1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy Định Pháp Luật Của Cuba Và Campuchia Về Hành Vi Cưỡng Bức Trẻ Em Đi Ăn Xin - Kinh Nghiệm Và Đề Xuất Cho Việt Nam.pdf

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Định Pháp Luật Của Cuba Và Campuchia Về Hành Vi Cưỡng Bức Trẻ Em Đi Ăn Xin - Kinh Nghiệm Và Đề Xuất Cho Việt Nam
Tác giả Phạm Nguyễn Tuyết Mai, Lê Thanh Hoàng Ngọc, Nguyễn Thị Như Ngọc, Phạm Phương Nhi, Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trường học Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (7)
  • 3. Mục tiêu của đề tài (10)
  • 4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu (10)
  • 5. Tóm tắt nội dung của đề tài (11)
  • 6. Khả năng ứng dụng của đề tài (12)
  • 7. Bố cục của đề tài (13)
  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM LUẬT QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM (14)
    • 1.1 Quyền trẻ em trong luật quốc tế (14)
      • 1.1.1 Khái niệm quyền trẻ em (14)
      • 1.1.2 Những quyền cơ bản của trẻ em trong luật quốc tế (15)
      • 1.1.3 Quan điểm quốc tế về quyền trẻ em (19)
    • 1.2 Những vấn đề lý luận về cưỡng bức lao động trẻ em (21)
      • 1.2.1 Khái luận chung về lao động (21)
      • 1.2.2 Bản chất, đặc điểm của lao động (24)
      • 1.2.3 Khái niệm ‘ăn xin” (26)
    • 1.3 Ăn xin là lao động (27)
    • 1.4 Những vấn đề chung về cưỡng bức lao động (32)
      • 1.4.1 Định nghĩa cưỡng bức lao động (32)
      • 1.4.2 Cưỡng bức lao động trẻ em (35)
      • 1.4.3. Đặc điểm của cưỡng bức lao động (35)
      • 1.4.4 Mục đích của hành vi cưỡng bức lao động trẻ em (42)
      • 1.4.5 Hậu quả của lao động cưỡng bức trẻ em (43)
  • CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ HÀNH VI CƯỠNG BỨC TRẺ EM ĂN XIN (45)
    • 2.1 Cuba (45)
      • 2.1.1 Giới thiệu chung (45)
      • 2.1.2 Pháp luật Cuba về hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin (46)
    • 2.2 Campuchia (51)
      • 2.2.1 Giới thiệu chung (51)
      • 2.2.2 Thực trạng cưỡng bức trẻ em ăn xin ở Campuchia (53)
      • 2.2.3 Quy định của pháp luật Campuchia về hành vi cưỡng bức trẻ em ăn xin (55)
  • CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM - KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM (60)
    • 3.1 Quy định về quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam (60)
      • 3.1.1 Quyền trẻ em theo Hiến pháp Việt Nam (60)
      • 3.1.2 Quyền trẻ em theo Luật Trẻ em 2016 và các văn bản pháp luật khác (61)
      • 3.1.3 Đánh giá sự tương thích của trong quy định về quyền trẻ em của Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên (64)
    • 3.2 Quy định về cưỡng bức lao động và cưỡng bức lao động trẻ em theo pháp luật Việt Nam (67)
      • 3.2.1 Quy định về cưỡng bức lao động theo pháp luật Việt Nam (67)
      • 3.2.2 Quy định về cưỡng bức trẻ em đi ăn xin theo pháp luật Việt Nam (72)
    • 3.3 Phân tích và đánh giá quy định về cưỡng bức trẻ em đi ăn xin theo pháp luật Việt Nam (75)
    • 3.4 Thực tiễn xét xử các vụ việc liên quan đến cưỡng bức lao động trẻ em (79)
      • 3.4.1 Mẹ và cậu ruột chăn dắt 5 con đi ăn xin ở Bà Rịa- Vũng Tàu (79)
      • 3.4.2 Vụ việc cháu trai bị cậu ruột hành hạ dã man bắt ép đi ăn xin tại phường Tân Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh (82)
    • 3.5 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cưỡng bức lao động trẻ em (84)
  • KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87 (88)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin hiện nay vẫn chưa được giải quyết triệt để Lợi dụng điều đó, các nhóm đối tượng không chỉ tiếp tục thực hiện hành vi này mà còn sử dụng các biện pháp ép buộc một cách tinh vi hơn, tàn nhẫn hơn Đây là một hành vi vi phạm nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của trẻ em, được quy định tại các văn bản có giá trị pháp lý Đồng thời, hành vi này còn ảnh hưởng đến trật tự xã hội và các giá trị của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin không chỉ là một hiện tượng riêng lẻ ở từng quốc gia, mà nó còn dần trở thành một dạng thức của nạn buôn người thời hiện đại

Về mặt thực tiễn, mặc dù các công ước quốc tế và luật pháp của hầu hết các quốc gia đều ghi nhận việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, nhưng thực tế, các quy định bảo vệ quyền trẻ em vẫn chưa được thực hiện triệt để, minh chứng rõ nhất là hiện trạng ép buộc trẻ em trở thành ăn xin nói riêng vẫn đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tập trung nhiều nhất ở các quốc gia đang phát triển, những khu vực hạn chế trong tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục miễn phí, môi trường an toàn, điển hình là các quốc gia ở khu vực Tây Phi Theo số liệu thống kê, tại Senegal ước tính có khoảng 100.000 trẻ em bị buộc phải đi ăn xin, ở thủ đô Bamako ở Mali vào năm 2010 có đến hơn 50.000 trẻ em cũng rơi vào cảnh tương tự, và con số này tăng lên đáng kể từ sau khi đại dịch Covid- 19 bùng phát dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng Ở một số các quốc gia châu Á, theo báo cáo của Ủy ban Nhân quyền quốc gia Ấn Độ, mỗi năm quốc gia này có đến gần 40.000 trẻ em bị bắt cóc, phần lớn những trẻ em này bị đẩy vào cảnh ăn xin trên đường phố Gần đây, trong nhiều vụ việc triệt phá đường dây ăn xin còn có trường hợp cha mẹ ruột, người thân, bạo hành con, cháu của mình để buộc trẻ đi ăn xin Những số liệu trên cho thấy pháp luật chưa có sự quan tâm đúng mức đối với hành vi ép buộc trẻ đi ăn xin dẫn đến nhiều đối tượng vẫn ngang nhiên vi phạm

Về mặt lý luận, pháp luật nên và phải là điểm tựa để bảo vệ cho những người yếu thế trong xã hội Hiện nay, quy định về mức xử phạt cho loại hành vi bắt trẻ đi ăn xin ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính, cụ thể được quy định trong Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, các quy định về cấm bóc lột sức lao động của trẻ em trong Luật

Trẻ em 2016 Tuy nhiên, ở góc độ khách quan, quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề, bao gồm: cách thức xử phạt có khác nhau không giữa đối tượng chủ mưu; mức xử phạt đối với hành vi này đi kèm với sự bóc lột, tra tấn, ngược đãi trẻ em Quy định ở các văn bản trên chưa đủ sức răn đe do mức chênh lệch quá lớn giữa khoản tiền phạt và lợi nhuận thu được từ hoạt động cưỡng bức trẻ em này Việc pháp luật quy định mức xử phạt chưa cụ thể và tương thích với mức độ nguy hiểm của hành vi lạm dụng trên sẽ là một rào cản trong việc thực thi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em cũng như một hiểm họa kéo theo nhiều hình thức tệ nạn xã hội khác

Hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin là một vấn nạn tồn tại từ lâu và gây nhiều bức xúc cho toàn xã hội Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa theo kịp thực tiễn, mức xử phạt cho các hành vi ngược đãi, lợi dụng trẻ em là chưa đủ sức răn đe Trong khi đó, tại một số nơi trên thế giới đã có quy định chặt chẽ hơn, đảm bảo hơn việc bảo vệ quyền lợi trẻ em

Nhận thấy tính cấp bách, cần thiết, khả thi để hoàn thiện hành lang pháp lý Việt Nam, để giải quyết thực trạng tại nước ta và để nước ta không nằm ngoài xu thế chung tiến bộ, văn minh của thế giới, nhóm tác giả chọn đề tài “Quy Định Pháp Của Cuba Và Campuchia Về Hành Vi Cưỡng Bức Trẻ Em Đi Ăn Xin - Kinh Nghiệm Và Đề Xuất Cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học Thông qua đề tài này, nhóm tác giả phân tích pháp luật của Cuba và Campuchia, đồng thời tập trung phân tích các mặt hạn chế của pháp luật Việt Nam Từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp với pháp luật nước ta và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.

Tình hình nghiên cứu

Lê Thị Nga, TS Đại học Luật Huế (2017), “Bảo đảm cơ hội tiếp cận quyền cho trẻ em lang thang”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18 (346)

Bài viết tập trung khai thác vấn đề tiếp cận quyền của nhóm “trẻ em lang thang”, trên cơ sở phân tích từng nhóm quyền cụ thể như: quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia Trong đó, khi khai thác về nội dung của nhóm quyền được bảo vệ, tác giả có đề cập đến vấn đề trẻ em bị lạm dụng, bóc lột sức lao động nhằm mục đích khai thác thương mại Theo tác giả, pháp luật nghiêm cấm việc lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em, đặc biệt cảnh báo về hành vi có chủ ý của cá nhân, tổ chức khai thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ, gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ Bài viết dừng lại ở việc đưa ra những cái nhìn chung, khách quan về việc đảm bảo quyền lợi cho một nhóm trẻ em đặc thù, mặc dù chưa đi sâu phân tích về hành vi “chăn dắt” trẻ em đi ăn xin nhưng bài viết đã một phần nêu lên thực trạng về hành vi lợi dụng sức lao động trẻ em nhằm mục đích trục lợi

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2005), “Về vấn đề lạm dụng trẻ em ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6 (tháng 11, 12)

Bài viết cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan nhất về hình thức ngày càng đa dạng của vấn đề lạm dụng trẻ em, mức độ và xu hướng của hiện tượng lạm dụng trẻ em dựa trên việc phân tích các tài liệu có sẵn trên báo chí và các nghiên cứu về tình trạng lạm dụng trẻ em trong những năm gần đây Sự lạm dụng, ngược đãi trẻ em không những gia tăng mà còn xuất hiện ở các dạng thức mới ngày càng phức tạp hơn, trong đó bao gồm cả hình thức lợi dụng trẻ em làm công cụ, phương tiện để kiếm tiền Ở nội dung này, tác giả đã chỉ ra hai thực trạng nổi bật nhất: một là hiện tượng cha mẹ lười lao động sai bảo, ép buộc con cái của mình đi ăn xin; hai là tình trạng các tổ chức, nhóm hội gọi là “bang chủ”, “cái bang” hình thành với hình thức thu nạp trẻ lang thang nhằm lợi dụng các em làm công cụ kiếm tiền Những đứa trẻ này chẳng những bị phụ thuộc về sự sống hằng ngày mà còn hứng chịu sự bóc lột sức lao động một cách dã man từ những đối tượng là chủ Qua đó, tác giả phản ánh gay gắt tội ác của những đối tượng trên, đồng thời bày tỏ quan điểm cần có một sự trừng trị nghiêm khắc và thích đáng đến từ pháp luật đối với loại hành vi lạm dụng này

Syeda Sana Zehra (2022), Measures to end forced begging in West Africa, The Hague International Model United Nations Qatar (Tạm dịch: Các biện pháp để chấm dứt nạn cưỡng ép ăn xin ở Tây Phi)

Tác giả tập trung nghiên cứu hiện tượng trẻ em và phụ nữ bị ép buộc trở thành ăn xin ở Tây Phi, đây được coi là một hình thức buôn bán người và nô lệ ở thời hiện đại Đồng thời cung cấp số liệu với khoảng hơn 24,9 triệu người là nạn nhân của việc cưỡng bức lao động theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có một phần là xuất phát từ ngành công nghiệp “ăn xin” Bên cạnh đó là nhận định về những nguyên nhân chủ yếu khiến cho vấn nạn này ngày càng gia tăng, bao gồm nguyên nhân từ suy thoái kinh tế, đặc biệt là sau khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra; tình trạng nghèo nàn và thất nghiệp, thiếu giáo dục; sự bất bình đẳng kinh tế, xã hội, nạn tham nhũng, Với dẫn chứng về quốc gia Senegal, một trong những quốc gia ở Tây Phi khẩn trương thắt chặt các quy định của pháp luật, tác giả đã nêu lên một số điểm nổi bật: bất kỳ ai bị nghi ngờ ép buộc trẻ em đi ăn xin đều phải đối mặt với các cuộc điều tra và bị truy tố theo Luật chống buôn người năm 2015 của Senegal; bất kỳ người giám hộ nào có trẻ em bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục đều bị truy tố Bên cạnh nghĩa vụ của chính quyền, bài viết còn đề ra giải pháp gắn với các tổ chức quốc tế, giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế

Tên đề tài: Begging for Change: Research findings and recommendations on forced child begging in Albania/Greece, India and Senegal (Tạm dịch: Thay đổi vấn nạn ăn xin: Những kết quả nghiên cứu và đề xuất về việc ép buộc trẻ đi ăn xin ở Albania/Hy Lạp, Ấn độ và Senegal)

Bài nghiên cứu tập trung khai thác tình trạng trẻ em bị ép đi ăn xin ở Albania, Hy Lạp, Ấn Độ và Senegal Theo tác giả, trẻ em bị ép buộc đi ăn xin dưới nhiều hình thức khác nhau: bởi cha mẹ hoặc những người giám hộ Một số trường hợp khác bao gồm trẻ em bị buôn bán và ép đi ăn xin bởi các đường dây tội phạm liên quan đến tệ nạn nghiện thuốc ở Ấn Độ hoặc do chính giáo viên tại các Trường Hồi giáo Koranics ở Tây Phi Từ đó, bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trẻ em là nạn nhân thường xuyên, điển hình của tệ nạn ăn xin Nếu nhìn nhận rộng hơn, việc vấn nạn này tồn tại là bản cáo trạng về việc một xã hội thất bại trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ và nuôi dưỡng những đứa trẻ Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số đề xuất, trong đó bao gồm những kiến nghị tiêu biểu sau: thắt chặt pháp luật để bảo vệ trẻ em bị ép đi ăn xin; giải phóng và cung cấp môi trường an toàn cho những đứa trẻ cơ nhỡ trên; ưu tiên đầu tư giáo dục sao cho tất cả mọi người được tiếp cận giáo dục; nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc giúp đỡ những đứa trẻ bằng những hình thức khác thay vì đưa tiền cho trẻ

Tên đề tài: Rights of Children: A Case Study of Child Beggars at Public Places in India (Journal of Social Welfare and Human Rights, 2 (1) (2014) (Tạm dịch: Quyền của trẻ em: Một nghiên cứu về vấn nạn trẻ em ăn xin nơi công cộng ở Ấn Độ)

Bài nghiên cứu được thực hiện trên 50 trẻ em ăn xin tại các khu vực chợ, bến xe, địa điểm tôn giáo ở thành phố Varanasi, Ấn Độ vào năm 2012-2013 Những đứa trẻ tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: nam, nữ và trẻ em có cha mẹ Bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và thông qua việc tìm hiểu tình hình thực tế kết hợp phân tích các biểu hiện, hành vi, động cơ của những đứa trẻ ăn xin thuộc 03 nhóm trên, nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc trẻ đi ăn xin, từ đó, đưa ra một số đề xuất để loại bỏ vấn nạn trẻ em ăn xin.

