt Nam là thành viên - Cơ sở lý luận và thực tiên ” - Viện Nghiên cứu lập pháp 2013.
Trang 38ĐUỢQT tại Việt Nam Tác giả cũng đưa ra kiến nghị phải chuyên môn hóa, chuyênnghiệp hóa cơ quan đảm nhiệm công tác nội luật hóa dé từ đó tăng cường việc giámsát hoạt động nội luật hóa ở nước ta.
2.2.6 Trong lĩnh vực thương mai
Trong bài viết “Một số thách thức khi thực thi các hiệp định thương mai tự dothé hệ mới của Việt Nam từ việc chuyển hóa điều ước vào pháp luật trong nước ”(Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2019), tác giả Nguyễn Ngọc Hà đã chỉ ra những bấtcập của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 về lựa chọn phương pháp thực thi điều ước
và phân tích những hạn chế từ thực tiễn nội luật hóa các quy định trong các FTA maViệt Nam tham gia dựa trên những dẫn chứng rất cụ thẻ
3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
e _ Vấn đề nội luật hóa ĐƯỢT đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứucủa các tác giả từ nhiều truyền thong pháp luật khác nhau, nhiều trường pháichủ thuyết khác nhau Nội luật hóa ĐƯQT ngày càng chứng tỏ tư cách như
là đối tượng nghiên cứu của không chỉ luật quốc tế mà còn là rất nhiềuchuyên ngành khoa học pháp lý khác.
e Các khía cạnh lý luận của nội luật hóa DUQT mới chủ yếu được tiếp cận vàxây dựng bởi công pháp quốc tế mà chưa được quan tâm đúng mức trong lýluận chung về nhà nước và pháp luật Khung lý thuyết về nội luật hóa ĐƯQT
dù đã hình thành nhưng còn nằm tản mạn trong nhiều công trình nghiên cứukhác nhau, chưa có sự hệ thống hóa trong các giáo trình luật của Việt Nam
e Xoay quanh nội hàm của khái niệm “nội luật hóa” đến nay vẫn còn nhiềutranh luận, thuật ngữ “nội luật hóa” do đó vẫn mang tính ước lệ khá cao, tồntại nhiều cách diễn đạt tương đương hoặc gần nghĩa tùy từng góc độ tiếpcận Đây là tình trạng chung trong khoa học pháp lý thế giới cũng như ở ViệtNam noi riêng.
e Sé lượng công trình dé cập đến nội luật hóa DUQT như một nội dung/khiacạnh trong việc giải quyết mối quan hệ PLQG-PLQT nhiều hơn hắn so với
sỐ công trình tiếp cận trực diện và coi nội luật hóa ĐƯQT là đối tượng nghiêncứu trọng tâm.
e Phần lớn các khoa học pháp lý chuyên ngành mặc nhiên thừa nhận sự tồn tạicủa nội luật hóa DUQT khi vấp phải hiện tượng này trong thực tế Thuậtngữ “nội luật hóa” thường được sử dụng như một khái niệm công cụ dé giaiquyết các nội dung liên quan, thường được đặt trong những ngữ cảnh mà
người đọc được coi là đã hiêu nội dung, ý nghĩa của nó từ trước.
Trang 39e Các khoa học pháp lý chuyên ngành ít quan tâm đến khía cạnh lý luận vềnội luật hóa DUQT mà hướng sự chú ý vào các biéu hiện thực tiễn của nó.Một số tác giả tập trung vào việc trình bày những thành tựu, những sự tươngthích đạt được nhờ quá trình nội luật hóa, số khác tập trung vào việc chỉ ranhững nội dung sau nội luật hóa mà còn chưa tương thích hoặc chưa hợp lý,thiếu tính khả thi Ở một số chuyên ngành, các tác giả có xu hướng đi sâuhơn do yêu cầu nội luật hóa trong lĩnh vực của họ có tính “bắt buộc đặc thù”,điển hình như lĩnh vực hình sự.
