Khác với các nước, điểm đặc biệt ở nước ta là tranh chấp trong lĩnh vực ĐTNN thường được giải quyết bằng con đường hành chính/ Một trong những nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ sự
Trang 1BO GIAO DỤC VÀ DAO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HOE LUAT HÀ NOL.
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
MOT SO VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VỀ TRANH CHAP
TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.
1.1 Tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài s-.ss«e<sess 1
1.1.1 Khái niệm đầu tư nước ngoài và tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước
¡49077 : eetssteettertseeteeteteeeeeseel
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của quan hệ tranh chấp trong đầu tư nước ngoàisen len 6 A BỦI Hi SN HE Si XGI XS 5 HƠI B 1H 1 1 H1 TN 31M Ï tú kW Os SE SỐ 101.1.3 Giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài l41.1.4 Vấn đề luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp 15
1.2 Đầu tư nước ngoài và tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
tad 4 o8) 0 e 20
1.2.1 Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam c:- 5+: (20)
1.2.2 Thực trang va nguyên nhân tranh chấp trong đầu tư nước ngoài tại
¡ái 0h cc vm desc 1 E6 "3 'rv 23
1.3 Một số cơ chế quốc tế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thươngmiại, đấu fur trên thể giÏỚi, ecsocec co EhYesv0Ysss2gsskiGseasbissssfb EssecciEi 27
CHUONG II
PHAP LUAT VA THUC TIEN GIAI QUYET TRANH CHAP
TRONG LINH VUC DAU TU NUGC NGOAI O VIET NAM
2.1 Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dau tư
HƯỚC ngoài Ù YIệL HT oss e nen ese cớ gà th ngà nh wn Men we are LN 35
2.1.1 Cơ sở hiến định của việc giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước
2.1.2 Các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp trongđầu tư nước ngoài ở Việt Nam ccsceece.e , BO
Trang 32.1.3 Các quy định về đề giải quyết tranh chấp thương mại đầu tư trong các
Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham BÌ4 c2 cv ng neo 49
2.2 Thực tiên giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở
Việt In an
2.2.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Toà ấắn cccscseseereses 562.2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Trọng tài : 642.2.3 Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải 702.2.4 Hạn chế tranh chấp bằng biện pháp hành chính Xácmài LCE SỐ malay AEE KẪHEEEcis né en co th th mg nà ngưnggntaNđVlinnntotgis0v010001001799599401460-17lÊ
2.3.1 Nhận xét về hệ thống pháp luật - -.« 762.3.2 Về các thiết chế giải quyết tranh chấp - 812.3.3 Về thực hiện pháp luật - eae ee enaeeens 85
CHUONG II
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC PHƯƠNG
THUC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP TRONG LĨNH VUC ĐẦU TƯ
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật ` "
.3.2.2 Hoàn thiện các thiết chế ¡ giải ¡ quyết tranh: chẩn trong đâu tư nước
90 96
:3.2.3 Nang cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong đầu
ITU NƯỚC nØOÀI c2 Qnn eee SH» nh ect tena kh he 104
MST THÂN nh execs teergeoysgscenmmans samen scammers smnevarssmecmewasa masse L22179BEG41019H0T0715//00708 110IDanh mục tai liệu tham Khao cecsscesscesccssesetscsseccscesssencsssessnneseens 112
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Đầu tư nước ngoài và vấn đề giải quyết tranh chấp trong lĩnh vựcđầu tư nước ngoài là một trong nhữngvấn đề được nhiều người quan tâm
trong giai đoạn hiện nay Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình hội
nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới Từ khi bước vào
công cuộc đổi mới đất nước Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương cải
thiện tích cực môi trường đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nguồn vốn
phát triển nền kinh tế Sự cải thiện này đã mang lại nguồn lợi thiết thực cho đất nước trong những năm đầu của chủ trương đổi mới Số vốn đầu
tư nước ngoài vào nước ta đã tăng nhanh đáng kể Tuy nhiên từ năm
1997 nguồn vốn này bát đầu bị chững lại và giảm sút Nguyên nhânkhách quan là do cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong khu vực.Nguyên nhân chủ quan là do môi trường đầu tư ở nước ta, trong đó cóvấn đề pháp lý còn nhiều điều bất cập Vì thế vấn đề tạo ra lợi thế cạnhtranh cho môi trường đầu tư đang ngày càng trở nên bức bách
Tại cuộc gặp gỡ với hơn 800 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài ngày 4/2/1998 Thủ tướng Phan Văn khải đã khẳng định: Chính
phủ Việt nam coi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ
phận hữu cơ không thể tách rời của nền kinh tế Việt nam Chính phủ Việt nam đã và tiếp tục thực hiện chủ trương ổn định chính sách đầu tư nước ngoài Nếu có sửa đổi trong chính sách, phải theo nguyên tắc có
lợi cho nhà đầu tu và tạo thêm sức cạnh tranh cho Việt Nam trong khu
Vực.
Trong thời kỳ chuyển đốt nền kinh tế, Nhà nước ta đã cố gắng cải thiện đổi mới hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế Sự đổi
mới này điễn ra cả trong lý luận và thực tiễn, trong luật nội dung, luật tố
tụng và luật về tổ chức bộ máy” Sau Hiến pháp 1992 hàng loạt văn bản phápluật được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và chuẩn bị cho quá trình hội nhập Đó là Luật tổ chức Toà án nhân dân 1993, Quyết định 204/TTg năm 1993 về tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Bộluật dân sự năm 1995, Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, Luật Thươngmại năm 1997 Bên cạnh đó là việc nước ta:tham gia và ký kết các điềuước quốc tế song phương và đa phương Chỉ riêng lĩnh vực đầu tư nước
'” Hoàng Thế Lién- về các phương thức giải quyết tranh chap chủ yếu: tại Việt nam trong lĩnh vực kinh
tế và đầu tư nước ngoài Thang tin KHPIL,- Bo Tư Phap-so 5/1999
Trang 5ngoài trong vòng 10 năm qua nước ta đã ký kết Hiệp định bảo hộ va
khuyến khích đầu tư với gần 40 nước trên thế giới Các Hiệp định này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động đầu tư nước
ngoài trong những năm qua.
Cùng với việc xây dựng hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài,
công cuộc cải cách về mat tổ chức cũng được thực hiện rất khẩn trương
trong xu thế hội nhập Các Toà kinh tế trong hệ thống Toà án nhân đânđược thành lập; tiếp đó là sự ra đời của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
nam, các Trung tâm trọng tài kinh tế Các tổ chức này góp phần đáp ứngnguyện vọng của các nhà kinh doanh trong giai đoạn hiện nay Quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp ngày càng được đảm bảomột cách thiết thực hơn trong các quy định pháp luật và trong thực tiễn
đảm bảo thi hành pháp luật Những nguyên tac cơ bản của tố tụng kinh
tế được áp dụng va dang phát huy hiệu qua Các phương thức giải quyếttranh chấp thông thường trên thế giới như đàm phán, thương lượng hoà
giải, trọng tài, toà án đã được công nhận về mặt pháp lý và áp dụngtrong thực tiễn ở Việt Nam
1.2 Tranh chấp (kể cả tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước
_ngoàI) là một hiện tượng bình thường khách quan trong xã hội Xã hội
càng phát triển tranh chấp càng trở nên đa đạng và phức tạp Có thể nóitrong mọi nền kinh tế đều tổn tại vấn đề tranh chấp và giải quyết tranhchấp Việc giải quyết tốt tranh chấp sẽ là một trong những tác nhân thúc
đẩy phát triển kinh tế đất nước Xuất phát từ tính đặc thù của các quan
hệ xã hội trong hoạt động đầu tư nước ngoài nên các tranh chấp phát
sinh từ lĩnh vực này cũng mang những đặc điểm riêng về nội dung,
phạm vi và cách thức giải quyết
Cần phải nói rằng, chất lượng của hệ thống pháp luật và năng lực
tài phán của các thiết chế tài phán còn hạn chế nên việc giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực này còn gặp rất nhiều khó khăn và ít hiệu quả
Những điểm bất cập và hạn chế này thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: lập
pháp, các tổ chức thiết chế cũng như cơ chế áp dụng pháp luật Đặc biệtvấn đề đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực nàygần như còn mới cả về lý luận và thực tiễn Các khái niệm cơ bản củapháp luật như pháp luật kinh tế, hợp đồng kinh tế, tranh chấp kinhtế còn chưa được thống nhất về mặt lý luận Vì thế thực tế áp dụng cácquy định pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều vướng mắc Điều nàygây ra không ít hoang mang cho các nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh
đó hàng loạt các vân đề liên quan đến thẩm quyển của các cơ quan tố
tụng, hiệu lực của phán quyết trọng tài, pháp luật áp dụng, trọng tài
Trang 6viên còn chưa được giải quyết một cách thoả đáng làm các nhà đầu tưnước ngoài ai ngại khi tiếp xúc với pháp luật Việt Nam Thực tế cho
thấy số vụ việc được đưa đến các cơ quan thẩm quyền để giải quyếtkhác xa nhiều so vơí số vụ tranh chấp xảy ra trên thực tế Đây là điều
mà chúng ta cần nghiêm túc xem xét trên tất cả các khía cạnh của vấn
đề để hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư
Thực trạng này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu cả về mặt lý luận
và thực tiễn vấn đề giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước
ngoài Xuất phát từ nhu cầu này chúng tôi đã chọn dé tài "Giải quyéttranh chấp trong lĩnh vực đầu tu nước ngoài ở Việt nam- thực trang vàphương hướng hoàn thiện” làm dé tài nghiên cứu luận văn cao học
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CÚU
Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việtnam đang là vấn đề thời sự trong giai đoạn hiện naý/ Sự quan tâm này
xuất phát từ nhu cầu thực tiễn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài
phục vụ công cuộc phát triển đất nước Có thể nói đây là một quá trình
hoàn thiện mình trên mọi lĩnh vực trong quá trình hội nhập Giải quyết
tốt mối quan tâm này dang là một nhu cầu bức bách
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình và bài viết
nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn đề đầu tư nước ngoài và giải
quyết tranh chấp kinh tế nói chung Một số tác giả đi sâu nghiên cứu
các vấn đề về giải quyết tranh chấp theo nhiều cách tiếp cận khác nhau
Ví dụ công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài,hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Việt Nam của TS.DươngThanh Mai; về giải quyết tranh chấp kinh tế và việc tham gia Công ướcNiu-oóc 1958 của TS.Hà Hùng Cường; về các phương thức giải quyếttranh chấp chủ yếu tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư nướcngoài của TS Hoàng Thế Liên; về các vấn-đề cơ bản trong việc soạn
