Đáp ứng nhu cầu hàng ngày của 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam Điểm thu hút các nhân tài hàng đầu và được công nhận là môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, và là biểu tượng của chất
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX KHOA THƯƠNG MẠI - MARKETING
GVHT: TRẦN THỊ B
TP Hồ Chí Minh, năm 2024
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX KHOA THƯƠNG MẠI - MARKETING
Trang 31
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN 1: PHÂN TÍCH CHUNG 2
1.1 GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG HIỆU 2
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 2
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 4
1.1.4 Những thành tựu đạt được: 4
1.1.5 Tổng giá trị ước tính của thị trường ngành 4
1.1.6 Thương hiệu mì Omachi: 5
1.2 MÔI TRƯỜNG MARKETING 5
1.2.1 Môi trường Vĩ mô: 5
1.2.2 Môi trường vi mô: 6
1.3 PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU VÀ HÀNH VI CỦA HỌ 7
1.3.1 Nghiên cứu và khảo sát người tiêu dùng 7
1.3.2 Phân tích kết quả bảng khảo sát 7
1.3.3 Phân tích khách hàng mục tiêu: 14
1.3.4 Phân tích tâm lý khách hàng mục tiêu: 15
1.4 PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 17
1.5 ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU 19
1.6 MARKETING 4P 20
1.6.1 Chiến lược sản phẩm của Omachi (Product): 20
1.6.2 Chiến lược định giá của Omachi (Price): 21
1.6.3 Chiến lược phân phối của Omachi (Place) 21
1.6.4 Chiến lược quảng bá của Omachi (Promotion) 22
PHẦN 2: ĐỀ XUẤT SẢN PHẨM MỚI 22
2.1 Tầm nhìn 22
2.2 Chiến lược 24
Trang 4- Thương mại Việt Tiến, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến và các sản phẩm ngành gia vị Sau nhiều lần chuyển đổi, đến ngày 10/06/2015, công ty đổi tên thành Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan Masan Consumer và Masan Beverage đều là công ty con thuộc sở hữu của Masan Consumer Holdings (thuộc sở hữu của công
ty lớn Masan Group), trong đó Masan Consumer phụ trách về mảng thực phẩm Một số thương hiệu thực phẩm nổi tiếng có trong Masan Consumer bao gồm Chinsu, Nam Ngư, Tam Thái Tử,
Năm 2020, Masan xếp vị trí thứ 10 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo VNR500
Trang 5Tháng 11 năm 2004, Công ty CP Hàng Hải Masan (MSC) chính thức được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng Đến tháng 7 năm 2009, MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty CP Tập đoàn Masan tăng số vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng
Tháng 8 năm 2009 , Công ty CP Tập đoàn Masan được đổi tên thành Công ty CP Masan (Masan Group) Thời điểm này cái tên Masan vẫn còn rất ít tên tuổi trên thị trường Việt Nam Đây cũng dấu mốc Masan chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
Trang 6Đáp ứng nhu cầu hàng ngày của 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam
Điểm thu hút các nhân tài hàng đầu và được công nhận là môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, và là biểu tượng của chất lường và niềm tự hào của người Việt
Sứ mệnh của công ty:
Hội tụ và nuôi dưỡng khát vọng & tài năng để tìm kiếm sự đột phá nhằm nâng cao lợi ích của sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng Chính vì vậy, khách hàng sẽ tưởng thưởng chúng ta bằng doanh số, lợi nhuận dẫn đầu và sự tăng trưởng bền vững
1.1.4 Những thành tựu đạt được:
- Top 1 Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu giai đoạn 2009-2023
