1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu

253 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 253
Dung lượng 59,57 MB

Nội dung

Trong những năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có vai trò tích cựcđấu tranh ngăn chan các hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng việc phát hiện, điềutra, truy tố, xét xử loại tội phạm này

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI

VA NHÂN VĂN QUỐC GIA

VIỆN NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC VA PHAP LUẬT

NGUYÊN NGỌC CHÍ

TRÁCH NHIEM HINH SỰ

ĐỐI VỚI CÁC TOI XÂM PHAM SỞ HỮU

CHUYEN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ - TO TUNG HÌNH SỰ

MÃ SỐ: 50514.

_ THU VIỆN

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI

PHÒNG ĐỌC _⁄2.

LUẬN AN TIẾN SĨ LUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TIEN SĨ KHOA HỌC ĐÀO TRÍ ÚC

HA NỘI - NĂM 2000

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Ngọc Chí

Trang 3

\ửÑft siết tat trong luận án

viết tắt là:

XHCNCNXHBLHSBLTTHSTNHS

Trang 4

CUA CAC TOI XÂM PHAM SỞ HỮU

Đặc điểm tinh hình các tội xâm phạm sở hữu

Thông số về lượng của các tội xâm phạm sở hữu

Thông sô về chất của các tội xâm phạm sở hữu

Thiệt hại do hành vi phạm tội xâm hại sở hữu gay ra

Nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm sở hữu

Dự báo tình hình các tội xâm phạm sở hữu

CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH VÀ CƠ SỞ TRÁCH NHIEM HÌNH

SỰ CUA CÁC TỘI XÂM PHAM SỞ HỮU

Chính sách hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu

Cơ sở trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm sở hữu

Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu

Mat khách quan của các tội xâm phạm sở hữu

Chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu

Mat chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu

Cấu thình tội phạm tăng nặng

Vấn de đồng phạm ở các tột xâm phạm sở hữu

Vấn đề chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt ở các tôi

xâm phạm sở hữu

trang01-0809-79

09-46

11-28

28-4343-4646-7 |71-79

80-166".

80-104 104-166 111-120 120-141 142-147 147-149 149-] 5-4[54-16]161-166

Trang 5

3.1.3 Quyết định hình phat trong các tội xâm phạm sở hữu

3.1.4 Vấn dé nâng cao hiệu quả hình phạt

3.2 Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt trong các tội

213-216217-219219-223224-226227-711721.21234-234

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm quyền chiếm hữu các tư liệu

sản xuất sẽ nắm quyền thống trị, chi phối được quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất cho sự tồn tại của xã hội Quan hệ sở hữu tồn tại như một yếu

tố khách quan trong xã hội, vì thế muốn điều chỉnh các quan hệ sở hữu theo hướng có lợi, giai cấp thống trị dùng pháp luật để phi nhận và củng cố địa vị của mình trong việc chiếm hữu của cải vật chất trước các giai cấp khác Quyền

sở hữu luôn được các nhà nước quan tâm, bảo vệ bằng nhiều biện pháp, trong

đó Luật hình sự đóng vai trò quan trọng Luật hình sự với nhiệm vụ bảo vệ các

quan hệ sở hữu đã qui định những hành vi xâm phạm đến sở hữu là tội phạm vàdùng hình phat trừng trị đối với người có hành vi phạm tội

Các tội xâm phạm sở hữu là một trong những nhóm tội được qui địnhsớm nhất trong pháp luật hình sự nước ta Bộ Luật hình sự (BLHS) hiện hành

được Quốc hội thông qua năm 1985 và với 4 lần sửa đổi, bổ sung đã qui định

tương đối đầy đủ, cụ thể các tội xâm phạm sở hữu, tạo cơ sở pháp lý cho việc

xử lý các hành vi xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa (XHCN) và sở hữu côngdân Sau hơn 10 năm thi hành Luật hình sự, thực tiễn áp dụng pháp luật cho

thấy còn nhiều điểm bất cập khi vận dụng qui phạm pháp luật hình sự để xử lý

cc tội xâm phạm sở hữu Những bất cập đó thể hiện ở việc phân dinh ranh giới

giữa tội phạm và vi phạm, giữa tội phạm này với tội phạm khác, chưa có sự phù

hợp giữa tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội với chế tài dượcqui định để áp dụng sự bình đẳng trong việc bảo vệ sở hữu XHCN và các hình

thức sở hữu khác Mặt khác, trong những năm vừa qua diễn biến của tình hìnhtội phạm nói chung, cũng như các tội xâm phạm sở hữu nói riêng hết sức phứctạp và ngày càng có chiều hướng gia tang, gay thiệt hại lớn tài sản XHCN và taisan riêng của công dân Có những vụ án xảy ra không chi gây thiệt hại ở một

Trang 7

dịa phương mà còn ảnh hưởng tới nhiều địa phương, thậm chí trong toàn quốc.Tình hình đó đòi hỏi các cơ quan bao vệ pháp luật (cơ quan Công an, Việnkiểm sát, Toà án, ) phải “ phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minhtheo đúng pháp luật” [11,11] mới có thể làm giảm bớt các tội xâm phạm sở

hữu Trong những năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có vai trò tích cựcđấu tranh ngăn chan các hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng việc phát hiện, điềutra, truy tố, xét xử loại tội phạm này còn chậm, nhiều trường hợp xử lý thiếu

chính xác, đặc biệt tỷ lệ ẩn của một số tội phạm rất cao Những hạn chế này

làm cho thiệt hại về tài sản ngày một tăng, gây dư luận không tốt cho xã hội,

làm giảm lòng tin của quần chúng dối với sự công minh của pháp luật

Quá trình đổi mới toàn điện ở nước ta thực chất là một cuộc cải cách sâu

sắc được bắt đầu bằng cải cách kinh tế đã làm thay đổi theo hướng tích cực mọi

mặt của đời sống xã hội “Nhìn tổng quát, công cuộc doi mới 10 năm qua dathu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng” J31,11] Sự chuyển

dối nền kinh tếtừ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà

nước theo định hướng XHCN đã hình thành nhiều thành phần kinh tế với các

hình thức sở hữu khác nhau, đòi hỏi phải có sự bình đẳng trong sản xuất, kinh

doanh cũng như trong việc bảo vệ chống lại các hành vi xâm hại BLHS hiện

hành là dấu ấn của thời kỳ bao cấp, một số qui định đã tỏ ra không đáp ứngđược yêu cầu của cuộc đấu tranh chống các tội xâm phạm sở hữu

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu vấn dé trách nhiệm hình sự (TNHS) doivới các tội xâm phạm sở hữu cả trên khía cạnh lập pháp và áp dụng pháp luật

cũng như việc xác định các nguyên nhân, điều kiện của loại tôi này để từ dé có

những biện pháp phòng, chống có hiệu quả là cần thiết Vì vậy, dé làm rõ cơ sở

lý luận và thực tiễn của những vấn dé đó, chúng tôi chọn “Trách nhiệm hình sựđổi với các tội xâm phạm sở hữu” làm dé tài nghiên cứu của luận án tiến si

2 Tình hình nghiên cứu

“Trach nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu” là vấn dé phứctạp và cấp thiết, mang tính lý luận và thực tiễn của khoa học pháp lý hình sự.

Trang 8

Nghiên cứu vấn dé này không những có ý nghĩa trong công tác lập pháp hình sự

mà còn tạo điều kiện để có thể áp dụng pháp luật một cách dúng dan, có hiệu

quả Từ trước đến nay ở nước ta nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu về tráchnhiệm hình sự dối với các tội xâm phạm sở hữu, song sự nghiên cứu đó còn rảirác, chưa có hệ thống, chưa dap ứng được đòi hỏi của thực tiễn xây dung, áp

dụng pháp luật và đấu tranh phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu

Trước khi ban hành Bộ Luật hình sự 1985, đã có những nghiên cứu bướcđầu về các tội xâm phạm sở hữu Công trình của tác giả Vũ Thiện Kim với

cuốn “Trach nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tài sản XHCN, tài sảnriêng của công dân” do Phòng xuất bản Toà án nhân dân Tối cao xuất bản năm

1980 đã trình bay một số vấn dé lý luận đối với các tội xâm phạm sở hữu quiđịnh ở hai Pháp lệnh (Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm sở hữu tài sảnXHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm sở hữu riêng công dân) do Uy

ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 10 năm 1970, trên cơ sở dé

phan biệt các tội phạm này với nhau nhằm mục dich làm tài liệu tham khảo chocán bộ tư pháp trong công tác xét xử, song cuốn sách chủ yếu chỉ là sự bìnhluận hai Pháp lệnh, mang tính chất tổng kết và hướng, dẫn thực tiễn nhiều hơn

là mang tính ly luận.

Luận án phó tiến sĩ luật học của tác gia Trịnh Hồng Dương công bố dau'năm 1980 đã dé cập một số vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn ap dụng pháp

luật các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam.

Ngoài ra còn một số bài viết ở các Tập san toà án (nay là Tạp chí Toà ánnhân dan); Tạp chí luật học (nay là Tạp chí Nhà nước và Pháp luậU chủ yếubình luận các vụ ấn xảy ra trong thực tiễn xét xử với mục dich trao đổi về việc

dinh tội danh hay quyết định hình phat.

Từ khi BLHS được ban hành (1985) đến nay có khá nhiều công trìnhnghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu, trước hết dé là giáo trình ở các trườngđại học như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của trườngđại học Luật Ha Nội năm 1992: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phan cáctội phạm) của Khoa luật trường Đại học Tong hợp Hà Noi năm 1993 Các giao

a)

Trang 9

trình này chủ yếu chỉ dừng lại ở việc trình bày đặc điểm các yếu tố cấu thànhtội xâm phạm sở hữu, các hình phạt, nội dung các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹTNHS của các tội xâm phạm sở hữu.

Cuốn “Bình luận Khoa học Bộ luật hình sự” của Viện Khoa học pháp lý,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 1987 dã dành hai chương để bình luận

các tội xâm phạm sở hữu XHCN và sở hữu của công dân nhằm giới thiệu đặc

điểm các yếu tố cấu thành tội phạm.

Tác phẩm xuất hiện dầu những nam 90 dã giải quyết một số vấn đề về lý

luận và thực tiễn của các tội xâm phạm sở hữu như: làm rõ hành vi chiếm doạt

và phân biệt nó với hành vi của các tội xâm phạm sở hữu khác, thời điểm hoànthành của các tội xAm phạm sở hữu Đó là cuốn “Các tội xâm phạm sở hữu”của tác giả Nguyễn Ngọc Hoà do trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm

199].

