1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản - Cao Thị Oanh chủ biên, Trần Văn Độ

191 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Tội Xâm Phạm Sở Hữu Có Tính Chất Chiếm Đoạt Tài Sản
Tác giả Pgs.Ts. Cao Thị Oanh, Pgs.Ts. Trần Văn Độ, Ts. Mai Bo, Ts. Lê Đăng Đơanh, ThS. Phạm Văn Bá, ThS. Vũ Hải Anh, ThS. Nguyễn Việt Khánh Hòa, NCS. Phạm Tài Tuệ, GV. Đào Phương Thanh
Trường học Trường Đại Học Luật
Thể loại bài báo
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 42,83 MB

Nội dung

Trong nhiêu năm qua, quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xử ly các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiế

Trang 1

CAC TÔI XÂM PHAM SO HƯU

CÓ TÍNH CHẤT

CHIEM ĐOẠT TÀI SAN

Trang 3

(Chủ biên)

CAC TOI XAM PHAM SO HỮU

CO TINH CHAT

CHIEM DOAT TAI SAN

TRUNG TAM THONG 7'\ 1U

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẠT †

PHÒNG ĐỌC atNHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP

Trang 5

LOI GIỚI THIEU

Cac tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản

là nhóm tội xảy ra phô biến ở nước ta Các tội phạm này xâmhại trực tiếp đến quyền sở hữu tải sản và trong nhiều trườnghợp còn xâm hại đến quyên được bảo vệ vê tinh mạng, sức

khỏc của con người Những hành vi này gây ra hậu quả đặc

biệt nghiêm trọng về nhiều mặt cho xã hội, tạo ra trở lực đối

với sự phát triển xã hội Vì những lý do đó, pháp luật hình sự

nước ta luôn quy dịnh chế tai khá nghiêm khắc dối với các tội

xâm phạm sở hữu có tính chat chiếm đoạt tai sản

Trong nhiêu năm qua, quy định của Bộ luật hình sự năm

1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã trở thành cơ sở

pháp lý quan trọng trong việc xử ly các tội xâm phạm sở hữu

có tính chất chiếm đoạt tài sản ở nước ta, góp phan đáng kể

vào việc thực hiện mục tiêu phòng chống tội phạm nói chung,

phòng chống các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạttài sản nói riêng Tuy nhiên, cũng cần phải thấy răng quy địnhcủa Bộ luật hình sự hiện hành về các tội này vẫn còn chứa

dựng một số bất cập gây ra những khó khăn, vướng mắc chothực tiễn xét xử Bên cạnh do, với tinh chất phức tạp của loạitội phạm này thực tiễn xét xử cho thấy vẫn còn có những sai

sót trong định tội danh và quyết định hình phạt Những sai sót

Trang 6

nguyên nhân liên quan đến quy định của pháp luật và nhận

thức của người áp dụng pháp luật.

Cuốn Các fội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm doat

tai san do PGS.TS Cao Thị Oanh va nhóm tác giá biên soạn là

cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu, phân tích, đánh giá quyđịnh của pháp luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm sởhữu có tính chất chiếm đoạt tài sản, đồng thời khảo sát thực

tiễn xét xử các tội này qua các ban án được thu thập ngẫu nhiên

ở các địa phương khác nhau để tìm ra những sai sót, vướngmắc trong thực tiễn xét xử liên quan đến quy định của pháp

luật Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất phương án hoàn thiện

quy định của pháp luật hình sự về nhóm tội này Đây là những

đề xuất có cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn vững chắc và gắn bómật thiết với điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay

Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người

làm công tác lập pháp hình sự, áp dụng pháp luật hình sự và

những người nghiên cứu pháp luật hình sự liên quan đến các

tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản đặc biệt

là trong điều kiện sửa đổi Bộ luật hình sự một cách cơ bản,

toàn diện như hiện nay.

Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2015

GS.TS Võ Khánh Vinh

Trang 7

Chương I

KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ CÁC TỘI

XÂM PHAM SỞ HỮU CÓ TINH CHAT

CHIEM ĐOẠT TÀI SAN

1 Khái quát về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất

chiếm đoạt tài sản

Khái niệm chiếm đoạt tài sản xuất hiện Cùng VỚI sự xuất

hiện của quy định về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất

chiếm đoạt tài sản ở nước ta và thu hút được sự quan tâm,

nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Theo quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh thì, chiếm đoạt tài sản (xã hội chủ nghĩa hoặc của công dân) là có ý chiếm lay không hoàn lại

một cách trái phép tai sản (xã hội chủ nghĩa hoặc của công

dân) và biến nó thành tài sản của mình hoặc chuyển cho người

khác, được thực hiện bằng những hình thức quy định trong

luật với mục dich vụ lợi! Tác giả Dinh Văn Qué thi cho rang,

chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyên dịch một cách trái phép tai

' Võ Khánh Vinh, Vẻ khái niệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản

công dan theo luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, sô 3, 1986, tr.69.

Trang 8

san thuộc sở hữu của người khác thành tài sản của mình”.Điểm chung giữa các quan điểm trên đây cũng như quan điểm

của một số nha khoa học được thê hiện trong giáo trình luật

hình sự phan các tội phạm của các cơ sở đảo tạo luật hiện nay

đều xác định đây là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tải sảncủa người khác thành tài sản của mình hoặc của người nào đó.

Với tính chất chung như vậy, các hành vi chiếm đoạt tài sảncủa người khác được xác định là hành vi bất hợp pháp và tùy

theo tính chất cụ thé cũng như mức độ nguy hiểm mà có thé

được quy định là các tội khác nhau trong chương các tội xâm

phạm sở hữu của Bộ luật hình sự.

Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bé sung năm 2009

(sau đây gọi chung là Bộ luật hình sự) quy định các tội xâm

phạm sở hữu tại Chương XIV (từ Điều 133 đến Điều 145)

Các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại chương này là

những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lựctrách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật hình sự quy định thựchiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại đến quan hệ sở hữu

được Bộ luật hình sự quy định Trong đó, các tội xâm phạm

sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản được quy định từĐiều 133 đến Điều 140 Bộ luật hình sự Đặc điểm chung của

2 Dinh Văn Qué, Can xdc dinh hanh vi chiém đoạt trong trường hợp không có

kha năng tra nợ, Tạp chi Tòa án nhân dân, thang 12/1995, tr.18.

