1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện các cơ sở pháp lý về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Các Cơ Sở Pháp Lý Về Cổ Phần Hoá Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Nước Ta Hiện Nay
Người hướng dẫn PTS. Trần Đình Hảo
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Án Thạc Sĩ Luật Học
Năm xuất bản 1997
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 80,49 MB

Nội dung

Tiên thế giới, ở một số nước có nền kinh tế thị trường, trong quá trình cải cách khu vực kinh tế nhà nước,Cổ phần hoá gần như đồng nhất với Công ty hoákinh tế quốc doanh, được hiểu là qu

Trang 1

BO GIAO DỤC & ĐÀO TAO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

os LL so HOANG THI QUYNH CHI

HOAN THIỆN CÁC CƠ SỞ PHAR LÝ VE

CỔ PHẦN HOÁ ĐOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ở NƯỚC TA HEN NAY

r

mm cae,

Seo neaococeo— 2

Ị¬

Trang 2

PHẦN MO ĐẦU

I.'FÍNH CAP THIET CUA DE TÀI :

Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta hiện nay thì đổi mới trongkhu vực kinh tế quốc doanh có ý nghĩa quyết định Để thực hiện đổi mới khu vực

kinh tế quốc doanh, làm cho kinh tế quốc doanh thực sự giữ được vai trò chu đạo

trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, từ nam 1986 đến nay

Đáng và Nhà nước ta đã dé ra nhiều chủ trương, giải pháp Mot trong những giảipháp quan trọng để tiếp tục cải cách và củng cố khu vực kính tế quốc doanh là cố

phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước không thuộc diện nhà nước cần giữ lại hình thức quốc doanh.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những giải pháp thựchiện chú trương của Dang và Nhà nước là huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội,

tạng nguồn vốn cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh, tao dong

lực trong công tác quản lý, góp phần cơ cấu lại doanh nghiệp trong toàn bộ nên

Kinh tế quốc dan , tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh

nụ hiệp.

Cùng với các chính sách kinh tế khác, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà

nước phải nâng cao được hiệu qua san xuất kinh doanh, ngăn chặn các hiện tượng tieu cực, lành mạnh hoá tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước cũng

nh của nên tài chính quốc gia ; đồng thời bằng các biện pháp và chính sách thoả

dang tạo điều Kiện cho các doanh nghiệp nhà nước và người lao động thích nghỉ

va chu dong sang tao, phát huy được hiệu quả hoạt động tích cực nhất trong môi

trường kinh tế theo cơ chế mới Xét từ góc độ thực tiễn, Cổ phần hoá doanh

nghiệp nhà nước con là mội giải pháp góp phần hình thành thị trường chúng khoán - một công cụ quan trọng, cần thiết cho sự vận hành của nên Kinh tế thị trường Ở nước ta.

Trong giaiđoạn thí điểm, Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã chúng tỏ

là mot chủ trương phù hợp Hiệu quả hoạt động ở các doanh nghiệp được chọn

làm thí điểm gia tăng rõ rệt Hiện nay, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước dang

bat đầu bước vào giai đoạn triển khai chính thức

Để tao cơ sở pháp lý cho việc tiến hành Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà

nước, nhà nước ta đã ban hành nhiều van bản pháp luật để tổ chức, chỉ đạo thực

liện Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý

Trang 3

cao, du tắm quyết sách để tổ chức triển khai Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nướctheo kế hoạch đã định Các văn bản về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn

có nhiều điểm còn mâu thuẫn, hoặc chưa phù hợp, đồi hỏi phải được sửa đổi, bdxung hoàn chỉnh thêm để dap ứng được yêu cầu : tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến

hành Co phần hoá doanh nghiệp nhà nước - một chủ trương quan trọng, mới mẻ

va het sức phức tạp.

Việc tìm hiểu nội dung các quy định của pháp luật về Cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước , từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp để hoàn thiện pháp luật vẻ

Có phản hoá doanh nghiệp nhà nước là một vấn đề hết sức cần thiết nhằm góp

phần thực hiện chủ trương Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, cải cách kinh tếquốc doanh Đúng như nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VHI củaDang đã khẳng định : “ Tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý đểtriển khai tích cực và vững chắc Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo

them doug lực mới trong quản lý, huy động thêm vốn cho yêu cầu phat triển và

on ; a an ` Z 1

chúng tôi mạnh dan chọn dé tài : “Hoda duện các cơ sở pháp ly về cổ phan hod

doaunh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay” lầm đề tài luận ấn tot nghiệp.

3 MỤC ĐÍCH-ĐỐI TƯỢNG - PHAM VI NGHIÊN COU CUA ĐỀ TÀI:

Mục dich của dé tài dat ra là nhằm xác định tìm kiếm một số luận cứ khoahọc dé tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về Cổ phần hoá doanh

ughiép nhà nước ở nước ta.

Để đạt được mục đích trên, dé tài đi sâu nghiên cứu các cơ sở pháp lý cuả

Co phan hoá doanh nghiệp nhà nước, dồng thời tìm hiểu, đánh giá tình hình thựctiên thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua

Việc nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở phạm vi nghiên cứu các quy dinhcủa pháp luật hiện hành về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và thực tiểu quá trình

Co phan hoá doanh nghiệp nhà nước từ giai đoạn thí điểm đến hết nam 1996

Mat khác van dé "Co sở pháp lý về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước `

phát bao gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau : bộ phận thứ nhất là những

quy dịnh liên quan đến quá trình chuyển một doanh nghiệp Nhà nước thành Cong ty

có phần, bộ phận thứ hai : là những quy định điều chỉnh Công ty cố phần được hình

thành sau khi cổ phần hoá, nhưng trong khuôn khổ của dé tài luận án chỉ xin dé cập

den vấn đề hoàn thiện cơ sở pháp lý về cổ phần hoá doanh nghiệp Nha nước ở khía

ala

Van kiện Đại hội đại biểu toần quốc lần thứ Vill của Dang.

Trang 4

cạnh các quy định liên quan đến quá trình chuyển một doanh nghiệp Nhà nước thànhCông ty cổ phần

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU;

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

phương pháp mô tả, phương pháp j phân tích đối chiếu, phương pháp tổng hợp, so

sánh, phương pháp kết hợp lý hiện với thug tiến.

4 NHỮNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN:

Có thể nói, cổ phần hoá doanh nghiệp nha nước là một vấn dé đang rấtđược quan tâm tìm hiểu Đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn dé Cổ phần hoá

doanh nghiệp nhà nước dudi các góc độ khác nhau cả ở góc độ kinh tế cũng như

góc độ pháp lý Tuy vậy để đi đến hoàn thiện cơ sở pháp lý về cổ phần hoá doanh

nghiệp nhà nước, luận án đóng góp một số nét mới như sau:

Thứ nhất: Luận án đi sâu vào nghiên cứu nội dung các quy định của pháp

luật hiện hành về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, từ đó khái quát một sốvấn dé cơ bản về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước như: Khái niệm, nội dung ,quy trình thực hiện Cổ phần hoá

Thứ hai: Luận án chỉ ra những điểm phù hợp, những điểm chưa phù hợp

trong các quy định của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn Cổ phần hoá doanh

nghiệp nhà nước , từ đó nêu lên một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ xung xâydung, hoàn thiện pháp luật về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

5 GIỚI THIỆU BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN:

* PHAN MO DAU

* PHAN NOI DUNG : Gém 3 chương

Chương 1: Những vấn dé lý luận về Cổ phần hoá doanh nghiệp nha nướcChương 2: Thực trạng pháp luật về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và một số kiến giải góp phần hoàn

thiện cơ sở pháp lý về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

* PHAN KẾT LUẬN.

Trang 5

CHUONG 1

NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BAN VỀ CO PHAN HOA

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1⁄1: KHÁI LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.1.1: Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ( sau đây gọi tắt là cổ phần hoá) làmột chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải cách khu vực kinh tế quốcdoanh để đáp ứng với yêu cầu của việc chuyển đối nền kinh tế từ nền kinh tế tập

trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế

thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, để thực

hiện tốt chủ trương này, trước hết đòi hỏi chúng ta phải làm rõ thực chất vấn dé

cổ phần hoá là gì ?

Cổ phần hoá là một vấn dé hết sức mới mẻ và rất phức tạp, do vay cho đến

nay vẫn còn chưa có sự thống nhất về mặt khái niệm, những khái niệm như cổ

phần hóa, tư nhân hóa, Công ty hoá còn chưa được hiểu một cách đầy đủ và

thống nhất Do đó trước tiên cần tìm hiểu và đi đến sự nhất trí về vấn đề này

Tiên thế giới, ở một số nước có nền kinh tế thị trường, trong quá trình cải

cách khu vực kinh tế nhà nước,Cổ phần hoá gần như đồng nhất với Công ty hoákinh tế quốc doanh, được hiểu là quá trình chuyển hoá doanh nghiệp nhà nướcthành Công ty cổ phần chỉ có một cổ đông duy nhất là nhà nước, di nhiên sau khi

thành lập, các công ty cổ phần này có thể phát hành cổ phần mới hoặc bán cổ

phần cũ cho các thành phần kinh tế khác

Ở Việt Nam, thea Luật công ty thi công ty phải có ít nhất hai thành viên ngay

từ khi thành lập (đối với gông ty cổ phần số thành viên tối thiểu là 7) Vì vậy muốnchuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần (Cổ phần hoá) thì ít nhất phải

có 7 thành viên mua cổ phân của doanh nghiệp đó Như vậy Công ty hoá doanhnghiệp Nhà nước được hiểu là chuyển doanh nghiệp Nhà nước từ chỗ chỉ có một

chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang hoạt động dưới hình thức Công ty, tức là có từhai chủ sở hữu trở lên Thực tế ở Việt Nam đã có một số doanh nghiệp Nhà nước

chuyển sang dang Công ty Công tư hợp doanh, Công ty TNHH

Tư nhân hoá đoanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển toàn bộ hoặc một

phần vốn, tài sản và quyền quản lý của nhà nước sang sở hữu tư nhân, quá trình tư

Trang 6

nhân hoá có thể thực hiện bằng nhiều cách như bán toàn bộ, bán một phần, cho

không hoặc chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty Ở một số nước

phương tây, tư nhân hoá là một giải pháp cơ bản nhằm cơ cấu lại hoạt động của

bộ phận kinh tế quốc doanh

Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được hiểu là quá trình chyén toàn bộhoặc một phần tài sản và quyền quản lý doanh nghiệp Nhà nước sang các thànhphần kinh tế khác dưới dạng Công ty cổ phần Doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổphần hoá chuyển sang hình thức Công ty cổ phần

Như vậy cổ phần hoá và Công ty hoá là những giải pháp để tư nhân hoá

doanh nghiệp Nhà nước.

Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, không thể đồng nhất Cổ phần hoá

với tư nhân hoá kinh tế quốc doanh, điều này xuất phát từ bản chất, mục tiêu và

; A) OL Sea ở”

tầm quan trọng đặc biệt của vấn dé Cổ phần hoá/nước ta.

Bản chất của Cổ phần hoá ở nước ta không phải nhằm tư nhân hoá tài sảnquốc gia Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Dang đã khẳng

định : “ Trong quá trình Cổ phần hoá, tiền thu được do bán cổ phần của nhà nước

phải đầu tư lại để mở rộng sản xuất kinh doanh, làm cho tài sản thuộc sở hữu củanhà nước ngày càng tăng lên chứ Cổ phần hoá không đồng nghĩa với tư nhân

hoá”) Như vậy, việc nhà nước xác định giá trị doanh nghiệp, chia thành cổ

phần phát hành cổ phiếu bán cho các đối tượng khác nhau, thu hồi vốn để đầu tư

cho các công trình khác hoàn toàn không làm tài sản thuộc sở hữu nhà nước mất

đi mà chỉ làm thay đồi hình thái giá trị của nó ,

Mục tiêu đặt ra của chủ trương cổ phần hoá ở nước ta không phải là nhằmxoá bỏ bản chất kinh tế của doanh nghiệp nhà nước mà trước hết là để tạo ra một

hình thức tổ chức quản lý sản xuất thích ứng với cơ chế thị trường phát triển, trên

cơ sở đó cho phép nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăngcường sức mạnh của kinh tế quốc doanh nói riêng và tăng cường sức mạnh củachủ nghĩa xã hội nói chung ,

Việc Cổ phần hoá - xét vệ phương diện chính trị nhằm thực hiện chính

sách kinh tế nhiều thành phần tạo động lực cho người đầu tư, người có cổ phần vàngười lao động tham gia tích cực hơn vào việc quản lý doanh nghiệp để nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh

- Về phương điện kinh tế; Cổ phan hoá nhằm đa dang hoá nguồn vốn, doanh

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng

Trang 7

nghiệp nhà nước chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần: Nhànước và các cổ đông cùng góp vốn, cùng chia lãi theo kết quả hoạt động củadoanh nghiệp Đây là hình thức sản xuất kinh doanh mới nhằm khai thác mọi

tiềm năng, tạo thêm của cải cho xã hội

- Về xã hội : Cổ phần hoá nhằm xác lập quyền làm chủ thực sự cho người

lao động , người lao động từ vị trí người làm thuê đã trở thành người chủ sở hữuđồng thời cũng là người trực tiếp tiến hành hoạt động sẵn xuất kinh doanh vàtham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp

- Về phương diện pháp lý : Cổ phần hoá là một giải pháp pháp lý nhằmthay đổi một số chế định về quản lý đối với kinh tế quốc doanh khắc phục tìnhtrạng kém hiệu quả và chứa đựng nhiều tiêu cực của khu vực kinh tế này

Rõ ràng, Cổ phần hoá là một giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt đối với

công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta

Vậy thực chất Cổ phần hoá ở nước ta hiện nay là gì ?