- Top 1 Doanh nghiệp Xuất sắc & Bền vững Châu Á 2021
- Top 50 Top Công Ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam Năm - Forbes
- Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2023 – Nhịp Cầu Đầu Tư
- Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam – Vietnam Report
- Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 – VnEconomy1
1.1.5 Tổng giá trị ước tính của thị trường ngành
- Đối với thị trường mì ăn liền
Trang 75
Năm 2022, Việt Nam đứng đầu thế giới về mức tiêu thụ mì ăn liền bình quân đầu người Theo đó, mỗi người Việt ăn khoảng 85 gói mì/người/năm, tương ứng với tần suất 04 ngày ăn một gói (Thống kê của Hiệp hội mì ăn liền Thế Giới – WINA tháng 5/2023)
Việc phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và dự trữ thực phẩm khô trong giai đoạn giãn cách xã hội của dịch Covid-19, đã thúc đẩy thị trường mì
ăn liền trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh mẽ, đạt quy mô ước tính khoảng 37,400 tỷ VNĐ (tương đương khoảng 1,5 tỷ USD)
Năm 2022, Việt Nam xếp thứ ba thế giới về tổng lượng tiêu thụ mì ăn liền với 8,48 tỷ gói mì/năm (Thống kê của Hiệp hội mì ăn liền Thế Giới – WINA tháng 5/2023) Trước năm 2020, chỉ số này dao động ở mức 4,5 – 5 tỷ gói/năm
1.1.6 Thương hiệu mì Omachi:
Omachi là thương hiệu mì ăn liền được sản xuất bởi Tập đoàn Masan Comsumer Omachi được biết đến là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam được làm từ sợi khoai tây nguyên chất, có tác dụng làm đẹp da và cải thiện sức khỏe Ra mắt
từ năm 2017 cho đến nay, Omachi đang chiếm một vị thế nhất định trong thị trường
mì gói Việt Nam Bởi mì có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, được sản xuất theo công nghệ hiện đại, từ khâu chọn lựa nguyên liệu cho tới chế biến và đóng gói Với những thành công đạt được trong chất lượng sản phẩm cũng như có chiến lược truyền thông khôn ngoan, Omachi đã tạo nên một dấu ấn đặc biệt trong lòng khách hàng với khẩu hiệu nổi tiếng “mì khoai tây, ăn không sợ nóng”
1.2 MÔI TRƯỜNG MARKETING
1.2.1 Môi trường Vĩ mô:
- Yếu tố môi trường văn hóa:
Môi trường văn hóa: Việt Nam với hơn 90 triệu dân là một trường tiêu thụ hàng
hóa thực phẩm đầy tiềm năng Đây là một đất nước tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm thức ăn nhanh Tuy nhiên mức độ cạnh tranh ở Việt Nam cũng cực kì khốc liệt, ngoài các nhãn hàng nội địa thì còn vô số các thương hiệu quốc tế đang muốn
Trang 86
chiếm lấy thị phần của riêng mình Việt Nam là nền văn hóa pha trộn của 54 dân tộc anh em, vừa hòa nhập vừa có những nét văn hóa đặc trưng Nói đến khẩu vị của ba miền Bắc – Trung – Nam, mỗi nơi có một khẩu vị riêng Vì vậy việc tạo ra sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của người dân trên toàn quốc là một vấn đề thách thức đối với các doanh nghiệp thực phẩm trong đó có Masan
- Yếu tố môi trường kinh tế:
Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển và duy trì tính ổn định cao Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành hàng kinh
tế trong nước, thực phẩm là một trong số đó Nền kinh tế phát triển dẫn đến thu nhập bình quân đầu người trong xã hội ngày càng tăng, vì thế mọi người dân đều muốn nâng cao cuộc sống của mình đặc biệt là về vấn đề sức khỏe ăn uống Nhu cầu về chất lượng thực phẩm của người dân cũng sẽ ngày càng tăng Đây chính là