thảo Pháp lệnh trọng tài của tác giả Trần Hữu Huỳnh; về những nguyên
nhân làm hạn chế tác dụng của trọng tài kinh tế và những giải pháp
khắc phục của TS Dương Đăng Huệ, về giải quyết tranh chấp kinh tếbằng toà án của ThS.Đào Văn Hội; về trọng tài thương mại Việt Nam
của ThS Dương Văn Hậu
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bài viết, công trình nghiên
cứu nào mang tính tổng thể và dé cập trực tiếp đến vấn dé giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Vì thế đề tài
luận văn cao học này về cơ bản là mới, chưa được nghiên cứu một cáchtổng thể, toàn diện
t2}
Trang 7Kết quả của đề tài là sự tiếp thu có chọn lọc và kế thừa kết quả
nghiên cứu của các công trình đã được đưa ra nhằm nghiên cứu mộtcách tổng thể hơn vấn đề này trong thực tiễn và lý luận
3 MỤC DICH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CUU
Mục đích
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn giải
quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt nam tronggiai đoạn hiện nay Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp góp phần
hoàn thiện hệ thong phap luật và các thiết chế về giải quyết tranh chấptrong lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng và giải quyết tranh chấp
kinh tế nói chung
Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu khái quát vấn đề lý luận về tranh chấp trong lĩnh
vực đầu tư nước ngoài
+ Nghiên cứu, phân tích thực trạng hệ thống pháp luật hiện hành
và các phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nướcngoài của Việt Nam
+ Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các phương thức giải quyếttranh chấp ở Việt Nam Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằmbước đầu góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và các phương thứcgiải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
4 PHAM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Với các mục đích và nhiệm vụ trên đây, đề tài chủ yếu đề cậpkhái quát vấn đề lý luận về tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoàinói chung va vấn đề giải quyết tranh chấp trong lĩnh này dưới góc độthực tiễn Đề tài không đi sâu nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp
mà một bên tham gia là Chính phủ hoặc cơ quan công quyền Tác giảtiếp cận vấn đề dưới góc độ phân tích thực trạng hệ thống pháp luậthiện hành cũng như tình hình, nguyên nhân và thực tiễn giải quyếttranh chấp trong lính vực này Trên co sở đó, đưa ra một số nhận xétđánh giá và các kiến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng nhưcác thiết chế giải quyết tranh chấp trong dân tur nước ngoài ở nước ta
4.2 Cơ cấu của Luận án
Trang 8Luận án gồm Phân mở đầu, 3 Chương, Phần kết luận, Danh mục
tài liệu tham khảo đã được sử dung và Phần phụ lục, cụ thể như sau:
- Phan mở dau;
- Chương I: Mot số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài;
- Chương II: Pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong
lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt nam;
- Chương II: Phương hướng hoàn thiện pháp luật và các phươngthức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam;
- Phần kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
-Lê nin về nhà nước và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh và các đườnglối chính sách của Đảng cộng sản Việt nam, nhất là các quan điểm đổimới trong quá trình hội nhập Cụ thể, trong quá trình thực hiện luận
án, tác giả dùng phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ các vấn đểpháp lý liên quan đến lý luận và thực tiễn vấn đề giải quyết tranh chấptrong lĩnh vực đầu tư nước ngoài Phương pháp phân tích thực tiễn,phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh đốichiếu là các phương pháp được áp dụng đều khắp để trình bày các
quan điểm về lý luận và thực tiễn cũng như trong việc tham khảo kinh nghiệm ở các nước và tổ chức khác trên thế giới phục vụ cho việc hoàn
thiện Luận văn đã kết hợp nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, vận dụng tư tương đổi mới
của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập
6 ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
-Luận án lần đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống
về vấn đề giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
ở Việt nam
- Tác giả luận án phân tích được thực trạng hệ thống pháp luật
hiện hành và thục tiên giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu
tư nước ngoài
- Từ thực tiễn trên, đưa ra được một số kiến nghị liên quan đến
vấn đề giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tu nước ngoài ởViệt nam.
wn
Trang 9LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, tác giả nhậnđược sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dân khoa học Hà Hùng Cường,
TS luật học, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; của TS Dương Thanh Mai- Phó
viện trưởng Viện NCKH pháp lý Bộ Tư pháp;
Tác giả luận án xin chân thành cam ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và
quý báu này
Lời cam ơn xin được gửi đến các thay cô giáo Khoa sau dai hocTrường Đại học Luật Hà Nội; các cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tu,Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam, Toà án nhân dân tốt cao, Toà
án nhân dân Thành phố Hà nội, Toà phúc thẩm Toà án tối cao tại Hànội, Văn phòng Chính phủ, các bạn đồng nghiệp của Viện NCKH
pháp lý Bộ Tư pháp, đặc biệt là Thư viện Bộ
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Đỗ Thị Ngọc
Trang 10CHƯƠNGI _MOT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VÀ THUC TIÊN VỀ TRANH CHAP
TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ NUỚC NGOÀI
1.1 TRANH CHAP TRONG LĨNH VUC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Khái niêm đầu tư nước ngoài và tranh chấp trong lĩnh vựcdau tư nước ngoài
Tranh chấp là một hiện tượng khách quan trong xã hội Nền kinh tếcàng phát triển, tranh chấp càng trở nên đa dạng và phức tạp Trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tranh chấp đã trở thành một hiện tượng bìnhthường đối với mọi nền kinh tế Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, người tavẫn chưa tìm ra được một khái niệm thống nhất về tranh chấp kinh tế,' đặcbiệt là khái niệm về loại tranh chấp này trong pháp luật.:Vì thế, việc tìm
hiểu khái niệm về tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài (DTNN) là
một vấn để phức tạp Nó không đơn giản bởi đặc điểm điều chỉnh của
ĐTNN không chỉ bằng pháp luật quốc gia mà còn được điều chỉnh bằng
luật quốc tế; chủ thể tham gia loại quan hệ này không chỉ là các tổ chức,
pháp nhân và cá nhân trong nước mà còn có các tổ chức, pháp nhân và cá
nhân nước ngoài, đặc biệt là có sự tham gia của Chính phủ các nước vàkhả năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong quá trình giải quyết tranh
chấp Mỗi đặc điểm này ở các quốc gia khác nhau đều có những nét riêng
biệt xuất phát từ nhu cầu tiếp nhận và yếu tố văn hoá- pháp luật khác
nhau Khác với các nước, điểm đặc biệt ở nước ta là tranh chấp trong lĩnh vực ĐTNN thường được giải quyết bằng con đường hành chính/ Một
trong những nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ sự ảnh hưởng của
Pháp luật về giải quyết tranh chap kính tế - Tap IW - Phen HH - Chương 1 Kỷ yến của
Dự án VIEI94I003 Tr 45
Trang 11nền kinh tế kế hoạch hoá Pháp luật điều chỉnh DTNN còn mới và đangtrong quá trình phát triển Vì thế các quy định về giải quyết tranh chấp nói
chung trong lĩnh vực này cũng đang trong quá trình chuyển đổi để hoàn
thiện Và giống với các nước, lý luận về tranh chấp trong lĩnh vực ĐTNNthường ít được chú ý hơn việc hoàn thiện cơ chế và pháp luật điều chỉnhvấn đề giải quyết loại tranh chấp này
Khái niệm về tranh chấp trong lĩnh vực DTNN liên quan mật thiếtvới khái niệm về đầu tu trực tiếp của nước ngoài (FDI) FDI là nguồn vốnrất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta Đây làmột yếu tố quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước
ASEAN nói chung và của nước ta trong thời gian qua nói riêng Để duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, thực hiện CNH, HĐH đất nước, nhiều nhà kinh tế ước tính số vốn cần cho đầu tư phát triển thời kỳ 2001-2005
lên tới 65 đến 70 ti USD Do vậy cần tăng kha năng thu hút và huy động
có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài Đặc biệt trong quá trình quốc tế hoánền kinh tế và hội nhập thì FDI là một hình thức hợp tác tất yếu và là hìnhthức đầu tư có hiệu quả cao
FDI đã tồn tại từ rất lâu Từ thời tiền tư bản các công ty như Mobil
Oil, BP, Royal Deutch Shell của các nước như Anh, Hà Lan, Tay Ban Nha,
Bồ Đào Nha đã đi đầu trong lĩnh vực FDI vào châu Á để khai thác đồn
điền nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho chính quốc Sau chiến tranh
thế giới thứ II, FDI đã có sự thay đổi rõ rệt và được sử dụng rộng rãi, thường xuyên hơn.! Tuy vậy các nước khác nhau hiểu FDI theo khuynh
hướng và phạm vi rộng hẹp khác nhau Hầu như trên thế giới chưa có mộtquan niệm chung, thống nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ những
L PTS Nguyễn Khắc Than; PTS Chu Văn Cấp- Những giải pháp chính trị kinh tế nhằmthu hút có hiệu quả đầu ne trực tiếp nước ngoài vào Việt nam.Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia.Hà nội 1996 tr.7-16.
Trang 12Đồ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đâu tư nước ngoài ở Việt Nam
năm 60 của thế kỷ 20, các nhà kinh tế học quốc tế đã cố gắng xây dựngnhững mô hình lý luận nhằm giải thích nguồn gốc, đặc điểm và tác độngcủa FDI tới quá trình phát triển kinh tế Lý thuyết hiện đại về FDI rất đadạng Mỗi lý thuyết chỉ phản ánh một vài khía cạnh nhất định của FDI.Ví
dụ, lý thuyết về danh mục đầu tư quốc tế nghiên cứu FDI với tư cách là sựlưu chuyển của dòng vốn quốc tế trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo; lýthuyết lợi thế độc quyền của FDI được xây dựng trên cơ sở cạnh tranhđộc quyền; lý thuyết chu kỳ vòng đời sản phẩm được sử dụng để giải thíchxuất khẩu va FDI trong các ngành công nghiệp với sản phẩm được đa danghoá Tuy nhiên nó không giải thích được hiện tượng đầu tư lẫn nhau.!