Giải quyết vấn dé TNHS đối với các tội xâm phạm sở hữu dược dé cậptrong các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao, kếtluận của Chánh án Toà án nhân dân Tối cao tại các hội nghị tổng kết ngành toà

án hàng năm Những nghị quyết và hướng dan này là những công trình nghiên

cứu quan trọng mang tính định hướng để đấu tranh chống loại tôi phạm này.

Ngoài ra các tội xâm phạm sở hữu còn được nghiên cứu ở những khíacạnh khác nhau, đăng tải ở tạp chí khoa học như: Tạp chí Nhà nước và Phápluật thuộc Viện Nghiên cứu Nhà nước & Pháp luật, Tạp chí Toà ấn hân dân thuộc Toà án nhân dan Tối cao; Tạp chí Dan chủ và Pháp luật thuộc Bộ tư

pháp; Tạp chí Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân Tối cao; Tạp chí Luật

học thuộc trường Đại học Luật Hà Nội; Tạp chí Khoa học thuộc Đạt học quốcgia Hà nội Trong đó, bài viết của các tác gia Nguyễn Ngọc Hoà, Trần Văn Độ,Nguyễn Văn Hiện, Dang Quang Phương, Võ Khánh Vinh, Dinh Văn Quế, MaiBộ, đã giải quyết một phần những vấn dé lý luận và thực tiễn đặt ra của các

tội xâm phạm sở hữu.

Nhìn chung đã có khá nhiều công trình lớn, nhỏ nghiên cứu về các tộixâm phạm sở hữu, nhưng chỉ mới dé cập đến từng khía cạnh mang tính don lẻ,

4

Trang 10

chưa có công trình nao dat các vấn dé của các tội xâm phạm sở hữu một cáchtổng thể để nghiên cứu.

Trước đây ở Liên xô và các nước XHCN có nhiều công trình nghiên cứu

về các tội xâm phạm sở hữu đã giải quyết dược những vấn dé lý luận và thực

tiễn đặt ra về TNHS của các tội xâm phạm sở hữu Mặc dù, Liên xô và các nước

XHCN ở Đông âu đã bị tan rã nhưng các công trình của họ vẫn có gid trị trongkhoa học pháp lý và có anh hưởng đôi với việc nghiên cứu luận dn này

3 Mục ` đích, phạm vỉ và nhiệm vu của việc nghiên cứu đề tài.

Việc nghiện cứu “Trach nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu”vừa có ý nghia thiết thực cho việc xử lý và phòng ngừa các tội xâm phạm sởhữu, vừa làm sáng tỏ những cơ sở lý luận của của vấn dé TNHS đối với các tộixâm phạm sở hữu Vì vậy, trên cơ sở đánh giá tình hình và nguyên nhân điềukiện của các tội xâm phạm sở hữu từ năm 1989-1998, đánh giá các qui phạmpháp luật về các tội xâm phạm sở hữu được qui định tại các chương IV vàchương VỊ BLHS, thực tế áp dụng trong việc đấu tranh chống tội phạm, dénaifIphiên cứu nhằm mục dich: làm sáng tỏ một số vấn dé về lý luận và thực tiên

áp dụng pháp luật đối với các tội xâm phạm sở hữu, gdp phần hoàn thiện BILHS

đồng thời tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình phạt và các biện

pháp tác động của TNHS dối với các tội xâm phạm sở hữu

“Trach nhiệm hình sự đối với các tội xâm pham sở hữu” là một vấn déphức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, vì vậy luận án chỉ giới hạn ở phạm vinghiên cứu một số vấn đề liên quan dưới góc độ Tội phạm học và Luật hình sựnhư: Tình hình tội phạm các tội xảm phạm sở hữu, cơ sở TNHS, các hình thứctác động của TNHS đối với các tội xâm phạm sở hữu, tình hình thực tế áp dụng các tội xâm phạm sở hữu, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp về mặt lý luận

cả hai bình điện Tội phạm học và luật hình sự.

Xuất phát từ mục đích và phạm vi nghiên cứu của dé tài khi nghiên cứuchúng tôi đặt ra các nhiệm vụ sau:

Trang 11

- Đánh gid một cách khái quát tình hình của các tội xâm phạm sở hữu

rong vòng 10 năm (từ 1989-1998) thông qua đó xác dịnh sự tác động của

TNHS trên thực tế đối với các tội xâm phạm sở hữu Kết quả của nghiên cứu

này là cơ sở thực tiễn để xem xét, đánh giá hiệu quả chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các tội xâm phạm sở hữu

- Tìm hiểu chính sách hình sự của Nhà nước ta qua các thời kỳ nhất là

trong giai đoạn cách mạng hiện nay dối với các tội xâm phạm sở hữu nhằm

làm rõ vai trò của pháp luật hình sự trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước, trong việc bao vệ tài sản XHCN, tài sản của công dân

- Giải quyết nội dung khoa học cơ sở TNHS, những giới hạn chủ quan và

khách quan của các tội xâm phạm sở hữu trong đó chỉ rõ đặc điểm cấu thành

tội phạm các tội xâm phạm sở hữu Những phân tích, nhận định về cơ sở TNHS

dối với các tội xâm phạm sở hữu được sử dụng để nhận xét, đánh giá các qui

định của Bộ luật hình sự 1985 về các tội xâm phạm sở hữu

- Phân tích nội dung của các hình thức TNHS dối với các tội xâm phạm

sở hữu, đồng thời đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt và các biện pháp tác

động khác của TNHS doi với các tội xâm phạm sở hữu Thông qua những dánh

giá đó, luận án đưa ra những biện pháp tác động vào các yếu tố nhằm nâng caohiệu quả hình phạt

+

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu để tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng,

lý luận Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh về Nha nước và Pháp luật, đườnglối của Đảng trong đấu tranh chống tội phạm ở từng thời kỳ.

Trên cơ sở quan diểm đổi mới của Đảng ở mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội, trong đó khâu đầu tiên quan trọng là đổi mới kinh tế với phương châm “kết

hop chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, lấy doi mới kinh

tể làm trọng tâm, đồng thời từng bước đối mới chính trị” [31,71] để xem xétvấn dé TNHS dối với các tội xâm phạm sở hữu và việc dé ra các biện phápphòng ngừa loại tội phạm này.

6

Trang 12

Nghiên cứu vấn dé TNHS dối với các tội xâm phạm sở hữu trong mốiquan hỆ với các chế dịnh của Luật hình sự như: Loại trừ TNHS, Đồng phạm Tức là đặt vấn dé TNHS đối với các tội xâm phạm sở hữu trong mối quan hệ

tổng thể, xem xét chúng ở trạng thái vận động phát triển để tìm ra các qui luật

khách quan

Khi giải quyết các vấn đề thuộc về TNHS của các tội xâm phạm sở hữu

tuân theo trình tự: Xác định tình hình nguyên nhân của các tội xâm phạm sở

hữu, trên cơ sở phân tích đánh giá chúng để nắm bắt được đặc điểm, diễn biến của

loại tội phạm này Phân tích cơ sở TNHS, những giới hạn khách quan và chủ quan

của các tội xâm phạm sở hữu, đánh giá việc áp dụng hình phat và các biện

pháp tác động của TNHS đối với các tội xâm phạm sở hữu, từ đó đưa ra cáckiến nghị cần thiết

Trong quá trình nghiên cứu, ngoài việc đưa ra các quan điểm chính

thống, luận án còn phân tích những quan điểm khác nhau dối với các vấn dé

có liên quan đến dé tài, đồng thời có phân tích một số vụ án để làm rõ cácquan điểm

Phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của luận án là: Phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp thống kê.

5 Cái mới của luận án.

Giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án có những điểm mới sau:

- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu một

cách tương đối toàn điện có hệ thống, trên hai bình điện: Tội phạm học và Luật

hình sự.

- Những vấn đề cụ thể như: Các nhận xét, kết luận về đặc diểm tình hình

tội phạm các tội xâm phạm sở hữu, việc làm rõ khái niệm hành vi chiếm doat

tài sản và nêu ra các đặc điểm để phân biệt chúng với những hành vi xâm phạm

Sở hữu khác, cũng như phân tích một cách có hệ thống chính sách hình sự,nguyên tắc xử lý và các hình thức TNHS là những điểm mới của luận an

Trang 13

- Nghiên cứu đối tượng tác dong của các tội phạm dể từ d6 rút ra nhữngkết luận về sự khác nhau giữa tài sản là đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu

với tài sản là đối tượng của các tội phạm.

- Từ sự phân tích đặc điểm của cấu thành các tội xâm phạm sở hữu có dối

chiếu với tình hình kinh tế - xã hội của thời kỳ đổi mới dưa ra những kiến nghị về

yêu cầu hình sự hoá, tội phạm hoá đối với các hành vi xâm phạm sở hữu

6 Ý nghĩa của luận án.

Các kết quả nghiên cứu của để tài sẽ là những ý kiến để các nhà lập

pháp hình sự tham khảo khi hoàn thiện Luật hình sự Đồng thời cũng giúp ích

phần nào cho những cán bộ làm công tac thực tiễn trong việc tìm hiểu và vận

dụng pháp luật trong việc xử lý các tội xâm phạm sở hữu Kết quả nghiên cứu

của để tài có thể đùng làm tài liệu tham khảo khi hoạch định chương trình

phòng chống các tội xâm phạm sở hữu của các cơ quan nhà nước nhằm khắc

phục các nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm, góp phần vào việc dautranh, phòng ngừa loại tội phạm này có hiệu quả

Nội dung của dé tài là tài liệu chuyển khảo có thể dùng làm tài liệu

giảng dạy, học tập ở các trường đào tạo cử nhân luật và làm căn cứ cho việc sửa

as a ^“ “4 ` a z ĐC ey , ~,

doi, nâng cao chất lượng giáo trình về các tội xâm phạm sở hữu.