Mục tiêu của đề tài

Từ tình hình thực tế cho thấy, cưỡng bức trẻ em đi ăn xin là một vấn nạn đang tồn tại ở nhiều quốc gia Để giải quyết vấn nạn trên, mỗi quốc gia đều có những quy định với các chế tài khác nhau Một trong số đó chính là hình sự hóa hành vi “chăn dắt” trẻ đi ăn xin Với đề tài “Quy Định Pháp Luật Của Cuba Và Campuchia Về Hành Vi Cưỡng Bức Trẻ Em Đi Ăn Xin - Kinh Nghiệm Và Đề Xuất Cho Việt Nam”, nhóm tác giả hướng đến việc cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng và những quy định pháp luật về hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin ở một số quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng tại thời điểm hiện nay Từ đó, đề xuất những quy định chi tiết và cụ thể hơn hướng đến việc đề xuất xử lý hình sự cho hành vi này nhằm bảo vệ quyền trẻ em nói chung và góp phần giải quyết triệt để vấn nạn tại Việt Nam.

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tiếp cận vấn đề trên 03 góc độ:

Thứ nhất, trên góc độ văn bản pháp luật, nhóm nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu theo ba nhóm văn bản pháp luật:

Một là, văn bản pháp luật quốc tế: Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em

1989, Công ước Số 182 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Các Hình thức Lao động Trẻ em Tồi tệ Nhất.

Hai là, các văn bản pháp luật liên quan quy định về trẻ em và quyền trẻ em của Cuba và Campuchia.

Ba là, văn bản pháp luật Việt Nam: Hiến pháp 2013, Bộ Luật hình sự 2015, Luật Trẻ em 2016, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020, Nghị định số 130/2021/NĐ-CP.

Thứ hai, trên góc độ quan điểm của các nhà nghiên cứu, nhóm tác giả tìm hiểu những bài viết trên các sách chuyên khảo, tạp chí, luận văn để có cái nhìn khách quan và toàn diện về vấn đề này.

Thứ ba, trên góc độ thực tiễn, nhóm tác giả tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn xét xử và hướng xử lý, áp dụng pháp luật đối với nạn cưỡng bức trẻ em đi ăn xin ở Việt Nam và một số quốc gia khác.

Về phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết;

- Phương pháp so sánh pháp luật các quốc gia về lập pháp;

- Phương pháp thống kê, đánh giá, tổng kết thực tiễn;

- Phương pháp khảo sát ý kiến khách quan;

- Phương pháp bình luận án

Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khai thác các vấn đề pháp lý đối với hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin, đồng thời đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các văn bản pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, đặc biệt là các quy định pháp luật của một số quốc gia về mức xử lý đối với những đối tượng có hành vi cưỡng bức trẻ em ăn xin Từ đó đối chiếu, so sánh với quy định pháp luật ở Việt Nam với cái nhìn tổng quát, khách quan, đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế đồng thời rút kinh nghiệm, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam, góp phần giải quyết tình trạng cưỡng bức trẻ em ăn xin.

Khả năng ứng dụng của đề tài

- Đưa vấn nạn “Cưỡng bức trẻ em đi ăn xin” quay trở về vị trí cần được quan tâm để bảo vệ quyền trẻ em nói chung;

- Góp phần bổ sung những thiếu sót của Bộ luật Hình sự 2015 và kiến nghị cụ thể hóa Luật Trẻ em 2016;

- Tạo sự quan tâm hơn đến trẻ em ăn xin nói riêng và những thành phần yếu thế trong xã hội nói chung;

- Gióng lên hồi chuông về sự nghiêm trọng của việc xâm phạm đến các quyền trẻ em của một số đối tượng, đồng thời đặt ra trách nhiệm cho cộng đồng về việc đảm bảo thực hiện các quyền lợi của trẻ em.

Bố cục của đề tài

Bên cạnh phần tóm tắt đề tài, phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu có các nội dung được chia thành các chương sau đây:

Chương I: Lý Luận Và Quan Điểm Luật Quốc Tế Liên Quan Đến Vấn Đề Quyền Chương II: Pháp Luật Một Số Quốc Gia Về Hành Vi Cưỡng Bức Trẻ Em Ăn Xin Chương III: Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Trẻ Em Và Cưỡng Bức Lao Động Trẻ Em

- Kiến Nghị Cho Việt Nam.

LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM LUẬT QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM

Quyền trẻ em trong luật quốc tế

1.1.1 Khái niệm quyền trẻ em

Từ điều khoản đầu tiên, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989

- United States Convention on the Rights of the Child (UNCRC) đã nêu định nghĩa về “trẻ em” một cách trực tiếp và rõ ràng như sau:

Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” Đây được xem là quy định mở Bởi UNCRC vẫn cho phép trường hợp các quốc gia áp dụng pháp luật nước mình dù quy định độ tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi

Sở dĩ như vậy là do hiện nay UNCRC đã được phê chuẩn bởi tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc (trừ Hoa Kỳ) và mỗi nước thành viên sẽ có những chính sách khác nhau phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước cho nên việc xây dựng bất kỳ một tiêu chuẩn cố định nào về độ tuổi của trẻ em mang tính bắt buộc chung đối với mọi quốc gia là không thể Việt Nam cũng là một trong các nước quy định độ tuổi trưởng thành của trẻ em sớm hơn so với luật quốc tế: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” (Điều 1 Luật trẻ em 2016)

Như vậy, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 công nhận tất cả đối tượng dưới 18 tuổi đều là trẻ em Nghĩa là, người dưới độ tuổi 18, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó 1 , đều được hưởng các quyền mà Công ước này quy định

Hiện nay, các văn bản pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 không có quy định rõ ràng về định nghĩa

1 UN General Assembly (1989), Convention on the Rights of the Child, United Nations, Treaty Series, vol 1577, p 3, available at: https://www.refworld.org/docid/3ae6b38f0.html [accessed 19 February

2023] quyền trẻ em Tuy nhiên, theo khái niệm khoa học pháp lý, “quyền” dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế Bên cạnh đó, dựa vào khái niệm về quyền con người của Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc cùng với những quy định chi tiết về từng quyền của trẻ em trong Công ước, có thể hiểu quyền trẻ em là quyền con người được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc trưng phát triển và tính chất cuộc sống trẻ em Trong đó bao gồm các đặc quyền tự nhiên của trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng, được bảo vệ nhằm đảm bảo về sự sống còn và phát triển toàn diện của trẻ em

1.1.2 Những quyền cơ bản của trẻ em trong luật quốc tế

Khoản 1 Điều 6 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 quy định về quyền được sống của trẻ em Đây cũng là một trong những quyền cơ bản của con người, bị tước đoạt quyền này cũng đồng nghĩa là các quyền sau đó trở nên vô nghĩa Chính vì vậy, một số quyền đặc trưng đã được ra đời để cụ thể hoá nhóm quyền này Đầu tiên, Điều 7 của Công ước đã quy định về quyền được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời Nguyên tắc 3 trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 cũng ghi nhận: “Trẻ em sinh ra có quyền được khai sinh” Điều này thể hiện dưới góc nhìn quốc tế, quyền được khai sinh, quyền có họ tên và quốc tịch là một trong những quyền nhân thân quan trọng không thể thiếu của trẻ em Không chỉ có quyền được đăng ký khai sinh, có họ tên và quốc tịch, mọi trẻ em còn có quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc theo Điều 7 Công ước này Điều 8 của Công ước ghi nhận cho trẻ em quyền được giữ gìn bản sắc của mình, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng quyền của trẻ em được kế thừa, phát huy bản sắc dân tộc của mình, kể cả quốc tịch, họ tên và các quan hệ gia đình được pháp luật thừa nhận mà không có sự can thiệp phi pháp Trường hợp trẻ bị tước đoạt bản sắc một cách không hợp pháp thì Nhà nước phải có trách nhiệm giúp đỡ và bảo vệ thích hợp nhằm nhanh chóng khôi phục lại bản sắc cho các em đó Ngoài ra, quyền sống chung với cha mẹ và không bị cách ly cha mẹ trái với ý muốn của họ, trừ trường hợp việc cách ly như vậy theo quy định của pháp luật là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em cũng được đề cập ở Điều 9, đó là trường hợp trẻ em bị cha mẹ lạm dụng hoặc làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ Các quốc gia phải tôn trọng quyền của trẻ em bị sống cách ly với cha mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, để duy trì những quan hệ riêng tư và được tiếp xúc trực tiếp với cả cha và mẹ một cách đều đặn, trừ khi việc này trái với lợi ích tốt nhất của trẻ em

Nhóm Quyền được phát triển

Bên cạnh nhóm quyền được sống là nhóm quyền được cho rằng quan trọng nhất, quyền được phát triển của trẻ em cũng nằm một trong bốn nhóm quyền trẻ em cơ bản trong pháp luật quốc tế Nhóm quyền này bao gồm quyền được hưởng những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện: quyền có cuộc sống đầy đủ, quyền được học tập, nghỉ ngơi, giải trí, được bảo vệ, chống lại sự bóc lột và lạm dụng cũng như quyền được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật Theo Điều 18 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989, để đảm bảo trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, cha mẹ, người giám hộ sẽ là những người có trách nhiệm hàng đầu cùng với sự hỗ trợ của nhà nước bằ ng cách đưa ra những di ̣ch vu ̣ hỗ trợ trẻ em và giúp đỡ cha me ̣ nuôi con Bên cạnh đó, thông qua Điều 27, mọi trẻ em có quyền có mức sống đủ để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội Cha mẹ, người nuôi dưỡng có trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo đảm cho trẻ em được hưởng mức sống ấy Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và giúp đỡ cha mẹ, người có trách nhiệm nuôi dưỡng thực hiện quyền này, nhất là trong trường hợp cần thiết phải thực hiện chương trình hỗ trợ và giúp đỡ vật chất, đặc biệt về dinh dưỡng, quần áo và nhà ở Kết thúc nhóm quyền được phát triển là quyền được học tập của trẻ em, thể hiện ở Điều 28 của Công ước này, quyền học tập là một quyền tối quan trọng, là loại quyền trong lĩnh vực văn hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội Xét theo một khía cạnh khác, đây cũng là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung tâm để thực thi một cách có hiệu quả tất cả các quyền trên Đây là một quyền đương nhiên mà trẻ em được hưởng, mọi trẻ em không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; thi hành giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người; khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề và làm cho các hình thức giáo dục này đến được với trẻ em; giáo dục đại học đến được với tất cả mọi người trên cơ sở khả năng của họ; khuyến khích đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học Mặt khác, cần có sự thúc đẩy và khuyến khích hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nhằm góp phần xóa bỏ nạn dốt nát và mù chữ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật và các phương pháp giảng dạy hiện đại

Nhóm Quyền được bảo vệ

Do chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời Quyền được bảo vệ của trẻ em bao gồm quyền được gia đình, nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; bảo vệ trẻ em khỏi sự phân biệt, đối xử vô nhân đạo, bóc lột lao động, xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều phải bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em không chỉ mở rộng đối tượng trẻ em được pháp luật bảo vệ mà còn cụ thể hóa quyền được bảo vệ vào trong các trường hợp cụ thể Đầu tiên, quyền cơ bản nhất và cũng chính là một trong các nguyên tắc về quyền trẻ em là quyền được bảo vệ khỏi sự phân biệt, đối xử được quy định tại khoản 1 Điều

2 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 Điều 16 Công ước còn thể hiện trẻ em có quyền được bảo vệ chống lại sự can thiệp vào đời tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín của các em, chống lại sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em Tiếp đến là quyền được bảo vệ chống lại bạo lực, lạm dụng và sao nhãng đối với trẻ em; bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột được quy định tại Điều 19 Các quốc gia phải thực hiện tất cả các biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực về thể chất và tinh thần, bị thương tổn hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc chăm sóc sao nhãng, bị ngược đãi hoặc bóc lột, lạm dụng tình dục của cha hay mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ hoặc của những người khác có trách nhiệm chăm sóc trẻ em Thông qua Điều 20, những trẻ em tạm thời hoặc vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của nhà nước Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em này được hưởng sự chăm sóc thay thế phù hợp với pháp luật quốc gia bằng các hình thức gửi nuôi, nhận làm con nuôi, đưa vào các cơ sở chăm sóc trẻ em thích hợp và quan tâm thích đáng đến dân tộc, tôn giáo, văn hoá và ngôn ngữ của trẻ em Ngoài những quyền đặc trưng trên, còn có một số quyền khác như quyền được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế, làm những công việc nặng nhọc, độc hại; bảo vệ trẻ em chống lại việc sử dụng ma tuý; bảo vệ trẻ em chống lại sự lạm dụng và bóc lột tình dục; bảo vệ trẻ em khỏi bị buôn bán và bắt cóc; bảo vệ trẻ em chống lại tất cả các hình thức bóc lột; bảo vệ trẻ em không bị đối xử vô nhân đạo được đề cập tại các Điều 32 đến

Nhóm Quyền được tham gia

Nhóm quyền cuối cùng chính là quyền được tham gia của trẻ em Quyền tham gia giúp trẻ em đóng vai trò chủ động và tích cực trong cuộc sống của mình Thực hiện quyền tham gia của trẻ em là thực hiện quyền con người, quyền công dân được thể hiện trong Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 Quyền được tham gia của trẻ em bao gồm quyền được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến hoặc những vấn đề mà trẻ em quan tâm và được mọi người lắng nghe, tôn trọng Người có trách nhiệm cần quan tâm tới nguyện vọng của trẻ em, xem xét các ý kiến của trẻ em, khi cần thiết trẻ em phải được giáo dục, chỉ bảo, uốn nắn Chẳng hạn ở Điều 12 và Điều

13 của Công ước đảm bảo quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do bày tỏ ý kiến của trẻ em được thực thi trong pháp luật quốc tế Trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, có quyền tự do phát biểu ý kiến về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em và những ý kiến đó phải được coi trọng một cách thích ứng phù hợp với lứa tuổi và độ trưởng thành của trẻ em 2 Nhà nước cần phải tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ em nói lên ý kiến của mình trong quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính có ảnh hưởng đến trẻ em hoặc thông qua người đại diện phù hợp với pháp luật quốc gia Bên cạnh đó, trẻ em còn có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới, hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ

1 Các Quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em

2 Vì mục đích đó, trẻ em phải được đặc biệt trao cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có liên quan đến trẻ, trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy tắc thủ tục trong pháp luật quốc gia phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn 3 Quyền này của trẻ em có thể bị một số hạn chế trong trường hợp cần thiết để tôn trọng các quyền và thanh danh của người khác hoặc để bảo vệ an ninh quốc gia hay trật tự công cộng hoặc y tế, đạo đức Ở Điều 15, trẻ em có quyền tự do kết giao (gặp gỡ những trẻ em khác) và tự do hội họp hoà bình (gia nhập hoặc lập hội), trừ một số hạn chế được pháp luật quy định và cần thiết để bảo vệ an toàn công cộng, trật tự xã hội, bảo vệ sức khỏe hay đạo đức hoặc bảo vệ quyền và tự do của người khác Ngoài ra, trẻ em còn có quyền được thu nhận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là những thông tin, tư liệu cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe, thể chất và tinh thần của trẻ em 4 Nhà nước phải khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng truyền bá những thông tin tư liệu có ích lợi về mặt xã hội và văn hoá cho trẻ em; bảo vệ trẻ em chống lại những thông tin và tư liệu có hại cho phúc lợi của chúng

1.1.3 Quan điểm quốc tế về quyền trẻ em

Trẻ em được coi là thành phần xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương và lợi dụng Chính vì vậy, để đảm bảo quyền trẻ em được thực hiện một cách hiệu quả và triệt để, Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em năm 1989 đã đưa ra bốn nguyên tắc về nhóm quyền này Bốn nguyên tắc này góp phần hình thành thái độ chung đối với trẻ

1 Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng ở mọi lĩnh vực, bằng lời nói, văn bản viết tay hoặc bản in, hay dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn

Những vấn đề lý luận về cưỡng bức lao động trẻ em

1.2.1 Khái luận chung về lao động

* Khái niệm lao động dưới góc độ ngôn ngữ học

“Lao động” theo Từ điển Tiếng Việt được định nghĩa là: “sự khó nhọc đem ra để làm việc.”