Nghị định 28/CP ngày 07/05/1996 của Chính phủ về chuyển một số doanh

nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ( sau đây gọi tat là nghị định 28/CP) tại

diéu 1 đã xác định ; Cổ phần hoá là “ Chuyển một số doanh nghiệp nhà nướcthành công ty cổ phần”, Vấn đề này đã được xác định rõ hơn trong thông tư số 50

TC/TCDN ngày 30/08/1996 của Bộ tài chính ( gọi tắt là thông tư 50 TC/TCDN):

“Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần (hay còn gọi là Cổ phần

hoá ) là một biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nha nước sang hình thức

sở hữu nhiều thành phần, trong đó tồn tại một phần sở hữu nhà nước

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động các nguồn vốn chođầu tư phát triển sản xuất, thúc đẩy quá trình xử lý và khắc phục những tồn tai

hiện thời của doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho những người góp vốn vàngười lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp”,

Từ những qui định trên ta thấy : Quá trình Cổ phần hoá phải giải quyết

được những vấn đề sau:

- Về sở hữu: Cổ phần hoá chính là đa dạng hoá quyền sở hữu doanh

nghiệp nhà nước , chủ sở hữu được cụ thể hoá, tách bạch quyền sở hữu ra khỏi

quyền kinh doanh

- Về hoạt động: Xoá bỏ cung cách hoạt động theo kiểu mệnh lệnh hành

chính, cắt bỏ sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp

Trang 8

Xác lập được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh thực sự, tự quyết đính phương án

sản xuất kinh doanh, tự tổ chức hoạt động kinh doanh cho phù hợp với cơ chế thị

trường Mọi hoạt động của doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu lợi ích và phù

hợp với qui luật giá tri.

- Về quản lý: Cổ phân hoá làm thay đổi phương thức quản lý, cơ cấu tổchức-cơ chế quản lý của doanh nghiệp được tổ chức theo luật công ty đã ban

hành và các luật khác

- Về hiệu quả: Cổ phần hoá phải bảo đảm sản xuất kinh doanh phát triển,

nâng cao được hiệu quả kính tế của doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý chi phối vấn dé Cổ phần hoá là các qui định của hiến pháp

1992, về quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi thành

phần kinh tế, về đa dạng hoá hình thức sở hữu Điều 15 Hiến pháp 1992 đã xác

định rõ : “ Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ

chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN Điều 22 còn

qui định: “ Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần đều bình đẳng

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân,

tổ chức kinh tế trong ya ngoài nước theo qui định của pháp luật” Trong đó:

“Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển nhất là trong những ngành vàfinh vực then chốt , giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân” (điều 19)

Như vậy nhà nước có thể tiến hành cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước

không thuộc lĩnh vực then chốt đồng thời nhà nước sé giữ một tỉ lệ cổ phần chi

phối đối với một số doanh nghiệp nhất định

Cổ phan hoá còn dựa trên cơ sở các qui định của luật doanh nghiệp nha

nước về quản lý phần vốn góp của nhà nước ở các doanh nghiệp ( có sự tham gia

của các thành phần kinh tế khác) trong đó xác định rõ quyển và nghĩa vụ củangười đại diện sở hữu nhà nước trong việc quản lý cổ phần chi phối và cổ phần

đặc biệt của nhà nước trong các doanh nghiệp Các qui định này cũng góp phần

định hướng cho việc tổ chức và quản lý các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá Ngoài ra, các qui định của luật công ty về việc phát hành cổ phiếu, trái

phiếu, về xác lập quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty, xác định thể thức

hoạt động và cơ chế quản lý của công ty cổ phần cũng là cơ sở để thực hiện Cổphần hoá khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hoạt động dưới hình thức công

ty cổ phần

Tóm lại: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp quan trọng

nhằm ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, tìm hiểu thực chất của vấn để Cổ

Trang 9

phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một việc làm rất cần thiết, giúp cho chúng ta

hiểu rõ được mục tiêu của quá trình Cổ phân hoá, từ đó mà có thể đề ra những

hình thức và bước đi thích hợp nhằm thực hiện được giải pháp quan trọng này.Tuy nhiên để đi đến một kết luận đầy đủ, chính xác về vấn dé Cổ phần hoá là gì,

đòi hoi chúng ta phải xem xét nó ở nhiều phương diện, ca ở phương diện kinh tế,

bản chất pháp lý cũng như phải dựa trên co sở lý luận về vấn dé Cổ phần hoátrong bối cảnh đổi mới kinh tế - xã hội hiện nay

1.1.2 Thực trạng doanh nghiệp nhà nước và những đòi hỏi khách quan

của vấn đề Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều có khu vực kinh tế quốc doanh

Việc xây dựng và phát triển khu vực kinh tế quốc doanh, trong một chừng mực

nhất định, đã trở thành một sự cần thiết khách quan của các nước đang phát triển

Tuy nhiên mức độ và phạm vi hoạt động của khu vực kinh tế quốc doanh của các

nước là khác nhau tuỳ theo chủ trương chính sách và điều kiện lịch sử cụ thể của

mỗi nước

Hiện tại, Việt Nam là một trong nhiều nước mà khu vực kinh tế quốc

doanh chiếm tỉ trọng yốn đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế Khu vực kinh tế quốcdoanh được coi là chủ đạo, then chốt trong toàn bộ nền kinh tế Chúng ta quan

niệm rằng: Khu vực kinh tế quốc doanh là một công cụ hữu hiệu để thực hiệncông nghiệp hoá nền kinh tế, giữ độc lập về kinh tế, chính trị, xã hội và đưa đấtnước tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội Do đó doanh nghiệp nhà nước được thiết

lập trong tất cả các ngành với số lượng và qui mô lớn Khu vực kinh tế quốc

doanh chiếm tỷ trọng lớn là điều kiện cần thiết, khách quan để thực hiện quản lý

vĩ mô và kế hoạch hoá toàn bộ nền kinh tế Quan niệm mang tính chất lý thuyết

và ý thức hệ cho rằng chủ nghĩa xã hội gắn liền với khu vực kinh tế quốc doanh

Khu vực kinh tế quốc doanh được coi là công cụ để phân phối lại thu nhập, điềuchỉnh sự cân đối giữa các vùng, các tầng lớp dan cư để đảm bảo sự ổn định và tạo

công ăn, việc làm

Cho đến nay, tuy khu yực kính tế quốc doanh, xét về tỷ trọng, đã thống trị

nền kinh tế, nhưng sự đóng góp của nó về giá trị sản phẩm là hoàn toàn chưa

tương xứng với tỷ trọng đó Có những doanh nghiệp nhà nước mà sự đóng gópcho ngân sách nhà nước của nó trong nhiều năm hầu như không có thậm chí nhànước còn phải bù lỗ nặng nề Những hiện tượng tiêu cực như tham những, buôn

lậu, lãng phí xảy ra rất phổ biến trong khu vực kinh tế quốc doanh Vốn đầu tư

vào khu vực này hiện đang được sử dụng lãng phí hiệu quả thấp, thất thoát lớn

Trang 10

Dau thập ky 90, cùng với công cuộc đổi mới kinh tế, các chính sách, chế

độ, cơ chế quản lý chuyển sang giai đoạn thực thi cơ chế thị trường khá toàn diện

Các doanh nghiệp nhà nước cũng bắt đầu chuyển sang cơ chế mới Để doanhnghiệp nhà nước tiếp tục phát triển đứng vững và đi lên, nhà nước chủ trương sắpxếp lại lực lượng và đổi mới hoạt động của khu vực kinh tế này Thực hiện nghị

định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về

thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước , từ cuối năm 1991 đã tiến hành sắp

xếp tương đối toàn diện và áp dụng hàng loạt chính sách đổi mới kinh tế vĩ mô,

chế độ quản lý doanh nghiệp nhà nước, số lượng các doanh nghiệp nhà nước từ

12297 doanh nghiệp năm 1989 xuống còn 6.356 doanh nghiệp năm 1995 trong

đó khoảng 1.953 doanh nghiệp do trung ương quản lý ( chiếm 29,3%) và hơn

4.009 doanh nghiệp do địa phương quản lý (chiếm 70,6%) Số doanh nghiệp bị

giải thể chuyển hình thức sở hữu (khoảng hơn 2000 doanh nghiệp) , hoặc sáp

nhập thành doanh nghiệp lớn hơn (khoảng 4000 doanh nghiệp), đều là những

doanh nghiệp nhỏ và quá nhỏ thuộc nhóm dưới 100 lao động và vốn dưới 500

triệu đồng, phần lớn do cấp huyện quản lý đã ngừng hoạt động hoặc thua lỗ kéo

dài, trên thực tế đã lâm vào tình trạng vỡ nợ, phá sản ?.

Hiến pháp 1992 đã khẳng định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong đó

sở hữu, sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng ( điều 15), kể từ đó kinh tế

quốc doanh được củng cố ya phát triển, nhất là trong những ngành và lực lượngthen chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân (đ19) Ngày 20/1 1/1995

- Luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội ban hành , định hướng kinh tế quốc

doanh giữ vai trò chủ đạo đã chính thức thể chế hoá thành luật, tạo cơ sở pháp lý

cho việc củng cố, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Sau khi tiến hành chủ trương đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp thì tình

hình các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển biến đáng kể: tính đến 1/1/1996 số doanhnghiệp nhà nước là 6052 doanh nghiệp ( chưa kể các doanh nghiệp do Đảng quản lý)

các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, số doanh nghiệp bị lỗ giảm từ21,7% năm 1990 xuống 16,1% năm 1994 Thời kỳ 1991-1995, tốc độ tăng trưởng

GDP bình quân của doanh nghiệp nhà nước là 11,7% trong khi cả nền kinh tế là

8,2% bang 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung của nền kinh tế, tỷ trọng GDPcủa doanh nghiệp nhà nước tăng từ 33,3% lên 39,6% so với GDP cả nước thu nộpngân sách nhà nước tăng bình quân 50,4% năm Năm, 1995 các doanh nghiệp nhà

° Nguồn : Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 21 bài “Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: thành tựu và

triển vọng” của Lê Đăng Doanh và Đỉnh Đức Sinh Viện trưởng và trưởng ban chính sách cơ cấu của

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

Trang 11

nước đã nộp ngân sách 14.940 tỷ đồng, tăng 7,7lần so với năm 1990 và bằng 33%

tổng số thu về thuế của ngân sách nhà nước “ ,

Qui mô các doanh nghiệp nhà nước cũng gia tăng số doanh nghiệp nhà

nước có vốn dưới 500 triệu đồng giảm xuống, số doanh nghiệp có vốn từ trên 1 tỷtăng lên, cơ cấu lao động cũng thay đổi Số doanh nghiệp dưới 100 lao động giảm

đi , số doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động tăng lên, đội ngũ các nhà quản

lý và công nhân kỹ thuật đã bước đầu thích nghi với môi trường và điều kiện mới

gần 90% giám đốc doanh nghiệp nhà nước có trình đội đại học trở lên”?

Mặc dù đã đạt được kết quả đáng kể song các doanh nghiệp nhà nước vẫncòn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém, thể hiện trên các mặt sau:

- Tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp là khá phổ biến và rất nghiêm

trọng: Tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước là

lớn ( 70.184 tỷ đồng), bình quân mỗi doanh nghiệp có 11,6 tỷ đồng, nhưng qui

mô vốn lại nhỏ: Gần 50% số doanh nghiệp có yốn dưới 1 tỷ đồng , vốn thực thế

hoạt động của doanh nghiệp chi bằng 80% vốn ghi trên số sách (riêng vốn | độngchỉ có 50 % được huy động vào kinh doanh), số còn lại nằm ở lỗ, công nợ khóđòi, tài sản mất mát, kém mất phẩm chất chưa được xử lý Nhu cầu về vốn hoạt

động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay Tính đến 1/1/1996 tổng số dư nợ vay

của doanh nghiệp là 159.100 tỷ đồng ( trong đó vay của nước ngoài là 997.200ty) bằng gần 2,3 lần số vốn nhà nước tại doanh nghiệp , năm 1995 tổng số lãi

phải trả là 1.182 tỷ đồng chiếm 2,2% tổng chỉ phí TM.

- Công nghệ lạc hậu tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước phần nhiều

đã quá cũ, lạc hậu về kỹ thuật, không đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nền kinh tếthị trường hiện nay theo đánh giá của Bộ khoa học công nghệ và môi trương thì

trình độ kỹ thuật máy móc, trang bị lạc hậu so với thế giới từ 2-3 thế hệ ( có

ngành 4-5 thế hệ), các doanh nghiệp do Trung ương quản lý có tới 54,3% có trình

độ thủ công, các doanh nghiệp do địa phương quản lý là 74% “”

- Chế độ phân phối lợi nhuận , lập và sử dụng các qui

Không có tác dụng khuyến khích tái đầu tư để tăng vốn san xuất, một số

doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không bảo toàn được vốn nhưng vấntrích lập day đủ qui khen thưởng, qui phúc lợi làm cho doanh nghiệp càng tiến

wily)

‘Nguén: Báo cáo về việc thực hiện CPHDNNN của Ban cán sự Đảng Chính phủ số 11/BCSD tài liệu

trình Bộ chính trị tháng 2/97

' Nguồn bài” Tiếp tục sắp xếp đổi mới DNNN của GSTS Phan Văn Tiệm Trưởng ban chỉ đạo đổi mới

DN dang trong tạp chí xây dựng Đảng tháng 2/96.