7 Cơ cấu của luận án gồm:

- Phần mở đầu

- Chương |: Khía cạnh tội phạm học của các tội xâm phạm sở hữu

- Chương 2_ : Chính sách và cơ sở trách nhiệm hính sự của các tội xâm

phạm sở hữu

- Chương 3 : Các hình thức trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm

phạm sở hữu

- Phần kết luận

Trang 14

CHUƠNG I

KHÍA CANH TOI PHAM HOC

CUA CAC TOI XAM PHAM SO HUU

Toi phạm học nghiên cứu đặc điểm tinh hình, nguyên nhân điều kiện củatội phạm nói chung, của mot loại tội phạm cũng như dối với các tội phạm đơn

nhất nhằm tìm ra qui luật hình thành và hoạt động của chúng Trên cơ sở kết

quả nghiên cứu đó, tội phạm học dua ra những giải pháp đấu tranh, phòng ngừalàm giảm và tiến tới loại trừ hiện tượng tội phạm ra khỏi đời sống xã hội Với

đề tài: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu”, luận án khôngnghiên cứu tất cả các nội dung của tội phạm học mà chỉ dé cập đến những vấn

đề của tội phạm học liên quan dến trách nhiệm hình sự, làm cơ sở lý luận vàthực tiễn cho việc xem xét, đánh giá chính sách hình sự của Nhà nước ta đối vớicác tội xâm phạm sở hữu, cơ sở và các hình thức trách nhiệm hình sự dối vớicác tội xâm phạm sở hữu

1.1 Đặc điểm tình hình các tội xâm phạm sở hữu.

Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm sở hữu luôn là mốt quan tâmcủa Đảng và Nhà nước ta, của các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, Tưpháp và của toàn xã hội Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung vàcác tội xâm phạm sở hữu nói riêng trong những năm vừa qua đã thu dược những kết quả nhất định, góp phần bảo vệ chế độ sở hữu XHCN và sở hữu riêngcông dân Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tình hình diễn biến của các tộixâm phạm sở hữu rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng, giá trị tài sản bị thiệthại ngày mot lớn Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm ngày càngcấp thiết, việc nghiên cứu, tìm hiểu những quy luật vận động nội tại của tìnhhình tội phạm sẽ làm sáng tỏ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạmtột xâm phạm sở hữu, trên cơ sở đó xem xét tác dong của TNHS trên thực tế đối

với loại tội nay.

Trang 15

Tình hình tội phạm là khát niệm cơ bản của Tội phạm học, cho đến naytrong sách báo pháp lý va giáo trình ở các trường đại học nước ta dều có sựthống nhất khi đưa ra khái niệm tình hình tội phạm -[D6 là một hiện tượng xã

hội, pháp lý tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp, bao gồm

tổng thể thống nhất các tội phạm thực hiện trong một xã hội nhất định và trong

khoảng thời gian nhất định [92,14], [42,75 |x

Khái niệm này da xem xét tình hình tội phạm trong bối cảnh chung của

xã hội, với các điều kiện kinh tế, chính trị, lịch sử và trong trạng thái vận động,

biến đổi không ngừng Bất kỳ một sự thay đổi nào của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đều dẫn đến sự thay đổi của tình hình tội phạm theo chiều

hướng tích cực hoặc tiêu cực Vì vậy, muốn làm giảm tình hình tội phạm,chúng ta phải thực hiện đồng bộ các biện pháp tác động vào điều kiện kinh tế,

chính trị, xã hội mới có thể mang lại hiệu quả Cũng như các khái niệm khoa

học khác, khái niệm tình hình tội phạm có chức năng đánh giá, thể hiện ở chỗ

thong qua sự hiểu biết, nhận thức về khái niệm đó mà xã hội, nhà nước và moi

người có cơ sở để đánh giá tình hình tội phạm như là hiện tượng nguy hiểmnhất trong đời sống xã hội, de doa đối với các giá trị của dời sống xã hội, củanhà nước, công dân và kể cả chính người phạm tội Tình hình tội phạm bao giờcũng là những hiện tượng sai lệch so với các quy phạm và chuẩn mực xã hội, vìvậy phải có những biện pháp để khắc phục có hiệu quả hiện tượng này Mặtkhác, qua các thông số của tình hình tội phạm ở mức độ nhất định có thể đánhgiá được hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, đánh gid được

sự quan tâm của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của mọi công dân trong

việc đấu tranh với tình hình tội phạm.

Tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội xâm phạm sở hữu nóiriêng, không chỉ là tổng số về mặt số học của các tội phạm, mà còn là sự tổnghợp biện chứng của các tội phạm đó Sự thống nhất biện chứng này được biểuhiện ở các thông số (hay còn gọi là các đặc điểm) về lượng và về chất được xemXét trong sự thống nhất biện chứng quan hệ tác động qua lại lần nhau Sự thaydoi của một trong những thông số đó ở dạng tổng thể hay từng phần déu dẫn

L0

Trang 16

đến sự thay đổi về tình hình tội phạm nói chung Việc nhận thức các thông số

về lượng và chất của tình hình tội phạm, việc làm sáng to ban chất các quy luậtvận động phát triển của chúng là một trong những yếu tố quan trọng của việc

nghiên cứu tình hình tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội

Trong quá trình nghiên cứu tìm ra các quy luật nội tại để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm có kết quả, không thể không sử dụng các số liệu thống kê hình sự Trên thực tế những số liệu thống kê này là một công cụ cần thiết, quan

trọng để nhận thức và xem xét tình hình tội phạm

Cũng như tình hình tội phạm nói chung, tình hình các tội xâm phạm sở

hữu bộc lộ bản chất thông qua những thông số phản ánh về số lượng và tính

chất của nó Trong đó, các thông số phản ánh về lượng được biểu thị bằng khái

niệm thực trạng (mức độ) va động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm: còn

các thông số phản ánh về chất được biểu thị bằng khái niệm cơ cấu và tính chất

của tình hình tội phạm Như vậy, tình trạng và động thái, cơ cấu và tính chấtcủa tình hình tội phạm sẽ hợp thành nội dung cơ bản của tình hình các tội xâmphạm sở hữu Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một phần các tội phạm xảy ra được

các cơ quan chức nang (cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) phát hiện,

điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê hình sự - hay còn gọi là tội phạm

rõ Còn một phần tội phạm đáng kể khác, thực tế đã xảy ra nhưng do nhiều lý

do khác nhau mà các cơ quan chức năng chưa phát hiện được, do đó chưa dưa

được vào thống kê hình sự - đó là tội phạm ẩn

1.1.1 Thông số về lượng của các tội xâm phạm sở hữu.

Những thông số (đặc điểm) về lượng của tình hình các tội xâm phạm sở

hữu được thể hiện ở thực trạng (mức độ) và động thái (diễn biễn) của nó Khi

nghiên cứu, chúng tôi khảo sát số lượng vụ án và người thực hiện tội xâm phạm

sở hữu trên địa bàn toàn quốc trong khoảng thời gian 10 năm (từ 1989 đến1998) Sở di lấy số liệu LO năm về tội xâm phạm sở hữu vì thong qua tình hìnhcác tội xâm phạm trong 10 năm liên tục có thể rút ra được những nhận xét,dánh giá cơ bản về đặc điểm tình hình tội phạm, mặt khác quá trình đổi mới

11

Trang 17

mọi mặt trong đời sống xã hội do Dang ta khởi xướng năm 1986 đã dược triển

khai và bude đầu có hiệu quả vào cuối những năm 80 nên tình hình các tội xâm

phạm sở hữu từ năm 1989 đã phản ánh phần nào qui luật của cơ chế thị trường

Đặc điểm về lượng của các tội xâm phạm sở hữu được biểu hiện ở các thông số:

số lượng các tội phạm và người bị Toà án xét xử; số liệu về số lượng tội phạm

xâm phạm sở hữu không bị phát hiện (tội phạm ẩn); hệ số của tình hình tội

phạm; mức độ của tình hình tái phạm

Thứ nhất, số lượng các tội phạm xâm phạm sở hữu thông qua xét xử

bao gồm toàn bộ số tội phạm và người phạm tội có bản án của toà án có hiệu

lực pháp luật Đây là con số cơ bản đầu tiên của tình hình tội phạm xâm phạm

sở hữu Thông qua các số liệu này chúng ta có thể đánh giá được phần nào tinh

hình các tội xâm phạm sở hữu và mối tương quan giữa nhóm tội phạm này vớicác nhóm tội phạm khác và toàn bộ tình hình tội phạm nói chung Khi xem xét

số lượng các tội xâm phạm sở hữu thông qua xét xử, chúng ta cũng phải chấpnhận một sai số nhất định so với tình hình thực tế Việc sai số trong thống kêhình sự do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, như các nguyên nhân của

kỹ thuật và phương pháp thông kê hình sự Tình hình sai sót trong thong kê

tội phạm mang tính phổ biến và tồn tại ở tất cả các nước Ở Mỹ phần lớn các tội

phạm do người da trắng gây ra bị bỏ sót và khá phổ biến tình trạng sĩ quan

cảnh sát bớt tội phạm khi thống kê để cấp trên thấy tình hình bớt phức tạp; Ở Nhat trong quá trình thống kê tội phạm sai sót thực tế khoảng 20% [25,61] Ở

nước ta, việc thống kê tội phạm những năm gan dây dã dược chú ý, song mớichỉ là những số liệu cơ bản và do nhiều cơ quan tiến hành nên độ chính xácchưa cao Ngay trong một cơ quan như Viện kiểm sát việc thống kê số liệu bắt,

tạm giữ, tạm giam những người có hành vi phạm tội do nhiều đơn vị thực hiện

nên xảy ra tình trạng cùng một việc nhưng hai nơi thống kê hoặc ngược lạikhông đơn vị nào thống kê nên tình hình tội phạm được phản ánh chưa đúngvới bản chất của sự việc [85,L1-12] Vì vậy, những số liệu dược nêu trong luận

an còn có sai số với tình hình thực tế tội phạm xảy ra Tuy nhiên, những số liệu

12

Trang 18

thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng là bức tranh thu nhỏ của tìnhhình các tội xâm phạm sở hữu và đã phản ánh bản chất của các tội xâm phạm

sở hữu, chúng ta cần phải chấp nhận thực trạng về những sai số của thống kê

Iình sự Cuộc đấu tranh chống các tội xâm phạm sở hữu sẽ là lý tưởng nếu con số

tình hình tội phạm thông qua xét xử tiệm cận với tình hình tội phạm thực tế xảy ra.

Khoảng cách giữa hai số liệu này càng nhỏ thì chứng tỏ các qui phạm pháp luật

hình sự và tố tụng hình sự phù hợp với tình hình thực tế, sát với yêu cầu đấu tranh chống tội phạm Ngược lại, khoảng cách càng rộng giữa số liệu của tình hình tội

phạm thông qua xét xử và tình hình thực tế tội phạm xảy ra thì chứng tỎ rằng các

cơ quan tiến hành tố tụng chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống tội phạm,

không phát hiện, điều tra, chứng minh được tội phạm theo qui định của pháp luật.

