1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Xác định cha, mẹ, con - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định cha, mẹ, con: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả Nguyen Thi Lan
Người hướng dẫn TS. Dinh Trung Tung
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2002
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 64,95 MB

Nội dung

chế độ ở Châu Mỹ đã biểu thi [22, tr.71-72].Qua đó, chúng ta thấy rằng trong gia đình Punaluan thì diện những người đượcxác định là cha mẹ của một đứa trẻ được thu hẹp hơn so với gia đìn

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS DINH TRUNG TUNG

HÀ NỘI - 2002

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa hoc mà tôi đã

thực hiện một cách nghiêm túc, độc lập dưới sự hướng dẫn trực tiếpcủa Tiến sĩ luật học Dinh Trung Tung Trong quá trình nghiên cứu,tôi có tham khảo mot số tài liệu nhất định Luận văn không hề có sựsao chép bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào, nhữngtrường hợp có su dung tài liệu trích dẫn déu có giải thích về nguồntrích dẫn

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình!

TAC GIA

NGUYEN THI LAN

Trang 3

Hôn nhân và gia đình

Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật

Luật Gia đìnhNghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ

về đăng ký hộ tịch

Sắc luật số 15/64Sắc lệnh số 97 ngày 22/05/1950 của Chủ tịch nước Việt Namdân chủ cộng hòa sửa đổi một số qui lệ và chế định trong Dân

luật

Ủy ban nhân dân

Trang 4

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON

Khái niệm và ý nghĩa xác định cha, mẹ, con

Khái niệm xác định cha, mẹ, con

ý nghĩa xác định cha, mẹ, con

Xác định cha, mẹ, con qua các hình thái hôn nhân gia đình trong

Xác định cha, mẹ, trong pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam thời kỳ từ Cách

mạng Tháng 8/1945 đến nay

Chương 2XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Các trường hợp xác định cha, mẹ, con

Xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp

Xác định cha, mẹ, con khi cha me không có hôn nhân hợp pháp

Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương

15

22

35kẹo,35

AS

48

59

6063

Trang 6

Xác định cha, mẹ, con là xác định mối quan hệ huyết hệ tự nhiên, mối quan hệ

giữa hai thế hệ vốn rất thiêng liêng và nhạy cảm

Việc xác định mối quan hệ này đã được đặc biệt coi trọng ngay từ buổi hồng

hoang của xã hội loài người Với sự phát triển không ngừng của xã hội loài người thìmục đích của việc xác định cha, mẹ, con cũng có sự thay đổi, phụ thuộc vào từnggiai đoạn phát triển lịch sử nhất định ở từng chế độ kinh tế khác nhau Từ khi có

Nhà nước và pháp luật thì xác định cha, mẹ, con luôn là một chế định quan trọng và

cơ bản, chi phối và liên quan đến các chế định khác trong các quan hệ dân sự,

HN&GD

Trong thời đại ngày nay, cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, Việt

Nam luôn là nước đề cao các quyền cơ bản của con người đặc biệt là của trẻ em

Vấn đề xác định cha, mẹ, con nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cácchủ thể trong mối quan hệ này, đó là cha, mẹ và con, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

bởi sự khác biệt về giới và khả nang nhận thức Như văn kiện của Dai hội đại biểu

toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: "Chăm sóc và bảo

vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức của

người mẹ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” [35, tr.126].

Xác định cha, mẹ, con nhằm làm ổn định mối quan hệ gia đình, giúp cho các

thành viên trong gia đình cùng chia sẻ và gánh vác những công việc chung Bởi gia

đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, đảm bảo những điều kiện an toàncho sự phát triển của trẻ em

Trong giai đoạn hiện nay, các mối quan hệ gia đình ngày càng được quan tâm

và đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau Việc xác định cha, mẹ, con không còn

mang nguyên ý nghĩa truyền thống nữa, bởi sự tác động của các điều kiện kinh tế xãhội dẫn tới trên thực tế vẫn còn nhiều sự vi phạm pháp luật từ đó dẫn tới nhiều hậu

quả tiêu cực khác như tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, sự thiếu trách nhiệm đối với gia

đình, con cái Ngoài ra do sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên trên thực tế đãxuất hiện vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học, có thể có sự can thiệp của

Trang 7

luật thời kỳ trước, tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề gây tranh cãi và từ đó dẫn tới

việc áp dụng không thống nhất trên thực tế

Xuất phát từ những lý do trên cả về lý luận và thực tiễn, tôi đã quyết định chọn

đề tài: ''Xác định cha, mẹ, con - Mot số vấn đề lý luận và thực tién" làm luận van

tốt nghiệp cao học luật Với mong muốn làm sáng tỏ hơn chế định xác định cha, mẹ,

con từ đó tìm ra hướng hoàn thiện mới

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Xác định cha, me, con là một chế định pháp lý cơ bản và quan trọng có ý nghĩa

trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, đề cao trách

nhiệm của mỗi cá nhân với gia đình và xã hội

Từ trước tới nay vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách toàn diện chuyên

sâu, hiện nay, vấn đề này được nghiên cứu và đề cập đến trong Giáo trình Luật

HN&GĐ Trường Đại học Luật Hà Nội, tuy nhiên cũng chỉ dừng ở mức độ kháiquát, sơ lược, có tính định hướng cho sinh viên tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi Vừa quacũng có một vài cuộc hội thảo khoa học hay một số bài viết được đăng trên báo, tạpchí về vấn đề này ở dưới nhiều góc độ khác nhau hoặc một vài sinh viên chuyênngành luật lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

Trong sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật hiện nay đã đặt ra cho các

nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhiều vấn đề xung quanh việc xác định

cha, mẹ, con, bởi trong thực tiễn đã nảy sinh những vấn đề mà pháp luật chưa điều

chỉnh kịp thời

Luận văn là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, với mục

đích tìm tòi và khám phá để hoàn thiện pháp luật, điều chỉnh kịp thời những vấn đề

mới nảy sinh

3 MỤC DICH, PHAM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Luận văn nhằm làm sáng tỏ:

+ Những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc xác định cha, mẹ, con và ýnghĩa của vấn đề này dưới góc độ xã hội và pháp lý

Trang 8

như nâng cao hiệu quả điều chỉnh, đảm bảo sự ổn định của gia đình và xã hội.

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Nghiên cứu pháp luật Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại trong sự kết hợp với

thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề xác định cha, mẹ, con Việc nghiên cứu khôngchỉ giới hạn trong Luật HN&GD năm 2000 mà còn được đề cập tới một số văn bảnpháp luật khác có qui định về vấn đề này, cũng như pháp luật của một số nước trên

thế gới để luận văn có chiều sâu hơn và hấp dẫn hơn Tuy nhiên chúng tôi không

nghiên cứu những qui định của pháp luật về xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước

ngoài

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Để giải quyết những vấn dé cơ bản trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi đã

sử dụng cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sau:

+ Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở gắn liền giữa lý luận

và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.

+ Phương pháp nghiên cứu là dựa trên những phương pháp như phương pháp

phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh

5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CUA LUẬN VAN

Dưới góc độ khoa học, luận văn cần có sự đánh giá của các nhà nghiên cứu

quan tâm đến vấn đề này thì mới đảm bảo tính khách quan Tuy vậy, với tư cách làtác gia, chúng tôi mạnh dan coi đây là một công trình nghiên cứu tương đối chuyênsâu về vấn đề xác định cha, mẹ, con Luận văn đề cập đến các vấn đề sau:

- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển về xác định cha, mẹ, con trong hệ

thống pháp luật Việt Nam, có sự đánh giá về tính hợp lý và không hợp lý của vấn đề

này qua từng giai đoạn cụ thể với mối liên hệ thực tế

- Nghiên cứu các qui định của pháp luật hiện hành về xác định cha, mẹ, con đểnêu bật được sự kế thừa và phát triển so với các thời kỳ trước, có so sánh với phápluật một số nước khác Tìm ra những điều còn bất cập cần phải qui định cụ thể cho

phù hợp với tình hình hiện nay.

Trang 9

hoàn thiện pháp luật và bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và học tậpcủa các sinh viên luật ở các Trường đại học, cũng như có một giá trị nhất định đểtham khảo trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật

6 CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn được bố cục như sau:

+ Phần mở đầu

+ Chương 1: Khái quát chung về xác định cha, me, con

+ Chương 2: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật hiện hành

+ Chương 3: Thực tiễn xác định cha, mẹ, con và một số kiến nghị

+ Phần kết luận

Trang 10

1.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON

1.1.1 Khái niệm xác định cha, mẹ, con

Dưới góc độ sinh học, quan hệ cha, mẹ, con là mối quan hệ huyết hệ tự nhiên

Việc xác định cha, mẹ, con chính là sự nghiên cứu, tìm kiếm mối quan hệ di truyền,

huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau Về mặt tự nhiên, khi một người phụ nữquan hệ sinh lý với một người đàn ông dẫn đến mang thai và khi người phụ nữ đósinh ra một đứa trẻ thì chính sự kiện sinh đẻ là sự kiện trực tiếp xác định mối quan

hệ mẹ con và tiếp theo là sự suy đoán người đàn ông đã quan hệ sinh lý với người

mẹ đứa trẻ sẽ là cha của đứa trẻ đó Tuy nhiên, về mặt xã hội vốn đã rất phức tạp thìviệc xác định đúng mối quan hệ cha, mẹ và con tưởng chừng như dễ dàng nhưng

thực tế là rất khó khăn bởi con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội và đặc biệtnhững mối quan hệ về tình cảm lại vô cùng tế nhị, hơn nữa do sự phát triển của khoahọc kỹ thuật đã làm thay đổi quan niệm truyền thống về xác định mối quan hệ huyết

thống này

Dưới góc độ luật học, với mục đích tạo ra một hành lang pháp lý tạo nên sự ổnđịnh tương đối cho mối quan hệ cha mẹ và con, pháp luật Việt nam đã qui định khá

cụ thể, hợp lý vấn dé này Luật HN&GD năm 2000 đã xây dựng vấn dé này thành

một chế định đó là chế định xác định cha, mẹ, con và một số các văn bản pháp luật

có liên quan cũng qui định khá chi tiết về trình tự, thủ tục xác định mối quan hệ này

Do vậy, xét dưới góc độ luật học, thì xác định cha, mẹ, con là một chế định

pháp lý bao gồm các qui phạm pháp luật qui định về căn cứ pháp lý, thủ tục pháp lý

xác định cha, mẹ, con - Cơ sở để hình thành ở các chủ thể các quyền và nghĩa vụtheo luật định

1.1.2 Ý nghĩa xác định cha, mẹ, con

Mối quan hệ cha mẹ và con là mối quan hệ giữa hai thế hệ, trong tất cả các

mối quan hệ gia đình thì có thể nói mối quan hệ này là cơ bản, quan trọng, thiêng

liêng nhất Do vậy việc xác định cha, mẹ, con là một vấn dé mang iính thực tiễn vàcấp thiết, chứa đựng nhiều ý nghĩa về mặt xã hội và pháp lý