Trang 12

gần đến bờ vực phá sản Việc tái đầu tư vào các doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận

không được khuyến khích đúng mức và thiếu cơ chế bắt buộc tái đầu tư.

- Chế độ lương: Không đáp ứng đủ nhu cầu tái tạo sức lao động cho người lao

động, mức lương khởi điểm theo qui định hiện nay là 120.000 đồng/tháng đã quá lạchậu so với thời giá trong khi đó mức lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài là 45 USD/thang, lương trả trong khu vực kinh tế quốc doanh

luôn thấp hơn nhiều so với khu vực ngoài quốc doanh đã gây ra hiện tượng chảy máu

chất xám, doanh nghiệp nhà nước ngày càng mất đi những lao động giỏi, mất sức

cạnh tranh trong tương lai Mặt khác chế độ lương còn bất hợp lý giữa các doanhnghiệp , giữa các ngành trong khu vực quốc doanh làm cho thu nhập có mức chệnhlệch cao tạo nên sự phân hoá giàu nghèo trong chính bản thân của những người laođộng làm việc cho nhà nước , là mầm mống cho những tiêu cực phát sinh và thái độ

thiếu trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc

- Bộ máy và cơ chế quản lý, cơ cấu tổ chức hoạt động của các doanhnghiệp nhà nước không đáp ứng được với yêu cầu của nền kính tế thị trường đòi

hỏi phải tỉnh giảm, gọn nhẹ, tự chủ năng động sáng tạo trong sản xuất kinh

doanh.

- Cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước , tuy đã được đăng ký lại, nhưng vẫn

còn trong tình trạng manh mún dàn trải, trùng lắp thậm chí thuộc điện không cầnthiết phải có mặt các doanh nghiệp nhà nước ( VD: các cơ sở cắt tóc, sửa chữa đồ

dùng sinh hoạt, ) Sự sơ cứng về cơ cấu đã hạn chế rất lớn đối với việc phát huyvai trò chủ đạo của hệ thống doanh nghiệp nhà nước

- Tình hình tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước còn không mấy

lành mạnh, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đều mắc nợ, có doanh nghiệp

mắc nợ lên tới 90% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp (vay trong vàngoài nước) dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau làm cản trở sự phát triển

của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp nhà nước

- Sự phân biệt giữa quản lý vi mô và kinh doanh vi mô của doanh nghiệp

chưa rõ ràng, nhiều cơ quan cấp trên buông lỏng khâu thanh tra, đôn đốc, mà lại

quá đi sâu vào quá trình quyết định của doanh nghiệp

Ngoài ra, vừa qua nhà nước đã có chủ trương tách rời chức năng quản lý

nhà nước và điều hành kinh doanh giữa các cơ quan chủ quản đối với các doanh

nghiệp nhưng chủ trương này vẫn chưa được thực hiện triệt để Một số nơi vẫncòn lúng túng trong việc áp dụng một cơ chế thích hợp để vừa quản lý chặt chế,

vừa đảm bảm tính chủ động của doanh nghiệp

Trang 13

Trước tình hình của các doanh nghiệp nhà nước như trên, nhà nước đã có

nhiều biện pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước,tăng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay biện pháp chủ

yếu nhằm giải quyết một số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước đang làm ănthua lỗ hoặc không cần thiết giữ sở hữu nhà nước là đa dạng hoá hình thức sở

hữu đối với doanh nghiệp nhà nước thông qua các giải pháp sau: lại

- Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, chuyển các doanh nghiệp nhànước sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần

- Bán toàn bộ doanh nghiệp cho một hoặc nhiều tư nhân, tập thể để thành

lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn Biện pháp này chủ

yếu để áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ trong ngành thương nghiệp và các

doanh nghiệp địa phương hiện đang có lãi hoặc lỗ tạm thời nhưng chưa đến mức

phá sản

- Nhượng bán 1 phần v6n và tài san của doanh nghiệp nhà nước, hình

thành các liên doanh giữa nhà nước và tư nhân dưới hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn

- Bán một phần tài sản dư thừa để tập trung phát triển bộ phận còn lại,

tránh lãng phí, thất thoát yốn tài sản, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,biện pháp này áp dụng đối yới các doanh nghiệp có số dư thừa thiết bị , nhàxưởng không cần dùng đến Số tiền bán tài sản này được coi là vốn ngân sách nhà

nước đầu tư lại cho doanh nghiệp

- Sáp nhập những doanh nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn vào các

doanh nghiệp đang hoạt động tốt nhưng không làm suy yêú doanh nghiệp này,

và tận dụng được những cơ sở vật chất hiện có, giải quyết những khó khăn vềcông nghệ và tài chính của doanh nghiệp bị sát nhập

- Thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm tập trung vốn, kinh

nghiệm, kỹ thuật, lao động để đủ sức đảm nhận những công trình lớn, hoặc

tham gia đối tấc với bên ngoài

- Hợp đồng cho thuê toàn bộ hoặc một phần tài sản và phương tiện kinh

doanh của doanh nghiệp

- Hợp đồng khoán quản lý, áp dụng đối với các doanh nghiệp mà tình hình

khó khan hiện tại chủ yếu do sự yếu kém về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh va

quản trị doanh nghiệp.

'” Nguồn : Chi thi 84 TTG 4-3-1993 của Thủ tướng Chính phủ.

Trang 14

- Biện pháp cuối cùng là giải thể các doanh nghiệp thua lỗ lớn, kéo dài,

mất khả năng thanh toán và có nguy cơ phá sản

Trong các giải pháp kể trên thì Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hiện

đang được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong các giải pháp chủ yếu và đang

được xúc tiến nhằm tiếp tục việc đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, Chỉ thị 84

TT ngày 4-3-1993 của Thủ tướng Chính Phủ về việc xúc tiến thực hiện thí điểm

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá các hình thức

sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước (gọi tắt là chỉ thị 84 TTg) đã qui định:

“ Nhà nước cho phép phát triển đa dang hoá các hình thức sở hữu, trong đó, cổ

phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước hiện là một giải pháp chủ yếu để nâng cao

hiệu quả sản xuất xã hội”,

Sở di chúng ta coi Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong các

giải pháp chủ yếu nhất là bởi vì những lý do sau:

- Thứ nhất : theo kinh nghiệm thế giới, quá trình Cổ phần hoá là môt quá

trình đã và đang diễn ra ở nhiều nước trong nhiều thập kỷ qua Cụ thể như ở HànQuốc từ năm 1959 đã có 7 doanh nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hoá, thu hútđược một lượng vốn lớn lên đến 3,5 tỷ mĩ kim trong các thành phần kinh tế khác

Ở Singapor thông qua thị trường chứng khoán các doanh nghiệp nhà nước đã tiến

hành bán cổ phần cho nhiều nhà đầu tư tư nhân Ở Malaysia, nhà nước nhượng

bán nhiều cổ phiếu của 29 doanh nghiệp Nhà nước lớn tại thị trường chứng

khoán Ở Philippin trong năm 1990 nhà nước mở cửa cho tư nhân tham gia đến

30% cổ phần trong ngân hàng quốc gia Như vậy Cổ phần hoá là phù hợp với

thông lệ quốc tế

- Thứ hai: Sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị

trường là tất yếu khách quan nhằm hạn chế , khắc phục những mặt trái của cơ chế

thị trường và đảm bảo thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước Tuy nhiên nhà

nước không thể và không cần thiết phải nắm giữ quá nhiều các doanh nghiệp nhà

nước ( hiện nay còn trên 6000 doanh nghiệp) Mà cần thực hiện Cổ phần hoáchuyển bớt sở hữu doanh nghiệp nhà nước cho các chủ sở hữu khác Nhà nướcchỉ cần tập trung giữ lại hình thức quốc doanh đối với các doanh nghiệp hoạt

động trong các lĩnh vực sau ;

- Các doanh nghiệp hoạt động nhằm phục vụ quốc phòng, an ninh ( sản xuất

vũ khí, đạn được, thuốc nổ, thuốc độc, sản xuất phương tiện phát sóng, truyền tin, )

- Các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt của nền kinh tế : như các doanhnghiệp hoạt động trong các ngành ; năng lượng, dầu khí, khai thác vàng và đá quí

Trang 15

xây dựng sân bay, bến cảng, đường sắt, sản xuất gang thép, Nhà nước cần nắmgiữ các doanh nghiệp này để đủ sức thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh

tế , khắc phục tính “ vô chính phủ” và để chống lại sự lũng đoạn của các tập đoàn

tư nhân trong và ngoài nước, vốn là bản chất của nền kinh tế thị trường

- Các doanh nghiệp cần thiết cho nhu cầu quốc kế dân sinh nhưng các

thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa đủ sức đầu tư cả về vốn, kỹ thuật vàkiến thức quản lý, ví dụ: như thuỷ điện nhỏ, lọc đầu, sản xuất thuốc trừ sâu, phân

bón , xây dựng các công trình tưới tiêu nước

- Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực mà thường bị thua lỗ, lãi

ít hoặc gặp rất nhiều khó khăn nhưng rất khoát phải duy trì: Ví dụ như vận tảidường sắt, vận tải hàng hoá lên miền núi, ra biên giới hải đảo, đến vùng kính tế

mới, sản xuất phương tiên cho người tàn tật, đồ chơi cho trẻ em

Ngoài các lĩnh vực trên, đối với các doanh nghiệp không còn giữ hình thứcquốc doanh , đang làm ăn có lãi, không có lãi hoặc thua lỗ nhưng chưa đến mức

phải sát nhập cho thuê hoặc giải thể thì có thể giải pháp tốt nhất là cổ phần hoá

-Thứ ba: Việc Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp

để thu hút vốn đầu tư của nhân dân để phục vụ chương trình phát triển Quốc gia

Nguồn vốn này không phải là nhỏ nhưng do thiếu cơ hội tham gia kinh doanh và

chưa có môi trường kinh doanh ổn định họ thường tích trữ dưới dang kim loại

quí, đô la hoặc các dạng vật chất khác

- Thứ tư: Việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần sẽlàm xuất hiện việc phát hành và mua bán cổ phiếu, trái phiếu - hàng hoá trên thịtrường chứng khoán, điểu đó sẽ góp phần tạo cơ sở và thúc đẩy nhanh sự ra đời

của thị trường chứng khoán - một công cụ tài chính quan trọng và hết sức cầnthiết trong nền kinh tế thị trường

- Thứ năm: Doanh nghiệp nhà nước/khi Cổ phần hoá sẽ chuyển sang hoạt

động dưới hình thức công ty cổ phần theo qui định của luật công ty, tức là chuyển

sang một mô hình kinh doanh mới mà cơ chế hoạt động của nó đã được luật pháp

hoá, chủ sở hữu được cụ thể hoá ( trước đây doanh nghiệp nhà nước không xác

định được ai là chủ sở hữu đích thực của nó), tách bạch quyền sở hữu ra khỏi

quyền kinh doanh Được số đông người tham gia quản lý, tập trung được trí tuệ,hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh, giải phóng được năng lực sản xuất

trước đây bị kìm hãm Xác lập được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh thực sự: tự

quyết định phương án sản xuất kinh doanh, tự tổ chức lại sản xuất kinh doanh cho

phù hợp với cơ chế thị uuoaz, bảo đảm sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao

Trang 16

được hiệu quả kinh tế Người lao động cũng là người có quyền trong doanh

nghiệp phát huy được quyền làm chủ một cách thực sự, cụ thể

- Thứ sáu: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp để giúp

cho nhà nước cơ cấu lại sở hữu các doanh nghiệp theo mục tiêubản chất của nhà

nước XHCN.

