1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

câu 1 phân biệt marketing quốc tế và marketing nội địa cho ví dụ minh họa

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân biệt marketing quốc tế và marketing nội địa
Chuyên ngành Marketing Quốc Tế
Thể loại Câu hỏi ôn tập
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 47,91 KB

Nội dung

Phân biệt 2,5 điểmDữ liệu nghiên cứu có sẵn, dễ tiếp cận Dữ liệu nghiên cứu bằng tiếng nướcngoàiGiao dịch sử dụng một đồng tiền Liên quan tới nhiều đồng tiền, tỷ giábiến độngNhân viên hi

Trang 1

ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN MARKETING QUỐC TẾ

(3-3,5 điểm/ câu 1 đề thi: 3 câu) Câu 1 Phân biệt marketing quốc tế và marketing nội địa? Cho ví dụ minh họa

1 Phân biệt (2,5 điểm)

Phạm vi và cách thức vận dụng là khác nhau

• Marketing với mục đích nhắm duy nhất vào thị trường trong nước gọi là marketing nội địa

• Marketing quốc tế sử dụng các công cụ của marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng ở nước ngoài

Dữ liệu nghiên cứu có sẵn, dễ tiếp cận Dữ liệu nghiên cứu bằng tiếng nước

ngoài

Giao dịch sử dụng một đồng tiền Liên quan tới nhiều đồng tiền, tỷ giá

biến động Nhân viên hiểu rõ thị trường trong nước Hiểu biết khái lược

Xây dựng các thông điệp xúc tiến xét tới văn

hóa quốc gia

Tính đến sự khác biệt về văn hóa

Phân đoạn thị trường trong một nước Các đoạn thị trường bao gồm khách

hàng ở nhiều nước

Kinh doanh sử dụng một ngôn ngữ Sử dụng nhiều ngôn ngữ

Rủi ro được kiểm soát thường xuyên Khó đánh giá rủi ro

Kênh phân phối dễ điều chỉnh Khó kiểm soát kênh

Trang 2

2 VDMH (1 điểm)

Câu 2 Phân biệt marketing quốc tế và marketing xuất khẩu? Cho ví dụ minh họa

1 Phân biệt (2,5 điểm)

• Marketing quốc tế rộng hơn xuất khẩu.marketing quốc tế bao hàm marketing xuất khẩu

• Marketing quốc tế sử dụng các công cụ của marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng ở nước ngoài Marketing quốc tế có thể gồm:

– Sản xuất ở trong nước và một phần ở nước ngoài

– Nhập khẩu cho 1 nước khác hàng hoá từ một nước thứ 2

– Cấp giấy phép sản xuất của Công ty cho doanh nghiệp địa phương

– Tổ chức hoạt động marketing khác ở nước ngoài

• Marketing xuất khẩu là họat động xuất khẩu và tổ chức hoạt động marketing cho hàng hóa trong nước ra nước ngoài

2 VDMH (1 điểm)

Câu 3 Phân biệt marketing quốc tế và marketing toàn cầu? Cho ví dụ minh họa

1 Phân biệt (2,5 điểm)

• Marketing quốc tế sử dụng các công cụ của marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng ở nước ngoài.Marketing quốc tế có thể gồm:

– Sản xuất ở trong nước và một phần ở nước ngoài

– Nhập khẩu cho 1 nước khác hàng hoá từ một nước thứ 2

– Cấp giấy phép sản xuất của Công ty cho doanh nghiệp địa phương

– Tổ chức hoạt động marketing khác ở nước ngoài

• Marketing toàn cầu do một số hãng lớn thực hiện hướng ra thị trường thế giới và thỏa mãn nhu cầu của toàn bộ thị trường thế giới Trong trường hợp này công ty thường chỉ áp dụng một chiến lược marketing duy nhất hay marketing không phân biệt, khi đó thị trường toàn cầu chẳng qua là sự mở rộng thị trường quốc gia về mặt địa lý

2 VDMH (1 điểm)

Câu 4 Phân biệt marketing quốc tế và marketing đa quốc gia? Cho ví dụ minh họa

Trang 3

1 Phân biệt (2,5 điểm)

• Marketing quốc tế sử dụng các công cụ của marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng ở nước ngoài.Marketing quốc tế có thể gồm:

– Sản xuất ở trong nước và một phần ở nước ngoài

– Nhập khẩu cho 1 nước khác hàng hoá từ một nước thứ 2

– Cấp giấy phép sản xuất của Công ty cho doanh nghiệp địa phương

– Tổ chức hoạt động marketing khác ở nước ngoài

• Marketing đa quốc gia mô tả sự hội nhập hoàn toàn của tất cả các hoạt động marketing của một công ty trên toàn thế giới thay vì việc thực hiện marketing ở từng thị trường một nước cụ thể.Marketing đa quốc gia thường được các công ty

đa quốc gia (MNCs-Multi-National Corporations) thực hiện

2 VDMH (1 điểm)

Câu 5 Trình bày khái niệm và mục đích của nghiên cứu marketing quốc tế?