Theo từ loại ở dạng động từ, lao động có thể được hiểu là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra thành quả lao động cho con người và cho xã hội Ở dạng danh từ, lao động có thể được hiểu là việc làm cụ thể hoặc sức người bỏ ra để tạo ra thành quả lao động

Thành quả lao động ở đây có nghĩa là các loại sản phẩm vật chất, tinh thần, lợi ích, dịch vụ, tồn tại ở dạng vô hình hoặc hữu hình, là kết tinh của hoạt động lao động nhằm một mục đích chung là phục vụ nhu cầu của cá nhân, con người và xã hội

Tương tự, trong tiếng Anh, lao động (danh từ) được định nghĩa là: công việc thực tiễn, thường bao gồm hoạt động thể chất nặng (physical work, especially when it involves hard physical effort) 5 Ở dạng động từ, lao động là làm việc thể chất cực nhọc, chăm chỉ

(to do hard and physical work) 6

Tuy nhiên, “lao động thể chất” ở đây không được hiểu theo nghĩa hẹp và đồng nhất với “lao động chân tay” Lao động thể chất là dùng sức người để làm việc mà sức người đó có thể là trí tuệ, cơ bắp hoặc cả trí tuệ và cơ bắp Do đó, theo nghĩa chung nhất, lao động được xem là lao động thể chất Còn khi phân loại các hình thức lao động, thì lao động thể chất gồm hai hình thức chính là lao động chân tay và lao động trí óc

Như vậy, về mặt ngôn ngữ học, lao động được hiểu là hoạt động chủ động của con người, bỏ công bỏ sức để làm một việc nhằm thu lại một kết quả mong muốn - thành quả lao động

* Khái niệm lao động dưới góc độ Triết học

Mác - Ăngghen trong Phê phán Cương lĩnh Gotha đã gọi tên lao động là: nguồn của mọi của cải và mọi văn hóa C Mác đã phân tích về quá trình lao động như sau:

“Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên.”

Hiểu rộng hơn, lao động là một quá trình phát triển cùng tiến trình phát triển của lịch sử loài người Lao động giúp con người không ngừng sản xuất ra của cải vật chất (tài sản, hàng hóa, công trình kiến trúc, phát minh, ) và văn hóa (tín ngưỡng, tôn giáo, tập quán ) phục vụ, nâng cao đời sống con người, diễn biến theo hướng thường gọi là văn minh, tiến bộ, hiện đại

Cũng theo C Mác và Ăngghen, lao động là phương thức tồn tại cơ bản của con người, mang tính xã hội Lao động và ngôn ngữ là sự kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ óc của loài vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức con người Hai ông nhấn mạnh: “Những yếu tố giản đơn của quá trình lao động là:

6 Theo từ điển Cambridge sự hoạt động có mục đích, hay bản thân sự lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.” 7

Trong đó, đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người 8 Ví dụ: sắt, thép, xi măng, sỏi, bông, len, sợi vải… là những vật liệu, nguyên liệu “thô” để làm đầu vào của sản xuất

Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người cần dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người 9 Chẳng hạn, những công cụ lao động như cày, cuốc, máy kéo, dệt, máy, xe tải…; những nhiên liệu sản xuất như xăng, dầu, điện…

Như vậy, khi nhìn nhận dưới góc độ Triết học, Kinh tế chính trị học (chủ nghĩa Mác - Lênin) thì lao động là quá trình con người sử dụng ý thức của mình kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất tác động vào thế giới khách quan, thay đổi thế giới khách quan để tạo ra mọi nguồn của cải và văn hóa - vật chất Có thể thấy, khái niệm “lao động” trong triết học tương đồng với “lao động" trong ngôn ngữ học

* Thuật ngữ pháp lý về lao động

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý về lao động, Việt Nam đã phê chuẩn các Công ước quốc tế cơ bản về lao động do Tổ chức Lao động Quốc tế - International Labour Organisation (sau đây gọi là ILO) ban hành: Công ước số 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể, 1949; Công ước số 29 về Lao động Cưỡng bức; Công ước số 105 về Xó a bỏ Lao động Cưỡng bức, 1957; Công ước số 138 về Tuổi Lao động Tối thiểu, 1973; Công ước số 182 về các Hình thức Lao động Trẻ em Tồi tệ nhất, 1999; Công ước số 100 về Trả công Bình đẳng, 1951; Công ước số 111 về Chống Phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề nghiệp), 1958

Các Công ước trên không giải nghĩa lao động mà trực tiếp gắn lao động với các vấn đề pháp lý Trong đó, Công ước số 29 về Lao động Cưỡng bức đã định nghĩa “lao động cưỡng bức” là mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới

7 C Ma ́c và Ph Ăngghen (2002), Toàn tâ ̣p, Sđd, t 23, tr 266-267, 877

8 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác - Lênin Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật

9 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác - Lênin Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật sự đe dọa của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm 10 Mặc dù khái niệm lao động không được đề cập nhưng từ khái niệm trên, suy ngược về khái niệm lao động, ta có các từ khóa sau: (i) công việc hoặc dịch vụ; (ii) do con người thực hiện

Ăn xin là lao động

Trên thực tế, ăn xin là là thực trạng tồn tại như một tất yếu cá biệt của đời sống văn hóa và có mặt ở hầu hết các chế độ xã hội trên thế giới, mặc dù mức độ phổ biến và hình thức chính xác của nó khác nhau Ăn xin xuất hiện và đồng hành cùng với sự phát triển lịch sử nhân loại, phản ánh một phần đời sống xã hội trong từng thời kỳ lịch sử Thông qua thực trạng người đi ăn xin tại một quốc gia, khu vực có thể đánh giá điều kiện, mức sống, văn hóa của người dân, mức độ tệ nạn xã hội cũng như sự chặt chẽ của hệ thống quản lý nhà nước đối với người đi ăn xin Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một quan điểm chung thống nhất nào được đưa ra Các luồng ý kiến hầu hết đều tập trung vào làm rõ vấn đề: liệu ăn xin có được xem là một ngành nghề của xã hội, một hình thức lao động hay không? Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng, ăn xin là một vấn nạn cần phải được loại bỏ trong xã hội, người đi ăn xin là người phạm tội và phải bị xử phạt Luồng quan điểm thứ hai lại cho rằng, ăn xin là một ngành nghề đặc thù và cá biệt của bất cứ quốc gia nào, coi ăn xin là một hình thức lao động sẽ giúp cho việc quản lý của nhà nước được chặt chẽ hơn, tránh tình trạng những kẻ xấu lạm dụng mà pháp luật

12 Trọng Nghĩa (2009), Ăn xin – nhìn từ nhiều giác độ, https://dantri.com.vn/ban-doc/an-xin-nhin-tu- nhieu-giac-do-1232118637.htm, xem 26/02/2023 lại không có chế tài để xử lý nghiêm minh, đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích của những người không có lựa chọn nào khác ngoài công việc “ăn xin”

Dựa trên định nghĩa và đặc điểm của lao động, đồng thời căn cứ vào bản chất của hành vi “ăn xin”, nhóm tác giả thấy rằng cần nhìn nhận “ăn xin” là một hình thức lao động cá biệt của xã hội, điều này được chứng minh như sau:

Thứ nhất, ăn xin là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người Tương tự như lao động, việc ăn xin xuất phát từ chính ý chí chủ quan của con người, nó xuất phát trực tiếp từ những ý nghĩ, mong muốn và nhu cầu của con người khi đối mặt với những biến chuyển và tác động của hoàn cảnh đời sống Khi gặp điều kiện sống bất lợi và không còn khả năng để tiếp tục duy trì sự sống bằng những công việc hằng ngày, họ nhận thức được rằng ăn xin là cách sinh tồn cuối cùng Lúc này, con người nảy sinh nhu cầu được cưu mang, được nhận sự giúp đỡ từ những người có điều kiện tốt hơn Nói cách khác, ăn xin không xuất phát từ bản năng có sẵn mà là sự lựa chọn chủ quan, có mục đích Họ thực hiện việc đi xin, hành khất trên những đường phố, nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh và tiếp tục duy trì sự sống khi không còn khả năng thực hiện những công việc khác Ăn xin đã tồn tại và gắn liền với sự ra đời, phát triển của mỗi quốc gia, đó là sự biểu hiện một khía cạnh văn hóa gắn liền với quốc gia đó Tại Việt Nam, trong suốt hàng nghìn năm, cuộc sống của người dân chủ yếu trông cậy vào nông nghiệp và phụ thuộc hoàn toàn vào đất, trời Đời sống vật chất của người dân không thể duy trì nếu không làm nông nghiệp Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, từ đời Lý, nhiều năm mưa to, bão lớn khiến đồng ruộng ngập hết Có năm, nước dâng cao tràn cả vào cửa Đại Hưng (nay là khu vực cửa Nam) của thành Thăng Long và triều đình phải mở kho lương phát cứu đói nhưng cũng không xuể Đứng trước tình cảnh “vỡ đê, lũ tràn”, người dân chỉ còn cách đi ăn xin Đến đời vua Tự Đức, ăn xin dồn về Hà Nội nhiều hơn, ngoài nguyên nhân mất mùa, còn có nguyên nhân nữa là xã hội giai đoạn này phân hóa ngày càng sâu sắc, dân chúng ở quê đói kém, nợ nần buộc phải bán hết ruộng vườn Không còn đất canh tác, không có nghề thủ công, họ chỉ còn cách đi ăn xin 13

13 Nguyễn Ngọc Tiến (2014), Ăn mày thời xưa, ăn xin thời nay, Phóng sự Ký sự, http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Phong-su-Ky-su/677788/an-may-thoi-xua-an-xin-thoi-nay, 27/2/2023

Tóm lại, người lựa chọn công việc ăn xin dù vì bất kỳ lý do gì cũng đều xuất phát từ nhận thức cá nhân và có mục đích, đó là cách duy nhất để tiếp tục duy trì sự sống khi phải đối mặt với những điều kiện khách quan hay một giải pháp tạm thời để cứu nguy

Tuy nhiên, khác với các hình thức lao động thông thường, ăn xin lại phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố khách quan, đặc biệt là khi điều kiện sống thay đổi theo chiều hướng bất lợi, việc lựa chọn ăn xin như một công việc cũng xuất phát từ những khó khăn của cá nhân, họ không đủ điều kiện và khả năng để lựa chọn những hình thức lao động khác

Thứ hai, người ăn xin thông qua sức lao động, tư liệu lao động để thực hiện hoạt động lao động mang lại thu nhập phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của mình Ăn xin khi mới xuất hiện thông thường theo từng nhóm người riêng lẻ, họ đi trên khắp các đường phố, bất kể thời gian nào để xin ăn từ người qua đường Dần dần, những người ăn xin nhận thức rõ hơn về đặc điểm, hoàn cảnh sống nơi họ có thể hành nghề, những người ăn xin bắt đầu tụ họp cố định tại những nơi có điều kiện sống tốt hơn, mức sống của người dân cao hơn Họ nhận thức rằng việc lựa chọn ăn xin ổn định ở những nơi dân cư phát triển phồn thịnh như các các khu du lịch, các thành phố hiện đại sẽ mang lại nguồn thu nhập cao hơn là việc ăn xin không cố định Từ đó, có sự chuyển biến giữa việc ăn xin một cách thụ động sang chủ động tìm kiếm những nguồn tư liệu mới, phục vụ tốt hơn cho mục đích tìm kiếm thu nhập của họ

Quá trình vận động, thay đổi theo thời gian của công việc ăn xin tuy không rõ rệt nhưng vẫn có một số điểm đáng chú ý Về tư liệu lao động, những công cụ, vật dụng mà người ăn xin sử dụng để thực hiện công việc ăn xin cũng rất đơn giản Đó có thể là một vật để chứa đựng thứ mà họ xin được như mũ, nón, bát, hộp, lon, hay những công cụ khác hỗ trợ cho quá trình di chuyển được thuận tiện hơn đối với những người hạn chế về sức khỏe như gậy, xe ba bánh, xe lăn, các phương tiện chuyên dụng cho người khuyết tật Trong thời đại ngày nay, hoạt động ăn xin không chỉ diễn ra trực tiếp trên đường phố mà còn có thể thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, dưới nhiều hình thức đa dạng và thuận tiện hơn Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, đi ăn xin cũng không còn dừng lại ở nhu cầu đáp ứng sự sống qua ngày, mà người ăn xin tìm đủ mọi cách thức để có thể kiếm nguồn thu nhập cao hay thậm chí là một cơ hội nghề nghiệp khác phù hợp hơn Nhìn lại sự thay đổi của việc ăn xin từ trước đến nay, có thể thấy rằng trong chính thực trạng ăn xin cũng tồn tại một sự vận động không ngừng, điều mà trong chính những hình thức lao động thông thường khác được biểu hiện vô cùng rõ nét

