Về nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích nghiên cứu, việc thực hiện dé tàihướng tới 4 nhiệm vụ cụ thể: iPhan tích, tìm hiểu những quan điểm khoa học xung quanh vấn đề TNBTTH do NNHCD
Trang 1-TNDS : Trach nhiém dan su
- TNBTTHNHBD © : Trách nhiệm bồi thường thiệt hai ngoài hop đồng
- TNBTTH : Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- NNHCD : Nguồn nguy hiểm cao độ
Trang 2MỞ ĐẦU :
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA TNBTTH DO NNHCĐ GÂY RA 1.1 Một số vấn đề lý luận về TNDS, TNBTTHNHĐ
-1.2 Khái niệm TNBTTH do NNHCD gây ra
1.3 Những nguyên tac giải quyết TNBTTH do NNHCD gây ra 1.4 Khái quát lịch sử về TNBTTH do NNHCPĐ gây ra
CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHÁP LÍ, THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỤC
TIÊN GIẢI QUYẾT TNBTTH DO NNHCĐ GÂY RA
2.1 Cơ sở pháp lí của TNBTTH do NNHCD gay ra
2.2 Thực trang về TNBTTH do NNHCD gay ra
2.3 Thực tiễn giải quyết BTTH do NNCD gây ra
CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THIỆT HẠI, CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VIỆC BTTH DO NNHCĐ GAY RA
3.1 Những định hướng mang tính nguyên tắc về việc hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do NNHCD gay ra
3.2 Một số ý kiến đề xuất cụ thể về hoàn thiện pháp luật về
TNBTTH do NNHCD gay ra
3.3 Các giải pháp phòng ngừa tai nạn do NNHCD gay ra
3.4 Các biện pháp bao đảm thực hiện BTTH do NNHCD gây
ra.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Trang 3Trong bất kỳ một xã hội nào, con người đang chung sống với mét sô lợi ích bị xung đột và
các hành vi của người này thỉnh thoảng gây ra thiệt hại cho những người khác Và bất kể khi
nào, một người phải gánh chịu những thiệt hại như vậy, thì đều có khuynh hướng đòi hỏi một
sự bồi thường' Vì vậy, vấn dé trách nhiệm dân sự (TNDS ) được dat ra nhằm giải quyếtnhững xung đột về lợi ích khi thiệt hại xảy ra
Trong những năm qua, tình hình tai nạn do các phương tiện giao thông cơ giới, hệ thống
tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động hay chất nổ, chất cháy xảy ra ở nước ta đã trở
nên rất nghiêm trọng Bên cạnh việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp phòng ngừa thì việc giảiquyết, xử lý những hậu quả của các vụ tai nạn đó, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại( TNBTTH) đã, đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được luận giải một cáchthoả đáng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể cũng như nền pháp chế
Xã hội chủ nghĩa
Về mặt pháp lý, TNBTTHNHD đã được quy định tại chương V, BLDS 1995( từ điều 609đến điều 653) với các quy định về BTTH, xác định thiệt hại, BTTH trong một số trường hợp cụthể, trong đó có BTTH do NNHCĐ gây ra( Điều 627, BLDS).Phân tích các quy định củaBLDS về BTTH ngoài hợp đồng, chúng tôi cho rằng cần đặc biét lưu ý tới Điều 627 Mặc dùđiều luật này nằm giữa các quy định về BTTHNHĐ nhưng đây là quy định mang tính nguyên
tắc liên quan tới BTTH không cần chứng minh yếu tố lỗi Tuy là một trường hợp cụ thé( xét
trên một phương diện, mức độ nào đó, nó là trường hợp cá biệt, cụ thể hoá Điều 609 vềTNBTTHNHĐ) nhưng xét về tính chất, ý nghĩa thì điều 627 có vi trí quan trọng ngang bằngđiều 609- là những căn cứ để xác định TNBTTHNHD
Qua thực tiễn công tác giải quyết BTTHNHĐ nói chung và BTTH do NNHCD gây ra nóiriêng trong những năm qua cho thấy còn nhiều vướng mắc do BLDS mới chỉ quy định chungmang tính nguyên tắc, do pháp luật hiện hành còn thiếu vắng các quy định cu thé, chi tiết; vìvậy trong quá trình áp dụng pháp luật còn nhiều hạn chế, thiếu thống nhất; trong phần lớn các
vụ tai nạn, các bên tự thoả thuận với nhau về BTTH, trong đó có nhiều trường hợp không tuân
theo hoặc tuân theo không đầy đủ các nguyên tắc, trình tự cách thức tính toán thiệt hại, mứcbồi thường nên sau đó xảy ra nhiều khiếu kiện, yêu cầu toà án giải quyết
Hiện nay, ở nước ta tuy đã có một số công trình , bài viết nghiên cứu các vấn đề trách
nhiệm dân sự( TNDS), TNBTTHNHĐ nhưng về tổng thể, cho đến thơì điểm này chưa có một
công trình khoa học nào về TNBTTH do NNHCD gây ra, được nghién cứu một cách có hệthống và day đủ
O nước ngoài tuy cũng đã có các công trình nghiên cứu khoa học pháp lí về các vấn dé cóliên quan đến đề tài này? nhưng một điều rõ ràng là các kết quả nghiên cứu của các công trình
' Xem W.H.H Rogers: “Winfiield and Jolowicz on Tort” Thirteeth Edition Sweet and Maxell Leeds
-1989 -P.L.
? Xem:
-CaRaSaNhkovO.A “TNBI'TH do NNHCD gây ra” M1996.
-Volosin.N “BI TH do phương ten giao thông gây ra’ (Tạp chí tr pháp Xô Viết 1971).
-BeLia Kova A.M “Trách nhiệm vat chất do gây thiệt hay“ (Nha xuât ban pixip lí 1979)
-V.T Mimov , M.M Agarkov (Liên Xô (cũ)), Palemano (Cộng hoà Pháp )
Trang 4đó chỉ có giá trị tham khảo và hoàn toàn không thể lấy đó làm cơ sở lí luận hoặc áp dụng cácgiải pháp được đề xuất trong đó để giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn đặt ra ở nước ta
Về mục đích nghiên cứu: việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm sáng tỏ một cách
hệ thống những vấn dé lí luận và thực tiễn của “ TNBTTH do NNHCD gây ra” Từ đó đưa racác giải pháp góp phân hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, cũng như các kiến nghị về thực
tiễn giải quyết TNBTTH do NNHCD gây ra
Về nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích nghiên cứu, việc thực hiện dé tàihướng tới 4 nhiệm vụ cụ thể: (i)Phan tích, tìm hiểu những quan điểm khoa học xung quanh
vấn đề TNBTTH do NNHCD gây ra; đi sâu nghiên cứu làm rõ các khái niệm: NNHCD,
TNBTTH do NNHCD gây ra, đặc điểm, nguyên nhan ,(ii)Nghién cứu sự hình thành, phát
triển của các quy định về TNBTTH do NNHCD gay ra trong lich sử lập pháp Việt Nam, đồngthời so sánh với các quy định pháp luật một số nước về vấn đề nay,(iii)Nghién cứu cơ sở pháp
lý của TNBTTH do NNHCD gây ra, việc xác định thiệt hại, xác định chủ thể có TNBTTH
„(1v)Ðưa ra các kiến nghị có căn cứ khoa học và thực tiễn về việc ban hành, sửa đổi các quy
phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc giải quyết việc BTTH,đềxuất các biện pháp phòng ngừa chung cũng như các biện pháp bảo đảm việc bồi thường
Về đối tượng nghiên cứu: đó là các quy định của pháp luật thực định và thực tiện giảiquyết TNBTTH do NNHCD gây ra; các vấn đề lý luận chung về TNBTTH, căn cứ pháp lý của
TNBTTH.
Về phạm vi nghiên cứu: TNBTTH do NNHCD gay ra là một vấn dé mới, phức tap cả
về lý luận và thực tiễn cho nên để phù hợp với đối tượng nghiên cứu, công trình chỉ giới hạn ởphạm vi nghiên cứu một số vấn dé cơ bản: khái niệm NNHCD, nguyên nhân, điều kiện của
các thiệt hại do NNHCD gay ra; khái niệm, đặc điểm của TNBTTH do NNHCD gây ra; cơ sở
pháp lý, chủ thể của TNBTTH do NNHCD gây ra; các nguyên tắc của việc BTTH; thực tiễngiải quyết việc BTTH .Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cả về lý luận và thực
tiến dưới góc độ luật dân sự
Một số vấn đề có liên quan đến đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hoặc không đủđiều kiện trình bày như: vấn đề lỗi trong TNBTTH do NNHCD gây ra, tư cách của cơ quanbao hiểm, các biện pháp bảo đảm việc bồi thường thiệt hại
Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, hệ thống về TNBTTH doNNHCD gây ra; làm rõ các vấn đề pháp lý cơ bản của TNBTTH do NNHCD gay ra như: khái
niệm, đặc điểm của NNHCD, khái niệm, ban chất, cơ sở xác định, nội dung của THBTTH do
NNHCD gây ra góp phần tìm ra các nguyên nhân của các thiệt hại do NNHCD gây ra, góp
phần giải quyết một cách có hệ thống những vướng mắc xung quanh các quy định vềTNBTTH do NNHCD gây ra , những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định trong thực
tiên
Cỏng trình còn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về TNBT TNNHĐ
nói chung và TNBTTH do NNHCD gây ra nói riêng Những kiến nghị và giải pháp này có thểtham khảo trong quá trình sửa đổi BLDS, xây dựng các văn bản hướng dẫn giải quyết việc
BTTHNHĐ.
Trang 5Các kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa tham khảo trong việc hoàn thiện pháp
luật về chế định BTTHNHĐ cũng như việc hướng dẫn việc giải quyết TNBTTHNHD nóichung và THBTTH do NNHCD gay ra nói riêng.
Kết quả nghiên cứu có thé dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu
khác có liên quan hoặc trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY
HIẾM CAO ĐỘ GÂY RA
“Tự do có nghĩa là làm tất cả những gì mà không gáy thiệt hai cho người khác ”(Montesquieu).
Một thực tế cho thấy, nếu việc hưởng va thực hiện quyền tu do của cá nhân con người
là một nhu cầu khách quan thì sự tồn tại các khả năng xâm phạm và gây thiệt hại cho ngườikhác cũng là khả năng có tính khách quan Vì vậy, vấn đề thiệt hại và BTTH tất yếu được đặt
ra trong khoa học pháp lý cũng như trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia
1.1.Một số vấn đề lí luận về Trách nhiệm dân sự, TNBTTHNHĐ
“Khoa học pháp lý vẫn quan niệm: TNDS là trách nhiệm pháp lý mang tinh tài sản
được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp tổn thất vật chất và tinhthần cho người bị thiệt hại „
xTNDS theo nghĩa rộng thuộc hệ thống Dân luật( Civil Law) hoặc hệ thống Xã hội chủnghĩa và Contract remedies, Torts thuộc hệ thống thông luật( Common Law); tuy có những
khác biệt nhất định, song chúng đều thực hiện những chức năng giống nhau nhằm giải quyếtnhững xung đột về lợi ích khi thiệt hại xảy ra Đó là nhằm bảo đảm sự bồi thường của những
người có hành vi trai pháp luật mà gây thiệt hại cho người khác Ở đây, cần hiểu rằng khi một
người xâm phạm tới quyền lợi của một người khác và gây thiệt hại thì chế định TNDS không
quan tâm tới sự trừng phạt những hành vi đó mà chỉ quan tâm đến sự bồi thường Sự bồithường ở đây không căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi mà chỉ quan tâm tới mức
độ thiệt hại” «
Khi một nghĩa vụ được xác lập, các bên phải thực hiện nội dung của nghĩa vụ đó Nếumột bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì
pháp luật đã dự liệu họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản”
,TNDS là một loại trách nhiệm pháp lý, nên giống như các loại trách nhiệm pháp lý
khác, nó cũng có những đặc điểm: (i) là sự cưỡng chế cua nhà nước va do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền áp dụng, (ii) chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ đối với người có
hành vi vi pham,(iti) luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vị phạm; ngoài
ra TNDS còn có những đặc điểm riêng: (i)bao giờ cũng liên quan tới tài san,(ii) được áp dụngdoi với người có hành vi vi phạm nhưng cũng có thể áp dụng đối với những người khác( cha
Xem: Jane M, Friedman-" Contract remedies"- West- P.2
* Nghĩa vụ theo Luật La Mã là: " những ràng buộc pháp lý mà theo đó chúng ta buộc phải làm một việc gì đó phù
hợp với pháp luật nhà nước buộc một người nào đó phải dem lại hay làm một cái gì đó cho chúng ta"( Luật ¡2
bảng): theo do, nghĩa vụ trong Luật La Mã được phân biệt thành: nghĩa vụ từ hợp đồng( ex contractu) và nghia vụ
từ hành vi vị phạm pháp luật( ex delictic) Theo Luật La Mã, sự vì phạm pháp luật dân sự là sự vị phạm pháp luật
có liên quan tới quyền lợi công dân: và người vi phạm phải có trách nhiệm đền bù hoặc chịu hình phạt.
