1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội
Tác giả Phạm Thị Minh Phương
Người hướng dẫn TS. Phan Trung Lý
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 35,36 MB

Nội dung

vấn của đại biểu Quốc hội.1.1.2 Hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội Chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nư

Trang 1

PHẠM THỊ MINH PHƯƠNG

Chuyên ngành: Ly luận và lich sử nhà nước va pháp luật

Mã số: 60) 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN TRUNG LÝ

HÀ NỘI - 2006

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở pháp lý về hoạt động chất vấn của 4

đại biểu Quốc hội

1.1 Cơ sở lí luận về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội 41.1.1 Khái quát về chức năng giám sát của Quốc hội 41.1.2 Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội 7

1.1.3 Quy trình chất vấn và trả lời chất vấn 10

1.2 Cơ sở pháp lý về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội 161.2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển hoạt động chất vấn 16của đại biểu Quốc hội trước Hiến pháp 1992

1.2.2 Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động chất vấn 20

Trang 3

3.1.2 Quan điểm chỉ đạo việc đổi mới hoạt động chất vấn

3.2 Phương hướng đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấncủa đại biểu Quốc hội

3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động chất vấn

3.2.2 Đổi mới thủ tục thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

3.2.3 Những điều kiện bảo đảm cho hoạt động chất vấn được thực hiện

hiệu quả

3.2.3.1 Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội

3.2.3.2 Tăng cường cơ chế xem xét trách nhiệm cá nhân

KẾT LUẬN

45 47

47 49

54 60

63

Trang 4

1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân Trong hệ

thống tổ chức bộ máy nhà nước, Quốc hội được xác định là cơ quan đại diệncao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lậppháp quyết định những chính sách cơ ban của đất nước, thực hiện quyền giámsát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Quyền giám sát của Quốchội và việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của bộmáy nhà nước là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao

hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước Một trong những hoạt động giámsát quan trọng của Quốc hội là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn Thông

qua hoạt động chất vấn, đại biểu Quốc hội thể hiện trách nhiệm của người đại

biểu trước nhân dân, nhiều vấn đề bức xúc của xã hội được đại biểu đưa ra đểtìm giải pháp khắc phục

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

dân, do dân và vì dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa thì cùng với công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp, việc đổimới tổ chức và hoạt động của Quốc hội là một yêu cầu khách quan Trongnhững năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự đổi mới của hệ thốngchính trị, tổ chức và hoạt động của Quốc hội từng bước được kiện tòan và đổi

mới Quốc hội ngày càng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của mình

theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới

toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế — xã hội, tiến hànhcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hoạt động của Quốc hội còn có những

hạn chế Những hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như

Trang 5

Mot trong những giải pháp quan trọng mang tính quyết định để góp phần

nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội là phải đổi mới hơn

nữa hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội trong đó có việc thực hiện chất

vấn của đại biểu Quốc hội Do vậy cần nghiên cứu về mặt lí luận cũng nhưthực tiễn hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội trong điều kiện xây dựng

và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở đó đề xuất

những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại

biểu nói chung và hoạt động chất vấn nói riêng, tạo điều kiện để đại biểu

Quốc hội thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình

2 Tình hình nghiên cứu dé tài

Cùng với sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong những

năm qua nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Bộ và cấp Nhà nước, nhiều bài viết đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và hoạt động của đại biểu Quốc hội Đặc

biệt là các đề tài khoa học liên quan đến hoạt động giám sát, chất vấn do Văn

phòng Quốc hội tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu Các báo cáo và bài viếtđược công bố tại các hội thảo do các cơ quan Quốc hội tổ chức Đó là: “Thựctrạng quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp: thực trạng và kiến nghị

giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả” của Tiến sĩ Phan Trung Lý; hoặc

một số nội dung về hoạt động của đại biểu Quốc hội trong đề tài khoa học cấp

Nhà nước do Văn phòng Quốc hội chủ trì về “ Luận cứ khoa học để xây dựng

và hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội” Riêng việc tổchức nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội còn

hạn chế, chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, dé cập một cáchtoàn diện về vấn đề này

Trang 6

biểu Quốc hội, trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn

chế và những nguyên nhân, góp phần tìm giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy

chế về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội theo yêu cầu xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:

Một là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của hoạt động chất

Hai là, đánh giá thực trạng hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội,

rút ra những mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của nó

Ba là, kiến nghị các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động

chất vấn

Trang 7

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHAT VẤN CUA ĐẠI BIEU QUỐC

HỘI

1.1.1 Khái quát về chức năng giám sát của Quốc hội

Giám sát là việc Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc

và các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội theodõi, xem xét đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức cá nhân chịu sự giám

sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,

Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội '

Giám sát là một chức năng cơ bản, quyền đặc biệt của Quốc hội, cơ quan

quyền lực Nhà nước cao nhất Hoạt động giám sát của Quốc hội xuất phát từ

yêu cầu đảm bảo cho Hiến pháp, luật, Nghị quyết do Quốc hội ban hành đượcthực hiện trên thực tế, đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan hành pháp

trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình Quyền giám sát của Quốc hội mangtính quyền lực Nhà nước cao nhất Quốc hội có thể tiến hành giám sát ở mức

cao nhất hoạt động của bộ máy Nhà nước ở bất cứ phương diện nào, lĩnh vực

nào trong hoạt động quản lý Nhà nước, đối với các đối tượng kể cả đối với

những người giữ chức vụ cao nhất trong bộ máy Nhà nước, phán quyết những

vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước Hoạt độnggiám sát của Quốc hội mang tính tổng quát, bao trùm, mang tính định hướngnhất định đối với những vấn đề thuộc tầm vĩ mô, những vấn đề mà nhân dân

cả nước quan tâm Khi tiến hành hoạt động giám sát Quốc hội có thể áp dụng

! Khoản 1 Điều 2, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003

Trang 8

với những người bị giám sát( kể cả việc sửa đổi, hủy bỏ những văn bản pháp

luật có hiệu lực pháp lý cao hoặc bãi nhiệm, cách chức đối với những người

giữ chức vụ cao trong bộ máy Nhà nước).

Nguyên tắc tổ chức quyển lực Nhà nước của mỗi kiểu Nhà nước, mỗiquốc gia là cơ sở để quyết định tính chất, nội dung, phạm vi hoạt động giámsát Trong các Nhà nước theo nguyên tắc phân quyền, Quốc hội chỉ là mộtnhánh quyền lực như các nhánh quyền lực khác nên quyền giám sát của Quốc

hội bị hạn chế Ở các quốc gia này Quốc hội chỉ giám sát hoạt động của Chínhphủ, không giám sát và can thiệp vào hoạt động tư pháp Quốc hội một số

nước không xem xét tính hợp hiến của các đạo luật Quyền phán quyết về tínhhợp hiến của các văn bản luật thuộc về Tòa án Ngoài ra, thông qua hoạt động

xét xử của mình, Tòa án giám sát hành vi tuân thủ pháp luật của công dân, tổ

chức Trong điều kiện phân chia quyền lực Nhà nước thì bản thân hoạt độnggiám sát cũng bị phân chia Các nhánh quyền lực có tính đối trọng, chế ướcnhau nên hoạt động của các nhánh quyền lực sẽ là đối tượng giám sát của

nhau.