Thông thường, FDI được hiểu là sự vận động của một số loại vốnnhất định của một nước sang nước khác nhằm thực hiện hoạt động đầu tư
FDI không chỉ là vốn mà còn bao gồm cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kỹ
thuật, sản xuất kinh doanh, năng lực marketing Về bản chất có thể nóiFDI là một quá trình di chuyển công nghệ và vốn từ nước nọ đến nước kiatrên phạm vi toàn cầu FDI gắn bó với quá trình chuyển dịch cơ cấu và
công nghiệp hoá đất nước, trên cơ sở đó tiến tới hội nhập khu vực và quốctế
Trên thế giới hiện nay người ta quan tâm nhiều đến việc thu hút FDIhơn là tập trung nghiên cứu lý luận về FDI Việc chuyển trọng tâm này
dẫn đến một số thay đổi trong lý luận về FDI Trước vòng đàm phán
Uruguay vấn đề FDI chỉ lần đầu được đề cập đến trong chương trình nghị
sự của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) FDI đượcđưa ra thảo luận vào giữa những năm 1950 khi Nghị quyết về đầu tư quốc
tế về phục vụ phát triển kinh tế được thông qua Trong khuôn khổ WTO
L PTS Nguyễn Hồng Sơn- “Những lý thuyết liên đại về FDI “ in trong báo cáo kết quảnghiên cứu nhiệm vu cấp Bộ : Đầu ur trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế Viênghién cứu nhiệm vụ cấp Bị re tiếp § P é
kinh tế thế giới 1996.
Trang 13Đó Thị Ngọc — Giải quyết tranh chap trong lĩnh vực đầu tt nước ngoài 6 Việt Nam .
vấn đề đầu tư được quy định trong 3 Hiệp định: Hiệp định về các biện
pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs); Hiệp định chung về
thương mại trong lĩnh vực dịch vụ (GATS) và Hiệp định về quyền sở hữu
trí tuệ (TRIPs) GATT đã đưa vấn dé đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phạm
vị điều chỉnh của nó và quan niệm FDI là một trong bốn hình thức cung
cấp dịch vụ Các hiệp định trên đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của GATT
và WTO trong đó có một loạt vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài Vì lý
do này các tranh chấp liên quan đến vấn đề đầu tư và thương mại sẽ đượcgiải quyết theo thủ tục mới quy định tại các Hiệp định ký tại vòng đàm
phán Uruguay Và WTO là một thiết chế quan trọng trong lĩnh vực đầu tư
và thương mại quốc tế Thành hay bại của WTO chính là thành hay bại
của quá trình giải quyết tranh chấp.'
Ở Việt Nam, từ khái niệm về FDI trong Điều lệ đầu tư năm 1977(ban hành kèm theo nghị định 115-CP ngày 18/4/1977) đến khái niệm vềFDI trong Luật đầu tư 1996 là một bước tiến rõ rệt về mặt lý luận FDItheo Điều lệ 1977 được hiểu không phải là bất kỳ loại vốn nào được đưa từnước ngoài vào Việt Nam mà vốn đó phải có mục đích xây dựng cơ sở mới
hoặc đổi mới trang bị kỹ thuật các cơ sở hiện có.
Điều 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 quy định: đầu tưtrực tiếp nước ngoài là việc Nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiên hoặc bất ky tài san nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này |
Định nghĩa này cho thấy vốn bằng tiền hoặc bất kỳ loại tài sản nào
của Nhà đầu tư nước ngoài phải gắn với hoạt động đầu tư nhất định Như
' Thomas L Brewer Thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tt quốc tế, một cơ chế dangphát triển nhằm phục vụ đầu tư trực tiếp nước ngoài Tr.5-10 Tài liệu Hội thảo về luậtkinh tế quốc tế của Viện quan hệ quốc tế năm 1997.
Trang 14Đồ Thị Ngọc ~ Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
vậy quan niệm về FDI gắn liền với sự vận động của nguồn vốn hoặc tàisản của nhà đầu tư nước ngoài sang nước khác với mục tiêu kinh doanh
sinh lợi nhuận.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế
quan trọng trong nền kinh tế thế giới Dĩ nhiên cũng như nhiều loại hoạtđộng kinh tế khác, đầu tư nước ngoài cũng có thể làm phát sinh tranhchấp Do đó có thể nói, ranh chấp trong lĩnh vực ĐTNN là một dạng củatranh chấp kinh tế Tranh chấp kinh tế (gọi tắt là TCKT) hiểu theo nghĩachung thông thường là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể kinh tế trongquá trình sản xuất kinh doanh Ở các nước cũng không có quan niệmthống nhất về tranh chấp kinh tế Một số nước theo hệ thống pháp luật
XHCN trước đây gắn tranh chấp kinh tế với tranh chấp hợp đồng kinh tế
tức là các tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện và chấm
dứt hợp đồng kinh tế | |
Ở các nước có nền kinh tế thị tôtbÑờ: pháp luật không phân biệt
tranh chấp kinh tế và tranh chấp dân sự Tuy nhiên ở một số nước có luật
thương mại sớm phát triển như Đức và Pháp thì có sự phân biệt giữa tranh
chấp dân sự và tranh chấp thương mại.' 5
Ở Việt Nam, thuật ngữ tranh chấp kinh tế được sử dụng rộng rãitrong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý nhưng không có định
nghĩa cu thể trong pháp luật thực định Một số tác giả cố gắng tiếp cận
khái niệm TCKT theo tiêu chí luật nội dung và luật tố tụng nhưng cũng chỉ
dừng lại ở vấn đề quan điểm Cách tiếp cận này là hợp lý và dễ hiểu trong
diều kiện pháp luật của chúng ta còn chưa được hoàn thiện trong giai đoạn
A33 1
chuyển đổi Hiện nay ở nước ta các khái niệm “pháp luật kinh tế”, "quan
' Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế - Tập IV plan IT, chương I- Ky yếu Dự án
V)E/94/003.Tr.45-50.
Trang 15Đô Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dau tut nước ngoài ở Việt Nam
hệ pháp luật kinh tế” vẫn chưa được giải quyết thoả đáng về mặt lý luận.Tranh chấp kinh tế trong pháp luật thường được gắn với hợp đồng kinh tế
Vì thế nó đã không đáp ứng được sự đa dạng của các loại tranh chấp trongnền kinh tế thị trường Bên cạnh đó trong những năm gần đây cùng với
khái niệm luật kinh tế (tôn tại như một ngành luật độc lập), trong khoa
học pháp lý có đưa ra sử dung các thuật ngữ như luật kinh doanh, luật
thương mại Về bản chất có thể đồng tình với quan niệm của tác giả PhạmHữu Nghị (trong bài viết: "Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay'- tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/1999)
rằng ranh chấp kinh tế là mâu thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụgiữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp với tu cách là chủ thể kinh doanh.Những tranh chấp này phản ánh sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các
bên.
Tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài không chỉ đơn thuần làmột dang của tranh chấp kinh tế mà còn gắn liên với yếu tố nước ngoài.Yếu tố nước ngoài là vấn đề được đề cập nhiều trong các loại văn bản phápluật khác nhau của Việt Nam
“Yếu tố nước ngoài” được hiểu theo tinh thần của Điều 826 Bộ luật
dân sự (BLDS) Việt Nam không chỉ có yếu tố chủ thể mà còn bao gồm cảyếu tố về sự kiện pháp lý và khách thé của quan hệ dan su’ Quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng một trong ba yếu tố trên, cụ thể là:
là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài, quan hệ phát sinh ở nước ngoàihoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
“Yếu tố nước ngoài” trong các quy định của pháp luật kinh tế ở Việt
Nam được hiểu ở phạm vi hẹp hơn so với quy định của pháp luật dân sự.
F Bình luận khoa học một số vấn đề cơ ban của Bộ Luật Dân sự NXB Chính trị Quốc
gia Hà Nội 1997, Tr.364-372.
Trang 16Đô Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tr nước ngoài ở Việt Nam
Điều 87 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 về giảiquyết các tranh chấp kinh tế có nhân tố nước ngoài mới chỉ đề cập đến yếu
tố chủ thể là khi có một hoặc các bên tranh chấp là cá nhân, pháp nhân
nước ngoài Như vậy có thể thấy là phạm vi tranh chấp có yếu tố nước ngoài của pháp luật kinh tế hẹp hơn pháp luật dân sự Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường ngày càng đa dạng phong phú thì sự “hạnhẹp” này là điều sẽ gây cho những người tHực thi pháp luật không ít khókhăn trong việc xác định, phân loại và xét xử tranh chấp Khắc phục đượcđiểm hạn chế này cũng sẽ góp phần mở rộng thẩm quyền giải quyết tranhchấp của các cơ quan tài phán kinh tế Việt Nam góp phần hài hoà hoá
pháp luật trong quá trình hội nhập
Trên thực tế khái niệm về tranh chấp đầu tư dường như được mặcnhiên sử dụng trong các văn bản pháp lý và thiết chế quốc tế liên quan đếnvấn đề đầu tư Và người ta chú ý đến việc hoàn thiện cơ chế giải quyết loạitranh chấp này hơn là tìm hiểu khái niệm về nó Xu hướng này có lẽ là
hợp lý khi các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp Trong bối
cảnh quá trình quốc tế hoá ngày càng tăng, những bất đồng đơn lẻ trong
một dự án đầu tư, tưởng như không vượt ra ngoài phạm vi quan hệ nội bộ giữa các bên trong dự án có thể trở thành điểm nóng trong quan hệ giữa
nước chủ nhà và nước có nhà đầu tư; và theo phản ứng dây chuyền rất dễ
trở thành đầu mối cho những xung đột mang tính quốc tế.