Hoặc những quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự về các tội xâm phạm sở

hữu không còn phù hợp với tình hình thực tế nữa

Theo thống kê của phòng tổng hợp Toà án nhân dân Tối cao, thì tình

hình tội phạm xâm phạm sở hữu qua xét xử trong mối tương quan với các tìnhhình tội phạm nói chung bị đưa ra xét xử trong các năm 1989 - 1998 trên phạm

vi toàn quốc như sau: [81]

BANG 1

Tổng số vụ án hình sự | “Tổng số vu án xâm phạm sửNăm đưa ra xét xử sơ thẩm | hữu bị dưa ra xét xử sơ thẩm Ty lệ(%)

trên phạm vi toàn trên pham vi (oan quốc

Trang 19

Các số liệu nêu trên phản ánh tình trạng các tội xâm phạm sở hữu chiếmmột tỷ lệ cao so với tổng số các tội phạm trên phạm vi toàn quốc bị đưa ra xét xử

so thẩm So sánh với các nhóm tội khác có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

- Các tội xâm phạm sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các tội phạm bidua ra xét xử sơ thẩm trên phạm vi toàn quốc trong vòng 10 năm từ 1989 đến

1998 Tỷ lệ ổn định, biên độ của năm cao nhất và thấp nhất khoảng 10% ở cả hai nhóm tội xâm phạm sở hữu XHCN và sở hữu riêng của công dân Năm thấp

nhất (1995) các tội xâm phạm sở hữu XHCN bị đưa ra xét xử là 962 vụ chiếm

2,90% và năm cao nhất (1990) với 3.017 vụ chiếm 12,06% trong tổng số các vụ

án bị đưa ra xét xử sơ thẩm Các tội xâm phạm sở hữu riêng công dân bị đưa ra

xét xử năm thấp nhất (1996) với 19.495 vụ chiếm 40,6% và năm cao nhất

(1994) với 15.674 vụ chiếm 50,16% trong tổng số các vụ án bị đưa ra xét xử

trên phạm vi toàn quốc Tuy nhiên, nếu xét riéng các vụ án xâm phạm sở hữu biđưa ra xét xử sơ thẩm thì có sự đối lập của hai nhóm tội xâm phạm sở hữu

XHCN và sở hữu riêng công dân Đối với các tội xâm phạm sở hữu XHCN có

xu hướng giảm, năm sau ít hơn năm trước (năm 1989 số vụ án xâm phạm sở hữu XHCN bị đưa ra xét xử là 2.170, năm 1990 là 3.017, đến năm 1995 là năm

ít nhất là 962 vụ và đến năm 1998 là 1.864 vụ) Đối với các tội xâm phạm sởhữu riêng công dân lại có xu hướng tăng dần, năm 1989 là 9.011 vụ thì năm

1998 là 22.136 vụ bị đưa ra xét xử sơ thẩm Nếu lấy năm 1989 là 100% thì năm

1998 là 245,65%

- Nhìn một cách tổng quan, chúng ta thấy những vụ án xâm phạm sở hữu

bị đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ án bị đưa ra xét xử chiếm

hơn 50%, trong khi dó 8 chương tội phạm còn lại chiếm chưa đến 50% Điều đóphản ánh tình trạng sở hữu nhà nước và sở hữu của công dân bị xâm hại nhiều, thiệthại lớn, các cơ quan tiến hành tố tụng và toàn xã hội tuy đã có những biện phápphòng ngừa nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống loại tội phạm này.Tình hình đó đòi hỏi phải có sự cải cách các cơ quan tư pháp và hệ thống phòngngừa hữu hiệu mới có thể giảm bớt loại tội phạm này

14

Trang 20

Thứ hai, số lượng bị cáo đã bị đưa ra xét xử sơ thẩm về các tội xâm

phạm sở hữu trong mối tương quan voi tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm trên địa bàn toàn quốc Theo thống kê của toà án nhân dân các cấp,

trong tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm về tất cả các loại tội phạm trên

phạm vi toàn quốc thì số bị cáo đã thực hiện các hành vi xâm phạm đến sở hữu

và bị đưa ra xét xử sơ thẩm chiếm ty lệ như sau: [81]

Nhu vay, cũng như tỷ lệ giữa tổng số các vu án đưa ra xét xử trên phạm

vi toàn quốc với vụ án là các tội xâm phạm sở hữu, số bị cáo bị dưa ra xét xử về

các tội xâm phạm sở hữu cũng chiếm một tỷ lệ khoảng 50 - 60% so với tổng sốcác bị cáo bị xét xử hàng năm trên phạm vi toàn quốc Đặc biệt năm 1992 số lượng

bị cáo bị dua ra xét xử về các tội xâm phạm sở hữu là 75,36%, trong đó nhóm tộixâm phạm sở hữu XHCN là 14,95 và nhóm tội xâm phạm sở hữu riêng công dân là60,41 Điều đó cũng có nghĩa là 3/4 số bị án là người phạm tội xâm phạm sở hữu

Qua các thông số về tội phạm đã nêu trên, các tội xâm phạm sở hữuXHCN chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn so với các tội xâm phạm sở hữu riêng công dân

cả về số vụ ấn lẫn số bị cáo, chẳng hạn số vụ ấn về tội xâm phạm sở hữu XHCNnăm cao nhất (1990) là 3.017 vụ chiếm 12,06%, năm thấp nhất (1995) là 962

fan

Trang 21

vụ chiếm 2,9% trong tổng SỐ các vụ án được dưa ra xét xử; trong dé vụ án về

tội xâm phạm sở hữu riêng công dân năm cao nhất (1994) là 15.647 vụ chiếm40,16%, năm thấp nhất (1996) là 19.495 vụ chiếm 40,60% trong tổng số vụ án

dưa ra xét xử Bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội xâm phạm sở hữu XHCN và sở hữu riêng công dân cũng có tỷ lệ tương ứng, chang hạn năm thấp nhất (1997)

số bị cáo bị dua ra xét xử về các tội xâm phạm sở hữu XHCN là 2.693 bị cáo,

chiếm 4,11% va năm cao nhất (1992) với 4.777 bị cáo, chiếm 14,95% tổng số

bị cdo bị đưa ra xét xử; Số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội xâm phạm sở hữu riêngcông dân năm thấp nhất (1990) với 15.533 bị cáo, chiếm 32,82% và năm cao

nhất (1992) số bị cáo bị đưa ra xét xử là 19.298, chiếm 60,41% trong tổng số bị

cáo bị đưa ra xét Xử

Số vụ án và người bi khởi tố nhưng không thông qua xét xử

Ngoài số vụ ấn và bị cáo bị đưa ra xét xử thì các tội xâm phạm sở hữucòn một số lượng nhất định tội phạm và người phạm tội bị phát hiện (khởi tốnhưng không thông qua xét xử), vì vậy cần tìm hiểu mối tương quan giữa:

- SỐ lượng các vụ xâm phạm sở hữu đã bị khởi tố với số vụ án dưa ra xét xử

- SO bị can bị khởi tố và bị cáo bị đưa ra xét xử

BANG 3 [81], [83] Tỷ lệ giữa vụ ấn và người bị khởi tố với vụ án và người bị

đưa ra xét xử về các tội xâm phạm sở hữu

Số vụ án | Số vụ án đưa | Tylệ | Số bị can Số bị cáo Ty lệ

Nam | bị khơi tố| ra xét xử 1/2 | bị khởi tố | đưa ra xétxử | 1/3

Trang 22

Bảng so sánh trên cho thấy từ năm 1992 đến năm 1996 về mặt số lượng,tình hình các tội xâm phạm sở hữu luôn có chiều hướng gia tăng, tuy mức độ

tăng có khác nhau, tương ứng với tình hình đó số vụ án và người bị khởi tố và

dưa ra xét xử cũng đều tăng Số vụ án bị khởi tố về các tội xâm phạm sở hữu

năm 1992 là 18.535 vụ thì năm 1996 là 23.726 vụ, số người bị khởi tố về cáctội xâm phạm sở hữu năm 1992 là 27.984 người thì năm 1996 là 34.907 người

Số vụ án và người bị dưa ra xét xử về các tội xâm phạm sở hữu cũng ở xu hướngtăng tương ứng: số vu án bị đưa ra xét xử năm 1992 là 11.699 vụ thì năm 1996

là 21.109 vụ, số bị cáo dưa ra xét xử năm 1992 là 19.296 người và năm 1996 là

31.466 người

Như vậy tỷ lệ giữa số vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử với số vụ án

và bị cáo bị khởi tố về các tội xâm phạm sở hữu khoảng trên dưới 80%, việcđình chỉ vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố chiếm tỷ lệ không lớn, số bị candược miễn TNHS không nhiều trong quá trình khởi tố, điều tra nhưng khôngqua xét xử Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử căn cứ vào những qui địnhcủa BLHS và Bộ luật TTHS thì những nguyên nhân của số vụ án và người phạmtội bị khởi tố nhưng không bị xét xử là: không có sự việc phạm tội; hành vi

không cấu thành tội phạm; đã hết thời hiệu truy cứu TNHS; bị can, bị cáo chết;tội phạm được đại xá; không chứng minh được bị can phạm tội mặc dù đã hếtthời hạn điều tra; ngoài ra còn có những trường hợp được miễn TNHS Số tộiphạm và người phạm tội không thông qua xét xử là số tội phạm và người phạm tội bị phát hiện, khởi tố, điều tra nhưng không qua xét xử mà bị đình chỉ vì những lý do đã nêu trên Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự việc đình chỉ

vụ án có thé do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan liên quan đến

chính sách hình sự của Nhà nước ta và do kha nang nhận thức, trình độ kiểmsoát tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng “vì thế dé thích ứng với tính

phong phú, da dang của hiện tượng tội phạm, Luật hình sự và Tố tụng hình sự nước ta đã qui định ngày càng hoàn chỉnh các trường hợp phạm tội song không

du điều kiện hoặc không cần thiết áp dụng thủ tục xét xử” [94,33] Mặt khác,

THƯ VIÊN _ | Kyu LATS

8-TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HẠ NÓI ara

| PHONG BOC =

i

!

