Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật; quá trình hội nhập thế giới đòi hỏi ngày cảng cao đối với chất lượng sản phẩm nông nghiệp; cùng với đó là
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA BAT DONG SAN VA KINH TE TAI NGUYEN
DE TAI: GIAI PHAP DAY MANH UNG DUNG CONG NGHE
CAO TRONG SAN XUAT SAN PHAM DUA KIM HOANG
HAU TAI CONG TY TNHH TRUNG TAM NGHIEN CUU VA
PHAT TRIEN CONG NGHE CAO LAM SON
HO VA TEN: DOAN THI VAN ANH
MA SINH VIEN: 11190125LỚP CHUYEN NGANH: KINH TE NONG NGHIỆP 61GIANG VIEN HUONG DAN: TS HOANG MANH HUNG
Hà Nội, năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠNTrong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngànhKinh tế nông nghiệp, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại họcKinh tế Quốc dân, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoa Bắt động sản và Kinh tếtài nguyên, các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Mạnh Hùng, người đã nhiệt tình
hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực tập và dànhnhững sự quan tâm giúp đỡ cho em trong thời gian qua.
Mặc dù em đã hết sức cô gắng nhưng chắc chan chuyên đề không thể tránhkhỏi những sai sót, em kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy, cô để
chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 31 Tinh cấp thiết của đề tài St nề cv E121 1 xe 8
2 Mục tiêu nghiên €Ứu - G1119 vn vn ng ry 9
3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu 2-2 s+x+zxzxzxzrzrxee 9
4 Phương pháp nghiên CỨU - - G123 E*ESEEeEEsreeersrkeersrxee 10
5 Cấu trúc chuyên đề - ¿+2 z+E+Ex£ExSEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrrei II
CHUONG I: CƠ SO LY LUAN VA CO SO THUC TIEN VE NONG
NGHIEP CONG NGHE CAO ng HH Hit 12
VV CO án 12
1.1.1 Các khái niệm liên quan s5 5 55s *++++eeseesseeesss 12
1.1.2 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
14100) 0880nn 13
1.1.3 Đặc điểm của nông nghiệp công nghệ cao 15
1.1.4 Nội dung của nông nghiệp ứng dung công nghệ cao 18
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghỆ CAO - -.- - - St vn HH ng ng re, 19
1.2 Cơ sở thực tiễn - St TH H21 211011212112121111 21111 rrke 22
1.2.1 Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Nam Định 22
1.2.2 Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình 24
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa nói chung và Trung
tâm Nông nghiệp Công nghệ cao Lam Sơn nói riêng 25
CHUONG II: THUC TRẠNG UNG DUNG CÔNG NGHỆ CAO
TRONG SAN XUAT DUA KIM HOANG HAU TAI CONG TY TNHH
TRUNG TAM NGHIEN CUU VA PHAT TRIEN CONG NGHE CAO
LAM SƠN GIAI DOAN 2017 - 2021 ccscccsssesssesssessseesssesssesssesssesssessseesses 28
2.1 Tổng quan tinh hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoa 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên - 28
Trang 42.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế tinh Thanh Hóa 30 2.1.3 Điều kiện xã hội 2 22s E1 2211211 211211 1c 34
2.1.4 Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 36
2.1.5 Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Thanh
Hóa những năm gần đây - 2 22s ESeEEeEEeE 2E EEExeEkerkerreee 38 2.2 Giới thiệu về Công ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu va Phát triển
công nghệ cao Lam Sơn - - - 5 + 3 S21 9 E9 rrrkererkerkrrree 39
2.3 Khái quát việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp tại Công ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công
nghệ cao Lam SƠï - -G- G19 ng ng ng 42
2.4 Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ
Dưa Kim Hoàng Hậu tại Công ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển công nghệ cao Lam Sơn 2-2-5 s+£E+£EezEzzEzrszred 44
2.4.1 Trong quá trình sản XUẤT - ST T2 2 211211111 rree 44
2.4.2 Trong quá trình bảo quản - - 55s sssesseeeeesees 46
2.4.3 Trong quá trình chế biến - 2 2 s+E+EEvEEeEErErrxrrxee 46
2.4.4 Trong quá trình ti€u thụ - 5-5555 + ssseseeeeeereexrs 46
2.5 Đánh giá chung về việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
Dưa Kim Hoàng Hậu tại Công ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển công nghệ cao Lam Sơn 2 2 5 s+£Ee£EczEzzzezzxcred 47
2.5.1 Kết quả đạt được - 2 s+c<+ExeEkeEEcEE 2E EEEExerkrrkerrees 41
2.5.2 Hạn chế - -s-St+t tk 191151121111 1111111 1111.1111111 1tr 48
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế - 2-2 s+x+zxzxzxzrerrxee 48
CHUONG III: MỤC TIỂU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHAT
TRIEN UNG DUNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SAN XUAT DUA
KIM HOANG HAU TAI CONG TY TNHH TRUNG TAM NGHIEN
CUU VÀ PHÁT TRIEN CONG NGHỆ CAO LAM SƠN 50
3.1 Mục tiêu phat tridn cc cccccccccccsecsecscesessessessessesscssssesesseeseeseens 50
3.1.1 Mục tiêu chung của LASUCO 000 ecceneeseeeeeeteeeneeeees 50
3.1.2 Mục tiêu cụ thể của Công ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển công nghệ cao Lam Sơn 2 2 2 2+cs+zx+zxecxzee 50
Trang 53.2 Định hướng phát triỂn - 2-2 SSE+SEeEECEE2 2 EExerkerkerkrrei 50 3.3 Giải pháp phát triỂn - 2-52 St E 2E E111 2111k 51
3.3.1 Giải pháp duy trì hiệu quả sản xuất - 5c 5552 51
3.3.2 Giải pháp về liên kết hợp tác trồng dưa - 51
3.3.3 Giải pháp da dạng hóa sản phẩm từ dưa Kim Hoàng Hậu 5 I
3.3.4 Giải pháp xúc tiến thương mại -2- 52s cse+c5ee: 52
3.3.5 Giải pháp mở rộng quy mô sản xuất dưa Kim Hoàng Hậu 52 $z800957 7:1 54 TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 2S SeEE£EE+E+E£EEEEEEEEEEEEEerkerkerrrex 55
Trang 6DANH MỤC TU VIET TAT
TU VIET TAT GIAI THICH
SXNN Sản xuất nông nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 7DANH MỤC BANGBảng 2.1 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
4718007102002 2/21 eee 31
Bảng 2.2 Sản lượng thu hoạch Dưa Kim Hoàng Hậu qua các năm 45
Bảng 2.3 Sản lượng tiêu thụ Dưa Kim Hoàng Hậu qua các năm 47
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đi lên từ một nước nông nghiệp vàhiện nay nông nghiệp van đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật; quá
trình hội nhập thế giới đòi hỏi ngày cảng cao đối với chất lượng sản phẩm nông
nghiệp; cùng với đó là diện tích đất sản xuất nông nghiệp dần bị thu hẹp do quá trình
đô thị hóa, do biến đôi khí hậu, trong khi dân sô ngày càng tăng đòi hỏi phải đảm bảo
cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho mọi người Đây đều là những thách thức to
lớn đối với sản xuất nông nghiệp
Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, để giải quyết các vấn đề này, đây mạnh
phát triên nên nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thê tât yêu, là đáp án cho
nên nông nghiệp nước nhà được phát triên.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, luôn cải tiến, đổi mới khoa học
kỹthuật theo hướng tiến bộ được coi là một trong những giải pháp trọng tâm, then
chốt cho hiện tại và tương lai sau này Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giải
quyết những thách thức trong phát triển nông nghiệp với tính ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, côngnghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất,
hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời
gop phan bảo vệ môi trường Ngoài ra, việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ Cao
giúp nông dân khắc phục được tính mùa vụ, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất
và hạn chế sự phụ thuộc vào điều kiện môi trường như thời tiết, khí hậu đảm bảo
về chất lượng nông sản cung cấp ra thị trường.