Trang 11

nuôi dưỡng các thành viên của mình Mặt khác, gia đình còn là một trong những nơi

truyền thụ văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm giữ gìn và phát huy

các giá trị văn hóa cao quí của đất nước - Đó là những tài sản vô giá, là cơ sở vữngchắc để hình thành nhân cách tốt cho thế hệ trẻ - Những chủ nhân tương lai của đất

nước Do đó, việc xác định cha, mẹ, con sẽ là cơ sở để đảm bảo cho việc nâng cao ýthức trách nhiệm đối với gia đình giữa các thế hệ và đặc biệt là tạo điều kiện cho cácquyền cơ bản của trẻ em được tôn trọng, thực hiện Những đứa trẻ sinh ra đương

nhiên chúng phải được trở thành thành viên của gia đình, được quan tâm đúng mứcđến cuộc sống vật chất và tinh thần, đáp ứng được những nguyện vọng chính đáng từ

đời sống xã hội

Việc xác định cha, mẹ, con là sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích gia đình và xã hộibởi không một tổ chức từ thiện nào, không một làng trẻ mồ côi nào có thể thay thếđược gia đình - Cái nôi thân thương của mỗi con người, là tổ ấm mang lại hạnh phúc

cho mỗi cá nhân, từ khi lọt lòng mẹ cho đến suốt cuộc đời mình, mỗi cá nhân sẽ tìmthấy ở gia đình sự dim bọc về vật chất, tinh than, tiếp thu sự giáo dưỡng về moimặt , gia đình đảm bảo những điều kiện an toàn cho sự phát triển của trẻ em

Việc xác định cha, mẹ, con trong mọi trường hợp đã góp phần xoá bỏ tư tưởnglạc hậu, phân biệt đối xử giữa các con, đem lại cuộc sống bình thường cho mọi đứatrẻ

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đặc biệt

là thành tựu của y học hiện đại đã tác động không nhỏ đến đời sống gia đình, điềunày đã làm đảo lộn những quan niệm truyền thống về việc xác định một người cha,

người mẹ và đứa con Mối quan hệ giữa cha mẹ và con được nhìn từ các khía cạnh

khác nhau như về tâm lý, tình cảm, đạo đức, pháp lý cũng có sự khác biệt Chính vìvậy, việc xác định cha, mẹ, con được dựa trên những tiêu chuẩn, những cơ sở hợp lý

sẽ góp phần làm ổn định các mối quan hệ xã hội vốn đã rất phức tạp trong đời sống

xã hội Đồng thời cũng giúp cho công tác quản lý đân số và hộ tịch của Nhà nước

được tốt hơn

+ Về mặt pháp lý:

Việc xác định cha, mẹ, con được qui định trong pháp luật Việt Nam là phù hợp

Trang 12

phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần có sự bảo

vệ và giúp đỡ cần thiết để có thể đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của

mình trong cộng đồng

Công nhận rằng, để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ

em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không

khí yêu thương và thông cảm [8, tr.549]

Đặc biệt “trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và cóquyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong một chừng mực có thể,

quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc” [8, tr.553]

Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển,

vấn đề xác định cha, mẹ, con, đặc biệt là vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trường

hợp sinh con theo phương pháp khoa học sẽ mang tính toàn cầu trong một tương lai

không xa, do vậy sự phù hợp về vấn đề xác định cha, mẹ, con giữa pháp luật quốcgia và pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lý cho những giải pháp về các vấn đề có liên

quan.

Xác định cha, mẹ, con là một chế định của Luật HN&GD năm 2000, phù hợp

với Hiến pháp (1992) và BLDS (1995) điều này thể hiện sự thống nhất đồng bộtrong việc xây dựng pháp luật, đặc biệt đã thể hiện được tầm quan trọng của chế

định xác định cha, mẹ, con cả về mặt lý luận và thực tiễn

Việc xác định cha, mẹ, con là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản của luật

6 Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các

bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quí của người mẹ ( Điều 2)

Như vậy, việc xác định cha, mẹ, con đã bảo vệ được quyền lợi của các thànhviên trong gia đình một cách bình dang phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa, củng

Trang 13

cha, mẹ, con không chỉ liên quan đến mối quan hệ giữa hai thế hệ mà còn liên quanđến các mối quan hệ với các thành viên khác trong gia đình, do vậy đó còn là cơ sở

để thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khác trong gia đình, và còn liênquan đến các chế định pháp lý khác Chẳng hạn, xác định được quan hệ cha mẹ vàcon thì sẽ xác định được những mối quan hệ thân thuộc khác như anh chị em, ông

bà và cháu từ đó liên quan tới các chế định như kết hôn, ly hôn, cấp dưỡng

Việc xác định cha, mẹ, con sẽ tạo ra những căn cứ pháp lý để cơ quan nhànước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ này như giải

quyết các án kiện về ly hôn, chia tài sản thừa kế, thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, huỷ

việc kết hôn trái pháp luật

1.2 XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON QUA CÁC HÌNH THÁI HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

TRONG LỊCH SỬ

Gia đình là một thiết chế xã hội cơ sở, tồn tại rất bền vững và lâu đời Trong

từng giai đoạn lịch sử nhất định thì tổ chức và kết cấu gia đình do điều kiện kinh tế

xã hội quyết định

Khi nghiên cứu các hình thái hôn nhân gia đình trong lịch sử, Chủ nghĩa

Mác-Lê Nin đã chỉ ra ba hình thái hôn nhân chính tương ứng với ba giai đoạn phát triểnchính của nhân loại:

“Ở thời đại Mông muội, có chế độ quần hôn; ở thời đại Dã man, có chế độ hôn

nhân cặp đôi; ở thời đại Văn minh, có chế độ một vợ một chồng được bổ xung bằng

tệ ngoại tình và nạn mại dâm ”[22, tr.l 19] Xuyên suốt quá trình lịch sử xã hội, quacác hình thái hôn nhân gia đình, việc xác định cha, mẹ, con ngày càng được xácđịnh rõ ràng hơn

1.2.1 Chế độ quần hôn

Trong tác phẩm “ Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước”

Ăngghen đã chỉ rõ: Ở thời kỳ tiền sử của xã hội loài người, khi con người vừa mới

thóat thai từ loài vật, chưa có quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ giữa người đàn

ông và người đàn bà gọi là quan hệ tính giao và không có sự chọn lọc ngôi thứ thích

Trang 14

ngăn cấm quan hệ tính giao.

Trong chế độ quần hôn có hai hình thái hôn nhân gia đình:

+ Gia đình huyết tộc

Đây là giai đoạn đầu tiên của gia đình, các tập đoàn hôn nhân được phân theothế hệ: Cha mẹ là một nhóm quan hệ hôn nhân; con cái là một nhóm quan hệ hônnhân Như vậy trong hình thái gia đình này đã có sự ngăn cấm quan hệ tính giaotheo hệ dọc: Giữa cha mẹ và các con, giữa ông bà và các cháu Còn những người

trong cùng thế hệ thì vẫn có thể quan hệ tính giao với nhau, là vợ chồng của nhau

C.Mác đã viết: “Trong thời đại nguyên thuỷ chị em gái đồng thời là vợ, va lúc đó làhợp với đạo đức” Trong hình thái gia đình này khi những đứa trẻ ra đời, chúng sẽgọ1 tất cả những người cùng thế hệ mẹ là mẹ, là cha, và chúng là anh chi em của

nhau Nhưng chúng vẫn phân biệt được người nào là mẹ đẻ của mình, còn không thể

xác định được rõ rang quan hệ cha con vì có sự chung cha vợ chồng

+ Gia đình Punaluan

Hình thái gia đình này đã đưa vào một bước tiến mới là huỷ bỏ quan hệ tínhgiao giữa anh chị em với nhau Đầu tiên là anh chị em ruột, rồi tiếp theo là anh chi

em về bàng hệ (anh chị em họ), có nghĩa là những người đàn ông và đàn bà vẫn có

thể quan hệ tính giao, lấy nhiều vợ nhiều chồng nhưng phải trừ ra chị em gái và anh

em trai cua mình Như vậy, trong hình thái gia đình nay vẫn có sự chung cha vợ

chồng, do đó khi những đứa trẻ ra đời chúng gọi tất cả những chị em gái của mẹ

mình là mẹ nhưng không còn gọi các anh em trai của mẹ là cha nữa, cũng như các

con của các chị em gái và các anh em trai của nhau chỉ gọi là anh chị em họ của

nhau mà thôi

Con cái của các dì tôi vẫn là con của cả mẹ tôi, và cũng vậy con của chúbác tôi đều là con của cha tôi và tất cả là những anh chị em của tôi; nh-

ưng con cái của các cậu tôi thì bây giờ đều là cháu trai và cháu gái của

me tôi còn con các cô tôi đều là cháu trai và cháu gái của cha tôi và tất cảđều là anh chị em họ của tôi Thật vậy, trong khi những người chồng củacác đì tôi vẫn còn là chồng của mẹ tôi, và những người vợ của chú bác tôi

van còn là vợ của cha tôi (Đây là cách tính trong quan hệ thân tộc mà

Trang 15

chế độ ở Châu Mỹ đã biểu thi) [22, tr.71-72].

Qua đó, chúng ta thấy rằng trong gia đình Punaluan thì diện những người đượcxác định là cha mẹ của một đứa trẻ được thu hẹp hơn so với gia đình huyết tộc,

nhưng vẫn không thể xác định chính xác quan hệ cha con

Tóm lại, trong chế độ quần hôn không thể xác định một người cha về mặt

huyết thống cho một đứa trẻ mà chỉ có thể xác định chính xác người mẹ huyết thống

của nó

Trong tất cả mọi hình thức gia đình dưới chế độ quần hôn người ta không

thể biết một cách chắc chắn ai là cha của một đứa trẻ, nhưng người ta biết

không sai ai là mẹ của nó Tuy người me đó gọi tất cả trẻ con trong gia

đình chung là con và có những bổn phan làm mẹ đối với chúng, nhưng trong

số những trẻ con khác, người ấy vẫn phân biệt đứa con nào là con của mình

Cho nên chắc chắn rằng ở chỗ nào mà có chế độ quần hôn thi dong dõi chỉ

có thể xác định được về bên mẹ mà thôi, và do đó chỉ có nữ hệ là đượcthừa nhận [22, tr.74]

“Việc chỉ thừa nhận có mẫu hệ và các quan hệ thừa kế tài sản đã nảy sinh racùng với thời gian từ tình hình đó, Ba-Cô-Phen gọi là mẫu quyền” [22, tr.74]

Như vậy, người mẹ là người duy nhất chắc chắn sinh ra đứa trẻ đã được tôn

kính và kính trọng đến cao độ Gia đình Punaluan có thể là căn cứ để suy ra “Thị tộc

mẫu quyền”: “Thị tộc, nghĩa là thành một nhóm người cố định gồm những ngườicùng huyết thống về đằng mẹ và không có quyền lấy nhau” [22, tr.75]

1.2.2 Gia đình đối ngâu (Gia đình cặp đôi):

Tại hình thái gia đình này tồn tại hình thức kết hôn từng cặp, có thể trong một

thời gian ngắn hoặc kéo dài trong chế độ quần hôn Khi “Thị tộc ngày càng phát

triển và những đẳng cấp “anh em trai” và “chị em gái” không còn có thể lấy nhauđược nữa ngày càng nhiều, thì những kiểu kết hôn đã thành tập quán như vậy nhấtđịnh là càng thêm vững chắc.” [22, tr.81] “Chế độ quần hôn ngày càng không thểthực hiện được; chế độ ấy đã bị gia đình cặp đôi thay thế” [22, tr.81] Sự phát triển

từ chế độ quần hôn sang gia đình đối ngẫu là do qui luật đào thải tự nhiên quyết

định Ở gia đình này đã bắt đầu xác định được cha cho một đứa trẻ, đây là bước phát

triển mới so với chế độ quần hôn Tại sao lại có thể xác định được người cha đíchthực cho đứa trẻ khi mà gia đình đối ngẫu bản thân nó rất yếu ớt, tồn tại lỏng lẻo và

Trang 16

chỉ là một đơn vi hôn phối chứ chưa là một đơn vị kinh tế độc lập, nền kinh tế vẫn lànền kinh tế cộng sản nguyên thuỷ, không thể phá vỡ được thị tộc?

