1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Phát Triển Bền Vững Chuỗi Cung Ứng Của Ngành Cà Phê Việt Nam.pdf

218 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Phát Triển Bền Vững Chuỗi Cung Ứng Của Ngành Cà Phê Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hồng Trà My
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 218
Dung lượng 3,53 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 5. Ý nghĩa của luận án (14)
    • 5.1. Đóng góp về lý thuyết (14)
    • 5.2. Đóng góp về thực tiễn (15)
  • 6. Kết cấu của luận án (15)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.1. Các nghiên cứu về sự bền vững của chuỗi cung ứng cà phê (16)
    • 1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững chuỗi (21)
    • 1.3. Đánh giá chung về các công trình liên quan và xác định khoảng trống nghiên cứu (30)
  • CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÀ PHÊ (31)
    • 2.1. Chuỗi cung ứng (31)
      • 2.1.1. Khái niệm (31)
      • 2.1.2. Phân loại chuỗi cung ứng (32)
      • 2.1.3. Chuỗi cung ứng ngành cà phê (36)
    • 2.2. Hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành cà phê (41)
      • 2.2.2. Vai trò của hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành cà phê . 35 2.2.3. Các hoạt động phát triển bền vững chính của chuỗi cung ứng ngành cà phê (45)
      • 2.2.4. Một số tiêu chuẩn chứng nhận bền vững được sử dụng trong chuỗi cung ứng cà phê (51)
    • 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng cà phê (54)
    • 2.4. Một số mô hình lý thuyết nền tảng về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng (58)
      • 2.4.1. Các lý thuyết liên quan (58)
      • 2.4.2. Các mô hình nghiên cứu liên quan (60)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (69)
    • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (69)
    • 3.2. Mô hình và đề xuất giả thuyết nghiên cứu (70)
    • 3.3. Thiết kế bảng hỏi và phát triển thang đo (77)
      • 3.3.1. Bảng hỏi (77)
      • 3.3.2. Phát triển thang đo (78)
    • 3.4. Phương pháp chọn mẫu (83)
      • 3.4.1. Tổng thể nghiên cứu (83)
      • 3.4.2. Phương pháp chọn mẫu (83)
      • 3.4.3. Quy mô mẫu (84)
    • 3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu (84)
    • 3.6. Các bước phân tích dữ liệu (85)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ VIỆT NAM (88)
    • 4.1.1. Canh tác bền vững (90)
    • 4.1.2. Quản lý chuỗi cung ứng (92)
    • 4.1.3. Marketing và tiếp thị (95)
    • 4.1.4. Hoạt động logistics ngược (97)
    • 4.1.5. Hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) (98)
    • 4.1.6. Quản lý môi trường (100)
    • 4.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới các hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam dựa trên số liệu thứ cấp (103)
      • 4.2.1. Áp lực từ người tiêu dùng (103)
      • 4.2.2. Áp lực ngành (105)
      • 4.2.3. Mức độ đầu tư (105)
      • 4.2.4. Sự sẵn có của công nghệ (106)
      • 4.2.5. Sự hỗ trợ của chính phủ (107)
    • 4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới các hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam dựa trên số liệu sơ cấp (110)
      • 4.3.1. Cơ cấu nhân khẩu học của mẫu điều tra (110)
      • 4.3.2. Thực tế triển khai hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng tại các cơ sở kinh doanh cà phê Việt Nam (112)
      • 4.3.4. Phân tích mô hình cấu trúc (116)
      • 4.3.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (123)
    • 4.4. Đánh giá quan điểm của các đáp viên về các nhân tố trong mô hình (124)
      • 4.4.1. Đánh giá quan điểm của cơ sở kinh doanh về việc thực hiện các hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành cà phê (124)
      • 4.4.2. Đánh giá quan điểm của cơ sở kinh doanh về áp lực người tiêu dùng (125)
      • 4.4.3. Đánh giá quan điểm của cơ sở kinh doanh về áp lực ngành (126)
      • 4.4.4. Đánh giá quan điểm của cơ sở kinh doanh về mức độ đầu tư (127)
      • 4.4.6. Đánh giá quan điểm của cơ sở kinh doanh về đào tạo nhân viên (129)
      • 4.4.7. Đánh giá quan điểm của cơ sở kinh doanh về nhận thức của quản lý nội bộ (130)
      • 4.4.8. Đánh giá quan điểm của cơ sở kinh doanh về cam kết của tổ chức (131)
      • 4.4.9. Đánh giá quan điểm của cơ sở kinh doanh về sự sẵn sàng tham gia (132)
      • 4.4.10. Đánh giá quan điểm của cơ sở kinh doanh về hỗ trợ của chính phủ (133)
      • 4.4.11. Đánh giá quan điểm của cơ sở kinh doanh về chi phí đầu tư và vận hành (134)
  • CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ (136)
    • 5.1. Đánh giá việc thực hiện các hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành cà phê Việt Nam (136)
      • 5.1.1. Thuận lợi (136)
      • 5.1.2. Khó khăn (138)
    • 5.2. Bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác (140)
      • 5.2.1. Bài học kinh nghiệm của Brazil (140)
      • 5.2.2. Bài học kinh nghiệm của Colombia (142)
    • 5.3. Giải pháp thúc đẩy các hoạt động phát triển bền vững của các cơ sở kinh (144)
    • 5.4. Một số kiến nghị đối với hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước (153)
  • KẾT LUẬN ............................................................................................................ 150 (160)
  • PHỤ LỤC ............................................................................................................... 192 (0)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường cà phê thế giới được các chuyên gia đánh giá là đã trải qua ba lần thay đổi xu hướng tiêu dùng (Bộ công thương, 2019). Lần thứ nhất diễn ra vào những năm 1960 với xu hướng phổ thông hóa việc tiêu thụ cà phê. Lần thứ 2 diễn ra vào những năm 1980 - 1990 với việc dịch chuyển sang tiêu thụ các loại cà phê chất lượng cao. Và thị trường cà phê thế giới hiện nay đang trải qua lần thay đổi xu hướng tiêu dùng thứ 3 với việc chuyển hướng sang tiêu thụ mạnh các loại cà phê đặc sản và bền vững. Tuy nhiên, theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), biến đổi khí hậu đang đe dọa tới khoảng 25% năng lực sản xuất cà phê của Brazil và các nhà sản xuất cà phê tại Nicaragua, El Salvador và Mexico đang phải đối mặt với những thay đổi tiêu cực của điều kiện khí hậu (Ovalle-Rivera và cộng sự, 2015). Các khu vực sản xuất cà phê lớn có thể sẽ phải thay đổi từ Trung Mỹ sang Châu Á - Thái Bình Dương hoặc Đông Phi - nơi việc trồng cà phê có thể được tiến hành ở vĩ độ cao hơn. Bên cạnh đó, các rào cản kỹ thuật liên quan đến phát triển bền vững cà phê ngày càng chặt chẽ. Chẳng hạn như, từ cuối năm 2024, Liên minh châu Âu (EU) - thị trường quan trọng chiếm hơn 40% sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ áp dụng quy định chống phá rừng (EUDR), cấm nhập khẩu cà phê trồng trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng. Đồng thời, EUDR yêu cầu 100% sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là cà phê vào châu Âu, phải có thông tin định vị (GPS) đến từng vườn, dựa trên đó xác nhận về nguy cơ gây mất rừng bằng các hệ thống giám sát viễn thám. Đây sẽ là rào cản lớn với ngành hàng này của Việt Nam khi ENVERITAS - một tổ chức phi chính phủ về phát triển bền vững của Mỹ cho biết trong số 90.000 ha rừng Việt Nam bị mất năm 2021, có 8.000 ha nằm trong vùng trồng cà phê (Chí Tuệ, 2023). Số diện tích này sẽ được theo dõi trong năm tới, nếu được dùng để trồng cà phê thì sẽ được coi là cà phê trồng trên đất phá rừng. Chính vì vậy, phát triển bền vững chuỗi cung ứng cà phê sẽ mang lại nhiều lợi ích trên nhiều góc độ: cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu, gia tăng giá trị xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, xoá đói giảm nghèo và gia tăng thu nhập cho nông dân; cải thiện môi trường, v.v.Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới, đứng thứ nhất thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta. Cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo việc làm cho hàng chục nghìn hộ dân. Trong những năm qua, ngành cà phê Việt Nam có những đột phá về năng suất, sản lượng nhờ áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là sử dụng giống mới. Mỗi năm, ngành cà phê nước ta thu hút khoảng 600- 700 nghìn lao động (Báo Nhân dân, 2021). Thị trường xuất khẩu của cà phê Việt Nam đã vươn tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế nhưng cà phê cũng là một trong những ngành nông nghiệp tác động lớn nhất đến bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Vì vậy, xu hướng kinh doanh gắn với trách nhiệm môi trường đã ngày càng rõ ràng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng Trong khi đó, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam lại chưa thực sự chú trọng đến các vấn đề liên quan đến PTBV, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam không có vị thế vững chắc trong các hoạt động đối tác với nước ngoài. Một phần vì pháp luật ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung quá lỏng lẻo, dẫn tới các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế và không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của địa phương. Điều này đã dẫn tới nhiều trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc không đảm bảo điều kiện lao động tối thiểu cho nhân công (Ali & cộng sự, 2018; Huang & cộng sự, 2020). Bên cạnh đó, các lĩnh vực này cũng đang tồn tại tỷ lệ tham nhũng cao kéo theo sự bất bình đẳng trong môi trường kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng. Những hệ quả tất yếu này sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp đang cố gắng đạt được mục tiêu về PTBV, do đó dẫn đến nhiều trở ngại và thách thức cho doanh nghiệp (Hansen và cộng sự, 2018; Ramos-Mejía và cộng sự, 2018; Wieczorek, 2018). Về mặt lý thuyết, PTBV và PTBV CCU đã được nghiên cứu, ứng dụng nhiều tại các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, vấn đề về CCU và PTBV CCU cũng mới được chú trọng trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu tổng thể về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động PTBV toàn CCU cà phê tại Việt Nam. Do đó, việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững nhằm đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao nhằm PTBV CCU Việt Nam là hết sức

Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường cà phê thế giới được các chuyên gia đánh giá là đã trải qua ba lần thay đổi xu hướng tiêu dùng (Bộ công thương, 2019) Lần thứ nhất diễn ra vào những năm

1960 với xu hướng phổ thông hóa việc tiêu thụ cà phê Lần thứ 2 diễn ra vào những năm 1980 - 1990 với việc dịch chuyển sang tiêu thụ các loại cà phê chất lượng cao

Và thị trường cà phê thế giới hiện nay đang trải qua lần thay đổi xu hướng tiêu dùng thứ 3 với việc chuyển hướng sang tiêu thụ mạnh các loại cà phê đặc sản và bền vững Tuy nhiên, theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), biến đổi khí hậu đang đe dọa tới khoảng 25% năng lực sản xuất cà phê của Brazil và các nhà sản xuất cà phê tại Nicaragua, El Salvador và Mexico đang phải đối mặt với những thay đổi tiêu cực của điều kiện khí hậu (Ovalle-Rivera và cộng sự, 2015) Các khu vực sản xuất cà phê lớn có thể sẽ phải thay đổi từ Trung Mỹ sang Châu Á - Thái Bình Dương hoặc Đông Phi - nơi việc trồng cà phê có thể được tiến hành ở vĩ độ cao hơn

Bên cạnh đó, các rào cản kỹ thuật liên quan đến phát triển bền vững cà phê ngày càng chặt chẽ Chẳng hạn như, từ cuối năm 2024, Liên minh châu Âu (EU) - thị trường quan trọng chiếm hơn 40% sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ áp dụng quy định chống phá rừng (EUDR), cấm nhập khẩu cà phê trồng trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng Đồng thời, EUDR yêu cầu 100% sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là cà phê vào châu Âu, phải có thông tin định vị (GPS) đến từng vườn, dựa trên đó xác nhận về nguy cơ gây mất rừng bằng các hệ thống giám sát viễn thám Đây sẽ là rào cản lớn với ngành hàng này của Việt Nam khi ENVERITAS - một tổ chức phi chính phủ về phát triển bền vững của

Mỹ cho biết trong số 90.000 ha rừng Việt Nam bị mất năm 2021, có 8.000 ha nằm trong vùng trồng cà phê (Chí Tuệ, 2023) Số diện tích này sẽ được theo dõi trong năm tới, nếu được dùng để trồng cà phê thì sẽ được coi là cà phê trồng trên đất phá rừng Chính vì vậy, phát triển bền vững chuỗi cung ứng cà phê sẽ mang lại nhiều lợi ích trên nhiều góc độ: cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu, gia tăng giá trị xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, xoá đói giảm nghèo và gia tăng thu nhập cho nông dân; cải thiện môi trường, v.v

Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới, đứng thứ nhất thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta Cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo việc làm cho hàng chục nghìn hộ dân Trong những năm qua, ngành cà phê Việt Nam có những đột phá về năng suất, sản lượng nhờ áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là sử dụng giống mới Mỗi năm, ngành cà phê nước ta thu hút khoảng 600-

700 nghìn lao động (Báo Nhân dân, 2021) Thị trường xuất khẩu của cà phê Việt Nam đã vươn tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế nhưng cà phê cũng là một trong những ngành nông nghiệp tác động lớn nhất đến bảo tồn đa dạng sinh học rừng Vì vậy, xu hướng kinh doanh gắn với trách nhiệm môi trường đã ngày càng rõ ràng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng

Trong khi đó, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam lại chưa thực sự chú trọng đến các vấn đề liên quan đến PTBV, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam không có vị thế vững chắc trong các hoạt động đối tác với nước ngoài Một phần vì pháp luật ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung quá lỏng lẻo, dẫn tới các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế và không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của địa phương Điều này đã dẫn tới nhiều trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc không đảm bảo điều kiện lao động tối thiểu cho nhân công (Ali & cộng sự, 2018; Huang & cộng sự, 2020) Bên cạnh đó, các lĩnh vực này cũng đang tồn tại tỷ lệ tham nhũng cao kéo theo sự bất bình đẳng trong môi trường kinh tế

- xã hội ngày càng gia tăng Những hệ quả tất yếu này sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp đang cố gắng đạt được mục tiêu về PTBV, do đó dẫn đến nhiều trở ngại và thách thức cho doanh nghiệp (Hansen và cộng sự, 2018; Ramos-Mejía và cộng sự, 2018; Wieczorek, 2018)

Về mặt lý thuyết, PTBV và PTBV CCU đã được nghiên cứu, ứng dụng nhiều tại các quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, vấn đề về CCU và PTBV CCU cũng mới được chú trọng trong vài năm trở lại đây Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu tổng thể về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động PTBV toàn CCU cà phê tại Việt Nam Do đó, việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững nhằm đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao nhằm PTBV CCU Việt Nam là hết sức cấp thiết và phù hợp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Tóm lại, ngành cà phê của Việt Nam ngày càng có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của nước ta Thế nhưng, để phát triển một cách bền vững, an toàn cho môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và nền kinh tế xanh, ngành cà phê cần chú trọng hạn chế các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực và tăng cường các yếu tổ ảnh hưởng tích cực, từ đó đưa ra những giải pháp tác động tới các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững chuỗi cung ứng

Từ những lý luận và thực tiễn đó, NCS lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng của ngành cà phê

Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề được đặt ra ở tên đề tài, luận án xác định mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng của ngành cà phê tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp tác động đến các nhân tố nói trên để phát triển bền vững chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam

Xuất phát từ mục đích chung đã được xác định ở trên, nghiên cứu tập trung vào thực hiện 04 mục tiêu cụ thể sau:

- Hệ thống hoá các vấn đề cơ sở lý luận về hoạt động phát triển bền vững cho chuỗi cung ứng của ngành cà phê

- Khám phá và phát hiện các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển bền vững của chuỗi cung ứng ngành cà phê Việt Nam

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hoạt động phát triển bền vững của chuỗi cung ứng ngành cà phê Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị tác động tới các nhân tố nói trên để phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành cà phê Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Để có thể giải quyết các mục tiêu nghiên cứu được đề cập ở trên, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu kinh tế như tổng hợp, so sánh tài liệu, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm phương pháp tổng hợp, so sánh tài liệu được sử dụng chủ yếu để xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết, xây dựng mô hình và thang đo cho Luận án; phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để khảo sát trên diện rộng đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ngành cà phê

Dữ liệu được sử dụng trong luận án bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Trong đó, dữ liệu thứ cấp được tổng hợp và thu thập từ các báo cáo của Chính phủ, các hiệp hội và ban ngành Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi định lượng Các dữ liệu thu thập được làm sạch và phân tích bằng các phần mềm thống kê như SPSS và SMART PLS Cụ thể quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng được làm rõ trong chương 3 của luận án.

Ý nghĩa của luận án

Đóng góp về lý thuyết

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các lý luận, lý thuyết về hoạt động PTBV CCU cà phê Đặc biệt, luận án đã khái quát hoá và đưa ra khái niệm về hoạt động PTBV CCU ngành cà phê Đồng thời luận án cũng đã xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PTBV CCU cà phê Thứ 2, luận án đã xây dựng mô hình và phát triển hệ thống thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động PTBV CCU cà phê.

