MỤC LỤC
Các điều kiện sinh hoạt kinh tế ngày càng phát triển, đồng thời phá huỷ chế độ cộng sản cổ xưa và mật độ dân số ngày càng tăng, thì những quan hệ tính giao cổ truyền mất hết tính chất ngây thơ nguyên thuỷ của nó và càng tỏ ra là nhục nhã và nặng nề đối với đàn bà nên họ mong muốn ngày càng nồng nhiệt đạt được quyền giữ trinh tiết, kết hôn nhất thời hay lâu dài với chỉ một người đàn ông coi đó là được giải phóng. Gia đình một vợ một chồng là một đơn vị kinh tế độc lập, tồn tại vững chắc, khác với gia đình đối ngẫu là quan hệ vợ chồng chặt chế hơn nhiều và người chồng có quyền hành hơn nhiều so với người vợ, thường chỉ có người chồng mới có quyền cắt đứt mối quan hệ đó, chế độ một vợ một chồng không hề cản trở sự công khai hay bí mật có nhiều vợ của người đàn ông, có nghĩa là chỉ một vợ một chồng về phía người vợ mà không phải về phía người chồng.
Trong BLGL cũng không đề cập trực tiếp đến vấn đề xác định quan hệ cha mẹ và con (theo cách gọi cũ là tử hệ) nên khi vấn đề được đặt ra thì chỉ có Điều 322 qui định về tội thông gian là giải quyết vấn đề này một cách gián tiếp: Đó là phạt người vợ thông gian và người gian phu 100 trượng, cho phép người chồng được tự ý gả bán vợ cho người khác, nếu sự thông gian dẫn đến có con thì đứa con sẽ được xác định là con của hai người thông gian với nhau và người gian phu phải nuôi dưỡng đứa trẻ nếu bị bắt quả tang, hoặc do người vợ nuôi dưỡng nếu lỗi của người này được chứng minh. Do tình hình kinh tế chính trị xã hội trong những năm đầu sau khi giành được chính quyền là hết sức khó khăn và phức tạp, nên mặc dù rất quan tâm đến vấn đề HN&GD nhưng chưa thể ban hành ngay được một văn bản pháp luật qui định về HN&GD phù hợp với đường lối cách mạng, theo đời sống mới, do vay Nhà nước ta vẫn tạm thời cho phép vận dụng những văn bản pháp luật cũ nhưng có sự chọn lọc và theo những nguyên tắc cơ bản đã được qui định trong Sắc lệnh số 90 ngày 10/10/.
Đối với những quan hệ chung sống như vợ chồng được coi là có giá trị pháp lý thì theo qui định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TILT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội “Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình” đã xác định quan hệ vợ chồng của họ được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể. Khi việc chung sống như vợ chồng được coi là có giá trị pháp lý thì có nghĩa là quan hệ của họ cũng được pháp luật bảo vệ như là hôn nhân hợp pháp, do đó có thể áp dụng tương tự khái niệm “thời kỳ hôn nhân” như trên để xác định thời kỳ hôn nhân cho họ là từ khi họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng cho đến khi việc chung sống đó chấm dứt do một trong hai bên chết, hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặc bằng một bản án hay một quyết định thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật. Qua đó cho thấy khi xác định mối quan hệ cha con này, chủ yếu nhà làm luật dựa vào mối quan hệ thực tế giữa người mẹ và người đàn ông bị xác định là cha của đứa con, giữa họ đã có quan hệ sinh lý với nhau trong thời gian có thể thụ thai đứa con hoặc căn cứ vào mối quan hệ thực tế giữa người đàn ông bị xác định là cha với đứa con đó, bởi giữa họ không có hôn nhân hợp pháp nên không tồn tại thời kỳ hôn nhân và do đó không có căn cứ để suy đoán quan hệ cha mẹ và con được.