1 Khái niệm (1 điểm)

Nghiên cứu Marketing là quá trình xác định có hệ thống, thu thập dữ liệu, phân tích,

và báo cáo các dữ liệu và những phát hiện liên quan đến một tình huống marketing mà công ty phải đối mặt tại thị trường nước ngoài

2 Mục đích (2,5 điểm)

• Nâng cao chất lượng các hoạt động marketing: nghiên cứu marketing giúp công ty tìm hiểu những xu hướng thay đổi của thị trường (thị hiếu, thời trang…), từ đó thực hiện tốt các hoạt động mar-mix để thỏa mãn nhu cầu thị trường

• Áp dụng đúng chiến lược mar-mix phù hợp cho từng quốc gia, khu vực: nghiên cứu marketing chỉ ra những thông tin về điều kiện kinh doanh, môi trường, văn hóa, chính trị… của từng quốc gia khác nhau Từ đó giúp công ty lựa chọn chiến lược marketing mix phù hợp với từng thị trường quốc tế

• Giảm bớt rủi ro: nghiên cứu marketing đòi hỏi quá trình thu thập, phân tích, phân loại, xử lý các thông tin bên ngoài của thị trường quốc tế, thông tin bên trong doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những rủi ro có thể phòng tránh

• Làm phù hợp khả năng của công ty với cơ hội quốc tế: nghiên cứu marketing giúp công ty nhìn nhận được điểm mạnh của mình và các cơ hội trên thị trường Từ đó

có thể lựa chọn cơ hội phù hợp

Trang 4

Câu 6 Nguồn thông tin sơ cấp là gì? Trình bày ưu, nhược điểm và các phương pháp thập thông tin sơ cấp? Cho ví dụ minh họa

1 Khái niệm (0,5 điểm): Nguồn thông tin sơ cấp: là thông tin được thu thập lần đầu cho mục tiêu cụ thể nào đó của doanh nghiệp

2 Ưu, nhược điểm (0,5 điểm)

- Ưu điểm: độ chính xác cao, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

- Nhược điểm: tốn kém thời gian, chi phí, nhân lực

3 Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (1,5 điểm)

- Quan sát

- Phỏng vấn trực tiếp

- Điều tra qua thư (bưu điện)

- Điều tra qua điện thoại

- Điều tra qua mạng internet

4 VDMH (1 điểm)

Câu 7 Nguồn thông tin thứ cấp là gì? Trình bày ưu, nhược điểm và các phương pháp thập thông tin thứ cấp? Cho ví dụ minh họa

1 Khái niệm (0,5 điểm): Nguồn thông tin thứ cấp: là thông tin đã có ở đâu đó và trước đây được thu thập cho mục tiêu khác

2 Ưu, nhược điểm (0,5 điểm)

– Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực

– Nhược điểm: độ chính xác không cao, thông tin có thể lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

3 Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (1,5 điểm)

– Ấn phẩm, xuất bản của các cơ quan thống kê quốc gia (GSO)

– Dữ liệu của các trung tâm cơ sở dữ liệu

– Thống kê của các tổ chức quốc tế (WB, IMF, UNSD, ADB, WTO, …)

– Phòng thương mại và hiệp hội thương mại (VCCI)

– Các tạp chí thương mại và công nghệ

– Báo cáo nghiên cứu của các công ty nghiên cứu thị trường

Trang 5

4 VDMH (1 điểm)

Câu 8 Phân đoạn thị trường là gì? Trình bày phân đoạn thị trường theo tiêu thức nhân khẩu và kinh tế?

