1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật - Lê Vương Long

210 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Lý Luận Về Quan Hệ Pháp Luật
Tác giả Tiến Sỹ Luật Học Lê Vương Long
Trường học Nhà Xuất Bản Tư Pháp
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 48,55 MB

Nội dung

Khái niệm quan hệ pháp luậtChương !KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT Trong khoa học pháp lý, khái niệm quan hệ pháp luật là một trong những khái niệm cơ ban thuộc phạm v1 nghiêncứu của khoa họ

Trang 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Trang 2

Mã số: TPA - 06 - 07

96-2005/CXB/14-156/XBTP/NXBTP

Trang 3

Tiến sỹ Luật học LE VƯƠNG LONG

Trang 5

LOI GIỚI THIEU

Công cuộc doi mới và su nghiệp xây dung Nha nước

pháp quyển xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở

nước ta dang đặt ra nhiều vấn dé đòi hỏi phải được kiến

giải về phương diện lý luận và kiểm chứng về mặt thực

tiễn Trong những nội dung của khoa học pháp lý đó, hoàn thiện lý luận quan hệ pháp luật, củng cổ, mở rộng và phát

triển hệ thông quan hệ pháp luật là một trong những vấn

dé cơ ban và thiết thực.

Quan hệ pháp luật là một trong những vấn đề lý luận

cơ bản của khoa học pháp lý, vì vậy, từ lâu nó đã được cácnhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở

những góc độ khác nhau Các kết qua nghiên cứu đó đã góp phần hình thành cơ sd lý luận về quan hệ pháp luật và ở mức độ này hay mức độ khác được vận dụng trên thực tế,

góp phần giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống pháp

lý Tuy nhiên, trong điều kiện nhà nước và pháp luật có sự

đổi mới thì quan hệ pháp luật sẽ có nhiều biến đổi hơn so

với các hiện tượng khác Chính vì vậy, các quan niệm cũ về

quan hệ pháp luật bộc lộ những điểm không phù hợp và

thích ứng Việc vận dụng các quan niệm đó sẽ gián tiếp đem lại hậu quả làm bó hẹp khung pháp luật và khả năng

hành vi thực tiễn của chủ thể Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu về quan hệ pháp luật để đối mới tư duy

Trang 6

nhận thức về điều chỉnh pháp luật, xác định luận cứ phân

chia ngành luật và chế định pháp luật

Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, quan hệ pháp luật

là một thành tố quan trọng Nó là tấm gương phan chiếu

đời sống pháp lý hiện thực trên tất cả các lĩnh vực của đời

sống qua mỗi chặng đường xây dựng và phát triển Đồng thời, nó là cơ sở, môi trường thực tế để đánh giá hiệu quả

pháp luật, giá trị xã hội của pháp luật Điều này cho thấy,quá trình nghiên cứu quan hệ pháp luật, ngoài việc tiếp tục

phát triển lý luận cơ bản, đòi hỏi phải có sự ứng dụng vào

thực tiễn để giải quyết các vấn dé thực tiễn đặt ra, làm sáng tỏ các vấn để nóng hổi và thiết thực hiện nay là vì sao

pháp luật ít đi vào cuộc sống, hiệu quả pháp luật không

cao, trật tự pháp luật và pháp chế còn lớng léo

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội

nhập ở nước ta hiện nay, quan hệ pháp luật hình thành, vận

động đa dạng, linh hoạt Tuy nhiên, hệ thống quan hệ pháp

luật cũng như các yếu tố cơ sở của nó đã bộc lộ những điểmhạn chế nhất định Dé là thiếu tính cân đối trong sự phát

triển của các loại quan hệ pháp luật, năng lực chủ thể không

theo kịp với nhu cầu đòi hỏi của đời sống xã hội, cơ chế kiểm soát quá trình hình thành và vận động quan hệ pháp luật

trên thực tế kém hiệu quả, nhiều loại quan hệ pháp luật bịbiến dạng về cơ cấu và tính chất v.v Điều này cho thấy,không những phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,nâng cao hiệu quả pháp luật mà cần thiết phải xem xét một

cách toàn diện về hệ thống pháp luật trên cơ sở gắn liền việc

nghiên cứu cơ bản với khảo cứu hệ thống quan hệ pháp luật6

Trang 7

thực tế Đây là công việc khó khăn bởi quan hệ pháp luật là

một hiện tượng phức tạp trong nhận thức luận; sự tồn tại,

vận động và phát triển của quan hệ pháp luật trên thực tê

rất đa dạng, linh hoạt, đồng thời, chịu sự tác động đa chiều

của nhiều yếu tố Sự hình thành và phát triển của hệ thông

quan hệ pháp luật trên thực tế không chỉ mang tính pháp lý

mà còn thể hiện cả những đặc điểm chính trị, kinh tế, tâm

lý, xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử

Từ trước đến nay, quan hệ pháp luật luôn là vấn đề có

ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn, vì vậy, nó đã thực

sự tạo ra được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoahọc ở các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là ở Liên Xô trước

đây như: C.C.ALekceeb; du K.Tolst; Y.A.Ylm;

A.A.Kovatrev; V.O.Lutrin; A.E.Kazlov; A.V.Miskevich;A.F.Sebanov; V.P.Kzimichuc; V.M.Gorshenev; C.A

Komarov; V.V.Lazareva; N.I.Matuzova; V.N Khropanhiuc

v.v Những công trình khoa hoc của các tac gia này đã dé

cập đến nhiều nội dung như khái niệm, đặc điểm, cơ cấu

của quan hệ pháp luật cũng như vị trí, vai trò của quan hệ

pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp luật và trong đời

sống thực tiễn Nhìn chung, đa số các nhà khoa học đều

thừa nhận khái niệm quan hệ pháp luật là một khái niệm

có tính nền tảng của khoa học pháp lý nên ít nhiều nó cũng

đã đem lại tính thống nhất trong nhận thức nghiên cứu về

các dạng quan hệ pháp luật chuyên ngành Tuy nhiên,

trong tình hình hiện nay, khi quan hệ pháp luật có sự biến

đổi linh hoạt, không ít nhà khoa học lại cho rằng không

nên tiếp tục quan niệm như vậy, bởi nó sẽ làm hạn chế sự

Trang 8

cdi mở tư duy điều chỉnh pháp luật, bó hẹp hệ thống quan

hệ pháp luật thực tiễn

Ở nước ta, các công trình nghiên cứu quan hệ pháp luật

nói chung, chưa có nhiều và chưa mang tính chuyên sâu.Quan hệ pháp luật mới chỉ được đề cập trong các bài viếtđơn lẻ đăng ở các tạp chí hoặc các chương, mục trong giáotrình môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật Về

phương diện nội dung cũng mới dừng lại ở một vài khía

cạnh như: quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể,

phân loại quan hệ pháp luật hoặc nghiên cứu quan hệ phápluật với tính cách là một yếu tố trong cơ chế điều chỉnh

pháp luật Chính lẽ đó, đổi mới nhận thức cơ sở lý luận về

quan hệ pháp luật không chỉ là một yêu cầu đặt ra của khoahọc lý luận chung về nhà nước và pháp luật mà còn là mộtđòi hỏi thiết thực của đời sống pháp lý hiện nay ở nước ta.Cuốn sách: “Những uấn dé lý luận vé quan hệ

phap luật` do TS Lé Vương Long - Giang viên chính

Trưởng Dai học Luật Hà Nội - biên soạn với mong muốn

đem lại một cách nhìn tổng quan, khoa học về quan hệpháp luật Trên cơ sở lý luận và nhận thức đó, hy vọng cuốn

sách có thể góp phần hỗ trợ cho các hoạt động pháp luật

thực tiễn và bước đầu nghiên cứu hệ thống quan hệ phápluật ở nước ta hiện nay

Việc biên soạn cuốn sách mặc dù rất công phu nhưng

cũng không thể tránh khỏi những điểm thiếu sót Rất mong

nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để cuốn sách táibản được tốt hơn

8

Trang 9

Mọi sự trao đổi, góp ý xin được gửi về Ban biên tập Nhà xuất bản Tư pháp hoặc trực tiếp cho tác gia TS Lê Vương

Long theo địa chỉ: Trường Đại học Luật Hà Nội, điện thoại:0988800899.