cơ hội cho Masan nâng cấp, đa dạng hóa thương hiệu Omachi của mình để đưa đến tay các phân khúc khách hàng cao hơn (khách hàng có thu nhập ổn định và có nhu cầu cao về chất lượng thức ăn nhanh) Vượt lên qua khỏi các nhãn hiệu thực phẩm nhanh phân khúc giá rẻ và cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu từ Hàn Quốc hay Nhật Bản
1.2.2 Môi trường vi mô:
- Nhà cung cấp:
Masan dựa trên các tiêu chí sau để lựa chọn nhà sản xuất:
+ Có uy tín
+ Đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm
+ Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, đảm bảo quá trình diễn ra liên tục
- Nguyên liệu sản xuất mì Omachi là vô cùng phổ biến nên Masan sẽ không chịu nhiều áp lực từ nhà cung cấp cùng như có thể dễ dàng tìm kiếm và thay đổi các nhà cung cấp khác nhau
Trang 97
- Ba nhà cung ứng của Công ty cổ phần thực phẩm Masan đều là thành viên của Masan Group Chính là Công ty cổ phần công nghiệp Masan, Công ty cố phần Masan Phú Quốc, Công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Việt Tiến Do đều là thành viên của Masan Group nên việc trao đổi giữa các công ty với nhau là vô cùng dễ dàng và thuận lợi
1.3 PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU VÀ HÀNH VI CỦA HỌ 1.3.1 Nghiên cứu và khảo sát người tiêu dùng
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp:
- Phương pháp nghiên cứu trong bài của nhóm là loại nghiên cứu mô tả
- Nghiên cứu bằng cách thu thập và tạo bảng khảo sát Theo mẫu Phi ngẫu nhiên tiện lợi
Thiết kế bảng hỏi để khảo sát hành vi tiêu dùng:
Link khảo sát: https://forms.gle/XL1i3RKyD2Pm8wsJ9
1.3.2 Phân tích kết quả bảng khảo sát
Hình 2 : Ảnh khảo sát
Nhận xét:
Bảng khảo sát được chỉnh sửa và bổ sung theo nhiều đợt Mọi thông số, số liệu được nhóm chỉnh sửa và lấy những chỉ số cao để thống nhất trong từng phần của khảo sát
Trang 108
Bảng khảo sát gây chú ý với câu “ Bảng khảo sát chỉ có khoảng 10 câu Chỉ mất 2p để hoàn thành” Gây cho người làm cảm giác không quá dài và mất thời giana) Về nhóm câu hỏi sàng lọc:
Câu 2: Bạn bao nhiêu tuổi?
Hình 4.1 Biểu đò tròn thể hiện chỉ số tuổi
Nhận xét: Số tuổi dao động từ 18-25 tuổi chiếm 68% trên tổng số lượt là 103 người
Vì thế sản phẩm mì ăn liền được đa số lứa tuổi trẻ ưa chuộng Từ đó chiến lược phát triển sản phẩm về các thực phẩm ăn nhanh sẽ được đón nhận nhiều hơn Câu 3 Thu nhập cá nhân của bạn?
Hình 4.2 Biểu đồ tròn thể hiện chỉ số thu nhập cá nhân
Trang 119
Nhận xét: Từ số liệu hình trên, thu nhập chủ yếu tập trung vào khoảng dưới 2 triệu
do đối tượng đều là sinh viên Số liệu ngang nhau giữa từ 3 triệu - 5 triệu và từ 5 triệu - 10 triệu đều là 22,3% Vì thế cho thấy sự tiếp cận của thu nhập người đi làm
và sinh viên làm thêm có sự chênh lệch ngang nhau
Câu 4: Bạn đã từng sử dụng sản phẩm mì tôm Omachi chưa?
Hình 4.3 Biểu đồ tròn thể hiện chỉ số sử dụng mì tôm” Omachi”
Nhận xét: Hầu hết sản phẩm mì tôm Omachi ra mắt thị trường đều được khách hàng đón nhận và đã sử dụng
Câu 5: Nghề nghiệp hiện tại của bạn là gì?
Trang 1210
Hình 4.4 Biểu đồ tròn thể hiện phần trăm nghề nghiệp của người làm khảo sát
Nhận xét: Từ hình ảnh bảng trên và với số liệu phần trăm thu nhập từng người cho thấy tỷ số tập trung là sinh viên và 1 phần là người đi làm
• Từ nhóm câu hỏi sàng lọc cho ta kết quả lựa chọn được khách hàng mục tiêu
mà công ty Masan hướng đến là độ tuổi trẻ và có thu nhập bình quân đầu người
từ 2 triệu đến 10 triệu đồng Từ đó sẽ xác định được nhóm quyết định mua hàng tiêu dùng nhanh như thế nào
b) Về nhóm câu hỏi quyết định mua hàng
Câu 6: Tần suất bạn mua mì tôm là bao lâu?
Hình 4.5 Biểu đồ tròn thể hiện tần suất mua mì
Trang 1311
Nhận xét: Tần suất mua mì của giới trẻ được thể hiện qua chỉ số 1 lần/ tuần Cho
thấy tỷ lệ thường xuyên sử dụng thực phẩm nhanh, hay thực phẩm mì ăn liền luôn được ưa chuộng trên thị trường Tiếp đến là chỉ số 2 lần/ tuần Điều đó tăng mức
độ sử dụng mì phổ biến và thường xuyên hơn như hiện nay
Câu 7: Một lần bạn dùng mì ăn liền mấy gói?
Hình 4.6 Biểu đồ tròn thể hiện tần suất dùng mì ăn liền
Câu 8: Bạn sử dụng mì ăn liền vào thời gian nào?
trong ngày
Trang 1412
Nhận xét: Từ hình 3.6 và 3.7 cho thấy tần suất dùng mì ăn liền của mỗi người đều
đa số là 1 gói và dùng theo sở thích hoặc bản năng đói thì ăn chứ không có thời gian hay kế hoạch cụ thể Từ đó cho thấy thực phẩm mì ăn liền luôn được dự trữ trong nhà như một thực phẩm gắn liền với mỗi hộ gia đình
• Dựa vào tần suất sử dụng mì ăn liền trong bảng khảo sát và trên thị trường hiện nay Nhóm có đề xuất thêm những kế hoạch và chiến lược cho sản phẩm mới cũng như cách tiếp cận để được khách hàng đón nhận Đánh bật được đối thủ cạnh tranh ở một vài phân khúc thị trường và phân khúc ngành nhất định c) Nhóm câu hỏi phát triển sản phẩm mới
Câu 9: Bạn quan tâm điều gì nhất khi mì ăn liền ra sản phẩm mới?
Hình 4.8 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng so với sản phẩm mới
Nhận xét: Từ số liệu thống kê của bảng trên, phần trăm khách hàng chú trọng về
sự đổi mới trong hương vị của sản phẩm mì ăn liền mới ra so với hương vị và bao
bì thiết kế Phần trăm tiếp là dựa vào giá cả hợp lý và phải chăng thì sẽ được khách hàng lựa chọn
Đối với những sản phẩm mì ăn liền trước đó của Masan như mì tôm Omachi thì
có sự vượt bậc so với những đối thủ cạnh tranh khác là về chất lượng mì khoai tây
và có xúc xích thịt thật bên trong Nhưng những gia vị chỉ tập trung về gia vị,
Trang 1513
hương vị bò với sườn heo Chưa nổi bật nhiều về hương vị so với những đối thủ cạnh tranh khác cùng ngành Do đó nhóm có đề xuất những hương vị và giá cả để khách hàng lựa chọn như những mẫu bên dưới
Câu 10: Mức giá bạn nghĩ phù hợp cho sản phẩm mì ăn liền mới ra mắt như hiện nay?
Hình 4.9 Biểu đồ tròn thể hiện mức quan tâm về giá cả của sản phẩm
Câu 11: Sản phẩm mì ăn liền mới ra thị trường, bạn thích được ưu đãi gì?
Hình 4.10 Biểu đồ tròn thể hiện mức độ quan tâm về ưu đãi hay chương trình của sản phẩm mới
Nhận xét: Từ mức độ phần trăm về giá cho sản phẩm mới cũng như phần trăm cho các chương trình mà nhóm đề ra Phần trăm khách hàng quan tâm mức giá bình
Trang 1614
dân trên thị trường từ 5 - 10.000 vnđ Và giảm giá phần trăm khi mua combo chiếm
tỉ số cao nhất.Những đề xuất chiến lược về giá hay chế độ ưu đãi được nghiên cứu
và dựa trên những sản phẩm có mặt trước đó của Masan Cho nên phần trăm từ bảng khảo sát là có khả năng thực hiện và đều thực thi hiệu quả cho chiến lược sản phẩm mới sắp tới
Chiến dịch marketing hướng đến các thành phố lớn và khu vực đô thị, nơi tiêu thụ
mì ăn liền cao
1.4) Thu nhập:
Nhóm người tiêu dùng mục tiêu có thu nhập trung bình đến cao, thu nhập cá nhân của họ rơi vào khoảng 39,8% Điều này cho thấy họ có khả năng chi tiêu một phần thu nhập để thưởng thức những món ăn tiện lợi và hấp dẫn
1.5) Trình độ học vấn:
Trang 1715
Đa số nhóm mục tiêu đã hoàn thành trung học phổ thông trở lên, hoặc đang theo học đại học và cao hơn Điều này có thể ám chỉ họ có kiến thức về lợi ích của việc chọn lựa một sản phẩm ăn liền dễ nấu như mì Ý sốt kem của Omachi
1.3.4 Phân tích tâm lý khách hàng mục tiêu:
2.1) Thói quen tiêu dùng:
Nhóm người tiêu dùng mục tiêu có thói quen tiêu dùng mì ăn liền trong cuộc sống bận rộn của họ Họ tìm kiếm các sản phẩm tiện lợi và nhanh chóng để nấu ăn trong khoảng thời gian ngắn
2.2) Sở thích và tập tục ẩm thực:
Dựa theo bảng khảo sát nhóm mục tiêu thích tới sản phẩm mới chiếm 51,9% Nhóm mục tiêu thích khám phá ẩm thực và muốn thưởng thức những món ăn đa dạng và ngon miệng Hương vị mì khoai tây và sốt kem có thể hấp dẫn và mới mẻ với họ
2.3) Phong cách sống
Nhóm người tiêu dùng mục tiêu có phong cách sống năng động và thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội Sản phẩm tiện lợi như mì Ý sốt kem của Omachi
có thể đáp ứng nhu cầu của họ trong việc chuẩn bị bữa ăn nhanh chóng
2.4) Nhu cầu và vấn đề cần giải quyết:
Nhóm mục tiêu có nhu cầu tiêu thụ những món ăn ngon và dễ nấu, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và hương vị tốt Mì khoai tây sốt kem của Omachi có thể giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp một sản phẩm đa dạng, ngon miệng và tiện lợi để nấu ăn
2.5) Thói quen mua sắm:
Theo khảo sát cho thấy, tần suất mua mì của khách hàng thường là 1lần/tuần, sau
đó là 2 lần/tuần Việc sử dụng mì ăn liền ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay chiếm tỉ lệ cao nhất trong bảng khảo sát 28,7%
2.6) Nhận thức:
Trang 1816
Ý thức: Hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh luôn được đặt lên hàng đầu, điều này tác động rất lớn đến nhận thức của mỗi cá nhân Từ đây họ luôn muốn tìm kiếm các loại sản phẩm có mức độ an toàn cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các thương hiệu đã có độ uy tín trên thị trường mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Từ đó mà họ quan tâm đến hành vi tìn kiếm, lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín và sản phẩm đáp án ứng nhu cầu dinh dưỡng mà học mong muốn Thói quen sử dụng: Qua khảo sát trên, phần trăm khách hàng sử dụng 1 gói chiếm
Mì ăn liền là thực phẩm tiện lợi, bình dân và dễ sử dụng Do đó, Omachi được bán
ở cả nông thôn và thành thị Tuy nhiên, tập trung nhiều hơn vào các thành phố thuộc khu vực thành thị, nghề nghiệp ổn định Thu nhập cao sẽ chiếm tỷ trọng và mật độ cao hơn so với các tỉnh thành vùng nông thôn khác Ngoài ra, mì ăn liền của Omachi còn được xuất khẩu sang Nga, Úc, Ý, Canada, Điều này nhằm mở rộng thị trường mục tiêu và gia tăng lượng khách hàng, doanh thu