Trong cổ luật Viét Nam TNDS chưa tồn tại với wr cách một chế định độc lập nhưng đã thực sự manh nha.
Trang 6mẹ, người giám hộ ),(iii) biểu hiện cụ thé của hành vi vi phạm pháp luật là việc không thực
hiên hoặc thực hiện không đúng hoặc không day đủ nghĩa vụ của trái h6,(iv) hậu quả bất lợi
mà người vi phạm phải gánh chịu là phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệthại cho người bị thiệt hại „
Tóm lại: TNDS là sự cưỡng chế của Nhà nước buộc người có hành vi vi phạm phảitiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải BTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra.Hay nói cách khác: trách nhiệm dân sự đồng nhất với việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong trật
tự cưỡng chế x
Trong hệ thống Common Law, mặc dù pháp luật về hợp đồng( Law of contract) va
luật về hành vi gây thiệt hai( Law of Torts) là hai bộ môn luật riêng biệt nhưng chúng có mối
liên hệ nhất định và được xếp vào lĩnh vực luật tu’ Theo quan niệm của một số nhà nghiên
cứu của hệ thống Common Law thì pháp luật về Torts, giống như các nghành luật tư khác, liên
quan đến các vấn đề trách nhiệm”
Bởi hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa có nguồn gốc từ hệ thống Civil Law với một
số bổ sung về những tư tưởng tổ chức lại xã hội, nên có thể nói các quan điểm về TNDS của
hai hệ thống này tương đối đồng nhất Chúng đều coi TNDS là nguồn gốc của nghĩa vụ.Nhưng nguồn gốc này có đặc điểm khác nguồn gốc hợp đồng là không căn cứ vào ý chí củacác đương sự Có nghĩa là TNDS làm phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường của những người đã
thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác TNDS tồn tại dưới hai hình thức:
TNDS theo hợp đồng và TNBTTHNHĐ 7”
Mheo BLDS Việt Nam, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là “ gây
thiệt hại do hành vi trái pháp luật”( khoản 4 điều 286 BLDS) Người ta dễ bị nhầm lẫn trong
việc xác định TNDS theo hợp đồng Nếu hợp đồng bị vi phạm và có thiệt hại, thì bên bị thiệt
hại có thể đòi bồi thường Như vậy đôi khi người ta tưởng rằng trong trường hợp này nằmtrong khuôn khổ hợp đồng Thực ra, hợp đồng và TNDS theo hợp đồng là các nguồn gốc nghĩa
vụ khác nhau Trong khi hợp đồng ấn định những nghĩa vụ của những người tham gia hợp
đồng thì TNDS theo hợp đồng buộc các bên vi phạm các nghĩa vụ ấy , nếu gây thiệt hại phải
bồi thường y
TNBTTHNHĐ cũng có tính chất như TNDS theo hợp đồng Nếu việc vi phạm vào một
nghĩa vụ mà nghĩa vụ đó do hợp đồng xác lập thì đó là TNDS theo hợp đồng; còn nếu do pháp
luật quy định thì được goi là TNBTTHNHĐ ,
Hệ thống Common Law, hệ thống Civil Law và hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, ở
một mức độ nhất định, đều có sự phân biệt giữa TNDS theo hợp đồng và TNBTTHNHĐ Tuynhiên BLDS Việt Nam iai không có quy định cu thể về các điều kiện để phân biệt hai loại
TNDS này.
Có quan điểm cho rằng: theo quy định tại chương V: “TNBTTHNHĐ ” thì sự kiện gây
thiệt hai do hành vi trái pháp luật lä căn cứ phát sinh TNBTTHNHD Nhà làm luật, trong
trường hợp này, đã đồng nghiaTNBTTH NHD với “ Nghĩa vụ phát sinh do hành vi trái pháp
luật” Quan điểm này cho rằng: căn cứ “ Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” được quy
định tại khoản 4 điều 286 BLDS chỉ nhằm chỉ TNBTTHNHĐ
Xem E.Allan Farnsworth: "Introduction to the legal system ofthe United States"- Second Edition-Oceana
Publications, IncLondon, Rom, New York-1983-PP 109-119.
* Xem: W.V.H.Rogers- đã dan-P3.
Trang 7Một quan điểm nữa cho rằng: “ Nghia vụ dân sự( ) có thể phân chia thành nghĩa vu
hợp đồng và ngoài hợp đồng” “ Nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng là nghĩa vụ dân sự trong đó
các chủ thể không có quan hệ hợp đồng mà chỉ có các quyền và nghĩa vu do pháp luật quy
định, nay sinh từ quan hệ có san và từ sự kiện có hành vi xâm phạm quyền đó”.( Bình luận
một số vấn đề cơ bản của BLDS-Viện khoa học pháp lý-Bộ tư pháp)
Theo quan điểm của chúng tôi: có sự giao thoa đáng ké( sự cùng tồn tại) của
TNBTTH NHD và TNDS theo hợp đồng trong cùng những điều kiện( khó có thể phân tách rẽ
ràng ranh giới giữa TNBTTHNHĐ và TNDS theo hợp đồng); nghĩa vụ bồi thường thiệt hại từ
TNDS theo hợp đồng hay TNBTTHNHD đều do các hành vi vi phạm các nghĩa vụ hay trách
nhiệm khác được quy định bởi hợp đồng hay bởi pháp luật Hợp đồng chính là luật giữa các
bên kết ước và khi vi phạm nó bị coi là hành vi trái pháp luật hay vi phạm một nghĩa vụ luật
định Hợp đồng không phải là căn cứ phát sinh ra TNDS theo hợp đồng mà chỉ là căn cứ phát
sinh ra các nghĩa vụ hợp đồng
Theo tác giả Vũ Văn Mẫu: các vấn đề về nghĩa vụ được coi như là lĩnh vực của luận lý
học trong nền pháp lý; đối với chúng, luật gia có thể xây dựng trong trìu tượng và theo lý trítất cả các quy tắc cần thiết để chi phối mối tương quan pháp lý giữa trái chủ và người thụ trái;
các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ có thể giải quyết như bài toán, bằng cách suy luận thuầntuý, trên căn bản những định lệ hợp lý mà ai cũng chấp nhận được”.Và cũng vi vậy mà rấtnhiều điều khoản của luật cổ La Mã về nghĩa vụ, ngày nay, vẫn có giá trị và vẫn còn được duy
trì trên toàn thế giới, và do tính ổn định tương đối của của chúng mà một vài nước tách rời
phần nghĩa vụ ra khỏi dân luật để làm thành một bộ luật về nghĩa vu’
oC6 thé nói, chế định TNBTTHNHĐ là một chế định không thể thiếu vắng, không thể
không quy định trong BLDS; nó góp phần bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ,tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể được pháp luật bảo vệ, đồng thời
góp phần bảo đảm sự bình đẳng trong giao dịch dân sự, tạo một hành lang pháp pháp lí an
toàn, một cơ chế hé trợ, khắc phục hiệu quả trong quan hệ pháp luật dân sự ¡
1.2 Khái niệm THBTTH do NNHCD gây ra
Trong mọi trường hợp yêu cầu BTTHNHĐ, người ta đều quan niệm đầu tiên phải có một
sự thiệt hại nhưng có phải mọi sự thiệt hại đều phát sinh trách nhiệm? Hay sự thiệt hại đó cầnphải do một lỗi gây ra?"
Qua nghiên cứu pháp luật về TNBTTHNHD ở một số nước, chúng tôi nhận thấy hiện nay
tồn tại hai quan điểm cơ bản:
Quan điểm cổ điển cho rằng : cần phải tồn tại điều kiện lỗi mới phát sinh TNBTTHNHD
Khuynh hướng cổ điển đặt căn bản TNBTTHNHĐ trên ý niệm lỗi; vì vậy trong các vụ kiện
đòi BTTHNHĐ : phải chứng minh được lỗi của người gây thiệt hai Day là quan điểm của điều609-BLDS việt Nam Giá trị của khuynh hướng cổ điển này là đã xác định phạm vi tự do của
” Xem Gidowinh Luật dân sự, Trường đại hoc luật Hà Noi, NXB CAND, 1998
* Xem Vũ Văn Mẫu, “Việt Nam dân luật lược khảo- quyền [!-nghia-yu và khế ước `, $ai Gòn, 1963.
Trang 8nhân được coi như một đòi hỏi cấp thiết của xã hội Trong các trường hợp : tai nạn xảy ra mà
không có ai chứng kiến hoặc xảy ra mà không do lỗi của ai cả, thì việc đòi nạn nhân phải dẫn
chứng lỗi của người gây thiệt hại chẳng khác gì gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi thường của nạn
nhân
Mặt khác, quan điểm cổ điển cũng không thể giải thích được trách nhiệm của người chưa
thành niên, người mất nang lực hành vi dân sự khi họ gây thiệt hại
e Quan điểm trách nhiệm khách quan:
Phong trào công nghiệp hoá, cơ giới hoá đã tạo ra và ứng dụng nhiều phát minh khoa học
Kĩ thuật mới nhưng đồng thời cũng làm gia tăng các khả năng gây ra tai nạn, làm xuất hiệnnhiều loại tai nạn mới
Khuynh hướng trách nhiệm khách quan xuất hiện như một cứu cánh để giải thích trách
nhiệm của một người đối với thiệt hại- ngay cả khi họ không phạm một lỗi nào cả
Người ta viện dẫn quan điểm này với lí do công bằng xã hội : để bảo vệ nạn nhân chống lại
người gây thiệt hai (bảo vệ kẻ yếu chống lại kẻ mạnh) , để đảm bảo nạn nhân luôn được bồi
thường
Phan lớn các BLDS trên thế giới không chủ trương xây dựng TNBTTHNHĐ hoàn toànkhách quan; mà chia thành hai khu vực: một khu vực dành cho trách nhiệm chủ quan luôn đòi
hỏi điều kiện lỗi, một khu vực dành cho trách nhiệm khách quan ngoại trừ yếu tố lỗi'' Quy
định của BLDS Việt Nam về TNBTTH do NNHCD gây ra là một trường hợp cụ thể của chế
độ trách nhiệm khách quan này
1.2.1.Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ (NNHCDB) :
NNHCD là “bá? cứ sự vật chất nào được kéo, đẩy bằng máy móc( ), những vật có thể gây
nguy hiểm bởi tính chất, mục đích hoặc sự vận hành cơ khí của chúng "(điều 437, BLDS và
thương mại Thái Lan).
BLDS Nhật Bản quy định “các nhà máy chế tạo, nơi khai thác khoáng sản dé gây cháy nổ,
độc hại, phương tiện giao thông, vận tải cơ giới là NNHCĐ”.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có khái niệm chung vềNNHCD mà chỉ quy định những đối tượng nào được coi là NNHCĐ- cụ thể là - “NNHCĐ baogồm phương tiện vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũkhí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xa, thú dữ và các NNHCD khác do pháp luật quyđịnh”(khoản | điều 62771.DS)
Theo các quv định nêu trên của pháp luật dân sự một số nước cũng như trong BLDS Việt
Nam cho phép có thể hiểu khái quát: NNHCĐ là những đối tượng mà khi sử dung, bảo quan,cất giữ, trông coi luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm, rủi ro cao độ đối với tính mạng, sức khoẻ, tài sản
của con người
*“Phương tiên vận tải cơ giới”
Mặc dù có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái
niệm hoàn chỉnh về “phương tiện vân tải cơ giới” trong pháp luật Việt Nam.Tại Luật giao
Trang 9thông đường bộ chỉ quy định: “ Phương tiện vận tai cơ giới đường bộ gồm: xe 6 tô, máy kéo,
xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ giới dành cho
người tan tat ”
Theo tinh thần của khoản 1, điều 627, BLDS thì phương tiện vận tải cơ giới bao gồm:phương tiện vận tải hoạt động trên đường bộ, đường sat, đường thuỷ, đường hang không “
được trang bị và hoạt động bằng máy móc”.”
