Vìthế Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tốicao và tổ chức Toà án nhân dân địa phương ngày 23 - 3 - 1961 quy định :” Toà án nhân dân cấp huyện có quyền phân xử nhữn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
(Xuâ 2Z0âtt„ Phie + TT : BNEENENNTNE ———
| THAM QUYỀN XÉT Xử SƠ THAM Củđ TOA
K ñN NHÂN DAN
Chuyên ngành : LUẬT HÌNH SỰ
Mã số : 5.05.14
LUẬN ÁN THẠC SỸ KHOA HỌC LUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PTS Nguyên Văn Tuân
HÀ NỘI - 1996
Trang 2MỤC LỤC
*%* ** KR Kk % kK *%
Lời mở đầu
Chương thứ nhất
Tham quyền xét sử sơ thẩm hình sự của
Toa án nhân dân các cấp từ năm 1945 đến 1998
11Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của
Toà án nhân dân các cấp từ năm1945 đến1959
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của
Toà án nhân dân các cấp theo pháp luật hiện hành
2.1 VỊ trí vai trò của toà án nhân dân
2.2 Khái niệm căn cứ và ý nghĩa của việc phân định
thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân
2.3 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân
các cấp
Chương thứ ba
Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm
hình sự của Toà án nhân dân các cấp và một số kiến nghị
3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền xét xử
sơ thâm hình sự của Toà án nhân dân các cấp
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thẩm quyền
xét xử sơ thâm hình sự của Toà án nhân dân các cấp
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiên Nghị quyết Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và
VI, trong những nam gần day, cùng với việc đối mới mọi mặt của
nền kinh tế - xã hội, nước ta đã có những tiến bộ trong việc đổi mới hệ thống chính trị nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân
dân
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII khang
định :" Điều quan trọng để phát huy tính dan chủ là xây dung và
hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa".!
Cải cách bộ máy Nhà nước là một vấn đề quan trọng trong
quá trình đổi mới hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu lực quản
lý của các cơ quan Nhà nước, trong đó cải cách hệ thống tư pháp
được Đảng và Nhà nước coi là một trong mười nhiệm vụ lớn trước
mắt phải thực hiện trong quá trình đổi mới.
Tại hội nghị tập huấn công tác Tư pháp năm 1993, Thủ
tướng Võ Văn Kiệt chỉ rõ :" Cải cách Tư pháp bao gồm việc đổi
mới và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của các cơ quan như toà án,
Tư pháp, kiểm sát "* Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII đã nêu rõ :" Củng cố kiện toàn bộ máy các cơ quan Tu
| "Văn Kiện Đại hội Dang toàn quốc lần thứ VII" - NXBCT Quốc gia - Hà Nội - 1991, Tr 9
2 Xem bài trình bày của đồng chí Phan Văn Khai, Uy vién Bo Chính tri, Phó thu tướng Chính phu
truyền đạt Nghị quyết hội nghị làn thứ 8 Ban chấp hành trung ương Dang tại Hoi nghị cán bộ toàn
quóc ngày 21/2/1995,
3 Xem "Hài phát biểu cua Thu tướng Võ Van Kiệt, Uỷ viên Bo Chính tri Ban Chấp hành Trung ương
Đang cong san Việt Nam, Thu tướng Chính phu tai Hoi nghị tập huấn chuyên dé cong tác Tư pháp
ngày 03/3/1993" - Trong cuốn Mot so bài nói và viết cua lãnh dao Dang và Nha nước tì về ngành
Tư pháp - Vien nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp - trang 104.105.
Trang 4pháp Phân định lại thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân, từng bước mở rong thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Toà án nhân dan huyện + Đối với Toà án vấn dé đổi mới về tổ chức và hoạt động
cho phù hợp tình hình mới trở thành yêu cầu bức xúc trong giai
đoạn hiện nay Nhằm thực hiện mục tiêu này, nhiều cơ quan
nghiên cứu, các nhà khoa học cũng như các cơ quan áp dụng pháp
luật đang tích cực nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu
để nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà án - Nhiều vấn dé quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự trở thành đề tài để nghiên cứu trong đó có vấn đề thấm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án các cấp Đây là một vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau về lý luận cũngnhư trong thực tiễn áp dụng
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam (được Quốc hội thông quangày 28 - 6 - 1988, có hiệu lực thi hành kể từ ngày O1 - 1 - 1989)
là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.Pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong quá tỉnh điều tra, truy tố, xét xử "nhằm phát hiện chính
xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kip thời mọi hành vi phạm
tội góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân giáo dục công dân nghiêm chỉnhchấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội chủnghĩa" (Điều | Bộ luật TTHS)
Quá trình từ khi khởi tố vụ án hinh sự đến khi xét xử là một
qua trinh phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động, nhiều giai đoạn khácnhau mỗi giai đoạn thể hiện một phần của hoạt động tố tụng trong
đó giai đoạn xét xử là giai đoạn rất quan trọng, mang tính quyết
định Điều 10 Bo luật TTHS quy định "không ai có thể bị coi là có
* Văn kien Đại hoi đại biểu toàn quốc Lin thứ VIII - NXBCT Quốc gia - Hà Nội - 1996, 1.132
NO
Trang 5tội và phải chịu hình phạt nếu không có bản án kết tội của Toà án
đã có hiệu lực pháp luật
Xét xử sơ thấm là một giai doan của tố tụng hình sự, trong
đó Toà tiến hành giải quyết và xử lý vụ án bang việc ra ban án hoặc các quyết định cần thiết khác nhằm quyết định về thực chất của vụ án.
Một trong những đặc điểm của hoạt động xét xử của Toà án
là có tinh tổ chức chặt chẽ về mặt pháp lý Khi xét xử mot
vụ việc cụ thể, Toà án phải tuân thủ theo những trình tự, thủ tục
luật định một cách nghiêm ngặt, không được tuỳ tiện bo qua motthủ tục nào Bộ luật tố tụng hình sự quy định chỉ tiết, chặt chẽ
trình tự thủ tục và thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ án hình
sự Một trong những quy định đó là quy định về thẩm quyền xét
xử Vi phạm về thẩm quyền xét xử có nghĩa là vi phạm quy định của pháp luật tố tụng, khi đó quyết định của Toà án sẽ bị kháng
cáo, kháng nghị và vụ án sẽ được xét xử lại
Bộ luật tố tụng hình sự ra đời đã có ý nghĩa rất thiết thực cho
các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và cho Toà án nói riêngtrong hoạt động của mình Một trong những chế định quan trọng
của luật tố tụng hình sự là chế định về thẩm quyền xét xử sơ thầm.Qua thực tiễn áp dụng chế định này đã có tác dụng rất tích cựctrong hoạt động xét xử án hình sự Tuy nhiên còn có những hạnchế nhất định do điều kiện về kinh tế - xã hội của nước ta đã thayđổi đòi hỏi phải được sửa đổi bổ sung cho phù hợp Trong khi đóqua nhiều năm việc nghiên cứu về vấn dé này chưa nhiều và chimới đánh giá ở một khía cạnh hẹp của vấn dé - chỉ đánh giá xem
xét một phần nhất định liên quan đến thâm quyền xét xử cua Toa
Trang 6an Những công trinh nghiên cứu được dang trên các sách báoPháp lý còn rất ít Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của tác gia
Võ Thọ - "Một số vấn đề về luật tố tụng hình sự" - Trong đó tác gia
dé cập đến những vấn dé pho thông của tố tụng hình sự, nhữngnguyên tác tố tụng, người tham gia tố tụng, các giai đoạn tố tụng,
qua đó có thể nắm được bản chất của tố tụng hình su’ Tác gia Lê
Kim Qué trong " Những điều cần biết về điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành án” cũng chỉ phân tích, đánh giá một cách sơ lược về thẩm quyền xét xử của Toa án° Tác giả Dang Quang Phương - Phó tiến sĩ, Viện trưởng Viện khoa học xét xử của Toà án nhân dân tôi
caomới khái quát "vài nét về quá trình hình thành và phát triển của
Toà án nhân dán "” gắn liền với sự phát triển về thẩm quyền xét
xử cua Toà án Qua sự đánh giá trên cho thấy việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án các cấp không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ýnghĩa về mặt thực tiễn, góp phần tìm ra phương pháp đấu tranh
phòng chống tội phạm thông qua công tác xét xử của Toà án
Tham quyền xét xử của Toà án các cấp là một chế định quan trọng trong pháp luật về tố tụng hình sự, bao gồm: thẩm quyền xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thấm nhưng mục đích
nghiên cứu cua dé tài này chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề có
“A a? ~ è , » wa » ` 2
liên quan đến thấm quyền xét xử sơ thâm cua Toà án
Trước hết, mục đích của luận án là làm sáng tỏ quá trình
phát triển những quy định về thẩm quyền xét xử của Toà án gán
3 Xem "Một số vấn dé về luật tố tụng hình sự" - NXB Pháp lý - Hà Noi 1985
° Xem : Lé Kim Quế Những điều cần biết vẻ điều tra, truy 16, xét xử và thi hanh án: NXB Pháp lý
-Ha Nor 1989
“Xem : Đăng Quang Phương Vài nét về quá trình hình thành và phat triển cua Toa an nhân dan
-BP se Vem aANTTN £m @ Nai
Trang 7liền với sự phát triển của hệ thống Toà án qua các thời kỳ từ năm
1945 đến nay, trong đó tập trung nhiều đến việc nghiên cứu thấm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Toà án các cấp theo pháp luật tố tung hình sự hiện hành Trên cơ sở đó, tác gia đưa ra các đề xuất, kiến nghị nham hoàn thiện pháp luật về thẩm quyển xét xử sơ thẩm hình sự của Toà án các cấp, góp phan nâng cao hiệu qua hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nói chung và Toà
an nói riêng
Mục dich và phạm vi nghiên cứu nói trên, đặt ra cho luận an
giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây :
ve , x Pig è z ° Pa ` 5 2 - SN
- Khái quát về thâm quyền xét xử sơ thâm hình sự cua Toa
án nhân dân các cấp từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật tố tụng
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác - Lê nin, trong quá trình nghiên cứu, tác gia đã su
dụng tác phẩm của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa mac - Lê nin.các văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam đề cập đến vấn đề
củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa, cải cách và đổi mới hệ thống
tư pháp ở nước ta Nội dung của luận án được tác giả hoàn thành
dua trén những thông un chính thức đã được công bố, những baocáo của một số cơ quan pháp luật ở trung ương và địa phương
Trang 8nhất là các báo cáo, thống kê và các tài liệu của Toà án Trong quá
trình thực hiện bản luận án này, tác gia đã tiến hành khảo sát, trao
đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở Toà án nhân dân tối cao.