Từ những năm 1960, nhiều công trình nghiên cứu đã và đang tìm
giải đáp, trước hết về mặt nhận thức và học thuật cho vấn đề này Một số học giả cho rằng, cùng với những cơ hội, lợi ích kinh tế, công nghệ mà tư
bản nước ngoài mang đến, dau tư nước ngoài còn là hiện hữu của sự tước
đoạt các cơ hội phát triển của một số nhóm người và tổ chức ở nước chủ
f} John M Rothgeb- Đầu tr nước ngoài ngoài và xung đột chính trị ở các nước dangphát triển Connecticut: Praeger,1996.tr.5
Trang 17nhà không phụ thuộc vào ý nguyện và chính sách đầu tư của Chính phủ
nước đó
Có thể nói rằng tranh chấp trong lĩnh vực DTNN, xét theo nghĩa
rộng không còn là quan hệ thuần tuý mang tính chat inter partes mà đã trở
thành hiện tượng erga omnes.’ Lợi ích kinh tế phải chăng chỉ là một phần
trong một loạt các lợi ích liên quan trong các mối quan hệ xã hội phức tạp
đa dạng và tế nhị Việc nhận thức đúng và thoả đáng các tranh chấp đầu tư
vì lẽ đó có tầm quan trọng đặc biệt 7
Cho đến nay chưa thấy có van ban pháp lý quốc tế và công trình
nghiên cứu nào dua ra định nghĩa chi tiết về tranh chấp đầu tư nước ngoài.Chỉ biết rằng DTNN là quá trình chuyển vốn (bao gồm cả công nghệ va
các yếu tố khác của sở hữu trí tuệ) và/hoặc nguyên vật liệu từ một nước
(nước xuất khẩu vốn) sang một nước khác (nước chủ nhà) nhằm mục đích
sản xuất kinh doanh sinh lợi nhuận.” Còn tranh chấp đầu tư theo Điều 25,khoản |, Công ước Oasinhton 1965, là tranh chấp pháp lý "phát sinh trựctiếp từ đầu tư” Như vậy ngay cả Công ước thành lập Trung tâm quốc tế vềgiải quyết các tranh chấp đầu tư nước ngoài.ICSID cũng để ngỏ cả khái
'! Boswell & Dixon Đánh giá công trình nghiên cứu: sự bất bình đẳng về kinh tế cóphải là lý do dẫn đến các mâu thuần chính trị in trong World Politics (chính tri thế giới)
số XLI, tháng 7/1989.Tr.431-470
? Thuật ngữ Latinh inter partes (giữa các bên có liên quan) và erga omnes (lợi ích cộngđồng) là khái niệm hiện dang được dùng phổ biến trong luật quốc tế hiện dai Quá trìnhtoàn cầu hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dẫn đến hiện tượng một vấn đềphát sinh giữa hai quốc gia hoặc thậm chí giữa một tổ chức của quốc gia này với quốcgia khác cũng có thể ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế
3R_ Bernhardt (biên tập) Từ điển bách khoa Công pháp quốc té Amsterdam:
Elsevier,1995,tập IL Tr.435
* Công ước về giải quyết các tranh chấp dâu tt giữa các quốc gia va công dân các quốc
gia khác có hiệu lực pháp luật từ 14/10/1966 Tính đến 21/3/2000 có 149 quốc gia đã ký
trong dé 131 quốc gia đã phê chuẩn Công ước này
Trang 18niệm “đầu tư” cũng như khái niệm "tranh chấp đầu tư” Theo một nhà
nghiên cứu thì lý do của việc này là ở chỗ những người soạn thảo Côngước muốn về lâu dài ICSID có thẩm quyền rộng trong việc xét xử cáctranh chap.’
Tuy nhiên với những phân tích trên đây theo chúng tôi tạm thời có
thể quan niệm rằng: tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là nhữngmâu thuần, bất đồng phan ánh sự xung đột về lợi ích giữa các bên chủ thểtrong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài
Về bản chất tranh chấp ở đây khác căn bản với vấn đề khiếu nại, tố
cáo ngay chính trong đối tượng của nó và trong các phương thức giảiquyết Tranh chấp phản ánh sự mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên chủ thể
có quyền lợi bình đẳng với nhau theo sự thoả thuận trong hợp đồng Tranh
chấp là đối tượng điều chỉnh của luật tư và thường được giải quyết thông
qua thương lượng hoà giải giữa các bên, hoặc trọng tài, hoặc toà án theo sựthỏa thuận giữa các bên và theo quy định của pháp luật Còn đối tượng của
khiếu nại (theo Điều 2 của Luật khiếu nại, tố cáo được công bố ngày
11/12/1998) là các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyếtđịnh kỷ luật cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền có kha năng trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức Đối tượng của tố cáo
là hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại
hoặc đe doa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước , quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, cơ quan, tổ chức Việc giải quyết khiếu nại (theo quy định
của điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo) là việc xác minh, kết luận và ra quyết
‘Jean Monnet Các cơ chế giải quyết tranh chấp kính tế quốc tế.
<http://www.daw.harvard.edulprograms!JeanMonnet!papers!97/97-13-Part-3.hitml> Tr.5-6.
Trang 19Đồ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tt nước ngồi ở Việt Nam
định giải quyết của người giải quyết khiếu nại Giải quyết tố cáo là việcxác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người
giải quyết tố cáo Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhànước xem xét, xác minh, quyết định bằng con đường hành chính và là đối
tượng điều chỉnh của luật cơng |
1.1.2 Các yếu tơ cơ bản của quan hệ tranh chấp trong đầu tư nước
ngồi
*Các oo, tranh chap trong DTNN
Xét theo nghĩa rộng cĩ ba loại tranh chấp trong DTNN, đĩ là:
- Tranh chấp phát sinh giữa nước chủ nhà (NCN) và nước cĩ nhà đầu tư,gọi tắt là nước đầu tư (NĐT);
- Tranh chấp giữa nước chủ nhà và nha đầu tư nước ngồi (NĐTNN); và
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi và cá nhân tổ chức của nước chủ
nhà.
Tranh chấp giữa nước chủ nhà và nhà đầu tư là tranh chấp thuộc đốitượng điều chỉnh của Luật cơng pháp quốc tế, trọng đĩ các bên tranh chấp(ratione personae) là quốc gia cĩ chủ quyền Đối tượng tranh chấp của loạinày (ratione materiae), ngồi các vấn đề xuất phát từ quan hệ giữa hainước được quy định trong Hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, cịn cả
những vấn đề phát sinh từ đầu tư tư nhân Một số nhà nghiên cứu khơngcho loại tranh chấp này là hình thức tranh chấp đầu tu
Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi và Chính phủ (trực tiếp hoặcthơng qua các cơ quan Chính phủ) nước chủ nhà là loại hình tranh chấpchủ yếu và tương đối phức tạp cịn nhiều vấn đề lý luận và thực tiên về mặtpháp lý chưa được giải quyết một cách thộ đáng Nguyên nhân chính là
‘Sun Nanshen "So khảo về tranh chấp đầu tư giữa Trung quốc với bên nước ngồi và các phương thức giải quyết” in trong “các vấn dé pháp lý của ĐTNN tại Cộng hồ nhân
dân Trung hoa" Hongkong 1988.Tr.206
Trang 20Đồ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
do các bên tranh chấp không phải là chủ thể của một hệ thống pháp luật
Nước chủ nhà với tư cách là một quốc gia có chủ quyền thuộc đối tượng
điều chỉnh của công pháp quốc tế trong khi NĐTNN là chủ thể của tư
pháp quốc tế Các quốc gia thường thoả thuận tại Hiệp định bảo hộ đầu tư
song phương đưa tranh chấp loại này ra giải -quyết tại Trung tâm quốc tế
về giải quyết các tranh chấp đầu tư (ICSID)
Trong các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư thường quyđịnh loại tranh chấp giữa Công ty và Chính phủ và giữa các Chính phủ với
nhau Tranh chấp giữa các Nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ nước chủnhà rất dễ trở thành tranh chấp giữa hai Chính phủ Tuy nhiên, vấn đề
trọng tâm trong các Hiệp định vẫn là tranh chấp giữa nhà đầu tư với Chính
phủ nước chủ nhà Vì thế thuật ngữ tranh chấp đầu tư thường được sử
dụng để chỉ loại tranh chấp này'
Tranh chấp giữa NDTNN va cá nhân, tổ chức (gọt chung là công
dân) NCN là loại hình tranh chấp thuần tuý mang tính dân sự kinh tế vàthường được giải quyết tại các cơ quan giải quyết tranh chấp của NCN
hoặc trọng tài quốc tế nếu các bên không có thoả thuận khác Loại tranh
chấp này tương đối đa dạng về quy mô và tính chất, dễ dẫn đến ngừng
hoạt động đầu tư Nguyên nhân tranh chấp có thể do một trong các bên
không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng Loại tranh chấp này cũng
có thể phát sinh trên cơ sở bất đồng ngôn ngữ, quan điểm, phong tục củamỗi nước khác nhau
* Các bên tranh chap và đôi tượng tranh chap
Trong cả lý luận và thực tiễn, đối tượng tranh chấp không phải là vấn đềgây tranh cãi lớn Vấn đề tương đối phức tạp và tế nhị, nhất là trong quan
hệ với các nước mà trong đó có các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tham
‘Thomas L Brewer.Tài liệu đã dẫn Tr.21
Trang 21Đồ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dau tit nước ngoài ở Việt Nam
gia vào quan hệ đầu tư là việc xác định các “bên tranh chấp Ngay trong
quá trình dam phan ký kết hợp đồng đầu tư, NDTNN có xu hướng muốnlôi kéo các cơ quan quản lý nhà nước của NCN vào quan hệ hợp đồng va
ép các cơ quan này phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp vi
phạm hợp đồng Chẳng hạn ở Trung quốc lý do chính của tình trạng này là
ở chỗ bên nước ngoài không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng theo Luật
của Trung quốc thì bên tham gia hợp đồng đầu tư là doanh nghiệp hoặc
công ty Trung quốc với tư cách là một thực thể kinh tế có tư cách phápnhân độc lập (thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tư) chứ không phải là cơquan nhà nước của Trung quéc.'
Sự hiểu nhầm về các bên tranh chấp là hệ quả của sự hiểu nhầm vềcác bên ký kết hợp đồng đầu tư đặc biệt là khi có các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) tham gia vào hợp đồng.ˆ Điều này rất dễ xảy ra trong các
nước có nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó
có Việt nam Tuy nhiên DNNN là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở hạch toán độclập chứ không phải là cơ quan hành chính nhà nước Trong trường hợpphát sinh tranh chấp thì các doanh nghiệp này phải tự tìm cơ chế để bảo vệquyền lợi của mình và độc lập chịu trách nhiệm về các hành vi của mình
chứ không phải là cơ quan nhà nước
Vấn đề cần phải nhận thức là do hệ thống pháp luật kinh tế ở các
nước có nền kinh tế chuyển đổi còn chưa ổn định nên địa vị pháp lý của
các DNNN không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng trong pháp luật
' Luật xí nghiệp liên doanh giữa Trung quốc với bên nước ngoài, Điều 1.
* Xót về cấu trúc doanh nghiệp có vốn đầu tr nước ngoài ở Việt nam, doanh nghiệp nhànước chiếm 213, các doanh nghiệp tt nhân mới chỉ có 140 dự án liên doanh( ) Việtnam muon tí tiên vốn FDI để vực dậy các DNNN thua lỗ song trên thực tế sự gắn ghépnày không dem lại kết quả nhit mong muốn- (Xem "xu hướng vận động của nguồn vốn đâu tc trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh khủng hoảng tài chính- tiền tệ ở Châu A" của Trần Minh đăng trên tạp chí nghiên cứu kinh tế số 264 tháng 5/2000).