Đặc điểm của phương tiện vận tải cơ giới là một loại tư liệu lao động mà khi sử dung doihỏi các điều kiện về người sử dụng, về an toàn kỹ thuật Mặt khác, do vận hành bằng động cơ,phương tiện vận tải cơ giới có thể gây nguy hiểm cao độ cho những người xung quanh Hơnnữa, phương tiện vận tải cơ giới là một loại tài sản có số lượng lớn, đa dạng về chủng loại, cógiá trị và mang tính xã hội cao, là đối tượng thường được chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn,
thế chấp, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự Trong các vu tai nạn do NNHCD gây ra thì
số vụ tai nạn do phương tiện vận tải cơ giới gây ra chiếm số lượng và có mức độ thiệt hại caonhất.
Nhưng vấn đề đặt ra là: có phải tất cả các phương tiện vận tai cơ giới đều là NNHCD haykhông? Với các quy định của pháp luật hiện hành, điều này không dễ xác định Đối với cácloại xe máy có dung tích xi lanh<50cm3 thì người điều khiển không bat buộc phải có giấyphép lái xe Ngoài ra còn có một số xe vừa có thể chạy bằng động cơ vừa có thể đạp, ví dụ:
xe babetta, pôgiô .Hiện nay con xuất hiện xe đạp điện với vận tốc có thé dat tới 30 đến 60km/h Tất cả những loại xe này có được coi là NNHCD?
Khái niệm “ phương tiện vận tải cơ giới” không bao gồm các loại xe máy chuyên dùng(
gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp ) và các loại xe không vận tải Khicác loại xe này tham gia giao thông và gây thiệt hại thì có thể áp dụng điều 627 BLDS để giảiquyết việc BTTH hay không? Vẻ lý thì không thể áp dụng nhưng thực tế các toà án vẫn áp
dụng vì nếu không thì không có căn cứ pháp luật nào để giải quyết việc BTTH”
Ví dụ: khoảng 9 giờ ngày 04/06/2003 tại cầu Chánh Hưng( quận 8, Thành phố Hồ Chí
Minh) đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng là bị thương nặng một người do chiếc xe cẩu biển số57K-0087 của don vị thi công cầu 12 khi cẩu một khung sắt, bỗng nhiên bị lật ngang Ý
Xe máy chuyên dùng thi công hiện nay ngày càng phát triển về số lượng, chủng loại, đatác dụng Hoạt động thi công đường bộ mở rộng và phát triển nhanh về tốc độ luôn gắn liền
với các hoạt động giao thông vận tải khác, vì vậy cần phải có quy chế pháp lý điều chỉnh sự
hoạt động của các loại phương tiện này
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn hiện nay, đường xá được xâydựng mới, nâng cấp với tốc độ nhanh, các phương tiện, xe máy phục vụ nông nghiệp không
chỉ hoạt dong trên đồng ruộng mà còn được sử dụng dé đáp ứng các hoạt động giao thông vận
tải khác, ảnh hưởng tới sự an toàn chung
Để hạn chế những bất cập này, chúng tôi đề nghị quy định rõ hơn về “phương tiện vận tải
cơ giới” bằng cách thay cum từ “ phương tiện vận tải cơ giới” bang cum từ “ phương tiện giao
thông cơ giới và xe máy chuyên dùng”.
Điều 6, nghị định 36/CP quy định Bộ công an có thẩm quyền cấp biển số và tổ chức đăng
ký các loại phương tiệt giao thông cơ giới đường bộ trừ phương tiện dùng vào mục đích quân
'° Từ điển Tiếng Việt Viên ngôn ngữ hoc, Nxb Đà Nang 1997 Tr 208
' Mai Bo, “BTTH do NNHCD gáy ra” Toa án nhân dan số 02/2003
'! Báo lao động số 05/ 06/2003
Trang 10su Việc dang ký các loại phương tiện không thuộc thẩm quyền của Bộ còng an giao cho các
nghành chức năng khác.
Ngoài các phương tiện phải đăng ký như quy định hiện nay thì chưa có quy định pháp luật
cụ thể về việc đăng ký của các phương tiện cơ giới thi công, phương tiện giao thông vận tải cơ
giới do quân đội quản lý
“Đăng ký” là một sự kiện pháp lý Đối với NNHCĐ, khi dang ký đồng thời với việc xáclập quyền sở hữu, sự kiện này dự liệu việc phát sinh trách nhiệm dân sự và những bất lợi về tàisản mà chủ sở hữu phải gánh chịu trong quá trình sử dụng NNHCĐ mà gây ra tai nạn; dâycũng là cơ sở để xác định chủ thể của THBTTH do NNHCD gây ra
Các loại phương tiện đặc chủng chuyên dùng vào lĩnh vực quân sự trước đây, trong thời kỳđất nước có chiến tranh, vì để đảm bảo bí mật quân sự và nhiệm vụ thời chiến nên tất cả mọiphương tiện giao thông cơ giới quân sự đều giao cho quân đội đảm nhiệm việc quản lý Nayđất nước trong thời bình cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc để đảm bảo trách nhiệm
chung ”
“Phương tiện vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp” chỉ được coi là
NNHCD khi chúng “ dang hoạt động”- tức là ở trạng thái “ động” vì khi ở trang thái
“tinh”-khi không hoạt động, chúng giống như các vật bình thường khác không tạo ra sự nguy hiểm
cho những người xung quanh Chính trạng thái “động” đã đưa đến cho chúng khả năng gâythiệt hai của NNHCD Cho nên, nếu chúng gây thiệt hại khi không hoạt động thì thiệt hai đókhông được giải quyết theo chế độ THBTTH do NNHCD gây ra Vi du: xe ô tô đang chạy trênđường mà gây thiệt hại thì được giải quyết theo các quy định của điều 627,BLDS nhưng nếu
đang đậu ở bãi xe, ga ra mà gây thiệt hại thì phải căn cứ vào lỗi của chủ xe mà xác định tráchnhiệm bồi thường
*Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, vũ khí thô sơ (Quy chếquan lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành kèm theo Nghị định 47/CP ngày `
12/08/1996).
Theo chúng tôi, không phải mọi loại vũ khí khi sử dụng đều mang tính chất nguy hiểm cao
độ Với các loại vũ khí thô sơ - nhiều khi là công cụ sản xuất, tư liệu sinh hoạt — như dao,
gay thì không thể coi là NNHCD
***Chất cháy, chất nổ” là chất lỏng, chất khí, chất rắn dễ xảy ra cháy nổ”( điều 3, luật
phòng cháy chữa cháy).
Chất cháy với đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxy trong không khí, nước hoặcdưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ nhât định ( ví dụ: diêm tiêu(Kali nitrat), phốtpho, thuốc đạn, xăng, đầu )
Chất nổ là “ loại hoá chất hoặc hôn hợp hoá chất đặc biệt mà khi có tác động lý, hoá họchoặc nhiệt năng đủ liều lượng sẽ gây ra phản ứng hoá học biến hoá chất hoặc hỗn hợp chấtđặc biệt đó thành năng lượng nổ và phá huỷ môi trường xung quanh”(khoản 1, TTLT số
01/TTLT-CN-NV ngày 13/11/1998 của Bộ công nghiệp, Bộ nội vụ hướng dẫn về quản lý kinh
doanh, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp)
*“Chất độc” là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con
người, động vật cũng như đối với môi trường xung quanh( ví dụ: các chất độc bảng A như : cô-ni-tin và các loại muối của nó, kẽm phốt pho, ni-cô-tin, thạch tin, các loại rnuối thuỷ ngân )
A-Nguyên Thanh Hồng ` TNBTTTH trong các vụ tai nạn giao thông đường bd’
Trang 11** Chất phóng xạ là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng xạ trên 70 kilo
Becoren trên kilogam(70Kbo/Kg)(khoản 3, điều 3, Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ1996) Là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân gồm các đồng vị không bền của các nguyên
tố hoá hoc(Urani, Radi ) có kha năng phóng ra các chùm tia phong xạ không nhìn thấy(œ,B
)gây nhiễm xạ với người, động vật và với mới trường sống, chất phóng xạ được coi là mộtNNHCD.
Trên thé giới thảm hoa hat nhân Checnobun(UCRAINA) vẫn còn là một nỗi ám ảnh lớn
đối với nhân loại
* “Thú dữ” là “động vật bậc cao có lông mao, có tuyén vú, nuôi con bằng sữa, lon , rất
dit, có thể lam hại người”'°.Ví dụ: hổ, báo, gấu, voi trong vườn thú, rạp xiếc
* Các NNHCD khác do pháp luật quy định”, ngoài một số NNHCD đã được liệt kê,
quy định này duoc hiểu là khi pháp luật có quy định về các NNHCD khác ngoài các nguồn đã
được liệt kê tại khoản 1 điều 627 BLDS thì mới được coi là NNHCD Tuy nhiên, ngoài cácquy định tại khoản 1 điều 627 nêu trên cho đến nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định
thêm về vấn đề này ”
Như vậy, NNHCĐ là những vật trong thế giới tự nhiên hay hoạt động của máy móc
phương tiện khoa học kĩ thuật mà hoạt động sản xuất, vận chuyển, bảo quản có tiềm năng
gây ra thiệt hại cho những người xung quanh mà con người không thể kiểm soát được tuyệt
đối
Ví dụ: Năm 1993, tại một sân bay lẻ ở Bắc nước Mỹ, liên tiếp đã xảy ra một số vụ tainạn máy bay Người ta đã phải mở một cuộc điều tra để rồi cuối cùng phát hiện ra nguyên
nhân là: có một loài chim di cư từ nơi khác tới đã va vào máy bay khi máy bay chuẩn bị cất
cánh hoặc hạ cánh Tai nạn ở đây không phải do lỗi của người điều khiển máy bay cũng không
phải do lỗi của khâu kiểm tra hay bảo dưỡng Khoa học về động lực học đã giải thích nguyên
nhân của tai nạn này: với vận tốc siêu lớn của máy bay( một NNHCD) chi cần va chạm nhẹ
vào một vật thể khác là tai nạn hoàn toàn có khả năng xảy ra °
NNHCD là loại “ tài san’” đặc biệt có tiềm năng gây thiệt hại rất lớn cho những người
xung quanh, nên pháp luật quy định:
“Chủ sở hữu NNHCPĐ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử
dụng NNHCD theo đúng các quy định của pháp luật ”
1.2.2 Khái niệm thiệt hại, bồi thường thiệt hại
© Thiệt hai
Theo nghĩa thông thường, “thiệt hại là mất mát, hư hong nặng nề về người và của”
Theo Luật La Mã, có hai thành phần tạo nên khái niệm thiệt hại:
- Damnun emgens, tức là thiệt hại thực, là sự mất di của một bộ phận tài san cụ thể
- Lucrum cessams, tức là bỏ mất lợi tức, là sự mất mát tài sản có thể nếu hoàn cảnhdiễn ra bình thường (thiệt hại phái sinh)
Nhu vậy, cốt lõi của khái niệm thiệt hại trong Luật La Mã vẫn là tổ: thất có liên quan
đến tài sản - loại thiệt hại có thể và có cơ sở để xác định
'° Từ điển tiếng Việt- Viên ngôn ngữ học NXB Da Nang 1997
\ lề Công văn số 129/2002/KHXX ngày 27/8/2002 của Toà án nhân dân tối cao về việc trao đổi Trách nhiệm bo:
thường thiệt hại
'* Tap chí “ Hàng khong Viet Nam” sơ tháng 4-1995
” Xem “ Đại từ điển tiếng ViệU`- Nguyễn Như Ý
Trang 12Theo các quy định của pháp luật nhiều quốc gia, “?liệt hại là tổn thất vẻ tính mang,
sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vé””
Hiện nay, quan điểm về thiệt hại được phát triển thêm với nội dung mới là thiệt hại về
tinh thần, như quy định tại Điều 310, Bộ luật dân sự Việt Nam “trách nhiệm bồi thường thiệt
hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
tinh than”
¢ Boi thường thiệt hai
Theo Dai từ điển Tiếng Việt, “bồi thường là dén bù những ton thất đã gây ra’
Về mặt pháp lý, bồi thường thiệt hại là “hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên
có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, dén bù tổn thất về vậtchất và tổn thất về tinh than cho bên bị thiệt hai”
1.2.3 Khái niệm và đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồnnguy hiểm cao độ gây ra
“ TNBTTH do NNHCD gây ra là trách nhiệm của người chủ sở hitu, người được chủ
SỞ hữm giao chiếm hitu, sử dung NNHCD trong việc NNHCD gây ra thiệt hại về vật chất, tinhthan; phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại nhằm khôi phục tình trạng tài sản, bù
đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại ””°
TNBTTH do NNHCD gây ra mang đặc điểm của trách nhiệm dân sự: đó là tính chấttài sản và tính chất đền bù, là trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục lại tình trạng tài sản của
người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng
Mặt khác, TNBTTH do NNHCD gây ra còn mang đặc điểm của TNBTTHNHĐ, phát
sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng Cơ sở của TNBTTH doNNHCD gây ra là những quy định của pháp luật, không có sự thoả thuận trước của các bênnhư trong TNBTTH theo hợp đồng
TNBTTH do NNHCD gây ra tồn tại theo quy luật khách quan, ổn định, mang tính chất
là biện pháp bảo đảm việc đền bù thiệt hại đã gây ra, tạo điều kiện cho các quan hệ dân sựphát triển, trong trường hợp sự ổn định của các quan hệ này bi phá vỡ thì các quy định vềTNBTTH bao đảm việc khôi phục các quan hệ đó Về nguyên tắc, các quy định về TNBTTH
do NNHŒĐ gây ra là những quy định bat buộc tuân thủ
TNBTTH do NNHCD gây ra nói riêng và TNBTTHNHD nói chung, không chỉ nhằm
bảo đảm cho việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp
luật , ý thức tôn trong tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác Hậu quả của việc áp
dụng chế độ trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tà: sản đối với người chủ sở hữu,người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng NNHCD khi mà NNHCD đó gây thiệt hại, và
để bù đắp những thiệt hại đã gây ra Vì vậy, trong pháp luật dân sự, không thể coi TNBTTH do
NNHCD gay ra cũng như TNBTTHNHĐ là việc áp dụng hình phat chính hay nình phạt phụ(
Bộ luật hình sự 1999 chỉ quy định BTTH là một biện pháp tư phán)
Mặt khác, TNBTTH do NNHCĐ gây ra là mộ: loại TNBTfHNHĐ đặc TNBTTHNHĐ không cần chứng minh yếu tố lỗi của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao
biệt-chiếm hữu, sử dụng NNHCD Khoản 3 điều 627 BLDS quy định: “Chú sở hữu, người được
”' Từ điển giai thích thuật ngữ luât học Trường đại học luật Hà Nội.NXB CAND 1999,
*' Nguyễn Như Ý * Đại từ điển tiếng Việt” Tr 191.