Như vậy, đối với nhiều nước cũng như đối với nước ta, Cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước là một chủ trương hết sức quan trọng, quá trình Cổ phần hoádoanh nghiệp nhà nước không chỉ là sự chuyển đổi quyền sở hữu tài sản mà còn

là sự chuyển đổi cơ chế quản lý, phương thức hoạt động của doanh nghiệp và có

ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnhhưởng đến người lao động trong doanh nghiệp

1.1.3 - Quá trình hình thành các chế định về Cổ phần hoá doanh

một số xí nghiệp ( Doanh nghiệp nhà nước ) và báo cáo kết quả lên Hội đồng Bộ

trưởng vào cuối năm 1988” Đó là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn nhưng cònquá sớm so với điều kiện lúc đó bởi vì :

- Mặc dù thực trạng các doanh nghiệp nhà nước lúc đó đã bộc lộ nhiều yếukém nhưng do bao cấp của nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước còn rất lớn

lên chưa thấy được mức độ nghiêm trọng của nó, vì thế tuy có chủ trương nhưngnhà nước và ngay cả bản thân doanh nghiệp cũng chưa thấy hết sự bức bách, sốngcòn của việc Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

- Kinh thế thị trường ở nước ta mới hình thành mọi hoạt động của doanh

nghiệp nhà nước chưa được thương mại hoá, vì thế từ Trung ương đến các cơ sở

chưa mấy ai hiểu rõ về vấn đề Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, một vấn dé

Trang 17

- Chưa có đủ cơ sở pháp lý cần thiết để tiến hành việc Cổ phần hoá doanh

nghiệp nhà nước Như vậy, do điều kiện khách quan, chủ quan chưa chín mudi

nên chủ trương cổ phần hoá của Chính phủ đã bị “ lãng quên”

Hơn hai năm sau, đến 10/05/1990 chính phủ lại ban hành quyết định

143/HĐBT về việc thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước cùng với

việc sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước Lần này vấn đề Cổ phần hoá đã đượcnói rõ hơn về mục đích với cách làm Nhưng trong khi các văn bản của Chính phủ

còn dừng ở mức dự thảo, chưa có quyết định chính thức, chưa có hướng dẫn thì

bên dưới đã triển khai - nhiều nơi đã thành lập công ty cổ phần hoặc Cổ phần hoámột phạm vi nào đó của doanh nghiệp nhà nước, nhưng không theo một bài bản

thống nhất nào, mỗi doanh nghiệp thực hiện Cổ phần hoá theo ý đồ riêng của

mình nhằm đối phó với thực trạng làm ăn thua lỗ, thiếu vốn nghiêm trọng, dư

thừa lao động

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng chủ trương cổ phần

hoá đã được nhắc lại và nhấn mạnh trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai - Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá

VII ( tháng 11-1991) đã xác định : “ Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có

điều kiện thành Công ty cổ phần và thành lập một số Công ty quốc doanh cổ phần

mới, phải làm thí điểm , chi đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở

rộng trong phạm vi thích hợp”

Nghị quyết hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng khóa VII

(tháng 1/1994) lại khẳng định: “ để thu hút thêm vốn, tạo nên động lực, ngăn

chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, cần thực hiện

các hình thức Cổ phần hoá có mức độ thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuấtkinh doanh ; trong đó sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ-cổ phần chi phối”

Nghị quyết của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo

của doanh nghiệp nhà nước ( số 10-NQ/TW ngày 17/05/1995) đã nêu: “Thực hiện

từng bước vững chắc việc Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp không cần nhà

nước đầu tư 100%vốn : Tuỳ tính chất, loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán

một tỷ lệ cổ phần cho công nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp để tạo động

lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân

ngoài doanh nghiệp để thu hút thêm vốn, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh

Trong kết luận của Bộ chính trị về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5

năm 1996-2000 và năm 1996 (số 301-BBK/BCT ngày 12/09/1995) khẳng định: “Tổng kết kinh nghiệm một số doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá để có

Trang 18

những kết luận cần thiết thực hiện cổ phần hoá từng bước vững chắc một bộ phậndoanh nghiệp nhà nước vì mục tiêu, hiệu quả của sự phát triển và giữ vững định

hướng XHCN Căn cứ vào yêu cầu và lợi ích kinh tế - chính trị xã hội mà xácđịnh rõ: Loại doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ 100% cổ phần ; Loại doanh nghiệp

nhà nước nắm đa số cổ phần hoặc tỷ lệ cổ phần có vai trò chi phối, số cổ phần

còn lại bán cho cán bộ công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp hoặc cho cả bên

ngoài để huy động thêm vốn tạo động lực phát triển”

Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (7/1996) lại một lần

nữa khẳng định: “Tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý để triển

khai tích cực, và vững chắc việc Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nhằm tạothêm động lực mới trong quản lý huy động thêm vốn cho yêu cầu phát triển vàđiều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Trong quá trình Cổ phần hoá, tiền thuđược do bán cổ phần của nhà nước phải đầu tư lại để mở rộng sản xuất kinhdoanh, làm cho tài sản thuộc sở hữu của nhà nước ngày càng tăng lên chứ Cổphần hoá không đồng nghĩa với tư nhân hoá”

Như vậy, các Nghị quyết của Đảng đã chỉ ra mục tiêu của Cổ phần hoá

doanh nghiệp nhà nước là : thu hút thêm các nguồn vốn, tạo nên động lực, ngăn

chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, đồng thời nêu

khái quát về hình thức, mức độ và phạm vi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Thực hiện chủ trương của Đảng, từ 1991 Chính phủ đã ban hành các văn

bản để tổ chức thực hiện thí điểm Cổ phần hoá nhà nước

Ngày 08/06/1992 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính

phủ) đã ban hành Quyết định số 202/CT về việc tiếp tục làm thí điểm chuyển một

số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (sau đâu gọi tắt là quyết định202/CT) kèm theo là dé án chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty

cổ phần áp dụng tại các doanh nghiệp được chọn làm thí điểm Nội dung củaQuyết định 202/CT đã quy định: “Mỗi Bộ, Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW chọnI-2 doanh nghiệp nhà nước làm thí điểm Cổ phần hoá Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng quyết định một số đoanh nghiệp để chỉ đạo làm thí điểm rút kinh nghiệm”

(điều 1) đồng thời quyết định này cũng đã xác định rõ mục tiêu, đối tượng làm thí

điểm, các bước tiến hành Cổ phần hoá, đối tượng bán cổ phiếu

Căn cứ quyết định 202/CT , các Bộ, các ngành đã thông báo đến từng

doanh nghiệp nhà nước để đăng ky , tự nguyện thí điểm chuyển sang công ty cổ

phần Dựa vào số lượng đoanh nghiệp nhà nước đã đăng ký Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Quyết định số 203/CT ngày 08/06/1992

a Leo pe ne

LG aj

17 a E°rr? ng sơn

Trang 19

về danh sách doanh nghiệp nhà nước được chọn để chỉ đạo thí điểm việc chuyển

thành công ty cổ phần Theo đó, các doanh nghiệp được chọn để chỉ đạo làm thíđiểm cổ phần hoá gồm 7 doanh nghiệp ( Phụ lục số 7)

Trên cơ sở các Quyết định của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ ) các

Bộ, ngành có liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hóa, Bộ tài

chính ban hành thông tư số 36 TT/TCDN ngày 07/05/1993: Hướng dẫn những

vấn đề Tài chính trong việc thực hiện thí điểm Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà

nước ; Bộ lao động - thương binh và xã hội ban hành thông tư số LĐTBXH ngày 22/07/1992 “ Hướng dẫn về lao động và chính sách đối với lao

09/TT-động trong thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ

phần”, kho bac nhà nước ban hành công văn 1081/TC-KBNN ngày 09/06/1993

qui định nộp tiền bán cổ phiếu và sử dụng đề án Cổ phần hoá

Hơn 8 tháng sau khi ban hành quyết định 202/ CT nhưng việc tiến hành thí

điểm Cổ phần hoá còn quá chậm không thực hiện được nhu cầu và tiến độ đã quiđịnh Nguyên nhân chính của việc chậm trễ này là do các Bộ chức năng chưa kịp

thời hướng dẫn, cụ thể hoá những qui định của quyết định 202/CT ; các Bộ quản

lý các đơn vị sản xuất - kinh doanh, Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực

thuộc Trung ương chưa quán triệt sâu sắc về quan điểm, nội dung Cổ phần hoá vachưa quan tâm đúng mức chỉ đạo việc triển khai thực hiện chủ trương này Mặt

khác, việc Cổ phần hoá chưa kết hợp chặt chế với việc sắp xếp lại doanh nghiệp,

nhất là những doanh nghiệp đang gặp khó khăn, trong chỉ đạo thường thiên vềgiải thể doanh nghiệp hơn là tìm các hình thức xử lý thích hợp về đa dạng hoá các

hình thức sở hữu Doanh nghiệp, chính vi vậy, Tha tướng chính phủ đã ban hành

chỉ thị số 84 TTg ngày 04/03/1993 về việc xúc tiến thực hiện thí điểm Cổ phần

hoá doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với

các Doanh nghiệp Nhà nước, nhằm triển khai và tiến hành có kết quả việc thíđiểm Cổ phần hoá theo quyết định 202/CT và tạo điểu kiện để các doanh nghiệpnhà nước đang gặp khó khăn có thể ổn định và tiếp tục phát triển Nội dung củachỉ thị 84 TTg đã khẳng định lại mục tiêu Cổ phần hoá đã nêu trong quyết định202/CT, hướng dẫn cụ thể hơn một số vấn dé đã nêu trong quyết định 202/CT như

vấn dé quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp được Cổ phần

hoá, việc xác định giá trị đất khi tính giá trị doanh nghiệp, quyền lợi của doanh

nghiệp sau khi Cổ phần hoá đặc biệt đã qui định việc cho phép thí điểm bán cổphần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài

Sau một thời gian tiến hành làm thử, 7 doanh nghiệp Nhà nước được Chính

phủ chọn chỉ đạo thí điểm thuộc các Bộ, ngành đền xin rút, các doanh nghiệp do

Trang 20

các Bộ chỉ đạo thí điểm cũng xin rút hoặc không đủ điều kiện để Cổ phần hoá cóhiệu quả Đến 31/12/1995 mới chỉ có 5 doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công

ty cổ phần đó là:

@- Công ty Dai lý liên hiệp vận chuyển thuộc công ty phát triển hang hải

Bộ giao thông , hoạt động theo luật Công ty từ 07/1993

@- Công ty cơ điện lạnh thuộc Bộ Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

chuyển sang công ty cổ phần từ tháng 9/1993

@- Nhà máy giây Hiệp An thuộc Bộ công nghiệp nhẹ chuyển sang Công

ty cổ phần từ tháng 8/1994

@- Xí nghiệp thức ăn chăn nuôi thuộc Bộ nông nghiệp va công nghiệp

thực phẩm, chuyển sang Công ty cổ phần từ tháng 7/1995

©- Xí nghiệ chế biến hàng xuất nhập khẩu Long An chuyển sang Công ty

cổ phần từ tháng 07/1995

Ngoài ra có 3 doanh nghiệp nhà nước mới được Bộ tàichính xác định giá

trị doanh nghiệp để chuẩn bị chuyển sang Công ty cổ phần là :

a- Xí nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Bình Định (tinh Bình Định)

b- Công ty Ông mật - Sở nông nghiệp - UBND thành phố Hồ Chí Minh c- Xí nghiệp sản xuất đồ mộc - Sở thương nghiệp UBND thành phố Hồ Chí Minh

Các doanh nghiệp đã Cổ phần hoá đều là những đơn vị qui mô nhỏ, vốn ít,

phần lớn mang tính dich vụ , kinh doanh trong những lính vực không quan trọng

thời gian chuyển sang hoạt động theo công ty còn ngắn nên chưa đủ điều kiện đểtổng kết một cách toàn diện, tuy vậy nhìn chung các doanh nghiệp nhà nướcchuyển sang Công ty cổ phần bước đầu đã đạt được kết quả tốt chứng tỏ chủtrương Cổ phần hoá là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp

Chính vì vậy, ngày 07/05/1996 Chính phủ đã ban hành nghị định số 28/CP(đã được sửa đối bổ xung bằng nghị định 25/CP ngày 26/08/1997) về chuyển một

số doanh nghiệp nhà nước thành công ty Công ty cổ phần (gọi tất là nghị định

28/CP ), đây là văn bản căn bản và mới nhất của nhà nước về vấn đề Cổ phần hoá,các Bộ, ngành có liên quan cũng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành như:

- Quyết định số 548 TTg ngày 13/08/1996 về việc thành lập các ban chỉđạo Cổ phần hoá doanh nghiệp

- Thông tư số 47 TC/TCT của Bộ tài chính ngày 17/08/1996 cho phép

Tổng công ty có thể điều động tài sản giữa các đơn vị thành viên theo hình thức

Trang 21

ghi tăng giảm vốn tài sản của doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hoá thành sở hữucủa Công ty cổ phần mà không phải nộp lệ phí trước bạ.