Toà 4n nhân dân Thành phố Hà Nội và Toà án huyện, thị tinh Hàtay, đồng thời tác gia còn nghiên cứu thực tiễn công tác xét xử các
vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án được xét xử từ khi áp dụng Bọ
luật tố tụng hình sự (năm 1989) đến nay
Những luận điểm được phát triển trong luận án dựa trên các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học pháp lý đã được đăng
trên các sách báo pháp lý hiện nay
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng cácphương pháp :hệ thống, logic - pháp lý, lịch sử, so sánh trong đó
sử dụng nhiều phương pháp lịch sử để phân tích đánh giá quá trình
vận động và phát triển của các quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử hình sự sơ thẩm ở nước ta kể từ khi thành lập nước đến nay.
Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên, nghiên cứu một
cách hệ thống và toàn diện về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà
án các cấp Những kết luận và kiến nghị trong luận án có ý nghĩa
cả về mặt lý luận và thực tiễn, nó là căn cứ cho việc hoàn thiện
pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật Luận án cũng có thể
dùng làm tài liệu tham khảo cho các lớp tập huấn cán bộ pháp lý,các trường giảng dạy pháp luật cũng như các cán bộ đang công tác
tại cơ quan pháp luật hiện nay
Luận án được thực hiện với khối lượng phù hợp với các quyđịnh chung của Nhà nước bao gồm lời nói đầu, ba chương kết
luận và danh mục các tài liệu tham khảo
6
Trang 9Chương thứ nhất
THẤM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẤM HÌNH SỰ CUA
TOÀ ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1988
1.1 THÂM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẤM HÌNH SU CUA TOA ÁN NHÂN DAN CAC CAP TỪ NĂM 1945 DEN 1959
Lịch sử đã chứng minh rang trong xã hội có giai cấp đối
khán
< Z a’ ne a at Ñ 2 a aw 7 so aX xử -_
sac bén nhất để củng cố và bao vệ lợi ich của giai cấp thống trị
thì giai cấp thống trị sử dụng Nhà nước như là một công cụ
gq
trong xã hội Pháp luật ra đời cùng với su ra đời cua Nha nước đã trở thành công cụ mà Nhà nước sử dụng để thực hiện và bảo vệ quyền lực của mình Đồng thời chỉ có Nhà nước mới có quyền ban
hành pháp luật và thực hiện su quan lý cua mình đối với mọi tang
lớp trong xã hội Toà án là nơi tập trung thể hiện quyền uy của giai
cấp thống trị Các nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, đếnNhà nước tư sản đều có các toà án để bảo vệ và duy trì quyền lựcthống trị, bắt các giai cấp khác phải phục tùng theo ý chí của giaicấp thống trị
Hệ thống các Toà án nhân dân ở nước ta được hình thành vàphát triển gắn liên với những giai đoạn phát triển của cách mạng
nước ta Các Toà án nhân dân đãvà đang góp phần quan trọng vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Bảng hoạt động xét xử của mình, các Toà án nhân dân đã thể hiện
chất lượng hoạt động và uy tin của hệ thống tư pháp trong Nhanước xã hội chủ nghĩa
~
Trang 10Sau những năm dài dưới ách thống trị của thực dân Pháp,nhân dân Việt nam đã đứng lên làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước dân chủ
cộng hoà non tre đứng trước nhiệm vụ cấp thiết là củng cố chínhquyền cách mạng, xây dung, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, bao
vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, xoá bỏ hệ thốngpháp luật thực dân, phong kiến và xây dựng hệ thống pháp luậtmới để quản lý xã hội, giữ vững nền độc lập dân tộc.
Trong những ngày đầu sau khi gianh chính quyền, Chính
phủ đã có chủ trương thủ tiêu bộ máy của chính quyền cũ, do đótrong thang 9 - 1945 Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ conghoà đã ra nhiều sắc lệnh về vấn đề này, đồng thời khẩn trương xây
dựng Nhà nước dân chủ nhân dân Toà án là một trong những bộphận quan trong cua bộ máy Nhà nước, là công cụ đắc lực để bao
vệ thành qủa cách mạng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhândân Chính vì vậy ngày 13 - 9 - 1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời
Việt Nam dân chủ công hoà đã ra Sắc lệnh số 33C thiết lập Toà án
quân sự», đánh dấu sự ra đời của Toà án ở nước ta
Theo như Sắc lệnh trên thì "sẽ lập một Toà án quân sự ở Bắc
bộ : tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái nguyên, Ninh Bình, ở Trung Bộ,tại Vinh, Huế, Quảng ngãi; ở Nam bọ, tại Sài gòn, Mỹ tho , uy bannhân dân Trung bộ và nam bộ, trong địa hạt 2 bộ ấy, có thể đạo đạtlên chính phủ xin mở thêm Toà án quân sự ở những nơi trong vếukhác” (điều 1), Nhiệm vụ cua toà án quân sự là :” Toà án quân sự
SẼ xu tất ca các người nào phạm vào một việc gi có phương hai
*~ Xem công hảo năm 1945 trang 20
Trang 11đến nền độc lập của nước Việt nam dân chủ cộng hoà; trừ khi
phạm nhân là binh sỹ thi thuộc về nhà binh tự xử lấy theo quanluật" (điều 2) "Ở những nơi xa các Toà án quân sự đã lập rồi.Chính phủ, trong những trường hợp đặc biệt, có thể cho uy bannhân dân địa phương thành lập một Toà án quân sự có quyền xửtrong một thời ky " (diéu7)
Để tránh việc tranh chấp về thẩm quyền theo lãnh thổ, ngày
26 - 4 - 1945 Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Việt nam
dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh quy định thẩm quyền của các toà
an quân sự"
Theo đó, thẩm quyền theo lãnh thổ của các Toà án quân sựđược xác định là : Toà án quân sự Hà Nội xét xử các vụ án xảy ratại thành phố Hà Nội và các tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn Tây, Hà
Đông, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang; Toà
án quân sự Hải phòng xét xử các vụ án xảy ra tại thành phố Hải
phòng và các tinh Hải Dương, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh ;Toà án quan sự tinh Thái nguyên xét xử các vụ án xảy ra tại tinhThái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, HàGiang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La; Toà án quân sự Ninh
bình xét xử các vụ án xảy ra tại Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam,
Thái Bình: Toà án quân sự Vinh xét xử các vụ án xảy ra tại ThanhHoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; Toà ân quân sự Huế xét xử
các vụ án xảy ra tại Quang Trị, Thừa Thiên Quang Nam (kể ca ĐàNăng)
“ Xem công báo nam 1945, trang 27
Ụ
Trang 12Toà án quân sự Quảng Ngãi xét xử các vụ án xảy ra tại các
tính trung bộ ở phía nam tỉnh Quảng Nam; Toà án quân sự Sài gonXét xử các vụ án xay ra tại thành phố Sài gòn, chợ lớn và unh GiaĐịnh, Tân Bình Tây Ninh, Biên Hoà, Bà Rịa, Ô Cấp, Gò Công.