Chúng ta có thể lý giải rằng, trong thời kỳ này đang tồn tại chế độ “Thị tộc

mẫu quyền”, do vậy người phụ nữ có quyền hành hơn so với nam giới, hơn nữa, do

xã hội ngày càng phát triển thì những người phụ nữ muốn được hiến thân chỉ với

một người đàn ông và coi đó là sự giải phóng Họ cảm thấy thật nhục nhã khi phải

cùng lúc chung sống với nhiều người đàn ông, và họ có quyền để thực hiện đượcđiều đó Do vậy chế độ quần hôn đã dần dần bị xoá bỏ Sự tồn tại gia đình đối ngẫu

là do công của người đàn bà mà không thể do công của người đàn ông được, bởi

như Ăngghen đã viết:

Các điều kiện sinh hoạt kinh tế ngày càng phát triển, đồng thời phá huỷ

chế độ cộng sản cổ xưa và mật độ dân số ngày càng tăng, thì những quan

hệ tính giao cổ truyền mất hết tính chất ngây thơ nguyên thuỷ của nó vàcàng tỏ ra là nhục nhã và nặng nề đối với đàn bà nên họ mong muốn

ngày càng nồng nhiệt đạt được quyền giữ trinh tiết, kết hôn nhất thời haylâu dài với chỉ một người đàn ông coi đó là được giải phóng Bước tiến đó

không thể nào lại do người đàn ông mà có cả, chỉ vì cho đến tận ngày naykhông bao giờ đàn ông có ý muốn từ bỏ cái thú của chế độ quần hôn thực

sự cả ”[22, tr 89]

Trong giai đoạn này, một người đàn ông sống với một người đàn bà, song

việc có nhiều vợ và việc không chung tình khi có dịp vẫn là quyền của

người đàn ông mặc dù trường hợp nhiều vợ là rất hiếm do những nguyên

nhân kinh tế; nhưng thông thường thì phụ nữ lại phải triệt để chung tìnhtrong thời gian chung sống với chồng, và tội ngoại tinh của ho sẽ bị trừng

trị một cách tàn ác Tuy nhiên, mối liên hệ hôn nhân vẫn có thể bị bên

này hoặc bên kia cắt đứt một cách dễ dàng và cũng như trước kia, con cáichỉ thuộc về người mẹ [22, tr.81- 82]

Như vậy, trong gia đình đối ngẫu đã xác định được đầy đủ mối quan hệ huyếtthống giữa cha mẹ và con “ Hôn nhân cặp đôi đã đưa vào gia đình một yếu tố mới,bên cạnh người mẹ đẻ, chế độ đó đã đặt người bố đẻ, người bố thật có lẽ còn thật

hơn nhiều so với những người “bố” thời nay” [22, tr.94]

Trang 17

1.2.3 Gia đình một vợ một chồng cổ điển

Do tình hình xã hội ngày càng có những biến đổi quan trọng đặc biệt là vềkinh tế, bắt đầu có sự phân công lao động xã hội, năng suất lao động ngày càng cao

và xuất hiện của cải dư thừa, đầu tiên của cải đó thuộc về thị tộc và rồi chế độ tư hữu

bắt đầu xuất hiện, dần dần gia đình đối ngẫu cũng chiếm lấy của cải dư thừa đó và

địa vị của người chồng bắt đầu được thay đổi do họ là người chủ yếu làm ra tài sản.Người chồng đã lợi dụng địa vị quan trọng của mình để thay đổi trật tự kế thừa (theophong tục cũ thì con cái theo huyết thống về đằng mẹ và được thừa kế theo đằngmẹ), điều này đánh một đòn rất mạnh vào chế độ thị tộc mẫu quyền và làm tan rã thịtộc “Thế là, dòng dõi tính theo đằng mẹ và quyền kế thừa mẹ bị xoá bỏ, dòng dõitính theo đằng cha và quyền kế thừa cha được xác lập” [22, tr.94]

Trong giai đoạn này còn xuất hiện một hình thái gia đình trung gian là “Giađình gia trưởng”:

Hình thái gia đình đó đánh dấu bước chuyển từ chế độ hôn nhân cặp đôisang chế độ hôn nhân một vợ một chồng Để bảo đảm sự trung thành củangười vợ, do đó, bảo đảm việc con cái đích thật là do người cha đẻ ra,người vợ buộc phải phục tùng quyền lực tuyệt đối của người chồng; nếu

người chồng có giết vợ chăng nữa thì cũng chỉ là thực hành quyền củamình mà thôi [22, tr.96]

Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia đình đối ngẫu “Gia đình ấy dựa

trên quyền thống trị của người chồng, nhằm chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải

có cha đẻ rõ ràng không còn ai tranh cãi được và dòng dõi đó là cần thiết, vì nhữngđứa con đó sau này sẽ có quyền thừa hưởng tài sản của cha với tư cách là người kếthừa trực tiếp” [22, tr.101]

Gia đình một vợ một chồng là một đơn vị kinh tế độc lập, tồn tại vững chắc,

khác với gia đình đối ngẫu là quan hệ vợ chồng chặt chế hơn nhiều và người chồng

có quyền hành hơn nhiều so với người vợ, thường chỉ có người chồng mới có quyền

cắt đứt mối quan hệ đó, chế độ một vợ một chồng không hề cản trở sự công khai hay

bí mật có nhiều vợ của người đàn ông, có nghĩa là chỉ một vợ một chồng về phíangười vợ mà không phải về phía người chồng Với bản chất như vậy cho nên đã làmcho chế độ một vợ một chồng hoàn toàn mâu thuẫn và giả tạo

Chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên

Trang 18

những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế, - tức làtrên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thuỷ

và tự phát Sự thống trị của người chồng trong gia đình, sự sinh đẻ con cái

và những đứa con này chỉ có thể là con của người chồng và được quyềnthừa hưởng tài sản của người ấy, - đấy là mục đích đặc biệt của chế độmột vợ một chồng [22, tr.105 - 106]

Tóm lại, chế độ một vợ một chồng đặc biệt quan tâm đến việc sinh con đẻ cái

và thừa kế tài sản, đã xác định chính xác người cha, người mẹ đích thực cho đứa trẻmặc du hôn nhân của cha mẹ thường do kinh tế quyết định “Chế độ đó quyết không

phải là kết quả của tình yêu cá nhân” [22, tr.105]

Chế độ một vợ một chồng ra đời cùng với sự ra đời của chế độ tư hữu và Nhà

nước Trong xã hội có giai cấp thì quan hệ hôn nhân và gia đình bị chi phối bởi ýchí của giai cấp thống tri, giai cấp thống trị thông qua Nhà nước, bằng pháp luậtđiều chỉnh quan hệ HN&GD phát triển phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định.Qua nghiên cứu các hình thái hôn nhân gia đình trong lịch sử chúng ta thấyrằng vấn đề xác định cha, mẹ, con dần dần được cụ thể và chính xác hơn

Trong xã hội hiện đại ngày nay thì tình yêu nam nữ là cơ sở để xây dựng hônnhân bởi “Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới hợp đạo đức, thì cũngchỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu được duy trì mới hop đạo đức mà thôi”[22,

tr.131]

Đó chính là cơ sở để đảm bảo mọi quyền lợi của các thành viên trong gia đình

vì khi xác định quan hệ cha mẹ và con còn bao hàm cả việc gắn bó trách nhiệm của

các chủ thể với nhau, trách nhiệm đối với xã hội

1.3 SƠ LUGC LICH SỬ PHÁT TRIEN VỀ XÁC ĐỊNH CHA, ME, CON TRONG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1.3.1 Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam thời kỳ Phong kiếnDưới các Triều đại phong kiến Việt Nam, về pháp luật nổi bật là hai Bộ luật

trong giai đoạn từ thế ky XV đến thé ky XVIII Đó là Bộ Quốc triều Hình luật (còngọi là Bộ Luật Hồng Đức) được ban hành dưới thời Lê và Bộ Hoàng Việt luật lệ (còn

gọi là Bộ Luật Gia Long) được ban hành dưới thời nhà Nguyễn

Các văn bản pháp luật thời kỳ này đều nhằm củng cố, bảo vệ trật tự xã hộiphong kiến, chế độ gia đình gia trưởng và các nguyên tắc đạo đức phong kiến Đặc

biệt là những mối quan hệ xã hội cơ bản nhất là vua t6i, cha con, chồng vợ

Trang 19

Xét một cách cụ thể thì trong các văn bản pháp luật thời kỳ này không đề cập

đến vấn đề xác định cha, mẹ, con Tuy nhiên, dựa trên tinh thần những nội dungpháp lý cơ bản thì chúng tôi thấy rằng:

Mối quan hệ cha mẹ và con là một trong những mối quan hệ quan trọng cơ bảnnhất, được điều chỉnh theo hướng đạo lý gia đình Nho giáo Hôn nhân phong kiếnluôn gắn với việc sinh con đẻ cái và những đứa con sinh ra từ quan hệ hôn nhân đó

đương nhiên trở thành thành viên của gia đình và chúng là người duy trì nòi giống,

sự kế tục này là theo phụ hệ (dang cha) Từ đó chúng đương nhiên hưởng một sốquyền và nghĩa vụ nhất định Mối quan hệ cha mẹ và con cái theo quan niệm đạo

đức và pháp lý là tuyệt đối định đoạt và tuyệt đối phục tùng, đã có hoc gia mô tả bản

chất của gia đình Việt Nam là gia đình phụ quyền

Như vậy, ngay từ khi sinh ra đứa trẻ đã được xác định ngay cha mẹ cho mình

Ngay lập tức đứa trẻ được mang họ cha Việc xác định này hầu như là chắc chắnchính xác bởi phong tục tập quán, đạo đức truyền thống và những qui tắc luật định

Bộ Luật Hồng Đức và Bộ Luật Gia Long đề cao quyền gia trưởng của người

đàn ông (người cha, người chồng) trong gia đình, đảm bảo sự phục tùng tuyệt đốicủa người phụ nữ Vì vậy, trong rất nhiều các chương, điều đã đặt ra cơ chế bảo vệ

cho những mối quan hệ gia đình phát triển theo một chiều hướng nhất định Chẳnghạn để đảm bảo cho đứa con sinh ra đích thực là con của người chồng, BLHĐ đã qui

định những hình phạt nặng nề đối với tội thông gian của người vợ, như Điều 401 BLHĐ đã qui định vợ cả hoặc vợ lẽ thông gian đều bị phạt tội lưu hoặc tử, điền sản

-của họ phải chuyển sang cho người chồng Trong BLGL cũng không đề cập trực tiếp

đến vấn đề xác định quan hệ cha mẹ và con (theo cách gọi cũ là tử hệ) nên khi vấn