Nhà xuất ban Tu pháp xin trân trọng giới thiệu

Thang 02 nam 2006

NHA XUAT BAN TU PHAP

Trang 10

TÍNH HỆ THỐNG CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TẠI,

VAN DONG VÀ PHÁT TRIEN

Trang 11

Chương VII

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

TRONG CƠ CHE DIEU CHỈNH PHAP LUẬT

VÀ TRONG ĐỜI SONG THUC TIEN

Chương VIHI

CÁC YẾU TO ANH HUONG ĐẾN QUA TRÌNH

VẬN ĐỘNG CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI

HOẶC CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT

KẾT LUẬN

Danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục các van dé được dé cập trong

cuôn sách

141

155 195 197

207

Trang 12

Chương I Khái niệm quan hệ pháp luật

Chương !KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Trong khoa học pháp lý, khái niệm quan hệ pháp luật

là một trong những khái niệm cơ ban thuộc phạm v1 nghiêncứu của khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật

và được xem xét một cách cụ thể hơn trong các môn khoa

học pháp lý chuyên ngành Trong bất kỳ một ngành luật

nào thì các nhà khoa học cũng xác định rõ nội dung và

những nét đặc thù của quan hệ pháp luật được quyết địnhbởi đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của

ngành luật đó Những đặc điểm của việc điều chỉnh của các ngành luật khác nhau được thể hiện ở cấu trúc các quan hệ pháp luật, ở mối tương quan giữa quyển và nghĩa vụ, ở

thành phần và những đặc điểm pháp lý của các chủ thể, ở

các phương tiện tác động tới hành vi của các chủ thể đó.

Việc nghiên cứu các quan hệ pháp luật cụ thể đã khám phá

sâu hơn mối liên hệ giữa đối tượng và phương pháp điềuchỉnh, các quy luật khách quan về mối tương quan giữa các

loại quan hệ xã hội khác nhau với hình thức pháp lý của

chúng Việc nghiên cứu đặc điểm của các dạng quan hệ

pháp luật khác nhau đã làm phong phú thêm lý luận về

13

Trang 13

Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật

quan hệ pháp luật, làm sáng tỏ nội dung, ban chất của các

quan hệ pháp luật đó.

Trong khoa học phúp ly tu san, việc xây dựng khai

niệm quan hệ pháp luật, xem xét cơ cấu, đặc điểm của

quan hệ pháp luật (ở góc độ chung) hầu như được rất ít các

học giả tư sản tiếp cận với tính cách là một nội dung, một

đối tượng nghiên cứu độc lập Nhìn chung, việc nghiên cứuquan hệ pháp luật thường được xem xét gắn với từng loại

quan hệ pháp luật chuyên ngành cụ thể, gắn với thực tiễn

việc giải quyết về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý cụ

thể Có thể nói, ưu điểm của cách tiếp cận này là cho phép

nhìn nhận được một cách đa chiều về tính sống động củaquan hệ pháp luật trong đời sống thực tế Hơn nữa, phùhợp với cấu trúc của các loại quan hệ pháp luật, các học giả

tư sản đã giải quyết được nhiều vấn đề mới đặt ra của đờisống pháp lý thực tiễn, góp phần xác định khuynh hướng

và trạng thái của cơ chế điều chỉnh pháp luật trong từng

giai đoạn cụ thể.

Tuy vậy, khi xem xét quan hệ pháp luật với tính cách

là mối quan hệ giữa hai chủ thể có liên quan theo quy định

của pháp luật và bị ràng buộc lẫn nhau bởi quyền và nghĩa

vụ pháp lý thì họ cho rằng nghĩa vụ là cái cơ bản trong

quan hệ pháp luật Chủ thể này thực hiện nghĩa vụ của

mình tốt thì mới đáp ứng quyền của chủ thể khác Không

ít nhà khoa học nhấn mạnh quan điểm: muốn có thực

quyền phải gắn với nghĩa vụ nên đã thực sự đề cao nghĩa

Trang 14

Chương I Khái niệm quan hệ pháp luật

vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật Tuy nhiên, trong khoa

học pháp lý tư sản, tiêu biểu là ở các học thuyết pháp luật

Anh - Mỹ, thì ranh giới lại không rõ ràng giữa “có quyền”

và “uô quyền” Điều này cho thấy một thực tế là có thể một

số quyền được Nhà nước thừa nhận nhưng lại không tạo

được kha năng thực hiện nó thông qua (hay trong) các

quan hệ pháp luật cụ thể được đảm bảo bằng các biện pháp

của Nhà nước Vì vậy, đã hình thành khái niệm “các quyền

chủ thể không hoàn chỉnh” (imperfect rights) hoặc chế định

“các hợp đồng bi mất quyền được bao vé” (unenforceable

contract) Sự không rõ ràng giữa “có quyền” và “uô quyền”

ở đây có thé đem lại cơ chế giải quyết các nội dung pháp lý

không thông qua Toà án Điều này đã tạo ra một thực

trạng là một số quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng

pháp luật nhưng theo ý chí của các bên tham gia quan hệ

đó và nó có thé bi đặt ra ngoài phạm vi tac động của pháp

luật Nhìn chung, khái niệm quan hệ pháp luật chủ yếu

được dùng để phân tích quyền chủ thể và việc thực hiện nó treng các quan hệ pháp luật cụ thé.