Tân An, Côn Đảo; Toà án quân sự Mỹ Tho xét xử các vụ án xảy ratại các tinh khác thuộc nam bộ
Được nua thang sau, do yêu cầu của nhiệm vụ xét xử, ngày
29 - 9 - 1945 Chính phủ lâm thời Việt nam dân chu cộng hoa ra
Sac lệnh số 34B'0, đặt một Toà án quân su tai Nha trang Theo Sac lệnh này thì Toà án quân sự Nha trang xét xử các vụ án xảy ra tại
các tinh Khánh Hoà, Dac Lắc, Đồng Nai, Phan Rang, Phan Thiết
(điều 2) và do đó có sự điều chỉnh thẩm quyền theo lãnh thổ của
Toà án quân sự Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên
(điều3)
Đến ngày 28 - 12 - 1945 Chủ tịch chính phủ lâm thời Việtnam dân chủ cộng hoà ra Sắc lệnh số 77C thiết lập một Toà án
quân sự tại Phan thiết và giao cho Uy ban nhân dân Trung bộ ấn
định thẩm quyền theo lãnh thổ của các Toà án quân sự Quảngngãi, Nha Trang, Phan Thiết!!
Thực tế cho thấy, trong những ngày đầu giành được chính
quyền cách mạng, Nhà nước Việt nam non trẻ đã rất chú trọng đến
xây dựng một bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống Toà án nói
riêng nhằm bảo vệ thành quả của cách mạng Mặc dù vậy hệ thốngToa án quân sự cũng không đủ sức để dam đương được nhiệm vụ |
LẺ Xem công bio nam 1045, trang 19 - 20
“Cong bao nam T945, trang 40 - $1
Trang 13xét xử, nên trong thời gian này việc xét xử một số vụ án hình sự
thường (các vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng như : các tôi xâmphạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân; xâm
phạm trật tự an toàn xã hội ) được tạm thời giao cho các ban Tư
pháp trong các Uy ban nhân dân cấp huyện và uy ban nhân dân
cấp tinh đảm nhiệm
Trước tinh hình pháp luật còn thiếu, nhà nước ta chủ trươngtạm thời cho phép Toà án áp dụng các quy định của pháp luật cũmiễn là không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủcộng hoà (Sắc lệnh số 47 - SL ngày 10- 10 - 1945)1
Bên cạnh đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã khẩn
trương xây dựng văn bản pháp luật mới Cùng với sự phát triển củanhà nước, pháp luật kiểu mới ở nhà nước dân chủ cũng được phát
triển ngày càng hoàn chỉnh.
Để Toà án quân sự có khả năng phát huy vai trò của mìnhngày 15 - 1 - 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 07 - SL;
tiếp đó ngày 14 - 2 - 1946 ký sắc lệnh số 21/SL bổ sung thẩmquyền của Toà án quân sự Nhu vậy, có thể nói tổ chức của Toà
án quân sự luôn được củng cố đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc
Để tăng cường bộ máy Tư pháp, Chính phủ đã ban hành Saclệnh số 13 - SL ngày 24 - 1 - 1946 quy định thành lập hệ thống
Toà án Tư phap's, trong đó đã quy định cụ thể cách tổ chức hệ
12 Điều 75 - sac lệnh số 63 - Cóng báo 1945, trang 26 - 27
L3 Xem công báo năm 1945, trang 36, 37
I3 Xem công báo năm 1946, trane 70, 71 134, 135 136
lŠ Xem công báo năm 1946, trang 70, 71, 134, 135 136
Trang 14thống Toà án Tư pháp cũng như thẩm quyển xét xử của các cấp
Toà án
Theo sắc lệnh này thì hệ thống Toà án ở nước ta ngoài Toà
an quân sự và Toà án binh còn có các Toà thượng thẩm ở 3 kỳ, đóng tại : Hà Nội, Huế và Sài gòn (toà thượng thẩm Bắc Kỳ đóng tại Hà Nội; Toà thượng thẩm Trung kỳ đóng tại Huế; và toà thượng thẩm Nam kỳ đóng tại Sài gòn), đồng thời Sắc lệnh cũng quy định
quan hệ tố tụng giữa các Toà án với nhau
Ngày 23 tháng 8 năm 1946, chính phủ ra Sắc lệnh số 163/SL
thành lập Toà án binh lâm thời, trụ sở đặt tại Hà nội Toà án binh
lâm thời có thẩm quyền xét xt" các quân nhân phạm phap ”,
" những nhân viên các ngành chuyên môn trong khi quân đội,
những người làm việc cho quân đội như công nhân, chủ thầu khi
phạm pháp có liên can đến quân đội " va" những người thuộc bat
cứ hạng nào mà phạm pháp ở trong các đồn trại, quân y viện, nhà
đề lao binh hoặc phạm pháp làm thiệt hại đến quân đội"
Ngày 16 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắclệnh số 19/SL, thành lập Toà án binh khu Mỗi khu đặt một Toà ánbinh khu, "về phương diện quản trị, Toà án binh khu thuộc quyền
Uy ban kháng chiến khu" va" về phương diện chuyên môn, các
Toà án binh đều thuộc quyền quân pháp cục - Bộ quốc phòng”
Ngày 25 thang 4 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Saclệnh số 45/SL thành lập Toà án binh tối cao ma” quan hạt là toàn
cõi nước Việt nam dân chủ cộng hoà"
Ngày 28 tháng 5 năm 1947, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộtrương Bọ quốc phong đã ký Thông lệnh số 60 - TT gửi các cap chi
12
Trang 15huy quân đội quốc gia về tổ chức và thẩm quyền Toà án binh mặt trận : Toà án binh mat trận có thấm quyển xét xử những người thuộc bất cứ hạng nào quả tang phạm vào ở những địa điểm đương
tác chiến, một trong những tội sau này : phản quốc, gián điệp, cướp bóc, - nhũng nhiễu dân chúng ”
-Đến ngày O5 tháng 7 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sac lệnh số 59/SL, thành lập Toà án binh khu Trung ương dat tại
Bộ quốc phòng " Toà án binh khu Trung ương có thẩm quyền xét
xử các nhân viên phạm pháp thuộc các cơ quan Trung ương của Bộquốc phòng và Bộ tổng chỉ huy, kể cả Trung đoàn trưởng trở lên”!