đề được đặt ra thì chỉ có Điều 322 qui định về tội thông gian là giải quyết vấn đề

này một cách gián tiếp: Đó là phạt người vợ thông gian và người gian phu 100

trượng, cho phép người chồng được tự ý gả bán vợ cho người khác, nếu sự thônggian dẫn đến có con thì đứa con sẽ được xác định là con của hai người thông gianvới nhau và người gian phu phải nuôi dưỡng đứa trẻ nếu bị bắt quả tang, hoặc do

người vợ nuôi dưỡng nếu lỗi của người này được chứng minh Việc thông gian, dâmđãng của người vợ là duyên cớ để người chồng ly hôn

Hơn nữa, theo tập quán thời bấy giờ thì những người phụ nữ không đoan chính,

có con ngoài giá thú rất bị kỳ thị và bị trừng trị rất tàn ác như cạo đầu bôi vôi, thả bè

trôi sông, đuổi ra khỏi làng Và như vậy thì thân phận của những đứa trẻ ngoài giá

Trang 20

thú cũng không được xác định rõ ràng về nguồn gốc của mình, bởi trong xã hội,

trong các Bộ luật thể hiện rất rõ sự phân biệt đối xử giữa các con mà thực tế điều đó

còn liên quan đến danh dự uy tín và đặc biệt là các quyền lợi về kinh tế của các chủthể có liên quan Ngoài ra, theo cách truyền thống thì có thể dùng giọt máu của đứa

trẻ đó và của từng người đàn ông (có thể bao gồm cả người chồng của mẹ đứa trẻ) bị

nghi ngờ nhỏ vào một bát nước nếu hai giọt máu hoà quện với nhau thì người đànông đó là cha của đứa trẻ (xét về mặt khoa học thì điều đó không thể mang lại mộtkết quả chính xác)

Tóm lại, trong thời kỳ phong kiến thì pháp luật Việt Nam chưa qui định cụ thểvấn đề xác định cha, mẹ, con, đây là một hạn chế Tuy nhiên, xét về điều kiện hoàn

cảnh xã hội lúc bấy giờ do những tư tưởng phong kiến và đạo đức Nho giáo ăn sâu

vào tiềm thức của mỗi người, đặc biệt là người phụ nữ luôn chịu sự an phận “chính

chuyên chỉ có một chồng” nên con cái sinh ra trong thời kỳ giá thú là có người chađích thực của mình

1.3.2 Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộcTrong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, đất nước ta bị chia thành ba kỳ:

- Bộ Dân luật Giản Yếu được công bố ngày 10/03/1883, áp dụng ở các tỉnh

Nam kỳ và ba Thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nắng và Hải Phòng Đây là Bộ luật

được ban hành dựa trên sự sao chép máy móc từ Bộ Luật Dân sự Napoleon (1804)

của Pháp, do vậy không phù hợp với phong tục tập quán và hoàn cảnh xã hội ViệtNam

- Bộ Dân luật Bắc kỳ được Thống sứ Bắc kỳ ban hành ngày 30/03/1931 vàđược thi hành trên toàn Bac kỳ từ ngày 01/07/1931

BDLBK cũng có sự học hỏi theo các nguyên tắc của BLDS Pháp nhưng phan

nào đã phản ánh được các tục lệ truyền thống của Việt Nam

- Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật được ban hành từng quyển một từ ngày13/06/1936 đến ngày 28/02/1939 được áp dụng ở các tỉnh Trung kỳ Bộ luật này có

Trang 21

su sao chép lai BDLBK và có su sửa đổi một số điều, khoản.

Cả ba BLDS trên đều qui định rất cụ thể các chế định về HN&GD trong đó đã

dành han một thiên riêng với nhiều chương, điều để xác định cha, mẹ, con Bởi ở các

Bộ luật này qui định về vấn đề xác định cha, mẹ, con có những nét tương đồng, dovậy chúng tôi chỉ chủ yếu tập trung khai thác và nghiên cứu vấn đề này trongBDLBK- Bộ luật mà chúng tôi cho rằng tiêu biểu nhất cho giai đoạn này

BDLBK đã qui định vấn dé xác định cha, mẹ, con tại Quyển thứ nhất, Thiênthứ sáu, gồm năm chương

* Các nội dung cơ bản về xác định cha, mẹ, con:

+ Khái niệm

Trong Bộ luật nay đã đưa ra hai khái niệm là “con chính” và “con hoang”:

- Con chính là con do có giá thú mà sinh ra, khái niệm này được đề cập đếnngay trong tiêu đề của Chương thứ nhất Trong HVTKHL cũng đưa ra khái niệmnày như sau: “ Con chính nghĩa là con do người mẹ có giá thú chánh thức mà sinhra” [13, tr.52]

- Con hoang “Tức là con do cha mẹ nó không có giá thú hợp phép mà sinh ra”[1, tr.33] Còn HVTKHL thì lại dùng khái niệm “ con biệt tình” và định nghĩa:

“Những con không do giá thú chính thức mà sinh ra nghĩa là con biệt tình”[13,tr.56] Như vậy, khái niệm “con hoang” và khái niệm “con biệt tình” là như nhau

Qua khái niệm trên chúng ta thấy rằng các Bộ Dân luật thời kỳ này đã lấy “giáthú” làm tiêu chuẩn để phân biệt con chính và con hoang Vậy “giá thú” là gì?

Đây là một từ Hán Việt, theo cách giải thích của một số học giả trước đây thì

danh từ giá thú gồm có chữ “giá” nghĩa là lấy chồng và chữ “thú” có nghĩa là lấy vợ,

do vậy danh từ giá thú bao hàm cả trường hợp con trai lấy vợ và con gái lấy chồng.Còn theo quan niệm cổ của Việt Nam thì “giá thú” là sự phối hợp giữa một người

đàn ông và một người đàn bà với mục đích lập gia đình, sinh con để nối dõi, thờphụng tổ tiên và phải được luật pháp công nhận “Giá thú” là nền tang cơ bản của

gia đình chính thức bởi gia đình chính thức được thành lập là do “giá thú” và con cái

do cha mẹ có giá thú sinh ra là con chính thức Từ đó suy luận rằng nếu không cómột gia đình chính thức mà đứa trẻ được sinh ra thì đứa trẻ đó là con hoang (hay conbiệt tình)

Việc qui định và phân biệt các khái niệm này là một sự phát triển trong kỹthuật lập pháp và là bước phát triển hoàn thiện hơn so với pháp luật thời kỳ trước

Trang 22

+ Xác định quan hệ cha con chính thức | (HONG G\ 201 : |

Trong các Bộ Dân luật thời kỳ này chỉ đề cập đến việc xác định quan hệ chacon chính thức mà không xác định quan hệ mẹ con bởi theo quan niệm truyền thống

thì quan hệ giữa mẹ và con đương nhiên được xác lập từ sự sinh đẻ của người mẹ.

Còn quan hệ cha con thì phải suy đoán từ việc người mẹ đó có giá thú haykhông

Điều 151 - BDLBK qui định: “Phàm thụ thai trong thời kỳ giá thú thì cha đứa

con sinh ra là người chồng” Điều 148 - HVTKHL cũng qui định tương tự: “Phàmmột đứa con nào do một người đàn bà có chính đáng hôn thú bất cứ vợ chính hay vợthứ, thụ thai trong thời kỳ vợ chồng đoàn tụ mà sinh ra, thời chồng người đàn bà ấy

tức là cha đứa con ấy Đứa con ấy là đứa con chính.” Theo cách hiểu thông thườngthì “thụ thai” là bat đầu có thai, như vậy về nguyên tắc trong các Bộ luật này chithừa nhận là con chính thức khi được người mẹ bắt đầu thai nghén trong thời kỳ giáthú Điều này cũng rất dễ lý giải vì trong thời kỳ này vẫn còn ảnh hưởng nặng nềcủa tư tưởng phong kiến, hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, nam nữ thụ thụ bất thân Do

vậy thường khi người phụ nữ kết hôn rồi mới bắt đầu thụ thai và sinh con và đươngnhiên là con của người chồng người me

Để đảm bảo đứa con đó đích thực là con của người chồng của người mẹ thìpháp luật đã qui định khoảng thời gian nhất định để được gọi là thụ thai trong thời

kỳ giá thú: “Tức là kể từ sau khi đã làm lễ cưới cách ngoại một trăm tám mươi ngàysinh con, hay là kể từ sau khi đã tiêu hôn mà trong khoảng ba tram ngày sinh con”

(Điều 151 - BDLBK)

Điều đó có nghĩa là chỉ những đứa trẻ được sinh ra sau 180 ngày kể từ ngày lậpgiá thú hoặc trong thời gian 300 ngày kể từ khi giá thú đoạn tiêu mới được gọi là

con được thụ thai trong thời kỳ giá thú

Tại sao nhà làm luật thời kỳ này lại lấy khoảng thời gian là sau 180 ngày kể từ

khi lập giá thú và trong khoảng 300 ngày sau khi chấm dứt giá thú? Bởi theo cáchhiểu truyền thống thì đây là khoảng thời gian mang thai tối thiểu và tối đa để sinh ramột đứa con của người phụ nữ

Như vậy, về nguyên tắc nếu đứa con sinh ra trước 180 ngày kể từ khi lập hônthú hoặc sau 300 ngày kể từ khi giá thú đoạn tiêu thì người cha có quyền khởi tốkhước từ phụ hệ và đưa trẻ đó không đương nhiên là con chính của người chồng

Đối với trường hợp sinh con sau 300 ngày kể từ khi chấm dứt giá thú thì

Trang 23

đương nhiên không thể là con của người chồng:

“Phàm khi tiêu hôn đã cách ngoại ba trăm ngày mới sinh con, thì có thể chối

cãi không cho đứa con ấy là con chính của chồng cũ Lại khi có đơn xin ly hôn, đã

có mệnh lệnh toà án cho phép hai vợ chồng ra ở riêng, mà kể từ lúc có mệnh lệnh ấy

đã cách ngoại 300 ngày mới sinh con, thì cũng thế” (Điều 154 - BDLBK)

Tuy nhiên, đối với những đứa con sinh ra trước 180 ngày kể từ khi lập giá thú

cũng là con của người chồng nếu người chồng không khởi kiện, ngoài ra pháp luậtcũng qui định hai trường hợp mà người chồng đương nhiên phải nhận con sinh ratrước 180 ngày kể từ khi lập giá thú là con chính, đó là:

“1, Trước khi lập giá thú đã biết người đàn bà có thai;

2, Đã chứng kiến việc khai sinh và đã ký vào chứng thư khai sinh, hay là

trong chứng thư ấy đã biên lời khai rằng không biết ký tên” (Điều 152 - BDLBK).Điều này đã cho phép thêm một trường hợp nữa để được xác định là con chính thứckhi đứa trẻ được người mẹ thụ thai trước thời kỳ giá thú và sinh ra trong thời kỳ giá

thú và được người cha mặc nhiên thừa nhận, chứ con chính không chỉ là được người

me thụ thai trong thời kỳ giá thú.