- Thông tư số 50 TC/TCDN của Bộ tài chính ngày 30 tháng 08/1996 hướng

dan những vấn dé tài chính , bán cổ phần và phát hành cổ phiếu trong quá trình

thực hiện Cổ phần hoá

Quyết định số 01/CPH ngày 04/09/1996 của Bộ trưởng trưởng ban chỉ đạo

Trung ương Cổ phần hoá về việc ban hành qui trình chuyển doanh nghiệp nhà

nước thành công ty cổ phần

- Thông tư số 17-LDTBXH-TT ngày 07/09/1996 của bộ lao động thương

binh xã hội - hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanhnghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần theo nghị định 28/CP

- Văn bản số 1104/TLĐ ngày 13/09/1996 của Tổng liên đoàn lao độngViệt Nam - hướng dẫn nội dung hoạt động của công đoàn khi chuyển doanhnghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần theo nghị định 28 CP ngày07/05/1996:Bản hướng dẫn này đã nêu rõ 7 nhiệm vụ của công đoàn cơ sở nơi tiến hành Cổ

phần hoá và 4 nhiệm vụ của công đoàn cấp trên cơ sỡ

Qua các văn bản pháp luật trên nhà nước đã chính thức triển khai chủ

trương Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Các vấn dé thuộc nội dung của việc

Cổ phần hoá như mục tiêu Cổ phần hoá, đối tượng, điều kiện Cổ phần hoá, việc

xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước được Cổ phần hoá, các bước tiến hành Cổ

phần hoá đã được để cập một cách đầy đủ và có điều chỉnh so với các văn bản

trước đây, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Cổ phần hoá trên diện rộng

1.2 NHỮNG VAN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG VIỆC CỔ PHAN HOÁ DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

1.2.1 Nội dung pháp lý của việc Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

1.2.1.1 Những nguyên tắc chỉ phối quá trình Cổphần hoá doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một vấn dé mới mẻ và rất phứctạp, liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế chính trị xã hội, do đó khi tiến hành

Cổ phần hoá phải tuân theo những nguyên tắc nhất định

+ Thứ nhất: Trước khi thực hiện quá trình Cổ phần hoá, cần phải xác định

dứt khoát về vai trò vị trí của khu vực kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thịtrường nhiều thành phần

Đảng và nhà nước ta đã xác định vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanhtrong toàn bộ nền kinh tế, do vậy việc cổ phần hoá phải góp phần nâng cao vai trò

chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế

Trang 22

Vị trí chủ đạo của kinh tế quốc doanh thể hiện ở một số điểm sau:

- Các doanh nghiệp nhà nước phải chiếm giữ phần lớn những ngành sản

xuất kinh doanh mà hoạt động của nó chi phối, tác động mạnh đến các ngành

khác: Ví dụ các lĩnh vực Ngân hàng, Ngoại thương, Năng lượng, khai tháckhoáng sản quí

Chiếm giữ phần lớn những ngành mang tính nền tảng là cơ sở cho các

ngành khác phát triển : cơ sở hạ tầng, giao thông, công nghiệp nặng, công nghiệp

quốc phòng, văn hoá giáo dục những ngành này thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn,

thời gian thu hồi vốn chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp do đó không hấp dẫn các thành

phần kinh tế khác và nhà nước phải đầu tư để tạo điều kiện tiền dé cho sự pháttriển kinh tế Tất nhiên trong những ngành này mục tiêu chủ yếu là hiệu quả kinh

tế xã hội đối với toàn bộ nền kinh tế

- Tham gia vào những ngành còn lại để tạo định hướng phát triển, hướng dẫn

cạnh tranh bằng những ưu thế kinh tế tài chính của khu vực kinh tế quốc doanh.

+ Thứ hai: Cổ phần hoá phải được tiến hành theo một qui hoạch tổng thể

của nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là đơn vị kinh tế thuộc sở hữu của nhà nước, do

vậy việc Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải được tiến hành theo một

chương trình, qui hoạch tổng thể của Nhà nước chứ không thể do các doanh

nghiệp tự quyết định một cách tự phát Vì vay Chính phủ là người quyết định mộtdoanh nghiệp nhà nước có được tiến hành Cổ phần hoá hay không Ban giám đốc

doanh nghiệp không thể tự ý tiến hành Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước mà

họ đang quản lý cũng như không thể không chấp hành quyết định Cổ phần hoá

của Chính phủ Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chủ trương Cổ phần hoá, nhà

nước cần kết hợp cả hai biện pháp, biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính,

trong đó biện pháp kinh tế là biện pháp chính, cơ bản

Nội dung của biện pháp kinh tế là: trên cơ sở giải quyết một cách hợp lý lợi

ích kinh tế giữa Nhà nước và người lao động để vận động, thuyết phục, giải thích chocán bộ lãnh đạo, Đảng viên và quân chúng hiểu rõ chủ trương Cổ phần hoá của Dang

và Nhà nước để họ tự nguyện và tích cực tham gia vào quá trình này

Tuy nhiên, không loại trừ một số trường hợp Nhà nước phải dùng biện

pháp hành chính, tức là nhà nước ra lệnh bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện

Cổ phần hoá nếu thấy đủ điều kiện mà lãnh đạo doanh nghiệp đó không chịu tiếnhành Cổ phần hoá

Trang 23

+ Thứ ba: Khi tiến hành Cổ phần hoá, cần xác định rõ tính chất sở hữu của

doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước là đơn vị kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, do đótất cả vốn, tài sản của doanh nghiệp là thuộc sở hữu của nhà nước, đồng thời tất

cả các khoản nợ của doanh nghiệp cũng là các khoản nợ của nhà nước Do vậy,

khi Cổ phần hoá tất cả vốn thu hút được cũng thuộc sở hữu của nhà nước, nhà

nước thu hồi vốn để đầu tư vào các công trình khác Đối với các khoản nợ Nhà

nước phải có biện pháp giải quyết: hoặc là Nhà nước trả nợ, hoặc chuyển nợ sangCông ty cổ phần

Việc xác định rõ tính chất sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước nhằm chong lại

sự chiếm đoạt tài sản của nhà nước trong quá trình chuyển đổi sở hữu

+ Thứ tư: Khi Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải dam bảo tuân thủ

các qui định của pháp luật

Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là chuyển doanh nghiệp từ sở hữu

nhà nước, với một số định chế rất ưu đãi, thành Công ty cổ phần hoạt động theo

luật công ty với cơ chế hoạt động được luật pháp hoá một cách chặt chẽ quá trình

cổ phần hoá phải tuân theo các qui định của luật công ty, luật lao đông, luật

thương mại, pháp luật về hợp đồng kinh tế và các văn bản pháp luật về cổ phần

hoá doanh nghiệp nhà nước Nếu có những qui định thiếu chặt chẽ Chính phủ

cần phải nhanh chóng sửa đổi dé tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cổ

phần hoá, đảm bảo pháp luật không bị vi phạm

1.2.1.2 - Mục tiêu cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước

Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là mục đích nhằm đạt được

khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, việc xác định đúng mục tiêu

cổ phần hoá có ý nghĩa rất lớn, quyết định sự thành công hay thất bại của việc cổphần hoá Có xác định được đúng mục tiêu cổ phần hoá thì mới có thể xác định

được đúng đối tượng và mức độ cổ phần hoá, dé ra được các hình thức và bước đi

thích hợp để thực hiện cổ phần hoá thành công

Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được đặt ra ở các nước

không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện , hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước

Thông qua chương trình cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu, Chính phủ

nhiều nước hy vọng đạt được các mục tiêu

- Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước

- Phát triển thị trường vốn

Trang 24

- Tăng cường đầu tư nước ngoài.

- Giảm áp lực tài chính

- Tăng trưởng khu vực tư nhân

- Giải phóng các nguồn lực của Chính phủ

- Đẩy mạnh quá trình cải tổ pháp luật

- Tạo việc làm cho người lao động

- Thúc đẩy cạnh tranh

Ở nước ta trong giai đoạn thí điểm, mục tiêu cổ phân hoá doanh nghiệp

nhà nước đã được nêu rõ trong quyết định 202-CT gồm các mục tiêu sau:

- Một là: Chuyển một phần quyển sở hữu cha Nhà nước thành sở hữu củacác cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

- Hai là: Phải huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và

ngoài nước để đầu tư cho sản xuất kinh doanh

- Ba là: Tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp.

8 tháng sau khi ban hành quyết định 202/CT , Thủ tướng Chính phủ lại

ban hành Chỉ thị 84 TTg ngày 04/03/1993 nhằm cụ thể hóa một số diéu trong

quyết định 202/CT và thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá được nhanh chóng và hiệu

quả hơn Chỉ thị 84 TTg khẳng định lại mục tiêu cổ phần hoá đã nêu trong quyết

định 202 là “ Rất chú trọng mục tiêu về chuyển hình thức sở hữu Nhà nước thànhhình thức sở hữu của các cổ đông Về mục tiêu huy động vốn phải chú ý các hình

thức: đối với những doanh nghiệp đang mắc nợ của Nhà nước thành vốn cổ phần,hay chuyển nợ của Nhà nước thành nợ của các cổ đông, hoặc thu một phần hay

toàn bộ vốn về Ngân sách nhà nước, hoặc huy động vốn để đầu tư chiều sâu, mở

rộng doanh nghiệp”.

Sau giai đoạn làm thí điểm, ngày 07/05/1996 Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh 28CP chính thức triển khai “ Chuyển số doanh nghiệp nhà nước thành Công

ty cổ phần” theo đó, mục tiêu cổ phần hoá đã được xác định là:

1- Huy động vốn của CNYC trong doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế

trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp

2- Tạo điều kiện để những người góp vốn và công nhân viên chức trong

doanh nghiệp có cổ phần, nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo thêm động lực

thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả

Trang 25

Theo chúng tôi: việc xác định mục tiêu cổ phần hoá như trên vẫn chưa thật

đầy đủ và chính xác, bởi vì nó mới chỉ khái quát được mục đích của cổ phần hoá

trong phạm vi doanh nghiệp được cổ phần hoá Như chúng ta đã biết, cổ phần hoá

là một giải pháp cơ bản quan trọng của nhà nước nhằm cải cách khu vực kinh tế

quốc doanh nói riêng và cải cách kinh tế nói chung Vì vậy xét mục tiêu của cổ

phần hoá còn phải xem xét mục tiêu đối với toàn xã hội là gì?

Xét trên phạm vi toàn xã hội thì cổ phần hoá nhằm mục tiêu cấu trúc lại

nguồn vốn đầu tư của nhà nước, nâng cao được hiệu qủa sản xuất kinh doanh,làm lành mạnh tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước và nền tài

chính quốc gia

Đây là mục tiêu chính của chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà

nước tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại nền kinh tế phân bố theo nhiều thành phần

và phân công lao động toàn xã hội theo tác động của thị trường Bởi vì trong điều

kiện nền kinh tế thị trường, cần xác định cụ thể vai trò chủ đạo của khu vực kinh

tế nhà nước trong những ngành mũi nhọn, chiến lược để có thể thực hiện vai trò

điều tiết nền kinh tế chứ không nên đầu tư tràn lan không nắm chắc hiệu quả của

vốn đầu tư Cổ phần hoá sẽ giúp nhà nước rút vốn từ những doanh nghiệp khôngcần giữ hình thức quốc doanh hiện đang tồn tại trong nhiều ngành kinh tế để đầu

tư tập trung vào những lĩnh vực then chốt, Ngân sách nhà nước sẽ bớt gánh nặng

do phải tài trợ cho khu vực kinh tế quốc doanh quá lớn nhưng làm ăn kém hiệu

quả, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia là một trong những nhiệm vụ cấp bách

của đất nước ta hiện nay :

Mat khác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn nhằm mục tiêu thu húttiém năng vốn nhàn rỗi trong dan chúng và từ nước ngoài dưới hình thức bán cổ

phần, tạo tiền dé cho sự hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam và Quốc

tế hoá một số doanh nghiệp

Đồng thời, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn nhằm điều chỉnh cơ

cấu sở hữu theo các mục tiêu chính trị xã hội của nhà nước : Quá trình cổ phầnhoá doanh nghiệp nhà nước sẽ chuyển cho công chúng ( có chọn lọc ưu tiên cho

cán bộ công nhân viên doanh nghiệp), sở hữu một phần lớn lực lượng san xuất

của xã hội và qua đó chuyển lợi tức cho người lao động

Tóm lại: cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một quá trình chuyển đổi

về mặt quan hệ sản xuất trong doanh nghiệp Nhà nước nhằm khắc phục những

yếu kém chung của khu vực kinh tế quốc doanh hiện nay trong đó:

- Về quan hệ sở hữu: cổ phần hoá chuyển doanh nghiệp Nhà nước từ chỗ chỉ

có một chủ sở hữu duy nhất là nhà nước sang Công ty cổ phần có nhiều chủ sở hữu

Trang 26

thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Sự thay đổi này sẽ xoá bỏ tính chất mơ hồ

của sở hữu Nhà nước tạo động lực làm chủ thực sự trong doanh nghiệp

- Về quan hệ quản lý: Cổ phần hoá thay thế hình thức quản lý bằng bộ

máy nhà nước theo kiểu hành chính nhà nước sang hình thức quản lý bằng hội

đồng quản trị điều này sẽ nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp

- Về quan hệ phân phối: Cổ phần hoá sẽ thay thế việc tập trung các lợi ích

vào Nhà nước để phân phối lại bằng hình thức mở rộng sự phân phối các lợi ích

một cách trực tiếp cho công chúng thông qua việc chia lãi theo cổ phần Điều này

sẽ tạo nên động lực kích thích người lao động làm giàu chính đáng.

Như vậy, theo chúng tôi các mục tiêu được nêu trong quyết định 202/CT

và nghị định 28CP chưa phải là mục tiêu chính của cổ phần hoá các doanh nghiệpnhà nước , mà chỉ là biện pháp, là điều kiện để nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng

là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cổ phần hoá cácdoanh nghiệp phải tạo ra được một phương thức tổ chức quản lý sản xuất thích

ứng với cơ chế thị trường, trên cơ sở đó cho phép nâng cao hiệu quả của sản xuất

- kinh doanh Cổ phần hoá không phải đơn thuần là một giải pháp tình thế để giảiquyết tình trạng thiếu vốn của khu vực kinh tế quốc doanh mà là một hình thức tổ

chức sản xuất tiên tiến, cho phép gắn thị trường hàng hoá và hoạt động sản xuấtkinh doanh với thị trường tài chính và hoạt động đầu tư phát triển Nó là hình

thức duy nhất tạo ra quan hệ trực tiếp giữa sản xuất tiêu dùng, tích luỹ, tạo ra sựđộc lập tương đối và thống nhất hữu cơ giữa sản xuất và quản lý, giữa lợi ích cánhân và lợi ích cộng đồng

1.2.1.3 Đối tượng - Điều kiện cổ phần hoá

Cổ phần hoá là một giải pháp cần thiết và quan trọng trong điều kiện hiệnnay, cần được xúc tiến khẩn trương và tích cực Tuy nhiên vấn để đặt ra là nên cổ

phần hoá doanh nghiệp nào.