Thứ ba, ăn xin mang tính xã hội, góp phần quyết định sự phát triển của xã hội Đây là đặc điểm nổi trội của công việc ăn xin Ăn xin gắn bó mật thiết với quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người, góp phần thể hiện những đặc trưng bản chất của từng giai đoạn lịch sử Nói cách khác, ăn xin luôn là hiện tượng thường trực trong mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và thông qua việc nhìn nhận, đánh giá mức độ người dân lựa chọn công việc ăn xin có thể đưa ra kết luận tổng quan về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ đó Ví dụ, một quốc gia đang được ghi nhận với số lượng người ăn xin gia tăng đáng kể, tình trạng người ăn xin mất kiểm soát có thể đưa ra cái nhìn chung rằng tình hình kinh tế của quốc gia này trong tình trạng không ổn định và hệ thống quản lý lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng mất kiểm soát Ăn xin mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh Ăn xin, một mặt là vấn nạn cần được hạn chế, xóa bỏ để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Nhưng mặt khác, lại phải thừa nhận rằng hiện tượng ăn xin đã gắn bó mật thiết với đời sống xã hội như một tất yếu và khả năng triệt tiêu là vô cùng thấp Biểu hiện rõ ràng nhất cho đặc điểm xã hội của công việc ăn xin chính là những quy định cụ thể của pháp luật quốc tế và từng quốc gia Ăn xin luôn được đề cập trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới mặc dù luôn đồng thời tồn tại quan niệm đối lập rằng nên quy định ăn xin là hợp pháp hay bất hợp pháp

Mặc dù mọi cá nhân đều được ghi nhận rằng họ có quyền kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp nhận, 14 tuy nhiên đối với một số quốc gia, ăn xin không phải là một ngành nghề mà là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các tệ nạn xã hội, trong đó nổi bật là nạn buôn người, bắt cóc, buôn bán ma túy, trộm cắp Bộ

14 Điều 6, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966:

1 Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp nhận, và các quốc gia phải thi hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền này

2 Các quốc gia thành viên Công ước phải tiến hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này, bao gồm triển khai các chương trình đào tạo kỹ thuật và hướng nghiệp, các chính sách và biện pháp kỹ thuật nhằm đạt tới sự phát triển vững chắc về kinh tế, xã hội và văn hoá, tạo công ăn việc làm đầy đủ và hữu ích với điều kiện đảm bảo các quyền tự do cơ bản về chính trị và kinh tế của từng cá nhân luật Hình sự Ý tại Điều 601 quy định cấm ăn xin và bóc lột, người phạm tội theo quy định tại điều luật này có thể bị phạt tù từ 5 đến 20 năm; Luật Trật tự công cộng năm

2003 của Phần Lan quy định ăn xin là một tội; Luật lang thang năm 1824 của Anh, ăn xin là một hành vi trái pháp luật và loại tội này bị xử phạt hành chính Các quốc gia ban hành quy định cấm ăn xin đều nhấn mạnh đến những nguy cơ mà việc hành nghề ăn xin có thể gây ra tình trạng mất kiểm soát ở các quốc gia này Mục đích của việc cấm ăn xin là nhằm ngăn chặn tình trạng di cư ồ ạt, nạn bắt cóc, buôn bán người, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em Đối với những hệ thống pháp luật quy định ăn xin là hợp pháp, trên cơ bản là tôn trọng quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của mỗi cá nhân Ăn xin được coi là một nghề nếu người đi ăn xin có điều kiện sống khó khăn, hạn chế về sức khỏe đến mức không có lựa chọn nào khác ngoài việc ăn xin Tại Pháp, hành vi ăn xin đã được hợp pháp hóa vào năm 1994, cho đến nay, ăn xin vẫn được chấp nhận trừ những trường hợp liên quan đến đe dọa hoặc bạo lực Thị trấn Eskilstuna là nơi đầu tiên tại đất nước Thụy Điển coi ăn xin là một nghề kiếm tiền chính thức và đưa ra mô hình cấp giấy phép hành nghề 15 Theo quan điểm này, ăn xin sẽ được coi như một hình thức lao động hợp pháp với đối tượng được quy định cụ thể Như vậy, ăn xin sẽ trở thành một ngành nghề đặt dưới sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, hạn chế được tình trạng bất kỳ ai, kể cả người còn khả năng lao động cũng lựa chọn trở thành ăn xin Ngoài ra, xem ăn xin là một hình thức lao động còn mang ý nghĩa tạo cơ hội, điều kiện sống cho những người không có đủ khả năng để lao động, góp phần duy trì sự sống cho họ

Dựa trên những phân tích, nhóm tác giả đưa ra quan điểm ủng hộ nên coi ăn xin là lao động Nói cách khác, dựa trên những điểm tương đồng giữa ăn xin và lao động, cần thiết xem xét ăn xin là một hình thức lao động cá biệt Cá biệt ở đây cụ thể là: (i) Ăn xin là dạng lao động có người lao động là những người thuộc trường hợp đặc biệt, không có khả năng lao động bình thường “Không có khả năng lao động bình thường” nghĩa là những người có hạn chế về sức khỏe, bị khuyết tật không thể đảm bảo thực hiện các công việc lao động thông thường, ngoài ra những đối tượng này cũng có thể là trẻ

Những vấn đề chung về cưỡng bức lao động

1.4.1 Định nghĩa cưỡng bức lao động

Theo từ điển tiếng Việt, “cưỡng bức” được hiểu là “bắt phải làm, dù không muốn cũng không được” 16 Theo đó, cưỡng bức là việc sử dụng quyền lực, hoặc đe dọa, hoặc dùng sức mạnh, hoặc dùng bất cứ thủ đoạn nào khác buộc một người phải hành động trái với sự tự nguyện của họ Về mặt pháp lý, hành vi “cưỡng bức” một người thực hiện hay không thực hiện hành động nào đó (như cưỡng bức lao động, cưỡng bức mại dâm, cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy,…) là căn cứ để xác định hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật

*Định nghĩa “cưỡng bức lao động”

Tác giả cuốn sách “International Labour Law” cho rằng thuật ngữ “lao động cưỡng bức” được đề cập lần đầu vào thế kỷ XIX ở Hội nghị Vienna (Congress of Vienna), bắt đầu được quan tâm một cách có hệ thống từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất với quy định đầu tiên trong Công ước về nô lệ 1926 của Hội Quốc Liên (tổ chức tiền thân của Liên Hợp Quốc) Cụ thể tại Điều 5 Công ước này nêu rõ:

“Các bên ký kết thừa nhận rằng, việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và cam kết áp dụng trên mọi vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền, quyền tài phán, sự bảo vệ, quyền bá chủ hay sự bảo hộ của mình mọi biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng lao động cưỡng bức và bắt buộc phát triển thành những tình trạng tương tự như nô lệ.”

Cũng trong thời gian này, trên thế giới xuất hiện một cơ quan quốc tế chuyên trách về lao động cưỡng bức và bắt buộc, là Ủy ban chuyên gia do cơ quan điều hành của ILO chỉ định Ủy ban có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình thực tiễn vấn đề lao động cưỡng bức trên bình diện quốc tế, đặc biệt tập trung vào những quốc gia đang bị lệ thuộc vào nước ngoài, hoặc đang bị đô hộ bởi một quốc gia khác Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các chuyên gia quan tâm hơn đến lao động cưỡng bức với góc nhìn mang tính chính

16 Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh trị ILO đã thông qua hàng loạt công ước, trong đó trực tiếp điều chỉnh về vấn đề này gồm: Công ước số 29 và Công ước số 105 Trong Công ước số 29, lần đầu tiên, khái niệm về “lao động cưỡng bức” được định nghĩa một cách đầy đủ, đặt nền tảng cho việc áp dụng và nội luật hóa một cách thống nhất và có hệ thống đối với các quốc gia phê phê chuẩn Điều 2.1.1 Công ước định nghĩa “lao động cưỡng bức và bắt buộc” (forced labour) là “mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe dọa của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm”

Như vậy, dựa trên định nghĩa mà ILO đưa ra, có hai yếu tố là dấu hiệu cấu thành bắt buộc để xác định nạn nhân, đối tượng của lao động cưỡng bức, đó là yếu tố “bị ép buộc” (exacted) và yếu tố “không tự nguyện” (not offered voluntarily) Theo đó, “ép buộc” là dùng áp lực gây sức ép về thể xác hoặc tinh thần để buộc một người phải làm điều người đó không mong muốn; “không tự nguyện” là việc một người bản thân không muốn làm một việc, nhưng vì lý do nào đó mà họ miễn cưỡng phải làm Một hành vi mà chỉ cần có một trong hai dấu hiệu trên thì đã có thể xem là lao động cưỡng bức, vì “bị ép buộc” và “không tự nguyện” là hai khái niệm khác nhau nhưng chung nội hàm và nó được diễn ra trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giao kết hợp đồng 17 Tóm lại, dấu hiệu cơ bản nhất của lao động cưỡng bức chính là hành vi của một người khi thực hiện công việc hoặc dịch vụ trái với ý chí của người đó Trên cơ sở đó, thiếu yếu tố tự nguyện có thể xuất phát từ sự lừa đảo, từ hành vi dụ dỗ, hành vi đe dọa, hoặc hành vi cưỡng ép làm cho chủ thể dó thực hiện công việc không xuất phát từ yếu tố chủ quan của chủ thể đó Lao động cưỡng bức cũng bao gồm cả những trường hợp các nạn nhân có thể đồng ý với nội dung lao động vì sợ bị trừng phạt, tức là trước đó mặc dù họ vẫn có quyền từ chối, quyền lựa chọn nhất định

Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1992 và đã phê chuẩn nhiều công ước cơ bản của tổ chức này về lao động, trong đó có Công ước số 29, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn có sự khác biệt về cách gọi tên giữa

“cưỡng bức lao động” (theo Bộ luật Lao động năm 2019) và “lao động cưỡng bức”

(theo Công ước số 29) Cụ thể, theo khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ được xác định là cưỡng bức lao động Tuy

17 Phan Thị Nhật Tài (2016) Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội nhiên, khái niệm này mới chỉ mô tả một cách trừu tượng dấu hiệu của cưỡng bức lao động Trong khi đó, triển khai quy định này vào thực tế lại không dễ để nhận biết các hành vi cưỡng bức và xác định các biện pháp chế tài kèm theo Như vậy, pháp luật về lao động của Việt Nam dừng lại ở chỗ mô tả hành vi cưỡng bức lao động là dấu hiệu để nhận biết lao động cưỡng bức, chứ chưa đưa ra khái niệm đầy đủ và thống nhất về lao động cưỡng bức nói chung

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, cưỡng bức lao động tuy chưa được định nghĩa một cách cụ thể nhưng đã được chỉ ra rằng đó là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động Với cách định nghĩa này, vô hình trung hành vi cưỡng bức lao động chỉ dựa vào hai yếu tố đó là “vũ lực” hoặc “đe dọa dùng vũ lực” mà chưa có sự nhận diện những hành vi vi phạm khác, trong khi việc cưỡng bức lao động có thể xảy ra ở bất kỳ một loại hình nào bao gồm cả bạo lực về thể xác và bạo lực về tinh thần, bất kỳ một hành vi trái pháp luật nào đi ngược lại với ý chí tự nguyện của nạn nhân kể cả đó là sự dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân thực hiện một hành động nhất định

Việc sử dụng thuật ngữ “lao động cưỡng bức” hay “cưỡng bức lao động” cũng không hoàn toàn giống nhau Về phạm vi bao trùm, có thể nói cưỡng bức lao động là hành động còn lao động cưỡng bức lại là một thực trạng, một sự việc mà tại đó trực tiếp xâm phạm đến nhân phẩm, quyền tự do thân thể của người lao động 18 Về nội hàm, “lao động cưỡng bức” (forced labour) là một cụm danh từ chỉ một công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải thực hiện bởi một sự đe dọa nào đó “Cưỡng bức lao động” lại là một cụm động từ xác định về cách thức mà người sử dụng lao động ép buộc người lao động thực hiện công việc nhất định trái với ý muốn của họ Nhóm tác giả cho rằng khái niệm lao động cưỡng bức tại Công ước số 29 mang tính khái quát hơn, hướng đến đối tượng là nạn nhân trên cơ sở dấu hiệu bị ép buộc, hoặc không tự nguyện, pháp luật lao động Việt Nam trong quá trình luật hóa nên đảm bảo giữ nguyên nội hàm của thuật ngữ “lao động cưỡng bức” như công ước quốc tế để đảm bảo sự toàn diện, thống nhất chung và giúp việc thực thi, vận dụng những quy định liên quan đến lao động cưỡng bức được hiệu quả, tránh tình trạng hiểu sai, áp dụng sai trong giải quyết vụ việc

18 Nguyễn Thị Hương Quỳnh (2016), Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề cưỡng bức lao động, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

1.4.2 Cưỡng bức lao động trẻ em

Các công ước quốc tế về lao động, quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên cũng như pháp luật Việt Nam không định nghĩa thế nào là cưỡng bức lao động trẻ em Theo nhóm tác giả, thuật ngữ “cưỡng bức lao động trẻ em” được hiểu là lao động cưỡng bức đối với đối tượng là trẻ em Trẻ em - người dưới độ tuổi 18, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em là nạn nhân trực tiếp của hành vi cưỡng bức lao động

1.4.3 Đặc điểm của cưỡng bức lao động

Lao động cưỡng bức là một dạng vi phạm quyền cơ bản của con người, đó là quyền tự nguyện làm việc và quyền tự do lựa chọn công việc Dựa trên định nghĩa của ILO, có hai yếu tố mô tả đặc điểm của lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc: Một là, đe dọa sử dụng hình phạt; Hai là, thực hiện công việc hoặc dịch vụ không tự nguyện Để hiểu một cách cụ thể và nhận diện đầy đủ một hành vi có phải là cưỡng bức lao động hay không, từ hai đặc điểm chính trên có thể phân tích thành ba đặc điểm như sau:

Thứ nhất, lao động cưỡng bức là tình trạng một chủ thể bị ép buộc, không tự nguyện thực hiện một hay nhiều công việc hoặc dịch vụ nhất định Đây là đặc điểm mang tính bản chất, là cơ sở để nhận diện hành vi cưỡng bức lao động Đặc điểm này cho thấy giữa nạn nhân và chủ thể gây ra hành vi cưỡng bức hoàn toàn không có sự thống nhất về mặt ý chí, đồng thời đối lập nhau về lợi ích Mục đích mà chủ thể gây ra hành vi cưỡng bức hướng đến chính là lợi ích công việc cao nhất mà người lao động mang đến cho họ, còn đối với nạn nhân, ý chí của họ có thể đơn giản là thoát khỏi sự ép buộc, kìm kẹp hay thoát khỏi hình phạt nào đó Ngoài ra, đặc điểm này còn cho thấy có sự mâu thuẫn về mặt ý chí chủ quan của cá nhân người bị cưỡng bức và hành vi thực hiện của họ Nói cách khác, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuân theo sự bắt buộc, cưỡng ép phải làm một công việc nhất định Chủ thể gây ra hành vi cưỡng bức lao động luôn tìm mọi cách, mọi biện pháp để đạt được sự thỏa hiệp từ phía nạn nhân Những cách thức đó ngày càng đa dạng và không chỉ dừng lại ở việc sử dụng vũ lực, bạo lực thể xác Nạn nhân trong một số trường hợp đã bị lợi dụng hoàn cảnh, điều kiện sống khó khăn để áp đặt những công việc không phù hợp, trái với thỏa thuận ban đầu, ở đây, hành vi cưỡng bức gây ra dưới dạng lợi dụng nguồn thu nhập cơ bản, kiểm soát người lao động Việc nhận diện các dấu hiệu của lao động cưỡng bức không hề đơn giản vì thủ đoạn của những kẻ cưỡng bức lao động ngày càng tinh vi và không dễ phát hiện

PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ HÀNH VI CƯỠNG BỨC TRẺ EM ĂN XIN

Cuba

Là một trong số ít các quốc gia đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa, Cuba có cùng chí hướng lý tưởng cách mạng với Việt Nam, đồng thời giữa hai quốc gia đã tồn tại mối quan hệ ngoại giao đoàn kết đặc biệt, mẫu mực, vô cùng mật thiết và cùng chung mục đích xây dựng một nhà nước bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân

Về cơ bản, Cuba có một số điểm chung với Việt Nam trong việc thiết lập bộ máy quản lý nhà nước Theo đó, Đảng Cộng sản Cuba (PCC) là đảng cầm quyền duy nhất, tương tự Đảng Cộng Sản Việt Nam, chịu trách nhiệm lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội với viễn cảnh xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

Nhóm tác giả cho rằng, dựa trên cơ chế xây dựng luật pháp và thi hành pháp luật giữa Việt Nam và Cuba có sự tương đồng, cùng chung mục đích xây dựng nhà nước chủ nghĩa xã hội và hướng đến việc xây dựng một đất nước mà nhân dân được sống trong nền độc lập, sự tự do và hạnh phúc, có thể thấy con đường mà Việt Nam mà Cuba đang đi đều đến chung một điểm cuối cùng, nên đối với những điểm sáng trong pháp luật Cuba có thể sử dụng để bảo vệ giá trị cốt lõi mà nhà nước đang hướng tới, pháp luật Việt Nam có thể tham khảo và xem xét các quy định tiến bộ để hoàn thiện hơn pháp luật nước nhà Đặc biệt, với tiêu chí hướng đến việc bảo đảm cho nhân dân có một cuộc sống ấm no, các chính sách phát triển của nhà nước Cuba tập trung chú ý đến hai lĩnh vực là y tế và giáo dục 22 Theo đó, đối với riêng lĩnh vực giáo dục, Cuba áp dụng chính sách giáo dục bắt buộc dành cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi Có thể thấy, trong độ tuổi này, trẻ

22 Kinh tế Sài Gòn (2014), Phương Tây phải học tập nền y tế Cuba, https://thesaigontimes.vn/phuong- tay-phai-hoc-tap-nen-y-te-cuba/ em cần phải được đến trường và được bảo đảm bằng pháp luật do nhà nước Cuba ban hành

Tuy nhiên, dựa trên tình hình kinh tế - xã hội của Cuba trong thời gian hiện nay, có thể thấy Cuba đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, 23 gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân, kéo theo một cách vô tình, quyền được học tập của trẻ em bị ảnh hưởng tuy rằng có đó sự bảo hộ của pháp luật

Về cơ bản, phần lớn thu nhập của công nhân Cuba thu được từ nghề đánh bắt cá hoặc trở thành hướng dẫn viên du lịch Nhưng thù lao đến từ hai ngành nghề này tại Cuba được xác định là vô cùng thấp, chỉ ở mức vừa đủ để mua tạm thức ăn Từ đây có thể thấy, việc xoay sở một bữa ăn trong gia đình thu nhập thấp ở Cuba là một việc rất khó khăn, chính vì thế nên có thể xem rằng họ không có đủ thời gian, sức lực cũng như khả năng để suy nghĩ đến việc thực hiện các quyền mà một đứa trẻ nên được hưởng, trong đó bao gồm cả quyền được học tập, được nhà nước bảo hộ 24

Có thể thấy, chính sách Cuba xây dựng rất tiên tiến, nhưng việc thực hiện trên thực tế vẫn còn tồn đọng rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các cản trở đến từ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở Cuba Điều này đã vô tình dẫn đến một thực trạng mà trẻ em ở Cuba đang phải đối mặt là việc lao động quá sớm, từ đó dẫn đến các hệ quả khác, bao gồm cả việc bị các đối tượng xấu lợi dụng hoặc chính các em tự nguyện thực hiện hành vi ăn xin để có tiền phụ giúp gia đình, bên cạnh các công việc vặt khác, thay vì được đến trường và học tập Cụ thể hơn, theo thông tin được gửi đến Agenzia Fides (Thông tấn xã Fides) và được đăng tải ngày 13/11/2014, lao động trẻ em ở Cuba vẫn đang là một vấn nạn nhức nhối khi có nhiều đứa trẻ phải đi ăn xin dưới sự ép buộc hữu hình hoặc vô hình từ chính cha mẹ của mình

2.1.2 Pháp luật Cuba về hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin

Hiện nay, pháp luật Cuba không quy định ăn xin là một hành vi vi phạm pháp luật, có nghĩa hành vi ăn xin là một hành vi mà người dân Cuba được phép thực hiện Tuy nhiên, theo nhóm tác giả, chỉ dựa vào quy định mở này có thể tạo ra lỗ hổng để các

23 Phương Thúy (2023), Kinh tế Cuba đối mặt với nhiều thách thức, available at: https://thanhnien.vn/kinh-te-cuba-doi-mat-voi-nhieu-thach-thuc-185230723163341396.htm

24 Information service of the Pontifical Mission Societies (2014), AMERICA/CUBA - Poverty forces children to beg in the streets and work, available at: http://www.fides.org/en/news/36753-

AMERICA_CUBA_Poverty_forces_children_to_beg_in_the_streets_and_work đối tượng lợi dụng nhóm người yếu thế thực hiện hành vi ăn xin và trục lợi thông qua việc làm này Đặc biệt, tình hình kinh tế đang gặp nhiều biến động ở Cuba có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của một số người đang gặp khó khăn tài chính Lợi dụng sơ hở này, các đối tượng xấu có thể thực hiện hành vi trục lợi của mình một cách hợp pháp thông qua các con đường dụ dỗ hoặc tạo một đường dây ăn xin chuyên nghiệp Đối với trẻ em, đây là nhóm yếu thế, mức độ nhận thức của nhóm này ở mức thấp, dễ bị dụ dỗ và lợi dụng Với các em sống trong hoàn cảnh gia đình có điều kiện kinh tế không đủ để lo cho cuộc sống hàng ngày, việc bị các đối tượng xấu hoặc chính cha mẹ dụ dỗ đi ăn xin là một điều có thể diễn ra và rất dễ diễn ra Khi điều này xảy ra và mức độ phổ biến tràn lan sẽ tạo một tác động xấu đến trước hết là chính bản thân những đứa trẻ thực hiện hành vi này, hệ lụy kéo theo đó sẽ thuộc mức vĩ mô hơn, đánh vào sự phát triển của cả một quốc gia

Chính vì thế, Cuba đã ban hành các chế tài nhằm điều chỉnh hành vi này và đây có thể được xem là một động thái để Nhà nước Cuba tiến hành bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn cưỡng bức đi ăn xin

Theo Điều 312 Điều Bộ luật Hình sự Cuba (được sửa đổi bởi Điều 29 của Luật Nghị định số 175 năm 1997):

“Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc hành nghề ăn xin, thì bị phạt tước quyền tự do từ hai năm đến năm năm và một năm tiền phạt từ năm mươi đến một nghìn cuota hoặc ambas Nếu hành vi nêu trong đoạn trước được thực hiện bởi người có thẩm quyền, quyền giám hộ hoặc chăm sóc trẻ vị thành niên, thì hình phạt là tước quyền tự do từ ba đến tám năm.” 25

Dựa vào quy định này có thể thấy, hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc hành nghề ăn xin được xét là một loại tội phạm và bị xử phạt bởi chế tài hình sự và nếu như hành vi này được thực hiện bởi cha mẹ hoặc người giám hộ của đứa trẻ thì thời hạn phạt tù sẽ kéo dài hơn

^ Penal Code of the Republic of Cuba (1987), Title XI (Offences Against the Normal Development of the Sexual Relationships and Against the Family, the Childhood and the Youth), Chapter III (Offences Against the Normal Development of Childhood and Youth), Section I (Corruption of Minors), Article 312.1 (as modified by article 29 of Decree Law No 175 of 1997) Available in Spanish at: http://www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/es/cu/cu004es.pdf

Phân tích quy định này, đầu tiên việc Cuba áp dụng hình phạt tù đối với hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin đã cho thấy vấn nạn này đã tồn tại ở xã hội Cuba và đây là biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này Theo ý kiến của nhóm tác giả, dựa trên tinh thần Nhà nước Cuba hướng đến việc xây dựng một xã hội mà ở đó, người dân được sinh sống trong môi trường hạnh phúc, ấm no, tương tự Việt Nam, Cuba đã đặt sự giáo dục của trẻ em lên ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng các chính sách quản lý xã hội Đồng thời, Cuba đã xác định việc trẻ em bị lợi dụng để thực hiện hành vi ăn xin thay vì được đến trường lớp để tiếp nhận nền giáo dục là một một loại tội phạm Đây là vấn đề cần được nghiêm túc xem xét và với tác động nghiêm trọng đến lý tưởng mà Nhà nước Cuba hướng tới, hành vi lợi dụng trẻ em đi ăn xin ở Cuba được kết luận phải sử dụng chế tài hình sự để bảo vệ nhóm trẻ em khỏi hành vi này Đồng thời, theo nhóm tác giả, với tinh thần đặt trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và chịu trách nhiệm đảm bảo cuộc sống cho trẻ, pháp luật Cuba đã quy định nếu các cá nhân này có hành vi lợi dụng trẻ em đi ăn xin thì phải chịu hình phạt tù nhiều hơn các cá nhân khác không mang trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ đứa trẻ

Ngoài ra, lý giải cho việc tại sao quy định trên chỉ áp dụng với trẻ dưới 16 tuổi là bởi vì tại Cuba, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ 16 tuổi Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 64 của Hệ thống Quan tâm đến Trẻ vị thành niên Rối loạn Hành vi quy định: “Những người dưới 16 tuổi tham gia Hệ thống bao gồm các loại sau:

Campuchia

Vương quốc Campuchia theo chế độ quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ đa đảng và phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường Đứng đầu nhà nước là Quốc vương Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, gồm: Quốc vương, Hội đồng Ngôi vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp Năm 2018, Campuchia đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Thượng viện khóa IV và cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI, trong đó Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) giành thắng lợi tuyệt đối, giành được toàn bộ số ghế trong Quốc hội, với 77,36% số phiếu bầu trên toàn quốc Đây là lần đầu tiên kể từ khi Campuchia đi vào thể chế chính trị đa đảng, CPP nắm giữ trọn cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Tuy không giống Việt Nam hoàn toàn về mặt chính trị vì Campuchia đi theo chế độ Quân chủ lập hiến và không hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa nhưng đối với sự cầm quyền của CPP, đã cho thấy một bước tiến và lý tưởng hướng đến việc bảo vệ đời sống nhân dân bởi sự quản lý của Đảng cầm quyền

Hiện nay, đời sống kinh tế ở Campuchia vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi đây vẫn là một trong những nước nghèo nhất ở châu Á Việc phát triển kinh tế dài hạn vẫn còn là một thách thức khó khăn khi nạn tham nhũng tăng cao, cơ hội tiếp nhận giáo dục hạn chế, bất bình đẳng thu nhập, và triển vọng công việc cho người nghèo quá ít ỏi 30 Khoảng 4 triệu người sống dưới mức 1.25 USD mỗi ngày, và 37% trẻ em Campuchia dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng mãn tính Hơn 50% dân số dưới 25 tuổi Người dân không được giáo dục đầy đủ, thiếu kỹ năng hiệu quả, đặc biệt là ở các vùng nông thôn nghèo khó, thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản Chính phủ Campuchia đang làm việc với nhiều tổ chức tài trợ song phương và đa phương, bao gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới và IMF, để giải quyết nhiều nhu cầu cấp thiết của đất nước; hơn 50% ngân sách chính phủ xuất phát từ các tổ chức tài trợ quốc tế Một khó khăn kinh tế khác mà Campuchia phải đối mặt trong thập kỷ tiếp theo là việc thay đổi môi trường kinh tế trong đó khu vực tư nhân có thể tạo ra đủ việc làm để xử lý sự mất cân bằng dân số của Campuchia Tình trạng bất ổn về điều kiện lao động và tiền lương tối thiểu hàng tháng sẽ là một thách thức Mặc dù có những tiến bộ lớn trong vài năm qua, hệ thống tài chính của Campuchia vẫn kém phát triển Các lỗ hổng trong ngành ngân hàng đã xuất hiện vào thời điểm tăng trưởng tín dụng nhanh chóng Điều này xuất phát từ việc hệ thống tài chính tiếp xúc nhiều với lĩnh vực bất động sản, phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay nước ngoài và sự mở rộng nhanh chóng của các tổ chức tài chính vi mô 31

Về cơ bản, những vấn đề này có vẻ ít rủi ro hơn vào thời điểm tăng trưởng mạnh mẽ này, nhưng chúng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu hoàn cảnh thay đổi

Về mặt tích cực, dưới sự dẫn dắt của CPP, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đặt trọng tâm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước hội nhập khu vực và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về kết quả giảm nghèo nhanh chóng trong một thập niên qua 32 Đồng thời, Chính phủ Campuchia tập trung nâng cao hệ thống giáo dục nói chung và đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo dạy nghề kỹ thuật nói riêng Tuy nhiên quá trình triển khai chỉ mới được ghi nhận ở cấp tiểu học Ngành giáo dục Campuchia đang tiếp tục thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tăng cường tính minh bạch

30 Sở Công Thương Thừa Thiên Huế (2023), Hồ sơ thị trường Campuchia, available at: http://sct.thuathienhue.gov.vn/Thong-tin/tid/Ho-so-thi-truong-Campuchia/newsid/296060DB-89AD- 4B4E-A578-98EF2FC98E01/cid/EA3580D3-1548-4807-A5EE-EBEDBDAB1D27

31 Mitsuhiro Furusawa (2017), The Cambodian Economy: Outlook, Risks and Reforms, available at: https://www.imf.org/en/News/Articles/2017/06/06/sp060717-the-cambodian-economy-outlook-risks- and-reforms

32 Trịnh Thị Hoa (2018), Campuchia: Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, available at: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/51122/campuchia nhung-thanh-tuu-noi-bat-trong-phat-trien-kinh-te -xa-hoi.aspx

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, nhưng nhiều người dân đất nước Campuchia vẫn đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử và bị lạm dụng, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người bản xứ, trẻ em và người khiếm khuyết Riêng đối với trẻ em, nhóm đối tượng này thường phải chịu những sự đối xử bất công như không được đăng ký khai sinh nếu là trẻ em dân tộc thiểu số và người không quốc tịch, dẫn đến việc họ bị từ chối khi muốn tiếp cận các dịch vụ công cộng Ngoài ra, mặc dù chính phủ không phủ nhận quyền tiếp cận giáo dục bình đẳng của các bé gái, nhưng tại các vùng nông thôn, nơi có điều kiện sống khó khăn hơn, các gia đình thường ưu tiên việc đi học cho các bé trai Bên cạnh đó, trẻ em ở đất nước này cũng đứng trước nguy cơ cao bị lạm dụng và bạo lực Theo báo cáo và Bạo lực đối với trẻ em năm 2020 của UNICEF, khoảng một nửa số trẻ em ở nước này đã từng bị bạo lực nghiêm trọng Tình trạng trẻ em đường phố, vô gia cư (displaced children) cũng là một vấn nạn nghiêm trọng, nguyên nhân xuất phát từ việc chính phủ đã không có sự quan tâm đúng mức và không đầy đủ cho nhóm trẻ em này mà luôn gửi chúng đến các nhà tạm trú của các tổ chức phi chính phủ để được hỗ trợ Bộ Xã hội (The Social Affairs Ministry) ước tính có khoản 2600 trẻ em đường phố trong cả nước 33

2.2.2 Thực trạng cưỡng bức trẻ em ăn xin ở Campuchia

Khác với Cuba, tình trạng trẻ em bị cưỡng bức đi ăn xin ở Campuchia diễn ra khá phổ biến, thậm chí, một số đối tượng còn tạo các đường dây ăn xin từ Campuchia đến Việt Nam Trên một số con đường ở các tỉnh/thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố

Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, đã có nhiều trường hợp ghi nhận sự xuất hiện của các đứa trẻ mang quốc tịch Campuchia được người lớn dẫn đi ăn xin trên đường 34 Một số vụ việc tiêu biểu đã được phía Campuchia đưa ra xét xử có thể kể đến như:

Vụ việc được đưa tin bởi tờ báo The Phnom Penh Post của Campuchia, một người phụ nữ tên Phuong Channy (50 tuổi) có hành vi bắt 7 đứa trẻ (độ tuổi từ 6-12 tuổi) phải đi ăn xin trên đường phố, những đứa trẻ này phải đưa cho bà ít nhất 2$ mỗi ngày nếu không sẽ bị đánh bằng dây điện và buộc phải ngủ trên băng ghế dọc đường Hành vi này

33 United States Government (2022), 2022 Country Reports on Human Rights Practices: Cambodia, available at: https://www.state.gov/reports/2022-country-reports-on-human-rights practices/cambodia/?fbclid=IwAR2eMo6l4HirUw- xbfeUEqKvjyUQXjAOVqnH0Js7GIMJOwM75Cl6oaPza_U

34 Huệ Trần (2017), “Chăn dắt” người nước ngoài ăn xin và mánh khóe xin tiền, available at: https://www.nguoiduatin.vn/chan-dat-nguoi-nuoc-ngoai-an-xin-va-manh-khoe-xin-tien a338019.html của Phuong Channy đã tiếp diễn trong vòng 7-8 năm Thẩm phán Mong Monisophea của Tòa án thành phố Phnom Penh đã kết án bà Phuong Channy 08 năm tù căn cứ theo Điều 12 Luật Phòng chống buôn người và bóc lột tình dục 2008 (Law on Suppression of Human Trafficking and Sexual Exploitation 2008) vì đã ép buộc 7 đứa trẻ đi ăn xin Phía bà Phuong Channy kháng cáo và Tòa phúc thẩm cho rằng: “Bị cáo đã không tuyển mộ người khác đi ăn xin trên đường phố, mà bọn trẻ chính là cháu của bị cáo, gồm các cháu gái và các cháu trai, do đó sử dụng Điều 12 Luật Phòng chống buôn người và bóc lột tình dục 2008 là không chính xác” Vì lẽ đó, Tòa phúc thẩm đã quyết định giảm án cho bà từ 08 năm tù xuống còn 01 năm tù theo Điều 344 Bộ luật Hình sự năm 2009 về tội xúi giục trẻ em đi ăn xin

Vụ việc về hai quan chức Bộ Xã hội (Khuth Nim, 55 tuổi và Hing Sarom, 42 tuổi) cùng một người thứ ba bị buộc tội chủ mưu thuê trẻ em nghèo đi ăn xin trên đường phố Phnom Penh và phải đối mặt với án tù lên đến hai năm Ba người này đã giám sát việc thu gom trẻ em đường phố và trẻ em nghèo đi ăn xin ở chợ, trên đường phố và tại các đèn giao thông trong thành phố Những đứa trẻ được cung cấp bữa ăn và được trả từ 10.000 riel (82 baht) đến 20.000 riel mỗi ngày

Vụ việc liên quan đến các điều tra của Giám đốc Cục Chống buôn người và Bảo vệ trẻ vị thành niên ở Phnom Penh (Department of Anti-human Trafficking and Juvenile

Protection) - Keo Thea Theo đó, ông cho biết cơ quan này đã điều tra các nghi phạm

Che Thoeun, 58 tuổi và Nuon Toch, 28 tuổi, trong một thời gian và sau khi hợp tác với chính quyền địa phương, họ đã bắt giữ hai đối tượng này vì hành vi bắt sáu đứa trẻ (gồm

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM - KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Quy định về quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam

3.1.1 Quyền trẻ em theo Hiến pháp Việt Nam

Vấn đề phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia nói riêng và thế giới nói chung Trong hệ thống pháp luật ở nước ta, quan điểm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em được thể hiện rõ ràng trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sau đây gọi chung là Hiến pháp 2013) như sau: Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định: “Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu” Độ tuổi lao động tối thiểu hiện nay theo Bộ luật Lao động 2019 là người đủ 15 tuổi trở lên 44 Điều 37 Hiến pháp 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”

Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định về hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là xét xử công khai, nhưng “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín” Quy phạm

44 Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 này dù không mang tính bắt buộc áp dụng trong mọi trường hợp nhưng đã xác lập một nguyên tắc xét xử có nội dung bảo vệ người chưa thành niên (đối tượng chưa đủ 18 tuổi theo Điều 18 Bộ luật dân sự 2015) nhằm giúp trẻ em (đối tượng dưới 16 tuổi theo Luật trẻ em 2016) không phải chịu tổn thương về mặt tâm lý trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa

3.1.2 Quyền trẻ em theo Luật Trẻ em 2016 và các văn bản pháp luật khác

Về cơ bản, tinh thần của Hiến pháp 2013 nước Việt Nam về quyền trẻ em được cụ thể hóa, chi tiết hóa trong Luật Trẻ em 2016, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về bảo vê ̣, chăm sóc và giáo du ̣c trẻ em

Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 được ban hành gồm 7 chương, 106 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017, điều chỉnh các nội dung về: khái niệm, nguyên tắc thực hiện quyền trẻ em và những hành vi bị nghiêm cấm; quyền và bổn phận của trẻ em; các chính sách chăm sóc và giáo dục, bảo vệ trẻ em; trẻ em tham gia vào các vấn đề trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em Cụ thể:

Về khái niệm, nguyên tắc thực hiện quyền trẻ em và những hành vi bị nghiêm cấm: Với quy định “trẻ em là người dưới 16 tuổi” Luật Trẻ em không giới hạn đối tượng áp dụng của Luật là trẻ em mang quốc tịch Việt Nam mà còn bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài cư trú tại việt Nam Các nội dung về nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; nội dung quản lý nhà nước về trẻ em; trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em cũng được cụ thể hóa trong luật Theo Luật Trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm 16 nhóm, tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; các hành vi như tước đoạt quyền sống của trẻ em; cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình; công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em; không thực hiện trách nhiệm hỗ trợ trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm,… bị nghiêm cấm

Về các quyền và bổn phận của trẻ em, Luật trẻ em quy định 25 nhóm quyền của trẻ em và các bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng, đất nước và chính bản thân trẻ em Có thể kể đến một số quyền sau của trẻ em:

- Quyền sống - quyền cơ bản của con người, được ghi nhận tại Điều 19 Hiến pháp 2013

“Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bi ̣ tước đoa ̣t tính mạng trái luật” và tiếp tục được khẳng định đối với trẻ em tại Điều 12 Luật Trẻ em “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển”

- Quyền được khai sinh và có quốc tịch - quyền cơ bản nhằm bảo đảm cho trẻ em thực hiện các quyền khác: “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật” (Điều 13)

- Quyền được chăm sóc sức khỏe: “Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh” (Điều

- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu tại Điều 16 Luật Trẻ em 2016, theo đó, trẻ em được hưởng quyền học tập bình đẳng trước các cơ hội hưởng quyền học tập dù hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau

- Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em” (Điều 26). Đối với vấn đề bảo vệ trẻ em , Luật Trẻ em quy định cụ thể các nội dung về các cấp độ bảo vệ trẻ em (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp) và trách nhiệm thực hiện; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; chăm sóc thay thế; các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng Đặc biệt, nội dung mục 4 Chương IV quy định các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng đã hệ thống hóa các nguyên tắc áp dụng đối với người chưa thành niên trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các điều ước quốc tế về tư pháp đối với trẻ em mà Việt Nam là thành viên

Sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em được quy định tại Chương V với các nội dung: phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em; bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường, cơ sở giáo dục khác; tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em Chương này đã thể chế hóa khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013: “trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em”

Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, Luật Trẻ em không chỉ chỉ rõ đối tượng có trách nhiệm nêu trên trên (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục) mà còn ghi nhận sự tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em để giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền của trẻ em Đây là một quy định tiến bộ, toàn diện, đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực hiện quyền trẻ em giữa các cơ quan ở Trung ương và các tổ chức ở địa phương do việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 khẳng định sự bảo hộ quan hệ hôn nhân - gia đình và quyền trẻ em dựa trên các nguyên tắc: Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con (khoản 3 Điều 2); Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình (khoản 4 Điều 2)

Quy định về cưỡng bức lao động và cưỡng bức lao động trẻ em theo pháp luật Việt Nam

3.2.1 Quy định về cưỡng bức lao động theo pháp luật Việt Nam

Vấn đề cưỡng bức lao động là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chủ trương xóa bỏ Tuy không có luật riêng về vấn đề này nhưng các quy định liên quan đều được ghi nhận ở nhiều lĩnh vực văn bản pháp luật khác nhau trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Cưỡng bức lao động là hành vi bị nghiêm cấm theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 47 Bộ luật Lao động năm 2019 định nghĩa cụ thể hành vi cưỡng bức lao động tại khoản 7 Điều 3: “Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ” Hơn nữa, một số quy định nằm rải rác trong Bộ luật Lao động cũng nghiêm cấm tình trạng cưỡng bức lao động trong quan hệ lao động 48 , đặc biệt trong quan hệ có sử dụng lao động là người giúp việc gia đình 49

Sự ra đời của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã đánh dấu bước tiến mới trong việc quyết tâm xóa bỏ lao động cưỡng bức, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của con người Bộ luật Hình sự 2015 lần đầu tiên quy định tội danh riêng biệt về cưỡng bức lao động tại Điều 297 - Tội cưỡng bức lao động Hơn nữa, căn cứ vào trường hợp cụ thể, hành vi cưỡng bức lao động cũng được hình sự hóa với khung hình phạt cao nhất lên tới 12 năm tù 50

46 Lan Anh (2019), Gần 3 Triệu Người Chưa Thành Niên Việt Nam Đang Nằm Ngoài Sự Bảo Vệ Thiết Yếu, available at: https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/conten t/tintuc/Lists/News&ItemIDA669

47 Khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013

49 Khoản 1 Điều 165 Bộ luật Lao động năm 2019

50 Điều 297 Tội cưỡng bức lao động

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

Ngoài ra, các hành vi trung gian, tham gia vào việc chuyển giao hoặc tiếp nhận người, tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác nhằm cưỡng bức lao động cũng bị nghiêm cấm theo Luật phòng, chống mua bán người 2011 51 và có thể quy thành Tội mua bán người và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 52

Như vậy, có thể thấy, hành vi cưỡng bức lao động được xác định là hành vi bị nghiêm cấm và trường hợp chủ thể cưỡng bức gây ra hậu quả nguy hiểm, tổn hại đến sức khỏe của chủ thể bị cưỡng bức theo quy định của pháp luật thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Về xử phạt hành chính, hành vi cưỡng bức lao động sẽ bị xử phạt theo quy định tại các Điều 8, Điều 11 và Điều 30 trong Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Chế tài hình sự được quy định cụ thể ở Điều 297 Bộ luật hình sự 2015 gồm hình phạt chính là phạt tiền; phạt cải tạo hoặc phạt tù và hình phạt bổ sung là phạt tiền và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Đánh giá quy định về cưỡng bức lao động theo pháp luật Việt Nam

Nhóm tác giả nhận định pháp luật Việt Nam quy định về cưỡng bức lao động vẫn còn một số điểm hạn chế và chưa thống nhất, hợp lý

Bộ luật Lao động năm 2019 không đề cập đến chủ thể của hành vi cưỡng bức lao động nhưng lại đặt trong tương quan với chủ thể bị cưỡng bức là người lao động Tức là, pháp luật lao động hướng tới chủ thể cưỡng bức là người sử dụng lao động Trong khi đó, Bộ luật Hình sự 2015 quy định phạm vi chủ thể thực hiện cưỡng bức cũng như chủ thể bị cưỡng bức rộng hơn: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động…” 53 Quy định của Bộ luật Lao động là chưa thống nhất với Bộ luật Hình sự và chưa hợp lý vì thực tế, chủ thể cưỡng bức và chủ thể bị cưỡng bức không phải lúc nào cũng trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động mà có khi thông qua người khác hoặc bên thứ ba đại diện c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên

53 Điều 297 Tội cưỡng bức lao động

Bộ luật Hình sự 2015 quy định chế tài hình sự đối với Tội cưỡng bức lao động, song chưa tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi Ví dụ, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và Tội cưỡng bức lao động cùng được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (Điều 134 và Điều 297) Tuy nhiên, tỷ lệ tổn thương cơ thể được xác định trong Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác là từ 11% nhưng đối với Tội cưỡng bức lao động lại từ 31% Trong khi hậu quả và tính chất của hành vi cưỡng bức lao động giống với hành vi cố ý gây thương tích Hơn nữa, đối với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì hình phạt tù tối đa đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác là 07 năm, còn đối với

Tội cưỡng bức lao động là 03 năm Như vậy, rõ ràng là hai tội danh này đều có hậu quả, tính chất giống nhau nhưng mức xử phạt hình sự lại khác nhau và sự khác nhau này làm giảm tính răn đe đối với Tội cưỡng bức lao động, không đảm bảo được tính công bằng và thích đáng cho nạn nhân

Ngoài ra, mức hình phạt thấp nhất đối với Tội cưỡng bức lao động là 50.000.000 đồng 54 Theo điểm a khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng được áp dụng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự Có thể thấy, mức phạt tiền thấp nhất của chế tài hình sự bằng mức phạt tiền thấp nhất của chế tài hành chính trong khi hành vi bị xử phạt hành chính còn chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự Do đó, quy định về mức hình phạt như trên là chưa hợp lý, vô hình trung làm giảm hiệu quả phòng ngừa, răn đe đối với hành vi phạm tội cưỡng bức lao động

Trong thực tế, không phải hành vi cưỡng bức lao động nào cũng để lại hậu quả có thể đo đếm được Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà trong nhiều trường hợp còn ảnh hưởng đến tinh thần của nạn nhân 55 Chẳng hạn như trong nhiều trường hợp, người sử dụng lao động thường đe dọa, uy hiếp tinh thần hoặc lừa gạt hoặc giam giữ, cô lập người lao động hoặc các thủ đoạn khác nhưng các thủ đoạn này không tổn hại hoặc tổn hại không lớn trên cơ thể mà tác động trực tiếp đến tâm lý, tinh thần

54 Khoản 1 Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015

55 Lê Phú Hà, Mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế về chống lao động cưỡng bức, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 4 (380)/Kỳ 2, tháng 2/2019 của người lao động, song người lao động vẫn buộc phải làm công việc mà họ không tự nguyện mong muốn Khi đó, nếu căn cứ vào tỷ lệ tổn thương trên cơ thể người lao động thì sẽ không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người sử dụng lao động mà chỉ có thể cấu thành tội nếu người sử dụng lao động trong trường hợp này đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Do đó, việc phụ thuộc vào tỷ lệ tổn thương của cơ thể để xác định trách nhiệm hình sự, trong nhiều trường hợp, là chưa hợp lý và phù hợp

Mức độ tương thích của quy định về cưỡng bức lao động theo pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế

Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế năm 1992 và đã phê chuẩn nhiều công ước cơ bản của Tổ chức Trong đó, Việt Nam đã tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà trong đó xóa bỏ lao động cưỡng bức là một trong bốn quyền lao động cơ bản mà các nước thành viên của CPTPP đã nhất trí thông qua và nỗ lực duy trì khung pháp lý cũng như thực thi tại quốc gia mình Ngoài ra vào năm 2007, Việt Nam cũng phê chuẩn Công ước số 29 năm 1930 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về cưỡng bức lao động hoặc bắt buộc Theo tinh thần của Công ước được nêu bật ở Khoản 1 Điều 1: “Mọi nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế phê chuẩn Công ước này cam kết huỷ bỏ việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức, trong thời hạn ngắn nhất có thể đạt được”, pháp luật Việt Nam đã có những nỗ lực thay đổi đáng kể nhằm nội luật hóa

Phân tích và đánh giá quy định về cưỡng bức trẻ em đi ăn xin theo pháp luật Việt Nam

Như đã đề cập ở chương I, nhóm tác giả nhìn nhận “ăn xin” là một hình thức lao động cá biệt của xã hội với 03 dấu hiệu:

(1) ăn xin là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người;

(2) người ăn xin thông qua sức lao động, tư liệu lao động để thực hiện hoạt động lao động mang lại thu nhập phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của mình;

(3) ăn xin mang tính xã hội, góp phần quyết định sự phát triển của xã hội

Tuy nhiên, trẻ em ăn xin, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), là một hình thức của cưỡng bức lao động trẻ em Lao động trẻ em xâm phạm các quyền con người cơ bản của trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục, có sức khỏe tốt và được phát triển về thể chất và tinh thần Sự đánh đổi xảy ra giữa việc đi học và lao động trẻ em cũng áp dụng trong trường hợp trẻ em ăn xin: ăn xin làm gián đoạn thời gian ở trường và làm giảm kết quả trong giáo dục 66 Ngoài ra, một khi trẻ em thực hiện hành vi “ăn xin” một cách bị cưỡng chế, ép buộc, lạm dụng, lừa gạt,…thì khi đó, hành vi “ăn xin” lại trái với ý thức, sự tự nguyện của trẻ và nó không còn mang tính xã hội, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Luật trẻ em năm 2016 đều nghiêm cấm các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em Khoản 7 Điều 4 Luật trẻ em năm 2016 cũng định nghĩa “Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ

65 Theo ILO, trẻ em là tất cả những người dưới 18 tuổi Còn theo pháp luật Việt Nam, trẻ em là người dưới 16 tuổi

66 Tufeiru Fuseini, Marguerite Daniel, Child begging, as a manifestation of child labour in Dagbon of

Northern Ghana, the perspectives of mallams and parents, Children and Youth Services Review,

Volume 111, 2020, 104836, ISSN 0190-7409, https://doi.org/10.1016/j.childyouth.2020.104836 em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi”

Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em nghiêm cấm các lạm dụng, bóc lột trẻ em (Nghị định số 130/2021/NĐ-CP) Theo đó, khoản 2 Điều 23 Nghị định này quy định như sau:

“2 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.”

Như vậy, pháp luật Việt Nam xác định hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn hoặc cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn là các hành vi lạm dụng, bóc lột trẻ em thuộc trường hợp các hành vi bị nghiêm cấm và bị xử phạt hành chính Tuy nhiên, nhóm tác giả nhận định rằng bản thân việc tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn hoặc cho thuê, cho mượn hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn đã ẩn chứa các yếu tố “bị ép buộc” và “không tự nguyện” là dấu hiệu của lao động cưỡng bức Ở chương I, nhóm tác giả cũng đã chứng minh việc sử dụng trẻ em đi xin ăn là dấu hiệu của lao động cưỡng bức, vì:

(1) trẻ em thực hiện công việc đi ăn xin không dựa trên sự tự nguyện

(2) trẻ em bị sử dụng để đi ăn xin luôn trong tình trạng bị theo dõi, giám sát và chịu sự quản lý

(3) trẻ em bị ép buộc thực hiện công việc luôn bị đe dọa và bị trừng phạt khi không thực hiện đúng theo yêu cầu

Do đó, các hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn hoặc cho thuê, cho mượn hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn chính là hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin và là một dạng của cưỡng bức lao động trẻ em Mục đích chính của hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin là nhằm mục đích trục lợi, bằng cách đánh vào tâm lý, lợi dụng lòng trắc ẩn của người khác dành cho đối tượng đi ăn xin là trẻ em Hậu quả của hành vi này không chỉ khiến trẻ em mất đi tuổi thơ, tiềm năng và nhân cách, cản trở trẻ tiếp cận cơ hội được đến trường; gây nguy hiểm và có hại cho trẻ em về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý mà còn kéo theo những vấn nạn, tệ nạn, tội phạm nhức nhối khác trong xã hội (buôn người, mại dâm, ngược đãi trẻ em…) và tác động xấu đến lực lượng lao động tương lai của một cộng đồng, dân tộc, quốc gia, thế giới

Chính vì vậy, nhóm tác giả nhận định rằng mức xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định số 130/2021/NĐ-CP là chưa phù hợp với tính chất và hậu quả nghiêm trọng của hành vi, chưa đủ tính răn đe và quá thấp so với lợi ích mà chủ thể cưỡng bức có được từ hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin trong thực tế

Sau khi nhận định hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin là một dạng của cưỡng bức lao động trẻ em, nhóm tác giả xét thấy cần thiết phải xem xét chế tài hình sự đối với hành vi này Chế tài hình sự nhóm tác giả muốn đề cập đến ở đây là quy định tại Điều

297 về Tội cưỡng bức lao động của Bộ luật Hình sự năm 2015 Có thể thấy, pháp luật hình sự không có quy định riêng và cụ thể về chế tài xử lý đối với hành vi cưỡng bức lao động trẻ em (người dưới 16 tuổi) mà quy định chung vào trong điều luật về tội cưỡng bức lao động, không đảm bảo được quyền trẻ em và việc phòng chống, ngăn chặn hành vi cưỡng bức lao động đối với trẻ em Cụ thể tại khoản 2 Điều 297 như sau:

“2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Đối với 02 người trở lên; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm.”

Việc quy định như vậy dẫn đến sự khó khăn, trở ngại trong việc xác định, chứng minh và áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin Khoản 1 Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về điểm a, b, c là căn cứ phát sinh trách nhiệm hình sự chung đối với chủ thể phạm tội cưỡng bức lao động:

“1 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ

06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.”

Thực tiễn xét xử các vụ việc liên quan đến cưỡng bức lao động trẻ em

3.4.1 Mẹ và cậu ruột chăn dắt 5 con đi ăn xin ở Bà Rịa- Vũng Tàu:

Theo điều tra ban đầu, Đào Thị Gái lấy chồng sinh hai cô con gái, sau đó ly hôn và lấy người khác sinh lần lượt năm người con Sau khi chồng mất, Gái gửi con cho bà nội ở Đồng Nai một thời gian rồi sau đó quay về bắt các con bỏ học, đưa về huyện Xuyên Mộc sống trong nhà trọ Gái đã cùng em trai là Đào Văn Bé hành hạ, chăn dắt năm đứa trẻ hành nghề ăn xin Để ép những đứa trẻ đi xin, kiếm tiền về cho cậu và mẹ,

Bé đã dùng vợt muỗi chế thành cây chích điện để chích vào người các cháu, thậm chí đánh đập, hành hạ nếu có cháu không chịu đi ăn xin, những việc làm này Gái đều biết và đồng tình Theo cáo trạng truy tố, trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 Đào Văn Bé và Đào Thị Gái là hai chị em cùng mẹ khác cha đã bàn với nhau nhiều lần ép buộc cháu K, sinh ngày 23/5/2010; cháu S, sinh ngày 14/02/2012 và cháu T, sinh ngày 19/8/2016 đều là con đẻ của Gái, đi xin ăn ở nhiều nơi tại huyện

68 Điều này đã được nhóm tác giả phân tích ở Mục 3.2.1 của chương này

Xuyên Mộc, huyện Châu Đức, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, mỗi ngày đi xin các cháu phải nộp đủ cho Bé và Gái 900.000 đồng thì mới được ăn cơm và nước tương, nếu không thì Bé và Gái chửi mắng, không cho ăn và dùng tay, chân, roi, dây điện đánh và dùng vợt muỗi bằng điện chính vào người gây thương tích cho 02 cháu tổng cộng là 10% Trong đó, cháu S bị tổn thương cơ thể 8% và các cháu K bị tổn thương cơ thể 2% Ngoài ra còn đánh cháu N bị tổn thương cơ thể 2%

Hơn nữa, trong thời gian sống cùng nhà trọ, Đào Văn Bé đã nhiều lần quan hệ tình dục với cháu Đ.T.H (lúc này mới 13 tuổi) khiến nạn nhân hai lần mang thai Lần đầu cháu H sinh con, Gái cũng bế cháu đi hành nghề ăn xin, nhưng sau đó đứa trẻ bị bệnh mất không lâu sau khi sinh Sau một thời gian sống chung bị mẹ và cậu hành hạ, các cháu bé đã tìm cách trốn thoát và được đưa về nhà bà nội Ngày 27.8, khi Bé, Gái cùng Đ.T.H về xã Xuân Bảo để bắt cháu D và T tiếp tục đi ăn xin thì bị Công an xã Xuân Bảo mời về làm việc Tại trụ sở công an, Bé và Gái khai nhận hành vi đánh đập và bắt các cháu đi ăn xin 69

Hướng xét xử của Tòa:

Ngày 12/5/2021 Viê ̣n kiểm sát nhân dân huyê ̣n Xuyên Mô ̣c phối hợp cùng Tòa án huyê ̣n xét xử: Đào Văn Bé, sinh năm: 1996, trú tại khu phố Long Bình, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đào Thi ̣ Gái, sinh năm: 1982, HKTT: ấp Tân Hạnh, xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai về các tô ̣i hành ha ̣ con, cháu và cố ý gây thương tích

Hội đồng xét xử nhận định đây là vụ án mang tính chất nghiêm trọng, xâm ha ̣i đến trẻ em, là đối tượng yếu thế được bảo vê ̣, các bi ̣ ha ̣i là người lê ̣ thuô ̣c hoàn toàn vào bi ̣ cáo, là con, là cháu ruô ̣t của các bi ̣ cáo nhưng không chăm sóc nuôi dưỡng như bao người cha, người me ̣ khác mà đánh đâ ̣p buô ̣c con, cháu của mình đi ăn xin về để nuôi sống bản thân mình Hành vi phạm tội các bị cáo là suy đồi về đa ̣o đức xâm pha ̣m đến sứ c khỏe và quyền lợi của trẻ em cần được bảo vê ̣, do đó cần có mức án nghiêm khắc đối với các bi ̣ cáo để răn đe

69 Nguyễn Long (2021), Đào Văn Bé nhiều lần giao cấu làm cháu ruột 2 lần sinh con, Báo Thanh niên, available at: https://thanhnien.vn/dao-van-be-nhieu-lan-giao-cau-lam-chau-ruot-2-lan-sinh-con-

Sau khi xem xét đề nghi ̣ của Viê ̣n kiểm sát và các tình tiết của vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Đào Văn Bé 3 năm tù về tô ̣i “Cố ý gây thương tích”, 5 năm tù về tô ̣i “hành ha ̣ cháu”, xử Đào Thi ̣ Gái 4 năm tù tô ̣i “hành ha ̣ con”, 2 năm 6 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích” Tổng hợp hình pha ̣t đối với Bé là 8 năm tù, Đào Thi ̣ Gái

Ngoài ra, Đào Văn Bé còn giao cấu với cháu H có thai, nhưng tại thời điểm đó cháu đang mang thai, chưa đủ điều kiện giám định và để ki ̣p thời đưa vu ̣ án ra xét xử đáp ưng yêu cầu đấu tranh tô ̣i pha ̣m nên Viê ̣n kiểm sát và Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc đã tách tội: Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi để xử lý sau 70

Bình luận về vụ việc:

Hội đồng xét xử đã nhận định đối tượng bị xâm hại trong vụ việc là trẻ em, là đối tượng yếu thế cần được bảo vệ nhưng lại bị buộc phải đi ăn xin để nuôi sống mẹ và cậu ruột Tuy nhiên, việc kết luận hành vi phạm tội của các bị cáo chỉ dừng lại ở việc “cố ý gây thương tích, hành hạ” là chưa đầy đủ với những tội ác mà các bị cáo đã gây ra Kết luận trên đi theo hướng coi hành vi của các bị cáo thuần túy để thỏa mãn sự mất nhân tính, bạo lực và chưa đề cập đến nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến hành vi đó Do đó, nếu xem xét ở khía cạnh đây là vụ án về sử dụng vũ lực đối với con cháu của các bậc cha, mẹ, cô chú thì hành vi này sẽ được xem xét là một vụ án bạo lực gia đình, không có thêm các yếu tố khác