Như vậy, pháp luật đã qui định trong những trường hợp nào thì đứa trẻ được

xác định là con chính thức của người chồng Và từ đó có thể chứng minh tư cách

con chính thức bằng chứng thư khai sinh Trong những trường hợp đặc biệt có thểchứng minh bằng các phương pháp luật định khác nhau là có quan hệ cha con trên

thực tế mà pháp luật thời bấy giờ gọi là “ chứng đích tình con chính” khi vẫn mang

họ cha, có quan hệ cha con như cấp dưỡng, giáo dục, được họ hàng gia đình và xã

hội thừa nhận (Điều 160, 161,162 - BDLBK)

+ Khước từ quan hệ cha con chính thức

- Quyền khước từ:

Người cha có quyền khởi kiện không nhận đứa con do được thụ thai trong thời

kỳ giá thú:

Nếu người chồng không nhận con thì người chồng phải có chứng cứ chứng

minh rằng mình không thể là cha của đứa trẻ, như vậy nghĩa vụ chứng minh thuộc

về người chồng Và người chồng có thể chứng minh bằng các chứng cứ sau:

Trong khoảng thời gian từ 300 ngày đến 180 ngày trước khi sinh đứa con thì

người chồng không thể ở chung với vợ mình được do xa cách hoặc do nguyên nhânngẫu nhiên khác (Điều 152 - BDLBK)

Trang 24

Sự phạm gian của người vợ đã có đủ chứng cứ và xét trên thực tế thì người

chồng không thể là cha của đứa trẻ “Chỉ vì một cớ vợ phạm tội thông gian mà chồngkiện không nhận con thì chưa đủ lẽ Tuy nhiên, nếu sự phạm gian đã có chứng cớ

rồi, mà xét tình trạng cũng rõ người chồng không phải là cha đứa bé, thì người

chồng cũng có thể kiện không nhận đứa bé ấy” (Điều 153 - BDLBK)

Ngoài ra, pháp luật còn qui định người đồng thừa kế với đứa trẻ hoặc người bị

đứa trẻ tranh chấp quyền thừa kế có quyền yêu cầu xem xét lại quan hệ cha conchính thức nếu người chồng của người mẹ bị chết hoặc không có khả năng nhận

thức (Điều 156 - BDLBK) Điều đó chứng tỏ rằng quyền yêu cầu xác định lại quan

hệ cha con trong pháp luật thời kỳ này rất rộng, theo suy luận thì có thể bao gồmnhững người thuộc hàng thừa kế của người chồng đó (con cái, cha mẹ, ông bà, anh

chị em, họ hàng bên nội, vợ) theo thứ tự luật định.

Người chồng có quyền khởi kiện không nhận đứa con do được thụ thai trước

thời kỳ giá thú, hoặc được sinh ra sau ba trăm ngày kể từ khi chấm dứt giá thú Đây

là trường hợp người chồng dễ dàng phủ nhận đứa con đó không phải là con của

mình.

- Thời hạn khởi kiện:

Theo qui định tại Điều 155 - BDLBK thì thời han để khởi kiện không nhận concủa người chồng là một tháng kể từ khi đứa trẻ được sinh ra nhưng nếu người chồng

đi vắng thì thời hạn này là hai tháng kể từ khi về nha Còn nếu giấu diém sự sinh đẻ

thì thời hạn là hai tháng kể từ khi phát hiện ra sự giấu diém đó

Đối với các chủ thể được quyền khởi kiện khác thì thời hạn là ba tháng kể từ

ngày biết việc sinh đứa trẻ

Trong trường hợp đặc biệt nếu đã hết thời hạn trên mà người khởi kiện chứngminh được rằng mình bị mắc lừa nên đã nhận đứa trẻ là con thì thời hạn sẽ được tính

thêm hai tháng nữa kể từ ngày phát hiện ra sự mắc lừa ấy ( Điều 157 - BDLBK)

Qua đó chúng ta thấy rằng việc qui định thời hạn khởi kiện này có ý nghĩa

nhất định, đó là làm ổn định quan hệ cha mẹ và con, nếu hết thời hạn luật định thìquan hệ cha và con đó được tồn tại lâu đài và bền vững, tạo được một tâm lý ổn địnhcho các thành viên trong gia đình, tuy nhiên quan hệ cha mẹ và con cái vốn rất nhạy

cảm và tế nhị do vậy việc qui định thời hạn khởi kiện này cũng còn nhiều vấn đề cần

tranh luận.

Nếu một đứa trẻ không được người cha nhìn nhận và bản án của Tòa án đã xác

Trang 25

định điều đó thì họ tên người chồng được xoá bỏ trong chứng thư khai sinh, đứa trẻ

không được lấy ho cha mà chi được lấy ho mẹ mà thôi (Điều 158 - BDLBK)

+ Khai nhận cha, mẹ và con hoang

Từ Điều 163 đến Điều 168 - BDLBK qui định về thủ tục hành chính khi khai

nhận con hoang Pháp luật cho phép một người cha, người mẹ được phép khai nhậncon hoang và xác định luôn mối quan hệ cha mẹ và con giữa các chủ thể Tuy nhiên,

do có sự phân biệt đối xử giữa các con, do vậy đối với con hoang do loạn luân hoặc

ngoại tình thì không được phép khai nhận:

“Nếu là con loạn luân hay ngoại tình của người mẹ, thì hộ lại không được

đăng ký sự khai nhận đứa con hoang ấy

Nếu hộ lại đã trót đăng ký sự khai nhận đứa con loạn luân hay con ngoại tình

đó, thì sự khai nhận ấy coi như không và vô hiệu” (Điều 168 - BDLBK)

Rõ ràng pháp luật thời kỳ này đã loại bỏ hẳn những đứa trẻ này khỏi mối quan

hệ với gia đình, với người cha của mình, do vậy không đảm bảo được quyền lợi cho

chúng.

+ Sự thừa nhận con hoang thành con chính

Đây là một qui định rất tiến bộ của pháp luật thời kỳ này: “Phàm con hoang

mà cha mẹ nó trước đã khai nhận, đến sau lại có giá thú hợp phép, thì có thể côngnhận làm con chính, sự công nhận ấy là tự nhiên chiểu luật” (Điều 169 - BDLBK),hoặc:

Nếu trước khi cha mẹ đứa con hoang không khai nhận mà sau lại có giá

thú, thì cũng có thể công nhận con chính được, nhưng khi khai giá thú

cha mẹ phải kiêm khai nhận cả con mới được

Khi ấy chứng thư giá thú phải biện lời hai vợ chồng cùng nhau nhận phân

minh là cha mẹ đứa con, mà họ tên, tuổi, ngày đẻ, chỗ đẻ đứa con phải

biên rõ ràng.” (Điều 170 - BDLBK)

Điều này chứng tỏ rằng con chính không chỉ là con được thụ thai trong thời kỳ

giá thú mà còn cả con được sinh ra trước thời kỳ giá thú và được cha mẹ nhìn nhậnkhi có cha mẹ có giá thú hợp pháp Chỉ có điều là để được hợp pháp hóa là con

chính thức thì phải thông qua một thủ tục là khai nhận và chứng thư khai nhận đó

cùng với chứng thư giá thú của cha mẹ sẽ là bằng chứng để chứng minh tư cách con

chính thức (Điều 173 - BDLBK)

+ Truy tìm cha mẹ con hoang

Trang 26

Về nguyên tắc thì con hoang vô thừa nhận sẽ không được phép khởi kiện để

truy tìm cha mẹ cho mình (Điều 174 - BDLBK) Tuy nhiên, pháp luật cũng qui định

trong một số trường hợp thì vẫn có thể truy nhận một người nào đó là cha của đứa

4, Khi người đàn ông và người đàn bà đã ăn ở, tư tình ra mặt với nhau

trong thời kỳ thụ thai theo luật định, nghĩa là kể từ một trăm tám mơi

ngày đến ba trăm ngày trước khi sinh con;

5, Khi người đàn ông đã cáng đáng hoặc giúp đỡ việc nuôi nấng giáo dục

đứa con như con mình.” (Điều 175 - BDLBK)

Những trường hợp này tương đối hợp lý và khoa học nhưng chưa thực sự chínhxác vì nhiều khi có thể những trường hợp này mang tính ngẫu nhiên

Luật cũng qui định thời hạn truy nhận là hai năm kể từ khi sinh con, hoặc từsau khi thôi không ăn ở tư tình cùng nhau, hay người đàn ông đã thôi không giúp đỡ

sự cấp dưỡng và giáo dục con nữa (Điều177 - BDLBK) Và khi truy nhận cha thì

người mẹ phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, với bất kỳ chứng cứ gì mà có thể

chứng minh được quan hệ cha con

Người mẹ có thể khởi kiện người “cha phỏng” hoặc với người thừa kế củangười đó Việc qui định như vậy đã đảm bảo được quyền lợi cho người con trong mọitrường hợp

- Hậu quả của việc truy nhận quan hệ giữa người cha và đứa con hoang:

Sau khi đã đủ chứng cứ và toà án tuyên cáo nhận cha cho đứa con thì sẽ xác

lập quan hệ cha con, ghi nhận gốc tích của người con đó trong chứng thư khai sinh

và tuỳ từng trường hợp cụ thể được phép mang họ cha hay họ mẹ nhưng chúng cũng

được hưởng những quyền và nghĩa vụ con chính thức (Điều 184 - BDLBK) Người

cha đó có thể phải chịu một khoản tiền cấp dưỡng cho đứa con cho đến khi nó mườitám tuổi, hoặc có thể đem đứa con đó về nuôi (Điều 182 - BDLBK) Đây là một quiđịnh rất tiến bộ của pháp luật thời kỳ này

Trang 27

Đối với quan hệ giữa người cha bi khai nhận và người mẹ của đứa con thi sẽphát sinh trách nhiệm bồi thường những khoản chỉ tiêu cho việc sinh nở, nuôi nấng

đứa con từ khi sinh ra hoặc những tổn hại cho người sản phụ (Điều 181 - BDLBK)

Mặc dù pháp luật cũng cho phép trong những trường hợp nhất định thì quan hệ

giữa người cha và đứa con hoang được thừa nhận và được bảo vệ nhưng nếu người

mẹ của đứa trẻ cùng lúc quan hệ với nhiều người hoặc người “cha phỏng” do sự xa

cách hay ngẫu nhiên mà không thể ở chung với người mẹ trong thời gian có thể thụ

thai đứa con thì toà án sẽ không thụ lý để giải quyết việc xin truy nhận cha cho con:

Gặp những khi như sau thì việc khai nhận cha, tòa án không thụ lý:

1, Khi có chứng cớ rằng trong thời kỳ thụ thai theo luật định, từ một trăm

tám mươi ngày cho tới ba trăm ngày, người mẹ ăn ở hoang tàng ai cũngbiết hay là tư thông với người khác nữa;

2, Trong thời kỳ thụ thai theo luật định vì sự xa cách, hoặc sự ngẫu nhiên,người “cha phỏng” đó rõ ràng không thể ở chung với người mẹ mà sinh ra

con được (Điều 176 - BDLBK)

Tóm lại, pháp luật trong giai đoạn này qui định vấn đề xác định cha, mẹ, conthành một chế định riêng, về nội dung tương đối đầy đủ và hoàn thiện hơn nhiều sovới pháp luật thời kỳ trước, về kỹ thuật lập pháp cũng có sự phát triển đáng kể Tuynhiên, nhiều qui định còn mang nặng tư tưởng phong kiến lạc hậu và điều đó là

không thể tránh khỏi

1.3.3 Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam thời kỳ từ Cách

mạng tháng 8/1945 đến nay

Sau Cách mạng tháng tám năm 1945 và sau ngày hoà bình lập lại, đất nước ta

tạm thời bị chia cắt làm hai miền: Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tạm thời chịu sựthống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Do ở hai miền có hai chế độ chínhtrị khác nhau nên ở mỗi miền chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật khác nhau