1 Khái niệm (1 điểm): Phân đoạn thị trường là quá trình chia người tiêu dùng/thị trưởng tổng thể thành nhóm NTD độc lập và tương đối đồng nhất trên cơ sở sự khác biệt về nhu cầu, tính cách, hay hành vi

2 Phân đoạn thị trường theo tiêu thức nhân khẩu và kinh tế (2 điểm)

• Giới tính: Nam, Nữ

• Tuổi tác:1-2-3 (sữa, quần áo, giầy dép)

• Nghề nghiệp: Bác sĩ, công nhân, GV

• Thu nhập: TL, trung lưu, hạ lưu

• Trình độ văn hoá

• Tôn giáo: thiên chúa, hồi giáo, phật giáo

Ý nghĩa: (0,5 điểm)

Phân đoạn thị trường theo tiêu thức nhân khẩu và kinh tế tạo ra sự khác biệt về nhu cầu Thường có sẵn, và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau -> giúp DN tiết kiệm thời gian và chi phí khi PĐTT

Câu 9 Phân đoạn thị trường là gì? Trình bày phân đoạn thị trường theo tiêu thức lối sống?

1 Khái niệm (1 điểm): Phân đoạn thị trường là quá trình chia người tiêu dùng/thị trưởng tổng thể thành nhóm NTD độc lập và tương đối đồng nhất trên cơ sở sự khác biệt về nhu cầu, tính cách, hay hành vi

2 Phân đoạn thị trường theo tiêu thức lối sống (1,5 điểm)

• Động cơ: Biếu tặng, dùng, sử dụng công việc

• Cá tính: đồng bóng, phóng khoáng, cẩn thận

• Lối sống: tân thời, thủ cựu (bảo thủ)

Ý nghĩa: (0,5 điểm)

Phân đoạn thị trường theo tiêu thức lối sống tạo ra sự khác biệt về nhu cầu và đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hành vi mua của người tiêu dùng Tiêu thức này hay được dùng kết hợp với nhóm tiêu thứcnhân khẩu và kinh tế

Trang 6

Câu 10 Sản phẩm là gì? Phân loại sản phẩm trên thị trường quốc tế? Cho ví dụ minh họa

1 Khái niệm (0,5 điểm): Sản phẩm là tập hợp các yếu tố hữu hình và vô hình có thể thỏa mãn nhu cầu hay cung cấp lợi ích cho người sử dụng

2 Phân loại (1,5 điểm):

• Hàng hóa công nghiệp

• Hàng hóa tiêu dùng

• Sản phẩm nội địa: sản phẩm cho thị trường trong nước

• Sản phẩm quốc tế: sản phẩm cho thị trường nước ngoài

• Sản phẩm đa quốc gia: sản phẩm thay đổi phù hợp cho từng quốc gia

• Sản phẩm toàn cầu: sản phẩm cho nhiều nước trên thế giới

3 VDMH (1,5 điểm): 6 loại hàng hóa

Câu 11 Khái niệm và đặc điểm của nhãn hiệu toàn cầu? Cho VDMH

1 Khái niệm (1 điểm):

• Nhãn hiệu toàn cầu là một nhãn hiệu được đưa ra thị trường theo những nguyên tắc/chiến lược giống nhau tại mỗi nước

• Nhãn hiệu toàn cầu phải thỏa mãn các tiêu chuẩn: các nguyên tắc chiến lược đồng nhất, định vị thống nhất, marketing không phân biệt hoặc gần như không phân biệt

2 Đặc điểm (1 điểm):

• Luôn được đưa vào thị trường theo cách như nhau tại bất kỳ thị trường nào trên thế giới Marketing – mix giống nhau hoặc có thể điều chỉnh rất ít để đáp ứng tình hình cạnh tranh và nhu cầu của NTD trong nước

• Luôn được định vị theo cách giống nhau ở tất cả các thị trường Nhãn hiệu được định vị thống nhất trên toàn thế giới

3 VDMH (1,5 điểm)

Câu 12 Trình bày chiến lược bành trướng hay tiêu chuẩn hóa sản phẩm và truyền thông: nội dung, điều kiện áp dụng?

1 Nội dung (2 điểm):

• Công ty bán cùng một sản phẩm với cùng chiến dịch quảng cáo và cách thức khuyến mại đã sử dụng ở thị trường nội địa

Trang 7

• Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm hay được công ty toàn cầu thực hiện do được hưởng lợi thế quy mô và hiệu ứng kinh nghiệm

• Bán ra thị trường những sản phẩm giống nhau hay đồng nhất về các yếu tố: kích cỡ, màu sắc, bao bì, dịch vụ hỗ trợ

• Mức độ tiêu chuẩn hóa phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm sản phẩm, mức độ đồng nhất của nhu cầu trên thị trường thế giới, mức độ sẵn sàng và hài lòng của người tiêu dùng

về sản phẩm

2 Điều kiện áp dụng (1,5 điểm)