Khu nông nghiệp CNC Lam Sơn ra đời vào năm 2013, thuộc Công ty CP Miađường Lam Sơn (Công ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu va Phát triển công nghệ caoLam Sơn) là khu nông nghiệp ứng dụng CNC đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Từ đấy cho đến nay, hàng năm Công ty sản xuất 30.000 cây hoa lan hồ điệp, 50.000cây hoa các loại, 30 ha nhà lưới sản xuất các loại rau, hoa quả với công nghệ Israel,
tổng sản lượng gần 2.000 tấn rau, quả các loại Từ khu sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao đầu tiên, trên địa bàn tỉnh bắt đầu xuất hiện thêm nhiều mô hình
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nhiều tổ chức, cá nhân đã mạnh dan đầu tư cơ sở hạ tầng dé phát triển nông nghiệp CNC Trước sự tham gia của các doanh nghiệp, đơn vị, hộ cá thể, để tạo động lực phát triển nông nghiệp CNC, những năm
qua, tỉnh Thanh Hóa đã tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ban, ngành Trung ương; đồng
thời, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp ứng dụng
CNC thông qua việc tạo điều kiện về tích tụ, tập trung đất đai, giải phóng mặt bằng,
có các chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất ban đầu.
Ngoài ra, nông nghiệp CNC không chỉ phát triển trong khối doanh nghiệp, mà cònđược nhân rộng và phát triển ở các HTX, tô hợp tác và hộ cá thể, tỉnh đã và đang lồngghép các chương trình, dự án, ưu tiên nguồn von hỗ trợ dé triển khai, nhân rộng các
mô hình nông nghiệp ứng dung CNC.
Trang 9Dưa Kim Hoàng Hậu Lam Sơn là một trong những sản phẩm nổi bật, gắn liềnvới thương hiệu Công nghệ cao Lam Sơn, được Công ty TNHH Trung tâm Nghiêncứu va Phát trién công nghệ cao Lam Sơn áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và
cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao Với các đặc điểm: trái to đẹp, mọng
nước, rất giòn và ngọt, quy trình kỹ thuật trồng đều được bảo đảm, đặc biệt là những
công dụng tuyệt vời, tốt cho sức khỏe: có chứa nhiều các loại vitamin giúp tăng cường
hệ miễn dịch, tăng cường thị lực, kiểm soát cân nặng và huyết áp, giúp ích cho hệ tiêu hóa , dưa Kim Hoàng Hậu đã trở thành sản phẩm thượng hạng và khác biệt
được mọi người tin dùng.
Xuất phát từ ảnh hưởng tích cực của mô hình NNCNC tại Trung tâm Nông nghiệpcao Lam Sơn đối với sự phát triển nông nghiệp cao trên toàn tỉnh Thanh Hóa hiệuqua mà Dưa Kim Hoàng Hậu mang lai, em đã chọn đề tài “Giải pháp đây mạnh ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm dưa Kim Hoàng Hậu tại Công ty
TNHH Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao Lam Sơn”, nghiên cứu áp dụng NNCNC trong sản xuất nông nghiệp tại Trung tâm, đi sâu vào quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưa Kim Hoàng Hậu, làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc hệ thống hóa các vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn về việc phát
triểnnông nghiệp công nghệ cao, em đã vận dụng vào thực tế dé phân tích thực trang
và đề xuất một sô giải pháp đây mạnh phát triển nông nghiệp áp dụng công nghệ cao
trong sản xuất Dưa Kim Hoàng Hậu tại Công ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển công nghệ cao Lam Sơn trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đôi tượng nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại nông sản và điển hình là
sản phâm Dưa Kim Hoàng Hậu tại Công ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu và Phát triên công nghệ cao Lam Sơn.
b Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Khái quát về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Công
ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao Lam Sơn và đi sâu vào
phân tích thực trang, đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm Dưa Kim Hoàng Hậu tại Công ty.
- Pham vi không gian: Trong khu vực tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2017 — 2021.
- Thời gian có hiệu lực của các giải pháp được đề xuất: từ năm 2023 — 2030
Trang 104 Phương pháp nghiên cứu
Dé hoàn thành đề tài nghiên cứu, em đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp thu thập thông tin, đữ liệu, số liệu; phương pháp so sánh; phương pháp thống
kê; phương pháp phân tích và tong hợp,
a Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu
Đề có được những đánh giá khách quan về tình hình sản xuất Dưa Kim Hoàng
Hậu ứng dụng công nghệ cao tại Công ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
công nghệ cao Lam Sơn, em đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số
liệu từ các nguồn tài liệu thứ cấp: niên giám thông kê tỉnh Thanh Hóa qua các năm;
các thống kê, báo cáo về thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh qua các giai đoạn,các đề án, kế hoạch
b Phương pháp thống kê
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề, trên cơ sở những nguồn thông tin dữ liệu, sô liệu thu thập được, em đã thống kê, nhận xét, đưa ra những đánh giá về tình
hình phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa; tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Dưa Kim Hoang Hậu ứng dụng công nghệ cao tại Công ty TNHH Trung tâm Nghiêncứu và Phát triển công nghệ cao Lam Sơn Kết quả thu được là:
Bảng 1 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2017 — 2021 (Trang 29)
Bảng 2 Sản lượng thu hoạch Dưa Kim Hoàng Hậu qua các năm (Trang 48)
Bảng 3 Sản lượng tiêu thụ Dưa Kim Hoàng Hậu qua các năm (Trang 49)
c Phương pháp so sánh
Từ các nguồn thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu, em đã sử dụng phương pháp so sánh dé so sánh giữa tình hình nông nghiệp ở thời điểm hiện tại với các giai đoạn khác trong quá khứ Từ đó, có những đánh giá, nhận xét khách quan, khái quát về van dé phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao
của tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Thông qua các bảng thống kê có được từ việc sử dụng phương pháp thống kê;
em sử dụng phương pháp so sánh để so sánh giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng như sản lượng thu hoạch và tiêu thụ dưa Hoàng Hậu của Công ty qua các năm Từ đó, em đưa ra những đánh giá với tính khách quan và độ
chính xác cao hơn.
d Phương pháp phân tích và tổng hợp
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề, em đã sử dụng phương pháp này hầuhết ở quá trình thực hiện việc nghiên cứu của mình Trước hết là phân tích những vẫn
đề mang tính lý luận về vấn đề nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam nói chung và
ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng Sau đó, em phân tích thực trạng việc ứng dụng công nghệ
Trang 11cao trong sản xuất nông sản, đi sâu vào sản phâm dưa Kim Hoàng Hậu tại Công tyTNHH Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao Lam Sơn giai đoạn 2017
— 2021, từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Cuối cùng là đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tồn tại và đây mạnh phát
triển sản phẩm nông nghiệp sạch ra cộng đồng người tiêu dùng.
5 Cấu trúc chuyên đề
Ngoài phân mở đâu, phân kêt luận và tài liệu tham khảo, chuyên đê có câu trúc
3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nông nghiệp công nghệ cao
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dwa Kim HoàngHậu tai Công ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu va Phát triên công nghệ cao Lam Sơn giai đoạn 2017 - 2021
Chương 3: Mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ caotrong sản xuất Dưa Kim Hoang Hậu tai Công ty TNHH Trung tâm Nghiên cứu và Phát triên công nghệ cao Lam Sơn
Trang 12CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA CƠ SỞ THUC TIEN VE NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm về công nghệ cao
Theo quan điểm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Công
nghệ cao được hiểu là công nghệ có ý nghĩa chiến lược đối với quốc gia, có các sản phẩm và quy trình công nghệ được đổi mới nhanh chóng, có tác động mạnh mẽ đối
với sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế trong nghiên cứu và phát triển, sản xuất và chiếmlĩnh thị trường thế giới” Ở Việt Nam, theo Luật Công nghệ Cao (2008): “Công nghệcao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất
lượng, tính năng vượt trội, giá tri gia tăng, thân thiện với môi trường, có vai trò quantrọng đối với việc hình thành nganh san xuất, dịch vu mới hoặc hiện đại hoá nganhsản xuất, dịch vụ hiện có”
Như vậy, chúng ta có thé hiểu “Công nghệ cao là công nghệ áp dụng thành tựu
nghiên cứu khoa học mới, hiện đại, có độ chính xác cao dé tạo ra sản phẩm có chất
lượng vượt trội, hiệu quả kinh tế cao; đồng thời đảm bảo thân thiện với môi trường”.