Việc xác định đối tượng doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá phụ thuộcvào mục tiêu chủ yếu đã đề ra ban đầu Nếu xác định mục tiêu chính là huy độngvốn nhàn rỗi để đầu tư vào các công trình khác thì phải lựa chọn những doanhnghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh công nghệ

tương đối hiện đại, khả năng cạnh tranh cao

Nếu xác định mục tiêu chính là tạo điều kiện cho người lao động thực sựlàm chủ doanh nghiệp thì phải chọn những doanh nghiệp nhà nước có doanh lợi

cao, thu thập của người lao động ổn định và có khả năng mua cổ phần Đặc biệt

Trang 27

là những doanh nghiệp có qui phúc lợi cao, khi cổ phần hoá, phần qui này trở

thành vốn góp của người lao động

Nếu xác định mục tiêu là đa dạng hoá sở hữu thì phải phân loại doanh

nghiệp theo mức độ quan trọng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dan

để bảo đảm tính chủ đạo của khu vực kinh tế quốc doanh

Về vấn đề này : Trong quyết định 202/CT ngày 08/06/1992 đã xác định đối

tượng thí điểm cổ phần hoá là các doanh nghhệp nhà nước có đủ 3 điều kiện sau:

- Có qui mô vừa

- Không thuộc diện nhà nước cần đầu tư 100% vốn

- Đang làm ăn có lãi hoặc tuy trước mắt có gặp khó khăn nhưng có triển

vọng sẽ hoạt động tốt

Sau thời gian làm thí điểm Chính phủ đã ban hành Nghị định 28CP ngày

07/05/1996 chính thức triển khai chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành

công ty cổ phần theo nghị định này thì đối tượng cổ phần hoá là các doanh

nghiệp nhà nước đáp ứng đủ 3 điều kiện sau: '

- Có qui mô nhỏ và vừa

- Không thuộc diện những doanh nghiệp cần thiết giữ 100% vốn đầu tư

của nhà nước

- Có phương án kinh doanh hiệu quả

Quá trình áp dụng các qui định trên đã nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau

Có ý kiến cho rằng : Không nhất thiết phải căn cứ vào qui mô để chọndoanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá vì qui mô của doanh nghiệp không phải lànhân tố quyết định hình thức sở hữu , kinh nghiệm thành lập của các hợp tác xã

cổ phần đã cho thấy điều đó vả lại việc xác định qui mô doanh nghiệp hiện nay là

một vấn dé vướng mắc vì chưa có một văn bản chính thức nào của Nhà nướchướng dẫn cách xác định qui mô doanh nghiệp

Ý kiến khác cho rằng: Nếu cổ phần hoá là giải pháp giúp cho doanh

nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn thì việc chọn các doanh nghiệp có lãi để cổ phần

hoá là chưa phù hợp mà nên áp dụng cả đối với doanh nghiệp không có lãi hoặcchưa có lãi Bởi vì: nếu 1 doanh nghiệp nhà nước đang lam ăn thuận lợi sản xuất

kinh doanh có lãi và thu nhập của người lao động ổn định thì chứng tổ doanhnghiệp đó đang ở trạng thái “ ăn nên làm ra” thì chẳng có lý do gì để nhà nước

(ông chủ doanh nghiệp) phải lo lắng, vả lại nếu doanh nghiệp đang ổn định thì

Trang 28

việc gì phải “ Xáo trộn” trật tự vốn có của nó? Hon nữa, thu nhập của cán bộ

công nhân viên đang ổn định thì chẳng có lý do gì khiến họ đồng tình với việc

bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp của họ cho người khác

Mặt khác, khi một doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có lãi thì đưong

nhiên cũng hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng góp với ngân sách nhà nước, vậy thì chẳng

có lý do gì phải chuyển doanh nghiệp đó thành Công ty cổ phần, vì như vậy nhà

nước lại phải giảm thuế lợi tức cho doanh nghiệp đó, như vậy là không hợp lý

Xét về phía người mua cổ phần: Các cổ đông không mua quá khứ của

doanh nghiệp mà cái họ quan tâm là tương lai của doanh nghiệp, khi bỏ tiền mua

cổ phần, họ hy vọng thu được lợi nhuận cao hơn là dùng tiền đó vào việc khác Vì

thế không nhất thiết phải giới thiệu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi

Với những người biết kinh doanh quản lý tốt, doanh nghiệp sẽ có lãi.

Đồng thời, nếu chỉ cổ phần hoá các doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì các

doanh nghiệp còn lại sẽ là các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, vậy thì sẽ

không đạt được mục tiêu sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp nhà nước vốn đã

quá nhiều đơn vị kinh doanh kém hiệu quả

Ý kiến của chúng tôi là : nhà nước không nhất thiết chỉ cổ phân hoá các

doanh nghiệp kinh doanh có lãi, mà có thể cổ phần hoá cả các doanh nghiệp kinh

doanh chưa có hiệu quả hoặc đang gặp khó khăn cũng có thể có người sẵn sang

mua cổ phần Vấn dé là phải có người câm trich , lập ra và thực hiện dé án cải tổdoanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá để có thể có lợi nhuận , từ đó người ta mớimua cổ phần

1.2.1.4 Đối tượng trở thành cổ đông và việc phát hành cổ phiếu trong

doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá

- Đối tượng trở thành cổ đông của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá: Cổphần hoá doanh nghiệp nhà nước được hiểu là việc bán một phần hoặc toàn bộ

doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước cho các thành phần kinh tế khác Nhà

nước xác định giá trị doanh nghiệp đó, chia thành cổ phần và bán cho các nhà đầu

tư Người mua cổ phần sẽ trở thành cổ đông của Công ty cổ phần Vấn dé là bán

cổ phần cho ai? bán với tỉ lệ bao nhiêu ?

Việc xác đỉnh đối tượng bán cổ phần tuỳ thuộc vào mục tiêu cổ phần hoá

mà nhà nước đã đặt ta Điều này nói lên sự khác nhau căn bản giữa chủ trương cổphần hoá doanh nghiệp nhà nước ta với chương trình tư nhân hoá kinh tế quốcdoanh ở các nước

Trang 29

Ở các nước kinh tế thị trường khi thực hiện chương trình tư nhân hoá thì

đối tượng bán cổ phần rất rộng rãi bất cứ ai có tiền cũng đều có thể mua cổ phần

và trở thành cổ đông của Công ty cổ phần

Ở Việt Nam về xác định đối tượng bán cổ phần : Có ý kiến cho rằng: cổ phần

phải bán đại trà cho mọi người cùng tham gia: ( ý kiến của ông Nguyễn Văn Trữ, báo

tuổi trẻ 06/06/96) ý kiến này chưa chính xác Vì việc phát hành cổ phiếu đại trà cũng

còn tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh đoanh, chủ trương cổ phần hoá của nhà nước nóichung và mục tiêu của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá nói riêng Chẳnghạn chủ trương của doanh nghiệp cổ phần hoá là chỉ bán cổ phiếu trong nội bộ công

ty cổ phần nhằm nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp

thì không nhất thiết phải phát hành cổ phiếu đại trà

Ý kiến khác cho rằng: Chính phủ nên mạnh dan phát hành cổ phiếu ra

nước ngoài để các doanh nghiệp có điều kiện vươn ra thị trường quốc tế, thúc đẩy

cải tiến sản xuất kinh doanh ( thời báo Kinh tế Sài gòn 18/07/1996), về ý kiến

này Ông Nguyễn Duy Trước, Phó tổng cục trưởng tổng cục quản lý vốn và tài sản

nhà nước tại doanh nghiệp đã có ý kiến rằng “ Chúng ta cần huy động vốn nước

ngoài nhưng cũng tính toán kỹ khả năng thâm nhập thị trường vốn quốc tế vì Việt

Nam còn rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này (báo Kinh doanh và pháp luật

ngày 21/08/1996) chúng tôi đồng ý với quan điểm này: Quá trình cổ phần hoá nước ta chỉ mới bit đầu đi bước đầu tiên của giai đoạn triển khai rộng nên ta cần

phải thận trọng, không nên vội vàng phát hành cổ phiếu ra nước ngoài Hiện naychỉ có công ty cơ điện lạnh ( REE) phát hành trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài

và đến 1998 các trái phiếu này sẽ trở thành cổ phiếu, nghĩa là 1998 nhà nước sẽ

phát hành cổ phiếu ra nước ngoài Tuy nhiên, khi thực hiện chủ trương này nhà

nước cần phải có 1 mức khống chế tối đa số cổ phiếu mà người nước ngoài nắm

giữ, nhằm giành quyền quyết định trong công ty cổ phần Giai đoạn thí điểm cổ

phần hoá doanh nghiệp nhà nước, mục tiêu của cổ phần hoá đòi hỏi phải thoả

mãn cùng một lúc ở mục tiêu: Chuyển đổi hình thức sở hữu để nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh; huy động vốn và tạo điều kiện cho người lao động thực sự

làm chủ doanh nghiệp Đề án chuyển một số nhà nước thành công ty cổ phần ban

hành kèm theo quyết định 202/CT qui định đối tượng bán cổ phần gồm 3 đối

tượng được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Các cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp

+ Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước

+ Các cá nhân trong nước

Trang 30

Chỉ thị 84/TTg ngày 04/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ đã qui định

“Cho phép làm thí điểm việc bán cổ phần cho các tổ chức và cá nhân nướcngoài”

Việc qui định như trên hoàn toàn phù hợp với mục tiêu cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước dé ra trong giai đoạn thí điểm

Sau 4 năm là thí điểm ngày 07/05/1996 Chính phủ ban hành Nghị định

28CP chính thức triển khai “ chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty

cổ phần”, Nghị định đã chính thức xác định đối tượng mua cổ phần gồm:

+ Cán bộ công nhần viên chức trong doanh nghiệp.

+ Các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân

+ Các tổ chức xã hội được pháp luật công nhận

+ Công dan Việt Nam từ 18 tuổi trở lên

+ Các tổ chức nước ngoài

+ Cá nhân nước ngoài.

Trong đó việc thí điểm bán cổ phiếu cho các tổ chức và cá nhân nước

ngoài theo qui định riêng của Thủ tướng Chính phủ

Về tỷ lệ bán cổ phần : Quá trình cổ phần hoá ở các nước đều có khống chế

ty lệ mua cổ phần của 3 đối tượng: Người nước ngoài ( thể nhân và pháp nhân) ,

pháp nhân và thể nhân trong nước ; nhưng mỗi nước khống chế theo một mức độ

khác nhau tuỳ theo đướng lối và cơ chế kinh tế của mỗi nước Ở Việt Nam hiện nay chưa có qui định cụ thể về mức khống chế tỷ lệ cổ phần bán cho các đối

tượng mà nghị định 28/CP của Chính phủ mới chỉ qui định: Pháp nhân có quyềnmua tối đa không quá 10% giá trị doanh nghiệp ; cá nhân có quyền mua tối đakhông quá 5% giá tri doanh nghiệp

Theo chúng tôi mỗi một doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hoángoài mục tiêu chung đã được Nhà nước xác định còn có mục tiêu cụ thể riênglàm mục tiêu chủ yếu Việc xác định đối tượng bán cổ phần phải tuỳ thuộc vào

mục tiêu chủ yếu đớ

Chẳng hạn, đối với một doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả, chưa có

nhu cầu tăng vốn, mục tiêu chủ yếu đối với doanh nghiệp nhà nước này khi cổ phầnhoá là điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, thì đối tượng bán

cổ phần phải ưu tiên cho cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp mua với tỷ

lệ vốn cổ phần cao ( có thể bán chịu dài hạn cho công nhân viên)

Trang 31

Nhưng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá mà mục tiêu chủ yếu

đặt ra là huy động vốn để đầu tư cho đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp,thì khi ấy phải hạn chế việc bán chịu cổ phần cho công nhân viên trong doanh

nghiệp nhà nước mà cần mở rộng đối tượng huy động vốn ra các đối tượng bên

ngoài doanh nghiệp.