~ Từ điển giả: thích thuật ngữ luật học trường dat học iuật Hà Nội.NXB £ AND 1999
`` Từ điển giải thích thuật ngữ luat học trường dai học luật Ha Nội.NXB CAND 1999
Trang 13chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng NNHCD phải bồi thường thiệt hại ngay ca khi không có
lỗi ”
Trách nhiệm của người chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụngNNHCĐ không đặt căn bản trên sự suy đoán lỗi(như các trường hợp TNBTTHNHĐ thôngthường) mà đặt căn bản trên sự suy đoán trách nhiệm-họ là những người có nghĩa vụ quản lýNNHCD Người bị thiệt hai không cần dẫn chứng lỗi của người có nghĩa vụ quản lý NNHCĐ
, cũng như những người quản lý này không đựơc miễn trừ trách nhiệm nếu họ chỉ chứng minh
được là họ không phạm một lỗi nào cả trong việc gây thiệt hai của NNHCD
Cũng theo điều 627 BLDS thì trong TNBTTH do NNHCD gây ra, nguồn gây thiệt hai
phải là NNHCĐ Đặc tính của NNHCĐ( chứa đựng khả nang gây thiệt hại rất cao) làm xuấthiện chế độ trách nhiệm đặc biệt của người chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm
hữu, sử dụng NNHCD Tuy vậy, chế độ TNBTTH do NNHCĐ gây ra vẫn căn ban đặt trên
trách nhiệm quản lý NNHCĐ chứ không phải chính trên đặc tính NNHCĐ
Nhu vậy,TNBTTH do NNHCD gây ra là trường hợp củaTNBTTHNHĐ khách quan
1.3 NHỮNG NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỔI THƯỜNG THIỆT HAI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
Xuất phát từ quan hệ tài sản mà Luật dân sự điều chỉnh, cũng như xuất phát từ địa vị
pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự, những điều kiện khách quan vàchủ quan của người bị thiệt hại và người gây thiệt hại, , BLDS đã quy định những nguyên tắc
để giải quyết vấn dé TNBTTH do NNHCD gây ra
Trước hết, việc giải quyết TNBTTH do NNHCĐ gây ra phải xuất phát từ nhữngnguyên tắc cơ ban của BLDS, được quy định từ điều 2 đến điều 11, tại chương I “Những
nguyên tắc cơ bản”
Các nguyên tắc trên là một hệ thống chỉnh thể Vì vậy, phải xem xét chúng như một
thể thong nhất, khi áp dụng giải quyết vấn dé TNBTTH do NNHCD gây ra
Bên cạnh đó, điều 610 BLDS đã quy định nguyên tắc BTTH khi giải quyết các tranhchấp về TNBTTHNHD nói chung và TNBTTH do NNHCD gây ra nói riêng
Tại khoản 1 điều 610 BLDS quy định “thiệt hại phải được bồ: thường toàn bộ và kịpthời” Đây chính là nền tảng để giải quyết, xác định trách nhiệm và mức bồi thường
Bồi thường toàn bộ thiệt hại là nguyên tắc công bằng, hợp lý, phù hợp với mục dích,chức năng của chế định TNBTTHNHĐ Bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại nhằm nhanhchóng khô: phục tinh trang tài sản, tạo điều kiện cho người bị thiệt hại khắc phục tình trạng tài
sản khi bị thiệt hại Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi bồi thường thiệt hại về tính
hợp này nhiều khi vượt quá kha nang của nạn nhân: và gia đình họ
“Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường hình thức bôi thường bằng tiên, banghiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường, :rừ trường hợp pháp luật cóquy định khác" Ở đây, pháp luật tôn trọng sự tự do ý chí, thoả thuận của các đương sự trong
quan hệ BI TH.
Tuy nhiên, để dam bảo tính khả thi của bản án, quyết định của Toà án, tín phù hợp
với các điều kiện thực tế của các đương sự, khoản 2 điều 610 BLDS còn quy định: “người gdy
thiệt hại có thể dược giảm mức bồi thường thiệt hại nến do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn
so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dai của minh” Con nếu, người gây ,hiệt hai với lỗi cố
ý hoặc lỗi vô ý mà không gây thiệt hại quá lớr so với kha nang kinh tế rước mat và lâu dai
Trang 1412của minh thì phải “bồi thường toàn bộ” và không được “giảm mitc bồi thường ” Quy định của
điều luật chỉ định hình, định tính, mà không định lượng việc giảm mức bồi thường Việc giảmmức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người gây thiệt hại màToà án ra quyết định trong từng trường hợp cụ thể, việc giảm mức bồi thường là bao nhiêu
Ngoài yếu tô lỗi, quy định nguyên tắc giảm mức bồi thường còn căn cứ vào khả năngkinh tế của người gây thiệt hại phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội là phù hợp với truyềnthống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam Đây là nét đặc trưng của pháp luật Việt Namnói chung và của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự nói riêng.(Pháp luật dân sự các nước chỉ đặt ra vấn đề giảm mức bồi thường thiệt hại khi có sự phân chiatrách nhiệm dựa trên cơ sở lỗi của bên gây thiệt hại.)
Nguyên tắc giảm mức bồi thường ở đây liệu có mâu thuẫn với nguyên tắc bồi thườngtoàn bộ không? Mục đích của việc bồi thường là nhằm phục hồi những lợi ích đã mất, đã bịthiệt hại cho người bị thiệt hại, vậy làm sao để những lợi ích đó được khôi phục về mặt thựctế? Do đó, việc quy định nguyên tắc giảm mức bồi thường hoàn toàn phù hợp với mục đíchcủaTNBTTH Bởi vì, trong TNBTTH phải căn cứ vào cơ sở thực tế, vào thiệt hại đã xảy ra vàngười gây thiệt hại có khả năng BTTH hay không Điều đó nhằm bảo đảm cho người gây thiệthại thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, tính hiện thực của việc bồi thường được đảm bảo
Mức bồi thường có thể tăng hoặc giảm “Khi mức bôi thường không còn phi hợp vớithực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây ra thiệt hại có quyên yêu cầu Toà án hoặc cơ
quan Nhà nước có thẩm quyên thay đổi mức bồi thường” (khoản 3 điều 610 BLDS) Nguyêntắc thay đổi mức bồi thường chỉ được thực hiện trong trường hợp bồi thường theo định kỳ mà
không được đặt ra trong trường hợp bồi thường toàn bộ một lần Trên thực tế, người bị thiệt hạithường yêu cầu tăng mức bồi thường và thời hạn bồi thường Ngược lại, người gây thiệt hạithường yêu cầu giảm mức bồi thường và thời hạn bồi thường, Việc xem xét các điều kiệnthực tế và xác định sự phù hợp cũng như quyết định thay đổi mức bồi thường thuộc về Toà án
hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Nguyên tắc này thực sự khách quan và công bằng, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại
Với điều 610 BLDS, các nguyên tắc nêu trên thể hiện sự công bằng hợp lý của phápluật dân sự Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi quyền
và lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm Đồng thời, cũng thể hiện sự công bằng từ phía người gâythiệt hại, đó là họ chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng với mức độ lỗi
Một điều cần lưu ý trong các nguyên tắc giải quyết TNBTTH do NNHCD gây ra là:
người được coi là nạn nhân theo chế độ BTTH do NNHCD gây ra phải là “những người xung
quanh” - những người không có mối quan hệ trực tiếp đến việc điều khiển, quản lý NNHCĐ
đó Bởi trong thực tế, NNHCĐ không chỉ gây thiệt hại cho những người xung quanh mà concho chính những những người đang trực tiếp quản lý, sử dụng NNHCĐ đó Nhưng nhữngngười nay không được hưởng bồi thường theo chế độ TNBTTH do NNHCD gay ra mà theo
chế độ bảo hiểm xã hội ; ví dụ: người lái xe ô tô trong các vụ tai nạn giao thông do ô tô gây ra
hoặc công nhân làm việc trong các nhà máy công nghiệp bị tai nan trong khi lao động
1.4.Khái quát lich sử phát triển của các quy định về TNBTTH do NNHCD gây
ra
Chế định TNBTTHNHĐ là một trong những chế định có lịch sử sớm nhất của phápluật dân sự Nhưng quy định về TNBTTH do NNHCĐ gay ra lại là một trong những quy định
mới của pháp luật dân sự hiện đại - một “sản phẩm” phát sinh từ quá trình cong nghiệp hoa,
hiện dại hoá vào dau thế kỷ XX.
