1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

mang thai hộ vì mục đích nhân đạo pháp luật bang new south wales và kinh nghiệm cho việt nam

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo Pháp Luật Bang New South Wales Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 628,43 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT BANG NEW (8)
    • 1.1. Khái quát về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (9)
      • 1.1.1. Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (9)
      • 1.1.2. Đặc điểm của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (13)
      • 1.1.3. Ý nghĩa của quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (16)
    • 1.2. Quy định của pháp luật bang New South Wales về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (20)
      • 1.2.1. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (20)
      • 1.2.2. Xác định quan hệ cha mẹ và con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (26)
      • 1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (33)
  • CHƯƠNG 2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO TỪ KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT BANG NEW (8)
    • 2.1. Điều kiện mang thai hộ (0)
      • 2.1.1. Điều kiện đối với bên nhờ mang thai hộ (42)
      • 2.1.2. Điều kiện đối với người được nhờ mang thai hộ (53)
    • 2.2. Về xác định quan hệ cha mẹ và con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (0)
    • 2.3. Về cơ chế bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của chủ thể (66)

Nội dung

Quyền lợi của trẻ em trong việc có quan hệ pháp lý với cha mẹ đang nuôi dưỡng chúng sẽ không được đáp ứng cho nhiều người, vì một nửa số chế độ loại trừ những đứa trẻ được sinh ra bên ng

KHÁI QUÁT VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT BANG NEW

Khái quát về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1.1.1 Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Năm 1979, bác sĩ Richard M Levin tiếp một cặp vợ chồng mà người vợ đã không sinh đẻ được từ nhiều năm Khi được bác sĩ giải thích là mình không thể sinh đẻ, người vợ cho biết rất mong muốn có một đứa con của chồng, dù bản thân bà không mang thai Biết được nguyện vọng này, bác sĩ Levin mới nghĩ đến cách nhờ một phụ nữ khác “đẻ giúp” bằng cách thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người chồng Tuy nhiên, để thực hiện được ý định, ông Levin đã phải mất 9 tháng hợp tác với các luật sư, nghiên cứu pháp luật bang và của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để hiểu rõ hơn các khía cạnh pháp luật, sự phức tạp của mối quan hệ MTH (còn gọi là làm mẹ thuê, đẻ thuê)

Cuối cùng, một “hợp đồng” đã được soạn thảo rất kín kẽ, bảo đảm quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh, người mẹ MTH và cả đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp MTH Người mẹ MTH lần đầu tiên trên thế giới đã được một nhóm thầy thuốc và các nhà hoạt động pháp luật thăm khám, tư vấn rất kỹ lưỡng Sau đó, theo thỏa thuận, giữa người mẹ MTH và cặp vợ chồng vô sinh, người ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng của người chồng vào đầu năm 1980 Sau đó, người phụ nữ MTH trình diện trước tòa án để chính thức chấm dứt những quyền liên quan đến việc làm mẹ của mình và trao lại con cho người bố sinh học 2

Câu chuyện MTH đầu tiên được biết đến là một trường hợp hợp pháp và được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt đạo đức, xã hội và pháp luật, mở ra vấn đề "MTH" và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại Mục đích chính của MTH là giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn thực hiện mong muốn có con "ruột".

Bất kỳ giống loài nào trong tự nhiên, việc mang thai và sinh con đều nhằm mục đích duy trì nòi giống Điều này phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên và có tầm quan trọng quyết định đến sự sinh tồn của mỗi giống loài

Dưới góc nhìn y học, quá trình mang thai bắt đầu khi noãn và tinh trùng gặp nhau rồi thụ tinh thành công Quá trình diễn ra bao gồm các giai đoạn: rụng trứng (phóng noãn), gặp tinh trùng, thụ tinh và làm tổ Cụ thể, trong khoảng thời gian 2 tuần, sau ngày đầu tiên có kinh, khi phóng noãn từ buồng trứng, noãn sẽ được các tua vòi tử cung nằm ở cuối vòi tử cung đón nhận, được gọi là giai đoạn rụng trứng Kế tiếp, noãn được đưa vào vòi tử cung trong vòng 24 giờ, nếu gặp tinh trùng thì sự thụ tinh xảy ra Trong mỗi