Trang 23

hành tố tụng dam bao mọi hành vi phạm tội đều phải dược phát hiện kịp thời,

có đủ chứng cứ để chứng minh tội phạm, thu hẹp khoảng cách giữa tội phạm bị

khởi tố và bị đưa ra xét xử

Tuy nhiên, trong các giai doạn tố tụng việc quyết định đình chỉ hoặc

miễn TNHS ở các tội xâm phạm sở hữu không giống nhau Chang hạn trong

vòng 4 năm (1992- 1995) số lượng vụ án xâm phạm sở hữu bị đình chỉ ở giai

đoạn điều tra, truy tố, xét xử như sau:

BANG 4 [81], [83]

Số vụ án bi đình chi ¬ Số bị vụ án bị đình chỉ ¬

Năm ở giai đoạn điều tra Ty lệ ở giai đoạn xét xử so Ty lệ

‘ so với tong so vụ án (%) với tỏng số vụ án mà (%)

Thông qua các số liệu trên, mặc dù chưa được day đủ song đã phản ánh

việc đình chỉ các vụ án xâm phạm sở hữu ở giai đoạt điều tra có tỷ lệ cao hơn

nhiều lần so với việc đình chi vụ án ở giai đoạt xét xử

Tội pham ân

Khi nghiên cứu về tình hình tội phạm ở Việt Nam, cần lưu ý tới tình hìnhtội phạm ẩn Cho đến nay, ở nước ta việc đánh giá về tình hình tội phạm thường

chủ yếu dựa vào số liệu thống kê về những tội phạm đã được phát hiện, điều

af + 2 A at 1^°^ + S + 2 a ~ 2 bá ^“ ~,

tra, truy tố, xét xử Thực tế số liệu đó chi phản ánh một phan của tong số nhữngtội phạm đã xảy ra, còn một phần quan trọng khác mà các cơ quan pháp luậtchưa phát hiện và chưa bị xử lý về hình sự và do đó chưa dua vào thống kê - đó

là phần tội phạm bị bỏ lọt - tội phạm an.

Trang 24

Ở nước ta khái niệm tội phạm ẩn dược các nhà tội phạm học quan niệm

tương đối thống nhất, dé là tổng số những hành vi phạm tội và chủ thể của

những hành vi đó thực tế đã dược thực hiện vào một khoảng thời gian nhất định

và trong một vùng hành chính lãnh thổ nhất định mà chưa bị các cơ quan chức năng có thẩm quyền phát hiện và do đó chưa bị xử lý hình sự hoặc chưa đưa

vào thống kê hình sự [42,35-36 |

Trên cơ sở khái niệm này chúng ta xem xét tình hình tội phạm ẩn ở cáctội xâm phạm sở hữu

Tình hình tội phạm ẩn nói chung và của các tội xâm phạm sở hữu nói

riêng tương đối phức tạp và xác định nó không chỉ có dựa vào các số liệu củacác cơ quan quản lý nhà nước mà còn dựa vào kết quả của phương pháp điều tra

xã hội học hoặc bằng sự phân tích suy luận khoa học Khi viết luận án này, donhững điều kiện khách quan tác giả không thể tự mình tiến hành điều tra xã hộihọc về tình hình tội phạm ẩn của các tội xâm phạm sơ hữu nên đã sử dụng kết

quả diéu tra xã hội học do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao tiến hành doi vớimột số tội phạm và coi đó như cách làm chọn mẫu Hy vọng rằng cách làm nàyphần nào phản ánh được thực trạng về tình hình tội phạm ẩn của các tội xâmphạm sở hữu đồng thời cũng là lời nhắc nhở đối với tác giả sẽ tiến hành điều tramột cách đầy đủ khi điều kiện cho phép

Đối với các tội xâm phạm sở hữu thì mức độ ẩn của từng tội khác nhau,nhưng tập trung nhiều nhất ở các tội thuộc nhóm tội tham những (Tội tham 6;lừa đảo; lạm dụng tín nhiệm; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng )

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã tiến hành khảo sat và diéu tra xã hội học đối

với những cán bộ thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật (công an, kiểm sát, toàán) trên nhiều địa bàn khác nhau Kết qua cho thấy: số lượng theo số liệu thống

kê đã được diều tra xử lý còn một khoảng cách khá xa so với thực tế những vuphạm tội xảy ra Đặc biệt tỷ lệ phát hiện các tội phạm thuộc nhóm tội tham

những chiếm tỷ lệ rất thấp so với số vụ đã xảy ra Hầu hết những người được

hỏi đã trả lời rằng Tội tham ô chúng ta chỉ phát hiện được từ 10% - 20% (trung

19

Trang 25

bình là 15%), Tội cố ý làm trái và hối lộ phát hiện được từ 5% - 10% (trung

bình là 7,5%) Kết quả điều tra xã hội học của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao

tại 15 tỉnh, thành trong cả nước với 1.100 người được hỏi cho thấy: Tội tham ô:

75% ý kiến cho rằng hiện nay chúng ta mới chỉ phát hiện được từ 5% - 20%;25% ý kiến cho rằng con số phát hiện được chiếm tỷ lệ 20% trở lên | 100,7]

Tại các cuộc hội thảo khoa học ở Viện kiểm sát nhân đân Tối cao và ở

15 tỉnh thành, cũng nhận được sự dánh giá về số lượng tội phạm tương dối phù

hợp như các số liệu trên Trong số 121 đại biểu cho ý kiến, không có đại biểu

nào cho rằng số lượng tội phạm phát hiện được là gần đủ so với tội phạm thực

tế xảy ra Phần lớn các ý kiến dều khẳng định: số lượng tội phạm tiểm ẩn là rất

lớn Vì thế không nên đánh giá tình hình tội phạm chỉ bằng số liệu thống kê,bởi lẽ, dé chỉ là một phần rất nhỏ của thực trạng tội phạm [100,7] Duongnhiên, số liệu trên chỉ là tương đối, song do chưa có những số liệu chính xác

hơn, chúng ta tạm chấp nhận kết quả nghiên cứu trên.

Về thời gian ẩn, qua nghiên cứu 217 vụ án thuộc nhóm tội tham nhữngxảy ra ở nhiều địa phương trong toàn quốc đã được đưa ra xét xử có tới 79 vụthời gian ẩn là từ 1 năm tới nhiều năm, chiếm tỷ lệ 62% trong thời gian chưa bịphát hiện [ L00,7]

Về vùng ẩn của nhóm tội phạm thuộc nhóm tội tham những tập trung ở

một số lĩnh vực kinh tế mà việc kiểm tra, thanh tra khó tiến hành; những ngành

kinh tế mới xuất hiện trong thời kỳ mở cửa, khi pháp luật về quản lý kinh tếchưa được quy định cụ thể Đó chính là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện

và che giấu hành vi phạm tội Kết qua nghiên cứu cho thấy ở các lĩnh vực ngânhàng, tài chính, kinh doanh, thương mai, dự trữ quốc gia, hải quan, thuế là

những lĩnh vực có điều kiện để thực hiện các Tội tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín

nhiệm, hối lộ Việc phát hiện và diều tra gặp nhiều khó khăn và do vậy cũngchiếm tỷ lệ rất cao

Sự tồn tại của tội phạm ẩn gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho sự an toàn về

tính mang, tài sản trong quần chúng nhân dân, gay nên sự thiếu tin tưởng hay hoài

20

Trang 26

nghi về sức mạnh của cơ quan bảo vệ pháp luật và bộ máy nhà nước Việc tồn tại

tội phạm ẩn làm cho con số thống kê về tội phạm thiếu chính xác nên việc dánh

giá, phân tích về tình hình tội phạm sẽ không đúng với thực tế Mặt khác tội phạm

ẩn sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các 6, nhóm tội phạm có tổ

chức chặt chẽ Thời gian ẩn càng lâu thì sự nguy hiểm của chúng càng tăng, chúng càng coi thường pháp luật và hoạt động ngày càng táo bạo, xảo quyệt, liều lĩnh dan

dén việc điều tra, khám phá chúng ngày càng khó khăn

Tình hình tội phạm ẩn ở các tội xâm phạm sở hữu là tổng số những hành

vi phạm tội và người thực hiện tội phạm thực tế đã xảy ra ở một địa bàn nhấtđịnh mà chưa bị cơ quan chức nang phát hiện, chưa bị xử lý hình sự hoặc không

có trong thống kê hình sự Như vậy, theo định nghĩa này tội phạm ẩn được chiathành 3 loại với ba mức độ nguy hiểm khác nhau là: Tội phạm ẩn tự nhiên, tộiphạm ẩn nhân tạo và tội phạm ẩn thống kê Mỗi loại tội phạm ẩn có thể chia

thành những độ ẩn khác nhau nhằm phân biệt theo thứ bậc từ thấp đến cao các

mức độ ẩn khuất Tội phạm học chia tội phạm ẩn thành 4 cấp độ (do ẩn cấp I, độ

ẩn cấp II, độ ẩn cấp III và độ ẩn cấp IV) [92,37-38] Ap dụng hệ thống phan bậc

cấp độ ẩn như trên, kết hợp với hàng loạt các chỉ số khác cho phép xác định thực

trạng của tình hình tội phạm và từ đó có thể xác lập phương án dấu tranh thích hợp

Qua nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm sở hữu thì các loại tội phạm

ẩn có những đặc điểm sau: |

Tội phạm ẩn tự nhiên: tội phạm ẩn tự nhiên là tất cả các tội phạm thực tế

đã xảy ra nhưng các cơ quan chức năng không phát hiện, không có thông tin vềchúng và do đó chúng không bị áp đụng một hình thức xử lý nào cũng như

không được đưa vào thống kê hình sự Lý do ẩn của loại này xuất phát từ hai

phía: người thực hiện tội phạm, người bị hại và người làm chứng

Người phạm tội nói chung và người thực hiện các tội xâm phạm sở hữunói riêng thường không mong muốn hành vị phạm tội của mình bị phát hiện, họ thường sử dụng những thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt đánh vào sự mấtcảnh giác, hám lợi của chủ sở hữu để chiếm doat tài sản của họ Đồng thời,