Trang 15Trong lịch sử phát triển của pháp luật về TNBTTHNHĐ, cho đến cuối thế ky XIX;những quy định của nó vẫn chủ yếu có chức năng quy phạm, tức là đặt ra các chuẩn mực trong
xã hội và trừng phạt người vi phạm những chuẩn mực đó Hình thức trừng phạt là buộc người
vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại Nhìn chung cho đến cuối cuối thế ky
XIX, không có sự khác biệt rõ nét lắm giữa chức năng của trách nhiệm dân sự và trách nhiệmhình sự Vào thời điểm đó, khái niệm trách nhiệm luôn gắn với khái niệm lỗi hay tính có lỗi
Do vay , cơ sở chính của trách nhiệm dân sự là lỗi của người gây thiệt hai; tức là có thể quykết cho người gây thiệt hại khi họ thực hiện hành vi trái pháp luật ,họ hiểu rằng họ sẽ bị trừng
phạt.Chúng ta đã thấy vai trò của ý thức ở đây; trách nhiệm của người mắc lỗi được gắn liềnvới khả năng lí trí của họ
Việc quy kết một người có lỗi có nghĩa là cho rằng họ ý thức được mình đang thực
hiện hành vi trái pháp luật nhưng vẫn làm Nói một cách đơn giản hơn người ta không thể truy
cứu trách nhiệm của một người nếu không chứng minh được rằng người đó có lỗi
Pháp luật về TNDS ở đầu thế kỉ thứ XX đã có một bước ngoặt quan trọng Với nhiều
biến đổi mạnh mẽ diễn ra trong xã hội : đô thị hóa, công nghiệp hoá cùng với sự phát triển
vượt bậc của khoa học kĩ thuật Sự phát triển này đồng thời mang lại nhiều nguy cơ gây thiệthại và rất khó cho nạn nhân của một thiệt hại nào đó nhận được bồi thường nếu buộc phảichứng minh được lỗi của người gây thiệt hại
Sự phát triển của xã hội làm xuất hiện nhiều loại thiệt hại mới và đối với loại thiệt hại
này thường rất khó xác định ai là người gây ra, ví dụ : khi một thiệt hại là do một máy móc
hay một phương tiện giao thông gây ra sẽ rất khó xác định ai là người gây ra thiệt hại, chưa kể
đến đưa ra bằng chứng ai là người có lỗi Chính vì thế vào đầu thế kỉ thứ XX , người ta chorằng hệ thống TNDS dựa vào lỗi là không đủ để đảm bảo cho quyền được bồi thường của nạn
nhân trong những loại thiệt hại mới này Do đó những đòi hỏi, những ưu tiên trong pháp luật
về TNBTTHNHD dân dân có sự thay đổi Trước đây chức năng chủ yếu của TNDS là chứcnáng quy phạm , chức năng về mặt đạo đức thì nay chức năng truyền thống của nó đã mất đi
hoặc bị đẩy xuống hàng thứ yếu Việc bồi thường tất cả các thiệt hại mà nạn nhân phải gánh
chịu trong thời gian nhanh nhất được coi là một đòi hỏi cấp thiết, trước kia những ưu tiên
trong pháp luật về TNBTTHNHĐ là chức năng quy phạm , chức năng về mặt đạo đức thì nay
chức năng của nó chủ yếu chỉ là bồi thường thiệt hại cho nạn nhân
Bởi vậy TNBTTH do tác động của vat, trong đó có quy định TNBTTH do NNHCĐ gây
ra, được ra đời trở nên ngày càng quan trọng trong thực tiễn và có một phạm vi áp dụng rộnglớn, ví dụ: trong pháp luật dân sự Pháp, một người có thể buộc phải bồi thường những thiệt hạirất lớn trong khi không hề mắc một lỗi nào cả hay cách ứng xử của người đó không hề có mộtkhuyết điểm nao”
Ở Việt Nam, quy định về TNBTTH do NNHCD gây ra cũng có một lich sử phát triển.
*4 << Một người phải chịu tách nhiệm không những về thiệt hai do minh gây ra mà cả những thiệt hai do những người
mà mình phải chịu trách nhiérn hoặc những vật ma mình coi giữ gây ra ( điều 1384,BLDS Cộng hoà Pháp).
Ở Pháp, tai nạn giao thông hiện nay đang là một vân nạn lớn Hàng nan có từ 10 000 đến 12.000 người chết vì tai nạn
giao thông Do đó rếu cứ theo quan điểm cũ về trách nhiệm dân sự dựa vào lỗi thì rất nhiều nạn nhân không được bồi thường Chính vi vay, sau nhiều năm thảo luận, đến nam 1985, các r.nà lập pháp đã thông qua một đao luật về bồi thường thiệt hai cho các nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông Ý tưởng chung của của đạo luật là nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông phải chịu một thiệt hại về vật chất hay tinh than đều được bồi thường thiệt hai mà không cần chứng minh lỗi của người chủ phương tiên, Để được bồi thương thiệt hai, nạn nhân chỉ cần chứng minh: phương tiện đó thực sự can dự và gây thiệt hại cho minh
Trang 16Trong “ Hoàng Việt luật lệ” có quy định: “ Dat bay săn thú, ban cung tên, xe ngựa vô
ý làm hại người, xử giảm nhẹ và phải bồi thường thiệt hại Súc vật phá hoại hoa màu hoặc cắnngười, chủ bị phạt roi và phải bồi thường thiệt hại” (điều 207, 208, 267)
Với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước khi có BLDS, quy định về
TNBTTH do NNHCD gây ra đã ít nhiều xuất hiện trong các văn bản pháp luật đơn hành để
giải quyết nhanh chóng, kịp thời những quan hệ về BTTH do NNHCD gây ra, phát sinh khichưa có văn bản luật dân sự điều chỉnh như:
-Thông tư 173/UBTP ngày 23/03/1973 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử
về BTTHNHĐ
-Thông tư 03/TATC của Toà án tối cao ngày 05/04/1983 hướng dẫn giải quyết một số
vấn đề về BTTH trong các vụ tai nạn ô tô
-Nghị định số 30/HDBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 10/03/ 1988 quy định về chế độbảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với những thiệt hại do hoạt động của xe
cơ giới gây ra đối với người khác
BLDS được Quốc hội nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kì hop thứ 8
ngày 28-10-1995 , có hiệu lực từ ngày 1-7 -1996 Lần đầu tiên chế định TNBTTH NHD được
ghi nhận chính thức trong BLDS (trong đó có quy định về TNBTTH do NNHCD gây ra ) Chếđịnh này trở thành căn cứ pháp lí chủ yếu để các toà án áp dụng khi giải quyết các khiếu kiện
về BTTHNHĐ được thấu tình đạt lí, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng tăng của các quan hệ
pháp luật dân sự trong nước.
Quy định về TNBTTH do NNHCD gây ra đã được quy định tại một điều luật cụ thể:
điều 627- BLDS trong chươngV TNBTTHNHĐ, phần thứ 3 : nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân
sự của BLDSVN
Kết luận chương ITNBTTH do NNHCD gây ra là một loại TNBTTHNHĐ do đó những vấn đề chung vềTNBTTHNHĐ cũng là những vấn dé chung của TNBTTH do NNHCD gây ra Tuy nhiên,
TNBTTH do NNHCĐ gây ra có các đặc trưng riêng xuất phát từ chính những đặc trưng của
NNHCPĐ cũng như của các cơ sở làm phát sinh loại trách nhiệm này
Pháp luật Việt Nam về TNBTTH do NNHCD gây ra ngày càng hoàn thiện hon, đầy đủhơn, đồng bộ hơn không chi theo hướng tạo điều kiện bảo đảm cho việc giải quyết BITH macòn theo hướng tạo điều kiện bảo đảm cho việc BTTH khả thi hơn và thực tế hơn Tuy nhiên,việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, cụ thể hoá các quy định của BLDS về vấn đề nay là hết
sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 2
Ơ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỀN GIẢI QUYẾT BỔI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GAY RA
“Trên con bò mộng bằng sắt
Con người trèo lên quá sớm”
(A đe vigny, Ngôi nhà của người chăn cừu)
2.1 CƠ SỞ PHAP LÝ CUA TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
Trang 172.1.1 Các điều kiện phat sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hai do nguồn nguy hiểm «ao
độ gây ra
Điều 74, Hiến pháp 1992 đã xác định “mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm mình Người bị
thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh du” Quy định này trở thành
cơ sở để xây dựng TNBTTHNHD nói chung, cũng như TNBTTH do NNHCD gay ra nói riêng
Điều kiện phát sinh trách nhiệm là những yếu tố, những cơ sở để xác định: trách nhiệmbồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường, cũng như mức độ bồi thường Cácđiều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xem xét trong mối quan hệthống nhất, biện chứng với nhau
*BLDS không quy định cụ thể các điều kiện làm phát sinh TNBTTHNHĐ, nhưng xuất
phát từ những nguyên tắc chung của pháp luật và những đặc trưng của TNBTTHNHĐ: “người
nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài
sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của
pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hai thì phải bồi thường ”( Điều 609 BLDS) thì
TNBTTHNHĐ phát sinh khi có đủ bốn điều kiện: (i) có thiệt hại xảy ra,(ii) có hành vi gâythiệt hại trái pháp luật, (ii)có lỗi của người gây thiệt hại va(iv) có mối quan hệ nhân quả giữa
thiệt hai và hành vi trái pháp luật.
Pháp luật dân sự của từng nước quy định về các điều kiện làm phát sinh TNBTTH làkhông giống nhau”
Như vậy, những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về những điều kiện phát sinh
TNBTTHNHĐ có nhiều điểm tương đồng với các quy định của pháp luật dân sự các nước trênthế giới; thể hiện sự phù hợp tất yếu của pháp luật dân sự hiện đại trước sự phát triển của các
điều kiện kinh tế - xã hội
Tuy TNBTTH do NNHCD gây ra là một trường hợp cụ thể củaTNBTTHNHĐ, nhưngđây là một trường hợp đặc biệt— TNBTTHNHĐ không phụ thuộc vào lỗi của của người gây
thiệt hại Nói cách khác, trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giaochiếm hữu, sử dụng NNHCĐ được đặt ra cả trong trường hợp họ không có lỗi Cho nên,
TNBTTH do NNHCD gây ra phát sinh khi có đủ ba điều kiện: (i)C6 thiệt hại xảy ra,(ii) Hoạt
động gây thiệt hại của NNHCD là trái pháp luật;(1i)Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của
NNHCD và thiệt hại xảy ra :
“Có thiệt hai xảy ra
Đây là điều kiện cấu thành cơ bản, bắt buộc đầu tiên phải xem xét có phát sinh
TNBTTH hay không Không thể có trách nhiệm bồi thường (theo hợp đồng hay ngoài hợp
cdng) khi không có thiệt hại nào xảy ra
Theo pháp luật dán sự Việt Nam, sự thiệt hại có hai hình thức là thiệt hại về vật chất vàthiệt hại về tỉnh thần
Thiệt hại về vật chất được hiểu là “những tổn thất vat chất thực tế, tính được trành tiền
do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí ngăn chặn bạn chế thiệthai, thu nhập bị mất, bị giảm sút” (Khoản 2, Điều 310, Bộ luật dân sự) là sự mat mát, giản sút
về một lợi ích vật chất có thể tính toán được ¡lành một số tiền nhất định
3 Theo Pháp luật dan sự Pháp , TNBTTH NHĐ phát sinh khi có đủ các điều kiên: (i) có thiệt hei xảy ra( le
domage) (1) xuất hiện mội sự kiện cố ý hoặc vô ý( la faute délictuelie ou quasi détictuelle) (11quan hệ nhân
quả giữa thiệt hai và sự kiện( le lien causalité entre le domage ei la faute).
Trang 18Thiét hại về tinh thần là sự thiệt hại các giá trị tinh thần, tinh cảm hoặc sự suy sụp vềtâm lý, tình cảm của cá nhân (hình thức biểu hiện của thiệt hai tinh thần rất đa dạng như sựsuy sụp tâm lý của nạn nhân sau khi bị tổn thất về sức khoẻ do tàn tật, bị biến dạng hình dạng
bên ngoài; sự lo lắng, lòng đau thương của thân nhân đối với cái chết của nạn nhân )
“Thiét hại tinh than là những thiệt hại phi vật chất, không thể có công thức chung dé
quy ra bằng tién áp dung cho các trường hợp Việc giải quyết bồi thường mot khoản tiền bù
đắp tổn thất về tinh than cũng chỉ tuỳ vào từng trường hợp nhằm mục dich an ủi, động viên va
phần nào đó tạo điêu kiện để có thể khắc phục khó khăn làm dịu di nỗi đau của chính nạnnhân hay cho thân nhân của họ".° _< |
Có quan điểm cho rằng thiệt hai tinh than chỉ là một khái niệm xã hội, sự tổn hại về
mặt tinh thần là ở trong phạm vi tình cảm, nên không thể đòi bồi thường về thiệt hại tinh thần
do không thé tính thành tiền được Vấn dé này đã được đưa ra bàn luận và gây ra nhiều tranh
luận, nhất là trong quá trình xây dựng BLDS
BLDS Việt Nam đã thừa nhận sự bồi thường thiệt hại tinh than bằng việc đưa ra khái
niệm “tién bù đắp tổn thất về tinh thần” thay cho khái niệm “tiên dau thương” trong Dự thao
VII BLDS - thuật ngữ đã gây ra nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu pháp lý và xã hội So
với thuật ngữ: “tién dau thương”, khái niệm “tiên bù đắp tổn thất về tinh than” hợp lý hơn, có ýnghĩa bồi thường sự thiệt hại tinh thần đồng thời, vẫn đúng với quan điểm không thể thay thế
giá trị tinh thần bằng giá trị vật chất
Ngoài ra, muốn được bồi thường, sự thiệt hại phải thoả mãn các điều kiện là thiệt hạiphải thực tế, chắc chắn, nhất định và chưa được bồi thường
“Thực té” là sự biểu hiện của những gi dang diễn ra, dang tồn tai trong tự nhiên hay xã
hội Nói đến sự thiệt hại chắc chắn, nhất định, thực tế là nói đến một su thiệt hai đã xảy ra va
có thể định lượng được; thiệt hại này không phải là thiệt hại suy diễn Để chứng minh sự thiệt
hại chắc chắn, người bị thiệt hại phải đưa ra các chứng cứ cần thiết và tin cậy như hoá đơnthanh toán chi phí sửa chữa tài sản, chứng từ thanh toán những chi phí nhằm cứu chữa, phụchồi sức khoẻ Một sự thiệt hại không chắc chắn xảy ra hoặc chỉ có tính chất giả định hoặcchỉ là việc mất đi một cơ may thì không thể được bồi thường” Thông thường, người bị thiệthại có xu hướng đưa ra những thiệt hại rất lớn và có tính chất suy diễn, trong đó có cả những
thiệt hại được suy diễn theo hình thức luận ba đoạn không có cơ sở chân thực
Sự thiệt hại phải chưa được bồi thường Nếu thiệt hại đã được bồi thường thì nạn nhân
không thể khởi kiện dé đòi bồi thường thêm một lần nữa Nguyên tac thi đơn giản nhưng trong
thực tế nhiều khi không dễ xác định được là nạn nhân đã được bồi thường hay chưa Vấn đề
đặt ra với trường hợp bảo hiểm: số tiền mà công ty bảo hiểm chi trả cho người bị thiệt hai có
phải là một khoản tiền bồi thường thiệt hại hay không? Công ty bảo hiểm có thể nhân danhchính mình khởi kiện người đã gây ra thiệt hại để đòi bồi thường không? Cơ quan bảo hiểm cóphải là một chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Theo chúng tôi, số tiền đó chỉ là đối khoản của hợp đồng đã được ký kết và xác định từ
trước giữa công ty bảo hiểm với người mua bảo hiểm Ngay cả với trường hợp hợp đồng bảo
hiểm trách nhiệm dân sự, trong quan hệ giữa cơ quan bảo hiểm với người bị thiệt hại; người bịthiệt hại thực chất không phải là người được hưởng bồi thường của cơ quan bảo hiểm vì ho
Pháp luật dân sự Nhật Bản lại quy định các diéu kiện phát sinh TNBTTH NHD gồm: (i) lỗi của người gay thiệt hạt (it) năng lực hành vi của người gay thiệt hai.{tim) hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền về tài sản về
quyền về nhân thân.(1v)thiệt hat phát sinh.(v) quan hệ thực tế giữa thiệt hai và hành vi.
