Tiểu luận môn QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY NƯỚC DANKIA SUỐI VÀNG - CÔNG TY CP MAY ĐÀ LẠT - CÔNG TY CHẾ BIẾN TRÀ RƯỢU VANG VĨNH TIẾN LÂM ĐỒNG

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu luận môn QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY NƯỚC DANKIA SUỐI VÀNG - CÔNG TY CP MAY ĐÀ LẠT - CÔNG TY CHẾ BIẾN TRÀ RƯỢU VANG VĨNH TIẾN LÂM ĐỒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Địa điểm và chức năng của nhà máy 1.1.2. Sơ đồ mặt bằng nhà máy : 4 1.1.3. Quy mô và công suất ở nhà máy : 4 1.1.4. Mạng lưới phân phối : 5 1.1.5. Mô tả các công trình và thành phần hệ thống xử lý : 6 1.1.6. Sơ đồ & thuyết minh dây chuyền công nghệ xử lý : 16 1.1.7. Ưu & nhược điểm tại nhà máy Dankia : 17 1.1.8. Kiến nghị & giải pháp : 18 1.1.9. Biểu đồ tần số & đánh giá chất lượng về độ pH :. 19 2. Công ty chế biến trà, rượu vang Vĩnh Tiến : 20 2.1. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 2000 & giải thưởng HVNCLC : 20 2.2. Giới thiệu tổng quan về công ty Vĩnh Tiến: 22 2.2.1. Quá trình hình thành & phát triển : 22 2.2.2. Nghành nghề sản xuất & các dòng sản phẩm trên thị trường : 24 2.2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm trà túi lọc Atiso & các HĐ kiểm soát CL : 25 2.2.4. Đánh giá chất lượng dịch vụ tham quan du lịch : 29 3. Công ty cp may Đà Lạt : 33 3.1. SA8000 tại công ty cp may Đà Lạt : 33 3.2. Các hoạt động liên quan đến kiểm soát chất lượng sản phẩm : 34 II. Phần nội dung tự chọn : 36 1. (2) Đề xuất phát triển mới tại công ty Vĩnh Tiến : 36 2. (3) Biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước cấp cho nhà máy nước Đà Lạt : 3

Trang 1

* Nhận xét của giảng viên:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠTKHOA QTKD-DL&QHCC

TIỂU LUẬN MÔN

QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

GVHD: TS.Lê Dũng

SVTH : Nguyễn Phúc ĐìnhMSSV : 11904029

Lớp : QTKD_K16

Đà Lạt, tháng 5 năm 2021

Trang 2

Hình thức trình bàyNội dungThái độ, ý thức

Trang 3

1 Nhà máy nước Đà Lạt Dankia - Suối vàng : 2

1.1 Giới thiệu tổng quan : 2

1.1.1 Địa điểm và chức năng của nhà máy : 2

1.1.2 Sơ đồ mặt bằng nhà máy : 4

1.1.3 Quy mô và công suất ở nhà máy : 4

1.1.4 Mạng lưới phân phối : 5

1.1.5 Mô tả các công trình và thành phần hệ thống xử lý : 6

1.1.6 Sơ đồ & thuyết minh dây chuyền công nghệ xử lý : 16

1.1.7 Ưu & nhược điểm tại nhà máy Dankia : 17

1.1.8 Kiến nghị & giải pháp : 18

1.1.9 Biểu đồ tần số & đánh giá chất lượng về độ pH : 19

2 Công ty chế biến trà, rượu vang Vĩnh Tiến : 20

2.1 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 2000 & giải thưởng HVNCLC : 20

2.2 Giới thiệu tổng quan về công ty Vĩnh Tiến: 22

2.2.1 Quá trình hình thành & phát triển : 22

2.2.2 Nghành nghề sản xuất & các dòng sản phẩm trên thị trường : 24

2.2.3 Quy trình sản xuất sản phẩm trà túi lọc Atiso & các HĐ kiểm soát CL : 25

2.2.4 Đánh giá chất lượng dịch vụ tham quan du lịch : 29

3 Công ty cp may Đà Lạt : 33

3.1 SA8000 tại công ty cp may Đà Lạt : 33

3.2 Các hoạt động liên quan đến kiểm soát chất lượng sản phẩm : 34

II Phần nội dung tự chọn : 36

1 (2) Đề xuất phát triển mới tại công ty Vĩnh Tiến : 36

2 (3) Biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước cấp cho nhà máy nước Đà Lạt : 37