Ở nước ta, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp

giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và

tư pháp (Điều 2, Hiến pháp 92 sửa đổi) Toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về

nhân dân, quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân Cơ quan quyền lực Nhànước cao nhất là Quốc hội Điều 83 Hiến pháp 92 quy định “ Quốc hội thựchiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” Do vậyQuốc hội có quyền giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước Sở dĩ Quốc hội

có quyền hạn này là vì nếu Quốc hội chỉ dừng ở việc ban hành Hiến pháp, các

đạo luật và các nghị quyết mà không tiến hành giám sát việc tuân thủ các quy

Trang 9

ánh đúng bản chất của Nhà nước ta.

Với chức năng giám sát tối cao của mình, Quốc hội có vai trò và tráchnhiệm rất lớn trong việc bảo đảm cho hiến pháp và pháp luật được thi hànhnghiêm chỉnh, thống nhất trên cả nước; bảo đảm cho bộ máy Nhà nước ngàycàng hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn

Giám sát tối cao là quyền Hiến pháp giao cho cơ quan duy nhất là Quốchội Đối tượng giám sát chỉ có thể là các cơ quan, cá nhân do Quốc hội thành

lập, bầu hoặc phê chuẩn Như vậy phải hiểu rằng đối với quyền giám sát tối

cao của Quốc hội thì đối tượng giám sát phải là tầng cao nhất của bộ máy Nhà

nước bao gồm Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm

sát nhân dân tối cao, những người đứng đầu các cơ quan này và các thành viêncủa Chính phủ Đối tượng giám sát này được xác định như vậy bởi lẽ, theo

Hiến pháp 1992 thì tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên

tac quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công phối hợp trongviệc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo nguyên tắc này

thì Quốc hội là cơ quan nhà nước được phân công thực hiện chức năng giámsát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội đối với các

cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ở tầng cao nhất trong bộ máy nhà nước Còn

đối với những cơ quan cá nhân khác trong bộ máy nhà nước, theo Hiến pháp

và pháp luật hiện hành đã có sự phân công, phân nhiệm trong hoạt động giám sát.

Điều 83 Hiến pháp 1992 quy định “Quốc hội thực hiện quyền giám sáttối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” Quốc hội có quyền giám sát

đối với mọi lĩnh vực hoạt động từ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹthuật, an ninh quốc phòng, đối ngoại

Trang 10

vấn của đại biểu Quốc hội.

1.1.2 Hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội

Chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu

những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ

tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án

Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu

cầu những người này trả lời

Chất vấn là hình thức giám sát quan trọng, là quyền quan trọng của đạibiểu Quốc hội được Hiến pháp quy định Chất vấn tuy là quyển cá nhân củađại biểu Quốc hội nhưng khi thực hiện quyền nay thì nó được coi là một trong

những hoạt động giám sát của Quốc hội Trong hoạt động Quốc hội, chất vấn

là khái niệm có ngoại vi rộng tạm gọi là sự “ đối thoại mang tính quyền lực”.Chất vấn của Đại biểu Quốc hội là yêu cầu của đại biểu đó với tư cách làngười đại diện có thẩm quyền của nhân dân đối với người bị chất vấn theo quy

định của pháp luật, buộc người bị chất vấn phải giải thích trước cơ quan quyền

lực nhà nước về những khuyết điểm, những tồn tại trong hoạt động, công tác

của cơ quan mà cá nhân đó phụ trách, trả lời về nguyên nhân và biện phápkhắc phục Điều 98 Hiến pháp 1992 quy định “ Đại biểu Quốc hội có quyềnchất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thu tướng Chính phủ, Bộ trưởng

và các thành viên khác của Chính phú, Chánh án Tòa án nhân dan tối cao và

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Người bị chất vấn phải trả lờitrước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể

? Khoản 2 Điều 2, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003

3 Hoạt động chất ván-nhìn từ thực tế một kỳ họp Quốc hội, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/2001

Trang 11

Điều 49 Luật tổ chức Quốc hội 2001 quy định L Đại biểu Quốc hội có

quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và

các thành viên khác của Chính phú, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người bị chất vấn có trách nhiệm

trả lời về những vấn dé mà đại biểu Quốc hội chất vấn

Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội gửi chất vấn đến Chủtịch Quốc hội Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trước Quốc hội tại kỳ

họp đó Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả

lời trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ sau của Quốc hội hoặc trảlời bằng văn bản

Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến Uỷ ban

Thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết

định thời hạn trả lời chất vấn Nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nộidung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luật trướcQuốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Khi can thiết, Quốc hội hoặc Uyban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệmcủa người bị chất vấn.L`

Chất vấn, với tư cách là một hình thức giám sát của Quốc hội, được phânbiệt với các hình thức khác chủ yếu ở bản chất, mục đích, thủ tục và hậu quảcủa nó

Về bản chất, chất vấn là một hình thức được Quốc hội áp dụng để giám

sát hoạt động của các cơ quan và cá nhân được giao quyền, là sự thể hiện cụ

thể, trực tiếp quyền giám sát tối cao của Quốc hội Các đại biểu Quốc hội khi

thực hiện quyền chất vấn của mình là nhân danh cá nhân với tư cách là người

Trang 12

với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo luật định hay không.

Theo quy định của pháp luật thì chất vấn là quyền của cá nhân đại biểuQuốc hội Khi thực hiện chất vấn đại biểu Quốc hội độc lập là người đại diệncho nhân dân, thay mặt nhân dân, nhân danh quyền lực tối cao của nhân dânchứ không phải nhân danh một cơ quan, tổ chức hay Đoàn đại biểu Quốc hội

quan tâm (hay còn gọi là câu hỏi thường) nhằm thu thập thông tin, số liệu vềcác vấn đề nào cần biết thì trước khi đặt câu hỏi người hỏi hầu như chưa cóthông tin về vấn đề mà mình hỏi Loại câu hỏi thường phụ thuộc vào nhu cầu

nắm bat thông tin của đại biểu Quốc hội chứ không được quy định trong bất

kỳ văn bản pháp luật nào và cũng không bị hạn chế đối với bất kỳ đối tượng

nào Còn đối với chất vấn, trước khi nêu vấn đề đại biểu Quốc hội phải tìm

hiểu rất kỹ và nắm nhiều thông tin về vấn dé mà mình cần chất vấn để làm rõ

trách nhiệm của cá nhân có thẩm quyền đối với một vấn đề nào đó Chất vấn

được quy định rất rõ ràng trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, đối

tượng chất vấn cũng được chỉ ra cụ thể trong một phạm vi nhất định Vấn đềchất vấn khi đã được nêu lên theo đúng thể thức của pháp luật, chuyển đến

người bị chất vấn thì không còn là mối quan hệ cá nhân giữa người bị chất vấn

và người chất vấn mà đã trở thành một hình thức giám sát của Quốc hội

Trang 13

1.1.3 Quy trình chất vấn và trả lời chất vấn

Chất vấn là một trong những hình thức giám sát hiệu quả Thông qua hoạt

động chất vấn đại biểu Quốc hội thể hiện trách nhiệm của người đại biểu trướcnhân dân, nêu lên những vấn đề bức xúc Thông qua xem xét việc trả lời chất

vấn, Quốc hội đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác của người bị chất vấn

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động

giám sát của Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế hoạt động của Uỷ

ban Thường vụ Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoànđại biểu Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân tốicao, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã cụ thể hóa quyền chất vấn

của đại biểu Quốc hội và nghĩa vụ trả lời chất vấn của người bị chất vấn, quyđịnh cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp

cũng như thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội Cụ thể như:

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,

Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ,

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối

cao tại kỳ họp của Quốc hội hoặc giữa hai kỳ họp của Quốc hội Chất vấn

được thực hiện thông qua hình thức hỏi trực tiếp hoặc bằng văn bản, trả lời

chất vấn cũng được thực hiện thông qua hình thức trả lời trực tiếp hoặc trả lời

bằng văn bản

Thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp được quy định tại Điều 11của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Điều 25 Quy chế hoạt động của

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Điều 43 của Nghị quyết ban hành nội quy kỳ

họp Quốc hội” Cụ thể như sau:

*# Xem Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nội quy

kỳ họp của Quốc hội.