Đóng góp về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu giúp cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý doanh nghiệp cà phê và các bên liên quan một cái nhìn tổng quan, toàn diện về tầm quan trọng của việc xây dựng CCU một cách bền vững và các nhân tố ảnh hưởng tới các hoạt động PTBV CCU Từ đó, nghiên cứu trở thành tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các bên liên quan trong CCU cà phê, giúp các bên đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan tới PTBV

Nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp cho các doanh nghiệp trong chuỗi để tham khảo và vận dụng để PTBV CCU cà phê Việt Nam Đồng thời, kết quả của luận án cũng đề xuất các kiến nghị cho các tổ chức liên quan và cơ quan Chính phủ nhằm làm thuận lợi hoá hoạt động PTBV CCU cà phê tại Việt Nam

Nghiên cứu cũng là tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai liên quan tới chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng bền vững.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần lời mở đầu, mục lục, danh mục hình và bảng biểu, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, luận án được trình bày theo 5 chương sau:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Chương 2: Hệ thống cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành cà phê

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu

- Chương 5: Đề xuất giải pháp và kiến nghị

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu về sự bền vững của chuỗi cung ứng cà phê

Ở các nước đang phát triển, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu bền vững trong tương lai vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu và thảo luận Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động hoặc đầu tư vốn tại các quốc gia có thu nhập thấp này đã không tôn trọng luật pháp địa phương Hơn nữa, họ chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế Do đó, chúng dẫn đến tình trạng vẫn tồn tại nhiều trường hợp ô nhiễm môi trường hoặc không đảm bảo các điều kiện lao động tối thiểu (Ali & cộng sự, 2018; Huang & cộng sự, 2020) Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng như việc tuân thủ luật pháp tại các nền kinh tế mới nổi là môi trường chính trị không ổn định Bên cạnh đó, các lĩnh vực này cũng đang tồn tại tỷ lệ tham nhũng, tham ô cao kéo theo sự bất bình đẳng trong môi trường kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng Những hệ quả tất yếu này sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp đang cố gắng đạt được mục tiêu về phát triển bền vững, do đó dẫn đến nhiều trở ngại và thách thức cho doanh nghiệp (Hansen và cộng sự, 2018; Ramos-Mejía và cộng sự, 2018; Wieczorek, 2018)

Arifin (2010) đánh giá về việc áp dụng các quy định về tính bền vững toàn cầu trong thương mại nông sản bằng cách tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế của các vùng sản xuất cà phê ở tỉnh Lampung, Indonesia Nghiên cứu tập trung vào tác động của ba tiêu chuẩn bền vững chính: Fairtrade, Rainforest Alliance và UTZ Nghiên cứu này về nền kinh tế cà phê Indonesia đã phản ánh rằng quy định về tính bền vững của các hoạt động môi trường toàn cầu áp dụng vào trong ngành cà phê, đã tái cấu trúc chuỗi cung ứng ở các nước sản xuất Bằng chứng nổi bật nhất cho quá trình thay đổi này là xu hướng khuyến khích các nhà sản xuất cà phê tổ chức thành một nhóm, dưới đề xuất của các nhà xuất khẩu và rang xay trong nước Bằng cách này, hệ thống giám sát và nguyên tắc truy xuất nguồn gốc có thể được đảm bảo và thực hiện dễ dàng hơn

Bager & Lambin (2020) phân tích cách ngành cà phê tiếp cận tính bền vững bằng cách kiểm tra các nỗ lực phát triển bền vững của 513 công ty Dựa trên một mẫu lớn các công ty, nhóm tác giả đã đánh giá về hoạt động quản trị bền vững trong lĩnh vực cà phê Đồng thời họ cũng xác định mức độ các tiêu chuẩn và thực hành bền vững khác nhau được các công ty trong ngành cà phê áp dụng Sau đó, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các thực hành bền vững để mô tả các nỗ lực phát triển bền vững của các công ty Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự phụ thuộc đáng kể vào các hoạt động phát triển bền vững nội bộ Nghiên cứu dựa trên dữ liệu được thu thập từ các công ty và do đó phụ thuộc vào việc các công ty báo cáo chính xác những nỗ lực phát triển bền vững của họ Do những thông tin thu thập phục vụ nghiên cứu là do các công ty tự báo cáo, nên những dữ liệu này có nguy cơ bị thay đổi để có hình ảnh tốt hơn

Barreto Peixoto & cộng sự (2022) nhấn mạnh rằng tính bền vững của chuỗi cà phê đang ngày càng gặp rủi ro, không chỉ về mặt môi trường mà còn về mặt xã hội và kinh tế và thảo luận về các chiến lược và hành động được thực hiện để phát triển bền vững chuỗi cà phê Từ sản xuất đến tiêu dùng, các loại phương pháp tiếp cận khác nhau đã được áp dụng Có 3 nhóm phương pháp chính: chiến lược bền vững liên quan đến sản xuất/gieo trồng cà phê, chiến lược bền vững liên quan đến hoạt động chế biến và chiến lược bền vững liên quan đến tiêu dùng

Behrens & cộng sự (2006) nhận định sự sinh sản của cà phê nhân bị đe dọa bởi sự cạn kiệt về hệ sinh thái và xã hội ở các nước sản xuất Vì vậy, sự sẵn có liên tục của cà phê chỉ có thể được đảm bảo nếu tất cả các tác nhân của chuỗi cung ứng cà phê hành động một cách bền vững Từ đó, cần giám sát dây chuyền sản xuất và cung ứng cà phê để nhận thức được các mục tiêu khác nhau của mỗi tác nhân trong các quyết định của chuỗi cung ứng cà phê, từ đó đánh giá tìm ra cách giải quyết với từng mục tiêu ấy

Kittichotsatsawat & cộng sự (2021) đã đưa ra quan điểm về việc áp dụng các công nghệ hiện đại và phân tích dữ liệu lớn để tăng hiệu quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng cà phê Trong đó, một số công cụ như mạng cảm biến không dây, điện toán đám mây, Internet vạn vật, xử lý hình ảnh, mạng thần kinh tích chập và viễn thám có thể được triển khai và sử dụng để cải thiện chuỗi cung ứng cà phê Những công cụ đó có thể giúp giảm chi phí cũng như thời gian cho doanh nghiệp và tạo ra một dịch vụ đáng tin cậy cho khách hàng Về lâu dài, những công nghệ hiện đại này sẽ có thể hỗ trợ quản lý kinh doanh cà phê và đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành cà phê

Kolk (2012) đã đề xuất một số hoạt động và chiến lược có thể giúp các công ty đa quốc gia thúc đẩy sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng cà phê bền vững cũng như lợi ích của việc phát triển các hoạt động này đến cộng đồng Việc phát triển chuỗi cà phê bền vững cũng gặp nhiều vấn đề như sự mâu thuẫn về nhu cầu của các bên liên quan về việc ưu tiên lợi nhuận và trách nhiệm với cộng đồng, khó khăn trong việc sản xuất lượng cà phê lớn với chất lượng tốt cũng như khó khăn về yêu cầu giá cả của khách hàng với việc gia tăng chất lượng sản phẩm Qua đó, bài viết cũng đã đưa ra một số đề xuất để khắc phục các khó khăn trên như đầu tư vào các hoạt động phát triển bền vững, cam kết về tính bền vững của sản phẩm đến cộng đồng, phối hợp giải quyết các vấn đề chung giữa các bên liên quan Nhìn chung, bài viết cung cấp một phân tích tổng thể về các mâu thuẫn lợi ích và yêu cầu cũng như đề xuất các giải pháp trong việc phát triển chuỗi cung ứng cà phê bền vững trong thị trường quốc tế của các công ty đa quốc gia lớn

León-Bravo & cộng sự (2022) tập trung vào vai trò của hệ thống truy xuất nguồn gốc trong việc tăng cường tính bền vững của chuỗi cung ứng cà phê Ngoài ra bài viết cũng đã đưa ra khung đánh giá tính hiệu quả của hệ thống truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng cà phê bền vững qua việc nghiên cứu các công ty ở Ý (chủ yếu), Đức và Thuỵ Sỹ Qua đó, chứng minh rằng hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể giúp tăng cường tính bền vững của chuỗi cung ứng cà phê bằng cách tăng độ minh bạch, trách nhiệm và độ tin tưởng giữa các bên liên quan Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các hạn chế của việc sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nếu muốn áp dụng hiệu quả vào chuỗi cung ứng cà phê Nhìn chung, bài viết cung cấp thông tin chi tiết về cách hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng cà phê đồng thời nhận ra nhu cầu cải tiến và hoàn thiện liên tục

Lục Thị Thu Hường (2018) đã nghiên cứu về chuỗi cung ứng bền vững tại tập đoàn An Thái Tác giả đã phân tích bộ ba lợi ích cốt lõi của phát triển bền vững: mặt xã hội, mặt môi trường và mặt kinh tế Tác giả đã đưa ra khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng bền vững và lợi ích của chuỗi cung ứng bền vững Tác giả cũng phân tích thực trạng chuỗi cung ứng bền vững của công ty Thái Hoà

Murphy & Dowding (2017) đã nghiên cứu về chuỗi giá trị cà phê, một số vấn đề xung quanh chuỗi và tầm quan trọng của việc sản xuất cà phê bền vững Tác giả đã thảo luận về những nỗ lực của Starbucks trong việc phát triển bền vững tại Ethiopia Nghiên cứu cũng đánh giá ảnh hưởng của Starbucks với ngành thương mại cà phê cũng như các biện pháp mà Starbucks đang làm để bảo vệ chuỗi cà phê bền vững của mình

Nguyễn Văn Hóa (2014) đã đề cập tới cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cà phê bền vững, đặc biệt là đã đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển cà phê bền vững Tác giả cũng đã đề cập tới đặc điểm của địa bàn tỉnh Đắk Lắk ảnh hưởng tới phát triển cà phê bền vững, đồng thời đánh giá thực trạng phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những định hướng phát triển trong thời gian tới, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk

Proenỗa & cộng sự (2022) cho thấy rằng cỏc cụng ty ngày càng cần trở nờn bền vững hơn Để đạt được sự phát triển bền vững, quản lý chuỗi cung ứng cần liên quan đến các hoạt động kinh doanh bền vững, bao gồm các giá trị liên quan và chính sách mua hàng bền vững Bài báo này trình bày một nghiên cứu điển hình về Delta Cafés thuộc sở hữu của Grupo Nabeiro, một công ty Bồ Đào Nha đã chỉ ra những cách thức phù hợp để đạt được các phương pháp kinh doanh bền vững được kết hợp trong quản lý chuỗi cung ứng Về tính bền vững trong ngành cà phê, mặc dù sản xuất bền vững là mối quan tâm tương đối gần đây trong ngành cà phê, nhưng ngày càng có nhiều khách hàng sẵn sàng mua cà phê bền vững được chứng nhận Cà phê được chứng nhận tập trung vào ít nhất một khía cạnh của tính bền vững và có bằng chứng cho thấy chúng làm tăng lợi nhuận của các trang trại cà phê, với các chứng nhận phổ biến nhất là: Organic, Fairtrade, Rainforest Alliance, Bird Friendly, UTZ, Starbucks C.A.F.E Practices, and 4C Nghiên cứu đề xuất các công ty cố gắng củng cố việc áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện cho chuỗi cung ứng cà phê bền vững hơn

Rosiana & Feryanto (2017) đã đánh giá tác động của các quyết định bán hàng của nông dân lên tính bền vững của chuỗi cung ứng cà phê của Indonesia và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nông dân trồng cà phê Indonesia để cải thiện tính bền vững của chuỗi cung ứng cà phê Indonesia Ảnh hưởng của quyết định bán hàng của nông dân có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững của chuỗi cà phê thể hiện qua ví dụ: việc bán cà phê nhân hoặc bán cà phê chế biến chất lượng thấp, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của chuỗi cung ứng vì điều này thường làm giảm chất lượng của sản phẩm cà phê cuối cùng bán ra thị trường Nghiên cứu cũng nêu bật những thách thức mà nông dân trồng cà phê quy mô nhỏ ở Indonesia phải đối mặt, chẳng hạn như khả năng tiếp cận nguồn lực và thông tin thị trường hạn chế, cũng như ảnh hưởng của bên trung gian trong chuỗi cung ứng Đây cũng chính là lý do chính gây ra việc nông dân sử dụng các phương pháp sản xuất và các quyết định bán hàng không bền vững Do đó, nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện tính minh bạch và giao tiếp giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng cà phê để nông dân nhận được giá cả hợp lý từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn để hỗ trợ sản xuất cà phê bền vững

Trần Thị Vĩnh Phúc (2010) đã nêu ra thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân tại Việt Nam, từ đó nêu ra những tồn tại và khó khăn trong việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho các doanh nghiệp cà phê nhân xuất khẩu Tác giả cũng đưa ra các giải pháp về phương thức cung cấp các loại cà phê, thúc đẩy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu và xây dựng thương hiệu

Trịnh Đức Minh (2011) đã chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động phát triển bền vững ngành cà phê Tác giả đã chỉ ra bộ quy tắc ứng xử cho cộng đồng cà phê và những thị trường cà phê có chứng nhận, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của việc sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận

Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững chuỗi

Ahi & Searcy (2014) tập trung vào việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình bền vững được đề xuất Những yếu tố này sẽ khác nhau tùy theo từng CCU, nhưng có thể đưa ra một số ví dụ tiêu biểu về 4 loại yếu tố chính được tác giả nhắc đến đó là: (1) Yếu tố hỗ trợ; (2) Yếu tố rào cản; (3) Yếu tố thách thức;

Mô hình bền vững được đề xuất trong bài báo này phân tích rằng luôn có một số yếu tố hỗ trợ và rào cản đối với bất kỳ CCU nào, điều này hỗ trợ hoặc cản trở tiến trình của CCU hướng tới sự bền vững Tuy nhiên, bất kỳ CCU nào cũng sẽ có sức mạnh chống lại thách thức nhất định Theo quan điểm này, các yếu tố hỗ trợ năng lực của CCU sẽ tăng cường khả năng của CCU để hướng tới sự bền vững còn các yếu tố rào cản gây ra thách thức cho CCU và/hoặc làm giảm sức mạnh của nguồn cung ứng để chịu được những thách thức Như vậy, nếu sức mạnh của CCU vượt quá những thách thức gây ra bởi các rào cản, CCU sẽ thể hiện tính bền vững

Nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức phân tích các nghiên cứu đi trước và không chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng khác nhau tới các loại hình công ty khác nhau

Andalib Ardakani & Soltanmohammadi (2018) đã điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển mô hình CCU bền vững trong các ngành công nghiệp thông qua việc sử dụng bảng hỏi đã được hoàn thành bởi 91 chuyên gia trong ngành Dựa trên tóm tắt các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố thành công quan trọng (CSFs) cho sự triển khai quản lý CCU bền vững (SSCM) Các tác giả cũng đã dựa trên thảo luận với nhiều chuyên gia khác trong ngành để nhóm các hạng mục đã xác định phía trên thành bốn khối: phát triển sản phẩm xanh, hệ thống quản lý môi trường, GSCM và vấn đề xã hội

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên các nghiên cứu trước đó và ý kiến của các chuyên gia, các nghiên cứu trong tương lai nên có sự kết hợp của các phương pháp định lượng và định tính được sử dụng để đánh giá tính hợp lệ của mô hình Các yếu tố quan trọng khác và mối quan hệ của chúng trong mô hình SSCM nên được tìm hiểu và khám phá thêm

Do Thi Nga, Kumar & Do Manh Hoang (2020) xác định các yếu tố khác nhau từ các tài liệu trước đây giúp ngành cà phê Việt Nam cải thiện năng suất và đạt được tính bền vững Việc xác định các nhân tố này giúp củng cố hiệu quả hoạt động của ngành cà phê hiện tại cũng như ảnh hưởng đến ngành cà phê hiện tại để đạt được các mục tiêu bền vững

Vì nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính với 10 mẫu phỏng vấn sâu nên không thể đo lường mức độ ảnh hưởng của các thông số này tới tính bền vững của ngành cà phê Việt Nam và các mối quan hệ giữa các thông số này

Hall (2020) đã xác định 03 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới động lực cho CCU môi trường xuất hiện bao gồm: Áp lực môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực, và các vấn đề về khả năng Bài nghiên cứu này đã giải thích các trường hợp mà ESCD xuất hiện, qua đó giúp tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất của các tương tác giữa các doanh nghiệp, hệ thống công nghiệp và môi trường tự nhiên

Do sự khác biệt giữa các ngành công nghiệp được lựa chọn cũng như điều kiện của các quốc gia, nên khó có thể khái quát hoá kết quả tìm được cả về lý thuyết cũng như thực tiễn

Jabbour & cộng sự (2013) đã sử dụng khung nghiên cứu để đánh giá tác động của bốn yếu tố: Quy mô công ty, EMS (Hệ thống quản lý môi trường), Sử dụng những nguyên liệu độc hại và Đối tượng quyền lực trong CCU lên việc thực hành GSCM Phân tích đã cho thấy rằng các yếu tố về quy mô công ty, EMS và sử dụng nguyên liệu độc hại trong sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các biện pháp GSCM tuy nhiên ảnh hưởng của các bên quyền lực trong CCU đã không thể được chứng minh trong bài viết Nhìn chung, mục đích chính của nghiên cứu là xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng GSCM dựa trên bằng chứng thực nghiệm từ lĩnh vực điện tử Brazil Qua đó nghiên cứu này có một số ý nghĩa áp dụng đặc biệt là với người làm chính sách (chính sách môi trường nên mang lại sự khuyến khích để đảm bảo việc áp dụng các thông lệ GSCM đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ) và các nhà sản xuất (các nhà quản lý môi trường của các công ty lớn hơn trong CCU cần chủ động hơn trong việc truyền bá hiệu quả các thực hành GSCM)

Về hạn chế nghiên cứu: mẫu nghiên cứu nhỏ (chỉ hơn 100 công ty) và tập trung ở những công ty lớn trên thị trường thế nên các bên liên quan trong lĩnh vực điện tử Brazil không được phân tích trong nghiên cứu này có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng GSCM và dẫn đến sự thay đổi trong kết quả nghiên cứu Hơn nữa, hạn chế chính của bài viết này là nó mới chỉ phân tích về quản lý CCU xanh (GSCM) thay vì toàn bộ quản lý CCU bền vững (SSCM)

Luthra & cộng sự (2015) đã dựa trên việc xem xét một cách toàn diện, tóm tắt các nghiên cứu trước đây và cuộc thảo luận cùng các chuyên gia để chỉ ra 26 yếu tố thành công quan trọng (CSFs) cho sự triển khai quản lý CCU xanh hướng tới bền vững đối với các ngành công nghiệp ở Ấn Độ Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp Phân tích MICMAC để phân loại 26 yếu tố thành công quan trọng dựa trên sức mạnh thúc đẩy và phụ thuộc

Nghiên cứu dựa trên phương pháp ISM có những hạn chế riêng Ví dụ, mô hình phụ thuộc nhiều vào đánh giá của các chuyên gia và ý kiến kiến của các chuyên gia có thể mang tính thiên vị Bên cạnh đó, mặc dù mô hình dựa trên ISM cung cấp sự hiểu biết về sự tương tác giữa các CSF, nhưng nó không thể định lượng và kiểm tra ảnh hưởng của từng CSF

Luthra & cộng sự (2016) đã dựa trên đánh giá, phân tích một cách toàn diện các nghiên cứu trước đây để xác định 26 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CCU xanh hướng tới bền vững (GSCM towards sustainability) và sử dụng phương pháp Phân tích nhân tố khám phá (EFA) để tiếp tục lọc ra 6 yếu tố thành công quan trọng (CSFs) để đưa vào nghiên cứu này Tương tự, tác giả dựa trên tổng quan tài liệu để chọn lọc và đưa ra 16 kết quả hoạt động dự kiến cụ thể bằng cách thực hiện các thực hành GSCM để đạt được tính bền vững trong ngành ô tô Ấn Độ, được chia thành bốn loại kết quả: Kinh tế; xã hội; môi trường và vận hành