Trang 9

Chương I Khái quát quy dinh của pháp luật và ap dụng pháp luật

các (tội này là tính chất chiếm đoạt tài san Ở các cấu thành tội phạm khác nhau, tính chất chiếm đoạt tài sản được thể hiệnkhác nhau qua mục dich của người phạm 161 hoặc hành vi khách quan của tội phạm.

Bên cạnh nhóm tội nay, một số tội khác cũng có hành vi

chiếm đoạt tài sản nhưng được sắp xếp ở các chương khác của

Bộ luật hình sự như: tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn

thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm

đoạt tài sản; tham ô tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạnchiêm doat tai sản Trong các tội đó, chúng tôi cho rằng về

cơ bản việc sắp xếp của Bộ luật hình sự hiện hành là khoahoc, hợp lý Riêng đối với tội sử dụng mạng máy tính, mangviễn thông, mạng ¡internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vichiếm đoạt tài sản, chúng tôi đánh giá sự sắp xếp hiện nay

chưa hợp ly Hành vi phạm tội trong trường hợp này xâm hại

trực tiếp đến quan hệ sở hữu, việc người phạm tội sử dụngmang máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bi

số chỉ là cách thức để chiếm đoạt tài sản Vì vậy, nếu tội nàyđược chuyển sang chương các tội xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đoạt tài sản thì phù hợp hơn

1.1 Dau hiệu pháp lý

a) Khách thé của tội phạm

Khách thê chung của các tội xâm phạm sở hữu có tính

Trang 10

chất chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu Quan hệ sở hữu

là quan hệ xã hội có nội dung là quyên sở hữu của chủ taisản (gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định

đoạt) đối với tài sản Bên cạnh quan hệ sở hữu là khách thể

bắt buộc của tat cả các tội xâm phạm sở hữu, một số tội

thuộc nhóm này còn xâm hại đến quan hệ nhân than (vi dụ:

tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản ) Đây là trường

hợp nhiều quan hệ xã hội đều là khách thể trực tiếp của tội

phạm vi chúng đều thé hiện ban chat va tinh nguy hiém cho

xã hội cua tội phạm.

Đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đoạt tài sản là tài sản Theo quy định tại Điều 163

Bộ luật dân sự năm 2005, tai sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ

có giá và các quyên tài sản Tài sản là đối tượng tác động củacác tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản cóthể là tài sản hợp pháp nhưng cũng có thể là tài sản bất hợppháp (vi dụ: tài sản do một người tham 6 ma có vẫn có thé là

dỗi tượng tác động của tội cướp tài sản) Việc xác định như

thé này là một cách để Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu củachủ sở hữu hợp pháp Tài sản là đối tượng tác động của cáctội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm doạt tài sản luôn

phải là tài sản có chủ Những tài sản không có chủ, chănghạn tài sản đã bị chủ sở hữu vứt bỏ, thì không phải là déi

tượng tác dộng của các tội xâm phạm sở hữu co tính chat

Trang 11

Chuong I Khái quát quay định của pháp luật và áp dụng pháp luật

chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên, có một số đối tượng tuy thỏa mãn khái niệm tải sản nói trên nhưng với tính chất đặc biệt

lại có thể không phải là đối tượng của các tội xâm phạm sởhữu có tính chất chiếm doạt tài sản mà là đối tượng của tội

phạm thuộc chương khác (vi dụ: ma túy, vũ khí ).

b) Mat khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu có tính chấtchiếm đoạt tài sản nói chung bao gồm các dau hiệu: hành vi

khách quan của tội phạm, hậu quả của tội phạm và mỗi quan

hệ nhân quả giữa hành vi và hậu qua do.

Các tội thuộc nhóm này đều bắt buộc phải có hành vi

nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc hành vi chiếm đoạt tài sản của

người khác Một số tội thuộc nhóm này được xây dựng dưới

dạng cấu thành tội phạm hình thức với dấu hiệu bắt buộc

thuộc mặt khách quan của tội phạm chỉ sồm hành vi nhằm

chiếm đoạt tài sản tương ứng Các tội này được quy định tại

Điều 133, 134 và 135 Bộ luật hình sự Trong khi đó, một số

tội khác thuộc nhóm này được xây dựng dưới dạng cau thành

tội phạm vật chất với các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách

quan của câu thành tội phạm g6m: hanh vi chiém doat tai san

tương ứng, hậu quả của tội phạm và mối quan hệ nhân quả

piữa hành vị và hậu qua Các tội này được quy định từ

Điều 136 dén Diéu 140 Bộ luật hình sự

Trang 12

Hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các tội

xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản Hành vikhách quan của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếmđoạt tài sản thể hiện rất khác nhau, tùy theo tính chất của từng

tội Các hành vi này tuy có khác nhau ở hình thức thể hiện

nhưng đều gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu bằng cách xâmphạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt củachủ tài sản

“Các hành vi phạm tội thuộc nhóm này chỉ có thể được

thực hiện bằng hình thức hành động phạm tội Ví dụ: hành vidùng vũ lực tấn công người khác nhằm chiếm đoạt tài sản,hành vi bắt người khác làm con tin để đòi tiền chuộc, hành vidùng thủ đoạn gian đối để chiếm đoạt tài sản

Hậu quả mà những hành vi nói trên gây ra trước hết lànhững thiệt hại gây ra cho quan hệ sở hữu Ngoài ra, một số

tội xâm phạm sở hữu còn có thé gây thiệt hại về tính mạng,sức khỏe, tự do thân thể của người khác (ví dụ: tội cướp tàisản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản )

c) Chu thể của tội phạm

Chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm

đoạt tài sản đều là chủ thể thường, tức là cá nhân có năng lực

trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại Diễu 12

Bộ luật hình sự.

Trang 13

Chương I Khai quat quy định của pháp luật và áp dụng pháp luật

d) Mat chủ quan của tội phạm

Tât cả các tội xâm phạm sở hữu có tính chât chiêm đoạt

tài sản đêu được thực hiện với lỗi cô ý trực tiép Mục dich của

người phạm tội! là nhăm chiêm đoạt tai sản.