Đối với vấn đề xác định cha, mẹ, con cũng có những quy định khác nhau cơ bản.1.3.3.1 Xác định cha, me, con trong pháp luật Việt nam dưới chế độ Việt Namcộng hoà

Dưới chế độ Việt Nam cộng hoà có một số văn bản pháp luật tương ứng với

Trang 28

từng giai đoạn lịch sử sau đây:

+ Luật Gia đình ngày 02/01/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm

+ Sac luật số 15/64 ngày 23/04/1964 qui định về giá thú, tử hệ và tài sản cộngđồng (dưới thời Nguyễn Khánh)

+ Bộ Dân luật Sài Gòn ngày 20/12/1972 (Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu)

Vấn đề xác định cha, mẹ, con được LGD59 qui định tại Thiên thứ ba gồm hai

chương; SL15/64 qui định tại Chương thứ ba gồm hai tiết, DLSG qui định tại Thiên

thứ sáu gồm ba chương

Qua nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề xác định cha, mẹ, con trong các Bộ luật

này chúng tôi thấy rằng có rất nhiều các qui định là sự kế thừa và sao chép lại cácqui định của các Bộ Dân luật thời kỳ trước, do vậy chúng tôi chỉ đi sâu vào phân tích

những nét đặc thù, cơ bản nhất của các Bộ luật này

+ Khái niệm

Khác với các Bộ luật trước đây, trong thời kỳ này pháp luật đã đưa ra khái

niệm về con như sau:

- Con chính thức được gọi là tử hệ chính thức: Đó là người con được thànhthai trong thời kỳ hôn thú (Điều 83 - LGD59; Điều 100 - SL15/64; Điều 207 -

DLSG)

Các Bộ luật nay dùng từ “hôn thú” ma không dùng từ “giá thú” như thỡi kỳtrước, theo cách giải thích của các học giả thời kỳ trước thì danh từ “hôn thú” bao

93

gồm chữ “hôn” và “thú” cả hai chữ nay đều có nghĩa là lấy vợ, do vay khong mang

một nghĩa bao quát bằng từ “giá thú” Tuy nhiên theo cách hiểu thông thường thì hai

từ này là như nhau

Theo như các tác giả trước đây đã cho rằng: Hôn thú chẳng những gây nên mốiliên hệ giữa vợ chồng mà còn gây nên mối liên hệ giữa vợ chồng và con cái Nếu hai

người có lập hôn thú với nhau thì các con sinh ra đều là con chính thức Và mối liên

hệ giữa đứa con và người cha và người mẹ có kết hôn với nhau được gọi là tử hệchính thức; Mối liên hệ giữa đứa con và người mẹ là mẫu hệ, mối liên hệ giữa đứacon và người cha là phụ hệ

- Con hoang được gọi là tử hệ ngoại hôn: Là con của cha mẹ không có hôn thú(Điều 96 - LGD59; Điều 114 - SL15/64; Điều 220 - DLSG)

+ Xác định phụ hệ chính thức:

Điều 207 - DLSG đã qui định: “ Đứa trẻ thụ thai trong thời kỳ hôn thú là con

Trang 29

của chồng người mẹ”, Các văn bản pháp luật khác cũng qui định tương tự Tuy

nhiên SL15/64 lại qui định thêm: “ Đứa trẻ do người vợ thu thai hay sinh hạ trongthời kỳ hôn thú là con của người chồng” ( Điều 100)

Như vậy, pháp luật thời kỳ này cũng giống như pháp luật thời kỳ trước chỉ

nhằm xác định mối quan hệ giữa cha và con Bởi theo quan điểm cho rằng: Quan hệgiữa mẹ và con (mẫu hệ) là hậu quả của một sự kiện có thể thấy được và mang lạimột bằng chứng trực tiếp đó là sự kiện sinh đẻ, còn đối với quan hệ cha con (phụ hệ)

là hậu quả của sự thụ thai, không thể mang lại một bằng chứng trực tiếp Mặc dù hai

vợ chồng ăn ở chung với nhau trong thời ky thụ thai thì cũng không thể chắc channgười vợ đã thụ thai khi gần gũi chồng Do vậy, để xác định quan hệ cha con người

ta phải dựa vào sự suy đoán rằng nếu người mẹ có chồng chính thức thì khi sinh con,

đứa con đó sẽ là con của người chồng đó vì hai vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụđồng cư và nghĩa vụ trung thành với nhau

Như vậy, sự suy đoán phụ hệ có thể dựa trên những yếu tố sau:

- Dựa trên hôn thú của người mẹ

- Dựa trên nghĩa vụ trung thành của người vợ đối với chồng theo qui định củapháp luật và những phong tục tập quán, đạo đức truyền thống

Với mục đích là đảm bảo sự ổn định của trật tự xã hội

Để suy đoán chính xác quan hệ cha con thì pháp luật đã căn cứ vào các tiêuchuẩn sau:

-Su thụ thai trong thời kỳ hôn thú: “ Được coi là thụ thai trong thời kỳ hôn

thú đứa trẻ nào sinh đủ một trăm tám chục ngày sau khi hôn thú thành lập hay

không quá ba trăm ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu”.( Điều 207 - DLSG)

Như vậy, thời kỳ thụ thai pháp định sẽ là thời gian kể từ ngày thứ ba trăm đến

ngày thứ một trăm tám mươi trước khi sinh

- Sự sinh đẻ trong thời kỳ hôn thú: Theo Điều 100 - SL15/64 thì tất cả những

người con sinh trong thời kỳ hôn thú là con của người chồng, tuy nhiên nếu sinh ra

trước 180 ngày sau khi lập hôn thú, hoặc sinh sau 300 ngày kể từ khi chấm dứt hôn

thú thì có thể bị người cha khước từ phụ hệ (Điều 101, 102 - SL15/64), nhưng phápluật cũng qui định trong trường hợp này sẽ không được khước từ phụ hệ nếu người

chồng đã biết vợ mình có thai trước khi kết hôn; hoặc đã có mặt khi lập giấy khai

:sinh cho đứa trẻ hay tự đứng khai sinh cho đứa trẻ (Điều 103 - SL15/64)

Tử hệ chính thức có thể được chứng minh bằng các chứng cứ sau:

Trang 30

Chứng thu khai sinh hoặc su chấp hữu than trang để chứng tỏ có mối liên hệ tử

hệ giữa một người và cha mẹ Tương tự như các văn bản pháp luật trước

Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này có qui định thêm về quyền của người con

được phép khởi tố chứng minh tử hệ chính thức; Và những người thừa kế của người

con cũng có quyền này nếu người con bị chết khi còn vị thành niên Nếu người con

chết sau khi thành niên thì những người thừa kế chỉ có thể khởi tố trong thời hạnnăm năm kể từ ngày người con đã thành niên mà chưa đi kiện ( Điều 219 - DLSG).Đây là một sự kế thừa và phát triển hơn so với các bộ dân luật trước đây

+ Khước từ phụ hệ:

Người chồng được quyền khởi tố khước từ phụ hệ, hoặc nếu người chồng chết

thì những người thừa kế của người chồng có thể khước từ phụ hệ thay thế (Điều

209, 211 - DLSG)

Khước từ những đứa con được thụ thai trong thời kỳ hôn thú:

Người chồng phải chứng minh mình không thể là cha của đứa trẻ, có nghĩa là

người chồng phải chứng minh trong thời gian thụ thai pháp định vợ chồng không thể

gần gũi nhau vì xa cách; tai nạn rủi ro làm người chồng bất lực; hoặc sự sinh đẻ bịgiấu giếm ( Điều 209 - DLSG)

- Sự xa cách: Mỗi người một nơi và không thể gặp nhau Có nghĩa là không

có sự đồng cư trong thực tế vì đang thực hiện thời kỳ biệt cư pháp định (ly thân),hoặc biệt cư tạm thời khi đang tiến hành thủ tục ly hôn hoặc ly thân

- Sự bất lực vì tai nạn: Đây là một chứng cứ có sức thuyết phục, tuy nhiênpháp luật thời kỳ này không qui định cả trường hợp bất lực do tự nhiên hoặc do mộtnguyên nhân khác Day là một hạn chế

Khước từ những đứa con do được thụ thai trước thời kỳ hôn thú:

Bởi khi thụ thai đứa con, hai vợ chồng chưa phải thực hiện nghĩa vụ đồng cư và chưa phải thực hiện nghĩa vụ trung thành Do vậy người chồng dé dàng phủ nhậnđứa con đó không phải là con của mình

Khước từ những đứa con được thụ thai sau khi hôn thú đã đoạn tiêu và sinh ra

sau ba trăm ngày kể từ khi hôn thú đoạn tiêu: Cũng tương tự như trường hợp trước,nghĩa là người chồng không cần phải đưa ra bất kỳ chứng cứ nào

Thời hạn khởi tố (đối với người chồng) là hai tháng kể từ khi sinh đẻ, hoặc từkhi người chồng đi vắng trở về; hoặc từ khi phát hiện ra có sự giấu giếm sự sinh đẻ

(Điều 210 - DLSG)

Trang 31

Thời hạn khởi tố đối với những người thừa kế của người chồng là hai tháng kể

từ khi bi đứa trẻ tranh chấp việc chiếm hữu di sản (Điều 211 - DLSG)

Nếu hết thời hạn mà không khởi tố thì quan hệ cha con sẽ tồn tại vĩnh viễn, trừtrường hợp đặc biệt nếu người chồng bị mắc lừa mà nhận con

Qua đó thấy rằng việc qui định về thời hạn là hơi khác so với pháp luật thời kỳ

trước.

Sau khi toà án đã xác định người chồng không thể là cha của đứa con thì phần

họ tên người chồng sẽ được gạch bỏ trong giấy khai sinh của đứa trẻ

+ Sự thừa nhận tử hệ ngoại hôn

Cũng như pháp luật thời kỳ trước, con ngoại hôn được phép thừa nhận, sự thừa

nhận này chỉ phụ thuộc vào ý chí của người muốn thừa nhận bởi sự thừa nhận đó chỉ

có hiệu lực đối với người đứng ra thừa nhận, pháp luật không qui định phải cần đến

sự đồng ý của người con hay người đang nuôi dưỡng người con, trước đây gọi là “Sự

nhìn nhận có tính chất đơn phương” Từ vấn dé này sẽ nay sinh một vấn dé là có thể

thừa nhận con ngoại hôn khi người con này đã chết không? Bởi nó còn liên quan đếnquyền thừa kế tài sản?

Tuy nhiên đối với con ngoại hôn do loạn luân hay ngoại tình thì không đượcphép khai nhận

Pháp luật thời kỳ này đã đưa ra khái niệm về con loạn luân và ngoại tình như

sau:

Con loạn luân là con của một người đàn ông và một người đàn bà có họ hàng

vào trường hợp luật cấm kết hôn (Điều 222 - DLSG)

Con ngoại tình là con của một người đàn ông đã có vợ với một người đàn bà

đã có chồng hoặc một trong hai bên đã có vợ có chồng (Điều 222, 223 - DLSG)Đối với con ngoại tình riêng về đằng người cha hoặc người mẹ thì người mẹ

hoặc người cha độc thân vẫn có thể thừa nhận (Điều 223 - DLSG)

Từ đó có thể suy luận ra rằng nếu một người vợ sinh ra một đứa con trong thời

kỳ hôn thú nhưng không được người cha nhìn nhận với tư cách là con chính thức vàđược Toà án chấp nhận thì đương nhiên đứa con đó được coi là con ngoại tinh và là

con ngoại hôn Hoặc trong trường hợp hôn thú bị tiêu huỷ vì có tính chất loạn luânthì đứa con trong quan hệ hôn thú đó cũng trở thành con ngoại hôn

Tử hệ ngoại hôn có thể được chứng minh bằng chứng thư khai sinh hoặc chứng

thư khai nhận Tuy nhiên, trong DLSG lại cho phép những người có quyền lợi liên

Trang 32

quan xin huỷ bỏ sự thừa nhận ấy (Điều 227).