III Kết luận : 38

Tài liệu tham khảo : 39

Trang 4

Lời Mở Đầu

Được sự cho phép bên phía doanh nghiệp và sự dẫn dắt tận tình của giảng viên bộmôn Chúng tôi có dịp ghé thăm ở cả ba cơ sở gồm Công Ty CP May - Nhà máynước Dankia - Nhà máy Vĩnh Tiến, được tham quan, tìm hiểu về quy trình, sảnphẩm, quy mô, tiêu chuẩn… tất cả những yếu tố đó đã tạo nên một năng suất tốt,chất lượng tốt

Sau 2 tuần thực tập chắc có lẽ không phải là thời gian dài để tôi tiếp thu được nhiềukiến thức mà quan trọng học được gì và tích lũy được những kinh nghiệm nào Nhờcó chuyến đi này mà tôi đã thu thập được nhiều kiến thức bổ ích trong công việcthực tế , cũng như để hiểu sâu hơn về bộ môn mình học ( Quản Trị Chất Lượng ) Căn cứ vào đề cương thực tập tôi xin trình bày những kiến thức sơ bộ mà tôi đã nắmđược và tiếp thu được trong suốt quá trình thực tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

I Phần Nội Dung Bắt Buộc :

1 Nhà Máy Nước Đà Lạt Dankia - Suối Vàng :

1.1 Giới thiệu tổng quan về nhà máy :

Đế đáp ứng nhu cầu nước sạch của thành phố, nhà máy nước cấp Đankia đã đượcxây dựng vào năm 1982, hoàn thành năm 1984 và được đưa vào sử dụng chođến nay Toàn bộ khuôn viên mặt bằng của nhà máy năm trong khu vực thunglũng hồ suối vàng.

Nhà máy trực thuộc công ty TNHH cấp thoát nước Lâm Đồng, nhà máy xử lýnước cấp Đà Lạt còn có tên gọi là nhà máy nước Đankia Hệ thống quy trình kỹthuật công nghệ được hợp tác xây dựng với sự viện trợ của Chính phủ Đan Mạchvà nguồn ngân sách nhà nước.

Cổng chính của nhà máy

1.1.1 Địa điểm và chức năng nhà máy :

Nhà máy nước suối vàng- Đankia năm cảnh hồ nhân tạo Đankia có sức chứakhoảng 21 triệu m3 , diện tích mặt thoáng của hồ là 245 ha, cách trung tâm Đà Lạt17km về hướng tây bắc, nằm trong khuôn viên thung lũng vàng

Trang 6

Nhà máy xử lý nước từ hồ Đankia, sau đó bơm nước sạch đến bể chứa đồi TùngLâm có dung tích 5000m3 và từ đó đến các bể chứa có sẵn của thành phố Từnhững bể này , nước sạch được cung cấp cho các khu vực của thành phố

Công trình nước sạch đang có công nghệ và trang thiết bị hiện đại đã cải thiệnviệc cung cấp nguồn nước sạch với chất lượng tốt cho thành phố Đà Lạt với côngsuất tối đa 25000m3/ ngày đêm cho dân số Đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng & sảnxuất ở thành phố Đà Lạt.

Đài phun nước - biểu tượng của nhà máy

Trang 7

1.1.2 Sơ đồ mặt bằng nhà máy :

Toàn bộ nhà máy có 12 công trình mỗi bộ phận có chức năng khác nhau

Nước được lấy từ Hồ Dankia sau khi trải qua xử lý bằng các phương pháp hóa lý nước sẽ được đưa đến bể chứa nước sạch sau đó đưa đến bể chứa ở đường TùngLâm và từ đây sẽ chảy hòa và hệ thống ống dẫn nước cung cấp cho cả thành phố.Nhà điều hành là một bộ phận rất quan trọng, điều khiển mọi sự vận hành của nhàmáy cũng như xử lý các thông số kỹ thuật của nguồn nước, dòng chảy, kể cảnhững sự cố từ đó tìm cách khắc phục.