1.2, Hình phat

Hình phat đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chatchiếm đoạt tài sản khác nhau trên cơ sở tính nguy hiểm cho xãhội của từng tội Hình phạt tử hình chỉ được quy định đối với

tội cướp tài san Hình phat tù chung thân được quy định ở 07

tội là tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhăm chiếm đoạt tài sản, tội

cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lừađảo chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tai sản, tội lạm dụng tinnhiệm chiếm đoạt tài sản Hình phạt tù có thời hạn được quyđịnh ở tất cả các tội thuộc nhóm này với mức phạt tù thấp nhất

là 03 tháng, mức cao nhất là 20 năm Hình phạt cải tạo khônggiam giữ được quy định đối với 03 tội (đây là các tội được

quy định từ Điều 138 đến Điều 140 Bộ luật hình sự)

Cùng với hình phạt chính, các tội phạm này đều bị quy

định hình phạt bố sung nhất định Hình phạt tiền được quy

định là hình phạt bồ sung ở tat cả các tội (08/8 tội); hình phạttịch thu một phan hoặc toàn bộ tài san được quy định là hìnhphạt bé sung ở 05/8 tội gồm: tội cướp tài sản, tội bat cóc nhằmchiếm doạt tài sản tội cưỡng doạt tài sản, tội lừa đảo chiếm

Trang 14

đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; hình

phạt quản chế hoặc cấm cư trú được quy định là hình phạt bổ

sung ở 02/8 tội gồm tội cướp tải sản và tội bắt cóc nhằm

chiếm đoạt tài sản; hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cam

hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định là

hình phạt bé sung ở 02/8 tội là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

2 Khái quát về áp dụng pháp luật trong xét xử các tộixâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản

Áp dụng pháp luật nói chung được hiểu là hình thức thựchiện pháp luật, trong đó, Nhà nước thông qua các cơ quan nhà

nước hoặc nhà chức trách có thấm quyền tổ chức cho các chủthể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự

mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các

quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt

những quan hệ pháp luật cụ thể” Là một hình thức cụ thể của

áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn

xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là việcTòa án sử dụng quy định của Bộ luật hình sự để giải quyết các

vụ án xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt Các quy định mảTòa án sử dụng để đưa ra các phán quyết về tội danh cũng như

* TS Nguyễn Minh Doan, Thuc hiện và dp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.17.

Trang 15

Chuong I Khái quát quy định của pháp luật va ap dụng phap luật

trách nhiệm hình sự của người phạm tội gồm quy định tại điều

luật về tội chiếm đoạt tương ứng và các quy định có liên quan

đến vụ an được quy định ở phân chung Bộ luật hình sự như:

hệ thống hình phạt, quyết định hình phạt, miễn trách nhiệm

hình sự, miễn hình phạt

Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt được quy định

khá cụ thé, rõ ràng từ Điều 133 đến Điều 140 Bộ luật hình sự Mot số nội dung liên quan trực tiếp đến các điều luật này được giải thích, hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP

ngày 15/3/2001 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tốicao hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193,

194, 278, 279 và 289 Bộ luật hình sự năm 1999; Nghị quyết

số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Tham

phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự; Nghị quyết số 01/2006/NQ-HDTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối

cao hướng dẫn áp dụng mét số quy định của Bộ luật hình sự;

Thông tư liên tịch số BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tôi cao, Viện

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn

áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở

hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 Tuy nhiên, những quy định

và hướng dân này vân chỉ mang tính chung, khái quát, việc

Trang 16

chúng được các cán bộ làm công tác xét xử chuyền tải một cáchphù hợp vào thực tiễn dé giải quyết tốt các vụ án hình sự tươngứng chính là phan tiếp theo dé bảo đảm giá trị thực sự của các

quy định này.

-_ Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn xét

xử các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản là

hoạt động mang tính sáng tạo được thực hiện qua hoạt độngđịnh tội danh và hoạt động quyết định hình phạt đối với cáctội phạm này.

Việc định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu cótính chất chiếm đoạt tài sản được hiểu là việc xác định tên tộivới cầu thành tội phạm cụ thé (cau thành tội phạm cơ bản haycâu thành tội phạm giảm nhẹ, cấu thành tội phạm tăng nặng cụthể nào của điều luật) Công việc này cũng bao gồm cả địnhtội danh đối với trường hợp phạm tội thông thường (một

người thực hiện tội phạm đã hoàn thành) và định tội danh đốivới những trường hợp phạm tội đặc biệt (đồng phạm, tội phạmchưa hoàn thành) Cũng giống như định tội danh đối với tộiphạm nói chung, khi tiến hành định tội danh đối với các tộixâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản người áp

dụng pháp luật phải xác định được sự phù hợp chính xác giữa

các tình tiết của vụ việc với các dấu hiệu thuộc cau thành tội

phạm tương ứng (chúng thuộc về bốn yếu tố cấu thảnh tội

Trang 17

Chương I Khái quát quy dinh của pháp luật va ap dụng pháp luật

phạm là khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tộiphạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm).Khi không có sự phù hợp chính xác nay thì không thể xác

định một người phạm tội tương ứng được.

Một trong những khó khăn đáng kê khi định tội danh đối

với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm doat tài sản là

xác định chính xác tính chất của hành vi khách quan của tộiphạm Hành vị xâm phạm tài sản của người khác trên thực tế

có thể được thực hiện băng những thủ đoạn khác nhau, cótrường hợp vừa có biểu hiện của tội này, vừa có biểu hiện của

tội khác Trong những trường hợp này, người áp dụng pháp

luật phải xác dinh được tinh chất của hành vi đó có phải làhành vi chiếm đoạt tài sản hay không, nếu là hành vi chiễmđoạt tài sản thì trường hợp dó thỏa mãn chính xác các dau

hiệu đặc trưng của tội chiếm đoạt tai san nao

Một trong những dấu hiệu liên quan dến việc dinh tội và

xác định khung hình phạt của các tội xâm phạm sở hữu có

tính chất chiếm doạt tải sản là giá trị của tài sản Giá trị tải sản

bị chiếm đoạt dược quy định là dấu hiệu định tội ở 04 tộig6m: tội công nhiên chiếm đoạt tai sản, tội trộm cắp tai sản,

tội lừa đảo chiếm doạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm

đoạt tài sản Bên cạnh đó, giá trị tài sản cũng được quy định là

dấu hiệu định khung hình phạt trong tất cả 08 tội thuộc nhóm

TRUNG TÂM THON TIN THUS

Trang 18

các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản Khi

áp dụng dấu hiệu này, cần chú ý trong trường hợp lượng tàisản bị chiếm đoạt trùng với lượng tài sản mà người phạm tội