1.1.1.2 Khái niệm về nông nghiệp công nghệ cao
Theo định nghĩa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào
sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình
sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh
học và các : piông cây trồng, giông vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu
quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác
hữu cơ”.
Như vậy, có thê hiểu “Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp ứngdụng các công nghệ hiện đại vào toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững”.
Qua đó cho thấy: Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là hệ thống sản xuất
nông nghiệp hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị sản phẩm Sản xuất theo chuỗi đều
đạt trình độ công nghệ sản xuất tiên tiễn ở tất cả các giai đoạn (công nghệ sinh học,
tin học, công nghệ vật liệu mới, cơ giới hoá, tự động hoá ) nham tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả thỏa mãn nhu cầu
thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời cải thiện mức sống cho người lao động.
1.1.1.3 Khái niệm về day mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
Day mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là việc thúc đây phát
triển công nghệ mới, tiến bộ vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra được nhiều
Trang 13nông sản có giá trị và chât lượng cao, góp phân nâng cao thu nhập và thỏa mãn nhu câu ngày càng cao của người tiêu dùng.
1.1.1.4 Nhiệm vụ của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung vào những
nhiệm vụ chủ yêu sau:
- Chọn, tạo, nhân giống cây trồng và vật nuôi cho năng suất và chất lượng cao;
- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn quy định;
- Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp
1.1.1.5 Khái niệm khu nông nghiệp công nghệ cao
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu vực tập trung thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp dựa trên việc ứng dụng thành tựu của hoạt động
nghiên cứu và phát triển CNC dé thực hiện các nhiệm vụ của nông nghiệp ứng dụngcao là: chọn, tạo, nhân giống, cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất và chất lượng
cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật
tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nôngnghiệp; phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC và phát triển dich vụ CNC phục vụ nông nghiệp.
Khu nông nghiệp công nghệ cao có các chức năng cơ bản sau: Nghiên cứu ứng
dụng; thử nghiệm; trình diễn CNC; đào tạo nguồn nhân lực; sản xuất sản phẩmNNCNC Trong đó, 3 chức năng: sản xuất, thử nghiệm, trình dién CNC có tính phốbiến; 2 chức năng còn lại tùy đặc điểm của từng khu vực
1.1.2 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế
xã hội, nâng cao đời sông của người đân:
Thứ nhất, nông nghiệp công nghệ cao góp phần quan trọng vào tăng năng suất
lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đây chuyên dịch cơ cấu kinh tế.
Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao tạo điều kiện cho doanh nghiệp
cũng như các hộ nông dân tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, điển hình là
công nghệ sinh học, công nghệ di truyền học; đưa vào sản xuất nhiều giống cây trồng,
Trang 14vật nuôi mới có tính ưu việt, năng suất cao, các giống cây trồng ngắn ngày đem lạihiệu quả kinh tế cao làm cho năng suất lao động tăng nhanh, nâng cao chất lượngnông sản Đồng thời, có thé giúp tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí nguồn lực, tăng
năng suất lao động khi sử dụng công nghệ chăm sóc tự động và bán tự động trong
nông nghiệp.
Ngoài ra, các vùng nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp quy mô lớn
là kết quả của quá trình tích tụ đất nông nghiệp Đồng thời, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp đã làm giảm sức lao động thủ công.
Do đó, lực lượng lao động nông nghiệp sẽ có xu hướng giảm dần và chuyên
dịch sang các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Điều này dẫn đến sự chuyền dich cơ cau kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong lĩnh vực
nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã làm tăng năng suấtlao động, hiệu quả kinh tế Điều này làm cho giá trị của nông sản công nghệ cao ngàycàng quan trọng hơn so với nông sản truyền thống
Thứ hai, nông nghiệp công nghệ cao giúp nâng cao trình độ nguôồn nhân lực
nông thôn, hướng đến nguồn lao động chuyên nghiệp, hiện đại.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao chủ yêu được thực hiện trên cơ sở đột
phá quy mô lớn về công nghệ sinh học, công nghệ nuôi, nhà lưới, nhà màng Yêu cầu kỹ thuật rất nghiêm ngặt và người lao động cũng phải có trình độ nhất định Vì
vậy, kỹ thuật canh tác truyền thống không còn phù hợp và không đáp ứng yêu cầucủa tình hình mới, phải có cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng nguôn nhân lựcnông thôn Vì vậy, khi nông nghiệp công nghệ cao tiếp tục phát triển sẽ tạo điều kiện cho nguồn nhân lực nông thôn thay đổi về chat.
Nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra những thay đôi mang tính cách mạng về mọi mặt ở nông thôn, mà thay đổi lớn nhất là cuộc cách mạng về trình độ, nhận thức
và thói quen sản xuất của nông dân Ngoài việc thé hiện ở chỗ từ trước đến nay nông dân chiếm số đông nhất trong xã hội trở thành lực lượng thiểu số thông qua việckhông ngừng chuyền dịch ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt cuộc cách mạng nàycòn thé hiện ở việc người nông dân đã trở thành những người nông dân lạc hậu, những
Con người có đầu óc giản đơn, lạc hậu, bảo thủ được thay thế bằng những người laođộng kiều mới có nhận thức hiện đại, hiểu biết các quy luật vận động của kinh tế thị
trường, nắm vững kiến thức khoa học kỹ thuật, chuyên từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ,
manh mún, tự phát sang sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiệu quả và gắn với thị
trường.
Thứ ba, nông nghiệp công nghệ cao góp phần quan trọng trong việc giải quyết
các vân đê xã hội ở nông thôn.
Thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện do năng suất lao độngtrong lĩnh vực nông nghiệp tăng cao từ việc phát triên nông nghiệp công nghệ cao.
Từ đó, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị cũng dần được thu hẹp
lại.
Trang 15Bên cạnh đó, việc hình thành các mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp vàhợp tác xã, các liên két sản xuât theo chuỗi gia tri sẽ tạo nhiêu cơ hội việc làm hơn cho người lao động, góp phân làm giảm tỷ lệ thât nghiệp trong khu vực này.
Thứ tu, nông nghiệp công nghệ cao góp phan nâng cao sức cạnh tranh chonông nghiệp Việt Nam trên thị trường thê giới.