„O
Mặc dù trên đây là những văn bản đầu tiên quy định các vấn
dé mang tính nguyên tắc nhưng đó là những vấn dé cơ bản làm
tiền đề cho những quy định khác của pháp luật tố tụng hình sự sau
và sơ cấp (điều 63); các nhân viên Thẩm phán đều do chính phủ bố
IS - Xem "Cúc Toa án quân sir nắng cao chất lượng hiện gu vết Xự và đến tranh nhòng chêng tôi
phạm” - Parts Le Đức Thu chanh an TAQSTW - Tạp chi TAND số 8/05
13
Trang 16nhiệm (điều 64); khi xét xử việc hinh thi phải có Phụ thẩm nhân
dân tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình , hoặc cùng quyết định
với Thấm phán nếu là việc đại hình (điều 65); quốc dân thiểu số có
quyền dùng tiếng nói của mình trước Toà án (điều 66); các phiêntoà đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt (điều 67)
Trong khi xét xử, các viên Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các
cơ quan khác không được can thiệp (điều 69)
Bước vào giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, hệ
thống Toà án được tăng cường để đảm bảo thực hiện những nhiệm
vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn cách mạng này
Trong thời gian này ở nước ta tồn tai các loại Toà ân : Toà ánquân sự, Toà án binh và hệ thống các Toà án Tư pháp
Hệ thống toà án Tư pháp theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 24 - |
- 1946 chỉ tồn tại đến năm 19501,
Tuy là Toà án cách mạng nhưng hệ thống và cơ cấu tổ chức
cơ bản vẫn theo kiểu thời Pháp thống trị Các cán bộ Tư pháp làm
việc trong các Toà án này chủ yếu là những người làm việc trong
bộ máy hành chính và Tư pháp của chế độ cũ, vì thế họ còn mangnặng quan điểm, tư tưởng của nền Tư pháp tư sản
Bước sang năm 1950 là năm có nhiều biến đổi quan trọng về
tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án cách mang Dang vàNhà nước ta tiến hành cái cách bộ máy Tư pháp, tăng cường tính
chất dân chủ trong hoạt động của Toà án, cải tiến luật tố tụng để
đam báo xét xử nhanh chóng, đỡ tốn phí cho nhân dân
F7 Nem công báo nam 1946, Trang 64 71
Trang 17Cuộc cải cách đầu tiên được thể hiện bằng việc Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ra Sac lệnh số 85/SL ngày
25 - 5 - 1950 quy định đổi tên Toà án Hệ thống Toà án tư pháp
nay đổi thành các Toà án nhân dân Theo sắc lệnh này, về tổ chức
"Toà án sơ cấp nay gọi là Toà án nhân dân huyện, Toà án đệ nhịcấp nay gọi là Toà án nhân dân tính, Hội đồng phúc án nay gọi là
Toà phúc thẩm, Phụ thẩm nhân dân nay gọi là Hội thẩm nhân dân” (điều 1) Cũng theo Sắc lệnh này, Chính phủ đã mở rộng thâm quyền của Ban tư pháp cũ trong việc phạt vi cảnh nhằm giải quyết
một số việc ít quan trọng Ở địa phương Về thủ tục được quy định
đơn giản, đễ áp dụng để bảo đảm việc giải quyết được nhanh
chóng trong cả việc hình (án hình su) lẫn việc hộ (án dân sự) Mục
đích của cuộc cải cách lần này là nhằm bảo dam nguyên tắc dân
chủ trong tổ chức va hoạt động của toà án, tạo điều kiện cho nhândân tham gia vào hoạt động xét xử của Toà án, đồng thời có điều
kiện để giám sát hoạt động của cơ quan xét xử Cuộc cải cách lần
này còn có mục đích tổ chức lại hệ thống Toà án cho gọn, nhẹ,thống nhất và hoạt động có hiệu quả nhằm đảm bảo cho Toà ánnhân dân trở thành công cụ đắc lực, sắc bén của Nhà nước, bảo vệquyền lợi ích của nhân dân
Trong năm 1950, Chủ tịch nước còn ra nhiều Sắc lệnh khácquy định về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân Thủ tướngchính phủ ra các thông tư hướng dẫn, cu thể hoá các Sac lệnh
Theo thông tư số 2] - TTg ngày 07 - 6 - 1950 của Thủ tướng chính
phù giải thích việc thi hành Sac lệnh số 130 SL ngày 05 6 I950 quy định liên hệ giữa Uy ban kháng chiến hành chính và các
Trang 18-cơ quan chuyên môn :"đối với ngành xử án - Uy ban có thể vạchđường lối cho một vụ án xét thấy quan trọng Tuy nhiên Toà án
không nhất thiết phải theo Toà án có thể xử khác nhưng phải nói
ä b¿ , 2 P “ ^ "Re m , % AC Z n WY kee
ly do, Uy ban có thé giao công tổ viên khang cáo lên Toà an trên”!
Sac lệnh số 155 - SL ngày 17 - 11 - 1950 quy định thành lậptại mỗi liên khu một Toà án quân sự Các Toà án quân sự hiện cókhông tổ chức theo đúng Sac lệnh này đều bị bãi bỏ (điều 1)!
Sac lệnh số 156 - SL ngày 17 - 11 - 1950 quy định tại mỗi liên khu sẽ thiết lập một Toà án liên khu khi nào có điều kiện Toà
án liên khu sẽ do Nghị định của Thủ tướng chính phủ thiết lập
(điều 1)20,
Sắc lệnh số 157 - SL ngày 17 - 10 - 1950 quy định trong
những vùng tạm bị địch chiếm đóng có thể thiết lập một toà án gọi
là Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm?! Toà án nhân dân vùngtạm bị chiếm có thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, Toà án
nhân dân tỉnh và Toà án quân sự Các bản án đều được thi hànhngay Về việc binh và hộ, Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm
thuộc quyền điều khiển của Toà án nhân dân tỉnh Nếu quản hạtcủa Toà án nhân dân vùng tạm bị chiêm là một tỉnh thì trực thuộc quyền điều khiển của Toà án nhân dân liên khu hoặc Toà phúc thầm Về việc xét xử các việc thuộc thẩm quyền của Toà án quân
sự, Toa án nhân dân vùng bị tạm chiếm thuộc quyền điều khiến
!Š - Xem cong báo nam 1950 - trang 301 302
l1 „ Xem cong bao nam 1950; trang 302 303, 305, 306
2" Xem cong báo nam 1950: trang 302 303, 305, 306
Pry WLW os,
- Ac cong háo nau T950; trang 302, 3063, 305, 305
16
Trang 19của Toà án quân sự liên khu Nếu có Toà án nhân dân liên khu thì thuộc quyền điều khiển của Toà ân này.
Đến năm 1953 Dang và nhà nước chủ trương tiến hành cuộc
vận động giảm tô và cải cách ruộng đất Để đảm bảo cho việc thực hiện tốt các chính sách này, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, củng cố
chính quyền cách mang, Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hoa
đã ra Sắc lệnh số 150/SL ngày 12 - 4 - 1953 thành lập Toà án nhândân đặc biệt ở những vùng phát động quần chúng thực hiện vậnđộng cải cách ruộng đất Toà án đặc biệt có nhiệm vu trừng trì những kẻ phản cách mạng, cường hào gian ác, những kẻ chống lại
hoặc phá hoại chính sách cải cách ruộng đất; xét xử những vụtranh chấp về tài sản, ruộn đất có liên quan đến các vụ án trên; xét
xử những vu tranh cãi về phân định thành phần giai cấp Các Toà
an nhân dân đặc biệt không xét xử những việc hình (những vụ ánhình sự) và những việc hộ (những vụ án dân sự) thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân thường Đối với những vụ án phản cách mạng
phức tạp và phải xét xử lâu dài thì do Uỷ ban hành chính liên khu
quyết định chuyển sang Toà án nhân dân thường xét xử Các Tham phán của toà án nhân dân đặc biệt chủ yếu là trung, bần, cố nông trong đó có cán bộ chính trị là chủ chốt Một nửa số Thẩm phán
do Uy ban kháng chiến hành chính tỉnh lựa chọn, còn một nửa do
nông hội huyện cử ra Khi làm xong nhiệm vụ thì các Toà án nhândân đặc biệt giải tán
Sau khi miền bắc hoàn toàn giải phóng, đất nước bước sang
giải đoạn cách mạng XHCN Trong điều kiện hoàn cảnh mới
Dang và nhà nước chủ trương mở rộng dân chủ nên đã thống nhat
Trang 20áp dụng nguyên tac 2 cấp xét xử ở Toà án quân sự và Toà án nhân
Tại hội nghị lan thứ 14 (tháng 11 - 1958) Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã chủ trương tăng cường Nhà nước dân chủ
nhân dân và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính
x z reg ` an’ 2 ˆ 2 ` Z LÊN
quyền các cấp từ Trung ương đên cơ sở Bộ máy nhà nước nói
chung, Toà án nhân dân nói riêng được tăng cường và cải cách
thêm một bước.
Tháng 4 - 1958 Quốc hội đã quyết định thành lập Toà án
nhân dân tối cao và Viện công tố trung ương (nay là Viện kiểm sát
nhân dân tối cao) Sau khi Quốc hội quyết định thành lập Toà ánnhân dân tối cao và Viện công tố Trung ương, ngày 24 - 12 - 1958,Thủ tướng Chính phủ có Thông tư số 556/TTg cụ thể hoá nhiệm
vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật bao gồm : Công an, Công tố
và Toà án.