Trang 22Đổ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dducnt nước ngoài ở Việt Nam
và trên thực tế Bên cạnh đó ảnh hưởng của cơ chế cũ vẫn còn, trong mộtthời gian vẫn còn lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng
kinh doanh Tình trạng này đã và đang được khắc phục nhưng không phảikhông để lại những dấu ấn nhất định Trong trường hợp phát sinh tranhchấp thì vấn đề cần xác định là liệu các cơ quan nhà nước có phải chịutrách nhiệm quốc tế do vi phạm hợp đồng hay không Nhìn chung cácnước phát triển có xu hướng coi vi phạm hợp đồng kiểu này phải chịutrách nhiệm quốc tế Ngược lại các nước đang phát triển cho rằng đâykhông phải là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế và vì vậy không phải chịutrách nhiệm quốc tế '
Ở Việt Nam hiện nay, do tính chất đặc thù của doanh nghiệp BOT,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường xuất hiện dưới hai tư cách khácnhau Đó là: cơ quan tiếp nhận và quản lý công trình BOT sau khi đượcchuyển giao theo hợp đồng hai bên đã ký kết; là cơ quan nhà nước tiếnhành quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thực hiện pháp luật bảo vệ lợiích của dân cư và các bên hữu quan theo quy định của pháp luật Thông
thường các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước phải đảm nhận việc giải
phóng mặt bằng và đền bù quyền sử dụng đất Trường hợp có tranh chấpxảy ra thì quan hệ giữa hai bên doanh nghiệp BOT và cơ quan quản lý nhà
nước là bình đẳng và việc xử lý tranh chấp sẽ theo quy định của pháp luật
về tranh chấp theo sự thoả thuận của các bên.?
Nhìn chung trong bất cứ loại hình hoạt động kinh tế nào cũng vậy,
việc phát sinh tranh chấp là không thể tránh khỏi Vấn dé quan trọng là
‘Yao Meizhen, bảo hộ pháp lý dau ne quốc tế in trong niên giám luật quốc tế Trung
quốc Tr.136
? Lê Đăng Doanh Quan hệ giữa doanh nghiệp BOT và cơ quan quản lý nhà nước Tài
liệu hội thảo các Dự án lớn về hạ tang cơ sở của Nhà pháp luật Việt pháp Hà nội 1997
13
Trang 23Đồ Thi Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dau tr nước ngoài ở Việt Nam
xác định đúng tính chất nội dung cũng như đối tượng của tranh chấp để cóbiện pháp xử lý thích hợp.
Tranh chấp giữa các Chính phủ với nhau thường liên quan đến việcthực hiện Hiệp định Đối tượng của tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu
tư nước ngoài thường là thể thức và mức độ bôi thường trong trường hợp
nước nhận đầu tư áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với đầu
tư nước ngoài Trong một số Hiệp định quy định cụ thể đối tượng tranhchấp là việc hiểu và giải thích Hiệp định như trong Hiệp định giữa Việt
nam với Thuy điển hay Hiệp định Việt Nam- Phần lan.!
Tranh chấp giữa xí nghiệp liên doanh và cơ quan quản lý các cấp
thường liên quan đến vấn đề thủ tục hành chính, giải toả mặt bằng, tiêu
chuẩn đền bà
1.1.3 Giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài
* Cơ quan giải quyết tranh chap
Trong cả ba loại tranh chấp đầu tư nêu trên, nguyên tắc cơ bản làcác bên tự thoả thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp Tuy nhiên với mỗiloại tranh chấp xu hướng và thực tiễn thoả thuận có khác nhau Tranh chấp
giữa NCN và NĐT nghĩa là tranh chấp giữa các chủ thể của công pháp quốc
tế trong trường hợp không giải quyết được thông qua thương lượng, hoà giảithì được thoả thuận giải quyết bằng trọng tài Trong các Hiệp định bảo hộđầu tư song phương quy định khá chi tiết về thủ tục chọn trọng tài cũng nhưchi phí mà các bên phải chịu nếu lựa chọn hình thức giải quyết này Đối với
tranh chấp giữa NCN và NDTNN thì xu hướng chung là phía NDTNN va
chính phủ của họ thường muốn đưa ra xét xử tại ICSID, trong khi các nướcchủ nhà lại muốn xét xử tại các cơ quan giải quyết tranh chấp trong nước
Hoàng Phước Hiép-Mot số vấn dé ly luận và thực tién ký kết các Hiệp định về ký kết và bdo hộ đầu nt nước ngoài của Việt nam- Thông tin KHPL số chuyên dé" Mốt quan hệ giữa diéu tớc quốc tếcủa CHXHCN Việt Nam
Trang 24D6 Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tí nước ngoài ở Việt Nam
của họ như toà án hay trọng tài Lý do chủ yếu của vấn đề này là ở chỗ cácnhà đầu tư nước ngoài chưa cảm thấy yên tâm đối với cơ chế giải quyết
tranh chấp tại nước chủ nhà Đối với tranh chấp giữa NDTNN và cá nhân, tổ
chức NCN thì có nhượng bộ, thoả hiệp nhất định nhưng thường được các
bên đưa ra giải quyết tại các Trung tâm trọng tài quốc tế hoặc trong nước.
* Phương thức giải quyết tranh chấp |
Phương thức giải quyết cả ba loại tranh chấp đầu tư nhìn chung docác bên thoả thuận Tuy nhiên chọn phương thức nào và chi tiết thoả thuận
đến đâu lại phụ thuộc vào thái độ của các nước có quan hệ đầu tư, nhà đầu
tư nước ngoài và nước chủ nhà cũng như hệ thống pháp luật thực định và
hiệu quả của quá trình tố tụng ở nước chủ nhà Phương thức giải quyết
tranh chấp thường được quy định ngay trong các Hiệp định bảo hộ đầu tư
hoặc hợp đồng đầu tư Thông thường có các phương thức giải quyết truyền
thống sau: thương lượng, hoà giải, trung gian hoà giải, trọng tài và toà án
Một lần nữa cần nói đến thực tế là các nước chủ nhà luôn có ý hướng nộimuốn chọn hệ thống cơ quan xét xử của nước mình, trong khi các nhà đầu
tư nước ngoài lại có ý hướng ngoại, tìm cơ chế giải quyết tranh chấp ở
ngoài nước chủ nhà
1.1.4 Vấn đề luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp
Luật áp dụng dé giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nướcngoài là một vấn đề hết sức phức tạp Nguyên tắc chủ đạo trong tư pháp
quốc tế là đối với các tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự và kinh tế, luật áp
dụng nói chung do các bên thoả thuận trong hợp đồng Trong trường hợpcác bên không thoả thuận hoặc có thoả thuận nhưng không rõ ràng thì cơquan xét xử áp dụng một số nguyên tắc thông dụng như /ex fori (luật củatoà án nơi xét xử); /ex loci actus (luật nơi thực hiện hành vi giao dich); /exrei sitae (luật nơi có tài san); lex loci delicti (luật nơi thực hiện hành vi viphạm); hoặc ex aequo et bono (theo nguyên tắc luật công lý và lẽ phải tự
+
15
Trang 25Đồ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu ut nước ngoài ở Việt Nam
nhiên).' Thực tiễn gần đây cho thấy ở một số nước như Mỹ có xu hướng đadạng hoá luật áp dung, không phụ thuộc vào các nguyên tắc truyền thống
mà căn cứ vào quyền lợi thực sự của các bên tranh chấp Thực tiễn này
mới phát sinh trong khoảng [5 năm trở lại đây nhưng thực tiễn áp dụng
của toà án còn chưa thống nhất
Nhìn chung, để giải quyết sự xung đột pháp luật và bảo vệ quyền lợi
chính đáng của các bên đương sự các quốc gia thường có những quy định
trong việc lựa chọn pháp luật để áp dụng Giải quyết vấn dé này, tư phápquốc tế thường có ba phương pháp:”
Thứ nhất, xây dựng và áp dụng các quy phạm thực chất thống nhdt.Đây là các quy phạm do các quốc gia thoả thuận xây dựng bằng cách kýkết các điều ước quốc tế hoặc công nhận và áp dụng những tập quán quốc
tế nhất định để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như đưa ranhững biện pháp và hình thức chế tài có thể áp dụng đối với bên vi phạm
pháp luật Xu hướng chung của các nước hiện nay là xây dựng các quy
phạm thực chất thống nhất cho các loại quan hệ nhất định để điều chỉnh
các quan hệ có yếu tố nước ngoài Các quy phạm thực chất thống nhất
được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế như Công ước Pari năm 1883
về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Vác-sa-va năm 1929 vềvận tải hàng không, Công ước Chicago năm 1944 về hàng không dândụng Các nước hiện nay có xu hướng ký kết điều ước quốc tế, xây dựng
các quy phạm thực chất thống nhất đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và
giao thông vận tải quốc tế
EI Sykes & M.C Pryles Luật xung đột quốc tế và Liên bang NXB
Butterworths,1981 Tr.20- 3].
? E.I.Sykes & M.C Pryles sdd.tr.31-33
3 Xem giáo trình tư pháp quốc tế- trường Đại học luật Hà nội NXB Công an nhân dân
1998
16
Trang 26Thứ hai, xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột Đây là việc
chọn pháp luật của nước này hay nước khác để xác định quyền và nghĩa vụ
của các bên đương sự khi không có quy phạm thống nhất Việc lựa chọn
này được tiến hành trên cơ sở chỉ dẫn của quy phạm xung đột Có thể nói
đây là cách giải quyết xung đột pháp luật chủ yếu hiện nay Việc xây dựng
quy phạm xung đột chủ yếu do các quốc gia đơn phương tiến hành Ở
nước ta hệ thống các quy phạm này nằm rải rac trong các văn bản nhưLuật hôn nhân và gia đình 1986 (Điều 52), Bộ luật dân sự (phần thứ 7), Bộ
Luật hàng hải Việt Nam năm 1991 (Điều 4 và 5) Các quy phạm xung đột còn được xây dựng bằng cách ký kết các điều ước quốc tế đa phương
hoặc song phương và gọi là quy phạm xung đột thống nhất, ví dụ Công
ước Lahay năm 1905 về xung đột pháp luật trong linh vực thừa kế, Công
ước Lahay năm 1955 về pháp luật áp dụng trong mua bán quốc tế các loại
động sản, các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các nước Thông thường
khi có sự khác nhau giữa quy định của luật trong nước với các quy địnhcủa các điều ước quốc tế thì luật pháp các nước thường công nhận ưu thế
của các quy phạm điều ước quốc tế Về nguyên tắc luật hầu hết các nước
đều quy định rằng luật nước ngoài sẽ không được áp dụng nếu nó không
phù hợp với trật tự công cộng và luật pháp nước mình và có những biện
pháp phân biệt đối xử với công dân nước mình Nước ta cũng không nằmngoài nguyên tắc này Điều 827, 828 Bộ luật dân sự Việt nam quy định:
“.,pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên cóthoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy địnhcủa Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của CHXHCN Việt nam ”Pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế cũng chỉ được áp dụng, nếu việc ápdụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với nguyên tắc cơ bảncủa pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
17
Trang 27Đỏ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tu nước ngoài ở Việt Nam
Thứ ba, áp dụng nguyên tắc luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
tương tu Thông thường khi không có quy phạm thực chất thống nhất hoặc
quy phạm xung đột để điều chỉnh mối quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoàicác cơ quan có thẩm quyền thường lựa chọn hệ thống pháp luật của mộtquốc gia nào đó hoặc của chính mình để áp dụng Việc lựa chọn này đượcthực hiện trên nguyên tắc áp dụng Luật diéu chỉnh các quan hệ xã hộitương tự phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật và đường lối
chính sách của nước mình
Hiện nay trong tư pháp quốc tế đuá trình nhất thể hoá các quy tắcluật áp dụng chủ yếu mới chỉ diễn ra ở tầm khu vực, hoặc có ở tầm quốc tếthì chỉ điều chỉnh một số loại quan hệ nhất định Hiện chưa có Công ướcquốc tế nào điều chỉnh luật áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp đầutư.