Một số học giả tư sản tiếp cận quan hệ pháp luật chủyếu từ các giao ước dan sự, thương mại nên khuynh hướngnghiên cứu khái niệm quan hệ pháp luật gắn liền với khái

niệm hợp đồng, lý luận quan hệ pháp luật trước hết phải xây dựng trên lý luận về hợp đồng Như vậy, do nhiều

nguyên nhân mà trong giới luật học tư sản, khái niệmquan hệ pháp luật không được coi là khái niệm có tính nền

15

Trang 15

Những van dé lý luận về quan hệ pháp luật

tang của hệ thống các khái niệm pháp lý như thường thấytrong khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa

Trong khoa học phap ly xã hột chủ nghĩa, vấn dé quan

hệ pháp luật được nghiên cứu một cách có hệ thống (chủ yếu

ở Liên Xô cũ) Đề phát triển lý luận về quan hệ pháp luật,

các nhà khoa học pháp lý Xô Viết trước hết đã nghiên cứu

cơ sở phương pháp luận của nó, từ đó xác định vai trò, vị trícủa quan hệ pháp luật trong hệ thống các khái niệm pháp

lý O đây, việc khang định khái niệm quan hệ pháp luật là

một trong các khái niệm có tính nền tảng của khoa họcpháp lý được lý giai từ góc độ triết học mác-xít Một trongnhững vấn dé có tính quy định về phương pháp luận của

học thuyết lý luận này thể hiện ở việc xác định mối liên hệ

giữa quan hệ pháp luật với thực tiễn C.Mác và Ăng-ghen

đã nhiều lần chỉ rõ: thực tiễn là tiêu chuẩn quan trọng nhấtcủa lý luận Luận cứ có tính khoa học của Lê-nin về sựthống nhất giữa khái niệm và thực tiễn, khái niệm cầnphan ánh bản chất khách quan của hiện tượng, cần nêu bật

bản chất và các đặc điểm xác định của hiện tượng đã trỏ

thành cơ sở lý luận cho việc xây dựng khái niệm quan hệ

pháp luật Mặc dù khái niệm quan hệ pháp luật được xây

dựng dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn

chung các nhà khoa học đều thống nhất ở điểm cơ bản, đó

chính là hình thức của việc thực hiện pháp luật Việc khái

niệm quan hệ pháp luật được coi là một trong các khái niệmnền tảng của khoa học pháp lý đã cho thấy vị trí của nó

như là mô hình cấu trúc cơ bản (hay là mô thức chung) cho

Trang 16

Chương I Khái niệm quan hệ pháp luật

ca hệ thống lý luận quan hệ pháp luật chuyên ngành.Chính vì vậy, việc coi trọng tính nền tảng của khái niệm

quan hệ pháp luật ý có nghĩa quan trọng đối với việc nghiên

cứu các dạng thức quan hệ chuyên ngành, góp phần bảođam tính thông nhất, đồng bộ của hệ thông quan hệ phápluật trên thực tế Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là

khái niệm quan hệ pháp luật sẽ bao quát hết mọi khía cạnh

hoặc giai quyết hết các vấn dé đặt ra của quan hệ pháp luật

chuyên ngành Có thé khang định, sự phong phú va đa

dạng của quan hệ pháp luật chuyên ngành trong đời sống

thực tiễn đã không thể khái quát hết các đặc điểm, tính

chất đặc thù của nó trong khái niệm chung về quan hệ pháp

luật Do vậy, khi nghiên cứu, đối chiếu giữa lý luận với thực

tế, chúng ta thấy, khái niệm quan hệ pháp luật không có sự

bao quát hết các tình huống, trạng thái thực tế hoặc một số

đặc điểm của quan hệ pháp luật cụ thể lại không thích ứng

với nội hàm khái niệm quan hệ pháp luật chung

Thực tế ở nước ta, quan hệ pháp luật cũng đã được

nghiên cứu ở mức độ nhất định của khoa học lý luận chung

và khoa học pháp lý chuyên ngành Tuy nhiên, việc nghiên cứu cũng chưa hình thành các trường phái lý luận riêng

biệt, chưa có tính hệ thông và chưa có sự thống nhất trong

nhận thức về nhiều vấn dé cụ thể, trước hết là khái niệm

quan hệ pháp luật Khoa học pháp lý nước ta chưa có một

công trình nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về quan hệpháp luật Khái niệm quan hệ pháp luật chưa được chính

thức thừa nhận là ini khát TPPIPNSne dủa hệ thống

| iRUONG ĐẠI HỌC LUAT HA NÓI 17

FpHonc cv Ad

Trang 17

-Những vấn để lý luận về quan hệ pháp luật

các khái niệm của khoa học pháp lý Mặc dù vậy, trong

nghiên cứu và áp dụng pháp luật thực tiễn, quan hệ pháp

luật đã mặc nhiên trở thành một khái niệm cơ bản để có thể hỗ trợ nhận thức, giải quyết các vấn dé cụ thể khi

nghiên cứu về các loại quan hệ pháp luật chuyên ngành

Công cuộc đối mới ở nước ta cho thấy, sự biến đổi về

tính chất, cơ cấu của quan hệ xã hội đã kéo theo sự thay

đổi nhất định về nội dung các quy định pháp luật và đặc trưng pháp lý của các quan hệ pháp luật cụ thể Thiết

nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần đi sâu nghiên cứu quan hệpháp luật trong mối quan hệ đa chiều với hệ thông quan

hệ xã hội để thấy được vị trí, vai trò của nó trong đời sống

xã hội hiện đại Điều này đặt ra cho khoa học lý luận về

pháp luật nhiều vấn dé phải làm sáng to khi việc nghiêncứu quan né pháp luật dựa trên cơ sở nhận thức của cơ chế

quản lý và tư duy pháp lý cũ đã bộc lộ nhiều điểm không

còn phù hợp, trước hết là nội hàm khái niệm quan hệ phápluật Thực tiễn khoa học pháp lý Việt Nam đã có nhiều

cách hiểu khác nhau về khái niệm quan hệ pháp luật.

Nguyên nhân cơ bản theo chúng tôi là chưa có sự thốngnhất trong cách tiếp cận đối uới quan hệ pháp luật Có thể

tập hợp một số quan điểm hiện vẫn thường được sử dụng phổ biến ở nước ta”:

' Các quan điểm này đã và đang được sử dụng trong giáo trình Lý luận nhà nước

và pháp luật ở các trung tâm nghiên cứu, đào tạo luật của nước ta.

Trang 18

Chương | Khái niệm quan hệ pháp luật

- Quan điểm thứ nhất cho rằng:

Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý củacác quan hệ xã hội Hình thức pháp lý này xuấthiện trên cơ sở sự điều chỉnh của pháp luật đối

với các quan hệ xã hội tương ứng và các bên

tham gia quan hệ pháp luật đó đều mangnhững quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy

phạm pháp luật quy định.

Có thể nói, việc xem xét quan hệ pháp luật đã được gắn

liền với quan hệ xã hội, với sự điều chỉnh pháp luật nên có

sự hợp lý nhất định để đi đến việc thừa nhận quan hệ pháp

luật là một dạng thức quan hệ xã hội Tuy hiên, nếu cho

rằng quan hệ xã hội là nội dung và khẳng định quan hệ

pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội thì cầnphải nghiên cứu thêm Phải chăng, khi quan hệ xã hội thực

tế khoác trên mình hình thức pháp ly (vỏ bọc bên ngoài) thì

quan hệ xã hội vẫn còn tồn tại song song với quan hệ pháp

luật đó? Liệu có chính xác không nếu hai chủ thể thực hiện

việc đăng ký kết hôn, tức là đã thiết lập quan hệ hôn nhân

gia đình theo pháp luật thì giữa họ vẫn có một quan hệ hôn

nhân gia đình khác ngoài quan hệ có tính pháp lý kia? Cơ

sở nào để có thể phân biệt được đâu là xử sự của chủ thể

trong lĩnh vực pháp luật, đâu là xử sự thuộc lĩnh vực quan

hệ xã hội? Có thể nói, việc khang định sự tồn tại song song,

tách rời nhau giữa hai loại quan hệ này là hệ quả của việc

19

Trang 19

Những vấn dé lý luận về quan hệ pháp luật

xem xét hình thức tách roi nội dung.