Khái quát chung quá trình hình thành, phát triển về tổ chức,
hoạt động và thẩm quyền của Toà án nhân dân trong giai đoạn từcách mạng tháng 8 - 1945 đến năm 1959 cho thấy giai này đượcchia thành hai bước : Bước thứ nhất là từ năm 1945 đến năm 1949
Trong bước này chúng ta đã hoàn toàn bãi bỏ Toà án của chế độthực dân phong kiên thiết lập những Toà án nhân dân mới, trong
Trang 21đó Toà án quân sự đã đóng vai trò quan trọng trong việc trấn áp
mạnh mẽ bọn phản cách mạng Bước thứ hai là từ năm 1950 đến
năm 1959, trong bước này có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân Tính nhân dân được thể
hiện rõ nét cả trong tổ chức và hoạt động xét xử của Toà án nhândân Tuy nhiên quá nhấn mạnh đến tính cách mạng, tính nhân dân
nêu nhiều cán bộ Toà án không được chú trọng đào tạo về công tác
chuyên môn, tuy vậy, thực tiễn cho thấy các Toà án đã góp phầnquan trọng trong công cuộc bảo vệ và củng cố chính quyền cáchmạng, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, ổn định tỉnh hình đấtnước, góp phần vào việc xây dựng một trật tự xã hội mới Nhìn
chung các Toà án được pháp luật quy định thẩm quyền xét xử tương đối cụ thể, phù hợp tình hình thực tế của đất nước trong thời
kỳ đó
1.2 THẤM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẤM HÌNH SU CUA TOA ÁN NHÂN
DÂN CAC CAP TỪ NĂM 1959 DEN NĂM 1980
Sau chiến thắng Điện biên phủ (năm 1954), miền bắc nước ta
được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân
đã hoàn thành, miền bắc đi theo con đường XHCN không qua giảiđoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Miền nam còn tạm thời bị Mỹ
chiếm đóng - cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân còn chưa hoànthành Hiến pháp 1946 không còn phù hợp với điều kiện mới,
nhiệm vụ mới để cụ thể hoá đường lối chiến lược ma đại hội Dangtoàn quốc lần thứ II] đã vạch ra là : xây dựng chủ nghĩa xã hộimiền bác và đấu tranh giải phóng miền nam thống nhất đất nước.Dang ta chủ trương tăng cường nhà nước dân chủ nhân dan va tang
Trang 22cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền từ trung ương
đến cơ sở Theo đó bộ máy nhà nước được tăng cường thêm một
bước, đồng thời Toà án nhân dân cũng đánh dấu một bước pháttriên mới
Ngày 31 - 12 -1959, tại ky họp thứ 11, Quốc hội đã chính
thức thông qua bản Hiến pháp mới Đây là bản Hiến pháp xã hội
chủ nghĩa đầu tiên ở nước ta Trên cơ sở những quy định của Hiến
pháp 1959, tại ky hop thứ nhất, Quốc hội nước Việt nam dân chucộng hoà khoá II đã thong qua Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày
26 - 7 - 1960 Lnật này đã cụ thể hoá những quy định về tổ chức,
nhiệm vụ, thẩm quyền của Toà án nhân dân Tuy nhiên, luật này cũng chỉ quy định có tính chất nguyên tắc về thẩm quyền của Toà
án nhân dân các cấp mà không quy định cụ thể về tổ chức của Toà
an nhân dân ở mỗi cấp
Để kiện toàn tổ chức Toà án nhân dân các cấp và bảo đảmviệc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, n gày 23 - 3 -
1961 Uỷ ban thường vụ Quốc hội thong qua pháp lệnh quy định cu
thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các Toà
án nhân dân địa phương
Nhìn chung các nguyên tac hoạt động xét xử của Toà án
nhân dân trước đây được quy định trong Pháp lệnh và Luật tổ chức
Toà án nhân dân đều được kế thừa, ghi nhận lại day đủ, chính xác,
rõ ràng hơn các Sắc lệnh trước đó Ví dụ : nguyên tắc mọi côngdân đều bình đăng trước pháp luật; Nguyên tác thấm phán và hội thâm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật: nguyên tắc xét xử công
khai
Trang 23Tại điều 97 trong chương VII] của Hiến pháp 1959 quy định:
Hệ thống xét xử của nước Việt nam dân chủ cộng hoa gồm có :”
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án địa phương và Toà an quân
sự Trong trường hợp cần thiết Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt” Do đặc điểm về tổ chức hành chính, các Toà
ân địa phương ở nước ta thời kỳ này, ngoài các Toà án nhân dântinh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương, các
Toà án nhân dân cấp huyện còn có các Toà án khu tự trị Ở khu tự
trị Việt Bắc và khu tự trị Tây bắc, tổ chức các Toà án địa phương
sẽ do Hội đồng nhân dân khu tự trị quy định căn cứ vào Hiến pháp
1959 và Luật tổ chức Toà án nhân dân nam 1960, còn việc quan lý
Toà án địa phương được giao cho Toà án nhân dân tối cao
Chế định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân
dân các cấp được ghi nhận cu thể và phù hợp với tinh hình chính
trị lúc đó nhằm góp phần "bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự
xã hội, tài sản xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và sự nghiệp đấu tranh
thực hiện thống nhất nước nhà”
Tham quyền nay được các van bản pháp luật quy định cụ thé
đối với các cấp Toà án như sau :
1.2.1 Tham quyền xét xử sơ thẩm hình su của Toà án nhân
dân cấp huyện
Điều 16 luật tô chức Toà án nhân dan năm 1960 quy định :
"Toà án nhân dân huyện và cấp tương đương xử sơ thâm những
vụ án hình su do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của các
Toa án đó Toà án nhân dân huyện có nhiệm vụ phan xử những
việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà”,
Trang 24Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công tác xét xử ở cấp huyện,đòi hoi Toà án nhân dân cấp huyện cần được Kiện toàn thêm Vì
thế Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tốicao và tổ chức Toà án nhân dân địa phương ngày 23 - 3 - 1961 quy
định :” Toà án nhân dân cấp huyện có quyền phân xử những việchình sự nhỏ không phải mở phiên toà, sơ thẩm những vụ án hình
sự có thể phạt từ 2 năm tù trở xuống”, Ngoài ra còn có nhiệm vụ xây dựng tổ chức Tư pháp và hướng dẫn công tác hoà giải ở các thị
trấn, xã phường và tuyên truyền pháp luật trong nhân dân
Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện theo như
quy định trên đã bảo đảm được phần lớn việc trấn áp và trừng trịkip thời kẻ phạm tội, đồng thời giảm bớt những vụ án phải đưa lênToà án nhân dân tỉnh trong điều kiện thông tin, liên lạc rất nhiềukhó khăn
Những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà là việc
thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, đó lànhững vụ việc phạm pháp nhỏ trong nhân dân, tính chất, mức độ ítnghiêm trọng Đối với những loại việc này,Toà án nhân dân cấphuyện được phân xử dựa trên cơ sở chủ yếu áp dụng biện pháp xử
lý hành chính, xử phạt vi cảnh, không cần phải có sự truy tố của
Viện kiểm sát nhân dân Toà án có thể thụ lý những việc đó căn cứ
vào báo cáo của Uy ban hành chính xã kiêm Tư pháp hoặc hồ sơ
do Công an huyện hay Viện kiểm sát nhân dân huyện chuyển sang
Trong những hồ sơ đó chủ yếu là sự việc, chứng cứ đã rõ ràng vàphải dam bao yêu cầu chung của công tác xét xử là xử phạt đúng
- Xem công báo nam T961 - trang 217
Trang 25người, đúng tội, không được tha nhầm kẻ phạm pháp mà khôngđược làm oan người vô tội, xử phạt nặng quá hoặc nhẹ qua đềukhông phù hợp với yêu cầu của việc giáo dục và cải tạo kẻ phạm
pháp và cũng không phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ
Nếu sau khi nghiên cứu, xem xét hồ sơ vụ án mà Toà ánnhận thấy việc phạm pháp có tính chất nghiêm trọng thì Toà án
phải thao luận với Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội theo trình tựchung về tố tụng hình sự Nếu Toà án nhận thấy không cần thiếtphải xử lý, áp dụng biện pháp cưỡng chế của Toà án thì có thể giao cho Uỷ ban hành chính xã kiêm Tư pháp giáo dục, hay cảnh cáo
người vi phạm
Trước tinh hình đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền bắc,
yêu cầu các Toà án nhân dân huyện phải phát huy tốt hơn nữa vai
trò của minh nhằm trấn áp bon phan cách mang, bảo vệ trật tự trị
an và tăng cường đoàn kết trong nhân đân góp phần thực hiện tốtnhiệm vụ "vừa sản xuất, vừa chiến đấu" Toa án nhân dân tối cao
đã ra Thông tư số 02 - TT/TATC ngày 20 - 2 - 1966 hướng dẫn việc thực hiện thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyệntrong tình hình mới Theo đó Toà án nhân dân cấp huyện có quyền
xử phạt tù từ 2 năm trở xuống Những loại việc mà Toà án nhân
dân cấp huyện được trực tiếp thụ lý và xét xử là :
- Tội trộm cắp, lừa đảo thông thường
- Tội tham ô hoặc đầu cơ tích trữ không có quy mô lớn sốtiền và tài sản tham ô hoặc giá trị hàng hoá đầu cơ, tích trữ khônglớn
- To1 buôn lậu
Trang 26- Tội đánh người thành thương không gây thành cố tật,không gây nguy hiểm đến tính mạng
- Tội săn bắn nhầm làm người bị thương
- Tội không tôn trọng luật lệ giao thông gây nên tai nạn làm
người bị thương
- Tội chữa thuốc, nạo thai trái phép làm ảnh hưởng đến sức khoe của người bị hại nhưng không gây chết người.