có ý định chiếm đoạt thì tội phạm được xác định là ở giai

đoạn tội phạm hoàn thành Trong trường hợp chứng minh

được răng tài sản người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản

nhất định nhưng thực tế không chiếm đoạt được tài sản đó

(không chiếm đoạt được hoặc chỉ chiếm đoạt được một phan)

thì việc xác định tội danh và khung hình phạt vẫn phải dựa

trên tai sản mà người phạm tội dự định chiếm đoạt ở giai đoạn

phạm tội chưa đạt chứ không phải dựa trên tài sản mà họ đã

chiếm đoạt được

Việc quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sởhữu có tính chất chiếm đoạt tài sản được hiểu là việc lựa chọn

và áp dụng loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể đối với

người phạm tội Quyết định hình phạt đối với các tội xâmphạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản cũng bao gồmquyết định hình phạt trong trường hợp thông thường và quyết

định hình phạt trong trường hợp đặc biệt (quyết định hình phạt

đỗi với trường hợp tội phạm chưa hoàn thành, quyết định hìnhphạt đối với trường hợp đồng phạm, quyết định hình phạt nhẹ

hơn quy định của Bộ luật, quyết định hình phạt đối với ngườichưa thành niên phạm tội) Khi quyết định hình phạt đối với

Trang 19

Chương I Khai quát quy định của pháp luật và ap dụng pháp luật

nhóm tội này, người áp dụng pháp luật cũng phải tuân thủ quy

định về các căn cứ quyết định hình phạt được quy định tại

Diéu 45 Bộ luật hình sự cũng như quy định riêng đối với

trường hợp tương ứng.

Trang 20

1 Tội cướp tài san theo quy định của Bộ luật hình sự

Theo quy định tại Diéu 133 Bộ luật hình sự, tội cướp tảisản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắchoặc có hành vi khác làm cho người bị tan công lâm vào tình

trạng không thể chống cự được nhằm chiém đoạt tài sản

1.1 Dấu hiệu pháp lý

a) Khách thé của lội phạm

Tội cướp tài sản xâm hại hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu Quan

hệ nhân thân bị xâm hai do người phạm tdi thực hiện hành vi

tác động dén người bị hại theo hướng tước bỏ khả năng kháng

cự của họ, thông qua đó để xâm hại quan hệ sở hữu

b) Mat khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện qua

hành vi khách quan của tội phạm là hành vi nhằm làm mất

khả nang khang cự của chủ sở hữu hoặc người quản ly tải

sản Hanh vi này được thể hiện qua các dạng hành vi cụ thé

sau đây:

Trang 21

; ae Aa > ~ , ig a x ua kả

Các tôi xâm phạm sở hữu có tính chút chiếm đoạt tài sản

- Dùng vũ lực: là hành vi dùng sức mạnh thể chất tácđộng đến cơ thé người bị hại như đánh, ban, chém để thực

hiện mục đích chiếm đoạt tài sản

- De dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi bằng lời

nói, cử chỉ chuyên tải đến người bị hại thông điệp: nếu người

đó không giao tài sản hoặc can trở việc chiếm đoạt tài sản thì

hành vi dùng vũ lực để loại trừ khả năng chống cự-của người

bị hại sẽ được thực hiện ngay (ví dụ: de dọa đâm, ban )

Thông điệp de dọa này có thé được chuyển tải qua lời nóinhưng cũng có thé qua hành động cụ thé như kề dao vào cổ, disúng vào đầu người bị hại đồng thời yêu cầu giao nộp tài

sản Cân chú ý phân biệt hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức

khắc được quy định ở tội này với hành vi đe dọa sẽ dùng vũ

lực ở tội cưỡng đoạt tài sản Với hành vi đe doa dùng vũ lực

ngay tức khắc, người phạm tội thể hiện rõ thông điệp đe dọa

sử dụng vũ lực với người bị hại ngay lập tức, không có

khoảng thời gian trống để người bị hại tìm biện pháp đối phó

- Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tìnhtrạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản như

dùng thuốc mê, thuốc ngủ để tước bỏ khả năng kháng cự

của người bị hại.

Cả ba dạng hành vi nói trên của tội cướp tài sản đều có

tính nguy hiểm cao cho xã hội, đều chứa đựng khả năng vô

Trang 22

hiệu hóa khả năng tự bảo vệ tai sản của chủ sở hữu hoặcngười quản lý tài sản Trên thực tế có những trường hợpmặc dù hành vi nói trên được thực hiện (có thé là hành vi

dùng vũ lực, có thé là hành vi de doa dùng vũ lực ngay tức

khắc, có thể là hành vi khác làm cho người bị tân công lâm

vào tình trạng không thé chỗng cự được) nhưng vì lý do nào

đó mà người bị tan công không lâm vào tinh trạng mat kha

năng khang cu, ví dụ: người bị tan cong chống trả lại được:

người phạm tội, người phạm tội sử dụng thuốc ngủ chưa đủ

liều để làm người bị hại ngủ Tuy nhiên, tội phạm vẫn

hoàn thành ngay từ khi một trong các hành vi này được thực

hiện Hậu quả của tội phạm không phải là dau hiệu định tộicủa tội nay.

Mặc dù thống nhất xác định tội cướp tài sản là tội cócầu thành tội phạm hình thức nhưng quan điểm của các nhàkhoa học hiện nay vẫn có những khác biệt nhất định về thời