Thiết nghĩ, trên thực tế, nếu cho rằng quan hệ phápluật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội sẽ khó catnghĩa được ở những trường hợp quan hệ xã hội chỉ tồn tại ởmột dạng thức là quan hệ pháp luật Loại quan hệ này

không thể tổn tại ngoài hình thức pháp lý đặc trưng đã được

xác định trong quy phạm pháp luật Việc không tuân thủ

hình thức pháp lý đó trên thực tế sẽ dẫn tới vi phạm pháp

luật (vi du: quan hệ về tố tụng, quan hệ về bảo hiểm ) Hay

chẳng hạn: Một quan hệ pháp luật hình sự phát sinh khi có

hành vi phạm tội xâm hại đến các quan hệ nhân thân (tính

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm ) hoàn toàn không

phải là hình thức pháp lý của các quan hệ nhân thân đó

Trong trường hợp này, bản thân quan hệ pháp luật hình sự

chỉ có thể phát sinh khi có hành vi phạm tội xâm hại đến

quan hệ nhân thân Nếu không có hành vi phạm tội đó thì

quan hệ pháp luật hình sự cũng không thé phát sinh R6

ràng, các quan hệ về nhân thân đã không đòi hỏi và không

thể đòi hỏi một quan hệ pháp luật hình sự nào xảy ra.

Chúng ta có thể đi đến khẳng định, quan hệ xã hội tồn

tại và phản ánh nhu cầu điều chỉnh nội tại của mình mộtcách khách quan Khi quan hệ xã hội được pháp luật điềuchỉnh, tức là nó được các quy phạm pháp luật xác định giớihạn, tính chất pháp lý cần thiết cho sự vận động và phat

triển Quá trình thực hiện quy phạm pháp luật làm xuất

hiện quan hệ pháp luật Thông qua các quan hệ pháp luật

Trang 20

Chương | Khái niệm quan hệ pháp luật

cụ thể thì quyền và nghĩa vụ của chủ thể mới được bộc lộ

và thực thi trên thực tế Như vậy, quan hệ pháp luật là

hình thức pháp lý đặc thù của việc thực hiện quy phạmpháp luật trên thực tế Còn hình thức pháp lý của quan hệ

xã hội được thể hiện trong nội dung của các quy phạm pháp

luật có liên quan Việc cho rằng quan hệ pháp luật là hình

thức pháp lý của quan hệ xã hội dường như có sự tách bạch

giữa nội dung vật chất của quan hệ với hình thức pháp lý

tương ứng Trong lúc đó, quan hệ pháp luật phải là sự

tương tác hữu cơ của hai yếu tố nội dung và hình thức Sựcan thiệp của pháp luật đã làm cho nội dung vật chất củaquan hệ đó mang tính pháp lý hay nó là nội dung pháp lý.

Bản thân sự tồn tại của quan hệ pháp luật trên thực tế

luôn luôn là sự hoà quyện, thông nhất của cả hai yếu tố

này, chúng ta không thể tách rời nó được.

- Quan điểm thứ hai bhẳng định:

Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hộiđược quy phạm pháp luật điều chỉnh

Theo quan điểm này, quan hệ pháp luật là những quan

hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh Về bản chất thì phảithừa nhận quá trình điều chỉnh pháp luật sẽ tạo nên hìnhthức pháp lý cho quan hệ xã hội, đồng thời, đem lại khả

năng hình thành quan hệ pháp luật thực tế Tuy nhiên,

cần phải hiểu quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và

21

Trang 21

Những vấn để lý luận về quan hệ pháp luật

quan hệ pháp luật không hoàn toàn đồng nhất với nhau

Quan hệ xã hội là một khái niệm chung để chỉ mối quan hệ

giữa con người với con ngươi trên một lĩnh vực hoạt động

nhất định Quan hệ xã hội xuất hiện và tồn tại một cách

khách quan cùng với sự phát triển của xã hội loài người.

Không phải mọi quan hệ xã hội đều được pháp luật điềuchỉnh Bởi vậy, khi cho rằng “quan hệ xã hội được phápluật điều chỉnh” đã tô rõ mục đích điều chỉnh, tác động của

pháp luật tới quan hệ xã hội cụ thể nhất định, hay quan hệ

xã hội đó đã nằm trong “thước ngắm” của pháp luật, thuộc

lĩnh vực mà pháp luật tác động tới Quan hệ xã hội đượcpháp luật điều chỉnh chính là đối tượng được pháp luậtđiều chỉnh Trong lúc đó, quan hệ pháp luật là khái niệm

cho thấy trạng thái thực tế của điều chỉnh pháp luật Quan

hệ pháp luật xuất hiện do kết quả của hoạt động thực hiện,

áp dụng pháp luật trong thực tiễn và được coi là hình thức

cơ bản để thực hiện quy phạm pháp luật.

Hơn nữa, cũng không phải có sự điều chỉnh pháp luật

tới quan hệ xã hội thì xuất hiện quan hệ pháp luật Chẳnghạn: Mặc dù Nhà nước ta đã có Luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam nhưng các nhà đầu tư quốc tế thấy chưa hấp dẫn(vì nhiều lý do) thì họ chưa đầu tư Vì vậy, quan hệ pháp

luật cụ thể chưa hình thành mặc dù sự điều chỉnh pháp

luật đối với lĩnh vực này đã có Điều chỉnh pháp luật thựcchất là quá trình Nhà nước dựa vào pháp luật và sử dụng

một loạt các phương tiện pháp lý đặc thù để bảo đảm cho

Trang 22

Chương I Khái niệm quan hệ pháp luật

các quan hệ xã hội vận động trong một trật tự có định

hướng nhất định Điều chỉnh pháp luật cũng có thể được

hiểu là sự tác động đặc thù lên quan hệ xã hội với tính cách

là nhân tế điều chỉnh có tính quy phạm và tính bắt buộc

chung Theo Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Đào Trí Uc thì “điều

chỉnh phap luật đó là uiệc Nha nước dùng phúp luột, dựa

uào pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xa hội, tác động

theo những hướng nhất định uào các quan hệ xã hội” Điều

chỉnh pháp luật cũng có thể là dùng pháp luật để bảo vệ

các quan hệ xã hội khỏi bị các hành vi vi phạm pháp luậtxâm hại tới Như vậy, điều chỉnh pháp luật có nhiều lĩnh

vực, khả năng và mục đích nhưng nhìn chung, cách hiểu phổ biến không nằm ngoài sự tương tác của pháp luật tới

quan hệ xã hội Trong lúc đó, quan hệ pháp luật lại nay

sinh giữa những chủ thể cụ thể, có cơ cấu quyền, nghĩa vụ

pháp lý cụ thể.

- Quan điểm thu ba có cách lý giải bhúc:

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội đặc biệtnảy sinh do sự tác động hữu cơ giữa quy phạmpháp luật và sự kiện pháp lý.