Trong quan hệ đầu tư, luật áp dụng đối với từng loại tranh chấp có
khác nhau và vẫn dựa trên nguyên tắc thoả thuận Đối với tranh chấp giữa
nước chủ nhà và nhà đầu tư, thông thường không phải tất cả các Hiệp định
bảo hộ đầu tư song phương (BIT), đặc biệt là BIT ở các nước châu Âu đềudẫn chiếu trực tiếp đến luật mà cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp sẽ
áp dụng Thực tiễn cho thấy các nước này thoả thuận tuân theo nguyên tắc
và quy phạm chung của pháp luật quốc tế, hoặc các quy phạm pháp luật
quốc tế và các quy phạm phù hợp của pháp luật trong nước.!
Trường hợp tranh chấp giữa nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoàiđược đưa ra xét xử tại ISCID thì luật áp dụng được quy định tại Điều 42-Công ước Oa-sinh-ton, trong đó quy định: Hội đồng trọng tài ISCID raquyết định giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật theo các bên
‘Vi dụ Hiệp định Hà lan- Nigeria (1992), Diéul2 (5) quy định: Cơ quan xét xử ra quyết định trên cơ sở Hiệp định này và các thoả thuận thích hợp khác giữa hai bên ký kết, quy phạm pháp luật quốc tế và các quy định phù hợp khác của pháp luật trong
NUOC.
18
Trang 28thoả thuận Trong trường hợp các bên không thoả thuận thì Hội đồng ápdụng luật của Nước thành viên Công ước là một trong các bên tranh chấp
(kể cả quy định về pháp luật xung đột) và các quy định được áp dụng khác
của pháp luật quốc tế Tuy nhiên các quy định nêu trên không ảnh hưởng
đến thẩm quyền của Hội đồng trong việc ra quyết định về tranh chấp trên
cơ SỞ ex aequo et bono nếu các bên thoả thuận
Luật áp dụng trong tranh chấp giữa NDTNN và cá nhân, tổ chứctrong nước của nước chủ nhà có thể do các bên thoả thuận trong hợp đồng
đầu tư Các nguyên tắc luật áp dụng truyền thống trong tư pháp quốc tế
thường được các bên thoả thuận để điều chỉnh mối quan hệ này Để thuậnlợi cho việc giải quyết tranh chấp, trong quá trình giao kết hợp đồng các
bên thường thoả thuận luật áp dụng (luật tố tụng) trong điều khoản trọng
tài.' Ví du các bên chon trọng tài Singapore xét xử theo quy tắc tố tụngcủa phòng thương mại quốc tế (ICC) Còn luật nội dung thì về nguyên tắcphải là luật của nước nhận đầu tư trừ trường hợp đặc biệt như BOT
Thoả thuận trọng tài được xem như một giao kết độc lập với hopđồng thương mại của các bên chủ thể Thoả thuận trọng tài có thể là Điều
khoản trọng tài trong hợp đồng, hoặc một thoả thuận riêng hoặc được thể
hiện trong thư từ, telex, fax giữa các bên với nhau Thoả thuận này phảiđược lập thành văn bản Trong trường hợp hợp đồng không có hiệu lực
điều khoản trọng tài có thể vẫn được coi là có hiệu lực Theo pháp luật của
hầu hết các nước và các điều ước quốc tế về thod thuận trọng tai thì thoả
thuận này chỉ có giá trị pháp lý khi nó đảm bảo tiêu chuẩn là được các bên thoả thuận và thể hiện dưới hình thức văn bản (Điều II-1,2 Công ước 1958; Điều | của Quy tắc UNCITRAL; Điều 2 Luật trong tài Malaysia;
Điều 3 Quy tắc tố tụng trong nước của VIAC Và như vậy việc xây dựng
' Xem giáo trình Luật thương mại quốc tế của trường Đại học luật Hà nội NXB công
an nhân dân.Tr 165.
19
Trang 29Đồ Thị Ngoc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tit nước ngoài ở Việt Nam
thoả thuận trọng tài mà trong đó bao gồm cả việc chọn luật áp dụng sẽ là
cơ sở pháp lý vững chác hơn để bên bi vi phạm được bảo vệ quyền lợi
trước cơ quan tài phán.
1.2 ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ TRANH CHAP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1.2.1 Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của các quốc gia Đặc biệt các nước ASEAN được xem như những ví dụ điển hình của thế giới trong việc sử dụng tư bản nước
ngoài để phát triển kinh tế Ở Việt Nam FDI chiếm vị trí quan trọng trong
việc thực hiện chiến lược kinh tế xã hội và phát triển kinh tế quốc dân
Trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã khẳng định vị trí và vai trò của
mình và sẽ tiếp tục góp phần tạo thế và lực mới cho sự phát triển nền kinh
tế nước nhà Nguồn vốn đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết các mục
tiêu kinh tế xã hội đã chứng tỏ chủ trương đúng đắn của nhà nước ta, củng
cố và tăng cường sức mạnh kinh tế, nâng cao vị trí của Việt nam trong khuvực và trên thế giới '
Hiện nay, vốn FDI chiếm gần hai phần ba tổng vốn nước ngoài được đưa vào Việt nam và khoảng 30% tổng đầu tư toàn xã hội Vốn FDI hiện chiếm khoảng 10% GDP của cả nước và 25-30% giá trị xuất khẩu FDI góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước theo
hướng công nghiệp hoá (CNH), hiện dai hoá (HDH) Thông qua các dự án
FDI, công nghệ và kỹ thuật hiện đại đã được chuyển giao cho nhiều lĩnh
° Nguyễn Ngọc Tháo Một số vấn đề vé dau ne trực tiếp nước ngoài ở Việt nam Tạp chí
quan lý nhà nước 7/2000
20
Trang 30vực, nhất là trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông và công nghệ sinh hoc.’Khu vực đầu tư nước ngoài đến nay thu hút khoảng 30 vạn lao động trực
tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp trong các lĩnh vực xây dựng, dịch vụ.Đội ngũ người lao động, cán bộ được đào tạo, nâng cao năng lực quản lý
và tiếp cận với tác phong công nghiệp Cho đến nay trên 70 nước và vùng
lãnh thổ đã có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam.?
Theo số liệu trong báo cáo tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì ở
Việt Nam, đầu tư của các nước ASEAN chiếm 24,56% vốn đầu tư đăng
ký, các nước Đông Bắc Á chiếm 42,9%, châu Âu chiếm 21,05%, Mỹchiếm 3,61% Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ 1/1/1988đến 4/3/1999 cho thấy cả nước có 2630 dự án ĐTNN với Tổng số vốn đầu
tư là 35.324.595 nghìn USD Trong ba năm đầu (1988-1990) số dự ánkhông nhiều (211 DA) Đầu tư nước ngoài tăng nhanh bắt đầu từ năm
1991 và liên tục phát triển đến năm 1995 Tốc độ tăng vốn đầu tư đăng ký
bình quân của thời kỳ 1991-1995 khoảng 80% Vốn đăng ký năm 1996 là
8.836 triệu USD Năm 1997 vốn đăng ký giảm xuống còn 4,5 tỉ USD =
82% của năm 1996 Năm 1998 tốc độ vốn đăng ký giảm nhanh, chỉ đạtkhoảng 1,7 tỉ USD và ước tính cả năm bằng 40% năm 1997 Số vốn đầu tư
giảm chủ yếu là của các nước châu Á - nơi bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đổi lại, ti trọng vốn đầu tư từ các nước Âu
Mỹ chiếm 55% tổng vốn đăng ký Riêng từ các nước châu Âu vào Việt
nam 1998 chiếm 51,8% tổng vốn dang ky.’
' Xem báo cáo của Dự án VIE/9SIOIS về môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt nam- con đường đi tới khu đầu tr ASEAN(AIA); Hà nội 1999 Tr.18-19
? Nguyễn Ngọc Thảo, tài liệu đã dẫn Tr.33
? PSG Võ Thanh Thu - Tình hình đầu tc trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong năm
1998 và giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI Tạp chi phát triển Kinh tế số 101 tháng
3/4999,
Trang 31Đồ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Trong những năm qua phần lớn các doanh nghiệp đầu tư nướcngoài thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hình thức đầu tư chủ yếu là liêndoanh chiếm 61% số dự án và 70% vốn đầu tư; hình thức 100% vốn nướcngoài có xu hướng gia tăng Thời kỳ đầu chiếm chưa đầy 10% dự án Đếncuối năm 1998 đã chiếm 30% số dự án và 20% vốn đầu tư đăng ký Đặcbiệt năm 1999 số dự án của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng
nhanh, chiếm gần gấp bốn lần số dự án của đoanh nghiệp liên doanh (xem
phần phụ lục) Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 7,1% số dự
án và 10% số vốn đầu tư chủ yếu là trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông vàthăm đò khai thác dầu khí Sau Nghị định 83-CP của Chính phủ ban hành
ngày 23/11/1993 kèm theo quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xâydựng -kinh doanh- chuyển giao (BOT) Hình thức này chiếm 8,17% và
hiện nay đang được khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng- đang là một trong những yếu điểm của nước ta Số dự án đầu tư của hình thức này có quy mô lớn tuy nhiên không nhiều Từ năm 1988 đến hết năm 1999 có 7
dự án với số vốn đầu tư là 1.316.595.000, vốn pháp định là 41 1.810.000USD.!