Còn về mặt pháp lý cần điều chỉnh hợp lý các điều kiện để được tiến hành áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản, hành vi cho, nhận tinh trùng, qui chế và trách nhiệm đối với việc bảo quản tinh trùng, đạo đức hành nghề và xác định cụ thể trách nhiệm khi có sự vi phạm xảy ra, dự liệu việc giải quyết những trường hợp tranh chấp về quan hệ cha mẹ và con có thể xảy ra ..Tất cả những qui định đó là những hành lang pháp lý để đảm bảo lợi ích gia đình, xã hội, bảo tồn nòi giống và tính nhân đạo cao cả.
Tiếp theo đó Bộ tư pháp đã có Công văn số 410/TP-PLDSKT ngày 03/04/2001 về việc hướng dẫn thi hành Luật HN&GD năm 2000 đã qui định trong khi chờ văn bản xác định thẩm quyền giải quyết đối với những trường hợp tự nguyện nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp thì vẫn tiếp tục thực hiện theo các văn bản pháp luật về hộ tịch, tức là vẫn theo thủ tục hành chính. Qua đó có thể thấy rằng quan hệ cha mẹ và con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp có thể bị xem xét lại và khi quyền yêu cầu của cha, mẹ được Toà án giải quyết và xác định người đó không phải là cha, mẹ của đứa trẻ đó thì đứa trẻ đó không còn là con chung của vợ chồng nữa mà có thể là con riêng của một trong hai bên vợ chồng hoặc con của một cặp vợ chồng nào đó.
Như vậy, đối với trường hợp cha mẹ chung sống như vợ chồng trước ngày Luật HN&GD năm 2000 có hiệu lực cũng vẫn phải áp dụng tương tự, tức là vẫn phải thông qua thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mặc dù theo qui định của pháp luật quan hệ của họ vẫn được coi là có giá trị pháp lý, có nghĩa là họ là vợ chồng của nhau được pháp luật thừa nhận và đứa con do họ sinh ra là "con chung của vợ chồng”. Có ý kiến cho rằng trong trường hợp này người mẹ khi đăng ký khai sinh cho đứa con đã không công nhận chồng mình là cha của đứa con do mình sinh ra, do đó khi người chồng muốn xác định mình là cha của đứa trẻ thì người chồng phải thông qua thủ tục xác định mình là cha cua đứa trẻ ấy, vì theo luật HN&GD năm 2000 đã qui định: "Người không được nhận là cha mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó là con minh" (Điều 64).
Theo quan điểm của chúng téi, trong những trường hợp đặc biệt như vì mục đích chữa bệnh thì có thể coi là một ngoại lệ không áp dụng nguyên tắc vô danh, có thể chỉ tìm hiểu nguồn gốc huyết thống qua hồ sơ, còn địa vị pháp lý của các chủ thể không thay đổi; Việc cho và nhận giao tử cần phải được xem xét một cách cẩn thận để tránh tình trạng việc cho và nhận cùng nguồn gốc, huyết thống, nhằm đảm bảo về nòi giếng. -Đối với cán bộ tư pháp ( cấp xã, phường) cần có những kế hoạch đào tạo, nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ pháp luật như khuyên khích và tạo điều kiện để các cán bộ tư pháp có thể tham gia học tập ở các lớp trung cấp Luật hoặc cao hơn là các lớp đại học Luật ở các loại hình đào tạo khác nhau; Có thể mở những lớp học ngắn han để bồi dưỡng kiến thức pháp luật mới trong đó có pháp luật HN&GD cho họ từ đó đảm bảo việc áp dụng pháp luật mang tính đồng bộ, thống nhất, kip thời.
- Đối với vấn đế sinh con theo phương pháp khoa học cần sớm xây dựng văn bản pháp luật để kịp thời điều chỉnh vấn dé này, đặc biệt là xác định cha, me, con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp, giám định viên, thẩm phán về phẩm chất, trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong công tác để đáp ứng những yêu cầu trong giai đoạn mới.