Ngày nay, các quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ bao gồm quan hệ thương mại
trao đổi sản phẩm hang hóa, đầu tư, mà còn bao gồm các hoạt động hợp tác khoa học, chuyên giao công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ của các bên hữu quan Ngay trong quan hệ trao đôi hàng hóa và đầu tư cũng đã có sự chuyền giao, phát triển khoa
học và công nghệ Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao vừa góp phần khai thác,phát huy tiềm năng lợi thé nông nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng góp phần giúp Việt
Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, quá trình hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nôngnghiệp tiếp tục đây mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), nâng cao năngsuất, chất lượng, sức cạnh tranh nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản và tăng
cường hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm Trong
đó, các doanh nghiệp và nhà sản xuất đã chịu sức ép tích cực do sự cạnh tranh mạnh
mẽ từ các công ty quốc tế và các mặt hàng nhập khẩu Những cải tiến KHCN cũng
như đầu tư vào phát triển sản phẩm được coi là những yêu tố quan trọng nhất trong
sản xuất, giúp tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu và thị hiểu của người tiêu dùng, đồng
thời cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm Nhiều công nghệ tiên tiến và các tiêuchuẩn kỹ thuật như VietGAP, ISO, HACCP trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng,vật nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã và đang được áp dụng tại Việt Nam
Thứ năm, nông nghiệp công nghệ cao góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
Việc ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi sạch
bệnh, không cân ánh sáng, có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt, đồng
thời giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc hóa học, gop phan bao vệ môi
trường và tăng khả năng chống chịu trước tác động tiêu cực của biến đôi khí hậu Hơn nữa, việc sử dụng các vật tư trong sản xuất nông nghiệp có đặc tính sinh học (phân
bón hữu cơ, phòng trừ dịch bệnh bằng biện pháp sinh học ) đồng thời góp phần bồi
dưỡng, tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp một cách hợp lý như cải
thiện cấu trúc và độ phì nhiêu của đất, tạo cân bằng sinh thái, sản xuất nông nghiệp
thường thải ra các chất thải ảnh hưởng xấu đến môi trường (phân và khí thải trongchăn nuôi) Với việc ứng dụng công nghệ sinh học, các chất thải này được làm sạch
khi thải ra môi trường hoặc được sử dụng để tạo ra các sản phẩm hữu ích, từ đó góp
phần vào bảo vệ môi trường
1.1.3 Đặc điểm của nông nghiệp công nghệ cao
Những đặc trưng cơ bản của sản xuât nông nghiệp công nghệ cao:
Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trước tiên phải là một
hệ thong sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với quy mô lớn, gắn liền với các
Trang 16cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ Phải hình thành các vùng, các tiểu vùng sản xuấtchuyên môn hóa, các vườn chuyên canh có quy mô đủ lớn phù hợp với đặc điểm tựnhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, của từng địa phương và cả nước cho sản xuất
tập trung quy mô lớn Với quy mô như thé thì sản xuất nông nghiệp mới có kha năng
ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra nhiều sản phẩm nông sản có tính cạnh tranh
cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu
Mặt khác, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không thể phát triển trên tất cả các vùng, các khu vực, các loại vật nuôi, cây trồng khác nhau trong cả nước bởi sản xuất nông nghiệp có đặc điểm là diễn ra trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, mangyếu tố vùng và khu vực là rat cao Do đó, cần phải khảo sát, nghiên cứu kỹ về cácđiều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, của từng địa phương trên cả nước
để thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, có như vậy thì sản xuất
nông nghiệp mới có khả năng ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các nông sản
hang hóa có sức cạnh tranh cao cung cap cho thị trường trong nước và hướng đến
xuất khâu.
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được tiền hành theo chuỗi giá
trị sản phẩm từ lúc bắt đầu cung cấp các nguyên liệu đầu vào đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp rồi thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm và bán sản phẩm ra thị
trường Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi sẽ đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bềnvững, thực hiện công băng lợi ích phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia
chuỗi giá trị Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi còn làm gia tăng năng suấtlao động, năng suất và chất lượng sản phẩm, cải thiện và nâng cao trình độ, kỹ năng
kinh doanh của các tác nhân tham gia chuỗi, đồng thời dé kiểm soát van dé ô nhiễm
môi trường sinh thái và các van đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm làm ảnhhưởng đến sức khỏe con người Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi còn giúp cho việctìm ra hướng dau tư hợp lý giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị sản phẩm
Thứ ba, phải phat triển đồng bộ và đạt đến trình độ tiên tiến hoặc trình độ cao
đối với các công nghệ sản xuất nông nghiệp trong từng mắt xích của chuỗi giá trị.Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ nói chung và
công nghệ cao nói riêng vào sản xuất nông nghiệp là chỉ phát huy tác dụng và đạt
được hiệu quả cao nhất khi thực hiện thống nhất các yếu tố công nghệ, nguyên nhân
là do các yêu tố công nghệ bao giờ cũng phát huy tác dụng một cách đồng bộ, ngược
lại chúng sẽ cản trở và kìm hãm lẫn nhau Vì vậy, cần thực hiện đồng bộ các yếu tố
công nghệ cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp như: Thủy lợi hóa nông nghiệp,
cơ điện khí hóa nông nghiệp, hóa học hóa, sinh học hóa, công nghệ thông tin, quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm và công nghệ sản xuất tiên tiến.
Thủy lợi hóa nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, không
chỉ đảm bảo chủ động tưới tiêu nước cho mọi loại cây trồng, vật nuôi Đồng thời,
thủy lợi phải tiến đến tưới tiêu khoa học theo nhu câu sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi ở các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa sản xuất hang hóa
bằng các phương pháp tưới khoa học, phù hợp như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt Mặt
Trang 17khác, thủy lợi hóa còn phải đảm nhận vai trò bảo vệ nguồn nước tưới, làm nguồn
nước tưới không bị cạn kiệt, thiếu nước và không làm ô nhiễm nguồn nước tưới Như
vậy, sẽ đảm bảo cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững và phát huy hiệu
quả tác dụng của các yêu tố công nghệ khác
Cơ điện khí hóa trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Các loại máy móc
cơgiới hóa được thuận tiện hoạt động trong sản xuất, vận chuyên, thu gom và chế biến sản phẩm do sản xuất nông nghiệp được tiến hành tập trung quy mô lớn Mức
độ cơ giới hóa và tự động hóa ngày càng cao khi trình độ sản xuất càng phát triển, đó
là xu thế tat yếu, là phương tiện mạnh nhất dé tăng năng suất lao động, giảm chi phí
sản xuất, thực hiện đúng và kịp thời các yêu câu kỹ thuật của sản xuất Trong quá
trình phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, cần thực hiện phát triển cơ giới hóa giao
thông trước để mở đường cho cơ giới hóa phát triển và thúc đây sản xuất hàng hóa
phát triển nhanh hơn Đề phục vụ trực tiếp cho thủy lợi hóa và cơ giới hóa, đáp ứng
yêu cầu sản xuất nói chung thì việc ứng dụng điện khí hóa vào sản xuất rất rộng rãi
và phố biến trong nông nghiệp công nghệ cao Điện khí hóa trong nông nghiệp có rat
nhiéu wu diém Khéng chi phục vụ trực tiếp cho thủy lợi hóa và cơ giới hóa sản xuất
nông nghiệp, điện còn dùng dé bảo quản, sấy khô san phẩm, chiếu sáng phục vụ sản
xuất, sưởi 4m cho cây trong, vật nuôi và không làm ô nhiễm môi trường.
Hóa học hóa trong phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao yêu cầu việcsản xuất và ứng dụng các sản phẩm hóa chất cần đảm bảo không ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, phải thân thiện với môi trường và góp phan phát triển nông nghiệpbền vững Sản xuất và sử dụng các loại phân bón tổng hợp có hàm lượng dinh dưỡng
NPK dễ sử dụng Các loại vitamin, muôi vi lượng và các chất dinh dưỡng khác được
sản xuất và sử dụng nhiều dé trồng rau, hoa qua theo phuong phap thuy canh, dapứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa Các sản phẩm hóa chat độc hại, không thân
thiện với môi trường, làm hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp
như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ dại, thuốc kích thích tăng trưởng, cần hạn chế tối
đa việc sử dụng hoặc thâm chí là cắm sử dụng Bên cạnh các sản phẩm hóa chất cónhiều ưu điểm dé phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cần phải sản xuất,
sử dụng phô biến và ngày càng nhiều các chế phâm vi sinh, hóa sinh như thuốc thảodược để bảo vệ cây trồng, vật nuôi hay phương pháp vật lý chiếu xạ dé bảo quan sảnphẩm, nhất là sản phẩm xuất khâu.