điểm hoàn thành của tội phạm này Nếu như thời điểm hoản

thành tội phạm khi tội phạm được thực hiện bằng loại hành

vi phạm tội thứ nhất và hành vi phạm tội thứ hai trong cau

thành tội phạm cơ bản (hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi de

dọa dùng vũ lực ngay tức khắc) nhận được quan điểm thốngnhất về thời điểm tội phạm hoàn thành (ngay từ khi hành vi

này được thực hiện, không kế nạn nhân có bị lâm vào tình

trang mat khả năng khang cự hay không), thì trường hợp tội

Trang 23

Các tội xâm pham sở hữu có tinh chất chiếm đoạt tài sản

phạm được thực hiện băng dạng hành vi khách quan thứ ba

(dùng thủ đoạn khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng

không thể chống cự được) lại dẫn đến hai cách hiểu khácnhau về thời điểm hoàn thành của tội phạm Quan điểm thứnhất cho rằng, trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành

vi khách quan này nhưng vì lý do khách quan nạn nhân

không bị lâm vào tình trạng không thé chống cự được thi tội

phạm được xác định là phạm tội chưa đạt, chỉ khi nạn nhân

bị thủ đoạn của người phạm tội đây vào tình trạng khôngthé chống cự được thì tội phạm mới hoàn thành Khác với

quan điểm này, quan điểm thứ hai cho rằng, trường hợp tội

phạm được thực hiện bằng hành vi khách quan thứ ba thì chỉ

cần người phạm tội thực hiện hành vi thì tội phạm đã hoàn

thành (việc nạn nhân đã bị lâm vào tình trạng không thể

chéng cự được không phải là dau hiệu bắt buộc) Chúng tôi

đồng tình với quan điểm thứ hai với lý do: ba dạng hành vi

khách quan được quy định trong cùng điều luật phải lànhững hành vi có tính*nguy hiểm cho xã hội tương đươngnhau Vì vậy, cụm từ “làm cho người bị tan công lâm vàotình trạng không thể chống cự được” được sử dụng để mô tảtính chất của thủ đoạn mả người phạm tội sử dụng trong tộinày, làm cơ sở đề phân biệt với thủ đoạn được quy định là hành

vi khách quan trong mộtsố tội khác (vi dụ: thủ doạn khác uyhiếp tinh thần người khác trong tội cưỡng doạt tài sản) Trong

Trang 24

khi nếu người phạm tội thực hiện tội phạm này bằng cáchdùng vũ lực hay de dọa dùng vũ lực ngay tức khắc sẽ được

xác dinh là tội phạm hoàn thành ngay thì không có ly do gì

để xác dịnh trường hợp thực hiện tội phạm bằng hành vi thứ

ba chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi người bị tấncông đã lam vào tình trang không thể chỗng cự được

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy quy định về mặt khách

quan của tội cướp tài sản hiện nay chưa thực sự hợp ly.

Theo đó, hành vi chiếm đoạt tai sản cần được mô tả vàocấu thành tội phạm dé thé hiện đầy đủ bản chất chiếm đoạt

tài sản của loại tội này Chính sách phân hóa trách nhiệm

hình sự có thé được thé hiện qua quy định về hình phạt đối

với tội phạm.

Khoa học pháp lý hình sự phi nhận cả những trường hợp

chuyển hóa từ tội phạm khác xâm phạm sở hữu (ví dụ: tộitrộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản) thành tội cướp tài sản.Day là những trường hợp lúc dau người phạm lội thực hiện tộiphạm khác xâm phạm sở hữu nhưng vì gặp các yếu t6 can trởtrong VIỆC chiếm đoạt tài sản (cản trở đối với hành vi chiếmđoạt tài sản hoặc can trở đối với việc giữ tài sản đã chiếm đoạt

được ) nên đã thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của

tội cướp tai sản dé loại trừ trở ngại thực hiện mục dich chiếm

đoạt tải sản.

Trang 25

Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm doat tài sản

c) Chủ thé của tội phạm

Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường, là người

có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tudi luật hình sự

quy định.

d) Mat chủ quan của tội phạm

Tội cướp tài sản được thực hiện với lỗi có ý trực tiếp Khithực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội biết rõ hành vi của

mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện

Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản

Đây cũng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm

Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của

tội này.

1.2, Hình phat

Điều 133 Bộ luật hình sự quy định 04 khung hình phạt:a) Khoản 1 quy định phat tù từ 03 năm đến 10 năm đối

với các trường hợp phạm tội thuộc cấu thành tội phạm cơ bản

b) Khoản 2 quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 nămdéi với các trường hợp phạm tội sau:

- Có tô chức: là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặtchẽ piữa những người cùng thực hiện tội cướp tải sản.

Trang 26

- Có tính chất chuyên nghiệp.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HDTPngày 12/5/2006 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dântối cao, chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên

nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm

(trong trường hợp này là cùng về tội cướp tài sản) không phânbiệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu

trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách

nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;

+ Người phạm tội đều lay các lần phạm tội làm nghé sinh

sống và lay kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính

Khi áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyênnghiệp”, cân lưu ý đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trởlên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xoá

án tích thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội cóthé bị áp dụng ca ba tình tiết là “phạm tội nhiều lần”, “táiphạm" (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “phạm tội có tính chất

Trang 27

La ae aA ^ ow Lá id a sh As bi

Các tội xâm phạm sở hữu co tinh chat chiếm đoạt tải san

Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của

Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về

khái niệm “vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm

khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự

như sau:

+ Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại

khoản 1 Điều 1 Quy chế quản ly vũ khí, vật liệu né và công cu

hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996

của Chính phủ).

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2012 (ngày Pháp lệnh quản lý,

sử dụng vũ khí, vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực thihành), vũ khí được hiểu bao gồm vũ khí quân dụng, súng săn,

vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính

năng, tác dụng tương tự.

Vũ khí quân dụng gồm: (i) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ

khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng

trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác

có tính năng, tac dụng tương tự; (1) Vũ khí hạng nhẹ pồm

súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét (mm), súng DKZ,

súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng

lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác

vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tu; (11) Các loại bom, min, lựu dan, dạn, ngư lôi, thủy

Trang 28

lôi, hỏa cụ; (iv) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khi do

Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự

Vii khí thé thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để

luyện tập, thi dau thể thao

+ Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế

tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong

sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế

tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật cósẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử

dụng công cu, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì

sẽ gay nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người

Trang 29

Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản

Thông tr liên tịch số

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Toà án nhân dân

tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư

pháp hướng dẫn về tình tiết “sử dụng thủ đoạn nguy hiểm

khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự

là: ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy

hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thểdùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc

những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều

lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn

nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm

đến tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm

cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản

- Gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khoẻ củangười khác với tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%

- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến

dưới 200 triệu đồng

- Gây hậu quả nghiêm trọng.