Khác với hai quan điểm trên, quan điểm này tiếp cận

quan hệ pháp luật từ thực tế, nghĩa là nó không thể hình

thành nếu không có sự kiện pháp lý xuất hiện, mặc dù cóquy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đó Sự hiện

23

Trang 23

Những van dé lý luận về quan hệ pháp luật

pháp ly chính là yếu tố bộc 16 quan hệ xã hội trên thực tế

và có vai trò làm cầu nối giữa hai hiện tượng quy phạm

pháp luật với quan hệ pháp luật Đây là những nội dung

hợp lý của quan điểm thứ ba khi nhìn quan hệ xã hội trong một trạng thái động Tuy nhiên, khó có thể hình dung là bằng cách nào quy phạm pháp luật lại có thể tự mình tac động “hữu co” tới quan hệ xã hội để làm xuất hiện quan hệ

pháp luật nếu không có các hoạt động của quá trình điềuchỉnh pháp luật thực tiễn Bản thân quy phạm pháp luật

là quy tắc thành văn chỉ tổn tại trong các văn bản quy

phạm pháp luật mà thôi.

- Quan điểm thứ tư lại hiểu:

Quan hệ pháp luật là quan hệ có tính chất

tác động qua lại về mặt xã hội trên ca sở những

sự kiện pháp lý nhất định để qua đó, chủ thểđạt được những mục đích của mình do phápluật quy định.

Đây là quan điểm cho thấy sự hợp lý về cách tiếp cận

quan hệ pháp luật từ thực tế và sự nhìn nhận nha cam vềranh giới tác động qua lại của các đặc tính xã hội - pháp lýthông qua sự kiện pháp lý Đây là một khái niệm có tínhkhái quát hóa cao về mặt lý luận, mặc dù trên thực tế

không phải mọi người có thể hiểu được một cách thấu đáo bởi cách tiếp cận có tính trừu tượng của quan điểm này Tóm lại, sự khác nhau nhất định giữa các quan điểm

Trang 24

Chương I Khái niệm quan hệ pháp luật

trên đã cho thấy tính phức tạp trong nhận thức luận về

quan hệ pháp luật và sự đa dạng trong cách lý giải đối với

hiện tượng này Mặc dù có những phương pháp tiếp cận

khác nhau nhưng điểm cốt lõi là các nhà khoa học đều thừa

nhận quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội, là hình

thức đặc thù của quá trình thực hiện quy phạm pháp luật

Qua phân tích va xem xét một cách toàn diện, chúng

tôi thống nhất uới các quan điểm trên đây ở những nội

dung cơ bản:

- Quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội;

- Các bên tham gia quan hệ pháp luật đều có quyển va

nghĩa vụ pháp lý;

- Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thé trong quan hệ pháp luật được dam bao bang các biện pháp

nhà nước;

- Trong điều kiện văn bản quy phạm pháp luật là

nguồn pháp luật cơ bản tạo nên cơ sở pháp lý của quan hệ pháp luật thì sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan

hệ pháp luật chủ yếu dựa trên quy phạm pháp luật

Bởi vậy, có thể khẳng định: “Quan hệ pháp luật là

dang quan hệ xa hội được hình thành, tôn tại van động

trên cơ sở pháp luật va được bảo dam bang các biện phap

nhà nước, đặc trưng boi sự hiện diện va tương tac cua

quyền, nghĩa vu pháp lý của chủ the”.

25

Trang 25

Những van dé lý luận về quan hệ pháp luật

Chương II

ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Việc nghiên cứu để tìm ra những đặc điểm cơ bản của

quan hệ pháp luật không chỉ xem xét từ những yếu tố đã

được khắc hoạ trong nội dung của quy phạm pháp luật mà

cần xem xét nó trong môi tương tác với các quan hệ xã hộicủa đời sống thực tế Kinh nghiệm cho thấy, với cách tiếp

cận này cho phép chúng ta giải quyết được mối quan hệgiữa các mô thức quan hệ pháp luật được khái quát trong

đời sông hiện thực của nó

Trước hết, phải khẳng định quan hệ pháp luật là một

dang của quan hệ xã hội Quan hệ xã hội là quan hệ giữa

con người với con người, hình thành trong quá trình hoạt

động thực tiễn sản xuất của cải vật chất và trao đổi về tinh

thần Mặc dù có sự đa dạng trong quá trình tồn tại, vận

động nhưng hệ thống quan hệ xã hội có vị trí, thứ bậc cũng

như vai trò khác nhau Nếu quá trình sản xuất của cải vật

chất là cơ sở cho sự tôn tại và phát triển của xã hội loài

người thì trong quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất, quan

hệ kinh tế là quan trọng nhất Quan hệ san xuGt quy

Trang 26

Chương Il Đặc điểm của quan hệ pháp luật

định tính chất của các mối quan hệ xã hội khác như quan

hệ chính tri, pháp luật, dao đức, tôn giáo Được coi là một

dạng của quan hệ xã hội quan hệ pháp luật có những đặc

điểm riêng biệt của mình, nhưng cũng luôn hàm chứa

những đặc điểm chung của quan hệ xã hội như:

- Hình thành khách quan trên cơ sở nhận thức;

- Gan liền với điều kiện tồn tại xã hội;

- Mang đặc điểm cá nhân và đặc điểm xã hội;

- Gắn liền với quá trình điều chỉnh xã hội.

Đương nhiên không có sự đồng nhất giữa quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội, mặc dù điều chỉnh pháp luật đã góp

phần làm biến đổi trang thái, môi trường vận động của

quan hệ xã hội cụ thể Sự đồng nhất này cũng không xảy ra

ngay cả trong sự biểu đạt nội dung quyền, nghĩa vụ thông

qua hành vi của chủ thể Mặc dù vậy, các chủ thể thực hiện

hành vi của mình không chỉ tính đến sự phù hợp với phápluật mà còn xem xét đến tính hợp lý, hợp tình nhìn từ góc

độ điều chỉnh bằng nhiều yếu tố xã hội khác Thông qua sự

tương tác, các quan hệ pháp luật có vai trò quan trọng lànhân tố trật tự hóa các quan hệ xã hội, hướng nó phù hợpvới yêu cầu của quá trình điều chỉnh pháp luật

Quan hệ pháp luật thể hiện sự ràng buộc, tương tác đặc

biệt giữa các chủ thể thông qua các quyền và nghĩa vụ pháp

lý của các chủ thể đó Đây là một trong những điểm khác

nhau căn bản giữa quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội

27

Trang 27

Những van dé lý luận về quan hệ pháp luật

1 QUAN HỆ PHÁP LUẬT LA QUAN HỆ CÓ TÍNH Ý CHÍ

Đặc điểm chung của quan hệ xã hội là đều mang tính

ý chí bởi nó được hình thành trên cơ sở nhận thức Tuynhiên, tính ý chí trong quan hệ pháp luật rõ ràng, cụ thể

và minh bạch hơn rất nhiều so với các quan hệ xã hội khác

Khi tham gia quan hệ pháp luật, phần lớn các chủ thể có

đầy đủ năng lực chủ thể Điều này tạo ra cho chủ thể Imột

khả năng nhận thức về quyền, nghĩa vụ và các điều kiện có

liên quan, khả năng điều chỉnh và kiểm soát hành vi của

mình Ý chí của chủ thể thuộc phạm trù chủ quan của chủ

thể, vì vậy, không phải bao giờ chúng ta cũng có thể nhìn

nhận được một cách rõ ràng nếu nó chưa bộc lộ thông qua

hành vi cụ thé Khang định quan hệ pháp luật là quan hệ

có tính ý chí xuất phát từ đặc điểm nó được hình thành, tồn

tại trên cơ sở nhận thức của con người Quá trình nhận

thức để thiết lập quan hệ pháp luật xuất phát từ nhu cầu của đời sống thực tế, nghĩa là có đối tượng cụ thể, giải