-1.1.3 Quy mô và công suất ở nhà máy :

Phạm vi cung cấp nước của nhà máy gần như phủ khắp hệ thống cung cấp nướcthành phố Đà Lạt Vì sở dĩ nguồn nước rất quan trọng đối với mọi người trong đờisống sinh hoạt cũng như trong sản xuất và với chức năng là xử lý và cung cấp nướccho thành phố thì nhà máy Dankia đã đáp ứng được nhu cầu đó của con người.Công suất cấp nước của nhà máy vào năm 1984 khi mới được đưa vào hoạt động là18.000m3/ngày

Khi đưa vào hoạt động đến nay nhà máy đã mở rộng công suất lên tới 25.000m3/ngày và công suất cực đại lên đến 30.000m3/ngày

Trang 8

Do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều, cũng như khắc phục tình trạng thiếu hụtnguồn nước Nhà máy dự tính công suất có thể lên đến 45.000m3/ngày

1.1.4 Mạng lưới phân phối :

Hiện nay mạng lưới gồm 33.000m ống chuyển tải đường kính Ø500 - 600mm vàtrên 160.000m ống phân phối Ø100 - 300mm

Sơ đồ hệ thống cấp nước ở Đà Lạt thuộc sơ đồ hệ thống cấp nước theo lưu vực :

Sơ đồ mạng lưới cấp nước thành phố Đà Lạt thuộc mạng lưới hỗn hợp, đường ốngtại khu trung tâm được kết lại thành những vòng khép kín Còn dẫn vào các điểm sửdụng nước ở các khu dân cư là các đường ống cụt.

Mạng lưới cụt là mạng lưới chỉ có thể cấp nước cho các điểm ở một hướng về ưuđiểm thì dễ tính toán, kinh phí đầu tư ít Nhược điểm là không đảm bảo an toàn khicấp nước , nếu một đoạn ống có sự cố thì toàn bộ hệ thống mất nước.

Trang 9

Minh họa mạng lưới cụt

Mạng lưới vòng là mạng lưới đường ống khép kín mà tại đó mỗi điểm có thể cấpnước từ hai hay nhiều phía, ưu điểm là đảm bảo an toàn trong cấp nước và nhượcđiểm là do không xác định được chiều nước chảy nên khó tính toán và thiết kế , tổngđầu tư chi phí xây dựng lớn vì chiều dài ống nhiều.

Minh họa mạng lưới vòng

Việc kết hợp hai kiểu mạng lưới phân phối này để giúp cho hệ thống đảm bảo đượcviệc cung cấp nước cho thành phố một cách thông suốt và hiệu quả.

1.1.5 Mô tả các công trình & Thành phần hệ thống xử lý :

Hồ Dankia xây dựng và hoàn thành vào năm 1945 trên sông Đạ Đờng để phục vụcông trình thủy điện Ankroet, diện tích hồ khoảng 245 ha , diện tích lưu vực là 141km2 , dung tích hữu dụng là 15,2 triệu m3

Trang 10

Công trình nước sạch Dankia bao gồm :

 Trạm bơm nước thô với 5 tổ máy tại hồ Dankia, 1 trạm biến áp và một đườngống chuyển tải nước thô giữa trạm bơm nước thô đến nhà máy xử lý.

 Nhà máy xử lý nước sạch với công suất 25.000 m3/ngày đặt tại vị trí gần bờ hồgồm : bể trộn và phân phối, 3 bể lắng gia tốc, 6 bể lọc nhanh phổ thông có máiche, 1 bể chứa nước sạch 3.000 m3, trạm bơm nước sạch với 6 tổ máy và 1 trạmbiến áp.

 Đường ống chuyển tải nước sạch Ø600 dài 7.200m từ trạm bơm nước sạch đếnbể chứa Tùng Lâm.

 Bể chứa nước sạch dung tích 5000m3 đặt tại đồi Tùng Lâm.