Thông tư liên tịch số

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Toa án nhân dân

tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tu

pháp hướng dẫn: khi áp dụng các tình tiết “gây hậu quả

nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả

Trang 30

đặc biệt nghiêm trọng” (từ Điều 133 đến Điều 140, Điều 142

và Điều 143 Bộ luật hình sự) cần chú ý: hậu quả phải do hành

vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi

phạm tội và hậu quả) Hậu quả đó có thể là thiệt hại về tính

mạng sức khoẻ, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất (gây ảnh

hưởng xấu đến việc thực hiện đường lỗi của Đảng, chính sáchcủa Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn

xã hội).

c) Khoản 3 quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối

với các trường hợp phạm tội sau:

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của

người khác voi tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

- Chiém đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến

dưới 500 triệu đồng;

- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4) Khoản 4 quy định phat tủ từ 18 năm đến 20 năm, tù

chung thân hoặc tử hình đối với các trường hợp phạm tội sau:

- Gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khoẻ của

người khác với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chếtngười (lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người

trong trường hợp nay là vô y).

- Chiếm đoạt tài sản có gia trị từ 500 triệu déng trở lên;

Trang 31

Các tội xâm phạm sở hữu có tinh chat chiếm đoạt tài san

- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt

tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu tài sản, phạt

quản chế hoặc cắm cư trú từ 01 năm đến 05 năm

2 Thực tiễn xét xử tội cướp tài sản

Nghiên cứu 100 bản án được thu thập ngẫu nhiên về tội

cướp tài sản, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhát, về thủ đoạn phạm tội: đa số người phạm tội cóthủ đoạn dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản Trong số 100

bản án về tội cướp tài sản thì có đến 89 vụ phạm tội ngườiphạm tội dùng vũ lực đối với nạn nhân, trong đó có một số vụngười phạm tội ban đầu là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc

nhưng nạn nhân không chấp nhận yêu câu chiếm đoạt tài sảnnên người phạm tội chuyển sang dùng vũ lực (vừa đe dọa

dùng vũ lực vừa dùng vũ lực) Có 07 vụ người phạm tội de

dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và có 04 vụ người phạm tội cóhành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng

không thể chống cự được Có 01 vụ chuyển hóa từ tội cướp

giật tài sản thành tội cướp tài sản Có 01 vụ chuẩn bị phạm tộithì bị phát hiện và bắt giữ Trong đó có 60 vụ án người phạmtội giết người và cướp tài sản và có 10 vụ chỉ bị xử về tộicướp tài sản Từ thực tế này cho thấy tính chất nguy hiểm của

tội cướp tài sản là vừa xâm phạm quan hệ nhân thân (tinh

Trang 32

mang, sức khỏe tự do thân thể) của nạn nhân vừa xâm phạm

quan hệ sở hữu về tài sản

Thứ hai, về công cụ, phương tiện phạm tội: trong đa số

các trường hợp, người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện

đề thực hiện tội phạm 85/100 bản án về tội cudp tài sản người

phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện dé thực hiện tội phạm.Trong số 100 bản án được nghiên cứu có 60 bản án người

phạm tội dùng công cụ, phương tiện nguy hiểm giết nạn nhân

để cướp tải sản; có 25 vụ người phạm tội sử dụng phương tiệnnguy hiểm như dao găm, dao phay, dao bâu, dao Thái Lan, mã

tấu thanh sắt hoặc ống dẫn nước bằng kim loại, gậy tầmvông dé đánh hoặc đe dọa đánh nạn nhân dé cướp tài sản;

04 vụ người phạm tội sử dụng thuốc ngủ đầu độc nạn nhân đểcướp tài sản Từ thực tế này cho thấy hầu hết các trường hợp

phạm tội cướp tài sản, người phạm tội có sử dụng công cụ,

phương tiện phạm tội (89/100 bản án, chiếm 89%)

Thứ ba, về định tội danh: kết quả nghiên cứu việc định tộidanh ở các bản án cướp tài sản cho thấy vẫn có trường hợp

định tội danh sai do xác định sai hanh vi thái quá của người

thực hành Vi dụ: trong vụ án ba người bàn nhau kế hoạch dedọa tô giác quan hệ bat chính của người bị hại với người khác

dé buộc người bị hại dưa tiền, khi một trong ba người đếnthực hiện kế hoạch đã ban bac thì người bi hai từ chéi đưa

Trang 33

Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản

tiền Bất ngờ, người này rút dao giấu trong người ra khống

chế người bị hại, buộc phải giao tiền Tòa án cấp sơ thấm xét

xử cả ba bị cáo này về tội cướp tài san Chúng tôi đồng tình

với quan điểm cho rằng việc xác định tội danh đối với hai bị

cáo không đến gặp người bị hại về tội cướp tài sản là không

đúng vi đây chi là hành vi thai quá của người thực hành, hai bi

cáo còn lại chỉ phạm tội cưỡng đoạt tài sản”

Thứ tư, về định khung hình phạt: nghiên cứu việc định

khung hình phạt trong 100 bản án về tội cướp tài sản cho thấy:

- Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự

ở 48/100 bản án; áp dụng khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự

ở 45/100 bản án; áp dụng khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự

ở 04/100 bản án; áp dụng khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự

ở 03/100 bản án.

Nghiên cứu 45 bản án Tòa án xét xử theo khoản 2

Điều 133 Bộ luật hình sự chúng tôi nhận thay viéc ap dungcác dấu hiệu định khung quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộluật hình sự không đều, cụ thể là: Tòa án áp dụng điểm a

khoản 2 “Có 16 chức” ở 17/45 ban án; điểm b khoản 2

“Có tính chất chuyên nghiệp” ở 01/45 bản án; điểm c khoản 2

4 Lê Hoàn 8 Tan, Dinh tội danh doi với các lội xám phạm sở hữu theo pháp ludt

hình sự Việt Nam từ thực tiên thành pho Hó Chi Minh, Luận văn thạc sĩ luật hoc, Học viện khoa học xã hội, Ha Nội, 2014, tr.47-48.

Trang 34

“Tái phạm nguy hiểm” ở 02/45 bản án; điểm d khoản 2 “Sử

dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm” ở 25/45ban án; điểm d khoản 2 “Gdy thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác mà ty lệ thương tat từ 11%

đến 30%” ở 01/45 bản án; điểm e khoản 2 “Chiếm đoạt tài

san có giá trị từ 50 triệu đông đến dưới 200 triệu đông” ở03/45 bản án; điểm g khoản 2 “Gdy hậu quả nghiêm trong”

không được áp dụng.