21

Trang 27

người phạm tội còn tận dung mọi khả năng và điều kiện thuận lợi dể che piấu

tội phạm hoặc tạo ra những can trở như: làm giả chứng cứ, tiêu huỷ chứng cứ tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng Thực tế những năm vừa qua chothấy thủ doạn chiếm doạt tài sản XHCN và tài sản riêng công dân như: thông

qua hợp đồng dân sự, kinh tế bằng một loạt hành động lắt léo, có sự tham gia

của người có chức quyền ở cơ quan quản lý nhà nước nên tội phạm khó bị pháthiện mặc di hành vi phạm tội xảy ra nhiều lần trong thời gian dài Điển hình

như các vụ Tamexco, Dệt Nam Định và gần đây nhất là vụ Epco- Minh Phụng

với SỐ tài sản bị chiếm doat dến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng xảy ra trongthời gian dài với hàng loạt hành vi gian lận, lừa dao, có sự thông đồng, bao checủa cán bộ có chức quyền ở các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đếndịa phương Vì thế, ở những vụ án này ngay từ đầu cơ quan ngôn luận đã có sựcảnh báo về hành vi gian lận, lừa đảo của các doanh nghiệp nhưng các cơ quan

hữu trách làm ngơ để đến khi tài sản bị chiếm đoạt vô cùng lớn, gay ra hậu quả

dặc biệt nghiêm trọng về kinh tế - xã hội mới bị phát giác

Đặc điểm lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nghiệp vụ chuyên môn để thực

hiện tội phạm là đặc trưng của nhiều loại tội phạm xâm phạm sở hữu (như:tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, sử dụng trái phép, lạm dụng chức vụquyền hạn chiếm đoạt tài sản riêng công dân ) Những chủ thể của các loại tộiphạm này thường sử dụng triệt để các thế mạnh vốn có như: quyền hạn, chức

vụ, các mối quan hệ công tac và cá nhân nảy sinh trong quá trình thực hiện

quyền hạn của mình hoặc trình dộ nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

và kinh nghiệm thực tế công tác dé thực hiện hành vi phạm tội Những người

phạm tội xâm phạm sở hữu bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã tạo được

những đảm bảo khá chắc chắn cho hành vi phạm tội của mình không bị phát hiện và khi thấy có nguy cơ bị phát hiện lại sử dụng “thế mạnh” của chức vụ,

quyền hạn dé che chan, bọc lót nhằm chống lại sự phát hiện của cơ quan bảo vệ

pháp luật Vì vậy, đối với các tội xâm phạm sở hữu do người có chức vụ thực

hiện các cơ quan bảo vệ pháp luật không chỉ đơn thuần sử dụng phương pháp

NO No

Trang 28

diều tra xã hội học mà phải bằng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ mới có

thể phát hiện được

Người bị hại không tố giác tội phạm ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tộiphạm ẩn Người bị hại được Tội phạm học đề cập đến bao gồm cá nhân (Điều

30 BLTTHS) và pháp nhân (Điều 40 BLTTHS) bị thiệt hại về vat chất và tinh

thần do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra Thông thường người bị hại phải mong muốn tố giác tội phạm, vì đó không chỉ là nghĩa vụ của công dân mà điều quan

trọng hơn là để trừng trị kẻ phạm tội và để bảo vệ quyền lợi của mình đã bị

xâm hại Nhưng trong thực tế nhiều trường hợp người bị hại không tố cáo tội

phạm mặc dù họ biết tương đối chỉ tiết về sự việc phạm tội cũng như người thực

hiện tội phạm Ở các tội xâm phạm sở hữu, việc không tố cáo tội phạm của

người bị hại thường bởi những lý do: không muốn tố cáo vì họ cho rằng thiệt

hai không đáng kể, không muốn mất thời gian vào việc đó hoặc không tin vàokhả năng có thể tìm ra thủ phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật Tình trạng

này thường xảy ra ở tội trộm cắp vặt như: trộm cắp xe đạp, phụ tùng xe máy,vật dụng gia đình, tiền bạc , hoặc tội lừa đảo Ngoài ra còn do nạn nhân tự thấy mình ít nhiều có lỗi trong việc tạo ra cơ hội thuận lợi cho tội phạm thực hiện như sự cả tin, do hám lợi trường hợp này thường xảy ra ở tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Nạn nhân sợ bị trả thù, bị mất việc làmhoặc nguồn sinh lợi cũng là lý do để họ không tố cáo tội phạm (như ở các tội:cưỡng đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản riêng của

quyền về sự việc phạm tội của nạn nhân chưa được tiến hành, nên việc xác định

Trang 29

tỷ lỆ tội phạm ẩn còn gặp nhiều khó khăn Vào những năm 1989 và 1992 đã có

20 nước tham gia vào cuộc điều tra tội phạm có tâm cỡ về nạn nhân ở từngnước, 8 nước (Australia, Bi, Canada, Anh, Wale, Phần lan, Hà lan, Hoa ky vàNhật bản) đã tham dự vào hai cuộc điều tra năm 1989 và 1992 Kết quả cáccuộc điều tra cho thấy một nửa số vụ trộm cấp ô tô, xe đạp và tội cướp không bị

tố giác Những lý do thường xuyên nhất lý giải về việc không tố giác tội phạmlà: vụ việc đó không đến mức phải tố giác, không xảy ra mất mát gì hoặc cảnhsát không làm được gì với vụ án Những lý do đó khá giống nhau ở nhiều nước,

như ở Balan, Tây Ban Nha và Czecchoslovakia thì người không tố giác thườngnói: cảnh sát không làm gì về vụ việc đó, sự thiếu tin tưởng vào cảnh sát là lý

do để những nước này có tỷ lệ tố giác tội phạm thấp nhất so với mức trung bình

là 49,9% [ 30,40-41]

Người làm chứng là người biết những tình tiết liên quan đến sự việc phạm tội Việc người làm chứng tự giác tố cáo tội phạm mà họ biết có một ýnghĩa quan trọng nhằm làm giảm tỷ lệ tội phạm ẩn, chừng nào người dân conthơ ơ với tình hình tội phạm, còn ngại tiếp xúc với các cơ quan bảo vệ pháp luật, còn sợ bị trả thù hay băn khoăn lo ngại bị đánh giá về đạo đức khi tố giác

hoặc báo tin về tội phạm mà mình biết rõ thì tỷ lệ ẩn của tội phạm không thể

giảm một cách cơ bản, dù rằng có tiến hành tội phạm hóa hành vi che giấu tộiphạm và hành vị không tố giác tội phạm Vì vậy, cần có các biện pháp thíchhợp nhằm tạo thuận lợi cho việc tố giác tội phạm cũng như việc tiếp nhận vàgiải quyết tin báo và tố giác tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền Các biệnpháp này chỉ có hiệu quả khi có những nghiên cứu cơ bản để xác định chính

xác những nguyên nhân không tố giác tội phạm từ phía người dân.

Tội phạm ẩn nhân tạo có lý do ẩn xuất phát từ phía chủ thể áp dụng phápluật Nó bao gồm tất cả những hành vi phạm tội thực tế đã xảy ra mà các cơ

quan chức năng đã nắm được và xử lý, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau

những hành vi thực tế là tội phạm ấy không chịu tác động của bất kỳ loại hình phạt nào hoặc những biện pháp hình sự khác như miễn TNHS miễn hình phạt.

24

Trang 30

Hinh thức tiêu biểu của tội phạm ẩn nhân tạo thường ở dạng bội ẩn, nghĩa là

một tội phạm ẩn tự nhiên che giấu một tội phạm khác Tội phạm ẩn tự nhiên do

những người có chức vụ, quyền hạn nhằm che giấu một tội phạm đã bị phát hiện Tội phạm ẩn nhân tạo xuất hiện ở các giai đoạn tố tụng (khởi tố, điều tra,

truy tố, xết xử) và do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện Phương

pháp để xác định tỷ lệ tội phạm ẩn nhân tạo không thể dựa vào điều tra xã hội

học mà dùng phương pháp “đầu vào”, “đầu ra” Nghĩa là so sánh số vụ vi phạm

bị phát hiện do các cơ quan quản lý nhà nước thống kê báo cáo với số vụ bị

khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và áp dụng hình phạt Sự chênh lệch của các

thông số “đầu vào” với “đầu ra” trừ đi những trường hợp có quyết định đình chỉ

của các cơ quan tiến hành tố tụng và bản án của toà án tuyên không có tội là số

lượng của tội phạm ẩn nhân tạo Để có được số liệu của tội phạm ẩn nhân tạo

doi hỏi mọi cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ phát hiện, tiếp nhận và giải quyết từban đầu về tội phạm cần phải thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất chế độ ghi

chép, thống kê vào số sách các loại tin ban đầu về tội phạm Những số liệu của

các cơ quan này có đầy đủ, chính xác mới có thể đối chiếu với các số liệu cuốicùng trong việc giải quyết vụ án của cơ quan có thẩm quyển nhằm xác định tỷ

lệ tội phạm ẩn nhân tạo

- Tội phạm ẩn thống ké: Tội phạm ẩn thống kê bao gồm những hành vi

phạm tội và người phạm tội đã bị xử lý bằng chế tài hình sự, song vì nhiều lý

do khác nhau, số này bị loại ra ngoài con số thống kê hình sự Tội pham ẩn thống kê gây ra những sai lệch trong việc nhận xét, đánh giá tình hình tội phạm

và dẫn đến sai lệch trong đấu tranh và phòng ngừa tội phạm Hệ thống thống kêhình sự hiện nay ở nước ta do các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án tiếnhành còn bộc lộ nhiều thiếu sót chưa phan ánh đúng thực trạng của tình hình tội

phạm Những khiếm khuyết đó thể hiện ở việc tiêu chí thống kê hình sự khôngdầy đủ, rõ ràng, thiếu đồng bộ để lọt tội phạm Tỷ lệ tội phạm ẩn phản ánh khả

năng kiểm soát tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tỷ lệ tội phạm ẩn

ngày càng cao thì hiệu quả kiểm soát tội phạm của cơ quan bảo bệ pháp luật

23

Trang 31

thấp và ngược lại “Trong khoa học về tội phạm, kiểm soát tội phạm được hiểu như là khả năng nắm bắt tình hình tội phạm thực tế của các cơ quan quản lý

hữu quan của nhà nước và mức độ phản ánh thực tế của nhà nước đối với tộiphạm” [95,3-4]

Tình hình các tội xâm phạm sở hữu như đã trình bày ở trên bao gồm

phần tội phạm rõ và tội phạm ẩn Thực tế cho thấy rằng giữa tội phạm xảy ra

và số tội phạm mà các cơ quan bảo vệ pháp luật kiểm soát được và áp dụng cácbiện pháp đấu tranh có một khoảng cách đáng kể Khoảng cách đó là tội phạm

ẩn ở mức độ khác nhau Theo Tiến sĩ Đào Trí Úc đó là sự chênh lệch trong các

mối tương quan: giữa tội phạm thực tế xảy ra với tội phạm được thông báo,

khởi tố, điều tra, bị truy cứu TNHS, được toà án xét xử và bị áp dụng hình phạt

[95,3-4] Chênh lệch giữa tội phạm thực tế xảy ra với tội phạm được xử lý phanánh hiệu quả đấu tranh của các cơ quan bảo vệ pháp luật Tỷ lệ này trong nhữngnim vừa qua ở một số loại tội phạm là tương đốt lớn: năm 1997 theo báo cáocủa ngành hải quan, các vụ buôn lậu bị phát hiện khoảng 12.000 - 14.000 vụ,trong khi đó cũng năm 1997 chỉ có 17/61 toà án cấp tỉnh đưa ra xét xử 92 vụvới 193 bị cáo, trong đó số bị cáo bị phạt tù giam là 69,85% Da số những vụ đã

truy tố thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nhiều vụ buôn lậu, trốn thuế đã bị bỏlọt [95,3-4] Các tội xâm phạm sở hữu thuộc nhóm tội tham những như tham ô

chỉ bị phát hiện và xử ký khoảng 15% so với tổng số tội phạm thực đã xảy ra

[100,7] Như vậy, bằng phương pháp đối chiếu số liệu của các cơ quan hữuquan về việc phát hiện vi phạm pháp luật với số liệu của các cơ quan tố tụngtrong việc xử lý tội phạm kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học chúng tathấy tỷ lệ tội phạm ẩn nói chung và các tội xâm phạm sở hữu nói riêng tươngđối cao Tình hình này đòi hỏi phải có biện pháp làm giảm tỷ lệ tội phạm ẩn,tăng cường hiệu quả kiểm soát tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật

Hệ số của tình hình tội phạm xâm pham sở hữu.

