1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bài tập viết chủ đề vấn đề làm thêm trong sinh viên

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Làm Thêm Trong Sinh Viên
Tác giả Nguyễn Hồng Minh Khuê, Huỳnh Ngọc Bảo Hân, Phạm Thị Tố Oanh, Trương Quang Nhật Minh, Nguyễn Chí Trung
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Giao Tiếp Trong Kinh Doanh
Thể loại Bài Tập Viết
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,9 MB

Nội dung

Các ngành nghề phù hợp-Quản trị kinh doanh: CEO quản trị, giám đốc điều hành doanh nghiệp, tự khởinghiệp, chuyên gia đàm phán thương mại, chuyên gia xây dựng kế hoạch kinh doanh,chiến lư

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP VIẾT Chủ Đề : VẤN ĐỀ LÀM THÊM TRONG SINH VIÊN

Môn học: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Nhóm : 2

Thành viên nhóm

1 Nguyễn Hồng Minh Khuê

2 Huỳnh Ngọc Bảo Hân

3 Phạm Thị Tố Oanh

4 Trương Quang Nhật Minh

5 Nguyễn Chí Trung

Đà Nẵng , 10/2023

Trang 2

MỤC LỤC

I Giới thiệu đề tài 3

II Lý do 3

1 Tác động đến học tập 3

2 Kỹ năng và kinh nghiệm 4

III Các cơ hội làm thêm 4

1 Các nguồn cơ hội 4

2 Các ngành nghề phù hợp 5

3 Điều kiện và yêu cầu 6

4 Kỹ năng kinh nghiệm 6

4.1 Những kỹ năng muốn phát triển 6

4.2 Những kỹ năng đi làm thêm 7

IV Thời gian và lịch trình 8

1 Lịch học và lịch làm thêm 8

1.1 Đối với sinh viên đi làm thêm 8

1.2 Đối với sinh viên không đi làm thêm 10

2 Cân nhắc thời gian 11

2.1 Xác định ục tiêu làm thêm 11

2.2 Lập kế hoạch học tập và làm thêm cụ thể: 11

2.3 Sử dụng thời gian hiệu quả 12

2.4 Sắp xếp thời gian hợp lý 12

2.5 Lựa chọn công việc phù hợp 12

V Tài chính 13

1 Mức lương làm thêm chi trả học phí 13

1

Trang 3

1.1 Lập kế hoạch tài chính: 13

1.2 Áp dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ 13

2 Kế hoạch tài chính cá nhân 14

3 Thuế và các khoảng trừ khác 16

VI Khó khăn và các giải quyết 17

1 Khó khăn 17

2 Cách giải quyết 18

VII Tương lai và phát triển 18

1 Ảnh hưởng tương lai 18

2 Phát triển nghề nghiệp 19

VIII Lời kết 21

1 Tóm tắt lại quyết định và lựa chọn 21

2 Lời khuyên cuối cùng 21

2

Trang 4

I Giới thiệu đề tài

Ngày càng nhiều sinh viên trên khắp thế giới quyết định tham gia vào thị trườnglao động bán thời gian trong quá trình học tập của họ Việc đi làm thêm trong sinh viên đãtrở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống đại học và đem lại nhiều cơ hội vàthách thức cho họ Đề tài này đưa ra cái nhìn sâu rộng về việc làm thêm trong sinh viên,nhằm hiểu rõ hơn về các yếu tố động viên, tác động, và cơ hội mà nó mang lại

II Lý do

Sinh viên tham gia vào việc làm thêm với nhiều lý do khác nhau Một số sinh viênphải làm thêm để trang trải cuộc sống hàng ngày, trả học phí, hay hỗ trợ gia đình Đối vớimột số khác, việc làm thêm là cơ hội để tích luỹ kinh nghiệm, phát triển kỹ năng, và xâydựng mạng lưới quan hệ trong môi trường kinh doanh

1 Tác động đến học tập

Một trong những câu hỏi quan trọng là liệu việc làm thêm có ảnh hưởng đến hiệusuất học tập của sinh viên hay không Nghiên cứu về đề tài này có thể giúp xác định xemviệc làm thêm có thể làm giảm chất lượng học tập của sinh viên hay không và nếu có, thìmức độ tác động là bao nhiêu