- Tội hiếp đâm phụ nữ không có tình tiết tăng nặng
- Tội giao cấu với gái vị thành niên
- Tội cưỡng bách giao cấu
-Tội có hành vi dam 6 (ối tiết)
- Tội xâm hại đến hạnh phúc của người khác gây tác hại
nghiêm trọng
- Tội đánh bạc
- Tội nấu rượu lậu
- Tội mổ trâu bò trái phép
Ngoài ra còn một số loại tội khác mà Toà án nhân dân cấptỉnh có thể giao cho Toà án nhân dân cấp huyện xét xử, cụ thể là :
- Tội tuyên truyền xuyên tạc, chống phá chính sách khôngphải vì mục đích phản cách mạng hoặc tuyên truyền phản cáchmạng (hoặc) chống phá chính sách vì mục đích phản cách mạng
nhưng không có tổ chức mà bị cáo không phải là phần tử nguy
Trang 27- Tội chữa thuốc, nạo thai gây chết người
- Tội săn bắn nhầm làm chết người
- Tội thiếu tỉnh thần trách nhiệm gây thiệt hại cho tài sản củanhà nước, tài sản của Hợp tác xã hoặc gây tai nạn chết người
- Toi không tôn trọng luật lệ giao thông gây nên tai nan làm
chết người
- Tội giết trẻ sơ sinh
Thực tế công tác xét xử tồn tại trong thời gian này cho thấycác Toà án nhân dân cấp huyện bắt buộc phải thỉnh thị lên Toà ánnhân dân tỉnh (xin đường lối giải quyết) trước khi xét xử, đó lànhững vụ án mà việc định tội có thể dẫn đến dễ bị lẫn lộn, nhầm
lẫn về tội danh như tội đánh người thành thương, tội cố ý giếtngười chưa thành, tội cố ý gián tiếp giết người và những tội ítkhi xảy ra hoặc những tội mà Toà án nhân dân huyện mới gặp lần
đầu
Việc xét xử những vụ mà bị cáo phạm tội trong trường hợp
tái phạm (đã bị xử phạt bằng một bản án nay lại phạm tội mới), thì
áp dụng hình phạt tội mới cũng không được vượt quá 2 năm tù,
nhưng nếu bị cáo phải thụ hình cả tội cũ và tội mới , tổng hợp hìnhphạt 2 tội là trên 2 năm tù giam có thuộc thẩm quyền xét xử củaToà án nhân dân cấp huyện không? Theo công văn số 713 - TTngày 11 - 9 - 1967 của Toà án nhân dân tối cao gửi Toà án nhân
dân tinh Hà tây về thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyệntrong việc xét xử những việc tái phạm thì giải thích như sau :
Theo điều 9 và điều 12 của Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ
chức của Toà án nhân dân tối vao và tổ chức Toà án nhân dân địa
Trang 28phương ngày 23 - 3 - 1961 thì tỉnh thần nội dung của Luật là giao cho Toà án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm những vu án ít
quan trọng và ít phức tạp, còn những việc quan trọng, phức tạp vànhững việc phải xử trên 2 năm tù thì Toà án nhân dân tỉnh phải lấy
lên để xét xử sơ thẩm, chỉ giao cho Toà án cấp huyện xử những vụ
án mà thời gian bị cáo phải thụ hình về tội mới và tội cũ không
quá 2 năm tù, nếu nhận thấy thời gian đó có thể vượt quá 2 năm tùthì Toà án huyện phải đưa việc đó lên cho Toà án nhân dân cấptinh xét xử sơ thẩm Để đảm bảo cho các Toà án nhân dân cấp huyện thực hiện đúng thẩm quyền của mình và xét xử được chính
xác, Toà án nhân dân cấp huyện phải báo cáo lên Toà án nhân dâncấp tỉnh mỗi khi gặp những loại việc này để nếu xét thấy cần thiếtthì Toà án nhân dân cấp tinh ra quyết định lấy vu án lên để xét xử
so thâm
1.2.2 Tham quyền xét xử so thẩm hình sự của Toà án nhân
dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tham quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh được quy định tạiđiều 18 cua Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 là :" Toà án
nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị hànhchính tương đương có quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của các Toà án dé và
những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp dưới màcác Toà án đó lấy lên để xt" Trong Pháp lệnh quy định cụ thể về
tô chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức các Toà án nhân
dân địa phương ngày 23 - 3 - 1961 cũng ghi nhận :” Toà án nhân
dân unh Thành phố và cấp tương đương trực thuộc Trung ương có
Trang 29quyền sơ thẩm những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền cuaToà án nhân dân Thành phố thuộc tính, thi xã, huyện và những
vụ án thuộc thâm quyền của các Toà án đó nhưng xét thấy quantrong, phức tap cần lấy lên để xt".
Như vậy, Pháp luật không quy định cụ thể loại tội nào thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh, mà chỉ dựa trên cơ sở thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh Cũng có nghĩa là : loại trừ các loại việc thuộc thẩm quyển xét xử cua Toa
án nhân dân cấp huyện, số còn lại là thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh, tuy nhiên pháp luật còn mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Toà án nhân dân cấp tỉnh là nếu
xét thấy vụ án thuộc loại quan trọng (như nhằm mục đích phục vụ
chính trị địa phương) hoặc những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp(như khó đánh giá chứng ct ) thì Toà án nhân dân cấp tinh cũng
có quyền lấy lên để xử và cũng coi là thuộc thẩm quyền sơ thẩm
của Toà án nhân dân-cấp tỉnh theo điều 12 pháp lệnh quy định cụ
thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức Toà án địa
phương ngày 23 - 3 0 1961 quy định :" Toà án nhân dân cấp huyện
có quyền sơ thẩm những vụ án hình sự mà có thé phạt từ 2 năm tù trở xuống" Như vậy có nghĩa là Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự có mức hình phạt trên 2
Trang 30Xét xử sơ thẩm của Toa án nhân dân cấp tỉnh đối với những vụ án
có một trong các điều kiện sau :
- Những việc có tính chất khó khăn, phức tạp hoặc có ảnh
hưởng chính trị lớn, phải vận dụng nhiều chính sách của Đảng và
nhà nước
- Những việc có sự bất đồng ý kiến lớn giữa cơ quan Công
an hoặc Viện kiểm sát với Toà án cấp huyện mà việc xét xử sẽ gặp
nhiều khó khăn
- Những việc mà bị cáo hoặc đương sự là người có ảnhhưởng chính trị tương đối lớn ở địa phương như cán bộ trung, cao
cấp, đại biểu Quốc hội, Linh mục, Nhân sỹ đối với những việc
này không nhất thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh phải lấy lên để xét
xử mà chỉ nên lấy những việc nếu xét thấy xét xử ở cấp tỉnh thì tốt
hơn
- Những việc phạm pháp hoặc những vu kiện tụng xét thấycần đưa ra xét xử để giáo dục cho cán bộ, nhân dân của nhiềuhuyện hoặc của toàn tỉnh
Ngoài ra Toà án nhân dân cấp tỉnh còn phải căn cứ vào thực
tiễn, trình độ nghiệp vụ của thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyệncũng như can cứ vào từng nội dung của từng vụ án có cơ sở cho làphức tạp để lấy lên để xử Thông thường Toà án tỉnh lấy lên để xử
sơ thẩm trong những trường hợp sau :
Những vụ án mà bị cáo phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạtbuộc bị cáo chấp hành phạt chung trên 2 năm tù và những vụ án
tuy phạm một tôi song phải áp dụng hình phạt trên 2 năm tù
~`- Xem cong bao num 1906, trang 11S
Trang 31Ví dụ : Vụ Nguyễn Văn Ba (ở Đan phượng - Hà Tây) bị truy
tố về tội ” không tôn trọng luật lệ giao thông gây nên tai nạn làmngười bị thương”, có mức hình phạt phải 4p dụng trên | năm tù và
tội ” đánh bạc” cũng có khung hình phạt phải áp dụng trên | nam
tù Do vậy, nếu tổng hợp hình phạt thì bị cáo bị phạt trên 2 năm tùnên Toà án nhân dân huyện Dan phượng phải đưa vụ án lên Toà annhân dân tỉnh Hà Tây thụ lý, xét xử sơ thẩm theo thẩm quyền”.