Chúng tôi cho rằng Nhà nước niên qui định tỷ lệ cổ phần bán cho từng đốitượng nhưng không hoàn toàn cố định mà chỉ có tính chất hướng dẫn trong mộtkhung nhất định, còn cụ thể để các đoanh nghiệp tự vận dụng phù hợp với điều

kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp làm sao đảm bảo nguyên tắc

+ Tránh độc quyền của thiểu số

+ Bảo đâm sự chi phối của nhà nước đối với một số doanh nghiệp cần chi phối

+ Bảo đảm khả năng mọi người lao động đều được và có thể mua cổ phần

- Về việc phát hành cổ phiếu

Việc phát hành cổ phiếu khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà

nước, trước hết phải xác định số lượng cổ phần và mệnh giá cổ phần

Việc xác định số lượng cổ phần cần căn cứ vào tổng số vốn điều lệ của

Công ty, chứ không phải căn cứ vào giá trị doanh nghiệp đem bán Vốn điều lệ

tuỳ thuộc chủ yếu vào phương án kinh doanh của Công ty cổ phần trong tươnglai Do đó, vốn điều lệ có thể tính như sau:

+ Tính toán nhu cầu vốn đầu tư dựa trên phương án kinh doanh đã dé ra

trong đề án cổ phần hoá

+ Xác định tổng số vốn thực sự mà doanh nghiệp đang có ( không tính qui

phúc lợi và qui khen thưởng)

+ Loại bỏ phần vốn hiện có nhưng không phù hợp với mục tiêu kinh doanh

trong tương lai và đã được nhà nước cho phép tách ra để xử lý

+ Xem xét khả năng huy động vốn thông qua việc bán cổ phần để đầu tư

phát triển sản xuất kinh doanh hoặc trả nợ

Như vậy vốn điều lệ của Công ty cổ phần sẽ bao gồm giá trị doanh nghiệpđược Bộ tài chính thẩm định và cho phép cổ phần hoá cộng với phần vốn màdoanh nghiệp huy động thêm để đầu tư mở rộng hoặc để trả nợ

Về mệnh giá cổ phiếu: do công ty định ra tuỳ thuộc vào tính chất của

Công ty cổ phần và đối tượng mua cổ phiếu

Trang 32

Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới mệnh giá cổ phiếu thường

được qui định ở mức thấp để mọi người đều có thể tham gia mua cổ phiếu được Ví

dụ : Ở Pháp mệnh giá cổ phiếu tối thiểu là 3 Fr ; ở Nhật là 100 yên , ở Đức là 1 DM,

ở Mỹ là 1 USD, ở Việt Nam theo QD 202/CT qui định mệnh giá tối thiểu là 50000

VNĐ, thông tư 50 TC/TCDN ngày 30/08/96 hướng dẫn ND28CP cũng qui định

mệnh giá tối thiểu là 50.000 VNĐ Thực tế cổ phần hoá các doanh nghiệp thườngchọn mệnh giá là 100.000VNĐ- do muốn hạn chế số lượng cổ đông để dé hoạt độngtrong thời kỳ đầu khi chưa có kinh nghiệm quản lý Công ty cổ phần

Sau khi xác định được tổng số vốn điều lệ và mệnh giá cổ phiếu thì tổng số

cổ phiếu sẽ phát hành sẽ bằng tổng vốn điều lệ chia cho mệnh giá cổ phiếu

Vấn đề thứ hai phải xác định khi phát hành cổ phiếu là cổ phiếu sẽ được

bán như thế nào?.

Cổ phiếu là một loại chứng khoán có giá trị như tiền, vì vậy việc qui địnhmẫu, in ấn, quản lý và phát hành phải cẩn thận chu đáo Trong giai đoạn thí điểm

cổ phần hoá, Chính phủ uỷ quyền cho Bộ tài chính thực hiện việc thống nhất phát

hành cổ phiếu Nghị định 28CP ngày 07/05/1996 đã chính thức qui định: “ Bộ tài

chính thống nhất quản lý việc phát hành cổ phiếu ở các doanh nghiệp cổ phầnhoá” qui định này đã được cụ thể hoá tại Thông tư số 50 TC/TCDN ngày30/08/96 : “ Cổ phiếu do Bộ tài chính qui định mẫu, tổ chức in quản lý và bán

cho Công ty cổ phần để phát hành, mọi chứng chỉ không do Bộ tài chính ấn hành

đều không có giá trị"

Về hình thức bán cổ phiếu: Doanh nghiệp có thể chọn những hình thức

sau:

- Bán riêng cho các nhà đầu tư lớn:

Tại các nước đã có định chế trung gian như công ty bảo hiểm, quỹ đầu

tư sẽ là những khách hàng lớn do đó công ty có thể chào bán trực tiếp cho các

đối tượng này

- Bán trực tiếp cho những nhà đầu tư cuối cùng

Theo đó các công ty phát hành cổ phiếu sé bán thẳng cho các cổ đông là

công nhân viên chức trong công ty hoặc là công chúng dự định ( đăng ký mua cổphiếu) theo mức giá cố định

- Bán ra công chúng thông qua các ngân hàng hoặc các công ty tài chính :

có thể có 2 cách :

Trang 33

+ Trả giá cạnh tranh hay gọi thầu để bán: Theo đó các công ty phát hành sẽ

mời một số ngân hàng trả giá cạnh tranh trên cơ sở giá chào bán ở mức thấp nhất,Ngân hàng nào đưa ra giá bán cao nhất sẽ được mua

+ Chào mời thương lượng: công ty sẽ đàm phán với các ngân hàng hoặc

các tổ hợp ngân hàng nhận tiêu thụ các cổ phiếu do công ty phát hành Cuộc

thương lượng nay liên quan đến các điều kiện về giá nhượng bán cho ngân hang

bao tiêu toàn bộ để bán lại dần đần cho các nhà đầu tư cuối cùng, hoặc phí hoa

hồng phát hành cho ngân hàng chỉ nhận làm đại lý, hứa cố gắng để tiêu thụ hết số

cổ phiếu của công ty

Nói chung, trong việc phát hành các cổ phiếu ra công chúng, tất nhiên làcông ty có thể tự làm nhưng thường là thông qua một hoặc nhiều ngân hàng, công

ty tài chính, cách phát hành này tuy phí tổn phát hành có cao hơn, nhưng bù lại

công ty phát hành cổ phiếu sẽ tìm được sự hỗ trợ về kinh nghiệm vận động bán cổ

phiếu theo đúng luật định, nhận được sự tài trợ khi công ty chưa được công chúng

biết đến, hoặc để huy động được một lượng vốn đúng hạn

Ngược lại, về phía các ngân hàng, công ty tài chính khi bảo lãnh để bao

tiêu toàn bộ hoặc từng phần số cổ phiếu được phát hành, họ đều phải nghiên cứu

kỹ để tránh rủi ro khi thị giá cổ phiếu thấp hơn giá đã mua Tuỳ theo sự đánh giácủa ngân hàng, giá bán để bảo lãnh thường thấp hơn so với giá bán trực tiếp cho

các nhà đầu tư

Ở Việt Nam trong giai đoạn thí điểm theo quyết định 202/CT xác định ra

3 hình thức bán cổ phiếu ( điều 8)

- Bán trực tiếp tại doanh nghiệp cổ phần hoá ( phải đăng ký trước)

- Bán tại ngân hàng thương mại

- Bán tại các công ty tài chính làm dịch vụ cổ phần hoá

Nghị định 28CP 07/05/1996 đã chính thức qui định : “ Cổ phiếu được bán

công khai tại doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc bán thông qua hệ thống các Ngân

hàng Thương mại và các Công ty Tài chính được chỉ định”

Như vậy tại một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá có thể sử dụng

một trong các hình thức bán cổ phiếu hoặc có thể chỉ sử dụng một hình thức, tuỳ

theo điều kiện, đặc điểm của từng doanh nghiệp

Trang 34

1.2.1.5 Xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.

Xác định giá trị doanh nghiệp là vấn đề quan trọng nhất và khó nhất trong

những vấn dé phải giải quyết trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà

nước Bởi vì, nếu xác định giá trị doanh nghiệp cao hơn thực tế thì sẽ làm cho giá

cổ phiếu tăng lên, người mua cổ phiếu sẽ giảm đi Ngược lại, nếu xác định giá trị

doanh nghiệp thấp hơn thực tế thì giá cổ phiếu sẽ giảm, người mua sẽ tăng nhưng

Nhà nước sẽ mất vốn Khó khăn lớn nhất dẫn đến các cuộc tranh luận nhiều nhất

là khái niệm giá trị doanh nghiệp và phương pháp xác định giá tri doanh nghiệp.

Nhiều người cho rằng giá trị doanh nghiệp không chỉ là giá trị tài sản còn

lại của doanh nghiệp mà đó là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố như

trình độ quản lý của giám đốc doanh nghiệp, trình độ lành nghề của công nhân

viên chức, khả năng tiếp thị, khả năng cạnh tranh và vị trí của doanh nghiệp trên

thị trường chất lượng sản phẩm và các mối quan hệ khác có thể qui về hai yếu

tố chính là yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất Lợi nhuận của doanh nghiệp

chính là kết tinh của cả 2 yếu tố trên, từ đó có thể đi đến kết luận là giá trị doanh

nghiép được cấu thành bởi tài sản của doanh nghiệp và lợi nhuận ròng được tạo ra

hàng năm Người mua cổ phần quan tâm đến thu nhập do cổ phiếu mang lại chứkhông phải mua tài sản của doanh nghiệp vì vậy quan điểm trên phù hợp với cơ

chế thị trường

Theo chúng tôi giá trị doanh nghiệp gồm 3 bộ phận:

- Giá trị tài sản và vốn tại thời điểm cổ phần hoá

- Giá trị đất đai

- Giá trị lợi thế của doanh nghiệp

Tuy chỉ gồm 3 bộ phận nhưng việc xác định giá trị của mỗi bộ phận không

đơn giản

- Thứ nhất: Giá trị tài sản và vốn tại thời điểm cổ phần hoá

Hiện nay khi đánh giá tài sản và vốn của doanh nghiệp nhà nước gặp nhiềutrở ngại, cụ thể là:

+ Các loại bất động sản như nhà xưởng, kho bãi, mặt bằng của doanh nghiệpnhà nước thường ở địa thế tốt, rộng rãi và chưa được định giá theo thị trường Còn hệ

thống máy móc thiết bị thì cũ kỹ, nhiều thứ , nhiều loại không đồng bộ nên rất khó

xác định giá trị thực tế hiện có, còn việc căn cứ vào giá trị gốc và chế độ tính khấu

hao để xác định giá trị tài sản thì hoàn toàn không hợp lý

Trang 35

+ Có nhiều tài sản có trong sổ sách kiểm kê nhưng thực tế không còn hoặc đã

hư hỏng thất lạc nhiều chỉ tiết, hoặc những tdi sản không có trong sổ sách nhưng lại

có trong thực tế và còn giá trị Do đó việc xác định giá trị tài sản không chỉ căn cứ

trên sổ sách mà phải áp dụng phương pháp thẩm định giá trị từng hiện vật

+ Các loại tài sản và vốn bị chiếm dụng không có kha nang thu hồi, hoặc rất lâu

mới có thể thu hồi thì không thể tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá được Phần

nay do nhà nước chịu trách nhiệm Còn những khoản chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa

doanh nghiệp với bên ngoài cần giải quyết dứt điểm trước khi cổ phần hoá

+ Đối với khoản nợ vay, nếu chủ nợ đồng ý có thể chuyển thành vốn góp

cổ phần của chủ nợ và Công ty cổ phần Hoặc có thể tính giá trị nợ vay vào giá trị

doanh nghiệp để bán lấy tiền trả cho chủ nợ, cũng có thể thương lượng với chủ nợ

làm lại khế ước vay nợ Việc chọn phương án nào phụ thuộc vào sự thoả thuận

giữa chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và cổ đông tương lai

+ Cần đánh giá lại phần tài sản là vật liệu như vật tư nguyên liệu tồn kho,sản phẩm tồn kho Tuy nhiên cần phân chia thành 2 loại: Loại có thể sử dụng và

loại không thể sử dụng để có cách định giá khác nhau

+ Xác định số vốn mà doanh nghiệp đang liên doanh với đơn vị khác hoặc

đầu tư ở nơi khác Tuỳ theo tính chất hiệu quả của sự đầu tư này ban cổ phần hoádoanh nghiệp có thể dé nghị nhà nước thanh lý để rút vốn hoặc tiếp tục chuyểnsang Công ty cổ phần

- Thứ hai: Vấn đề đất đai:

Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm và hiện đang có nhiều ý

kiến khác nhau:

Về vấn đề đất đai có hai nội dung cần phải làm rõ là:

+ Giá trị đất đai có nằm trong giá trị doanh nghiệp không ?

+ Giá trị đất đai được tính như thế nào?

Theo hiến pháp 1992 và luật đất đai 1993 thì Nhà nước là chủ sở hữu toàn

bộ vốn đất đai trên lãnh thổ Việt Nam, quyền sở hữu về đất đai của Nhà nướckhông được chuyển giao trong bất cứ trường hợp nào

Tuy nhiên trên thực tế, đất đai đã, đang và sẽ được tiếp tục chuyển nhượng

và đã bắt đầu hình thành thị trường đất, thị trường này hoạt động nhộn nhịp nhất

ở các thành phố, khu công nghiệp, thương mại Do vậy giải pháp đối với vấn đề

đất đai không nên coi là một giải pháp cục bộ trong quá trình cổ phần hoá mà cần

Trang 36

hình thành một chính sách chung và rõ ràng về vấn dé này Hiện có một số quandiểm như sau:

Quan diém1: Nhà nước chỉ bán quyền sử dụng đất bằng cách tính giá tri

đất theo giá thị trường vào tổng giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, nhưng coigiá trị đất là phần vốn góp của nhà nước, tức là không thay đổi quyền sở hữu

Nếu tính như vậy thì giá doanh nghiệp §ố Tất cao do các doanh nghiệp nhà nướcthường chiếm nhiều đất, ở vị trí có nhiều lợi thế, giá cao, vì vậy sẽ hạn chế người

mua cổ phần, mặt khác công ty cổ phần hoá lại không có quyền bán đất đó

Quan điển 2: Nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu và thực hiện việc cho thuê

dat dài hạn, tất ca các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kính tế, đềuđược thuê và trả tiền thuê đất cho Nhà nước ( Đối với doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài thì trả tiền thuê đất theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).Quan điểm này cũng chưa cho phép doanh nghiệp được chuyển nhượng đất đai

Quan điểm của Chính phủ theo Quyết định 202/CT và Chỉ thị 84/TTg là:

không đưa giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp để bán mà chỉ tính vào giá trị

doanh nghiệp khoản chi phí ban đầu về quyền sử dụng đất như: Chi phí dén bù,giải toả, san lấp mặt bằng Như vậy công ty cổ phần cũng chưa có quyềnchuyển nhượng đất đai

Quan điểm hiện nay: Nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu không tính giá trị đấtvào giá trị doanh nghiệp Nhà nước cho phép các doanh nghiệp và Công ty cổ phần sử

dụng đất theo thời hạn nhất định Công ty cổ phần phải nộp tiền thuê đất hàng năm.