Qua đó có thể thấy rằng đối với việc thừa nhận con ngoại hôn trong pháp luật

thời kỳ này đã có bước phát triển mới

+ Kiện tìm mẫu hệ và phụ hệ ngoại hôn

Đối với con ngoại tình hay loạn luân không được phép truy tìm mẫu hệ hay

phụ hệ (Điều 134 - SL15/64)

- Truy tìm mẫu hệ ngoại hôn: Đối với con chính thức thì việc xác định mẫu

hệ có thể bằng chứng thư khai sinh hay sự chấp hữu thân trạng hay bằng nhânchứng Việc xác định này cũng tương đối thuận lợi vì cha mẹ còn có hôn thú

Đối với mẫu hệ tư sinh thì người con phải chứng minh:

Người đàn bà đó là người đã sinh ra một đứa trẻ và đứa trẻ đó là mình

“Muốn chứng minh điều đó người con phải chứng tỏ có sự chấp hữu thân trạng

một cách liên tục đối với người nhận là mẹ Nếu không có sự chấp hữu thân trạng,mẫu hệ có thể xác định bằng nhân chứng nếu có những suy đoán hoặc chứng tích

quan trọng hoặc có khởi chứng bút tích theo nghĩa Điều 218”.( Điều 237 - DLSG)

Đối với sự chấp hữu thân trạng thì người con phải chứng minh mình có mốiliên hệ với người được nhận là mẹ, được người đó đối đãi giáo dục, và có thêm sự

công nhận của gia đình và xã hội

Đối với nhân chứng thì người con có thể viện dẫn việc giống nhau về hìnhthức, sự trùng hợp về tuổi tác với đứa con do người đàn bà sinh ra, hoặc một lá thư

của người mẹ gửi cho thân nhân có liên quan đến đứa con

Thời hạn để truy tìm mẫu hệ là hai năm kể từ khi trưởng thành (Điều 237 DLSG)

-Quyền truy tìm mẫu hệ ngoại hôn còn thuộc về người cha của đứa con (vị

thành niên) hoặc người giám hộ của người con nếu người cha bị mất tích hoặc bị

chết, và thời hạn khởi tố là một năm sau khi sinh đẻ (Điều 238 - DLSG)

- Truy tìm phụ hệ ngoại hôn:

Đối với việc truy tìm phụ hệ ngoại hôn thì pháp luật thời kỳ này quy định

tương tự như pháp luật thời kỳ trước, nhưng có nhấn mạnh thêm rằng chỉ có ngườicon mới có quyền khởi tố truy tìm phụ hệ: “ Chỉ có người con mới được phép hành

sử tố quyền truy tâm phụ hệ” (Điều 231 - DLSG) Người mẹ (kể cả còn vị thành

niên) chỉ có quyền khởi tố truy tìm phụ hệ cho con trong trường hợp con còn vịthành niên (Điều 232 - DLSG) Ngoài ra, người giám hộ của đứa con còn vị thành

Trang 33

niên có quyền khởi tố truy tầm phụ hệ nếu người mẹ không thừa nhận con hoặc đã

chết hoặc đã mất tích (Điều 232 - DLSG) Còn về thời hạn khởi tố đối với người con

là hai năm kể từ khi trưởng thành, đối với người mẹ, người giám hộ là hai năm kể từkhi sinh đẻ

Sau khi đã được toà án xác định phụ hệ thì sẽ phát sinh trách nhiệm của người

bị xác định là cha đối với con và mẹ đứa con tương tự như pháp luật thời kỳ trước

+ Chính thức hóa con ngoại hôn

Điều kiện để được chính thức hóa là cha mẹ phải có hôn thú hợp pháp

Một số trường hợp chính thức hóa con ngoại hôn:

- Chính thức hóa ngay khi lập hôn thú: Nếu đứa con đã được thừa nhận trước

khi lập hôn thú, hoặc ngay khi lập hôn thú thì hôn thú đương nhiên mang lại sự chính thức hóa:

Con ngoại hôn đã được thừa nhận sẽ được đương nhiên chính thức hóakhi cha mẹ kết hôn với nhau

Su chính thức hóa cũng được thực hiện nếu sự thừa nhận được làm ngaykhi kết lập hôn thú; trong trường hợp này hộ lại cử hành hôn lễ sẽ lập một

chứng thư riêng để xác nhận sự thừa nhận và sự chính thức hóa” (Điều

243 - DLSG)

- Chính thức hóa sau khi lập hôn thú: Đứa con phải được thừa nhận tư cáchcon ngoại hôn và được chính thức hóa bởi một bản án của Toà án “Con ngoại hônđược thừa nhận sau khi cha mẹ kết hôn với nhau chỉ được chính thức hóa bởi một

bản án công khai xác nhận đứa trẻ có thân trạng con chung của hai người từ ngàylập hôn thú và tuyên nhận sự chính thức hóa.” (Điều 244 - DLSG)

Việc chính thức hóa sẽ được ghi nhận bên lề giấy khai sinh của đứa trẻ (Điều

246 - DLSG)

Sau khi đã được chính thức hóa thì con ngoại hôn được hưởng mọi quyền lợi

của con chính thức (Điều 245 - DLSG)

Đây là qui định kế thừa và phát triển của pháp luật thời kỳ trước

Tóm lại, các qui định thời kỳ này về vấn đề xác định cha, mẹ, con cũng có

nhiều điểm tiến bộ rất đáng ghi nhận như qui định phạm vi con ngoại hôn được thừa

nhận, quyền truy tìm cha mẹ cho con ngoại hôn khi đã thành niên

Trang 34

1.3.3.2 Xác định cha, mẹ, con theo hệ thống pháp luật Việt nam dưới chế độ

Xã hội chủ nghĩa

* Giai đoạn 1945 - 1954

Do tình hình kinh tế chính trị xã hội trong những năm đầu sau khi giành được

chính quyền là hết sức khó khăn và phức tạp, nên mặc dù rất quan tâm đến vấn đề

HN&GD nhưng chưa thể ban hành ngay được một văn bản pháp luật qui định vềHN&GD phù hợp với đường lối cách mạng, theo đời sống mới, do vay Nhà nước ta

vẫn tạm thời cho phép vận dụng những văn bản pháp luật cũ nhưng có sự chọn lọc

và theo những nguyên tắc cơ bản đã được qui định trong Sắc lệnh số 90 ngày 10/10/

1945 của Chủ tịch nước: “Những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của

nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa” Nhu vậy về cơ bản trong giai đoạnmày vẫn áp dụng theo các Bộ dân luật cũ như BDLBK Đối với vấn đề xác định

cha, mẹ, con cũng vậy.

Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà rađời đã ghi nhận những vấn dé cơ bản của đời sống xã hội trong đó có vấn déHN&GD Dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp (1946) về vấn dé HN&GD,

Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 97 - ngày

22/05/1950 sửa đổi một số qui lệ và chế định trong dân luật, Sắc lệnh này bao gồm

15 điều trong đó có 8 điều qui định về hôn nhân gia đình Đối với vấn đề xác định

cha, me, con thì Sắc lệnh này chưa quy định tập trung thành một chế định cụ thể, bởi

về cơ bản vẫn áp dụng các qui định trong các bộ luật cũ, Sắc lệnh này chỉ sửa đổimột số vấn đề cơ bản mà thôi Vấn đề xác định cha,me, con được qui định rải rác

trong các điều luật cụ thể và thể hiện rõ nét sự tiến bộ so với pháp luật thời kỳ trước:

Tại Điều 3 - SL97 đã qui định:

Trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ lấy chồng được

Song người vợ goá chỉ có thể lấy chồng sau 10 tháng kể ngày chồng chết

Nhưng trong thời hạn ấy, người vợ goá vẫn có thể tái giá nếu chứng rõrằng mình không có thai, hoặc đã có thai với chồng trước để tránh sự lẫnlộn về con cái

Hoặc tại Điều 4 - SL97 cũng qui định: “Người đàn bà ly dị có thể lấy chồng

khác ngay sau khi có án tuyên ly dị, nếu dẫn chứng được rằng mình không có thai

hoặc đương có thai.”

Trang 35

Điều luật ấn định thời gian “10 tháng kể từ khi chồng chết” mới được tái giá là

muốn đề cập đến một vấn dé: Thời gian 10 tháng là khoảng thời gian mang thai tối

đa của người phụ nữ, nếu trong thời gian đó người phụ nữ sinh con thì đứa con đó

được xác định là con của người chồng đã chết vì đã được thụ thai trong thời kỳ giáthú Nếu không ấn định thời gian trên mà người phụ nữ tái giá ngay và trong khoảngthời gian đó mà sinh con thì rất khó xác định được đứa trẻ đó là con của người

chồng trước hay người chồng sau Và SL97 còn qui định nếu chứng minh được làđang có thai hoặc không có thai thì có thể lấy chồng ngay, như vậy vừa không hạn

chế quyền kết hôn vừa đảm bảo xác định chính xác người cha của đứa trẻ Nếu đang

có thai thì vẫn được tái giá nhưng khi sinh con đứa con đó sẽ là con của người chồngtrước, nếu chưa có thai mà sau khi tái giá sinh con thì đứa con là con của người

chồng sau

Đối với con hoang thì SL97 cũng không phân biệt con loạn luân hay con ngoại

tình nữa và qui định: “Người con hoang vô thừa nhận thì được phép thưa trước toà

để truy nhận cha hoặc mẹ của mình” (Điều 9)

Có thể khẳng định đây là bước phát triển mới về vấn dé xác định cha, me, con

* Giai đoạn 1954 - 1975

Năm 1954 hoà bình lập lại nhưng đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai

miền Ở miền Bắc, chúng ta bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Về

pháp luật thời kỳ này bản Hiến pháp mới đã được ban hành vào ngày 31/12/1959 đã

ghi nhận những nguyên tắc cơ ban quan trọng về hôn nhân gia đình như quyền bình

đẳng của nam nữ về mọi mặt, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em

Trên cơ sở đó Luật HN&GD cũng được Quốc hội khóa I thông qua ngày29/12/1959 và có hiệu lực từ ngày 13/01/1960 Đây là kết quả lớn trong lịch sử lập

pháp thuộc lĩnh vực HN&GD Luật HN&GD (1959) đã xây dựng nên các nguyên

tắc cơ bản như bình đẳng giữa nam và nữ, bảo vệ quyền lợi của con cái Vấn đề xác

định cha, mẹ, con được Luật HN&GD (1959) qui định tại Chương IV “Quan hệ giữacha mẹ và con cái”, tuy qui định chưa đầy đủ nhưng cũng đã phần nào thể hiện được

những tư tưởng tiến bộ mới về cách nhìn nhận các loại con

Luật HN&GĐ(1959) đã qui định:

- Khái niệm: Luật HN&GD (1959) đã sử dụng khái niệm “con ngoài giá thú”

và khái niệm “con chính thức” nhưng không đưa ra định nghĩa về các loại con này

- Cha mẹ tự nguyện nhận con ngoài giá thú: Cơ quan có thẩm quyền giải

Trang 36

quyết là Ủy ban hành chính cơ sở (Điều 21)

- Tranh chấp về quan hệ cha mẹ và con ngoài giá thú: Cơ quan có thẩmquyền giải quyết là Toà án nhân dân (Điều 21)

- Quyền khởi kiện xác định quan hệ cha mẹ và con ngoài giá thú: Bao gồm

người con ngoài giá thú đã thành niên; người mẹ của người con ngoài gia thú; ngườithay mặt cho đứa trẻ ngoài giá thú chưa thành niên

- Quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú là như con chính thức

Luật HN&GD (1959) không qui định về thời hạn để xác định cha, mẹ, con nên

có thể hiểu là vô thời hạn vì đây là mối quan hệ tình cảm huyết thống

Qua đó có thé thấy rằng Luật HN&GD (1959) đã qui định vấn đề xác địnhcha, mẹ, con rất phù hợp với tình hình xã hội lúc bấy giờ nhưng sự qui định này là

chưa day đủ

Ngoài ra, trong giai đoạn nay còn có Thông tư số 15/TATC ngày 27/09/1974

của Tòa án Tối cao nhac lại đường lối xử ly hôn, một vài loại tranh chấp về dân sự,hôn nhân gia đình đã qui định một số sự kiện để xác định cha cho con ngoài giá thú.Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể trong chương sau

* Giai đoạn 1975 - 1986

Sau chiến thắng năm 1975 đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, thống nhất đấtnước vững bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Luật HN&GD (1959) được ápdụng trong cả nước từ ngày 25/03/1977 theo Nghị quyết số 76/NQ-HDCP/25.03.1977 của Hội đồng Chính phủ Đến năm 1980 bản Hiến pháp mới đã

được ban hành thay thế Hiến pháp (1959), trong đó đã ghi nhận các nguyên tắc cơbản về chế độ hôn nhân gia đình mới và trong thời kỳ này Luật HN&GD (1959) đãbộc lộ nhiều hạn chế do vậy cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình

mới Luật HN&GD mới đã được thông qua ngày 29/12/1986 tại kỳ hop thứ 12,

Quốc hội khóa VII Luật HN&GD (1986) đã thể hiện một bước tiến mới trong lịch

sử lập pháp về HN&GD Luật HN&GD (1986) đã ghi nhận những nguyên tắc cơ

bản từ sự kế thừa và phát triển của các văn bản pháp luật trước đó như nguyên tắc

bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con; nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em Đốivới vấn đề xác định cha, me, con đã được ghi nhận thành một chương riêng (Chương

V) bao gồm sáu điều, các điều luật qui định rất cu thể, cô dong, dé hiểu nhưng cũng

bao quát được hầu hết các vấn đề có liên quan

Luật HN& GD (1986) đã qui định:

Trang 37

- Khái niệm: Luật đã đưa ra các khái niệm cơ bản như “Con trong giá thú”;

“Con ngoài giá thú”; “Con chung” Tuy nhiên chưa đưa ra định nghĩa về các loại

con này Nếu so sánh với Luật HN&GD (1959) thì Luật HN&GD (1986) đã dùngkhái niệm “Con trong giá thú” thay thế cho khái niệm “Con chính thức” Còn khái

niệm con chung là một khái niệm mới.

- Xây dựng nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định quan hệ cha mẹ và con

trong giá thú:

“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó

là con chung của vợ chồng” (Điều 28)

Sự kế thừa va phát triển của Luật HN&GD (1986) rất phù hợp với hoàn cảnhkinh tế xã hội lúc đó Qua đó cho thấy phạm vi xác định là con chung của vợ chồng

là rất rộng

- Xác định lai quan hệ cha me và con: “Trong trường hợp có yêu cầu xác định

lại vấn đề này thì phải có chứng cứ” (Điều 28)

“* Người được khai là cha, là mẹ một đứa trẻ có thể xin xác định đứa trẻ đókhông phải là con mình” (Điều 29)

Như vậy, quyền yêu cầu xác định lại quan hệ cha con và mẹ con là thuộc vềngười cha hoặc người me và phải có các chứng cứ để chứng minh Luật HN&GD

(1986) không qui định các sự kiện để chứng minh vấn đề này Trong Nghị quyết số01/NQ-HĐTP/20-01-1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao hướng

dẫn áp dụng một số qui định của Luật HN&GD có qui định rằng: Người vợ công

nhận mình đã có thai với người khác trước khi kết hôn hay người chồng chứng minh

rằng mình đã đi công tác xa trong thời gian mà vợ có thể thu thai đứa trẻ

- Xác định quan hệ cha mẹ và con ngoài giá thú: Nếu người con ngoài giá thú

đã thành niên thì tự mình yêu cầu, kể cả trong trường hợp cha mẹ đã chết

Nếu người con ngoài giá thú chưa thành niên thì người mẹ, người cha, người

đỡ đầu có quyền yêu cầu thay, hoặc Viện kiểm sát nhân dân, Hội Liên hiệp phụ nữ,

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam cũng có quyền yêucầu thay cho người con chưa thành niên (Điều 31)

Khi có yêu cầu thì cần phải cung cấp chứng cứ để chứng minh

Như vậy quyền yêu cầu là rất rộng để đảm bảo cho quyền lợi của đứa trẻ

- Nếu các bên tự nguyện nhìn nhận quan hệ cha mẹ và con thì cơ quan cóthẩm quyền giải quyết là UBND (Diéu30)

Trang 38

- Nếu có tranh chấp thì sẽ do Toà án nhân dân xét xử (Điều 33)

Nhu vậy đã có sự phân định rõ thẩm quyền giải quyết vấn dé này là theo thủ

tục hành chính hay tư pháp

- Hậu quả pháp lý của việc xác định quan hệ cha mẹ và con ngoài giá thú:Con ngoài giá thú có mọi quyền và nghĩa vụ như con trong giá thú (Điều 32),điều này nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các con

Tóm lại, trong giai đoạn này pháp luật đã qui định khá day đủ về vấn đề xác

định cha, mẹ, con phù hợp với thời kỳ đổi mới của đất nước

* Giai đoạn 1986 - 2000

Thời kỳ này công cuộc đổi mới của nước ta đang trên đà phát triển đã tác độngđến mọi mặt của đời sống xã hội Đòi hỏi hệ thống pháp luật cũng cần có sự pháttriển mới cho phù hợp

Bản Hiến pháp mới (1992) đã ra đời và ghi nhận rất nhiều các quyền cơ bảncủa công dân về mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có các quyền về hôn nhân gia

đình Tiếp theo đó là BLDS được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu

lực ngày 01/07/1996, trong đó đã qui định rất nhiều quyền hôn nhân gia đình như:

“Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình” (Điều 37);

“Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con.” (Điều 39)

Trong điều kiện thực tế như vậy, Luật HN&GD cần được sửa đổi bổ xung và

đã được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000 và có hiệu lực từngày 01/01/2001 Luật HN&GD năm 2000 được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp(1992) và BLDS (1995), là sự kế thừa va phát triển từ Luật HN&GD (1986) Luật

HN&GD năm 2000 đã ghi nhận sáu nguyên tắc cơ bản va qui định khá chi tiết và

đây đủ các chế định cụ thể Vấn dé xác định cha, mẹ, con đã được qui định thành

một chế định riêng tại Chương VII “xác định cha, mẹ, con” từ Điều 63 đến Điều 66

khái quát những vấn đề cơ bản phù hợp với sự phát triển mới của xã hội Ngay tiêu

dé của chế định nay đã có sự thay đổi so với các văn bản pháp luật thời kỳ trước, sovới Luật HN&GD năm 2000 thì Luật HN & GD (1986) đã dùng tiêu đề là “xác định

cha mẹ cho con” như vậy không đảm bảo sự đầy đủ, toàn diện mang tính chất haichiều của vấn đề này Do đó để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thểtrong mối quan hệ này và đảm bảo đầy đủ ý nghĩa của các chế định pháp lý nên

Luật HN&GD năm 2000 đã dùng tiêu dé là “xác định cha, mẹ, con” Thực tế đây làmối quan hệ hai chiều, khi xác định được con thì có nghĩa là đã xác định được cha

Trang 39

mẹ hoặc cha hoặc mẹ và ngược lại, như trong dân gian ông cha ta thường nói: “Có

con thì mới có cha, có cháu thì mới có ông” Đây là một sự kế thừa và phát triển hơncủa Luật HN&GD năm 2000 Ngoài ra còn một số văn bản dưới luật qui định kháchi tiết về vấn đề này như Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm

phán toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của Luật HN&GDnăm 2000; Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3-10-2001 của Chính phủ qui địnhchi tiết hướng dẫn thi hành Luật HN&GD; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22-

10-2001 của Chính phủ qui định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN&GD chúng tôi sẽ nghiên

cứu kỹ ở chương sau

Trang 40

Chương 2

XÁC ĐỊNH CHA, ME, CON THEO PHÁP LUẬT HIEN HANH

2.1 CAC TRUONG HỢP XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON

2.1.1 Xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp

* Cơ sở pháp lý xác định cha, mẹ, con:

Điều 63 - Luật HN & GD năm 2000 đã qui định: “Con sinh ra trong thời kỳ

hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con

chung của vợ chồng”

Theo chúng tôi thì qui định trên của Luật HNGĐ năm 2000 là nguyên tắc suyđoán pháp lý xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp Để hiểu rõhơn nguyên tắc suy đoán pháp lý này, trước hết cần tìm hiểu một số khái niệm có

liên quan

+ Khái niệm hôn nhân: Theo qui định tại Khoản 6 - Điều 8 - Luật HN&GD

năm 2000: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” Liên quanđến khái niệm này thì khái niệm “kết hôn” được định nghĩa như sau: “Kết hôn là

việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp luật về điều kiện kếthôn và đăng ký kết hôn” (Khoản 2 - Điều 8 - Luật HN&GD năm 2000) và khái

niệm “kết hôn trái pháp luật”: “Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợchồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật qui định”(Khoản 3 - Điều 8 - Luật HN&GĐ năm 2000) Như vậy có thể hiểu rằng theo qui

định của pháp luật hiện hành thì chỉ khi nào có đăng ký kết hôn mới được gọi là ‘kethôn” và chỉ khi nào có kết hôn mới coi là xác lập quan hệ hôn nhân Cũng từ đó có

thể suy luận rằng khi hai bên nam nữ kết hôn mà tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết

hôn thì quan hệ đó là hôn nhân hợp pháp; Còn khi kết hôn mà lại vi phạm điều kiện

kết hôn thì đó là quan hệ hôn nhân trái pháp luật

+ Khái niệm con trong giá thú:

Luật HN&GD năm 2000 có dùng khái niệm “Con trong giá thú” nhưng 1ikhông đưa ra giải thích thé nào là con trong giá thú Như trong Chương! chéag tôi

đã đề cập đến khái niệm “giá thú” thì đây là một từ Hán việt và các học giả trước

đây đã định nghĩa giá thú “như sự phối hợp giữa một người đàn ông và :nột người

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w