Những vụ án mà bị cáo đã bị phạt từ nhưng cho hưởng antreo, lại tái phạm (phạm tội mới), hình phạt áp dụng cho tội mới
cũng chỉ 2 năm tù trở xuống nhưng nếu bị cáo phải thụ hình cả 2
tội thì tổng số thời gian bị cáo phải thụ hình sẽ trên 2 năm tù, thì
cũng thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp
tinh
Vi dụ : Vu Nguyễn Văn Sửu (ở Mỹ Đức - Hà tây), bi cáo da
bi xử phạt 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội " trộm cap"
thời hạn tinh từ ngay-19 - 9 - 1966, đến tháng 1 - 1967, y lại phạm
tội ” đầu cơ tích trữ” có mức hình phat cả 2 tội là 27 tháng tù (trên
2 năm tù), do đó Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây là Toà án có thẩmquyền xét xử sơ thẩm vụ án nay
Nhìn chung, những hướng dẫn trên đây của Toà án nhân dântối cao đã giúp cho các Toà án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnhbước đầu xác định rõ được những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử
của mình để nhanh chóng xét xử kịp thời, bảo đảm việc xét xử
đúng pháp luật đồng thời tránh tỉnh trạng sử quá nhẹ vì chưa nhận
~* - Hỏ sơ lưu trữ cua Toa án tinh Hà Tây số 92 HS/196]
+4 š + = ` mm - a ‘ F —
Xem ho so li tũ số 12 TS/1967 của Toa an nhân dan tình Ha Tay
Trang 32thức hết tính chất nghiêm trọng của vụ án hoặc xử lý quá nặng đối
với tội phạm nhất thời vì tham lam không có mục dich phan cách
trong các khu tự trị, các Toa án nhân dân khu tu trị được thành lập
theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960.
Theo điều 2 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 thì ởcác khu tự trị Việt Bắc và Tây bac, tổ chức Toà án nhân dân dia
phương do Hội đồng nhân dân khu tự trị căn cứ vào Hiến pháp
năm 1959 và Luật tổ chức Toà án năm 1960 guy định Ngày 02 - 3
- 1963, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn Điều lệ "quy định
cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân các cấp trong khu tự trị Việt
bắc", và ngày 09 - 4 - 1963, Hội đồng nhân dân khu tự trị Tây bắc
cũng ban hành "điều lệ quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhândân các cấp trong khu tu trị Tây bác” Điều lệ này được Uy ban
thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại quyết định số 185 - NQ - TVQH
ngày 09 - 7 - 1963
Nội dung các Điều lệ quy định Toà án nhân dân khu tự trị có
thâm quyền xét xu:
+ Sơ thẩm những vụ án hình sự thuộc tham quyền của Toa
án nhân dân cấp dưới nhưng xét thấy quan trong hoặc phức tạp laylên để xử
Trang 33+ Phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Toà
án nhân dân tỉnh bị chống án hoặc bị kháng nghị
+ Xử lại những vụ án do bản thân minh hoặc do Toà án nhândân cấp dưới đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp
luật nhưng Toà án nhân dân tối cao giao cho xử lại
Về thẩm quyền xét xử sơ thẩm thì Toà án nhân dân khu tư tri chỉ có quyền xét xử những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới nhưng có nội dung phức tạp hoặc nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương và xét thấy cần thiết phải lấy lên để
xử pháp luật không quy định cụ thể những loại án cụ thể nào thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân khu tự trị.
Điều lệ còn quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân
các cấp trong khu tự trị Việt bắc và Tây bắc Cơ cấu Toà án khu tự
trị gồm có : Toà án nhân dân khu, các Toà án nhân dân tỉnh, các
Toà án nhân dân Thị xã và huyện
Ngoài chức năng, nhiệm vụ xét xử, Toà án nhân dân khu còn
có nhiệm vụ xây dựng tổ chức Tư pháp trong khu và tổ chức việctuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân; mở lớp huấnluyện thẩm phán Toà án nhân dân thị xã, huyện và thư ký Toà án
để góp phần đào tạo cán bộ địa phương theo chính sách dân tộc
của nhà nước Đối với Toà án nhân dân tỉnh thì ngoài chức năng
nhiệm vụ xét xử các vụ án theo thẩm quyền còn có nhiệm vụ xây
dựng tổ chức Tư pháp ở địa phương, huấn luyện cán bộ Tư pháp
cho thị trấn và xã; to chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong
nhân dân
3]
Trang 341.2.4.Tham quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Toà án nhân dân tối cao
Điều 103 Hiến pháp năm 1959 của nước ta quy định :” Toà
an nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt namdân chủ cộng hoà Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử
của Toà án nhân dân địa phương, Toà quân sự và Toà án đặc biệt".
Về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình su của Toà án nhân dân
tối cao, Điều 2] Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 14 - 7 - 1960
quy định :" Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền sơ thẩm những
vụ án do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân và những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp
dưới mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để xét xử"
Dé cụ thể hơn thẩm quyền xét của Toà án nhân dân tối cao, Pháp lệnh quy định cụ thể tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và
các Toa án nhân dân địa phương ngày 23 - 3 - 1961 quy định :”
Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao có quyền sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao và những vụ án thuộc thẩm quyền của
Toà án nhân dân cấp dưới nhưng Toà án nhân dân tối cao xét thấy
cần lấy lên để xử bản án sơ thẩm đồng thời là chung thẩm có hiệu
lực thi hành ngay, bị cáo không có quyền chống án" Những vụ án
hình sự thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm
là những vụ án mà bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, chứng
cứ rõ ràng, gây căm phan lớn trong nhân dân, dư luận quan chúng
đòi hỏi phải xử lý thật nghiêm khắc
are
| I2
Trang 35Ví dụ : Vụ án mà bị cáo đã có hành vi giết chết người, sau đó
lại dem chặt thành nhiều mảnh hoặc các vụ án mà bị cáo đã có hành vi cố ý huỷ hoại làm thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản
của nhà nước
Việc giải quyết theo thủ tục này đòi hỏi phải thật khân trương, có tác dụng tích cực ngăn chặn tội phạm xảy ra, góp phần
đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của
nhân dân, do đó có tác dụng phục vụ kip thời nhiệm vụ chính tnquốc gia
Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp dưới (thông thường là án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án nhân dân cấp tinh, thành phố), nhưng Toà án nhân dân tối cao
lấy lên dé xử là những vụ án nghiêm trọng hoặc những vụ án liên
quan đến nhiều cấp, nhiều ngành ở Trung ương mà Toà 4n tối cao
thấy để xử ở cấp dưới sẽ gặp nhiều khó khăn nên lấy lên để xử.