quyết những vấn đề tổn tại cụ thể Đây là quá trình chủ

thể tự tìm kiếm cách thức nhằm chuyển nhu cầu nội tại

của mình thành lợi ích, động lực thúc đẩy chủ thể hành

động một cách tích cực, có mục đích rõ ràng Điều này chỉ

đạt được khi chủ thể thông qua quá trình nhận thức và tư

duy một cách nghiêm túc nhằm đối chiếu với yêu cầu đặt

ra của pháp luật Nhận thức và ý chí của chủ thể càng thể

hiện rõ nét khi họ tham gia những loại quan hệ pháp luật

không có sự tham gia trực tiếp của Nhà nước Bởi ở những

Trang 28

Chương Il Đặc điểm của quan hệ pháp luật

loại quan hệ này, chủ thể hoàn toàn độc lập, chủ động

trong mọi hành vi nhằm hướng tới mục dich của mình cũng

như khách thể của quan hệ pháp luật đó Ngoài ra, cường

độ hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể cao

hoặc thấp, mạnh mẽ hoặc yếu ớt cũng phản ánh ý chí của

chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đó.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu đặc điểm này, có một vấn

đề khó kiến giải được một cách thỏa đáng là guan hệ pháp

luật thể hiện ý chi của Nha nước, của toàn bộ xã hội hay của từng chủ thể hoặc có sự kết hợp y chí chung? Trong sách báo pháp lý lâu nay đều cho rằng, ý chí thể hiện

trong quan hệ pháp luật có thể là ý chí của Nhà nước hoặc

là sự thỏa thuận ý chí của các chủ thể cùng tham gia quan

hệ pháp luật đó Trong thực tế, một loạt các quan hệ,

chẳng hạn như quan hệ pháp luật dân sự, lao động, đất

đai, hôn nhân và gia đình ý chí của các chủ thể được thể

hiện tương đối rõ ràng Nhưng ở quan hệ pháp luật hình

sự, ý chí của chủ thể và tính ý chí của quan hệ pháp luật

không có sự tương đồng hoàn toàn Quan hệ pháp luật

hình sự hình thành khi có tội phạm xảy ra Ở đây, ý chí

của kẻ phạm tội không phải (và hoàn toàn không muốn)

để tạo ra quan hệ pháp luật hình sự mà để đạt tới những

kết quả nhất định từ việc phạm tội Nhưng hành vì của kẻ

phạm tội là sự kiện pháp lý, là cơ sở thực tế để hình thành quan hệ pháp luật Đây chính là cơ sở để các co quan nhà

nước (hoạt động mang ý chí nhà nước) cá thể hóa hình

phạt đổi với kẻ phạm tội đó

29

Trang 29

Những vấn dé lý luận về quan hệ pháp luật

Hơn nữa, đối với các quan hệ xã hội chỉ tồn tại dướihình thức pháp lý tức là chỉ tồn tại dưới một dạng thức làquan hệ pháp luật (như quan hệ tố tụng, quan hệ bao

hiểm ) thì liệu có đúng không khi chúng ta phủ nhận tính

chất của quan hệ pháp luật với tính cách là quan hệ ý chí,

trong đó, ý chí được thể hiện trong quy phạm có tính đến ý chí của các chủ thể? Cũng không nên cho rằng, tất cả các chủ thể phải thể hiện ý chí và ở mức độ nhất định, ý chí đó

phải trùng hợp với nhau Điều này chỉ đúng với một số

nhóm quan hệ pháp luật nhất định

Trường hợp quan hệ pháp luật chấm dứt do quá thời

hạn, thời hiệu thì khi đó ý chí của chủ thể cần phải xem xét

cả về mặt chủ quan và khách quan Nếu chủ thể không

thực hiện quyền của mình thì chính chủ thể đó cũng đã thể

hiện ý chí của họ Như vậy, trong cả trường hợp này, quan

hệ pháp luật cũng chấm dứt dựa trên ý chí của các bên dù

đó là ý chí thể hiện qua việc từ chối quyền trong thời hạn

nhất định Tất nhiên, Nhà nước cũng có những quy phạm

pháp luật cho phép kéo dài thdi hạn khi có lý do chínhđáng, khách quan Cũng có một số trường hợp, quan hệpháp luật được hình thành không phụ thuộc vào ý chí của

các chủ thể tham gia quan hệ Chang han: trong quan hé

pháp luật phat sinh từ việc cơ quan nha nước có thẩm

quyền ra quyết định hủy hôn nhân trái pháp luật của đôi

nam nữ nào đó.

Trang 30

Chương II Đặc điểm của quan hệ pháp luật

II QUAN HỆ PHAP LUẬT ĐƯỢC HÌNH THÀNH, TỒN TẠI

VÀ VẬN ĐỘNG TRÊN CƠ SỞ PHÁP LÝ LÀ QUY PHẠM

PHÁP LUẬT

Sở di có cách đặt vấn đề như vậy vì ở nước ta, nguồn

pháp luật chủ yếu là pháp luật thành văn, do đó, có thể nói,

cơ sở pháp lý của hệ thông quan hệ pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật Chính vì lẽ đó, việc cho rằng quan hệ

pháp luật được hình thành, thay đổi và chấm dứt dựa trên

quy phạm pháp luật là một thực tế pháp lý cần được nhận

thức về phương diện khoa học Tham gia vào cơ chế điều

chỉnh pháp luật, quy phạm pháp luật được coi là cơ sở, tiền

đề pháp lý đối với việc vận hành toàn bộ các khâu, mắt xích

của cơ chế đó Nhờ có quy phạm pháp luật và hoạt động

thực hiện pháp luật mà quan hệ pháp luật hình thành,

quan hệ xã hội được mang hình thức pháp lý tương ứng.

Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật có mối quan hệ

khang khít, hữu cơ trong quá trình tồn tại và phát huy tác

dụng trên thực tế Tính xác thực, phù hợp của quy phạm

pháp luật được kiểm chứng thông qua quan hệ pháp luật,

ngược lại, quan hệ pháp luật cần được quy phạm pháp luật

mô hình hóa, phản ánh trước những đặc điểm, yêu cầu cơ

bản của nó Quy phạm pháp luật có nhiều loại, chứa đựng

các thông tin khác nhau được hình thành trên nguyên lý

nhận thức hiện thực khách quan của con người Là quy tắc

hành vi, quy phạm pháp luật được coi là phương tiện để

xác định các tình huống cụ thể của hành vi có thể xảy ra

31

Trang 31

Những vấn dé lý luận về quan hệ pháp luật

trong cuộc sống Vì vậy, nó có khả năng mô thức hóa hành

vi của con người gắn liền với các tình huống cụ thể Còn

quan hệ pháp luật là hình thức mà ở đó nội dung quy phạmpháp luật được hiện thực hóa hay nó là hình thức thực hiện quy phạm pháp luật.