 Đường ống chuyển tải từ bể chứa Tùng Lâm về thành phố Đà Lạt gồm 2,8km,ống thép Ø600 Tiếp theo phân thành 2 nhánh : nhánh 1 gồm 5,4km, ống thépØ500 phần tiếp thành hai nhánh Ø300 dài 6,5km (cấp nước cho các bể HùngVương, Dinh 1, Gougal) - nhánh 2 gồm 1km ống thép Ø500 và 2km ống Ø300(cấp nước cho các bể còn lại)

Trang 11

- Trạm bơm nước sạch ( trạm bơm cấp 2 ) - Bể chứa bùn

Trạm bơm cấp 1 ( bơm nước thô ) :

Nhiệm vụ : bơm nước thô từ hồ Dankia lên bể hòa trộn phân phối trướcThành phần :

+ 5 tổ máy bơm công suất 450 m3/h ,trong đó có 3 bơm hoạt động liên lục và 2bơm dự phòng

+ Bình chống va ( nhằm cân bằng áp lực trong đường ống truyền tải, đưa nước lêncao đến hệ thống xử lý) Trong quá trình thu nước không phải lúc nào hệ thốngcũng vận hành liên lục, máy bơm có thể xảy ra trục trặc, nước vào máy bơm có thểchảy ngược lại làm gãy cánh quạt, vỏ bơm bị nứt, vì thế phải bố trí bình chống va.

Trang 12

+ Hệ thống thu nước : 2 van đáy 492 và 2 van 495 và 498

+ Vôi (vôi bột, nồng độ 3%): vôi được dùng để kiểm soát hóa chất trong quá trìnhpha trộn, được sử dụng ở dạng vôi sữa

Trang 13

+ Clo được dùng để khử trùng Clo được đưa vào nước 2 lần trong các công đoạn: sau lọc(tại bể trộn thứ cấp) và trước khí đưa ra mạng lưới nước cấp được châm thêm một lần cuốivới lượng dư clo (0.9 – 1.1 mg/l) để đảm bảo chất lượng

Bể hòa trộn phân phối trước :

Nhiệm vụ :

Châm phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O 7.1% để xảy ra quá trình keo tụ tạo bôngtrước khi qua bể lắng.

Châm vôi để duy trì pH của nước ở khoảng 6.5 – 8.5

Clo hóa sơ bộ: clo có tác dụng khử các hợp chất hữu cơ, các thể keo, huyền phù,tảo và sinh vật nổi với liều lượng thích hợp Vì sự có mặt của các chất này ở cácquá trình tiếp theo sẽ giảm hiệu quả của quá trình xử lý nước.

Trang 14

Cấu tạo: Gồm 5 ngăn trong đó có 3 hố thu nước và 2 ngăn phân phối được đặt xen

kẽ nhau

Nguyên lý hoạt động : Nước thô được bơm từ dưới lên bể hòa trộn, qua 2 ngănphân phối đều nước qua 3 hố thu Khi đó phèn được hòa vào nước qua hệ thốngống và van nhỏ ở thành bể, vôi và clo được được cho qua hệ thống đặt dưới đáy bể.Riêng ống châm clo được đặt ở dưới đất, đường ống châm phèn được đặt trên mặtđất để dễ dàng theo dõi và kiểm tra.

Ngăn phân phối và hố thu hòa trộn Ngăn nhận nước sau hòa trộn

Bể lắng gia tốc :

Trang 15

Nhiệm vụ : làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc đề hoàn thành quá trìnhlàm trong nước

Cấu tạo : Mỗi bể có 3 vòng tròn, vòng ngoài cùng là vòng tròn thu nước, tiếp theolà vùng lắng và vùng trong cùng là vùng phản ứng bùn Bên trên bể có hệ thống môtơ khuấy với cánh tay khuấy có nhiệm vụ tuần hoàn bùn Dưới đáy bể có 2 van xảlưng và một van xả đáy.

Nguyên lý hoạt động :

Nước thô sau khi được xử lý sơ bộ tại bể hòa trộn phân phối trước được đưa vào bểlắng vào vùng lắng sơ cấp, cánh khuấy trộn đều với lượng bùn hoạt tính có sẵntrong đáy bể Sau đó qua khe băng đi lên tới vùng lắng thứ cấp tại đây sau khi nướcđược trong phèn gặp bùn hoạt tính tạo thành bông cặn lớn hình thành một lớpmàng bông cặn có tác dụng như một màn cơ học, nước qua màng này tràn ra mángdẫn tới bể hòa trộn phân phối sau.