Trang 14

- Đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, người bi chất vấn vào phiếu

chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn Đoàn

thư ký kỳ họp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của đại biểuQuốc hội để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có trách

nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội

xem xét quyết định;

- Người bị chất vấn trả lời trực tiếp đầy đủ nội dung các vấn đề mà đạibiểu Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục tại

phiên họp Quốc hội theo thứ tự do Chủ tọa phiên họp nêu Thời gian trả lời

chất vấn về từng vấn đề không quá mười lăm phút Đại biểu Quốc hội có thểnêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời

Thời gian nêu câu hỏi không quá ba phút

- Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với

nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp

đó, đưa ra thảo luận tại một phiên họp khác hoặc kiến nghị Quốc hội xem xéttrách nhiệm đối với người bị chất vấn Người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp

hoặc đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản có trách nhiệmbáo cáo với đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã

hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo

Trong trường hợp vấn đề chất vấn cần có thời gian điều tra, nghiên cứu

thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hộihoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc trả lời bằng văn bản Quốc hội có thể

ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn nếu

xét thấy cần thiết

Do điều kiện thời gian có hạn, ở các khóa gần đây thường mỗi kỳ họp bốtrí khoảng thời gian hai đến ba ngày để trả lời chất vấn tại hội trường Về

Trang 15

nguyên tắc tất cả các chất vấn của đại biểu Quốc hội phải được trả lời bằng

văn bản hoặc trực tiếp Căn cứ vào số lượng và nội dung chất vấn, Uỷ ban

Thường vụ Quốc hội lựa chọn và quyết định đưa ra những chất vấn, tiêu biểu

và quan trọng để người bị chất vấn trả lời trực tiếp tại hội trường Quá trình trảlời, đại biểu Quốc hội và người bị chất vấn có thể đối thoại trực tiếp hoặcnhững vấn đề chưa trả lời được ngay thì người bị chất vấn có thể trả lời bằngvăn bản Yêu cầu đối với nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội là phải

ngắn gọn, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách

nhiệm cá nhân của người bị chất vấn

Căn cứ vào các quy định tại Điều 11 Luật Hoạt động giám sát và Điều

42, 42 Nghị quyết về Nội quy kỳ họp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có tráchnhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm góp phần thúcday hoat động chất vấn và trả lời chất vấn đạt hiệu quả tốt Tại mỗi ky hop của

Quốc hội, công tác chuẩn bị cho việc trình Quốc hội xem xét quyết định danh

sách người trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp toàn thể của Quốc hội là việc

quan trọng Với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội, có nhiệm vụ

giúp Quốc hội tổ chức thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội, Uỷ

ban thường vụ Quốc hội luôn theo sát tình hình chất vấn ở mỗi kỳ họp Quốchội, nghiên cứu và lựa chọn những vấn đề quan trọng, sát thực, có ảnh hưởng

đến đời sống của nhân dân Từ đó sau khi trao đổi, thống nhất với Thường trực

Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sáchngười có trách nhiệm quan lý lĩnh vực có liên quan phải báo cáo, giải trình và

trả lời chất vấn, làm rõ trước Quốc hội và cử tri cả nước về những vấn đề thuộcquyền quản lý và điều hành của mình

Thời gian gần đây, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu kết hợp

chương trình các phiên họp chất vấn gắn với chương trình xem xét một số nội

dung công việc khác tại kỳ họp Quốc hội Kỳ họp thứ 6 và thứ 7 Quốc hộikhóa XI, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn được bố trí kết hợp với việc

Trang 16

Quốc hội nghe báo cáo giám sát một số chuyên đề quan trọng khác Việc làmnày được coi là một yếu tố thuận lợi để đại biểu Quốc hội tăng cường chất

vấn, góp phần nâng cao hiệu quả các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn

Việc bố trí người tham gia trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp toàn thể cũng

có sự đổi mới Uy ban thường vụ Quốc hội rút ngắn thời gian báo cáo giải

trình tại Hội trường, thu gọn thời gian nêu câu hỏi chất vấn và trả lời chất vấn

Chính vì vậy có thể bố trí nhiều người tham gia trả lời chất vấn hơn và chất

lượng của hoạt động này cũng tốt hơn

Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

xem xét việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội được Quốc hội cho trả lời

tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các chất vấn khác được gửiđến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Việc chất vấn và trả lời chất vấn trong thời

gian giữa hai kỳ họp được thực hiện theo những trình tự sau đây:

- Đại biểu Quốc hội ghi nội dung chất vấn, người bị chất vấn và gửi đến

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ban công tác đại biểu giúp Uỷ banThường vụ Quốc hội tiếp nhận chất vấn của đại biểu Quốc hội để chuyển đến

người bị chất vấn

- Tùy theo nội dung và tính chất của chất vấn, Uỷ ban Thường vụ Quốc

hội có thể quyết định người bị chất vấn phải trả lời chất vấn bằng văn bản cho

đại biểu Quốc hội hoặc trả lời tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Trong trường hợp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho người bị chất

vấn trả lời bằng văn bản thì văn bản đó đồng thời được gửi đến Uỷ ban

Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội đã có câu hỏi chất vấn Nếu không

đồng ý với nội dung trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyển yêu cầu Chủ tịch

Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Trang 17

Trong trường hợp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc trả lời

chất vấn của đại biểu Quốc hội được tiến hành tại phiên họp của Uỷ ban

Thường vụ Quốc hội thì việc chất vấn được tiến hành như sau:

- Chủ tịch Quốc hội nêu nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội đã được

Quốc hội quyết định cho trả lời tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

và những chất vấn khác được gửi đến Uy ban Thường vụ Quốc hội trong thờigian giữa hai kỳ họp Quốc hội mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết địnhcho trả lời tại phiên họp

- Đại biểu Quốc hội có câu hỏi chất vấn có thể được mời tham dự phiên

họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến

- Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề mà đạibiểu Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục

Nếu đại biểu Quốc hội đã chất vấn không tham dự phiên họp thì nội dung

trả lời chất vấn, kết quả phiên họp trả lời chất vấn phải được gửi đến đại biểu

đó chậm nhất là bảy ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp của Uỷ ban Thường

vụ Quốc hội Khi nhận được nội dung trả lời chất vấn mà vẫn không đồng ý

thì đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa ra

thảo luận tại kỳ họp của Quốc hội Người đã trả lời chất vấn tại phiên họp của

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

bằng văn bản có trách nhiệm phải báo cáo với đại biểu Quốc hội bằng văn bản

về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời câu hỏi chất vấn tại kỳ họp