Có thể nói nguồn vốn đầu tư TTNN tại Việt nam trong những năm
qua chủ yếu là từ các nước Châu Á, dẫn đầu là Singapore, tiếp theo là Đàiloan, Nhật bản, Hồng công Vì thế cuộc khủng hoảng tài chính trong khu
vực đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn vốn này Việc Việt nam phụ
thuộc vào nguồn vốn FDI từ Chau A đã dẫn đến sự suy giảm mạnh trong tổng lượng FDI vào đất nước Đây không chỉ là bài học của riêng ViệtNam chúng ta mà còn là bài học chung của các nước ASEAN- những nước
muốn phát triển nền kinh tế quốc nội từ nguồn vốn nước ngoài Chủ trương tiếp tục ổn định chính sách đầu tư nước ngoài mà Thủ tướng Phan
Văn Khải đã khẳng định tại cuộc gặp gỡ với hơn 800 doanh nghiệp có vốn
' Xem phụ lục J, II, TH
IS)ho
Trang 32Đồ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tế nước ngoài ở Việt Nam
đầu tư nước ngoài tại Việt nam ngày 4/2/1998: đã nói lên sự quan tâm đặc
biệt của nhà nước ta đối với loại hình kinh tế này Xu hướng của chúng ta
là mở rộng thị trường đầu tư từ Châu Âu và đặc biệt là các nước Bắc Mỹ,
chú trọng hơn tới hoạt động đầu tư của các tập đoàn lớn, các công ty đa
quốc gia.' Việc chúng ta tiến hành đàm phán và ký kết Hiệp định Việt-Mỹ
càng khẳng định triển vọng và chủ trương này.
1.2.2 Thực trạng và nguyên nhân tranh chấp trong đầu tư nước ngoàitại Việt Nam
Đầu tư nước ngoài là vấn đề nhậy cảm Do đó mặc dù tranh chấptrong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là hiện tượng bình thường trong quá trìnhvận hành nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng nhưng thuhút không ít sự chú ý của các nhà đầu tư nói chung và ảnh hưởng trực tiếptới hiệu quả hoạt động đầu tư Vấn đề cốt yếu là chúng ta đón nhận nó như
thế nào, cơ chế giải quyết những mâu thuẫn này ra sao Vai trò tích cực
của DTNN đối với nền kinh tế quốc dan là không thé phủ nhận Tuy nhiêntranh chấp và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này là vấn đề cần bàn.”
Có thể do ảnh hưởng lâu dài của cơ chế hành chính quan liêu ở nước ta, vàcũng xuất phát từ bản chất của con người Việt Nam là thường giải quyếtvấn đề trên tinh thần hợp tác, thiện chí và tôn trọng lẫn nhau nên việc đưa
vụ viéc ra xét xử ở cơ quan toà án hoặc trong tài rất hạn chế Vì thế việc
thống kê loại tranh chấp này gặp rất nhiều khó khăn và có thể nói chưa có
cơ quan nào đứng ra đảm nhận việc này Bên cạnh đó do chính sáchkhuyến khích tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài nên các loại tranh chấp
trong lĩnh vực này chủ yếu được giải quyết bằng con đường hành chính
dưới đạng giải quyết khiếu nại của các bên tranh chấp Và đường như cácbên thường không phân biệt tranh chấp và khiếu nại Chỉ riêng 5 tháng (từ
' Báo cáo tổng kết đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam 1988-1998
* Về tình hình tranh chấp xin xem thêm Chương I, nuục 2.2.4
Trang 33Đố Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
tháng 3 đến tháng 8/1998), đường dây nóng “tại Bộ Kế hoạch Dau tư đãtrực tiếp nhận gần 1.400 kiến nghị của các chủ đầu tư trong đó có 57 kiến
nghị liên quan đến các vấn đề khiếu nại, tố cáo cần giải quyết.' Còn bao
nhiêu vụ việc phát sinh từ thực tế và đối với bên tiếp nhận đầu tu? Con số
này chắc chắn còn quá khập khiếng khi so với số liệu các vụ tranh chấp
liên quan đến đầu tư nước ngoài được đưa đến Toà án và trọng tài giảiquyết trong những năm qua (xem các số liệu này ở Chương II) Tính
chung số lượng các vụ án kinh tế mà toà án địa phương trong cả nước thụ
lý giải quyết năm 1996 là 440 vụ, năm -1997 là 630 vụ, năm 1998 là 1020
vụ, năm 1999 là 1280 vụ Như vậy số vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài
và số vụ án liên quan đến doanh nghiệp có vốn đầu tư ở các toà án nóichung còn quá ít Số vụ việc được đưa đến Trung tâm TTQTVN là 03 vụ
Nếu không hiểu hết được thực trạng tình hình đầu tư nước ngoài ở Việt nam thì những con số trên đây có thể tạm làm chúng ta yên lòng về cơ chế
quản lý kinh tế, về thực trạng pháp luật của chúng ta Nhưng đây là mộtthực trạng liên quan đến rất nhiều vấn đề bất cập của môi trường đầu tưnước ngoài của Việt nam hiện nay Điều này sẽ được làm rõ hơn ở chương
II, mục 2.3 của luận văn này
Sơ bộ, có thể thấy một số nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp
trong lĩnh vực DTNN như sau: |
Thứ nhất, xu hướng chuyển đổi và hội nhập trên thế giới hiện nay
đã dẫn đến sự thay đổi về quy mô các dự án đầu tư, về khu vực đầu tư.
Điều này đã làm tăng thêm sự phức tạp trong quản lý điều hành hoạt độngđầu tư và dẫn đến việc tăng số lượng tranh chấp đầu tư giữa các Chính
phủ với nhau, giữa các Công ty và Chính phủ và giữa các Công ty vớinhau.
' Báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư về hoạt động của Trung tâm hướng dan và xử lýđầu te trực tiếp nước ngoài
24
Trang 34Thứ hai, việc thiếu kinh nghiệm của các nước tiếp nhận đầu tư cũngnhư của các nhà đầu tư dẫn đến thiếu kinh nghiệm trong đàm phán ký kếthợp đồng cũng làm phát sinh tranh chấp ở nước ta và các nước khác trênthế giới (theo thống kê có khoảng 30% số dự án không thực hiện được là
do nguyên nhân này) Trên 60% số Xí nghiệp rút giấy phép trước thời hạn
do mâu thuẫn nội bộ, tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh không
giải quyết được và việc điều hành kém hiệu qua của Hội đồng quản tri.!Việc giải thể Công ty liên doanh Việt nam- Thăng Long 24? là một ví dụđiển hình Đây là Công ty liên doanh với Công ty Kotobuko holding củaNhật Bản được cấp phép đầu tư từ năm 1995 Công tác quản lý lỏng lẻo đã
làm cho công ty không nắm được đầu vào, không quản lý được các khoản
hợp đồng đã ký kết, không quản lý được các khoản chi, và trong suốt quátrình hoạt động (4 năm) không thực hiện quyết toán, vi phạm nghiêmtrọng pháp luật Việt Nam Với một công ty như thế nhưng đã hoạt động
được đến 4 năm liền thì quả là điều khó hiểu Nó không chỉ thể hiện sựthiếu kinh nghiệm của chúng ta trong lĩnh vực DTNN mà còn là sự vôtrách nhiệm và khả năng quản lý kém của một số cán bộ trong hoạt độngđầu tư nước ngoài Sự yếu kém này nhiều khi gây ra những hậu quả đáng
tiếc
Thứ ba là hệ thống pháp luật của chúng ta còn chưa hoàn thiện
Các quy định chưa rõ ràng cia táo luật | và việc chưa tìm hiểu kỹ pháp
luật khi ký kết hợp đồng khiến cho các bên đã đơn giản khi soạn thảo nộidung hợp đồng Điều đó cho phép hiểu điều khoản hợp đồng thế nào cũngđược và dẫn đến việc không lường trước được các khó khăn và hậu quả có
Vũ Huy Hoàng Xung quanh việc giải quyết tranh chấp trong các xí nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài Tạp chí tài chính số 10/1994
° Báo Đầu tur số 38 ra ngày 10 thang 5 năm 1999
h2 mn
Trang 35Đỏ Thi Nuọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tr nước ngoài ở Viết Nam LINK [ity 1 § \ 5 :
thể xảy ra Vì thé khi thực hiện dé dẫn đến vướng mắc và thiệt hai chonhau làm phát sinh tranh chấp'
Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi và hội nhập luôn đòi hỏi chúng
ta vừa làm vừa thử nghiệm nhằm thích ứng với cơ chế và chính sách mới
Để đạt được mục tiêu hài hoà hoá pháp luật và phù hợp với đặc điểm củanền kinh tế nước ta, sự thay đổi các chính sách pháp luật là không thểtránh khỏi Tuy nhiên những thay đổi này cũng là một trong những
nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước
ngoài.Vụ tranh chấp về đòi bồi thường thiệt hại của công ty Creapro
International dưới đây là một ví dụ cho trường hợp này.