Để có thể thấy rõ hơn tình trạng của các tội xâm phạm sở hữu, chúng taXem xét về hệ số của các tội xâm phạm sở hữu Với tính cách là một loại chỉ số

26

Trang 32

thái quất (phổ biến nhất) của tình trạng tội phạm, hệ số tội phạm cho phép xác

1nh và do lường được các qui luật, các khuynh hướng của quá trình vĩ mô khác

shau, cho phép so sánh tình trạng ở các vùng lãnh thổ, hành chính khác nhau

ong một nước và ở những nước khác nhau Hệ số tội phạm đó là tỷ lệ vụ phạm

túi và ngưỜi phạm tội trên một đơn vị dân cư nhất định (thường lấy đơn vị là

¡00.000 dân).

Tiên cơ sở số liệu thống kê các vụ phạm pháp hình sự của Bộ nội vụ (Bộ

cong an) thì hệ số tội phạm ở nước ta năm 1989 là 191 vụ và 319 đối tượng trên

¡00.000 dan, tỷ lệ tương ứng của các năm 1990 là 149 và 248; năm 1991 là 164

và 275, năm 1992 là 165 và 276 [92,60-61] Trong đó các tội xâm phạm sở hữuchiếm trên 50% số vụ và khoảng 60% số đối tượng (xem bảng | & 2) Day là

he số tội phạm vào loại thấp nhất, nếu so sánh với hệ số tội phạm ở một sốnước: Hoa kỳ năm 1970 là 2.740; năm 1988 là 5.664 vụ; ở Nhật bản năm 1984

là 1.321 vụ, năm 1988 là 1.337 vụ, năm 1994 là 1.700 vụ; Singapore năm 1994

là 1.800 vụ [92,60-6 1].

Việc đối chiếu so sánh tội phạm ở các nước cần lưu ý tới những yếu tố

khác nhau trong hệ thống pháp luật, trong trật tự hay trong qui chế thống kê tội

phạm, trong khả năng thực tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở mỗi nước Tuy

nhiên, xét về cơ cấu tội phạm ở nước ta đã phản ánh những khiếm khuyết đáng

kể trọng công tác thống kê hình sự và trong việc kiểm soát tội phạm nói chung.Tình hình này đặt ra vấn dé phải cải cách hệ thống tư pháp, trong đó có việc cải

cách căn bản công tác thống kê hình sự sao cho những con số thống kê đúng

với tình hình thực tế tội phạm đã xảy ra.

Tóm lại, phần tội phạm rõ và tội phạm ẩn như đã trình bày tạo thành nội

dung thực tế, căn bản của tình hình các tội xâm phạm sở hữu ở nước ta rong những nim vừa qua Từ những con số tuyệt đối, các chỉ số khái quát đến cơ cấu của tình

hình các tội xâm phạm sở hữu chỉ có thể dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về tội

a]

Trang 33

` ry ae AY `N s 4 Z 2 Oe or 5

phạm rõ, còn phan tội phạm ấn, dù có áp dụng phương pháp phát hiện, nghiên cứu

và tính toán nào cũng vẫn mang tính chất đánh giá, nhận định và ước đoán

1.1.2 Thông số về chất của các tội xâm phạm sở hữu.

Nếu như các thông số về lượng phản ánh những đặc điểm bên ngoài của

tình hình các tội xâm phạm sở hữu thì nội dung về chất của tình hình các tội xâm phạm sở hữu được phản ánh ở thông số về cơ cấu và tính chất của nó.

Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng và mối tương quan của các loạitội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trong một khoảng thời

gian nhất định và ở một lãnh thổ (địa bàn) nhất định.

Tính chất của tình hình tội phạm thể hiện ở số lượng của các tội phạm

nguy hiểm nhất cho xã hội trong cơ cấu của tình hình tội phạm cũng như ở các

đặc điểm nhân thân của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ thông qua cơ cấu

cua nó

Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm phản ánh sự phát triển của xã

hội ở một giai đoạn nhất định, đồng thời cũng chỉ rõ đặc điểm phạm tội ở từng dịa phương, lĩnh vực trong sự vận động chung của đất nước.

Khi nghiên cứu đặc điểm về chất của tình hình các tội xâm phạm sở hữu

với các loại tội được qui định ở phần các tội phạm BLHS (số liệu được lấy theo qui định của BLHS trước khi có Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHSngày 20/5/1997) và không có hai chương (chương XI- Các tội phạm về quân

nhân, chương XII- Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm

chiến tranh) Những loại tội phạm này do đặc thù về chủ thể của tội phạm vàthủ tục tố tụng nên không có số liệu hoặc các tội phạm ở chương XII từ khi banhành BLHS chưa có trường hợp nào xử lý theo các qui định đó Tuy nhiên, việcthiếu vắng số liệu của hai chương tội phạm đó cũng không ảnh hưởng gì đếnVIỆC xem xét đặc điểm tình hình các tội xâm phạm sở hữu

28

Trang 34

HẠNG 5 Ty lệ của tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu với tình hình

của các nhóm tội phạm khác (từ năm 1989 đến năm 1998) trên

\ k tôi XP sở hữu công dân| 47,03) 4464, 47,63] 49,37; 48,40} 50.16] 45,05} 40.60} 4674| 45,32

& tội về kinh tế 1,76} 2,03} 2,76) 3.01 287| 2.64 315 3,00} 2,55 414

Ï ôi XPan toàn TICC 10,54] 12,70} 10,33] 1214| 16,54] 16,88] 2297| 24,90} 23,75] 26,28

ac tôi phạm về công vụ 0,34; 0,23 0,25 0,25 0,27; 0,32 0,36 0,26) 0,21 0,31

+v tôi XP hoạt động tư pháp 1.15 1.17 149 1,49 1.71 1,71 I47 0359| 0.93 0.74

Nhìn vào cơ cấu các nhóm tội phạm bi dưa ra xét xử chúng ta thay:

ở phần các tội phạm của BLHS có 194 điều luật quy định về cấu thànhcác tội phạm cụ thể, trong đó các tội xâm phạm sở hữu có 25 điều luật(không tính các tội phạm mới được qui định theo luật sửa đổi và bổ sung

một số điều luật của BLHS do Quốc hội thông qua ngày 20/5/1997) cáctội xâm phạm sở hữu XHCN 13 diều, các tội xâm phạm sở hữu riêngcông dan 12 điều, chiếm 12,88% tổng số các điều luật quy định về cấuthành các tội phạm cụ thể, nhưng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các tội

phạm được đưa ra xét xử trong phạm vi toàn quốc, bình quân hàng nămchiếm tỷ lệ trên 50% trong tổng số tội phạm bị đưa ra xét xử Chẳng hạn,

nếu so sánh nhóm tội xâm phạm sở hữu riêng công dân (12 điều) trongnam 1991 là 47,63 % trong tổng số các vụ phạm tội bị đưa ra xét xử thì

các nhóm tội phạm khác là: Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,

danh dự, nhân phẩm con người (17 điều luật) trong năm 1991 chiếm

29

Trang 35

16.25% các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (17 điều luật) năm 1991 là

¡.49%; các tội xâm phạm quyển tự do dân chủ của công dân là 0,14%,

các Í

dưa r4 xét XU

ôi phạm về chức vụ năm 1991 là 0,25% trên tổng số các tội phạm bị

Như vậy, có thể nói rằng hơn một nửa sức lực, vật chất và thời gian của

jc cơ quan tiến hành tố tụng giành cho việc dau tranh chống các tội xâm phạm

sở hữu và cũng có nghĩa rằng trên một nửa số hành vi và đối tượng nguy hiểm

che xã hội là xâm phạm đến sở hữu XHCN, sở hữu riêng của công dân Tình

hình đó nói lên thực trạng của loại tội phạm này mang tính phổ biến và gây ra

nguy hại lớn cho xã hội dòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ về biện pháp phòng

ngừa của các cấp, các ngành và toàn xã hội

Tính chất các tội xâm phạm sở hữu được thể hiện rõ hơn qua số lượng vụ

án tính theo từng tội danh trong mười năm được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến

thấp qua bảng dưới đây:

BANG 6181]

Các tội xâm pham sở hữu cong dân( Từ năm 1989 đến năm 1998)

Tỷ lệ (%) so với

orp Tội danh Điều Số vụ đã xét tổng số vụ án được

luật xư sơ thẩm xét xư của các (oi

¬ XPSHCD

1 |Trộm cắp TS cia CD 155 88.259 60,08

2 | Lira dao CD TS của CD 157 14.882 10,13

_# |CỚp giật và cong nhiên CD 1S của CD 154 10.434 7,10

5 |Lam dung tin nhiêm CD TS của CD 158 8.907 6,06Cưỡng doat 1S của CD 153 6.220 423

[Tuy hoại hoặc cố ý huỷ hoại TS của CD 160 3.254 2,21

Lam dung CV quyền han CD IScủa C1) 156 196 0,13

Chiếm giữ trái phép TS của CD 159 140 0,10

10 [Vo ý gay thiệt hai nghiêm trọng ‘1S CD 161 45 0,03

Bat cóc nhằm CD 1S của CD 152 24 0,01

30

Trang 36

“G "Thiếu TN gay thiệt hại nguyên

trong tài sản XIICN 139 330 1,79

| 12 Cuong doat TS XIICN 130 43 0,23

Như vậy, da số các tội xâm phạm sở hữu mang tính chất chiếm đoạt

chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các tội xâm phạm sở hữu bị đưa ra xét xử, đặc

biệt tội trộm cắp có tỷ lệ 43,57% trong tổng số các tội xâm phạm sở hữu

XHCN và 60,08% trong tổng số các tội xâm phạm sở hữu riêng công dân Tiếpdén là các Tội tham 6 tài sản XHCN, lừa dao, lam dụng tín nhiệm, Tội bat

cóc nhằm chiếm doat tài sản của công dân chiếm 0,01% trong tổng số các tội

xâm phạm sở hữu riêng công dân Các tội xâm phạm sở hữu không mang tínhchất chiếm đoạt có ty lệ thấp như: tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trong tài sản,tội cố ý huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản

Từ những thông số trên có thể rút ra những nhận xét sau đây:

Trong cơ cấu của các tội xâm phạm sở hữu thì tội trộm chiếm tỷ lệ cao,đặc biệt là tội trộm cắp tài sản của công dân chiếm 60,8% trong tổng số các tội

3l

Trang 37

nạ phạm sở hữu riêng công dân Day là một trong những hình thức chiếm

at tai sản vào loại cổ điển nhất, thể hiện lòng tham của con người ở mọi thời

gai, mất khác việc chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lén lút, bí mật với chủ sở

nữu dé dàng thực hiện do không phải lúc nào chủ sở hữu cũng có biện pháp

quản [ý tài sản hữu hiệu Vì vậy, tội trộm cắp tài sản đã, đang và sẽ là những tội

căm phạm sở hữu mang tính phổ biến, gây nhiều nguy hại cho xã hội Muốn

im tỷ lệ tội trộm cần phải giáo dục tỉnh thần cảnh giác trong việc bảo vệ tài sản trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân, đồng thời cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa bàn, từng lĩnh vực.

Sau tội trộm là Tội tham ô, lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo chiếm đoạt tàisản của công dân Những tội phạm này tuy tỷ lệ không cao bằng tội trộm nhưng

thiệt hại về tài sản do nó gây ra lớn gấp nhiều lần tội trộm, chỉ riêng một vụ tham 6 số tài sản bị chiếm đoạt đã có thể là hàng chục, hàng trăm thậm chí là

hing nghìn tỷ đồng Hoặc những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài san là hàng tram

triệu đồng mà gần đây nhất điển hình là vụ Epco- Minh Phụng, số tài sản hi

chiếm đoạt là trên 4 nghìn tỷ đồng diễn ra trong một thời gian dài gây thiệt hạiđặc biệt lớn ảnh hưởng nghiêm trọng về xã hội và kinh tế Ngoài ra tính nguy

hại cho xã hội của những loại tội phạm này còn được thể hiện ở việc chủ thể

của nó là những người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ và kinh nghiệm, đồngthời lại có sự cấu kết với những đối tượng ngoài xã hội, với cấp trên và cấp dướivới các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khác Vì vậy, những hành vi phạm tội

thuộc loại này mới có thể diễn ra trong một thời gian dài, giá trị tài sản bị chiếm đoạt lớn và khó bị phát hiện Đấu tranh chống loại tội nhạm này đòi hỏikhông những phải có bản lĩnh vững vàng, chủ động mà cần phải có kiến thứcchuyên môn, nghiệp vụ giỏi phải có kinh nghiệm, đồng thời phải có những biện

pháp đồng bộ.

Tội Sản cướp ee cưỡng đoạt tài san tuy chiếm một ty lệ khong caotrong tổng số các tội xâm phạm sở hữu, song tính nguy hiểm của nó dược thể hiện ở việc hành vi phạm tội ngoài việc xâm phạm sở hữu nó cồn gây thiệt hạicho sức khoẻ, tính mạng của chủ sở hữu Do tính nguy hiểm cao cho xã hội nên

ta to

Trang 38

way cướp Và tội bat cóc nhằm chiếm doat tài sản được Luật hình sự qui định là

nh tội có cấu thành hình thức Những năm gần đây việc sử dụng vũ khí

nóng (Suing, lựu đạn ) để cướp tài sản có chiều hướng gia tăng, chỉ riêng địanin Hà Nội những tháng dầu năm 1999 đã có hai vụ cướp của giết người bằng

vũ khí gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an (vụ cướp tiệm vàng Kim Sinh ở số

4s Tay sơn - Hà Nội) Đặc biệt là vụ bat cóc người nước ngoài có sử dụng vũ

khí bị lực lượng công an phát hiện, xảy ra tại khu nhà ngoại giao đoàn Ngọc

Khánh với nạn nhân là người Nhật bản vào tháng 4 năm 1999 Đặc điểm của

loại tội phạm này thường có thủ đoạn liều lĩnh, bất ngờ, có sự cấu kết với cácđối tượng ở địa bàn gây án và từ các địa phương khác đến Đấu tranh chống loạitòi phạm này trong tình hình hiện nay là đòi hỏi cấp thiết, việc tìm ra biện phápdấu tranh phù hợp không những là nhiệm vụ của lực lượng công an mà còn là

trách nhiệm của toàn xã hội

Vấn đề tái phạm và tái phạm nguy hiểm Do nhiều nguyên nhân, báocáo của toà án địa phương về vấn đề tái phạm trong các tội xâm phạm sở hữu

cũng như những vấn để khác về nhân thân bị cáo chưa được đầy đủ và trong

biểu mẫu thống kê xét xử đưa cả con số thống kê tái phạm và tái phạm nguyhiểm vào chung một cột Do đó chỉ có được con số chung về tái phạm và táiphạm nguy hiểm chứ chưa tách biệt hai loại số liệu này Tuy nhiên, việc đưachung số liệu tái phạm và tái phạm nguy hiểm vào chung một cột cũng khônginh hưởng gì tới việc xác định co cấu và tính chất của các tội xâm phạm sởhữu, vì tuy là những tình tiết về nhân thân của người phạm tội, song nhữngtrường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm được qui dịnh tại Điều 40 BLHScủa nước ta chủ yếu nhằm phục vụ mục đích quyết định hình phạt Các trường

hyp tái phạm, tái phạm nguy hiểm là những tình tiết tăng nặng mà Toà án cầncân nhắc khi quyết định hình phạt Những căn cứ để xác định tái phạm và tái

Pham nguy hiểm qui định tại Điều 40 BLHS còn nhiều hạn chế như: về dốitượng, không tính những 4n đã tuyên về các tội phạm lúc chưa đủ 16 tuổi, về

loại hình phạt chỉ tính hình phat tù, Với những giới hạn như vậy, khái niệm

es)

Trang 39

tái phạm, tái phạm nguy hiểm của Luật hình sự chưa đủ để thoả mãn các yêu

cầu được đặt ra từ mục đích đấu tranh cũng như phòng ngừa và giáo dục ngườiphạm tội “Vì thế, Tội phạm học đã mở rộng khái niệm tái phạm theo hướnglay sự lap lại của hành vi phạm tội ở một con người làm co sở để xem xét đó làtái phạm thực tế, nghĩa là nội dung của khái niệm tái phạm dưới góc độ Tộiphạm học phải loại bỏ được mọi giới hạn của tái phạm theo Luật hình sự và

hàm chứa mọi trường hợp thực hiện một tội phạm mới bởi một con người mà

trước đó đã phạm tội, ít nhất là một lần, bất kể thời gian nào, tính chất gi

(nghiêm trong hay it nghiêm trọng, cố ý hay vô ý), bất kể loại hình phat nào và

thậm chí kể cả những lần thực tế đã phạm tội nhưng chưa bị phát hiện” [92,45].

Chúng ta xem xét bảng dưới đây về tái phạm ở các tội xâm phạm

sở hữu theo theo thống kê của Toà án với nội dung của điều 40 BLHS(Điều 49 BLHS 1999)

BANG 8 [81] Tỷ lệ bị cáo tái phạm trên tổng số các bị cáo

bị xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm số hữu.

Tổng số bị cáo bị xét xử | Số bị cáo tái phạm bị xétNăm sơ thầm về các tội xâm | xử sơ thẩm về các tội xâm | Tỷ lệ (%)

phạm sở hữu phạm sơ hữu

1989 16.053 1.089 6,78

1990 20.190 889 4,40

1991 19.435 1.560 8,02

1992 24.065 2.473 Ung 1993 18.893 2.303 13,24

Qua thông số trên, tỷ lệ tái phạm trong các tội xâm phạm sở hữu bị đưa

ra xét xử ở mức trung bình so với tỷ lệ tái phạm ở các nhóm tội phạm khác.Chẳng hạn nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nam 1993, 1994, 1995

có tỷ lệ tương ứng 14:12,54%, 14,04%, 11,74% Tuy nhiên ty lệ tái phạm trong

34

Trang 40

-ác tội xâm phạm sở hữu không đồng đều hàng năm, đôi khi tăng giảm thấtthường năm 1993 là 13,24% thì năm 1994 tỷ lệ tái phạm chỉ còn 9,51% Điềunày thể hiện tính phức tạp, đa dạng của các tội xâm phạm sở hữu đồng thờicũng phan ánh hiệu qua của hệ thống hình phạt áp dụng đối với người phạm tội.Nếu só sánh tỷ lệ này với ty lệ tái phạm ở một số nước thì tái phạm ở nước ta

chiếm tỷ lệ thấp Chẳng hạn ở Nhật Bản, số thống kê những kẻ tái phạm chiếm

34% tổng số những người bị cảnh sát điều tra, bất giữ theo Luật hình su và chiếm 58% số người đang bị giam giữ trong các trại cải tạo [25,81] Tuy nhiên,

tỷ lệ tdi phạm ở nước ta theo thống kê chưa phan ánh đúng thực tế vì đó chi là

những thống kê con số tái phạm và tái phạm nguy hiểm theo qui định tại Điều

40 BLHS, chứ không phải theo khái niệm của Tội phạm học và cũng chỉ thống

kê được ở giai đoạn xét xử sơ thẩm Nếu thống kê đầy đủ và theo tiêu chí về tái

phạm của Tội phạm học thì ty lệ tái phạm các tội xâm phạm sở hữu còn caohơn nữa Vì thế, yêu cầu cải cách thống kê hình sự ở nước ta là rất cấp thiếtnhằm có được những số liệu chính xác về bản chất của hiện tượng tội phạm

nhân thân các bị cáo tương đối nguy hiểm vì ở lứa tuối !8 đến 30 đã đảm bảo

sự chín chan về suy nghĩ nhưng vẫn cố ý phạm tội, do đó có thể khẳng địnhtính chống đối pháp luật của số đông các bị cáo trong nhóm tội này là quyết

35

Ngày đăng: 31/05/2024, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w