e Nội luật hóa DUQT mới chủ yếu được nhìn nhận như một phương thức thựcthi các cam kết quốc tế mà hầu như chưa được nghiên cứu với tư cách là mộtphần (giao thoa) của hoạt động xây dựng pháp luật Rất ít công trình nghiêncứu đề cập đến quy trình nội luật hóa DUQT và xem xét nó trong mối liên
hệ với quy trình xây dựng pháp luật của quốc gia
e Nhấn mạnh yêu cầu phải hoàn thiện HTPL quốc gia khi muốn nội luật hóamột DUQT nhất định nhằm đáp ứng các đòi hỏi quốc tế nhưng không nhiềucông trình đề cập đến chiều tác động ngược lại: chủ động nội luật hóa cácĐUQT nói chung cũng là một phương thức hiệu quả dé quốc gia hoàn thiệnHTPL của mình Nói cách khác, chưa có công trình nào nghiên cứu toàndiện về sự liên hệ giữa nội luật hóa DUQT với việc xây dựng và hoàn thiệnHTPL, xem cái này là nhu cầu của cái kia
e Ảnh hưởng của nội luật hóa DUQT ở cấp độ quốc gia mới chủ yếu được làm
rõ ở những tác động đến các quy phạm pháp luật trong nước, những phươngdiện tác động khác lên các thành tố còn lại của HTPL (theo nghĩa rộng) ithoặc chưa được luận giải thấu đáo
Tóm lại, so với nhiều quốc gia khác, nghiên cứu về nội luật hóa ở Việt Nam cóphần muộn hơn, quá trình này diễn ra chưa đồng bộ và chưa thực sự hiệu quả khi cònthiếu những nghiên cứu cơ bản, đặc biệt là từ lĩnh vực lý luận chung về nhà nước vàpháp luật Trong khi đó, lý thuyết của nước ngoài tuy có nhưng khó có thể vay mượnhoàn toàn do có những khác biệt về góc độ tiếp cận, nhất là trong bối cảnh pháp luậtthực định Việt Nam liên quan đến nội luật hóa DUQT còn khá mơ hồ
Không phụ thuộc vào góc nhìn nhất nguyên hay nhị nguyên, PLQG và PLQT vốnluôn có sự giao thoa và tương tác, bởi vậy lý luận về xây dựng pháp luật và lý luận
về nội luật hóa cũng là hai mảng lý thuyết có mối liên hệ với nhau một cách tự nhiên.Song ở Việt Nam đang có sự đứt đoạn lý thuyết khi các công trình nghiên cứu về xâydựng và hoàn thiện HTPL chưa thực sự chú trọng đến việc nhận diện và định vị các
Trang 40thao tác nội luật hóa, những tác động và đóng góp của nội luật hóa tới việc hoàn thiệnHTPL Việt Nam mới chỉ được nhắc tới mà chưa được khắc họa sâu sắc.
4 Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên biệt về nội luật hóa ĐƯQT trong xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam, luận án triển khai những hướng
đi sau dé khai thác sâu hơn các nội dung chưa được nghiên cứu day đủ trong các côngtrình trước đây: (i) Củng cố khung lý thuyết về nội luật hóa DUQT, gắn lý thuyết vềnội luật hóa DUQT với lý thuyết về hệ thống pháp luật và xây dựng pháp luật; (ii)Soi chiếu vào thực tiễn ở Việt Nam dé làm rõ vai trò cũng như những tác động cụ thểcủa nội luật hóa DUQT trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; (iii) Nghiêncứu vận dụng những kinh nghiệm phù hợp của nước ngoài, thiết kế những giải phápphù hợp nhằm đây mạnh việc nội luật hóa các DUQT đáp ứng yêu cầu xây dung,hoàn thiện HTPL và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Về các vấn đề lý thuyết, luận án nghiên cứu và tiếp thu những khía cạnh lý luận
đã có sự thống nhất và được thừa nhận rộng rãi trong khoa học pháp lý thé giới trênquan điểm kế thừa chứ không vay mượn hoàn toàn Trên cơ sở phân tích các góc độtiếp cận về nội luật hóa DUQT, luận án cần làm nỗi bật những đặc điểm của nội luậthóa ĐƯQT trong xây dựng và hoàn thiện HTPL quốc gia Việc chuẩn hóa khái niệm
sẽ là cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ một số khía cạnh từ đặc thù chuyênngành như chủ thé, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến nội luật hóa DUQT trong xây
dựng và hoàn thiện HTPL Quy trình, thủ tục và kỹ thuật nội luật hóa DUQT cũng
cần được tiếp cận dưới góc độ là hình thức và phương pháp nội luật hóa DUQT trongxây dựng và hoàn thiện HTPL.
Nhiều vấn đề thực tiễn xoay quanh nội luật hóa ĐƯQT cũng cần được tiếp tục
mở rộng nghiên cứu Trước hết, nhu cầu thực tế của Việt Nam về nội luật hóa ĐƯỢTcần được đánh giá một cách cụ thể hơn, cả về tính chất cũng như mức độ, gắn với bốicảnh và điều kiện hiện nay Thứ hai, những quy phạm thực định của Việt Nam trựctiếp điều chỉnh hoặc gián tiếp liên quan đến nội luật hóa DUQT cần được xem xétmột cách có hệ thống, từ đó tìm kiếm những chính sách pháp luật phản ánh bên trong.Thứ ba, khi đánh giá thực tiễn hoạt động, kết quả nội luật hóa DUQT cần được bóctách (tương đối) ra khỏi kết quả thực thi ĐƯQT nói chung, tránh việc đưa ra nhữngkết luận mang tính quy chụp hoặc chung chung Một định hướng nghiên cứu mới màluận án cũng có thể bám theo để triển khai đó là chỉ ra những tác động cụ thể từ hoạtđộng nội luật hóa DUQT lên từng yếu tố cấu thành của HTPL Việt Nam cũng như