Trỏ thành một trong các điều kiện cơ bản để thiết lập, thay đổi, chấm dit quan hệ pháp luật, quy phạm phap luật cần giỏi quyết được mấy van đề lớn:

- Nêu rõ loại chủ thể có liên quan cùng với điều kiện,

hoàn cảnh thực tế có thể xay ra (phần giả định);

- Yêu cầu của Nhà nước và xã hội đối với chủ thể trong hoàn cảnh đã được dự liệu trước O đây, mệnh lệnh thức nêulên đòi hỏi của Nhà nước cho phép hoặc bắt buộc chủ thểđược làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm đến đâu

Nội dung phần này thể hiện tính quyền lực của Nhà nước,

làm xuất phát điểm cho việc cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ

trong điều kiện đã nêu đối với chủ thể (phần quy định);

- Những biện pháp xử lý mà Nhà nước có thể áp dụng

đối với chu thể nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ chủ thể

hoặc bảo vệ quan hệ xã hội khỏi bị xâm hại thông qua hoạtđộng áp dụng pháp luật (phần chế tài)

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy, mặc dù quy phạm

pháp luật là tiền dé cho việc hình thành, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể nhưng không phải cứ có

quy phạm pháp luật là có quan hệ pháp luật hoặc mọi quan

Trang 32

Chương II Đặc điểm của quan hệ pháp luật

hệ pháp luật đều được phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt

trên cơ sở các quy phạm pháp luật Trên thực tế, có một sôquy phạm pháp luật có nội dung không trực tiếp đưa đếnviệc thiết lập quan hệ pháp luật cụ thể (chẳng han: với loạiquy phạm định nghĩa, quy phạm diễn giải) Trong một sốtrương hợp đặc biệt thì quan hệ pháp luật vẫn được phat

sinh trên cơ sở nguyên tắc pháp luật chung, thậm chí ngay

ca khi không có quy phạm pháp luật điều chỉnh như: ápdụng tap quán hoặc áp dụng tương tự pháp luật (ui dụ:

Điều 3 BLDS) Có thể nói, áp dụng pháp luật tương tự ở

Việt Nam cũng giông như trường hợp áp dụng luật hợp

lý - lẽ phải (reasons) trong hệ thông pháp luật Common

Law Thực chất, đây là khả năng dành cho các chủ thể có

thẩm quyền áp dụng pháp luật (như Thẩm phán) một khả

năng tự lựa chọn cách thức giải quyết các sự vụ pháp lý khi

không có các nguồn pháp luật trực tiếp điều chỉnh Cũng có

khi điều kiện hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ

pháp luật không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà

là một loại van bản pháp quy phụ? như công điện, công

'' Trong khoa học pháp lý, quan niệm văn bản pháp luật gồm hai loại là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật Những loại văn bản có tên gọi

như công điện, công văn , khoa học luật hành chính gọi là văn bản pháp quy phụ, mặc dù nó được sử dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng trong quan lý nhànước ở nước ta

33

Trang 33

Những van dé lý luận về quan hệ pháp luật

văn (chang hạn: công điện khẩn của Uy ban phòng chống

lụt bão trung ương hoặc công văn của một bộ gửi các đơn vị

cơ sở thuộc quyền tạm ngừng thực hiện một hành vi pháp

ly nào đó) Ngay ca những văn ban của các tổ chức chính

trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cũng có thể tác động trực tiếp đến việc hình thành, thay đổi

hoặc huy bo quan hệ pháp luật trên thực tế

Ill QUAN HỆ PHAP LUẬT CÓ NỘI DUNG LA QUYỀN VÀ

NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA CHỦ THỂ

Đây là đặc điểm cơ bản cho phép phân biệt rõ nét

quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác không do

pháp luật điều chỉnh Mỗi loại quan hệ pháp luật cụ thể

có cơ cấu chủ thể, nội dung khác nhau Trong đó, phạm

trù quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể được pháp luật

quy định rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho chủ thể thực

hiện trên thực tế, tránh hiện tượng tùy tiện lạm dụng

quyền hoặc bỏ mặc nghĩa vụ Như vậy, so với các quan hệ

xã hội khác, các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật

có được một phương thức xử sự cụ thể, rõ ràng hơn Chính

vì vậy, pháp luật được coi là thước đo, khuôn mẫu, chuẩn

mực của hành vi

Nội dung quyên, nghĩa vu pháp ly trong quan hệ phúp _

luật được xem xét day đủ trên các góc độ:

- Dung lượng quyền, nghĩa vụ;

Trang 34

Chương II Đặc điểm cua quan hệ pháp luật

- Phạm vi, giới hạn và mức độ cần thiết của quyền,

nghĩa vụ;

- Những tiêu chí, thước đo mang tính kỹ thuật - pháp

lý nhằm đánh giá, kiểm tra việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ thể:

- Thời hạn, thời hiệu cần thiết cho việc thực hiệnquyền nghĩa vụ chính và quyền, nghĩa vụ mới phát sinh;

- Phương thức thực hiện quyền, nghĩa vụ, khả năng

thừa nhận vô điều kiện quyền, nghĩa vụ trong những điều kiện nhất định (ui dụ: trong các quan hệ sở hữu), kha

năng đối lưu quyền, nghĩa vụ (như trong quan hệ hợp

đồng mua bán);

- Các biện pháp khắc phục, xử lý khi có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể;

- Su tương tác, phù hợp giữa các quan hệ pháp luật với

nhau, với quan hệ xã hội khác và với phong tục, tập quán,

truyền thống dân tộc

“Quan hệ pháp luật giữ một vi trí đặc biệt trong doi

sống pháp lý và là hình thức đặc thù của quá trình thực

hiện quy phạm pháp luật Nó vừa bị quy định bởi chính ha

tầng cơ sở, vừa chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng xã hội Nội dung

quan hệ pháp luật được xem xét trên hai phương diện là

phương diện phúp ly va phương diện thực tế:

Phương diện phap ly thực chất là hình thức pháp lý

30

Trang 35

Những vấn dé lý luận về quan hệ pháp luật

cần và đủ theo quy định của pháp luật tương ứng với quan

hệ nội dung Phương diện pháp ly thể hiện trên hai cấp độ:

- Thứ nhất, được hình thành dựa trên các quy phạmpháp luật hiện hành;

- Thứ hai, dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật “khung”

đó thì các cam kết, thỏa thuận bổ sung hoặc những yếu tố

phát sinh mới cần thiết được ghi nhận và dam bao tinh

pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể.

Ví dụ: Trong ly hôn, Tòa án xét thay tình

trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo

dai, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa

án quyết định cho ly hôn (Điều 89 LHNGĐ)

Ngoài ra, Tòa án còn phải xem xét đến những cam kết,

thỏa thuận của đương sự trong việc phân chia tài sản, nuôi

dưỡng con, các nghĩa vụ có liên quan Như vậy, phươngdiện pháp lý của nội dung quan hệ đòi hỏi phải đảm bảotính khách quan, chính xác, phù hợp với thực tiễn thì khảnăng hiện thực hóa mới cao Tuy nhiên, có nhiều nội dung

thực tế đã không thể dự liệu trước trong phần giả định của quy phạm pháp luật, nhưng gắn liền với các quan hệ pháp

luật cụ thể thì nó được ghi nhận như là một yếu tố của

phương diện có tính pháp lý và đương nhiên mang tính bắt

buộc Sự chuyển hóa linh hoạt này là tất yếu vì phương

diện thực tế bao giờ cũng phong phú va đa dang hơn rất

Trang 36

Chương II Đặc điểm của quan hệ pháp luật

nhiều so với quy định pháp luật và quá trình nhận thức

của con người

Phương diện thực tế cua nội dung quan hệ phúp luật

được biêu hiện ở các hành vi thực hiện quyền, nghĩa vu

phap ly cua chủ thé Có thé nói, đó là phương diện “sống”