Pháp luật quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm đối với Toà án nhân dân tối cao đã có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần quan trọng vào việc phòng chống tội phạm, nhất là
trong thời kỳ này, khi cách mạng đã chuyển sang giai đoạn xây
dựng chủ nghĩa xã hội mà trong đó pháp chế xã hội chủ nghĩa
đang trở thành công cụ đắc lực bảo đảm cho việc bảo vệ và xâydựng chủ nghĩa xã hội
1.2.5 Tham quyền xét xử hình sự của Toà án nhân dân đặc biệt
Trang 36Trước tình hình Miền nam vừa giải phóng, chế độ thực dân
kiểu mới do Đế quốc Mỹ dựng lên đã bị đánh đổ hoàn toàn nhưng tan dư của chế độ cũ vẫn chưa bị quét sạch, nhiều tên phan động
câu kết thành 6 nhóm nap dưới sự điều khiển của Mỹ lén lút quaylại chống phá cách mạng Thực tế xã hội còn rất nhiều phức tạpnhất là nạn đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường, gây khó khăn cho
việc phát triển kinh tế, làm mất ổn định về an ninh chính trị Do
đó, để đáp ứng yêu cầu trừng trị bọn tội phạm một cách nghiêm khắc, kịp thời trấn áp mạnh mẽ kẻ thù giai cấp, ngày 25 - 5 - 1976
Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà Miền nam Việtnam đã ban hành quyết định số 29 - QD cho phép thành lập Toà ánnhân dân đặc biệt Theo quyết định này, Toà án nhân dân đặc biệtđược thành lập để xét xử bọn tội phạm là những tên tư sản mại bảnphạm tội lũng đoạn, đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường, tàng trữ vũkhí, tài liệu địch, thông đồng với bọn phản cách mạng tìm cách
chống phá cách mạng hoặc tổ chức vượt biên trốn ra nước ngoài;
những tên tiếp tay cho bọn phản cách mạng ở trong nước và ngoài
nước Toà án nhân dân đặc biệt có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm những đối tượng phạm tội.
Sau khi Quốc hội của ca nước thống nhất, ngày 24 11
-1976, Uy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết thành lập Toà án
nhân dân đặc biệt Theo nghị quyết số 181 NQ/QHK6 ngày 23
-1 - -1978 của Uy ban thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân đặc
biệt được thành lập có thẩm quyền xét xử những toi phạm đặc biệt
nghiêm trọng về trật tự xã hội xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh
34
Trang 37đối với những tội phạm như : giết người, cướp của, tống tiền, đối
nhà, tổ chức lưu manh, trộm cap
Tóm lại, trong giai đoạn từ 1959 đến 1980, tổ chức và hoại động, cũng như thẩm quyền của Toà án nhân dân các cấp có những đặc điểm sau đây :
- Toà án nhân dân đã được tổ chức thành một hệ thống từ
trung ương đến huyện, thị xã phù hợp với điều kiện và đặc thù củachế độ chính trị, kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn này
- Trong tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân bảo đảm
sự tham gia của nhân dân, thể hiện bằng chế độ bầu cử các chức vụ Chánh án, phó chánh án, thẩm phán Toà án nhân dân các cấp và nguyên tắc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân
tham gia
- Tổ chức Toà án nhân dân theo nguyên tắc kết hợp thẩmquyền xét xử với đơn vị hành chính lãnh thổ
- Toà án nhân dân thực hiện chế độ hai cấp xét xử Điều đó
ng thể hiện là Nhà nước ta đã chú trong, bảo đảm quyền và lợi
he
O
ích chính đáng của nhân dân
- Việc quản lý Toà án nhân dân địa phương do Toà án nhândân tối cao đảm nhiệm, nhưng thực chất Toà án địa phương songtrùng trực thuộc Toà án nhân dân tối cao chủ yếu quản lý về côngtác sap xếp bộ máy làm việc, số lượng biên chế, trình Uy ban
thường vụ Quốc hội phê chuẩn tổng biên chế của Toà án diaphương, quản lý về công tác xét xử Uy ban nhân dân địa phươngquan lý va cap kinh phí hoạt động cũng như sắp xếp nhân su cu
Trang 38thể Chánh án, Phó chánh án, các Tham phán do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu ra
1.3 THÂM QUYEN XÉT XỬ SƠ THẤM HÌNH SỰ CUA TOA ÁN NHÂN DAN CAC CAP TỪ NAM 1980 ĐẾN 1988
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thong
nhất, và nhất là từ năm 1980 nhiệm vụ chiến lược đã được Đảng và
Nhà nước ta đề ra là thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược lớn : xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủnghĩa, do vậy đòi hỏi các cơ quan pháp luật nói chung và Toà án
nói riêng phải tăng cường cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm,
kiên quyết trừng trị những tên lưu manh, côn đồ, những tên tái
phạm nguy hiểm, phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, những phần
tử lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ
nghĩa, tài sản của công dan,
Chủ trương của Đảng và Nhà nước được nêu trong chỉ thị số
33 - TC/TW ngày 21 - 1 1978 của Bộ chính trị - Ban chấp hành
Trung ương Dang là xây dung cơ cấu nông nghiệp ở huyện Như
vậy cấp huyện không chỉ đơn thuần là cấp hành chính mà còn làcấp quản lý mọi mặt kinh tế - xã hội Do đó, yêu cầu mở rộng
thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện để đấu tranhphòng chống tội phạm là đòi hỏi cần thiết trong thời gian này
Ngày 18 - 12 - 1980 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt nam khoá VI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Hiến pháp củanước Việt nam thống nhất
Hiến pháp nam 1980 đã kế thừa và phát triển trên cơ sở Hiếnpháp năm 1959 Để cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm
36
Trang 391980 về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân,Quốc hội nước
cong hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua luật tổ chức Toà
án nhân dân ngày 03 - 7 - 1981
Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 đã kế thừa và phat
3 A r “ éz2 & x ~ ^" & ” `triển Luật tô chức Toà án nhân dân năm 1960, thâm quyền cua Toà
an nhân dân được quy định tại điều 36 của luật này và cụ thể như
Sau :
1.3.1 Tham quyền xét xử sơ thẩm hình su của Toà án nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Điều 36 - Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 quy định :
" Các Toà án nhân dân quận, thị xã, huyện, thành phố thuộc unh
có quyền sơ thẩm những vu án hình su trừ những loại việc sau :
- Những tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia
- Những tội phạm hình sự khác có tính chất nghiêm trọng,
phức tạp, gây hậu quả lớn
- Những vụ án mà Toà án nhân dân tỉnh và cấp tương đương
lấy lên dé xét xử.
So với luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, Luật tổ chức
Toà án nhân dân năm 1981 đã tăng thẩm quyền xét xử các vu án hình sự đối với Toà án nhân dân cấp huyện Thẩm quyển xét xửtheo sự việc đã được mở rộng hơn
Để cụ thể hoá về thẩm quyển xét xử của Toà án nhân dân
cấp huyện, Thông tư liên ngành số 04 - TTLB ngày 06 - 2 - 1982của Toà án nhân dan tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - BOnội vụ - Bộ Tư pháp đã hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thâm
quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện đối với những tội
Trang 40phạt từ 5 năm tù trở xuống nhưng đối với các tội tham ô, cướp giật
tài sản xã hội chủ nghĩa thì khung | của hình phat lại là 7 năm tù
trở xuống, như vậy các Toà án nhân dân cấp huyện xét xử nhữngtội phạm về hình sự mà khung | của hình phat do luật quy định từ
7 nam tù trở xuống.o
Toà án nhân dân cấp huyện cũng được xét xử theo khung 2
những tội phạm nói trên nếu vụ án không có tính chất nghiêm trọng và có những tỉnh tiết cho phép xử nhẹ bảng hình phạt tương
đương với khung | Đó là những trường hop sau :
- Tội phạm chưa bị phát giác mà kẻ phạm tội thành thật thútỘI VỚI co quan điều tra ;
- Kẻ phạm tội đã có những hành động ngăn chặn hoặc làm
giảm bớt tác hại của tội phạm ,
- Trước khi bị xét xử kẻ phạm tội tự nguyện bồi thường sửa
chữa thiệt hại hoặc tích cực sửa chữa thiệt hại đã xảy ra 3
- Phạm tội gây thiệt hại không lớn,
Có thể cho rằng, trong khi chưa có Bộ luật hình sự và Bộ luật
tố tụng hình sự, Thông tư liên ngành nói trên đã giúp cho việc xét
xử của Toà án nhân dân cấp huyện được thuận lợi Tuy nhiên trong
thực tế áp dụng cho thấy một số vấn đề bất hợp lý, trường hợp Toà
an nhân dân cấp huyện xét xử theo khung 2 có mức hình phạt trên
7 năm tù, song do vụ án có tính chất ít nghiêm trọng và có những
tinh tiết cho phép xử nhẹ tương đương với khung 1, như vay, mặc
dù chưa xử thì người Tham phán đã xác định dự kiến là chỉ có thể
áp dụng mức hình phạt dưới 7 năm tù Như vậy là không khách
quan, trái với nguyên tac thấm phán và hội thẩm nhân dân chỉ tuântheo pháp luật, bởi vì hình phat áp dung đối với người phạm tôi cụ