* Xem Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01-02-1999 của Toà án nhân dân tối cao
* Theo pháp luật dân sự một số nước(chẳng hạn Nhật Ban) thì việc “mất đi một cơ may” soc coi là một yêu tố
cau thành thiệt hat.
Trang 19không có quan hệ ràng buộc trong hợp đồng bảo hiểm ( người thụ hưởng ở đây mới là ngườiđược hưởng bồi thường), cơ quan bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho người bịthiệt hại mà chỉ có trách nhiệm trả tiền bồi thường thay cho người thụ hưởng Nghĩa vụ của
cơ quan bảo hiểm là nghĩa vụ theo hợp đồng Cho nên công ty bảo hiểm không phải là chủ thểcủa TNBTTHNHĐ, cũng như không thể nhân danh chính mình khởi kiện người gây thiệt hại
để đòi bồi thường”
*Hoat động gây thiệt hai của NNHCD là trái pháp luật
Nghiên cứu điều kiện phát sinh TNBTTH này, chúng tôi đề cập đến hai vấn đề là phải
có NNHCD và tác động của NNHCD là trái pháp luật
Không thể nói tới TNBTTH do NNHCD gây ra mà không có sự tham dự của NNHCD
NNHCD ở đây được xác định theo Khoản 1, Điều 627, Bộ luật dân sự (Vấn đề này đã đượcchúng tôi phân tích tại Chương I, phần khái niệm NNHCD)
Khi đề cập đến tác động của NNHCD vào sự thiệt hại, người ta muốn nói đến sự can
dự trực tiếp của NNHCD vào việc gây thiệt hại
Đo khả năng tự gây thiệt hại cho những người xung quanh trong quá trình vận hành,
hoạt động; nhiều khi tai nạn do NNHCD gây ra mà không ai có lỗi cả, nên TNBTTH do
NNHCD gây ra không phụ thuộc vào lỗi, khác với các trường hợp BTTH ngoài hợp đồngthông thường khác.
Căn cứ vào câu chữ của khoản 3 điều 627: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hitu giaochiếm hữu, sử dụng NNHCĐ phải bôi thường thiệt hại ngay cả khi không có lôi” Có quan
điểm cho rằng, TNBTTH do NNHCD gây ra là loại TNBTTH loại trừ yếu tố lỗi, phát sinh khi
giao chiếm hữu, sử dụng NNHCD phải bồi thường theo chế độ TNBTTH do NNHCD gây ra
cả khi họ có lỗi hoặc không có lỗi
Sẽ là sai lầm nếu khẳng định mọi hoạt động gây thiệt hai của NNHCD là trái pháp luật
vì trong thực tế có những hoạt động gây thiệt hại của NNHCD là hợp pháp, ví dụ: như hoạtđộng san lấp, phá dỡ những công trình xây dựng trái phép của những chiếc xe ủi, cần trục theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
“Người và phương tiện giao thông vận tải đường bộ khi sắp vào đường ngang phảiquan sắt, nếu thấy tàu hod sắp tới phải dừng lại về phía bên phải đường của minh, cách rayngoài cùng ít nhất 5 mét và phải chịu trách nhiệm néu để xảy ra tai nạn (khoản 4 điều 47
Nghị định 39/CP ngày 5-7-1997 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trênđường sắt) Trong trường hợp này, TNBTTH do NNHCD gây ra cũng không phát sinh ngay
cả khi có tai nạn do NNHCPĐ (tàu hoa) gây ra
° Trong luận án tiên sy “TNBTTH trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ” tác giả Nguyễn Thanh Hồng cho rằng cơ quan bảo hiểm là một chủ thể của TNBTTH (trang 139)
“Trong “ Nghĩa vụ dan sự trong luật dân sự Việt Nam” tác giả Nguyễn Mạnh Bach cho rang: chế độ TNB7TH
do NNHCd gây ra phát sinh khi thiệt hại xảy ra do tác động của vật Theo tác gia, khi nói đến tác động sua một
vật khi vật đó thoát khỏi sự chế ngự nằm ngoài khả năng kiểm soát cua-con người TNBTTH do NNHCD gay ra
là trách nhiệm dân sư ngoại trừ yếu tố lỗi nếu tồn tại yếu tố lối thì áp dụng chế độ TNBTTH NHD :nông thường
do tác động của ngud.i
Trang 2018Ngoài ra, hoạt động cua NNHCD gay thiệt hai khi có su đồng ý của người bị thiệt hại
— sự đồng ý này không trái pháp luật và đạo đức xã hội- thì cũng không làm phát sinhTNBTTH.
* Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của NNHCD với thiệt hại xảy ra
Mối quan hệ nhân quả là sự liên hệ giữa hai hiện tượng, trong đó một là nguyên nhân,một là kết quả Trong trường hợp này, thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hoạt động của
NNHCPĐ hay nói cách khác, hoạt động của NNHCD là nguyên nhân trực tiếp, có tính chat
quyết định đối với thiệt hại xảy ra.
Thực tiễn xác định mối quan hệ nhân quả này là một vấn đề rất phức tạp Phạm trù
nguyên nhân và kết quả là một phạm trù cơ bản trong triết học Mối nhân quả ở đây là mối
liên hệ nội tại, khách quan, tất yếu giữa hoạt động của NNHCD và thiệt hại xảy ra Nguyên
nhân bao giờ cũng xuất hiện trước kết quả”
Khi xem xét mối quan hệ nhân quả nay, cần xem xét đánh giá các sự kiện có liên quanmột cách toàn diện, khách quan và thận trọng; phải phân biệt nguyên nhân và điều kiện,
nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
Đối với tình trạng nhiều nguyên nhân, có hai quan điểm: “lí thuyết về điều kiện tươngđồng ( theo đó, các nguyên nhân cùng góp phần gây thiệt hai thì bị coi là tương đồng) và “ lýthuyết về quan hệ thích đáng ”(theo đó, giữa các nguyên nhân có sự phân biệt trong mối quan
hệ với sự thiệt hại, những nguyên nhân nào là chủ yếu, những nguyên nhân nào chỉ là thứ
yếu); trong đó quan điểm thứ hai được phần lớn các Toà án và những người nghiên cứu chấp
nhận.
Trong trường hợp thiệt hại phái sinh, một nguyên nhân làm phát sinh tình trạng thứ
nhất, tình trạng này làm phát sinh tình trạng thứ hai, và cứ thế tiếp tục Về nguyên tắc, mộtngười chỉ phải chịu TNBT những thiệt hại là hậu quả trực tiếp do hành vi vi phạm mà mình
chịu trách nhiệm gây ra Tuy nhiên, một hậu quả trực tiếp không nhất thiết phải là hậu quả tức
khác mà chỉ cần là hậu quả tất yếu gây nên thiệt hại
Trong nhiều vụ tai nan do NNHCD gây ra, người bị tai nạn ban đầu chi bị thươngnhưng sau đó bị chết trong quá trình điều trị Hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề
này Pháp luật nhiều nước căn cứ vào thời gian tử vong sau khi tai nạn để xác định”
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này Theo chúng tôi, trong điềukiện cơ sở y tế hiện nay( việc cấp cứu nạn nhân gặp nhiều khó khăn, các rủi ro; sự cố y tế docan thiệp sai vẫn xảy ra ) để xác định một người có phải chết do tai nạn do NNHCD gây ra
hay không cần có các kết luận chuyên môn của giám định
Nhu vậy, về nguyên tac, khi có đủ ba yếu tố cơ bản mang tính điều kiện làm phát sinh
TNBTTH do NNHCD gây ra thì người có TNBTTH phải bồi thường Nhưng có những trường
hợp , trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định, chủ thể gây thiệt hại không phải chịu
TNBTTH ; đó là những trường hợp miễn trừ TNBTTH
2.1.2.Những trường hợp miễn trừ TNBTTH do NNHCPĐ gây ra
* Mac dù với những tên gọi khác nhau nhưng pháp luật dân sự các nước đều quy định mối quan hệ nhân qua là mot điều kiện phát sinh TNBTTH NHĐ: ở Liên bang Hoa Kỳ : quy tac “nhưng vì” (“but for” rule of causaiion) ở Pháp: mối quan hệ nhân qua: “ le lien de causaiité `".
” Theo quy định của pháp luật Italia, nếu nạn nhân tai nạn giao thông bị chết trong vòng 24 h ở Pháp là trong vòng 6 ngày ở Đức Anh Thuy Điển Hoa Kì là trong vòng 30 ngày sau khi tai nạn là chết do tai nan giao thong(Uy ban an toàn giao thông quốc gia, 07/2000 “Báo cáo tình hình tai nan giao thông và các biện pháp khan cấp để khác phục” Hà Nội tr 248).
Trang 21Trong trách nhiệm dân sự, người có nghĩa vụ(người thu trái) không phải chịu trách
nhiệm nếu nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn dc lỗi người có quyền(trái hộ) hoặc domột sự kiện bất khả kháng( khoản 2,3 điều 308, BLDS)
“Chủ sở hữm, người được chủ sở hitu giao chiếm hữu, sử dụng NNHCD phải BITH
ngay cả khi không có lỗi trừ các trường hợp:
a)Thiét hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hai,
b)Thiét hại xảy ra trong trường hợp bất khả khán; hoặc tình thế cấp thiét , trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác "(khoản 3 điều 627, BLDS) 7" F
*Trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cô ý củangười bị thiệt hại
Lỗi là một căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự nôi chung, đồng thời cũng được xem
như là một yếu tố xác định mức bồi thường- xét trên bith diện lỗi của nạn nhân Một cách
logic, khi nạn nhân cũng có lỗi trong việc để thiệt hại xzy ra thì mức bồi thường sẽ giảm di
hoặc TNBTTH sẽ được miễn trừ Giải pháp này được áp dụng trong hầu hết pháp luật dân sự
Còn nếu thiệt hại xảy ra không hoàn toàn do lỗi cố ý hoặc chỉ do lỗi vô ý của nạn nhân
thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hin, sử dung NNHCD vẫn phải chịu
TNBITH”
*Trường hợp thiệt hại xảy ra trong trường hop bất khả kháng hoặc tinh thế cấp thiết
Một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng khi nó là sự kiện bên ngoài( xảy ra một cách
khách quan), nằm ngoài ý chí hay hành động của con người mà con người không thể tiên liệu
cũng như không thể nào phòng tránh, khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cầnthiết trong khả năng cho phép
Thực tế, người ta vẫn thùa nhận những sự kiện như: thiên tai(bão lụt, động đất, núi
lửa ), hành vi có tính chất mệnh lệnh hành chính, tình trang chiến tranh, sự đình công( án lệ
nhiều nước coi sự đình công có thể trở thành sự kiện bất khả kháng với những điều kiện nhất
định).