Bể hòa trộn phân phối sau :

Được xây dựng bên cạnh để hòa trộn phân phối trước để tiết kiệm diện tích.

Nước sau khi lắng sẽ được đưa vào bể hòa trộn phân phối sau theo nguyên tắc tựchảy Tại đây nước sẽ được châm thêm vôi ( ống châm vôi được đặt chìm dưới mặt

Trang 16

nước ) để nâng pH lên 6.5 - 8.5 để đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch và châm Clo bằngđường ống nhựa lắp cao sát thành bể để đảm bảo Clo dư trong đường ống, tránhnhiễm bẩn đường ống Sau đó nước sẽ theo 2 máng phân phối chia đều vào các đểlọc.

Bể lọc :

Cấu tạo : Sử dụng bể lọc nhanh, có 6 bể lọc chia đều qua 2 bên, kích thước mỗi bể là45 m2.Vật liệu lọc là cát thạch anh gồm 4 lớp có kích thước khác nhau với chiều caolà 1.1m, gồm 4 lớp:

Lớp măt:̣ 70cm kích thướt hạt là 0,8-1,4mmLớp giữa : 10cm kích thướt hạt là 1,4-2mmLớp giữa : 10cm kích thướt hạt là 3-5mmLớp đá́y: 20 cm kích thướt hạt là 5-8mm

Trang 17

Nguyên lý hoạt động :

Van điều khiển ở bể lọc là van cánh bướm, khi có điện van cánh bướm mở ra, nướcsẽ đi vô đường ống Ø300 và phun lên ở giữa bể lọc, sau đó nước đi xuống các lớpvật liệu lọc và các các chất bẩn sẽ được giữ lại trên các lớp này Ở mỗi bể lọc có 5con mắt lọc đặt ở 5 độ cao khác nhau để kiểm soát mực nước trong bể Nếu mựcnước ở con mắt lọc dài nhất tức là vận tốc lọc sẽ rất lớn do đó trong quá trình lọcnó sẽ kéo theo các hạt cát, các chất bẩn đi xuống như thế hiệu quả lọc sẽ thấp nêncon mắt lọc sẽ báo đến tủ điều khiển và cho van cánh bướm mở to ra tiếp tục quátrình lọc.

Ngược lại khi xảy ra hiện tượng tắc lọc, nước lọc không kịp và dâng lên cao tới vịtrí con mắc lọc ngắn nhất, nó sẽ báo đến hệ thống điều khiển cho đóng van để rửalọc Quá trình rửa lọc bao gồm 1 phút cho nghỉ (đóng van), 5 phút thổi khí từ dướilên để hòa trộn lớp các bề mặt, 5 phút tiếp theo là rửa khí nước kết hợp, cuối cùnglà 10 phút rửa hoàn toàn bằng nước sạch, nước sau khi rửa lọc sẽ đi qua 2 mángtràn phía trên bể lọc và được đưa vào bể lắng thải đặt kế bên trạm cấp 2

Quá trình rửa lọc phụ thuộc vào chu kỳ hoạt động của bể, rửa ít nhất là 1lần/1ngày.

Bể chứa nước sạch : Dùng để chứa nước sau khi lọc có dung tích là 3000m3

Trang 18

Tổ máy bơm

Trang 19

Bể lắng bùn : Chứa nước sau quá trình rửa lọc, bùn thải từ bể lắng Tại đây nước

được xử lý sơ bộ và nước sau lắng được xả lại vào hồ Dankia

1.1.6 Sơ đồ và thuyết minh dây chuyền công nghệ xử lý nước nhà máy Dankia :

Nước thô được lấy từ hồ Dankia qua hệ thống bơm cấp 1 (trạm bơm nước thô), lưulượng nước đầu vào được xác định qua đồng hồ đo lưu lượng Nước thô được bơmlên bể hòa trộn và phân phối trước, tại bể sẽ được châm phèn, vôi và clo với liềulượng thích hợp.

Theo ống dẫn, nước sau khi châm đủ hóa chất được đưa vào bể lắng gia tốc Tạimỗi bể lắng nhờ hoạt động của máy khuấy, quá trình tạo bông sẽ được diễn ra.Nước sau quá trình lắng theo ống dẫn đưa về bể hòa trộn phân phối sau Tại bể nàynước tiếp tục được châm vôi, clo với liều lượng thích hợp.