2 Đào Xuân Dũng, “Sự ra đời của ‘công nghệ’ MTH”, [https://vnexpress.net/su-ra-doi-cua-cong-nghe-mang-thai- ho-2259855.html] (truy cập ngày 12/02/2023) lần giao hợp có xuất tinh, hằng trăm triệu tinh trùng được đưa vào âm đạo Phần lớn trong số đó sẽ bị chết do môi trường âm đạo có tính acid cao Cuối cùng, chỉ những tinh trùng nào có sức sống mạnh mẽ nhất thì tồn tại được và bơi vào vòi tử cung tìm gặp noãn, nhưng thường cũng chỉ có một tinh trùng phá lớp màng noãn để chui vào trong noãn, tạo nên sự thụ tinh, gọi là phôi Sau thụ tinh, phôi sẽ mất khoảng 4 – 5 ngày để di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ Khi đó việc mang thai chính thức bắt đầu 3 Còn theo Larsen’s Human Embryology thì mang thai (pregnancy) là thuật ngữ dùng để mô tả thời kỳ thai nhi phát triển bên trong tử cung của người phụ nữ 4

Về mặt xã hội, mang thai được xem là hành động tái tạo nguồn lực con người, nhằm đảm bảo sự duy trì và phát triển của nòi giống Đây cũng chính là chức năng cơ bản và mục đích chính thúc đẩy các cá nhân kết hợp thành gia đình Mặt khác, theo báo cáo của Đại học Harvard, Việt Nam nằm trong số 6 quốc gia tăng trưởng mạnh nhất châu Á, hướng đến mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030 Do đó, Việt Nam cần một nguồn nhân lực lớn Việc mang thai và sinh con chính là nguồn cung chính cho lực lượng lao động của xã hội.

Việc hiểu như thế nào về “mang thai” góp phần quan trọng để định nghĩa rõ ràng hơn về “MTH” Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa

“MTH” và “đẻ thuê” Có người hiểu, “MTH” là việc một người đàn ông quan hệ với một người phụ nữ khác (không phải là vợ mình) để người này mang thai và sinh con cho anh ta Đứa trẻ được sinh ra bằng tinh trùng của người đàn ông và trứng của người phụ nữ khác (không phải là vợ của người đàn ông) Cách hiểu này là hoàn toàn không phù hợp

Về mặt kỹ thuật, MTH được thực hiện hoàn toàn giống với một trường hợp xin noãn Cả hai kỹ thuật đều có sự tham gia của một nam giới và hai phụ nữ Tinh trùng được thụ tinh trong ống nghiệm với noãn của một phụ nữ để tạo phôi và sau đó phôi được cấp vào tử cung của người phụ nữ thứ hai 6 Theo đó, MTH được định nghĩa là việc áp dụng biện pháp kĩ thuật lấy noãn không phải của người được nhờ MTH và tinh trùng của người nhờ mang thai để thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy vào tử cung của phụ nữ MTH để người này mang thai và sinh con cho bên nhờ MTH 7 Với cách hiểu này, có thể thấy, đứa trẻ sinh ra bằng tinh trùng của người đàn ông và người phụ nữ (là vợ của anh ta), cũng tức là đứa trẻ mang huyết thống của cặp vợ chồng nhờ MTH Chính nghĩa

3 Bộ Y tế Vụ sức khỏe bà mẹ - trẻ em (2021), Cẩm nang “Lần đầu làm mẹ và nuôi con”, NXB Thanh niên, tr 7

4 Gary C Schoenwolf, Steven B Bleyl MD, Philip R Brauer, Philippa H Francis-West (2014), Larsen’s Human

Embryology, NXB Elsevier - Health Sciences Division, tr.35

5 “Việt Nam nằm trong số các nước phát triển nhanh nhất thế giới”, [https://baochinhphu.vn/viet-nam-nam-trong- so-cac-nuoc-phat-trien-nhanh-nhat-the-gioi-102220729095138108.htm] (truy cập ngày 03/03/2023)

6 Hồ Mạnh Tường, “MTH - Những điều cần biết”, [https://hosrem.org.vn/detailNews/thongtin/mang-thai-ho- nhung-dieu-can-biet-3563] (truy cập ngày 10/03/2023)

7 Nguyễn Thị Lê Huyền (2020), Chế định MTH theo pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 51 cử cao đẹp ấy mà MTH đã tạo cơ hội làm cha, làm mẹ cho những cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con tự nhiên Do đó, MTH mang tính nhân văn sâu sắc

Còn theo khoản 1 Điều 5 Đạo luật MTH năm 2010 bang NSW, định nghĩa một thỏa thuận MTH là:

Một thỏa thuận MTH trước khi thụ thai là một sự sắp xếp mà trong đó một người phụ nữ đồng ý mang thai hoặc cố gắng mang thai cho một đứa trẻ, trong đó huyết thống của đứa trẻ được chuyển giao cho một hoặc nhiều người khác.

(ii) Một thỏa thuận theo đó một người phụ nữ đồng ý rằng huyết thống của đứa trẻ được sinh ra từ quá trình mang thai sẽ được chuyển giao cho một hoặc nhiều người khác (thỏa thuận MTH sau khi thụ thai)

Với quy định này, có thể hiểu, dù trong thỏa thuận MTH trước khi thụ thai hay thỏa thuận MTH sau khi thụ thai thì người được nhờ MTH vẫn là người mẹ hợp pháp của đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật MTH Để quan hệ huyết thống được chuyển giao cho bên nhờ MTH, các bên phải trải qua một thủ tục nhất định

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO TỪ KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT BANG NEW

Về cơ chế bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của chủ thể

Trong các quy định của Luật HNGĐ năm 2014 về MTH chưa có sự ghi nhận nào đề cập đến vấn đề bảo mật thông tin của các bên khi tiến hành việc MTH vì mục đích nhân đạo Tuy nhiên, trên thực tế, bảo mật thông tin của các bên trong quá trình MTH là cần thiết Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP có đề cập đến quyền được giữ bí mật đời tư trong quan hệ MTH vì mục đích nhân đạo Theo đó, vợ chồng nhờ MTH, người MTH, trẻ sinh ra nhờ MTH được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ Tuy nhiên, cơ chế pháp lý này còn khá chung chung, mang tính nguyên tắc Được biết, khi tham gia vào

136 Hồ Thị Phương Mai (2020), tlđd (135), tr.67 thỏa thuận MTH, các bên đều phải cung cấp các thông tin của mình cho đối phương, như: người được nhờ MTH phải chia sẻ các thông tin về cơ thể, sức khỏe, tiền sử bệnh để đảm bảo cho việc MTH được diễn ra thuận lợi nhất… Đối với bên nhờ MTH, việc không thể mang thai và sinh con phần nào cũng làm cho người phụ nữ bị tổn thương, điều này phần nào có thể dẫn đến những tác động tiêu cực không đáng có trong cuộc sống vợ chồng Họ có thể không muốn cho người khác biết về điều này để không bị bàn tán hay dị nghị Do đó, cần phải có những quy định về bảo mật thông tin để bảo vệ bên nhờ MTH trước dư luận của xã hội Đối với người được nhờ MTH, trong các tài liệu về nữ quyền, MTH được mô tả như một chiến lược sống còn, như một công việc thấp kém bị các đồng nghiệp của phụ nữ dèm pha, như sự bóc lột của các bác sĩ và các cặp vợ chồng nhờ MTH Trong khi các bác sĩ y khoa và các cặp vợ chồng nhờ MTH có quan điểm ngược lại Đối với họ, MTH là một tình huống đôi bên cùng có lợi: Các cặp vợ chồng hiếm muộn trở về nhà với một đứa trẻ trong khi những người được nhờ MTH kiếm được một khoản tiền lớn Các bác sĩ y khoa giải thích rằng họ giữ những người được nhờ MTH xa nhà để bảo vệ họ khỏi bị kỳ thị, đồng thời chuẩn bị cho những người phụ nữ có cuộc sống tốt hơn bằng cách tổ chức các buổi học tiếng Anh và các kỹ năng mềm khác 137 Khi đồng ý tham gia vào thỏa thuận MTH, tức là họ đã tự nguyện mang thai và sinh con cho người khác mà không vì mục đích kinh tế hay lợi ích vật chất khác Do đó, cần phải có những quy định để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ MTH, đảm bảo thông tin của họ sẽ không bị tiết lộ bởi bên nhờ MTH cũng như các bên có liên quan khác như bệnh viện được thực hiện kỹ thuật MTH 138 , luật sư tư vấn pháp lý, các chuyên gia tư vấn y tế…

Việc bảo mật thông tin về thỏa thuận MTH cho người được nhờ MTH cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo cho đứa trẻ được phát triển tốt nhất và chào đời một cách khỏe mạnh Bởi lẽ, nếu thông tin bị tiết lộ, bên cạnh sự tổn hại về sức khỏe do mang thai, người được nhờ MTH còn có thể bị ảnh hưởng nặng nề về mặt tâm lý Mà trạng thái tâm lý của người mẹ sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ, với từng giai đoạn của thai kỳ, thai nhi sẽ dần phát triển Các cơ quan của thai nhi sẽ được hình thành và hoàn thiện về cấu trúc và chức năng Sự thay đổi tâm trạng của mẹ được cho là có liên quan trực tiếp đến quá trình này Các chuyên gia cho rằng, nếu thai phụ thường xuyên lo lắng, phiền muộn, cáu gắt sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi, nhận thức và tính cách của em bé khi chào

137 Hoàng Bá Thịnh (2021), tlđd (88), tr 676

138 “Cả nước có 5 bệnh viện được thực hiện kỹ thuật MTH”, [http://www.namhoc.org.vn/vn/tin-ivf-moi/ca-nuoc- co-5-benh-vien-duoc-thuc-hien-ky-thuat-mang-thai-ho.html] (truy cập ngày 07/08/2023) đời Sức khỏe tinh thần của thai phụ và một thái độ lạc quan trước khi sinh sẽ tốt cho thai nhi 139

Chính vì vậy, vấn đề bảo mật thông tin của các bên khi tham gia vào thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo là quan trọng và cần thiết

Tham khảo Đạo luật MTH năm 2010, các thông tin liên quan đến MTH đều không được tiết lộ dưới bất kỳ hình thức nào 140 Hầu hết những người được nhờ MTH sẽ sẵn lòng chia sẻ và thảo luận cởi mở với bên nhờ MTH về bất kỳ thông tin nào về việc mang thai và đứa trẻ Nhưng ngay cả khi người được nhờ MTH đồng ý chia sẻ một số thông tin thì không bao giờ được coi đó là sự đồng ý sâu rộng để chia sẻ tất cả thông tin Nhiều phòng khám IVF 141 đã thoải mái trong vấn đề quyền riêng tư và chia sẻ thông tin của người được nhờ MTH Các nhân viên đã quen chia sẻ thông tin về chu kỳ kinh nguyệt, điều trị và mang thai với người phụ nữ mà họ đang điều trị Trong các thỏa thuận MTH, bệnh nhân cũng là bên nhờ MTH, nhân viên cần thảo luận về cách thức và thông tin về chu kỳ kinh nguyệt, điều trị và mang thai của người được nhờ MTH và họ đã tiết lộ với bên nhờ MTH mà không xin phép người được nhờ MTH để làm như vậy

Do vậy, nhóm tác giả nhận thấy, Điều 52 Đạo luật MTH năm 2010 là quy định cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là đối với người được nhờ MTH Do vậy, quy định về bảo mật thông tin nên được dự liệu dưới góc độ nghĩa vụ của các bên trong quan hệ MTH vì mục đích nhân đạo, dù rằng pháp luật cũng quy định quyền được bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của các chủ thể trong quan hệ MTH Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy định về nghĩa vụ bảo mật bí mật thông tin cần được định liệu từ phương diện cơ chế ràng buộc trong Luật HNGĐ

Từ những phân tích và biện giải nêu trên, nhóm tác giả đề xuất bổ sung khoản 6 Điều 97 Luật HNGĐ năm 2014 cơ chế pháp lý như sau: “ Bên mang thai hộ có nghĩa vụ bảo mật thông tin liên quan đến thỏa thuận mang thai hộ ” và tương tự, khoản 6 Điều 98 Luật HNGĐ năm 2014 cần bổ sung quy định: “ Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ bảo mật thông tin liên quan đến thỏa thuận mang thai hộ ”

139 “Tâm trạng người mẹ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của thai nhi?”, [https://vtv.vn/suc-khoe/tam-trang- nguoi-me-anh-huong-the-nao-den-su-phat-trien-cua-thai-nhi-20160204111751306.htm] (truy cập ngày 07/8/2023)

140 Điều 52 Đạo luật MTH năm 2010

141 Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là cho trứng và tinh trùng gặp nhau bên ngoài cơ thể Với quy luật tự nhiên, chỉ có một tinh trùng chui được vào trứng và thụ tinh thành phôi Tiến trình này được diễn ra trong phòng nuôi cấy Sau khi thụ tinh, phôi được nuôi phát triển trong một thời gian ngắn sau đó được chuyển vào buồng tử cung

MTH vì mục đích nhân đạo là cơ chế pháp lý mới mẻ được nhà làm luật định liệu trong Luật HNGĐ năm 2014 Việc ghi nhận cơ chế này góp phần không nhỏ trong việc hiện thực hóa ước mơ làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thể mang thai và sinh con dù áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Song, để phương pháp này đi đúng hướng, mang ý nghĩa tích cực thì pháp luật phải điều chỉnh một cách kịp thời và chi tiết, tránh đi ngược với bản chất nhân đạo vốn có của nó cần phải tiếp tục hoàn thiện theo hướng toàn diện, đồng bộ Qua quá trình nghiên cứu những bất cập của pháp luật Việt Nam về MTH vì mục đích nhân đạo với sự tham chiếu đến kinh nghiệm từ pháp luật bang NSW cho việc hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về MTH vì mục đích nhân đạo, nhóm tác giả nhận thấy một số vấn đề nổi bật vướng mắc cần tháo gỡ bằng cơ chế pháp lý minh bạch, rõ ràng, cụ thể như sau:

Một là, điều kiện MTH theo pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn đang còn tồn tại một số bất cập Trước hết là điều kiện đối với bên nhờ MTH: Quy định về chủ thể nhờ MTH còn bị hạn chế ở đối tượng là cặp vợ chồng và cần mở rộng cho người đàn ông độc thân và người phụ nữ độc thân; Quy định về điều kiện có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ (bên nhờ MTH) không thể mang thai, sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vẫn còn mang tính khái quát, chưa được cụ thể hóa dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau; Quy định điều kiện về tình trạng con chung của cặp vợ chồng nhờ MTH chưa cụ thể đã gây khó khăn về việc vợ chồng có đã có con chung nhưng con đã chết, bị khuyết tật…Cùng với đó là một số điều kiện đối với người được nhờ MTH: Quy định về chủ thể được nhờ MTH phải “là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ MTH” là còn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, do đó, rất cần thiết mở rộng đối tượng được nhờ MTH; Quy định về độ tuổi của người được nhờ MTH chưa rõ ràng, chủ yếu phù thuộc vào quan điểm cá nhân của người xét duyệt hồ sơ MTH vì mục đích nhân đạo, do đó, việc quy định cụ thể độ tuổi từ đủ 25 tuổi đến dưới 40 tuổi là một vấn đề rất quan trọng

Hai là, vấn đề xác định cha mẹ, con vẫn còn nhiều bất cập khi chưa có những cơ chế đảm bảo “lợi ích tốt nhất của đứa trẻ

Ba là, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận MTH vì mục đích nhân đạo trong việc bảo mật thông tin nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên

Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề MTH là yêu cầu cần thiết, góp phần tạo điều kiện cho các bên và cơ quan có thẩm quyền trong quá trình áp dụng, kiểm soát, quản lý việc thực hiện MTH trong thực tế, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng mục đích nhân văn của pháp luật khi đặt ra chế định này

Ngày 19/06/2014, Quốc hội thông qua Luật HNGĐ năm 2014 số 52/2014/QH13 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 Trong khoảng thời gian từ tháng 03/2015 đến tháng 12/2015 đã có 45 trường hợp MTH đầu tiên tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia – Bệnh viện Phụ sản Trung ương Đến năm 2016, con số này là 69 trường hợp MTH; Năm 2017 là 95 trường hợp và đến năm 2018 tăng lên 102 trường hợp MTH

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w