"Nghiên cứu 04 ban an Tòa án xét xử theo khoản 3

Điều 133 Bộ luật hình sự cho thấy: Tòa án áp dụng điểm akhoản 3 “Gáy thương tích hoặc tốn hại cho sức khỏe của

người khác mà ty lệ thương tật từ 31% đến 60%” là 01/04

bản án; điểm b khoản 3 “Chiếm đoạt tài sản có giả tri

từ 200 triệu đông đến dưới 500 triệu đông” là 03/04 bản án;điểm c khoản 3 “Gây hậu quả rat nghiêm trong” không được

áp dụng.

Nghiên cứu 03 bản án Tòa án xét xử theo khoản 4

Diéu 133 Bộ luật hình sự cho thấy: điểm a khoản 4 “Gâythương tích hoặc tôn hai cho sức khỏe của nguời khác mà ty

lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người” và điểm c

khoản 4 “Gay hậu qua đặc biệt nghiêm trong” không được

áp dung; điểm b khoản 4 “Chiém đoạt tài sản có giá trị từ 500

triệu dong trở lên" được áp dụng ở 03/03 bản án

Trang 35

Cac tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài san

Tổng hợp kết quả việc áp dụng các dấu hiệu định khungtăng nặng trên đây cho thấy có những dấu hiệu định khungtăng nặng được áp dụng nhiều như dấu hiệu “có tổ chức”(ở 17 vu/45 vụ xét xử theo khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự);đấu hiệu “sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguyhiểm” (ở 25 vụ/45 vụ xét xử theo khoản 2 Điều 133 Bộ luậthình sự); dấu hiệu “chiếm đoạt tài sản có giá tri từ 200 triệuđồng đến dưới 500 triệu đồng” (ở 03 vụ/04 vụ xét xử theokhoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự); dấu hiệu “chiếm đoạt tài

sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên” (ở 03 vụ/03 vụ xẻt xử

theo khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự) Có những dấu hiệu

định khung tăng nặng ít được áp dụng như dấu hiệu “có tính

chất chuyên nghiệp” (ở 01 vu/45 vụ); dau hiệu “tái phạm nguyhiểm” (ở 02 vụ/45 vụ); dấu hiệu “gây thương tích hoặc gây

tôn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật

từ 11% đến 30%” (ở OL vu/45 vụ xét xử theo khoản 2Điều 133 Bộ luật hình sự) Có những dấu hiệu định khungtăng nặng không được áp dụng lần nào như các dấu hiệu “gâyhậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trong”, “gayhậu quả đặc biệt nghiêm trọng” (điểm g khoản 2, điểm ckhoản 3, điểm c khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự) Các dấu

hiệu định khung được các Tòa án áp dụng là chính xác và phù

hợp với quy định của Bộ luật hình sự và các hướng dẫn áp

dung của các cơ quan có thâm quyền.

Trang 36

Thứ năm, về quyết định hình phạt: nghiên cứu việc quyết định hình phạt ở 100 bản án về tội cướp tài sản cho thấy:

- Tòa án ap dụng khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự xử

phạt các bị cáo phạm tội cướp tài sản ở 48 vụ/100 vụ và mức

- Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự xử

phạt các bị cáo phạm tội cướp tài sản ở 45 vụ/100 vụ và mức

xử phạt thấp nhất là 03 năm tù, mức xử phạt cao nhất là 11

năm tù, trong đó có L7 bị cáo được xử dưới mức thấp nhất của

khung hình phạt do điều luật quy định (dưới 07 năm tù) theoDiéu 47 Bộ luật hình sự; có 01 vụ phạt tù cho hưởng án treo

Cụ thể: xử phạt 03 năm tù 06 bị cáo; 04 năm tù 04 bị cáo; 05

năm tù 05 bi cáo; 06 năm tu 02 bị cáo; 07 năm tù 14 bị cáo;

08 năm tủ 10 bị cáo; 09 năm tù 08 bị cáo; 10 năm tù 02 bị cao; l1 năm tủ 01 bi cáo; không có bị cáo bị áp dụng mức

phạt tù trên 11 năm khi áp dụng khoản 2 Diéu 133 Bộ luật

hình sự.

Trang 37

L4 Ae A Mai 2N , Lá Ã ok a8 ad

Các tội xâm phạm sở hữu có tinh chat chiếm doat tài sản

- Tỏa án áp dụng khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự xử

phạt các bị cáo phạm tội cướp tài sản ở 04 vụ/100 vụ và mức

xử phạt thấp nhất là 07 năm tù, mức xử phạt cao nhất là 20

năm tù; trong đó có.05 bị cáo được xử dưới mức thấp nhất củakhung hình phạt do điều luật quy định (dưới 12 năm tù) theoĐiều 47 Bộ luật hình sự Cụ thể: xử phạt 07 năm tù 01 bị cáo;

08 năm tù 02 bị cáo; 09 năm tù 01 bị cáo; 10 năm tù 01 bị cáo; 11 năm tù 0 bị cáo; 12 năm tù 01 bị cáo; 13 năm tù 0 bị cdo; 14 năm tù 04 bị cáo; 15 năm tù 02 bi cáo; 16 năm tù 0 bị cáo; 17 năm tu 0 bị cáo; 18 năm tù 0 bị cáo; 19 năm tủ 0 bị

cáo; 20 năm tù 01 bị cáo

- Tòa án áp dụng khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự xử

phạt các bị cáo phạm tội cướp tài sản ở 03 vụ/100 vụ và xử

phạt thấp nhất là 14 năm tù, cao nhất là tử hình; trong đó có

03 bị cáo được xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt do

điều luật quy định (dưới 18 năm tù) Cụ thể: xử phạt 14 năm

tù 01 bị cáo; xử phạt 15 năm tù 01 bị cáo; 17 năm tù 01 bị cáo; 20 năm tu 01 bi cáo; tử hình 01 bị cáo.