Quốc hội tiếp theo

- Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu xét thấy cần thiết Uỷ ban Thường vụ

Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị

chất vấn

Trang 18

Hậu quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Hiện nay, việc truyền hình hay truyền thanh trực tiếp và bình luận của

báo chí về những buổi chất vấn, trả lời chất vấn đã tạo ra một luồng công luận

mạnh mẽ gay áp lực to lớn Điều này tác động trực tiếp đến cả đại biểu chấtvấn và người trả lời chất vấn Khi thực hiện chất vấn có nghĩa là đại biểu Quốchội đang thể hiện trách nhiệm, kiến thức của mình trước dân, để chất vấn cóhiệu quả đòi hỏi người chất vấn phải tìm hiểu kỹ và có đầy đủ thông tin về vấn

đề cần chất vấn Thêm vào đó cần phải gần gũi với nhân dân để xác định

những vấn đề nổi cộm, bức xúc Chất vấn phải có nội dung cụ thể, rõ ràng để

có thể xác định được trách nhiệm của người trả lời chất vấn Nếu đại biểuQuốc hội không chuẩn bị tốt nội dung chất vấn có thể ảnh hưởng đến sự tín

nhiệm của nhân dân đối với đại biểu

Đối với người trả lời chất vấn, Hiến pháp và pháp luật không quy định

cho đại biểu Quốc hội có quyền áp đặt trực tiếp các biện pháp xử lý như một

chế tài đối với các đối tượng chịu sự giám sát Tuy vậy, kết quả trả lời chấtvấn sẽ dẫn đến việc có áp dụng hay không các biện pháp kỷ luật của Nhànước đối với người bị chất vấn Thông qua việc xem xét trả lời chất vấn, Quốc

hội có thể đánh giá năng lực, trình độ và trách nhiệm của những người trả lời

chất vấn Đó cũng là một căn cứ quan trọng để các đại biểu Quốc hội thể hiện

một số các quyền khác như bỏ phiếu tín nhiệm, bầu cử, bãi nhiệm, miễn

nhiệm nhưng chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn Ngoài ra, nhữngbuổi trả lời chất vấn được tường thuật trực tiếp đến toàn dân, vì vậy, những

người trả lời chất vấn không những phải chịu sức ép từ Quốc hội mà còn phảichịu sức ép từ công luận Những ý kiến trái ngược hoặc những phản ứng của

đại biểu Quốc hội, cử tri đối với việc trả lời chất vấn ít nhiều cũng khiến cho

họ phải xem xét và cân nhắc cách thức trả lời của mình cho những lần tiếp

theo

Trang 19

1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HOAT ĐỘNG CHẤT VAN CUA ĐẠI BIEU

QUỐC HỘI

1.2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển hoạt động chấtvấn của đại biểu Quốc hội trước Hiến pháp 1992

Quá trình hình thành và hoàn thiện những quy định về hoạt động chất

vấn của đại biểu Quốc hội ở nước ta gắn liền với quá trình hình thành và hoàn

thiện bộ máy nhà nước, đặc biệt là gắn liền với sự ra đời của bốn bản Hiến

pháp (Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992)

Có thể nói mỗi bản Hiến pháp là một bước phát triển của quy định về hoạtđộng chất vấn của đại biểu Quốc hội ở nước ta

Hiến pháp 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta mặc dù Hiến pháp

1946 không quy định cụ thể quyển giám sát của Nghị viện nhưng từ một số

nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Nghị viện được quy định trong Hiến pháp có

thể được coi đó là quyền giám sát của Nghị viện Đó là việc Nghị viện có

quyền kiểm soát và phê bình Chính phủ, thông qua hoạt động này Nghị viện

có quyền thể hiện thái độ của mình đối với hoạt động của các Bộ trưởng và

Nội các “Bộ trưởng nào không được Nghị viện tín nhiệm thì phải từ chúc

Tòan bộ Nội các không phải chịu liên đới trách nhiệm về một hành vi của Bộtrưởng ` (Điều 54) Việc giám sát hoạt động của Chính phủ còn thông qua

việc Nghị viện chất vấn các Bộ trưởng “Các Bộ trưởng phải trả lời chất vấn

bằng thu từ hoặc trả lời chất vấn bằng lời nói những điều chất vấn của Nghịviện hoặc Ban thường vụ Kỳ hạn trả lời chậm nhất là 10 ngày sau khi nhậnđược thư chất vấn Đây là quy định đầu tiên về hoạt động chất vấn, do hoàn

cảnh lịch sử và hoàn cảnh lập pháp lúc bấy giờ mà quy định này mới đượchình thành một cách khái quát Tuy nhiên, đây cũng là bước mở đầu cho mộttrong những hình thức giám sát của Quốc hội Tại thời kỳ lịch sử này do cơ

cấu tổ chức bộ máy nhà nước có những điểm đặc biệt nên chủ thể của hoạt

Trang 20

động chất vấn là tập thể chứ không phải là cá nhân đại biểu Quốc hội đó là

Nghị viện và Ban thường vụ và theo quy định thì Thủ tướng phải chịu trách

nhiệm về hoạt động của Nội các do vậy các Bộ trưởng trong nội các là người

phải trả lời chất vấn thông qua văn bản (thư chất vấn) của chủ thể có quyền

chất vấn theo quy định của pháp luật

So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 đã quy định tương đối cụ thể

hoạt động giám sát của Quốc hội, theo đó Quốc hội ' Igim sát việc thi hành

Hiến pháp) (Điều 50) Quyên giám sát của Quốc hội còn thể hiện qua việc

Hiến pháp quy định cụ thể các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ươngchịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội về hoạt động của mình;Quốc hội có quyền bãi miễn các chức danh quan trọng của Nhà nước do Quốchội bầu hoặc cử ra Về hoạt động chất vấn, với tư cách là thành viên của cơquan quyền lực nhà nước cao nhất đại biểu Quốc hội có quyén “ Các đại biểuQuốc hội có quyền chất vấn Hội đông Chính phủ và các cơ quan thuộc Hộiđồng Chính phú Cơ quan bị chất vấn phải trả lời trong thời hạn 5 ngày,trường hop can phải điều tra thì thời han trả lời là I tháng.”(Điều 59) TheoHiến pháp 1959 thì “ tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