Trang 5

2 Kỹ năng và kinh nghiệm

Việc làm thêm có thể giúp sinh viên phát triển kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệmquý báu Điều này có thể giúp họ chuẩn bị cho sự nghiệp sau này và cải thiện khả năngtìm việc làm sau khi tốt nghiệp

BiểuIII Các cơ hội làm thêm

1 Các nguồn cơ hội

Kama Capital Đà Nẵng – Tuyển chuyên viên tư vấn chăm sóc khách hàngTuli Coffee - Tuyển nhân viên phục vụ

Hệ thống ks/villa raon - Tuyển nhân viên lễ tân

Quán ăn nhật – Sanuki udon Đà Nẵng - Tuyển nhân viên phục vụ

Hp boutique - Tuyển nhân viên bán hàng

Yusu coffee - Tuyển nhân viên thu ngân

Thực phẩm sạch bean mart - Tuyển nhân viên bán hàng

4

Trang 6

Các nghề làm phổ biến của sinh viên

2 Các ngành nghề phù hợp

-Quản trị kinh doanh: CEO quản trị, giám đốc điều hành doanh nghiệp, tự khởinghiệp, chuyên gia đàm phán thương mại, chuyên gia xây dựng kế hoạch kinh doanh,chiến lược kinh doanh, Tự thành lập và điều hành công ty riêng, Làm giảng viên trongcác trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,…

- Quản lý nhà nước: lãnh đạo quản lý điều hành trong môi trường công sở, làmchuyên viên hành chính trong các cơ quan khối công chức hoặc tư nhân, các tổ chứcchính trị xã hội, các cơ quan đoàn thể, Nghiên cứu viên về khoa học Hành chính, khoahọc Quản lý ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chínhsách của Đảng và Nhà nước, Làm công tác giảng dạy về Khoa học Hành chính, khoa họcQuản lý tại các cơ sở giáo dục

-Công nghệ tài chính: chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên phân tích dữliệu tài chính, kỹ sư phần mềm tài chính, nhà phát triển ứng dụng tài chính, quản lý rủi rotài chính, chuyên viên bảo mật tài chính, giám đốc điều hành công nghệ tài chính,…

- Luật: luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên; công chức nhà nước trong các Cơ quannhà nước, pháp chế doanh nghiệp, công chứng viên, giảng viên tại các trường Đại Học,Cao đẳng, Trung cấp; chấp hành viên, thư ký tòa án, quản tài viên, báo cáo viên phápluật, thư ký luật sư,…

5

Trang 7

3 Điều kiện và yêu cầu

- Đối với những công việc có kiến thức đặc thù như kế toán bán thời gian, viếtcontent bán thời gian thì cần có những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, sinh viên muốntìm kiếm cơ hội việc làm này cần phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực cụ thể Điều nàycũng một phần giúp sinh viên khi vào làm việc thì nhanh chóng tiếp cận và thực hiệnđược hiệu quả nhiệm vụ được giao

4 Kỹ năng kinh nghiệm

4.1 Những kỹ năng muốn phát triển

Cũng có rất nhiều công việc không yêu cầu kinh nghiệm nhưng nếu có những kỹnăng mềm thì sẽ là một lợi thế rất lớn, các kỹ năng ấy có thể là kỹ năng giao tiếp – baogồm cả viết và nói để có thể tương tác với đồng nghiệp và khách hàng Kỹ năng làm việcnhóm cũng là một kỹ năng quan trọng trong mọi môi trường làm việc Ngoài ra để khôngảnh hưởng đến kết quả làm việc thì có một số doanh nghiệp cũng muốn sinh viên có kỹnăng sắp xếp thời gian giữa việc học và làm tốt để hai bên đều hợp tác vui vẻ

Việc làm thêm trong sinh viên không chỉ mang lại thu nhập mà còn đóng vai tròquan trọng trong việc phát triển nhiều kỹ năng quan trọng Quản lý thời gian là một trongnhững kỹ năng cốt lõi mà sinh viên rèn luyện khi phải đồng thời quản lý công việc và họctập Điều này bao gồm việc ưu tiên công việc và hoàn thành nhiệm vụ đúng theo thời hạn,một kỹ năng quý báu trong cuộc sống sau này

Làm việc bán thời gian cũng thúc đẩy sự phát triển trong việc giao tiếp Sinh viênthường phải tương tác với đồng nghiệp và khách hàng trong môi trường làm việc, và điềunày giúp họ nắm bắt kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và truyền đạt thông điệp một cách hiệuquả

Cùng với đó, tham gia vào các dự án hoặc công việc nhóm trong việc làm thêmđòi hỏi sinh viên phải hợp tác và chia sẻ trách nhiệm Điều này giúp họ rèn luyện kỹ nănglàm việc nhóm, quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống

6

Trang 8

Việc làm thêm cũng thúc đẩy tự quản lý Sinh viên phải tự chủ và tự quản lý côngviệc của họ, từ việc tổ chức công việc đến đặt ra các mục tiêu cá nhân Điều này phản ánhmột kỹ năng quan trọng cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp sau này.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, sinh viên thường phải đối mặt với các vấn đề

và thách thức Điều này giúp họ phát triển kỹ năng tư duy logic, phân tích và giải quyếtvấn đề một cách sáng tạo

Tùy thuộc vào công việc làm thêm, sinh viên cũng có thể học các kỹ năng kỹ thuật

cụ thể, như viết code, sử dụng công cụ và phần mềm, hoặc làm việc với máy móc và thiết

bị khác

Cuối cùng, việc làm thêm giúp rèn luyện kỹ năng làm việc dưới áp lực Sinh viênhọc cách duy trì tinh thần và đạt được kết quả tốt nhất trong môi trường làm việc áp lực,một kỹ năng quý giá cho bất kỳ sự nghiệp nào

4.2 Những kỹ năng đi làm thêm

Sinh viên đang học tập thường đối mặt với nhiều áp lực tài chính và mong muốnphát triển các kỹ năng cũng như tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình học Việc làm thêmtrong các lĩnh vực như nhân viên phục vụ nhà hàng và khách sạn, gia sư, hoặc quản lýFanpage có thể mang lại cho họ nhiều lợi ích đáng kể

Công việc nhân viên phục vụ trong ngành nhà hàng và khách sạn không chỉ giúpsinh viên kiếm thêm thu nhập mà còn giúp họ phát triển nhiều kỹ năng quan trọng Khảnăng giao tiếp và ngoại ngữ sẽ được nâng cao thông qua việc tương tác với khách hàng

và đồng nghiệp Sinh viên sẽ học cách giải quyết những tình huống khó khăn và tạo mốiquan hệ rộng rãi với nhiều người Đặc biệt, tính nhanh nhẹn và linh hoạt sẽ được rènluyện thêm qua việc làm thêm này

Sinh viên có thể cân nhắc công việc gia sư, một cách linh hoạt để kiếm thêm thunhập mà không phải hy sinh quá nhiều thời gian học tập Việc làm này cung cấp cơ hộicho họ truyền đạt kiến thức cho người khác, đồng thời phát triển các kỹ năng giảng dạy

và giao tiếp Với mức lương khá cao và ổn định, công việc gia sư hấp dẫn đối với hầu hếtsinh viên

7

Trang 9

Nếu bạn có kỹ năng trong lĩnh vực truyền thông và quản lý trực tuyến, công việcquản lý Fanpage có thể là sự lựa chọn tốt Điều này đòi hỏi khả năng lập kế hoạch, thiết

kế nội dung, và quản lý tương tác mạng xã hội cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp.Ngoài việc đem lại thu nhập khá cao, công việc này còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác vàphát triển trong ngành truyền thông Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây là một lĩnh vực cạnhtranh, yêu cầu người làm phải có kinh nghiệm và tư duy sáng tạo để cạnh tranh với cácfanpage khác

IV.Thời gian và lịch trình

1 Lịch học và lịch làm thêm

1.1 Đối với sinh viên đi làm thêm

Thời gian sinh viên dành để đi làm trong 1 tuần

Mức lương của sinh viên trong 1 tháng

8

Trang 10

Mức độ hài lòng của sinh viên về công việc làm thêm hiện tại

Suy nghĩ của sinh viên về việc học tập có ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viênViệc làm thêm đang trở thành một xu hướng phổ biến trong giới sinh viên hiệnnay Theo một khảo sát , dựa vào tỉ lệ phần trăm về thời gian được phân bổ đều (từ dưới 7tiếng đến trên 21 tiếng), với thời gian như vậy thì có thể thấy hầu như loại hình làm thêmpart-time được ưa chuộng trong sinh viên hiện nay vì đây là dạng công việc có thu nhậpkhá ổn định và ít ảnh hưởng đến thời gian học tập trên lớp, và mức lương sinh viên nhậnđược hầu như là từ 2 - 4 triệu/tháng (chiếm 50%) Đây có thể nói là mức lương tương đốiphù hợp với chi tiêu của các bạn sinh viên trong 1 tháng Đồng thời tỉ lệ sự hài lòng vềmức thu nhập đó nhận về cũng khá cao (47,5%), và tỉ lệ không hài lòng bằng không Điềuquan trọng nhất là kết quả học tập của sinh viên không bị ảnh hưởng nhiều (chiếm tỷ lệ35%) và tất cả các sinh viên đều có thể sắp xếp thời gian làm thêm và học tập hợp lý Tất

cả những điều có thể cho thấy việc làm thêm là một lựa chọn không quá sai lầm đối với

9

Trang 11

sinh viên, nó mang lại thu nhập mà không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập cũng như

áp lực tinh thần cho sinh viên

1.2 Đối với sinh viên không đi làm thêm

Thời gian sinh viên không đi làm thêm dùng để học tập

Sinh viên không đi làm thêm là một nhóm đối tượng không nhỏ trong xã hội hiệnnay Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên không đi làm thêm, có thể kể đến nhưđược cung cấp tiền tiêu vặt từ gia đình mỗi tháng, gia đình bạn ngăn cấm đi làm thêm,không có thời gian, tập trung học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa Lịch học vàviệc làm là hai yếu tố quan trọng trong cuộc sống của sinh viên Việc cân bằng giữa haiyếu tố này là cần thiết để sinh viên có thể học tập và phát triển tốt Sinh viên không đilàm thêm sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc học tập Họ có thể dành toàn bộthời gian và sức lực để học tập, nghiên cứu, tham gia các hoạt động ngoại khóa, Điềunày sẽ giúp họ có kết quả học tập tốt hơn.Tuy nhiên, việc sinh viên không đi làm thêmcũng có thể dẫn đến một số vấn đề, chẳng hạn như không có cơ hội rèn luyện kỹ năng,không có kinh nghiệm thực tế, không có thu nhập

Sinh viên không đi làm thêm là một lựa chọn cá nhân Sinh viên cần cân nhắc kỹlưỡng những lợi ích và hạn chế của việc này để đưa ra quyết định phù hợp với bản thân.Sinh viên cần lập kế hoạch học tập và làm việc cụ thể để đảm bảo có đủ thời gian cho cảhai Cần học cách sử dụng thời gian hiệu quả để có thể hoàn thành cả việc học tập và làmviệc, có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè để có thể cân bằng giữa lịch học và

10

Trang 12

việc làm.Mỗi sinh viên sẽ có những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau Do đó, sinh viêncần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định phù hợp với bản thân.

2 Cân nhắc thời gian

Đi làm thêm khi còn đang học đại học luôn luôn được các bạn sinh viên quan tâmrất nhiều trong những năm gần đây Hầu hết các bạn sinh viên cũng đã từng phải suynghĩ, cân nhắc xem có nên đi làm thêm khi còn đang học đại học hay không? Bởi đi làmthêm lúc đó đối với nhiều bạn sinh viên không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn rất nhiều cácyếu tố khác tác động đến và trong đó vấn đề sắp xếp thời gian giữa việc học tập và làmthêm sao cho hiệu quả luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu Và đây là một số bí quyết cânbằng giữa việc học và làm thêm

2.1 Xác định mục tiêu làm thêm

Trước khi bắt đầu xin việc bạn nên xác định rõ mục tiêu bản thân hướng đến khi đilàm thêm Phần lớn các bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các bạn từ tỉnh lênthành phố học phải trang trải nhiều khoản chi phí như nhà thuê, tiền ăn, tiền xe… nên cácbạn mong muốn đi làm thêm để có thêm thu nhập Nhưng cũng có không ít các bạn xácđịnh là đi làm để trao dồi kinh nghiệm khi ra trường dễ xin việc hơn Dù mục tiêu là gì thìcác bạn cũng nên nhớ rằng, việc làm thêm chỉ là phần phụ trợ và cũng chỉ trong thời gianngắn hạn hoặc tạm thời, còn việc học và hoàn thành tốt nghiệp mới là mục đích cần đạtđược và ổn định trong tương lai Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng lập

kế hoạch và tìm việc phù hợp hơn

2.2 Lập kế hoạch học tập và làm thêm cụ thể:

Việc lập kế hoạch học tập và làm thêm một cách cụ thể là điều vô cùng quan trọng

và cần thiết, giúp sinh viên có thể dễ dàng quản lí thời gian của bản thân cũng như hoànthành mọi công việc một cách hiệu quả hơn Sinh viên có thể lập kế hoạch hàng tuần đểlập kế hoạch học tập và làm thêm cho tuần tiếp theo Trong kế hoạch, sẽ ghi rõ thời gianbắt đầu và kết thúc cho từng công việc, cũng như các nhiệm vụ cần hoàn thành Việc nàykhông chỉ giúp sinh viên nắm rõ từng công việc mà còn dễ dàng hơn trong quá trình thựchiện công việc ấy

11

Trang 13

2.3 Sử dụng thời gian hiệu quả

Sinh viên tập trung cao độ vào việc học tập và làm việc, tránh xao nhãng bởi cácyếu tố khác Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn tạo thoái quentốt cho sinh viên sau này

2.4 Sắp xếp thời gian hợp lý

Hầu hết các trường đại học hiện nay dạy theo học chế tín chỉ, điều này cũng giúpsinh viên có thêm nhiều thời gian rảnh nếu bạn biết cách sắp xếp lịch học và làm việc mộtcách khoa học Thông thường, các bạn nên đăng ký học chủ yếu vào buổi sáng vì lúc nàycác bạn tỉnh táo nhất để tiếp thu bài học Buổi trưa để nghỉ ngơi, làm bài tập Sắp xếp làmthêm vào buổi chiều hoặc tối cũng là thời gian hợp lý nhất cho các bạn và tốt nhất là côngviệc nên kết thúc trước 9g tối để các bạn có thời gian nghỉ ngơi và chuẩn bị bài học chongày hôm sau Để sắp xếp thời gian tốt, bạn nên ghi nhật ký, lên lịch trình cụ thể trongngày, hay sử dụng các ứng dụng nhắc nhở công việc Và điều quan trọng là cần nghiêmtúc tuân thủ và ý thức tự giác để hoàn thành kế hoạch đã lập ra

2.5 Lựa chọn công việc phù hợp

Có thể bạn cần công việc làm thêm nhưng hãy nhớ cân nhắc công việc phù hợpvới mình để phục vụ cho mục tiêu lâu dài là học kinh nghiệm cho công việc sau khi ratrường Ví dụ, bạn học về công nghệ thông tin có thể xin vào công ty sửa chữa máy tính,làm cộng tác viên trong các tòa soạn nếu bạn học chuyên ngành báo chí, làm gia sư nếubạn học sư phạm, nhân viên bán hàng nếu bạn học về kinh doanh hay marketing… côngviệc làm thêm nên mang lại lợi ích cho việc học tập và ngành nghề sau này bạn làm Bạn cũng đừng quên cần tìm hiểu cẩn thận về công việc, môi trường làm việc, giờgiấc, lương bổng và các kênh thông tin tuyển dụng uy tín, với nội dung rõ ràng và minhbạch

Cân bằng được việc học và làm thêm sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức thực tế,

cơ hội nghề nghiệp mở rộng Chính vì vậy hãy sử dụng và sắp xếp thời gian của bản thânmột cách hợp lí

12

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w