Sinh học hóa trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có xu hướng rất pháttriển, nhất là việc ứng dụng các thành tựu sinh học Nội dung cốt lõi của sinh học hóanông nghiệp chính là công nghệ sinh học trong nông nghiệp Hiện nay, nhiều ngành,nhiều lĩnh vực như: quốc phòng, y tế, bảo vệ môi trường tự nhiên, Đều sử dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao.Công nghệ sinh học hiện tại và tương lai có rat nhiều tiềm năng cho phát triển nôngnghiệp Công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo cho sản xuất nôngnghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triên
nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất,
chất lượng cao, không những dam bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ma còn bảo vệ được
Trang 18môi trường Do là nhờ sự phat triển và gắn kết giữa công nghệ gen, công nghệ tế bào
và công nghệ vi sinh Trước hết, việc phát triển công nghệ sinh học được ưu tiên thựchiện ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung công nghệ cao Đề ứng dụng nhanh
công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, cân phải xây dựng hệ thống giống theo
phương pháp công nghiệp từ việc nuôi cây mô, nuôi cây bao phan, thực hiện vi ghép, sản xuất trong nhà lưới, đến sản xuất ra các giống mới tương đương và đạt tiêuchuẩn các nước phát triển trong khu vực và thế giới
Công nghệ thông tin: Nét đặc trưng nổi bật, hạt nhân của việc phát triển và
ứng dụng các yếu tố công nghệ cao vào sản xuất đó chính là công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin sẽ kết nối giữa các yếu tố công nghệ với nhau cũng như kết nốisản xuất nông nghiệp với thị trường trong nước và thé giới Người chủ sản xuất hay
người lao động thông qua công nghệ thông tin sẽ biết được các công việc của mình
đang được thực hiện trên đồng ruộng hay cơ sở nhà nuôi và chế biến sản phâm dé cócác giải pháp kip thời và phù hợp Vì vậy, dé hướng tới phát triển nông nghiệp côngnghệ cao thì công nghệ thông tin ngày càng được coi trọng Công nghệ thông tin sẽ
thúc đây việc tăng trưởng và chuyền dịch cơ cau sản xuất nông nghiệp nhanh và hợp
lý, công nghệ thông tin còn là phương tiện chủ lực dé nông nghiệp có thé “di tắt đónđầu” rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước
Quy trình kỹ thuật tiến bộ: Cùng với các yếu tổ công nghệ nêu trên, nông
nghiệp công nghệ cao đòi hỏi phải ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiền bộ, phù hợpvới từng loại cây trồng, vật nuôi, thực hiện đúng và nghiêm ngặt quy trình kỹ thuậttrong sản xuất kinh doanh Duy trì và phát huy những kinh nghiệm sản xuất tiên tiền,những bí quyết và kinh nghiệm của người lao động tham gia trong chuỗi sản xuất hang hóa nông san Phát triên nông nghiệp công nghệ cao là tất yêu của quá trình phát triển, là cơ sở quan trọng dé phát trién nền nông nghiệp hàng hóa lớn bền vững.
1.1.4 Nội dung của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có những nội dung chính sau:
Thứ nhất, trong từng lĩnh vực canh tác, cần lựa chọn được phương án phủ hợp
nhất cho từng bước trong các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp các kỹ thuậtmới nhất, tiến bộ nhất trong công nghệ bắt đầu từ các công đoạn chọn lọc giông vànuôi trồng, chăm sóc và thu hoạch, đưa ra thị trường là bước cuối cùng Công nghệ
thông tin cần được đưa vào trong việc quản lý các công việc, các bước trong quá
trình, thậm chí là quảng bá, xây dựng thương hiệu và thúc đây mặt hàng trên thị
trường của nông nghiệp.
Thứ hai, nông nghiệpCNC cho ra sản phẩm có tính đặc trưng nhất cho từng
vùng miễn đạt được năng suất cao, được tình trên hiệu quả sản xuất của một đơn vị
sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng có sự cạnh tranh đối với các sản phẩm khác có
cùng nguồn gốc và phân khúc, cùng loại được bắt nguồn từ nhiều địa phương khác
trên thị trường trong nước và nước ngoài, VỚI tiềm năng tăng quy mô sản xuất và khốilượng lớn hay nhỏ hàng hóa khi có sự yêu cầu từ thị trường.
Trang 19Thứ ba, phải theo một chu trình khép kin trong việc tao ra các sản phẩm NNCNC, khắc phục triệt đê những rủi ro trong quá trình phát triên của tự nhiên trong san xuat và rủi ro từ thị trường có thê giảm được.
Thứ tw, nông nghiệp CNC phát triển theo từng giai đoạn, phụ thuộc linh hoạt
vào từng đặc điểm riêng biệt của từng vùng theo quy mô và mức độ hình thành và
lớn mạnh, nhưng vần phải giữ được những yêu tố căn bản, phải bám vào các đặc
trưng vốn có dé từ đó thúc day tạo bước đệm làm nổi bật từ các phương thức sản xuất
sốc truyền thống, đạt được sự nâng cao hơn trong sản xuất.
Thứ năm, khác với thị trường tiêu thụ của sản xuất nông nghiệp truyền thống,
sản xuất NN CNC có thị trường tiêu thụ rộng hơn Nếu như các sản phâm nông sản
sản xuất truyền thong chỉ được biết đến và được phân phối, trao đối trong trị trường
trong nước, do đối với thị trường quốc tế cần được đảm bảo từ khâu sản xuất, được
kiểm định nghiêm ngặt, mà điều đó chỉ có NN CNC mới có thê làm được.
Thứ sáu, sản phẩm nông sản áp dụng CNC là những loại nông sản hay vật nuôiđược trồng hoặc nuôi dưỡng trong điều kiện nghiêm ngặt áp dụng những công nghệtiến bộ trong suốt quá trình nuôi trồng và phát triên, sử dụng hệ thống hiện đại vàthông minh để kiểm soát và điều khiển Từ đó nhằm hình thành các điều kiện thuận
lợi cho môi trường nuôi chăm sóc cho vật nuôi và cây trồng, thích hợp cho từng giống
cây và sinh vật Các sản phẩm nông san CNC thường có chứng nhận uy tín an toàn
100%, không tồn đọng các chất hóa học có hại, có sự đồng đều về chất lượng, không
dịch bệnh.
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao —
1.1.5.1 Nhân tô khách quan
a Điêu kiện tự nhiên
NNCNC van dựa vào cơ sở canh tác hữu cơ, do vậy phụ thuộc vào tính chất
sinh học, điều kiện dat đai, thé nhưỡng, thời tiết và khí hậu Các nhân tố này góp phanquyết định tới chung loại cây trồng, vật nuôi, quy mô sản xuất, cũng như phạm vi ứng
dụng |tiễn bộ của khoa học công nghệ Chính vì vậy, day mạnh ứng dụng NNCNC đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu, khảo nghiệm các điều kiện tự nhiên trước khi áp dụng
vào trong sản xuất.
b Khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ là nhân tố chính quyết định đến sự phát triển NNCNC
ở các địa phương, cụ thê như sau:
- Khoa học công nghệ giúp làm gia tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản
phẩm nông nghiệp; làm tăng giá trị kinh tẾ, giảm chỉ phí sản xuất trên một đơn
vị sản pham, góp phan hạ giá thành sản pham.
- _ Giúp cho ngành nông nghiệp có thé tận dụng được những điều kiện thuận lợi
và khắc phục được những tác động tiêu cực của môi trường tự nhiên.
Trang 20- Tao ra một hệ thống các công cụ quản lý mới kinh tế hơn và tốt hơn Điều này
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nâng cao năng suất lao động và giảmcường độ lao động: thay đồi tư duy của người lao động, thúc đây các phương
thức SXNN mới Vì vậy, khoa học và công nghệ có vai trò chuyền ngành nông
nghiệp từ sản xuất quy mô nhỏ, lạc hậu sang sản xuất quy mô lớn, hiện đại hơn.
c Thị trường
Thị trường nông sản là một thị trường rộng lớn, là nhân tố quan trọng nhất quyết định tới sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực nông nghiệp
công nghệ cao nói riêng.