Một số luật gia hiện đại Châu Âu quan niệm về sự kiện bất khả kháng theo một phạm
vi rộng hơn Họ coi sự tác động của người thứ ba và của đồ vật mà không thể lường trước vàkhác phục được cũng là sự kiện bất khả kháng
Cần phân biệt sự kiện bat khả kháng với các sự cố ki thuật- không được miễn trừ trách
nhiệm, ví dụ: phanh 6 tô bị hỏng, gãy một bộ phận điều khiển trong hệ thống máy móc Nếu
'° Vu Stelia kiện công ty Mc Donad vì đã không khuyến cáo khách hang là độ nóng của ly cà phê có thể lầm bỏng da của khách hàng Nguyên đơn phải chịu 20% trách nhiệm của tai nạn đo bà Stella không hành động một cách thận trọng khi cầm nap của ly cà phê nên mức bồi thường từ 20 000$ giảm xuống còn 16 0008 Hiện nay phần lớn các toà án tiểu bang ở Hoa Hỳ đã huỷ bỏ lý thuyết “Lôi do sự bất cẩn của nguyên đơn khiến nguyên đơn không được bồi thường”(Contributory negligence), mà áp dụng lý thuyết “ Lỗi so sánh”(Comparative negligence), theo đó lỗi của nguyên đơn sẽ làm giảm mức bồi thường chứ không giải thoát hoàn toàn trách
nhiệm.
-Tháng7/1982 Toà phá án Pháp đã đưa ra phán quyết DEMERRE với nội dung: lỗi của nạn nhân không làm giảm mức bồi thường Phán quyết đã gây phản ứng mạnh mẽ trong giới luật gia Pháp Đến năm 1985, dao luật về
tal nạn giao thông đã được thông qua các nhà lập pháp đã lại phải thừa rhận: nạn nhân trong các vụ tai nạn giao
thông sẽ không được boi thương nếu ho mac lỏi cố ý hoặc “lỗi không thể tha thứ ”(“ lỗi không thể tha thứ có các
tiêu chí :()có mức độ nghiêm trọng dac biét.(i1) do một người có kha nang nhận thức được hành vi của mirh thực hiện.(11) không một yêu tố nào được giảm nhẹ) k
Trang 22Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là hợp pháp, người chủ sở hữu, người được chủ sởhữu giao chiếm hữu, sử dụng NNHCD trong trường hợp này cũng được miễn trừ TNBTTH mà
“ Người gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra, thì phải bôi thường thiệt hại chongười bị thiệt hại”( khoản 3 điểu 618,BLDS)
2.1.3 Cơ sở pháp lý của việc xác định thiệt hại TNBTTH do NNHCD gay ra
Vấn đề xác định thiệt hại có vai trò quan trọng, là cơ sở để ấn định mức bồi thường
cũng như hình thức bồi thường trong TNBTTH do NNHCD gây ra nói riêng và TNBTTHNHĐ
nói chung Xác định thiệt hại chỉ đặt ra sau khi đã có cơ sở để áp dụng TNBTTH cho một chủthể nhất định Xác định thiệt hại thực chất là việc tính toán, ước lượng những tổn thất về vật
chất, tinh than đã xảy ra và từ đó ấn định mức bồi thường bằng một khoản tiền nhất định
Cơ sở của việc xác định thiệt hại là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế và cách xácđịnh những thiệt hại đó Cách xác định thiệt hại là phạm trù chủ quan được quy định thành
luật dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, còn thiệt hai là cái tồn tại khách quan Nguyên tắc bồithường toàn bộ thiệt hại chỉ có thể thực hiện được đầy đủ và chính xác khi xác định được “
toàn bộ thiệt hai” là bao nhiêu
Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp Cơ sở pháp lícủa việc xác định thiệt hại trong TNBTTH do NNHCD gay ra cũng chính là cơ sở pháp lí củaTNBTTHNHD nói chung, đã được quy định tại các điều 612, 613, 614, 616 BLDS
2.1.3.1 Cơ sở pháp lý của việc xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiét hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: thiệt hại trực tiếp “tài sdn bị mất, bị huỷhoại hoặc hư hỏng”, thiệt hại gián tiếp: “loi ích gắn liên với việc khai thác, sử dụng tài sản -những hoa lợi, lợi tức chắc chắn sẽ thu được nếu tài sản nan không xảy ra -và chi phí để ngăn
chặn và khắc phục thiệt hại "(điều 612 BLDS)
Hiện nay, chưa có các văn bản pháp luật cụ thể để xác định thiệt hại về tài sản ngoạitrừ Thông tư liên tịch số 01 ngày 19/06/1997 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhândap tối cao, Bộ tư pháp, Bộ tài chính : “Hướng dan việc xét xứ và thi hành án về tài sản” nêncách tính những thiệt hại gián tiếp, những chi phí hợp lí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hai,
các chi phí va thủ tục giám định tinh trạng tài sản, định giá tài san không có quy đị:ñh cụ
thể làm cơ sở áp dụng
Mặt khác, khi xác định giá trị thiệt hại, còn có những quan điểm chưa thống nhất vềvấn đề chọn thời điểm để xác định thiệt hại vì pháp luật chưa có quy định cụ thé C6 ý kiếncho rằng tính giá trị tài sản bị thiệt hại phải dựa vào giá cả thị trường tại thời điển xảy ra sựthiệt hại, ý kiến khác cho rằng phải dựa vào giá cả vào thời điểm giải quyết tranh chấp vềBTTH Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, giá cả chưa thực sự ổn định, có nhiều lúctăng giảm bất thường Do vậy, việc xác định thiệt hại về tài sản nếu chỉ dựa vào một trong haiquan điểm trên đều không công bằng và hợp lí Vì vậy, nếu trong trường hợp giá trị tài sản có
sự chênh lệch lớn thì có thể xác định giá tri tài sản bị thiệt hai bằng cách quy đổi giá trị tài sảntại thời điểm bị thiệt hai bang giá trị một loại tài sản khác có giá trị tiê:: dùng thiết yếu, phổbiến, giá cả ổn định Khi giải quyết quy đổi giá trị tương đương đó ihanh tiền và buộc bồi
thường Trong trường hợp sự chênh lệch không lớn thì xéc định theo giá cả của loại tài sản có
Trang 23trên thị trường Cách tinh toán này có thể hơi phức tap nhưng đảm bảo tương đối sự công bằng,hợp lí quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên trong quan hệ BTTH.
2.1.3.2 Cơ sở pháp lý của việc xác định thiệt hai do sức khoẻ bị xâm phạm
Thiệt hại về sức khoẻ chính là những giảm sút, tổn thất về mặt thể chất của nạn nhân.Căn cứ theo các quy định tại điều 613 BLDS thì thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
-Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và các chức nang bimất, bị giảm sút( bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y
tế, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm,xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lí trị liệu theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí, tiền mua
thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của
bác si; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hai( nếu có) và các chi phí cho việc
lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nang chống và khắc phục thẩm mỹ( nếu
có) ), chi phí hợp lí cho người chăm sóc nạn nhân( Nghị quyết số 01/2004/NQ-HDTP ngày
28/04/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC)
Tất cả những chi phí trên phải được xác định trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp lệ theochỉ dẫn của bác sĩ, phải đảm bảo tính khách quan và hợp lí
-Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại và của người chăm sóc
Nếu thu nhập của họ không ổn định thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng
loại.
Có ý kiến cho rằng, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút chỉ tính trong thời gianngười bị thiệt hại nằm điều trị, chạy chữa để phục hồi sức khoẻ; ý kiến khác lại cho rằng, thu
nhập thực tế bị mất, bị giảm sút được tính trong suốt thời gian đến khi người bị thiệt hại chết
Thực tiễn xét xử cho thấy, đại đa số các trường hợp các Toà án đều quyết định một khoản tiền
để buộc người có trách nhiệm phải bồi thường và đều được các bên chấp nhận Dé quy địnhnày được áp dụng đúng trong thực tế, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 điều 613 theo
hướng: “ Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hai trong suốt thời gian điềutrị, chạy chữa", còn nếu sau khi điều trị chạy chữa mà sức khoẻ bị giảm sút dẫn đến thu nhập
bị mất, bị giảm sút thì buộc người có trách nhiệm phải bồi thường khoản thu nhập bị mất, bị
giảm sút đó theo tinh thần điều 616 BLDS"
Về cơ sở pháp lí xác định thu nhập thực tế đã được quy định rõ ràng và cụ thể Tuy
nhiên, thực tế để xác định được vô cùng khó khăn bởi sự khai báo, cung cấp chứng cứ của các
bên khác xa nhau trong khi việc quản lí, theo dõi thu nhập của người dân ở nước ta chưa đượcthực hiện đầy đủ
“Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại xác định như sau,
'' Các nhà làm luật Nhật Bản cho rằng: cần phải trừ những chi phí không được bù đắp phát sinh từ chính những nguyên nhân gây ra thương tích với lý do: đốt với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, các chi phí sinh hoạt của người bị chấn thương sẽ nhỏ hơn các chi phí sinh hoạt cho người đó trong cuộc sống bình thường.
Mặt khác ở Nhật Bản, theo phán quyết của Toà án thì: người gây ra lỗi phải BTTH theo tổng số tiền mà không phải theo tháng hay theo năm Vì vậy đặt ra vấn đề cần trừ đi số tiền tương đương với số lãi suất từ phần thu nhập bi mất Có hai cách tính khấu trừ lãi suất tạm thoi(i0: tính theo lãi suất đơn( phương pháp
(frong đó : thu nhập thực tế hang năm là B: thời gian có thu nhập trong tương lai có thể bị mat là n: lãi suất là r) [
Xem JIA, Japanese laws volumell[: 1998 tr 944-945]
Trang 24-Nếu trước khi sức khoẻ bị vâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tién lương
trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của thánglién kề trước khi người đó bị xâm hại sức khoẻ nhân với thời gian điều tri
Nếu trước khi sức khoẻ bị xám phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập
thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6tháng liền ké( nếu chưa đủ 6 tháng thì lấy tất cả các tháng) trước khi người đó bị xâm hại sứckhoẻ nhân với thời gian điều trị
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế nhưng không ổn
định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại
nhân với thời gian điều trị
-Néu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa có việc làm và chưa có thu nhập
thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại khoản 2 điều 613 BLDS”( Nghị quyết số01/2004/NQ-HDTP ngày 28/04/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC )
Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người chăm sóc người bị thiệt hại được xác
định tương tự như đối với người bị thiệt hại nhưng: “Néu người chăm sóc người bị thiệt hakhông có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổnđịnh thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiên công trung bình trả cho người chăm
sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú `
-Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
khi người bị thiệt hại mất khả năng lao động
BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể thế nào là mất khả
năng lao động, tuy nhiên căn cứ vào các quy định trong Bộ luật lao động và các văn bản hướng
dẫn thi hành về vấn dé tai nan lao động thì có thể hiểu “ mdt khả năng lao động" là trường hợpngười bị thiệt hại có tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên Với thương tật như vậy, tổn hại về sức
khoẻ của nạn nhân là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sốngbình thường của nạn nhân và những người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng Vì vậy, trongtrường hợp này, những chi phí hợp lí cho việc chăm sóc nạn nhân và khoản tiền cấp dưỡngđược đặt ra là cần thiết và chính đáng
Những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định theo Luật hôn
nhân và gia đình 2000”.Tuy nhiên, đây chỉ là những đối tượng mà về mặt pháp lí hay đạo đức
xã hội, người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, còn trong thực tiễn, có những trường hợp
tuy người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng trên thực tế chưa bao giờ họ thực hiệnnghĩa vụ đó vì lí do kinh tế hoặc lí do tình cảm
Hai chữ “ nếu có” ở đây cần được hiểu theo nghĩa: “nếu có khoản tiên cấp dưỡng này khi người
bị thiệt hại chưa bị tai nạn có cấp dưỡng” hay cần hiểu “nếu có những người mà người bị thiệthại có nghĩa vụ cấp dưỡng" không phụ thuộc vào thực tế người bị thiệt hại có thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng hay không Nếu xét về mặt câu chữ của khoản 3 điều 613 thì quan điểm thứ hai
là hoàn toàn có cơ sở nhưng khi xem xét một điều luật cần phải đặt nó trong mối quan hệ với
'* Đối tượng được hưởng khoản tiền cấp dưỡng:
-Vợ hoặc chồng không có khả nang lao động không có tài san để tự nuôi mình.
-Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động không có tài sản để tự nuôi
mình,
-Cha mẹ không có kha năng lao động không có tài sản để tự nuôi mình.
-Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn.
-Cháu không còn cha mẹ hoặc tuy còn nhưng cha me không có kha nang lao động mà ông bà phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
-Anh chị em không có khả nang lao động không có tài sản dé tự nuôi minh
Trang 25các điều luật khác thì ta mới có thé nắm bat được tinh thần của điều luật một cách toàn diện vàđúng đắn Cho nên, nếu hiểu theo cách này thì rõ ràng là mâu thuẫn với nguyên tắc bồi thường
“toàn bộ”- nghĩa là thiệt hại đến đâu thì bồi thường tới đó Do vậy cần sửa đổi, bổ sung quy
định theo hướng: “ khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ
cấp dưỡng nếu trước khi bị tai nạn người bị thiệt hại có thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng” nhưtinh thần của Nghị quyết số 01/2004/NQ-HDTP ngày 28/04/2004 của Hội đồng thẩm phánTANDTC đã hướng dẫn: “chỉ xem xét khoản tién cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệthại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi sức khoẻ bị xâm hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng"
Về khoản 3 điều 613 BLDS, có quan điểm cho rằng: cách xác định thiệt hại trong
trường hợp sức khoẻ bị xâm hại đến mất khả năng lao động là chưa thống nhất với nguyên tắcchung của TNBTTHNHĐ và về mặt thực tiễn, hoặc đặt lên vai người gây thiệt hại một gánhnặng quá lớn hoặc sẽ không đảm bảo được lợi ích chính đáng của người gây thiệt hại ° Bởi vì,trên thực tế, một người thực hiện cấp dưỡng cho người khác thì mức cấp dưỡng không thể vượtquả khả năng thu nhập của họ Trong khi nội dung khoản 2 điều 613 cũng đã xác định phần
thu nhập bị mất của người bị thiệt hại là một khoản thu nhập cần phải bồi thường Như vậy,
cách xác định thiệt hại tại khoản 3 điều 613 đã vô tình buộc người gây thiệt hại phải bồi
thường đến hai lần một thiệt hại xảy ra! Mặt khác, trong trường hợp thiệt hại xảy ra đối vớinhững người trước đó chưa có thu nhập thực tế nhưng hoàn toàn có khả năng có thu nhập trong
tương lai thì theo khoản 2, họ không được hưởng khoản bồi thường đối với thu nhập bị mất do
chưa có thu nhập thực tế, đồng thời, theo khoản 3, họ cũng không được hưởng khoản tiền cấpdưỡng do luật không quy định việc cấp dưỡng cho bản thân người bị thiệt hại; do đó người bị
thiệt hại không được hưởng bất cứ sự bảo đảm nào về lâu dài để duy trì cuộc sống sau này của
họ
-Tuỳ từng trường hợp, Toà án buộc người xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền
bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại
Khác với thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần là một khái niệm trừu tượng, khó cóthể định lượng, mang tính chủ quan, phụ thuộc vào tình trạng cá nhân của người bị thiệt
hại(mức độ, tính chất thương tích, hoàn cảnh gia đình, cũng như vai trò của người bị thiệt hại
trong gia đình, mối quan hệ giữa tính chất của thương tích đối với các đặc điểm nhân thân của
người bị thiệt hại như: độ tuổi, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiép ) Từ tính chất của thiệt
hại về tỉnh thần, BLDS đã đặt ra quy định có tính chất tuỳ nghi Toà án sẽ xem xét và quyếtđịnh việc bồi thường tổn thất về tinh thần cho nạn nhân trong từng trường hợp cần thiết và cụ
thể Việc quyết định này có phận phụ thuộc vào “niềm tin nội tâm”, ý thức chủ quan của người
làm công tác xét xử
Nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới, chúng tôi nhận thấy các quy định của
các nước về vấn đề này cũng rất khác nhau Có nước quy định khoản tiền bồi thường thiệt hại
về tinh thần rất cao nhưng có nước chỉ quy định khoản tiền này là tượng trưng
Ở Việt Nam, do trứợc đây chưa có quy định cụ thể, nên có những vụ kiện đòi BTTH về
tinh thần lên rất cao, ví dụ: vu gia đình chị Nguyễn Ngoc Quỳnh kiện đòi bệnh viện Việt —
Pháp BTTH về tỉnh thần 300 000$( tương đương hơn 4,6 tỷ đồng) nhưng cũng có những
trường hợp việc giải quyết BTTH về tỉnh thần thì khoản tiền này lại quá nhỏ
Để khác phục tình trạng trên, Nghị quyết số 01/2004/NQ-HDTP ngày 28/04/2004 của
Hội đồng thẩm phán TANDTC đã hướng dẫn: “ Mức bôi thường khoản tiên bù đắp tổn thất về
'` Xem Phan Thị Hải Anh “Mot so ý kiến về khoản 3 điều 613 BLDS” Toà án nhân dan tháng 5-2004
Trang 26tinh than cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối da
không quá 30 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thờidiểm giải quyết bồi thường "
Trên thực tế, mặc dù còn có người hoài nghi nhưng theo các quy định của luật thực
định thì phải bồi thường thiệt hại về tinh than ngay cả khi chính người bị thiệt hai không ý
thức được là mình đang phải gánh chịu thiệt hai, ví dụ: trường hợp nạn nhân bị mất ý thức tạmthời
Có nhiều trường hợp, nạn nhân bị thương tật từ 90% trở lên, họ đã thuộc lớp người tànphế của xã hội, là nỗi đau xót, nhức nhối, dan vặt không chi của chính bản thân họ mà còn chochính những người thân thích, gần gũi của họ Nạn nhân, họ sống mà như đã chết, thậm chínhiều khi còn khổ hơn cái chết! Có nên chăng, trong trường hợp này cũng nên đặt ra TNBTTH
đối với tổn thất về tinh thần đối với những người thân của họ(?!)
2.1.3.3 Cơ sở pháp lý của việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Tính mạng con người là vô giá, không thể tính toán lại càng không thể trị giá bằngtiền Trong BLDS, cơ sở pháp lý của việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được
quy định tại điều 614 Thiệt hại bao gồm:
-Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi
chết( xác định tương tự như đối với trường hợp thiệt hại do sức khoẻ bị xâm hại)
-Chi phí hợp lí cho việc mai táng người bị thiệt hai Day là các khoản chi phí rất phức
tạp, tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán của từng địa phương, liên quan đến truyền thống đạo
đức và tâm linh của nhân dân ta nên Nhà nước không thể ấn định một mức cố định như trước
kia “Chi phí hợp lí cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiên mua quan tài, các vật dụng cần
thiết cho việc khám liệm, khăn tang, hương nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chỉ khác phục
vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung Không chấp nhận yêu cầubồi thường chỉ phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ "(Nghị quyết số 01/2004/NQ-
HDTP ngày 28/04/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC )
-Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Quy định này của BLDS không được cụ thể và dễ gây sự không thống nhất khi áp
dụng Cho nên, chúng tôi kiến nghị cần sửa đổi khoản 3 điều 614 BLDS theo hướng chỉ buộc
người có TNBTTH phải chi trả khoản tiền cấp dưỡng nếu thực tế khi còn sống người bị thiệthại có thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng này
Thực tiễn xét xử của Toà án cũng như thực tiễn giải quyết việc BTTH do tính mang bixâm hại cho thấy ít có trường hợp các bên tự thoả thuận hoặc Toà án quyết định mà theo đó
người có TNBTTH phải trả tiền cấp dưỡng theo từng tháng Mà thông thường các bên tự thoả
thuận hoặc do Toà án quyết định đều là một khoản tiền nhất định và bồi thường một
lần.Khoản tiền cấp dưỡng nay phải hợp lí phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của ngườiphải bồi thường, cũng như nhu cầu thiết yếu của người phải bồi thường
-Trong những trường hợp cần thiết, Toà án quyết định buộc người gây thiệt hại phải
bồi thường một khoản tiền để bù dap tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi
Trang 27Khoản 4 điều 614 BLDS không quy định cụ thé những người nào được hưởng bồithường mà chỉ quy định chung chung “những người thân thích gân gũi của nạn nhân." Thôngthường, đó là những người có quan hệ huyết thống, hôn rhân, nuôi dưỡng với nạn nhân như:
cha, mẹ, vợ chồng, con cái, người trực tiếp nuôi dưỡng aan nhân ° Việc xác định mức bồithường cho những tổn thất tỉnh thần đối với trường hợp rày rất phức tạp và tế nhị “Mức bồithường chung khoản tiên bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích, gần gũi
nhất với nạn nhân phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tỉnh than, nhưng tối da không quá 60tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải
quyết bồi thường "(Nghị quyết số 01/2004/NQ-HDTP ngày 28/04/2004 của Hội đồng thẩm
đình, tổ hợp tác luôn có năng lực chịu TNBTTH
Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan hệ dân sự, BLDS quy
định năng lực chịu TNBTTH của cá nhân phụ thuôc vào mức độ năng lực hành vi dân sự, khả
năng bồi thường và tình trạng tài sản của cá nhân
-"Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải ne bôi thường" vì người từ đủ 18 tuổitrở lên có năng lực hành vi dân sự day đủ, có khả năng bằng chính hành vi của mình tự tạo ra
các quyền và thực hiện các nghĩa vụ
Trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên đã gây thiệt hại nhưng chưa có việc làm, chưa
có thu nhập, chưa có tài sản đáng kể thì Toà án vẫn xác định TNBTTH của họ nhưng có thể
hoãn việc thi hành quyết định bồi thường Toà án cũng có thể thừa nhận sự tự nguyện của cha
mẹ họ BTTH thay cho con nhưng về mặt pháp lí không thể buộc cha mẹ họ phải BTTH
Trường hợp người từ đủ 18 tuổi, đã có thu nhập nhưng còn ở chung và chung kinh tếvới cha mẹ họ mà gây thiệt hại thì phải chịu TNBTTH bằng phần thu nhập của họ và phần tài
sản riêng trong khối tài sản chung với cha mẹ
-Người dưới 18 tuổi, không có năng lực hành vi dân sự( đối với trường hợp dưới 6tuổi)'” hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Vì vậy cha mẹ là người có nghĩa vụ
'* Trong một thời gian dài ở Pháp, người ta đặt ra câu hỏi: nếu một người đàn ông và một người đàn bà sống chung, không đăng ký kết hôn và một trong hai người qua đời trong một vụ tai nạn thì người kia có được bồi thường không? Các Toà án kết luận là không( họ căn cứ vào các quy định của BLDS vốn đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi câu nói nổi tiếng của Napoléon khi soạn thảo bộ luật này: “Những người chung sống không kết hôn không tuân thủ pháp luật thi pháp luật cũng không quan tâm đến quyền lợi của ho”) Nhưng đến năm 1970, án lệ Pháp đã có một sự chuyển biến lớn Toà phá án Pháp tuyên bố: thiệt hại vượt quá quyền bị xâm hại Như vậy,
mặc dù pháp luật không thừa nhận sự chung sống mà không kết hôn của họ nhưng người phụ nữ( hoặc người đàn
ông) vẫn được bồi thường khi ngưòi đàn ông chung sống với họ chết do tai nạn.
Trở lại vấn đề này ở Việt Nam, theo luật hiện hành, tình trạng hôn nhân thực tế đã không còn được thừa
nhận, do đó người phụ nữ( hoặc người đàn ông) trong trường hợp này không có quyền yêu cầu và nhận BTTH.
Nhưng con ngoài hôn nhân được pháp luật bảo vệ và thừa nhận có đầy đủ quyền lợi như con trong hôn nhân nên
họ có quyền yêu cầu và nhận sự BTTH khi cha mẹ họ chết.
'* Theo chúng tôi ở đây, BLDS sử dụng thuật ngữ chưa chính xác họ “chưa có” chứ không phải là “không có”
nang lực hành vi dân sự
17 Xem: Nguyễn Minh Tuấn “Trách nhiệm liên đới BTTHNHĐ ” Tạp chí luật học số 5/ 1998.
'* Pháp luật dân sự nhiều nước, lỗi được phân biệt thành hai loại: lỗi cơ quan( faute du service) và lỗi cá r:hân(
faute personnelle)( luật dân sự Pháp].