06 yếu tố thành công quan trọng (CSFs) ảnh hưởng đến quản lý CCU xanh hướng tới bền vững bao gồm: (1) Quản lý nội bộ; (2) Quản lý khách hàng; (3) Quy định; (4) Quản lý nhà cung ứng (Supplier Management); (5) Xã hội; (6) Năng lực cạnh tranh (Competitiveness)

Đánh giá chung về các công trình liên quan và xác định khoảng trống nghiên cứu

Qua những nghiên cứu ở trên, có thể thấy chủ đề các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động PTBV CCU đang được nhiều chuyên gia quan tâm và có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới nội dung này được thực hiện bởi các nhà khoa học trong nước và quốc tế Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc hệ thống hoá các nhân tố ảnh hưởng thông qua lý thuyết hoặc kể tên các yếu tố ảnh hưởng Rất ít nghiên cứu tập trung vào đánh giá tầm ảnh hưởng của các nhân tố đó đối với hoạt động PTBV của CCU Bên cạnh đó, các nghiên cứu đi trước thường chỉ giới hạn ở một số doanh nghiệp cụ thể hoặc một số thành phần trong chuỗi Đặc biệt, với các nghiên cứu tại thị trường Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào tiếp cận tổng hợp từ các góc độ khác nhau (yếu tố thuộc môi trường bên trong cơ sở kinh doanh, yếu tố thuộc môi trường thị trường và ảnh hưởng từ chính phủ) và tất cả các thành phần tham gia vào CCU ngành cà phê Việt Nam, bao gồm cả đơn vị sản xuất và kinh doanh cà phê

Do đó, nội dung nghiên cứu của luận án đảm bảo tính mới và cấp thiết cả về lý thuyết và thực tiễn

Chương 1 của Luận án đã tập trung vào phân tích các nghiên cứu của các nhà khoa học cả trong nước và ngoài nước về quản lý hay CCU bền vững, PTBV CCU cà phê và các nhân tố ảnh hưởng đến PTBV CCU cà phê nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan và sâu rộng về các nghiên cứu hiện hành Sau khi rà soát các nghiên cứu liên quan trước đó, chương 1 đã đánh giá các kết quả nghiên cứu và tìm ra khoảng trống nghiên cứu Chủ yếu các nghiên cứu nước ngoài đều hoặc tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý thuyết hoặc khảo sát các ngành công nghiệp khác là thế mạnh quốc gia của họ Về các nghiên cứu ở tại thị trường Việt Nam, có một số nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở dạng nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết, kể cả một nghiên cứu về đề tài cùng chủ đề về cà phê Kết quả nghiên cứu của chương 1 làm tiền đề cho các nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÀ PHÊ

Chuỗi cung ứng

Theo Hội đồng chuyên gia quản trị CCU (CSCMP), CCU (Supply chain) là

“một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản đến người tiêu dùng Hoạt động CCU liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng) Trong các hệ thống CCU phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào CCU tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được”

Theo Lee và Billington (1993) thì “CCU là một mạng lưới các cơ sở, thể hiện chức năng của việc thu mua nguyên vật liệu cho tới khi sản xuất ra các bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối thành phẩm đến tay khách hàng.”

Trong khi đó, Chopra và Meindl (2001) nhận định rằng CCU bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng CCU không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng

Theo khái niệm của Fine (1998), “CCU là một chuỗi bao gồm 3 dòng chảy nguyên vật liệu, thông tin và các dịch vụ Đồng thời sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ đến người dùng cuối cùng” Ông cũng định nghĩa bổ sung thêm bên cạnh CCU rằng: “Quản trị CCU là một cách tiếp cận toàn hệ thống để quản lý toàn bộ dòng chảy thông tin, nguyên vật liệu, và các dịch vụ từ các nhà cung cấp nguyên liệu thô, nhà máy sản xuất đến khách hàng cuối cùng Trên thực tế, một số học giả cho rằng sự tồn tại vững chắc trong môi trường kinh doanh hiện đại không còn là vấn đề của một công ty cạnh tranh với một công ty khác mà thay vào đó, nó đã trở thành vấn đề của một CCU cạnh tranh với một CCU khác”

Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về CCU, có thể kết luận rằng CCU bao gồm các hoạt động của các bên liên quan từ mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến khi cung cấp cho khách hàng cuối cùng Nói cách khác, CCU của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và thành phẩm đó được phân phối tới tay người tiêu dùng cùng với những dòng chảy thông tin liên quan khác Do đó, CCU chính là sự quản lý của các hoạt động như thu mua, sản xuất, vận hành, lắp ráp, xử lý đơn đặt hàng, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển và kho bãi, cuối cùng là dịch vụ chăm sóc khách hàng

2.1.2 Phân loại chuỗi cung ứng

2.1.2.1 Phân loại chuỗi cung ứng căn cứ theo các cấp độ khác nhau của chuỗi

Theo Đinh Văn Thành (2010), CCU có thể được phân ra theo ba cấp độ tăng dần từ: Địa phương/vùng → Quốc gia → Toàn cầu Cụ thể như sau:

CCU địa phương hoặc trong vùng: Bao gồm thành viên là các tổ chức doanh nghiệp ở tại địa phương/ vùng Họ sẽ tiến hành sản xuất hàng hóa mà nó có những tính chất và đặc điểm đặc trưng cho địa phương/ vùng đó, mà các sản phẩm tương tự ở nơi khác không có Tuy nhiên, các trung gian phân phối không nhất thiết phải là tổ chức, đơn vị thuộc nơi đó mà cũng có thể ở địa điểm khác

CCU quốc gia: Là mạng lưới liên kết sản xuất giữa các bên cung cấp, sản xuất và trung gian phân phối ở các địa phương khác nhau trong nước, nhằm sản xuất thành sản phẩm từ nguyên liệu được cung cấp và phân phối đến khách hàng cuối cùng CCU toàn cầu: Với quy trình tương tự như CCU quốc gia, CCU toàn cầu khác biệt ở việc nó bao gồm sự liên kết giữa các thành viên tham gia chuỗi trên toàn cầu thay vì chỉ trong một quốc gia Qua đó, những nguyên liệu đầu vào sẽ được mua lại và chuyển hoá thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó được chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng

2.1.2.2 Phân loại chuỗi cung ứng căn cứ theo các thành viên tham gia vào chuỗi

Theo Hugos (2011), Nguyễn Công Bình (2008), dựa vào các thành phần tham gia vào chuỗi, có thể chia CCU thành CCU đơn giản và CCU mở rộng Cụ thể như sau:

CCU đơn giản: Bao gồm một doanh nghiệp, các nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp ấy

CCU mở rộng: Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp và yêu cầu của các hoạt động cần thiết để vận hành chuỗi, các thành phần có thể mở rộng theo hướng thượng nguồn: nhà cung cấp của nhà cung cấp (nhà cung cấp đầu tiên), hay theo hướng hạ nguồn: khách hàng của khách hàng (khách hàng cuối cùng), cùng các nhà cung cấp dịch vụ khác (dịch vụ vận tải, lưu kho, đóng gói, v.v)

Hình 2.1 CCU phân loại theo các thành phần thuộc chuỗi

Nguồn: Hugos (2011) 2.1.2.3 Phân loại chuỗi cung ứng căn cứ theo mức độ hoàn thiện của chuỗi

Theo Beamon và Balcik (2008); Tonanont & cộng sự (2008); căn cứ vào mức độ hoàn thiện, CCU có thể được chia thành 03 loại gồm: CCU truyền thống, CCU mở rộng và CCU khép kín Cụ thể như sau:

● CCU truyền thống: Quy trình sản xuất tích hợp trong đó nguyên liệu thô được chuyển hoá thành hàng hóa hoàn chỉnh thông qua quá trình sản xuất bởi nhà sản xuất/chế biến trước khi được phân phối, bày bán tại các cửa hàng (hoặc cả hai) và chuyển giao cho khách hàng

● CCU mở rộng: Được mở rộng tiếp từ CCU truyền thống để bao gồm thêm các hoạt động như thu hồi, tái chế bao bì, phế phẩm sau quá trình sản xuất hoặc sử dụng sản phẩm phục vụ cho các mục đích tái sản xuất hoặc tái sử dụng khác

● CCU khép kín: Khi xem xét đồng thời CCU xuôi kết hợp với các hoạt động logistics ngược, một CCU khép kín có thể được hình thành Hướng tới sự phục hồi kinh tế xã hội và phát triển sinh thái bền vững, CCU khép kín cũng đề cập đến các hoạt động logistics ngược để thu gom và xử lý các phế phẩm sản xuất hoặc sản phẩm đã qua sử dụng một cách có trật tự

Hình 2.2 CCU khép kín tổng quát

Nguồn: Tonanont và cộng sự, 2008; Beamon và Balcik, 2008 2.1.2.4 Phân loại chuỗi cung ứng căn cứ theo thành viên lãnh đạo và điều phối

Theo Đinh Văn Thành (2010), căn cứ vào thành viên giữ vai trò lãnh đạo và điều phối, CCU có thể được chia thành ba loại:

CCU do nhà cung cấp lãnh đạo và điều phối: Nhà cung cấp đóng vai trò dẫn đầu và điều phối chuỗi thường là những người cung ứng nguyên vật liệu chính cho hoạt động sản xuất trong chuỗi Để đóng vai trò dẫn dắt và điều phối CCU, yêu cầu phải là nhà cung cấp lớn, thị trường cung ứng nguyên liệu có ít người tham gia hoặc nguyên liệu được cung cấp có những đặc điểm riêng biệt mà các nhà cung cấp khác không có được Trong nhiều trường hợp khi nhà cung cấp không đủ lớn thì họ phải hợp tác hoá để hình thành các liên minh hoặc hiệp hội từ đó tiến hành lãnh đạo và điều phối chuỗi

CCU do nhà sản xuất lãnh đạo và điều phối: Trong chuỗi này, nhà sản xuất sẽ đóng vai trò tâm điểm trong việc kết nối, điều hành và phối hợp toàn bộ các hoạt động từ cung ứng, sản xuất và phân phối Căn cứ theo chiến lược, kế hoạch kinh doanh & nguồn lực (về vốn, lao động, công nghệ ), các nhà sản xuất sẽ đưa ra quyết định về: Sản phẩm, yêu cầu về các nguồn lực, cách thức phân phối Các nhà sản xuất sẽ là người chủ động trong quá trình giao kết thông qua quy định giao kết với ai, phương thức giao kết như thế nào

Hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành cà phê

2.2.1 Khái niệm phát triển bền vững và phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành cà phê

Phát triển bền vững (PTBV) là một khái niệm tương đối rộng, có thể tiếp cận theo nhiều chiều hướng khác nhau, đưa đến các góc nhìn khác nhau của vấn đề Thuật ngữ PTBV xuất phát từ chính các học thuyết kinh tế của Thomas Malthus and David

Ricardo khi họ bàn luận về sự khan hiếm trong nền kinh tế (Mebratu, 1998) Tuy nhiên, cho đến nửa sau của thế kỷ XX, khái niệm này mới được chính thức hình thành và nhắc đến bởi nhiều tổ chức, cá nhân, nhà nghiên cứu Một trong số đó là Viện Môi trường và Phát triển quốc tế (IIED) từ trước những năm 1980, khi họ nhắc đến PTBV như là một sự tổ hợp phát triển gồm 3 hệ thống cơ bản của bất kì quá trình phát triển nào, bao gồm hệ thống nguồn sinh thái, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội, mà trong đó con người cần phải tập trung ưu tiên cho vấn đề bảo vệ môi trường (Mebratu,

Nhận thức về khái niệm trên ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn kể từ “The World Conservation Strategy” do IUCN phát hành năm 1980 và trong báo cáo “Our Common Future” của Ủy ban phát triển môi trường thế giới (WCED) năm 1987 Cụ thể, bản báo cáo của Brundtland tại WCED đã định nghĩa PTBV là “Sự phát triển để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai” Dựa trên định nghĩa này, Hội đồng doanh nghiệp vì sự

PTBV thế giới (WBCSD) thể hiện quan điểm cho rằng PTBV cần thiết phải bao gồm tăng trưởng kinh tế với vai trò cải thiện sinh kế của người nghèo và ổn định xã hội Quan điểm của họ còn nhấn mạnh, các cải tiến kỹ thuật công nghệ sẽ đóng vai trò cốt lõi để tối ưu hóa năng lượng và nguồn tài nguyên, tạo tiền đề phát triển cho một nền kinh tế xanh, ít khí thải Cách tiếp cận của WCED được xem là phổ biến nhất về vấn đề PTBV và đã được khẳng định bởi Liên hợp Quốc trong Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển (UNCED) năm 1992 (Gudmundsson và cộng sự, 2016)

Dù vậy, quan điểm trên về PTBV vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, và còn gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là trong vấn đề diễn giải ngôn từ (Barbosa, Drach & Corbella,

Khi bàn về PTBV, bài nghiên cứu của Van Bellen (2004) cho rằng “PTBV đề cập đến việc duy trì tổng nguồn vốn sẵn có của hành tinh bằng việc sử dụng nguồn vốn nhân tạo thay thế cho nguồn tài nguyên thiên nhiên” Cách tiếp cận này là tương đồng với quan điểm của WBCSD, khi họ đều nhấn mạnh mục tiêu của các doanh nghiệp trong quá trình theo đuổi mục tiêu PTBV của xã hội là hiệu quả sinh thái và để đạt được mục tiêu trên, các công nghệ mới vì môi trường cần được đưa vào sử dụng Cụ thể, hiệu quả sinh thái ở đây được hiểu là việc tăng cung ứng hàng hóa và cải thiện đời sống nhân dân đồng thời hạn chế sử dụng tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường (Mickwitz & cộng sự, 2006) Young và Tilley (2006) trong bài nghiên cứu của mình cũng đã khẳng định phương hướng tiếp cận PTBV của doanh nghiệp đang dần dịch chuyển từ bảo vệ môi trường sang sử dụng hiệu quả sinh thái và hiệu quả xã hội, tức là lợi ích kinh tế cần luôn đi liền với lợi ích môi trường và lợi ích xã hội Một cách tiếp cận khác của PTBV cho rằng PTBV là một thách thức toàn cầu trong việc quản lý, cân bằng giữa nguồn tài nguyên khai thác, nguồn tài nguyên nhân tạo, và nguồn tài nguyên tái sinh (Sachs, 1996) Quan điểm trên được nhiều nhà khoa học và môi trường học ủng hộ, trong đó hai nhà khoa học Rogers (2001) và Girardet

(2001) có thể coi là đại diện điển hình cho quan điểm trên về PTBV Theo đó, Rogers

(2001) và Girardet (2001) đề cao nhu cầu duy trì tài nguyên đất đai để đảm bảo khả năng bảo vệ sinh quyển Với quan điểm này, tài nguyên thiên nhiên nên được ưu tiên hàng đầu chứ không phải nhân loại (Barbosa, Drach và Corbella, 2014) Tuy nhiên, có nhiều nhà nghiên cứu hoài nghi và tin rằng cách tiếp cận này thiếu tính khách quan khi nó đề cao vấn đề bảo vệ môi trường và không chạm đến được các vấn đề xã hội và kinh tế, trong khi đây là hai trong những vấn đề chính được nêu ra trong PTBV Ngược lại, khi bàn về PTBV, Sachs (1996) thể hiện quan điểm rằng PTBV không phải vì sự thịnh vượng kinh tế, hay bảo tồn sinh quyển, mà vì lợi ích chung của toàn xã hội Theo đó, mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và ổn định an sinh xã hội được đặt lên làm giới hạn cho hoạt động khai thác phát triển kinh tế Hay nói cách khác, quan điểm tin rằng xã hội cần thiết duy trì mức độ sản xuất và tiêu dùng ở mức tương đối, không vượt quá giới hạn có thể gây tác động tiêu cực đến thiên nhiên và phúc lợi xã hội tổng thể Theo Barbosa, Drach & Corbella (2014), quan điểm trên về PTBV kêu gọi nỗ lực giảm thiểu tác động toàn cầu của hoạt động tư bản để hướng tới một xã hội công bằng và bảo vệ môi trường, mà trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề xã hội không chỉ dừng lại ở vấn đề sinh kế người dân, mà còn là khoảng cách giàu nghèo tạo nên bất công bằng xã hội và môi trường Khi bàn về PTBV, Browning và Rigolon

(2019) đề cập đến PTBV như là một mô hình phát triển mà trong đó mức sống của người dân ngày càng được cải thiện và không làm tổn hại đến hệ sinh thái của Trái đất, ví dụ như nạn phá rừng, ô nhiễm nguồn nước, … dẫn đến các vấn đề như biến đổi khí hậu hoặc hiện tượng nóng lên toàn cầu Tương tự, Ukaga, Maser, và

Reichenbach (2011), Guarini, Mori và Zuffada (2021) hay Zhai và Chang (2019) quan niệm PTBV là một mục tiêu dài hạn hướng tới tiến bộ xã hội, cân bằng sinh thái và tăng trưởng kinh tế, trong đó, mỗi cá nhân và doanh nghiệp cần giảm thiểu tối đa các hoạt động kinh tế - xã hội không lành mạnh và thay vào đó tham gia vào các hoạt động ảnh hưởng tích cực đến môi trường, kinh tế và xã hội

Hiện nay, một khái niệm tương đối phổ biến được các bên sử dụng là khái niệm của UN (2011), theo đó, PTBV là: “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ”

Khi nghiên cứu về lý thuyết bền vững, tuy có những tranh cãi về khái niệm PTBV, nhưng khi thực hiện, tất cả đều đồng ý 3 nhiệm vụ sau đây cho bất kỳ quốc gia nào Đó là: (1) Thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế, trong khi; (2) đảm bảo tính bền vững sinh thái, bằng cách không vượt quá năng lực của Trái đất mang theo hệ sinh thái và (3) mang lại công bằng xã hội, bằng cách tạo ra cân bằng phân phối tốt hơn các cơ hội để sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên Một mẫu hình PTBV là mỗi địa phương, vùng, quốc gia,… không nên thiên về trụ cột này và xem nhẹ trụ cột kia Để giữ vai trò cân bằng cho các chủ thể trên, rất cần 1 thể chế quản trị nhà nước bao gồm hệ thống các quy tắc đảm bảo sự phối hợp hài hòa cân đối 3 trụ cột của PTBV

Hình 2.6 Các khía cạnh của phát triển bền vững

Theo Nguyễn Văn Hoá (2014) “Hoạt động PTBV ngành cà phê là tiến trình phát triển hướng tới những thay đổi về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau”

Vì vậy, có thể hiểu các hoạt động PTBV CCU ngành cà phê là các hoạt động nhằm cải thiện và thúc đẩy sản lượng hạt cà phê, đời sống của những người tham gia trong CCU và giảm thiểu những tác hại của việc trồng, chế biến tới tiêu thụ cà phê tới môi trường