• Khu vực thị trường lớn, các đoạn thị trường quốc tế và những nơi không đòi hỏi thích ứng về văn hóa

• Sản phẩm có uy tín, nhãn hiệu nổi tiếng

• Sản phẩm hướng tới thỏa mãn nhu cầu cơ bản có tính đồng nhất cao giữa các quốc gia

• Dịch vụ bán hàng dễ được tiêu chuẩn hóa

Câu 13 Trình bày chiến lược thích nghi sản phẩm với các điều kiện hay sở thích nhưng không thay đổi chính sách xúc tiến hỗn hợp: nội dung, điều kiện áp dụng?

1 Nội dung (2,5 điểm):

• Ngược với chiến lược tiêu chuẩn hóa, chiến lược thích nghi hóa sản phẩm đòi hỏi việc thay đổi các đặc tính của sản phẩm ở các thị trường xuất khẩu khác nhau

• Chiến lược này giả định sản phẩm đáp ứng những nhu cầu giống nhau trên các thị trường nước ngoài khác nhau Công ty có thể thay đổi cấu thành sản phẩm nhưng giữ nguyên chức năng của nó

• Quyết định thay đổi sản phẩm phụ thuộc:

– Sở thích của NTD nước ngoài

– Chi phí, khả năng cải tiến SP

– Quy định và thể chế nước nhập khẩu

– Hàng rào kĩ thuật/phi thuế quan

– Khả năng thích nghi của sản phẩm với môi trường

2 Điều kiện áp dụng (1 điểm)

– Sản phẩm đơn giản

– Sản phẩm có tính tiêu chuẩn hóa cao

– Thị trường có sức mua thấp

– Thị trường kém đồng nhất về nhu cầu

Trang 8

Câu 14 Trình bày chiến lược đổi mới sản phẩm: nội dung, điều kiện áp dụng?

1 Nội dung (2 điểm):

• Tạo ra sản phẩm mới với công nghệ đơn giản tương ứng với chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm: chi phí rẻ nhưng giá trị không cao

• Tạo ra sản phẩm mới hoàn toàn: chi phí cao nhưng giá trị cao 2 giá trị: sản phẩm

có tính năng, chất lượng cao và giá trị trong nhận thức của NTD

• Để tăng giá trị cho SP, cần duy trì hình ảnh thông qua quảng cáo và khuyến mại

2 Điều kiện áp dụng (1,5 điểm)

- Sản phẩm có chu kỳ sống ngắn

- Thị trường có sức mua của người tiêu dùng cao

- Thị trường có nhu cầu thường xuyên thay đổi

- Thị trường cạnh tranh cao

- Công ty có tiềm lực tài chính lớn, hướng tới chiến lược toàn cầu

Câu 15 Trình bày các cấp độ của sản phẩm mới và cho ví dụ minh họa?

1 Khái niệm (1,5 điểm)

- Sản phẩm mới là kết quả của 1 phát minh hoặc một sự đổi mới hoàn toàn

- Sản phẩm mới là sản phẩm được cải tiến từ sản phẩm hiện tại

- Sản phẩm mới là sản phẩm được cung ứng bởi đối thủ cạnh tranh nhưng mới với công ty

- Sản phẩm hiện tại được bán trên thị trường mới

2 Các cấp độ (1 điểm)

I Sản phẩm hiện tại , mới đối với công ty và thị trường

II Sản phẩm hiện tại đối với công ty trên thị trường mới

III Sản phẩm mới đối với công ty, nhưng hiện có trên thị trường

IV Sản phẩm mới đối với các thị trường hiện tại

V Sản phẩm mới, thị trường mới

3 Ví dụ (1 điểm)

Câu 16 Trình bày quá trình phát triển sản phẩm mới trong marketing toàn cầu?