Như vậy, nghiên cứu việc quyết định hình phạt đối vớingười phạm tội cướp tài sản trong 100 bản án cho thấy cácTòa án đã xử phạt nghiêm đối với những bị cáo phạm tội cướptài sản, thể hiện ở việc chỉ có 04 bị cáo bị xử phạt tù nhưng

được hưởng án treo, không có bị cáo nào dược xử phạt cải tạo

Trang 38

không giam giữ, còn lại là 01 bị cáo bị xử tử hình, các bị cáo

khác đều bị xử phạt tủ có thời hạn Việc xử phạt nghiêm khắcngười phạm tội cướp tài sản là hoàn toàn cần thiết và phù hợp

với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nay

Một số tôn tại trong thực tiễn xét xử tội cướp tài sản:

Nghiên cứu việc định tội danh, định khung hình phạt vàquyết định hình phạt trong 100 bản án xét xử về tội cướp tài sản, chúng tôi nhận thấy còn một số van dé sau:

Thứ nhát, việc định tội danh đối với trường hợp bị cáosau khi giết chết nạn nhân đã có hành vi “lẫy tài sản” của nạn

nhân Một số Tòa án chưa xác định rõ bị cáo có ý định chiếm

đoạt tài sản của nạn nhân trước khi giết chết nạn nhân hay sau

khi giết chết nạn nhân nên đều xác định bị cáo phạm nhiều tội

là tội giết người và tội cướp tài sản Việc xử lý nay có thể nói

là gò ép khiên cưỡng còn thiểu cơ sở khoa học và pháp lý.Bởi vì, đối với tội cướp tài sản theo quy định của'Bộ luật hình

sự, cách hiểu pho biến hiện nay và các tài liệu giảng dạy luậthình sự, chỉ có thể phạm tội cướp tài sản khi người phạm tội

có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc

nhằm chiếm đoạt tài sản Điều này có nghĩa người phạm tội

phải có ý định (mục đích) chiếm đoạt tài sản của người khác

và để thực hiện mục đích này người phạm tội có hành vi dùng

vũ lực (có thé là giết người), de dọa dùng vũ lực ngay tức

Trang 39

Các tội xâm phạm sở hitu có tinh chất chiếm đoạt tài sản

khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vàotình trạng không thé chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.Hay nói một cách khác là ý thức (mục đích) chiếm đoạt tài sản

của người phạm tội phải có trước (chúng tôi nhân mạnh) khi

người nay thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực

ngay tức khắc mới phạm tội cướp tài sản Vì vậy, chúng tôi

dong tình với ý kiến “7óm lại, nếu có đủ bằng chứng dé

khẳng định: sau khi giết người, bị cáo mới có ỷ định chiếm đoạt thì vô luận thé nào, chúng ta cũng không thể xử bị cáo

thêm tội cướp được muốn xử bị cáo thêm tội cướp thì phảithỏa mãn điêu kiện là: sau khi bị cáo cỏ ý định chiếm đoạt,bao giờ cũng phải có hành vi dùng vũ lực rôi mới chiếm

đoạt Hay nói một cách khác, nó phải day du dấu hiéu cấuthành tội cướp ””

Theo chúng tôi, hành vi “lay” tai san của người đã chết

chỉ có thé phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản (nếu thỏa mãn

các dấu hiệu của tội này) chứ không thể phạm tội cướp tài sản

Bởi vì, trước khi và trong khi thực hiện hành vi dùng vũ lực

(giết người), người phạm tội không có ý định chiếm đoạt tàisản của nạn nhân mà chỉ mong muốn hoặc có ý thức để mặchậu qua chết người vì các động cơ khác nhau Chỉ khi nạn

nhân chết mới thấy nạn nhân có tài sản và mới nảy sinh ý định

° Dinh Văn Qué, Pháp luật, thực tiến và án lệ, Nxb Da Nẵng, 1999, tr 129.

Trang 40

lấy và đã “lấy” tài sản đó Việc người phạm tội thấy và có

được tài sản này là một dạng đặc biệt của việc “bat được” tài

sản quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự và người phạm tội

dã có tình không trả lại cho người quản lý hợp pháp (người

thân của nạn nhân) tài sản đó Câu hỏi đặt ra là người bị hại

của hành vi “lấy” tài sản của người đã chết là ai? Chắc chăn người bị hại trong trường hợp này không phải là người đã chết

bởi vì người phạm tội không có ý định chiếm đoạt tài sản của

nạn nhân trước khi và trong khi xâm hại tính mạng của họ Và

khi nạn nhân đã chết thì cũng không thể nói người phạm lộicông khai hay lén lút đối với họ Khi nạn nhân chết thì tài sản

của họ về nguyên tắc thuộc về người có quyền thừa kế tài sảncủa họ và như vậy người bị hại trong trường hợp này chỉ cóthể là người được thừa kế tài sản của người đã chết Hành vi

lấy tài sản của người đã chết mà cố tình không trả lại tài sản

đó cho người có quyên thừa ké tài sản của họ khi người đó đã

yêu cầu được nhận lại theo quy định của pháp luật là hành vi

chiếm giữ trái phép tài sản và hành vi này chi cau thành tộiphạm khi tài sản chiếm giữ trái phép đó có giá trị từ 10 triệuđông trở lên

Thứ hai, việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.Theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự, tội

cướp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi dùng vũ lực hoặc de dọa dùng

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình phạt được áp dụng với một số bị cáo trong vụ án đồng phạm gây ra những ý kiến trái chiều, thậm chí có trường - Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản - Cao Thị Oanh chủ biên, Trần Văn Độ
Hình ph ạt được áp dụng với một số bị cáo trong vụ án đồng phạm gây ra những ý kiến trái chiều, thậm chí có trường (Trang 73)
Hình sự là xét xử đúng tội, đúng pháp luật và phải bảo đảm - Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản - Cao Thị Oanh chủ biên, Trần Văn Độ
Hình s ự là xét xử đúng tội, đúng pháp luật và phải bảo đảm (Trang 101)
Hình phạt cho bị cáo như đã nêu. - Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản - Cao Thị Oanh chủ biên, Trần Văn Độ
Hình ph ạt cho bị cáo như đã nêu (Trang 112)
Hình phạt tù từ 12 năm đến 15 năm; 05 bị cáo bị tuyên hình phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm và 02 bị cáo bị tuyên - Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản - Cao Thị Oanh chủ biên, Trần Văn Độ
Hình ph ạt tù từ 12 năm đến 15 năm; 05 bị cáo bị tuyên hình phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm và 02 bị cáo bị tuyên (Trang 165)
Hình sự hiện hành, cách thể hiện thủ đoạn đó lại khác nhau: - Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản - Cao Thị Oanh chủ biên, Trần Văn Độ
Hình s ự hiện hành, cách thể hiện thủ đoạn đó lại khác nhau: (Trang 172)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w