Trang 20

Nước sau bể hòa trộn theo máng phân phối đưa đến bể lọc Nước sau lọc theo ốngdẫn đưa đến bể chứa nước sạch 3.000 m3 Qua hệ thống trạm bơm cấp 2, nước sạchđược đưa ra đài chứa Tùng Lâm với sức chứa 5.000 m3 hòa vào mạng lưới, phânphối toàn thành phố.

1.1.7 Ưu và Nhược điểm tại nhà máy Dankia :

Ưu điểm

+ Hệ thống công nghệ xử lý hiện đại, chất lượng đầu ra khá tốt.

+ Kỹ thuật công nghệ được cải tiến qua các thời kỳ, năng cấp phù hợp, đảm bảochất lượng, hiệu quả trong từng quá trình.

+ Công suất nhà máy lớn, cung cấp nước sạch trong phạm vi rộng, có kế hoạch dựtrù cho việc thiếu hụt nguồn nước hoặc mở rộng trong thời gian ngắn.

+ Hàng tháng, hằng ngày đều có lịch bảo trì cụ thể.

+ Ít xảy ra sự cố, dễ khắc phục do có sự liên kết giữa các bộ phận công trình vớinhà điều hành.

+ Máy móc được vận hành bằng điện nên không gây ô nhiễm môi trường.

+ Bể lắng gia tốc tiết kiệm được hóa chất nhờ vào sự tuần hoàn bùn ở vùng thứ cấp.+ Thực hiện tốt công tác trong an toàn lao động và vận hành rất tốt, giúp thực hiệncông việc một cách dễ dàng hơn

Trang 21

+ Ở công trình bể lắng gia tốc, tuy không chiếm nhiều diên tích cũng như hiệu quảnó mang lại khá cao, tuy nhiên cấu tạo phức tạp gây khó khăn trong việc bảo trìcũng như vệ sinh bể; yêu cầu vận hành đối với bể khá cao.

+ Tiêu tốn khá nhiều năng lượng điện.

+ Vào các mùa cao điểm sử dụng nước do nhu cầu sử dụng cao như lễ tết…xuấthiện tình trạng thiếu nước, nước không đủ cung cấp đến các vùng xa, vùng vencủa thành phố.

+ Nhà máy thường hay xảy ra các sự cố về máy móc, như các sự cố về tổ bơm haymất điện

+ Đôi khi xuất hiện sự cố về chất lượng nước đầu ra chưa đạt yêu cầu do thiếuhoặc dư clo

+ Mực nước trong hồ Dankia giảm quá thấp so với các họng thu nước hoặc độ đụccủa nước tăng cao nhất là sau những đợt mưa đầu mùa làm cho hệ thống xử lýkhông thể xử lý kịp

độ các chất trong nước từ đó đưa ra kế hoạch, thông số hóa chất cần thiết choviệc xử lý.

Trang 22

+ Hiện tại thành phố Đà Lạt đang phát triển, nhu cầu sử dụng nước của con ngườingày càng nhiều, nhà máy nên mở rộng các hạng mục công trình hơn thay vì đầutư xây them các nhà máy khác.

+ Nghiên cứu, ứng dụng những vật liệu lọc mới, thay thế vật liệu lọc hiện tại đểkhông tốn quá nhiều nước cho quá trình rửa lọc.

+ Phối hợp chặt chẽ hoạt động của Nhà máy và thủy điện Ankroet nhằm tránh mựcnước hồ xuống quá thấp hoặc độ đục quá cao

+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước lòng hồ.

+ Có các biện pháp xử phạt đối với những trường hợp vi phạm kiểm soát chất lượng.+ Có các công tác phòng chống gây ô nhiễm môi trường để hạn chế ô nhiễm nguồn

nước ở hồ Dankia.

1.1.9 Biểu đồ tần số, đánh giá chất lượng về độ pH :

Sau khi nhập dữ liệu và thiết lập các dữ liệu về biển số cho từng bộ dữ liệu của nhàmáy nước Dankia với giới hạn trên là 6.5 và giới hạn dưới là 8.5, ta có được kết quảbiểu đồ phân tích độ pH của nhà máy nước như bên dưới :

Ngày đăng: 29/05/2024, 00:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan