Trên nền nhạc vui tươivà sôi động, không gian mua sắm trở thành một sân chơi âm nhạc độc đáo, nơi mà âmđiệu và giai điệu hòa quyện với nhịp sống của cuộc sống hàng ngày.Trong tiểu luận n
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Âm nhạc và không gian mua sắm là hai yếu tố gần như không thể tách rời trong thế giới tiêu dùng hiện đại Trải nghiệm mua sắm không chỉ dừng lại ở việc chọn mua sản phẩm, mà còn liên quan đến việc tạo ra một môi trường thu hút, thoải mái và đáng nhớ cho khách hàng Và âm nhạc đã chứng tỏ sự ảnh hưởng lớn đến trạng thái tâm trạng và cảm xúc của con người Điều này đã thúc đẩy sự quan tâm và nghiên cứu về vai trò của âm nhạc trong không gian mua sắm Việc chọn đề tài này cho bài tiểu luận sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về cách âm nhạc có thể tạo ra một trải nghiệm mua sắm tốt hơn và tạo sự kết nối giữa khách hàng và môi trường mua sắm.
Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong thói quen mua sắm đã tạo ra những thách thức mới đối với việc tạo ra một không gian mua sắm hấp dẫn và độc đáo Âm nhạc đã được sử dụng như một công cụ để thu hút và giữ chân khách hàng, tạo ra sự tương tác và tạo dựng thương hiệu Việc nghiên cứu về âm nhạc trong không gian mua sắm sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cách sử dụng âm nhạc để tạo nên một trải nghiệm mua sắm độc đáo và thu hút.
Cuối cùng, đề tài này cũng đáng chú ý vì sự phổ biến của âm nhạc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động mua sắm, từ cửa hàng nhỏ đến trung tâm thương mại lớn Nắm vững vai trò của âm nhạc trong không gian mua sắm sẽ mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp và nhà bán lẻ, giúp tạo ra một môi trường mua sắm tốt hơn và thu hút khách hàng.
Với tất cả những lý do trên, việc nghiên cứu về âm nhạc trong không gian mua sắm là một đề tài thú vị và có ý nghĩa Nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa âm nhạc và môi trường mua sắm, và cung cấp những gợi ý và phương pháp để tạo ra một trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng đồng thời giúp cho các doanh nghiệp đạt được lợi nhuận hiệu quả nhất. your phone? Save to read later on your computer
Từ những lí do trên, nhóm 1 chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “ Âm nhạc trong không gian mua sắm”
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Đo lường tác động của âm nhạc lên cảm xúc và tâm trạng của khách hàng trong quá trình mua sắm.
- Phân tích thái độ và quyết định mua hàng của khách hàng dưới sự ảnh hưởng của âm nhạc.
- Xác định mối quan hệ giữa âm nhạc và hành vi tiêu dùng (thời gian mua sắm, số lượng mua hàng và sự tương tác với sản phầm)
- Đánh giá hiệu quả của các chiến lược âm nhạc tạo ra môi trường mua sắm thu hút và tăng cường trải nghiệm của khách hàng.
- Đề xuất các khuyến nghị và phát triển các chiến lược âm nhạc tối ưu để cải thiện hiệu quả kinh doanh và tạo ra sự hài lòng cho khách hàng trong không gian mua sắm
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính: Ảnh hưởng của yếu tố âm nhạc tại điểm bán tới hành vi của khách hàng
- Đối tượng thu thập dữ liệu: người tiêu dùng là khách hàng mua sắm trực tiếp tại các điểm bán Độ tuổi khảo sát từ 15 tuổi trở lên.
VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC TRONG MUA SẮM
Âm nhạc
2.1.1 Khái niệm Đó là một bộ môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người Âm nhạc gồm hai thể loại chính là thanh nhạc và khí nhạc.
Thanh nhạc: Âm nhạc dựa trên lời bài hát để diễn tả, thể hiện ý tưởng, cảm xúc, tâm tư tình cảm.
Khí nhạc: Âm nhạc dựa trên các âm thanh thuần túy của những loại nhạc cụ Vì thế, thanh nhạc khá trừu tượng, gây cảm xúc và sự liên tưởng cho thính giả.
Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ những dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng Môn học ký âm là ghi lại âm thanh bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy Môn học xướng xướng âm là đọc lên những ký hiệu âm nhạc (đã được ký âm) đúng cao độ và trường độ của chúng. Âm nhạc có khả năng xoa dịu, truyền tải cảm xúc giúp chúng ta cảm nhận được sâu thẳm nhất của tâm hồn Không có tác dụng về mặt cảm xúc, âm nhạc cũng có tác dụng tốt với sức khỏe Đôi khi, chúng ta yêu thích một bài hát không đơn thuần vì giai điệu hay ca từ có ý nghĩa mà còn bởi những cảm giác trong trẻo và êm đềm của chúng mang lại
2.1.2 Sự phát triển của âm nhạc theo thời gian a Thời kỳ Trung Cổ (TK 6 – TK 15) Âm nhạc thời này là những tác phẩm âm nhạc phương Tây được viết vào khoảng 500 – 1400 Các bài nhạc được viết cho nhà thờ, bởi việc sử dụng nhạc cụ thời đó được cho là “độc ác”, “hành động của quỷ dữ” Họ cho rằng nhạc cụ hoạt động là do ma quỷ sai khiến Vì nhạc cụ được chơi để khi khiêu vũ, nhưng việc khiêu vũ lúc bấy giờ bị cấm do mất niềm tin trong tôn giáo Có nhiều bản nhạc khiêu vũ nhưng hầu hết đã bị thất lạc. b Thời kỳ Phục Hưng (TK 15 -TK 17)
Thời kỳ này chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong thành phần âm nhạc, cả thiêng liêng và thế tục Các nhà soạn nhạc đã viết nhạc riêng dành cho nhà thờ, chủ yếu là thánh ca Âm nhạc thế tục cũng trở nên cực kỳ phổ biến, đặc biệt là các bài hát và nhạc kịch đi kèm với các nhạc cụ Giovanni da Palestrina, Orlando di Lasso,Thomas Tallis, William Byrd… là những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thời kỳ này. c Thời kỳ Baroque (Khoảng TK 17 – giữa TK 18) Đây là thời điểm mà các dàn nhạc giao hưởng được hình thành, nhạc Opera được sáng tác Hầu hết nhạc sĩ làm việc cho nhà thờ hoặc những người giàu có, những người có dàn nhạc riêng, hoặc làm việc cho các nhà hát opera Các nhà soạn nhạc vĩ đại bao gồm: Claudio Monteverdi, Henry Purcell, George Frideric Handel…. d Thời kỳ nhạc cổ điển (Năm 1760 – 1825)
Nhạc cổ điển có kết cấu nhẹ nhàng, rõ ràng và ít phức tạp hơn nhạc Baroque. Các nhà soạn nhạc đã cố gắng tìm cách để sắp xếp và cải thiện cấu trúc tác phẩm của họ Nhạc giao hưởng đã được sáng tác và các hình thức âm nhạc thính phòng khác nhau bao gồm cả tứ tấu đàn dây Các nhà soạn nhạc vĩ đại bao gồm: Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Christoph Willibald Gluck và Ludwig van Beethoven… e Thời kỳ nhạc lãng mạn (khoảng năm 1820 – 1910) Đây là một thuật ngữ mô tả một phong cách âm nhạc cổ điển phương Tây Nó có liên quan đến chủ nghĩa lãng mạn, phong trào nghệ thuật và văn học Giai đoạn này,các nhà soạn nhạc nhận ra rằng việc lồng ghép cảm giác và cảm xúc cá nhân trong âm nhạc là rất quan trọng Paganini – người được đồn đại đã “bán linh hồn cho quỷ dữ” để sở hữu khả năng chơi violin tuyệt đỉnh, và họ được tôn thờ như những thiên tài Một số nhà soạn nhạc vĩ đại nhất bao gồm: Ludwig van Beethoven, Franz Schubert, Hector Berlioz… f Nhạc thế kỷ 20 Đây là giai đoạn nối tiếp thời kỳ âm nhạc Lãng mạn, là thời kỳ trải qua rất nhiều biến động của lịch sử, những biến động mang tính chất toàn cầu Hai cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh lạnh, cách mạng công nghiệp lần thứ ba, toàn cầu hóa, tất cả đã ảnh hưởng rất nhiều đến sáng tác của các nhà soạn nhạc. Khi các nguyên tắc cũ đã không còn phù hợp với gu của các nhà soạn nhạc thời kỳ này, họ đã đảo lộn những quy tắc âm nhạc vốn có và tìm những cách thức thể hiện mới, và tất nhiên là cả những đề tài mới Một số nhà soạn nhạc nổi bật là: Claude Debussy, Jean Sibelius, Maurice Ravel, Arnold Schoenberg…. gÂm nhạc đương đại (đầu TK 21)
Nhạc đương đại là bất kỳ âm nhạc nào được viết trong ngày nay, có thể thuộc nhiều loại nhạc khác nhau Tuy nhiên về mặt thuật ngữ âm nhạc chuyên môn và phân chia thời kỳ âm nhạc được hiểu là sự hiện đại hoá của loại nhạc nghệ thuật Theo nghĩa hẹp, nhạc đương đại gồm những tác phẩm khí nhạc thuộc dòng nhạc chính thống của châu Âu đầu thế kỷ 20 – những tác phẩm âm nhạc phủ nhận hệ thống giọng điệu đã tồn tại gần 3 thế kỷ trước đó.
2.1.3 Đối tượng âm nhạc hướng đến Đối tượng là tất cả mọi khách hàng thuộc nhiều độ tuổi khác nhau Từ 10-30 tuổi sẽ thích hợp với âm nhạc đang thịnh hành, những bài hát mang nhịp điệu trẻ trung, tươi tắn, có giai điệu quen thuộc để có thể ngân nga hát theo Những ca khúc của các ca sĩ nổi tiếng, nhạc US-UK hay nhạc KPop sẽ là bài hát thu hút, gây chú ý với khách hàng Từ 31-50 tuổi thì khách hàng thường có khuynh hướng nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, trầm bổng, giai điệu du dương giúp tạo cảm giác thoải mái, thư giãn trong khoảng thời gian mua sắm tại các trung tâm, siêu thị, cửa hàng… sau một ngày dài làm việc mệt mỏi Từ 51 tuổi trở lên thì nhu cầu nghe nhạc không còn là nhu cầu cần thiết đối với những khách hàng ở lứa tuổi này Đa số họ chỉ có nhu cầu mua sắm rồi trở về nhà, nhưng những bản nhạc hơi mang hướng dân gian hay cổ xưa sẽ khiến cho họ cảm thấy thích thú, hài lòng
Những người có khả năng mua các sản phẩm hoặc dịch vụ để thoả mãn nhu cầu cá nhân hoặc với gia đình
2.1.4 Tầm quan trọng, ảnh hưởng của âm nhạc đến mua sắm
Nghiên cứu đã chỉ ra một thực tế rõ ràng âm nhạc có khả năng kích thích làm thay đổi tâm trạng con người Âm nhạc giúp các khách hàng thư giãn về thể chất, tinh thần và cảm xúc Do có khả năng thu hút mọi người, nó có thể xem là một yếu tố quan trọng để tạo ra không gian mua sắm thoải mái Caldwell và Hibbert cho thấy rằng âm nhạc tác động đến thời gian ăn uống ở nhà hàng đồng nghĩa với việc sẽ tiêu tiền nhiều hơn ở nhà hàng Srinivasan và Mukherjee đã chứng minh một lần nữa, và kết quả cho thấy khách hàng thoải mái và chi tiêu nhiều hơn cho việc mua sắm của mình Bahlouli
& Bennet cho thấy âm nhạc sẽ tác động tích cực lên sự đánh giá môi trường của cửa hàng, hài lòng với trải nghiệm mua sắm và thái độ của thương hiệu Âm nhạc được các tổ chức, doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ như một chất xúc tác để tạo ra sự khác biệt hoá cho khách hàng, tạo ra một môi trường âm thanh tạo kích thích trong cửa hàng khiến khách hàng cảm thấy thư giãn, thích thú và dành nhiều thời gian hơn đến cửa hàng làm tăng doanh số bán hàng Đối với những trung tâm mua sắm, họ thường mở thể loại nhạc nhộn nhịp, trẻ trung, tươi mới và điều này sẽ tác động mạnh hơn tới tâm trạng của khách hàng Đối với các cửa hàng quần áo sang trọng, cao cấp nên chọn thể loại nhạc cổ điển, nhẹ nhàng giúp không gian trở nên sang trọng hơn,khách hàng sẽ được thư giãn khi mua sắm và khiến họ thấy mình thật đẳng cấp.
Mua sắm
Mua sắm là hoạt động mua hàng hoá
2.2.2 Các hình thức mua sắm
Mua sắm là các hoạt động mua hàng hoá, có thể dưới các hình thức mua sắm trực tiếp, hay mua sắm trực tuyến gián tiếp qua Internet Các chứng chỉ xác nhận có hoạt động mua sắm có thể là hoá đơn, hợp đồng mua sắm Có các dạng hoạt động mua sắm chính sau Đầu tiền là mua sắm cá nhân hay còn gọi là đi chợ hay mua đồ là các hoạt động lựa chọn và mua hàng hoá trực tiếp tại các điểm bán lẻ, đây không chỉ là hoạt động mua bán đơn thuần mà còn là hoạt động giải trí Tiếp theo là mua sắm (dự án) mà chủ thể của hoạt động là một tổ chức trong một dự án: như chính phủ của một quốc gia trong mua sắm chính phủ, chủ đầu tư trong dự án đầu tư, nhà thầu (tổng thầu) trong các loại dự án tổng thầu xây dựng như: dự án chìa khóa trao tay,
2.2.3 Tác động của âm nhạc trong mua sắm Đã từ lâu, các cửa hàng, shop thời trang, tiệm làm đẹp, đều sử dụng âm nhạc như một liều thuốc giải toả căng thẳng cho khách hàng của mình Nhưng sự thật là không phải cứ mở nhạc thì khách hàng sẽ thoải mái, sẽ kích thích mua sắm, Các loại âm nhạc khác nhau sẽ có tác động đến tâm lý theo những cách khác nhau Có rất nhiều điểm cần phải lưu ý khi chọn nhạc cho doanh nghiệp của bạn nhờ vào những yếu tố có trong bài hát, như: tốc độ, âm lượng, thể loại bài hát, cảm xúc của bài hát, Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện ở các trung tâm thương mại, cửa hàng, và dựa vào khảo sát có 3 yếu tố chính của âm nhạc tác động trực tiếp vào thay đổi tâm trạng cũng như hành vi người mua:
Từ những năm 1980, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng tiết tấu của một bài hát sẽ ảnh hưởng lên người mua hàng dù có ở bất kì độ tuổi nào và mặt hàng của họ đang mua là gì.
Trong nghiên cứu năm 1982 tại một cửa tiệm tạp hoá, người ta thấy rằng khi mở những bản nhạc có giai điệu và tiết tấu chậm, khách hàng sẽ ở lại lâu hơn, xem hàng hóa trên kệ kỹ càng hơn, và số lượng hàng được bán ra cũng tăng hơn 32% so với bình thường.
Cùng với đó là một nghiên cứu trong môi trường nhà hàng, quán ăn cũng được thực hiện Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi mở nhạc với tiết tấu nhanh sẽ khiến cho thực khách ăn nhanh hơn, tránh thời gian ngồi tại bàn lâu và tránh được tình trạng kẹt bàn Với nhạc quảng cáo, tiết tấu nhanh cũng sẽ làm cho khách hàng có hứng thú với món ăn hơn, món ăn sẽ hấp dẫn hơn Lấy ví dụ là quảng cáo Gà Giòn Vui Vẻ của Jollibee.
Không dừng lại ở đó, các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra thêm, nếu như cho thêm yếu tố sắc thái cảm xúc vào bên cạnh tốc độ, chúng ta một lần nữa lại tác động đến tâm lý khách hàng.
Tính logic và đồng bộ ở trường hợp này rất được chú trọng khi những bản nhạc có tiết tấu chậm nhưng âm thanh tươi vui lại không mang đến nhiều hiệu quả bán hàng Trong khi những bản nhạc buồn, có tốc độ chậm thì số lượng hàng hóa bán ra lại nhiều hơn. Âm lượng bài hát
Trong nhiều trường hợp, âm lượng nhạc mở quá lớn sẽ khiến khách hàng rời đi nhanh hơn và tâm lý kích động trong họ cũng có chiều hướng gia tăng Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn đấy.
Tuy nhiên, tuổi tác cũng là một phần ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề âm lương này Nếu đối tượng khách hàng của bạn là những người trẻ trung thì âm lượng lớn sẽ là một dấu cộng Và ngược lại, những khách hàng ở tuổi trung niên hoặc lớn hơn sẽ có xu hướng thích những bản nhạc nhẹ nhàng hơn hoặc đơn giản chỉ cần âm lượng bài hát nhỏ lại là được.
Thể loại bài hát Đây là yếu tố khó nắm bắt nhất vì thể loại âm nhạc là sở thích mang tính cá nhân Vì vậy, bạn nên tập trung vào các thể loại âm nhạc mà khách hàng yêu thích. Lấy ví dụ là Lễ Giáng Sinh.
Bạn có thấy rằng khi nhạc Noel được mở lên là bạn lại nôn nao nhớ đến cây thông noel, những dây đèn đủ màu, những món đồ trang trí và nhanh chóng chạy đi mua những hộp quà dành tặng những người thân yêu, Đặc biệt hơn là Tết Nguyên Đán, khi đi dạo trong các trung tâm mua sắm những ngày cận Tết, nhạc Xuân vang lên thì bạn lại có cảm giác vui hơn, phấn khởi hơn và suy nghĩ đến việc mua sắm những món đồ gì đó cho Tết nhà mình.
MỐI QUAN HỆ GIỮA ÂM NHẠC VÀ MUA SẮM
Mối quan hệ giữa âm nhạc và mua sắm
Tạo không gian và bầu không khí: âm nhạc có thể tạo ra một không gian mua sắm đặc biệt và mang lại một bầu không khí riêng Bằng cách chọn nhạc nền phù hợp, các doanh nghiệp có thể tạo ra một không gian âm thanh đồng nhất và tạo cảm giác chuyên nghiệp hoặc thú vị tùy tùy vào mục đích của cửa hàng Âm nhạc tạo ra một yếu tố tương tác và trải nghiệm thú vị cho khách hàng trong không gian mua sắm
Tạo cảm xúc và tác động tâm lý: âm nhạc có khả năng tác động mạnh mẽ đến tâm trạng và cảm xúc của con người Những giai điệu, nốt nhạc và lời bài hát có thể gợi lên cảm xúc nhất định và kích thích trạng thái tinh thần của khách hàng Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và trải nghiệm mua sắm của họ Âm nhạc còn có thể giúp giữ chân khách hàng, khiến họ có thể chịu chi nhiều hơn cho các món đồ trong trung tâm mua sắm Với những cửa hàng trong trung tâm thương mại sầm uất, họ có thể phát những bài hát của các ca sĩ nổi tiếng nhằm tạo không khí tươi mới,hiện đại, hướng đến thông điệp hàng hoá đa dạng phù hợp với nhiều tầng lớp Trong khi đó, các trung tâm bán đồ điện tử chuộng loại nhạc xập xình, sôi động có tính kích thích và thúc giục để xua tan đi sự chần chừ của khách hàng trước các món đắt tiền.Hay họ có thể phát những bài hát có các ca sĩ, band nhạc nổi tiếng đang làm KOC/
KOL cho nhãn hàng từ đó thôi thúc các khách hàng là fan có thể mua những sản phẩm đó
Xây dựng thương hiệu và nhận diện: Âm nhạc có thể được sử dụng để xây dựng và tạo nên nhận diện thương hiệu Bằng cách chọn nhạc nền phù hợp với thương hiệu và phong cách của cửa hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra một sự liên kết giữa âm nhạc và nhận diện thương hiệu của mình Điều này có thế tạo ra một trải nghiệm đồng nhất và tăng khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng.
Vậy nên âm nhạc có một mối quan hệ mật thiết với không gian mua sắm Nó không chỉ chỉ tạo ra không gian và bầu không khí đặc biệt, mà còn tác động tới cảm xúc, tạo ra trải nghiệm thú vị và góp phần xây xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việc sử dụng âm nhạc trong không gian mua sắm cần được thực hiện một cách cân nhắc và phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng Điều quan trọng là lựa chọn nhạc nền phù hợp, không gây xao lạc hay gây khó chịu cho khách hàng.
Thực trạng hiện nay
Rất nhiều cửa hàng đang sử dụng âm nhạc phù hợp với phong cách của cửa hàng họ để thu hút khách Ví dụ như : Richel Granquist – người “thiết kế” âm nhạc cho Ann Taylor rất hiểu lý do tại sao phải lựa chọn nhạc của các nữ danh ca Bà chọn nhạc trên tiêu chí dựa vào đối tượng khách hàng – thường là các quý bà trung niên muốn mua những món đồ kín đáo Khi những người phụ nữ này nghe những người cùng giới hát, những gã đàn ông vô hại rên rỉ vì thất tình, họ sẽ thấy thoải mái hơn Bà
Vũ Quỳnh Anh, Giám đốc Truyền thông của đơn vị này cho biết: “Là một đơn vị phân phối chính hãng nhiều thương hiệu thời trang lớn, chúng tôi rất chú trọng yếu tố nghe như một phần quan trọng hài hoà với các yếu tố thiết kế, sắp đặt không gian, dịch vụ bán hàng… Với sự tư vấn của chính hãng, chúng tôi lựa chọn các tác phẩm âm nhạc phù hợp với phong cách thời trang cũng như xu hướng của từng mùa và đặc biệt là để tạo ra một không gian mua sắm thoải mái và hứng thú cho từng đối tượng khách hàng.”
Theo IFPI (Liên đoàn ghi âm quốc tế), tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, thị trường âm nhạc thu âm toàn cầu đã tăng trưởng 7,4% vào năm
2020, trong đó mảng âm nhạc trực tuyến (streaming) tăng trưởng mạnh nhất Đây là năm tăng trưởng thứ sáu liên tiếp của thị trường này Số liệu tăng trưởng đã được IFPI chính thức công bố trong Báo cáo âm nhạc toàn cầu của IFPI Với mức tăng trưởng này, tổng doanh thu của ngành âm nhạc thu âm toàn cầu năm 2020 là 21,6 tỷ USD. Hiện nay người ta thường có xu hướng thích đến những không gian có âm nhạc và view phù hợp với tâm trạng của họ, giúp họ nạp thêm năng lượng cũng như xả stress, làm họ cảm thấy hứng thú hơn.
Theo như khảo sát thực trạng hiện nay ( với 53 người ) được kết quả như sau:
Trong khoảng thời gian gian hơn hai tuần khảo sát, với sự tham gia khảo sát của hơn 50 người ở các độ tuổi khác nhau bằng hình thức sử dụng Google form Trong đó81,1% thuộc độ tuổi từ 18-20 tuổi, 13,2% thuộc độ tuổi từ 20-25, và số phần trăm còn lại là những người thuộc độ tuổi trên 25.
Khảo sát cho thấy có 75% người thích nghe nhạc khi mua sắm, trong đó có khoảng 28,3 người rất thích nghe Kết quả này cho thấy có vẻ họ dễ chịu khi khu mua sắm phát những bài hát họ yêu thích, hợp gu và điều đó khiến họ có thiện cảm với thương hiệu và muốn ở lại lâu hơn.
Có tới hơn nửa số người khảo sát thích được nghe nhạc Pop và Nhạc hot trend Tiktok, vì họ là những người trẻ tuổi, cập nhật tin tức hằng ngày và bắt trend nhanh nên có xu hướng thích những thứ mới mẻ Bên cạnh đó nhạc Ballad và nhạc không lời cũng chiếm một ưu thế không nhỏ, họ cho rằng âm nhạc nhẹ nhàng giúp họ tập trung hơn trong không gian sử dụng dịch vụ. Âm lượng cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến quá trình mua sắm, có tới90,6% muốn nghe nhạc ở khu mua sắm ở âm lượng vừa phải.
Và với câu hỏi trên thì có tới hơn nửa số lượng người chọn nhất thiết phải phát nhạc
Có tới 98,1% người cảm thấy thoải mái khi nghe nhạc trong lúc mua sắm Họ cho rằng âm nhạc giúp họ cảm thấy vui vẻ hơn, dễ chịu hơn khi mua sắm.
TÁC ĐỘNG CỦA ÂM NHẠC ĐẾN MUA SẮM
Tác động
4.1.1 Tác động tích cực Âm nhạc tác động lên cảm xúc của con người Âm nhạc có thể tác động mạnh mẽ đến các cảm xúc của con người trong nhiều cách khác nhau Khi đi vào một trung tâm mua sắm, việc chọn nhạc phù hợp có thể tạo ra một môi trường thoải mái và hấp dẫn cho khách hàng Âm nhạc có thể tạo ra sự hòa hợp và chất lượng trong không gian mua sắm, giúp tăng khả năng sản phẩm được tôn vinh và khách hàng cảm thấy dễ chịu Đầu tiên, âm nhạc có khả năng kích thích não bộ, gửi tín hiệu tới các khu vực chịu trách nhiệm cảm xúc, như hạnh phúc, sự buồn bã, sợ hãi hoặc sự hứng khởi Điều này giải thích tại sao chúng ta có thể cảm nhận được một loạt cảm xúc khác nhau khi nghe âm nhạc Âm nhạc cũng có khả năng kích thích sản xuất các hormone và chất phóng thích trong cơ thể, như endorphin (hoặc "hormone hạnh phúc") và oxytocin (hormone tạo cảm giác gắn kết) Điều này có thể giải thích tại sao chúng ta có thể cảm thấy hạnh phúc, nhẹ nhõm hoặc thậm chí bị khóc khi nghe một bản nhạc cảm động Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng âm nhạc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp và mức độ căng thẳng của con người Nhạc có nhịp nhàng và âm trầm thấp thường có khả năng làm giảm nhịp tim và huyết áp, đồng thời làm giảm căng thẳng Trái lại, nhạc có nhịp nhanh và tiếng động mạnh có thể làm tăng nhịp tim và mức độ căng thẳng.
Ngoài ra, âm nhạc cũng có thể kích thích ký ức và gợi lại các kỷ niệm Một bản nhạc cụ thể có thể đưa ta trở lại kỷ niệm vui vẻ hoặc buồn bã, tạo ra những trạng thái cảm xúc mạnh mẽ và gắn kết với thời gian và không gian Cuối cùng, âm nhạc còn có khả năng giúp con người thể hiện và giải tỏa cảm xúc Nó có thể trở thành một phương tiện để thể hiện tình yêu, sự đau khổ, sự tự do, hay bất kỳ cảm xúc nào thông qua hát, sáng tác hoặc nghe nhạc Việc này có thể giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái trong quá trình chia sẻ và thể hiện tình cảm của mình.
Vì vậy, âm nhạc không chỉ là một sự giải trí, mà còn là một nguồn cảm hứng mạnh mẽ và có thể tác động sâu vào tâm trí và cảm xúc của con người Nó có thể tỏa sáng vào mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả trải nghiệm mua sắm Trung tâm mua sắm hiểu được sức mạnh của âm nhạc và áp dụng nó để tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng
Có một số lý do mà những trung tâm thương mại ít khi mở những bản nhạc buồn, thảm thiết đau thương hoặc những bản nhạc trẻ quá ồn ào Trung tâm thương mại thường nhằm tạo ra một môi trường thoải mái và tích cực để khách hàng tham quan, mua sắm và tận hưởng thời gian của họ Do đó, việc chọn nhạc phát trong không gian công cộng thường có mục đích tạo nên một không gian vui tươi, thú vị và có tính thương mại Mọi người có sở thích âm nhạc và cảm nhận khác nhau Nhạc buồn, thảm thiết hoặc quá ồn ào có thể không phù hợp với tất cả mọi người và gây ra cảm giác bất tiện hoặc khó chịu cho một số người khi họ đang mua sắm hoặc thư giãn tại trung tâm thương mại Những bản nhạc vui tươi, nhẹ nhàng và lạc quan thường được chọn để tạo ra một không gian tích cực và khích lệ người dùng. Âm nhạc kích thích nhu cầu mua sắm
Tác động lên hành vi người tiêu dùng Âm nhạc có một tác động mạnh mẽ lên tâm trạng và hành vi của con người Khi nghe nhạc, chúng ta thường cảm nhận được một loạt cảm xúc như vui vẻ, hạnh phúc, buồn bã, hay phấn khích Điều này đối lập với việc mua sắm, nơi chúng ta có thể tìm kiếm niềm vui, sự thỏa mãn và cảm giác tự thưởng Âm nhạc và mua sắm có mối liên hệ chặt chẽ Âm nhạc có thể tạo ra một không gian trải nghiệm cho người tiêu dùng, tạo ra sự xuất hiện của những giá trị, hình ảnh và cảm xúc mà họ muốn truyền đạt cho khách hàng Bài hát mà quảng cáo sử dụng có thể có tác động tăng cường lên sự hứng thú và sự kích thích cho sản phẩm Thời điểm và môi trường cũng có thể tạo ra sự tương tác giữa âm nhạc và mua sắm Âm nhạc có thể kích thích nhu cầu mua sắm của chúng ta bằng cách tạo ra một môi trường thông qua âm thanh và giai điệu Nó có thể tạo ra một cảm giác phấn khích và tăng cường sự tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể Bằng cách sử dụng âm nhạc thích hợp, các nhãn hàng và nhà bán lẻ có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng của khách hàng, làm cho họ cảm thấy tốt hơn về việc mua sắm và như một kết quả, tăng nhu cầu mua hàng của họ.
Ví dụ, một bức bình minh sáng sẽ thường được đi kèm với một giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi Điều này giúp tạo ra một bầu không khí thư giãn và thoải mái, khuyến khích người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm như kem chống nắng hoặc quần áo du lịch Trong một cửa hàng thời trang, âm nhạc có thể được sử dụng để tạo ra một không gian thời trang, phong cách và cá nhân, khích lệ người mua hàng mua sắm các sản phẩm mới nhất và theo xu hướng.
Giúp khách hàng lưu lại cửa hàng lâu hơn Âm nhạc cũng có thể được sử dụng để tạo ra một không gian riêng biệt cho các khu vực mua sắm cụ thể Ví dụ, một khu vực thời trang có thể phát nhạc với giai điệu năng động và sôi động để tạo ra một không gian năng động và sành điệu Trong khi đó, một khu vực mua sắm đồ gia dụng có thể có âm nhạc thư giãn và êm dịu hơn để tạo ra một không gian thư thái và thoải mái Bằng cách tạo ra những trải nghiệm mua sắm độc đáo và đa dạng, trung tâm mua sắm có thể thu hút khách hàng từ nhiều đối tượng và làm cho họ muốn quay trở lại lần sau.
Tạo hứng thú cho khách hàng
Một cách sử dụng thông minh của âm nhạc trong trung tâm mua sắm là sử dụng nó để tạo ra một sự hiệu quả nổi bật cho các sự kiện và khuyến mãi đặc biệt Âm nhạc có thể tạo ra sự kích thích và tạo cảm giác háo hức cho khách hàng, thúc đẩy họ tham gia và mua sắm Với một bản nhạc nổi bật và phù hợp, trung tâm mua sắm có thể tạo ra một cảm giác kỷ niệm đặc biệt cho khách hàng và tạo ra sự liên kết mạnh mẽ với thương hiệu.
Tạo hứng thú làm việc cho nhân viên Âm nhạc được lựa chọn phù hợp có thể tạo ra một không gian thoải mái và vui vẻ trong nơi làm việc, giúp tạo sự gắn kết và tăng cường tinh thần đồng đội Ví dụ, âm nhạc vui tươi và năng động có thể tạo cảm giác tích cực và kích thích sự hợp tác giữa các nhân viên.
Tạo không gian sáng tạo có thể tạo sự kích thích ý tưởng mới trong công việc.
Ví dụ, âm nhạc nhẹ nhàng và tĩnh lặng có thể giúp tạo một môi trường tĩnh lặng và tập trung, giúp nhân viên dễ dàng tập trung vào công việc và tạo ra các ý tưởng mới.
Giảm căng thẳng và tăng sự phấn khởi: Âm nhạc có thể giúp giảm căng thẳng và mang lại sự phấn khởi cho nhân viên trong quá trình làm việc Ví dụ, âm nhạc thư giãn và nhẹ nhàng có thể giúp giảm căng thẳng và loại bỏ các áp lực trong công việc, giúp nhân viên cảm thấy thoải mái và hạnh phúc trong quá trình làm việc.
Tăng cường năng lượng và hiệu suất: Âm nhạc năng động và sôi động có thể tăng cường năng lượng và cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên Ví dụ, âm nhạc với nhịp điệu cao và tiếng nhạc sôi động có thể giúp nhân viên tỉnh táo và sẵn sàng để đối mặt với những thách thức trong công việc.
Tạo không gian riêng tư và tập trung: Âm nhạc cung cấp một không gian riêng tư và tập trung cho nhân viên, giúp họ tập trung vào công việc mà không bị xao lạc bởi tiếng ồn từ môi trường xung quanh Ví dụ, âm nhạc nhẹ nhàng và phụ hợp với sở thích cá nhân có thể giúp nhân viên tạo ra không gian tĩnh lặng và tập trung hơn trong công việc.
Tùy thuộc vào loại công việc và môi trường làm việc, âm nhạc có thể được tùy chỉnh để phù hợp với mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của nhân viên Sự lựa chọn cẩn thận và sự hiểu biết về nhân viên là yếu tố quan trọng để áp dụng âm nhạc một cách hiệu quả trong việc tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.
Giải tỏa căng thẳng cho khách hàng: Âm nhạc được chọn lọc cẩn thận và phù hợp với không gian mua sắm có thể tạo ra một môi trường thoải mái và thuận lợi cho khách hàng Những giai điệu nhẹ nhàng và êm dịu có thể giúp tạo cảm giác thư giãn và giảm áp lực trong quá trình mua sắm Ví dụ, trong các cửa hàng spa, âm nhạc nhẹ nhàng và thư giãn có thể giúp khách hàng thư giãn và tận hưởng quá trình mua sắm Âm nhạc vui tươi, năng động và có năng lượng cao có thể thúc đẩy cảm xúc tích cực, khiến khách hàng cảm thấy hạnh phúc và phấn khích Điều này có thể kích thích nhu cầu mua sắm và tạo ra trải nghiệm thú vị trong các cửa hàng điện tử, âm nhạc sôi động và hiện đại có thể tăng cường tinh thần mua sắm và khuyến khích khách hàng tìm kiếm các sản phẩm mới nhất và tốt nhất. Âm nhạc còn có thể tạo ra một không gian cá nhân trong quá trình mua sắm. Người ta thường dễ bị cuốn hút bởi giai điệu và lời bài hát, giúp họ tập trung vào từng sản phẩm và tạo cảm giác tự do khám phá Ngoài ra âm nhạc có thể là một phương tiện thú vị để giảm căng thẳng và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực Những giai điệu nhẹ nhàng và nhịp nhàng có thể thư giãn tâm trí và tạo ra một không gian yên bình trong quá trình mua sắm Hơn nữa âm nhạc có thể làm cho quá trình mua sắm trở nên sống động và sáng tạo hơn Những giai điệu và âm thanh độc đáo có thể khơi dậy trí tưởng tượng và kích thích khách hàng tìm kiếm những sản phẩm mới và thú vị.
Giải pháp
Lựa chọn âm nhạc phù hợp: Các cửa hàng phải liệt kê các ca khúc phù hợp với màu sắc của thương hiệu và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong khu vực cụ thể Danh sách này phải được cập nhật và làm mới thường xuyên để đảm bảo rằng nó phù hợp và hấp dẫn.
- Các cửa hàng thời trang và trang sức thường mở nhạc Jazz vì nó mang đến không gian lịch sự, tinh tế và sang trọng.
- Cửa hàng ăn nhanh thì nhạc có có tốc độ nhanh để có thể xoay vòng bàn nhanh hơn và không khí sôi động.
Sử dụng các công cụ được cung cấp để quản lý âm nhạc: Các công cụ quản lý cho phép chủ cửa hàng kiểm tra việc phát nhạc và sắp xếp thời gian phát nhạc đồng nhất hoặc riêng biệt giữa các chi nhánh Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra sự đồng nhất và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ.
- Mood Harmony của công ty Mood Media là hệ thống quản lý âm nhạc đáng tin cậy cho phép doanh nghiệp tạo và tùy chỉnh sách phát âm nhạc phù hợp với thương hiệu và không gian mua sắm của họ Công cụ này cung cấp nhiều tính năng như quản lý danh sách phát, lập lịch phát sóng, tương tác người dùng, và cung cấp dữ liệu thống kê về việc phát sóng âm nhạc.
- Centralized Music Management Systems: Cung cấp giao diện trung tâm để quản lý và phân phối danh sách phát âm nhạc đồng nhất cho nhiều chi nhánh.
- Cloud-Based Music Management Platforms: Cho phép tạo và quản lý danh sách phát âm nhạc trực tuyến, được truy cập từ bất kỳ đâu và từ bất kỳ thiết bị nào với kết nối Internet.
Tìm hiểu văn bản hóa địa phương: Nếu một công ty hoạt động ở các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nhau, điều quan trọng là phải tìm hiểu về văn hóa hóa và sở thích âm nhạc của người dân địa phương Lựa chọn âm nhạc phù hợp với văn hóa địa phương có lợi và tiện ích mua sắm của khách hàng sẽ tạo ra một môi trường mua sắm thuận tiện hơn.
- Hoa Kỳ: Trong các cửa hàng bán lẻ tại Hoa Kỳ, việc phát nhạc là một phần phổ biến trong việc tạo không gian mua sắm Thường thì các cửa hàng bán lẻ chọn các bài hát phổ biến và thương mại để tạo cảm giác thoải mái và thu hút khách hàng.
- Nhật Bản: Trong một số cửa hàng bán lẻ ở Nhật Bản, việc phát nhạc có thể không phổ biến như ở một số quốc gia khác Thay vào đó, âm thanh tự nhiên, như âm thanh nền trong công việc mua sắm để tạo một không gian yên tĩnh và thư giãn hơn được ưa chuộng hơn.
Sử dụng công nghệ mới: sử dụng cảm biến âm thanh để thay đổi âm lượng và thể loại nhạc dựa trên mức độ tắc nghẽn hoặc số lượng khách hàng trong cửa hàng. Điều này cải thiện trải nghiệm mua sắm và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
- Công cụ "Sound Level Management" hoặc "Volume ControlManagement" Công cụ này cho phép doanh nghiệp điều chỉnh và quản lý mức âm lượng âm nhạc trong không gian mua sắm và được tích hợp vào hệ thống âm thanh của doanh nghiệp, cho phép quản lý từ xa các loa và thiết bị phát âm thanh.
Tạo không gian phù hợp với khách hàng: cung cấp cho khách hàng các khu vực hoặc chức năng riêng biệt để họ chọn âm nhạc yêu thích của mình hoặc tắt âm nhạc nếu họ muốn Điều này giúp đáp ứng các nhu cầu riêng biệt của khách hàng và tạo ra một môi trường thoải mái và linh hoạt.
Cân nhắc thời gian và mục tiêu của khách hàng : Việc hiểu rõ thời gian và mục tiêu của khách hàng có thể giúp tùy chỉnh âm nhạc
- Vào buổi sáng mở âm nhạc nhẹ nhàng và sảng khoái có thể giúp khách hàng khởi động tích cực khi họ đi mua sắm để bắt đầu ngày mới
- Vào buổi tối, âm nhạc có thể được thay đổi để tạo ra một không gian mua sắm thư giãn để khách hàng có thể thư giãn sau ngày làm việc.
- Vào dịp lễ như: tết, giáng sinh, Mở các bài nhạc liên quan đến các dịp như vậy sẽ giúp tạo không khí và thu hút khách hàng hơn.
Thu thập ý kiến của khách hàng: Cung cấp cho khách hàng cơ hội bày tỏ ý kiến của họ về âm nhạc trong không gian mua sắm Phản hồi của khách hàng sẽ giúp công ty hiểu rõ hơn về sở hữu âm nhạc của khách hàng và thay đổi chính sách âm nhạc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Khảo sát trực tiếp: Tạo một phiếu khảo sát ngắn để khách hàng đánh giá ý kiến về âm nhạc trong không gian mua sắm Phiếu khảo sát có thể được phân phát tại các điểm bán hàng hoặc được gửi qua email cho khách hàng sau khi họ thực hiện mua sắm.
- Sử dụng hộp gợi ý: Đặt một hộp gợi ý hoặc hộp ý kiến tại các điểm bán hàng để khách hàng có thể gửi phản hồi Đảm bảo rằng hộp được đặt ở vị trí dễ thấy và kèm theo một tấm biển nhắc nhở khách hàng gửi ý kiến.