A 99

đều thuộc về nhân dân” và nhân dân su dụng quyền luc cua mình thông qua

Quốc hội do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” nhân dân

thực hiện quyền lực của mình thông qua đại biểu Quốc hội - những người đạidiện trực tiếp do nhân dân bầu ra Do vậy Hiến pháp cũng quy định quyền

chất vấn là quyền của cá nhân đại biểu Quốc hội chứ không phải là quyền củatập thể như trước kia Đại biểu Quốc hội phải nắm bắt được nguyện vọng,những vấn đề bức xúc của nhân dân để phản ánh với các cơ quan nhà nướcthông qua hoạt động của mình, mà cụ thể là chất vấn Hội đồng Chính phủ và

các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ về những vấn đề nhân dân có ý kiến.Khi thực hiện nhiệm vụ này, đại biểu Quốc hội sẽ chịu trách nhiệm trước nhân

dân, những cử tri đã bỏ phiếu cho mình

Trang 21

Điều 42 Luật Tổ chức Quốc hội năm 1960 đã cụ thể hóa quy định của

Hiến pháp về hoạt động chất vấn như sau: “ Đại biểu Quốc hội có quyền chấtvấn Hội đồng Chính phú và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phi Lời chấtvấn do Chủ tịch đoàn hoặc trong thời gian Quốc hội không họp thì do Uỷ ban

thường vụ Quốc hội chuyển cho cơ quan bị chất vấn để trả lời trước Quốc hội

hoặc trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội” Quy định này cho thấy hoạt động

chất vấn có thể được thực hiện trong kỳ họp của Quốc hội cũng như trong thời

gian Quốc hội không họp, quy trình thực hiện chất vấn trong các thời gian

khác nhau cũng được quy định rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động

giám sát của Quốc hội nói chung của đại biểu Quốc hội nói riêng được thực

hiện liên tục không bị gián đoạn bởi thời gian Quốc hội không họp

Theo quy định của Hiến pháp 1980 được cụ thể hóa trong Luật tổ chức

Quốc hội 1981, Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung

dân chủ (Điều 6), “ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơquan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam” (Điều 82) Do vậy hoạt động giám sát của Quốc hội mà cụ thể là hoạtđộng của đại biểu Quốc hội được kế thừa và hòan thiện hơn, thể hiện sự gắn

bó giữa Quốc hội và nhân dân Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối

với hoạt động của Nhà nước ma cụ thể là thực hiện quyền giám sát tối cao

việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, xét báo cáo công tác của Hội đồng nhà

nước, Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao Cu thể là quyên chất vấn của đại biểu Quốc

hội được kế thừa và hoàn thiện hơn không chỉ đối với Hội đồng Bộ trưởng, các

thành viên của Hội đồng Bộ trưởng mà còn đối với cả Chánh án Tòa án nhân

dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao “ Đại biểu Quốc hội

có quyền chất vấn Hội đông Bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng Bộtrưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

Trang 22

dân tối cao Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội trong

kỳ họp của Quốc hội Trong trường hop cần điều tra thì Quốc hội có thể quyếtđịnh cho trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc tại kỳ họp sai của Quốc hội.Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước Những người

phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyếtnhững kiến nghị của đại biểu ” (Điều 95, Hiến pháp năm 1980)

Điều 59 Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước năm 1981 quy

định “ Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Bộ trưởng và các thànhviên của Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện Kiểm sát nhân dân tối cao Khi Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội gửi

những chất vấn đến Chủ tịch Quốc hội để Chủ tịch Quốc hội chuyển cho các

cơ quan hoặc người bị chất vấn

Khi đại biểu chất vấn Hội đông Bộ trưởng thì Chủ tịch Hội đông Bộ

trưởng hoặc một thành viên duoc uy nhiệm cua Hội dong Bộ trưởng trả lời.Khi đại biểu chất vấn một thành viên được uy nhiệm của Hội đông Bộ trưởng

thì thành viên đó trả lời

Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp

đó của Quốc hội Trong trường hop can điều tra thì Quốc hội có thể quyếtđịnh cho trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội

Giữa hai kỳ họp Quốc hội đại biểu Quốc hội gửi chất vấn đến Chủ tịch

Hội đồng Nhà nước để Chủ tịch Hội đông nhà nước chuyển cho các cơ quan

và người bị chất vấn Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Hộiđồng nhà nước hoặc theo quyết định của Hội đồng nhà nước trả lời trướcQuốc hội tại kỳ họp gan nhất ”

Theo quy định của luật này thì hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc

hội sẽ là tiền đề cho việc xác định trách nhiệm của cơ quan hoặc người bị chất

Trang 23

vấn “ Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Hội đông nhà nước ra nghị quyết về việctrả lời và trách nhiệm của những người hoặc cơ quan bị chất vấn ” (Điều 60).

Để cụ thể hơn quy trình chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp của

Quốc hội cũng như khi Quốc hội không họp, trong Quy chế hoạt động của Đại

biểu Quốc hội năm 1981 có quy định “ Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn

Hội đồng Bộ trưởng, các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án Tòa

án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Khi Quốc

hội họp, đại biểu Quốc hội gửi chất vấn đến Chủ tịch Quốc hội Cơ quan hoặc

người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp đó Khi đại biểu Quốchội chất vấn một thành viên của Hội đồng Bộ trưởng thì thành viên đó phảitrả lời Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội quyết định thời gian trả

lời trước Hội đồng nhà nước hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội

Khi Quốc hội không họp thì những chất vấn được gửi đến Chủ tịch Hội

đồng nhà nước để Chủ tịch Hội đông nhà nước chuyển đến cơ quan hoặc

người bị chất vấn và quyết định rõ việc trả lời Nếu đại biểu Quốc hội chưa

thỏa man với sự trả lời thì có thể dé nghị Chủ tịch Hội đông nhà nước hoặc

Chủ tịch Hội đồng nhà nưóc đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Hội đồng

nhà nước Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Hội đông nhà nước ra nghị quyết vềviệc trả lời và trách nhiệm của cơ quan hoặc người bị chất vấn ”

1.2.2 Những quy định của pháp luật hiện hành về chất vấn và trảlời chất vấn

Từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX đến nay về tổ chức và phương thức hoạtđộng của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, các hình thức hoạt động của Quốc

hội ngày càng được cải tiến Quốc hội ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ,

quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật Tổ chức của Quốc hội đã

được tăng cường, sinh hoạt dân chủ được phát huy trong quá trình thảo luận,

Trang 24

quyết định những vấn dé thuộc thẩm quyền của Quốc hội Vai trò của Quốc

hội được đề cao trong đời sống chính trị, hoạt động của Quốc hội đã bao quátnhiều mặt và dần đi vào thực chất nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của công

cuộc đổi mới toàn diện đất nước thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực và thếgidi.

Kế thừa quy định của Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 (Điều 83) tiếp

tục khẳng định quyền giám sát tối cao của Quốc hội, theo đó Quốc hội thựchiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Để thực

hiện tốt chức năng này, của các Đại biểu Quốc hội đóng vai trò rất quan trọng

Vị trí pháp lý của Đại biểu Quốc hội trong Hiến pháp 1992 về cơ bản vẫn tiếptục kế thừa các quy định trong Hiến pháp 1980, theo đó đại biểu Quốc hội do

nhân dân bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân,không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho

nhân dân cả nước Thời kỳ này các văn bản pháp luật quy định về hoạt động

chất vấn của đại biểu Quốc hội khá đầy đủ, cụ thể và toàn diện làm cơ sở cho

việc thực hiện hoạt động này một cách hiệu quả Cụ thể, Điều 98 Hiến pháp

1992 quy định “ Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ

tịch Quốc hội, Thu tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác củaChính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối

cao.

Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường

hợp cần thiết phải điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ

ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội: hoặc cho trả lờibằng văn bản ”

Hiến pháp năm 1992 mở rộng và cá thể hóa trách nhiệm của người bị

chất vấn, đặc điểm của quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội theo Hiến pháp

1992 là các đại biểu không chất vấn cơ quan nhà nước nói chung mà chất vấn

cá nhân, người đứng đầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Chủ tịch

Trang 25

nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viênkhác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện

Kiểm sát nhân dân tối cao Đây là điều khác biệt so với quyền chất vấn củađại biểu Quốc hội được quy định tại Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980, theo

đó đại biểu Quốc hội chỉ chất vấn các cơ quan nhà nước như Hội đồng Chính

phủ, các cơ quan của Chính phủ, Hội đồng Bộ trưởng v.v.v

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội năm 1992cũng quy định cụ thể về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn “ Đại biểu

Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng

Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân

tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người bị chất vấn phảitrả lời về những vấn dé mà đại biểu Quốc hội chất vấn

Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội gửi chất vấn đến Chủ

tịch Quốc hội Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp do

Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước

uy ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời

bằng văn bản

Trong trường hợp giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến uyban thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và

quyết định thời gian trả lời chất vấn Nếu đại biểu không đông ý với nội dung

trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốchội hoặc uy ban thường vụ Quốc hội Khi cần thiết, Quốc hội hoặc uy banthường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm củangười bị chất vấn ”

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 ra đời là cơ sở pháp lý

day đủ đảm bảo cho hoạt động chất vấn được thực hiện một cách day đủ Điều

40 quy định “ Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch

Trang 26

Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chínhphủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

toi cao Nội dung chất vấn phải ngắn gon, rố ràng, có căn cứ và liên quan đến

nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn Chất vấnđược thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói trực tiếp ”

Trình tự, thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện theo quy

định tại Điều 11 và 19 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội như “Tai kỳhọp Quốc hội việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện như sau:

Đại biểu Quốc hội ghi ré nội dung chất vấn , người bị chất vấn vào

phiếu ghỉ chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất

vấn Đoàn thư ký kỳ họp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của

đại biểu Quốc hội để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có tráchnhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội quyết định;

Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến

hành theo trình tự sau đây:

a) Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ các vấn dé mà đại biểu

Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục;

b) Đại biểu Quốc hội có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chấtvấn để người bị chất vấn trả lời

Người trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp Uỷ ban

thường vụ Quốc hội hoặc đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn

bản có trách nhiệm báo cáo với các đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc

thực hiện những vấn dé đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp ”`

Việc trả lời chất vấn ngoài kỳ họp được quy định như sau: “ Chu tich

Quốc hội nêu chất vấn của đại biểu Quốc hội đã được Quốc hội quyết định

Ÿ Điều 11, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003

Trang 27

cho trả lời tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và những chất vấnkhác được gửi tới Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họpQuốc hội ; người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đây đủ nội dung các vấn dé màđại biểu Quốc hội đã chất vấn và xác định ré trách nhiệm, biện pháp khắc

phục; đại biểu Quốc hội đã chất vấn có thể được mời tham dự phiên họp của

Uỷ ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến Trong trường hợp đại biểuQuốc hội có chất vấn không tham dự phiên họp thì nội dung trả lời chất vấn,

kết quả phiên họp trả lời chất vấn phải được gửi tới đại biểu đó chậm nhất là

bảy ngày kể từ ngày kết thúc phiên hop Uỷ ban thường vụ Quốc hội; nếu đại

biểu Quốc hội có chất vấn không đông ý với nội dung trả lời thì có quyền đềnghị Uy ban thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội "5

Về cơ bản hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong và ngoài kỳ họp

đã được thể hiện rất rõ trong quy định nêu trên Ngoài các văn bản trên, Quốc

hội còn ban hành các Nghị quyết quy định hoạt động của đại biểu Quốc hội và

Đoàn Dai biểu Quốc hội, Nghị quyết quy định về nội quy kỳ họp của Quốc

hội nhằm cụ thể hóa một cách cụ thể và đầy đủ quy trình thực hiện hoạt

động chất vấn và trả lời chất vấn

Điều 25 Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 1992 quy định “ Đại biểu Quốchội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính

phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân

tối cao Đại biểu ghi rõ nội dung chất vấn, người bi chất vấn và gửi đến Chủtịch Quốc hội Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời tại kỳ họp về nhữngvấn dé mà đại biểu chất vấn Trong trường hợp các vấn dé chất vấn cân điều

tra, nghiên cứu, Quốc hội có thể cho trả lời trước ủy ban thường vụ Quốc hội

hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc trả lời bằng văn bản Nếu đại biểukhông đông ý với nội dung trả lời, thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội dua

5 Điều 19, Luật hoat động giám sát của Quốc hội năm 2003

Trang 28

ra thảo luận tại phiên họp toàn thể, Chủ tịch Quốc hội có thể nêu những vấn

đề chất vấn để Quốc hội thảo luận; khi cần thiết ra nghị quyết về việc trả lời

chất vấn và trách nhiệm của người chất vấn Trong trường hợp đại biểu Quốc

hội nêu câu hỏi để can biết rõ về một vấn đề cụ thể, thì sẽ duoc cơ quan hoặcngười có trách nhiệm trả lời bằng văn bản ”

Những câu hỏi chất vấn ngoài kỳ họp được quy định rất cụ thể tại Điều

11, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội năm

1993 “ chất vấn cua đại biểu Quốc hội tại kỳ họp theo thể thức quy định tạiĐiều 25 của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Trong trường hợp giữa hai kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội gửi chất

vấn đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội Uỷ ban thường vụ Quốc hội chuyển chất

vấn của đại biểu đến người bị chất vấn Người bị chất vấn có trách nhiệm trả

lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản trong thời hạn Uỷ banthường vụ Quốc hội quy định đông thời gửi văn bản trả lời tới Uỷ ban thường

vụ Quốc hội

Người chất vấn và người bị chất vấn được mời dự phiên họp của Uỷban thường vụ Quốc hội về việc này Khi can thiết, Quốc hội hoặc Uy banthường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm củangười bị chất vấn ”

Như vậy có thể thấy, sau khi Hiến pháp 92 ra đời cơ chế giám sát của

Quốc hội được nâng cao một cách rõ rệt, Quốc hội thể hiện vai trò quan trọng

của mình trong việc thực hiện giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, nâng

hoạt động giám sát lên một tầm cao mới Điều đó thể hiện rất rõ ở việc quy

định các đối tượng chịu sự chất vấn ngày càng được, hoạt động chất vấn ngày

càng thực chất và dân chủ hơn Đại biểu Quốc hội đã biết sử dụng một cáchhữu hiệu quyền giám sát này của mình để thay mặt nhân dân thực hiện quyển

lực một cách toàn diện

Trang 29

Tại các phiên họp gần đây, không khí dân chủ trong tranh luận, chất

vấn là một dấu hiệu đáng mừng để tiến đến việc nâng cao chất lượng cũng như

trách nhiệm của người chất vấn và người trả lời chất vấn Các văn bản quy

định về hoạt động chất vấn cũng được sửa đổi, bổ sung đầy đủ hơn cho phùhợp với việc cụ thể hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn Trình tự củahoạt động chất vấn được đổi mới về cách thức thực hiện, quy định cụ thể về

trách nhiệm của từng đối tượng tham gia vào quá trình chất vấn, tính công

khai dan chủ của hoạt động chất vấn để nhân dân có thể đánh giá được chấtlượng hoạt động của đại biểu Quốc hội, của Quốc hội cũng như trách nhiệmquản lý nhà nước của đối tượng bị chất vấn Từ đây có thể thấy vai trò của

hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng tăng, vấn đề dân chủ công khai

trong các phiên họp của Quốc hội được thực hiện, chất lượng hoạt động của

đại biểu Quốc hội qua đó cũng thể hiện rõ những mặt mạnh mặt yếu để có

phương hướng khắc phục, mở rộng sự giám sát rộng rãi của nhân dân đối với

hoạt động của Quốc hội cũng như đối với hoạt động của các cơ quan nhà

nước Điều 43 Nghị quyết ban hành Quy chế nội quy kỳ họp của Quốc hộinăm 2002 quy định “ 7 Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội gửi

chất vấn đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn Người bị

chất vấn có trách nhiệm trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp đó