Công ty Creapro International (Pháp) là đối tác nước ngoài của công
ty liên doanh Nhà Bè Sapa (NBS) Công ty NBS được thành lập theo Giấy
phép đầu tư số 816 ngày 4/3/1994 để sản xuất đù che nắng, lều che bằng
bạt có sử đụng gỗ làm cán và cọng dù nhằm mục đích xuất khẩu Thời hạn
hoạt động của công ty theo giấy phép là 20 năm Ngày 16/4/1998 Công ty
có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xinbồi thường 10.520.000 USD trên cơ sở Hiệp định bảo hộ khuyến khích vàđầu tư giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Công hoà Pháp.Đây là trường hợp đầu tiên một công ty nước ngoài có vốn đầu tư tại Việt
nam chính thức gửi đơn xin bồi thường thiệt hại do việc thay đổi chính
sách và pháp luật của Nhà nước ta làm ảnh hưởng đến công ty Việc thay
đổi các quy định của pháp luật bao gồm thay đổi chính sách về khai thác
gỗ rừng ở Việt nam thông qua Chỉ thị 286:TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tướng chính phủ và thay đổi thuế suất đánh vào đồ gỗ xuất khẩu Công ty
cho rằng sau khi được cấp giấy phép đã gặp các cản trở trong việc xuấtkhẩu sản phẩm do Chỉ thị 286 TTg nêu trên Vì thế công ty đã bị mất
LVñ Mạnh Hồng- Toà kinh tế với việc giải quyết tranh chấp kinh tế hiện nay Thông
tin KHPL- Bộ Tư pháp xố 5/1999 tr.36
Trang 36Đâ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực ẩn tr nước ngoài ở Việt Nam
khách hàng và mất các đơn đặt hàng trong năm 1997 va 1998 Bên cạnh
đó việc thay đổi biểu thuế xuất khẩu theo Quyết định 615A/TC/TCT/QDngày 10/6/1995 nâng thuế suất đánh vào đồ gỗ xuất khẩu lên 10% làmcông ty phải từ bỏ việc sản xuất các mặt hàng (bàn ghế) trong thời gian đểtrống để tăng thêm thu nhập như đã dự kiến Công ty đã xuất phát từ lậpluận cho rằng việc thay đổi chính sách của Nhà nước ta đã vi phạm chính
sách không quốc hữu hoá, trưng thu, {ng dụng hay tước quyền sở hữu
đối với đầu tư của nhà đầu tư
Bên cạnh những nguyên nhân trên đây, cũng phải thấy rằng tranh
chấp nhiều khi xuất phát từ đặc điểm văn hoá,của mỗi nước, do ngôn ngữ bất đồng, đặc biệt là sự không rõ ràng của các quy định pháp luật và cơ
chế điều chỉnh Những vấn dé này sẽ được nêu cụ thể hơn ở Chương IIdưới đây Vấn đề giải quyết tranh chấp đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng không những trong sự phát triển kinh tế mà còn trong quan hệ ngoại
giao giữa các Chính phủ Vì thế việc hoàn thiện các thiết chế trong lĩnh
vực này là thiết thực cấp bách
1.3 MỘT SỐ CƠ CHE QUỐC TẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP
TRONG LĨNH VUC THƯƠNG MAI, ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI
* Cơ chế giải quyết tranh cháp WTO
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức duy nhất có một cơchế giải quyết tranh chấp được chấp nhận chung dựa trên nguyên tắc mọithành viên đều có một phiếu bầu ngang nhau Tổ chức này có ý nghĩaquan trọng đối với cả vấn đề đầu tư và giải quyết tranh chấp Hiệp định
thành lập WTO đã quy định một khung thiết chế chung cho các vấn đề
giải quyết tranh chấp đầu tư (DSU) DSU quy định một biện pháp đầy đủ
Trang 37Đồ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu ur nước ngoài ở Việt Nam
cho việc giải quyết các tranh chấp trong một khung thời gian nhanh chóng
và có thể dự liệu được Mục đích chính của cơ chế giải quyết tranh chấp
này là đảm bảo có một giải pháp đồng thuận đối với một tranh chấp Nếu
một bên tranh chấp đồng ý giải quyết tranh chấp trong giai đoạn thamkhảo ý kiến thì tranh chấp đó coi như giải quyết xong Trong Điều 2 của
DSU quy định việc thành lập cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) Các cơ
quan được thành lập theo Hiệp định đều có những hoạt động liên quan đến
vấn đề thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tư Những vấn đề cơ bản về giảiquyết tranh chấp được quy định trong Bản ghi nhớ về giải quyết tranh
chấp và 5 thoả thuận có tầm đặc biệt quan trọng: Hiệp định thành lập tổchức WTO; Hiệp định thuế quan và thương mại (GATT 1994); Hiệp định
về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại(TRIM); Hiệp định
chung về thương mại trong lĩnh vực dịch vụ (GATS); Hiệp định về quyền
sở hữu trí tuệ (TRIPs) Quá trình giải quyết tranh chấp thường bắt đầu với
yêu cầu tham vấn Khi có tranh chấp phát sinh, các bên phải tiến hànhtham vấn song phương trong thời gian không quá 60 ngày Đây là sự
thương lượng song phương nhưng chỉ được tiến hành trong quy trình giải quyết tranh chấp của WTO Khi sự tham vấn thất bại, các bên có thể yêu
cầu cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thành lập Ban hội thẩm (panel) gồm từ 3 đến 5 chuyên gia về lĩnh vực thương mại Ban hội thẩm hoàn tất
công việc điều tra trong khoảng thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng đối với
những công việc phức tạp Sau đó Ban hội thẩm sẽ đệ trình bản báo cáo
lên DSB Trong bản báo cáo nêu những phát hiện trong quá trình điều tra
và đưa ra phán quyết về việc liệu có sự vi phạm một thỏa thuận hay không.DSB sẽ thông qua hoặc bác bỏ bản báo cáo này dựa trên nguyên tắc đồngthuận phủ quyết Như thế bản báo cáo sẽ được thông qua trừ khi có mộtquyết định nhất trí rằng bản báo cáo này sẽ bị bác bỏ Nếu một hoặc các
bên tranh chấp không hài lòng với bản báo cáo thì có thể kháng nghị lên
28
Trang 38Đồ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tit nước ngoài ở Việt Nam
cơ quan phúc thẩm bao gồm 7 thành viên thường trực Cơ quan này sẽ đưa
ra quyết định trong vòng 2 tháng hoặc 3 tháng đối với những vụ viẹc phức
tạp Điều đặc biệt là quyết định được đưa ra dựa trên nguyên tắc đồng
thuận phủ quyết
Các quyết định WTO về giải quyết tranh chấp có tính chất cưỡngchế Các nước thành viên của WTO đều bị ràng buộc tuân thủ quy trìnhgiải quyết tranh chấp của các Hiệp định GATT và WTO Nếu nước thuakiện không thực hiện quyết định của WTO thì nước thắng kiện có quyền
dé nghị cho phép áp dụng biện pháp trả đũa bao gồm việc tăng mức thuế
quan cao hơn mức theo MEN hoặc đình chỉ cho nước thua kiện tiếp tụchưởng những quyền lợi từ các Hiệp định thương mại đa phương hoặc
nhiều bên DSB cho phép thực hiện biện pháp trả đũa và vụ việc khép lại.
Mức độ trả đũa ngang bằng mức độ thiệt hại mà bên nguyên phải gánh
chịu Cơ chế giải quyết tranh chấp được xây dựng trên các nguyên tắc
công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được với các bên tranh
chấp, phù hợp với các Hiệp định thương mại có liên quan Nó cho phép
các bên tự đánh giá về tính hữu ích của việc áp dụng các biện pháp giảiquyết tranh chấp sẽ tiến hành và ưu tiên khuyến khích các bên tranh chấpđạt được các giải pháp thỏa thuận phù hợp thông qua các hình thức tư vấn,
thương lượng, hoà giải, dan xếp.
Hiện nay chúng ta đang trong quá trình đàm phán chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức này Vì thế việc tìm hiểu cơ chế giải quyết tranh
chấp của nó luôn cần thiết trong hiện tại và cho cả tương lai
* Cơ chế giải quyết tranh chấp ICSID
' Xem giáo trình Luật thương mại quốc tế Sách dã dân Tr.292-293; tài liệu hội thảo của Bộ Tư pháp về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO.
Trang 39Đồ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư ICSID được thànhlập trên cơ sở Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia
và công dân của các quốc gia khác năm 1965 Đây là một tổ chức giải
quyết tranh chấp đầu tư rất quan trọng nhưng còn chưa được nước ta
nghiên cứu tham gia Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư này thuộc
Nhóm ngân hàng thế giới với tư cách là một Diễn đàn giải quyết tranhchấp giữa các nhà đầu tư và Chính phủ nước chủ nhà Sự ra đời của Trung
tâm là kết quả của gần 2 thập kỷ đàm phán nhằm thiết lập một tổ chức đầu
tư quốc tế trong khuôn khổ Ngân hàng thế giới Nó có ý nghĩa quan trọngtrong việc giải quyết tranh chấp đầu tư vì trong hầu hết các Hiệp định đầu
tư song phương đều quy định đây là Tổ chức trọng tài giải quyết tranh chấp hoặc áp dụng quy tắc của Tổ chức này cho các Trọng tài Ad hoc.
Trung tâm có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc giải quyết tranh chấp bằng thươnglượng và trọng tài với 3 điều kiện Đó là khi các bên tranh chấp nhất trí
đưa tranh chấp đến giải quyết tại ICSID; tranh chấp phải là tranh chấp giữanhà nước là thành viên của Công ước ICSID với kiều dân của nước thànhviên khác; là tranh chấp pháp lý phát sinh trực tiếp từ hợp đồng đầu tư.Trọng tài ICSID mang tính chất phi biên giới và phán quyết của trọng tàikhông bị xem xét bởi bất cứ Toà án quốc gia nào trừ Uỷ ban ad-hoc của
ICSID Từ năm 1998 ICSID bắt đầu cung cấp dịch vụ bổ sung đối với một
bên không phải là thành viên của Công ước Tuy nhiên vấn đề đặt ra làhiệu lực của phán quyết trọng tài đối với các quốc gia này Vì thế Điều 20
Quy tắc trọng tài về dịch vụ bổ sung quy định quá trình trọng tài loại này chỉ nên tiến hành tại các nước là thành viên của Công ước New york để đảm bảo việc thi hành quyết định trọng tài.
f Giáo trình luật thương mại quốc tế Sách đã dan Tr.290
30
Trang 40Đồ Thị Ngọc — Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dau tt nước ngoài ở Việt Nam
Về nguyên tắc ICSID được chấp nhận rộng rãi nhưng trên thực tếhoạt động của tổ chức này còn hạn chế Trong 30 năm đầu tồn tại nó chỉ
giải quyết 33 vụ việc( thông thường là các vự lớn và phức tạp) Tuy nhiên
vai trò quan trọng của tổ chức này được đánh giá là đã xây dựng mộtnguyên tắc xét xử khách quan trong việc xét xử các tranh chấp đầu tu!
* Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
Các nước thành viên ASEAN hợp tác xới nhau trên cơ sở bình đẳng
cùng có lợi, góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á hoà bình và ổnđịnh Các quy định về xử lý giải quyết tranh chấp thương mại đầu tư củacác nước thành viên đêu cho phép thoả thuận và lựa chọn cơ quan giải
quyết tranh chấp Ở đây tôn trọng nguyên tắc tu do định đoạt của các bên.
Công cụ pháp lý chính để giải quyết tranh chấp là các văn bản pháp lý của
Uy ban liên hợp quốc về Luật thương mại quốc té(UNCITRAL) như:Công ước New york 1958, Các quy tắc trọng tài(1976), Các quy tắc hoàgiai(1980), Hướng dẫn việc điều hành trọng tài theo quy tắc củaUNCITRAL(1982) và Luật Mẫu UNCITRAL(1985) Văn bản đặc biệtquan trọng là Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp được ký ngày20/11/1996 Mục tiêu của Nghị định thư là thiết lập một quy trình giải
quyết tranh chấp trong ASEAN Phạm vi ấn dụng của Nghị định thư bao
gồm toàn bộ hợp tác kinh tế trong ASEAN Cơ quan giải quyết tranh chấpASEAN bao gồm: Ban thư ký ASEAN; Hội nghị các quan chức kinh tếcao cấp (SEOM); Hội nghị các bộ trưởng kinh tế (AEM) ASEAN và Ban
hội thẩm Quá trình xử lý tranh chấp của ASEAN được quy định trong thời
gian không quá 290 ngày Khi phát sinh tranh chấp các nước thành viên có
quyền lựa chọn cơ quan và phương thức giải quyết tranh chấp (có thể
f Thomas L Brewer Tài liệu đã dan.Tr.22-23
31