Trang 9

1 Xác định ý tưởng sản phẩm mới (1 điểm)

Ý tưởng về sản phẩm mới thường bắt nguồn từ:

- Đơn thư khiếu nại của KH lên cty

- Nghiên cứu thị trường

- Thành công hay thất bại của đối thủ CT

- Các nhà khoa học

- Viện Nghiên cứu, Trường Đại học…

- Các nhà quản trị, người nghiên cứu thị trường, người làm marketing…

2 Quá trình sàng lọc và lựa chọn phương án tối ưu (1 điểm)

Mục đích loại bỏ những ý tưởng kém hấp dẫn, không phù hợp Các ý tưởng phải được thể hiện bằng văn bản với các nội dung sau đây:

– Mô tả hàng hoá - thị trường mục tiêu

– Thời gian SX, chi phí SX và giá bán dự kiến

– Kiểm tra mức độ phù hợp về: tài chính, công nghệ, nhân lực, marketing – mix…

3 Lựa chọn địa điểm phát triển sản phẩm mới (1 điểm)

• Tại công ty mẹ hay chi nhánh công ty, công ty con

• Những điểm thuận lợi của chi nhánh:

- Có khả năng hiểu biết tốt hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng

- Phát huy được tính sáng tạo

- Sử dụng nhân viên địa phương vào nghiên cứu và phát triển sẽ rẻ hơn

- Thu hút sự ủng hộ của Chính phủ dễ dàng hơn

4 Thử nghiệm marketing quốc tế (0,5 điểm)

- Bộ phận thiết kế tạo ra một vài mô hình nhỏ và tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm Kiểm tra các thông số về kinh tế và kĩ thuật, hiệu chỉnh nếu cần thiết Tuỳ SP sẽ có cách thử nghiệm khác nhau

- Chọn một số khu vực thị trường để thử nghiệm để giảm rủi ro và thử nghiệm chính sách marketing QT

Câu 17 Phân tích giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường ( giới thiệu ) trong chu kỳ sống của sản phẩm Cho VDMH

Trang 10

1 Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường (giới thiệu) (2 điểm)

• Đặc điểm:

– DS bán tăng chậm

– Chi phí cao

– DN bị lỗ hoặc có lãi nhưng rất ít

– Ít khách hàng

– Ít đối thủ cạnh tranh

• Nguyên nhân:

- NTD chưa từ bỏ thói quen tiêu dùng

- Chậm mở rộng năng lực sản xuất

- Gặp vướng mắc về công nghệ

- Chậm triển khai kênh phân phối có hiệu quả

• Định hướng chiến lược marketing:

- Tăng chi phí cho quảng cáo và xúc tiến

- Khuyến khích các trung gian marketing bán hàng

- Tập trung bán cho đối tượng có khả năng nhất

• Ưu tiên P4 (XTHH) trong Marketing-mix

2 VDMH (1 điểm)

Câu 18 Phân tích giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của sản phẩm Cho VDMH

1 Giai đoạn phát triển (2 điểm)

• Đặc điểm:

– Doanh số bán và Lợi nhuận tăng mạnh

– Chi phí sản xuất giảm

– Người tiêu dùng gia tăng

– ĐTCT bắt đầu gia nhập thị trường

• Định hướng chiến lược mar:

– Giữ nguyên hay tăng chi phí cho QC và XT

– Cải tiến SP, tạo SP tính năng mới, tìm thị trường mới

Trang 11

– Sử dụng kênh PP mới

– Thâm nhập vào các đoạn thị trường mới

– Thay đổi trong thông điệp QC để hấp dẫn khách hàng

• Ưu tiên P3 (PP) trong Marketing-mix

2 VDMH (1 điểm)

Câu 19 Phân tích giai đoạn chín muồi trong chu kỳ sống của sản phẩm Cho VDMH

1 Giai đoạn chín muồi (2 điểm)

• Đặc điểm

– DS bán và LN cao nhất

– Thời gian kéo dài nhất, cạnh tranh rất gay gắt

– Cuối giai đoạn này LN, DS bắt đầu giảm dần

– Đối thủ CT sử dụng các thủ đoạn: Bán với giá nhỏ hơn giá niêm yết, tăng

CP cho Tkế SP mới…

• Định hướng chiến lược marketing

– Tìm thị trường mới cho SP

– Cải tiến SP, tạo cho sản phẩm các tính năng mới

– Cải tiến Công cụ mar-mix

• Ưu tiên P2 (giá cả) trong Marketing-mix

2 VDMH (1 điểm)

Câu 20 Phân tích giai đoạn suy thoái trong chu kỳ sống của sản phẩm Cho VDMH

1 Giai đoạn suy thoái (2 điểm)

• Đặc điểm:

– Doanh số bán, lợi nhuận giảm rất nhanh đôi khi về 0

– ĐTCT từ bỏ các kênh phân phối kém hấp dẫn

– Cắt giảm chi phí cho quảng cáo và XTB, nghiên cứu thiết kế SP mới

• Nguyên nhân:

Ngày đăng: 28/05/2024, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w