Do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, đất nông nghiệp ngày càng giảm
trong khi dân số thì ngày một tăng, cùng với những phương thức canh tác lạc hậu,manh mún, tự phát trong nông nghiệp thì không thể đáp ứng đủ lương thực, thực
phẩm cho người dân Vì vậy, nhằm làm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm dé
thỏa mãn yêu câu ngày càng cao của thị trường nông sản, cần phải nghiên cứu và ứng
dụng khoa học công nghệ vao sản xuất nông nghiệp Việc ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất sẽ được đây mạnh khi thị trường nông sản phát triển, đem lại kinh tế
cao.
Ngay nay dang phat triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cũng như các ngành công nghiệp khác Vì nhu câu tiêu dùng sản phẩm ngày một tăng ở những nhóm ngành công nghiệp này nên đòi hỏi cân phải có một lượng lớn về nông sản dé cung cap nguyên liệu cũng như thực phẩm cho thị trường công nghiệp Vì vậy, càng phải day mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào tronglĩnh vực sản xuất
1.1.5.2 Nhân tố chủ quan
a Nguồn lao động
Có thé nói nguồn lao động là lực lượng quan trọng nhất của xã hội Chất lượnglao động trong nông nghiệp cũng như lao động phục vụ cho việc ứng dụng CNC vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành và
phát triển của NNCNC Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là tổng
thé sức lao động tham gia vào các quá trình sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả số
lượng và chất lượng.
Về số lượng, đội ngũ lao động tham gia trong nền NNCNC bao gồm “bốnnhà”: Nhà nước (nhà quản lý), nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp Dé việc ứng
dụng công nghệ cao vào SXNN đạt được thành công, tuy “mỗi nhà” có một vai trò
riêng nhưng nhưng vẫn cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa “bốn nhà” Cần nhânmạnh rằng ““nhà nông” là những “ công nhân nông nghiệp” sản xuất theo phương thức
CN với cơ chế thị trường và am hiểu KHCN; tức là nông dân phải có “chất xám” cao
khi tham gia vào nên SXNN theo hướng ứng dụng công nghệ cao, làm chủ quá trình
Trang 21SX Như vậy, người lao động phải đạt trình độ cao về nhiều mặt thì nền NNCNC mớiđạt được hiệu quả, nên một yêu cầu và giải pháp không thể thiếu trong chính sáchphát triển nền NNCNC là dao tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Về chất lượng, trong nền nông nghiệp công nghệ cao thì nguồn lao động bao
gồm 2 yếu tổ là trí lực và thể lực của người lao động, cụ thể đấy là sức khỏe, nhận
thức, trình độ chính trị và văn hóa, nghiệp vụ và kinh nghiệm của người lao động trong nông nghiệp Trong đó, thé lực của nguồn lao động bao gồm cả yêu: tố vật chất
và yếu tô tinh thần Trong suốt quá trình thực hiện công việc thì thé lực tốt được thểhiện ở sự khỏe mạnh, nhanh nhẹn, dẻo dai, bền bi của người lao động Nê ếu như thélực là nền tang, cơ sở dé hình thành trí lực thì tri lực là yếu tố quyết định chất lượngnguôn lao động Trí lực được thể hiện qua hai khía cạnh là: trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và các kỹ năng mềm Chất lượng nguồn lao động còn được thé hiện qua
những yêu tô vô hình không thé định lượng được bang những con số cụ thé như: ý
thức tô chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm
trong việc nghiên cứu các sản phẩm, có tỉnh thần hợp tác, tác phong làm việc khântrương, chính xác, có lương tâm nghề nghiệp Do nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏilực lượng lao động có day đủ thé lực, trí lực, có thể làm chủ được quá trình sản xuat, tuân thủ theo các quy đình của quy trình chuỗi sản xuất nông nghiệp nên chất lượnglao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao
b Đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình chuyền biến quần thể dân cư từ dạng nông thôn sangdạng đô thị với những biểu hiện là sự gia tăng về quy mô và số lượng đô thi; nângcao ty lệ dân cu đô thi va phô biến văn hóa đô thị Đô thị hóa là một trong nhữngnhân tố tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển NNCNC của các nước nóichung và ở Việt Nam noi riêng, bởi vì:
- Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất: diện tích đất nông nghiệp ngày càng
giảm, trong khi diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng gia tăng Cần phải á áp dụng
những tiên bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm gia tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm và năng suất lao động xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp, vì nếu như sản xuất nông nghiệp theo cách truyền thống trên một diện tích đất nông nghiệp bi hạn chế thì sẽ không thé đáp ứng đủ lương thực thực phẩm dé duy trì sự sống nhân
loại.
- Đô thị hóa làm gia tăng tý lệ dân số đô thị một cách nhanh chóng nên nhu cầu tiêudùng sản pham hàng hóa nông sản ngày một tăng lên cả vê khôi lượng, chat lượng va phong phú vê chủng loại.
- Đô thị hóa góp phần nâng cao trình độ người lao động nói chung và lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, họ nhận thức được răng trong sản xuất nông nghiệp
thì việc ứng dụng khoa học công nghệ giữ vai trò và hiệu quả rất to lớn nên họ dễ
dàng triển khai, ứng dụng và thúc day nhanh quá trình ứng dụng công nghệ cao vào
sản xuất Nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu GDP đối với các quốc gia
Trang 22đang phát triển, đây cũng là những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân cư đô thịchiêm ty lệ lớn, diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh vì thé việc ứng dụng khoa họccông nghệ vao trong quá trình sản xuất là rất cần thiết nhằm tạo ra khối lượng nông
sản lớn, thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu nông sản chất lượng cao, góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống người dân, 6n định nền KT-XH dat nước.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Phát triển nông nghiệp công nghệ cao 6 tinh Nam Định
Là tỉnh duyên hải trọng điểm nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng, Nam Định có bờ biển dài 72 km, diện tích tự nhiên hơn 165 nghìn héc- ta, trong đó
có 78 nghìn héc-ta đất lúa, 15 nghìn héc-ta nuôi¡trồng thủy sản Với điều kiện đất đaimàu mỡ, chủ động tưới tiêu, người nông dân cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, Nam Định
có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ
cao Dựa trên những điều kiện thuận lợi đó, tỉnh Nam Định chủ chương thực hiện đề
án tái cơ cầu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững Theo đó, khuyến khích, tao diéu kién phat trién mạnh hình thức thuê gom,
tích tụ ruộng đất, mở rộng kinh tế hộ và kinh tế trang trại, gia trại; phối hợp hoànthiện và phát triển các mô hình liên kết chuỗi trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; day mạnh các hoạt động thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp;
xây dựng thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm chủ lực của tỉnh.
Từ năm 2015, Công ty Cổ phân Dược phẩm Hoa Thiên Phú liên kết, tiêu thụ
cây dược liệu (cây đương quy, nguu tat, ích mau) tại huyện Nghia Hưng trên diện tích 23ha, trong đó: xã Hoàng Nam 12ha, xã Nghĩa Minh 7ha, xã Nghĩa Phong 2ha,
xã Nghĩa Phúc 2ha áp dụng theo tiêu chí GACP-WHO Sau hơn một năm triên khai,
mô hình đã góp phan phát triển vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO,đồng thời nâng cao thu nhập và ôn định đời sống cho nông dân, cao gấp hai, gấp balần so với cay lúa.
Tại huyện Xuân Trường, Công ty VinEco đã triển khai dự án đầu tư phát triển
nông nghiệp công nghệ cao ở vùng bãi sông Hành Thiện, xã Xuân Hồng Công ty đã
hoàn thành cơ bản việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật; đang triển khai trồng 116ha rau cu
theo công nghệ cao va VietGAP; sản lượng rau, củ, qua dat 7-10 tan/ngay phục vu
cho chuỗi hệ thống siêu thị WinMart, WinMart+, mang lại thu nhập ôn định từ 3,5-6triệu đồng/người/tháng cho gần 300 công nhân
Điểm nổi bật của Nam Định trong phát triển NNCNC là:
Thứ nhất, về công tác dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, chính quyền tỉnh
Nam Định thực hiện việc kiểm tra, rà soát tình hình sản xuất nông nghiệp, năng suat, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tinh, đặc biệt là những vùng có năng suất thấp, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang lớn Từ đó, tỉnh tiến hành rà soát, bố sung các
quy hoạch: sử dụng đất, vùng sản xuất, xây dựng nông thôn mới dé phát huy thế mạnh
từng địa phương, tạo vùng sản xuất đáp ứng yêu câu sản xuất hàng hóa Tập trung ràsoát các diện tích dat hai lúa kém hiệu quả dé chuyền đôi sang các cây trồng, khác có
hiệu quả cao hơn Đồng thời, tỉnh chỉ đạo các địa phương vận động, khuyến khích
Trang 23phương, doanh nghiệp hoặc tô chức, cá nhân nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ
cao hiện có, trọng tâm là các mô hình công nghệ cao trong sản xuất như trồng hoa,rau, trồng nắm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản; chế biến và bảo quảncác sản phẩm nông nghiệp theo hướng an toàn và bền vững.
Bên cạnh đó, chính quyền tinh Nam Định thực hiện lựa chọn các hợp tac xã
có tiềm lực và kha năng dé hỗ tro tư vấn, giúp các hợp tác xã lựa chon, áp dụng công nghệ phù hợp và xây dựng phương án liên kết hợp tác với doanh nghiệp dé đầu tư công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Các loại hình công nghệ được lựa chọn áp dụng như ứng dụng canh tác trên
giá thê, công nghệ tưới tiết kiệm và công nghệ nhà lưới, nhà kính, nhà màng có hệ
thong điều khiến tự động hoặc bán tự động Công nghệ lên men, công nghệ vi sinh
sản xuất chế phẩm sinh học; công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ bảo quản rau, hoa
quả tươi, thịt, trứng; sử dụng chất phụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế biến
nông sản; hoặc áp dụng công nghệ sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP Từ đó góp phần nâng cao chất lượng nông sản, giảm giá thành, làm gia tăng thu nhập cho
người sản xuất
Thứ ba, thành lập Hiệp hội Nông sản sạch, với sự tham gia cua 35 doanhnghiệp (DN) có sản phẩm được chứng nhận chất lượng theo các tiêu chuẩn VietGAP,HACCP, GMP, SSOP có tem truy xuất nguồn gôc (QR Code) Dù hoạt động chưa
lâu, Hiệp hội đã chứng tỏ là bước đi đúng đắn của ngành nông nghiệp tỉnh trong nỗ
lực xây dựng thương hiệu cho nông sản chủ lực Được sự hỗ trợ của UBND tỉnh,Hiệp hội đã xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm, với khoảng 200 nông sản đặctrưng, thế mạnh không chỉ của Nam Định mà còn của nhiều tỉnh, thành phố khác
Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định còn chủ động tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc liên kết với các tập đoàn quôc tế Điều này tạo điều kiệncho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ tiên
tiến, hiện đại; đồng thời tạo bước đệm đề sản phâm nông nghiệp đến gần hơn với thị
trường quốc tế
Một số mô hình nông nghiệp ứng dụng cao ở Nam Định:
Trong trồng và sản xuất khoai tây, ngành nông nghiệp của tỉnh đã tiếp nhận và xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao nuôi cây mô tế bào thực vật và phương
pháp khí canh, giúp tạo ra giống giống khoai tây sạch bệnh, có năng suất cao.
Nói về quy mô sản xuất trong nhà màng lớn phải ké đến trang trại trồng dua
và hoa công nghệ 4.0 của anh Mai Ngọc Chân, xóm Xuân Dục, xã Xuân Ninh (Xuân Trường) Việc sản xuât trong nhà màng giúp hơn 5.000m2 cây trông của trang trại
Trang 24được chăm sóc đặc biệt với quy trình “kỷ luật hóa” từ nước, nhiệt độ và cả không khí
xung quanh khu canh tac dam bảo tuyệt đối về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.Trong mô hình của Anh Chan, dưa chuột, dua lưới được trồng trên giá thé xơ dừatrong nhà màng có ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hẹn giờ tự động giúp chủ động
về thời gian, thời tiết nên có thể sản xuất quanh năm Ngoài ra, trồng dưa trong nhàmàng còn ngăn ngừa côn trùng phá hoại nên giảm tối đa lượng thuốc trừ sâu phải sử dụng trong quá trình cây sinh trưởng, mẫu mã sản phẩm đẹp, chất lượng an toàn góp
phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và cộng đồng
1.2.2 Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh duy nhất trên cả nước có ba mặt giáp sông và 1 mặt giápbiển, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tinh là một trong những vựa lúa của Đông bằng
Sông Hồng Bên cạnh đó, đường bờ biển dai tạo điều kiện Thái Binh phát triển ngành
thủy hải sản.
Năm 2017, thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tập đoàn TH phôi hợp
với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình đã tổ chức Lễ Khởi công Dự án nông nghiệp
công nghệ cao sản xuất rau củ quả hữu cơ và lúa chất lượng cao, tại xã Dũng Nghĩa
(tinh Hà Nam Vũ Thu, tinh Thái Binh) Dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất
rau củ quả hữu cơ và lúa chất lượng cao tại Thái Bình được tư vân đầu tư bởi Ngân
hàng Thương mại Cô phần Bắc Á và vận hành bởi Công ty cổ phần sản xuất và cung
ứng rau quả sạch quốc tế (FVF).
Dự án có quy mô đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, diện tích sản xuất khoảng 3.000ha
Trong số đó diện tích sản xuất rau, củ quả sạch dự kiến sử dụng khoảng 1.000ha; diện
tích trồng lúa và sản xuất dầu gạo dự kiến sử dụng khoảng 2.000ha Tập đoàn đầu tư
sản xuất theo chuỗi khép kín từ xây dựng vườn ươm, trồng trọt, chiết xuất, thu hái thành phẩm, xử lý và đóng gói, phân phối sản phẩm.
Tập đoàn TH đầu tư sản xuất theo chuỗi từ xây dựng vườn ươm, trồng trọt,
chiết xuất, thu hái thành phẩm, xử lý và đóng gói, phân phối sản pham Sản pham
được sản xuất theo tiêu chuân GlobalGAP và tiêu chuẩn Organic (hữu cơ) theo hướng
“5 không” (không phân bón hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật hóa học, khôngkích thích tăng trưởng, không chất bảo quản và không giống biến đổi gen)
Tiến trình sản xuất áp dụng quy trình kiêm soát dich hại tổng hợp (nguồn giống
được lựa chọn kỹ càng có sức đề kháng cao và không mang mầm bệnh; đất trồng, nước tưới an toàn; phương pháp canh tác khoa học có nhật ký hành trình theo dõi sát
sao quá trình phát triên của cây cũng như thu hoạch, sơ chế, bảo quản và phân phối,
luôn đạt yêu cau cao về tính kỷ luật và tuân thủ) Trên mỗi sản phâm đều có cam kết
về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm rõ rang.
Nông nghiệp công nghệ cao ở Tỉnh Thái Bình có điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, chính quyền tỉnh Thái Bình chủ động thực hiện các biện pháp tích
tụ ruộng đât nông nghiệp Băng cách thực hiện vận động người dân tự nguyện ủy
Trang 25quyền quản lý sử dụng đất cho chính quyền xã Sau đó, chính quyền xã là đơn vụđứng ra ký kết hợp đồng cho thuê đất với các doanh nghiệp từ 20 đến 30 năm Cáchlàm sáng tạo này vừa không trái pháp luật, quá trình tích tụ đất nông nghiệp ở TháiBình diễn ra thuận lợi, nhanh chóng; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp yên tâm đầu tư nguồn lực để phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh.
Ngoài hình thức tích tụ ruộng đất bằng cách cho thuê đất và chuyền nhượng quyền
sử dụng đất, Chính quyên tỉnh còn chủ trương tích tụ ruộng đất dưới hình thức liên
kết sản xuất với các tập đoàn lớn và doanh nghiệp địa phương, đồng thời bao tiêu sản
phâm.
Thứ hai, Thái Bình là địa phương đầu tiên mở Hội nghị xúc tiễn đầu tư vàonông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thông qua Hội nghị, các doanh nghiệp có cơ hội tìmhiểu sâu hơn về điều kiện tự nhiên, các nguồn lực tiềm năng; từ đó có chiến lược đầu
tư lâu dài tại địa phương Hiện nay, Thái Bình đã và đang thu hút được nhiều tập đoàn
lớn đầu tư như: Tập đoàn TH, Tập đoàn Thaco với tông số vốn đăng ký lên đến hơn
25 nghìn tỷ đồng (năm 2017), các doanh nghiệp hầu hết thực hiện sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn về nông nghiệp sạch, công nghệ cao như VietGAP; GlobalGAP; Organic
Một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Thái Bình:
Điền hình là mô hình trồng hoa ứng dụng gói giải pháp nông nghiệp thôngminh APPA Smart Farm, sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt Knet dé quản lý tướicho 3.500 chậu hoa dạ yến thảo rủ và cúc mâm xôi được trồng trong nhà lưới, có máiche nilon ở TP Thái Bình Thông qua bộ cảm biến, các điều kiện môi trường nhưnhiệt độ, độ âm, ánh sáng liên tục được cập nhật, từ đó phản ánh tới điện thoại thôngminh dé phân tích, xử lý số liệu, tự động điêu chỉnh lượng nước tưới
Ở mảng trồng trọt, mô hình ứng dụng công nghệ mạ khay, máy cấy từ 16 máy
ban đầu, đến nay toàn tỉnh đã có hàng trăm máy cây, góp phần giải quyết bài toán
thiếu lao động ở nông thôn.
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa nói chung và Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao Lam Sơn nói riêng
Từ kinh nghiệm thực tiễn phát triển NNCNC ở một số địa phương của Việt Nam, có thé rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển NNCNC ở tinh Thanh Hóa như sau:
Mot là, dé phát triển NNCNC thì trước hết, đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rấtlớn Vì thế, cần có những chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cánhân sản xuất NNCNC Có các biện pháp “gỡ khó” cho các chủ thê trong việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.
Hai là, việc đầu tư đề xây dựng các mô hình NNCNC ngoài đòi hỏi vốn đầu
tư ban đầu lớn thì cần phải phù hợp với đặc điểm của khí hậu, thời tiết và điều kiện
tự nhiên của từng vùng Vì thế, việc xác định loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của tỉnh Thanh Hóa cần đặc biệt lưu ý Cần lựa chọn, tạo giống cây trồng, vật
Trang 26nuôi phù hợp với khí hậu, những sản phẩm mà tỉnh Thanh Hóa có lợi thế cạnh tranh,đặc sản của địa phương, các mặt hàng mũi nhọn dựa trên lợi thé đã được thị trường trong nước và quôc tế công nhận, đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và thị hiếu của khách hàng Đồng thời, trong từng mô hình ứng dụng công nghệ cao trên địa bàntỉnh Thanh Hóa, không nên áp dụng y hệt các công nghệ cao giống như các địa
phương khác mà cân phải có sự điều chỉnh dé đạt được hiệu qua tốt nhất Trong đó,
can chú trọng việc ứng dung công nghệ cao ở quá trình chọn, tạo giống cũng như bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch.
Ba là, việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi lao động phải
có trình độ kỹ thuật cùng với khả năng tiếp thu những kiến thức mới cũng như tham
gia lao động nông nghiệp thường xuyên Do đó, khi xây dựng các vùng NNCNC trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cần chú ý đến việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người
dân nhằm giúp người dân cập nhật kỹ thuật mới trong sản xuất Ít nhất, trong mỗi tô
chức hợp tác (hợp tác xã, câu lạc hội, tổ hợp tác) phải có 1-3 cán bộ chuyên trách về
kỹ thuật theo quy mô tô chức hoặc trên 50% số lao động đã qua dao tạo, tập huấn kỹ thuật.
Đồng thời, cần có những giải pháp cụ thé dé thu hút lực lượng lao động trẻ
tham gia vào hoạt động sản xuât này, vì đó mới là lực lượng lao động có khả năng
tiép thu va phát huy tot nhât trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuât nông
nghiệp.
Bon là, vai trò của Nhà nước rat quan trọng trong phát triển NNCNC Trướchết là trong công tác quy hoạch đất dai dé tạo quỹ đất sản xuất 6n định, tâm lý yêntâm cho người nông dân cũng như doanh nghiệp đầu tư Tiếp đến là công tác đầu tư
hạ tầng tại các vùng sản xuất NNCNC Việc ứng dung CNC chủ yếu là các công nghệ
mới và vốn đầu tư tương đối lớn nên nhà nước cần phải kết hợp nguồn lực từ ngân
sách với khơi dậy nguồn lực từ trong dân với các hình thức khác nhau để triển khai
thực hiện đầu tư các mô hình thí điểm một cách hiệu quả Hơn nữa, việc tập huấn,
chuyên giao công nghệ cũng phải được nhà nước quan tâm nhằm giúp người dân tiếp cận với công nghệ mới và có thé ứng dụng vào sản xuất một cách hiệu quả.
Nam là, trong NNCNC đều có vai trò chủ động quan trọng của doanh nghiệp
trong việc hỗ trợ và đầu tư xây dựng vùng chuyên canh, cung cap giống, vật tư đầu
vào, thu mua nông sản và nhất là chế biến để gia tăng giá trị Trong các mô hình thành công, bên cạnh việc các doanh nghiệp có được vùng nguyên liệu ô én định, tạo giá trị
gia tăng cho nông dân, nông dân cũng yên tâm sản xuất
Sáu là, mối liên kết giữa nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm Các mô hình thành công đã chỉ rõ, chỉ có thông qua liên kết với
doanh nghiệp, việc sản xuất của người nông dân mới được tiễn hành quy củ hơn và
hiệu quả mang lại cũng đảm bảo hơn.
Bay là, đây mạnh công tác khuyến nông lâm ngư Công tác khuyến nông lâm - ngư (gọi tắt là khuyên nông) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao
Trang 27trình độ kiến thức cho bà con nông dân, góp phần đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động sản xuất, trên hết là tạo mối liên hệ khăng khít giữa người nông dân - nhà quản lý và nhà khoa học Cần thiết phải day mạnh công tác
khuyến nông, xây dựng hệ thống đến tận cơ sở Tích cực thông tin tuyên truyền các
chính sách, chủ trương hỗ trợ phát triển của Nhà nước và đào tạo, tập huấn, triển khai
mô hình trình diễn cho nông dân, kịp thời phản hội tâm tư, nguyện vọng của người dân đến các sở, ban, ngành dé có phương án giải quyết thỏa đáng.
Từ những ví dụ về mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Nam Định và TháiBình, kết hợp với bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa, Công ty TNHH Trungtâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao Lam Sơn có thể tham khảo, xem xét,đánh giá, tận dụng những cơ hội từ nguồn bên trong và bên ngoai dé áp dụng hiệuquả vào mô hình sản xuất của mình