của pháp luật và quan hệ pháp luật thông qua các hành vi

thực hiện pháp luật một cách tích cực của chủ thể Đây là

thước đo, đánh giá sự phù hợp giữa hai phương diện của

nội dung quan hệ pháp luật cụ thể Hiệu quả của việc thực

hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý trên thực tế còn phụ thuộcvào nhiều yếu tố trong mối quan hệ đa chiều dọc, ngangcủa pháp luật với các hiện tượng tự nhiên, xã hội Không

phải cứ chuẩn bị đầy đủ về phương diện pháp lý thì ở

phương diện thực tế không gặp khó khăn Đời sông pháp lý

ở nước ta cho thấy, mặc dù có rất nhiều quy phạm phápluật ở các cấp độ hiệu lực khác nhau quy định chi tiết về sở

hữu, quan lý và sử dung đất đai nhưng hiệu qua của việc

quan lý nhà nước đôi với lĩnh vực này lại rất thấp, tình

trạng lấn chiếm đất công và mua bán đất trái phép vẫn xây

ra nghiêm trọng ở nhiều nơi trong cả nước

Phương diện thực tế của nội dung quan hệ pháp luật là

hành vi cua các chủ thé trong thực hiện pháp luật, vi vậy,

nó phải là sự lựa chọn một cách tiết kiệm nhất về thời gian,

chi phí vật chất, công sức của chủ thể Nhà nước bao giờ

cũng mong muốn xây dựng một cơ chế kiểm soát và đánh giá phương diện thực tế của chủ thể phù hợp với tính chất

37

Trang 37

Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật

các quan hệ pháp luật.

IV QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAO DAM BẰNG CÁC

BIỆN PHÁP NHÀ NƯỚC

Được bảo đảm bằng các biện pháp nhà nước là một

thuộc tính của pháp luật nói chung Pháp luật nếu mất đithuộc tính này thì không khác gì các yếu tố điều chỉnh xãhội khác như đạo đức, tập quán và tín điều tôn giáo Việc

thực hiện quy phạm pháp luật dưới hình thức quan hệ

pháp luật cần được bão đảm bằng các biện pháp nhà nước

mới đem lại hiệu quả Tuy nhiên, các biện pháp bảo đảmnhà nước cần tính đến sự phù hợp với các biện pháp bảodam xã hội khác do quan hệ pháp luật là một dạng quan

hệ xã hội, hàm chứa các đặc tính của quan hệ xã hội trong

sự hình thành và phát triển Hơn nữa, điều chỉnh pháp

luật là một dạng của điều chỉnh xã hội, nó phải tươngthích với các phương diện điều chỉnh khác mới có hiệuqua cao Các biện pháp bao đảm cua Nhà nước da dang ca

về hình thức, tính chất và phương diện tác động Có

những biện pháp mang tính bắt buộc, cưỡng chế, có

những biện pháp cho phép, tùy nghi Do đó, việc sử dụng

hình thức nào cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của mỗi loại quan hệ pháp luật là hết sức quan trọng Việc

thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ

pháp luật cụ thể không phải bao giờ cũng cần sử dụng các

biện pháp mang tính cưỡng chế Trong đa số các trường

Trang 38

Chương II Đặc điểm cua quan hệ pháp luật

hợp thì cơ chế tự hòa giải, ý thức trách nhiệm cao của chủ

thể, trạng thái, môi trường pháp chế và trật tự pháp

luật đã cho phép thực hiện pháp luật có hiệu qua Khác

với các dam bao xã hội khác, dam bao nhà nước có tính

bắt buộc, chặt chẽ, được đặt trên cơ sở nội dung chế tài

pháp luật Bảo đảm nhà nước đối với quan hệ pháp luật

sẽ làm cho trật tự pháp luật được nâng cao, hệ thông

quan hệ pháp luật có thứ bậc rõ ràng trong tổn tại, giá trị

xã hội đích thực của quan hệ pháp luật được phát huy cóhiệu qua

Bao dam bằng các biện pháp nhà nước đối với quan hệ

pháp luật là sự bảo đảm về pháp lý, vật chất, tổ chức, kỹ

thuật, tư tưởng v.v nghĩa là tạo lập một môi trường có

tính nhà nước - xã hội cho sự hình thành và vận động đối

với ca hệ thống quan hệ pháp luật và từng quan hệ pháp

luật cụ thể Trên thực tế, mỗi loại quan hệ pháp luật khác

nhau có sự khác nhau về phạm vi, cách thức và yêu cầu về

sự dam bao đó Tuy nhiên, do Nhà nước khó có thể kiểm soát hết mọi quan hệ pháp luật cụ thể xây ra trong thực tế

ở từng thời điểm nên sự đảm bảo có thể mang tính trực tiếp

hoặc gián tiếp cho mỗi loại quan hệ pháp luật.

Đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi (có thể là sự tước

đoạt hoặc hạn chế về mặt vật chat, tinh thần) mà Nhà nước

sẽ Ap dụng đổi với họ Tuy nhiên, việc sử dụng các biệnpháp cưỡng chế đôi với các chủ thể, nhằm khôi phục trật tự

39

Trang 39

Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật

pháp luật là cần thiết nhưng không được lạm dụng và cần

phải gắn với việc giáo dục, thuyết phục trước khi áp dụng

nó Bản chất của bạo lực, trấn áp, cưỡng chế là không tạo

ra của cải vật chất cho xã hội, đó là phương diện lý luậncần quan tâm

Trang 40

Chương Ill Cấu thành quan hệ pháp luật

Chương III

CẤU THÀNH QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Xem xét cấu thành một quan hệ pháp luật là xem xét

các bộ phận hợp thành quan hệ pháp luật đó Để phân tích

một cách chính xác nhất cấu trúc của quan hệ pháp luật

cần xác định khái niệm cấu trúc như là phương thức liên

hệ của các yếu tố mang tính hệ thông trong phạm vi của

cái toàn bộ Theo quan điểm đó, có thể coi bản thân quan

hệ pháp luật như là một cơ cấu hoàn chỉnh, bởi vì quan hệ

pháp luật gắn liền với các chủ thể của quan hệ pháp luật

đó Thông qua chủ thể, các yếu tố cấu thành của quan hệ

pháp luật tương tác hữu cơ với nhau.

Việc nghiên cứu cấu thành của quan hệ pháp luật vớitính cách là sự thống nhất giữa hình thức pháp lý và nộidung vật chất sẽ cho phép đi đến hết luận uề những uấn dé

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức nào cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của mỗi loại quan hệ pháp luật là hết sức quan trọng - Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật - Lê Vương Long
Hình th ức nào cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của mỗi loại quan hệ pháp luật là hết sức quan trọng (Trang 37)
Hình sự. Mặt khác, với cách lập luận như quan điểm trên rất đễ làm cho người ta hiểu việc tham gia quan hệ pháp luật của các chủ thể là nhằm thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân khác chứ không phải vì chính - Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật - Lê Vương Long
Hình s ự. Mặt khác, với cách lập luận như quan điểm trên rất đễ làm cho người ta hiểu việc tham gia quan hệ pháp luật của các chủ thể là nhằm thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân khác chứ không phải vì chính (Trang 89)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w