Tuy nhiên, bản chất của hành vi này còn nhầm ép buộc các cháu hành nghề ăn xin để kiếm tiền Như vậy, việc sử dụng vũ lực trong trường hợp này được coi là một phương thức ép buộc người chưa thành niên lao động trái pháp luật, trái với sự tự nguyện của họ; hay nói cách khác, đây nên được nhận định là hành vi “Cưỡng bức lao động trẻ em” Vì vậy, mức án của các bị cáo sẽ không chỉ dừng lại ở hành vi cố ý gây thương tích hay hành hạ người khác mà nên được bổ sung thêm với hành vi cưỡng bức lao động trẻ em đi ăn xin để gia tăng mức hình phạt thích đáng cho những kẻ phạm tội, bởi vì đây không chỉ dừng lại ở phạm vi gia đình, về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa những thành viên trong gia đình mà đó còn là vấn đề cưỡng bức lao động, về một mô

70 Nguyễn Đăng Chiến (2021), Ba ̉n án nghiêm khắc cho me ̣ và câ ̣u ruô ̣t hành ha ̣ con, cháu, available at: http://vienkiemsatbrvt.gov.vn/portal/p/2310 hình kinh doanh dựa trên sức lao động của trẻ em mà chưa được pháp luật quan tâm đúng mức và có sự chế tài hợp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của trẻ em Phải chăng pháp luật hiện hành chưa đủ để có thể xét xử, xem xét, xử lý các hành vi nêu trên, hay chúng ta chưa thực sự đánh giá đúng và đầy đủ về mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi này và chưa đủ quyết tâm cao để xử lý triệt để bằng pháp luật hình sự đối với các hành vi này

3.4.2 Vụ việc cháu trai bị cậu ruột hành hạ dã man bắt ép đi ăn xin tại phường Tân Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Vụ việc xảy ra năm 2013, theo thông tin ban đầu, cháu T.N.T.Đ (sinh ngày 28/01/2010) ở với mẹ ruột là bà Trịnh Thị Tuyết Nở (22 tuổi) và bà ngoại Trần Thị Nguyệt (53 tuổi) cùng người cậu ruột Trịnh Đắc Hòa Nở còn có một người con trai nữa tên là T.N.T.Đ (sinh năm 2008), thường này Nở cùng bé Đ đi lang thang đầu đường xó chợ làm ăn xin, dưới sự chăn dắt của cậu ruột, mang tiền về phục vụ cho cả nhà Nở khai nhận rằng vì cuộc sống khó khăn, việc đi làm thuê tại một tiệm bánh mì, không đủ trang trải cuộc sống cho cả nhà nên Nở đã đành lòng giao hai đứa con của mình cho em trai là Hòa dẫn đi lang thang xin ăn ngoài đường Còn bà ngoại của hai cháu là bà Nguyệt khi biết chuyện cũng xem như là thường tình, bởi theo bà không có những đồng tiền các cháu kiếm được thì gia đình không biết lấy đâu ra tiền mua gạo ăn Khi nói về việc cháu Đức bị cậu ruột hành hạ, đánh đập dã man, Nở không dấu diếm mà cho biết nguyên nhân bé Đức bị đánh là do không biết nghe lời Hòa, để thị uy và răn đe Đức vì không chịu đi ăn xin mang tiền về phụ giúp gia đình

Nở cũng thành thật kể rằng, Hòa và người em họ là Đặng Tấn Cường (12 tuổi) bị nghiện, mỗi khi lên cơn nghiện 2 người cậu này thường có những hành vi không kiểm soát và đánh cháu Đ dã man mà không cần lý do Thậm chí, đánh cho Đ khóc chỉ để chúng có thể “mua vui” với nhau trong chốc lát Đặc biệt, những đêm 2 anh em đi xin được ít tiền mang về là Hòa và Cường nổi cơn điên tiếc không cho 2 cháu vào nhà cũng như bỏ đói cho đến khi mệt lả đi, phải nhặt rác mà ăn 71

Hướng xử lý vụ việc:

71 Công Quang (2013), Bé 3 tuổi bị cậu đánh đập dã man, bắt đi ăn xin, Báo Pháp luật, available at: https://baophapluat.vn/be-3-tuoi-bi-cau-danh-dap-da-man-bat-di-an-xin-post167942.html

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cưỡng bức lao động trẻ em

Tuy đã được chú ý và nhiều lần được các đại biểu Quốc hội đem ra để thảo luận nhưng việc xử lý vấn nạn cưỡng bức trẻ em đi ăn xin vẫn tồn tại một vài bất cập 72

Thứ nhất, chế tài xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền là chưa đủ tính răn đe

Thứ hai, việc quản lý, giám sát, xử lý vi phạm các đối tượng cưỡng bức trẻ đi ăn xin chưa thực sự hiệu quả

72 Báo Bình Định (2020), Cần xử lý nghiêm tình trạng chăn dắt trẻ em đi ăn xin, available at: https://nguoidaibieu.binhdinh.gov.vn/vi/news/hoat-dong-giam-sat/can-xu-ly-nghiem-tinh-trang-chan- dat-tre-em-di-an-xin-142.html

Cuối cùng, đối với những đường dây sử dụng trẻ em đi ăn xin có quy mô lớn, mang tính chất tinh vi, chống đối pháp luật, trẻ em sẽ không được đảm bảo về sự an toàn cũng như quyền lợi chính đáng 73

Chính vì vậy, bên cạnh những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh, xử lý các hành vi cưỡng bức trẻ đi ăn xin, nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn nạn này và hạn chế tối đa những bất cập nêu trên

Thứ nhất, nâng mức xử phạt hành chính và bổ sung quy định xử lý hình sự đối với hành vi cưỡng bức lao động trẻ em đi ăn xin

Theo Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em nghiêm cấm các lạm dụng, bóc lột trẻ em Theo đó, khoản 2 Điều 23 Nghị định này quy định như sau:

“2 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.”

Nhận thấy chỉ xử phạt đối với hành vi cưỡng bức trẻ đi ăn xin với mức tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng là còn cứng nhắc, chưa hợp lý và không thật sự răn đe được những đối tượng có ý định, đang và đã thực hiện hành vi này Bởi lẽ, so với lợi nhuận thu được từ việc cưỡng bức trẻ em đi ăn xin, số tiền này dường như là quá ít và khi bị phạt, các đối tượng chỉ việc nộp tiền phạt và sau đó lại tiếp tục hành vi phạm tội của mình Vì thế, nhóm tác giả đề xuất tăng mức tiền xử phạt lên từ 50.000.000 đồng trở lên dựa theo tình trạng sức khoẻ, tần suất trẻ bị bắt đi ăn xin, số tiền mà các đối tượng trục lợi được từ việc lợi dụng trẻ đi ăn xin và quy mô tổ chức cưỡng bức trẻ em ăn xin Mức phạt này được đề xuất dựa trên lập luận rằng cưỡng bức ăn xin là một dạng của cưỡng bức lao động Trong khi đó, hành vi cưỡng bức lao động khi chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự có mức phạt hành chính từ 50.000.000 đến 75.000.000 đồng Do đó, việc nâng số tiền phạt hành chính cho hành vi cưỡng bức ăn xin là hợp lý Thêm nữa, ở đây đối tượng là trẻ em, thuộc nhóm người yếu thế trong xã hội, nên đây nên được xem là tình tiết tăng nặng khi xác định mức phạt cho hành vi trục lợi này

73 Đinh Thế Nam, Chăn dắt trẻ em ăn xin – Trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó, việc bổ sung quy định xử lý hình sự đối với hành vi cưỡng bức lao động trẻ em đi ăn xin là một giải pháp hiệu quả đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm điều chỉnh và ngăn ngừa các đối tượng thực hiện hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin

Như các phân tích ở Cuba và Campuchia trong chương II, nhóm tác giả đã cho thấy i) Đối với Cuba, một đất nước được xem là có sự tương đồng về lý tưởng xã hội và chế độ chính trị với Việt Nam, đã hình sự hóa hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin; ii) Đối với Campuchia, một đất nước láng giềng của Việt Nam và là nơi trẻ em bị lợi dụng để thực hiện hành vi ăn xin nhiều, đồng thời, nhóm trẻ em Campuchia còn bị đưa sang Việt Nam để tiếp tục thực hiện việc ăn xin cho các đối tượng xấu họ đã hình sự hóa hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin và có những vụ việc đã được xử lý đúng người, đúng tội

Cụ thể hơn, theo quy định của Cuba về hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi để ăn xin sẽ bị phạt tù từ 2 – 5 năm cùng với một số tiền phạt năm mươi đến một nghìn cuota hoặc ambas Có thể thấy Cuba đã áp dụng kết hợp cả xử lý hành chính và hình sự cho tội danh cưỡng ép trẻ em ăn xin Hay nói cách khác, Cuba đã có quy định hành vi cưỡng bức trẻ em đi ăn xin là một loại tội riêng, có chế tài xử phạt riêng và mang tính răn đe

Tuy nhiên, tại Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ quy định 02 hành vi được xem là tội phạm liên quan đến lợi dụng trẻ em để thu lợi bất chính: i) Hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm quy định tại Điều 147

Bộ Luật Hình sự năm 2015 là tội danh có chế tài phạt tù đến 12 năm tùy tính chất và mức độ của hành vi phạm tội và hành vi dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp quy định tại Điều 325 BLHS năm 2015 là hành vi phạm tội có mức hình phạt tù có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm, đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng 74 ii) Các đối tượng lợi dụng trẻ em để đi ăn xin trục lợi có hành vi “chăn dắt”, ép buộc, đối xử tàn ác, bắt trẻ em làm công việc nặng nhọc, độc hại, đánh đập, gây thương tích,…

74 Phạm Hồng Sơn, Hoàn thiện pháp luật xử lý hành vi sử dụng trẻ em để thu lợi bất chính, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử với trẻ em mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các đối tượng này mới bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134); tội hành hạ người khác (Điều 140); tội làm nhục người khác (Điều 155) hoặc tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi (Điều 196), theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20. ThS. Bùi Thị Ngọc Lan, ThS. Đoàn Quỳnh Thương, Đề tài nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Pháp luật và thực thi pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em của Campuchia – Kinh nghiệm cho Việt Nam”, năm 2019- 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Pháp luật và thực thi pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em của Campuchia – Kinh nghiệm cho Việt Nam”
22. Nguyễn Khánh Phương, Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chống lao động cưỡng bức, thực hiện cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 18(322) T9/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chống lao động cưỡng bức, thực hiện cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
23. Võ Thị Hoài, Rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật lao động nhằm bảo đảm thực thi công ước về xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và bắt buộc, Tạp chí Nghề luật, Số chuyên đề “Xây dựng Bộ luật lao động sửa đổi” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật lao động nhằm bảo đảm thực thi công ước về xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và bắt buộc", Tạp chí Nghề luật, Số chuyên đề “Xây dựng Bộ luật lao động sửa đổi
24. Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Hà, Phòng ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 11/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
27. Hiếu Nghĩa, Hiếu Thảo (2021), Nhức nhối nạn "chăn dắt" trẻ ăn xin, available at: https://congan.com.vn/vu-an/phong-su/nhuc-nhoi-nan-chan-dat-tre-an-xin_108123.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: chăn dắt
Tác giả: Hiếu Nghĩa, Hiếu Thảo
Năm: 2021
35. 1 Trịnh Thị Thu Hiền, Hoàn thiện quy định về 'cưỡng bức lao động, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quy định về 'cưỡng bức lao động
36. 1 Phan Thị Thanh Huyền, Nhận diện về lao động cưỡng bức trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành, Truy cập tại:http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện về lao động cưỡng bức trong pháp luật lao "động Việt Nam hiện hành
38. Bùi Thị Ngọc Lan, Đoàn Quỳnh Thương, Đề tài nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Pháp luật và thực thi pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em của Campuchia – Kinh nghiệm cho Việt Nam”, năm 2019-2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Pháp luật và thực thi pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em của Campuchia – Kinh nghiệm cho Việt Nam”
19. Tufeiru Fuseini, Marguerite Daniel, Child begging, as a manifestation of child labour in Dagbon of Northern Ghana, the perspectives of mallams and parents, Children and Youth Services Review, Volume 111, 2020, 104836, ISSN 0190- 7409 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Child begging, as a manifestation of child labour in Dagbon of Northern Ghana, the perspectives of mallams and parents
21. Buth Reaksmey Kongkea, Officials linked to child begging, Published on October 4, 2017 by Khmer Times Sách, tạp chí
Tiêu đề: Officials linked to child begging
22. Buth Reaksmey Kongkea, Two held for inciting street children to beg, Published on November 22, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Two held for inciting street children to beg
23. Kim Sarom, Woman imprisoned for child begging wins appeal, Published on 13 March 2019 by The Phnom Penh Post Kim Sarom, Women detained for forcing kids to beg, Published on 28 May 2020 by The Phnom Penh Post Sách, tạp chí
Tiêu đề: Woman imprisoned for child begging wins appeal, "Published on 13 March 2019 by The Phnom Penh Post Kim Sarom, "Women detained for forcing kids to beg
25. International Programme on the Elimination of Child Labour (IPEC), The worst forms of child labour Sách, tạp chí
Tiêu đề: The worst
15. Trọng Nghĩa (2009), Ăn xin – nhìn từ nhiều giác độ, https://dantri.com.vn/ban- doc/an-xin-nhin-tu-nhieu-giac-do-1232118637.htm, xem 26/02/2023 Link
17. Nguyễn Ngọc Tiến (2014), Ăn mày thời xưa, ăn xin thời nay, Phóng sự Ký sự, http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Phong-su-Ky-su/677788/an-may-thoi-xua-an-xin-thoi-nay, 27/2/2023 Link
18. Minh Thu (2019), Muốn ăn xin phải được cấp giấy phép, Báo Pháp luật, https://baophapluat.vn/muon-an-xin-phai-duoc-cap-giay-phep-post315441.html,28/2/2023 Link
25. Báo Thanh niên (2020), Phải xử lý hình sự những kẻ chăn dắt trẻ em ăn xin, available at: https://thanhnien.vn/phai-xu-ly-hinh-su-nhung-ke-chan-dat-tre-em-an-xin-185991873.htm Link
26. Phạm Hồng Sơn (2023), Hoàn thiện pháp luật xử lý hành vi lợi dụng trẻ em để thu lợi bất chính, Tạp chí Tòa án nhân dân, available at:https://tapchitoaan.vn/hoan-thien-phap-luat-xu-ly-hanh-vi-loi-dung-tre-em-de-thu-loi-bat-chinh8845.html Link
28. Nguyễn Long (2021), Đào Văn Bé nhiều lần giao cấu làm cháu ruột 2 lần sinh con, Báo Thanh niên, available at: https://thanhnien.vn/dao-van-be-nhieu-lan-giao-cau-lam-chau-ruot-2-lan-sinh-con-1851069186.htm Link
29. Nguyễn Đăng Chiến (2021), Ba ̉n án nghiêm khắc cho me ̣ và câ ̣u ruô ̣t hành ha ̣ con, cha ́u, available at: http://vienkiemsatbrvt.gov.vn/portal/p/2310 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w