Chỉ tính vào giá trị doanh nghiệp các khoản tiền đền bù, tiền san lấp mặt bằng

Theo chúng tôi nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu nhưng nên bán quyền sử

dụng cho các doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng cho người

khác theo giá thị trường Việc định giá đất khi chuyển sang công ty cổ phần cần

tính theo giá thị trường Nếu doanh nghiệp trước đây được cấp quá nhiều đất, cần

tách ra để trả lại cho nhà nước

Thứ ba: Giá trị lợi thế của doanh nghiệp

Giá trị lợi thế của doanh nghiệp gồm các yếu tố tạo ra hiệu quả và triểnvọng của doanh nghiệp như: uy tín, nhãn hiệu, đội ngũ cán bộ công nhân viên

chức năng động, có tay nghề cao ; khả năng sinh lợi cao, bí quyết nghề nghiệp

Việc xác định giá tri lợi thế của doanh nghiệp hiện có rất nhiều khó khăn

vì chúng ta chưa có thị trường chứng khoán để xem xét tính toán

Trang 37

Tóm lại: Có rất nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cũng nhưđịnh giá từng bộ phận giá trị doanh nghiệp Việc chọn phương pháp nào để áp

dụng phải đảm bảo cho cả bên mua (cổ đông) và bên bán (nhà nước) đều chấp

thuận được.

Một vấn đề quan trọng nữa trong việc xác định giá trị doanh nghiệp đó là:

Ai là người xác định giá tri doanh nghiệp ? và việc xác định giá trị doanh nghiệp

phải theo trình tự thủ tục nào?

Về thẩm quyền xác định giá trị doanh nghiệp có nhiều ý kiến khác nhau,

có ý kiến cho rằng: Việc xác định giá trị doanh nghiệp phải do doanh nghiệpquyết định ( ban cổ phần hoá doanh nghiệp) Bởi vì doanh nghiệp là người hiểu rõhơn ai hết thực trạng tình hình vốn và tài sản của doanh nghiệp mình Tuy nhiên

sẽ có thể xảy ra khả năng doanh nghiệp định giá thấp hơn giá trị thực tế, làm thất

thoát tài sản của nhà nước

doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá Bởi vì, là người trực tiếp theo dõi , quản lý

doanh nghiệp, cơ quan chủ quản sẽ nắm được tình hình vốn và tài sản của doanh

nghiệp Ý kiến này cũng chưa thỏa đáng, bởi lẽ cơ quan chủ quản mặc dù là

người quản lý doanh nghiệp nhưng không thé “ vô tư” khi xác định giá trị doanh

nghiệp, rất dé xảy ra khả năng doanh nghiệp báo cáo ra sao thì biết như vậy

Như vậy, cần phải có một cơ quan chức năng của nhà nước có trách nhiệm

xem xét và quyết định giá trị doanh nghiệp Cơ quan đó là Bộ tài chính, để đảm

bảo việc xác định giá trị doanh nghiệp một cách chính xác trung thực

Về thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp trước hết ban cổ phần hoá doanhnghiệp sẽ xác định giá trị doanh nghiệp trên co sở số hiệu trên sổ sách kế toán,kết quả kiểm kê thực tế và kết quả kiểm toán, trình lên cơ quan chủ quản Cơquan chủ quản tiến hành thẩm tra giá trị doanh nghiệp do Ban cổ phần hoá doanhnghiệp trình, ra văn bản thoả thuận mức giá trị thực tế của doanh nghiệp gửi Bộ

tài chính quyết định Bộ tài chính, sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xác định giá

trị doanh nghiệ, sẽ tiến hành thẩm tra xem xét và ra văn bản quyết định giá trịthực tế của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá

1.2.2 Vấn dé pháp lý về tổ chức thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp

Nhà nước

1.2.2.1 Thẩm quyền thực hiện cổ phần hoá

Trang 38

Việc xác định trách nhiệm - quyền hạn của các cơ quan trong việc cổ phần

hoá doanh nghiệp nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công hay

thất bại của chương trình cổ phần hoá

Trên thế giới : để trực tiếp chỉ đạo và có toàn quyền quyết định mọi vấn đề

liên quan đến cổ phần hoá Ở các nước Đông Âu phần lớn đều thành lập một cơ

quan mới, chuyên trách, có quyền hạn rộng lớn, có thể quyết định mọi vấn để một

cách nhanh chóng co quan này có các tên gọi khác nhau như Bộ cai cách sở hữu ( ở

Ba Lan) Uỷ ban tư nhân hoá ( ở Hunggari), Hội đồng thác quản (ở Đông Đúc)

Ở Việt Nam, giai đoạn thí điểm, theo quyết định 202/CT và Chỉ thị

84/TTg Chính phủ giao cho Bộ tài chính chủ trì thí điểm cổ phần hoá, có sự phốihợp của các cơ quan hữu quan như Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương;

Bộ lao động thương binh và xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Ngânhàng Nhà nước, uỷ ban kế hoạch nhà nước ( nay là bộ kế hoạch và đầu tư)

Qua việc thí điểm cổ phần hoá ở các doanh nghiệp nhà nước đã nhận thấy:

Việc giao cho Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với một số Bộ và uỷ ban nhân

dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện cổ phần hoá là không thoả đáng với vai trò

và tầm quan trọng của chương trình cổ phần hoá

Mặt khác: Việc giao cho Bộ tài chính “ thống nhất phát hành cổ phiếu” làkhông phù hợp với Luật công ty Bởi vì , theo qui định của pháp luật, doanh

nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá sẽ hoạt động theo luật công ty Theo đó,chính công ty cổ phần là người phát hành cổ phiếu Lợi tức cổ phần cũng như

quyền và nghĩa vụ của các cổ đông của mỗi công ty cổ phần là khác nhau có như

vậy mới có thể nói đến việc tồn tại của công ty và của thị trường chứng khoán

Chuyển sang giai đoạn triển khai rộng cổ phần hoá các doanh nghiệp, Chính

phủ đã ban hành Nghị định 28CP ngày 07/05/1996 và Thủ tướng chính phủ đã banhành Quyết định 548 TTg ngày 13/08/1996 Theo đó đã quy định việc thành lập các

ban chỉ đạo cổ phần hoá từ trung ương đến địa phương, xác định thẩm quyên của các

cơ quan này trong việc thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Ngoài ra đối với một doanh nghiệp cụ thể, khi tiến hành cổ phần hoá thìphải xác định được ai là người lãnh đạo quá trình cổ phần hoá ở doanh nghiệp, vềvấn dé này, cũng có nhiều ý kiến

- Ý kiến thứ nhất cho rằng: Ban lãnh đạo của doanh nghiệp Nhà nước sẽ là

người lãnh đạo quá trình cổ phần hoá Ban đó gồm: Giám đốc doanh nghiệp, Bí

thư Đảng uy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, do Giám đốc doanh

Trang 39

nghiệp làm Trưởng ban, cùng bàn bạc, phối hợp chặt chẽ và thống nhất quan

điểm để lãnh đạo việc cổ phần hoá, họ là thành viên chính trong “ Ban cổ phần

hoá ở doanh nghiệp”

Những người theo quan điểm này lý giải rằng : Ban lãnh đạo doanh nghiệp

nhà nước là người hiểu biết tường tận về ưu, nhược điểm của doanh nghiệp, dovậy họ cũng là người có thé đưa ra được phương án tốt nhất nhằm khắc phụcnhững nhược điểm, phát huy ưu điểm đồng thời họ lại là người gắn bó đã lâu với

doanh nghiệp có trách nhiệm với doanh nghiệp, quan tâm đếnsự thành bại của

việc cổ phần hoá vì điều đó có liên quan đến lợi ích của chính bản thân họ

- Ý kiến thứ hai cho rằng: Không nên để ban lãnh đạo cũ của doanh

nghiệp tiếp tục lãnh đạo quá trình cổ phần hoá mà Bộ chủ quản cần cử ngườixuống trực tiếp chỉ đạo việc cổ phần hoá

- Ý kiến thứ ba cho rằng: Việc chỉ đạo quá trình cổ phần hoá doanh

nghiệp nên giao cho các cổ đông tương lai của doanh nghiệp Trong khi chưa códanh sách cổ đông và chưa triệu tập được đại hội cổ đông thì nhà nước quyết định

một gián đốc công ty và hội đồng quản trị lâm thời lãnh đạo việc nay

Theo quyết định 548 TTg ngày 13/08/1996 của Thủ tướng Chính phủ:

Việc chỉ đạo quá trình cổ phần hoá tại doanh nghiệp do Ban cổ phần hóa tại

doanh nghiệp được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh,

Hội đồng quản trị của các tổng Công ty 91 Thành phần của ban này gồm:

- Giám đốc ( hoặc Phó giám đốc ) : Trưởng ban

- Kế toán trưởng ( hoặc trưởng phòng kế toán tài vụ): Uy viên thường trực

- Trưởng (hoặc Phó phòng Tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương): Uỷ viên

- Mời đồng chí bí thư Đảng uỷ ( hoặc Phó bí thư) chủ tịch (hoặc Phó chủtịch) công đoàn: Uy viên

1.2.2.2 Qui trình chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần

“ Kỹ thuật” tiến hành cổ phần hoá ra sao và làm thế nào để hoàn thành cổ

phần hoá mau lẹ, đưa doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động với “tư cách”

mới là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm

Trong giai đoạn làm thí điểm theo qui định của pháp luật và thực tế cổphần hoá ở một số doanh nghiệp, nhìn chung qui trình chuyển doanh nghiệp Nhà

nước thành Công ty cổ phần được tiến hành theo các bước sau:

Trang 40

Bước 1: Doanh nghiệp lập ban vận động cổ phần hoá của doanh nghiệp là

Bộ trưởng Bộ chủ quản ( Doanh nghiệp thuộc Bộ) hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh ( Doanh nghiệp thuộc địa phương)

- Ban vận động cổ phần hoá gồm giám đốc (hoặc một người có uy tín trong

ban giám đốc) làm trưởng ban Kế toán trưởng (hoặc trưởng phòng Kế toán-tài vụ)làm uỷ viên thường trực và các thành viên khác đại diện cho Đảng uỷ, công đoàn,

Đoàn thanh niên, đại diện đơn vị chủ quản , các chuyên viên kinh tế - tài chính

- Nhiệm vụ của Ban vận động cổ phần hoá là : Phổ biến cho toàn thể cán

bộ công nhân viên trong doanh nghiệp hiểu rõ chủ trương đường lối của Đảng và

Nhà nước và các chính sách về việc cổ phần hoá để mọi người tự nguyện thamgia Ban vận động cổ phan hoá cũng là người lập đề án, hồ sơ và tiến hành các thủtục cổ phần hoá

Bước hai: Điều tra cơ bản, hiện trạng và triển vọng của doanh nghiệp gồm

các công việc:

- Kiểm kê vốn, tài sản của doanh nghiệp

- Tập hợp thông tin dữ liệu về tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp

- Thẩm định khả năng hội đủ các điều kiện pháp lý, kinh tế cho việc cổ

phần hoá (liên doanh, hợp đồng, giải quyết công nợ )

- Đánh giá hiện trạng và triển vọng của doanh nghiệp

Bước 3: Xác định giá trị doanh nghiệp.

Chuẩn bị các tài liệu cần thiết: Báo cáo quyết toán của các năm trước khi

cổ phần hoá, báo cáo kiểm kê tài sản, hồ sơ giao vốn

- Mời cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp

Bước 4: Ban vận động cổ phần hoá lập hồ sơ xin cổ phần hoá, hồ sơ gồm:

- Đơn xin thực hiện cổ phần hoá

- Đề án cổ phần hoá

- Dự thảo điều lệ của Công ty cổ phần

Hồ sơ cổ phần hoá sau khi hoàn tất được gửi về Bộ chủ quản ( nếu làdoanh nghiệp trung ương) hoặc ban chỉ đạo cổ phần hoá của tỉnh, thành phố (nếu

là doanh nghiệp địa phương) Hồ sơ sau khi được cơ quan chủ quản xét duyệt vàgửi lệ Chính phủ, Bộ tài chính Bộ lao động thương binh và xã hội

Ngày đăng: 29/05/2024, 00:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w