Hay nói một cách khác, có thể đưa ra khái niệm về PTBV CCU ngành cà phê là một quá trình liên tục hướng tới việc tạo ra một hệ thống sản xuất và tiêu thụ cà phê cân bằng, nhằm tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan mà không gây tổn thất cho

Môi trường môi trường, cộng đồng hay các thế hệ tương lai Hệ thống này đề cao tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh, đảm bảo sự công bằng và an toàn cho người lao động, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và xã hội của các cộng đồng sản xuất cà phê ở tất cả các giai đoạn trong CCU cà phê, từ trồng trọt và thu hoạch đến chế biến, vận chuyển, phân phối cũng như tiêu dùng

2.2.2 Vai trò của hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng ngành cà phê

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng cà phê

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động PTBV của các doanh nghiệp hoạt động trong CCU cà phê Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động PTBV chuỗi cung cà phê bao gồm các yếu tố thúc đẩy bên ngoài, các yếu tố thúc đẩy bên trong, các yếu tố cản trở bên ngoài và các yếu tố cản trở bên ngoài Dựa trên các nhân tố trong các nghiên cứu đã được tổng hợp trước đó (Phụ lục 1), có thể kể tên một số các nhân tố tác động sau:

Nhận thức của quản lý nội bộ

Có thể kể tên tới nhận thức của quản lý nội bộ là một yếu tố dẫn dắt bên trong doanh nghiệp Thái độ và sự cam kết của quản lý nội bộ trong doanh nghiệp có thể đóng góp vào những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được khi thực hiện các hoạt động PTBV Chỉ khi người quản lý thấy được những lợi ích từ việc thực hiện các hoạt động PTBV và cam kết thực hiện các hoạt động này, doanh nghiệp mới có thể trơn tru vận hành các hoạt động PTBV khi hoạt động trong ngành cà phê (Nguyễn Việt Hoàng & cộng sự, 2023) Nhận thức của lãnh đạo đề cập đến quá trình tiếp thu và tư duy định hình cách họ hiểu, và từ đó đưa ra quyết định liên quan đến cơ hội và thách thức của PTBV (Kuenkel và Waddock, 2019) Nó bao hàm kiến thức, niềm tin, giá trị, giả định, thành kiến cũng như khả năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và tư duy hệ thống của lãnh đạo Theo đó, nhận thức của lãnh đạo có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi và hành động của họ, từ đó tác động đến cách tổ chức tiếp cận PTBV và đóng góp của tổ chức vào PTBV lâu dài (Hemingway & Maclagan, 2004) Áp lực từ khách hàng

Các nhân tố xã hội có ảnh hưởng đối với phát triển bền vững, ví dụ như nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người dân được cho là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất xanh, hướng tới phát triển bền vững (Gong và cộng sự, 2019; Gualandris và Kalchschmidt, 2014; Mancini và cộng sự, 2017) Nhận thức của người tiêu dùng đề cập đến mức độ hiểu biết và kiến thức mà người tiêu dùng có về các vấn đề liên quan đến tính bền vững (Divyapriyadharshini và cộng sự, 2019; Van Bussel và cộng sự, 2022) Điều này bao gồm sự nhận thức về hậu quả môi trường của những lựa chọn tiêu dùng của họ, cũng như kiến thức về các lựa chọn bền vững Nhận thức của người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững Các quyết định về việc mua sắm, cách sử dụng và cách loại bỏ sản phẩm của cá nhân có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường Do đó, khi người tiêu dùng nhận thức rõ ràng về tác động của hành vi tiêu dùng của mình đối với môi trường và xã hội, họ sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm (Rasool và cộng sự, 2020; Trudel, 2019; Gong & cộng sự, 2019;

Krithika & cộng sự, 2019) Hall (2000) phát hiện ra rằng với những doanh nghiệp nhỏ thì ảnh hưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp và việc thực hiện các hoạt động PTBV sẽ lớn hơn so với doanh nghiệp lớn Khách hàng có thể tác động đến quyết định của doanh nghiệp sản xuất cà phê trong việc lựa chọn và sử dụng nhà cung cấp cũng như nguồn lực đáp ứng các tiêu chí bền vững (Sigala, 2013) Đào tạo nhân viên

Theo các nghiên cứu về CCU cà phê, việc triển khai các chương trình đào tạo nhân viên có thể tác động lớn đối với PTBV CCU Adams & Ghaly (2007) đã nhận định các chương trình đào tạo nhân viên không chỉ tạo ra lợi ích tức thời mà còn tạo ra động lực và khích lệ sự đóng góp tự nguyện của họ Việc tập trung vào việc nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất cà phê mà còn khuyến khích họ tham gia tích cực vào các hoạt động tăng cường tính bền vững của doanh nghiệp Bằng cách đào tạo và nâng cao nhận thức về quản lý nguồn tài nguyên, tiêu chuẩn sản xuất bền vững và các phương pháp can thiệp kỹ thuật, nhân viên có thể chủ động hỗ trợ quá trình cải thiện hiệu quả và tính bền vững trong CCU cà phê

Ngoài việc tạo động lực cho nhân viên, các chương trình đào tạo còn góp phần xây dựng văn hoá cho công ty, thúc đẩy sự hoà nhập và cam kết từ mọi thành viên của tổ chức Việc đầu tư vào việc liên tục nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên không chỉ làm tăng hiệu suất lao động mà còn là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy và duy trì tính bền vững trong hoạt động kinh doanh sản xuất cà phê

Mức độ đầu tư Đầu tư từ chính phủ và các doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực giúp thúc đẩy PTBV CCU cà phê (Millard, 2017; Ma & cộng sự, 2021) Với mục tiêu nâng cao hiệu quả và bền vững của CCU cà phê, việc tập trung đầu tư vào chính sách tìm nguồn cung bền vững và các chương trình đào tạo kỹ thuật đã trở thành một hướng đi chủ đạo Millard (2017) đã chỉ ra rằng việc gia tăng đầu tư trong các chính sách này không chỉ giúp doanh nghiệp tham gia vào việc PTBV CCU cà phê mà còn tạo ra lợi ích lớn cho toàn bộ hệ thống Ngoài ra, nghiên cứu của Jaya & cộng sự (2013) đã phân tích rằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong tăng cường PTBV CCU cà phê Những nỗ lực cải thiện và mở rộng cơ sở hạ tầng đã được chứng minh là có tác động tích cực, góp phần vào sự PTBV của CCU ngành cà phê Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng xanh đang gây ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghiên cứu của Porter & Kramer (2011) đã nhấn mạnh về ý thức cần thiết của việc định hình mô hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu xã hội và môi trường, tạo ra giá trị cho cả doanh nghiệp và cộng đồng xung quanh

Chi phí đầu tư và vận hành

Chi phí tăng cao phát sinh từ việc sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được xác định là rào cản lớn trong việc triển khai các hoạt động PTBV CCU cà phê Các nghiên cứu của Guimaraes & cộng sự (2022), van Keulen & Kirchherr

(2020) đã chứng minh rằng việc áp dụng các công nghệ và kỹ thuật bền vững sẽ khiến cho chi phí sản xuất tăng cao Những chi phí này có thể bao gồm các chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, thay đổi công nghệ sản xuất, và các hoạt động để tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Điều này đặt ra một thách thức đáng kể đối với các doanh nghiệp trong việc duy trì sự cân bằng giữa tối ưu hoá lợi nhuận và đáp ứng các yêu cầu PTBV CCU cà phê Áp lực ngành Áp lực cạnh tranh trong ngành có tác động tích cực tới hoạt động PTBV CCU cà phê (Nguyễn Việt Hoàng & cộng sự, 2023) Theo đó, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối tác kinh doanh có xu hướng quan tâm tới vấn đề bền vững đều đóng góp đáng kể vào việc triển khai các chương trình đánh giá nhà cung cấp theo hướng xanh, đồng thời nâng cao mức độ phối hợp với khách hàng theo hướng đầu tư tập trung vào các hoạt động bền vững Nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường và xã hội đang dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm và dịch vụ bền vững (Nguyễn Trần Cẩm Linh, 2023)

Hỗ trợ của chính phủ

Chính sách và thể chế chính trị là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến PTBV CCU (Meadowcroft, 1997; Jứrgensen, 2012) Chớnh sỏch và thể chế chớnh trị ở cỏc nước tạo lập môi trường và khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường (United Nations Environment Programme, 2007) Bởi vậy, chính sách và thể chế chính trị phù hợp với PTBV CCU sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động này phát triển theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (Sharp, 2002; Elobeid, 2012) Điều này được thể hiện thông qua việc khuyến khích các hoạt động kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, v.v Bên cạnh đó, chính phủ đóng một vai trò lớn trong việc khuyến khích PT CCU một cách bền vững Bằng cách tạo ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích, như ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xanh hoặc các biện pháp khích lệ sử dụng năng lượng tái tạo, chính phủ có thể tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực cho các sáng tạo và thực hành bền vững (Parkin và cộng sự, 2021; Hopwood và cộng sự, 2005; Trần Thị Giang và cộng sự, 2020) Dưới những áp lực này, các doanh nghiệp sản xuất cà phê phải tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường để giảm thiểu việc sử dụng các nguyên liệu hoặc quy trình tiềm ẩn nguy hiểm (Nguyễn Việt Hoàng & cộng sự, 2023) Hỗ trợ chính phủ (bao gồm các quy định và biện pháp mang tính khuyến khích) sẽ giúp thúc đẩy việc định hình sự bền vững của chuỗi cung ứng cà phê (Jaya & cộng sự, 2014) Việc thiếu chính sách hỗ trợ từ chính phủ đối với các nhà sản xuất cà phê là một rào cản trong việc PTBV CCU cà phê (Estevez & cộng sự, 2018; Guimaraes & cộng sự, 2022).

Một số mô hình lý thuyết nền tảng về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển bền vững chuỗi cung ứng

2.4.1 Các lý thuyết liên quan

2.4.1.1 Quan điểm dựa trên nguồn lực (Resource-Based View - RBV)

Lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBV) chỉ ra rằng, để đạt và duy trì lợi thế cạnh tranh, nguồn lực doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng Lý thuyết này được ứng dụng rộng rãi làm tiền đề để phân tích và đưa ra khuyến nghị về các hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực trong các nghiên cứu trước đây (Hart, 1995; Nguyễn và Sarker, 2018; Dicuonzo và cộng sự, 2020; Khanra và cộng sự, 2021; Zhang và cộng sự, 2022; Arda và cộng sự, 2023) Theo đó, một doanh nghiệp có thể trở nên thành công nếu có trang bị được nguồn lực phù hợp nhất và hiệu quả nhất đối với các chiến lược kinh doanh và phát triển của mình Doanh nghiệp sở hữu nguồn lực hoặc năng lực tốt nhất sẽ thu hút lợi thế cạnh tranh Việc quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, thực hiện kiểm soát công nghệ, thúc đẩy đổi mới và thực hiện các chiến lược nghiên cứu và phát triển (R&D) có thể góp phần đáng kể vào việc duy trì lợi thế cạnh tranh Hơn nữa, những yếu tố này rất khó để sao chép bởi các đối thủ cạnh tranh (Mata và cộng sự, 1995; Afuah, 2000)

Sở hữu nguồn lực đủ lớn có vai trò quan trọng đối với việc thực thi các mục tiêu chiến lược và phát triển bền vững của doanh nghiệp (Selznick, 1984) Quan điểm dựa trên nguồn lực có thể được sử dụng nhằm lý giải động cơ của các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động phát triển bền vững Doanh nghiệp tham gia và thực hiện các biện pháp bền vững vì họ coi đây là một loại lợi thế cạnh tranh tích luỹ có thể mang lại lợi ích cả trong và ngoài (Barrutia và Echebarria, 2015; Escobar và Vredenburg,

2011) Trong nội bộ doanh nghiệp, tham gia và đầu tư vào hoạt động phát triển bền vững giúp cải thiện văn hoá doanh nghiệp, nhận thức của đội ngũ cán bộ nhân viên, từ đó giúp phát triển toàn diện nguồn lực và năng lực nội bộ Về lợi ích bên ngoài, doanh nghiệp có thể nâng cao hình ảnh và danh tiếng, từ đó cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan, gia tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng hiện tại

2.4.1.2 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)

Lý thuyết này cho rằng tổ chức có trách nhiệm đối xử công bằng và tạo dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa tất cả các bên liên quan chứ không chỉ riêng các cổ đông trực tiếp Các bên liên quan có thể là các cá nhân hoặc tổ chức có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp hoặc bị hoạt động của doanh nghiệp chi phối Trong trường hợp các bên liên quan có xung đột lợi ích, doanh nghiệp phải đảm bảo đạt được sự cân bằng tối ưu giữa họ Cuốn sách "Quản trị chiến lược: Cách tiếp cận từ các bên liên quan" của Freeman (1984) đã đặt nền móng cho lý thuyết này về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh, tập trung vào các bên liên quan (Sinclair, 2010; Parmar và cộng sự, 2010; Donaldson & Preston, 1995; Laplume và cộng sự, 2008)

Lý thuyết cũng được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu về phát triển bền vững trước đõy (Steurer và cộng sự, 2005; Garvare và Johansson, 2010; Hửrisch và cộng sự, 2014; Valentinov, 2023)

Toàn bộ ý tưởng bắt nguồn từ giả định rằng doanh nghiệp là một phần không thể thiếu của xã hội chứ không phải là một thể chế tách biệt và thuần túy về bản chất kinh tế (Freeman & Liedtka, 1997) Theo Freeman (1994), các bên liên quan của công ty bao gồm nhiều nhóm khác nhau có thể tác động đến công ty hoặc bị ảnh hưởng bởi nó Các nhóm này bao gồm nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhân viên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng địa phương, cơ quan quản lý và những người khác (Touboulic và Walker, 2015)

Lý thuyết các bên liên quan khuyến khích các tổ chức có cái nhìn toàn diện về tác động của họ đối với các bên liên quan trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường (Hửrisch và cộng sự, 2020; Fobbe và cộng sự, 2021) Điều này cũng phự hợp với tính đa chiều của hoạt động phát triển bền vững nhằm tìm cách cân bằng ba trụ cột này Sự hợp tác giữa các bên liên quan có thể đóng góp thực tiễn mạnh mẽ vào việc quản lý bền vững của doanh nghiệp, nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong quá trình đưa ra mọi quyết định (Wang và cộng sự, 2022; Schaltegger và cộng sự, 2019; Garvare và Johansson, 2010)

2.4.1.3 Lý thuyết thể chế (Institutional Theory)

Lý thuyết thể chế cho rằng môi trường thể chế tạo áp đặt áp lực đối với các doanh nghiệp để có vẻ hợp lệ và tuân thủ các chuẩn mực xã hội phổ biến Lý thuyết cũng được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu về phát triển bền vững trước đây trong nhiều lĩnh vực (Escobar và Vredenburg, 2011; Glover & cộng sự, 2014; Li & cộng sự, 2018; Ivic và cộng sự, 2021)

Theo đó, các áp lực xã hội, chính trị và kinh tế bên ngoài ảnh hưởng đến các chiến lược của công ty và việc ra quyết định của tổ chức khi các công ty tìm cách áp dụng các thông lệ hợp pháp hoặc hợp pháp hóa các thông lệ của họ theo quan điểm của các bên liên quan khác (Jennings và Zandbergen, 1995, North, 1990) Áp lực thể chế có tác dụng thúc đẩy các công ty theo đuổi các mục tiêu phát triển tính hợp pháp của họ và khiến họ trở nên đồng tình hơn với những yêu cầu và chuẩn mực hiện hành trong môi trường kinh doanh của họ (Oliver, 1990 ; Touboulic và Walker, 2015) Tính hợp pháp ở đây cũng có thể đề cập đến việc thực thi các thông lệ bền vững được các bên liên quan coi là đúng đắn và phù hợp (DiMaggio và Powell, 1983)

Lý thuyết thể chế mô tả ba dạng động lực tạo ra sự tương đồng trong các chiến lược, cấu trúc và quy trình của tổ chức Những yếu tố thúc đẩy này mang tính: Cưỡng chế (coercive), quy phạm (normative) và bắt chước (mimetic) (DiMaggio và Powell, 1983) Yếu tố thúc đẩy cưỡng chế: Do ảnh hưởng của những người nắm giữ vị trí quyền lực cao hơn Áp lực cưỡng chế có thể giúp thúc đẩy tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh hướng tới bền vững (Kilbourne và cộng sự, 2002)

Yếu tố thúc đẩy quy phạm: Đảm bảo các tổ chức tuân thủ để được coi là tham gia vào các hành động hợp pháp (Sarkis và cộng sự, 2011) Áp lực chuẩn mực thúc đẩy các doanh nghiệp có nhận thức rõ ràng hơn về môi trường và cho thấy việc nghiên cứu thể chế, quy tắc của xã hội và trong môi trường kinh doanh hay phản ứng của tổ chức đối với các vấn đề môi trường là vô cùng cần thiết (Ball & Craig, 2010) Yếu tố thúc đẩy bắt chước: Diễn ra khi các doanh nghiệp bắt chước hành động của các đối thủ cạnh tranh thành công trong ngành nhằm cố gắng đẩy nhanh quá trình dẫn đến thành công và cả tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh (Aerts và cộng sự, 2006, Sarkis và cộng sự, 2011)

2.4.2 Các mô hình nghiên cứu liên quan

2.4.2.1.Nghiên cứu của Wu, J., Zhang, X và Lu, J (2018)

Wu, J., Zhang, X và Lu, J (2018) đã lựa chọn 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CCU bền vững dựa trên đánh giá, phân tích một cách toàn diện các nghiên cứu trước đây của Seuring, S.; Müller, M (2008), Walker, H., Brammer, S (2012), và Hall, J

(2000) Các nhóm yếu tố này bao gồm: Nhận thức quản lý nội bộ (Internal Management

Cognitive Factors), Sự tham gia của chính phủ (Government Participation), Áp lực người tiêu dùng (Consumer Pressure) và Áp lực ngành (Industry Pressure) Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Hình 2.8 Mô hình lý thuyết về quản lý CCU bền vững

Nguồn: Wu, Zhang và Lu (2018)

Từ kết quả điều chỉnh của mô hình, các kết luận sau đây đã được rút ra Đầu tiên, hai yếu tố về nhận thức quản lý nội bộ của công ty và sự tham gia của chính phủ có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động quản lý CCU bền vững Trong

4 nhân tố ảnh hưởng thì tác động của nhận thức quản trị nội bộ doanh nghiệp là lớn nhất, điều này cho thấy việc thực hiện hoạt động quản lý CCU bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của bản thân doanh nghiệp Sự tham gia của chính phủ với tư cách là một yếu tố ảnh hưởng bên ngoài cũng có tác động trực tiếp đến các hoạt động quản lý CCU bền vững của công ty, cho thấy rằng chính phủ đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy các hoạt động quản lý CCU bền vững ở một khu vực hoặc quốc gia Thứ hai, áp lực của người tiêu dùng và áp lực của ngành ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động quản lý CCU bền vững của công ty Áp lực của người tiêu dùng và ngành trước tiên ảnh hưởng đến quản lý nội bộ của một công ty và chuyển nó thành các hành vi thực tế thông qua quản lý nội bộ của công ty đó Thứ ba, các yếu tố tham gia của chính phủ có tác động đáng kể đến ngành Trong tương lai, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp chính sách để định hướng toàn ngành trên con đường PTBV trên cơ sở thực tiễn

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là sự kết hợp giữa phương pháp tổng hợp, so sánh các dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu định lượng sử dụng bảng hỏi do NCS xây dựng để thu được dữ liệu sơ cấp Xây dựng thiết kế nghiên cứu là một bước quan trọng, giúp đảm bảo các dữ liệu thu thập cho phép trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và chặt chẽ

Luận án này được thực hiện nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn với năm giai đoạn chính:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của Luận án

Nguồn: NCS tự xây dựng

● Giai đoạn 1: Nghiên cứu tài liệu và phát triển khung lý thuyết: Ở giai đoạn này, luận án sẽ hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về CCU và PTBV CCU bền vững Các quan điểm, lý thuyết và kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước sẽ được xem xét, tổng hợp và so sánh nhằm xác định vấn đề nghiên cứu cũng như phát triển khung lý thuyết cho nghiên cứu

Giai đoạn 2: Xây dựng mô hình và Phát triển thang đo : NCS đã sử dụng phương pháp Delphi nhằm xây dựng mô hình và hoàn thiện bảng hỏi Phương pháp

Nghiên cứu tài liệu và phát triển khung lý thuyết

Xây dựng mô hình và Phát triển thang đo

Tổng hợp, phân tích và viết chuyên đề

Delphi là một kỹ thuật dự đoán tập thể được sử dụng để thu thập ý kiến của một nhóm chuyên gia về một chủ đề cụ thể Hoạt động PTBV CCU cà phê là một chủ đề phức tạp với nhiều yếu tố liên quan Trong khi đó, phương pháp Delphi giúp thu thập ý kiến từ các chuyên gia có kiến thức sâu rộng, góp phần xây dựng mô hình và bảng hỏi toàn diện Ngoài ra, số lượng chuyên gia về lĩnh vực CCU ngành cà phê Việt Nam có thể hạn chế Phương pháp Delphi cho phép thu thập ý kiến từ một nhóm nhỏ chuyên gia một cách hiệu quả Cụ thể, từ kết quả của giai đoạn 1, NCS xây dựng và hoàn thiện mô hình nghiên cứu cho luận án trên cơ sở các mô hình lý thuyết nền tảng các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động PTBV CCU cà phê Việt Nam Các thang đo đã được phát triển sẽ được sử dụng và hiệu chỉnh cho phù hợp với khách thể nghiên cứu và văn phong của người Việt Nam Trong giai đoạn này, NCS sẽ tiến hành hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực CCU ngành cà phê Việt Nam thông qua các cuộc phỏng vấn hoặc các hình thức trao đổi trực tiếp khác để điều chỉnh nội dung bảng hỏi phù hợp hơn

● Giai đoạn 3: Nghiên cứu thử nghiệm : Mục tiêu chính của giai đoạn này là kiểm định độ chính xác của thang đo và hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát Đối tượng tham gia nghiên cứu thử nghiệm là những nhân viên cao cấp có kinh nghiệm, kiến thức, trình độ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh sẽ được khảo sát với quy mô mẫu là 50 phần tử mẫu

● Giai đoạn 4: Nghiên cứu chính thức : Nghiên cứu tiến hành điều tra, khảo sát trên diện rộng với bảng hỏi được cấu trúc sẵn với những thang đo đã được điều chỉnh sau giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm Đối tượng khảo sát là những nhân viên cao cấp, có kinh nghiệm đang làm việc tại các công ty nội địa và quốc tế trong CCU cà phê tại Việt Nam

● Giai đoạn 5: Tổng hợp, phân tích và viết chuyên đề : Nghiên cứu sử dụng các công cụ phân tích thống kê Smart PLS 4.0 để thực hiện phân tích các dữ liệu đã thu thập được và thực hiện tiến hành viết luận án.

Mô hình và đề xuất giả thuyết nghiên cứu

- Sau khi thực hiện tổng hợp, so sánh và phân tích mô hình của các nhà khoa học đi trước, đồng thời trao đổi phỏng vấn các chuyên gia cùng lĩnh vực, nghiên cứu đề xuất một mô hình nghiên cứu Trong mô hình này, tác giả tích hợp các nhân tố có vai trò quan trọng và các mối quan hệ giả thuyết từ các mô hình nghiên cứu trước đây (Mục 2.4.2) Mô hình tích hợp các nhân tố quan trọng và các mối quan hệ giả thuyết từ nhiều mô hình nghiên cứu PTBV CCU trước đây, bao gồm cả các yếu tố mới nổi như mức độ đầu tư, sự sẵn có của công nghệ, đào tạo nhân viên và yếu tố rào cản - chi phí vận hành và đầu tư Điều này giúp mô hình đề xuất bao quát và toàn diện hơn, thể hiện đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PTBV CCU trong bối cảnh hiện đại Mô hình có nội dung cụ thể như sau:

- Quan hệ lõi của mô hình là mối quan hệ giữa nhận thức của Quản lý nội bộ với các hoạt động PTBV CCU

- Các biến độc lập của mô hình bao gồm các yếu tố: Áp lực từ người tiêu dùng, Áp lực ngành, Mức độ đầu tư, Sự sẵn có của công nghệ, Đào tạo nhân viên, Chi phí đầu tư và vận hành, Hỗ trợ của chính phủ Trong đó, các biến độc lập: Áp lực từ người tiêu dùng, Áp lực ngành, Mức độ đầu tư, Sự sẵn có của doanh nghiệp, Đào tạo nhân viên có tác động tới biến phụ thuộc Nhận thức quản lý nội bộ Tiếp đó, các biến Cam kết của tổ chức, Sự tham gia của tổ chức, Nhận thức quản lý nội bộ, Chi phí đầu tư và vận hành và Hỗ trợ của chính phủ có tác động tới biến phụ thuộc Các hoạt động PTBV.

- Các biến trung gian bao gồm 2 nhân tố: Cam kết của tổ chức và sự sẵn sàng tham gia của tổ chức Sự cam kết của tổ chức cung cấp động lực và nguồn lực cần thiết, trong khi sự sẵn sàng tham gia của tổ chức đảm bảo khả năng thực thi và cải tiến hiệu quả hoạt động PTBV CCU Điển hình như trong nghiên cứu của Carter và Ellram (1998), Prasad và cộng sự (2020), Faisal (2010), yếu tố cam kết và hỗ trợ của tổ chức đã được chứng minh có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp tới các thực hành quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, cụ thể là các chương trình thu mua bền vững Hơn nữa, hai nhân tố này có thể giúp bổ sung cho nhau và cùng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các yếu tố ảnh hưởng khác với các hoạt động PTBV CCU

- Các biến nhân khẩu học bao gồm: loại hình cơ sở kinh doanh, thời gian hoạt động,…được sử dụng làm biến điều chỉnh của mô hình

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: NCS tự tổng hợp và xây dựng

Xuất phát từ mô hình nghiên cứu đã được đề xuất ở trên, Luận án có một số giả thuyết nghiên cứu như sau:

Nhu cầu của khách hàng đã tạo ra các áp lực có tính quy chuẩn cho các cơ sở kinh doanh thực hiện các hoạt động PT CCU một cách bền vững (Ball & Craig (2010), Sarkis và cộng sự (2011) Có một số khu vực khách hàng sẵn sàng trả thêm 20% mức giá cho các sản phẩm có trách nhiệm xã hội vì những mối quan tâm của khách hàng tới những vấn đề về xã hội và môi trường ngày một tăng (Goose, 2013) Các cơ sở kinh doanh nên sản xuất ra các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về môi trường để đạt được các kỳ vọng và yêu cầu từ phía khách hàng (Zhu và cộng sự, 2008) Berns và cộng sự (2009) nhận thấy rằng thái độ của khách hàng đối với sự bền vững trong hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng quan trọng đến việc ra quyết định của doanh nghiệp Những hành động bền vững này sẽ tạo ra các tập khách hàng mới cho cơ sở kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh cho cơ sở kinh doanh (Paguette, 2005; Ageron và cộng sự, 2012) Từ đó luận án lập luận rằng áp lực của người tiêu dùng có thể thúc đẩy nhận thức về quản lý nội bộ Vì vậy giả thuyết H1 được đề xuất:

H1: Áp lực người tiêu dùng có tác động tích cực đến nhận thức quản lý nội bộ về PTBV

Scott (2008) đề xuất theo lý thuyết thể chế rằng các áp lực từ bên ngoài có thể thúc đẩy các công ty thực hiện các hành động chiến lược Các bên liên quan bên ngoài có thể tạo áp lực lên các CCU là các đối tác khách hàng chính, nhà cung cấp chính, các đối thủ cạnh tranh, các nhóm lợi ích đặc biệt và truyền thông (Delmas và Toffel,

2004) Các áp lực từ phía bên ngoài này khiến các cơ sở kinh doanh thực hiện các hoạt động PTBV CCU

H2: Áp lực ngành có tác động tích cực đến nhận thức quản lý nội bộ về PTBV Đầu tư vào trang thiết bị công nghệ xanh (Wu và cộng sự, 2018) cũng như các chương trình đào tạo cho nhân viên có ảnh hưởng tích cực tới nhận thức nội bộ cơ sở kinh doanh về vấn đề bền vững (Malik và cộng sự, 2020; Ellinger và Ellinger, 2014) Cụ thể, theo Wu và cộng sự (2018), đầu tư vào các thiết bị mua sắm điện tử giúp thúc đẩy phát triển mua sắm bền vững bởi nó sẽ giúp cung cấp những cách thức mới cho cơ sở kinh doanh trong thực hành mua sắm bền vững Tiếp đó, việc đầu tư tạo lập cấu trúc vốn xanh cho cơ sở kinh doanh cũng có thể giúp nâng cao nhận thức của nhân viên về trách nhiệm xã hội của cơ sở kinh doanh, từ đó thúc đẩy hành vi hướng tới môi trường (Liao và cộng sự, 2021) Trong đó, cơ sở kinh doanh có thể xây dựng vốn trí tuệ xanh để khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường của nhân viên và thúc đẩy hành vi thân thiện với môi trường của họ vì khi nhân viên có nhận thức rõ ràng hơn về những tài sản vô hình như kiến thức về bảo vệ môi trường, năng lực và mối quan hệ trong đổi mới xanh của cơ sở kinh doanh, họ sẽ có thái độ, quyết định có lợi cho môi trường và sẵn sàng hiện thực hóa những hành vi đạo đức này (Schwartz, 1977) Từ những nghiên cứu trên, giả thuyết sau được đưa ra:

H3: Mức độ đầu tư của cơ sở kinh doanh có tác động tích cực đến nhận thức quản lý nội bộ

Phát triển công nghệ giúp góp phần nâng cao nhận thức quản lý nội bộ cơ sở kinh doanh từ nhiều phương diện, từ đó giúp cải thiện chất lượng thực hiện PT CCU một cách bền vững Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tác động của phát triển công nghệ với việc việc tăng cường quản lý, chia sẻ và cập nhật kiến thức liên tổ chức trong CCU, từ đó giúp nâng cao nhận thức của các cơ sở kinh doanh về vấn đề bền vững (Li và Lin, 2006; Cheng và cộng sự, 2008) Mặt khác, theo Ji và cộng sự (2023), mức độ phát triển công nghệ có thể làm thay đổi ý định của cơ sở kinh doanh trong các quyết định tối ưu hóa phân bổ nguồn lực cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất, vận hành và quản lý để thúc đẩy tính bền vững của cơ sở kinh doanh Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh có định hướng công nghệ phát triển cũng có thể hỗ trợ hiện thực hóa sáng kiến của nhân viên thông qua việc xoá bỏ các rào cản tổ chức kết hợp hỗ trợ các chương trình đầu tư bền vững và xây dựng mạng lưới doanh nhân (Tajpour và cộng sự, 2022) Từ những nghiên cứu trên, giả thuyết sau được đưa ra:

H4: Mức độ phát triển công nghệ của cơ sở kinh doanh có tác động tích cực đến nhận thức quản lý nội bộ

Việc cung cấp đủ các khóa đào tạo về PTBV cho nhân viên về triển khai tính bền vững trong thực tế có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhận thức về bền vững của cơ sở kinh doanh Rất nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã nêu bật những nỗ lực không ngừng của các công ty trong việc cung cấp tới nhân viên nhiều chương trình khác nhau nhằm cải thiện hiệu suất công việc đồng thời nâng cao nhận thức về tính bền vững (Sarkis và cộng sự, 2010; Lu và cộng sự, 2016; Saeed và Kersten, 2019; Mastos và Gotzamani, 2022) Arulrajah và Opatha (2016) đã cho rằng tác động đáng kể nhất đối với nhận thức về môi trường của nhân viên là thông qua các chương trình đào tạo về môi trường Kế hoạch đào tạo nên bao gồm các chương trình học tập, hội thảo và phiên họp để giúp nhân viên tiếp thu và phát triển nhận thức đúng đắn về quản lý môi trường (Prasad, 2013; Liebowitz, 2010) Ngoài ra, phương pháp đào tạo phù hợp có thể giúp khuyến khích sự thay đổi về kiến thức, giá trị và thái độ về môi trường của nhân viên, đồng thời làm phong phú thêm các cam kết tổ chức của họ để từ đó thiết lập ý định thay đổi hành vi thân thiện hơn với môi trường (Law và cộng sự, 2015) Từ những nghiên cứu này, giả thuyết sau được đưa ra:

H5: Đào tạo nhân viên có tác động tích cực đến nhận thức quản lý nội bộ

Nhận thức quản trị nội bộ cơ sở kinh doanh là một yếu tố quan trọng trong cơ sở kinh doanh Thái độ của các nhà lãnh đạo cơ sở kinh doanh đối với hoạt động quản lý sẽ xác định loại hình quản lý của một tổ chức, và nghiên cứu đã chứng minh rằng ý thức và mức độ cam kết của lãnh đạo có thể đóng góp vào các nỗ lực thực hiện các hoạt động

PT CCU một cách bền vững (Walker và Jones, 2012; Walker & Brammer, 2012) Nhận thức nội bộ của cơ sở kinh doanh có tác động quan trọng đối với cam kết thực hiện các hoạt động bền vững của họ Những nghiên cứu trước đã đề cập tới tác động tích cực của yếu tố nhận thức nội bộ này (Yang và cộng sự, 2018; Barendsen và cộng sự, 2021) Zhou và cộng sự (2021) cho rằng nhận thức xanh cao sẽ giúp tập trung giá trị của các cam kết cá nhân về môi trường của các nhà quản lý đối với toàn bộ tổ chức để hiện thực hóa tầm nhìn về phát triển xanh và bền vững, đồng thời thúc đẩy các phòng ban của cơ sở kinh doanh và từng nhân viên thúc đẩy đổi mới xanh ngoài những lợi ích ngắn hạn Mức độ nhận thức xanh cao của ban quản lý có thể giúp tăng cường cam kết xanh của tổ chức, thông qua việc thu hút và giữ chân những nhân viên tiềm năng đồng thời hỗ trợ các hoạt động đổi mới xanh trong cơ sở kinh doanh Từ những nghiên cứu này, giả thuyết sau được đề ra:

H6: Nhận thức quản lý nội bộ tác động tích cực tới mức độ cam kết của cơ sở kinh doanh

Vai trò của nhận thức quản lý nội bộ cũng có tác động đáng kể đối với mức độ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động đổi mới bền vững của cơ sở kinh doanh Một số nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của nhận thức quản lý nội bộ (Saunila & cộng sự, 2018; Huang & cộng sự, 2020) Cụ thể, Huang & cộng sự (2020) đã chỉ ra từ nghiên cứu rằng nhận thức của các nhà quản lý về bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng đến sự sẵn sàng phê duyệt các hoạt động đổi mới xanh của họ Nhận thức về môi trường của các nhà điều hành cơ sở kinh doanh càng cao thì họ sẽ ít hài lòng hơn với việc sử dụng các nguồn lực hiện có và càng cảm thấy có trách nhiệm hơn đối với đổi mới xanh và càng sẵn sàng đầu tư nguồn lực và khả năng vào hoạt động bền vững: tăng cường trao đổi thông tin bên ngoài mới, dám chấp nhận rủi ro để đổi lấy kiến thức và kinh nghiệm mới Từ đó, giả thuyết sau được đưa ra:

H7: Nhận thức quản lý nội bộ tác động tích cực tới mức độ sẵn sàng tham gia của cơ sở kinh doanh

Nhận thức quản lý nội bộ của cơ sở kinh doanh là yếu tố dẫn dắt việc thực hiện các sáng kiến bền vững bên trong cơ sở kinh doanh Lee và Klassen (2008) chỉ ra rằng có một mối tương quan thuận giữa mong muốn thực hiện quản lý CCU bền vững của doanh nghiệp và mong muốn của các nhà quản lý Trong một nghiên cứu khác, Đỗ Đức Anh và cộng sự (2020) đã chứng minh tác động tích cực của nhận thức nội bộ đối với quản lý CCU bền vững Nếu nhận thức nội bộ của các nhà quản lý cấp cao, quản lý cấp trung và các nhà quản lý chức năng về lợi ích của PTBV CCU được cải thiện thì việc thực hành và hiệu suất của hoạt động PT CCU một cách bền vững cũng sẽ được cải thiện Từ đó, giả thuyết sau được đưa ra:

H8: Nhận thức quản lý nội bộ tác động tích cực tới các hoạt động PTBV Để phát triển vững mạnh và lâu dài tính bền vững trong kinh doanh, doanh nghiệp cần đảm bảo niềm tin và sự cam kết của mình đối với các hoạt động PTBV

Theo đó, sự cam kết phải bắt đầu từ cấp quản lý cao nhất (Wisner và cộng sự, 2019) bởi họ là những người sẽ đưa ra tầm nhìn sâu rộng, nắm bắt cơ hội, và viết lại các quy tắc kinh doanh (Baumgartner, 2014) Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra vai trò quan trọng của sự cam kết và lãnh đạo của quản lý cấp cao đối với việc định hướng quản lý hướng tới sự bền vững và PT CCU một cách bền vững (Zhu và cộng sự, 2005; Walker và Jones, 2012; Harms và cộng sự, 2013) Carter và Ellram (1998) cũng đã chứng minh rằng sự hỗ trợ và cam kết của quản lý cấp cao là cần thiết để đảm bảo các cơ sở kinh doanh nhỏ thực hiện thành công chương trình thu mua xanh Dựa trên các nghiên cứu này, NCS đề xuất giả thuyết:

H9: Mức độ cam kết của cơ sở kinh doanh tác động tích cực tới các hoạt động PTBV

Sự sẵn sàng của cơ sở kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc tham gia các hoạt động PTBV và đầu tư vào các hoạt động xanh hóa Hanna và cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng sự sẵn sàng và tích cực tham gia của quản lý cấp trung và nhân viên cũng sẽ góp phần khuyến khích cơ sở kinh doanh thực hiện các hoạt động PTBV CCU Trong khi đó, Pagell & Wu (2009) nhận thấy rằng quản lý cấp cao của những doanh nghiệp được coi là tấm gương trong thực hành bền vững đều thể hiện quan điểm chủ động cao đối với tính bền vững Ví dụ như họ có các phương pháp tiếp cận chủ động để quản lý nhà cung cấp, từ đó cho phép các công ty trở thành bên tiên phong trong việc PT CCU một cách bền vững Từ đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H10: Mức độ sẵn sàng tham gia của cơ sở kinh doanh tác động tích cực tới các hoạt động PTBV

Thiết kế bảng hỏi và phát triển thang đo

Bảng hỏi định lượng được thiết kế để đánh giá quan điểm và góc nhìn của các nhà quản lý cơ sở kinh doanh về hoạt động PTBV CCU ngành cà phê Việt Nam Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi được cấu trúc sẵn để tiến hành khảo sát và đánh giá Bảng hỏi có tên là: “BẢNG KHẢO SÁT” Ngoài phần giới thiệu thì bảng hỏi được cấu trúc thành 3 phần, bao gồm:

- Phần 1: Gồm 05 câu hỏi để tìm hiểu về thực tế và xu hướng thực hiện các hoạt động PTBV CCU tại các cơ sở kinh doanh ngành cà phê Các câu hỏi của phần này tập trung vào tìm hiểu thực tế việc ứng dụng các hoạt động liên quan đến khía cạnh bền vững trong các cơ sở kinh doanh cà phê, như: thời gian bắt đầu thực hiện, lý do thực hiện, lợi ích và khó khăn thì thực hiện các hoạt động bền vững Phần này nghiên cứu sử dụng câu hỏi một lựa chọn và câu hỏi nhiều lựa chọn

- Phần 2: Tập hợp của nhóm các câu hỏi nhằm mục tiêu hiểu quan điểm của các thành viên thuộc CCU cà phê về các nhân tố ảnh hưởng tới việc họ thực hiện các hoạt động bền vững Những câu hỏi được đưa ra trong phần này sẽ sử dụng thang đo Likert từ 1-5 để đo mức độ quan điểm Mỗi điểm trong thang đo được dùng để thể hiện tỷ lệ đồng thuận của người được hỏi với quan điểm được nghiên cứu đưa ra Quan điểm của người được hỏi sẽ dao động từ: 1 tương đương với Hoàn toàn không đồng ý, 2 tương đương với Không đồng ý, 3 tương đương với Trung lập, 4 tương đương với Đồng ý và 5 tương đương với Hoàn toàn đồng ý

- Phần 3: Tập hợp các câu hỏi về biến nhân khẩu học, gồm 03 câu hỏi để phân loại thông tin của đáp viên Để hoàn thiện bảng hỏi sử dụng cho việc khảo sát, nghiên cứu được xây dựng dựa trên các thang đo và các biến quan sát được đề xuất ở mô hình nghiên cứu và các giả thuyết để xây dựng bảng hỏi Bảng hỏi đã được xin ý kiến chuyên gia, thử nghiệm và điều chỉnh lại trước khi thực hiện thu thập dữ liệu chính thức

Phát triển thang đo cho các biến trong mô hình là một bước rất quan trọng giúp kiểm chứng lại lý thuyết dựa trên dữ liệu thực tiễn (Anderson & Gerbing, 1988) Churchill (1979) đề cập đến sự phát triển thang đo là một yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện một nghiên cứu Dựa vào nghiên cứu của Churchill (1979), quy trình xây dựng thang đo được đưa ra bao gồm: xác định lĩnh vực nghiên cứu dựa trên việc đánh giá các nghiên cứu mở rộng để xác định được những yếu tố cần đo lường; tạo ra một nhóm các mục phản ánh các khái niệm từ nghiên cứu; sau đó tiến thành khảo sát thử nghiệm các thang đo được tạo từ các bước trước đó để điều chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi (Boley & McGehee, 2014) Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về các yếu tố bên ngoài, bên trong, nhận thức của quản lý nội bộ và các hoạt động PTBV được thực hiện bởi cơ sở kinh doanh

Thang đo được sử dụng trong Luận án là thang đo Likert, bao gồm một danh sách các phát biểu để hỏi về thái độ của người được hỏi trong các câu hỏi Người được hỏi sẽ lựa đánh giá các phát biểu về thái độ dựa trên 5 cấp độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý Thang đo Likert có thể sử dụng để đo lường sự đồng ý, tầm quan trọng, chất lượng hoặc tần suất xảy ra Vì thang đo Likert cho phép người được hỏi thể hiện cảm xúc hoặc thái độ của mình (Collis & Hussey, 2014) và vì người trả lời có thể gặp khó khăn nếu phải phân biệt nhiều cấp độ trong thang đo hơn (Saunders & cộng sự, 2009) nên thang đo Likert 5 cấp độ là phù hợp nhất cho nghiên cứu này

Thang đo cho các biến quan sát trong bài được xây dựng tương ứng với các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu như sau:

• Thang đo cho các biến độc lập, gồm thang đo cho 09 biến: Áp lực người tiêu dùng; Áp lực ngành; Mức độ đầu tư; Đào tạo nhân viên; Sự sẵn có của công nghệ; Cam kết của tổ chức; Sự sẵn sàng tham gia; Hỗ trợ của chính phủ; Chi phí vận hành và đầu tư

Bảng 3.1 Áp lực từ người tiêu dùng

Mã hoá Biến quan sát Nguồn

CP1 Khách hàng thích các sản phẩm bền vững Huang và cộng sự (2016) CP2 Khách hàng tìm kiếm các sản phẩm bền vững Huang và cộng sự (2016) CP3 Khách hàng lựa chọn các sản phẩm bền vững Wu và cộng sự (2018)

CP4 Khách hàng yêu cầu các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về bền vững Wu và cộng sự (2018)

CP5 Khách hàng tố giác các hành vi không bền vững của cơ sở kinh doanh Wu và cộng sự (2018)

Mã hoá Biến quan sát Nguồn

MP1 Các cơ sở kinh doanh đối thủ cạnh tranh đang thực hiện tốt các hoạt động bền vững

MP2 Hiệu suất sản xuất của thị trường cao

MP3 Thị trường liên tục xuất hiện những sản phẩm thay thế

MP4 Các cơ sở kinh doanh đang định hướng các hoạt động theo hướng bền vững

MP5 Có những cơ sở kinh doanh bền vững và sáng tạo mới tham gia vào thị trường

Bảng 3.3 Mức độ đầu tư

Mã hoá Biến quan sát Nguồn

IN1 Cơ sở kinh doanh đầu tư lớn vào các hoạt động PTBV Cavusoglu và cộng sự

IN2 Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng nguồn nhân lực hiệu quả

IN3 Sản phẩm bền vững là một trong những ưu tiên trong chi tiêu của cơ sở kinh doanh Cavusoglu và cộng sự

IN4 Cơ sở kinh doanh đã triển khai nguồn lực lớn để hoạt động bền vững Cavusoglu và cộng sự

IN5 Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng năng lực đổi mới và tính bền vững cho cơ sở kinh doanh

Bảng 3.4 Đào tạo nhân viên

Mã hoá Biến quan sát Nguồn

ET1 Cơ sở kinh doanh đào tạo nhân viên về phương pháp và kỹ thuật bền vững

ET2 Chất lượng của công việc được đánh giá cao hơn tốc độ công việc Ellinger và cộng sự

ET3 Thái độ tích cực của nhân viên mang lại hiệu quả hoạt động bền vững cao hơn

ET4 Nhân viên có cơ hội thảo luận và đề xuất các hoạt động bền vững

ET5 Cơ sở kinh doanh tạo điều kiện cho năng suất lao động của nhân viên cao nhất

Bảng 3.5 Sự sẵn có của công nghệ

Mã hoá Biến quan sát Nguồn

TR1 Cơ sở kinh doanh coi công nghệ cho hoạt động

PTBV là nền tảng thành công Ramaseshan và cộng sự

TR2 Cơ sở kinh doanh áp dụng các công nghệ mới trong quá trình hoạt động Erdoğmuş và Esen

TR3 Cơ sở kinh doanh đặt ra mục tiêu về hiệu suất công nghệ

TR4 Sự sẵn có của công nghệ quyết định lợi thế cạnh tranh của cơ sở kinh doanh Ramaseshan và cộng sự

Cơ sở kinh doanh liên tục cải tiến công nghệ phù hợp với hoạt động

Bảng 3.6 Cam kết của tổ chức

Mã hoá Biến quan sát Nguồn

OC1 Các bên cam kết cùng theo đuổi định hướng chiến lược tiến tới bền vững

OC2 Các nhà quản lý cấp cao khởi xướng và cam kết thực hiện các hoạt động bền vững

OC3 Cơ sở kinh doanh sẵn sàng chi trả cho các hoạt Goebel và cộng sự (2018) động PTBV

Cơ sở kinh doanh cam kết tham gia các chương trình PTBV của ngành cà phê Việt

OC5 Cơ sở kinh doanh thấy có trách nhiệm phải thực hiện các hoạt động bền vững Kalyal và cộng sự (2009)

OC6 Công ty cam kết hợp tác và chia sẻ kiến thức để cải thiện tính bền vững

Bảng 3.7 Sự sẵn sàng tham gia

Mã hoá Biến quan sát Nguồn

WP1 Cơ sở kinh doanh sẵn sàng áp dụng các kỹ thuật bền vững

WP2 Cơ sở kinh doanh nhận thức thay đổi bền vững sẽ mang lại tác động tích cực Miller và cộng sự (1994)

WP3 Cơ sở kinh doanh sẵn sàng chia sẻ kiến thức bền vững với các thành viên trong chuỗi

WP4 Cơ sở kinh doanh sẵn sàng hợp tác với các bên để thực hiện hoạt động bền vững

Bảng 3.8 Hỗ trợ từ chính phủ

Mã hoá Biến quan sát Nguồn

GS1 Chính phủ ban hành bộ luật và quy định liên quan tới bền vững

GS2 Chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các sáng kiến bền vững Juliandina và cộng sự

GS3 Chính phủ hỗ trợ cơ sở kinh doanh về tín dụng, thuế và cách tiếp cận vốn vay Songling và cộng sự

GS4 Chính phủ hỗ trợ đào tạo nhân lực có kỹ năng làm việc bền vững

GS5 Chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra cơ sở kinh doanh Wu và cộng sự (2018)

Bảng 3.9 Chi phí vận hành và đầu tư

Mã hoá Biến quan sát Nguồn

CB1 Cơ sở kinh doanh phải chi trả toàn bộ chi phí chuyển đổi sang hệ thống mới và cải tiến

CB2 Cơ sở kinh doanh trả chi phí cao hơn để thuê nhân viên có trình độ

CB3 Cơ sở kinh doanh chi trả mức phí cao hơn cho nguyên vật liệu tốt và bền vững Sajjad và cộng sự (2019)

CB4 Cơ sở kinh doanh chi trả chi phí liên quan đến tái chế và xử lý chất thải nguy hại

Menon và Ravi (2021) Kaur và cộng sự (2019)

• Thang đo cho các biến phụ thuộc, gồm thang đo cho 02 biến: “Nhận thức quản lý nội bộ” và biến “Các hoạt động PTBV”

Bảng 3.10 Nhận thức quản lý nội bộ

Mã hoá Biến quan sát Nguồn

LC1 Lãnh đạo của công ty ủng hộ thực hiện các chính sách bền vững Wu và cộng sự (2018)

LC2 Lãnh đạo chủ động hỗ trợ thực hiện các hoạt động bền vững Chu và cộng sự (2017)

Lãnh đạo nhận thức áp dụng các biện pháp bền vững được coi là một giải pháp mang lại lợi nhuận lâu dài cho công ty

LC4 Lãnh đạo nhận thức cần thực hiện hoạt động bền vững một cách toàn diện

Lãnh đạo ý thức tầm quan trọng của việc xây dựng rõ ràng các chính sách bền vững của công ty

LC6 Lãnh đạo nhận thức PTBV là một phần trong kế hoạch tương lai của công ty Wu và cộng sự (2018)

Bảng 3.11 Các hoạt động PTBV

Mã hoá Biến quan sát Nguồn

SSCM1 Cơ sở kinh doanh tuân theo các quy định về quản lý chất lượng hướng tới bền vững

SSCM2 Cơ sở kinh doanh xây dựng chiến lược lựa chọn các nhà cung cấp bền vững Luthra và cộng sự (2015)

SSCM3 Cơ sở kinh doanh dựa trên các số liệu rõ ràng để theo dõi tính bền vững của các hoạt động

SSCM4 Cơ sở kinh doanh áp dụng các tiêu chuẩn an toàn phù hợp đối với hoạt động Diabat và cộng sự (2014)

SSCM5 Cơ sở kinh doanh yêu cầu nhân viên giảm thiểu lượng rác thải Ferreira và cộng sự

SSCM6 Cơ sở kinh doanh thiết lập mối liên hệ thường xuyên với các thành viên trong chuỗi

Phương pháp chọn mẫu

Tổng thể nghiên cứu là tất cả các cơ sở kinh doanh tham gia vào CCU cà phê Việt Nam, bao gồm các hợp tác xã trồng và kinh doanh cà phê, các doanh nghiệp thu gom cà phê, các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh cà phê, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu hạt cà phê

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện được lựa chọn trong luận án này với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng thời gian và nguồn lực Phương pháp này cho phép nghiên cứu tiếp cận một cách thuận tiện với đối tượng nghiên cứu mà không cần tuân theo các nguyên tắc nghiêm ngặt của phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Thay vào đó, sự chọn lựa dựa trên sự tiện lợi và khả năng tiếp cận dễ dàng của các đối tượng tham gia, giúp giảm bớt thời gian và chi phí Song, nhược điểm của phương pháp này là mức độ đại diện của mẫu thấp và không đảm bảo tính tổng quát hoá cho tổng thể mẫu nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2013)

Báo cáo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) cũng đã chỉ ra sự đa dạng và quy mô lớn của cơ sở kinh doanh trong ngành cà phê tại Việt Nam Với gần

200 cơ sở kinh doanh hiện đang hoạt động, cùng với hợp tác xã và các công ty hỗ trợ, việc khảo sát toàn bộ sẽ vượt quá khả năng của nghiên cứu sinh Do đó, phương pháp chọn mẫu sau được sử dụng để thực hiện các khảo sát Để nhìn nhận và đánh giá tổng quan về hoạt động bền vững trong các cơ sở kinh doanh cà phê, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên Đối với việc lựa chọn mẫu từ cơ sở kinh doanh trong ngành cà phê tại Việt Nam, các doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách của các cơ quan quản lý ngành và không phân chia tỉ lệ theo quy mô doanh nghiệp Mỗi cơ sở kinh doanh sẽ được khảo sát qua 4 vị trí công tác, bao gồm Ban giám đốc, cán bộ phụ trách sản xuất chế biến, cán bộ phụ trách kinh doanh và cán bộ phụ trách công tác kế hoạch Điều này giúp đảm bảo rằng các quan điểm và thực tiễn trong ngành cà phê được phản ánh một cách đa dạng và toàn diện vì mỗi vị trí sẽ có cách nhìn khác nhau đối với hoạt động PTBV mà mình đang thực hiện, cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của mình

Quy mô mẫu đủ lớn là một vấn đề quan trọng cho nghiên cứu để có thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu và để có thể sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) làm phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp Hair & cộng sự (1998) đã lập luận cỡ mẫu đóng một vai trò quan trọng trong việc ước tính và giải thích kết quả mô hình PLS - SEM Cỡ mẫu có thể được ước lượng dựa trên một số phương pháp như là phương pháp GLS (Generalized Least Square/Bình phương nhỏ nhất) hay là phương pháp MLE (Maximum Likelihood Estimation/Hợp lý cực đại Cỡ mẫu được xác định theo quy tắc 10 lần (10-fold rule): (1) Mười lần số quan sát các biến quan sát nhân quả được sử dụng để đo lường một biến nghiên cứu; hoặc (2) Mười lần số lượng đường dẫn cấu trúc tối đa hướng vào một biến nội sinh (Hair và cộng sự, 2017) Trong luận án, nghiên cứu sử dụng phương pháp thứ 2 để xác định cỡ mẫu, vì vậy mẫu tối thiểu là 120 để đảm bảo kích thước mẫu đủ cho nghiên cứu Để thoả mãn các yêu cầu về chọn mẫu, nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn 123 cơ sở kinh doanh đang tham gia vào CCU cà phê với tổng số người tham gia trả lời là 409 người.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Cụ thể là:

- Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo, công bố của nhà nước, hiệp hội, các cơ sở kinh doanh và các tổ chức phi chính phủ cũng như kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước

Dữ liệu được thu thập bằng hai hình thức: điều tra trực tuyến qua Google biểu mẫu và qua điều tra trực tiếp bằng cách gặp mặt các đối tượng khảo sát Với hình thức trực tiếp, dựa trên bảng hỏi người được phỏng vấn sẽ được đặt câu hỏi để đánh giá về các nhận định ở trong bảng hỏi Với hình thức trực tuyến, đường dẫn sẽ được chia sẻ tới các đối tượng liên quan (những người nắm giữ vị trí quan trọng trong các cơ sở kinh doanh thuộc CCU cà phê Việt Nam).

Các bước phân tích dữ liệu

Dữ liệu cần phân tích được thu thập thông qua một cuộc khảo sát Bước đầu tiên cần làm là kiểm tra để loại bỏ các câu trả lời còn thiếu và không có ý nghĩa (Etikan và cộng sự, 2016) Tiếp theo, nghiên cứu sẽ sử dụng phần mềm SPSS 26.0 để thống kê mô tả và sử dụng phần mềm SMART PLS 4.0 để đánh giá thang đo, xác định độ quan trọng của các nhân tố và kiểm định các giả thuyết đã đặt ra

▪ Thống kê mô tả đặc điểm của 409 mẫu

▪ Thống kê mô tả cho các biến quan sát của các nhân tố

- Phân tích mô hình đo lường:

▪ Đánh giá chất lượng của biến quan sát: sử dụng hệ số tải trọng (outer loadings) trong SMART PLS để đánh giá chất lượng của các biến quan sát của một nhân tố có dạng thang đo kết quả Nếu biến quan sát có hệ số outer loading thấp, có thể đánh giá biến ấy không đóng góp nhiều vào factor tương ứng và có thể loại khỏi mô hình Hệ số này của các chỉ báo phải lớn hơn hoặc bằng 0.7 để phương sai chia sẻ giữa các biến và các chỉ báo của nó lớn hơn phương sai của phần sai số

▪ Đánh giá độ tin cậy của thang đo: sử dụng chỉ số Cronbach’s Alpha (CA) và Composite Reliability (CR) CA là một chỉ số quan trọng để đánh giá độ tin cậy nội tại của thang đo CA cung cấp thông tin về mức độ mà các mục trong một thang đo đo lường cùng một khái niệm hay thuộc tính Một giá trị CA cao (thường từ 0.7 trở lên) cho thấy sự đồng nhất và độ tin cậy trong thang đo Tuy nhiên, nếu giá trị CA cao quá cũng chỉ ra rằng mục đo có thể quá tương tự nhau, dẫn đến sự thiếu đa dạng trong thang đo Tương tự, CR được dùng để đánh giá độ tin cậy của một thang đo nhưng nó xem xét cả sự đóng góp khác nhau của từng mục trong thang đo Một giá trị CR trên 0.7 thường được cho là chấp nhận được, cho thấy thang đo có độ tin cậy cao

▪ Đánh giá tính hội tụ: sử dụng chỉ số phương sai trung bình được trích (AVE) Giá trị AVE của một cấu trúc phải lớn hơn 0,5 để nhận tính hợp lệ hội tụ của nó (Fornell & Larcker, 1981) AVE biểu thị mức độ mà một biến có thể giải thích phương sai của các chỉ số và mức độ phương sai có thể do sai sót đo lường

▪ Trong mô hình cấu trúc, tính hợp nhất của các biến phụ thuộc với các yếu tố dự báo được đánh giá dựa trên hệ số phóng đại phương sai (VIF) Nếu VIF lớn hơn

5 đề xuất là có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến

▪ Mức độ giải thích của mô hình cấu trúc được đánh giá dựa trên hệ số xác định (R 2 ) Giá trị này đại diện cho mức độ biến thiên của các biến nội sinh có thể được giải thích bởi mô hình R 2 càng cao thì khả năng giải thích càng lớn Theo Chin (1998), một giá trị R 2 0.67 được coi là rất cao, R 2 0.33 là trung bình và R 2 0.19 là thấp

▪ Đánh giá mức độ ảnh hưởng – Effect Size (f 2 ) đo lường mức độ đóng góp của từng biến nội sinh vào giá trị R bình phương Chỉ số này giúp xác định mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình Theo Cohen (1988), một f 2 nhỏ (0.02) chỉ ra mức độ ảnh hưởng nhỏ, f 2 trung bình là 0.15, và f 2 lớn là 0.35 trở lên

▪ Kiểm định độ ước lượng chính xác thông qua chỉ số Q 2 Chỉ số Q 2 được sử dụng để đánh giá khả năng dự đoán của mô hình Giá trị Q 2 phải lớn hơn 0 để xác định mức độ phù hợp của dự đoán và mô hình có khả năng dự đoán tốt

Trong chương 3, NCS đã đưa ra quy trình nghiên cứu đối với luận án Đồng thời, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu cũng được đề xuất dựa trên các mô hình của các nhà nghiên cứu trước đó Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động PTBV CCU được đề xuất bao gồm: Áp lực từ người tiêu dùng, Áp lực ngành, Mức độ đầu tư, Sự sẵn có của công nghệ, Đào tạo nhân viên, Nhận thức quản lý nội bộ, Hỗ trợ chính phủ, Chi phí đầu tư và vận hành Trong khi Hỗ trợ chính phủ được giả định là biến có tác động tích cực tới biến phụ thuộc hoạt động PTBV CCU thì Chi phí đầu tư và vận hành được giả định là biến có tác động tiêu cực tới biến phụ thuộc của mô hình NCS cũng đề xuất 2 biến trung gian bao gồm Cam kết của tổ chức và Sự sẵn sàng tham gia Để tiến hành nghiên cứu, NCS đã tổng hợp các thang đo và sử dụng phương pháp định lượng dựa trên mô hình đã được đề xuất Từ đó, NCS đã thu thập được thông tin và kết quả được trình bày ở chương 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

Canh tác bền vững

Canh tác bền vững là kiểu canh tác mà con người sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đất, nước, bảo vệ được môi trường tự nhiên để có thể vừa sản xuất ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu con người trong hiện tại vừa bảo đảm cho nhu cầu con người trong thế hệ tương lai

Diện tích đồn điền tiếp tục mở rộng với nhiều trang trại cà phê nhỏ, chủ yếu do gia đình sở hữu và điều hành, phân tán trên một diện tích rộng Năm 2018, diện tích trồng cà phê trên cả nước rất lớn, khoảng 688.400 ha Năm 2019, diện tích cà phê đã giảm nhẹ nhưng không đáng kể, khoảng 688.000 ha Theo báo Lâm Đồng (2020), việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP chiếm khoảng 75.000 ha cà phê Đồng thời, với việc tái canh cải tạo khoảng 8.300 ha cà phê, diện tích cà phê năm 2019 gia tăng đáng kể, lên tới khoảng 66.000 ha tại Lâm Đồng Đến năm 2020, diện tích cà phê có xu hướng giảm, còn 680.000 ha (bộ NN&PTNT- 2021), giảm khoảng 3% so với năm 2019 Việc giảm sút xuất hiện ở các tỉnh Lâm Đồng (174.142 ha) và một số tỉnh Tây Nguyên do điều kiện thời tiết không thuận lợi, lượng mưa ít, thời tiết nắng nóng và khô hạn, đặc biệt là do cuộc khủng hoảng dư cung Chính vì thế, người nông dân chuyển sang trồng các loại cây khác như bơ, sầu riêng, Tổng diện tích trồng cà phê niên vụ 2021 - 2022 không đổi, khoảng 600.000 ha Tổng diện tích trồng cà phê tại Việt Nam vẫn duy trì ổn định, với hơn 95% sản lượng là cà phê robusta

Về tuổi thọ cây trồng, theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, có hơn 500.000 hecta đất trồng cà phê vào năm 2009 Trong tổng số này, chỉ có khoảng 274.000 hecta (54,8% diện tích) được trồng sau năm 1993 và đã có tuổi đời từ 10 đến 15 năm Diện tích cà phê có độ tuổi từ 15 đến 20 năm hiện tại đạt khoảng 139.000 hecta, trong khi diện tích cà phê trên 20 năm tuổi đạt tới 86.400 hecta Vì vậy, đến năm 2030, có rất nhiều diện tích cà phê đã đạt đến tuổi thọ 30 năm Mặc dù đã có nhiều hội thảo và báo chí đã đề cập đến vấn đề này nhưng hiện nay vẫn chưa có chính sách cụ thể Bên cạnh đó, bộ NN&PTNT đã thực hiện một số biện pháp như ban hành quy trình hướng dẫn kỹ thuật tái canh cà phê nhưng quy trình chỉ dừng lại ở mức hướng dẫn nên không bắt buộc người nông dân phải tuân (Báo Chính phủ,

Bảng 4.1 Sản lượng cà phê qua các năm

Năm 2022, sản lượng cà phê niên vụ 2021 - 2022 ước tính khoảng 1,73 triệu tấn Đồng thời sản lượng niên vụ 2022 - 2023 được dự kiến giảm khoảng 10 - 15% so với niên vụ 2021 - 2022 Nguyên nhân chủ yếu đến từ diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm do người dân chuyển sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn như sầu riêng, bơ, hoặc trồng xen canh trong vườn Tương tự, sản lượng cà phê trong niên vụ 2022-2023 cũng giảm khoảng 10-15% so với niên vụ 2021-2022 (Vietnambiz, 2023) Nhiều chương trình tái canh cà phê đã mang lại một số hiệu quả như: trẻ hóa vườn cây cà phê già cỗi, sâu bệnh, năng suất thấp không còn khả năng phục hồi Hầu hết diện tích cà phê tái canh được trồng bằng giống mới, cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, chất lượng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế rất rõ rệt, góp phần vào chương trình phát triển cà phê bền vững Đề án giai đoạn 2021 - 2025 đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát, phân loại, xác định diện tích cà phê già cỗi của từng hộ để xây dựng kế hoạch tái canh, ghép cải tạo cho từng năm sát với thực tế của địa phương Đối với các diện tích cà phê không có tưới, đất quá dốc, tầng đất mỏng chuyển đổi sang cây trồng khác; diện tích cà phê già cỗi bắt buộc phải tái canh thì cần xác rõ định diện tích có thể tái canh ngay, diện tích cần phải luân canh kết hợp trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo Quy trình đã được Bộ NN&PTNT ban hành

Thủy lợi đóng vai trò quan trọng đối với thành công của Việt Nam trong việc đạt được năng suất cao Canh tác cà phê mang lại lợi nhuận cao cho các hộ nông dân trồng nhỏ ở Việt Nam, tuy nhiên vấn đề về tưới tiêu còn chưa được chú trọng Hầu hết các hộ nông dân nhỏ ở Việt Nam tưới tiêu bằng cách bơm nước ngầm từ các giếng nông nằm trong trang trại Việc tưới quá mức được nông dân coi là “bảo hiểm” cho một vụ mùa cao Nông dân không giám sát tỷ lệ khai thác nước của họ nên trung bình họ sử dụng nhiều hơn gấp đôi lượng nước cần thiết Trong khi đó, nếu lượng nước tưới quá mức có thể làm cạn kiệt trữ lượng nước ngầm Đất và cây cà phê của Việt Nam vẫn còn tương đối trẻ (IDH, 2014) Tuy nhiên, trong tương lai, khi cây cối già đi và đất mất đi độ phì nhiêu vốn có, cần phải có độ chính xác trong việc sử dụng phân bón Bón quá nhiều phân bón gốc nitơ (ví dụ, urê, NPK thông thường) là vấn đề phổ biến nhất Theo thời gian, Nitơ dư thừa dẫn đến đất bị chua, làm cho những chất dinh dưỡng bị lãng phí và hạn chế năng suất cây trồng dưới mức tiềm năng của chúng Tại thời điểm này nông dân vẫn còn lạm dụng phân bón gốc nitơ khá nhiều vì chưa thật sự có phương pháp nào tối ưu hơn để áp dụng Tuy nhiên, nếu việc tưới tiêu có thể được tối ưu hóa và giảm thiểu, nguy cơ thiếu hụt sẽ được giảm thiểu ngay cả trong những năm hạn hán nghiêm trọng.

Quản lý chuỗi cung ứng

Hiện nay nếu muốn nâng cao giá trị gia tăng của hạt cà phê, cần chung tay xây dựng các mối liên kết chặt chẽ trong CCU (Báo Chính phủ, 2023) Có nhiều đại lý thu mua cà phê với các phương thức tiêu thụ và mức giá khác nhau, dẫn tới sự không đồng đều, thống nhất, gây ra tình trạng tranh mua, tranh bán Bên cạnh đó, người nông dân không có kế hoạch bán cà phê nên giá cà phê bán ra thường không cao Ngoài ra, ở Việt Nam mới chỉ có Hiệp hội Cà phê và Cacao chứ chưa có những hiệp hội công, thương liên kết người trồng, người chế biến, công ty thương mại để phối hợp vận hành trơn tru các khâu, từ đó tạo ra nhiều hạn chế

Dựa trên nghiên cứu về Liên kết hộ nông dân và cơ sở kinh doanh trong trồng, chế biến và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên (2016), mối quan hệ kinh tế giữa các hộ nông dân và cơ sở kinh doanh tập trung vào một số lĩnh vực khác nhau như tiêu thụ sản phẩm (100%), hỗ trợ kỹ thuật (98.94%), cung cấp vật tư và phân bón (35.51%), cung cấp thông tin (14.89%) Nghiên cứu đã xác định 4 hình thức tổ chức phổ biến trong quá trình liên kết kinh tế giữa cơ sở kinh doanh và các hộ nông dân trồng và chế biến cà phê ở Tây Nguyên, bao gồm tập trung trực tiếp, hạt nhân trung tâm, trung gian và phi chính thức Trong số này, hình thức hạt nhân trung tâm chiếm khoảng 15% diện tích trồng cà phê trong khu vực Các cơ sở kinh doanh lớn như Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, Công ty TNHH MTV cà phê Phước An và các công ty cà phê thuộc sở hữu nhà nước khác đóng vai trò quan trọng trong hình thức này Kết quả và hiệu quả sau khi thực hiện liên kết trong trồng và chế biến cà phê như sau: Đắk Lắk là tỉnh có quy mô liên kết lớn nhất, với hơn 59 nghìn hộ nông dân, diện tích 86.780 ha (chiếm 43% tổng diện tích trồng cà phê của tỉnh) và sản lượng trên 227 nghìn tấn (chiếm 62% tổng sản lượng cà phê của tỉnh) Trung bình, mỗi hộ nông dân trồng cà phê có diện tích trồng 1,47 ha và sản lượng đạt 4.225 kg/hộ Năng suất cà phê trung bình của các hộ liên kết là 2.874 kg/ha, cao hơn 16% so với năng suất trung bình của khu vực Trong nhóm các hộ liên kết theo hình thức hạt nhân trung tâm, năng suất cà phê đạt 2.667 kg/ha, mặc dù cao hơn so với năng suất trung bình của khu vực, nhưng thấp hơn so với các mô hình liên kết khác Điều này xuất phát từ việc phần lớn diện tích cà phê của các hộ liên kết đã lớn tuổi, bao gồm nhiều khu vực trồng cà phê từ những năm 1980 và 1990, cho năng suất thấp Hầu hết các chỉ số hiệu suất của nhóm hộ liên kết cao hơn so với nhóm hộ không liên kết Năng suất và giá bán cà phê ở nhóm hộ liên kết cao hơn tương ứng là 1% và 5% Đặc biệt, nhờ quản lý chi phí (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới) tốt hơn, chi phí sản xuất trung bình của nhóm hộ liên kết thấp hơn 7% so với nhóm hộ không liên kết Lợi nhuận trung bình mỗi ha của nhóm hộ liên kết đạt hơn 41 triệu đồng, cao hơn 34% so với nhóm hộ không liên kết

Người nông dân và chủ các cơ sở kinh doanh đang cố gắng tham gia vào nhiều chương trình, dự án để phát triển cà phê bền vững, nâng cao giá trị cà phê và nâng cao chất lượng rừng Một điển hình có thể kể đến là dự án cà phê nông lâm kết hợp

Cafe- Redd của tổ chức phát triển Hà Lan và Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng nhằm giải quyết các vấn đề dẫn tới suy thoái rừng để góp phần bảo tồn cảnh quan khu vực và ứng phó với các hậu quả của biến đổi khí hậu Người nông dân được tập huấn để xây dựng mô hình cà phê- nông lâm bền vững, kết hợp với các cơ sở kinh doanh cà phê để xây dựng các chuỗi liên kết và bán cà phê có chất lượng tốt hơn, đạt tiêu chuẩn UTZ Certified ở mức giá cao hơn

Một chương trình khác cũng đang được triển khai thí điểm tại một số địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng để xây dựng mô hình vùng nguyên liệu Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH, một số công ty kinh doanh trong CCU cà phê như Simexco DakLak, Sucden, Intimex hay ACOM đang tiếp cận SourceUp hiệu quả, tăng cường kết nối đa chiều các vùng nguyên liệu với thị trường, giúp các công ty thực thi những trách nhiệm mua hàng một cách có trách nhiệm và giúp các vùng nguyên liệu liên tục cải tiến, hướng tới PTBV dưới những sự hỗ trợ của các đối tác liên quan SourceUp tạo ra một liên minh vùng sản xuất với các mục tiêu thống nhất cùng với các cơ chế linh hoạt để đánh giá và giám sát tác động của cả vùng sản xuất Các kết quả đáng chú ý của chương trình bao gồm: tăng 20% thu nhập cho các nông hộ trong vùng thí điểm thông qua việc đa dạng hóa cây trồng và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực; giảm 15% lượng nước và phân bón hóa học sử dụng; từ đó giảm 25% lượng khí carbon được thải ra trong các vườn cà phê Đồng thời, chương trình đã tăng cường sự liên kết trong quá trình sản xuất, đặc biệt thông qua các mô hình Cung ứng Dịch vụ, hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn vật tư nông nghiệp chất lượng, cung cấp các dịch vụ như bón phân, phun thuốc, tư vấn quản lý dịch bệnh và dinh dưỡng cây trồng, kỹ thuật sơ chế, bảo quản cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản và tiếp cận tài chính xanh

Mô hình liên minh hộ nông dân cũng là một mô hình đang được hình thành tại các vùng cà phê lớn trên cả nước do đa phần các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ lẻ, phân tán và mỗi hộ chỉ có vài hoặc vài chục hecta cà phê Việc thu mua cà phê từ nhiều nông hộ nhỏ lẻ dẫn tới bài toán về chi phí, hiệu quả và chất lượng đối với các cơ sở kinh doanh chế biến Một số liên minh nông hộ đang hoạt động như liên minh hộ nông dân Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty Cà phê Trung Nguyên, Công ty TNHH Nosavi,… hay liên minh sản xuất cà phê bền vững Cư Êbur-Simexco Đắk

Lắk, Liên minh sản xuất cà phê Đak Man – Hoà Đông và Ea Tu.

Marketing và tiếp thị

Người nông dân sau khi thu hoạch sẽ làm khô bằng cách phơi hoặc sấy trong lò thủ công, xay sát tách vỏ Sau đó họ có thể tích trữ hoặc kí gửi cho các đại lý hoặc các thương lái gần nơi sinh sống rồi bán lại cho các công ty, doanh nghiệp lớn trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sơ chế cà phê nhân rồi xuất khẩu Đến tháng 5/2023, giá cà phê dao động từ 56.300 - 56.700/kg Trong đó, giá cà phê nhân (cà phê hạt, cà phê tươi) tại các huyện Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng đang được thu mua với mức giá dao động từ 56.200 đến 56.300 đồng/kg Giá cà phê Gia Lai là 56.500 đồng/kg trong khi cà phê được mua với giá 56.700 đồng/kg ở tỉnh Đắk Nông

Xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến như cà phê rang xay và cà phê hoà tan ở Tây Nguyên trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng Các công ty sản xuất và chế biến cà phê rang xay và hòa tan lớn của vùng có thể kể đến như Trung Nguyên, Simeco, Anh Minh, Armajaro, Thắng Lợi, Phước An

Sau khi thu mua, các đại lý, thương lái sẽ bán lại cho các công ty kinh doanh, xuất khẩu cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hoặc thành phố Hồ Chí Minh Quy trình mua - bán diễn ra đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho các bên, đặc biệt là người nông dân và người mua cuối cùng từ đại lý, lái buôn Tuy nhiên đây cũng là hình thức giao dịch chứa nhiều rủi ro khi hoạt động kí gửi thường không có giấy tờ hợp lệ dẫn đến nhiều trường hợp đại lý, thương lái vỡ nợ Loại văn bản này mặc dù đã nêu rõ những cam kết từ mỗi bên song giá trị pháp lý không cao, chất lượng cà phê đánh giá đơn giản theo cách truyền thống khó đáp ứng được yêu cầu chất lượng phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khó tính, Một trong những phương thức giao dịch cà phê khác ở Tây Nguyên trong những năm gần đây là phương thức liên kết giữa nông hộ - doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc qua trung gian như Hợp tác xã, đại lý thu mua Hình thức cấu trúc hợp tác xã được áp dụng chủ yếu ở Công ty Đắk Man khi công ty liên kết với 10 HTX với tổng thành viên 668 hộ, diện tích 1.241 ha và sản lượng 4.862 nghìn tấn cà phê nhân Một hình thức khác là hạt nhân trung tâm hiện đang chiếm khoảng 15% diện tích trồng cà phê của vùng, bao gồm các doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, Công ty TNHH

MTV cà phê Phước An và các công ty cà phê thuộc sở hữu nhà nước khác (Đỗ Thị Nga & Lê Đức Niêm, 2016) So với cách thức giao dịch truyền thống và phổ biến, giao dịch dựa trên ràng buộc giữa doanh nghiệp - nông hộ mang lại lợi ích rõ rệt hơn cho cả doanh nghiệp lẫn nông hộ, ưu thế bền vững hơn, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho cả doanh nghiệp và nông hộ

Nếu chất lượng cà phê kém, nhà nhập khẩu có thể giảm giá cà phê Việt Nam (Nguyễn Thanh Trúc, Đỗ Thị Nga., & Nguyễn Văn Minh, 2012) Nếu các hợp đồng giao cà phê có kỳ hạn phát hiện vi phạm tiêu chuẩn theo Nghị quyết 420, sẽ được khấu trừ tiền cà phê giao theo kỳ hạn Ví dụ, cà phê loại 2 có từ 151 đến 250 lỗi trong một mẫu 300g sẽ bị khấu trừ 15 USD/ton, trong khi cà phê loại 4 có từ 351 đến 450 lỗi trong một mẫu sẽ bị khấu trừ 45 USD/ton

Các nhà xuất khẩu sẽ nhận được giá cao hơn cho lô cà phê xuất khẩu chất lượng tốt (được sản xuất theo hướng dẫn bền vững và có nguồn gốc rõ ràng) Ví dụ, các nhà nhập khẩu sẽ thêm 80-100 USD/ton cho sản phẩm xuất khẩu chất lượng đảm bảo của Công ty Cà phê Thắng Lợi, thay vì khấu trừ Hoặc, từ 80 đến 180 USD/ton sẽ được thêm vào cho các sản phẩm cà phê loại R2 chất lượng cao từ Vinacafe Buôn Ma Thuột

Những hộ sản xuất sử dụng phân bón vượt quá lượng khuyến nghị thường thường bán sản phẩm cà phê với giá thấp hơn 96% so với giá thu được bởi những hộ áp dụng phân bón theo mức khuyến nghị Cụ thể, cà phê được phân bón theo khuyến nghị có giá bán là 41.240 đồng/kg trong khi cà phê với lượng phân bón vượt quá mức khuyến nghị chỉ được định giá 39.470 đồng/kg Sử dụng quá nhiều phân bón hóa chất để tăng năng suất đã có tác động ngược lại so với những gì người nông dân mong đợi, dẫn đến giá bán thấp do chất lượng cà phê xanh chứa các chất cặn bẩn và các hợp chất hóa học

Giá của sản phẩm cà phê thu hoạch khi hạt cà phê còn xanh chỉ bằng 98% so với giá cà phê thu hoạch khi trái chín Theo kết quả khảo sát, các hộ thu hoạch khi trái chín có thể bán với giá 43.430 đồng/kg trong khi những hộ thu hoạch trái xanh chỉ có thể bán với giá 42.720 đồng/kg Thu hoạch không đúng kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại lỗi giảm chất lượng cà phê như hạt màu đen, hạt nhăn, hạt mốc, v.v., dẫn đến giảm giá bán

Về kỹ thuật chế biến, hơn 80% sản phẩm cà phê xanh được chế biến theo phương pháp khô tại các hộ nông dân quy mô nhỏ: phơi trên mặt đất hoặc phơi trên nền xi măng Do hạn chế cơ sở vật chất, cụ thể là thiếu sân phơi, 20% các hộ phơi sản phẩm trên mặt đất, gây nhiễm bẩn và nhiễm vi sinh vật, đặc biệt là nấm Do chất lượng sản phẩm kém, giá bán trung bình của cà phê xanh của các hộ phơi trên mặt đất là 41.748.000 đồng/kg, thấp hơn 1.910 đồng/kg so với các hộ phơi cà phê trên nền xi măng.

Hoạt động logistics ngược

Chất thải từ quá trình chế biến cà phê thường không đảm bảo về điều kiện môi trường vì cà phê được chế biến bởi các cơ sở tự phát, nhỏ lẻ, phân tán, các cơ sở chế biến theo hình thức thô sơ và máy móc lạc hậu, nước thải phát sinh xả thẳng ra ngoài môi trường Ở Việt Nam, cà phê chủ yếu được chế biến theo phương pháp ướt Sau khi thu hoạch, cà phê được ngâm vào nước để lấy quả chín, sau đó được cho vào xát tách vỏ, để lên men và loại bỏ vỏ Vì vậy giai đoạn rửa và chế biến cà phê cần một khối lượng lớn nước, trong khi nước thải sẽ thải trực tiếp ra bể hoặc ao, sau một thời gian sẽ biến chất và gây ô nhiễm môi trường Dù Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, và địa phương để tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường nhưng đến thời điểm hiện tại, hệ thống xử lý nước thải vẫn vận hành chưa tốt Hiện nay nhóm phát triển nông trại xanh UTZ Certified của Hà Lan đang khởi động dự án sử dụng lượng nước thải sau khi xử lý sử dụng trong ngành cà phê để chạy máy phát điện và đun nấu Một số vùng ở Sơn

La đang áp dụng mô hình xử lý nước thải từ sơ chế cà phê do Viện Môi trường Nông nghiệp thí điểm, tuy nhiên mới ở giai đoạn đầu và vần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành Nestle cũng là một trong những công ty cà phê đi đầu trong hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng của cà phê Việt Nam thông qua canh tác bền vững, nâng cao thu nhập và góp phần giảm phát thải khí nhà kính

Về tái chế bao bì, hiện nay mới chỉ có một vài các công ty lớn quan tâm tới việc tái sử dụng các bao bì cà phê Nestle là một trong số các công ty cà phê cam kết tái chế hoặc tái sử dụng tất cả các bao bì vào năm 2025 Vào cuối năm 2021, đã có sự cải tiến trong 93% bao bì sản phẩm của Nestle để chúng có khả năng tái chế Trong

2 năm 2021-2022, các sáng kiến, cải tiến về bao bì đã giúp Nestle Việt Nam giảm hơn 2000 tấn bao bì nhựa Công ty sẽ tập trung loại bỏ các chất dẻo không tái chế, khuyến khích sử dụng chất dẻo có tỷ lệ tái chế cao hơn hoặc thay đổi cấu tạo của các chất liệu đóng gói Khi sản phẩm được thiết kế để tái chế, việc xây dựng cơ sở hạ tầng tái chế sẽ giúp bao bì đã qua sử dụng thành nguyên liệu có ích và tiếp tục vào vòng lặp trong nền kinh tế tuần hoàn Nestle cũng là thành viên sáng lập của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn bằng cách làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì bền vững và dễ tiếp cận hơn Starbucks cũng đang triển khai chương trình giảm giá đồ uống cho khách hàng nếu khách mang theo cốc cá nhân.

Hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR)

Các hoạt động CSR trong CCU vẫn đang được thực hiện một cách nhỏ lẻ, chủ yếu bởi các doanh nghiệp cà phê FDI có phạm vi hoạt động rộng hơn lãnh thổ Việt Nam Một trong số các dự án CSR đang được thực hiện là cam kết của Nestle và Nescafe để cải thiện đời sống của 30 triệu người và 50 triệu trẻ em thông qua hoạt động xây dựng nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine đầu tiên tại Việt Nam Đồng thời công ty cũng phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) để nghiên cứu ra những loại cà phê thơm ngon đậm đà hơn, hướng dẫn người nông dân thực hiện những hoạt động tiết kiệm nước tưới, thực hiện những mô hình xen canh cũng như giảm thiểu tác hại của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đối với sản phẩm

Một dự án đã mang lại lợi ích cho hơn 7000 người nông dân là dự án sản xuất cà phê bền vững tại các tỉnh trọng điểm về cà phê tại Tây Nguyên Trong đó, người nông dân sẽ được hướng dẫn các phương pháp trồng trọt thiên về tự nhiên, giảm các nguyên vật liệu đầu vào, tiết kiệm lao động, sử dụng những phân bón và thuốc bảo vệ thực vật an toàn với môi trường Dự án có sự tham gia của các tập đoàn lớn trong ngành nông nghiệp cũng như các tổ chức phát triển Người nông dân cũng được đào tạo bài bản về an toàn và bền vững (Nguyên Vũ, 2022)

Thu nhập của người lao động cũng là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới an sinh xã hội cần được quan tâm Vào những năm 2012-2013, các hộ nông dân nhỏ lẻ thường tiết kiệm chi phí lao động ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng sức lao động bản thân để duy trì công việc của gia đình Chi phí sử dụng phân bón gốc nitơ được cho là chi phí lớn nhất của nông dân bên cạnh chi phí nhân công, tuy nhiên vẫn rẻ hơn rất nhiều so với các nước khác Những yếu tố này giúp Việt Nam có chi phí sản xuất thấp hơn so với quốc gia như Brazil, nơi có quy mô trang trại lớn hơn và đòi hỏi nhiều lao động thuê hơn

Cùng với tác động của Covid-19, tỷ lệ lao động trẻ em trong giai đoạn này ở mức tối thiểu trong bất kỳ mùa nào và không tăng đáng kể (

Ngày đăng: 29/05/2024, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bảo Hân (2022). Trẻ hóa diện tích cà phê sau tái canh. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 08/11/2023 tại: https://nhandan.vn/tre-hoa-dien-tich-ca-phe-sau-tai-canh-post707580.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ hóa diện tích cà phê sau tái canh
Tác giả: Bảo Hân
Năm: 2022
2. Báo Chính phủ (2022). Mở rộng tái canh cà phê ở nhiều địa phương. Báo Điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 15/11/2023 tại: https://baochinhphu.vn/mo-rong-tai-canh-ca-phe-o-nhieu-dia-phuong-102220624191955259.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở rộng tái canh cà phê ở nhiều địa phương
Tác giả: Báo Chính phủ
Năm: 2022
3. Báo Chính phủ (2023). Chú trọng tăng lợi nhuận trực tiếp cho người trồng cà phê. Báo Điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 15/11/2023 tại: . https://baochinhphu.vn/lan-toa-huong-vi-ca-phe-viet-nam-ra-the-gioi-102230310224605246.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chú trọng tăng lợi nhuận trực tiếp cho người trồng cà phê
Tác giả: Báo Chính phủ
Năm: 2023
4. Báo Nhân dân (2021). Tạo đà phát triển bền vững cho cà-phê Việt Nam. Truy cập ngày 08/11/2023 tại: https://nhandan.vn/tao-da-phat-trien-ben-vung-cho-ca-phe-viet-nam-post642510.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo đà phát triển bền vững cho cà-phê Việt Nam
Tác giả: Báo Nhân dân
Năm: 2021
5. Báo Thanh Niên (2021). Hành trình khẳng định dấu ấn khác biệt của cà phê Colombia. Truy cập ngày 15/11/2023 tại: https://thanhnien.vn/ky-64-hanh-trinh-khang-dinh-dau-an-khac-biet-cua-ca-phe-colombia-1851053294.htm6.Bộ Công thương (2019). Giới thiệu về thị trường cà phê đặc sản tại Hoa Kỳ.Truy cập ngày 15/09/2023 tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/quoc-te/gioi-thieu-ve-thi-truong-ca-phe-dac-san-tai-hoa-ky.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình khẳng định dấu ấn khác biệt của cà phê Colombia
Tác giả: Báo Thanh Niên (2021). Hành trình khẳng định dấu ấn khác biệt của cà phê Colombia. Truy cập ngày 15/11/2023 tại: https://thanhnien.vn/ky-64-hanh-trinh-khang-dinh-dau-an-khac-biet-cua-ca-phe-colombia-1851053294.htm6.Bộ Công thương
Năm: 2019
7. Bùi Quang Bình (2006). Phát triển ngành sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên. Báo cáo khoa học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngành sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên
Tác giả: Bùi Quang Bình
Năm: 2006
9. Chương Phượng (2023). Kiến tạo dư địa mới cho ngành hàng cà phê. Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới. Truy cập ngày 15/11/2023 tại:https://vneconomy.vn/techconnect//kien-tao-du-dia-moi-cho-nganh-hang-ca-phe.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến tạo dư địa mới cho ngành hàng cà phê
Tác giả: Chương Phượng
Năm: 2023
11. Đinh Phi Hổ, Phạm Ngọc Dưỡng (2011). Một số giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 246, trang 45-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam
Tác giả: Đinh Phi Hổ, Phạm Ngọc Dưỡng
Năm: 2011
12. Đinh Văn Thành (2010). Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. NXB Công Thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam
Tác giả: Đinh Văn Thành
Nhà XB: NXB Công Thương
Năm: 2010
13. Đỗ Thị Nga & Lê Đức Niêm (2016). Liên Kết Hộ Nông Dân Và Doanh Nghiệp Trong Sản Xuất Và Tiêu Thụ Cà Phê Ở Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2016, số 11, trang 1835-1845 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên Kết Hộ Nông Dân Và Doanh Nghiệp Trong Sản Xuất Và Tiêu Thụ Cà Phê Ở Tây Nguyên
Tác giả: Đỗ Thị Nga & Lê Đức Niêm
Năm: 2016
15. Đoàn Triệu Nhạn (2011). Sản xuất cà phê có chứng chỉ. Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn. Chuyên đề Cà phê Việt Nam, trang 5-10.Truy cập ngày 08/11/2023 tại:http://agro.gov.vn/images/2012/02/SO%205.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất cà phê có chứng chỉ
Tác giả: Đoàn Triệu Nhạn
Năm: 2011
16. Hanoi Times (2014). Central Highlands coffee's export increase sharply. Truy cập ngày 08/11/2023 tại: https://m.hanoitimes.vn/central-highlands-coffees-export-increase-sharply-18953.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Central Highlands coffee's export increase sharply
Tác giả: Hanoi Times
Năm: 2014
17. Hà My (2023). Ngành ngân hàng tích cực và nỗ lực hướng đến các mục tiêu về tăng trưởng xanh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Truy cập ngày08/11/2023 tại:https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet 18. Hoàng Hải Long, Lê Thừa Hoài Sơn, Phan Việt Hà, Đinh Thị Nhã Trúc, Lê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành ngân hàng tích cực và nỗ lực hướng đến các mục tiêu về tăng trưởng xanh
Tác giả: Hà My
Năm: 2023
20. Hoàng Văn Hải, Đặng Văn Mỹ (2017). “Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Đại học Đà Nẵng, số 2(111), trang 6-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum”
Tác giả: Hoàng Văn Hải, Đặng Văn Mỹ
Năm: 2017
21. Lục Thị Thu Hường; (2018). Phát triển chuỗi cung ứng bền vững: Một số khía cạnh lý Thuyết và minh hoạ tại Tập đoàn An Thái. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia“Quản trị kinh doanh và marketing - Định hướng phát triển bền vững”, ĐH Thương Mại & ĐH Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chuỗi cung ứng bền vững: Một số khía cạnh lý Thuyết và minh hoạ tại Tập đoàn An Thái". Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Quản trị kinh doanh và marketing - Định hướng phát triển bền vững
Tác giả: Lục Thị Thu Hường
Năm: 2018
22. Minh Thu (2018). Ứng dụng công nghệ hiện đại trong chế biến cà phê; Báo Sơn La Online. Truy cập ngày 15/11/2023 tại: https://baosonla.org.vn/vi/bai-viet/ung-dung-cong-nghe-hien-dai-trong-che-bien-ca-phe-18625 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong chế biến cà phê
Tác giả: Minh Thu
Năm: 2018
23. Mộc Minh (2023). Xuất khẩu thứ 2 thế giới: Cà phê Việt chưa có thương hiệu tầm cỡ và bỏ trống gia tăng giá trị. Vneconomy. Truy cập ngày 15/11/2023 tại: https://vneconomy.vn/xuat-khau-thu-2-the-gioi-ca-phe-viet-chua-co-thuong-hieu-tam-co-va-bo-trong-gia-tang-gia-tri.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu thứ 2 thế giới: Cà phê Việt chưa có thương hiệu tầm cỡ và bỏ trống gia tăng giá trị
Tác giả: Mộc Minh
Năm: 2023
24. Ngọc Châm (2023). Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số dẫn dắt thị trường ngành bán lẻ. Tạp Chí Công Thương. Truy cập ngày 15/11/2023 tại:https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chuyen-doi-xanh-va-chuyen-doi-so-dan-dat-thi-truong-ban-le-106707.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số dẫn dắt thị trường ngành bán lẻ
Tác giả: Ngọc Châm
Năm: 2023
8. Chí Tuệ (2023). Cà phê Việt sẽ vượt qua quy định của EU. Báo Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 15/11/2023 tại: https://tuoitre.vn/ca-phe-viet-se-vuot-qua-quy-dinh-cua-eu-20230624222953563.htm Link
14. Đỗ Hương (2022). Mở rộng tái canh cà phê ở nhiều địa phương. Báo Điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 15//11/2023 tại: https://baochinhphu.vn/mo-rong-tai-canh-ca-phe-o-nhieu-dia-phuong-102220624191955259.htm Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w