2 Đoàn thư ký kỳ họp có trách nhiệm giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp

các ý kiến chất vấn để tổ chức thực hiện việc trả lời chất vấn tại kỳ họp

3 Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể được tiến hành theo trình

tự sau đây:

a) Chủ tọa phiên họp nêu những vấn đề chất vấn và thứ tự trả lời chấtb) Người bị chất vấn trả lời trực tiép từng vấn đề thuộc nội dung chấtvấn, thời gian trả lời chất vấn về từng vấn đề không quá mười năm phút;

Trang 30

c) Đại biểu Quốc hội có thể nêu thêm câu hỏi liên quan đến nội dung

trả lời chất vấn; thời gian nêu câu hỏi không quá ba phút

4 Trong trường hợp vấn đề chất vấn cân được điều tra thì Quốc hội cóthể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họpsau của Quốc hội hoặc trả lời bằng văn bản

5 Khi cần thiết, Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn vàtrách nhiệm của người bị chất vấn

6 Các phiên họp chất được phát thanh, truyền hình trực tiếp ”

Hoạt động chất vấn đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổ chức thực

hiện một cách có hiệu quả, điều này được quy định cụ thể và day đủ hơn trongcác Nghị quyết của Quốc hội quy định về quy chế hoạt động của Uỷ banthường vụ Quốc hội năm 2004; Điều 25 quy định “ Trong việc tổ chức thực

hiện quyên chất vấn của đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vu Quốc hội có

những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

1 Nghe báo cáo về việc tiếp nhận, tổng hop, phân loại chất vấn của đạibiểu Quốc hội tại kỳ họp;

2 Chỉ đạo Ban công tác đại biểu giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiếp

nhận chất vấn của đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội

để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời gian, hìnhthức trả lời chất vấn;

3 Xem xét việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội được Quốc hộiquyết định cho trả lời tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội và chất vấnkhác duoc gửi đến Uy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họpQuốc hội;

4 Trong thời gian Quốc hội họp, dự kiến các nội dung và danh sáchnhững người có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp

Trang 31

và báo cáo Quốc hội quyết định; yêu cầu người bị chất vấn chuẩn bị nội dung

trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội;

5 Khi xét thấy cần thiết, ra nghị quyết hoặc đề nghị Quốc hội ra nghịquyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn ”

Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội đã xuất hiện trong văn bản

pháp luật đầu tiên của Việt Nam đó là Hiến pháp năm 1946 và đã từng bước

phát triển, hoàn thiện qua từng thời kỳ cùng với sự tiến bộ trong nhận thức

cũng như trong quy định của các văn bản pháp luật Xã hội ngày càng phát

triển, tính dân chủ hoạt hoạt động nhà nước ngày càng được quan tâm, vai trò

giám sát của Quốc hội được nâng cao cũng nhờ đó mà các quy định về hoạtđộng chất vấn ngày càng cụ thể rõ ràng và tiến bộ để đáp ứng đầy đủ làm co

sở cho hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và của nhân dân Hiện nay

những quy định về hoạt động chất vấn đã khá hoàn chỉnh tuy nhiên trước nhu

cầu phát triển của xã hội vẫn cần phải có những quy định mới để hoàn thiện

hơn nữa quy định pháp luật về hoạt động này nhằm tăng cường hoạt động tíchcực đồng thời khắc phục những hạn chế hiện nay của hoạt động chất vấn

Tham khảo kinh nghiệm của các nước về chất vấn và trả lời chất vấn

Trên thế giới chất vấn cũng được coi là hoạt động giám sát đặc thù củaNghị viện Theo phương thức chung thì chất vấn của Nghị viện là những đòi

hỏi được thể hiện bằng miệng hoặc viết của các Nghị sĩ đối với Chính phủ vàcác thành viên của Chính phủ yêu cầu trả lời về trách nhiệm của người bị chấtvấn đối với một số vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách Các Nghị việnphương Tây thực hiện quyền chất vấn ít nhiều có tác dụng hạn chế sự lợi dụngquyền hạn của Chính phủ nâng cao vai trò giám sát của Nghị viện Mục đích

chính của chất vấn là làm rõ trách nhiệm của người bị chất vấn, đồng thời đấy

cũng là biện pháp kiểm tra năng lực của người thực hiện việc quản lý nhà nước

Trang 32

trong việc nắm bắt và điều chỉnh lĩnh vực được phân công Quốc hội của các

nước theo mô hình Quốc hội Anh thường không cho biết trước các câu hỏi

chất vấn Một vị Bộ trưởng nắm vững công việc sẽ trả lời các câu hỏi đặt ra,nếu ngược lại thì uy tín của Chính phủ sẽ giảm sút Xét về một khía cạnh nào

đó thì chất vấn là một sự cảnh báo của Quốc hội về một vấn đề hay tình trạng

cần được lưu ý giải quyết, ví dụ như việc tinh giảm biên chế và gánh nặng đối

với xã hội Sự cảnh báo này nhằm nâng cao tính dự đoán và trách nhiệm phảinhìn nhận trước vấn đề của người quản lý

Về thủ tục chất vấn, Quốc hội nhiều nước đã có những quy định khá chặt

chẽ về những lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội được đặt câu hỏi chất vấn Ví dụ

như: chỉ được đặt câu hỏi về những vấn dé là đối tượng của hoạt động xét xử,

không được đặt những câu hỏi mang tính chỉ trích cá nhân; không được yêu

cầu bộ trưởng bình luận về các bài báo, giải thích luật hay bình luận về tính

hợp pháp của một hành động nào đó dù đó là hành động của thành viên Chính

phủ Người chất vấn không được nhắc lại câu hỏi có cùng nội dung trong vòng

ba tháng và nếu Bộ trưởng từ chối trả lời một câu hỏi nào đó thì câu hỏi đó

không được nhắc lại cho đến kỳ họp sau của Quốc hội

Một số nước có sự phân biệt giữa câu hỏi chất vấn “lớn” và “nhỏ” TạiCộng hòa liêng bang Đức các chất vấn của Nghị viện được chia làm 3 loại:những chất vấn “lớn” là những chất vấn được đưa ra khi thảo luận các chươngtrình của Chính phủ và khi thảo luận các dự án quan trọng như Ngân sách nhànước, chính sách đối ngoại việc trả lời những chất vấn này được thảo luận ởNghị trường Những chất vấn “nhỏ” là những chất vấn liên quan đến các dự án

luật và các loại văn bản khác, đối với loại chất vấn này khi thảo luận mỗi đảng

phái được phát biểu không quá hai người Quy chế của Quốc hội Cộng hòa

liên bang Đức quy định: “nếu Chính phủ từ chối trả lời câu hỏi chất vấn “lớn”

thì nếu muốn đưa vấn đề đó ra thảo luận cần có sự đồng ý của một nhóm nghị

sĩ hoặc 5% tổng số nghị sĩ

Trang 33

Ở Anh các chất vấn của nghị sỹ được Đoàn Chủ tịch Nghị viện phân ra

các loại như: chất vấn các vấn đề có liên quan đến gia đình Nữ hoàng: nhữngvấn đề có liên quan đến các quyết định của Tòa án; những vấn đề có liên quanđến hệ thống pháp luật và những vấn đề khác Tuy nhiên Thủ tướng và cácthành viên khác của nội các có quyền từ chối việc trả lời chất vấn, song thủtục của việc từ chối này rất phức tạp như vấn đề từ chối phải được Nghị việnthảo luận, nhất là về lý do từ chối việc trả lời

Về hình thức chất vấn, nhìn chung nhiều nước nhất là các nước thuộc môhình Anh đều có quy định về câu hỏi miệng và câu hỏi viết Những nướcthuộc mô hình này không cho phép thảo luận những vấn đề chất vấn Trongkhi đó nhiều nước khác lại quy định nhiều loại: câu hỏi chất vấn miệng không

thảo luận, câu hỏi chất vấn miệng có thảo luận và câu hỏi viết Tại Anh, Nghị

sĩ Quốc hội thường dùng chất vấn viết Trong mỗi kỳ họp của Nghị viện kéo

đài 176 ngày, Chính phủ nhận được 24.000 chất vấn miệng và gần 40.000 chấtvấn viết

Nhìn chung, câu hỏi chất vấn viết thường được gửi trước cho những người

có liên quan và trách nhiệm trả lời Câu hỏi miệng được hỏi trực tiếp tại phiên

họp chất vấn, hình thức này gây ra nhiều khó khăn cho người trả lời chất vấn

nhưng lại được dư luận rất ủng hộ

Tùy theo chương trình nghị sự của mỗi nước mà phiên họp trả lời chất

vấn được tổ chức khác nhau ở một số nước do Quốc hội họp thường xuyên

nên hàng tuần nên Quốc hội dành ra một số ngày mỗi ngày từ 1-2 giờ để

Chính phủ trả lời chất vấn Lịch trả lời chất vấn của Chính phủ Anh được thiết

kế và phân bổ rất cụ thể: đối với Bộ trưởng thời gian trả lời chất vấn khoảng

60 phút/tháng, khoảng 3 - 4 tuần lại đến lượt trả lời chất vấn Đối với Thủtướng tối đa khoảng 2 giờ chất vấn trong một tháng, vào các ngày thứ tư từ

15h-15h30

Tại Nghị viện Anh thì một câu hoi chất vấn muốn được đưa vào chương

trình nghị sự phải đáp ứng các quy định khá phức tạp về nội dung Thứ nhất,câu hỏi phải đề cập đúng trách nhiệm của người bị chất vấn với tư cách là

Trang 34

thành viên Chính phủ hoặc Bộ trưởng chứ không phải những vấn dé mà người

bị chất vấn chịu trách nhiệm với tư cách lãnh tụ hoặc cương vi trong dang hay

với một tư cách khác; câu hỏi nhằm khẳng định hoặc đòi hỏi sự bình luận về

một báo cáo hay một tin đồn không thuộc trách nhiệm quản lý của người bịchất vấn; các câu hỏi về chính quyền địa phương ( bộ trưởng, thành viênChính phủ ở Anh không chịu trách nhiệm về hoạt động của chính quyền địa

phương).

Thứ hai, loại trừ các câu hỏi thông tin, câu hỏi chất vấn không được đưa

ra chỉ để hỏi thông tin hoặc gây sức ép buộc bộ trưởng phải hành động; khôngđược bao hàm nội dung đề xuất hay thể hiện ý kiến quan điểm cá nhân nghịsỹ; các câu hỏi về những thông tin có nguồn gốc không chính xác Khi đề xuất

câu hỏi chất vấn, nghị sĩ phải nêu đích danh người được chất vấn Trong

trường hợp nội dung chất vấn liên quan đến nhiều bộ, hoặc không rõ bộ nàothì Chính phủ quyết định chọn người trả lời thích hợp theo nguyên tắc bộtrưởng nào có trách nhiệm gần nhất đối với vấn đề này sẽ trả lời Sau khi nhậnđược thông báo của Hạ viện về danh mục các câu hỏi chất vấn, viên chức chịutrách nhiệm về hoạt động nghị viện tại các bộ sẽ phải chọn ra câu hỏi liênquan đến bộ mình và gửi cho các nhân viên của bộ chịu trách nhiệm về cácvấn đề đó để chuẩn bị soạn thảo phương án trả lời trình bộ trưởng xét duyệt

Trong trường hợp đối với các câu chất vấn miệng, viên chức không chỉ chuẩn

bị phần giải trình mà còn phải cung cấp tóm tắt nội dung thông tin nền tảng về

vấn đề bộ trưởng sử dụng trả lời câu hỏi phụ Các viên chức chuẩn bị cũngphải dự đoán khả năng các câu hỏi phụ và chuẩn bị những thông tin để bộ

trưởng tranh thủ quảng bá thành công của Chính phủ

Ở nhiều nước trên thế giới thủ tục chất vấn là một công cụ không thểthiếu để kiểm tra mức độ tin cậy của Nghị viện đối với trách nhiệm chính trịcủa các Bộ trưởng Mặt khác, chất vấn còn có tác dụng khẳng định vai trò của

các bộ trưởng, tạo sự gắn kết giữa Chính phủ với Nghị viện, giữa Chính phủvới nhân dân, giúp duy trì sự ổn định chính trị

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA

ĐẠI BIEU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM

Các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn luôn thu hút sự quan tâm rộngrãi của cu tri cả nước Thời gian qua, hoạt động chất vấn và tra lời chất vấn tại

kỳ họp Quốc hội đã có nhiều đổi mới, thể hiện được trách nhiệm của đại biểu

Quốc hội và những người trả lời chất vấn, góp phần xây dựng tính dân chủ

trong hoạt động Quốc hội Trong thời gian gần đây, các đại biểu Quốc hội đã

sử dụng quyền chất vấn của mình như một công cụ giám sát hữu hiệu Chất

vấn và trả lời chất vấn đã trở thành một nội dung quan trọng trong các kỳ họpQuốc hội, đây cũng là nội dung quan trọng được nhân dân quan tâm theo dõitại các kỳ họp Cùng với việc mở rộng dân chủ trong hoạt động của Quốc hội,

chất vấn và trả lời chất vấn đã từng bước được cải tiến Tại nhiều kỳ họp Quốchội những buổi chất vấn và trả lời chất vấn trở nên rất sôi nổi

Hoạt động chất vấn được Hiến pháp quy định rõ từ chủ thể chất vấn, đốitượng chất vấn, hình thức chất vấn, thời gian để chất vấn và trả lời chất vấn,địa điểm chất vấn và trả lời chất vấn: “ Người bị chất vấn phải trả lời trướcQuốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quy

định cho trả lời trước Uy ban thường vụ Quốc hội hoặc tại ky hop sau của

Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản” (Hiến pháp 92) Pháp luật cũng quy

định hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn không chỉ trong các kỳ họp Quốchội mà cả trong thời gian giữa các kỳ họp

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w